31 thg 8, 2010

Cờ vàng tung bay ở chiến trường Afghanistan

Võ Đức Tường Lân

Tôi rất sung sướng khi nghe Ba tôi thích những bức hình có quốc kỳ của mình được tung bay tại chiến trường A phú Hãn. Khởi đầu, tôi chỉ nghĩ rằng treo lá cờ vàng ba sọc đỏ như vậy chỉ là một nghĩa cử đẹp mà tôi đã làm cho Ba và những chiến hữu đã từng phục vụ trong quân lực miền Nam Việt Nam.

Đối với tôi, lá cờ đó chỉ đơn thuần là một lá cờ và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt,ngoài hình ảnh là lá cờ tung bay phất phới trước mắt bao nhiêu người ở đây.
Nhìn thấy lá cờ đang bay trong gió lộng,thật cao cùng với lá quốc kỳ Mỹ mỗi khi đi qua,tự nhiên tôi cảm nhận một điều gì đó,tôi cảm thấy mình lạnh ở xương sống. Một cảm giác thương cảm lạ lùng.
Lá cờ nầy có ý nghĩa rất nhiều đối với thế hệ Ba tôi,va giờ đây tôi giữ nó để tồn tại,để tung bay trên một đất nước vẫn có nhiều liên hệ với nó bởi hai chữ Tự Do. Với lý do này,tôi cũng đã đứng cao hơn một chút và cũng ngẫng đầu cao hơn một chút như một niềm kiêu hãnh. Tôi tiếp tục đứng và tưởng tượng như vậy. Ba tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ đang bay bay trong chiều lộng gió ở một tiền đồn hẻo lánh trên quê hương miền Nam Việt Nam ba mươi lăm năm về trước.
Tự nhiên tôi chợt hiểu ra là tại sao những người cha chúng tôi cũng như những đồng đội trong QLVNCH vẫn tiếp tục giữ gìn và duy trì lá cờ đó và những hình ảnh liên hệ cho dù hơn ba mươi lăm năm sau khi miền đất tự do đã không còn hiện diện. Dân chủ và tự do không bao giờ chết đi hay biến mất, ngay cả khi cuộc chiến và xứ sở không còn.
Lý tưởng tự do vẫn luôn luôn còn đó,dù bất cứ cái gì đã diễn ra và giữ ngọn cờ có nghĩa là giữ niềm hy vọng. Điều kỳ diệu là một miếng vải màu sắc có thể chứa đựng một ý tượng to lớn lạ thường.
VÀ cuối cùng,tôi đã nhận ra rằng tôi đã giương cao ngọn cờ Tự do trước chủ nghĩa khủng bố, giống như ông cha chúng tôi đã giưong cao ngọn cờ chống chủ nghĩa khủng bố từ bắc phương. Tôi cảm nhận được là hình như tôi đã và đang tiếp tục sứ mạng của họ, duy trì chính nghĩa và chống lại những kẻ chà đạp tự do và con người.
Một cảm giác hoàn toàn mãn nguyện.

NVV dich

Tiếng hát Hà Thanh trong Đêm Tàn Bến Ngự

30 thg 8, 2010

Mỹ quay lại biển Đông, dân Sài Gòn 'hồ hởi phấn khởi'

Trần Tiến Dũng/Người Việt

SÀI GÒN - Thời gian qua, nhiều người quan tâm đến thế sự ở Sài Gòn cảm thấy có “mùi lạ” khi bảo nhau đọc bài trả lời của Luật Sư Cù Huy Hà Vũ trên VOA tiếng Việt: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại...

“Tôi không tin, tin sao được, lại gạt dân nữa chớ có gì mới!” Một ông lão từng là giáo viên trước 1975 bình luận khi nghe luận điểm của con trai cựu Bộ Trưởng Văn Hóa chế độ Cộng Sản, ông Cù Huy Cận.

Những người hiểu rõ chế độ này đều biết, không một cá nhân nào, dù là cực kỳ thế lực, dám mở miệng nói giọng hiệu triệu giới trí thức và quan quyền chế độ, về một chiến lược ngoại giao mới, mà không được Ðảng cho phép. Nhất là lại nói ngay trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA.

Người bên phải có âm mưu đánh chiếm phần còn lại của Trường Sa, nhưng bị người bên trái làm cho “việt vị,” dân Sài Gòn kháo nhau như vậy.
(Hình: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)


Chuyện gì đang xảy ra?

Trong một quán cà phê wifi, một thanh niên - công dân mạng Internet - mở laptop đọc tin tức, anh nói: “Chuyện biển Ðông bỗng nhiên xoay chóng mặt luôn, chẳng biết thật hư đến đâu!” Nhưng, ở một quán khác, cánh phóng viên và cộng tác viên các báo trong nước đều vô cùng “phấn khởi hồ hởi” khi biết tin bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton bất ngờ xác định “lợi ích quốc gia của Mỹ ở biển Ðông...”

Và câu nói trên của bà ngoại trưởng Mỹ như một dòng chảy ngoài luồng, làm rạng rỡ hầu hết những gương mặt từng bế tắt, đau buồn bởi nguy cơ mất biển, mất nước vào tay Trung Quốc. Một tay phóng viên chuyên viết về giáo dục nói: “Bất ngờ quá anh, nhưng đã có chuyện để nói với mấy ông bạn thầy giáo và những học sinh đang chán nản vì ghét Trung Quốc.”

Ðúng là gió đã đổi chiều! Giải thích rõ hơn về điều này, một nhà thơ, không muốn nêu tên, nói với chúng tôi: “Thông thường, thời gian trước đại hội Ðảng là thời gian ai cũng muốn tự khóa miệng, nhưng bây giờ người ta nói tràn lan: nào là bà Clinton đã cứu cho Việt Nam một bàn; nào là không có Mỹ, chắc mấy ngày vừa rồi Trung Quốc đã chiếm mấy hòn đảo Trường Sa; nào là 'bọn nó' chỉ bốn ngày sau khi Mỹ tuyên bố biển Ðông đã có ngay cuộc tập trận bắn đạn thật; chúng nó chuẩn bị đâu ra đó để chiếm đảo của mình đó chớ, nhưng Mỹ làm cho chúng việt vị; nào là vân vân và vân vân...”

Lời phát biểu về “quyền lợi quốc gia...” của ngoại trưởng Hoa Kỳ như một dòng chảy ngoài luồng, làm rạng rỡ hầu hết những gương mặt từng bế tắc, đau buồn bởi nguy cơ mất biển, mất nước vào tay Trung Quốc... Còn cánh phóng viên và cộng tác viên các báo trong nước thì vô cùng “phấn khởi hồ hởi.”

Cũng có một luồng dư luận khác tiếp tục hoài nghi. Một ông, từng là sĩ quan quân đội VNCH, vì “học tập” về sớm, không đủ tiêu chuẩn đi HO, ông dựa trên bằng chứng bỏ rơi đồng minh còn nóng hổi của Mỹ mà hoài nghi: “Chờ coi! Mỹ chỉ đáng tin khi nào Mỹ có lợi. Chờ coi biển Ðông có lợi với Mỹ ở mức độ nào. Chớ Cộng Sản thì có lợi giữ yên chế độ rồi đó.”

Nhiều người sống ở miền Nam Việt Nam, từ bài học lịch sử của chế độ VNCH đã nhớ lại: Trước đây vì ngăn chặn hiểm họa Cộng Sản ở Ðông Nam Á mà Hoa Kỳ và đồng minh can thiệp vào Việt Nam. Lúc đó sự hiện diện của Mỹ được nhấn mạnh ở yếu tố lý tưởng nhiều hơn quyền lợi, và rồi, lá cờ bảo vệ tự do, dân chủ, cuối cùng cũng phải cuốn lại.

Hiểm họa Cộng Sản, mà cụ thể là Cộng Sản Trung Quốc, đã thắng. Nhưng sau chiến tranh, quan hệ đồng chí Trung-Việt bỗng gãy gánh - sụp hầm, và cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 là đỉnh điểm.

Nghi vấn về tham vọng cho Trung Quốc của Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào được đặt ra từ năm 2006, khi ông này qua Việt Nam dự thượng đỉnh APEC nhưng không tới ngay Hà Nội, mà đáp xuống Ðà Nẵng, đi thăm phố cổ Hội An và các cơ sở địa phương như trong hình, đi thăm nhà máy có chủ nhân Hong Kong, trước khi bay lên Hà Nội. (Hình: STR/AFP/Getty Images)


Quốc gia là cốt lõi

Ngày nay, Mỹ không nhìn Trung Quốc qua lá cờ Cộng Sản nữa, mà coi đó là đối thủ chính, một siêu cường mới, cạnh tranh toàn diện với Mỹ trong những thập niên tới về vị trí siêu cường số một thế giới. Rõ ràng, ngày nay và tương lai thể chế Cộng Sản Trung Quốc hay Cộng Sản Việt Nam chỉ còn là hình thức. Bây giờ, lá cờ Mỹ trở lại biển Ðông-Việt Nam. Lần này, tinh thần tự do dân chủ chỉ là yếu tố phụ, quyền lợi Mỹ mới là chính.

Trong chiến lược duy trì thế mạnh số một ở Châu Á, Thái Bình Dương, chuyện siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington và tàu khu trục USS John McCain đến bờ biển Ðà Nẵng ngay sau lời tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ, phần nào đó nhìn bề ngoài giống như sự kiện quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam năm 1965.

Dân tộc Việt Nam hiện nay và tương lai không cho phép chế độ này hay bất cứ chế độ cầm quyền nào khác dâng đất nước vào tay Trung Quốc. Và tham vọng của Trung Quốc muốn chiếm biển Ðông và Việt Nam thì không phân biệt cái nước Trung Hoa là chế độ Cộng Sản hay Dân Chủ, bởi vì đó là quyền lợi “cốt lõi” của Hoa Lục và vị trí siêu cường của họ. Dư luận còn nhớ, cách đây không lâu, ông Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào khi dự hội nghị APEC, thay vì đáp chuyên cơ xuống Hà Nội đã chọn đặt chân trước xuống Ðà Nẵng. Dư luận lúc đó cho rằng, đó là một dấu hiệu tham vọng xấu từ đế chế phương Bắc mới.

Dư luận trong nước, trong mấy ngày qua, là: hơn 30 năm sau biến cố 1975, điều trớ trêu, Việt Nam lại trở thành tâm điểm tranh chấp chiến lược toàn cầu của hai siêu cường. Thời điểm mà chính sách mới của Hoa Kỳ xác định: Quyền lợi Mỹ ở biển Ðông. Ðây thời điểm bước ngoặt trọng yếu của Việt Nam.

Ðối với nhiều người Việt Nam, phía trước, điều bất hạnh hoặc điều tốt lành cho đất nước đều có thể diễn ra. Có người nói: Phải chờ sau đại hội Ðảng coi phe thân Trung Quốc ra sao rồi mới biết. Người khác, lạc quan hơn, thì khẳng định: cục diện chiến lược biển Ðông và Việt Nam trên bàn cờ toàn cầu đã vận hành theo hướng của Mỹ, đó là tất yếu.

Nhưng, một thức giả Sài Gòn sống ẩn dật lại nghĩ rộng hơn. Trước hiện trạng tha hóa hiện nay, thay đổi kiểu nào cũng tốt. Nếu chẳng may, lại bị nạn ông Tàu xấu xa thì sẽ đánh thức tinh thần quật khởi cả một dân tộc. Nếu thay đổi tốt thì Việt Nam sẽ như con chim phượng hoàng bay lên từ đống tro tàn. Ði cùng với cộng đồng thế giới dân chủ - văn minh, lúc nào cũng là điều tốt nhất.

TQ sẽ thực hiện cuộc thao diễn hải quân bắn đạn thật tại Hoàng Hải

Biển Hoàng Hải bao gồm hầu hết là hải phận quốc tế nhưng Trung Quốc coi vùng đó như nằm trong vòng đai an ninh của họ

http://www.voanews.com/vietnamese

Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc thao diễn hải quân bắn đạn thật tại Hoàng Hải trong tuần này, sau khi lên tiếng phản đối những cuộc tập trận tương tự được tổ chức tại đó của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.

Hôm Chủ Nhật, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Hạm Đội Bắc Hải sẽ thực hiện cuộc tập trận từ Thứ Tư tới Thứ Bảy.

Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã hoạch định cuộc tập trận chung tại vùng biển này vào đầu tháng tới, mặc dầu ngày giờ chưa được loan báo rõ.

Biển Hoàng Hải bao gồm hầu hết là hải phận quốc tế nhưng Trung Quốc coi vùng đó như nằm trong vòng đai an ninh của họ.

Ngũ Giác Đài thì nói rằng, các cuộc tập trận giữa Hoa Kỳ với Nam Triều Tiên có ý gởi một cảnh cáo tới Bắc Triều Tiên rằng chính phủ Washington có ý định bảo vệ đồng minh của mình.

Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã thực hiện cuộc thao dượt hải lực và không lực chung tại Biển Nhật Bản trong vùng kế cận sau vụ đánh đắm một chiến hạm của Nam Triều Tiên hồi tháng Ba làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul và các đồng minh của họ nói rằng, chiến hạm Cheonan bị tấn công bằng ngư lôi của Bắc Triều Tiên.

29 thg 8, 2010

Thật vậy sao !!!.

Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là Hakuin.

Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".

Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh.

Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.

Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".

28 thg 8, 2010

Tôi thấy và nghe được những gì ở Sàigon và miền Nam Việtnam sau 32 năm dưới chế độ CS

Phó thường dân

Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó – mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi , tai nghe tận chỗ – ghi lại môt cách trung thực .

Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao,4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng "vĩ đại" trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm "thư giản" sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỷ, giáo sư Mỷ, chương trình học của Mỷ, giảng dạy bằng tiếng Mỳ - học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỷ – 600US$ đến 1000US$/tháng (giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con?)
Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử "đỏ", các nhà giàu mới – thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi Họ đến đây để "thư giản", uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỷ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XỌ Vụ MPỤ18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui..là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi…"lắc" suốt đêm.Vài hôm sau – đâu cũng vào đó.
Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở – vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự – ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt .. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắt tiền. Nhà trong hẻm – phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường…
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda – phun khói mịt mù – chưa kể đến xe hơi. Và hệ thống cống rảnh lạc hậu, mỗi khi trời mưa lớn, nước rút không kịp ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoảng chừng 1000 đô la Mỷ ..chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt.. Thuốc lá và bia – bia nội, bia ngoại có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Đảng viên,cán bộ – giai cấp thống trị – nhậu. Già nhậu, trẻ nhậu, con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói .. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị – đã lột xác – không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa – mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút – thậm chí con nít 9,10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên tỉnh.
Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng "tiếm công vi tư" lộng hành,ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn – ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu – nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ thì rõ .
Còn nhiều ... rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể : Một công thự tại vườn Tao đàn(có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn)mặt tiền ngó vào trong, mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ )bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỷ kim – ngon ơ ! Tương tự như vậy – ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 – phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động – nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày.
Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : "Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao ? " Nhật ký "Rồng rắn" của Trần Độ) .
Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn đã biến mất. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ, mũi và miệng bịt kín bằng "khẩu trang", găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố .
Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi ny long, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống, những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chân, lê lết trên một miếng ván gổ đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)
Bộ mặt Sàigòn "đổi mới" bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố – nhiều người chóa mắt, choáng váng, cho là "Việt Nam bây giờ tiến bộ quá". Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ: Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt: Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam – theo thống kê của báo The Economist – bằng : 555 US$ năm 2007 (Hà Nội bốc lên 730 US $)chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng : Thái Lan : 2550 US$ – Phi luật Tân : 1040US$ – Nam Dương : 1160US$. Tân gia Ba 24840US$.( The Economist World, năm 2007 – p.158,176,238 ) – Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy – nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn, vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia ? thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê, giai cấp giàu có bây giờ là ai ? giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có.

HIỆN TƯỢNG NGƯƠI BẮC XA HÔI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MAI QUAN TRONG Ở SAIGÒN – KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.

Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng "đánh Tây,đuổi Mỷ" – cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàgòn . Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn và các khu phố sầm uất nhứt. vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản. Từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75 như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất nhiên là vợ con,thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ, dĩ nhiên, vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu cũng đều là người Bắc, trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc.

Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới, từ Trung ương đến địa phương, từ tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xả gần đều do đảng viên người miền Bắc XHCN nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ.
Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu,chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản,cải tạo công thuơng nghiệp – nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức tài sản những người thuộc diện tư sản toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các tỉnh miền Trung, miền Nam được đem đi đâu ? Không ai biết.
Thông thường những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng sự thật trước nhứt là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Đọc Đất đai Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang) Ông lớn lấy tài sản lớn, ông nhỏ nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4,5 căn nhà. Ở không hết đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy vì lo sợ cái gì đó bèn đem "bán non" những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN .
Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị "giải phóng" ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách : Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung(chủ nhà chịu không nổi phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê. Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào "mua" nhà Saigòn với giá gần như cho không và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên "xẻ dọc Trường Sơn" bằng máu, nước mắt và xác chết vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là "giải phóng" nhân dân miền Nam nhưng sự thật khó chối cãi được là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi những ông chủ công ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc.(Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỷ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì ? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình các ông tự gọi mình đi .
Đến thời "mở cửa" cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương, đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diển hình : Một bệnh viện gần chợ "cua" Long Hồ quê hương của Phạm Hùng nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp hiện đóng cửa không sử dụng được.
Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê nhứt là miền Nam ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức, nghèo thì nghèo cùng cực

Nhà văn – Bác sĩ Hoàng Chính gọi thời kỳ sau 75 là thời "Bắc thuộc" :
- Năm Bắc thuộc thứ 2 : Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh .
- Năm Bắc thuộc thứ 6 : Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12 : Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười.
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.

BÔ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi , mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cọng sản . Để được trung thực – người viết ghi những điều thấy và nghe – không bình luận – tại những nơi đã đi qua . Thôn quê miền Nam – những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện . Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối . Đường sá có tu sửa phần nào ..Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn ( đường xóm Cái nứa,Cái chuối xã Long Mỷ VL) ,xe Honda và xe đạp chạy qua được. ‘‘Cầu tre lắt lẻo’’ , cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván ,cầu đúc ( vật liệu nhẹ ) . Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cáibè, Cái răng ) nay không còn thấy nữa . Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ – chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn – còn nhiều nhà lá nghèo nàn . Tương tự như vậy – dọc theo bờ sông Long hồ – một số nhà gạch nhỏ mới cất ..xen kẻ những mái lá bạc màu . Vùng Trà ốp,Trà cú (Vĩnh Bình) , chợ Thầy Phó (Vĩnh Long ) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá,nhà tôn . Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..
Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc,Hà Tiên,Rạch Giá ,Cần Thơ . Nhìn chung – có một sự thay đổi rõ rệt . Nhà cửa ,hàng quán dầy đặc , động cơ ồn ào,người ta chen chúc .. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở . Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất .. hoặc thụt sâu vào trong , không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè ,An Hữu , vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương ..
Dưới sông – từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang – hai bên bờ toàn là nhà sàn ,phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2,3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau . Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống,phóng uế – cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi . Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá .. Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài ..Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh . Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu – người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỷ A , chèo ghe tam bản , bơi xuồng như thời trước 75 nữa .. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng,được trả lời : ‘‘ Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi !’’ Tôi hỏi thêm : ‘‘ Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm , nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi,đánh đập .. các cô gái nầy không sợ sao ông ? – ‘‘ Biết hết – mấy cổ biết hết ,báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch . Cô khác thấy vậy ham . Phần nghèo ,phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may.’’ Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn,Đài Loan hiện không ai là không biết .
Tờ Tuổi trẻ – số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi – trong bài : ‘‘ Nỗi đau từ những con số’’- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già,tàn tật đui mù , làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy : ‘‘Tại một tổ chức kết hôn lậu,hàng chục cô gái đang ‘‘bày hàng’’ để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm,ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình ’’ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007 ,viết : ‘‘Hơn 60 cô gái ,tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển .Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ ,chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái .Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng .Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6,10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện .Thậm chí – những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm’’.
Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ :Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học ,để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm ,được anh trả lời : ‘ ‘‘ Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn . Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng . Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa.’’. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ .. khoản chừng 18 đến 20 ..đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện – tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề .
Song song với tổ chức chánh thức ,còn có một tổ chức ‘‘ môi giới hôn nhân lậu’’- sự thật là một tổ chức buôn người ,chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái , nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia,Thá i Lan ,Ma cau.. để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục..các cô gái làm điếm .. hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ .. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An . Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần – thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh , quận 11..Sàigòn.
Cho dù chánh thức hay lậu.. hậu quả cũng gần giống nhau . Chánh thức thì có giấy phép , có công an làm thủ tục , chánh phủ thu tiền lệ phí . Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An . Hậu quả gần giống nhau . Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan , Đại Hàn bị ngược đãi,đánh đập tàn nhẫn – ban ngày làm nô dịch.. ban đêm phục vụ tình dục.. rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại ..( Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng ) Còn lậu thì .. bán thẳng vào ổ điếm . Biết bao nhiêu thảm cảnh .. biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại .Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu ..lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời !
Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ,ngược đãi, đánh đập.. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không ? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện ? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở ? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt..?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người – những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN . Họ còn phải vay tiền mua sắm , ăn diện , hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan , Đại Hàn ?
Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp . Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau : Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt,chương trình công nghiệp hóa,đô thị hoá..vừa bãi,không được nghiên cứu cẩn trọng.. đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng..Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào .. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.. Các cô gái miền Tây.. quẩn bách vì không có việc làm kinh niên – cuộc sống vô vọng mịt mờ – có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến ..khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ .Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75 ) – những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ .. thang giá trị bị đảo lộn.. nên họ không đặt nặng danh dự,sĩ diện như thời trước.. Do vậy – khi bị dồn vào đường cùng .. họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn.. Nhưng động lực chánh là nghèo

NGHÈO

Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan … để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực , vô vọng không lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vựa lúa nuôi sống cả nước – sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy – nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH ) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam – thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998 : ĐBSC : 37% . ĐBSH : 29% . Năm 2002 : ĐBSCL : 13 % . ĐBSH : 9% . ( Nhà x.b Thống kê – Hànội ,trang 13 – LVB trích dẫn ) Dù theo tiêu chuẩn nào : tiền tệ ( tính bắng tiền hay bằng gạo) – mức sống ( bao gồm lương thực , nhà ờ, mức sống văn hóa ) – ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH – bởi lẽ khi nghèo về lương thực – thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá .
Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học . Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt , nghe tận nơi của người viết : Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau , ăn bữa sáng lo bữa chiều – cái nghèo của một nông dân , nhà dột nát .. khi trời mưa lúc ban đêm..không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà ,phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc… Cái nghèo của một người đi mượn tiền , muợn gạo.. tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp .. cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa,mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân .
Tục ngữ bình dân có câu : Ít ai giàu 3 họ,khó 3 đời .- Có . Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới.. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy : nghề đi nhủi tép .. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay ( 2007 ) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch.. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te .Đời ông nội – nghèo ! Đời cha nghèo ! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo – không đổi đời cho người nghèo thành giàu .Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác – còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền ..trong khi dân số lại gia tăng quá tải . Cho nên thất nghiệp không thể tránh . Nghèo là hiện thực . Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng,viết : ‘‘Nông dân đã nghèo,đất đã kém đi ,nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn,lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được ? ’’

MIỀN NAM – 32 NĂM DƯỚI CHẾ ĐÔ C.S

Kinh tế Việt Nam – trong đó có miền Nam – có chút tiến bộ – so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa . Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt .. cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia ,để tài trợ các chương trình y tế ,giáo dục ( hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con ) – các chương trình tạo công ăn việc làm , phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không ? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch ? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể .. Và hiện tại – muốn phát triển công nghiệp – nhà cầm quyền địa phương – theo lệnh Đảng – mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả , chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân phẩn uất , kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh ! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ) . Như vậy có gọi là phát triển không ?

KẾT LUẬN

- 32 năm nhìn lại :Người ta thấy miền Bắc đã ‘‘giải phóng’’ dân Sàigòn ra khỏi đất đai,nhà cửa của họ . Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau . ‘‘Giải phóng’’ miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ.‘‘Giải phóng’’quân nhân,viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà ,để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển …‘‘ Giải phóng’’ phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm ‘‘vợ nô lệ’’ , đi làm điếm ở Kampuchia , TháiLan ..
- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ .Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website(2003) – bị trưng bày trong lồng kính ,cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005) . Chỉ trong năm 2005 – có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc . (Theo UNI CEF – LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )
- 32 năm nhìn lại : Mượn lời nhà báo Claude Allegre ,báo L’expresse ngày 29-8-2002 :‘‘ Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó . Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn . Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc – người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó ’’
- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam – khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc .
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo :‘‘ Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Mất cả đất đai,sông núi và dân tộc.Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu(Trích Người việt hải ngoại – Nguyễn văn Trấn)

Phó thường dân

27 thg 8, 2010

HAI CHA CON VÀ TÔ MÌ BÒ

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh...

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con! Con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ. Sắp thi tốt nghiệp rồi. Nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội."

Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Tại sao mình về quê hương mình

Phan Đức

Quê hương mà Đảng và nhà nước kêu gọi mình về, nhưng mà mình lại phải đóng tiền và phải xin VISA – nghĩa là được phép mới có thể về, trong khi người Tàu, người Lào, người Miên, người Thái, v.v... có thể vào ra mà không cần xin VISA?
Sự phân biệt đối xử ấy đã chứng thật rằng dưới tầm nhìn của Đảng và Nhà nước, những người Việt hải ngoại như chúng mình là người ngoại quốc trên chính quê hương của chúng mình.

Mình cần nhìn thật rõ cách phân biệt sâu sắc này để phân biệt đâu là bạn đâu là thù, khỏi dưỡng hổ di hoạ và khỏi sa vào bẫy rập ngọt mật chết ruồi!

Nhân dịp về nước lần này vì việc riêng tư để tổ chức lễ giổ cho ba tôi qua đời cách đây hai năm, đồng thời cũng là lễ mãn tang,tôi phải đích thân thay mặt cho cả đại gia đình trong tư cách một trưởng nam.
Từ chuyến đi về VN.ấy,tôi xin ghi lại cuộc hành trình và những suy nghĩ của tôi sau khi tận mắt nhìn thấy thực tế tình hình đất nước hiện nay.
Nói chung,toàn cảnh nước ta là một bức tranh mà màu xám xịt u ám lấn át,phơi bày những bế tắc về đủ mọi lãnh vực,từ giáo dục-y tế đến kinh tế-chính trị.Còn tương lai VN.xem ra thực mịt mờ bất định,thậm chí đang đối diện với nguy cơ trở thành một Tây Tạng thứ hai ! Hay nói thẳng thừng như Hoàng Giang,một tác giả là quan chức cộng sản,rằng “nguy cơ mất nước đã rõ mồn một”(Bauxite.VN.).
Về Sài Gòn trời nóng như thiêu nhưng vài ngày sau đó khi tôi ra Đà Nẵng,may mắn là thời tiết dễ chịu vì có đợt gió lạnh từ vịnh Bắc bộ thổi vào nên việc tổ chức lễ giổ diễn ra khá thuận tiện.Nhờ cuộc họp mặt trong ngày lễ giổ này,tôi mới biết những căng thẳng từ lâu ở giáo xứ Cồn Dầu mà nạn nhân không ai khác hơn là giáo dân trong đó có anh em ruột của kế mẫu tôi.Dù giáo xứ này có lịch sử tồn tại cả hai trăm năm nay nhưng bị thành ủy Đà Nẵng đưa vào diện quy hoạch dưới “danh nghĩa” là xây dựng khu sinh thái Hòa Xuân mà thực chất là bán cho tư bản nước ngoài đầu tư.Tuy nhiên,vì số tiền bồi thường quá ít,không đủ mua một miếng đất cắm dùi (chứ đừng nói nhà) giáo dân nhất quyết không chịu dời đi.Để gây áp lực,thành ủy ra lệnh cấm chôn cất người chết trong nghĩa địa giáo xứ.Sự việc đáng tiếc nổ ra mới đây khi con cháu một bà cụ qua đời bị lực lượng công an trấn áp không cho chôn bà cụ ở đây.Thế là có máu đổ và công an bắt đi một số người tham gia đưa tang,kể cả con cháu bà cụ.Sau đó,báo chí quốc doanh ĐN.đồng loạt gán tội cho giáo dân Cồn Dầu gây rối! Cuối cùng, quan tài đã bị công an áp giải lên xe đi chôn ở nơi khác khá xa.Điều đáng chê trách là thành uỷ qúa tham lam nên đã lờ đi sự bất công mà họ gây ra cho người dân Cồn Dầu vì mảnh đất này qúa béo bở,nằm sát bên sông Hàn.Dân chúng bao đời lam lũ làm ruộng theo truyền thống của cha ông họ,nay họ không thể làm ăn sản xuất.Thực tế mà nói,toàn bộ đất đai ĐN.chạy dài từ bãi biển Tiên Sa đến Ngũ Hành Sơn đều bị bán cho tư bản đủ mọi quốc tịch nước ngoài làm khách sạn,resort,casino ngay cả sân gôn v.v. Thậm chí tay đánh gôn triệu phú người Úc Greg Norman cũng sở hữu mấy chục hecta đất dự bị làm sân gôn 18 lỗ ! Số tiền bán đất đó người dân hoàn toàn không biết rơi vào túi quan tham nào trong khi tay bí thư thành ủy từng bị nguyên Trưởng công an thành phố tố cáo tham nhũng.Oái oăm ở chổ này là ngài bí thư không mất một…sợi lông nào,song viên thiếu tướng công an hôn mê bị khiêng ra toà xử án với tội danh lợi dụng tự do dân chủ (?) ! Hôn mê,giả hay thật,cũng chứng tỏ là dù đồng chí với nhau,bị can phải lo lợi dụng tình huống để tìm cách giảm nhẹ hình phạt trả thù của bí thư thành ủy là vua một cõi !
Sau lễ giỗ,thấy còn ngày rộng tháng dài,tôi dự tính đem cả gia đình các em đi du lịch núi Bạch Mã nhưng hỏi hai trung tâm du lịch thì được trả lời là đường sá đang sửa,đợi cuối tháng Ba mới đi được. Giữa tháng Tư,họ lại trả lời là đường lên núi vẫn chưa sửa xong.Thế là tôi dự tính chuyển qua đi du lịch Cù Lao Chàm song các cháu gái không muốn đi tàu vì sợ say sóng,thành thử cuối cùng tôi làm một công hai việc là đi thăm một người cháu đang làm linh mục chánh xứ Hà Úc, thuộc địa phận Huế, tiện thể ghé núi Bạch Mã xem đường sá đã sửa đến đâu mà hẹn mai hẹn mốt mãi.Ấy vậy mà hóa hay, vì tôi hân hạnh được gặp mặt một trong tam kiệt linh mục cố đô Huế (trong đó còn có linh mục Phan Văn Lợi,Nguyễn Văn Lý) là cha Nguyễn Hữu Giải đang làm chính xứ An Bằng. Cha vui vẻ tiếp "phái đoàn" chúng tôi một cách cởi mở và chân tình.Tôi không ngờ cha Giải đã 70 tuổi mà mái tóc trông còn xanh đen như tóc thanh niên. Nếu nhìn kỹ lắm may ra mới thấy lưa thưa ít sợi bạc. Không những cha trẻ so với tuổi tác mà còn trẻ về tinh thần. Dù bị tù cải tạo 8 năm nhưng cha tỏ ra không sợ gì hết.
Tôi nhắc đến cựu giáo sư Nguyễn Ngọc Lan và linh mục Chân Tín bị kẻ lạ đâm vào xe để xin ngài hãy nên thận trọng, nếu phải đi đâu xa,song cha trả lời là cha đã chuẩn bị sẵn sàng để chết giữa thanh thiên bạch nhật ! Cha kể chuyện đức cha Kiệt từ Roma trở về giữa khi Hội đồng giám mục VN. đang họp.Tôi cũng thưa với cha rằng vấn đề bang giao giữa Tòa thánh và chính phủ VN.có phần chắc là VC. lợi dụng ván bài ngoại giao như 1 thủ đoạn để hất cẳng Đức cha Ngô Quang Kiệt. Trong ván cờ này, tất nhiên con sói (chính trị) sẽ thủ lợi và chiếm thượng phong nhiều mặt trong giai đoạn đầu đối với con cừu (tôn giáo) nhưng về lâu về dài, giáo hội sẽ có điều kiện để đối thoại,thậm chí có thể đối đầu như thời gian qua.Dù sao,đức cha Kiệt cũng đã đi vào lịch sử như một vị lãnh đạo công giáo thứ hai sau cố giám mục Nguyễn Kim Điền dám đương đầu với quyền lực chính trị nhưng có lẽ ngài đã không gặp thời khi tình hình xã hội VN.còn qúa nhiều chia rẽ và nghi kỵ,ngay cả trong nội bộ công giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung. Chia rẽ này do ai thì người có lý trí bình thường cũng dễ dàng suy luận ra được.
Rời An Bằng,chúng tôi đi qua một nơi gọi là "thành phố ma",tức là nghĩa địa đã được dân địa phương xây dựng trông chẳng khác nào lăng tẩm vua chúa như lăng Khải Định chẳng hạn.Thật là nguy nga đồ sộ! Đây cũng là đề tài bị báo chí trong nước thỉnh thoàng đăng lên để chê bai và trách mắng.Tuy nhiên,tôi nghĩ báo chí đã tỏ ra bất công vì dân dùng tiền của họ để xây dựng chứ không phải ăn cắp công quỹ hay tham nhũng như quan chức cán bộ.Nói vậy không có nghĩa là tôi tán đồng việc phung phí tiền của vào chuyện xây mộ nhưng tôi cho rằng báo chí đã lạm dụng để lên giọng đạo đức hơi nhiều.Điều đó cũng dễ hiểu : đụng đến quan chức thì có nguy cơ bị tống vô tù nên họ tìm cách lờ đi cũng phải còn người dân có thể đôi khi bị xem như cái cớ chính đáng để họ xả hết bực bội cũng chẳng lạ gì !
Trên đường trở lại Đà Nẵng,anh tài xế cho xe chạy rẻ về phía tay phải trực chỉ hướng núi Bạch Mã để tôi xem qua cho biết.Chẳng lẽ đi không lại về không,dù đường sá đang sửa,tôi thuê hai chiếc xe ôm đi lên núi Bạch Mã,một chở tôi và chiếc kia chở đứa em còn các thân nhân khác đi hồ bơi ở chân núi Bạch Mã. Tuy nhiên,khi còn cách đỉnh núi khoảng 5 cây số thì chiếc xe chở tôi trở chứng…nằm vạ giữa đường.Tôi hơi lo nhưng vẫn nói đứa em ở lại chờ sửa xe hư để tôi tiếp tục lên đỉnh,dù lúc ấy gần bốn giờ chiều và núi rừng chung quanh đang dần toát ra khí lạnh.Dọc đường lên núi,chú xe ôm cứ hỏi tôi đủ chuyện như bác ở đâu, làm nghề gì.Tự nhiên,tôi cảm thấy phải nói dối và nói dối trơn tru như một kẻ nói dối chuyên nghiệp.
Điều này làm tôi hối hận vì mình đã nghi ngờ ngay cả người dân lương thiện khi chú xe ôm thắc mắc rằng sao bác ở Sài Gòn mà hơn 10 năm mới về thăm Huế rứa.Tôi vội nói qua quít là có về thăm nhà ở Đà Nẵng song Huế thì bây giờ mới có dịp đi.Tôi sợ chú xe ôm cũng phải,giữa bốn bề núi rừng hoang vắng,nhất là chú xe ôm lạc tay lái thì mình rơi xuống vực chắc chắn thịt nát xương tan ! So với núi Bà Nà ở Đà Nẵng, núi Bạch Mã ở Huế cao chất ngất và hùng vỹ qúa ! Tiếc rằng địa điểm du lịch này còn nhếch nhác,nhiều đoạn đường còn qúa nham nhở và chưa biết bao giờ mới hoàn thành.Ngay cả khách sạn cũng chưa được sửa sang gì,phòng ốc thì trống toang trống tuếch với dăm ba cửa sổ đung đưa theo gió chực chờ rớt xuống đất bất cứ lúc nào !
Sau vài ngày nghỉ ngơi,tôi một mình khăn gói đi Quy Nhơn vì các em đều bận sinh kế và các cháu lại bận học hành.Nơi đây có Bác sĩ Huỳnh Cầm,bạn học trung học nhưng học Y khoa trên tôi một lớp.Tôi tính thuê khách sạn nhưng Cầm bảo “thuê làm gì,nhà tao tha hồ mà ở” ! Qủa vậy,Cầm làm chủ một ngôi nhà rộng, ngay mặt phố.Vợ con ở Sài Gòn còn Cầm giữ chân “trụ trì” ở đây,ăn chay trường kỳ và nghiên cứu kinh Phật. Cầm chăm chỉ tập Yoga mỗi sáng song thấy Cầm trồng cây chuối,tôi lại có cảm tưởng khổ thân qúa, có vẻ như Cầm là một chàng nghệ sĩ thích “thú đau thương”. QN.không phải là nơi tôi đến lần đầu.Khoảng năm 1960,tôi từng ghé chơi nhưng lần này về tôi cùng với Cầm đi thăm mộ Hàn Mặc Tử và Bệnh viện Phong Quy Hòa.Có hai mộ Hàn Mặc Tử.Mộ ở Ghềnh Ráng có tượng Đức Mẹ,ở trên đồi cao nhìn xuống biển,trông khá trang trọng.Còn mộ nữa nằm ở trong sân bệnh viện,do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xây thì nhỏ và đơn sơ hơn nhưng cũng xinh xắn.Đi sâu vào phía trong có Phòng lưu niệm HMT.trong đó có tấm bảng ghi lời của Chế Lan Viên ca tụng thi tài họ Hàn : mai sau những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi và chỉ còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể,đó là HMT.(trích Thi nhânViệt Nam của Hoài Thanh).Bệnh viện phong Quy Hòa ngày nay dù vẫn được các xơ dòng Thừa Sai Đức Mẹ phục vụ nhưng bị nhà nước quản lý cẩn trọng như một cơ quan chính trị.Ngay ở cổng vào đã treo la liệt những khẩu hiệu lăng nhăng vì vô duyên,chẳng dính dáng gì đến y tế . Nhân viên gác cổng thì đăm đăm nhìn khách qua lại . Tôi chỉ tặng một số tiền vừa phải.Giá mà trực tiếp cho các xơ thì hay biết mấy vì tôi chắc chắn sẽ dâng cúng nhiều hơn gấp bội !
Chia tay với Cầm ở ga Diêu Trì,tôi tiếp tục đi Nha Trang để thăm người anh họ từng ở tù VC.gần 15 năm vì tội “phản động”.Vụ án đó chấn động một thời ở Nha Trang.Từng làm việc ở Ty Y Tế trước 1975,anh hỏi tôi có biết bác sĩ Nguyễn Trọng Đỉnh,tốt nghiệp y khoa Huế vẫn còn ngồi… câu cá ở phòng mạch tại đây nhưng tôi chỉ ghé NT.có hai ngày nên không có thì giờ để tìm gặp người đàn anh khóa 4 này.Thực tình mà nói,tôi đối diện…bất tương phùng vợ của anh Đỉnh nhiều lần hồi ở Bến Ngự,chứ tôi chỉ nhớ anh với Trương Thanh Trừng là đôi bạn chí thân rất tương đắc.Dĩ nhiên hai ngưởi không phải là dân “gay” !
Phất phơ thế nào mà tôi lạc vào Biệt điện vua Bảo Đại.Nói biệt điện thì tưởng là sang trọng lắm nhưng thực ra chỉ là một ngôi nhà gồm phòng khách và nhà nghỉ của vị vua cuối cùng nhà Nguyễn.Trên vách tường, treo đầy những hình ảnh của vua và hoàng hậu hay cả hoàng gia.Điều đáng chú ý là những chú thích phía dưới có tính vô tư,khách quan và trung thực nghĩa là không “chưởi bới” như thường thấy trong sử sách VN.Có lẽ đây là địa điểm du lịch mà khách nước ngoài có thể đến thăm,do đó họ phải tôn trọng sự thực lịch sử chăng ?
Đặc biệt là hoàng hậu Nam Phương được đề cao như là người phụ nữ VN.đầu tiên thành thạo công việc giao tế và hiểu rõ chẳng những lễ giáo Tây mà cả Đông phương.
Đi Quy Nhơn hay Nha Trang ở thời điểm này thật đáng chán vì đâu đâu cũng thấy màu cờ đỏ máu đến nỗi muốn chụp hình tôi phải ra sát bãi biển.Những ngày này mấy chục năm trước,hai thành phố miền Trung đó bị Bắc quân xâm chiếm.Tuy nhiên ở Sài Gòn cuối tháng tư,cờ quạt còn khủng khiếp hơn.Nhà nước VC.quy định treo cờ cách nhau bao nhiêu mét trên mọi con đường trong thành phố.Nhà dân nào cũng phải treo cờ !
Người ta tổ chức ăn mừng chiến thắng ồn ào đến nổi báo chí quốc doanh như Thanh Niên hay Tuổi Trẻ cũng dám than vãn là miệng thì kêu gào hoà hợp hòa giải mà làm thì ngược lại hoàn toàn .Vẫn những ngôn ngữ tuyên truyền huênh hoang từ mấy chục năm trước,được lặp lại không một chút thay đổi.Có blogger như bác sĩ H.H.còn nhận xét đại khái rằng hình thức rầm rộ chỉ để che dấu một điều bất ổn ở bên trong !
Ở Sài Gòn,tôi có đi uống cà phê mấy lần với nhà thơ TTD.và họa sĩ TC.ở công viên Tao Đàn.Nơi đây được xem như chổ trưng bày chim cảnh.Chủ nhân chim cảnh xách mỗi người một cái lồng chim đến treo lên để nghe chúng thi nhau hót.Đủ mọi hạng người chung quanh song TC.,khi nói về việc thành ủy SG.làm ầm ỷ về ngày chiến thắng 30/4 thì lớn tiếng quy tội cho giới văn nghệ sĩ cũ đã làm mất nước về tay VC.khiến tôi hơi chột dạ nhìn quanh quất như một phản xạ tự nhiên nhưng đỡ lời là cả một dân tộc bị lừa chứ đâu phải chỉ có giới văn nghệ sĩ ! Nhà thơ kiêm nhà báo tự do TTD.cười tỏ vẻ như anh ngầm đồng ý với tôi.Anh từng viết cho BBC.và một tờ báo ở hải ngoại và là một trong số những người bị công an buộc không được ra khỏi nhà trong ngàỳ xử luật sư Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung v.v…trước đây.
Những ngày về nước,tôi mở máy computer của cháu gái chỉ để đọc thư từ chứ không thể truy cập một số báo mạng ở hải ngoại bởi vì chúng đều bị firewall ngăn cản.Nhà nước VC.kiểm soát chặt chẽ luồng thông tin từ ngoài vào.Đó là chủ trương độc quyền thông tin vừa để tuyên truyền vừa để ngu dân của họ.Có nhiều cách ngu dân áp dụng cho từng đối tượng.Không những ngu dân người vô học hay ít học mà còn ngu dân cả giới có học nữa.Ngu dân kẻ vô học thì chỉ cần lặp đi lặp lại ơn đảng và bác nhưng ngu dân giới học thức thì tinh vi hơn và thủ đoạn hơn nhiều.Nói thế nhưng cũng chỉ là “bổn cũ soạn lại” hoặc “bình mới rượu cũ”.Cũng hoà hợp hòa giải dân tộc như những năm cuối cùng của VNCH.trước 1975.Một vài khuôn mặt “cò mồi” đã ra mắt ở hải ngoại để kéo một toa tầu đã sét rỉ nhưng lần này được ngụy trang dưới mặt nạ “chung nhau xây dựng đất nước” với một lý do “cận thị”,thiếu tầm nhìn xa là chế độ CS.mạnh qúa không thể lật đổ được trong lúc này. (Vậy thử hỏi CS. ở Liên Xô và Đông Âu mạnh còn hơn VN.mà cũng sụp đổ thì sao ?). Đáng lo nhất là VC.lợi dụng các tổ chức từ thiện và tôn giáo như tấm bình phong để dẫn dụ người dân chỉ nghĩ đến việc “tốt đời- đẹp đạo”,nghĩa là chớ lao vào việc đòi hỏi dân chủ hay đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực như bất công,tham nhũng v.v.. đến nổi có anh “trí thức” còn lên lớp là hãy sống chung với tham nhũng với bất công nữa chứ !!! Ngoài ra,VC.còn tuyên truyền là tôn giáo đừng quan tâm hay tránh làm chính trị (sic).
Tuyên truyền như thế thật tai hại vì quan tâm về chính trị không có nghĩa là làm chính trị.Quan tâm về chính trị chỉ là ý thức,còn làm chính trị lại là hành động.Hai phạm trù đó khác hẳn nhau.Làm chính trị là nghề của chính trị gia với cao vọng trở thành dân biểu,nghị sĩ hay thủ tướng,tổng thống v.v.Hay nói như hoà thượng Thích Quảng Độ thì đó là thái độ chính trị.Có lẽ phong trào viết thư pháp (phát triển khoảng 15 năm nay) cũng góp phần vào việc “ru ngủ”này.Hầu như nhà anh có học nào cũng treo hai chữ : Nhẫn và Tâm. Theo tôi,treo vậy là tốt vì có mục đích và lý do đạo đức hoặc tâm linh để khuyên mình sống nhịn nhục và thông cảm với người khác.Tuy nhiên,cần phải đặt câu hỏi là nên áp dụng Nhẫn và Tâm vào lúc này chăng khi nước ta đã và đang bị Tàu chiếm đất lấn biển,ngay cả ngang nhiên bắt ngư dân VN.(đánh cá ngay trong vùng biển của mình) rồi đòi tiền chuộc liên tiếp được không ?
Còn riêng với giới trẻ,VC.lại áp dụng chính sách ru ngủ hòng làm tê liệt tinh thần đấu tranh mà thực dân Pháp từng làm trước kia. Ru ngủ bằng gái đẹp : báo chí mỗi ngày đưa tin và đăng hình giai nhân chân dài,hoa hậu,người mẫu v.v.với những tin rẻ tiền đại loại như diễn viên X. lộ nội y ra sao,người mẫu Y. lộ vòng một ở đâu hay đang cặp với đại gia nào v.v.Thậm chí còn đưa tin về những người đẹp khắp nơi như “mỹ nữ Hoa ngữ có nguy cơ ế chồng cực cao” ! Hoa ngữ nghĩa là nói tiếng Hoa,chỉ những người Hoa ở ngoài nước Tàu như Singapore hay Hongkong.Có nhà văn trong nước còn nói là báo Công An chỉ toàn tin cướp,hiếp,giết…người !
Ru ngủ bằng vẻ hào nhoáng bên ngoài (hay phồn vinh giả tạo như VC.từng vờ chê miền Nam trước đây) : xây dựng những khu biệt thự cao cấp cho người giàu có,quan chức dùng công qũy đua nhau mua xe hạng sang,tư bản đỏ hay con ông cháu cha ăn chơi đồi trụy,bao gái,ngông cuồng vất tiền qua cửa sổ còn hơn cả Hắc,Bạch công tử thế kỷ trước.Ngoài ra,báo chí lại tạo “phép thắng lợi tinh thần” kiểu AQ.hay “bơm” cảm giác tự tôn cho dân mà một đại biểu quốc hội gọi là “bệnh hoàng tráng” như nước ta có hệ thống cáp treo dài nhất thế giới ở núi Bà Nà với sự hợp tác của nước Áo,như cầu Mỹ Thuận là công trình thế kỷ của ngành giao thông VN.nhưng sự thật là do Úc đảm trách xây dựng,ngay cả có quan chức “nổ” là đến năm 2025 nước ta sẽ tiến ngang bằng với các nước tiên tiến hay ra chỉ tiêu sẽ “tiến sĩ hóa” cán bộ thành ủy Hà Nội v.v.trong vòng vài năm tới !!! Đó là chưa kể đang thuê nước ngoài giúp mở rộng Hà Nội thành thủ đô không những to nhất Đông Nam Á mà cả thế giới,nghe đâu chạy dài đến tận núi Ba Vì (cho gần với đàn anh TC. chăng ?) !
Ru ngủ bằng nhạc thời trang: truyền hình có riêng một băng tần gọi là “musics yeah”để hát uốn éo và ưỡn ẹo học đòi nửa mùa phong cách trình diễn Tây phương hay Hàn quốc.Có bản nhạc mà lời nửa ta nửa tây, kiểu nửa dơi nửa chuột như thế này : nếu ngày xưa anh không là bạn thân để nói thì hôm nay I want to write to you ! Tự do hưởng thụ nhố nhăng kiểu đó thì còn nhớ đến tổ quốc…với tổ cò…Hoàng với Trường Sa làm gì nữa cho công an làm khó dễ kia chứ !
Điều đau lòng là truyền hình VN.cả ngày trình chiếu hầu hết là phim truyện Tàu.Hình thức tuyên truyền này thực chất là xâm lăng văn hóa của bá quyền Bắc kinh ôm mộng Đại Hán ! Hậu qủa là nhiều người khen và thán phục phim Tàu với những nhân vật lịch sử của họ.Người VN.thuộc sử Tàu còn hơn Việt sử là vì thế.
Về nước đi từ Trung vào Nam, tôi thấy chẳng ai còn tin tưởng vào chế độ CS.,ngoại trừ những kẻ hưởng lợi từ chế độ đó.Hầu hết người dân cùng có chung nhận xét là chỉ cần tránh chính trị thì mọi chuyện đều được phép làm,kể cả tham nhũng! Tôi liên hệ điều này với trường hợp rủi ro của tôi.Chỉ còn một tuần nữa là tôi về Úc nhưng tôi bị tài xế taxi lấy cắp giấy passport.Chỉ một phút mất cảnh giác mà tôi chuốc lấy nỗi bực bội này.Nếu trên núi Bạch Mã,tôi ân hận vì nghi ngờ chú xe ôm thì bây giờ tôi lại ân hận vì mình không dám nghi ngờ tài xế.Hai trường hợp ân hận có nguyên nhân trái ngược nhau : nghi ngờ người dân lương thiện và tin tưởng kẻ mình ngỡ là lương thiện ! Nếu làm lại pass-port ở Tòa lãnh sự Úc ở Sài gòn dễ bao nhiêu thì xin visa từ Sở quản lý xuất nhập cảnh lại khó bấy nhiêu. Khó nhất là họ cố ý không cấp ngay mà bắt mình chờ đợi 10 ngày đến nửa tháng.Thật là dở khóc dở cười ! Tuy nhiên,ngay khi tôi ra khỏi cửa Sở trên là “cò” đến hỏi tới tấp rằng có muốn visa chiều nay hay ngày mai.Chiều nay giá cao hơn chiều mai đấy! Dù cao đi nữa,tôi cũng phải bấm bụng mà chạy giấy để thoát ra khỏi nước càng sớm càng tốt. Nếu chưa cầm được visa trong tay thì không thể xác định lại ngày về mà mình đã xin hoãn trước đó.Chỉ còn hai ngày để làm việc này,tôi không thể trễ hạn qúa vì phải tốn tiền mua vé mới . Phí phạm như vậy chẳng đáng gì nhưng cứ nghĩ đến chuyện phải ở lại hơn một tuần nữa là tôi chịu hết nổi không những vì thời tiết nóng bức,lại bị cúp điện mà còn phải hít thở khói xe mịt mù nếu có việc ra đường.Có lần,tôi đi xe ôm nhưng kẹt đường đến nỗi chú xe ôm đành năn nỉ “bác đi bộ còn nhanh hơn đi xe”,dù lúc đó chú xe ôm chạy trên lề đường dành cho người đi bộ mà không thể nào nhúc nhích xe được một phân ! Thế là tôi đành chịu trận hít khói cả một rừng đủ loại xe có động cơ để từ từ xê dịch từng bước chân một mới thoát được .Tôi nghĩ dại là khói xe ngột ngạt thế này thì chục năm nữa,vô số dân SG.sẽ phải chết vì ung thư ! Ngoài ra,dioxin từ khói xe thải ra có lẽ cũng đủ gây tác hại không thua gì chất độc màu da cam mà thỉnh thoảng VC.lợi dụng để gây thành phong trào kiện cáo có mục đích chính trị !
Vài chuyện vặt vãnh nhưng cũng đáng nói là hiện nay hầu hết mọi cửa hàng buôn bán hay dịch vụ,dù nhỏ bé ra sao,cũng trưng biển tiếng Anh bát nháo,tạo ra tình trạng qúa tải Anh ngữ và đáng buồn là thường viết sai chính tả! Một cái nữa là mọi khu phố đều được gọi là Khu phố Văn hóa, tựa hồ như văn hóa là danh từ riêng vậy ! Rồi thôn xã văn hóa,gia đình văn hóa v.v…Có lẽ cái gì không có thì phải lặp đi lập lại để nhắc nhau khỏi quên chăng ? Hay nói như một blogger là bị đau răng thì lúc nào cũng nhớ đến răng đau.
Đến đây,tôi nghĩ nên đề cập đến tôn giáo,một vấn đề mà nhà nước CSVN.cảnh giác nhiều nhất hòng tìm cách phân hóa để lợi dụng.Phân hóa ngay trong nội bộ tôn giáo và gây mối bất bình giữa các tôn giáo,một hình thức chia rẽ để cai trị mà VC.học được từ thực dân Pháp song có tầm mức vừa tinh vi vừa trắng trợn.
Một thực tế phủ phàng ai cũng thừa nhận là họ nỗ lực duy trì tình trạng ưu đãi Phật giáo và bạc đãi Công giáo.Dĩ nhiên,ưu đãi giáo hội PGVN.phục vụ nhà nước chứ không phải giáo hội PGVN.thống nhất của hoà thượng đáng kính Thích Quãng Độ.Sở dĩ có sự phân biệt đối xử này là nhằm gây chia rẽ nội bộ Phật giáo, giữa giáo hội quốc doanh và giáo hội độc lập với chính trị.Nếu VC.ưu đãi PGVN.bao nhiêu thì ngược lại họ bạc đãi PGVNTN.bấy nhiêu.Ngay trong nội bộ tôn giáo khác như Công giáo,Hoà Hảo hay Cao Đài cũng bị lâm vào tình cảnh bên trọng bên khinh như vậy.Trọng,nếu phục tùng nhà nước.Khinh,nếu không muốn bị chính trị chi phối ! Điều đó có mục đích gây nghi kỵ và mâu thuẫn rồi đi tới xung khắc và chống đối lẫn nhau trong nội bộ mỗi tôn giáo. Đây là thủ đoạn “ngư ông đắc lợi” hay “nhất tiễn song điêu” của VC.Ngay những người Phật tử chân chính cũng nhận ra thủ đoạn lợi dụng PG.của VC.Trong bài báo “Đà Nẵng mới,đô thị của chùa,resort và…bắn pháo bông”,nhà báo TTD.bi quan kết luận “…mục đích tô điểm vẻ ngoài xa hoa thiếu nhân bản của một đô thị (là) dành hàng tỷ đồng cho việc xây chùa và bắn pháo bông” ! Một trí thức còn nói là truyền bá đạo Phật bằng chuyên cơ để chở bức tượng Phật ngọc cho ‘hoành tráng’ thì thật phản lại chủ trương cứu vớt chúng sinh của PG.và làm đau lòng Đức Phật vốn từ bỏ tất cả mọi tiện nghi phù phiếm,ngay cả cung vàng điện ngọc ! Nói như tiến sĩ vật lý N.Đ.Đ.là “phi Phật giáo”.
Nếu ngày xưa,để lật đổ chế độ cộng hoà của ông Diệm,”…những người cách mạng xoáy sâu vào sự bất công đó (đối với PG.) và họ xúi giục các nhà sư xuống đường biểu tình hạ bệ ông Diệm” (trích blog bác sĩ H. H.) thì ngày nay,chính đảng CS.lại có chủ trương hẳn hoi để phân biệt đối xử về tôn giáo,chứ không phải do một số chức sắc công giáo làm bậy rồi bị thế lực chống đối lợi dụng…châm dầu vào lửa để khích động gây rối,khởi đầu của khuynh đảo sau này ! Đó là một chủ trương có tính thủ đoạn của VC.hòng lấy lòng Phật tử chiếm đa số mà áp đảo thiếu số người theo các đạo khác.Tuy nhiên,nói như nhà viết chính luận Lý Đại Nguyên thì PG.nếu bị nhà nước CSVN.xem như một công cụ chính trị thuộc mặt trận tổ quốc sẽ gây tác hại lớn về lâu dài và hậu quả là đạo Phật sẽ bị biến tướng thành một tổ chức làm tay sai cho quyền lực,chứ không còn là một tôn giáo giải thoát chúng sinh như giáo lý của Đức Phật !
Dù nắm hết phương tiện truyền thông và truyền hình để độc quyền tuyên truyền,VC.đã tỏ ra thất bại không thể bịt mắt bưng tai tất cả dân chúng trong thời đại Internet.Muốn biết tin tức không thuộc “lề phải”,người nào biết xử dụng internet chỉ cần vào đọc tin trên mạng hay nghe đài quốc tế.Điều đáng lạc quan là bây giờ trí thức trong nước cũng rất ưu tư đối với thời cuộc và vận mệnh của đất nước,càng ngày càng nhiều.Mạng bauxite.VN.của trí thức nay được xem như là diễn đàn đáng tin cậy của khá đông đồng bào trong nước.
Thậm chí các đảng viên công thần của chế độ cũng nhập cuộc để lên án đảng CSVN.làm mất đất đai như thác Bản Giốc,ải Nam Quan và biển đảo v.v. về tay Trung Quốc mà vẫn còn u mê tin tưởng vào 16 chữ vàng của Tàu và đồng chí 4 tốt ! Chính những người CS.yêu nước hơn yêu đảng này đã lột mặt nạ của VC.là những kẻ làm nhục quốc thể khi từ ông tổng bí thư đến thủ tướng và đại tướng lại hạ mình tiếp đón quan chức Tàu cấp thấp hơn mình và là những kẻ bán nước hại dân qua những thoả hiệp,công khai hay bí mật,mà chúng đã ký với đàn anh Trung Cộng đối với lãnh thổ và lãnh hải nước ta.Chẳng những giới trí thức tham gia viết bài bàn luận về chính trị mà một số văn nghệ sĩ cũng viết blog đề cập những vấn đề thời sự,chứ không còn tránh né hoàn toàn như trước.
Ngoài ra,một số người viết blog trên mạng và những lời bình phẩm trong đó cũng giúp người dân mở mang đầu óc mà hiểu biết được nhiều điều có thực xảy ra khiến họ tin tưởng blog hơn báo chí quốc doanh,chẳng hạn như blog anhbasam,người buôn gió,Osin v.v… Tất nhiên,nhận thức của người dân thay đổi nhanh bao nhiêu thì chế độ độc tài sẽ sớm sụp đổ bấy nhiêu ! Hay nói khác đi về thực chất,đó là vấn đề nâng cao dân trí mà nhà yêu nước vĩ đại Phan Chu Trinh từng chủ trương cách đây gần một thế kỷ !
Về nước lần này,tôi ngại không muốn đi đâu nhiều,chỉ đi du lịch với mấy em và các cháu cũng như đi thăm những người bà con thân quen mà mình lâu lắm chưa gặp lại.Ở ĐN.có hai lần nói chuyện lan man với bs.Nguyễn Hữu Phùng còn ở QN.thì đi chơi với bs.Huỳnh Cầm.Vào SG.tình cờ gặp Đồng Sĩ Tính (Y9) ở SG.thuộc nhóm thân hữu trung học Sao Mai,trong đó có một người cùng lớp mà cái chết tính từng ngày còn một bạn thì bị liệt nửa người và á khẩu phải nằm Bệnh viện Y học Dân tộc để chữa trị cho rẻ tiền,chứ không có khả năng tài chính để nằm bệnh viện tây y.Tôi có vào thăm và được biết như vậy.Tuy nhiên,chuyến đi đó cũng đem lại nhiều điều bổ ích thuộc loại “mắt thấy tai nghe”,dĩ nhiên bi quan thì qúa nhiều,lạc quan rất ít.
Chẳng hạn như kinh nghiệm về tham nhũng để bạn nào,về nước vì lý do riêng tư,nếu mất giấy tờ muốn xin visa của VN.thì đừng lo chạy đôn chạy đáo làm gì cho mất công mà chỉ cần thảy tiền cho cò mồi chạy từ A đến Z là xong ngay ! Thượng bất chánh,hạ tất loạn vậy.Hình như tất cả đều lao vào chuyện to ăn to,nhỏ ăn nhỏ vì người nào có chút quyền lực cũng sợ lỡ chuyến tàu tham nhũng…chót trước khi “hạ cánh an toàn” ?

Phan Đức

26 thg 8, 2010

Thầy Cử

Đái Đức Tuấn(Tchya)

Ngày hôm ấy, thầy Cử Sinh chán nản việc đời. Mài thoi mực đen, cắn đầu bút thỏ, thầy viết. Thầy viết cổ thi, kim phú, ngón tài hoa bay nhẩy lối Lan đình. Viết xong, thầy đọc, đọc rồi thầy xé, xé rồi thầy đốt.
Thú làm thơ khôn tiêu tán nỗi lòng tức bực, thầy Cử xách nón đi chơi; không khí chiều thu êm dịu, thầy ngắm cảnh trời xanh trăng bạc, dường như nhè nhẹ cơn sầu. Bóng cây chiếu thẳng giữa đường, trông tựa mấy giọt mực đen, rải rắc trên tờ giấy trắng.

Say cảnh tiêu điều, tịch mịch, thầy Sinh nghĩ ngợi bâng khuâng; bụi tre cằn lẩn mầu chiếc áo lương thâm, khiến hình ảnh thầy trộn lộn với hình ảnh chung của Tạo vật. Bồi hồi, thất vọng, thầy Cử nhớ lại cuộc đời dĩ vãng, một nỗi buồn vô hạn tự nhiên chan chứa trong lòng.

Khoa Mão hồi trước, cũng như mọi nhà hàn sĩ, thầy Sinh lều tráp đi thi. May nhờ phúc ấm tổ tiên, thầy được dự tên chót bảng. Không đến nỗi thẹn với hai mươi năm đèn sách, thầy Sinh lấy thế làm mừng. Trên bước vu quy, thầy những mong chen lọt vào lầu hoa, gác thắm, thanh vân nhẹ bước công hầu. Có ngờ đâu thời thế lại đảo điên, mà mệnh đồ nhiều nỗi khó! Nghĩ đến cảnh Lý Quảng nan phong, Phùng Đường dị lão, thầy đâm ra chán hẳn cuộc đời. Thôi thì: "Quân tử an bần", thầy cũng chả thèm bôn tẩu, nhất tâm nằm dạt xó nhà, ngâm thơ uống rượu; dẫu bị cảnh bần hàn thanh bạch, thầy không màng kiếm miếng đỉnh chung!

Vì thế, quan huyện Thanh Hồ, nghe nói thầy người chí khí, thân hành đến đón tận nhà. Võng lọng linh đình, thầy Cử về nha dạy học; có nhẽ số phong lưu nhàn hạ, ngày nay đã theo thời vận, cứu thầy khỏi bước nghèo nàn. Một quãng thời khắc cỏn con, thầy Sinh đã nghiễm nhiên ra mặt con nhà mô phạm! Rồi, thơ chặt túi, rượu lưng bầu, mặc sức nhà nho lỡ vận rung đùi mà ta thán nhân tình thế thái, hoặc ngậm ngùi cảm khái, ngâm nga những khúc tiêu tao!

Trông bóng trăng thu, đã nhiều phen, thầy Cử lên giọng đắng cay chua chát, nghe ai oán như tiếng trùng than dưới cỏ, lâm ly như hạt móc đập cành tiêu, khiến tàn canh sực tỉnh giấc cô miên, bà lớn huyện những xúc cảm, sụt sùi bên gối phượng...

Bà lớn, từ xưa, vẫn có tiếng là người hay chữ; không những làm ăn khéo léo, đi đứng nhu mì, đến nghề thi phú văn chương, bà lớn thực là tài nữ. Yêu thú làm thơ, bà lớn thường đặt ra những khúc não nùng, tiêu sái, lẳng lơ như hoa lả gió, buồn bã như cảnh thu tàn, sành xem văn đến như cụ Bảng Châu Giang, cũng phải phục bà lớn là một thi nhân lãng mạn.

Thầy Cử, từ ngày về huyện, trà sớm, đèn khuya, chăm nom hai thằng cháu bé. Hai cháu học mỗi ngày một khá, quan lớn rất đỗi vui lòng, bà lớn cũng thường đẹp dạ. Vì thế, cơm tám, rượu sen, chả thơm, canh ngọt, ông thầy thong thả thời cơm; yêu con nên trọng đến thầy, bà lớn là người khéo xử. Vui cảnh xuân tàn, quan lớn thì câu thơ chén rượu; khách thâm nho may lại gặp tay đồng chí, tài nào không ý hiệp, tâm đầu! Trong hoàn cảnh tương kính, tương thân, thầy Cử không đến nỗi thẹn với những kẻ, tình thế giống thầy, mà chịu cúi luồn theo khuôn phép những nhà quyền quý. Kể ra, thầy cũng thực là sung sướng: được chỗ an nhàn ngồi giảng sách, còn gì hơn trong lúc khốn cùng này?

Tuy nhiên, gặp những buổi gió vàng gieo lá rụng, không tài nào thầy tránh khỏi mối bi thu. Đối cảnh thu sơ, thầy trông cúc nở, sen tàn, bất giác thương thân mình chịu mai mòn theo tuế nguyệt. Giọt móc rụng nhịp nhàng trên khóm trúc, lại khiến thầy đau đớn phận tha hương. Sẵn mối hoài cảm chứa chan, thầy không đủ sức đè nén nổi con tâm thổn thức. Gióng bóng trước ngọn đèn le lói, thầy buồn rầu ngâm nga những khúc "Ly tao". Giọng thầy não nuột, du dương, lúc canh khuya phẳng lặng êm đềm, thường réo rắt vang suốt trong ngoài huyện lỵ. Dư âm man mác như bay lượn nhẹ nhàng trong bóng tối, như giục lòng ai ngây ngất suốt đêm trường...

Trên gối phượng, đôi phen, bà lớn giật mình tỉnh giấc. Cám cảnh trăng tà gió lạnh, bà lớn xót phận mình, ngao ngán, những hờn duyên. Lại vẳng nghe giọng ai oán, thiết tha, hồn thi sĩ nào tránh khỏi lúc bâng khuâng, tê tái? Dưới chăn loan, bà lớn bất giác ngậm ngùi tuôn lệ ngọc; mà, nằm co ro trong thư viện, thầy Cử vẫn nghêu ngao vẳng ra những khúc não nùng...

Than ôi! Cái nghiệp văn chương! Nó thường bắt người phải cảm hoài, ảo não, tủi cảnh mình nghĩ thương ai chung hội, mà bẽ bàng trông bóng suốt năm canh!...

° ° °

- Thì ông cố đẻ lấy một thằng con nữa chứ!

Bà lớn huyện vốn là con gái yêu cụ Tuần Hà thuở trước, lấy chồng vừa được chín mười năm. Trong mười năm trời, cảnh gia đình bà lớn tuy có nhiều phen bực tức, song ngắm lại hai thằng con nhỏ dại, bà lớn cũng hả lòng vàng. Thoạt bước chân về nhà chồng, tình ân ái nồng nàn, khiến bà lớn vội vã đẻ dồn hai cháu bé: thằng Cả, thằng Hai, một thằng lên chín, một thằng lên tám. Chỉ giận nỗi Hóa công, sau những lúc say vui thường đem lại nỗi buồn dằng dặc của một tương lai lạnh lẽo, nên bà lớn huyện, từ ngày hai em bé nhớn lên đi học, bỗng càng ngày càng yếu càng buồn; mà, sự đâu rõ khéo bẽ bàng: bà lớn tựa hồ quên, không đẻ nữa!

Tuy nói là bà lớn yếu: đó chỉ là một cách nói cho trại ý mà thôi; thực ra, bà lớn chỉ thường hay sổ mũi, nhức đầu, đau gân, mỏi cốt. Ngoài sự đó, bà lớn vẫn tốt tươi, óng ả: nhan sắc khuynh thành, kiều diễm, đọ với thời gian vẫn không chịu kém màu xuân. Con người mặn mà, bà lớn càng ngày càng đẹp, trong khi, chăn bông, nệm gấm, quan lớn một tuổi một già.

Quan lớn huyện đỗ Cử nhân từ độ ngoài ba mươi tuổi; về làm rể cụ Tuần Hà, bấy giờ ngài đã bốn mươi. Ngài đến nhậm huyện Thanh Hồ, đến nay, đã hai năm có lẻ. Dân yên, lúa tốt, trong xóm, ngoài làng, ai ai cũng đều công nhận quan lớn là người phúc đức. Mà không những chỉ có thế; về phương diện thanh liêm, cương trực, danh thơm ngài còn lừng lẫy khắp nơi nơi.

Duy có một nỗi đáng phiền: là mới năm chục tuổi đầu, mà râu tóc quan đã lâm râm đốm bạc, chả bì với bà lớn nhà còn trẻ non, trẻ nõn, đỉnh đầu chưa đội hết hăm chín cái xuân thu. Hai mươi chín cái xuân thu! Bà lớn còn ôm chặt một mối lo mong, nửa bầu nhiệt huyết; con Tạo hóa rõ khéo trêu ngươi quá tệ, cớ làm sao mới được có hai mụn con còn bé dại, mà khiến chốn loan phòng đã lạnh lẽo, hững hờ duyên!

Không phải rằng quan lớn không chiều, không quý; không phải rằng quan lớn không mến, không yêu; chỉ tại cái yêu ngài là cái yêu suông, mà cuộc đời chửa ngoại ba mươi chưa có thể là cuộc đời suông được! Năm mươi tuổi, nào tuổi ấy già đâu! Thế sao quan đã đầu trắng, mắt mờ, con Tạo sao mà tệ thế? Chỉ những đau lưng, mỏi gối, quan lớn chưa đến tuần ăn thượng thọ đã suy tàn! Vui cảnh xuân già, quan chỉ câu thơ chén rượu; lúc hội tổ tôm cùng thầy Lại, lúc cuộc cờ nhạt với ông Đồ, ngày tháng thanh nhàn, quan chỉ dùng để sống trong những thú suông thậm là suông; có lúc cảm hứng muốn vui, thì lại thết bữa tiệc nhỏ ở mai viên, cùng thầy Cử hùng biện, cao đàm, hăm hở bàn đến chuyện thánh hiền kim cổ...

Cảnh chồng già, chị em ôi! Rõ là một cảnh éo le! Dẫu có hưởng êm ả những thú đệm ấp, chăn lồng, tính tình lãnh đạm của đức lang quân, lắm phen, càng xui giục bể lòng dào dạt, càng làm cho tấm thân ngà ngọc bồi hồi mơ ước nỗi yêu đương! Một người có tình cảm chứa chan, có thân thể chất đầy sinh khí, nhất là người ấy lại là đàn bà, một người đàn bà còn trẻ nõn, thì, càng sống trong bầu không khí an nhàn lặng lẽ, càng hưởng mùi đỉnh chung êm ái phong lưu, người ấy càng khó lòng tránh khỏi những thời khắc mà tâm hồn mê mỏi, mà các tia gân, các luồng máu, các thớ thịt trong người rung động, bồi hồi gọi thú ái tình. Cho nên bà lớn huyện Thanh Hồ, một đóa hoa quý xuân còn cười với gió chiều chớt nhả, một vừng trăng mười tám còn đủ ánh sáng đục vừng mây ám tạt qua, bà lớn thường thấy mình như khao khát ái ân, như bị một mãnh lực gì bí hiểm của con tâm ngày đêm làm bải hoải cả tấm thân tròn đẹp.

Muốn khuây mối xuân tình phơi phới, bà lớn chỉ còn cách làm văn, đọc sách, đỡ buồn. Thiếu sách sang mượn thầy Đồ, bà lớn đã nhiều phen sai hai đứa con thơ chạy đến thư viện bắt thầy Cử lục hết ngăn trên, tủ dưới.

- Thầy cho mợ mượn pho "Tình sử"!

- Thầy cho mợ mượn bộ "Chiến quốc" có phê bình.

"Thầy cho mợ mượn quyển nọ, quyển kia..." đến nỗi sau cùng, phát giận, thầy Cử Sinh phải nói dối không có pho truyện nào mới nữa. Có sách mà không cho mượn, nào phải đâu thầy xấu bụng, hẹp hòi; chỉ tại thầy tránh chuyện vô duyên, không muốn dấn thân làm một sự khó coi, nhơ nhuốc. Có ai ngờ bà lớn lại đa tình đến thế: không quyển sách nào trả không kèm theo một bức thơ, mây gió lăng nhăng, khiến thầy Cử đọc thư xong những khắc khoải bồn chồn, nghĩ đến thân phận, chức vụ mình, ruột rối như tơ vò lại.

Càng nghĩ, thầy càng khó xử, chả biết đến sau này, tấm thân thầy có được ở yên không? Biết bao cuộc thất bại trong đời, mãi ngày nay thầy mới được một chỗ thảnh thơi, nhàn hạ, nào ai biết vận xấu cố theo riết mãi con người lận đận, làm cho thầy mới tạm an đã thấy khó khăn rồi! Ô hay! Ông Trời độc địa làm sao! Ai xui khiến cặp mắt tinh anh sắc sảo của giai nhân lại cứ chiếu thẳng vào một anh đồ xơ xác! Khó xử.

Đối với quan ông, một ngày cũng là nghĩa, đối với hai cháu bé, một khắc cũng là tình, thầy nỡ nào không nghĩ đến hai chữ "thủy chung", mà nỡ bỏ mấy đứa trẻ kia, để mang tiếng tệ bạc với bố chúng nó là người, đối với mình, đã có chút ơn tri ngộ? Nhưng mà, nếu thực quả thầy bị sao "Hồng Loan" trực chiếu sang cung Thiên di và sao "Đào hoa" sang cung mệnh, nếu cùng bà lớn thầy không may có chút nghiệt duyên tiền kiếp thì, không đang tâm dứt áo ra đi, cũng còn mặt mũi nào ngồi dạy học ở huyện nha mãi được?

Nghĩ đi mãi rồi nghĩ lại, thầy Cử Sinh càng đâm ra tức bực, chán chường. Ngán ngẩm sự đời, thầy bải hoải biếng ăn biếng ngủ, rượu ngon nhấp chẳng thấy mùi gì thú; mà làm thơ cũng không cảm hứng chút nào! Thầy chỉ lo, lo lại sợ, sợ nhỡ cầm lòng khôn được, thì có phen bị ai kia lôi cuốn vào gầm tội lỗi, rồi suốt đời, hận bên lòng đeo mãi biết bao nguôi!

Cắn đầu bút lông, thầy những muốn viết thư từ giã, từ quan, từ huyện, từ cả hai đứa học trò ngoan ngoãn thơ ngây, để mặc bà lớn cùng cuộc đời gió lả mây vờn, cùng những ý tưởng trăng hoa không chính đính... Cắn bút, nhưng nào thầy Cử đã tìm ra chữ; thầy phải suy đi tính lại, hạ một câu có khi ngẫm nghĩ đến hàng giờ. Mãi sau cùng, thầy cũng thảo xong thư vĩnh biệt; đọc lại thư, thầy cảm thấy một nỗi buồn vô hạn đè ngang cuống họng nghẹn ngào. Những chứng cớ thầy viện để từ giã bạn, chả qua chỉ toàn điều giả dối mà thôi; song le, sự thế bắt buộc thầy phải thế, xưa nay thầy có từng là người gian trá bao giờ?

Sửa soạn hành lý xong xuôi, thầy Cử Sinh đem thư ra kiểm duyệt một lần chót nữa. Thấy lời lẽ vẫn chưa được gọn, thầy kiên tâm ngồi sao một bức thứ hai. Bức thứ hai cũng chả vừa lòng, thầy lại nán ở ít ngày, định gọt rũa lời lẽ thế nào cho quan huyện không thể trách được thầy bội bạc. Nhưng, viết làm sao vẫn thấy còn hớ hênh, dại dột, thầy Sinh hết nằm lại ngồi, hết đi lại đứng, vò tai bứt tóc, lưỡng lự bâng khuâng. Viết rồi, thầy vò xé đi; xé xong, còn sợ có người thóc mách, nên đem ra châm lửa đốt. Cứ những sao đi chép lại, chung quy mất ngót một tháng trời. Thầy Cử bứt rứt nôn nao, tự buông một câu hỏi trong tâm thần rối loạn: "Về hay ở? Nên ở hay nên về?".

Vấn đề giải quyết mãi không xong, thầy đâm ra chán nản. Không khí gian phòng học, vì cớ đó, cũng thành ra khó thở, nặng nề. Thầy Cử cảm thấy lục phủ ngũ tạng nóng bừng lên, cần phải ra sân đổi gió. Thầy đi ra dạo mát ngoài vườn. Tìm một chỗ tối vắng, thầy ngồi phịch xuống cỏ, thả tâm hồn lâng lâng bay theo ngọn gió, nhất định bỏ mặc sau lưng những nỗi ưu tư khổ cực của mọi ngày...

Bóng thầy chìm lẫn trong bóng cây, bởi chỗ thầy ngồi kề ngay bên một khóm tre dầy, ánh sáng giăng lờ mờ khôn phân biệt rõ hình ảnh thầy với hình ảnh chung của Tạo hóa.

Thầy ngồi thẫn thờ như thế, chẳng biết được mấy giờ, mấy phút; lòng thầy tự nhiên thư thái, thầy lim dim đôi mắt, thiu thiu dường muốn ngủ gà. Bỗng đâu, những tiếng sột soạt tỉ tê làm lay động quãng đêm trường hiu quạnh. Thầy Cử mở bừng mắt dậy: một bức tranh hoạt động giúp thầy khỏi bị nghĩ đến nát gan nát ruột, mới tìm ra câu trả lời cương quyết cho vấn đề khó xử "ở hay về"...

° ° °

- Mình! Mình ơi! Chàng có đoán được em yêu chàng đến thế nào không hở? Mình có hiểu, vì mình, em đã hi sinh cả phẩm giá lẫn danh dự của em rồi?

Tiếng người đàn bà vừa nói đượm một vẻ nũng nịu say sưa; người đàn ông nghe xong không trả lời, chỉ vít cổ bạn tình xuống để đặt lên môi ai một cái hôn chắc hẳn là đậm đà ngây ngất, vì nó lâu đến hai ba phút mới xong. Dưới ánh trăng mờ, hai bóng người thấp thoáng khi ẩn khi hiện, trông xa xa không phân biệt được là ai. Đêm lúc ấy đã gần khuya, những chòm lá cây cùng mấy bụi tre già, găng rậm, từ buổi tàn hoàng hôn, đã đổi màu xanh thẫm ra mầu xám ngắt; không gian nhuộm một vẻ ảm đạm tiêu sơ, biểu hiện của những quãng đêm thu quạnh quẽ.

Thầy Cử ngồi ở góc vườn, cách cặp tình nhân đến non ba chục thước, không nhìn rõ hết mọi cử chỉ của họ, chỉ nhờ sức tưởng tượng mà đoán rằng họ đương cùng nhau đọc một bài kinh ân ái rất nồng nàn. Những cái hôn cứ năm bảy phút lại trao đi đổi lại, diễn tấn trò đắm đuối của ái tình. Rồi, ngoài mấy bận má kề môi giáp, cặp uyên ương bá vai nhau khăng khít như đương cùng thắt mối đồng tâm; họ chỉ thả nhau ra để lặng yên ngắm vuốt mặt nhau; xong lại kéo nhau ngồi bệt xuống cỏ xanh, vỗ về âu yếm và ri rỉ tự tình, nói những câu nhỏ quá, nhỏ quá, khách ngoại cuộc chẳng ai nghe rõ cả.

Thoạt mới ngắm nhìn, thầy Cử cho là cậu lính dắt một cô sen ra chốn vườn khuya giở những chuyện trong dâu trên bộc; thầy cũng không thèm chú ý lắm. Nhưng, nếu thực quả đôi nhân ngãi kia là kẻ hạ lưu bần tiện, thì cớ sao họ hành vi phong lưu nhàn nhã thế này? Chú lính cô sen nào đâu đã biết trò bá vai, quàng cổ, vuốt má hôn môi? Họ làm gì thừa thãi thì giờ để ngồi chuyện vãn dài dòng như vậy? Giá chú lệ được vài giờ thong thả, hẹn hò chị vú ra vườn, lẽ tất nhiên chúng lo ngại nhìn ngang trông ngửa, thì thào dăm ba câu thân mật, rồi mau chóng thi hành những dục vọng dâm ô. Có đâu hào hoa lịch sự như đôi lứa thiếu niên này, chỉ thấy những thái độ đắm đuối say mê, mà không có chút tư cách nào phàm phu thô bỉ?

Thế thì chắc không phải hàng người ở trong vòng nô bộc, ắt hẳn là duyên cớ chi đây! Quái! Quan huyện chả có cháu giai cháu gái nào lớn tuổi, cũng chả có họ hàng thân thích theo ngài, cớ sao xảy ra chuyện lạ lùng này nhỉ?

Con ma tò mò thường rung động tâm người thóc mách; thầy Cử ngắm đôi trai gái, bỗng thấy trong lòng sôi nổi những ý nghĩ muốn đi rình. Thầy bèn rón rén bò đến mé hai chiếc bóng. Nhưng, vốn xưa nay thầy không sành nghề đi lắng trộm, nên không đủ tài nghệ làm cho xuôi công việc táo bạo của thầy. Bị một sợi rễ cây thò lên mặt đất vướng đế giầy, thầy vô ý trượt chân, ngã sóng soài trên bãi cỏ, kêu lên một tiếng.

Liền lúc ấy, mặt trăng đương bị mây vẩn, cũng tự nhiên thành tỏ rạng; cặp uyên ương nghe tiếng hét, hốt hoảng vùng căng bỏ chạy; người đàn ông can đảm đi lại mé thầy Cử xem kẻ nào hỗn xược dám phá tan giấc mộng ân ái của mình; còn chị đàn bà thì kinh khủng chạy tuột thẳng vào trong tư thất.

Lồm cồm trở dậy, thầy Sinh chỉ còn được thoáng thấy trước khi biến hẳn vào bóng tối, một tà áo lụa màu sữa, phất phơ bay theo chiều gió heo may. Thầy, hốt nhiên, cảm thấy tâm can tê tái ngậm ngùi, cứ đứng ngẩn người ra như pho tượng. Giữa lúc ấy, một bóng đen sừng sững hiện ra trước mặt thầy, rồi một giọng nói đột ngột làm cho thầy nhận được người đối diện với mình đang ngạc nhiên lo ngại đến cực điểm.

- Ơ! Thầy Cử!

- Kìa, ông Thừa, ông làm gì ở đây mà khuya khoắt thế?

° ° °

- Nhân chi sơ, tính bản thiện, ya, ya...

- Nhân chi sơ, tính bản thiện, ya, ya...

Hai đứa bé tinh sương đã dậy, nghêu ngao ngồi học trong thư phòng. Trên tấm phản gụ giữa nhà, chăn màn chưa dọn, trên mặt án thư, từng pho sách chồng chất lên nhau, ngổn ngang bên cạnh ngọn đèn huê kỳ không ai tắt, bên cạnh điếu thuốc lào, ấm tích nước, và bộ khay chén Giang Tây hoen vẩn dấu trà còn sót.

Thầy đồ, chả biết dậy từ bao giờ, mà bỏ vắng nhà học; những ngày thường, giờ này thầy đương rửa mặt, vấn khăn. Theo lệ mọi hôm, một thằng hề đồng đun nước sôi lên để thầy điểm tâm dăm chén trà ướp hoa, trước khi đốt hương ngồi giảng sách.

- Ô hay! Thầy đi đâu lâu nhỉ?

- Có lẽ thầy ra vườn.

- Không mà, em vừa ra, không thấy thầy.

- Hay là thầy ra ao sen?

- Em cũng không thấy!

Một khắc, hai khắc, nửa giờ, hai đứa bé cứ nghêu ngao, chờ thầy về cho kỳ được.

- Nhân chi sơ, tính bản thiện, nhân chi sơ, tính bản thiện... Quái! Thầy không về thực, mày ạ! Chả biết thầy đi đâu?

- Kìa, anh xem thử cái gì trên kia, có phải một lá thư thầy để lại đó không? Chúng ta cầm lên cho ba đọc.

- Phải rồi, phải rồi! Một bức thư! Ta đem trình ba xem ba bảo thế nào...

Quan lớn huyện buổi mai đương ngồi vuốt râu hãm ấm chè Ninh Thái, bình tĩnh ngâm mấy vần thơ của Đỗ Thiếu Lăng. Hai cậu ấm ton ton chạy đến.

- Ba ạ. Thầy đồ đi đâu mất rồi, chả thấy về. Chỉ để lại trên án có bức thư này thôi, chúng con cầm lên ba đọc!

Quan huyện vuốt xuôi bộ râu lác đác, thưởng nốt chén trà sen, rồi mới thong thả xé bức hoa tiên, đeo mục kỉnh vào, ngồi xem chăm chú lắm.

Thư rằng:

"Kính bẩm quan lớn,

Nổi nênh chân bèo khách địa, lỗi sinh nên phải bước giang hồ; ngậm ngùi gốc tử cố hương, vụng hóa khôn đền ơn tri ngộ.

Lão đệ nay:

Nhớ gốc tử phần, chạnh niềm cố thổ.

Những tưởng một ngày là nghĩa, dạy hai em cho trọn đạo thủy chung; ai ngờ nửa khắc chia tình, mới bẩy tháng đã đến kỳ thượng lộ.

Kết bạn để mong tương ích, ý quan huynh cũng trọng đệ có văn tài; thụ ơn vẫn tính gắng công, lòng lão đệ đối với quan hằng ái mộ.

Kẻ sĩ gặp người tri thức, niềm gắn bó sao không?

Phận hèn nên kẻ gia sư, số tôn vinh hẳn có.

Rắp tâm rèn luyện, cho trẻ em nên bậc tài danh,

Xót nỗi cù lao, để quan lớn ngán duyên thế cố!

Nghĩ như đệ:

Học chỉ biết chi hồ giả giã, đã hợm mình hạ bút quỷ thần kinh; trí không màng Nam Bắc Đông Tây, vẫn múa mép ra tay thành quách đổ.

ở đây:

Nhất mực phong lưu, đủ nghề thi thố.

Rượu Gia Bì lúc tỉnh khi say; chè Liên Thái sớm phong chiều mở.

Của ngon vật lạ, quan bà gửi đến xiết bao;

áo vóc giầy da, quan ông ban ra vô số.

No lòng, ấm cật, nghĩ thân thực đã vẻ vang,

Nay đến, mai đi, cám cảnh lại càng tủi hổ.

Chỉ bởi vì:

Dâu ngả bóng, cảm tình phụ mẫu, tuyết một vừng xót kẻ bơ vơ; mai chia cành, chạnh nghĩa phu thê, nguyệt ngàn dặm thương ai vò võ;

Láng giềng ít kẻ tới nhà; thân thích chẳng ai nhìn họ.

Vừa nhận được lá thơ tiện nội, báo rằng nhà đương gặp buổi nguy nan; nên kíp đi chẳng biệt quan huynh, sợ nỗi trẻ khó qua cơn khốn khó.

Khi đến dù che võng đỡ, ơn quan khắc tận thâm tâm;

Lúc đi áo xách giầy ôm, tội đệ đáng nên chém cổ.

Hỡi ôi! Giã trò, giã bạn, từ đây buồng văn gió lạnh, cỏ cây sùi sụt sương tuôn;

Thương thay! Cám cảnh cám tình, rồi nữa dặm liễu trăng mờ, thân thế ngậm ngùi lệ rỏ!

Buổi trò chuyện ngàn năm vẫn nhớ, cung cầm tiếng trống, buồn nghĩ càng buồn; tiệc vui vầy bao thuở cho quên, chén rượu câu thơ, nhớ thôi lại nhớ!..

Li đệ chất bằng sông núi, biết đến khi nào gột rửa, xin hiếu sinh mở rộng lượng thứ tha; lượng quan ví tựa bể trời, rồi đây có buổi trùng phùng, thề chí tử cũng cam lòng báo bổ.

Chúc quan lớn quan bà trăm năm giai ngẫu, đệ trước sau chẳng đổi lòng khuyển mã, khấn thầm Thần thánh chở che; mong em Cả em Hai mau chóng thành tài, thầy xa xôi không đến nỗi thẹn thùng, cầu nguyện Phật Trời phù hộ.

Mảy chút chưa đền đức cả, thân mà tàn nát, bên mình quan hồn sẽ khấu đầu; muôn vàn vẫn đội ơn sâu, tình khó phôi pha, trước quy án đệ xin đốn thủ.

Lão đệ: Nguyễn Văn Sinh bái

Ngày mười chín tháng tám năm Kỷ Dậu".

Quan lớn huyện xem xong, cau mày chép miệng thở dài, không hiểu tại sao thầy đồ có cử chỉ lạ lùng đến thế! Thực là người chẳng biết điều hay dở, để cho quan nghĩ những giận mà buồn! Bỏ huyện nha, bỏ thư viện, bỏ hai đứa trẻ còn thơ, thầy đồ gàn rồi xoay trở nghề gì, cho gia quyến được no thân lành áo? Có phải chăng đó chỉ là hành tung vô nghĩa lý của một anh đồ nho cuồng chữ muốn ngông nghênh? Sao không thân lên bẩm rõ việc quan nghe, rồi vay ít chục quan tiền gửi bà vợ mang về quê cho ổn thỏa? Lạ, lạ thực!

Thầy đồ là người bội bạc, phản trắc; đến thì võng điều đem đón, đi lại không chính đính giã từ! Mà đi, thì biết đi đâu, những lẽ viện trong thơ này xem chẳng phải những lời thành thực! à mà quên! Lão ta còn đâu có mẹ, vợ cũng không có nữa mà, cớ sao lại nói về quê vì thương xót mẹ già, vợ dại? Lão đồ này có lẽ hóa điên rồi!

Thầy Cử ngày nay đi mất, một đi, đi chẳng trở về! Bèo nổi mây trôi, rồi thầy sẽ phiêu bạt tấm thân yếu ớt, điêu linh mảnh hồn trụy lạc, biết ngày nào mới tìm được chỗ ấm no? Quan huyện chợt nghĩ tới đây, bất giác ngậm ngùi thương hại kẻ cùng nho, bỏ mục kỉnh xuống lau hai khóe mắt...

Cho hay cái nghiệp văn chương! Nó thường bắt kẻ yêu văn phải hoàn toàn vong kỷ, giữ tiết giá chẳng làm điều nhục nhã, vì tha nhân mà âm thầm chịu khổ, để bẽ bàng trông bóng suốt năm canh...

25 thg 8, 2010

Tin xấu và tin thực là xấu tại Việt Nam.

ROGER MITTON - NVV dịch

Trước tiên,chúng ta thử xem tin thực xấu này,bởi vì không những nó bốc mùi,mà không một chính phủ Âu châu nào để ý đến cả. Họ bịt mũi và tiếp tục công việc của họ.
Thứ ba tuần qua,nhân ngày kỷ niệm 65 năm của lục lượng an ninh nhân dân,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi,thúc dục lực lượng công an nhân dân tiếp tục nghiền nát những tổ chức chính trị đang manh nha đe dọa đến nhà nước hiện hành.

Ông Dũng kêu gọi các cơ cấu an ninh phải chiến đấu,tiêu diệt những âm mưu thù nghịch nguy hiểm cũng như ngăn chặn mọi đảng phái chính trị đối nghịch có âm mưu đe dọa chính quyền xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp Việt Nam cấm sự hiện diện của bất kỳ đảng phái chính trị nào ngoại trừ đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hãy nhớ rằng khi các ngài lên tiếng chê bai, khiển trách Myanmar, vốn là một chế độ đàn áp các đảng phái đối lập thô bạo, thì đừng quên rằng tối thiểu ở Myanmar, các đảng phái đối lập được phép tồn tại
Trước khi tuyên bố đầy hận thù, Thủ tướng Dũng đã ra lệnh bắt Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng sư toán áp dụng tại viện công nghiệp thành phố HCM.
Giáo sư Hoành bị kết tội vì thuộc vào một nhóm chống đối,và trong khi bắt giữ,công an đã đọc điều 79 ,liên hệ đến" những hoạt dộng có âm mưu lật đổ chính quyền".
Theo điều luật này,giới thẩm quyền đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động vì dân chủ,những chủ nhân mạng(bloggers) và kết án nững người này nhiều năm trong tù.
Một viên chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã cho biết là những viên chức công an đã tuyên bố một cách thô bạo rằng những người khác chính kiến là phạm nhân. Và ông nói"Đây thực là một điều ngu dốt và nhục nhã ".
Nhưng Hoa kỳ và cả Âu châu đều yên lặng .
Thật vậy,tháng qua,nhân ngày kỷ niệm 15 năm bình thường mối bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội,chủ tịch bang giao thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John Kery đã nói rằng" Tại Việt Nam ,nền chính trị đã dần dần thay đổi, cởi mỡ và rõ ràng hơn "
Dĩ nhiên,là như thế. Đó là lý do tại sao họ,những nhân viên công an,có quyền bắt ông Hoàng. Đó cũng là lý do tại sao họ cấm đoán mọi đảng chính trị khác. Đó là lý do tại sao họ kiểm duyệt mạng thế giới Internet.
Đó là lý do tại sao,mỗi ngày thứ ba hàng tuần, tất cả những tổng biên tập phải đến bộ thông tin để được bảo cái gì phải làm và cái gì không thể làm.
Chắc chắn,đối với thượng nghị sĩ Kery ,mọi thứ tại Việt Nam đều cởi mỡ và rõ ràng hơn . Và bạn biết không, kể cả những con lợn cũng bay cao hơn nữa hay đúng hơn,cái không cũng là cái có.
Ghi chú đặc biệt cho người Hà Nội : Chẳng có gì sai lầm khi người ta liên hệ đến chính trị . Như một Tổng thống Mỹ đã nói " Hoạt động chính trị là trách nhiệm cao cả nhất của một công dân. "

Và bây giờ là tin xấu.
Việt Nam có một hệ thống tiến tệ đang sụp đổ. Thứ ba vừa qua,cùng lúc ông Phạm Minh Hoàng bị bắt, chính phủ của Thủ tướng Dũng đã hạ giá đồng bạc ,lần thứ ba kể từ tháng 11 năm 2009.

Sau khi hạ giá chính thức 2.1%, đồng bạc lại trụt dốc nhiều hơn nữa và không được một sự giúp đỡ nào trong khi cố vấn chính phủ bỏ mặc nó trong nguy hiểm so với tiền tệ các nước khác .
Cho đến nay,đồng bạc VN đã giảm xuống 5.2 phần trăm trong năm nay, tình trạng tệ hại nhất so với 17 lọai tiền tệ ở Á châu.
Năm nay, Việt Nam phải ôm lấy một tình trang thiếu hụt mậu dịch trầm trọng,hầu như đã tăng gấp đôi khoảng 8.4 tỉ Dollar trong 7 tháng tính đến tháng bảy năm 2010.
Thi trường chứng khoán của Việt Nam cũng rơi vào tình trậng tồi tệ nhất thế giới. Chỉ dấu tiêu chuẩn chứng khoán đã rơi xuống mức 8.4 phần trăm trong tháng này ,giống như hầu hết 93 thị trường chứng khoán trên thế giới đẫ được Bloomberg ghi nhận.
Chế độ Cộng Sản của ông Dũng không những tống giam nhũng nhà phản kháng dân chủ vô tội mà họ còn chứng tỏ sự bất lực hay đúng hơn không chút khả năng nào trong việc điều hành,quản ly nền kinh tế của chính họ.
Thông điệp thứ nhì cho những người CS : Hãy nhìn kỹ tại sao? mặc dù xã hội bất ổn,nền kinh tế của đất Thái vẫn phát triển,nở rộ.
Câu trả lời nằm trong phần bình luận cuối tuần qua của bộ trưởng công nghiệp Thái Chaiwuti Bannawat khi ông nói rằng " Chính phủ phải đóng một vai trò trong việc hổ trợ các hoạt động của tư nhân,chứ không phải là lãnh đạo các hoạt động đó. Tôi không tin chính quyền có nhiều khả năng hơn trong các lãnh vực tư nhân".
Câu cuối cùng này đã không có một chút hiệu lực nào cũng như không ảnh hưởng gì đến bất kỳ viên chức chính quyền Việt Nam đang lèo lái ,quản lý nền kinh tế quốc doanh to lớn đi vào tình trạng vỡ nợ,phá sản.
VÀ những viên chức quan liêu tại Cambodia,đất nước mà càng ngày càng lệ thuộc vào Việt Nam về phương diện kinh tế,họ cũng được cố vấn phải làm như vậy,theo cùng một kiểu,nghĩa là đi vào sự phá sản,suy sụp của một quốc gia.
Roger Mitton là một cựu thông tín viên niên trưởng cho tuần báo Asiaweek và cũng cựu tổng biên tập của tờ The Straits Times ở Washington và Hà Nội.

Nguồn: The bad news and then the really bad news in Vietnam. The Phnompenh Post, 23 August 2010
NVV dịch.

12 THÁNG ANH ĐI