31 thg 7, 2010

Mỹ phục kích TC ngay tại sân sau

Greg Torode
Phóng viên trưởng về Châu Á của
South China Morning Post tại Hà Nội

Phùng Liên Đoàn phỏng dịch

Cuộc phục kích Trung Quốc (TQ) về quyền sở hữu tại Biển Đông do Mỹ dẫn đầu tại diễn đàn an ninh vùng cấp cao vào hôm thứ Sáu đánh dấu một biến chuyển rõ ràng về quan hệ TQ-Mỹ và đào sâu thêm lằn ranh chiến lược tại Á Châu.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hầu như tắm mình trong Biển Đông tại Hà Nội, tàu chiến Mỹ và Hàn Quốc sửa soạn tập trận tại Biển Nhật Bản, hay Biển Đông (đối với TQ) gần Đông Bắc TQ - làm tình hình căng thẳng thêm.

Sự kiện xảy ra tại Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt. Khi bà Clinton tuyên bố việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bây giờ là một “quan tâm quốc gia” và “vấn đề ngoại giao ưu tiên” của Mỹ, bà đã không chỉ nói đến quan ngại của Mỹ về việc thống trị hàng hải của TQ, mà còn chứng tỏ Mỹ hiểu rất rõ một cơ hội lịch sử nữa.

Đã nhiều tháng nay, tiếng nói quan ngại về đòi hỏi chủ quyền của TQ càng ngày càng to hơn tại Washington, trong khi chính phủ mới của Tổng thống Barrack Obama còn đang hoạch định phương sách trở lại vùng biển bị bỏ quên này. Bị báo động bởi tiếng ngân đi ngân lại là Mỹ đã trở thành một cường quốc xuống dốc, các chính khách Mỹ nói riêng với nhau là Mỹ cần phải nắm lại vị thế chiến lược mạnh nhất tại Á Châu.

Mỹ có cơ hội làm việc trên do TQ càng ngày càng đòi hỏi sở hữu hầu như toàn thể Biển Đông bằng chứng cớ lịch sử và cả pháp quyền - qua việc bắt nhốt hàng trăm ngư nhân Việt Nam, quấy nhiễu các tàu hải quân Mỹ và và hải quân các nước khác, cùng là đe dọa các hãng dầu quốc tế với mục đích khiến họ hủy bỏ các giao kèo thăm dò dầu khí ký kết với Hà Nội.

Nước cờ của Mỹ không phải chỉ để làm vừa lòng các nước tranh giành chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei – mà còn trấn an các nước tranh chấp với TQ lớn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Nam Dương bằng cách gửi một thông điệp rõ ràng tới TQ.

Trong suốt 15 năm qua, Washington đã đứng bên lề các căng thẳng tại Biển Đông, một vùng biển chiến lược và có nhiều quặng mỏ nối liền Đông Á với Trung Đông và Âu Châu. Các người đại diện Mỹ thỉnh thoảng nói tới quan ngại của Mỹ và sự cần thiết thỏa thuận lãnh thổ lãnh hải một cách hòa bình, nhưng không bênh vực bên nào.

Lời phát biểu của Ngoại trưởng Clinton đã làm chính sách trên thay đổi. Các phát biểu đó đặt nước Mỹ trực diện với vấn đề chủ quyền của TQ – vấn đề mà mới đây TQ tuyên bố là “quyền cốt lõi,” một lối nói ngoại giao đặt vấn đề Biển Đông là nhạy cảm như Đài Loan và Tây Tạng

Vào đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là TS Robert Gates tuyên bố tại một diễn đàn an ninh tại Singapore là Washington phản đối bất cứ hành vi nào đe dọa các hãng dầu Mỹ trong việc ký kết các hợp đồng hợp pháp trong vùng.

Ngoại trưởng Clinton đưa ra các tuyên bố của mình tại Diễn đàn vùng ASEAN chính thức, trong các cuộc họp tay đôi với các nước và trước công chúng. Cùng khi đó, các tùy viên của bà còn tóm lược cho đoàn phóng viên báo chí từ Washington đi theo, để họ không lỡ mất quan điểm này.

Trong khi vẫn giữ nguyên lập trường cũ của Mỹ là không thiên vị bên nào, bà Clinton nói rõ là Washington muốn các bên trong vùng thảo luận và giải quyết với nhau – một thách đố trực tiếp với Bắc Kinh khi TQ nói riêng và nói mạnh với từng nước là TQ không muốn bàn vấn đề chung mà chỉ muốn làm việc riêng với từng nước. Nói cách khác, mỗi nước đòi chủ quyền phải xếp hàng để thương lượng riêng với TQ.

Bà Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ ủng hộ phương sách ngoại giao cộng tác giữa các nước đòi chủ quyền để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ lãnh hải mà không bị gò ép. Hoa kỳ chống đe dọa dùng bạo lực bởi bất cứ bên nào”.

Lời tuyên bố của bà Clinton là một thắng lợi ngoại giao đáng kể cho Việt Nam – một món quà cho Việt Nam trong dịp hai nước đánh dấu 15 năm lập lại quan hệ ngoại giao sau chiến tranh Việt Nam và gần 20 năm cấm vận kinh tế.

Trong nhiều tháng nay, Việt Nam dùng chức vị Chủ tịch của ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á để làm sôi động vấn đề Biển Đông. Việt Nam đã hết hơi sức tạo tiến bộ cho cách ứng xử hợp pháp của các bên đòi chủ quyền – lời hứa của các bên trong Tuyên ngôn 2002 ASEAN và TQ ký kêu gọi sự tự chế. Tuyên ngôn này lúc đầu được ca ngợi là có tiến bộ, nhưng càng ngày càng trở thành một văn bản chết trước các hành động của TQ.

Bà Clinton nói đi nói lại các nguyên tắc của Tuyên ngôn 2002, nghe êm tai như âm nhạc đối với các viên chức Việt Nam.

Mới năm ngoái, TQ coi như đã chia rẽ được ASEAN, khi mỗi thành viên có mòi đặt liên hệ với Bắc Kinh quan trọng hơn sự đoàn kết trong ASEAN. Trong các hội thảo chính thức, vấn để Biển Đông ít được đề cập. Và theo nhiều nhà ngoại giao của ASEAN, TQ luôn luôn đặt áp lực. Ngay như Cam-pu-chia, khi xưa thường đồng minh chặt chẽ với Hà Nội, cũng theo Bắc Kinh mà gạt bỏ các nỗ lực của Việt Nam.

Sự cẩn trọng của các nước còn hiện rõ chỉ vài giờ trước khi bà Clinton tới họp. Vào ngày trước Diễn đàn ASEAN, Ngoại trưởng các thành viên của ASEAN có buổi họp với Ngoại trưởng TQ Yang Jiechi (Dương Khiết Trì). Phi Luật Tân là nước duy nhất đề cập vấn đề Biển Đông. Sự e ngại của các nước kia phản ánh phương cách truyền thống của ASEAN. Các cuộc họp và tuyên ngôn chính thức thường càng ít nội dung càng tốt.

Ngay như Việt Nam cũng ít khi chỉ trích TQ công khai, mà hay giữ bề ngoài thân thiện. Ngay như hôm qua (24/7/2010) khi còn đang say với thắng lợi hiếm có, thông tấn nhà nước vẫn thận trọng chỉ lặp lại tuyên bố chính thức của các buổi họp.

Một quan sát viên ngoại giao nói: “Thật đáng để ý. Không nước nào muốn dẫn đầu. Họ đều mong có sự an toàn ở số đông”.

Sự an toàn đó hầu như đã đến khi bà Clinton tới Hà Nội ngày thứ Năm (22/7/2010), và có lời đồn là bà sẽ đưa ra lập trường quyết liệt mới của Mỹ.

Khi diễn đàn bắt đầu vào thứ Sáu (23/7/2010), 11 nước sẵn sàng có phát biểu, gồm cả Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam – các nước có nhiều quyền lợi bị đe dọa nhất – đến Nam Dương, Liên hiệp Âu châu, Úc và Nhật. Diễn biến coi như một cuộc đấu vật tiếp sức rất ấn tượng.

Mặc dầu Ngoại trưởng TQ Yang tỏ ra rất hoang mang sau đó, diễn biến này không thể là một bất ngờ cho Bắc Kinh. Suốt năm qua, các động thái quân sự, chính trị, và ngoại giao đều chĩa vào quan ngại càng ngày càng lớn trong vùng Biển Đông.

Các lãnh đạo quân sự Việt Nam, trước kia thường rất e dè, đã được mời quan sát hàng không mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông và tàu ngầm Mỹ ở Hawaii. Và Việt Nam đã cho phép tàu chiến Mỹ sửa chữa tại các hải cảng địa phương.

Hà Nội còn ký giao kèo với đồng minh trong chiến tranh lạnh là Nga để mua sáu tàu ngầm tiên tiến loại Kilo.

Trong khi đó, các viên chức Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao Mỹ càng ngày càng nói rõ trong điều trần trước Quốc hội là Mỹ cần khẳng định quyền đi lại trên hải phận quốc tế dù cho TQ có quan ngại. Mặc dầu TQ tuyên bố chủ quyền kinh tế tại hầu hết Biển Đông, Hoa Kỳ và các nước khác nhất định các vùng biển đó vẫn là hải phận quốc tế và do đó có quyền thực hiện các hoạt động quân sự kể cả thám thính.

Căng thẳng nảy sinh và nổi cộm khi Bộ trưởng Gates phát biểu tại Singapore trước một thính giả gồm nhiều viên chức cấp cao của Quân giải phóng nhân dân TQ (QGPND).

Sau đó, một viên chức của QGPND nói giận dữ: “Chúng tôi không coi Biển Đông là một cái hồ của TQ, và chúng tôi vẫn cho phép tàu bè không ác ý qua lại. Nhưng tôi xin lỗi, việc Mỹ thám thính chúng tôi không phải là không ác ý. Mọi người không nên đánh giá thấp quan ngại của TQ”.

Chúng ta sẽ chờ xem Washington có đánh giá thấp quan ngại của TQ không. Nhưng không nghi ngờ gì nữa là Bắc Kinh sẽ coi các sự kiện xảy ra tại Hà Nội như một khiêu khích đáng kể. Các nước trong vùng cũng càng ngày càng biết rõ Biển Đông là rất quan trọng cho tham vọng của TQ có một hải quân “đại dương” với sức hoạt động xa đất liền, bởi vì Biển Đông là cửa ngõ cho TQ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Điều rõ ràng là Hoa Kỳ nay sẵn sàng giải quyết một trong những vấn đề khó khăn nhất của vùng – một thay đổi chính sách rất khó đi ngược lại. Và đối với TQ, tuần trăng mật với ASEAN nay đã kết thúc.

Trong bao rủi ro, Washington tìm ra cơ hội.

30 thg 7, 2010

BÀI CA SỰ THẬT

Trần Mạnh Hảo

Sự thật của tôi
Sự thật của anh
Sự thật của chúng ta
Sự thật của mọi người?
Nhân loại có bao thời
Sự dối trá làm quan toà phán xử
Bru-nô ơi trái đất vẫn tròn
Mà chân lý nghìn sau còn trả giá

Nhưng đất nước vẫn đi tìm sự thật
Trong câu hát có mồ hôi nước mắt
Có con nghê đá đầu đình cười cợt các triều vua
Có thằng Bờm chẳng tin lời hứa hão
Cái quạt mo không để phú ông lừa
Vua Hùng ơi! Người đi tìm sự thật
Bằng cách ngày đầu năm xuống ruộng cày bừa
Bao triều đại xưa đổ vì ưa nói dối
“Muốn nói gian làm quan mà nói”
Sự thật giấu trong nhà dân đen
Sự thật từng vật vờ đi như ăn mày đầu đường xó chợ
Sự thật làm anh hề, chú mõ
Sự thật như nàng Thị Kính oan khiên
Sự thật trốn vào ngụ ngôn, ngạn ngữ sấm truyền
Sự thật có khi mượn Xuý Vân mà giả dại
Sự thật chiếc lá đa bay qua bao thời đại
Bay về đây trời nổi can qua
Con vua thất thế quét chùa sãi ơi!
Vĩnh biệt chú Cuội
Vĩnh biệt thành tích ma, báo cáo láo thành thần
Bệnh hình thức gọi sai tên sự vật
Người đói phải nói lời no
Vị đắng sao lại kêu là mật?
Ngục tù mang nhãn hiệu tự do!
Vĩnh biệt khái niệm quét vôi và từ ngữ nước sơn
Đạo đức dính trên đầu môi chót lưỡi
Vĩnh biệt những bóng ma cơ hội
Những cái đầu già cỗi tự bên trong
Những con mắt nhìn người bằng bóng tối
Có nhận ra tia nắng mới trong lòng ?
Tôi là người tập yêu sự thật
Tập nghe nên có lúc ù tai
Tập nhìn nên chói mắt
Đất nước đổi thay
Cơn đau đẻ những dòng sông quằn quại!
Hạt thóc và hạt máu có bao giờ nói dối?
Bốn nghìn năm dân tộc tôi
Đi từ bờ bên kia
Đến bờ bên này của sự thật
Để mỗi con người hôm nay trên mặt đất
Được cầm trong tay một tia nắng mặt trờ…

Trần Mạnh Hảo

Như thế nào là người Hà Nội?

Hà Nội chuẩn bị làm lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long


Lê Phú Khải, nhà báo
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Nhân 1000 năm Thăng Long, nhà thơ Hoàng Hưng ba đời là người Hà Nội (bản thân, cha, ông nội)….đã viết một bài về Bấm "lối sống người Hà Nội”.

Hoàng Hưng đã lấy sự quan sát chính dòng tộc của ông, một gia đình trí thức khá nổi tiếng qua ba thế hệ sống ở Hà Nội, cùng với việc quan sát nhiều người Hà Nội khác sống trong khoảng thời gian đó, để “ thử” nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống người Hà Nội.

Ông nêu những nhận định khái quát về bản sắc người Hà Nội, đó là sự kết hợp giữa những nét của tính cách người Kinh Kỳ cộng với văn minh phương Tây đầu thế kỷ 20, sau đó là những biến động sau cach mạng Tháng Tám 1945, những cái còn và mất của lối sống Hà Nội cho đến hôm nay.

Tôi là một người có năm cái “đồng” với nhà thơ Hoàng Hưng: Sinh đồng năm (1942), đồng hương người Hà Nội, đồng học một trường (Đại học Sư Phạm Hà Nội), đồng nghiệp (dạy học và làm báo), đồng chính kiến.

Hơn thế nữa, tôi không những ba đời mà gốc gác không biết bao nhiêu đời đã sống tại Hà Nội, vì theo ông nội tôi, thì làng Cơ Xá Nam, chính là làng tôi, có từ trước cả khi vua Lý dời đô về Thăng Long, nay làng còn đền thờ Lý Thường Kiệt ở phố Nguyễn Huy Tự, vừa được trùng tu và được công nhận là di tích lịch sử Quốc Gia nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long

Chính vì vậy tôi mạo muội thử bàn về lối sống của người Hà Nội nhân 1000 năm Thăng Long để mong cung cấp một vài tư liệu sống về người Hà Nội cho các nhà nghiên cứu như nhà thơ Hoàng Hưng đã từng làm.

Thanh lịch

Trước hết nói về tính cách tốt đẹp của người Hà Nội

Tôi đồng ý với nhà thơ Hoàng Hưng, là người Hà Nội có nét tính cách nổi bật là “thanh lịch” và theo tôi hơn thế nữa, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm. Họ rất hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với mọi người. Nếu ở một thời đại thanh bình, người Hà Nội sẽ là những nhà khoa học trung thực, họ có phẩm chất của những vị “tôi hiền” trong một triều đình có “vua sáng”, có minh quân. Nhưng nếu vua là những tên hôn quân bạo chúa thì người Hà Nội không dám chặt đầu vua để “thế thiên hành đạo” như người Quảng Ngãi dám làm khởi nghĩa Ba Tơ.

Văn hóa Việt Nam giữ một vẻ riêngcho đến khi người Pháp sang

Người Hà Nội ưa thích sự liêm chính trong sạch không có “máu” tham nhũng, không thích hà hiếp kẻ dưới. Ông nội tôi trước CM tháng 8 làm nhân viên bưu tá cho Toàn Quyền Đông Dương. Đến khi ông năm mươi tuổi, quan Bảy toàn quyền bảo rằng, mày đã đến tuổi hưu theo ngạch của Pháp, nhưng nếu muốn làm quan An Nam thì tao cho ra làm tri huyện, nhưng vì các chức tri huyện đã kín, nếu mày muốn làm tri châu thì tao ký cho mày đi nhận chức.

Ông nội tôi xin về và đi chăn bò ở Bãi Giữa, tức bãi Phúc Xá giữa Sông Hồng. Có người trong gia tộc hỏi ông nội tôi sao không nhận làm quan? Cụ trả lời: Lúc làm thông ngôn cho quan Bảy những ngày quan ta lên lễ tết, thấy họ biếu quan trên nhiều thứ lắm. Nếu mình làm quan không ăn của đút thì lấy đâu tiền bạc để biếu quan trên.

Đến ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 – 1946, ông nội tôi đem cả gia quyến lên quê của người con dâu thứ ba ở tỉnh Phú Thọ để “trường kỳ kháng chiến” theo tiếng gọi của cụ Hồ. Đến ngày Hòa Bình 1954 về Hà Nội, Pháp kêu những công chức cũ có sổ hưu đi theo Việt Minh tám năm, nếu xuống Hải Phòng, Pháp vẫn cho truy lĩnh 8 năm lương hưu mà không đòi hỏi một điều kiện gì khác, vì đây là món tiền Chính phủ Pháp nợ các công chức đã làm việc cho Pháp. Nhưng ông nội tôi không đi. Cụ nói: “Nước đã độc lập rồi dù ăn cơm, dù ăn cháo cũng sướng, không cần gì nữa.”

Là một công chức mẫn cán cho thực dân, nhưng khi có cơ hội thì ông nội tôi sẵn sàng bỏ hết để đi theo chính nghĩa dân tộc. Người Hà Nội là thế, nhưng người Hà Nội không dám tự đứng lên làm một cuộc khởi nghĩa cách mạng như người Thái Bình, người Nghệ Tĩnh. Người Hà Nội không có chí tiến thủ, không dám làm việc lớn “khai sơn phá thạch” “lay thành nhổ núi” như các cụ Phan, cụ Hồ ở miền sông Lam núi Hồng. Người Hà Nội sống khép kín, lo gia đình vợ con, không xâm phạm của ai, quan hệ thì có đi có lại, không hào phóng như người Nam Bộ.

Thích sống bình yên

Người Hà Nội không có máu tham, không dám dấn thân làm việc khó, anh ta e ngại đủ điều, chỉ thích sống bình yên, không muốn xa “ba mươi sáu phố phường”. Tôi có người bà con dòng tộc, được cấp trên cử làm chức vụ cao hơn chức vụ trưởng mà anh ta đang làm, với hy vọng tài đức của anh sẽ “dẹp loạn” trong ngành thuế đang “loạn”. Anh ta nhất định từ chối với lý do “Tôi sợ mình chưa dẹp người ta thì người ta đã dẹp mình rồi”

Tôi có thằng cháu nội sinh ở Mỹ Tho nay đã 16 tuổi, hiện đang học ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia bên Mỹ, lớp của cháu học có rất nhiều bạn da đen, cháu không dám chơi với ai cả, vì sợ “mất công”. Cái gien Hà Nội đã theo cháu sang tận nước Mỹ xa xôi! Tôi có một người bạn học phổ thông, sau khi tốt nghiệp lớp mười, đi học lái máy cày ở Hòa Bình, cách Hà Nội bốn mươi cây số. Cứ một tuần anh ra lại viết thư về cho mẹ, giọng sướt mướt, bi ai như bị đi đầy biệt xứ tận Xi-bê-ri, ít lâu sau anh ta bỏ về vì…..nhớ nhà.

Người Hà Nội không ưa sự ồn ào phô trương, rất ghét thói “trưởng giả học làm sang” kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng, nhưng rất sành điệu ăn chơi. Có người lấy sự sành điệu ăn chơi làm lẽ sống của mình hơn là làm những việc ích nước lợi dân. Tôi có người bà con trong dòng tộc, anh ta đi ô tô từ Bắc vô Nam. Vào đến TP. HCM rồi, vội đến nhà tôi để khoe: Tao đi từ Hà Nội vào đây, đến thành phố nào nghỉ chân cũng kiếm khách sạn thật xịn, có phòng nhẩy ( khiêu vũ ), ở đâu người ta cũng chịu tao là “đôi giầy vàng” (ý nói nhảy đẹp nhất).

Có ý kiến nói Hà Nội trở nên 'hỗn tạp'

Người Hà Nội còn có một đức tính nổi bật là mượn sách không bao giờ trả. Thậm chí còn cho việc trả sách là ngu (!) Nhưng nợ tiền thì anh ta ngày đêm lo trả, không hề có ý định ăn quỵt

Tóm lại, sống bình lặng, lịch lãm, tôn trọng lẽ phải đạo đức và chính nghĩa, không dám dấn thân, không dám làm việc lớn, hay hoài vọng và mơ mộng, thích gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của kiếp người. Đó là đặc trưng phổ quát của người Hà Nội. Tôi có thể dẫn ra đây cả một trăm, một ngàn ví dụ sống về những tính cách đó của người Hà Nội. Không phải nhà lý luận, chỉ có thói quen nghề nghiệp (nhà báo) hay quan sát, tôi cung cấp những chi tiết, vậy thôi.

Hỗn tạp

Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tám người từ các nơi khác đến “ngụ cư”. Họ làm quan, làm thơ, làm dân thường. Họ mang lối sống “hỗn tạp” (từ dùng của nhà thơ Hoàng Hưng) đến đất ngàn năm văn vật. Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n và l là chuyện vô tư.

Thằng con trai cả của tôi định cư ở Cần Thơ, ra Hà Nội chơi cùng với hai người bạn đều là công an ở Cần Thơ. Vao một tiệm ăn, lúc trả tiền, thấy chủ quán tính gấp mười lần so với bàn bên cạnh cũng ăn những thứ như thế. Nó không chịu, chủ quán sừng sộ quơ dao phay lên. Hai người bạn dân Nam Bộ cùng đi chìa tiền ra trả cho yên chuyện. Nổi máu “điên” thằng con tôi đập ngay một chai bia, cầm cổ chai chĩa vào mặt chủ quán.

Cuối cùng thì Công an 113 phải đến để dẹp loạn. Người ăn hàng được trả đúng giá, nhưng chủ quán cũng chẳng được “nhắc nhở” câu nào (!) Thằng con tôi chính là dân Hà Nội gốc, đi giang hồ tứ xứ nên học được thói du côn phương xa, nó đủ bản lĩnh để đương đầu với người Hà Nội mới hôm nay.

Hà Nội của tôi bây giờ “hỗn tạp” là thế. Vì vậy có ai hỏi tôi về Đại lễ 1000 Thăng Long, tôi sẽ trả lời: Về thời gian, 1000 năm không hơn gì 500 năm về giá trị tuyệt đối. Ví như, 1000 cái mụn ghẻ thì không hơn gì 500 cái mụn ghẻ. Vấn đề là sau 1000 năm dân tộc ta rút ra là đã làm được những điều gì tốt đẹp, cái gì còn chưa tốt, còn chưa làm được. Lấy cớ kỷ niệm 1000 năm để đem tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân tiêu xài lãng phí là điều bỉ ổi nhất sau 1000 năm.

Cuối cùng, tôi muốn bắt trước một nhà văn hài hước Pháp để kết luận như thế này: “Cũng giống như các miền khác trên đất nước, người Hà Nội sinh ra để đi tìm hạnh phúc, nhưng chẳng biết nó ở đâu mà tìm.”


Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở TP. HCM.



NHẬN ÐỊNH VỀ HÀNH ÐỘNG CỦA LÝ TỐNG ÐỐI VỚI CA SĨ ÐÀM VĨNH HƯNG

Bác Sĩ Lê Phương Thúy,

Không một người Việt Nam nào sinh hoạt chặt chẽ với buồn vui của cộng đồng mà không biết chuyện Lý Tống xịt pepper spray vào mặt Ðàm Vĩnh Hưng tối thứ bảy 7-17-10 vừa qua tại đêm trình diễn của ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm tại Santa Clara Convention Center, thuộc vùng bắc California.Chắc chắn, mỗi người đều có cho mình một ý kiến, một thái độ, chỉ khác là họ có nói ra hay không mà thôi.

Tôi xin chia sẻ ý kiến của mình, mà tôi cho rằng sẽ rõ ràng hơn nếu chúng ta phân biệt ra ba lãnh vực khác nhau.

LÃNH VỰC PHÁP LUẬT
Lý Tống rõ ràng đã phạm pháp, đã bị bắt giữ và công tố viên đã đưa ra các tội danh rất rõ ràng. Anh đang chờ ngày ra tòa. Hiện tại thì anh đã được trả tự do sau khi đóng đủ tiền tại ngoại hầu tra.

LÃNH VỰC NHÂN BẢN
Tại sao Lý Tống lại chọn Ðàm Vĩnh Hưng mà không là ai khác? Tại sao không là ca sĩ Mỹ Tâm hay những người khác trên sân khấu, đại diện phái đoàn cộng sản, hoặc là người tổ chức? Ðiều này chỉ có Lý Tống mới có câu trả lời. Tuy nhiên tôi nghe Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali nói rằng vì ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng được coi là nằm trong ủy ban tuyên vận của chính quyền cộng sản.
Tôi cảm thấy mình cần bào chữa cho Ðàm Vĩnh Hưng mặc dù tôi chưa bao giờ nói chuyện với anh hay với Lý Tống. Ai sinh sống ở Việt Nam, lại thuộc thành phần giàu có, nổi tiếng, lại dám làm ngược lại với ý muốn của chính quyền cộng sản? Ðiều chính quyền cộng sản đưa Ðàm Vĩnh Hưng làm một tuyên vận văn hóa không có gì lạ, vì tiếng hát của anh gây tác đông lớn trong lòng quần chúng từ trong nước ra tới hải ngoại, không kém gì tác động của một Elvis Presley của Hoa kỳ đối với người bản xứ. Anh thành công đến độ giàu có, có tài sản, nhà cửa ở Việt Nam, chắc chắn phải “biết điều”, biết xã giao với chính quyền thì mới được yên thân. Chúng ta đã từng nói “cái cột đèn nếu biết đi, cũng sẽ tìm cách ra khỏi Việt Nam”. Tôi không thấy Ðàm Vĩnh Hưng có thể có một lựa chọn nào khác. Dám từ chối lệnh đảng không? Anh thuộc thế hệ trẻ, nếu không sanh sau 1975 thì cũng chỉ trước đó vài năm, lại là một nghệ sĩ, tôi không nghĩ anh tôn thờ chủ thuyết cộng sản hay tôn thờ đảng đến độ thật tâm dâng tài năng để phục vụ đảng. Anh chỉ là một người nghệ sĩ muốn đem tiếng hát mình đến mọi nơi. Thính giả mới là người anh tôn thờ, nếu không muốn nói ca hát là nghề nghiệp sinh sống của anh, nơi nào có thính giả mua vé là nơi anh muốn tới trình diễn.
Tôi nghĩ Lý Tống chọn Ðàm Vĩnh Hưng vì chỉ khi tấn công Ðàm Vĩnh Hưng thì buổi văn nghệ mới bị ảnh hưởng. Ðàm Vĩnh Hưng tuy không bị tổn thương nhưng cũng sẽ bị áp đảo tinh thần, không trong những nốt nhạc tình đã đưa anh lên đài danh vọng. Thính giả cũng không thể thưởng thức trọn vẹn đêm vui như ý muốn. Lý Tống cũng đã không nhẫn tâm xịt acid hay một chất độc mạnh nào khác vì lý do nhân đạo. Tôi không nghĩ Lý Tống sợ hình phạt của luật pháp. Anh đã ở tù 8 năm tại Thái Lan vì tội cướp máy bay và sẵn sàng ở hai mươi mấy năm, nếu không có đồng bào đóng góp tiền mướn luật sư biện hộ. Lần này, anh cũng không muốn được giúp trả tiền tại ngoại hầu tra, nhưng có lẽ anh chịu ra tù vì muốn tiếp tục biểu tình tiếp ở Nam CA vào tối 7-24-10. Sự có mặt của anh trong đám biểu tình và hành động của anh đối với Ðàm Vĩnh Hưng chắc chắn đã gây rúng động không riêng gì cho Ðàm Vĩnh Hưng mà cả cho các nghệ sĩ khác, và cho những người tiếp tay phía ngoài sân khấu. Sự rúng động này không nhất thiết là vì sợ bị đánh hay sợ mất tiền. Sự rúng động này, tôi cho rằng đến từ sự xấu hổ do lương tâm tỵ nạn cắn rứt: tại sao cũng cùng thân phận tỵ nạn cộng sản, cũng bỏ nước ra đi để tìm tự do, mà ngày nay người thì vào tù ra khám, chịu đựng hiểm nghèo xông pha chống cộng, nơi nào có cộng sản, nơi đó có biểu tình, mà lại có những người chỉ vì chút tiện nghi bạc tiền, lại nhẫn tâm tiếp tay cho cộng sản và làm ngơ trước cuộc đấu tranh chính trị này? Ở Việt Nam người ta phải tuân lệnh đảng và nhà nước để được sống còn và để có ăn. Ở Hoa kỳ, có thiếu gì việc để kiếm tiền, đâu cần bán chính nghĩa quốc gia của mình.

LÃNH VỰC CHÍNH TRỊ
Nếu tạm gọi Việt Nam là giang sơn của cộng sản, thì hải ngoại, nhất là California là giang sơn của người Việt tỵ nạn chống cộng. Nam California còn được gọi là Thủ Ðô Tỵ Nạn. Nếu người Việt mỗi lần không tránh được phải về Việt Nam thăm cha mẹ bị bệnh hay vì quá nhớ quê hương, cũng phải e dè ý tứ, phải xin Visa được phép mới đi. Khi ở Việt Nam phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, chắc chắn không dám tổ chức hát nhạc đấu tranh trong ngày 30 tháng 4: “một cánh tay đưa lên, hàng vạn cánh tay đưa lên…”. Như vậy, chúng ta cũng không thể để cho người cộng sản tự tung tự tác, qua Mỹ như đi chợ, làm giàu nhờ đồng tiền tỵ nạn của chúng ta, lại còn công khai phô trương lực lượng như trong buổi văn nghệ Ðàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm vừa qua tại Santa Clara Convention Center, có cán bộ cao cấp, có gia đình và bè nhóm tới ngồi chung rạp hát với khán thính giả đa số là người tỵ nạn.
Chuyện đấu tranh chính trị, tranh giành ảnh hưởng nhân danh văn hóa, từ thiện là chuyện không xa lạ gì với bất cứ ai. Nếu buổi tổ chức vừa rồi êm xuôi, không có biểu tình, không có phản đối, chính quyền cộng sản sẽ hô hoán lên để khoe khoang với chính quyền Hoa Kỳ và thế giới rằng người Việt hải ngoại và người trong nước nay là một rồi, cùng hoan hỉ ngồi trong rạp xem hát với nhau, cùng thưởng thức tiếng hát Ðàm Vĩnh Hưng là văn công và Mỹ Tâm là dâu con chế độ (nếu tôi biết không lầm thì ca sĩ Mỹ Tâm cũng là dâu con của quan lớn nhà nước). Nhiều lần như vậy, thì còn đâu là chính nghĩa của người quốc gia và còn đâu là áp lực mà chúng ta thường sử dụng để đòi hỏi cộng sản phải tôn trọng nhân quyền, và đòi hỏi không được treo cờ máu tại các nơi công cộng hay trường học? Cứ từ từ, cộng sản sẽ nhuộm đỏ hải ngoại bằng lá cờ máu, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác và không có những biện pháp phản đối, dù nhỏ dù lớn.
Tôi biết rằng cá nhân mình không có thì giờ và gan dạ để đi biểu tình. Tôi cũng không dám làm điều gì phạm pháp. Tôi không dám khen tặng, cổ võ Lý Tống vì sợ liên lụy và cũng không muốn đốc thúc để anh nổi máu anh hùng làm việc liều lĩnh có hại trước hết cho bản thân anh và người thân của anh. Nhưng trong một cuộc chiến tranh chính trị, chúng ta cần những người như Lý Tống. Việc Thượng Tọa Thích Quảng Ðức tự thiêu ngày xưa đã có ảnh hưởng chính trị không nhỏ và đã trở thành một hình ảnh lịch sử trong thời điểm đó, mặc dù trái với nhân bản (tự hủy mình). Lý Tống chưa làm tổn thương một cá nhân nào. Anh chỉ làm khổ thân anh. Anh tuyệt thực. Anh cướp máy bay, anh rải truyền đơn rổi anh bị ở tù. Nay anh cũng chỉ xịt hơi cay vào Ðàm Vĩnh Hưng để áp đảo tinh thần. Anh làm anh chịu.
Tôi không đồng ý lập luận cho rằng việc làm của anh Lý Tống gây khó khăn cho Ủy Ban Chống Cộng hoặc làm người ngoại quốc coi thường người Việt Nam là không tôn trọng luật pháp. Ai cũng biết Lý Tống lúc nào cũng hành động một mình. Báo San Jose Mercury News gọi anh là “self-style” freedom cản ngăn anh khi anh đã quyết định làm.
Cuộc trình diễn của Ðàm Vĩnh Hưng đã chấm dứt. Nhưng dư âm chắc chắn sẽ kéo dài. Ca sĩ trong nước muốn ra hải ngoại trình diễn phải xem trước xem sau, khép nép, nhẹ nhàng, không dám tiền hô hậu ủng, tùy tùng lũ lượt. Các ông bầu phải tính toán nghĩ suy thêm một chi phí mới là bảo đảm an ninh, coi chừng vừa bị biểu tình mất vui, vừa lỗ vốn (tôi đọc báo nói buổi tổ chức ở Nam CA sau vụ Lý Tống đã phải chi thêm $10,000 tiền an ninh). Thính giả muốn mua vé đi xem cũng phải suy nghĩ xem có đáng sự phiền hà vừa tốn tiền vừa không vui, có khi còn bị liên lụy, ăn đạn lạc.
Tôi không dám khuyến khích việc làm của anh, không dám kêu gọi người khác làm giống anh, nhưng tôi cám ơn anh, anh Lý Tống.

Bác sĩ Lê Phương Thúy.

Viết cho con gái từ trại tù Lam Sơn (Thanh Hoá)

Trần Khải Thanh Thuỷ

Thanh Hoá, 5-6-2010

Thuỷ Tiên yêu thương,
Vào tù mẹ nhớ con nhiều lắm, dõi theo từng bước chân con, lòng đầy tự hào vì con gái mẹ đã trưởng thành vượt bực, đã hoàn toàn thoát khỏi bóng râm của mẹ và vươn lên phô sắc, khoe hương, tự khẳng định mình và còn lo lắng quan tâm sâu sắc đến mẹ nữa. Hy vọng những việc con đang làm cho mẹ sẽ được toại nguyện, thành công mỹ mãn vì số con vốn đã gặp may, lại thêm tấm lòng và ý chí của con luôn hướng về mẹ nữa.
Mẹ mừng vì không đơn độc, sau lưng mẹ là con, là cả gia đình thân thương gồm bà, bố, em An Khuê, cậu mợ và hai em Khải Nam, và Hiên Nhi cùng bao nhiêu tấm lòng bạn bè của bà con cô bác khác.

Thành thật mẹ ấm lòng vì con đang ở trong vòng tay yêu thương của mọi người. Bi kịch tạo nên thiên tài… Vì nỗi đau của mẹ mà con được nhiều người biết tới, nâng đỡ, chở che để con phấn đấu và trưởng thành, lớn hơn tầm kích của mình.

Phần mẹ về trại từ 29-4. Một mình một xe, hai tay bị còng – đúng chân dung của một con tù, khác hẳn với chân dung ngoài đời mà con đã từng biết (Làm nghề gì, có chân dung của người đó). Hy vọng nhờ những việc làm thiết thực của con, thông qua tấm lòng của bạn bè, bà con cô bác mà mẹ sớm được giải thoát.

Khí hậu Lam Sơn vô cùng khắc nghiệt con ạ. Ở nhà quanh mẹ là cả một trạm y tế thu nhỏ. Nào bình thở Ôxy, nào giường massage, nào bác sỹ chăm sóc riêng (Bác Sỹ Nguyễn Thị Nga – Giám đốc bệnh viện Nội Tiết) rồi bác Hòa thường xuyên đến cứu huyệt cho mẹ 1 ngày 1 lần 1 tiếng rưỡi đồng hồ… còn ở đây, mẹ đã kiệt quệ sau 6 tháng 21 ngày bị giam cứu tại Hỏa Lò, giờ về trại thêm cái nắng nóng nung người của Vùng Chướng Khí Lam Sơn (thường xuyên 37-39, 40 độ C) cùng qui định quá khắc nghiệt của trại tù. Sáng 5 giờ đã trở dậy, điểm danh, ăn sáng, 6 giờ ra sân chung chờ đợi, xuất trại để 6h30 có mặt tại xưởng, cho đến 11giờ mới được về, sau một lần chờ đợi khám xét, vào buồng và lại điểm danh.

Tắm giữa giếng sâu hun hút và chật chội kinh người (200-250 người) trên đầu là nắng nóng kinh hoàng. Nhìn xuống lòng giếng đã chóng mặt, huống hồ múc nước tắm giặt, thở ra cả mang tai… Tất cả tồng ngồng trong bộ cánh Eva, chung quanh là cả thế giới phụ nữ. Thật không khác gì cảnh bầy đàn ăn lông ở lỗ từ thời đại hồng hoang nguyên thuỷ con ạ. Mất hết khái niệm về phái đẹp, về sự kín đáo duyên dáng của phụ nữ – Có lẽ không nơi nào trên thế giới này còn nền văn mình rừng rú, loã lồ, thô thiển đến vậy. Hoàn toàn chỉ còn là phần con, không còn phần người. Nhìn đã đủ rùng mình gai lạnh, huống hồ phải hội nhập, trải nghiệm.

11 giờ 30 phút ăn trưa, 12 giờ đi nghỉ đến 12 giờ 30 lại trở dậy, ra sân chung xuất trại đến 5 giờ mới về. Xưởng bạc không được dùng quạt, còn phải che chắn bao tải, ni lông, chăn cũ để bạc không bay… nóng không khác gì lò hấp thịt người khổng lồ (thường xuyên ở mức 40-42 độ C) hút kiệt cả sức lực của người tù… Không dưới chục lần mẹ nghe bạn tù kể lại: Suốt 3 tháng mùa hè, cả bầu trời xứ Thanh như một quả cầu lửa, những cơn gió Lào vô tình tạt sang từ bên kia biên giới. Ai nấy ngộp thở như bị rang trong chảo nóng. Bụng dạ, ruột rà cứ bỏng rát lên từng đoạn như thể bị ai thò tay vào kéo căng ra phơi dưới nắng. Vạn vật hổn hển vì thiếu Ôxy, ngực nhói lên từng cơn sau mỗi nhịp thở, cảm giác nóng bỏng len vào từng làn da, thớ thịt, máu cạn dần sau 3 tháng trời nắng quần, đất hun… Khăn trùm, đầu mặt tay chân kín mít chỉ để hở hai con mắt, ngồi thở mà mặt mũi tay chân đen thủi đen thui, hệt như cột nhà cháy.

Chiều 6 giờ đóng khu, tắm rửa, ăn uống để 6 giờ 30 điểm danh, khoá buồng chờ điện bật sáng. Có lẽ không ở đâu như Việt Nam mình con ạ, mất điện đã trở thành điều bình thường như cơm bữa. Thoạt đầu mới vào hè thì một ngày có, một ngày mất, càng nóng nhiều thì 2 ngày mất, một ngày có. Quả là phú quý giật lùi. Trong khi các nước tiến bộ được khuyến khích dùng điện thì Việt Nam phụ thuộc vào độ chảy của các dòng sông, nước cạn, điện cũng cạn theo. Nghèo nàn, dốt nát, lạc hậu, không biết hội nhập toàn cầu, xa lộ thông tin theo kiểu gì nữa, ngoài kiểu “bótay.com”.

Ồn ào, căng thẳng đến 12 giờ đêm, tất cả mới chìm vào giấc ngủ. Mẹ bị suy nhược thần kinh nặng, chỉ cần người bên cạnh ho hắng, khịt mũi, cựa chân, lật tay,… thế là lại tỉnh. Đến 5 giờ sáng nhịp điệu lại bắt đầu, căng thẳng mệt nhoài như những ngày trước và sau đó.

Thiếu ngủ trầm trọng, nắng nóng kinh hoàng, mẹ gần như dở điên dở dại vì những cơn đau đầu tra tấn, lại thêm nhiễm khuẩn đường ruột, ngày ôm bụng “xổ ruột” cả chục lần, khiến sức khoẻ vốn kiệt quệ càng kiệt quệ hơn, trong vòng nửa tháng, sút mất 3 kg thịt. Ai nhìn cũng chán.

Cũng may mẹ được giám thị Hai cho nghỉ dưỡng bệnh 1 tháng, vì thế vừa kịp hồi sức, vội viết thư cho con ngay đây.

Thuỷ Tiên con, sang Pháp chưa đầy 10 tháng, mẹ biết con đã sang Mỹ, Bỉ, Thuỵ Điển nhiều lần, so với tuổi 20 của con quả là điều hạnh phúc lớn lao. Song dù thế nào cũng không được ảnh hưởng tới việc học tập con nhé. Mẹ biết con sáng dạ vì quá khứ có sức mạnh di truyền, con được thừa hưởng từ ông ngoại, từ mẹ hệ DNA rất quý; hơn nữa, quá trình nhận thức gắn liền với hứng thú. Giỏi ngoại ngữ, con lại vào trường ngôn ngữ nên càng có điều kiện khẳng định năng lực của mình. Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời, con biết 4 ngoại ngữ, sống phong phú hơn cuộc đời bố mẹ, ông bà 4 lần đấy con ạ. Con cố tận dụng cơ hội để bật lên nhé. Đừng vì được đi đó đi đây mà xao lãng việc học tập. Hơn bao giờ hết, mẹ đặt hy vọng vào con nhiều lắm. Từ khi con tròn 1 tuổi, ru con ngủ, con thuộc làu bài ru của mẹ, rồi 3 tuổi, nét vẻ mềm mại, tinh tế của con đã làm mẹ giật mình và kỳ vọng vào con rất nhiều. Từ khi con lên 6 học hệ chuyên Pháp, thi đỗ thủ khoa 9,75 điểm, mẹ đã biết con chính là sự bù đắp cho số phận mẹ, khi trước đó, vì phải đi thực tập sư phạm thực tế, sản xuất ở những vùng quê hẻo lánh nước đọng, ao tù mà mẹ bị viêm tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con, chết đi sống lại. Suốt 12 năm học của con, đặc biệt những năm con thi vào cấp III, thi hệ nào đỗ vào hệ ấy, thi trường nào đỗ vào trường ấy, vào học tại Amsterdam, mẹ lại càng tin tưởng và kỳ vọng ở con hơn. Thực tế con đã không làm mẹ thất vọng, ngược lại con là niềm tự hào của cả đại gia đình mình, đặc biệt là bên nội… Bây giờ được sang Pháp, điều kiện, môi trường thuận lợi, con càng phải phát huy thế mạnh của bản thân con nhé.

Nhớ viết thư thăm mẹ – cho mẹ gửi lời chào quý trọng và đầy biết ơn tới các cô, dì chú bác bên Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển và Bỉ. Mẹ mong từng ngày được ra tù để có điều kiện đền đáp tấm lòng thương yêu chăm sóc, lo lắng quan tâm của tất cả tới mẹ. Con đang sống thay cả phần mẹ. Phải hết sức khiêm nhường lễ độ con nhé. Càng hiểu biết càng phải nhu mì, lễ phép con ạ. Thế mới là con gái của mẹ, mới xứng đáng với tấm lòng của bạn bè, cô dì chú bác dành cho mẹ, thông qua con.

Trần Khải Thanh Thuỷ
Địa chỉ của mẹ: Đội 21 - K4 - Trại 5 - Lam Sơn – Thanh Hoá

28 thg 7, 2010

Biển Đông - Khoảng trống quyền lực có được lấp đầy?


Việt Long

Khoảng trống quyền lực sau thời Chiến tranh Lạnh có được lấp đầy, tạo sự cân bằng quyền lợi bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác trong khu vực phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của ASEAN và các nước có quyền lợi trên Biển Đông.

Khoảng trống quyền lực và những bất ổn

Biển Đông với ít nhất hơn 1/2 tổng khối lượng hàng hóa giao thương đường biển quốc tế, nơi trung chuyển 70-80% năng lượng dầu khí nhập khẩu cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn là tâm điểm quan tâm của các cường quốc. Việc cân bằng quyền lực là điều kiện tiên quyết để giữ cho Biển Đông trong hòa bình, ổn định.

Năm 1973 khi Mỹ buộc phải rút khỏi Việt Nam, một khoảng trống quyền lực lớn đã xuất hiện. Trung Quốc đã khôn khéo tận dụng thời cơ để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Vụ đụng độ thứ hai năm 1988 đã lần đầu tiên mang lại cho Trung Quốc một chỗ đứng trên quần đảo Trường Sa. Điều này xảy ra khi nước Nga, do những suy thoái nội bộ, đang tìm cách rút ra khỏi Cam Ranh. Khoảng trống quyền lực do Mỹ, Nga bỏ lại đã tạo thế cho Trung Quốc một mình vươn ra kiểm soát Biển Đông. Sự kiện Vành Khăn 1995 thử thách sự chắc chắn của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippine.

Với sự phát triển nóng của nền kinh tế đòi hỏi những nguồn tài nguyên dầu khi vô tận, sự hiện đại hóa hải quân, tham vọng của nước khổng lồ khu vực ngày càng lộ rõ. Trung Quốc đã chuyển dần từ chính sách "trỗi dậy hòa bình", "quyền lực mềm" sang thể hiện quyền lực cứng rắn hơn trước. Ngày 7/5/2009 Phái đoàn thường trực Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc chính thức cho lưu hành bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng".

Khoảng trống quyền lực ở khu vực đã khiến Trung Quốc chen chân ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn là vùng lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh AP.

Để củng cố yêu sách này, Bắc Kinh đã có hàng loạt các hoạt động gây lo lắng cho các nước trong khu vực. Từ thiết lập căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Hải Nam, tuyên bố thành phố Tam Á bao gồm các quần đảo trong Biển Đông, xây dựng tàu sân bay, tập trận có bắn đạn thật, thông qua Luật sử dụng các đảo không người ở, Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020, tăng cường mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng đường không, đường thủy đến ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/-31/8 hàng năm, tăng cường lực lượng tàu Ngư Chính xuống Biển Đông, đẩy mạnh thăm dò dầu khí, quy hoạch 180 mỏ dầu khí ở Biển Đông, gây áp lực buộc các công ty nước ngoài phải rút khỏi các dự án dầu khí đang hoạt động hợp pháp trên thềm lục địa các nước ven biển khác.

Hải quân Trung Quốc chọc thủng tuyến đảo phòng ngự thứ nhất ở Thái Bình Dương (Biển Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông), ngạo nghễ đòi phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương với Hải quân Mỹ. Chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 78 tỷ US$ trong năm 2010 tức 7,8% so với năm trước. Các nhà quân sự hăng hái chuẩn bị các phương án đánh chiếm Trường Sa bằng vũ lực trong khi các nhà ngoại giao khẳng định tranh chấp chỉ được giải quyết trên cơ sở song phương, phản đối mọi sự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nhằm dành thế thượng phong cho Trung Quốc trước một ASEAN yếu kém về quân sự, thụ động trong chính trị và kinh tế có phần bị ảnh hưởng bởi hàng hóa Trung Quốc.

Sự tự tin không có đối thủ đã làm Trung Quốc lần đầu tiên, trong tháng 4/2010, tuyên bố không cho phép bất cứ nước nào can thiệp vào vùng Nam Hải, tức Biển Đông, bởi vì vùng biển này đã trở thành một phần trong cái gọi là "quyền lợi cốt lõi về chủ quyền" của Trung Quốc, nghĩa là không nhượng bộ trong việc đòi chủ quyền, tương tự như Đài Loan và Tây Tạng.

Sự trở lại của Mỹ và sự cân bằng ở khu vực

Thái độ cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông đã thách thức các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực cũng gây ra mâu thuẫn với Mỹ và các nước khác trên thế giới, có tàu bè thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua lại trên biển Đông.

Các hoạt động quyết liệt của Bắc Kinh dường như đem đến một kết quả không mong muốn. Dưới thời Tổng thống Obama, chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Bắt đầu từ các vụ đụng độ về quyền tự do hàng hải trong Biển Đông giữa tàu Impeccable và John McCain''''s với các tàu chiến Trung Quốc tới quyết định việc tàu sân bay USS Nimitz tham dự tập trận Mỹ-Hàn trong biển Nhật Bản.

Một năm sau khi ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) với ASEAN, Ngoại trưởng Hilary Clinton trên diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/2010 tại Hà Nội tuyên bố "Mỹ phản đối bất kỳ sự sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào". Bà nhấn mạnh Mỹ cũng như các quốc gia khác có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do thông thương hàng hải, quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định. "Tất cả các nước trong khu vực đều có thể chia sẻ lợi ích ở vùng biển chung này".


Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đã trực tiếp bác bỏ yêu sách đường chữ U của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Ngoại trưởng Mỹ, các tuyên bố quyền tài phán đối với vùng biển trên Biển Đông phải được tách bạch khỏi các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, quần đảo. Chúng "phải phù hợp với công ước LHQ về luật Biển năm 1982".

Mỹ "không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông", nhưng "sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với DOC".

Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, ít nhất 12/27 nước có mặt tại Diễn đàn ARF đã bày tỏ tin tưởng cần phải có một cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp quan điểm của Bắc Kinh mọi tranh chấp trong Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế.

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 tại Hà Nội tháng 7/2010 cũng ra Thông cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC và mong muốn cùng với Trung Quốc hướng tới việc thảo luận một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc giữa các bên (COC). Lần đầu tiên sau Tuyên bố ASEAN 1992, ASEAN đã thể hiện một quan điểm chung trước sự đe dọa an ninh trong khu vực. Các nước ASEAN "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không bên trên Biển Đông như đã được qui định trong các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế."

Tuyên bố của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 về vấn đề Biển Đông góp phần tạo thuận lợi cho Mỹ quay trở lại khu vực này. Mỹ mong muốn tìm thêm những đối tác chiến lược mới như Indonesia trong phối hợp chống khủng bố. Mỹ sẵn sàng tiến lên giai đoạn hợp tác mới với Việt Nam, xem nước này.quan trọng như "một phần trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á".

Các nước Đông Á và Đông Nam Á cần đến vai trò điều phối của Mỹ trong giữ gìn an ninh Biển Đông và Thái Bình Dương. Song ASEAN cũng hiểu rằng tranh chấp chủ quyền đảo và các vùng biển trong Biển Đông không thể giải quyết chỉ trên cơ sở can thiệp từ bên ngoài.

Tiếp sau việc Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo riêng và báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý, ngày 8/7/2010 lại đến lượt Indonesia ra Công hàm kết luận bản đồ đường chữ U của Trung Quốc tại Biển Đông hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước luật biển 1982. Các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở, hoặc không có đời sống kinh tế riêng, không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. ASEAN đã thể hiện được vai trò gắn kết khu vực của mình trong việc tạo điều kiện để Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong thời gian tới và Tổng thống Obama sẽ tham gia EAS năm 2011 tại Indonesia.

Một lẽ tự nhiên các hoạt động gây căng thẳng của Trung Quốc tại Hoàng Hải và Biển Đông đang làm phần còn lại của thế giới xích lại gần nhau nhằm mục tiêu hạn chế độc quyền, vì sự tự do hàng hải, hàng không, ổn định và hòa bình của khu vực.

Thông điệp của Hội nghị AMM lần thứ 43 và ARF lần thứ 17 tại Hà Nội rất rõ ràng: Biển Đông là của chung. Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông đã trở thành mối quan tâm vượt ra khỏi tầm khu vực. ASEAN đang vươn lên đóng một vai trò trung tâm trong điều hành một cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương hợp lý mà mục tiêu là duy trì DOC, tiến tới thông qua COC cho khu vực.

Khoảng trống quyền lực sau thời Chiến tranh Lạnh có được lấp đầy, tạo sự cân bằng quyền lợi bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác trong khu vực phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của ASEAN và các nước có quyền lợi trên Biển Đông.

Việt Long

27 thg 7, 2010

Thêm một tội ác mang tên “Công an nhân dân”

Song Hà

– Ngày 25/7/2010 tại thành phố Bắc Giang một thành phố cách Hà Nội khoảng 60 km về phía bắc náo động với một đám tang. Hàng vạn người đã đổ về các cơ quan công quyền Tỉnh Bắc Giang hộ tống một đoàn người mang theo tử thi một thanh niên 22 tuổi đi đòi công lý.

Hơn 700 tờ báo “lề phải” – niềm tự hào của “đảng ta” về tự do báo chí, tự do ngôn luận – im tịt cho đến giờ, chắc đang chờ đảng chỉ “lề phải” để báo chí biết cách đi vụ này như thế nào. Nhưng những thông tin trên mạng do các “nhà báo nhân dân” đã phản ánh kịp thời sự kiện để cả thế giới theo dõi.


Quần chúng tự phát không cần ngoặc kép

Ngày 26/6/2010, chúng tôi lên đường lên Thành phố Bắc Giang để tìm “sự thật “thực”” ở đây. Con đường tắc nghẽn cả mấy km dù là đường “cao tốc”. Nắng, nóng, bụi bặm… chúng tôi ghé vào một quán nước dưới bóng cây gạo cách Bắc Giang chừng 20 km.

Trong quán nước, mấy thanh niên đang hào hứng kể lại câu chuyện của ngày hôm qua, giọng người này chắc nịch:

- Thằng này chắc cũng con nhà có cỡ thì gia đình mới dám đem được xác lên tận Bắc Giang, chứ nếu bình thường khó mà đưa qua được giới ranh của xã. Ở đây thì công an biết từ đầu nhưng không ngăn chặn được. Lẽ ra buộc nó phải đền tiền xong mới đưa về, đằng này lại đưa về ngay.

Đường sá Bắc Giang nhan nhản khẩu hiệu “Học tập đạo đức Hồ Chí Minh”


Một người buông điếu thuốc lào hút dở:

- Ôi giời, người chết đi thì mất chứ đền tiền thì làm gì.Nó có đền cho 10 tỷ đồng thì cũng chẳng để làm gì, mạng người làm sao lấy lại được. Nghe nói nó bóp vào hầu con người ta và đá dập cả bọng đái nên mới chết nhanh thế, mà lại còn cắt luôn cả cái bọng đái trước khi gia đình vào đến nơi.

Một thanh niên khác tiếp lời:

- Khốn nạn, công an bây giờ nó lộng hành, ai đời lại đánh con người ta chết ngay trong đồn công an rồi vô trách nhiệm, tôi mà có súng, tôi đòm hết mẹ bọn này đi, mạng phải đền mạng. Luật pháp cộng sản nó vậy, cứ bao che cho nhau, chứ nguyên tắc thì thủ tướng gây tội ác cũng phải ra tòa đền tội, huống chi thằng công an vô học mà lại cố bao che.

Uống vội chén nước, chúng tôi lên đường tới Bắc Giang.

Thành phố Bắc Giang hôm nay yên tĩnh, một sự yên tĩnh khác thường. Người ta có cảm giác sự yên tĩnh này như sự lặng im sau cơn bão. Cả thành phố vắng tanh bóng cảnh sát giao thông, một lực lượng luôn là nỗi sợ hãi của người dân với mệnh danh là “cướp ngày có giấy phép”.

Dù đang là ngày làm việc đầu tuần, nhưng công sở phía ngoài nhìn vào vắng lặng. Văn phòng UBND Tỉnh im lìm không một bóng người ngoài người gác cổng, nhìn không khí văn phòng đầu não một tỉnh im lặng, u ám đến rợn người. Các hàng rào sắt xung quanh khuôn viên đã được dựng lại, tuy các mũi mác nhọn chưa kịp hàn lại. Người dân cho biết, đêm qua, tỉnh phải huy động nhiều nhân công, máy móc khẩn trương hàn vá lại cả đêm chứ hôm qua dân đạp đổ hết chỉ còn trơ trọi lại mấy cột sắt mà thôi.

Trong mọi ngõ ngách, quán nước, vỉa hè, bàn làm việc, cơ quan công quyền cho đến cánh xe ôm… tất cả câu chuyện đều xoay quanh “ngày chủ nhật kinh hoàng” 25/7.

Nhân dân Bắc Giang trước cửa công quyền và súng đạn


Những người dân cao tuổi nơi đây kể lại:

Hôm qua đúng là ngày chưa từng thấy trong cuộc đời chúng tôi ở cái tỉnh này, kể cả hồi theo Việt Minh cướp chính quyền cũng không có cảnh như vậy. Cả thành phố xuống đường, cả già trẻ, trai, gái, cán bộ, nhân dân… xuống đường với khí thế ban đầu là tò mò và sau đó là căm phẫn. Tất cả các tuyến phố tràn ngập người dân, công an đưa rào sắt, xe chặn các lối nhưng làn sóng người dân ùn ùn đổ đến đã xô đổ tất cả các rào sắt tạm, ít nhất có 4 xe con của cảnh sát chặn đường chiếc xe tang đã bị lật ngược. Hầu như cả Thành phố Bắc Giang và các xã lân cận không có ai ở nhà.

Nhưng điều lạ nhất ngày hôm qua là dân chúng không hề tỏ ra sợ hãi như mọi khi, họ hò hét, cổ vũ những người anh dũng vì có người khi công an ném lựu đạn cay còn xông đến nhặt ném trả lại phía công an. Gạch, đá, chai lọ… và các thứ có thể dùng đã ầm ầm ném ra từ phía nhân dân về cảnh sát làm cảnh sát chạy như vịt, nhiều cảnh sát bị thương, chiều qua tôi đếm ít nhất có 8 tên vào viện.

Cũng ngày hôm qua, công an Bắc Giang thể hiện trước toàn thể dân chúng bản chất của mình để nhân dân hiểu thế nào là “Công an Nhân dân”. Chúng nó tàn bạo và hung hãn như côn đồ các anh chị ạ. Cứ 4 thằng túm tay một người kéo lê ngửa giữa đường bất chấp dân chửi bới, ném gạch đá theo. Mỗi thằng một cái gậy hung hăng lắm. Nhưng khi chúng nó bắn súng, nghe tiếng súng nổ, thì chính là lúc chúng nó kích động người dân, tất cả các xe vòi rông đưa đến đều bị nhân dân trèo lên trên vô hiệu hóa, đập vỡ kính và lái xe chạy bán sống bán chết thành ra chỗ cho bà con đứng xem công an biểu diễn, cũng từ những nơi xung quanh, gạch đá bay rào rào làm công an chạy tán loạn.

Cán bộ tỉnh bỏ trốn hết, cuối cùng đến tối thì phó chủ tịch mới phải ra mời gia đình vào tiếp và viết giấy hứa hẹn giải quyết thỏa đáng, họ mới đưa xác về chôn cất. Nhưng hứa thì hứa vậy thôi chứ chúng tôi biết chúng nó mà, chẳng đến đâu đâu các anh ạ.

Chúng tôi hỏi một người có vẻ hiểu biết tường tận vấn đề: “Vậy chắc là gia đình nạn nhân này đông họ hàng con cái lắm nên mới đi đông như vậy”? Người trung niên này nói lại: “Không, gia đình họ hành người này không đông, nhưng đám tang đẩy bằng xe tay đi bộ cả gần chục cây số lên đến Thành phố, đi đến đâu thì đoàn người gia nhập đi theo đến đấy thành ra cả Thành phố sôi động xuống đường. Dân người ta căm sẵn rồi mà anh, chúng nó đối xử với dân như thế nào thì dân người ta biết cả, hôm qua họ mới có dịp thể hiện. Rồi cũng đến ngày chúng nó gây tội ác phải đền tội thôi chứ lẽ nào chúng nó hành dân mãi được mà vẫn giở trò đạo đức đểu”.

Thì ra vậy, cái mà nhà nước hay đổ tội là “thế lực thù địch” xúi giục, chống phá sự lãnh đạo của đảng và nhà nước ta không ở đâu xa, ở ngay trong cách hành động và bản chất của công an, của cán bộ và trong lòng dân chúng.


Một cái chết oan khuất và biểu hiện sự bao che

Từ quê nạn nhân lên TP Bắc Giang gần 10 km, nạn nhân đã được đẩy bộ qua con đường này


Rời TP Bắc Giang, chúng tôi đi theo quốc lộ 1A cũ về xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, quãng đường từ TP đến nhà nạn nhân khoảng chục cây số. Dọc đường, những tấm bảng đỏ choét treo hai bên cột điện vẫn nhan nhản những câu khẩu hiệu ngất trời “Chào mừng Đại hội Đảng các cấp”, “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” … không rõ chiều qua nằm trong xe tang, nạn nhân này có thấm nhuần được các câu khẩu hiệu này không?

Khi chúng tôi hỏi thăm đường một phụ nữ trong quán nước vắng ven đường, như được cơ hội, chị kể ào ào mọi chuyện của ngày hôm qua: “Chúng nó độc ác quá, con người ta mới có 22 tuổi đời vào công an vài tiếng thành ma. Hôm qua các anh chị không về đây mà xem cái sự lạ đời chưa từng có, nhân dân ai cũng nhiệt tình và đoàn kết đưa chú ấy đi đòi công lý. Chúng nó bắn đạn, lựu đạn cay và bắt đi mấy người, nhưng dưới này dân người ta cũng bắt được mấy thằng công an để đổi lại”.

Chuyện băt người và đổi chác không biết có thật không, nhưng nếu không có thật thì chắc đây cũng là sự tưởng tượng phong phú thể hiện nguyện vọng của người dân.

Được chỉ đường của chị hàng nước, chúng tôi đi theo con đường ngoắt ngoéo vào nhà nạn nhân. Gia đình nạn nhân ở thôn Ngư Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Gia đình nạn nhân, ông nội và anh trai nạn nhân


Khi chúng tôi đến, cả gia đình, họ hàng đang ngồi bên bàn nước, những người ở TP Bắc Giang đang đến thăm và thắp hương cho nạn nhân.

Tiếp chúng tôi, Nguyễn Văn Cường anh trai của nạn nhân đôi mắt đỏ hoe ngậm ngùi kể lại sự việc:

Em tôi tên là Nguyễn Văn Khương, 22 tuổi, có bạn gái ở huyện Tân Yên cách đây hơn chục cây số. Chiều thứ 6 vừa qua, em tôi đến đó chơi và chở bạn gái đi mua đồ gì đó mà quên đội mũ bảo hiểm. Hai cảnh sát giao thông chặn em tôi lại và thò tay rút luôn chìa khóa.

Một cảnh sát lên xe của em tôi đi về Công an huyện cách đó mấy trăm mét, người còn lại chở em tôi, còn cô bạn gái em tôi thì phải đi bộ lẽo đẽo theo sau.

Đi được một đoạn, cô bạn nhận được điện thoại em tôi gọi rằng lên đón anh ở công an huyện. Khi cô bạn gái em tôi đi đến thì chỉ thấy xe máy đang dựng đó mà không thấy em tôi, gọi điện thoại thì không nhấc máy. Chờ một lúc thì cô ấy phải về đi làm ca vào 18h30.

Đến 20h gia đình tôi được công an huyện mời ra xã và thông báo là em tôi đã chết. Quá bàng hoàng chúng tôi đến bệnh viện thì được bệnh viện thông báo: “Khi đến nhập viện khoảng 18h20 thì bệnh nhân đã chết”. Gia đình chỉ được thông báo như vậy, chúng tôi hỏi thông tin về cái chết của em tôi nhưng không ai trả lời.

Đến đêm, khoảng 2 giờ sáng, công an Tỉnh Bắc Ninh xuống đem theo bộ phận mổ tử thi, nhưng mổ xong là họ về không có giấy tờ cũng như thông tin nào báo cho chúng tôi về cái chết của em tôi.

Chúng tôi đưa em về nhà khoảng 5 giờ sáng ngày thứ 7, sáng hôm đó chúng tôi làm đơn gửi các cấp và yêu cầu: Cho chúng tôi biết thông tin: Hai người đã bắt em tôi về công an huyện Tân Yên là ai? Hai người đã đưa em tôi đến bệnh viện là ai? Bác sỹ nào đã nhận em tôi vào viện? Nếu không có những thông tin đó, đến 15 giờ cùng ngày, chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp cao hơn.

Nhưng cả ngày hôm đó, không có bất cứ ai đến động tĩnh gì. Tối hôm đó, công an tỉnh Bắc Giang mới mời bố tôi ra xã để thông báo: “Theo yêu cầu của gia đình trong đơn khiếu nại lên cấp cao hơn, chúng tôi mời pháp y của Bộ về phẫu thuật lại tử thi”.

Vậy rồi họ lại mổ xẻ em tôi lần thứ 2 có sự chứng kiến của người trong gia đình tôi. Trong quá trình mổ tử thi, có một vết xước bên phải cổ họng, bên kia ba vết thâm nhưng pháp y ghi biên bản là “ba vết chàm” nên gia đình chúng tôi không đồng ý kýào biên bản vì em tôi không có vết chàm nào ở cổ. Chúng tôi cũng đề nghị cho chúng tôi biết về thông tin của em tôi, nhưng họ không hề trả lời và ra về.

Đến 12 giờ trưa chủ nhật, quá bức xúc vì em tôi đã chết đầy bí ẩn, oan khuất và nằm đó qua hai lần mổ tử thi mà những thông tin đơn giản nhất về cái chết cũng không được trả lời. Mặt khác, cơ quan công an là nơi giữ em tôi và bị chết nhưng không có bất cứ một lời thăm hỏi nào nên chúng tôi quyết định đẩy em tôi lên cơ quan Tỉnh để đòi công lý cho em đỡ tủi vì oan khuất quá lớn.

Chúng tôi đưa em đi bằng xe đòn đẩy tay, dọc đường bà con dân chúng cùng ủng hộ chúng tôi, dân chúng đổ vào quá đông rồi công an đã đến và sự việc như các anh đã biết và nghe nói mạng internet đã truyền đi khá nhiều.

Đến chập tối thì Phó Chủ tịch Tỉnh mới mời đại diện gia đình chúng tôi vào phòng tiếp dân, ông ta viết một tờ cam kết là “Sẽ tiến hành vụ việc thỏa đáng cho gia đình”.

Thế là chúng tôi đưa em về mai táng.

Như vậy, cho đến nay, phía gia đình vẫn đang mong manh trên con đường đi tìm công lý vì tất cả vẫn là cơ quan công an nắm đằng chuôi trong khi chính công an là nơi chịu trách nhiệm về cái chết này. Trong khi đó gia đình không được sự hỗ trợ nào từ cơ quan luật pháp cho đến nay.

Một mạng người đã ra đi oan uổng có yếu tố “Công an Nhân dân” luôn rêu rao là “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Mới đây,dư luận VN và quốc tế nhức nhối với cái chết của nạn nhân ở Công an Quận Hai Bà Trưng, rồi nạn nhân Cồn Dầu, vụ công an bắn thẳng vào trẻ em ở Tĩnh Hải, và giờ đây là ở Bắc Giang. Con số sẽ cứ dần tăng lên mãi theo đà “năm sau cao hơn năm trước” như mọi chính sách và lời kêu gọi của đảng và nhà nước.

Trong vòng một thời gian ngắn, những cái chết gắn liền với nhà tạm giữ, với tra tấn, nhục hình, với công an… liên tục xuất hiện và dần dần trở thành chuyện bình thường trong xã hội Việt Nam.

Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình

Ở những vụ án đó, hầu hết công lý là điều hết sức xa xỉ đối với nạn nhân và gia đình. Sự bao che của chế độ độc tài công an trị là nguyên nhân chính của tội ác này. Sự lộng hành của công an trong các lĩnh vực đời sống xã hội là một thảm trạng của xã hội Việt Nam. Những tầng lớp công an ngày càng được tuyển dụng càng nhiều từ những người ít được học hành, thiếu nhân tính, tri thức nhưng thừa sự man rợ sẽ dẫn xã hội Việt Nam đi từ vực sâu này sang vực thẳm khác. Vì với công an, đảng đã chỉ cho họ con đường sống: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” – Một câu khẩu hiệu xứng đáng được ghi vào sách Guiness về ý nghĩa từ ngữ.

Thắp nén hương cho người thanh niên mới nằm xuống, nhìn khuôn mặt trẻ măng ở độ tuổi mới bước vào đời đang ôm mộng yêu đương sôi nổi, chúng tôi thấy quặn thắt trong lòng.

Ra về trên con đường đầy nắng cháy, nhưng hầu như không ai để ý vì một câu hỏi luôn day dứt chúng tôi: Biết bao giờ, xã hội Việt Nam mới thoát khỏi cảnh người dân sinh ra để “sợ hãi” và sinh mạng người dân được coi như cỏ rác khi giao vào tay một lũ người với cái tên mạo danh là “Công an Nhân dân”.

27/7/2010

Song Hà

Hãy Cười lên

Trong tiếng Anh từ “smile” có nghĩa là nụ cười, thế bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào không?

- Sweet: ngọt ngào.
- Marvellous: tuyệt diệu.
- Immensely likeable: vô cùng đáng yêu.
- Loving: đằm thắm.
- Extra special: thành phần phụ quan trọng.

Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cuời?

Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn... Nụ cười là thứ tài sản quí giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó... Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!

Bạn có thể làm cho bản thân mình trở thành một con người mới: buổi sáng thức dậy mỉm cười, mỉm cười bước ra khỏi nhà, mỉm cười khi gặp gỡ người khác, khi làm việc mỉm cười, khi nghỉ ngơi cũng mỉm cười -tất cả điều này là một thói quen tốt. Mỉm cười là một niềm vui mà tự bạn có thể thực hiện được.

Khi bạn tặng nụ cười cho người khác, bạn có thể sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính, người khác có được sự cổ vũ khích lệ của bạn, tâm tình của họ cũng có thể vì thế mà phấn chấn. Bạn hãy nhanh chóng tìm niềm vui đến cho người khác vì một thế giới thêm tươi đẹp, vì một trái tim muốn biểu lộ niềm vui, chúng ta mỉm cười!

10 lý do để mỉm cười:
- Mỉm cười đẹp hơn cái nhíu mày của chúng ta.

- Mỉm cười làm chúng ta vui vẻ thêm.

- Mỉm cười khiến ngày tháng chúng ta đã và sắp đi qua trở nên có ý nghĩa.

- Mỉm cười giúp ích đối với việc kết bạn.

- Mỉm cười biểu thị sự thân thiện, dễ gần.

- Mỉm cười tạo nên một ấn tượng tốt cho người khác.

- Mỉm cười với người khác, người khác cũng sẽ mỉm cười với bạn.

- Nếu bạn mỉm cười thì bạn càng trở nên tự tin và thu hút hơn.

- Nụ cười của bạn sẽ làm giảm bớt sự lo lắng của người khác.

- Một nụ cười có thể giúp bạn có tình yêu đích thực.


23 thg 7, 2010

Từ biển Tây Hàn Quốc đến biển Đông Việt Nam

Hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ

Duy Ái - VOA

Để đáp lại việc chiến hạm Cheonan của Nam Triều Tiên bị ngư lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm ở Hoàng Hải hồi tháng 3, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên quyết định tiến hành một cuộc thao dượt hải quân qui mô lớn ở Biển Nhật Bản và Hoàng Hải, bắt đầu từ ngày 25 tháng này. Cuộc tập trận, với sự tham dự của hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ, đã gặp phải sự chống đối của chính phủ ở Bắc Kinh vì điều mà một số người ở Trung Quốc gọi là ‘hành động dương oai diệu võ trước cổng nhà” của họ.

Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam và các nước khác liên hệ trong vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông đang theo dõi sát những diễn tiến ở Biển Tây của Nam Triều Tiên giữa lúc họ đánh giá quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc duy trì thế quân bình chiến lược ở vùng Đông Á Thái bình dương.

Thứ tư vừa qua, một ngày sau khi các giới chức Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên chính thức loan báo ngày chủ nhật 25 tháng 7 là ngày bắt đầu cuộc thao dượt chung ở Biển Nhật Bản và Hoàng Hải, là hai vùng biển mà người Hàn Quốc gọi là Biển Đông và Biển Tây, phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại sự chống đối của Bắc Kinh đối với hành động mà họ gọi là “ảnh hưởng tới quyền lợi an ninh của Trung Quốc.” Ông Tần Cương cũng đã né tránh câu hỏi của các ký giả là liệu Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có tập trận chung với nhau để đáp lại hành động của Washington và Seoul hay không. Ông chỉ nói rằng việc phân chia khu vực Đông Bắc Á, khu vực Á châu Thái bình dương thành những liên minh quân sự khác nhau là một hành động lỗi thời của thời Chiến tranh Lạnh.

Trong khi đó, các giới chức Hoa Kỳ cho rằng sự phản đối của Trung Quốc không ảnh hưởng gì tới cuộc tập trận được đặt tên “Tinh thần Bất khuất” (Invincible Spirit) -- có mục đích tăng cường khả năng phòng vệ của hải quân Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên trước mối đe dọa từ tàu ngầm của Bắc Triều Tiên ở Hoàng Hải, và biểu dương sức mạnh sau khi một chiến hạm của Nam Triều Tiên bị ngư lôi của Bắc Triều Tiên đánh chìm trong vùng biển này. Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Chủ tịch Ban Tham mưu liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen cho biết như sau.

Ông Mullen nói: "Hoàng Hải là một vùng biển quốc tế. Và Hoa Kỳ luôn luôn bảo lưu quyền hoạt động trong hải phận quốc tế. Đương nhiên là tôi đã nghe được những gì mà Trung Quốc đã nói về việc này. Nhưng trên thực tế chúng tôi vẫn thực hiện những cuộc diễn tập ở Hoàng Hải từ bấy lâu nay và tôi hoàn toàn tin tưởng là chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai."

Tiến sĩ Denny Roy, thuộc Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, cho biết rằng vụ đôi co giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về cuộc diễn tập này là một phần của quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh ở vùng Đông Á Thái bình dương – và sự tranh giành này có phần chắc sẽ gia tăng cường độ trong những năm tới đây.

Ông Roy nhận xét: "Tôi nghĩ rằng cái nhìn của Trung Quốc về một khu vực Á châu Thái bình dương mà Trung Quốc nắm giữ vị thế của một đại cường sẽ không có chỗ cho ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở mức độ hiện nay. Chúng ta có thể nhìn thấy con đường dẫn tới chỗ va chạm giữa những quyền lợi mà Trung Quốc xem là cốt lõi với những quyền lợi thiết yếu của Mỹ. Trong trường hợp Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự diễn giải khác nhau về những gì có thể làm ở một nơi mà phạm vi ảnh hưởng của hai nước chồng chéo với nhau, thì vấn đề đó chẳng những sẽ không tan biến đi mà còn gia tăng cường độ trong vòng vài năm tới đây."

Giáo sư Roy cho biết ông hiểu được lý do khiến Trung Quốc bất bình khi thấy Hoa Kỳ định tiến hành những cuộc diễn tập ở một nơi mà tàu ngầm của Trung Quốc dùng làm cửa ngỏ để ra khơi, nhưng ông nói rằng Trung Quốc đã thiếu khôn khéo.

Ông Roy nói: "Theo tôi thì Trung Quốc đã hành động một cách thiếu khôn ngoan khi họ cảnh cáo một cách rõ ràng là Hoa Kỳ không được thực hiện cuộc thao dượt này, đặc biệt là trong bối cảnh mà Trung Quốc phải chịu một phần trách nhiệm đối với tình trạng an ninh khu vực bị đe dọa vì những hành động của Bắc Triều Tiên. Trong vụ việc cụ thể này Trung Quốc đã bị thất thế, vì họ đã mang cả uy thế và sự khả tín của mình ra để công khai cảnh cáo Hoa Kỳ không được làm như vậy, để rồi bị Hoa Kỳ mặc nhiên bác bỏ qua việc xúc tiến kế hoạch thao dượt."

Trong khi đó, giáo sư Jonathan London, thuộc trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết rằng các nước Đông Nam Á đang chú tâm theo dõi những tín hiệu đánh đi từ Biển Tây Hàn Quốc.

Ông London cho biết: "Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á rất quan tâm tới việc Trung Quốc phản đối cuộc thao dượt chung giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên. Lý do rất dễ hiểu. Trong thời gian qua Trung Quốc đã có những hành động có thể nói là hung hãn để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải. Trong khi đó, Việt Nam một mặt phải ra sức bảo vệ quyền lợi của mình và một mặt phải tìm cách tránh xảy ra tình trạng đối đầu với Trung Quốc hoặc làm cho Trung Quốc tức giận. Và đồng thời họ cũng muốn dựa vào mối quan hệ không ngừng được cải thiện với Hoa Kỳ để chống đỡ với những áp lực của Bắc Kinh."

Ông Chu Chí Hùng, giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, cũng tán đồng nhận xét này.

Ông Chu nói: "Chắc chắn là họ rất quan tâm. Đặc biệt là Việt Nam, Philippines và những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Chắc chắn là họ quan tâm rất nhiều. Họ không tiện công khai nói ra là họ hy vọng Hoa Kỳ làm gì hay muốn Trung Quốc làm gì, bởi vì họ không muốn phải nghiêng hẳn về một bên nào trong 2 cường quốc này. Nhưng tôi nghĩ rằng chắc chắn là trong thâm tâm của họ hoặc ở những chỗ không công khai, họ muốn cho Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên xúc tiến cuộc thao dượt ở Hoàng Hải."

Giáo sư Chu Chí Hùng cho rằng các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực để cân bằng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ông Chu nói thêm: "Nếu Hoa Kỳ hủy bỏ cuộc thao dượt vì áp lực của Trung Quốc thì đó sẽ là một cú đấm tâm lý cực mạnh cho Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á. Họ sẽ không còn tin tưởng vào Hoa Kỳ nữa. Họ sẽ cho rằng Hoa Kỳ đã đánh mất vị thế của nước một có đủ sức mạnh và quyết tâm để duy trì sự ổn định của khu vực Á châu Thái bình dương."

Trong thời gian gần đây, giữa lúc vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, các giới chức ở Washington khẳng định rằng Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị thế trung lập trong vấn đề này, nhưng sẽ tăng cường các nỗ lực để duy trì ổn định và bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực. Về việc này giáo sư London của Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết như sau.

Ông London nói: "Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ đang theo đuổi một đường lối rất thận trọng ở Đông Á. Bây giờ hãy còn quá sớm để biết được là Việt Nam và những nước khác có thể dựa vào Hoa Kỳ khi xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là Việt Nam rất muốn và cũng rất cần một mối quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ để có thể được bảo vệ ở một mức độ nào đó."

Theo giáo sư London, vì chưa thể khẳng định là có được sự trợ giúp của Hoa Kỳ khi xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không nên giới hữu trách Việt Nam đang ra sức xây dựng các mối quan hệ hợp tác an ninh với nhiều nước khác, kể cả Nga và Ấn Ðộ.

Nguồn : http://www1.voanews.com/vietnamese/news/T-bin-Tay-Han-Quc-n-bin-ong-Vit-Nam-99111784.html?refresh=1

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU HAI NĂM NHÌN LẠI - KỲ II


Được, mất trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2009

Cái nhìn toàn cục

Chuyện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối cùng là chuyện của thế giới phân cực trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Một thời mà cuộc đối đầu ý thức hệ đã đi vào quá khứ. Một kỷ nguyên mới xuất hiện. Kỷ nguyên của thông qua chiến tranh tiền tệ để chiếm giữ thị trường thế giới, tranh giành năng lượng và lương thực toàn cầu trong thời kỳ bùng nổ các ngành công nghiệp mới và dân số.

Người Trung Quốc đã biết sử dụng 2 lợi thế quan trọng của mình là đông dân và giá nhân công rẻ. Họ đã bắt tay vào một thời kỳ phát triển mới sau những sai lầm của thời kinh tế bao cấp. Sau 30 năm bắt tay với người Mỹ, chuyển đổi kinh tế thị trường, người Trung Quốc đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng trên khắp toàn cầu với chiến lược giá rẻ. Họ đã mang lại sự tăng trưởng cho đất nước họ bằng những tỷ lệ nóng 10% GDP trong suốt 13 năm liên tiếp. Khi đạt được dự trữ ngoại tệ có thể đủ sức chống lại những tay đầu cơ tài chính thế giới. Họ đã kềm giá đồng Nhân dân tệ (NDT)ở giá thấp để phục vụ cho chiến lược xuất khẩu hàng giá rẻ, mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng không thể cạnh tranh lại.

Người Mỹ đã quá tự kiêu và tự mãn đã dựa vào sự thao túng của phố Wall làm đồng USD là chủ soái cho mọi giao dịch toàn cầu. Họ còn tự mãn khi họ nắm toàn bộ các nền công nghiệp nặng đang dẫn đầu thế giới. Họ mải mê men say của kẻ vô địch sau sự sụp đổ Liên Xô cũ và Đông Âu. Một ngày đẹp trời họ choàng tỉnh giấc mơ, thì cơn nóng hầm hập đang phà ra phía sau gáy là cuộc rượt đuổi của con hổ châu Á Trung Quốc đang cận kề. Khi đảng Cộng hòa đã sử dụng đồng tiền của dân đóng thuế liên tục phục vụ cho những cuộc chiến tranh giành những vùng năng lượng trên toàn cầu. Thâm thủng ngân sách và mất lòng toàn thế giới là điều không thể tránh khỏi, để rồi họ vội vã tìm lại hình ảnh của chính mình trong con mắt của người dân sở tại và của toàn cầu.

Thế giới các nước đã phát triển Âu - Á cũng vì thói thực dụng đã tận dụng nhân công giá rẻ và đông dân của Trung Quốc. Họ đã đầu tư quá sâu vào nền kinh tế Trung Quốc hầu hết các công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Thậm chí họ chỉ làm đơn đặt hàng rồi đem hàng đó về nước mình đóng lại nhãn mác để kiếm lời, mà không phải làm gì. Họ cũng đã giật mình khi con hổ ngủ bao nhiêu năm bừng tỉnh và là tai họa cho nền kinh tế với nhân công cao ngất trời của họ.

Gậy ông lại đập lưng ông vì thói thực dụng và hám lợi của thế giới tư bản đang huênh hoang tự đắc. Người Trung Quốc quay lại dạy cho họ một bài học thấm thía: Kiến ăn cá rồi có ngày cá lại ăn kiến!

Người Mỹ đã làm gì?

Họ đã thay đổi cách ứng xử bằng đưa lên một vị Tổng thống da màu thuộc Đảng Dân chủ đã từng theo Hồi giáo, để cải thiện cái nhìn thiện cảm hơn của thế giới Hồi giáo. Họ đã cải cách những lỗ hổng chết người trong quản lý tài chính, y tế, v.v… bằng cách tạo ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, để dạy người Mỹ biết yêu nước, biết tiết kiệm và biết nhìn lại mình. Họ đã làm cho hàng loạt tổ chức tài chính đang ăn nên làm ra và chiêu dụ cả thế giới đổ tiền vào mua những tờ cổ phiếu với giá rất nóng, đi đến sụp đổ. Họ biết cách giật tiền của thế giới bằng luật phá sản và giảm giá đồng USD thống soái toàn cầu. Đã thế, họ còn buộc người Trung quốc phải mở hầu bao để cho họ mượn cho việc kích cầu lên đến hơn 800 tỷ USD Ngậm đắng nuốt cay sau cú thua giật tiền theo phong cách Mỹ, người Trung Quốc phải cứu vớt anh bạn đối tác Mỹ để hy vọng tiến trình sụp đổ theo thuyết Domino bớt ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu hàng giá rẻ của mình.

Các nhà chiến lược cho rằng thâm thủng ngân sách thương mại là nguyên nhân khủng hoảng. Các nhà quản lý tài chính thế giới cho rằng yếu kém trong quản lý tài chính là nguyên nhân. Nhưng các nhà theo trường phái thuyết âm mưu cho rằng đây là âm mưu sắp đặt của người Mỹ, mà đứng sau lưng là các nhà tài phiệt phố Wall và FED đã tạo ra để nước Mỹ có dịp tái cơ cấu mọi việc, và cũng là dịp hôi của của họ đối với thế giới còn lại, kể cả những người dân Mỹ đã và đang còng lưng làm ra của cải.

Được – Mất

Không chỉ có Trung quốc thiệt hại, mà còn nhiều nước trên thế giới bị thiệt hại theo sự suy thoái mà người Mỹ tạo ra. Singapore là điển hình rõ nhất, khi đầu năm 2009 họ tính toán lại thì hơn 50 tỷ đô la Singapore đã đi theo những sụp đổ các tổ chức tín dụng Mỹ. Châu Âu cũng không khá hơn gì khi đồng Euro tăng giá từ 1 Euro ăn chỉ 0.9USD thì sau đó chỉ vài tháng 1 Euro ăn đến hơn 1.4USD. Mọi xuất khẩu của châu Âu ngưng trệ, du lịch đi vào thời kỳ đình đốn. Mọi chống đỡ của châu Âu không thể cứu vãn những thành viên nghèo nhất như Iceland và Hy Lạp mới đây, tương lai còn Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang chờ ngày hấp hối. Cú tung tiền của người Đức cứu Hy Lạp là muốn chứng tỏ đầu tàu châu Âu. Nó đã là miếng mồi ngon cho những cái mũi rất thính ở phố Wall làm mưa làm gió trên giá vàng, trên cuộc chiến tiền tệ đã được lắp kíp nổ chờ ngày khai hỏa.

Dù có thiệt hại do thất nghiệp và một số hủy hoại môi trường làm thức tỉnh cho sự phát triển quá nóng của kinh tế Trung Quốc chạy theo tăng trưởng GDP, mà không quan tâm đến những tai hại khác mang đến. Nhưng người Trung Quốc họ vẫn còn món lợi xuất khẩu hàng giá rẻ. Họ giữ được tăng trưởng kinh tế cao dù có khủng hoảng đi đến đỉnh điểm năm 2009 vẫn 8.7%, năm 2008 vẫn 10.4% và dự kiến năm 2010 này vẫn con số 8.8%. Ngoài ra đây là một bài thuốc cảnh tỉnh họ về vấn nạn môi trường, cơn vỡ bong bóng bất động sản và bao nhiêu di họa về một rối loạn hình thái xã hội do các quyền lợi nhóm sẽ bùng phát, khi làn sóng công nhân bị bóc lột tự vẫn liên tục mấy tháng qua. Họ đã kịp cứu nguy bằng lý thuyết xã hội hài hòa để đưa nền văn minh đến nông thôn, nơi mà lâu nay bị bỏ bê.

Tóm lại, suy thoái kinh tế đã đưa Trung Quốc lưỡng đầu thọ địch khi thế giới cùng nhau tấn công chiến lược hàng giá rẻ của Trung Quốc. Nhưng thế giới lòng tham không cưỡng lại được hàng giá rẻ. Và Trung Quốc vẫn theo đường lối: “chó cứ sủa, đoàn người vẫn cứ đi”. Và suy thoái còn giúp họ quan tâm đến phát triển nội địa, tạo công ăn việc làm trên chính đất nước họ, giúp họ hoàn thiện hơn trước đây là chỉ áp dụng chính sách một nhà nước mạnh và ổn định chính trị để phát triển, mà bỏ quên tầng lớp nhân dân bần cùng ở nông thôn như trước suy thoái kinh tế.

Người Mỹ luôn thực dụng, dù thực dụng đã là gậy ông đập lưng ông trong quan hệ giao thương với Trung Quốc. Người ta cho rằng mối quan hệ Mỹ - Trung đã đến thời kỳ như cặp vợ chồng đồng sàng nhưng dị mộng. Họ không ly dị nhau được, nhưng họ vẫn sẵn sàng tranh đua nhau giành vị thế độc tôn. Mỹ luôn lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc phải tăng giá đồng NDT. Trung Quốc vẫn hứa và hứa, vì Trung Quốc biết đây là chiêu tuyệt kỷ để họ lấy làm sức mạnh với "thế giới còn lại". Dù cả thế giới kêu gào hơn 2 năm qua, nhưng chỉ mới cách đây vài hôm – ông Hồ Cẩm Đào – chính thức “hứa” sẽ cải cách tài chính, nhưng theo cách riêng của họ, độc lập với mọi yêu cầu của "thế giới còn lại".

Cuối cùng, chỉ có Mỹ và Trung Quốc có lợi trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009. Họ giúp nhau và cho nhau vay tiền. Dù sau cuộc vay người Mỹ nâng số nợ của mình lớn nhất thế giới – hơn 9.000 tỷ USD, nhưng chỉ chiếm 6.25%GDP của Mỹ thì có thấm vào đâu. Và dù Trung Quốc tăng trưởng nóng suốt 13 năm qua, nhưng GDP của họ (8.789 tỷ USD năm 2009) cũng chỉ bằng 61.6% GDP Mỹ (14.260 tỷ USD năm 2009), trên một đất nước đông dân hơn Mỹ 4 lần. Trong khi đó, Mỹ làm được nhiều điều. Mỹ lấy lại sự tăng trưởng ngoài mong đợi của FED, lên đến hơn 3% trong mấy tháng đầu năm 2010. Số công ăn việc làm tăng thêm 29.000 trong tháng 4/2010. Công nghiệp xây dựng nhà gia tăng 5.8%. Doanh số bán lẻ chung tăng 1.6%. Thâm hụt ngân sách giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đồng Euro bắt đầu xuống dốc khi người Đức tung tiền để cứu giúp nền kinh tế Hy Lạp sắp sụp đổ. Châu Âu đang bấn loạn. Người Trung Quốc bắt đầu lạm phát gia tăng khi 44 trong 77 mặt hàng nông sản thực phẩm tăng giá từ 25% đến 100%. Tình hình tự tử của công nhân và vấn nạn thảm sát cộng đồng do áp lực cuộc sống liên tục xảy ra gần đây. Và cái bong bóng tăng trưởng đã đẩy những đầu tư bất động sản của Trung Quốc đến hồi căng phồng sắp vỡ. Ho đã khôn ngoan “hứa” sẽ cải cách tài chính sau một cuộc đua dài kềm giá đồng NDT ở mức thấp.

Suốt bốn thập kỷ qua, thế giới như một tam quốc phân tranh: Mỹ - Nga và Trung Quốc. Đầu thập kỷ 1970, người Mỹ đã kéo Trung Quốc về phía mình, kết quả là sụp đổ Liên Xô cũ và Đông Âu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc gần đây là mối đe dọa ngôi vị số 1 của Mỹ. Họ đã dùng chiêu bài cũ khi kéo người Nga đồng thuận về phía mình, khi khủng hoảng kinh tế đã giúp Nga vươn mình đứng dậy nhờ giá dầu và khí gas. Vài tháng gần đây, người Nga đã bắt đầu thuận thảo với Mỹ về vấn đề Iran và Bắc Hàn. Cuộc chiến tranh tiền tệ kéo dài 4 năm từ 2006 đến nay đã đến hồi kết thúc. Ai được – ai mất thì đã rõ. Có phải chăng vị thế số 1 thế giới của người Mỹ đã được khẳng định lại, khi Trung Quốc tuyên bố ngưng viện trợ Bắc Hàn, và hậu thuẫn bao vây kinh tế Iran. Hai đối tác để Trung Quốc dùng làm đối trọng với "thế giới còn lại". Ngoài ra lạm phát cho thấy hậu quả tăng trưởng nóng suốt 13 năm qua đã bắt đầu gây tác hại, khi sàn chứng khoáng của họ bắt đầu rớt giá sâu nhất trong một năm qua. Nên họ bắt đầu tung cờ trắng để lùi lại, và tuyên bố ẫm ờ là sẽ cải tổ tài chính trong cuộc chiến tiền tệ? Hãy chờ xem đoạn kết vẫn còn dài.

Bất kỳ lãnh tụ quốc gia nào cũng thế, họ chỉ vì quốc gia dân tộc họ. Khi nguy nan, lúc thăng tiến họ đều vì mục tiêu tối hậu này. Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thực chất là khủng hoảng thừa do lòng tham con người lợi dụng kẽ hở quản lý. Khủng hoảnh kinh tế toàn cầu là hiểm họa mà cũng là thời cơ. Quốc gia nào biết lợi dụng nó thì sẽ được lợi, và ngược lại. Đó là hai bài học rút ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vô tiền khoáng hậu 2007-2009.

Bài đăng trên Tạp chí Tía Sáng online ngày 11/6/2010

22 thg 7, 2010

Thư gởi Lý Tống và Đàm Vĩnh Hưng

BS.Nguyễn Văn Hoàng

Dũng cảm, độc đáo, sáng tạo, pha lẫn tính hài hước ý nhị là phong cách của anh Lý Tống.
Nhưng trước khi viết cho anh Lý Tống, tiểu đệ xin có đôi lời với anh Đàm Vĩnh Hưng.

Ngọc Trần hỏi Đàm Vĩnh Hưng (DVH):
- Sau khi bị Lý Tống xịt hơi cay vào mắt, động lực gì khiến anh chống lại những cơn đau rát để tiếp tục biểu diễn?
DVH- Tính tôi xưa nay vẫn chưa hề thay đổi. Càng hạ nhục tôi thì tôi càng máu hơn, càng muốn chứng tỏ mình nhiều hơn. Nếu tôi dừng lại một cách đơn giản thì chắc chắn tôi là kẻ thua cuộc. Tôi nhắc lại một lần nữa, tôi không để ai dẫn 1-0 với tôi bao giờ. Nhất định phải là 1-1, không sớm thì muộn.
Còn một điều quan trọng hơn mọi điều khác - đó chính là khán giả của tôi. Họ thật tử tế vì đã vượt qua nhiều áp lực để tới nghe tôi hát. Lúc đó tôi chỉ biết ra lệnh cho chính mình: “Đứng lên, không được gục ngã. Bước ra sân khấu và hát ngay lập tức”. "Mệnh lệnh" được thi hành ngay bằng 15 ca khúc trong trạng thái mắt mũi và cơ thể đều bỏng và cay xè.

Đàm huynh thân mến,
Có rất nhiều động vật, đặc biệt là loài ăn thịt, càng bị chọc thì nó càng "máu hơn" như hiền huynh vậy. Hiền huynh thử chọc con beo, con cọp, con sư tử xem, nó cũng máu lên và đòi gỡ 1-1, không chừng là xé xác huynh luôn.
Do đó, sự "máu hơn" khi cá nhân bị đụng chạm của hiền huynh chưa chứng tỏ huynh hơn loài vật ăn thịt bao nhiêu. Vậy thì cái gì của con người chứng tỏ ta có nhân tính và hơn con vật?
Phàm là người thì ai cũng có lúc "máu". Những người thấy chuyện bất công, không liên quan đến bản thân mình, mà "máu hơn", ra tay nghĩa hiệp, là anh hùng. Người vì đồng loại, vì chính nghĩa, mà rút gươm là người tràn trề nhân tính. Anh Lý Tống rút pepper spray ra xịt vô mắt của huynh, là vì chính nghĩa, không vì anh chọc bản thân anh ấy, nên được nhiều người xem là anh hùng.



Đàm huynh mến,
Trước mắt anh, xung quanh anh là một xã hội thúi hoắc, tham nhũng, hối lộ, bất công, độc tài. VC thì thì giàu đổ vách, dân thì đi lượm rác kiếm ăn. VC cấu vào cái ghế lãnh đạo, đè bẹp tự do, và anh đang thực hiện nghị quyết 36, củng cố cho sự độc tài đó.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sau khi bị Lý Tống xịt hơi cay


Đàm huynh mến,
Cái đám VC mà anh đang đi theo ăn tàn đó đã từng giết hàng trăm ngàn người, đày ải hàng triệu người, và gieo bất công cho toàn dân tộc.
Nhưng sao anh không "máu hơn" mà hát cho dân tôi, cho dân của anh, cho dân ta một bài? Quyền tự do và bình đẳng của cả dân tộc bị chà đạp thì anh im ru, mà khi cá nhân anh bị chọc thì anh "máu hơn", hát khùng điên 15 bài như vậy? Cái tính khí của anh, nói xin lỗi, theo tiểu đệ là cái tính khí của động vật ăn thịt, chưa đáng xem là nhân tính, càng không phải anh hùng.
Đệ không trách anh, nhưng những điều anh phát biểu khiến đệ không khỏi cảm thấy sự suy nghĩ và phản ứng của anh hơi... primitive, khí căn bản.


Chào tạm biệt Đàm "cao máu" huynh.

(Bà con nào muốn góp ý với "Đàm cao máu" xin vào trang sau đây: http://www.damvinhh / ung.ws/alphacms/ vi/lien-he )

Bây giờ đệ xin vài lời với Lý Tống đại hiền huynh.

Lý Tống đại hiền huynh thân mến,

Một quyển sách mà đệ đọc nhiều lần không chán là quyển Về Miền Đất Hứa Exodus (*), trong đó phía phục quốc của Do Thái chia làm hai nhánh, một nhánh có tính chính trị, nhánh kia chủ trương "mắt đổi mắt, răng đổi răng". Đệ thích cả hai nhóm.
Anh là nhánh thứ ba, có cả sự tính toán chính trị và cả sự chịu chơi của chủ trương mắt đổi mắt, răng đổi răng. Nhưng cái lãng mạn trong cách đấu tranh của anh là không hề sắc máu như người ta, mà lại mang tính hài hước. Trong đấu tranh, ở thế nằm dưới mà đánh lên một cách dũng cảm thì gọi là bi hùng. Nhiều nhân vật của VNCH chúng ta đã thể hiện sự bi hùng này. Duy chỉ có riêng anh là bi-hùng-hài. Đệ thật là thích, nó sáng tạo, trong sự cao thượng dũng mãnh lại có sự khôi hài.

You are one of a kind!

Xịt hơi cay, hay làm sao! Hơi cay là vũ khí tự vệ của phái yếu. Giả gái, xịt hơi cay, cái hình thức duyên dáng và khôi hài, bao bên ngoài một hành động chính nghĩa, chính trị tích cực.
VC có súng, ta chỉ bằng một bình hơi cay. VC dùng xe tăng chà đạp hiệp định Paris, thế mà thế giới nín thinh. Thế mà Mỹ bang giao với quân ăn cướp. VC không không bị ra tòa án quốc tế, mà anh Tống với một chút tiêu cay bị ra tòa thì rõ ràng Nữ Thần Công Lý đã bị bịt mắt.
Đối với đệ, ngày nào Mỹ kết án và có biện pháp với VC về vụ chà đạp hiệp định Paris thì ngày đó ngành tư pháp Hoa Kỳ mới có quyền xử việc xịt pepper spray của anh, anh Tống.
Việc làm của anh đã dấy lại ngọn lửa chống văn hóa vận VC của cộng đồng chúng ta.
"Máu" của Đàm Vĩnh Hưng là máu của động vật ăn thịt, nôm na gọi là máu súc sanh, còn máu của anh là máu anh hùng, loại anh hùng one of a kind.

Kính,

Nguyễn văn Hoàng

21 thg 7, 2010

Chúng ta đang làm gì đây?

Nguyễn Quốc Toàn. Nguyễn Lệ Thúy dịch

LTS: Bài viết dưới đây của ông Nguyễn Quốc Toàn, một người Việt Nam đã từng sống làm việc ở Trung Quốc. Bài viết này được phổ biến trên trang mạng www. biendong.org, một trang web vừa mới hoàn thành, kể từ sau biến cố Trung Cộng sát hại, gây thương tích và bắt giữ một số ngư phủ Việt Nam trong Vịnh Bắc Việt. Chúng tôi đăng tải bài viết này để độc giả được rộng đường dư luận.

Các bạn thân mến,

Trong những ngày vừa qua, tôi không khỏi suy nghĩ về việc tàu hải quân Trung Quốc nổ súng tấn công vào ngư dân Việt Nam cũng như những vấn đề khác của Việt Nam và Trung Quốc.

Cảm giác của tôi bây giờ rất lẫn lộn! Là người đã từng sống và làm việc ở Trung Quốc, đã từng chứng kiến họ phát triển và thực hiện chiến lược ở khắp mọi nơi cho dù đã tốt hay chưa hoàn thiện, tôi không thể không lo lắng cho tương lai của Việt Nam, đất mẹ của tôi.

Ðất nước Trung Hoa có một đội ngũ lãnh đạo rất giỏi với những chiến lược và tầm nhìn rõ ràng cũng như cả những sách lược rất cứng rắn và tàn nhẫn. Mỗi người dân Trung Quốc đều sôi sục trong dòng máu mình một tinh thần dân tộc rất cao và một khát vọng làm giàu ở khắp nơi.

Trong lúc đó, chúng ta đang ở đâu thế này? Tôi chạnh lòng và không khỏi lo ngại cho mảnh đất thân yêu của tôi.

Là một nhà kinh tế học, nhưng từ bấy lâu nay, tôi vẫn chưa thấy có bất cứ một chiến lược phát triển kinh tế nào hợp lý để có thể khẳng định vị thế của Việt Nam trong 20 năm tới và không phải sợ hãi trước cái cái bóng khổng lồ của người “bạn” Trung Quốc.

Trong lúc chúng ta đang hân hoan và tự mãn với tốc độ phát triển GDP chỉ có 6-7% thì người Trung Quốc đang cố gắng để kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế quá nóng 10-12%.của họ.

Khi mà chúng ta tự hào rằng Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ nhất/nhì và ba trên thế giới thì người Trung Quốc đã mua một phần của IBM và đưa người vào vũ trụ.

Những khoản nợ của chúng ta vốn đã tăng rất nhanh về số lượng cũng đã sắp hết hạn vay và Việt Nam sẽ sớm bước vào thời kỳ buộc phải trả nợ. Và trong khi tôi vẫn còn nhiều mơ hồ về hiệu quả của những dự án từ các khoản vay này thì cùng lúc các ngân hàng quốc tế như WB và ADB lại đang van nài Trung Quốc vay thêm tiền của họ.

Khoảng cách về thu nhập giữa những người giàu và người nghèo ở Việt Nam ngày một lớn và tôi rất sợ phải chứng kiến một đất nước châu Mỹ Latinh hay một Phillipines nữa. Hệ thống y tế của chúng ta thì vô cùng méo mó. Bệnh nhân của chúng ta phải trả cho tiền thuốc và một số dịch vụ phí với giá giời ơi. Buồn thay, chính rất nhiều lương y từ mẫu của chúng ta đã lừa bệnh nhân trả những chi phí đó!

Khu vực kinh tế tư nhân, mặc dù đang phát triển rất nhanh, cũng phải chịu đựng sự cạnh tranh không công bằng với khu vực kinh tế nhà nước. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam quá cao không khuyến khích doanh nghiệp mà còn dễ dẫn đến trốn thuế, tham nhũng và những móc ngoặc không rõ ràng giữa các công ty nhà nước và tư nhân.

Cùng lúc đó, khu vực tư nhân của Trung Quốc đang làm ăn phát đạt. Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc có tài sản trị giá hơn một tỷ đô la Mỹ. Anh là ông chủ của một công ty trò chơi trực tuyến được lên sàn chứng khoán ở thị trường chứng khoán New York. Anh ấy mới chỉ hơn 30 tuổi.

Chúng ta đang lãng phí hàng triệu đô la vì những dự án thăm dò dầu khí bị tham nhũng. Còn người Trung Quốc bắt đầu mua các mỏ dầu bên ngoài.

Chúng ta xây dựng một sân vận động Mỹ Ðình xập xệ và đầy những lỗi với hàng chục tỉ đồng lãng phí trong khi người Trung Quốc thì đang nhộn nhịp chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic 2008.

Chỉ số tham nhũng của chúng ra nằm trong số những chỉ số tồi tệ nhất thế giới. Vậy mà chúng ta với thái độ tùy hứng, sẵn sàng đưa những người phê phán tham nhũng ra tòa. Cùng lúc ấy, chính phủ Trung Quốc không bỏ phí bất cứ viên đạn nào trong cơn “mưa” đạn xử tử các quan chức cao cấp tham nhũng.

Tháng trước, chúng ta suýt đóng cửa Vnexpress và khiển trách nghiêm khắc ông Trương Ðinh Anh, tổng biên tập tờ báo trực tuyến này, vì họ đã dũng cảm chất vấn vụ mua xe Mercedes. Tuần trước, chúng ta đã bắt giữ phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ vì cô viết bài theo dõi một vụ bê bối về phân phối thuốc. Vài ngày trước, chúng ta cũng đóng cửa Tintucvietnam vì những lý do mà tôi không thể hiểu nổi.

Trong khi hệ thống giáo dục của chúng ta như một mớ bòng bong thì Trung Quốc bắt đầu thu nhận sinh viên quốc tế từ khắp nơi trên thế giới và xây dựng những trường đại học tầm cỡ thế giới như đại hoc Thanh Hoa, Bắc Kinh và Thượng Hải.

Với bao nhiêu là tiến sỹ, thạc sỹ, giáo sư, tiến sỹ khoa học ở bộ Giáo Dục kính mến của chúng ta nhưng chúng ta vẫn không thể hoàn thiện được thậm chí hệ thống giáo dục tiểu học. Giáo viên của chúng ta sẵn sàng đánh đập những đứa trẻ non nớt không thương tiếc. Khốn khổ thay, những đứa trẻ này lại không biết là không ai có quyền đánh chúng.

Những sinh viên tài năng của chúng ta được gửi sang Mỹ du học với một “Chương trình học bổng ngân sách quốc gia” vẻn vẹn $700-900 đạm bạc một tháng. Tệ hơn, họ còn không được trả đúng kỳ. Khoản học bổng này xấp xỉ mức thấp nhất cho phép mà người dân vô gia cư của Mỹ được nhận.

Trong khi đó, sinh viên và giáo sư người Trung Quốc có mặt ở khắp các ngõ ngách của các trường đại học hàng đầu của Mỹ và gửi về nước những thông tin tiến bộ nhất từ sinh hóa, công nghệ sinh học, đến cả những thông tin về công nghệ hạt nhân.

Còn bộ giáo dục của chúng ta với vô vàn bất cập trong hệ thống giáo dục khiến cho sinh viên Việt Nam gặp không biết bao là rắc rối trong việc du học và nghiên cứu tại các nền giáo dục tiên tiến.

Tại sao chúng ta lại khiến cho việc du học của nghiên cứu sinh lại khó khăn như vây?

Chỉ để có một bảng điểm được in tử tế thôi cũng khó. Ðến giờ tôi vẫn thấy những bảng điểm được dịch một cách vụng về và đánh bằng máy đánh chữ. Tôi vẫn thấy sinh viên phải van xin thầy cô giáo để có được một bảng điểm thứ hai.

Các giảng viên ở các trường đại học của chúng ta hiếm khi cho sinh viên điểm 9 và 10 vì họ có một lý do rất ngớ ngẩn rằng điểm 9,10 không phải giành cho sinh viên. Và điều đó khiến sinh viên Việt Nam vô cùng bất lợi khi nộp đơn xin học vào các trường đại học lớn của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, vô vàn các trung tâm mở ra để giúp đỡ sinh viên chuẩn bị điều kiện du học và tư vấn hồ sơ xin học.

Các chiến lược phát triển con người của chúng ta gần như không có. Vài lần chúng ta cũng có nói về việc sử dụng nhân tài nhưng đó chỉ là lời nói suông. Ðâu là sự minh bạch trong việc sử dụng và bồi dưỡng nhân tài? Cuối cùng thì thâm niên và “tài ngoại giao” vẫn có trọng lượng hơn là sự uyên bác và cách làm việc hiệu quả.

Tôi có một người bạn đã tốt nghiệp tiến sỹ ở nước ngoài, mới ngoài 30 nhưng có rất nhiều kinh nghiệm tuyệt vời. Anh ấy có đủ năng lực và phẩm chất để đảm nhận những cương vị khá cao. Anh ấy vượt qua được tất cả các điều kiện nhưng cuối cùng bị rớt chỉ vì “quá trẻ” và phải đợi thêm một thời gian nữa.

Còn trong khi đó, người Trung Quốc thì đang tuyển những chuyên gia nước ngoài và Hoa Kiều về làm các nhà quản lý, tổng giám các công ty quốc doanh hàng đầu của mình.

Và bây giờ chúng ta đang làm gì?

Nhìn đồng bào của mình bị thảm sát ngay trên vùng biển của đất nước mình, chúng ta lại không thể đoàn kết nói được một câu nào. Hãy nhớ đến vụ Mỹ ném bom vào đại sứ quán Trung Quốc vài năm trước, khi đó một làm sóng phản đối của người Trung Quốc nổ ra trên khắp thế giới.

Tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ rằng nếu chúng ta cũng làm như vậy, liệu chúng ta có gặp rắc rối với chính người của mình vì chúng ta sợ “rạn nứt tình cảm” với người đồng chí Trung Quốc này hay không.

Chúng ta đã bị phong kiến Trung Quốc đô hộ hàng ngàn năm. Trong những năm khổ ải ấy, chúng ta bị nô dịch cả về kinh tế, thể xác, lẫn tinh thần.

Nếu chúng ta không có một tầm nhìn và chiến lược rõ ràng để phát triển kinh tế, xây dựng nguồn nhân lực, cải tiến và hoàn chỉnh hệ thống giáo dục, ngăn chặn tham nhũng và học hỏi kiến thức tiên tiến, tôi sợ rằng quá khứ đen tối trên của Việt Nam sẽ quay trở lại.

Một người Việt Nam rất đỗi bình thường

Nguyễn Quốc Toàn

12 THÁNG ANH ĐI