31 thg 12, 2009

CHUYỆN BÀ CỐ TÔI

Phan Khôi

Một lá đơn kiện cái chế độ gia đình An Nam

Xưa nay không có ai viết báo mà lại giở đến việc của nhà mình ra. Nếu vậy thì đối với mình là “dởm”, mà đối với độc giả có lẽ là vô phép. Lần nầy người ta mới thấy tôi là một.
Tôi biết vậy mà tôi còn viết, là vì tôi biết chắc tôi sẽ được tha thứ mọi bề. Việc là việc riêng nhà tôi, song nó sanh ra là bởi cái chế độ chung của xã hội An Nam. Nó đã xảy ra ở nhà tôi, thì cũng có thể hay là có lẽ đã xảy ra ở nhiều nhà khác rồi.

Vậy, tôi kiện cái chế độ ấy, chắc không có ai đang tâm mà bảo rằng tôi làm một việc tư kỷ. Vả lại, thường tình, khi ai đem việc nhà mình ra mà nói là nói ròng chuyện tốt, có ý để khoe khoang với người ngoài. Còn việc nhà tôi đây, là chuyện mà người ta cho là không tốt, trong làng trong họ, những kẻ hay suy, hòng giấu đi cho nhà tôi không biết, mà tôi lại đem phô ra, - điều đó đủ cho độc giả càng tin cái khổ tâm của tôi, thật không phải vì chi việc riêng của mình vậy.

Bài Chữ Trinh... của tôi trong Phụ nữ tân văn số 21, nơi đoạn gần chót, có nói về sự luật pháp đối với người đàn bà góa cải giá thế nào. Tôi kể ra có hai điều, điều sau đó là điều chính nhà tôi đã bị, từ hàng ông nội tôi trở xuống, cho đến con cháu ngày nay, đều ôm dạ bất bình, mà riêng phần tôi, từ hồi có trí khôn đến giờ, tôi gườm gườm coi cái chế độ ấy là thù, hôm nay may làm sao nhờ có tờ báo nầy, mà tôi đem kiện nó trước tòa án công chúng !

Chuyện bà Cố tôi !

Họ Phan chúng tôi, ông thủy tổ(*) nguyên ở Nghệ An vào lập làng tại Quảng Nam, kêu là Bảo An. Một làng mà chia thành hai, Đông và Tây. Họ chúng tôi ở làng Đông ; làng Tây thì ở hai họ Nguyễn và Ngô, mà hai vị thủy tổ của hai họ ấy vốn là bạn đồng công lập nghiệp với ông thủy tổ đằng chúng tôi. Ông thủy tổ chúng tôi có năm người con trai, chia làm năm phái(**), chúng tôi thuộc về phái thứ nhì. Trước đây chừng vài trăm năm, ngang thời chúa Nguyễn, bốn phái kia phần nhiều giàu sang, lại có nhà đã gả con gái cho nhà chúa, nên quyền thế lừng lẫy lắm. Phái nhì chúng tôi đã nghèo đã dốt, lại thêm đời nào cũng độc đinh(**), người ít, thế kém, nên phải tách ra mà về ở làng Tây với hai họ Nguyễn, Ngô từ đó cho đến bây giờ.

Họ tôi, kể từ ông thủy tổ cho đến đời tôi đây là 13 đời. Vậy ông cố tôi là đời thứ mười. Mà kể đến đời thứ tám thì đằng phái tôi cũng vẫn là độc đinh ; còn cái nghèo và dốt thì đời thứ mười cũng chưa khỏi ; duy ông cố tôi có đi học, đi thi mấy khoa mà không đậu.

Tôi đem gia phổ mục lục mà khai ra như vậy để cho độc giả biết rằng nhà tôi, hay là cả phái nhì tôi, bây giờ có hơi kha khá một chút, người có, của có, quan quyền cũng có, lăm le mở mặt với đời, nhưng kể từ trước kia cho đến đời ông cố tôi vốn là nhà bình dân nghèo hèn dốt nát, ấy rồi độc giả mới dễ mà đoán cho cái công vun trồng gây dựng là về ai ; mà người có công đó, lâu nay ở trong cái cảnh ngộ thế nào, cái địa vị ra sao, sau đây độc giả thấy ra tưởng ai nấy cũng phải xỉ vào cái chế độ nặng nề kia mà khống cáo nó như tôi vậy.

Bà cố tôi, người làng Hóa Quê, gần cửa Hàn, sanh năm Tân hợi (1791) 11 năm trước vua Gia Long lên ngôi ; năm Kỷ tỵ, Gia Long thứ tám, về với ông cố tôi. Vợ chồng ở với nhau trong 15 năm mà sanh hạ được năm trai hai gái, đến năm Quý vị ông cố tôi vừa 37 tuổi thì qua đời.

Bấy giờ bà cố tôi 33 tuổi. Người con trai đầu 13 tuổi ; còn con trai út, tức là ông nội tôi, mới có hai tuổi. Một nhà mẹ góa con côi, chín mười miệng ăn mà không có sào đất tấc nương chi hết, cũng chẳng có đồng vốn nào trong tay, vì cái nghèo là cái nghèo di truyền. Đừng tưởng rằng hồi đó rẻ ăn dễ sống mà lầm. Đời nào người ta cũng phải phấn đấu để mà sống. Bà cố tôi bấy giờ tay không mà nuôi nổi chừng nấy con, sự đó chẳng phải dễ dàng chi.

Cái nghề nuôi con nhỏ còn là dễ ; chớ đã trộng lên(*), thì ăn mặc thêm tốn, lại còn phải cho đi học nữa, còn phải lo cưới gả nữa, bà cố tôi ở vậy được 6 năm rồi, thấy đến cái ngày mình phải bó tay, dầu sớm khuya tần tảo cho mấy đi nữa mặc lòng. Năm Kỷ sửu, Minh Mạng thứ mười thì bà cố tôi 39 tuổi, phải cải giá, đi lấy chồng.

Bà cố tôi làm vợ kế một người ở làng Hội Vực, gần Hóa Quê, kêu là ông Đội Bốn. Ông nầy nhà khá. Bà cố có giao ước rằng lấy nhau thì phải lấy nhưng phải để mình đi đi về về nhà chồng trước mà trông nom con cái. Bởi vậy mấy người già khú trong làng tôi bây giờ, còn nhắc chuyện rằng hồi ấy đã trông thấy bà cố tôi cưỡi ngựa mà đi, từ Hội Vực về Bảo An hay Bảo An về Hội Vực, mà lần nào cũng có mang đồ vật trên cổ ngựa. Ông nội tôi và các ông tổ bá tôi cũng nhờ dịp ấy mà đi học được.

Về với ông Đội được 6 năm, sanh cho ông ấy một trai một gái, thì ông ấy mất, bà cố tôi góa chồng lần thứ hai. Ở Hội Vực mãn tang ông Đội rồi, bà cố tôi bèn đem hai con chồng sau trở về Bảo An ở chung với con chồng trước, một mình làm chủ hai cái gia đình trong một nhà !

Nguyên hồi bà cố tôi góa chồng lần trước, thì cất thân ra đi buôn gánh tại phố Hội An, cứ mua hàng nhà quê đem ra tỉnh bán, rồi mua hàng tỉnh về bán nhà quê. Đến lần nầy, trong tay đã có lưng vốn ít nhiều, bà cố tôi mới xoay ra buôn bán lớn với Khách trú cũng ở Hội An đó.

Số là, ở miền tôi, từ trước người ta đã có trồng mía và nấu ra đường cát trắng. Song đường trong dân gian cứ đem bán cho quan, kêu là bán “hòa mãi”, cũng có kẻ lãnh tiền trước của quan rồi đến mùa đường thì đem nộp, kêu là bán “đường công bổn”. Vì bấy giờ nhà nước ta có tàu đi ra ngoài, và có đặt quan Bình chuẩn coi việc buôn, mua đường ấy rồi chở đi bán các miền Hương Cảng và Hạ Châu. Cái nghề buôn bán với quan là hại lắm, nhiều khi bị họ bóp thắt. Biết vậy nhưng chủ đường cũng phải chịu, không bán cho nhà nước thì cũng không bán cho ai được nữa.

Bà cố tôi khi ấy gần 50 tuổi rồi, làm quen với một người khách Quảng Đông, kêu là chú tàu Tùng, bắt đầu bày ra cuộc buôn đường.

Ông nội tôi nhắc chuyện rằng hồi đó, dân nhà quê ta thấy Khách trú còn sợ lắm, nên dầu biết họ mua đường mà không ai dám đem bán. Bấy giờ tàu Khách, - tất nhiên là tàu buôn, - mỗi năm chỉ lại Hội An có một kỳ, vào hồi tháng sáu tháng bảy. Ông nội tôi đã đi học xa, mỗi khi về thăm nhà gặp hội bán đường, thì thấy thiên hạ ở tứ xứ chở đường tới bán cho bà cố tôi, hằng ngày tấp nập, đường ấy sẽ do tay bà cố tôi đem bán lại cho Khách. Cứ mỗi bao 100 cân là bà cố tôi ăn lời một quan tiền, mà mỗi ngày chở bán có chừng là 40 bao, ăn lời 40 quan. Bán cho đến bao giờ nhà quê hết đường mới thôi. Bà cố làm giàu mau lắm là nhờ đó ; mà cả vùng nhà quê lại đều cám ơn và khen ngợi, vì đã mở một con đường buôn bán, từ đó về sau khỏi bị ăn hiếp bởi cái cách hòa mãi và công bổn. Và cả làng tôi từ đó bắt chước chuyên nghề buôn đường cho đến ngay nay.

Đó rồi bà cố tôi chuyên luôn một nghề buôn đường mà làm nên giàu có. Trước sau mua được hơn 30 mẫu ruộng (ở Trung kỳ đời xưa như vậy là ra mặt cự phú rồi), cất một sở nhà ngói hai cái, còn tiền mặt bấy giờ ăn tiền kẽm, cứ chứa từng gian buồng, rồi xúc mà cân, chớ không hơi sức nào đếm được.

Năm gần 70 tuổi, bà cố tôi chia gia tài, cả vừa con chồng trước chồng sau, mỗi người - đã cưới gả rồi hết - được hơn ba mẫu ruộng. Lại đặt hương hỏa cho ông cố tôi một mẫu, cho mẹ bà cố tôi một mẫu, và cho mình một mẫu hai sào, thêm vài mẫu làm của dưỡng lão tống chung(*). Con trai thì mỗi người đều có vườn, nhà riêng. Có hai ông tổ bá tôi, một, kêu là ông Hương Đạo, sau trở nên giàu to, đến nỗi vùng đó đã có tiếng đồn rằng “Tiền Hương Đạo, gạo Quản Nghi”; một, kêu là ông Bá Đức, giàu bực trung phú.

Riêng phần ông nội tôi, chỉ vừa đủ ăn, nhưng từ hồi nhỏ đã học giỏi có tiếng, đậu Cử nhân khoa Đinh vị, vào năm Thiệu Trị thứ bảy. Rồi đi làm quan ở Kinh và trải đi huyện, phủ, sau đến án sát Khánh Hòa, thì nhơn việc bị cách chức.

Thế là nhà tôi, mà kể cả đằng phái tôi nữa, cũng là từ bà cố tôi các ông(*) mới bắt đầu có tiền, có tri thức, có danh giá và địa vị trong xã hội. Người ngoài có kẻ nói nhờ ngôi mả ông cố tôi phát phước ; song cả nhà chúng tôi mà nhứt là tôi tin rằng ấy là nhờ công đức của bà cố tôi.

Chẳng những một nhà tôi, mà trong phái tôi còn có ba bốn nhà nữa cũng bắt đầu phát đạt từ hồi đó. Có mấy ông ngang đời với ông nội tôi, nghĩa là kêu bà cố tôi bằng bác dâu, hoặc bằng thím, gặp hồi bà cố tôi buôn đường, thì các ổng đến làm rẽ(**) với bà cố tôi, kêu là làm “công xi”. Các ông ấy ban đầu cũng nghèo khó, nhưng sau rồi giàu cả, đến đời con các ổng cũng có người thi đậu và làm quan như nhà tôi vậy.

Bà cố tôi tuy là một bà góa mà hào hiệp có tiếng. Năm Tự Đức thứ 5, trong xứ đói kém, bà cố tôi quyên ra một ngàn quan tiền cho nhà nước để chẩn cấp cho kẻ nghèo, vì cớ ấy được vua ban cho cái biển bốn chữ “Lạc quyên nghĩa môn”, mà bây giờ còn treo tại nhà thờ. Lúc về già, ông nội tôi đã đi làm quan, nên bà cố tôi cũng trở nên “bà cụ”. Nghe nói lại rằng bấy giờ người làng tôi phải đi lính trong Kinh, mà đến y cả một đội là 50 người, hễ khi họ “về ban” mà gặp ngày tết, họ kéo nhau đến mừng tuổi, thế là bà cố tôi đãi cho no say, lại sai cân tiền mà cho họ xài tết cả thúng nọ thúng kia.

Năm Quý hợi, Tự Đức thứ 16, ngày 14 tháng 10, bà cố tôi thất lộc, thọ được 73 tuổi. Bấy giờ ông nội tôi đương làm tri phủ Vĩnh

Tường ngoài Bắc.

Bà cố tôi mất rồi thì thế nào ? Theo lệ làng tôi, dầu là mẹ ông quan đi nữa mà đã cải giá thì không được chôn đất công của làng, nên bà cố tôi phải chôn tại đất tư. Theo lẽ thì đàn bà cải giá không được hiệp táng với chồng trước, nên bà cố tôi phải chôn riêng một mình. Ngôi mộ bà cố tôi bằng đá nguyên phiến, theo giá bây giờ có đáng đôi ba ngàn bạc ; song sự sang trọng xứng đáng ấy không làm cho chúng tôi là con cháu bớt tủi chút nào về hai cái điều kiện trên đó.

Nhưng sự đó còn bặm miệng mà chịu được. Vì theo lễ theo luật, mà điều dưới này đã làm nên một cái vết thương cho nhà chúng tôi. Từ đó cho đến bây giờ, ông cố tôi thờ riêng ở nhà ông tổ bá tôi, còn bà cố tôi thờ riêng ở nhà ông nội tôi. Mới năm trước đây, trong phái bàn đem hết thảy các vì tổ ngang đời thứ 11 trở lên vào nhà thờ phái, thì nhà nào cũng có ông có bà cả, chỉ có ông cố tôi là có ông không bà ! Ấy là cái vết thương tôi đã nói mà tôi không biết bao giờ cho lành được !

Tôi hỏi : Giá như không có bà cố tôi thì ai gây dựng nên cái cơ nghiệp cho vừa phú vừa quý, mà bây giờ con cháu trở đi đoán phạt ông bà ?

Tôi hỏi : Giá như bà cố tôi không cải giá thì làm thế nào mà nuôi con cho người nào cũng thành lập, lại nhỏ giọt đến kẻ khác nữa, mà bây giờ cả họ xúm nhau truất bỏ một người có công ?

Không, không ai dám đâu. Cái đó là vì phải theo lễ thánh hiền, theo luật nhà nước, theo chế độ xã hội.

Lễ gì như vậy ? Luật gì như vậy ? Chế độ gì như vậy ? Tôi phải kiện nó !

Không có lẽ tôi vừa kiện vừa xử. Nhưng tôi xin chỉ ra cho quan tòa thấy rằng cái lễ đó, cái luật đó, cái chế độ đó, chẳng phải là đồ công bình. Đó chẳng qua là đồ của mấy người đàn ông ích kỷ đời xưa mà rồi ngày nay ta cũng noi theo.

Đại phàm cái chế độ gì trong xã hội mà nó còn có được là nhờ nó dính dấp với cái khác. Như cái luật bạc đãi người đàn bà cải giá đây, là nó nhờ cái thuyết tam cang mà thành lập. Tuy nói tam cang, chớ chỗ cốt yếu là cái cang quân thần. Nhờ cái cang ấy, ông vua mới lập luật ra mà binh vực hai cái cang kia, để cho người làm cha làm chồng cũng có quyền mà đè đầu con và vợ thế cho mình. Vì vậy, luật cũng chiều theo cái lòng ích kỷ của lũ đàn ông mà cấm đàn bà cải giá ; liệu cấm không thể được thì họ ra mặt ngược đãi.

Chẳng có thánh hiền nào cấm đàn bà cải giá hết. Đức Khổng Tử cũng để vợ. Ngài để vợ rồi cưới vợ, tức là ngài thuận cho người vợ bị để đó cũng được lấy chồng khác. Hễ đàn bà bị để mà còn lấy chồng được, ấy là đàn bà góa cũng lấy chồng được. Bởi chồng chết mới lấy người khác, chớ có ai đã tuyệt cái nghĩa với chồng trước hay sao, mà luật không cho thờ chung ?

Từ ông Trình Hy nhà Tống muốn cấm đoán bà góa lấy chồng, bày ra nói rằng : “Chết đói là việc nhỏ, thất tiết là việc lớn”. Rồi về sau người ta nương theo đó mà lập luận, khiến cho cái chế độ gia đình thêm nặng nề khó chịu, không biết bao nhiêu là người vợ hiền, mẹ lành, đàn bà có phước, mà phải chịu điều tủi nhục và đau xót !

Nay xin tòa án hãy đóng gông cái câu của ông Trình tử lại trước hết, rồi sẽ phăng mà hỏi đến các kẻ bị cáo khác.

PHAN KHÔI
Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, s. 25 (17.10.1929)

30 thg 12, 2009

Bài thơ của một nguời yêu nước mình

Trần Vàng Sao

Tôi yêu đất nước này cay đắng
Những năm dài thắp đuốc đi đêm
Quen thân rồi không ai còn nhớ tên
Dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng
Áo mồ hôi những buổi chợ về
Đời cúi thấp
Giành từng lon gạo mốc,
Từng cọng rau hột muối

Vui sao khi con bữa đói bữa no
Mẹ thương con nên cách trở sông đò
Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
Đêm nào mẹ cũng khóc
Đêm nào mẹ cũng khấn thầm
Mong con khôn lớn cất mặt với đời
Tôi yêu đất nước này khôn nguôi..

Chuối

Kim Tuyến chuyển ngữ

Chuối thật chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả nang chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen(dark patches). Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.

Theo một nghiên cứu tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương ứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Trong một cuộc khảo cứu trên loài vật, một giáo sư tại Đại học Tokyo đã so sánh ích lợi đối với sức khoẻ của nhiều loại trái cây khác nhau (chuối, nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng ) và đã tìm thấy là chuối cho kết quả tốt nhất.

Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối đễ tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm và những bệnh khác. Theo ông ta thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh.

Chất TNF tiêu diệt các tế bào ung thư ra sao?

Các chất TNF (hay họ TNF) bao gồm một nhóm những chất thuộc họ cytokine có thể gây tử vong cho các tế bào.

TNF hành động qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt làTNF-R) và là một phần của tíến trình bên ngoài dẫn đến việc khởi động vụ “ tế bào tự sát” (apoptosis). TNF-R liên hợp với các procaspases nhờ vào các protein nối tiếp (FADD,TRADD, v,v…), các protein nối tiếp này (adaptor proteins) có thể phân cắt (cleave) những procaspases không có hoạt tính (inactive procaspases) khác và tạo nên một “thác đổ” procaspase đẩy các tế bào đi đến chỗ tự sát ( apoptosis) không thể tránh được.

TNF tương tác với các tế bào khối u để khơi động sự tiêu (hay chết) của tế bào (cytolisis). TNF tượng tác với các thụ thể (receptor) trên các tế bào nội mô (endothelial cells),làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu giúp cho các bạch cầu (leukocyte) xâm nhập vào được vùng bị nhiễm khuẩn. Đây là một dạng đáp ứng khu trú viêm (localized inflammatory response), mặc dầu một sự phóng thích toàn thân (systemic release) có thể dẫn đến “sốc nhiễm khuẩn" (septic shock) và tử vong.

1- Tumor Necrosis Factor or TNF là một cytokine có liên quan với tiến trình viêm. Các cytokine là những hóa chất truyền thông điệp giữa các tế bào trong cơ thể.

2- Tế bào tự sát (Apoptosis) Đây là một dạng chết của tế bào trong đó một trình tự sự cố đã được chương trình hóa dẫn đến việc loại bỏ các tế bào mà không phóng thích những chất độc có hại cho vùng chung quanh. Viêc tế bào tự sát đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển và duy trì sức khoẻ bằng cách loại bỏ những tế bào già, không cần thiết hoặc không lành mạnh. Cơ thễ con người loại bỏ có lẽ tới một triệu tế bào mỗi giây. Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiểu quá đểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi mà sự chết chương trình hóa của tế bào (programmed cell death) bị trục trặc thì những tế bào đáng lẽ bị loại bỏ lại vẫn “luẩn quất đâu đó” và trở thành “bất diệt “ tỉ như trong trường hợp bệnh ung thư hay bạch cầu (leukemia).. Nhưng khi mà sự chết này quá mức thì quá nhiều tế bào sẽ bị chết làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô. Điều này dẫn đến đột qụy hay những bệnh suy thoái thẩn kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.

3- Sốc nhiễm khuẩn ( septic shock) gây ra bởi sự giảm huyết áp do sự hiện diện của vi khuần trong máu. Tình trạng này ngăn chặn sự chuyển vận máu tới các bộ phận cơ thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong .

Mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ

Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae)Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế,chỉ khát,lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn,có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.

Thành phần dinh dưỡng của chuối :
100 gram thịt chuối cung cấp:92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine
Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống,ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật.

Sau đây là một vài công dụng khác cua chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.
1- Bổ sung năng lượng
Theo Tiến sĩ Douglas N... Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.
Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo d0i khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Vào những trường hợp này, đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructoz trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate =2 0 khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ và như vậy có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó..
Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuoi còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
2-Bệnh trẩm cảm (depression)
Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health) thì nhiều người bị bệnh trẩm càm thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là vì trong chuối có chất trytophan,một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành chất serotonin có tính chất làm thư giãn,tăng cường hưng phấn,và làm cho con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn.
3-Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (premenstrual syndromes- PMS)
Bạn quên uống thuốc ư? Hãy ăn một trái chuối. Vitamin B6 trong chuối giúp điều hoà mức glucoz- huyết (đường trong máu), làm bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn.
4-Bệnh thiếu máu (anemia)
Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu.
5- Bệnh cao huyết áp:
Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin,Hoa Kỳ,cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ cao huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày,trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.
Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối 20 với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có 1ến 396 mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium... Sự tương quan giữa muBi sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết.
Cơ quan Quản trị Thực Phẩm va Dươc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo tiềm năng chống cao huyết áp và đột quỵ của chuối.
6-Sức mạnh trí óc:
200 học sinh tại trư ng Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo linh hoạt hơn.
7-Bệnh táo bón
Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan. Chất sợi không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc chất cặn bã độc hại hoặc chất có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất sợi còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già
8-Váng uất sau khi uống quá nhiều rượu
Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng uất vì ruợu là làm một ly sữa đánh sốp lên với chuối và mật ong. Chuối sẽ làm cho dịu dạ dày, và với sự trợ giúp của mật ong sẽ nâng mức đường giảm trong máu, trong khi sữa vừa làm bớt cơn đau vừa tái tạo nước cho cơ thể.
9- Chứng ợ nóng (heartburn)
Chuối có tác dụng chống acít tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì bạn hãy cố ăn một trái chuối để dịu đau.
10- Chứng nôn nghén (morning sickness)
Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao và tránh được chứng nôn nghén (vào buổi sáng)
11-Muỗi cắn (mosquito bites)
Trước khi dùng kem bôi chống muỗi cắn, hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn bạn sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa
12-Suy yếu thần kinh
Chuối có nhiều vitamin B nên có thể giúp làm dịu hệ thần kinh.
13-Bệnh mập phì vì áp lực công việc
Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy là áp lực của công việc thường làm cho người ta ăn quá nhiều xô-cô-la và khoai tây chiên giòn. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số người bị bệnh mập phì là vì sức ép của công việc. Báo cáo kết luận rằng để tránh việc ăn quá nhiều vỉ lo lắng công việc người ta phải giữ cho mức đường trong máu đều đều bằng cách ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn) mỗi hai giờ
14-Loét dạ dày, tá tràng
Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm )có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn 20 nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này.
15-Kiểm soát thân nhiệt
Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng của phụ nữ đang mang thai. Chẳng hạn như ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn chuối để lúc sanh người đứa bé mát mẻ
16--Những căn bệnh do thời tiết thay đổi (seasonal affective disorder-SAD)
Chuối có thể hỗ trợ các người bị SAD vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc thiên nhiên
17- Cai thuốc lá
Chuối có thể giúp những người cai thuốc lá. Các vitamin B6, B12 cũng như các chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine.
18-Căng thẳng tâm thẩn (stress):
Potassium là một chất khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên óc và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng mức độ chuyển hóa (metabolism) tăng làm cho lượng potassium giảm. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.
19- Đột quỵ (stroke)
Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ tử vong vì đột quỵ xuống 40 phẩn trăm.
20--Mụn cóc (warts)
Đắp mặt trong vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại, sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!

KẾT LUẬN

Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá, lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn. Ngoài ra chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có hàm lương đường cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo bác sĩ

So sánh với táo, chuối có 4 lần protein nhiều hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác.. Chuối cũng giầu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người. Vì vậy có lẽ đã tới lúc ta phải thay câu châm ngôn “An apple a day, keeps the doctor away” bằng câu “ A banana a day, keeps the doctor away

Trích : “Coconut Water for Health ang Healing” by Dr. Bruce Fife

Kim Tuyến chuyển ngữ

29 thg 12, 2009

VAI TRÒ TIỀN ĐỒN

Nguyễn Ðạt Thịnh
26-12-2009

Cán bộ cấp lớn của CSVN vừa chia nhau đi khắp thế giới để thuyết phục mọi quốc gia ủng hộ họ trong vai trò tiền đồn chống bá quyền Trung Cộng. Họ đã thành công rất lớn, nếu thành công được đánh giá bằng số quốc gia ủng hộ, hoặc hứa ủng hộ họ.

Ðại tướng bộ trưởng quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh sang Mỹ, sang Pháp, thượng tướng thứ trưởng quốc phòng CSVN Nguyễn Huy Hiệu sang Nam Hàn, Nguyễn Tấn Dũng sang Nga, sang Úc, Nguyễn Minh Triết đi Ý, Spain, và Slovakia, Nông Ðức Mạnh đi Miên, tất cả những chuyến đi này đều có một mục đích duy nhất: gây dựng thế liên minh với càng nhiều quốc gia càng tốt.

Sau cuộc viếng thăm Hoa Kỳ, tướng Thanh tuyên bố với truyền thông quốc nội là chính sách ngoại giao quốc phòng Việt Nam vẫn là độc lập, tự lập, đa diện, do đó tạo ra được việc bình thường hoá tương quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và đẩy mạnh liên hệ kinh tế song phương.

Câu tuyên bố rôm rả này của tướng Thanh phải được hiểu là ông đã thành công, đã xin được viện trợ quân sự. Nhưng ông Thanh không ý thức được là Việt Nam cần nhiều hơn là những chiến cụ viện trợ.

Ai cũng biết trận chiến Biển Ðông, nếu xẩy ra, sẽ không giải quyết được bằng vài chiếc chiến hạm của Mỹ, hoặc 6 chiếc tầu ngầm của Nga; đoàn tầu ngầm này dù có đánh chìm được hàng chục chiến hạm Trung Cộng thì tổn thất đó vẫn không đủ ngã ngũ để giải quyết tranh chấp biển đông.

Trong lúc cái giá mà Việt Nam phải trả sẽ là một loạt oanh tạc bằng phóng pháo cơ, và pháo kích bằng hỏa tiễn vào các thành phố lớn. Tổn thất sẽ lên đến mức khiếp đảm cả về kiến trúc lẫn nhân mạng.

Do đó thượng sách trên Biển Ðông không phải là giao tranh, mà là một thế chiến lược deterrence, thế gián chỉ, chiến lược làm nản lòng, thuyết phục Trung Cộng không nuốt cục gân gà Hoàng Sa. Chữ “gián chỉ” đã được dùng trong chiến tranh lạnh về vũ khí nguyên tử giữa Mỹ và Nga; không bên nào dám dùng võ khí nguyên tử để tấn công bên kia, vì họ hiểu là thế dàn trận của cả đôi bên là không tồn trữ võ khí nguyên tử trong một vài chỗ để có thể bị tiêu diệt trong một vài trận oanh tạc. Hoả tiễn nguyên tử còn được đặt trên các chiến hạm để duy trì khả năng tấn công trả đũa khi bị tấn công.

Bí quyết duy nhất giúp Việt Nam tạo ra được thế chiến lược gián chỉ là đồng minh với Hoa Kỳ hoặc với Nga; nếu CSVN ký được với một trong hai đại cường này một hiệp ước hổ tương phòng thủ, loại hiệp ước giúp Ðài Loan đứng vững từ 60 năm nay, thì Việt Nam mới có hy vọng đương đầu được với Trung Cộng.

Tướng Thanh không tìm được một hứa hẹn nào mang tầm cỡ một hiệp ước hổ tương phòng thủ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, hoặc ông không chủ tâm mưu tìm một cam kết như vậy. Hai chữ “tự lập” viết trong câu tuyên bố của ông Thanh, tôi dịch từ chữ “self-reliance” trong bản tin Anh ngữ, (vì không tìm được nguyên văn câu tiếng Việt ông nói); hai chữ này còn có thể hiểu là “tự lo liệu”, vì không có đồng minh.

Tại Pháp cũng vậy, ông Thanh không xin được một cam kết can thiệp nào cả. Trong giả thuyết Trung Cộng có tấn công Việt Nam thì chắc chắn Pháp sẽ phản đối, có thể nặng lời lên án Trung Cộng nữa; nhưng đồng minh thì không.

Cùng thời gian với chuyến đi của tướng Thanh, Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm Nga và hai bên ký hợp đồng lớn cung cấp tàu ngầm, chiến đấu cơ và trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam; nhưng cũng vẫn chỉ là việc trợ chiến cụ.

Cộng chung tất cả những thành quả đạt được trong ngần đó chuyến đi mưu tìm liên minh vẫn không đủ để CSVN chịu đựng được những tổn thất của chiến tranh Biển Ðông.

Họ thừa khả năng bắn chìm chiếc tầu kiểm ngư của Trung Cộng, chiếc tầu đã hung hăng hiếp đáp ngư dân Việt Nam; nhưng chiếc tầu đầu tiên của Trung Cộng bị bắn chìm phút trước, thì phút sau chiến tranh Việt Hoa sẽ tự động diễn tiến, có thể không cần một lời tuyên chiến. Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng, Hải Phòng sẽ là mục tiêu oanh tạc của phóng pháo cơ, và hỏa tiễn tầm xa của Trung Cộng.

CSVN có thành tích tiêu thổ kháng chiến, thành tích chịu bom Mỹ, nhưng sau 35 năm hoà bình, và sau nhiều công khó xây dựng thành phố, người Việt Nam có còn chịu đựng được những trận mưa bom, mưa hỏa tiễn nữa không?

Chiến tranh trở thành quá đắt giá, mà không chọn chiến tranh là chọn hòa bình, chọn con đường mất biển, mất đảo, sự lựa chọn không người Việt Nam nào đồng ý cả.

Con đường lý tưởng là đem được một trong hai siêu cương, hoặc Nga, hoặc Hoa Kỳ, vào Biển Ðông; không có một trong hai siêu cường này, không có đối trọng với lực lượng quân sự của Trung Cộng.

Ngày xưa vì tự do của chính người dân Việt Nam mà Nam Việt chấp nhận vai trò “tiền đồn” ngăn chặn cộng sản cho thế giới tự do; hôm nay CSVN đừng biến Việt Nam thành tiền đồn ngăn chặn Trung Cộng bảo vệ hải lộ cho cả thế giới sử dụng.

Yếu tố mà “tiền đồn” CSVN hôm nay không có, là sự đồng minh của Hoa Kỳ, dù thành tích tháo chạy 38 năm trước có làm Hoa Kỳ mất uy tín, nhưng họ vẫn là thế giá duy nhất có thể đặt lên bàn cân tương quan lực lượng để tạo thế thăng bằng trên Biển Ðông.

Thiếu Nga hoặc thiếu Hoa Kỳ Việt Nam sẽ chỉ còn có 2 lựa chọn: một là chịu thua, nhượng Biển Ðông cho Trung Cộng, hai là tử chiến để chứng kiến công trình xây dựng mấy chục năm tan tành trong những cuộc oanh tạc và pháo kích.

Nguyễn Ðạt Thịnh

24 thg 12, 2009

Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng

Dương Danh Dy và Nguyễn Huy Hoàng dịch và giới thiệu

Thông tin Việt Nam tăng cường hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng thời gian gần đây không thể không thu hút chú ý của nước láng giềng Trung Quốc.

Diễn đàn Trung Hoa võng (China.com) ngày 11/12/2009 có bài tựa đề 'Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách –chuẩn bị dùng vũ lực chiếm Nam Hải' phản ánh một quan điểm về chủ đề này.

Bài trên Trung Hoa võng viết: "Trung Quốc và Việt Nam vừa giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc như cất được nỗi lo âu, cuối cùng thì cuộc đàm phán đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn".

Tuy nhiên, dù vất vả nỗ lực như thế, "Việt Nam: một mặt cả nước tỏ ra vui mừng, mặt khác lại mài dao xoèn xoẹt trước các vùng tranh chấp khác".

Bài báo lược qua các sự kiện chính trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự của Việt Nam như:

1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ với nước lớn phương Bắc nào đó;

2. Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân ;

3. Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải;

4. Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa);

5. Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.

Mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: "Một đường biên giới Trung-Việt vừa mới phân định xong, tại sao trong chớp mắt lại trở nên nhạy cảm và nguy hiểm như vậy?"

Và kết luận: "Xem ra sau khi nếm của ngọt, Việt Nam muốn tiện tay giành thêm quyền lợi hải dương ở Nam Hải."

Chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc

Bài báo trên Trung Hoa võng nhận định rằng nhân dân Việt Nam, kinh qua mấy chục năm chiến tranh, là "một lực lượng không thể xem thường".

"Nếu thông qua thao túng chủ nghĩa dân tộc hoặc kích động được lòng hận thù dân tộc, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể trong thời gian ngắn động viên được 40 triệu dân quân và nhân viên dự bị chiến đấu, đồng thời có thể tổ chức được 1 triệu bộ đội tác chiến chính quy và 500 nghìn quân dã chiến."

Tác giả viết bài cho rằng kế thừa tư tưởng của Mao Trạch Đông, trong hơn 60 năm vừa qua, Việt Nam luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân.

"Một khi chiến tranh giữa chúng ta (Trung Quốc) và Việt Nam nổ ra, liệu chúng ta có đảm bảo chắc thắng?"

"Một khi Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Nam Hải, Việt Nam có dám xé bỏ hiệp ước biên giới để không tuyên chiến mà đánh hay không?"

Mạng Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam đột kích phòng tuyến trên đất liền của Trung Quốc, tất sẽ tạo ra sự biến động lớn và những tranh chấp lãnh thổ mới.

Tuy Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải, song với vị trí địa lý đặc thù ở đây, "các đảo nhỏ ở Nam Hải dễ công khó giữ".

Trung Quốc, theo tác giả bài báo, hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa và máy bay thẳng tay tiêu diệt quân địch, nhưng tổn thất cũng sẽ rất lớn.

Còn Việt Nam đứng trên thế “địa lợi”, có thể liên tục quấy rối quân ta trên đảo.

"Do vậy, chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."

Thương lái chiến tranh

Bài trên Trung Hoa võng cho rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn phần".

"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."

"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải."

Bài báo phân tích nếu Trung Quốc và Việt Nam có xung đột tại Nam Hải, các quốc gia này này nhất định nhảy ngay vào.

"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."

Tác giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.

"Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."

"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."

Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".

"Chỉ có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc ra tay muộn hơn."

Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/12/091223_chinawebsite_vietdefence.shtml

23 thg 12, 2009

ĐẠI NẠN TRUNG HOA THỜI HIỆN ĐẠI

Trần Gia Phụng
Dec 22, 2009

1.- CÁC CƯỜNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Tại Âu Châu, thế chiến thứ hai chấm dứt khi Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng minh ngày 7-5-1945. Tại Á Châu, sau khi hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngay 9-8-1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh ngày 14-8-1945. Thế chiến thứ hai hoàn toàn chấm dứt.

Trước khi Đức đầu hàng, đại diện ba cường quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp hội nghị thượng đỉnh tại Yalta, một thành phố nghỉ mát ở Crimea, phía tây nam Liên Xô từ 4-2 đến 14-2-1945.

Tại đây, Winston Churchill (thủ tướng Anh), Franklin Roosevelt (tổng thống Hoa Kỳ), và Joseph Stalin (bí thư thứ nhất đảng CS Liên Xô), bàn về việc phân chia vùng ảnh hưởng tại Âu Châu (chính là phân chia Đức và các nước chịu ảnh hưởng của Đức), việc thành lập Liên Hiệp Quốc (LHQ) và việc Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản ở Á Châu, vì lúc đó Liên Xô chưa tuyên chiến với Nhật Bản.

Riêng về vấn đề Đông Dương, thuộc địa cũ của Pháp, ngoại trưởng Hoa Kỳ là Edward Reilly Stettinius chính thức trình bày kế hoạch Quốc tế quản trị (International trusteeship) cho Đông Dương trong phiên họp ngày 9-2-1945 tại hội nghị Yalta.

Theo kế hoạch nầy, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Đông Dương sẽ được đặt dưới quyền của một hội đồng quản trị quốc tế gồm đại diện Hoa Kỳ, Trung Hoa, Pháp, Liên Xô, các nước Đông Dương và Phi Luật Tân. Hội đồng quản trị sẽ hoạt động trong vòng năm chục năm cho người Đông Dương đủ sức tự trị, rồi mới giao trả độc lập cho các nước Đông Dương, giống như kinh nghiệm nước Phi Luật Tân. Thủ tướng Anh Winston Churchill cực lực phản đối kế hoạch International trusteeship.(1) Theo Franklin Roosevelt, tại Yalta lãnh tụ Liên Xô là Joseph Stalin đồng ý kế hoạch nầy.(2) Tuy nhiên, sau đó ngoại trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov lại phủ nhận.(3)

Tổng thống Roosevelt từ trần ngày 12-4-1945 (trong nhiệm kỳ), phó tổng thống Harry Truman lên thay, và thay luôn chính sách Hoa Kỳ về Đông Dương. Từ thời Truman, Hoa Kỳ chủ trương tôn trọng chủ quyền Pháp ở Đông Dương để đổi lấy sự hợp tác của Pháp ở Âu Châu.(4) Đây là một thay đổi quan trọng trong chính sách Hoa Kỳ đối với Đông Dương trong đó có Việt Nam.

Sau khi Đức thất trận và đầu hàng ngày 7-5-1945 và trước khi Nhật đầu hàng, đại diện Hoa Kỳ là tổng thống Harry Truman, đại diện nước Anh lúc đầu là thủ tướng Winston Churchill, sau là Clement Attlee (lãnh tụ đảng Lao Động, thắng cử ngày 25-7, lên làm thủ tướng thế Churchill), đại diện Liên Xô là Joseph Stalin, bí thư thứ nhất đảng CSLX, cùng họp hội nghị thượng đỉnh tại thị trấn Potsdam, cách 17 dặm về phía tây nam Berlin (Đức), từ ngày 17-7 đến 2-8-1945.

Hội nghị có mục đích bàn về các vấn đề hậu chiến tại Đức, chung quanh việc phân chia các khu vực chiếm đóng, việc tái thiết nước Đức và các điều kiện đưa ra cho nước Đức thất trận. Bên cạnh đó, cũng tại Potsdam, đại diện các nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch không họp, nhưng đồng ý qua truyền thanh), không tham khảo ý kiến của Pháp, cùng gởi một tối hậu thư cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. Lúc đó, Nhật Bản còn tiếp tục chiến đấu ở Á Châu. Liên Xô không tham dự vào tối hậu thư vì Liên Xô chưa tham chiến ở Á Châu và chưa tuyên chiến với Nhật Bản.

Tối hậu thư nầy, thường được gọi là tối hậu thư Potsdam, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện của Đồng minh, như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế quốc... Riêng về Đông Dương, quân Nhật sẽ bị giải giới do quân Trung Hoa ở bắc và do quân Anh ở nam vĩ tuyến 16. Tối hậu thư Potsdam không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho tương lai Đông Dương.

Điều nầy sẽ tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị tại Đông Dương một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu Nhật đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ, sẽ sụp đổ, thì ai sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương? Phải chăng Anh và Hoa Kỳ cố tình bỏ ngỏ khoảng trống chính trị để tạo điều kiện cho Pháp trở lại Đông Dương?

Như thế, có nghĩa là sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội hai nước Trung Hoa và Anh sẽ vào Đông Dương để giải giới quân đội Nhật. Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), Trung Hoa chỉ ở thế thủ, chống lại cuộc xâm lăng của Nhật Bản tại nội địa Trung Hoa. Trung Hoa chẳng có công gì trong việc chống Nhật tại Việt Nam, nhưng một lần nữa, Trung Hoa lại vận động với các cường quốc, để chen vào chia phần kiếm lợi tại Việt Nam.

2.- QUÂN TRUNG HOA VÀO VIỆT NAM

Theo tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945, việc giải giới quân đội Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16 do quân đội Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) phụ trách. Tướng Lư Hán (Lu Han), tổng đốc kiêm chỉ huy trưởng quân đội tỉnh Vân Nam, được chỉ định phụ trách dẫn quân Trung Hoa qua Việt Nam để giải giới quân đội Nhật. Lư Hán dẫn quân ra đi ngày 28-8-1945. Trong bộ chỉ huy của tướng Lư Hán, còn có tướng Tiêu Văn (Siao Wen), làm uỷ viên chánh trị. Ngày 14-9-1945, Lư Hán cùng bộ tham mưu đến Hà Nội, đóng bản doanh ở phủ toàn quyền Pháp cũ. Trong cuộc họp báo ngày 15-9, Lư Hán tuyên bố rằng khoảng 200,000 quân Trung Hoa vào Việt Nam, và chỉ lo việc giải giới quân đội Nhật, không dính líu vào chuyện nội bộ Việt Nam.(5)

Lễ đầu hàng và giải giới quân đội Nhật Bản tại Việt Nam chính thức được tổ chức ngày 28-9-1945 ở Hà Nội tại phủ toàn quyền Pháp cũ, dưới sự chủ trì của Lư Hán và đại diện Đồng minh. Trong phòng hành lễ treo bốn lá cờ Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Hoa và Anh Quốc. Không có cờ tam tài (cờ Pháp), dầu tướng Marcel Alessandri, đại diện Pháp ở miền Bắc, được mời tham dự.

Tại Hà Nội không có phái bộ ngoại giao của Liên Xô. Phái đoàn Ba Lan (Poland) thay mặt cho Liên Xô trong những liên lạc ngoại giao với Việt Nam.(6) Tuy nhiên, trong buổi lễ quân Nhật đầu hàng tại Hà Nội, ngoài đại diện các nước Đồng minh, còn có sự hiện diện của đại diện Liên Xô là Stephane Solosieff.

Khi Archimedes Patti, thiếu tá tình báo Hoa Kỳ, trưởng toán O.S.S. 202, đến Hà Nội ngày 22-8-1945, thì ngày hôm sau, Stephane Solosieff liên lạc ngay với Patti. Theo Patti, Solosieff có thể vừa là nhân viên ngoại giao, vừa là nhân viên tình báo của Liên Xô, được cử đến Hà Nội để theo dõi tình hình.

Lúc đó, không ai được biết Solosieff liên lạc như thế nào với Hồ Chí Minh? Thiếu tá Patti cho biết Solosieff đang kiếm cách rời Hà Nội, và đưa những nhân viên Liên Xô trong mặt trận VM rời Hà Nội hoặc rời Đông Dương trước khi lực lượng Pháp và Trung Hoa đến Việt Nam. Cũng theo Patti, có một toán cộng sản, gồm người Nga, Đức, Bỉ, Hung, trong đạo quân Lê-dương của Pháp, đã từng cộng tác với VM trước khi VM chiếm được chính quyền.(7)

Quân Trung Hoa vào Việt Nam gồm có bốn sư đoàn, trong đó hai sư đoàn Vân Nam và hai sư đoàn Quảng Tây. Hai sư đoàn Vân Nam do Lư Hán trực tiếp chỉ huy, gồm sư đoàn 93 do tướng Lư Cổ Truyền dẫn đầu, vào ngã Lào Cai, theo thung lũng sông Hồng đến Hà Nội và sư đoàn 60 do tướng Vạn Bảo Bang chỉ huy, tiến vào miền trung Việt Nam qua hai hải cảng Vinh và Đà Nẵng. Hai sư đoàn Quảng Tây là sư đoàn 62 do Hoàng Đào lãnh đạo, vào đường Cao Bằng - Lạng Sơn, xuống thẳng Hà Nội và sư đoàn 52 do tướng Triệu Công Vũ phụ trách tiến đến Hải Phòng. Từ tháng 12-1945, sư đoàn 52 và 62, được gọi về Trung Hoa, sư đoàn 53 (Quảng Tây) đến thay thế.

Đoàn quân Trung Hoa là những toán quân ô hợp, ăn bận lôi thôi, kèm theo đoàn tùy tùng là phu khuân vác, đàn bà, trẻ em, vừa đói rách, bệnh tật, vừa vô kỷ luật, gây ra nhiều vụ cướp phá khắp nơi.

Ngày 2-10-1945, tướng Hà Ứng Khâm, tổng tư lệnh quân đội Trung Hoa, tới Hà Nội thanh tra. Cùng đi với Hà Ứng Khâm có trung tướng Hoa Kỳ là Robert McLure. Tướng Hà Ứng Khâm tuyên bố rằng Trung Hoa không có tham vọng đất đai ở Việt Nam, mà chỉ đến giúp Việt Nam thực hiện dần dần nền độc lập theo kế hoạch của các cường quốc Đồng minh. Hà Ứng Khâm còn tiếp rằng không một chiến thuyền nào của Pháp được đến Đông Dương, mà không có sự ưng thuận của Đồng minh, đặc biệt vùng đất do quân đội Trung Hoa kiểm soát. (Philippe Devillers, sđd. tr. 193.)

Khi vào Việt Nam, quân Trung Hoa dùng tiền Trung Hoa gọi là quan kim và quốc tệ,(8) đổi lấy tiền Việt Nam để sử dụng. Càng về sau, hai loại tiền nầy càng mất giá. Lư Hán đòi Ngân Hàng Đông Dương (NHĐD) phải giao cho quân đội Trung Hoa 300 triệu đồng để chi tiêu, nhưng cho đến ngày 26-9-1945, NHĐD chỉ trao từ từ đến 45 triệu mà thôi.

Nhà cầm quyền Việt Minh (VM) phải nhiều lần lên tiếng trên báo chí để khuyên dân chúng đừng gây gổ, chống đối quân đội Trung Hoa. Việt Minh còn ca tụng quân Trung Hoa vào Việt Nam với thiện chí giúp đỡ Việt Nam, giải giới quân đội Nhật. Điều làm cho Hồ Chí Minh và VM lo ngại nhất, là khi quân Trung Hoa vào Việt Nam. những lãnh tụ chính trị các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Hoa cũng trở về Việt Nam. Các tướng lãnh Trung Hoa ở Vân Nam và ở Quảng Tây đều quen biết các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, (Việt Cách), như Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần ...

Hồ Chí Minh và VM rất lúng túng. Lúc đó, VM phải đối phó với ba thế lực cùng một lúc: quân đội Trung Hoa, các đảng phái Việt Nam đối lập với VM cộng sản từ Trung Hoa trở về, và người Pháp đang trở lui Việt Nam. Việt Minh tìm cách đối phó với ba thế lực trên bằng những biện pháp riêng biệt. Riêng đối với quân đội Trung Hoa, VM theo phương pháp cổ điển là hối lộ cho các tướng lãnh Trung Hoa. Vào cuối tháng 9-1945, có nguồn tin cho rằng VM đã hối lộ cho tướng Tiêu Văn và tướng Lư Hán, mỗi người một bộ đồ nghề hút thuốc phiện bằng vàng ròng.(9)

3.- QUÂN TRUNG HOA RÚT LUI

Tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945 giao cho Trung Hoa giải giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16. Vì vậy, muốn tái chiếm Bắc Kỳ, Pháp phải thương lượng thẳng với Trung Hoa.

Về phía Trung Hoa, thi hành tối hậu thư Potsdam, Trung Hoa đưa khoảng 200,000 quân vào Bắc Việt để giải giới quân Nhật, chỉ nhắm mục đích trục lợi, chứ Trung Hoa cũng không muốn đóng quân lâu ngày ở Việt Nam, và sẵn sàng thương lượng Pháp để giao Việt Nam lại cho Pháp, vì các lý do riêng của Trung Hoa:

Thứ nhất, về kinh tế, Trung Hoa muốn Pháp trả lại cho Trung Hoa đất đai Pháp đã chiếm của Trung Hoa trước đây, quyền kiểm soát các thiết lộ trên đất Trung Hoa. Thứ hai, về chính trị và ngoại giao, Trung Hoa muốn chứng tỏ Trung Hoa tôn trọng chủ quyền Pháp đối với thuộc địa cũ của Pháp là Đông Dương, để yêu cầu Liên Xô tôn trọng chủ quyền của Trung Hoa đối với Mãn Châu và trả Mãn Châu lại cho Trung Hoa. Thứ ba, về quân sự, Tưởng Giới Thạch muốn dùng hai hải cảng Hải Phòng và Hòn Gai để đưa sư đoàn 60 do tướng Vạn Bảo Bang chỉ huy, từ tỉnh Vân Nam vòng qua Việt Nam, rồi đi Mãn Châu,(10) để đối phó tình hình ở vùng nầy. Tuy dự tính rút quân, Trung Hoa biết Pháp nôn nóng tái chiếm Bắc Kỳ nên Trung Hoa gây khó khăn cho Pháp để mặc cả.

Tại Việt Nam, vấn đề chính là Lư Hán yêu cầu cung cấp tài chánh và thực phẩm cho quân đội Trung Hoa. Tướng Trung Hoa là Ma Chang Yang vào Sài Gòn ngày 12-11-1945, đòi Pháp phải cung cấp cho quân Trung Hoa mỗi tháng 5,000 tấn gạo. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đô đốc D'Argenlieu, đồng ý với điều kiện Trung Hoa rút lui khỏi Lào trước ngày 1-1-1946.

Dầu VM chiếm được chính quyền, nhưng Đông Dương Ngân Hàng (ĐDNH) ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn do quân Nhật bảo vệ, nên VM không chiếm được hai ngân hàng nầy. (Đặng Phong, sđd. tt. 121 và 153.) Khi giải giới quân đội Nhật, quân Trung Hoa thay quân Nhật bảo vệ ĐDNH.

Tướng Lư Hán tăng dần các đòi hỏi về tài chánh. Ngày 14-11-1945, Lư Hán buộc ĐDNH phải xuất 600,000 đồng ĐD để đổi tiền quan kim cho quân Trung Hoa, mỗi người được đổi 50 quan kim. Ngoài ra, mỗi tháng ĐDNH phải ứng cho quân đội Trung Hoa 110 triệu đồng tiền quân phí, trừ vào tiền bồi thường chiến tranh của Nhật. Ngày 20-11, Lư Hán lập lại tối hậu thư trên đây.

Sau khi tham khảo ý kiến của Sainteny, ngày 25-11 đô đốc D'Argenlieu từ chối đòi hỏi của Trung Hoa, thì ngày 29-11-1945, quân đội Trung Hoa bắt giam viên giám đốc chi nhánh ĐDNH ở Hà Nội. Cuối cùng, bộ tư lệnh Trung Hoa và Pháp đạt thỏa thuận về vấn đề cung cấp tài chánh cho quân đội Trung Hoa ở Đông Dương ngày 4-12-1946.

Tại Trung Hoa, Pháp đẩy mạnh cuộc thương lượng với Trung Hoa từ gần cuối năm 1945. Đô đốc D'Argenlieu, cao uỷ Pháp tại Đông Dương, từ Ấn Độ đến Côn Minh (Kunming), thủ phủ tỉnh Vân Nam (9-10-1945), rồi Trùng Khánh (Chungking/ Chong Qing), thủ đô của Trung Hoa thời kỳ kháng Nhật, thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan / Szechwan), dự lễ Song thập (10-10) tức Quốc khánh Trung Hoa. Trong cuộc gặp gỡ với Tưởng Giới Thạch, D'Argenlieu được Tưởng Giới Thạch cam kết Trung Hoa không có tham tâm dòm ngó Bắc Kỳ.

Đầu năm 1946, tướng Raoul Salan (Pháp), tư lệnh lực lượng Pháp tại Trung Hoa và Bắc Kỳ, đồng thời đại diện Pháp bên cạnh bộ Tư lệnh Trung Hoa từ 1-11-1945, đến Trùng Khánh để thảo luận về việc quân Pháp thay thế quân Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16. Cuộc thảo luận bắt đầu từ 8-1-1946. Để tỏ thiện chí, ngày 16-1-1946, Trung Hoa đồng ý cho Pháp tiến quân vào đất Lào (Laos). Cuộc thương thuyết Pháp Hoa bế tắc một thời gian. Đến ngày 15-2-1946, hội nghị được khai thông. Ảnh hưởng đầu tiên là tướng Tiêu Văn, uỷ viên chính trị của đoàn quân viễn chinh do Lư Hán cầm đầu, bị triệu hồi về nước ngày 23-2-1946. Tiêu Văn là người quen biết các lãnh tụ Việt Cách cũng như VNQDĐ từ khi còn ở Trung Hoa và thường bênh vực hai đảng chính trị nầy.

Ngày 28-2-1946 tại Trùng Khánh, ngoại trưởng Trung Hoa là Vương Thế Kiệt (Wang Shih-chiek) và đại sứ Pháp tại Trung Hoa là Jacques Meyrier ký kết hiệp ước về việc quân Pháp thay thế quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16 tại Đông Dương theo đó Trung Hoa chịu rút quân ra khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15-3, và chậm nhất là ngày 31-3-1946.

Ngược lại, Pháp trả về cho Trung Hoa các tô giới Pháp ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, bán cho Trung Hoa thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương, miễn thuế người Hoa ở Hải Phòng, và người Hoa chuyên chở hàng hóa ngang qua Bắc Bộ sẽ khỏi phải chịu thuế.(11) Hiệp ước Pháp Hoa ngày 28-2-1946 về sau thường được gọi là Hiệp ước Trùng Khánh.

Trong khi đang còn thương lượng với Trung Hoa, ngày 20-2-1946, Ủy ban Liên bộ về Đông Dương của chính phủ Pháp đã thông qua tại Paris, với sự hiện diện của đô đốc D'Argenlieu, kế hoạch hành quân “Bentré” để tái chiếm Bắc Kỳ, do trung tá Jean Lecomte, trưởng Phòng 3 bộ Tham mưu tướng Leclerc soạn. Kế hoạch nầy nhắm mục đích đưa quân Pháp thay thế quân Trung Hoa ở Bắc Kỳ trong tháng 3,(12) trước khi mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 ở ngoài Bắc và nhất là trước khi nhà cầm quyền VM được củng cố.

Thi hành kế hoạch nầy, ngày 27-2-1946, Pháp đã dùng 35 chiến hạm, chuyên chở từ trong Nam ra Hải Phòng 21,000 quân của sư đoàn 9 bộ binh Pháp (9è Division d'infanterie coloniale [DIC]) do tướng Jean Valluy chỉ huy, và binh đoàn số 2 (groupement de la 2è Demi-brigade) do đại tá Massu chỉ huy.(12) Vào chiều ngày 5-3-1946, chiến hạm Pháp xuất hiện ở ngoài khơi Hải Phòng. Sáng sớm hôm sau, ngày 6-3-1946, đoàn quân Pháp đổ bộ xuống Hải Phòng.

Vì chưa được lệnh trên, quân Trung Hoa tại đây đã kháng cự mạnh, gây thiệt hại nặng cho Pháp: chết 34 người, bị thương 93 người, Valluy cũng bị thương nhẹ. Đến trưa, hai bên mới thỏa thuận được với nhau. Cuối cùng, quân Pháp chính thức đổ bộ Hải Phòng với sự đồng ý của người Trung Hoa ngày 8-3-1946.

Từ đây, Trung Hoa dần dần rút quân về nước. Ngày 13-3-1946, đại diện Pháp và Trung Hoa ký kết quy ước quân sự tại Trùng Khánh, theo đó, Trung Hoa chính thức thỏa thuận cho quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa ở Bắc Kỳ.

Lịch trình quân Trung Hoa rút lui và giao lại cho Pháp ở các tỉnh như sau: Tourane (Đà Nẵng) và Đông Hà (Quảng Trị) (26-3), Huế (27-3), Đồng Hới (28-3, Thanh Hóa (29-3), Ninh Hòa (30-3), Thái Bình và Nam Định (31-3). Sau khi rút, quân Trung Hoa tập trung ở các thành phố Huế, Vinh, Thanh Hóa, và Nam Định để được đưa về nước. Quân Pháp lần lượt đến trú đóng ở những nơi quân Trung Hoa rút đi.

KẾT LUẬN

Trong thế chiến thứ hai, Trung Hoa chẳng giúp gì cho Việt Nam và cũng chẳng đóng góp công lao gì trong việc Đồng minh chiến thắng Nhật Bản. Bản thân quân đội Trung Hoa không đủ sức bảo vệ đất nước Trung Hoa, để cho Nhật Bản xâm lăng và chiếm đóng nhiều nơi. Do hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ, Nhật Bản đầu hàng, đành phải rút quân về nước. Trung Hoa mới thoát khỏi bị Nhật Bản chiếm đóng.

Với tham vọng cố hữu, Trung Hoa nhờ Anh và Hoa Kỳ giúp trong tối hậu thư Potsdam nên Trung Hoa đưa quân qua Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật Bản ở phía bắc vĩ tuyến 16. Thế là quân đội Trung Hoa lợi dụng thời cơ, nuôi béo các đạo quân đói rách bệnh tật ở Vân Nam và Lưỡng Quảng. Pháp muốn tái chiếm Bắc Kỳ đành nhượng bộ và trả lại cho Trung Hoa những quyền lợi kinh tế mà Pháp đã sở hữu trên đất Trung Hoa từ thời Nha phiến chiến tranh (1840).

Nói cách khác, sau thế chiến thứ hai, các cường quốc đề cao quyền dân tộc tự quyết, nhưng các cường quốc không tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của người Việt Nam. Việt Nam trở thành món hàng trao đổi giữa các cường quốc trên thế giới tại hội nghị Potsdam và sau đó giữa Trung Hoa và Pháp.

Vì sự trao đổi chia chác giữa các thế lực quốc tế, một lần nữa Việt Nam phải gánh lấy đại nạn Trung Hoa. Đại nạn nầy sẽ còn nặng hề hơn nữa khi Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và nhất là khi Hồ Chí Minh cầu viện Trung Hoa.

TRẦN GIA PHỤNG
(phungtrangia@yahoo.com)

CHÚ THÍCH

1. W. A. Williams, T. McCormick, L. L. Gardner, W. LaFerber, America in Vietnam, W. W. Norton, New York, 1989, tr. 31.
2. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996, tr. 204.
3. Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập I: 1945-1954, Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2002, tr. 221. Tác giả Đặng Phong cho biết đại sứ Liên Xô tại Pháp gởi công điện ngày 28-8-1945 về Moscow, đề nghị áp dụng chế độ quản trị quốc tế tại Đông Dương, thì bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô là Molotov chỉ thị rằng “Liên Xô không có lập trường như thế”. Như thế có nghĩa là Liên Xô không đồng ý vấn đề quốc tế quản trị ở Đông Dương.
4. Spencer C. Tucker chủ biên, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume three, Santa Barbara, California, 1998, tr. 888. Ngoài ra, trong sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, ấn bản lần thứ ba, Paris: Editions Du Seuil, 1952, tr. 150, tác giả Philippe Devillers có kể rằng khi tướng Pháp là Philippe Leclerc de Hautecloque gặp đô đốc Louis Mountbatten (người Anh), tư lệnh tối cao lực lượng Đồng minh tại Đông Nam Á, ngày 22-8-1945 ở Kandy (Tích Lan), Mounbattaten đã nói với Leclerc: “Nếu Roosevelt còn sống, các ông sẽ không vào được Đông Dương.”(“Si Roosevelt vivait encore, vous ne rentreriez pas en Indochine.”)
5. Chính Đạo, sđd. tr. 264.
6. Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, Cali. : Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 233.
7. Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tt. 178-181.
8. Quan kim là giấy bạc do chính phủ Trưởng Giới Thạch phát hành. Không rõ xuất xứ quốc tệ. Có 2 ý kiến về quốc tệ: 1) Quốc tệ có thể là loại tiền “Military bank note” mà quân đội viễn chinh các nước Hoa Kỳ, Anh, Nhật đã dùng. Tiền Military Bank Note của Hoa Kỳ được gọi là “dollar đỏ”. 2) Sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), ngoài giấy bạc do Ngân Hàng Trung Ương Trung Hoa phát hành, các tỉnh Trung Hoa đều phát hành tiền riêng. Do đó, quốc tệ cũng có thể là tiền do tỉnh Vân Nam phát hành. Xin tồn nghi để nghiên cứu thêm.
9. Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, California: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 14.
10. Stein Tonnesson, “La paix imposée par la Chine: l'accord Franco-vietnamien du 6 mars 1946”, Les Cahiers de l'Institut D'Histoire Du Temps Présent, tháng 6-1996, tt. 47-48.
11. Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn 1970, tr. 300.
12. Stein Tonnesson, bài đã dẫn, sđd. tt. 36-38.

22 thg 12, 2009

Bài viết hay nhất của năm ?

Shinra

Bài viết này của tác giả lấy nickname: Shinra được đăng trên diễn đàn lề phải hoangsa.org. Bài viết bị bôi đỏ (dĩ nhiên) nhưng được nhiều thành viên trong nước cảm ơn bài viết đầy ý nghĩa nầy. Bài viết nói lên tâm trạng thay cho nhiều người không nói được. Bài viết nói lên sự thật hiện tình đang xảy ra tại VN.

Bài viết này được BBTVietland bầu lần nhất là Bài "Hay nhất trong năm" nhưng nghĩ ra cho cùng. Trên 34 năm nay chưa có đoản văn nào ngắn gọn mà lại lột hết được sự thật của một xã hội, hơn nữa tác giả của bài viết không phải là một văn sĩ mà chỉ là của một thanh niên Việt Nam khắc khoải trước sự tồn vong của Dân Tộc, bài viết lên án hành động bán nước và hèn hạ của tập đoàn lãnh đạo CSVN, nói hết những gì muốn nói nhưng chỉ dài vọn vẹn một trang giấy !

"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn".
Lời: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

Đây là bài đầu tiên tôi viết trong diễn đàn này.

Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình. Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?

Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !

Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.

Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, Hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.

Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.

Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?

Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".

Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.

Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam , xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?

Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?

Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm !

Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.

Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".

Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.

Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.

Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.

Một xã hội như Việt Nam, Trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.

Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?

Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị.

Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào.

Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.

Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.

Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với Trung Quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.

Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.

Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?

Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?

Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?

Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.

Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.

Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT Việt Nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.

Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị.

Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu.

Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam . Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.

Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?

Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam ? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam , hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam ?

Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".

Quý vị ngu lắm.

Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.

Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.

Đến đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:

"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."

Tác giả: Shinra .

Việt Nam sắm vũ khí làm Thái Lan lo ngại

Việt Nam loan báo mua sắm tàu ngầm, máy bay chiến đấu làm người Thái quan ngại và bắn tiếng thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội nên nghĩ lại.

“Việt Nam vừa mua một số lượng lớn võ khí từ người bạn Nga cũ, và có vẻ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực cũng như tái phát một cuộc thi đua võ trang thay vì cổ võ hòa bình.”

Tờ Bangkok Post mở đầu bài xã luận ngày 21 Tháng Mười Hai, 2009 như vậy. Từ khi có chuyến thăm viếng Nga và loan báo mua tàu ngầm, máy bay chiến đấu của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, cách đây hơn tuần lễ, đây là lần đầu tiên người ta thấy báo chí Thái bình luận. Chưa thấy có phản ứng gì từ phía các nước thành viên ASEAN khác, ít nhất về mặt thông tin công khai.

Thái Lan và Việt Nam đều là thành viên của Tổ Chức Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia. Tổ chức này có các cuộc họp thường xuyên hàng năm cấp bộ trưởng và các cuộc họp thượng đỉnh nhằm cổ võ hợp tác mọi mặt.

Sự hợp tác, tuy vậy, có thể nhìn thấy chỉ năng động trên phương diện mậu dịch. Thái và Cam Bốt vẫn căng thẳng về biên giới. Việt Nam và Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei vẫn tranh chấp về chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Một bộ phận cổ động bảo vệ nhân quyền được một số nước ASEAN đề xướng nhưng vẫn khó lòng hình thành và hoạt động hữu hiệu vì Việt Nam, Miến Ðiện, Lào vẫn còn là những nước cộng sản độc tài hoặc quân phiệt không muốn các nước khác xía vào nội bộ nước mình.

Tờ Bangkok Post nói các nước ASEAN không nước nào có tàu ngầm. Ngay như Thái Lan, quân đội đã nhiều lần đề nghị mua tàu ngầm nhưng đều bị chính phủ bác bỏ vì chúng “không hữu ích để canh phòng và bảo vệ các vùng bờ biển nước nông của Thái cũng như của Việt Nam.”

Chiến đấu cơ SU-30MK2 mà Việt Nam sắp mua của Nga trang bị “hiện đại hơn” khả năng của Không Quân các nước trong khu vực.

Báo Bangkok Post cho rằng lý do chính để Việt Nam mua tàu ngầm là để tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo trong cuộc tranh chấp với các nước trong khu vực.

Theo Bangkok Post, “Quyết định của Việt Nam tăng cường lực lượng Không Quân và Hải Quân ám chỉ hai khả năng. Thứ nhất, Việt Nam gia tăng âu lo về sự xâm phạm có thể xảy ra ở các vùng tranh chấp trên biển. Ðiều đó là tin xấu đối với các nước láng giềng. Hoặc là, Việt Nam tính châm ngòi hành động và trở nên hùng hổ hơn khi đòi chủ quyền (biển đảo). Ðiều đó không chấp nhận được.”

Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đến nay và trở nên “một láng giềng tốt khác thường” dù trước đó từng có xung đột với Thái, Bangkok Post nói.

“Việt Nam nên nghĩ lại kế hoạch phát động cuộc thi đua võ trang ở khu vực ASEAN. Nếu không, phải loan báo chi tiết đầy đủ về vụ mua sắm võ khí cho công chúng, và giải thích lý do.”

Bangkok Post viết, “Các lãnh tụ ASEAN, bắt đầu từ Tổng Thư Ký Surin Pitsuwan, phải trực tiếp chất vấn Hà Nội về sự leo thang võ trang nghiêm trọng này. Dường như không có lý do tốt nào cho Việt Nam phát khởi một chương trình tái võ trang quân sự, nhìn từ cả về kinh tế và chính trị.”

Hồi tuần trước, bình luận về việc mua sắm võ khí của Việt Nam, Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng “các tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam, ít nhất cho họ khả năng bảo vệ các lợi ích trên biển.”

Việc mua sắm trang bị quốc phòng của Việt Nam diễn ra trong một năm xảy ra rất nhiều vụ ngư dân Việt Nam hoặc bị đâm chìm tàu, hoặc bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn nhìn nhận chủ quyền. Ðòi chuộc tiền không trả thì giữ tàu và tài sản của ngư dân. Trước những sự phản đối của phía Việt Nam, Trung Quốc tổ chức tập trận qui mô ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một cách thị uy. (TN)

19 thg 12, 2009

Chiêu Hồn Nước

Phạm Tất Đắc

Hăm lăm triệu trẻ già trai gái,
Bốn nghìn năm con cái Hồng Bàng.
Cũng cửa nhà cũng giang san,
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời!
Nghĩ lắm lúc đương cười hóa khóc,
Muốn ra tay ngang dọc dọc ngang.
Vạch trời thét một tiếng vang,
Cho thân tan với giang san nước nhà.

Đồng bào hỡi! Con nhà Hồng Việt,
Có thân mà chẳng biết liệu đời.
Tháng ngày lần lữa đợi thời,
Ngẩn ngơ ỷ lại ở người, ai thương!
Nay sóng gió bốn phương dữ dội,
Có lẽ nào ngồi đợi mãi sao?
Đồng bào chút giọt máu đào,
Thương ơi tội nghiệp đời nào xót đây!
Nên mau mau dậy ngay kẻo muộn!
Mà xót thương đến chốn Nhị, Nùng.
Xưa kia cũng lắm anh hùng,
Dọc ngang trời đất vẫy vùng bể khơi.
Xưa cũng có lắm người hào kiệt,
Trong một tay nắm hết sơn hà.
Nghìn thu gương cũ không nhòa,
Mở mày mở mặt con nhà Lạc Long.
Non sông vẫn non sông gấm vóc,
Cỏ cây xưa vẫn mọc tốt tươi.
Người xem cũng dáng con người,
Cũng tai, cũng mắt như đời khác chi.
Cảnh như thế tình thì như thế
Sống làm chi, sống để làm chi?
Đời người đến thế còn gì,
Nước non đến thế, còn gì nước non.
Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ,
Trông non sông lạ chạ dòng châu,
Một mình cảnh vắng đêm thâu,
Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san.
Ngọn gió lọt đèn tàn hiu hắt,
Tiếng cuốc kêu giậy mặt anh hùng.
Nghiến răng nuốt cái thẹn thùng,
Mà chiêu hồn cũ lại cùng non sông!
Hồn hỡi hồn con Hồng cháu Lạc!
Bấy nhiêu lâu đói khát lầm than,
Bấy lâu thịt nát xương tan,
Bấy lâu tím ruột thâm gan vì hồn.
Hồn hỡi hồn kìa non nước cũ,
Bấy nhiêu lâu mặt ủ mày châu.
Bấy lâu ngậm tủi nuốt sầu,
Bấy lâu hèn kém vì đâu hỡi hồn.
Trông bốn bể bồn chồn dạ ngọc,
Ngẩm năm châu khôn khóc nên lời.
Đêm khuya cảnh vắng êm trời,
Khôn thiêng chăng hỡi hồn thiêng hồn về.
Hồn trở về đừng mê mẩn nữa,
Tính nết xưa phải sửa từ giờ.
Hồn về hồn cố cho nhờ,
Anh em Hồng Lạc, cõi bờ Việt Nam.
Hồn trở về chớ tham rượu thịt,
Chớ tham nhà cao tít mấy từng.
Kìa con chim ở trong rừng,
Kiếm mồi đâu có lạc chừng quên cây.
Hồn trở về đừng say gái đẹp,
Mà nặng tình kẻ khép phòng thu.
Đường đường một đấng trượng phu,
Lẽ đâu hồn chẳng đền bù non sông.
Hồn trở về chớ mong giàu có,
Mà ước ao xe nọ ngựa kia.
Nghênh ngang mũ áo râu ria;
Trăm nghìn năm vẫn còn bia miệng cười.
Hồn cố về cõi đời chớ chán,
Mà vội đem lòng nản việc trần.
Bát cơm tấm áo manh quần,
Hồn ăn hồn mặc nợ nần thế gian.
Hồn trở về bấm gan mà chịu,
Cảnh biệt ly tình hiếu đôi đường.
Trượng phu trí ở bốn phương,
Lẽ đâu hồn chịu vấn vương xó nhà.
Hồn trở về nguyệt hoa chi nữa,
Mà thoi đưa lần lữa tháng ngày.
Xưa nay những kẻ tỉnh say,
Lòng mê có nghĩ việc hay bao giờ!
Hồn trở về chớ chờ sức yếu,
Mà hồn không định liệu dọc ngang.
Hoặc hồn bảo chẳng biết đàng,
Hoặc hồn không muốn vội vàng làm ngay.
Hoặc hồn sợ tai bay vạ gió,
Mà hồn đành phải bỏ non sông.
Hoặc hồn quen thói phục tòng,
Mà hồn cam chịu cùng giòng ngựa trâu.
Hoặc hồn thường cháo rau no đói,
Mà hồn riêng mong khỏi cơ hàn.
Hoặc hồn đã trải lầm than,
Mà hồn bỏ mất cái gan tung hoành?
Hoặc hồn ở thị thành phố xá,
Hoặc hồn trong túp lá liều tranh?
Hoặc hồn trong chốn rừng xanh,
Hoặc hồn lẩn quất ở quanh sơn hà?
Hoặc hồn ở nước nhà chật hẹp,
Hoặc hồn đi ẩn nép nước người?
Đêm khuya cảnh vắng im trời,
Khôn thiêng chăng hỡi, hồn ơi hồn về!...
Hồn trở về đừng mê mẩn nữa,
Tính nết xưa phải sửa từ giờ.
Hồn về, hồn cố cho nhờ,
Anh em Hồng Lạc cõi bờ Việt Nam.
Còn chi sung sướng vẻ vang,
Bằng đem da ngựa chiến trường bọc thây.
Hồn trở về làm ngay ý muốn,
Chớ rụt rè sớm muộn nào nên.
Lẽ thường thành bại đôi bên,
Chớ đo đắn quá mà quên việc mình.
Hồn trở về hy sinh quyền lợi,
Mà tận tâm đối với nước non.
Dù cho thịt nát xương mòn,
Cái bầu nhiệt huyết vẫn còn như xưa.
Hồn trở về hồn mơ hồn mộng,
Nên hồn thành ra giống ngựa trâu.
Hồn về hồn kíp đòi mau,
Tự do hành động mặc dầu dọc ngang.
Hồn trở về bền gan dốc trí,
Chớ có thèm cái vị cao lương.
Tháng ngày dưa muối rau tương,
Còn hơn rượu thịt mà nương nhờ người.
Hồn trở về xoay trời đất lại,
Hồn trở về tát hải đạp sơn.
Chớ nề gió kép mưa đơn,
Mà đem gan chọi với cơn phong trần.
Hồn hỡi hồn xa gần nghe thấy,
Thì vùng lên kíp dậy mà về!
Hoặc hồn ở chốn thôn quê,
Hoặc là hồn ở phủ kia lầu nầy?
Nước non cũ bấy nay khao khát,
Ngày ấy qua ngày khác lại qua,
Mấy phen lệ nhỏ máu sa,
Mấy phen xót xót xa xa lòng vàng.
Mong hồn tỉnh hồn càng không tỉnh;
Mong hồn về hồn định không về.
Non sông hồn bỏ lời thề,
Cho non sông chịu trăm bề lầm than.
Hồn hỡi hồn! Giang san là thế,
Giống Lạc Hồng tôi kể hồn hay:
Kể từ hồn lạc đến nay,
Đêm đêm khóc khóc, ngày ngày than than.
Cũng có kẻ trên ngàn nhỏ máu,
Cũng có người nương náu phương xa.
Cũng người bỏ cửa bỏ nhà,
Cũng người lo nghĩ tuyết pha mái đầu.
Cũng có kẻ làm thân trâu ngựa,
Cũng có người đầy tớ con đòi.
Cũng thằng buôn giống bán nòi,
Khôn thiêng chăng hỡi hồn coi cho tường!...
Có mồm nói khôn đường mà nói,
Có chân tay người trói chân tay,
Mập mờ không biết dở hay,
Ù ù cạc cạc công nầy việc kia.
Hồn hỡi hồn! Đêm khuya canh vắng,
Hồn nghe hồn có đắng hay không?
Tôi đây cùng giọt máu hồng,
Cũng xương cũng thịt con Rồng cháu Tiên.
Trông thấy cảnh mà điên mà dại,
Trông thấy tình mà dại mà điên
Mà sao không thể ngồi yên?
Sa câu gan ruột tôi biên mời hồn.
Hồn nghe thấy nên chồn tấc dạ,
Hồn nghe xong nên khá mà về.
Chớ đừng tỉnh tỉnh mê mê,
Chớ đừng đo đắn trăm bề sâu nông.
Hồn trở về non sông nước cũ,
Mà mau mau giết lũ tham tàn,
Mau mau giết lũ hại đàn,
Túi tham dám chứa bạc vàng của dân.
Hồn trở về cho dân tỉnh lại,
Không ngu ngu dại dại như xưa.
Không còn khó nhọc sớm trưa,
Không còn nắng nắng mưa mưa rãi rầu.
Hồn trở về mau mau hồn hỡi!
Hồn trở về tôi đợi tôi mong.
Hồn về dạy dỗ con Rồng cháu Tiên.
Ngọn gió lọt đèn tàn hiu hắt.
Dân không còn nước mất sao còn?
Hỡi hồn nước nước non non!
Hồn về tôi sẵn lòng son giúp hồn.
Tôi đây cũng không khôn cho lắm,
Nhưng cũng không dại lắm cho nhiều.
Tôi nay chỉ một lòng yêu,
Nên mong nên mỏi nên chiêu hồn về.
Hồn hỡi hồn! Hồn về hồn hỡi!
Hồn hỡi hồn! Hồn hỡi hồn ơi!
Đêm khuya cảnh vắng êm trời.
Khôn thiêng chăng hỡi hồn ơi hồn về!
Bút viết xong tai nghe miệng đọc.
Miệng đọc xong giọt ngọc nhỏ sa.
Nhỏ sa nên chữ hóa nhòa,
Hóa nhòa nên mới in ra nghìn tờ.
In nghìn tờ mà đưa công chúng,
Công chúng xem mong bụng đổi dần.
Để rồi thúc kẻ xa gần
Rằng mau nên trả nợ nần non sông!...

Phạm Tất Đắc sanh ngày 15 tháng Năm năm 1909 tại làng Rũng Kim, tổng Công Xá, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là con trai của ông Phạm Văn Hạnh và bà Lê Thị Giáo.
Năm 1923, ông học trung học Bảo Hộ Hà Nội (trường Bưởi).
Năm 1926, tại Hà Nội có cuộc lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh (mất ở Sài Gòn), ông tham gia phong trào bãi khóa, đeo băng đen để tang cụ Tây Hồ nơi tay áo.
Năm 1927, ông tham dự lễ truy điệu cụ cử Lương Văn Can (nguyên hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) vừa mất. Sau đó, ông viết bài “Chiêu Hồn Nước”, được nhà in Thanh Niên xuất bản.
Sách ra vài hôm, ông và người quản lý nhà in bị chánh quyền thực dân Pháp bắt giam. Khi ra trước tòa án, viên chánh án người Pháp hỏi ông ai xúi viết bài thơ nầy, ông khẳng khái trả lời:
- Đầu tôi nghĩ, tay tôi viết, công việc nầy hoàn toàn do tôi.
Bọn thực dân Pháp kết tội ông và giam ông trong nhà tù “trừng giới”. Lúc ấy, ông vừa được 18 tuổi. Sau ba tháng giam ông ở Bắc Giang, thực dân Pháp đem ông về Hà Nội, giam ông tại khám Hỏa Lò.
Ngày 16 tháng Năm năm 1930, lúc ông được 21 tuổi, Pháp thả ông về. Từ đó, ông bịnh hoài.
Ông mất ngày 24 tháng Tư năm 1935 tại đường Luro, Hà Nội, thọ 26 tuổi.

17 thg 12, 2009

Thánh Nữ Đồng Trinh Maria

Hàn Mạc Tử

Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng.
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên đàng
Huyền điệu biến thành muôn kinh trọng thể.
Và Tổng lãnh Thiên-thần quỳ lạy Mẹ
Tung hô câu đường-hạ ngớp châu sa.
Hương xông lên lời ca ngợi sum-hòa:
Trí miêu duệ của muôn vì rất thánh.

Maria ! Linh-hồn tôi ớn lạnh,

Run như run thần-tử thấy long-nhan,
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm-nhuần ơn trìu-mến.

Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ-bi,
Cho tôi dâng lời cảm-tạ phò nguy
Cơn lâm-lụy vừa trải qua dưới thế.
Tôi cảm động rưng-rưng hai dòng lệ :
Dòng thao-thao như bất-tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua,
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí-vị...
Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí,
Và trong tay nắm một vạn hào-quang...

Tôi no rồi ơn võ-lộ hòa chan.
Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ,
Ngọc Như-Ý vô-tri còn biết cả,
Huống chi tôi là Thánh-thể kết tinh
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh,
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế-giới...
Sáng nhiều quá cho thanh-âm vời-vợi,
Thơm dường bao cho miệng lưỡi không-khen.
Hỡi Sứ-thần Thiên-Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh-nữ,
Người có nghe xôn-xao muôn tinh-tú,
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca-tụng, -- bằng hương hoa sáng-láng,
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng,
Một đêm xuân là rất đỗi anh-linh?

Đây rồi ! Đây rồi ! Chuỗi ngọc vàng kinh.
Thơ cầu-nguyện là thơ quân-tử ý,
Trượng-phu lời và Tông đồ triết-lý,
Là Nguồn Trăng yêu-mến Nữ Đồng-Trinh

Là Nguồn Đau chầu lụy Nữ Đồng-Trinh.

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch-lạp,
Khói nghiêm-trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn-giang và màu sắc thiên-không,
Lút trí khôn và ám-ảnh hương lòng
Cho sốt-sắng, cho đê-mê nguyền-ước...

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn-phước,
Cho tình tôi nguyên-vẹn tợ trăng rằm,
Thơ trong-trắng như một khối băng-tâm,
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu,
Cho vỡ-lở cả muôn ngàn tinh đẩu,
Cho đê-mê âm-nhạc và thanh-hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê-thứ
Sẽ ngây-ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng-liêng yêu-chung Mẹ Sầu-Bi
Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu,
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều-thiên ngời chói vạn hào-quang?

16 thg 12, 2009

VIỆT CỘNG TRÌNH DIỄN “MÀN QUỐC PHÒNG” ĐẦY HUÊ DẠNG MÀ THIẾU THỰC CHẤT

Lý Đại Nguyên
15/12/2009.

Trước hành động hung hăng bành trướng sức mạnh quân sự của Trungcộng tại biển Đông. Trước tinh thần quyết liệt phản ứng của toàn dân, toàn quân về thái độ hèn nhát của nhóm cầm đầu Việtcộng đối với Trungcộng đang cưỡng nhận chủ quyền tại Hoàngsa, Trườngsa, và còn để cho Trungcộng đem dân, quân trà trộn vào Việtnam qua việc độc quyền trúng thầu khai thác bauxit ở Tây Nguyên và nhiều công trình trọng điểm khác của Việtnam. Bởi vậy, giới cầm đầu Việtcộng, kể cả bọn Mancộng tay sai của Trungcộng cùng cuống cuồng chữa cháy. Nào là ngày 25/11/09, chúng ra lệnh cho Quốc Hội bù nhìn, chấp thuận việc thành lập một đội dân quân để bảo vệ chủ quyền trên biển đảo. Theo Lê Quang Bình, chủ tịch ủy ban Quốc Phòng và An Ninh của Quốc Hội thì: “Lực lượng dân quân sẽ được thành lập để bảo vệ ngư dân, quyền lợi và chủ quyền của Việtnam chứ không nhằm chống lại bất cứ ai”. Thế rồi, Trungcộng cứ ngang nhiên bắt ngư dân, tịch thu thuyền đánh cá và tài vật của ngư phủ Việtnam đang kiếm sống tại vùng biển Hoàngsa thuộc chủ quyền Việtnam, mà hải quân, dân quân, bộ đội biên phòng và ngay cả nhà nước Việtcộng cũng trơ mắt ra mà nhìn, chỉ vì ‘không nhằm chống lại bất cứ ai’ thôi sao? Đúng! đây là một màn trình diễn không thực chất.

Màn trình diễn thứ 2, không thực chất nữa là, hai ngày 26 và 27 tháng 11/09 hơn 50 học giả và các nhà nghiên cứu từ 19 quốc gia, tham dự cuộc hội thảo “Cách Tiếp Cận Mới về Biển Đông”. Mặc cho phía Việtnam đem ra các chứng cứ về lịch sử, và thềm lục địa không thể chối cãi, Hoàngsa, Trườngsa là của Việtnam, và những tranh chấp nóng bỏng hiện nay tại biển Đông. Trong khi đó các nước bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng hoạt động quân sự với tốc độ mạnh bạo của Trungcộng, nhiều người đánh giá là ‘chưa từng thấy ở biển Đông’. Phía Trungcộng có 6 chuyên gia và học giả tham luận. Gs Lý Quốc Cường, phó Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Sử Địa Biên Giới thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trungcộng nói với đài BBC: “Chúng tôi muốn thông qua sự giao lưu giữa các học giả của các quốc gia khác nhau, chúng tôi sẽ tìm cách hoà giải bất đồng giữa các nước tại biển Đông”. “Muốn đạt được an ninh biển Đông, các nước phải nỗ lực xây dựng lòng tin với nhau”. Ông Lý Quốc Cường khẳng định: “Cuộc hội thảo lần này chỉ mang ý nghĩa học thuật không trông đợi một giải pháp thực sự nào”. Lẽ tất nhiên, lòng tin sẽ chẳng bao giờ có giữa ‘kẻ cướp và người bị cướp’.

Người bị cướp, nước bị cướp không muốn đánh lại kẻ cướp thì mình phải đủ sức tự vệ. Phải đoàn kết được ý chí và sức mạnh toàn dân. Quân đội phải là quân đội của Quốc Gia, để bảo vệ Tổ Quốc, Đất Nước, Dân Tộc, Toàn Dân, phải được trang bị đầy đủ về tinh thần, kỹ năng, kỹ thuật và vũ khí hiện đại của Quân Đội Nhà Nghề, để đủ sức làm cùn nhụt tham vọng của kẻ cướp. Đàng nay, ở Việtnam hiện nay, đảng Việtcộng cướp quyền công dân nhằm độc quyền lãnh đạo quốc dân. Biến quân đội thành Quân Đội của Đảng, nhằm bảo vệ độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền tham nhũng, cam làm tay sai Trungcộng để bảo vệ quyền lợi của Cộngđảng, thì làm gì có thể đoàn kết Quốc Gia, làm gì có sức chống lại với kẻ xâm lược Trungcộng.
Trong Hội Nghị Toàn Quân 2009 diễn ra hai ngày 05-06/12/2009 nhằm mục đích xiết chặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Cộngđảng, kêu gọi quân đội ‘giữ vững ổn định’ và ‘chống diễn biến hòa bình’. Theo Việtcộng thì : “Gần đây, xuất hiện một số quan điểm không chính thống về tính chuyên nghiệp của quân đội Việtnam, nhất là trong thời đại hội nhập toàn cầu”. “Dòng quan niệm này cho rằng cần tách quân đội ra khỏi sự chỉ đạo của Đảng, biến phục vụ trong quân đội thành một nghề”. Tóm lại vẫn dùng quân đội để phục vụ đảng. Rồi ngày 08/12/09, Nguyễn Chí Vịnh viên tướng tay sai Trungcộng, công bố Sách Trắng Quốc Phòng, nhằm mục đích khoe khoang là: “Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việtnam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việtnam”… Nhưng, theo Nguyễn Chí Vịnh thì: “Những thế lực thù địch vẫn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động lực lượng bên trong chống phá Đảng, Nhà Nước Việt Nam”. Có nghĩa là Việtcộng luôn luôn dùng quân đội làm công cụ để chống lại nhu cầu của toàn dân Việtnam là đòi Tự Do, Nhân Quyền và Dân Chủ Hóa chế độ, nhằm vận động ý chí và sức mạnh Dân Tộc Độc Lập Tự Chủ chống lại cuộc xâm lăng nguy hiểm của Trungcộng hiện nay.

Để chứng thực điều trên. Trong 3 ngày từ 12 đến 14/12/09, một cuộc hội thảo lý luận của 2 đảng Việtcộng và Trungcộng đã diễn ra tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trunghoa. Trưởng đoàn đảng Việtcộng là Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, chủ tịch hội đồng lý luận, cùng với người đồng nhiệm trưởng đoàn Trungcộng, Lưu Vân Sơn. Hai bên đều có bài phát biểu về cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh toàn cầu. Đài Tiếng Nói Việt Nam trâng tráo tuyên truyền rằng: “Các đại biểu đã thống nhất chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng; chỉ ra sự phá sản tất yếu của chủ nghiã tự do mới, đồng thời tự hào về sức sống mãnh liệt của chủ nghiã Mác”. “Cuộc hội thảo còn khẳng định, kinh nghiệm ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việtnam và Trungquốc cho thấy chế độ xã hội chủ nghĩa tỏ rõ sức sống to lớn”. Nếu Trungcộng, Việtcộng bị quốc tế cấm vận, không cho hội nhập với nền kinh tế thị trường tự do toàn cầu hoá thì số phận 2 nước xã hội chủ nghĩa này đã chết tiệt từ lâu rồi. Vấn đề ở đây là bọn Việtcộng chỉ muốn chứng tỏ đảng Viêtcộng luôn luôn trung thành với quan thầy Bắckinh, dù chính sách quốc phòng của Việtnam có phải tỏ ra cầu cạnh với Mỹ.

Trong khi đó, Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việtcộng sang Mỹ từ ngày 13 đến 18/12/09 để hội đàm với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates, nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa 2 nước. Nhân dịp này đại diện chính quyền Mỹ cho biết là Hoa Thịnh Đốn đang xem xét khả năng bán các loại vũ khí không sát thương cho Việtnam. Trong cuộc họp báo tại Washington, phó đô đốc Mỹ, Jeffrey Wieringa, lãnh đạo Cơ Quan Hợp Tác về An Ninh Quốc Phòng Mỹ cho biết: “Việtnam có bờ biển dài, cần đến các loại phi cơ tuần tiễu và hệ thống radar cho vùng duyên hải”. Về khả năng hợp tác quốc phòng song phương. Theo ông: “Sau tiến trình dậy tiếng Anh cho sĩ quan Việtnam, tiếp theo là thực hiện chương trình huấn luyện và giảng dậy quân sự quốc tế, qua việc đào tạo các sĩ quan đến từ những nước đồng minh và các nước có quan hệ hữu hảo với Hoakỳ. Khi mối quan hệ hợp tác đã chín muồi, thì bước tiếp theo có thể là việc bán vũ khí không sát thương”. Nhưng điều đáng buồn cho Việtnam là cái đảng đáng chết Việtcộng vẫn còn nằm trong tay Trungcộng, nên Mỹ không dễ gì trao thứ kỹ nghệ quốc phòng tối tân của mình, để Việtcộng nộp cho Trungcộng được. Đây là lúc Việtnam phải chủ động lựa chọn. Không thể nhập nhằng huê dạng mãi nữa.

12 THÁNG ANH ĐI