31 thg 12, 2010

Chú Tiểu Thích Mười Thương cầu Phật


Con cầu Phật .....
" ... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con măi măi
được khỏe mạnh và hạnh phúc."
Phật nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".
Chú Tiểu: "Thế th́i` xin Phật cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc
trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu
và những ngày mùa đông"


Phật nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".
Chú Tiểu: " Nếu chỉ được 3 ngày th́i` con xin họ được khỏe mạnh
và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai".

Phật nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".
Chú Tiểu: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc
trọn ngày hôm nay và ngày mai".

Phật nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".
Chú Tiểu: "Vâng, cũng được".
Phật thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
Chú Tiểu đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".

Phật mỉm cười nói: "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con
bao gồm những người nào nhận được điện thư này sẽ được
khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày".

30 thg 12, 2010

Người Tù

Hà Thúc Sinh

Xe về tới Sài Gòn vào một chiều cuối năm, đến ngã ba rẽ vào Khám Lớn thì kẹt. Người tù bấn loạn vì mót tiểu tiện. Biết xin xỏ lúc này vô ích, anh cắn răng chịu cho đến lúc ướt hết đũng quần. Cái hỉnh mũi khó chịu làm giảm nét vô cảm trên khuôn mặt người công an trẻ áp giải. Nhưng chắc đã quen với phía trái "thiên đường," anh ta yên lặng.

Người tù nhìn ra dòng đời ngoài ô cửa lưới. Nắng chiều óng cơn mưa nhỏ, khói đè thấp mái quán, bước chân người như dính lối đi. Xa quá, tách biệt quá, cảnh đời không hàm chứa một khơi dậy nào cho anh, dẫu là sự tò mò gần với bản năng, thậm chí chút buồn. Anh quay vào như tránh nhìn một tấm gương vừa soi rõ thân anh như hòn sỏi, quen đến lỳ sự trầm tích dưới sức nặng thời gian. Hai mươi mốt năm hết nhà tù này sang nhà tù nọ, anh tự hỏi sao lòng dửng dưng, đến nỗi buồn cũng trắng? May, có thế chứ! Anh vừa nghe đâu sâu trong tâm khảm máy động chút luyến tiếc những năm đầu tù tội. Ôi tuổi trẻ đâu cũng là tuổi trẻ, dù tuổi trẻ trong tù. Thân xác màu mỡ ngày ấy gánh nặng đời chưa đè nổi hạt mầm hy vọng. Đó là khoảng thời gian anh còn chia xẻ được với các bạn bóng lồng lộng một người nữ không có thực, còn ăn ngon lành món ăn tưởng tượng sợ chưa từng hưởng trong đời, còn mơ được loài chim cánh rộng phủ mát bầu trời ngoài khung cửa hẹp, một đốm lửa đầu thuốc nghĩ ra cả một đám cháy lớn, nghe ra tiếng chấn động càn khôn của chú dế đêm tưởng là nhỏ bé lạc loài.

Lao tù tiêu hoang đời anh nhưng anh không chận tay nó được. Hết rồi, mơ mộng ấy sẽ không bao giờ còn nữa?

"Ỉa đấy à?"

"Dạ không."

"Thối quá!"

Anh tính nói lâu rồi anh đã xa lạ mùi thơm nhưng yên lặng. Người công an áp giải đốt thuốc hút một mình, một lát lại ngứa miệng hỏi, kiểu mông lung:

"Cuối năm sao chuyển trại mỗi mình ha?"

"Dạ đâu biết."

"Phản động tội to như cột đình, va sưng trán thế kia mà cứ không biết. Trước nghề gì?"

"Tôi dạy học."

"À, trí thức..."

Người công an bỏ lửng nhưng anh hiểu. Nén lắm anh mới không bật cười. Từ bình minh nhân loại trai săn bắn gái hái lượm, lời ca ngợi bộ óc chế ra lưỡi dao, mũi tên, cái thúng, cái rổ lớn mãi theo quá trình thăng tiến, dè đâu có lúc bị chận đứng ở cuối thế kỷ 20. Bộ óc hoá thành đối tượng cần thủ tiêu của chế độ. Cũng tốt thôi! Nhưng không nên nói điều đúng hơn vào tai kẻ vốn đã tin lời y là đúng nhất, anh dặn lòng, rồi anh tự xoa dịu bằng ý nghĩ y coi mình là tội phạm nguy hiểm nhưng cấm sao được mình coi y là một nạn nhân đáng thương.

Xe lại chuyển bánh. Thấp thoáng xa xa cánh cổng dẫn vào Khám Lớn. Những hàng gòn, trứng cá xanh quanh năm bên đàng không giúp anh nhớ rõ anh đã trở lại chốn cũ bao lần. Nhưng khác gì nhau dù chỗ này chỗ nọ, khi mà chỗ nào cũng chỉ phản ảnh mặt tiêu cực nhất của sự căm thù vô lối? Đó là chỗ cũng con người cho ăn mới được ăn, cho ngủ mới được ngủ, cho sống được sống, bắt chết phải chết; chỗ con người trở lại sự trần truồng không ngượng ngập buổi đầu đời, và sự sống hoàn toàn tuỳ thuộc như trẻ sơ sinh, có hiện tại mong manh và tương lai là điều bất khả ý thức.

Xe đậu. Người công an áp giải chà tay trên báng súng, đột ngột lên tiếng, "Thế nào chả gặp lại đồng cảnh cũ, vui nhá!" Anh tính nói "tôi có hàng triệu đồng cảnh, đâu chả gặp," nhưng thôi. Người công an nhìn ra ngoài sân nhốn nháo những đồng nghiệp, nhớ cả ngày đường tên tù không làm phiền điều gì, anh ta buột miệng gia ân cho tí tin vui:

"Lúc này thả nhiều đấy, nếu được thả tính làm gì nào?"

"Sẽ dạy đốt."

"Hả?"

"Cái di sản u tối kiên cố kia."

Người công an trẻ biến sắc. Anh ta mở cửa, nói nhỏ với mấy đồng nghiệp, kế hất mũi súng ra lệnh cho anh bước xuống. "Đ.m. mày tính thiêu sống các ông đấy!" Anh lầm lũi bước theo một cai tù già có bộ mặt hằn học vừa chửi xéo anh. Đầu anh nảy ý nghĩ vui vui: Hoá ra lão ta chưa vô cảm.

Rời phòng giám thị lão khua xâu chìa khoá dẫn anh về khu giam, giữa đường nghĩ sao, bảo:

"Dám sắp được về đấy, giữ lấy mồm mép."

"..."

"Mà này, nếu được đi nước ngoài, đi không?"

Anh đáp, lời như đã hờm sẵn từ lâu:

"Không."

"Điên à?"

Giọng anh hơi đanh:

"Đi hết ai dạy trẻ?"

"Dạy gì?"

"Thì dạy đốt."

"Nữa!"

"Thế đấy, đốt sạch lao tù đã giam cầm hết tuổi trẻ chúng ta."

Cánh cửa sắt khép lại. Trí nhớ anh khi không hồi phục, ít ra đủ để anh nhớ những lần trước nó sập cách thô bạo, lạnh lùng; lần này nhẹ, hơi lưỡng lự nữa. Anh nhủ lòng biết đâu có người cai tù vừa hiểu ra ngọn lửa không tàn ác của một người tù.

Rồi anh nằm xuống gối tay trong bóng tối, thoáng chốc mơ lại giấc mơ vẫn thơm cuộc đời dẫu đã trộn mùi nước mắt, có tiếng cười tuổi trẻ bất chấp ran ran, có loài chim tung khung cửa hẹp phủ cánh mát trời, có lửa cháy và nhất là có hạt hy vọng nảy mầm vào một bình minh mới. Tiếng dế lại vang vang, chấn động. Anh xoay nghiêng, mở mắt cười vào góc tối, nói khẽ, "Mày, vẫn y nguyên, không suy suyển chút nào!

29 thg 12, 2010

Hoa Kỳ Có Thật Sự Bị Sa Lầy Trên Chiến Trường VN Không ?

Muong Giang

Trong bối cảnh của cuộc chiến trạnh lạnh từ 1947-1973, người Mỹ gần như đã thất bại trong khi đối đầu để ngăn chận ảnh hưởng của Nga Sô Viết, cho dù đã sử dụng rất nhiều chiến lược hoàn cầu, từ chủ thuyết Containment sang Domino, hết phản du kích tới trực diện tham chiến . Rốt cục mọi hy sinh, nổ lực, bạc tiền và mạng lính của Mỹ, Ðồng Minh và VNCH thành vô ích khi Hoa Kỳ tới Paris vào tháng 1-1973, cúi mặt để nhận tờ giấy lộn của cái được gọi là ‘ Hiệp định hòa bình ngưng bắn VN ‘.Tóm lại, trong cuộc chiến VN, chỉ có bọn đại tư bản lái súng Mỹ và các con buôn trung gian liên hệ khắp thế giới, làm giàu mà thôi.
Sự bội tín của người Mỹ tại VN, còn là dây chuyền giúp Nga chiếm ảnh hưởng tại Iraq, Libya, Angola, đưa các đảng xã hội lần lượt nắm quyền tại Tây Âu. Ở Trung Mỹ, dưới sự tiếp tay của Nga và Cu Ba, đảng CS Sandinista chiếm Nicaragua, cùng đe dọa các nước quanh vùng, nhất là El Salvador. Ðó là chưa nói tới dịch khủng bố quốc tế, lợi dụng sự thất thế uy tín của người Mỹ, gieo rắc máu lửa chết chóc khắp nơi cho nhân loại.

Vì vậy đã không có đại chiến thứ ba, mà chỉ có cuộc chiến khu vực. Cũng vì Bắc Cao và Bắc Việt lúc đó là chư hầu của Ðệ tam Cộng Sản quốc tế, đã xung phong nhận lãnh trách nhiệm làm tên lính tiền phong của đế quốc đỏ trong khu vực. Nên Liên Xô-Trung Cộng, đã chọn bán đảo Triều Tiên và Ðông Dương, làm hai CHIẾN TRƯỜNG thí điểm, để hai khối thanh toán, đồng thời cũng là nơi mà các cường quốc, dùng để tiêu thụ số bom đạn thặng dư sau thế chiến và thử nghiệm những loại vũ khí mới vừa chế tạo.

Việt Nam Hoá Chiến Tranh

Chỉ tội nghiệp cho các dân tộc nhược tiểu trong vùng chiến cuộc bổng dưng bị họa lây, gồm Cao Ly, Việt Nam, Lào, Kampuchia.. do hai đảng Cộng Sản Bắc Cao và Bắc Việt, rước voi về dầy mã tổ, tàn phá quê hương và hủy diệt dân tộc mình. Vì nếu không có sự xuất hiện của đảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, chắc chắn các quốc gia trên, trong đó có Việt Nam cũng sẽ như các nước trong vùng như Ấn Ðộ, Pakistan, Tích Lan, Miến Ðiện, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương.. thuộc địa cũ của Anh-Pháp hay Phi Luật Tân thuộc Mỹ, cũng độc lập mà không cần phải gây ra cuộc kháng chiến chín năm (1946-1954), làm tốn biết bao máu xương của đồng bào, lại còn hủy hoại tài nguyên và nhiều công trình kiến tạo của tiền nhân để lại rất vô ích và tội lỗi.

Ðó là thực chất của cái, được thế giới gán cho danh từ hào nhoáng ‘ Chiến Tranh Giải Phóng Việt Nam ‘ . tuy chỉ là một giai đoạn ngắn ngũi nhưng lại bi thãm nhất trong dòng sông lịch sử Hồng-Lạc, với sự yểm trợ của khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế và sự tham chiến của Hoa Kỳ, giúp Người Việt hai bên chiến tuyến, chém giết nhau một cách tận tuyệt.

Theo Kenneth E.Sharpe trong ‘ The Post Vietnam Formula under Siege ‘ và Political Science Quarterly ‘, thi giai đoạn 1960 tới cuối năm 1971, được coi như là thời kỳ ‘ Giải Kết ‘ của Mỹ. Chính Tiến sĩ Henry Kissinger đã chủ trương, đưa Trung Cộng về lại với Thế Giới Tự Do bằng sự đánh đổi ‘ Bỏ Rơi Tiền Ðồn Chống Cộng tại Á Châu là VNCH ‘.Hành động giải kết trên, tuy có tạo được cho đương sự một tầm vóc quốc tế nhưng kết quả đã đưa đến sự ‘ bại trận nhục nhã ‘ cho nước Mỹ, bởi vì Kissinger đã lẫn lộn giữa chính trường và khuôn viên trường đại học. Tóm lại chỉ vì ngu muội, Kissinger đã tự mình đưa nước Mỹ vào một thời kỳ suy thoái nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1973-1980) , dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ toàn phần.

Tóm lại, sau hơn ba mươi bốn năm VNCH bị sụp đổ nhưng ngày nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc nhất là cái gọi đài BBC Luân Ðôn, mỗi khi có dịp nói-viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cọng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách và cái máy nói này, đã khiến cho ai đọc hay nghe tới, cũng đều có cảm tưởng là những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó, toàn ngu xuẩn hay điên rồ, cho nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã .

Với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, vì không giữ được lời hứa, bảo đãm quyền sống tự do của đồng bào Việt-Miên-Lào trên Bán đảo Ðông Dương, nên vẫn cứ phải loay hoay giữa tự ái và lương tâm, khi muốn giải đáp trước công luận quốc tế và trong nước, lý do tại sao một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và hiện tại, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cọng sản Bắc Việt ? dù chúng đã được toàn khối Cộng Sản viện trợ, hay rất lỳ lợm, dã man, tham tàn, coi mạng sống của đồng bào VN và cán binh thua cỏ rác.

Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, về thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua cọng sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ ‘ No more Việt Nam ‘ như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cọng sản quốc tế
Tất cả không phải vì QLVNCH không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ VNCH không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc.Cain vừa tuyên bố trên báo chí, mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU VN, hay nói đúng hơn chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh là Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cọng sản, đã sắp xếp sẳn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Ðông Âu kể cả Ðức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẳn. Nhưng may thay Họ đã tự mình tháo gở được gông cùm nô lệ cọng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cọng sản đệ tam quốc tế tan rã.

Tại VN trước năm 1975, dù không bị sa lầy Hoa Kỳ vẫn tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vở thế liên hoàn Nga-Hoa, đã hoàn thành từ 1972. Tại Iraq dù bị sa lầy thực sự, Hoa Kỳ vẫn không bao giờ bỏ chạy, khi chưa làm chủ được mỏ dầu Iraq và kho dầu cũng như con đường vận chuyển dầu, từ Caspi-Trung Á, A Phú Hản ra Ấn Ðộ Dương. Ðây chính là những khác biệt cụ thể của Hoa Kỳ khi tham chiến tại VN, trước đó và Iraq, A Phú Hản ngày nay, càng lúc càng thấy rõ ràng hơn dù ai có làm tổng thống, thì quốc sách của Mỹ cũng không thay đổi.

HOA KỲ THAM CHIẾN TẠI VN

Theo luật pháp hiện hành, thì Tổng Thống Mỹ là Tổng Tư Lệnh quân đội, cố vấn bởi Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, để ban hành các quyết định quân sự, được thi hành bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng, xuống tới các Bộ Tham Mưu Liên Quân và các Bộ Tư Lệnh Hải Ngoại, trong số này có BTL Thái Bình Dương chỉ huy trực tiếp các BTL Không Quân, Lục Quân, Hạm Ðội 7 và Cơ Quan Viện trợ Quân Sự Mỹ tại VN (MACV).

Từ năm 1965 khi Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân ào ạt vào VNCH. Ðể đáp ứng nhu cầu chiến lược, Mỹ lập Lực Lượng Lục Quân Hoa Kỳ tại VN (US Army VN ố USARV), bao gồm tất cả các đơn vị bộ binh Mỹ đang tham chiến ở đây, trực thuộc cả hai BTL Lục quân và cơ quan MACV Thái Bình Dương. Theo hệ thống tổ chức trên, lực lượng tham chiến của Mỹ tại VN còn có Hải quân + Quân đoàn III Thủy bộ TQLC và Quân đoàn 7 Không quân.

Sự hiện diện của người Mỹ tại VNCH sau Hiệp định Geneve 1954, đầu tiên là Phái bộ Cố vấn Viện trợ Quân sự Ðông Dương (MAAG ố Indochina) rồi đổi thành Phái Bộ CVVTQS ốVN (MAAG ố VN) với nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện QLVNCH và chấm dứt ngày 8-2-1962 bằng Cơ quan MACV, duới quyền chỉ huy của các tướng lãnh :

- Trung tướng S.William, Tư lệnh MAAG từ 11/1955 ố 9/1960.
- Trung tướng LMcGarr , TL MAAG từ 9/1960 ố 2/1962.
- Ðại tướng P.Harkins , TL MACV từ 2/1962 ố 6/1964.
- Ðại tướng W.Westmoreland, TL MACV, từ 6/1964 ố 7/1968.
- Ðại tướng C Abram, TL MACV từ 7/1968 ố 6/1972.
- Ðại tướng F. Weyand, TL MACV từ 6/1972 ố 3/1973.
- Thiếu tướng J Murray , TL DAO, từ 3/1973 ố 8/1974
- Thiếu tướng H Smith, TL DAO, từ 8/1974 ố 4/1975.

Tại VN, Hoa Kỳ thành lập Quân Ðoàn 1 (1 Field Force US) ngày 15-3-1966, có BTL đóng tại Nha Trang, chỉ huy tất cả các đơn vị Hoa Kỳ tham chiến tại Vùng 2 Chiến thuật của VNCH tới ngày giải tán về nước 30-4-1971, gồm có SD4BB, Lử đoàn3/SD25BB, Lữ đoàn1/SD101 Dù, Lữ đoàn 173 Nhảy dù, Liên đoàn 41 và 52 Pháo Binh .

Cùng lúc Quân Ðoàn II (II Field Force US) cũng được thành lập, có BTL đóng tại Biên Hoà, chỉ huy các đơn vị Mỹ tham chiến tại Vùng 3 Chiến Thuật của Nam VN tới ngày giải tán 2-5-1971, gồm SD1BB, SD1Ky Binh Không Vận, SÐ9BB, SD25BB, SD101Dù, Lữ đoàn 173 Dù, Trung đoàn 11 Kỵ binh, Liên đoàn 23 và 54 Pháo binh.

Tại Vùng 1 Chiến thuật của VNCH, Hoa Kỳ thành lập Quân đoàn III Thủy Bộ TQLC (III Marinne Amphibious Force), có BTL đóng tại Ðà Nẳng, chỉ huy SD1 và 3 TQLC, 2 Trung đoàn đổ bộ, Không đoàn 1 TQLC cùng Quân đoàn XXIV.

Về quân số tham chiến của Hoa Kỳ, khởi đầu 760 (1959), 900 (1960), 3205 (1961), 11.300 (1962), 16300(1963), 23300 (1964), 184.300 (1965), 383.300 (1966), 485.600 (1967), 536.100 (1968), 475.200 (1969), 334.600 (1970). 156.800 (1971), 24.200 (1972) và 50 (1973). Như vậy từ sau Hiệp Ðịnh Ba Lê ra đời, QLVNCH một mình ngăn chận và chống trả với toàn Khối Xã Hội Chủ Nghĩa, cho tới ngày Miền Nam mất theo lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh, vào trưa ngày 30-4-1975.

HOA KỲ CÓ BỊ SA LẦY TẠI CHIẾN TRƯỜNG VN (1955-1975) ?

Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng VNCH cho khối cộng sản đệ tam quốc tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như : Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissinger.. hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng, Chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị, Bình Long, Kon Tum và Bình Ðịnh của VNCH.

Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình, đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu, tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tai Bắc Kinh , khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo, để tặng Trung Cộng. Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Ngoại trưởng Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô, để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị.

Tóm lại, giống như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lân, để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa, để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cữ giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ. Tháng 4-1975, theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G.Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ, trong lúc cùng hợp tác đồng mình, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng về ý nghĩa của sự sa lầy tại VN, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.

Người Việt tị nạn CS đã sống ở Hoa Kỳ hơn ba mươi lăm năm qua, nên đâu còn lạ gì bản chất ngoại giao môi miếng của họ, hoàn toàn khác biệt với hành động thực tế. Tại A Phú Hãn và Iraq, nguời Mỹ lấy ‘ nhân quyền ‘ cùng cớ ‘ Saddam Hussein có Weapons of Mass Destruction và tiêu diệt khủng bố ‘ làm bình phong để che đậy hành động quân sự và dành thị trường cho tư bản Mỹ-Anh tiêu thụ hàng hóa, cùng dịch vụ khai thác dầu khí trên lãnh thổ của hai quốc gia Hồi Giáo này.

Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng hòa, thì quyêản lợi của tư bản Mỹ vẫn là ưu tiên số một .Tóm lại, dù Mỹ vơi tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cở Reagan, thì mục tiêu hành động của chính phủ, cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước. Còn tất cả chỉ là phương tiện , để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nửa, mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 người của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc VNCH sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. thì Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại ký Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, tháo chạy khỏi VN, bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cọng sản đệ tam quốc tế cưởng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975.

Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật ‘ Quyền tự do tư liệu và thông tin’, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên hệ tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter.. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mệnh của VN , phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngủ hay trốn quân dịch, như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xữ dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ.

Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở VN, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trạng dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhản đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào , bắn giết chẳng những QLVNCH mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường. Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa banh trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi.

Riêng về câu hỏi, tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm , lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương ? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẽo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng.

Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ.. ’ ’ Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy, từ năm 1961 ‘ Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cọng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng ‘.Nhưng tiếc thay đất Bắc , nơi phái sinh ra cuộc chiến VN, lại là vùng đất bão đãm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Cộng Sản Bắc Việt..

Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trử lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ VNCH.. Chính cựự Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu nảo của quân Bắc Việt tai Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẩn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với VC phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ không biết đâu mà mò.

Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, cọng sản dùng chiêu bài ‘ chiến tranh giải phóng ‘, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cọng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn VC thứ thiệt ở VN.cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mĩa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN.

Ðó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), hay sĩ quan John Kerry đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ vỏ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, phủ nhận huy chương, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ tặc.

Khi than rằng ‘ Chúng ta đã đánh bại chính ta ‘, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng VC bằng chính trị, một chiến lược giá rẽ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cọng sản quốc tế.

Năm 1967 Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghỉ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Về lý thuyết, Nixon cũng giống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn VNCH phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng. Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ miền Bắc xâm nhập vào Nam và sự khuynh đảo chính trị tại VNCH. Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của Kissinger, đang đi đêm để nhun nhén sự nới kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vì sợ phản lại lời hứa ‘ rút quân ‘ khi ứng cử, lại vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ VC cưởng chiếm miền Nam. Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho VNCH tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng ‘ Việt Nam Hóa Chiến Tranh ‘.

Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ VNCH như Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Phú Ðức, Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã.. ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo VNCH suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực, khống chế, ép bắt hăm dọa VNCH phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973, ngày nay bị đánh giá như tờ giấy lộn không hơn không kém, đối với sự giải quyết hòa bình tại VN lúc đó.

Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT .Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là ‘ thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự ‘ và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật ‘ Nixon-Kissinger’, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy.

Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ sát Tổng Thống hợp pháp của VNCH là Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo

TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam, tiếp tục xâm lăng thôn tính Miền Nam, như Kissinger đã hứa với Mao-Chu tại Bắc Kinh năm 1972, mà mới đây trong hồi ký có nhắc tới.

Nói là ‘ Việt Nam Hóa Chiến Tranh ‘ nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang dụng như lời hứa, khiến cho QLVNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ vì không có phương tiện để phòng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưởng chiếm VNCH, thì người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của QLVNCH lúc đó . Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho QLVNCH là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ., khi kẽ thù đang hấp hối chờ đầu hàng vào cuối năm 1972, qua những trận mưa bom tàn khốc trên đất Bắc.

Thực chất của người Mỹ khi tham chiến tại VN là thế đó !

Viết từ Xóm Cồn Ha Uy Di

MƯỜNG GIANG

27 thg 12, 2010

Trung Quốc dưới cái nhìn cuả một người Việt-Nam

Song Chi

Sau nhiều năm dài thi hành một chính sách ngoại giao khôn khéo, chỉ tập trung vào chuyện lo làm giàu cho đất nước và cố gắng xây dựng hình ảnh “trỗi dậy một cách hòa bình không ảnh hưởng gì đến trật tự của thế giới”, có vẻ như 2010 là một năm thất bại của Trung Quốc về mặt ngoại giao khi hàng loạt cách hành xử của Bắc Kinh đã khiến cho thế giới kịp thời nhận ra sự hung hăng, hiếu chiến, chỉ làm theo ý mình của quốc gia này trên phương diện quan hệ quốc tế. Và kể từ bây giờ trở đi, chắc chắn nhiều nước sẽ tỏ ra thận trọng, cảnh giác cao với Bắc Kinh. Có thể nhận thấy điều đó qua sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao hoặc quốc phòng của nước này nước khác, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ cho tới các nước Đông Nam Á.

Trong khi đó, từ lâu nay, với vai trò là cường quốc số một, lãnh đạo thế giới, tất nhiên, Hoa Kỳ bị nhiều quốc gia khác “ghét”. Tại một số nước ở Châu Âu hay các nước Hồi giáo ở Trung Đông chẳng hạn, nhiều người dân khi được hỏi đã nói thẳng là họ không thích nước Mỹ, không thích người Mỹ. Các quốc gia Bắc Âu có lẽ cũng chẳng thiện cảm gì nhiều với Mỹ. Ngay ở Na Uy, quốc gia mà tôi đang sống, theo cảm nhận của tôi, nhiều người dân tỏ ra không thích thú gì vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ cũng như chế độ tư bản và sự cạnh tranh khốc liệt trong đời sống xã hội Mỹ, ngược lại, đối với Trung Quốc, phần lớn cũng không hiểu rõ về quốc gia này. Dù có biết về chế độ độc tài và “thành tích” nhân quyền của nhà nước Trung Quốc, điều đó không ngăn cản nhiều người Na Uy ngưỡng mộ Trung Quốc về nhiều thứ: một quốc gia khổng lồ, một nền văn hóa lâu đời, sự phát triển thần kỳ trong hơn 3 thập niên qua …Tuy nhiên, khi xảy ra câu chuyện về giải Nobel Hòa Bình năm nay và những phản ứng gay gắt quá đáng của chính quyền Bắc Kinh đối với Na Uy, những người lãnh đạo Trung Quốc không biết rằng họ đã làm cho người dân Na Uy kinh ngạc và không thể hiểu nổi. Tôi đã nghe một số người Na Uy khi nói về điều này cứ lặp đi lặp lại câu: “Tại sao Trung Quốc lại phản ứng như vậy? Sao họ không chịu hiểu Ủy ban trao giải là một tổ chức hoạt động độc lập, nếu có ghét thì ghét cái Ủy ban trao giải, chứ sao lại đổ lỗi cho chính phủ Na Uy và làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước?” Hoặc: “Tại sao họ lại không để cho ông Lưu Hiểu Ba đến nhận giải? Việc ông ấy đến nhận giải thì có sao đâu?” Tôi phải giải thích với họ đây rõ ràng là chuyện hai bên không hiểu nhau vì hai chế độ, hai xã hội quá khác nhau, rằng ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, nhà nước kiểm soát tất tần tật mọi thứ, nên những người lãnh đạo Trung Quốc không hiểu được và cũng không thể chấp nhận việc có một Ủy ban, một tổ chức nào đó lại có thể hoạt động độc lập với chính quyền mà chính quyền lại chịu, không thể can thiệp vào công việc của họ như vậy! Song rõ ràng là qua câu chuyện này, Trung Quốc đã tự làm “mất điểm” trong mắt nhiều người dân Na Uy.

Một lần khác, tại ngôi trường dạy tiếng Na Uy dành cho người nước ngoài mà tôi đang theo học, một học viên người Palestine đã bày tỏ sự khâm phục đất nước Trung Quốc và nói với tôi, anh ta tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi một mô hình xã hội rất đáng cho nhiều nước trên thế giới học tập, rằng nền dân chủ của Trung Quốc khác với phương Tây và sẽ ngày càng dân chủ hơn, rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc không đe dọa gỉ đến thế giới cả v.v. và v.v…Tôi chỉ nhẹ nhàng trả lời, rằng nếu muốn biết sự thật về Liên Xô cũ, hãy hỏi dân Ba Lan-Ba Lan là một trong những dân tộc có nhiều kinh nghiệm cay đắng nhất với Liên Xô; còn nếu muốn biết rõ hơn về Trung Quốc, hãy hỏi người Việt Nam chúng tôi. Và hãy tin người Việt Nam chúng tôi là vì chúng tôi ở sát cạnh Trung Quốc hàng ngàn năm nay và cũng có nhiều kinh nghiệm đắng cay không kém!

Tôi không phải là một người “bài” Hoa. Không phải cái gì của Trung Quốc tôi cũng ghét. Ngược lại, tôi cũng rất ngưỡng mộ nền văn hóa dày dặn lâu đời của Trung Quốc, thích nhiều tác giả văn học, thi ca cổ và hiện đại, thích hội họa Trung Quốc và trong danh sách những đạo diễn yêu thích của tôi có Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou), Trần Khải Ca (Kaige Chen), Vương Gia Vệ (Wong Kar Wai-Hongkong)…Nhưng tôi không chịu được cái mô hình thể chế chính trị của quốc gia này cũng như mô hình thể chế chính trị của chính đất nước tôi hiện tại, tôi càng không chịu được cách hành xử của các vua chúa Trung Hoa đối với Việt Nam thời xưa cho tới các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam bây giờ.

Và tôi tin rằng nhiều người Việt Nam cũng có cảm nhận như vậy.

Kể cũng lạ. Là một quốc gia đã từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh với những “kẻ thù” khác nhau trong quá khứ, nhưng có một điều phải nhận thấy, cho đến giờ phút này, đối với phần lớn người Việt Nam, tại sao họ không “ghét” Tây, “ghét” Nhật, “ghét”Mỹ mà lại “ghét” Tàu đến thế?

Xin nói ngay rằng tôi không phải là người đầu tiên đặt ra câu hỏi này. Ít nhất đã có nhà thơ Đỗ Trung Quân tức blogger Chung Do Kwan trong bài “Ngổn ngang vui buồn” đã từng tự hỏi: “tại sao người Việt không bài Tây, bài Mỹ mà bài Tàu đến thế từ trong tiềm thức?” Và đã tự trả lời:

Cả ngàn năm Bắc thuộc.người Tàu [Trung Quốc] chỉ có đồng hóa mà không bao giờ khai hóa.. người Tàu đốt sách từ thời Tô Định, xóa bỏ phong tục tập quán, bắt theo phong tục của họ, gọi dân tộc phía Nam Thái Bình Dương tất thảy là “Nam Man” mọi rợ cả.

-Người Việt nói riêng chống lại không phải văn hóa Trung Quốc mà là chống lại sự ngạo mạn của trung quốc, coi dân tộc khác là man di tất thảy, chính sách, cái nhìn đó chưa từng khác đi đến tận hôm nay

Trung Quốc không khai hóa, kẻ khai hóa chúng ta lại là kẻ thực dân chúng ta, người Pháp vẫn dạy học, mở trường, phong trào Đông Du không từ Trung Quốc, chống lại người Pháp không ai khác chính là những người hấp thu nền Tây học: Phan Chu Trinh, Võ An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp….

-Khai hóa, mang chữ và văn minh đến cho người Việt để chính người Việt hiểu ra mình là kẻ bị trị, cầm súng đứng lên đánh đuổi chính kẻ khai hóa lẫn kẻ thực dân nước mình, chỉ có thể là người Pháp, không bao giờ là Trung Quốc - kẻ chỉ muốn đồng hóa, ngu dân, học hành, thi cử, đỗ đạt kiểu Trung Quốc mục đích cuối cùng chỉ để làm quan, không phải để hiểu thân phận kẻ bị trị.

Nếu nhìn lại cách hành xử của các vua chúa Trung Hoa đối với các quốc gia láng giềng từ thời xa xưa cho đến cách hành xử của chính quyền Trung Quốc trên phương diện quan hệ quốc tế trong thời điểm hiện tại, đặc biệt đối với những quốc gia bị họ thôn tính như Tân Cương, Tây Tạng hay những quốc gia nhỏ yếu hơn đang bị họ dùng tiền và “quyền lực mềm” để thao túng về kinh tế, chính trị, văn hóa…như Lào, Campuchia, Việt Nam, thậm chí kể cả một số quốc gia ở châu Phi; người ta dễ dàng nhận thấy chính sách của Trung Quốc trước sau như một, chỉ muốn thu lợi về cho nước mình, chỉ muốn lấy đi mà không cho lại, và như tác giả Chung Do Kwan đã nhận xét, chỉ đồng hóa mà không khai hóa cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác.

Tôi có biết một số người Tây Tạng. Khi đề cập đến tình thế của đất nước, họ đều nói rằng nếu không thể độc lập, nếu phải chọn lựa ở dưới sự “khống chế” của một quốc gia khác, họ thích chọn Ấn Độ hơn Trung Quốc. Thứ nhất vì giữa Ấn Độ và Tây Tạng, hai nền văn hóa rất gần nhau, thứ hai vì Ấn Độ sẽ để cho họ được bảo vệ nền văn hóa của mình chứ không âm mưu đồng hóa, làm mất dần bản sắc văn hóa của dân tộc họ như là chính quyền Trung Quốc. Nhận xét này của người Tây Tạng về người Ấn Độ thì tôi tin, vì tôi đã từng có một thời gian sống và học tập ở Ấn. Bản chất nền triết học của Ấn Độ vốn nặng về tâm linh, giàu tính nhân văn, bên cạnh đó, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Ấn, (người dân Ấn hầu hết là ăn chay “triệt để” hoặc ăn chay “một phần”-có nghĩa là chỉ ăn rau hoặc có thể ăn thêm trứng hoặc có thể ăn thịt heo kiêng thịt bò, ăn thịt bò kiêng thịt heo tùy theo tôn giáo nào), do vậy người Ấn nhìn chung hiền lành, thuần hậu; đồng thời, Ấn độ cũng là một quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới nên cũng như các quốc gia có nền dân chủ khác, người Ân nhìn chung không có thói quen áp đặt suy nghĩ, quan điểm của mình với người khác.

Ấn Độ và Trung Quốc đều là những quốc gia đông dân nhất, có hai nền văn hóa lâu đời nhất châu Á và đều đang là những cường quốc đang lên mà theo như tiên đoán của nhiều nhà bình luận chính trị, tương lai thế giới sẽ thuộc về một trong hai quốc gia này. Nhưng thật ra hai quốc gia này rất khác nhau từ triết học, tôn giáo, văn hóa, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội cho đến đường lối chính trị ngoại giao của các nhà lãnh đạo và tâm tính của người dân-bởi “xã hội thế nào, con người thế ấy”. Khác với triết học Ấn Độ, triết học của Trung Hoa có tính thực dụng, dạy cho con người ra làm quan hay hành xử giữa đời chứ không phải suy tư nhiều về những vấn đề siêu hình. Tôn giáo, sau nhiều năm dài dưới chế độ cộng sản,chỉ còn đóng một vai trò cũng khá là thực tiễn, thực dụng trong đời sống của người dân, cộng với một thể chế chính trị độc tài, hà khắc kéo dài đã ảnh hưởng khá nhiều đến cách sống, cách nghĩ và cả tâm tính của con người. Ngay trong sự phát triển rất đáng nể của xã hội Trung Quốc vẫn thiếu vắng tính nhân văn vì quyền con người vẫn chưa được đặt lên hàng đầu.

Ngày nay, xã hội Trung Quốc thực chất đang đi lại con đường của chế độ tư bản thời kỳ đầu, thời kỳ man rợ, khi nhân danh sự phát triển và chỉ vì mục tiêu tối thượng là làm giàu bằng mọi giá, chính quyền sẵn sàng bóc lột tàn tệ người lao động và những tầng lớp thấp trong xã hội đang bị hy sinh, bị gạt ra bên ngoài trong việc thụ hưởng những thành quả từ sự phát triển ấy. Một thể chế chính trị độc tài, về đối nội thực chất không khác gì chế độ phong kiến trước kia với quyền lực tối thượng tập trung vào “thiên triều” và người dân chỉ được nhất mực nghe theo, cấm cãi. Còn đối ngoại, Trung Quốc chẳng khác nào một anh thực dân. Hãy nhìn cách chính quyền Trung Quốc đang càn quét châu Phi, đổ tiền vào để giành lấy những dự án đấu thầu, những hợp đồng béo bở, vơ vét tài nguyên của châu lục này, không đếm xỉa gì đến quyền lợi của người dân lao động bản xứ hay sự ô nhiễm, tàn phá môi trường mà những công ty của Trung Quốc đang gây ra. Thế giới đã nói đến việc Trung Quốc đến châu Phi chỉ vì quyền lợi của Trung Quốc và ngược lại, các quốc gia châu Phi sẽ được gì ngoại trừ những khoản tiền “hoa hồng”, hối lộ khổng lồ đút túi những kẻ có chức quyền và hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập khắp nơi? Điều đó cũng đang diễn ra ở Lào, Campuchia, Việt Nam…Đó là một thứ văn hóa ứng xử chỉ biết lợi cho mình, chỉ biết lấy đi mà không trả lại như đã nói ở trên.

Không những thế, văn hóa Trung Quốc ở một khía cạnh nào đó, là một nền văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt đối với một nền văn hóa khác, chứ không cùng tồn tại, phát triển và học hỏi lẫn nhau. Điều này đã được chứng minh qua lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Là một nước lớn, nhưng trong cách hành xử với thế giới và ngay cả với các nước nhỏ, yếu hơn rất nhiều lần, Trung Quốc lại rất…tiểu nhân, thù vặt và thù dai. Đọc những mẩu chuyện kể của ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về Trung Quốc, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu hay tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc thì rõ. Hoặc ngay gần đây, phản ứng của Trung Quốc quanh chuyện va chạm với Nhật Bản hay chuyện giải Nobel Hòa Bình năm nay chẳng hạn. Đó chưa phải là cách ứng xử của một nước lớn. Nếu Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc trên thế giới thì chính quyền nước này còn phải thay đổi nhiều, học hỏi nhiều về mặt ngoại giao chứ đừng nói đến tham vọng lãnh đạo toàn cầu!

Có bao giờ những người lãnh đạo Trung Quốc tự đặt câu hỏi vì sao gần đây nhiều nước lại quay sang cảnh giác đối với Trung Quốc, ngay cả những quốc gia trong khu vực châu Á mà Trung Quốc đã nhiều năm đổ biết bao công sức và cả tiền của để “mua chuộc’, tạo mối quan hệ tin cậy lẫn nhau nhưng bây giờ cũng sẵn sàng chào đón sự trở lại của Mỹ ở khu vực này và khi phải chọn lựa, nhiều nước sẽ chọn lựa đứng về phía Mỹ chứ không phải Trung Quốc, dù trước đó có thể họ cũng không hẳn đã thích Mỹ?

Mọi người đều nói đến chuyện Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ năm, mười năm nữa. Tôi tin rằng về mặt kinh tế tính theo tổng sản phẩm quốc nội, trữ lượng ngoại tệ, hay thậm chí thu nhập quốc dân chẳng hạn, điều đó là hoàn toàn có thể. Nhưng về một số lĩnh vực khác như những thành tựu khoa học, phát minh, đặc biệt là về một cơ chế xã hội văn minh, và con người văn minh, thì còn cần phải nhiều năm hơn rất nhiều.

Số phận đã đặt Việt Nam phải nằm cạnh Trung Quốc. Lịch sử đã dạy cho người Việt Nam quá nhiều bài học cay đắng từ anh láng giềng khổng lồ này. Ngay trong thời điểm hiện tại, những điều cay đắng vẫn đang diễn ra, không những thế, vì sự bạc nhược, hèn hạ, sai lầm của nhà nước Việt Nam, chưa bao giờ đất nước và dân tộc Việt Nam phải chịu những thiệt hại nặng nề đến thế trong mối quan hệ với Trung Quốc! Điều đó lý giải vì sao người Việt Nam lại “ghét” Trung Quốc, nói cho chính xác, “ghét” chính quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên, chúng ta chẳng thể bê nước mình đi đâu được thì phải học cách sống bên cạnh Trung Quốc mà vẫn phát triển, vẫn giàu mạnh và không đánh mất mình, điều mà một số quốc gia nhỏ bé khác đã làm được khi phải sống cạnh những quốc gia lớn mạnh hơn gấp nhiều lần. Nếu trên con đường phát triển ấy, một đảng cầm quyền đã trở thành vật cản đồng thời lại còn đứng về phía ngoại bang để bóp nghẹt lòng yêu nước, chí quật cường, tinh thần phản kháng của người dân thì đảng cầm quyền hay mô hình thể chế chính trị ấy cần phải bị thay thế để cứu lấy vận mệnh của đất nước, không còn cách nào khác!

Song Chi

21 thg 12, 2010

Mỏi mòn giấc mơ

GIỌNG NÓI CỦA HẠNH PHÚC

Sau khi Bankei lìa trần, một người mù sống cạnh thiền viện của thiền sư kể với một người bạn rằng: "Vì tôi mù, tôi không thể nào nhìn thấy được mặt người, cho nên tôi phải đoán tâm tánh của người qua thanh âm tiếng nói của người đó. Thông thường khi tôi nghe thấy ai chúc mừng người khác được hạnh phúc hay thành công, tôi cũng nghe được một cái giọng ganh tị thầm kín. Khi nghe lời chia buồn với điều bất hạnh của người khác, tôi nghe có sự vui thích và mãn nguyện, tưởng chừng như kẻ đang chia buồn nhưng thật sự sung sướng vì có chút gì bỏ lại để cho mình kiếm chác trong cõi riêng tư.
"Tuy nhiên, với bao kinh nghiệm của tôi, giọng nói của Bankei luôn luôn thành thực. Mỗi khi ông bầy tỏ sự vui sướng, tôi chỉ nghe thấy giọng sướng vui mà thôi, và mỗi khi ông tỏ ra phiền muộn, tôi chỉ nghe thấy một giọng muộn phiền."

19 thg 12, 2010

Ngày hạnh phúc của 1 người Tàu

Phương Tôn dich

Lời người dịch:

Câu chuyện vui „Ngày hạnh phúc của một người Tàu“ được phổ biến rộng trong hệ thống Internet tại Trung quốc. Hàng trăm ngàn người Tàu đã vào Google.cn để tìm đọc bài này. Tác giả bài viết (vô danh) dùng thể loại tiếu lâm để diễn tả về cuộc sống của người Tàu luôn luôn bị đe dọa vì thực phẩm độc hại, những sản phẩm chứa đầy chất độc. Dù bài viết mang tính hư cấu dưới dạng hài hước nhưng thật ra đây cũng chính là bức tranh phản ảnh thật sự cuộc sống thường nhật của người người dân Trung quốc hiện nay.

Hài hước châm biến chế độ hiện rất phổ biến, được người dân Trung quốc dùng như là một võ khí chống lại chế độ khiến nhà nước lúng túng không tìm ra cách giải quyết cuối cùng phải ra lệnh nghiêm cấm. Theo bản tin của AP đăng trên vietbao.vn : „ Tân hoa xã đưa tin cho biết thành phố Chongqing vừa ban hành quy định mới cho phép xử phạt bất kỳ một ai có hành vi phát tán thông tin nhạo báng người khác trên mạng.

Theo đó, bất kỳ một người nào có hành vi sử dụng Internet để phát tán thông tin, châm biếm, phê bình hay nhạo báng người khác hoặc làm tổn thương đến danh dự của người khác đều có thể bị phạt tới 625USD. Các hành vi phát tán các đoạn video ngắn có nội dung châm biếm chế nhạo người khác hoặc chế nhạo một sự kiện xã hội trên mạng Internet cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định nói trên.

Quy định mới của thành phố Chongqing được xem là câu trả lời cho sự bùng nổ của những đoạn phim ngắn mang tính chất chế nhạo người khác được phát tán trên mạng Internet tại Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nỗ lực nằm trong kế hoạch kiểm soát Internet chặt chẽ hơn nữa của chính phủ Trung Quốc.

Tất cả những chất gây độc hại cho người sử dụng trong câu chuyện hư cấu này đều đã xảy ra thật sự. Thực phẩm độc hại, sản phẩm chứa đầy chất độc của Trung quốc[1] là một sự thật mà ta phải cẩn trọng đề phòng.

*************

Sáng sớm thức dậy vội vã đi làm vệ sinh buổi sáng, đánh răng súc miệng với kem đánh răng „Tianqi“, loại kem chứa đầy chất Diethylenglycol[2]. Tắm rửa với nước hôi mùi rong rêu nhiễm vi trùng Cyano[3]. Nấu nước khuấy cho đứa con trai cưng chai sữa bột hiệu „Sanlu“ có trộn thêm Melamine[4] và riêng cho mình một cốc Xì dầu, loại hàng được chế tạo bất hợp pháp.

Điểm tâm đi làm việc với vài cái bánh bao dùng loại bột mì được tẩy trắng bằng chất Sulfur trông thật đẹp mắt. Bánh làm bằng nhân thịt trộn với giấy bìa „cạt tông“[5]. Bánh bao ăn cùng một ít dưa chua ngâm trong các thùng chứa sơn màu trước đây. Xong xuôi yên tâm đi làm việc nhưng không quên cầm theo ít cái bánh được làm từ hồi năm 2005. Cuối cùng thì stress buổi sáng cũng giải quyết xong, thở ra một hơi dài nhẹ nhỏm, lòng phơi phới đi bộ thong thả qua cây cầu mới xây nhưng lại bị gãy sụp một phần. Hạnh phúc quá, được hít thở bầu không khí chứa đầy chất CO (Carbonmonooxid, khói xe hơi)!

Nghĩ buổi trưa cùng đồng nghiệp ra nhà hàng Kentucky Fried Chicken, kêu một con gà vàng óng tẩm chất màu độc „Sudanhong“[6] thêm một ly Coca Cola chứa nhiều Benzol[7]. Buổi chiều gọi điện thoại hỏi thăm cô bạn gái không ngờ lại nghe cô đang tức tưởi ở đầu dây, có thể cô ta đã làm cho sàn chứng khoán bị sụp gây thiệt hại lớn. Thôi thì để an ủi, mời cô đi ăn, đến tiệm ăn vừa mới khai trương.

Gọi một vài món rau cải chiên. Mấy món này được chiên với loại dầu được lọc lại từ nước cống thải. Kêu thêm con lương nướng được nuôi bằng thuốc ngừa thai cho mau lớn. Đặt thêm một phần tôm thật cay, đây là những con tôm được nhà hàng bốc lên dưới những hồ nước bốc mùi hôi thối. Một phần rau Spinat đậm thuốc trừ sâu Pestizi, một phần dưa chua chứa đầy chất Nitrit[8], một phần thịt heo với nhiều Clenbuterol[9], một phần bao tử heo ướp chất Formalin, mỗi người một chén nấm mèo trắng hông khói với Sulfur. Mỗi khách ăn còn được chủ quán tặng một món quà nhỏ: Một gói trà xanh hiệu nỗi tiếng „Pi Lo Chun“[10] chứa hơn một trăm lần hơn chất kim loại nặng. Cuối bữa ăn uống thêm ly Bia Formaldehyd[11]. Hóa đơn tính tiền ghi rõ 318 Yuan. Thật là may mắn! Trong đống tiền thối lại có tờ bạc giả nằm chen vào.

Trên đường về nhà còn bị chiếc BMW ủi vào người. Lại thêm may mắn nữa! „Bây giờ mình nằm vạ ở đây kiếm ít tiền thử xem.“ Nằm yên bất động trên đường, hé mở mắt ra nhìn bổng thấy chiếc BMW đang gài số de lùi cán cho chết để phi tan. Vậy là nhổm dậy co giò phóng chạy thật nhanh như dân chạy đua vô địch thế giới.

Cuối cùng rồi cũng về đến nhà. Ráng nhắm mắt ngủ nhưng cái mùi Sulfur[12] từ căn phòng mới sửa sang lại bốc sang cay cả con mắt. Kéo cái chăn tệ hại phủ đầu lại. Nằm nghĩ đến cái nợ hàng trăm ngàn Yuan để mua cái nhà, không thể nào ngủ được. Trời sắp sáng rồi. Nốc nguyên nửa chai thuốc ngủ mà cũng chẳng có hiệu quả gì. Bây giờ uống thêm viên thuốc ngủ – Trời, thuốc viên làm bằng gạo nếp! Làm gì bây giờ? Uống chai thuốc rầy Pestizid thì xem như mọi chuyện xong xuôi, giải thoát cuộc đời. Nhưng cũng không có gì xảy ra, vẫn chưa chết, thì ra thuốc rầy lại được hòa với xì dầu!

Phương Tôn

Phần chú thích của người dịch

[1] Một bài viết về thực phẩm độc hại tại trung quốc của Zhou Qing đã nói rõ về điều tệ hại này: „Chất kháng sinh trong thịt, thuốc xịt chống côn trùng dùng để làm chất bảo tồn thực phẩm, chất thủy ngân trong nước uống – Tác giả Zhou Qing người Trung quốc trình bày thật chi tiết về công trình nghiên cứu của ông trong lãnh vực kỹ nghệ thực phẩm của nước này trong cuốn sách vừa được giới thiệu. Bài nghiên cứu cho thấy kỹ nghệ thực phẩm đang đầu độc đất nước này cũng như những tên tham lợi đang phá nát cuộc sống của người dân Trung quốc.

Tác giả đưa ra những hình ảnh Mafia tàn nhẫn không còn lương tri: Dùng thuốc ngừa thai để nuôi cá cho mau lớn, dùng chất độc chống sâu bọ DDT để giữ cho dưa gang được tươi, Hormone như là chất phụ gia, muối bị nhiễm độc và lượng kháng sinh cao không tưởng trong thịt. Zhou cho biết, nói chung là tất cả mọi thực phẩm, mọi chất độc đều được dùng đến, miễn sao giá thành sản xuất được rẻ mà thôi.

[2] Cơ quan canh phòng dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA (Food and Drug Administration) và một vài quốc gia thuộc EU như Tây Ban Nha, Pháp quốc đã từng báo động kem đánh răng có chứa phụ chất Diethylenglykoc (DEG) đến từ Trung quốc đã tràn ra thị trường tại các nước này. DEG thường được dùng trong các sản phẩm chống đông lạnh trong kỹ nghệ xe hơi, kỹ nghệ chế tạo giấy, công nghệ nhuộm vải,…

DEG với số lượng ngoài mức quy định như trong kem đánh răng của Trung quốc có thể gây hậu quả sức khỏe cho trẻ em

[3] Hình ảnh chụp được từ vệ tinh cho thấy 33 cây số vuông trong hồ Chaohu tại Trung quốc nổi đầy rong rêu. Trong năm vừa qua rong rêu tràn rộng thêm chiếm 150 cây số vuông. Đây chính là hang ổ của loại vi trùng nguy hiểm Cyano. Người dùng nước có Cyano để uống hay tắm rửa có thể bị bệnh ngứa ngoài da, mắt bị nhiễm độc, tai bị đau. Trường hợp nặng có thể bị ói mữa, tiêu chảy, thân thể bị nhức mỏi, hơi thở khó khăn v.v…

[4] nhiều người dân tại Trung quốc có con trẻ uống sữa Sanlu bị mắc bệnh thận đã cảnh báo và khiếu nại với Hãng Sữa Sanlu và với chính quyền, nhưng không nhận được một sự hổ trợ nào cả. Đầu tháng 8 năm nay, nhà cầm quyền Trung Quốc được thông báo rõ vấn đề nầy đã đi vào tình trạng trầm trọng. Sự cố nầy cũng được công bố trên Mạng Gagsiq của chính quyền Trung Quốc, nhưng liền bị xóa bỏ. Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn ém nhẹm sự việc không muốn gây ồn ào tai tiếng hoặc bị kiện tụng trong thời gian tổ chức Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh.

Theo nguồn tin của Thông Tấn Xã Ritzau, từ 295 mẫu thử nghiệm kết quả cho thấy 24 mẫu có Melamine. 3 công ty lớn nhất Trung Quốc là Mengnui, Yili và Guangming sản xuất sữa bột có Melamine. Hai công ty Sanyuan và Nestlé được chứng nhận không pha trộn Melamine vào sản phẩm sữa của họ. 5 công ty nầy chiếm 70% thị trường tiêu thụ sữa của Trung Quốc, và xuất cảng sữa cùng thức uống, thực phẩm làm bằng sữa bột ra nước ngòai. Việt Nam là ”khách hàng ưu tú” với lượng tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc rất lớn. Theo Tân Hoa Xã nhiều người bị bắt giữ liên hệ đến vụ làm sữa pha trộn Melamine. Trong số đó có ông thị trưởng thành phố.

[5] Theo tin từ „Beijing News“, Zi Beijia bị kết án gây tiếng xấu cho một loại thực phẩm ăn uống tại Trung quốc. Zi phóng viên một đài truyền hình nhà nước từng công bố một bài phóng sự nói về những hàng quán dọc đường tại Bắc Kinh sản xuất và bán loại bánh bao nhân thịt trộn thêm giấy “cạt tông“ được làm bằng chất hóa học. Bài phóng sự của Zi gây chấn động dư luận tại Trung quốc. Điều dễ dự đoán là Zi bị đài truyền hình nhà nước sa thải vì tội làm phóng sự „thiếu trách nhiệm“ !

[6] Vào tháng 12. 2006 Tan Weitang giám đốc Guangzhou Tianyang Foodstuffs Company cùng viên phó giám đốc bị tuyên án 15 năm tù giam về tội cho trộn chất màu Sudan đỏ (Sudan® III) trong ớt dầu và ớt bột. Với phương pháp ác độc này cả hai từ tháng tư 2002 đến tháng ba 2005 thu được hơn nữa triệu Dollar lợi nhuận.

Theo TS Mai Thanh Truyết: „…Sudan là một loại phẩm màu tổng hợp chứa các hợp chất azo, naphtols và các gốc methyl di động. Thông thường phẩm màu được áp dụng thường xuyên trong thực phẩm là sudan đỏ I, có công thức tổng quát là C16H12N2O. Ngoài ra còn có sudan II màu cam, sudan III màu đỏ ceresin (màu đỏ đậm), và sudan IV còn có tên là dung môi đỏ 24. Sự thay đổi màu sắc của các sudan là do sự chuyển đổi vị trí của các nhóm gốc methyl.

Trong kỹ nghệ, phẩm màu sudan thường được dùng để nhuộm da giày, vải vóc, các đồ dùng đồ chơi bằng plastic, pha màu dầu nhớt kỹ nghệ, v.v… Sudan tan trong dầu mỡ và định màu trong đó.

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì sudan, sau khi định màu trong các mô mỡ, sẽ bị phân đoạn do phản ứng azo-khử để cho ra aniline và amino-naphtol là hai độc chất cho con người.

Kể từ năm 2003, tại Pháp, sudan I được xếp vào loại hóa chất có thể gây chuyển đổi các nhiễm sắc thể di truyền và thuộc loại có nguy cơ gây ung thư loại 3…“

[7] Tai nạn hóa học xảy ra trong một cơ xưởng tại Trung quốc gây cho dòng sông Songhua bị nhiễm độc chất hóa học Benzol. Qua đó 3,8 triệu người dân thành phố nằm về phía đông bắc của nước này bị mất nguồn nước uống trong sạch. Nhà chức trách cho biết, việc dùng nước của giòng sông đang bị nhiễm độc chất Benzol có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư.

Tấm thảm chất độc Benzol trên dòng sông Songhua kéo dài 80 cây số giết chết toàn bộ cá của dòng sông. Nhà chức trách địa phương ban hành tình trạng báo động, trường học đóng cửa, các bệnh viện được đặt vào tình trạng khẩn trương. Các khoa học gia cho biết độ đậm đặt Benzol trên sông Songhua vượt quá tiêu chuẩn cho phép 30 lần và 100 lần nhiều hơn so với mức bình thường trước đây. Zhang Lanying giám đốc viện nghiên cứu môi trường thuộc đại học Jilin cho biết, dùng nước bị nhiễm chất Benzol có thể dẫn đến bệnh ung thư máu.

[8] Nhà chức trách tại thành phố Thượng Hải điều tra nguyên nhân vụ nhiễm độc chất Nitrit làm cho một người đàn ông bị chết và gây cho 25 công nhân nhiễm bệnh sau khi những người này đi ăn tại một quán ăn nhanh tại quận Pudong New Area thuộc thành phố Thượng Hải.

Kết quả khảo nghiệm tử thi cho thấy người xấu số bị độc Nitrit. Sau khi khảo nghiệm các món ăn của quán ăn nhanh này, cơ quan bảo vệ sức khỏe tại đây cho biết, món gà muối và món tàu hủ có độ đậm đặt Nitrit quá mức quy định. Sui Bo, một cán bộ điều tra cho biết :“Chúng tôi phỏng đoán, chủ quán dùng muối kỹ nghệ để nêm nếm thức ăn“. Nạn nhân bị nhiễm độc Nitrit thường bị ói mữa, nhức đầu, hơn thở ngắn gấp rút, da trở nên có màu xanh.

Trước đó vào tháng 9 cũng đã có 66 người bị nhiễm độc Nitrit trong một căn tin của một cơ xưởng tại quận Qingpu

[9] Trong dịp viếng thăm một trang trại nuôi heo tại tỉnh Henan, viên phó thủ tướng Trung quốc đặc trách nông nghiệp lấy làm ngạc nhiên khi thấy bên cạnh một số lớn heo mập mạp, lông lá mượt mà trông rất mạnh khỏe lại có vài ba con heo trông ốm yếu dơ bẩn. Khi hỏi lý do sự khác biệt, người chủ trang trại trả lời ngài phó thủ tướng: „Những con heo trông mập mạp tốt tướng được nuôi ăn với thực phẩm có chất Clenbuterol. Thịt heo loại này dễ bán mà lại được giá. Chúng tôi bán chúng cho dân thành thị. Còn mấy con kia được giữ riêng cho chúng tôi dùng“. Một cán bộ đi theo ngài phó thủ tướng tỏ ra ngạc nhiên buộc miệng hỏi „Quý vị có biết là Clenbuterol hại cho sức khỏe người dùng không?“ Viên chủ trang trại nhún vai trả lời „Chúng tôi biết điều đó nhưng dân thành thị có bảo hiểm sức khỏe nên không sao hết.

Clenbuterol là một loại dược phẩm được dùng để chống lại bệnh suyễn. Kỹ nghệ chăn nuôi tại Trung quốc thường lạm dụng trộn Clenbuterol cùng thực phẩm để nuôi thú vật chóng lớn. Người dùng thực phẩm có chứa Clenbuterol thường bị những biến chứng như tim đập mạnh, bắp thịt bị run rẩy, nhức đầu, nhiệt độ thân thể tăng cao.

[10] Hậu quả của ô nhiễm kim loại nặng trên sức khỏe ?

Mạn tính: Đây là tình trạng nguy hiểm và thường gặp hơn do ăn phải thức ăn có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng cao; chúng nhiễm và tích lũy dần dần rồi gây hại cho cơ thể. Nơi tích lũy thường là gan, thận, não, đào thải dần qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể Chì sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai. Ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ Asen trong thời gian dài có thể gây các biểu hiện như: da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loại, có Asen trong nước tiểu, gầy yếu dần và kiệt sức.

Riêng tại Trung quốc theo bản tin từ hãng Thông Tấn Reutes: Chẳng cần nhìn đâu xa ngoài dòng sông chảy qua Shangba để hiểu được mức độ ô nhiễm kim loại nặng mà theo các chuyên gia là đã biến các xóm nhỏ ở khu vực phía nam Trung Quốc thành những làng ung thư.

Dòng chảy đổi từ màu trắng đục sang màu cam chói lọi, còn nước sông thì đặc sền sệt, chỉ hơi gợn lên trong gió. Ở Shangba, con sông chỉ đem đến sự chết chóc, không còn
"Mọi loại cá đều không sống nổi, thậm chí cả gà vịt uống nước sông này cũng lăn quay ra chết. Nếu bạn nhúng chân xuống nước bạn sẽ bị phát ban và ngứa khủng khiếp", Hà Thuận Tài, một nông dân 34 tuổi sống ở Shangba từ lúc chào đời tới giờ, nói: "Chỉ riêng trong năm ngoái, 6 người ở làng tôi đã qua đời vì ung thư, họ ở độ tuổi từ 30-40".

Ung thư đã phủ bóng đen xuống các ngôi làng ở khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc này khi đất trồng bị ô nhiễm kim loại nặng vốn được dùng trong sản xuất pin, linh kiện máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác. Mỗi năm, ước tính có tới 460.000 người chết sớm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí và nguồn nước, theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007.

Hai cháu gái của bà Diệu Thuận vĩnh viễn ra đi ở tuổi 12 và 18 do ung thư thận và dạ dày mặc dù hai loại ung thư này hiếm khi nhiễm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa cao là do sử dụng nước ăn ô nhiễm. "Chắc chắn là do Daboshan và nước bẩn", người bà 82 tuổi nói. "Các bé gái luôn chơi ở sông, thậm chí cả nước giếng của chúng tôi cũng bị ô nhiễm", bà Diệu nói.

Con sông nơi trẻ em hay chơi đùa kéo dài từ cuối mỏ Daboshan, do Công ty khai mỏ Dabaoshan Quảng Đông làm chủ, chảy qua trước ngôi nhà xiêu vẹo của bà. Nước sông bị ô nhiễm catmi, chì, indi và kẽm cùng nhiều kim loại khác.
Các làng lấy nước giếng làm nước ăn ở Shangba tưởng là an toàn nhưng nhiều mẫu thử mà trung tâm BioMed lấy về kiểm tra hồi tháng 7 cho thấy, nước giếng nơi đây chứa lượng catmi quá mức cho phép, một thứ kim loại nặng sinh ung thư, cũng như có hàm lượng kẽm quá lớn, có thể hủy hoại gan và dẫn tới ung thư.

"Trung Quốc có rất nhiều làng ung thư và rất có thể, các trường hợp ung thư đang ngày càng tăng này bắt nguồn từ ô nhiễm nước", Edward Chan, một chuyên gia thuộc tổ chức Hòa Bình Xanh ở phía nam Trung Quốc nhấn mạnh.
Nhưng không chỉ có nước, các kim loại nặng sinh ung thư cũng đã “xâm nhập” vào lương thực. Hàng đống phế phẩm trong quá trình khai khoáng thải ra bên cạnh nhiều ruộng lúa trải khắp vùng. Rất ít gia đình ở các ngôi làng nằm dọc theo dòng sông chảy từ mỏ Daboshan thoát khỏi ung thư.

Hầu hết bệnh nhân là những người ung thư dạ dày, gan, thận và ruột kết, chiếm tới khoảng 85% số ca mắc bệnh. Tỷ lệ ung thư ở các làng này chưa được thống kê, nhưng các nhóm nghiên cứu cho thấy chúng cao hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia. Tỷ lệ tử vong do ung thư tăng lên tới 19% ở các thành phố và 23% các khu vực nông thôn năm 2006, so với năm 2005.

[11] Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết 95% Bia sản xuất tại Trung quốc đều có chứa Formaldehyd. Trong số này một phần lớn vượt qua sáu lần hơn tiêu chẩn được đưa ra là 0,2ppm.

Các đây hai năm tại Shenzhen công ty sản xuất Bia Kingway Bier gây náo động quần chúng khi tung ra chiêu quảng cáo độc đáo cho rằng, Bia Kingway là hãng Bia đầu tiên tại Trung quốc hoàn toàn không có Formaldehyd. Đây là lối xác nhận gián tiếp, từ trước đến nay các hãng Bia tại Trung quốc sử dụng chất hóa học này.

Thông thường chất hóa học Formaldehyd được dùng để ướp xác, giữ xác người chết được tươi trong bệnh viện. Trong kỹ nghệ Bia Trung quốc, Formaldehyd được dùng để Bia có màu đẹp hơn, thu ngắn thời gian sản xuất Bia giúp giá sản xuất thấp hơn bình thường.

[12] Hàng ngàn căn nhà tại Mỹ vừa được phác giác bị nhiễm độc vì sử dụng vật liệu xây dựng Drywall „Made in China“.
Theo lời Thomas Martin chủ tịch tổ chức „America's Watchdog“ chuyên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Mỹ cho biết „đây là một thảm họa có mức độ không ngờ được“. Những tấm Drywall lót tường hoặc lót trần nhà được sản xuất từ Trung quốc tiết ra khí Sulfur (lưu huỳnh) khi trộn lẫn cùng không khí ẩm liền phát sinh ra chất sulphuric acid. Đây là một chất acid độc hại có sức tàn phá mạnh.

Rất nhiều căn nhà sử dụng những tấm Drywall „Made in China“ bị nhiễm độc thường phát ra mùi trứng thối. Vật liệu trong nhà bằng sắt thép biến dần dần thành màu đen. Máy móc dụng cụ sử dụng trong nhà bị hư hỏng. Người sống trong những căn nhà này thường bị bệnh về đường khí quản, bị chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mắt bị ngứa. Nhiều người bỗng nhiên bị bất tỉnh, lên cơn kinh phong hoặc bị hoại gan.

15 thg 12, 2010

Muốn cứu nước, phải khai tử đảng CS.

Ngô Nhân Dụng

Ðầu tháng này, trong một cuộc hội thảo bàn về dự thảo văn kiện Ðại Hội XI của Ðảng, Giáo Sư Trần Phương, một đảng viên cộng sản đã từng làm bộ trưởng, phó thủ tướng, và đứng đầu ngân hàng trung ương, ngồi chủ tọa cuộc họp này, ông đề nghị quy tắc: “Nói ngắn, nói rõ (rằng mình) muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích...”

Nhưng khi đến lượt phát biểu, thì chính người chủ tọa lại không nói ngay cụ muốn sửa chữa hay bổ sung điều nào. Cụ làm cả một bản kê khai các sai lầm căn bản. Phải thông cảm với một người 83 tuổi không theo đúng các quy tắc mình đã đưa ra. Vì tất cả những chính sách, hành động sai lầm phải sửa chữa, phải bổ sung đều bắt nguồn từ những sai lầm căn bản trong tư tưởng chỉ đạo. Không sửa từ gốc thì chữa chạy những thứ trên ngọn cũng vô ích! Ông nhận xét về những sai lầm: “Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy!” Ðối với bản dự thảo các văn kiện của Ðại hội thứ 11, sắp tổ chức vào đầu năm tới, ông Trần Phương nhận xét là nó “la liệt đủ thứ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.”

Cho nên Giáo Sư Trần Phương truy thẳng vào nền tảng tư tưởng của Ðảng Cộng Sản:

“Ta nói chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng?”

Nên biết, năm 1954 ông Trần Phương đã được cử sang Trung Quốc học ở Học Viện Mác-Lê Nin, thế mà bây giờ chính ông nghi ngờ đặt câu hỏi: “Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Có ai trả lời được không?... Liên Xô cũng từ chối Xã Hội Chủ Nghĩa rồi đấy chứ!” Và cụ phê phán: “...Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội.” Vì thế, chính sách “Ðổi mới của ta thực chất là ‘thụt lùi.’... Ðổi mới là (thay đổi) so với cái đã sai trong 20 năm trước!” Ông Trần Phương nhắc lại một câu mà trên thế giới người ta đã bảo nhau từ 100 năm trước: “Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản là ảo tưởng.” Dù sao một người ngoại bát tuần dám nói thẳng cái chủ nghĩa mình theo suốt đời là một ảo tưởng, đó cũng là một thái độ can đảm đáng khen ngợi. Xét cho kỹ thì những sai lầm mà Giáo Sư Trần Phương nêu ra không bắt đầu với nhóm người lãnh đạo đảng hiện nay. Ðó chính là những sai lầm căn bản của đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi thành hình cho tới nay!

Vậy thì hiện nay đảng Cộng Sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác như thế nào? Giáo Sư Trần Phương nói thẳng rằng đảng của ông đang “Bịp!” “Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi. Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác!” Trần Phương nhắc lại: “Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói Xã Hội Chủ Nghĩa mà không biết nó là cái gì! Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác.” Ông không quên nhắc lại lời Abraham Lincoln: “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người suốt đời, hoặc lừa được tất cả mọi người trong đôi lúc; nhưng không thể lừa được tất cả mọi người mãi mãi được!” Như ông là một thí dụ, đảng không thể “bịp” ông suốt đời được!

Một người cũng tham dự cuộc hội thảo này là nhà kinh tế Lê Ðăng Doanh, từng làm cố vấn cho nhiều ông thủ tướng ở Ba Ðình, cũng đồng ý với ông Trần Phương. Ông Lê Ðăng Doanh khuyên Ðại Hội 11: “Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.” Một người khác là Giáo Sư Lê Du Phong. Ông phê bình dự thảo Ðại Hội 11: “Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn,... xa rời thực tiễn,... thụt lùi so với đại hội trước.” Không những thế, các văn kiện của đảng Cộng Sản còn “xem thường lịch sử!” Thí dụ, họ viết rằng “Chủ Nghĩa Xã Hội là điều kiện để nước Việt Nam độc lập.” Ông Lê Du Phong hỏi: “Các triều đại trước có Chủ Nghĩa Xã Hội đâu mà nước ta vẫn độc lập?” Ðây cũng là một ý kiến người Việt Nam ai cũng nghe nói từ nửa thế kỷ nay rồi, nhưng được nhắc lại giữa Hà Nội, được phổ biến ngay lập tức trên các mạng, đó cũng là một biến cố đáng chú ý.

Sau khi Giáo Sư Trần Phương đã phê phán những sai lầm của Mác như vậy rồi, ông có khuyên răn đảng của ông xóa bỏ cái chủ nghĩa Mác-Lênin đi hay không? Không thấy ông nói. Ông vẫn tỏ ra còn thiết tha đến cái “chủ nghĩa không ai biết là cái gì” đó, nên còn đề nghị: “Phải xác định rõ Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Ðịnh hướng nó là gì?” Thời Hồ Chí Minh còn sống đảng Cộng Sản không phải nghe những nỗi băn khoăn như vậy. Ông Hồ theo một quy tắc rất đơn giản: “Bất cứ cái gì Stalin nói, Mao nói, đều là Chủ Nghĩa Xã Hội!” Thế là hết bản cãi!

Hình như là những người cộng sản lâu đời như cụ Trần Phương người nào cũng bị mang một mối bi thương trong lòng: Biết cái chủ nghĩa mình theo là ảo tưởng, là đầy những sai lầm, từng gây bao nhiêu tai hại cho dân tộc, nhưng lại không nỡ tuyên bố từ bỏ nó! Những người can đảm dám từ bỏ chủ nghĩa, từ bỏ đảng, như Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Tô Hải, như ông Ðỗ Xuân Thọ dọa sẽ đốt thẻ đảng nếu sau Ðại hội lần thứ 11 này, đảng vẫn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng không thay đổi, số người như thế rất hiếm. Có lẽ vì ngay khi còn là đảng viên cộng sản đó đã biết nghi ngờ và đã biết phê phán rồi, chứ không nhắm mắt tin theo.

Biết Chủ Nghĩa Xã Hội là ảo tưởng nhưng vẫn thiết tha nuôi nấng nó cho con cháu được hưởng, như Trần Phương kể: “Tôi nói với ông Ðỗ Mười, ông Phạm Văn Ðồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến Chủ Nghĩa Xã Hội.”

Thật không hiểu nổi tại sao ông còn nhắc lại ý kiến đó, mà ông nhắc lại như một điều đáng hãnh diện!

Thử ngẫm coi: Cả một đời người bắt toàn dân một nước nhắm mắt nghe theo cái Chủ Nghĩa Xã Hội ấy; đến cuối đời đã biết mình chỉ lừa bịp dân thôi, thế mà tại sao vẫn còn muốn 100 năm sau thế hệ con cháu tiếp tục “sự nghiệp nuôi ảo tưởng” của thế hệ mình! Có khác nào đang tâm đánh lừa cả đàn con cháu, muốn chúng “ngồi chờ một thế kỷ nữa” lại tiếp nối sự nghiệp nuôi ảo tưởng theo ông cha? Từ đây đến cuối thế kỷ 21, loài người sẽ sống ra sao, cụ Trần Phương có đoán trước được hay không? Chính cụ đã phê bình việc bám theo ảo tưởng của Karl Marx: “Bây giờ (thế giới) có đến 6.5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống” để chứng tỏ thực tế thế giới đã thay đổi hoàn toàn, so với viễn kiến của Marx gần hai thế kỷ trước. Ðã biết suy nghĩ sáng suốt như vậy, tại sao vẫn còn nuôi giấc mộng tới cuối thế kỷ 21 còn có người mơ mộng Chủ Nghĩa Xã Hội?

Nhiều đảng viên cộng sản lão thành bây giờ không nói đến Chủ Nghĩa Xã Hội nữa, nhưng vẫn muốn bám ví lấy một thứ “lý tưởng xã hội chủ nghĩa.” Lý tưởng là những điều ước ao, những điều rất tốt, rất quý, thường là rất mơ mộng, xa lìa thực tế. Thanh niên cần phải có lý tưởng, nếu không thì quốc gia không thể trông cậy được. Nhưng người trưởng thành thường không bàn đến hai chữ đó nữa. Nhà báo Lê Phan kể đã phỏng vấn “Bác Ba” Nguyễn Hộ trong thời gian ông bị quản thúc tại gia. Bà mới kể lại rằng ông Nguyễn Hộ đã “khẳng định mình đã chọn sai lý tưởng.”

Nhưng tại sao một lý tưởng chứa đầy những ước mơ tốt đẹp cho nhân loại mà nó lại mang đến bao đau khổ cho loài người để đến nỗi khi các do do nó dụng lên sụp đổ thì ở chính quê hương Liên Xô của nó, chẳng ai thèm tiếc thương? Bởi vì nó đã được Lênin và Stalin bào chế thành một thứ tín ngưỡng đem mê hoặc nhiều người. Nhưng khác với các tín ngưỡng lâu đời của nhân loại, Chủ nghĩa Cộng Sản nói toàn những mục tiêu thiện nhưng lại quyết tâm sử dụng các phương pháp độc ác. Con người không thể đạt đến điều thiện khi dùng cái ác là phương tiện.

Nhưng không lẽ một người có lý tưởng, tức là biết ước ao những điều tốt đẹp nhất, mà còn muốn thế hệ con cháu mình bước lại những bước trên con đường sai lầm của mình hay sao?

Tâm trạng đó, người xưa đã từng giải thích nguyên nhân. Vì con người ta nói chung rất khó thoát khỏi nghiệp do mình tạo ra. Những sở tri chướng, những ngã kiến, ngã mạn, những nghiệp dĩ trong đời, không tỉnh ra thì sẽ ôm theo hết kiếp. Những kiến thức được tích lũy, những ước nung nấu, những thành kiến càng được nuôi nấng lâu ngày thì nghiệp chướng càng nặng nề khó bỏ!

Tuy nhiên có những đảng viên cộng sản đã biết dứt nghiệp. Ông Nguyễn Hộ, trong hồi ký của ông, tỏ ra đã biết nghi ngờ ngay từ lúc nghe Hồ Chí Minh, khi muốn bịt miệng những người có ý kiến phê phán, đã dẫn lời Stalin rồi nói: “Chúng ta có thể lầm chứ đồng chí Stalin không thể lầm được.” Khi trả lời bà Lê Phan, ông Nguyễn Hộ nói đến 60 năm bị “đánh lừa.” Ông nói đến sự hy sinh lớn lao của bản thân, của những người đồng đội, và của toàn thể nhân dân Việt Nam, mà chẳng được gì cả. Ông nói đến sự lỗi thời và phá sản của chủ nghĩa Mác-xít. Và sau cùng ông nói bây giờ đã đến lúc “đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự khai tử đi cho rồi.”

Những lời phê phán của ông Nguyễn Hộ nói thẳng từ 20 năm trước, bây giờ lại được ông Trần Phương và nhiều người khác nhắc lại trong cuộc hội thảo trên. Nhưng ông Trần Phương và các vị khác không dám nói: “đã đến lúc đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự khai tử đi cho rồi.”

Muốn cứu nước, phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin không đủ, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chưa đủ. Chính Giáo Sư Trần Phương đã thấy mối nguy hiểm nếu đảng của ông còn cai trị nước ta: “Ðảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ!” Phải hiểu rằng không phải đảng chết, không phải các đảng viên chết, mà là chết cả nước! Nên theo lời khuyên của ông Nguyễn Hộ: Phải khai tử đảng. Ở Ba Lan người ta đã làm rồi. Ở Hungary người ta đã làm rồi. Ở Nga cũng vậy. Ðất nước người ta đã tiến trong hai chục năm qua. Mình còn tự kiềm hãm, và giam hãm cả dân tộc Việt Nam cho tới bao giờ?

Nguồn: www.Nguoi-viet.com

13 thg 12, 2010

Đọc thơ nhớ bạn

Phan Nhật Nam

Sáng cuối tuần, thức dậy nơi một chốn lạ (sau 18 lần thay đổi chỗ ở kể từ khi đến Mỹ), La Puente, có lẻ là một city nhỏ nhất của Cali; dân cư phần đông người Mễ, giới lao động làm nghề vận tải. Tóm lại lạ cảnh, lạ người toàn thể, nên tôi sống với trạng thái "lạ hoắc" như không thể có tình thế nào hơn. Khi mở đầu lá thư như thế trả lời cùng Luân Hoán (Canada) chẳng phải vì bạn tôi là người làm thơ, và tôi là kẻ viết văn nên cố ý xoay qua chuyện thơ văn, triết lý trong một lá thư thăm hỏi thông thường. Không phải vậy. Lá thư ngoài chuyện nhắc lại những kỷ niệm nhỏ thời niên thiếu nơi một chốn xa thẳm gọi là Đà Nẵng kia vào những năm 50, khi những đường phố còn mang tên Pháp.. Avenue de France; Verdun.. mà những đứa bé (tôi và các bạn) có thể dựng sân đá bóng bất kỳ ở đâu sau giờ tan học buổi chiều: Trước vườn hoa Con Gà; chỗ Hội Cứu Tế.. Ngay bên cạnh đường phố chính. Lá thư cũng nhắc tới những danh tính, vóc dáng, tính cách của Quý Phẩm, Hồ Thị Hồng, Thu Hà, Thạch Trúc.. Những người đẹp "làm giông bão mấy gã trai tơ" như ngôn ngữ của thơ bạn tôi khi chúng tôi lớn lên những năm sau. Nhưng hơn thế nữa, lá thư của bạn tôi (như một tiên tri rất chính xác) đề cập đến một nỗi Đau.

Mối Đau nầy có thật - Vì bốn người mà bạn tôi đề cập trong lá thư gởi tôi thì đã có Nguyễn Văn Đồng (Hà Nguyên Thạch), Huỳnh Bá Dũng, Lê Vĩnh Thọ mà do một xếp đặt (kỳ lạ một cách bình thường) đã có mặt với tôi ở những đoạn đời không thể nào quên, cho dù trí nhớ có cạn kiệt bao nhiêu, hoặc người ta thường cố quên - cách muốn quên đi những điều quá cay nghiệt.

Đầu tiên là Đồng, người mà bạn đã vẽ trong ‘Cỏ Hoa Gối Đầu’ : Cho dù níu chặt Chân Cầu...Hồn thanh xuân vẫn phai màu gío bay. Phố xưa nhưn nhức dấu giày. Đi về lững thững hồn đầy cỏ hoa. Tiếng thơ chải chuốt mượt mà.Hồn phơi phới lạnh nét tà áo thơm.Vùi đời dưới gốc cô đơn.Tỉnh cơn, hương rượu chập chờn hóa thơ. Đồng, bút hiệu Hà Nguyên Thạch –( tôi vẫn chưa quen với bút hiệu nầy dẫu đã mấy mươi năm qua), hắn ta học cùng lớp với tôi từ ngày vào Phan Châu Trinh; đi một đoàn Hướng Đạo, diễn chung vỡ kịch đầu đời năm 1956 (Ngày 4 tháng 3- Ngày bầu Quốc Hội đầu tiên ở nước ta...) Khi qua Sông Hàn (chỗ bến Hà Thân để đi diễn kịch bên xóm An Hải), từ trên đò, hai thằng bé nhìn về thành phố Đà Nẵng, và cùng nói lên lời: "Đà Nẵng của mình đẹp thiệt!!" (Ý nói cảnh đẹp của đất nước, quê hương nhưng vì chưa biết diễn tả văn vẽ, chữ nghĩa). Cảm giác nầy - Phản ứng của hai đứa nhỏ khi thấy ra cảnh sắc quê hương kỳ ảo, rực rỡ - được tôi nói lại ra lời, viết nên thành những dòng chữ trong Chương "Đi Bắc Về Nam" (Tù Binh và Hòa Bình, Hiện Đại, Sài Gòn 1974) cũng đúng ngày 4 tháng 3, năm 1973, lần đầu tiên qua sông Bến Hải đi Hà Nội nhận tù binh Mỹ, và khi trở về, từ cửa phi cơ nhìn xuống quê hương Miền Nam trãi rộng thuần hậu dịu dàng trong bóng chiều ngã sẫm tối, bập bùng những khóm lửa ấm áp vùng Long Khánh, Bình Long.. Cảm khích làm nước mắt ứa ra không cầm được. Cảm xúc ngày nhỏ chúng ta thường có trong những dịp nghỉ hè, nghỉ tết khi trở về nhà, về làng; khi đi Huế vào, từ Đèo Hải Vân ngờm ngợp trước cảnh chói loà rực rỡ của Vịnh Đà Nẵng trong nắng sáng.. Hoặc chỉ cần ngồi trước Tòa Thị Chính nhìn lên Sơn Chà (mà tuổi nhỏ chẳng ai trong chúng ta gọi tên chữ Tiên Sa), tưởng ra từng cành cây bụi lùm bí ẩn trên ấy. Và chúng ta chưa biết nói thành lời, viết lên trang giấy.

Nhưng hơn ba mươi năm sau, người bạn Nguyễn Văn Đồng của tôi đã như thế nào, mà Luân Hoán đã phải kêu lên :

ta nghe nói người bây giờ rách lắm
rách áo cơm, rách nát cả tinh thần
nhưng chắc chắn hồn thơ người chưa rách
xin giữ giùm hơi thở đó muôn năm
hãy gắng sống gắng làm thơ uống ruợu
rất bình thường như lao động chân tay
bỏ nghề dạy đâu phải là bỏ hết
ngón tài hoa của một kẻ râu mày

(Hơi Thở Việt Nam)

Thật sự, chẳng phải là tôi vô tâm, sau cuộc đổi chủ bất ngờ, người bạn tốt nghiệp đại học sư phạm Huế của tôi, người bạn từng đứng trên bực giảng, từng ở trong cương vị Phó Chánh Sở Học Chánh của một tỉnh, đã phải bỏ làm thầy đi tìm củi chẻ thuê , cũng chỉ vì Giàu chữ nghĩa nhưng mơ hồ đạo đức (thứ đạo đời của chủ nghĩa vô lương). Ngày nay anh vẫn còn tiếp tục vất vả bên một góc trời quê nhà.

Người thứ hai là Lê Vĩnh Thọ. Lúc ấy, đối với tôi là đang trong một đoạn đời vô cùng khủng khoảng với tuyệt vọng đơn độc nặng chĩu như tảng đá đè xuống lồng ngực. Thế nên, Thọ, dẫu là người liên hệ thân thiết độc nhất, mỗi lần gặp nhau, dù trong cơn say cũng chẳng ai nói với ai tiếng nào - Khoảng thời gian tôi bị quản chế tại Lái Thiêu (sau ngày đi tù về, 1991-1993). Tôi có một căn nhà tranh vùng Bình Nhâm cách Xã Búng của Thọ khoảng mười-lăm phút honda. Bữa rượu thường có vào chiều tối (khi Thọ từ Sài Gòn trở về - Đi dạy Anh Ngữ cho những cơ quan, hoặc nhân sự cộng sản muốn học sinh ngữ nầy để liên lạc với người Mỹ trong các dịch vụ thương mại, du lịch). Rượu loại rẻ tiền, thuốc lá đen, thức ăn chỉ là mấy hạt đậu phụng, hoặc vài trái cây điạ phương. Ly rượu cũng chỉ là một cái cớ để hai chúng tôi ngồi với nhau. Ngồi dựa lưng vào vách nhà tranh nhìn ra khu vườn tối sẫm dầy đặc những cây măng lão (loại măng-cụt tuổi quá trăm năm khi vùng đất nầy vừa được khai khẩn). Khu vườn chập choạng mù sương do hơi nước từ sông Sài gòn loang tỏa, chập xuống những vũng bóng tối kỳ dị như tranh của Ruben, Rousseau. Chúng tôi, hai người độc nhất còn lại của Sài Gòn sau 1975, nay gặp nhau ở một vùng đất mà chắc trước đây cả hai không hề có ý niệm đến: Ấp Bình Đức, Bình Nhâm, Lái Thiêu thuộc Tỉnh Bình Dương. Từ tình cảnh nầy, lời nói, câu chuyện đã trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, mối liên hệ (dẫu lặng lẽ) vẫn vô cùng hòa hợp, thấm đậm (cũng bởi, chị Lan vợ Thọ là em ruột của Nguyễn Văn Minh, bạn cùng lớp của tôi và Đồng ngày nhỏ). Bỗng nhiên, một hôm sự việc xẩy đến như một tai họa mà cả hai đồng linh cảm sau nhiều lần cố tránh: Chúng tôi nói về trách nhiệm, hậu quả của cuộc chiến vừa qua. Lẽ tất nhiên tôi trình bày với quan điểm người lính (như phản ứng hằng có, thêm cảnh sống thực tế trước, sau khi đi tù về). Thọ nhìn chiến tranh với cấp độ của một giáo sư văn chương, và (quan trọng hơn) của một Người Làm Thơ. Từ hai vị thế cách biệt nầy, câu chuyện biến thành lần tranh cải không khoan nhượng. Chúng tôi xa nhau với lời khẳng định (của cả hai phía): "Ông và tôi chẳng nên bao giờ gặp nhau nữa." Và chúng tôi giữ lời ấy cho đến ngày tôi ra khỏi nước (1993-1994).

Không gặp nhau, không có nghĩa không nhớ và qúi nhau.Trước những cảnh huống bức rức, nhạt thếch từng ngày của chúng ta ở đây, càng tạo nhiều cơ hội nhớ quê nhà, nơi mà tôi đã một lần chia chung, gánh đủ. Bao nhiêu điều nầy cần phải phải nói đến nhưng (tôi hay cũng nhiều người) đã không còn sức lực nói nên lời (lẻ tất nhiên không phải vì thiếu phần chữ nghĩa, văn hoa), nhưng quả tình bởi nỗi mệt nhọc kiệt cùng từ quả tim không sinh khí nơi đất người (lẫn quê nhà) trong một thời đại cưc độ khinh miệt Con Người-Kẻ Sĩ...Và dĩ nhiên, những lần buồn nhớ như thế, những khuôn mặt bè bạn lại hiện ra, trong đó không sót Lê Vĩnh Thọ, nhất là qua nhắc nhở từ Luân Hoán :

đời lưu lạc mỗi ngày là một tuổi
dài vô cùng nhưng không đủ xót xa
ta hổ thẹn muốn giấu người tất cả
giấu được người, nhưng đâu giấu được ta
thư viết cho người mấy lần không gởi
ta đốt để nhìn làn khói trắng bay
từng chữ của ta hóa thân trong lửa
ta cũng cháy vèo sao vẫn chưa hay
@@@
ta biết người chờ từng giây từng phút
bó gối quê nhà nhẫn nhục chờ trông
ta thẹn làm người tự do viễn xứ
ngó lại đời mình trùng điệp số không
đã hẹn với người sao ta chợt khóc
sống phải làm người xứng đáng đương nhiên
tội nghiệp thân ta trót già trước tuổi
ngơ ngác cõi người hiu hắt đuốc thiêng
xin gửi về người niềm tin chưa chết
cùng giòng thơ và chút nhớ thương
thơ hơi mặn vì hình như có máu
có lá cờ vàng đắp mặt quê hương.

(Ngơ Ngác Cõi Người)

Người thứ ba, Huỳnh Bá Dũng. Nỗi đau cố kết, đọng cứng lại nơi đây. Làm sao có thể nói hết mối thâm tình ân nghĩa giữa hai chúng tôi. Dẫu thuộc hai khoá sĩ quan khác nhau (18 và 19 Trường Đà Lạt); nhưng từ chiều thứ bảy đến chiều chủ nhật trong suốt hai năm (nếu không phải bận gác trực, tôi và Dũng luôn tìm tới nhau trong những thời giờ thuận tiện) Và điều thân thiết cảm động lý thú nhất (đối với lứa tuổi thanh niên, trong khung cảnh, môi trường sinh hoạt phiền hà, gắt gao kỹ luật của quân trường - lại là một quân trường nổi tiếng kỹ luật nhất trong số các học viện quân sự thế giới) là những giờ phút hiếm hoi kia là dịp để Dũng chia sẻ với tôi về niềm yêu thương trong sáng, thuần hậu đối với Đặng Nguyệt Thi (cô bạn gái cùng đường Nguyễn Hoàng, cùng lớp với anh từ những năm thơ ấu sau lần di cư vào Đà Nẵng, 1954). Tôi đã là tấm gương trung trực nhất (cũng là độc nhất) để hai người trải đủ lên tất cả những chi tiết, tiếng lời, cảm xúc về một tình nghĩa hiếm có (rất hiếm hoi) của thế kỷ nhiễu nhương, và nhiều điều tệ hại đổ vỡ tự lòng người. Tôi được chứng kiến tự ngày đầu Mối Tình Tưởng Như Không Hề Có Thật của Dũng-Thi cho đến nay hơn bốn-mươi năm sau, dẫu đã cách biệt vì một tai họa cắt xé không thể đền bù. Không bao giờ đền bù được bởi sự việc sau đây.. Đêm Giao Thừa Mậu Thân, 1968, Trung Úy Huỳnh Bá Dũng, sĩ quan trực Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn II Bộ Binh đóng tại thị xã Quảng Ngãi; lực lượng cộng sản chiếm hết những điểm then chốt trong thành phố, Trường Kim Thông, khu nhà của Dũng. Đợi đến trời tờ mờ sáng, lúc chiếc xe có thể len lỏi qua những khu vực đổ nát, xác người rải rác, Dũng vội vã trở về nhà dẫu tất cả nhân viên phòng hành quân đồng ngăn cản. Lòng anh là cơn lửa cháy với độ nóng nhất bởi Thi đang mang thai cháu bé thứ hai (sau nầy là Mỹ Linh, hiện tại là một trong những bác sĩ xuất sắc về thần kinh não bộ của Đại Học Berkeley, CA); Thùy Linh còn nằm nôi. Thi chỉ là một cô giáo hai-mươi lăm tuổi không biết gì, không làm được gì hơn những công việc bên trong lớp học, và gia đình. Bạn tôi ôm đứa con nhỏ trên chiếc bụng rộn đập tiếng động của sự sống thứ hai đang thành hình. Gần cổng Trường Kim Thông, xe Dũng bị bắn chận lại, anh rút khẩu súng ngắn cầm tay, nhảy khỏi tay lái chạy vào xóm nhà quen thuộc.. Nhà của Bạn- Nơi Luân Hoán, Đynh Hoàng Sa trú ngụ - Chốn thân thiết mà các bạn, những Hà Nguyên thạch, Châu Văn Tùng,Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Pháp, Trần Mỹ Lộc... Bạn cũ từ ngày còn chung Trường Phan Châu Trinh chọn làm địa điểm vui thú, gặp gỡ thường ngày. Nhưng oan nghiệt thay- Căn nhà đóng kín cửa. Luân Hoán đã về Đà Nẵng; Đynh Hoàng Sa đến nhà bên vợ; những bạn kia đang nơi chốn chiến đấu. Lực lượng cộng sản vốn đầy hiểm độc, kinh nghiệm trong kỹ thuật tác chiến, và cũng luôn khôn ngoan (cách khôn ngoan của kẻ chuyên nghiệp giết người), xử dụng căn nhà làm địa điểm phục kích, vì đã biết rõ một điều: Đấy là chốn của bọn ngụy hằng ngày thường tập họp để không ai sẽ nghi ngờ là một bẫy chết. Dũng chạy nhanh vào nhà.. Toán lính cộng sản đồng nổ súng với tất cả vũ khí chúng có được. Dũng ngã xuống không kịp kêu lên tiếng đau. Cũng không kịp hiểu Chốn Của Bạn nay đã ngụy trang nên thành Bẫy Chết. Cùng một lúc. Thi rú lên tiếng khủng khiếp, siết chặt hai con vào ngực. Đứa bé vụt khóc thét kinh hoàng. Xác của Dũng được xem như chiến công đầu tiên, đáng hãnh diện của toán lính cộng sản. Chúng lột truồng người chết. Úp mặt xuống đất để không ai nhận ra đấy là Trung úy Huỳnh Bá Dũng - Người sĩ quan có nét mặt trong sáng đầy nam tính của những pho tượng Hy lạp, La Mã cổ.

Gần ba-mươi năm sau, ngày tôi đi tù về, bị chỉ định cư trú tại Lái Thiêu (đã nói ở phần trên), mỗi khi cần có chuyện phải về Sài Gòn, tôi thường chọn đường liên tỉnh qua lối Cầu Sắt Lái Thiêu, Nhị Bình, An Phú Đông.. nơi đơn vị anh đã đụng trận suốt năm Mậu Thân, khởi đi từ những ngày đầu xuân khi ở Huế về, tháng Hai, 1968. Đi giữa đường quê yên lắng, thoang thoảng mùi hoa cau, nhưng quả thật lòng tôi nặng phần ủ dột.. Nơi nầy, Nguyễn Ngọc Khiêm gục chết, chỗ vườn mía mà sau nầy Như Phong mướn đất, làm nhà trồng hoa hồng, hoa lan; đây là cầu Ông Đụng nơi Mai Ngọc Liên đã ngã ngữa, bung người lên cao do hứng nguyên băng thượng liên khi thúc đơn vị qua cầu; chỗ kia là của Nguyễn Văn Được phọt ra búng máu tươi khi đang ra lệnh xung phong.. Nhưng đường về, tôi phải chọn ngã qua cầu Thanh Đa, lối Quốc Lộ 14. Vì tại căn nhà 321 Lô I, cư Xá Thanh Đa luôn có tiếng nói... "Mầy hỏi bố mầy ấy chứ, mẹ đâu có biết.. Mầy có lớn đến bao nhiêu, bố vẫn mi mầy trước khi đi làm cơ đấy.." Và khi tôi vừa bước vào thì luôn có lời chào: "Gớm, ông đi đâu mà mất mặt đến mấy tuần nay, bạn ông đợi ông đấy; vào chơi với ông ấy một chút xong tôi cho ăn cái món mà ông và bạn ông thích. Kỳ ở Đà Lạt mỗi chủ nhật đi phố, hai cậu ăn gì tôi cũng biết.." Bữa cơm được dọn lên, dĩa thịt đông, dưa chua, hai cái chén, hai đôi đũa để sẵn.. Ông ăn đi. Ăn với bạn ông. Tôi ngồi nhìn cho vui thôi. Chắc Thi không phải nói riêng với tôi. Thịt đông dưa chua - Món ăn mà hai cậu thanh niên lần tiên đi chơi phố Đà Lạt đầu xuân 1962 đã gọi dọn ra, "vì ngoài mình (Đà Nẵng) đâu có cái món của người Bắc nầy." Trong bữa ăn hôm xa xôi kia hình như Dũng có câu: "Sau nầy, khi hai đứa mình lấy nhau, mỗi khi tới nhà, mình nói Thi làm cho tôi với bạn món thịt đông dưa chua nầy." Tôi nhớ ra câu nói kia khi xắn đầu đũa vào dĩa thịt. Thi nhìn tôi ăn, cười cười như thể có người thứ ba đang ngồi ở đấy. Quả thật Dũng đang có với chúng tôi như một người không hề vắng mặt.

Hóa ra tôi đã chứng kiến, dự phần với bạn tôi, từ cô học trò nhỏ lần di cư 1954, tóc chưa dài tới vai, nay đã thành một lão nhân mệt nhọc, lạc lõng, vô hồn từng ngày nơi đất Mỹ - Cảnh sống kéo dài trong một nỗi chờ đợi thăm thẳm không hề được hiện thực - phi lý, bi thảm gấp vạn lần tình cảnh nhân vật của Beckett đợi Godot. Và bạn tôi, Đặng Nguyệt Thi thật sống với Dũng, bên Dũng, bằng Dũng qua trí tưởng, với ý niệm.. Ông ấy làm thế nầy; ông ấy nói như thế đấy, ông ấy thích ăn cái món đồ do tôi nấu cho ông ăn đây nầy... Dũng hiện diện cùng bạn tôi trong suốt một cuộc đời - băng qua cái chết - vượt lên cái chết suốt ba mươi- sáu năm không một ngày giờ đứt đoạn.

Những chữ nghĩa cào xé sau đây đáng ra tôi có bổn phận viết nên đối với Dũng. Và không phải chỉ chừng ấy, mà phải viết từng đêm, từng ngày, vào mỗi bữa ăn, khi nói đùa trong mỗi câu chuyện sinh hoạt gia đình với Thi, và hai cháu Thùy Linh, Mỹ Linh - Gần nửa thế kỷ chứ đâu ngày một ngày hai bạn ơi. Nhưng quả thật tôi có cảm giác kiệt lực, vô dụng, nên cuối cùng, tôi phải cậy đến những chữ nghĩa xót xa sau đây của Luân Hoán- Người Bạn của Huỳnh Bá Dũng - Bạn của chúng ta.

...em hỡi em có biết
bậc thềm chúng mình vẫn hôn nhau
trước khi anh ra trận
cánh cửa chúng mình vẫn hôn nhau
khi cuộc săn người tạm dứt
một người bạn anh
một người bạn thân của anh đã đến
đã nằm đó không biết bao lâu
với chiếc áo maillot, chiếc quần lót trắng
với vết máu loang
cùng nước mắt y
vào buổi sáng của một ngày đầu năm mới
Dũng có còn biết không?
mày là que hương tao vừa thắp
cháy suốt cuộc đời tao
Dũng thân yêu
hãy về đó
về trên nụ lệ xanh
tao vay mượn vợ con mày và bạn bè cũ
hãy về đó
về trên lá quốc kỳ phủ quan tài
bay bay trước gió
về trên tay súng anh em
cùng nỗi đau trong ngực
hỡi Dũng, bạn có biết không
tôi gọi tên bạn ngoài phố chết
tôi viết tên bạn lên bậc thềm xưa
và qùi xuống
bạn chết chưa kịp biết
khói lửa vây Sài Gòn
máu xương vỡ tràn ở Huế
và hầu hết nhiều thành phố chúng ta
hỡi Dũng,
bạn chết chưa kịp biết
nỗi đau xót nghìn đời không phai nhạt
hỡi những đầu cầu nào bắt tay nhau
những giòng sông nào kiếm tìm nhau
tôi biết vợ bạn người Hà Nội
bạn người Lăng Cô
gặp yêu nhau từ Đà Nẵng
hai cô cậu chim sâu lộng lẫy ra đời
hát từng giọng Quảng Nam chân thật
sao bây giờ bạn nỡ nằm đây
trên bậc thềm tình tôi heo hút
em hỡi em
anh vẫn thường ao ước
một ngày nào vui tay
anh sẽ vẽ trái tim anh lên vách
đó là một bài thơ
suốt đời anh để lại
nhưng bây giờ anh chợt nhận ra
trên bàn tay anh tím bầm những máu
máu của quê hương
máu của bạn bè
máu của anh
máu của em
tất cả
Việt Nam Việt Nam
bài thơ tôi vẫn là thứ ngôn ngữ ba hoa
với chút tài vặt cũ
nên Dũng dễ gì hiểu cho
anh chết cho chúng ta thêm yêu nước
anh chết cho chúng ta qúi tự do
tội cho anh không kịp thấy
trong sân trường Kim Thông
trên núi cao bên đầu cầu sông Trà Khúc
bên cửa đông doanh trại Sư đoàn
bên lòng dân Quảng Ngãi
những hung thần đã rụng cánh gãy vây
những hung thần đã rơi đầu ở đó
tôi có cần nêu lên
những con số chua cay buồn thảm ?
Dũng hỡi Dũng
hãy thông cảm tôi
cho dù bạn đã chết
đạ bị lột đi bộ quân phục xanh
vẫn mang ra mặt trận
hãy nhớ giùm tôi
cái chết nằm kề chiến thắng
tôi đứng nghiêm khe khẻ đưa tay
ngang mày tôi một trái tim sáng chói

Cám ơn Luân Hoán thêm một lần với những bài thơ để tất cả Bằng Hữu luôn hằng sống, hiện diện đủ với chúng ta. Chân thành gởi đến Đặng Nguyệt Thi bởi đã hiện thực Sức Mạnh của Trái Tim Người một cách đơn giản, lặng lẽ, nhưng vô vàn cao quý. Dẫu Người đã vắng mặt từ những ngày tưởng như không thật cách đây rất xa.

Phan Nhật Nam

Phương xa

Vũ Hoàng Chương

Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
xô về đông hay giạt tới phương đoài
xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
lòng cô đơn cay đắng họa dần rơi

lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
bể vô tận sá gì phương hướng nữa
thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
một đời người u uất nỗi chơ vơ
đời kiêu bạt không dung hồn giản dị
thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ

men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
treo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan
gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt
thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan !

Vũ Hoàng Chương
Thơ Say/1940

7 thg 12, 2010

Chuyện nhớ trong đời


THỦY LAN VY

-Viết để nhớ những ngày trên lộ 7B…
( Con đường di tản quá dài, đầu đã tới sông Ba khúc đưôi còn tại Pleiku, tôi may mắn đi trong khoảng đường tương đối ít gian nguy…)

Đầu năm 75, trung đoàn 45 thuộc sư đoàn 23 bộ binh được lệnh rời Hàm Rồng về lại Ban Mê Thuộc. Đại đội 201 CTCT đang tăng phái cho trung đoàn đóng tại Hội Quán Tây Nguyên cũng được lệnh lên đường tăng phái cho bộ chỉ huy Biệt Động Quân vùng 2 đang trú đóng tại B15, thuộc tỉnh Kontum, đơn vị tăng phái được chỉ định đóng quân tại kho gạo của tỉnh… Thế là anh em từ giã Hàm Rồng, từ giã các buôn làng thân quen vẫn thường ngày đến làm công tác dân sự vụ tâm lý chiến như làng La Sơn, Plei ô Ngo…tại Kon Tum đơn vị vẫn công tác như thường lệ đến các buôn làng thuộc quận Đắc Tô mới, làng Pa-ra-đi…để khám bệnh phát thuốc, hớt tóc … cho dân làng . Sáng đầu năm âm lịch cả đại đội tăng phái đều có mặt tại sân cờ bộ chỉ huy BĐQ để tham dự lễ thượng kỳ đầu năm. Đại Tá Tất chỉ huy trưởng đến tận hàng quân bắt tay từng sĩ quan tăng phái…

Ngày 13-3-75, Anh Cải, đại đội trưởng lên bộ chỉ huy họp về cho biết là bộ chỉ huy BĐQ đã rời Kon Tum… Thế là anh em trong đơn vị tự động thu xếp gọn ghẻ chờ lệnh về Pheiku.. Tôi ngồi ghế trưởng xa trên chiếc Dodge có tất cả 13 người, xe lăn bánh lúc 13 giờ ngày 13-3-75…tôi cũng thấy hồi họp vì con số 13 nầy, đoàn xe gồm 5 chiếc, 4 dodge, một jeep chậm chậm rời kho gạo hướng về cầu Đakpla…. Mấy chiếc loa phóng thanh của ty dân vận chiều hồi liên tục đọc đi đọc lại thông cáo của Đại Tá Hùng, tỉnh trưởng Kontum… Nội dung thông cáo là kể từ giờ phút nầy cấm tất cả các quân nhân ra khỏi tỉnh…

KonTum vẫn rất yên lặng, không nghe một tiếng súng nổ, là đơn vị tăng phái nên quân cảnh gác cầu, chốt đường ra tỉnh không xét hỏi…. Con đường KonTum- Pleiku tuy xuyên núi nhưng tráng nhựa rất phẳng phiu… tuy nhiên khi xe gần tới Chư Pao anh em cũng cảm thấy hồi họp, ghìm tay súng sẳn sàng trong tư thế phản phục kích…Bởi ‘Một chiếc khăn tang một tấc đường” ( Quên tác giả) là đây. Rồi đoàn xe cũng bình an về tới hậu cứ đóng trong quân đoàn 2.

Pleiku lúc nầy thường xuyên bị pháo kích, phi trường Cù Hanh ăn đạn liên tục… Đêm 17 tháng 3 đặc công đánh vào quân đoàn nhưng chẳng gây thiệt hại gì đáng kể vì vị trí quân đoàn trên cao, lực lượng phòng thủ tinh nhuệ có M48 yễm trợ, thà đánh nhau ngoài mặt trận còn thấy dễ chịu hơn là ngồi chờ pháo…Đơn vị về đây chỉ tạm thời trực ứng chiến chờ lệnh. Là đơn vị CTCT trừ bị cho quân đoàn II, chúng tôi thường phải rày đây mai đó tăng phái cho các lực lượng trừ bị, hay các sư đoàn, tiểu khu thuộc quân đoàn 2, trung đội di chuyển bằng một chiếc xe dodge có cửa, kéo theo một cái rờ mọt. Trên xe chất chứa đủ vật dụng sinh họat thường ngày…nồi niêu soon chảo, gạo, mắm, muối, dầu lửa, bếp dầu…, nên việc ra đi trong cuộc di tản nầy trung đội chúng tôi không lấy gì làm bở ngở, không phải chịu cảnh thiếu ăn thiếu uống như nhiều đơn vị khác. Tôi nhớ hoài buổi sáng hôm ấy khi hay tin quân đoàn đã rút đi nhiều đơn vị… Ông Tiểu đoàn trưởng xuất thân khóa 14 VB, ra phi trường về Sài Gòn còn không quên phone về đơn vị ra lệnh cho Tiểu Đoàn Phó trông coi việc ứng chiến của đơn vị vì ông đang… bận họp ở quân đoàn, mạng sống ai không quý, ông tiếc mạng của ông mà bỏ cả đàn em bơ vơ, về Sài Gòn ấm cúng bên vợ con..quân mà thiếu cấp chỉ huy..??Ông tiểu đoàn phó mới từ Sài Gòn đổi ra chưa tới 3 tháng nên rất khó thích ứng với tình hình, bởi không dám quyết định vì cứ ngỡ xếp đi họp ở quân đoàn. Lúc bấy giờ quân đoàn chỉ còn lại tiểu đoàn 20 CTCT, cạnh bên là Truyền tin, thiết giáp… còn lại các ban phòng đều vắng lặng như tờ. Bởi không có lệnh nên đêm đó quân nhân các cấp trong doanh trại tiểu đoàn đều ra sân nằm cạnh giao thông hào dù không có lệnh, có lẽ vì sợ ngủ trong phòng sẽ ngủ quên khi đơn vị di chuyển bất thình lình, nằm ngoài sân, nhìn trăng sao với giấc ngủ chập chờn trong lo sợ…một đêm yên lành trôi qua… Sau khi hội ý với một số sĩ quan, Tiểu đoàn phó ra lệnh phá kho lương thực, nhờ vậy mà anh em có thêm được một số khẩu phần lương khô lọai C của Mỹ, không tiên liệu được đoạn đường sẽ đi qua nên bỏ lại gạo rất nhiều… Đoàn xe của tiểu đoàn( Gồm bộ chỉ huy, đại đội hành chánh và đại đội 201) trên mười chiếc, xe jeep tiểu đoàn phó dẫn đầu, đến xe các ban và nhóm xe đại đội 201 bọc hậu, cũng nón sắt, súng đạn cầm tay, đoàn xe chầm chậm tiến ra cổng…Điếm canh vẫn còn lính gác. Sáng hôm đó trời có chút sương, chút gió nhẹ lành lạnh trong cảnh trống vắng của quân đoàn,mấy chiếc M48 vẫn yên vị nơi cổng chính , binh sĩ gác cổng vẫn giữ đúng tư thế, nhưng cảnh vật hình như mất vẽ sinh động, tạo cho anh em một không khí khá căng thẳng. Vẫn không biết đi về đâu, đi ngả nào,xe ngang qua trường Trung Học Pleime, phía sau là trại gia bình của tiểu đoàn, tôi ở trọ trong nhà của trung sĩ Hiếu nằm trong trại gia binh nầy, xe chầm chậm ngang qua mà không dám ngừng lại vào nhà lấy thêm hành trang, vì sợ trể lạc đơn vị, đoàn xe tạm dừng trên con đường có dinh ông tướng… Anh em xuống xe đứng trên lề, dưới tàn những cây thông già cỗi, nhìn trên đường người qua lại tấp nập vội vàng dù trời còn lờ mờ tối…Tôi nhìn thấy một anh trung sĩ BĐQ tay cầm chai rượu Martin đi về hướng tôi, anh nhìn tôi cười cười:

- Trung úy uống 1 nắp cho ấm lòng, rượu nầy lấy ở nhà ông tướng…

Tôi cầm chai rót uống liền 2 nắp rượu đầy… thấy ấm lòng .Tuy có hơi lo lắng, vậy là ông tướng đã đi rồi. Tôi cũng mới từ tiểu đòan 50 CTCT thuyên chuyển ra đây gần 4 tháng nên cũng không rõ là dinh của ông tướng nào, có lẽ là dinh của Tư lệnh vùng. Xe cộ vẫn tiếp tục xuôi hướng Hàm Rồng, xe quân đội ngoài quân nhân còn có thêm gia đình binh sĩ, thùng rương chất đầy ắp.

Trời sáng tỏ, anh em trong đơn vị hầu hết đều chưa ăn sáng, tôi thấy một vài anh em lấy phần gạo sấy ngâm nước. Đại Úy Thiện( khóa 18 TĐ, (đã có nghị định thăng cấp thiếu tá nhưng chưa làm lễ gắn lon tân thăng) nhìn thấy một đoàn xe jeep quân cảnh chạy ngang, ông ra hiệu cho anh em lên xe nối đuôi đoàn xe quân cảnh, ngang qua rạp hát Diệp Kính quẹo trái về hướng Hàm Rồng. Với 2 bông mai trên ve áo, tôi không biết một chút gì về lộ trình sẽ đi, chiếc trước chạy, chiếc sau chạy theo, tạo thành một đoàn xe rồng rắn không biết dài tới bao nhiêu cây số, khi bắt đầu nhìn thấy núi Hàm Rồng, tôi thấy đoàn xe rẽ mặt leo lên bờ lề, chạy băng đồng hình như đang chạy dưới chân một ngọn đồi thấp, bên đường có vài chiếc xe quân đội chết máy nằm rải rác, xe bắt đầu vào con lộ đá có dấu vết tráng nhựa loang lỡ, nhưng tương đối dễ chạy hơn lúc băng đồng. Tài xế chiếc dodge là hạ sĩ Đặng Giác, cũng trạc tuổi tôi, sức vóc khỏe mạnh có gia đình nhà cửa ở KonTum, rất vững vàng ôm tay lái, tới thung lủng Hồng, một tấm bảng gắn trên hai trụ có khắc rõ chữ Valey Rose, một vài chiếc GMC bị lật, xác binh sĩ chết nằm rải rác khoảng trên 10 người… Đòan xe vẫn chạy với tốc độ chậm, bụi cát mịt trời, tuyệt không nghe tiếng súng, rải rác nhà dân bên đường, người lớn trẻ em ra sân nhìn đoàn xe chạy, mấy em trong xe tôi gốc miền Nam cười vui như những lần được về phép, Trung sĩ Bùi Ngọc Mỹ thằng em vẫn ăn cơm chung với tôi, với tay chuyển cho tôi một bịt cơm sấy với lon thịt ba lát khui sẳn, tôi không thấy đói nhưng vẫn phải ráng ăn, bởi tôi linh cảm con đường đi sẽ còn nhiều bất trắc lắm…Lòng tôi cũng có chút vui khi được về Nam nhưng cũng ngổn ngang trăm mối, tại sao cả quân đoàn phải bỏ đi trong lúc chưa thấy bóng dáng một tên lính sinh Bắc tử Nam nào, tại sao ra đi mà không có lệnh lạc gì cả, lộ trình để đi cũng hoàn toàn không biết, rồi tin chiến sự từ đài V.O.A, BBC, áp lực Cộng quân nặng nề trên nhiều mặt trận, Đài Quân Đội, đài Sài Gòn vẫn phát thanh những bản tình ca, vẫn ngọt ngào tình em hậu phương với người trai tiền tuyến… Đầu óc tôi rối mù… Thôi thì, mệnh số do trời..Bài học Hán văn thầy Bùi Cận dạy tôi học năm đệ ngũ tôi vẫn còn nhớ….Nhất trác, nhất ẩm, giai do tiền định… hơi đâu mà lo…Với máy C25 bên cạnh tôi mở máy liên tục liên lạc với các bạn cùng chung đơn vị: Thái tăng An, Như ,Chấn,Nguyễn Hữu Cải …

Đến Phú Bổn, trời xế chiều, xe cộ tràn lan, đoàn xe đơn vị tôi dừng sát bên lề đường, tất cả xuống xe ngơ ngác nhìn chung quanh. Đã thấy hầu hết các sắc lính tại quân đoàn… Người ta dừng, mình dừng lại chẳng lệnh lạc gì cả, trời chiều xuống dần, dù cuối tháng ba nhưng sương trời và gió tạo một cảm giác lành lạnh… Tôi thấy có một toán quân nhân , có máy truyền tin đi bộ quanh các con đường… Thì ra là toán lính địa phương, Trung Tá Lò văn Bảo, tình trưởng và một số sĩ quan, tôi còn nhớ Trung tá Bảo dáng cao ráo, to con, gương mặt hiền từ chậm rải nói với anh em di tản:

-Các anh em yên tâm tìm chỗ ngủ , tôi đã cho hai đại đội địa phương quân giữ an ninh…

Tôi nghe lệnh mà trong lòng thấy không an, quân đoàn tự dưng bỏ chạy …hai đại đội mà nhầm nhò gì… thôi thì ai sao mình vậy …giày dép còn có số mà…

Tôi cùng họa sĩ Thái Tăng An ( Mỹ Thuật Huế) Bạn cùng khóa, khoát thêm áo jacket, hút thuốc vặt nhìn thiên hạ. Anh Nguyễn Hữu Cải ( Đại đội trưởng, chết trong tù CS) họp anh em sĩ quan bên vệ đường, anh có được 1 mẫu bản đồ tiện tay xé được trong phòng tiểu đoàn trưởng trước lúc ra đi, Anh chỉ sơ qua về lộ trình sẽ đi…theo như dự đoán của anh… Tôi chẳng buồn quan tâm. Người ta đi đâu mình theo đó, súng bắn trúng ai người đó chết hơi đâu mà lo cho mệt…. Trời tối hẳn, anh em đã cơm nước xong xuôi, Trung đội Chính Huấn của Trung úy Như ( khóa 1/69) bắt đầu làm việc, chạy chung đơn vị có vợ chồng ca sĩ Xuân An của sư đoàn 23 tháp tùng theo. Anh em xếp thành vòng tròn, sẵn khẩu phần C với cà phê thuốc lá Mỹ…Tiếng đàn dạo lên, Xuân An cất giọng, đây là giọng ca xuất sắc nhất của quân đoàn 2 lúc bấy giờ…. Giọng ca ngọt ngào, lời ca phù họp với bối cảnh đã thu hút khá đông anh em đơn vị bạn đến nghe… Thái Tăng An và tôi nằm trên bờ đê cỏ:

- Ê chạy giặc mà giống đi picnic quá mậy.

Tôi cười đồng ý. Nằm nhìn sao trời, hút thuốc Lucky, uống cà phê nóng nghe nhạc sống … còn thua ai nữa. Người xe tuy đông, tuy ô họp mà đêm yên lặng lắm… Gịong ca của Anh Xuân An cao vút réo rắt lòng người…”Bỏ làng ra đi mang theo tiếng nói con tim…”… Tuyệt nhiên không nghe một tiếng súng, thỉnh thoảng trên bầu trời có lóe sáng lên, một vài trái hỏa châu hình như từ chi khu bắn lên, các cô bé chính huấn của đại đội như Mỹ Chi, Phương Hòa…cũng lần lượt góp tiếng hát ngọt ngào, trời đầy sương, ngập ngụa không khí núi rừng, những giọng ca ngân vang xa thu hút khán giả càng lúc càng đông, Tan buổi nhạc bất đắc dĩ, giấc ngủ chập chờn đến với mọi người, ngày mai rồi sẽ tới đâu???

Trời chưa sáng mà mọi người cùng thức dậy, nước rửa mặt rất khó tìm, một số quân nhân thuộc một vài ngành tự động tháo bỏ phù hiệu như CSQG, ANQĐ, QC…, tiếng máy xe bắt đầu nổ, âm thanh thật ồn ào, khói xe bay mù mịt, một số xe từ từ lăn bánh về hướng quận Phú Túc, tiểu đoàn tôi cũng bắt đầu lên đường, còn giữ được đội hình lúc đi, nhiều chiếc xe jeep của đơn vị bạn bị bỏ lại vì bị bề kết nước, bởi đoàn xe chạy, ngừng bất thường, thắng không kịp là ủi đít .Nắng dần lên, sương tan và trời bắt đầu nóng, khói xe và âm thanh động cơ, tiếng gọi nhau trong ánh nắng chói chang làm cho con người rất dễ mệt, Nhưng trong bước đường sinh tử mọi người đều cố gắng. Cho tới quá trưa đoàn xe tràn ngập quận Phú Túc, hàng ngũ rối loạn không còn thấy lối đi . Mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Trong đoàn quân chẳng có một sĩ quan nào biết được lộ trình cuộc di tản nầy, tôi thấy có vài sĩ quan mang cấp trung tá, dân theo lính cũng rất đông hầu như là nửa dân nửa lính, thương cho dân bám theo lính mà lính nào có được lệnh lạc gì đâu. Một chiếc trực thăng đáp xuống một khoảng đất trống nhỏ vào lúc giữa trưa. Tôi đứng cách xa trực thăng nhưng cũng nghe được tiếng anh em bàn tán

- Tướng Cẩm tới thị sát có mang theo hai hạ sĩ quan quân cảnh với mục đích giải tỏa lộ trình bị nghẻn. Tướng Cẩm hỏi xem ai là người có cấp bậc cao nhất ở đây.Tôi thấy có một vị trung tá lên tiếng. Tôi không nghe rõ được lời đối đáp nhưng cũng được thuật lại đại ý

- Anh Trung Tá mà không chỉ huy được đoàn quân nầy

- Tôi không có khả năng, Thiếu tướng xuống chỉ huy đi.

Trực thăng mang tướng Cẩm bay đi, với rất nhiều cặp mắt ngơ ngác nhìn theo. Tội nghiệp hai anh quân cảnh xé vội phù hiệu rồi lẫn vào trong đám loạn quân….

Rồi đoàn xe cũng bắt đầu di chuyển, đoàn xe quá dài nên người ở khúc nào chỉ biết chuyện ở khúc đó. Tiểu đoàn tôi có lẽ đi vào khúc giữa. Đường bắt đầu xấu dần. xe chạy với tốc độ thật chậm, chiếc nầy ủi đít chiếc kia là sự thường. Một vài xe chết máy vì hết xăng, rất nhiều xe jeep chết máy bị đẩy vào bìa rừng… Số lượng người mất xe càng đông, xe nào còn trống có người quen thì được cho lên, đa số ôm súng mang ba lô đi lếch thếch lẫn lộn với đám dân, giữa cái nắng tháng ba của vùng cao nguyên, hành trang và nắng gió làm cho người mau mệt, khi đã mệt rất dễ sinh quạu quọ. Xe qua những đám rừng thưa, lửa than đốt rừng còn cháy đỏ, Biệt Động Quân biên phòng trong tư thế tác chiến đứng thành hàng hai bên đường bảo vệ cho đoàn quân di tản. Tôi nhìn thấy nhiều em binh sĩ Biệt Động Quân còn quá trẻ, súng cầm tay với lưởi lê tuốt trần hướng mắt nhìn về hướng rừng, quên đi sinh mệnh của mình để giữ an toàn cho đoàn người di tản. Tôi đi chưa biết rồi sẽ tới đâu, riêng các em còn đứng đó không biết đến bao giờ, sự sống còn của anh em lấy gì bảo đãm, lòng tôi rất cảm kích trước những con người biết tuân thủ kỷ luật quân đội. Cũng tại quận nầy, Anh Cải ra lệnh xe nào giữ hồn nấy cố gắng về tới nơi an toàn. Tôi ngơ ngác, nơi nào là nơi an toàn đây.??

Một vài người hiểu rõ lối đi cho biết đoàn di tản đang tiến lần tới quận lỵ Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa, người đi bộ vẫn bước nhanh hơn xe đang chạy, trung sĩ Mỹ chỉ tôi

- Ông xem kìa, Ông thiếu tá đang ăn trái bầu sống…

Tôi nhìn theo tay chỉ của Mỹ, mắt tôi nhìn thấy một quân nhân không rõ binh chủng vì người đang mặc áo khoác, tay cầm trái bầu loại bầu có eo cổ giống như trong hình vẽ bầu cua cá cọp, ông bẻ ra từng miếng cạp ăn ngon lành. Đa số người di tản đến ngày thứ ba đã bắt đầu hết lương thực, vì cuộc di tản xãy ra quá vội vàng không ai kịp chuẩn bị, riêng đơn vị tôi vì thường xuyên đi công tác dân sự vụ nên lúc nào trên xe cũng tạm đầy đủ gạo thóc mắm muối…, Nắng bắt đầu ngã chiều mà đoàn xe vẫn đi chưa tới đâu, tôi mở tầng số máy C25,tôi rà đai bất cứ tầng số nào, có lúc liên lạc được với dân con gà( Sư đoàn 23) còn ở Phú Túc, có lúc liên lạc được với toán đã tới phi trường Củng Sơn, xe vẫn chậm rì lăn bánh, toán công binh chiến đấu của quân đoàn vẫn cưa cây, mở đường, mấy chú lính trong toán nấu nước ngâm gạo sấy, tôi ngồi trên nóc xe chân thòng trên nắp đầu xe, vừa ăn cơm gạo sấy với thịt ba lát với chút muối tiêu vừa nhìn trời đang bảng lảng hoàng hôn, chút hơi lạnh của núi rừng phần nào xoa bớt cơn mệt mỏi, trời tối nhanh, muỗi rừng được dịp tunh hoành chit cắn, tiếng ồn ào dịu dần theo với bóng đêm tràn về… Xe tôi cũng vào tới phi trường Củng Sơn. Phi trường khá rộng, phi đạo lót vĩ sắt, tôi chỉ chỗ cho tài xế lái vào một khoảng đất trống, đầu xe hướng về cổng phi trường, khoát lên người chiếc áo jacket, quấn lên cổ chiếc khăn, kéo mủ lưởi trai sụp xuống, tôi vẫn còn thấy lạnh, muỗi bớt cắn vì phần thịt da ít lộ ra ngoài, sương xuống mịt mờ chẳng mấy chốc mà người tôi đã thấy ướt nước, Tôi nằm trên đầu xe tay kẹp cây M16 sát người, thằng Mỹ đệ tử nằm kế bên cũng khư khư ôm cây AR15, trong thùng xe là đàn bà con nít ngủ ngồi, chú tài xế và anh toán phó trong cabin xe, còn lại rải rác trải poncho nằm cạnh xe. Sương nhiều quá không nhìn thấy sao trời, tôi nằm dù thật mệt mỏi nhưng dễ gì dỗ giấc ngủ, bây giờ mới hết tháng giêng âm lịch, mà tháng giêng là tháng ăn chơi, hiện tại tôi cũng ăn và đi lang thang, không chơi là gì…Tôi nhớ Sài Gòn vô cùng, tôi nhớ giảng đường 2, giảng đường 4, tôi nhớ mấy cây phượng bên hông trường, tôi nhớ tới mấy nhỏ bạn thân từ năm nhiệm ý,tôi trở lại giảng đường sau gần 4 tuổi lính, nhỏ Ngọc, nhò Sang, Thơ, Hoàng Cúc,Dung Bải Xàu, Ngọc Hà Gò Vấp, nhỏ mắt nâu , con nhỏ mà khi đi chung có dịp gặp người quen tôi vẫn thường giới thiệu là vị hôn thê, mới hôm Noel, tôi về phép kẹt phi vụ ở lại Sài Gòn cả tháng trời, Tôi ngoan ngoản như con mèo con trở lại lớp Việt Hán, lớp văn Minh Việt Nam, chăm chỉ hơn cả sinh viên thuần túy, tạm quên đi Phước Long đã vào tay Cộng Sản… Thanh An đang ăn đạn pháo tơi bời… Con bé đêm nay ngồi học bài không biết có nhớ đến tôi không, bé có hay biết gì về quân đoàn đang tháo chạy mà sĩ quan cấp úy như anh không biết một chút gì về lý do di tản cũng như lộ trình di tản…Bên tai tôi tiếng ngái đều đều của thằng Mỹ…, tôi nhớ.tôi chỡ bé vào quán biên thùy, dĩa tôm càng nướng, rau sống bánh hỏi, 33 khui rót vào ly nước vàng sóng sánh, tôi lột vỏ tôm gắp bỏ vào chén em không quên sớt tương xay vào một dĩa nhỏ…Tôi thiếp đi lúc nào không biết…

- Dậy Trung úy có xe chạy rồi. Tiếng hạ sĩ Giác tài xế …

Thì ra tôi chưa tròn được giấc mơ tại Phi trường Củng Sơn. Tôi bật dậy gon gàng, khóa an toản súng, móc túi lấy thuốc châm lửa

- Thủng thằng chờ xe đi kha khá rồi mình hãy chạy theo. Anh em lo ăn sáng cho chắc bụng, mấy ngày nay yên tình còn hôm nay chưa biết ra sao, nghe nói rời Củng Sơn là bắt đầu rời cao nguyên về đồng bằng, mình sẽ di chuyển đến Sông Ba rồi vào Tuy Hòa.

Tôi nói sơ về lộ trình rồi tạm làm vệ sinh buổi sáng bằng chút nước trong bi don, rất nhiều chú lính cũng như dân làm chuyện đệ tứ khoái ngay bên đít xe…cũng may ăn ít và không có rau rát nên đa số đều bị bón nếu không thì mùi xú uế chịu sao cho thấu…

Đoạn đường bắt đầu rời quận Củng Sơn thật là gay go, vì có nhiều suối và công binh phải phá rừng mới có lối cho xe chạy, có con dốc 45 độ khoảng 30 thước, cuối dốc phải quẹo thẳng góc không thì xuống suối, thình thoảng một vài trái đạn 60 ly rớt ven rừng, có lẽ đề lô giặc chưa điều chỉnh kịp tọa độ…Tin giây thép lạc dừa cho biết là sư đoàn Thép và Sao Vàng ngỡ quân đoàn rút về Quy Nhơn nên đã dàn quân phục kích trên quốc lộ 20, nay biết hướng di tản đã bắt đầu đuổi theo…Theo thì theo vì có muốn chạy mau cũng không thực hiện được.Cũng tin cho biết là sở kỷ thuật vùng 2 hợp với công binh chiến đấu mở đường dưới sự chỉ huy tổng quát của chuẩn tướng Tất tư lệnh Biệt Động Quân vùng 2 vừa tân thăng…Cả giờ chưa di chuyển được trăm thước, cát bụi theo gió bám đầy người …”Nếu chẳng quen nhau lung, đố nhìn ra được”, tôi mỉm cười khi nhìn thấy mặt đầy bụi của anh em mà nhớ thơ của Phan Khôi. Trời tối mịt xe tôi vẫn chưa thấy được bờ sông Ba… Xe tạm dừng trong ánh sáng le lói của từng bếp củi tạm nấu cơm bên đường, thực đơn của toán vẫn u như kỳ, gao sấy thịt ba lát muối tiêu….Trời lạnh, cơm nguội lạnh nuốt muốn ngay cổ….Đọan đường còn dài còn lắm gian nan, phải cố ăn mới có sức mà đi, bìa rừng có vài con suối có nước nên việc “nước’ tạm thời thong thả, rửa mặt rửa soon nồi thoải mái, tôi với Thái tăng An rủ nhau ra suối tắm, khoảng suối nhỏ nhưng nước trong uốn khúc bên gốc cây cổ thụ, cũng có khá đông người đang tắm… đang kỳ cọ tai bỗng nghe tiếng cười nho nhỏ…âm thanh con gái… thì ra bên kia thân cây có 3,4 cô bé có lẽ là học sinh Trường Trung Học Pleime đang tắm, dưới ánh trăng tôi nhìn thấy rõ đường nét thiên nhiên qua áo vải ướt bó sát lấy người. Tuổi trẻ ai mà thấy cảnh nầy mà không say đắm nhìn…!!

- Ê An, về Sài Gòn mày phải vẽ lại cảnh nầy nha An…Tao đặt tên tranh là “Thiếu nữ tắm trăng”.

Về lại chỗ nằm,mở đài BBC, phóng viên của đài tường thuật cảnh di tản y hệt như những gì mắt tôi đã thấy, tai tôi đã nghe, tôi có cảm tưởng cha nội phóng viên nầy đang đứng lãng vãng gần tồi, tôi còn nhớ một câu trong bài bình luận: cả quân đoàn di tản trong tình trạng bi đát tuyệt vọng như vậy mà Sài Gòn hình như không muốn biết tới….Từ những bản tin nầy anh em trong đoàn di tản tinh thần có xuống vì không còn niềm tin ở Sài Gòn tìm cách mở đường tiếp viện… Thôi thì thân ai nấy lo. Hầu hết các đơn vị đều phân tán không còn hệ thống chỉ huy nữa… Đơn vị tôi đã được lệnh tan hàng từ Phú Túc, toán nào tự lo cho toán đó, thực ra sống chết do trời, không có Đà lạt, Thủ Đức hay Đồng Đế gì cả …Có Tề Thiên Đại Thánh xuất hiện chưa chắc đã chỉ huy nỗi đoàn quân nầy…Dưới mắt tôi anh em quân nhân vẫn còn giữ được tác phong kỷ luật dù đang ở trong một thế cờ hết sức bi thảm.

Tôi nhìn Trung Tá chỉ huy trưởng trường thiếu sinh quân vùng 2 đang dẫn đoàn quân nhi đồng di tản, đồng phục nghiêm chình di chuyển theo hàng dọc, các em với nét mặt thật bình thản, vững vàng bước trên lộ trình đầy chông gai…. Không biết các em đã đi bộ như thế từ bao giờ….Vị Trung tá quân phục còn tươm tất, thắc lưng mang súng colt, tay cầm gậy bước đi thoăn thoắt dù tuổi cũng đã khá cao…Lòng tôi hết sức ngưỡng mộ, tôi chỉ cho mấy em trong toán tôi nhìn, hành trang của các em TSQ trông nhẹ nhàng, chỉ một ba lô trên lưng cũng không lấy gì nặng lắm, vũ khí thì em có em không…Các em không nói cũng không cười. Đoàn xe ùn tắc trên khoảng nầy mất mấy ngày, cứ mỗi lần bị pháo, đoàn xe lại rối lọan lên, mạnh xe nào nấy lũi vô rừng, cơm nước đang nấu dỡ dang ngã đổ tùm lum, trẻ con lạc cha mẹ khóc vang rân, tôi và thằng Mỹ ẵm từng em bỏ lên xe chờ yên pháo tìm cha mẹ chúng trả lại, bây giờ tiểu đoàn chỉ còn xe tôi lạc trong đoàn xe bạn, những xe chung đơn vị sau nhiều lần bị pháo đã thất tán…Ban ngày trời nắng, tôi với thằng Mỹ cầm súng vào trú nắng trong rừng, hoa bằng lăng trổ tím rất đẹp mắt, tụ năm tụ ba trên bờ suối nhiều thiếu nữ rất trẻ da rám nắng như mới từ biển Vũng Tàu về.

Một hôm tôi và Mỹ đang lang thang trong rừng, tôi nhìn thấy hai quân nhân đang gối đầu trên rễ cây ngủ say sưa, lại gần mới biết là Thái tăng An, và nhà thơ Kim Tuấn, với bản nhạc nỗi tiếng “Từng bước chân âm thầm”, tôi dùng mũi giày lay An dậy

- Ê, sao lại ngủ bờ ngủ bụi vậy...

Thằng An ngáp dài…:

- Đói cả ngày nay mà lười quá ngủ cho đã có chết cũng no con mắt.

Thằng Mỹ nhìn 2 ông lười, nó chạy về xe lấy cơm sấy. Hai ông lười ăn xong tỉnh táo xin thuốc hút. Tôi cười cười nhìn Kim Tuấn:

- Chạy giặc phải chạy cho lẹ chứ …Từng bước từng bước thầm hoài thì làm sao tới bến được.

Rồi đoàn xe lết từng tấc cũng tới dược bờ sông Ba. Buổi sáng đầu tiên trên bờ sông Ba, sương mù dày đặc, mọi người lùm xùm trong áo jacket, có người khoát thêm poncho, có người chơi luôn cái mềm cho đủ ấm, ngồi chùm nhum trên từng xe hút thuốc…mắt mơ màng phần mệt mỏi phần lo lắng, muỗi cắn, sương lạnh, vắt đeo….Đường còn xa mà trước mặt sông lớn chắn ngang , ơi Sài Gòn, Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, con đường Cường Để, dốc cầu chữ Y, ngả tư Bình Hòa…liệu tôi có còn thấy lại hay không …?!

Bài học chiến thuật của trường bộ binh Thủ Đức, bài cuối cùng tôi còn nhớ rất rõ: Lui Binh Cấp Tiểu Đoàn, thực tế tôi chưa từng tham dự cuộc lui binh cấp tiểu đoàn nào mà nay lại nằm trong trận lui binh tới cấp quân đoàn, sĩ quan cấp úy như tôi đành chịu phó mặc mạng sống do trời…

Mặt trời lên, sương tan, cảnh vật trông rõ, công binh phát quang khoảng trống canh bờ sông, bên trái là cánh rừng thưa, qua bên kia bờ sông đi thêm trên cây số rừng thưa là tới đập Đồng Cam, đi dọc theo con lộ 7B nầy một bên là đập nước, tới một cánh đồng, xa phía trong là rừng, bên trái là triền đất kéo dài khoảng cây số tới rừng và những ngọn đồi, ngày xưa Đại Hàn xây nhiểu lô cốt trên những ngọn đồi nầy, con lộ nầy bỏ hoang từ ngày Mỹ rút, Một anh trung sĩ thuộc chi khu Củng Sơn nói sơ cho tôi biết về lộ trình phía trước…

Tôi lần mò tầng số trên máy C25, gặp một số anh em sư đoàn 23 còn ở Phú Bổn, còn đoạn đầu tôi không biết đã tới đâu, nước sông chỗ sâu nhất tới rún, Thiết giáp vòng dây kéo từng chiếc quân xa, mất khoảng 10 phút mới qua tới bên kia bờ , chuyền xe được kéo phải chi trả ít nhất là 10.000$, giá trung bình thường là 20 ngàn, mười xe qua tới bờ chết máy hơn phân nửa, xe được kéo phải nổ máy đều, nếu máy tắt là nước vào ống bô kể như bỏ xe….

Nơi khúc sông kéo xe là khúc cạn nhất, Công binh sẽ bắt cây cầu dã chiến tại đây, xe tôi đậu cách xa khúc sông nầy khoảng một cây số, cứ thế mà lết dần từng mét một, có đi tắm giặt cũng phải trực người ngồi ôm vô lăng, chứ xe trước nhít tới mà mình dậm chân thì xe sau sẽ hất xe mình ra khỏi hàng

Dưới lòng sông Ba có rất nhiều cồn cát nổi cao lên khỏi mặt nước, cồn tròn khoảng 10 mét vuông, trời càng trưa càng gay gắt nắng, mọi người xuống sông giỡn nước, nước sông Ba trong thấy đáy, mát vô cùng, tầm nghịch xong lên cồn ngồi, đàn bà con gái lúc đầu còn e thẹn, sau vài ngày rồi cũng dạn dĩ ra, cũng tầm nghịch bơi giỡn dưới sông, thỉnh thoảng một vài trái đạn 60 ly rót xuống, một điều hết sức may mắn là xe chen chút sát bờ mà đạn cứ rớt ùm xuống sông, Tôi nhìn thấy nhiều lần trái đạn rớt chui ngay cồn chui xuống sâu mới nổ hất tung những người ngồi trên cồn tung lên rớt xuống nước lũm chũm, hết hồn chút đỉnh chứ chẳng sao cả, mấy trái đầu còn sợ, pháo riết rồi quen, cứ an ủi bằng câu trời kêu ai nấy dạ, ba bốn ngày đầu tôi thấy ông trời vẫn chưa kêu ai…!

Triệu chứng kiết lỵ đã thấy xãy ra cho nhiều người lớn tuổi vì đoàn người quá đông mà phóng uế bừa bải, nước sông dù vẫn lặng lờ chảy nhưng đã bị ô nhiễm nhiều rồi, với lại khó nấu nướng món gì trọn vẹn vì giặc pháo thường xuyên mà mỗi lần pháo là đoàn xe rối lọan, càn bừa chạy tránh đạn. Tôi đã thấy trên nhiều xe lô bồi nhiều người đàn ông tụt luôn quần ngồi chờ tháo dạ.. sau 3 ngày bệnh lỵ xuất hiện tôi thấy bụng tôi ngầm đau… rồi trong phân có lẫn máu. Mấy chú lính hết tình chăm sóc cho tôi, cố gằng rang gạo nấu lấy nước cho tôi uống, với một vài chén nước gạo rang mà tôi đi ngòai khoảng trên 20 lần trong ngày, tôi đã gầy mà bây giờ bị bệnh như vầy, mắt sâu má hóp, nhìn qua mặt nước dáng hình tôi trông thật thảm, đau như cắt ruột sao lại là đệ tứ khoái được đây??… Tôi thấy trong mình tôi rã rời, ngồi không muốn vững, miệng đắng mà lạt nhách…Tôi nghĩ dại… có lẽ bên bờ sông Ba nầy tôi không còn dịp gặp lại người thân nữa. Buổi sáng quá đói và mất ngủ tôi thều thào gọi thằng Mỹ đến, tần mần tháo dây thẻ bài, tay móc bóp trao cho nó. Thằng Mỹ nhìn tôi có vẽ ngạc nhiên - -Nếu mày về được tới Sài Gòn, mang những vật nầy trao cho gia đình tao, nói rõ cho nhà tao biết về cái chết của tao. Thằng Mỹ mắt đỏ hoe:

- Vài bữa là hết ông đừng có lo…Ông nằm nghỉ để tôi bắt lửa nấu cho ông chén cháo.Không biết nhờ ân sủng nào mà trong tình trang suy sụp thể lực như vậy mà bệnh lỵ của tôi lại thuyên giãm và mấy ngày sau là tôi bình phục dù trong người rất yếu, dù chẳng có uống một viên thuốc nào

Thuốc hút bắt đầu khan hiếm, một gói thuốc capstan giá thường là 400$ nay 2.000$ một gói mà tìm đỏ con mắt không ra, phần rỗi rảnh nên buồn miệng cứ hút luôn, xe lô bồi cạnh tôi có lẽ nhìn mặt tôi thấy có cảm tình sao đo.., một cô xẩm độ tuổi đôi mươi vứt qua cho tôi 1 cây thuốc bastos xanh, Tôi cám ơn rối rít, móc tiền ra trả nhưng người thiếu nữ gốc Hoa nầy khoát tay không nhận, còn nở một nụ cười thật tươi, một chút tình quân dân, tình em hậu phương…!

Cứ thêm một ngày thì lượng xe và người càng tăng dần…. Nhít qua nhít lại rồi đoàn xe cũng vào được đội hình hàng tám…Nhìn thấy cảnh chết máy của các xe kéo qua sông, với lại tiền không có nhiều nên đa số đành sắp hàng chờ cầu phao.Si Núc, lọai trực thăng vận tải bắt đầu chỡ vĩ sắt đáp cạnh bờ sông, dân lính ùng ùng tranh nhau lên phi cơ dù phi hành đòan hết sức ngăn cản… Tình trạng nầy lặp đi lăp lại sau mỗi lần phi cơ đáp xuống, người ta tranh nhau lên quá tải, phi công sợ nặng nên cất cánh trước khi đóng bửng, một vài người lính đeo theo càng trực thăng, tôi cũng thấy nhiều lần phi cơ bắt đầu bình phi, bửng sau từ từ khép lại …có vài người sẩy tay rơi xuống trông như chim…Tôi nghe thuật lại rớt như vậy mà không có ai chết chỉ bị sứt tai gãy gọng thôi…Cảnh trông thật kinh hồn hơn trên màn ảnh ci nê, những cảnh thực mà trong đời người khó có dịp trông thấy lại …

- Gạo thóc vẫn là việc nan giải, nhiều bà Sơ đi tìm mua gạo để có cơm cho các em nhỏ, tôi lại trích phần gạo chia sớt với các em. Có một vài chị tới ngày sinh nở… mấy người thân chạy táo tác tìm người đở đẻ, poncho quay tạm che gió… rồi tiếng hài nhi khóc chào đời… chìm lẫn trong tiếng súng đạn ầm vang. Phía bên kia bờ sông tiếng súng vẫn râm rang, phía sau hướng Củng Sơn cũng vang rền tiếng súng…Tình thế …kẹt cứng… lưỡng đầu thọ VC

Những ngày tôi lê lếch trên bờ sông Ba là những ngày đầu tháng hai âm lịch, Đêm mùng 6 tôi nghe đài BBC tả cảnh Sài Gòn, Bà Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đang chủ tọa lễ Hai Bà Trưng, người bình luận :… Sài Gòn hầu như không cần biết đến đoàn quân rã ngũ đang đi trên tử lộ cố tìm ngõ sống về Nam, người bình luận còn nói thêm…. Hầu hết các quân nhân đều tỏ ra bất mãn với vị tổng tư lệnh Nguyễn văn Thiệu họ thề sẽ về tới Sài Gòn tìm hỏi tội ông ta tại sao đã bỏ rơi bao nhiêu sinh mạng đã phục vụ dưới quyền ông.

Trong một vài buổi sáng có những chiếc trực thăng bay thấp trên đầu đoàn quân di tản. trên trực thăng rải xuống nhiều lọai thực phẩm: Cơm vắt đựng trong túi ny lon nhỏ, sữa họp, bánh mì ổ, mì gói, gạo sấy… với những tờ truyền đơn bươm bướm có in hàng chữ: Con đường các bạn đi còn dài, còn nhiều chông gai, chúc các bạn may mắn( tôi nhớ đại ý như vậy) ở dưới có in hàng chữ Cơ Quan Công Giáo Bác Ái, Nhìn cảnh thực phẩm rơi xuống, lòng tôi bi hài trộn lẫn, Người ta dành nhau, những vắt cơm rơi trúng đầu không nói chi, họp sữa , tôi nhìn thấy nhiều lần rất may mắn là rơi trúng vai, người lính nhăn mặt biểu lộ cảm giác đau rồi cười khum xuống nhặt họp sữa. Tôi cũng thấy có nhiều chiếc trực thăng đáp xuống phía cách xa đoàn xe, họ thả vài người lính xuống rồi cất cánh, những người lính không quân nầy đi len lõi vào đoàn xe ra giá kiếm khách, hình như giá tối thiểu cũng phải 10.ngàn đồng( bằng ½ tháng lương chuần úy ). Những người lính nầy kiếm khoảng 10 người rồi cùng đến tọa dộ đã định sẵn, Cũng không thiếu những người thừa dịp ăn theo…Trong bất cứ tình huống nào, con người vẫn nghĩ ra cách làm tiền, dù cho đồng tiền đó có vương mùi máu… Những người còn ở lại đều có ý bất mãn trước tình huynh đệ chi binh… tuy thế mà rất nhiều lần tôi không hề thấy một xạ thủ nào canh bắn trực thăng dù việc làm nầy rất dễ dàng , bắn vô tội vạ, Đồng lương lính quá thiếu thốn chăng? Thiếu thốn thì ai lại không thiếu, sao lại nỡ để mất đi tình huynh đệ. Trước cảnh tình quá bi đát nầy, hơn 10 ngày không có cách gì qua sông, mà giặc phía sau đã gần kề, phía trước chưa mở xong đường máu, tôi nêu ý kiến với anh em trong toán

-Trong hoàn cảnh nầy, tôi không ép anh em theo tôi, anh em cứ tự nhiên canh chừng trực thăng đáp xuống đu theo về trước, Tôi quay qua Mỹ:

- Mỹ, mày ba lô gọn nhẹ đi đi, về ghé nhà tao, nói tao sẽ về sau..

Thằng Mỹ sau mấy lần canh me cùng 2 chú lính đi thoát được… lại thêm mấy chú lính cùng tiểu đoàn chạy lạc gặp tôi xin tá túc, có thêm đông càng tốt. Một phụ nữ trạc 25 tuổi tay bế em bé khoảng 10 tháng tuổi, tay dắt 2 con thơ, từ 3 và 5 tuổi đến trước mặt tôi mếu máo xin được đi nhờ xe… Trên xe đa số là đàn bà con nít, vợ con anh em trong toán, thiếu phụ còn cho biết chồng là Trung úy Thiết Giáp bị thất lạc… Tôi ngần ngừ nhìn mấy mẹ con rồi quyết định cho lên ngồi trên cabin xe… Tôi nhìn thấy thái độ bất mãn của mấy chị em ngồi phía sau xe…, họ ganh tỵ với người lạ sao lại được ưu đãi. Tôi làm lơ như không thấy…. Giúp được cho ai điều gì trong khả năng thì cứ giúp. Tôi không nhớ rõ bao nhiêu ngày nhưng chắc hẵn là không dưới 10 ngày thì cầu phao mới làm xong, giữa cầu hình như là 2 vĩ sắt bắt trên trái nổi vì khi xe chay ngang qua, vĩ sắt chìm xuống mặt nước khoảng 2 tấc.Mỗi lần sang sông chỉ một chiếc xe… Pháo địch tăng nhiều, phía đập Đồng Cam tiếng súng vẫn ầm vang, nhiều trái đạn chỉ cách cầu khoảng 10 mét, lòng sông đầy cát nên khi đạn nổ chỉ có nước và cát văng xa… Có mấy lần tôi chỉ đứng cách trái pháo chừng 5, 6 mét, cát văng lên mặt, tay rát rạt, anh em thảo luận rồi đồng ý lần lượt mỗi hàng xe một chiếc qua cầu, Trong hàng cử một quân nhân có dáng “Ngầu” cầm súng trước trước đầu hàng xe, tám người canh cho xe qua cầu, khi xe của người gác nầy qua cầu thì toán lại cử người khác, cho tới 4 giờ chiều thì tôi được hàng xe đề nghị gác hàng xe với lý do trong hàng toàn lính trẻ, tôi có lon lá dễ ăn nói hơn. Đám đệ tử sửa lại nón sắt cho tôi, một cây AR15 với 2 băng đạn, Trung sĩ Khâm còn màu mè gắn lên dây ba chạc tôi 2 trái mini lựu đạn, Khâm cũng không quên bẻ bâu áo cho lộ 2 bông mai ra ngoài… Nó cười cười :Trông Ông cũng ngầu lắm……Nhịp độ pháo của giặc tăng dần, Délô của tụi nó trong hàng quân nên độ chính xác ngày càng thấy rõ, lòng tôi thấy hồi họp lắm vì xe tôi đã tiến dần lên, thứ 10, rồi thứ9…hạ sĩ Đặng Giác, nón sắt áo giáp, bên cửa xe treo lủnh lẳng cây M16 với 2 băng đạn, miệng ngậm điếu thuốc, tôi đi trước đầu xe hướng dẫn xe qua cầu, nước sông đã bắt đầu lớn, bấy giờ là 5giờ 20 chiều, trời lành lạnh và hoàng hôn đã đến, 2 bánh xe trước chạm vào vĩ sắt, nước ngập gần nửa bánh xe…

Ầm ầm, hai trái đạn nổ cách trung tâm cầu khoảng 5 mét, cát bay mù mịt, tôi mở mắt nhìn qua làn bụi … Nhờ ơn trên không sao …Đề lô đang điều chỉnh gần chính xác cây cầu rồi… Tôi nhìn lên bờ thấy Chấn( khóa 3/68, cùng đơn vị)hàng xe xếp cách tôi khoảng 5 chiếc, đang đứng nhìn tôi hướng dẫn xe, xe lên dốc lên bờ….Tôi khoác vội nước sông rửa mặt, và tự nhiên thấy tối sầm lại, tôi vội ngồi xuống, thằng Khâm nhảy xuống xe xốc nách tôi lên xe… Có lẽ vì ăn uống thất thường,vì sau cơn đau kiết lỵ, vì mất ngủ và vì quá căng thẳng tôi bị suy nhược?

Trời chiều xuống thật nhanh, đường rừng cũng tương đối bằng phẳng, rất nhiều xe tấp vào những gốc cây tạm nghỉ chờ sáng. Xe tôi cũng tìm một vị trí tương đối có nhiều xe chung quanh, tạm dừng chân. Trung sĩ Khâm trong toán chính huấn bắt được một con bọ chắc là của ai sút chuồng, vợ chồng Khâm bận rộn lo nấu nướng, một bao củ hành tây sấy khô , thực phẩm của Mỹ, tôi cũng không hiểu Khâm tìm nó ở đâu, với con dao Khâm khéo léo lột da con bọ, Khâm nhìn tôi cười mỉm:

-Lọai nầy phải làm khô chứ không rửa nước, tôi sẽ xào mặn nó với hành tây, ớt khô và muối.

Trời tối thật nhanh, muổi bắt đầu tấn công dữ dội. Vợ Khâm, cô ca sĩ chính huấn cũng vừa xong nồi cơm, mấy gia đình chung xe cũng đã nấu xong cơm, bên ánh đèn pin, ánh sáng đủ tỏ soi chập chờn mặt mọi người… Mười mấy ngày nay mới được ăn cơm ngồi đàng hoàng, với cơm nóng đúng nghĩa.

Đêm trong rừng lành lạnh, sau một đoạn đường ăn uống thất thường, bệnh họan húp cháo mấy ngày, hôm nay được ăn cơm nóng với thịt bọ xào củ hành, tôi ăn thấy ngon miệng làm sao, làm 4 chén mà miệng còn muốn ăn nữa… Tôi nhớ tới những bữa giổ, ngày tết, tiệc cưới nhà hàng, những tiệc nhậu ở Thanh Hải, Lưởng Nghi, Biên Thùy… Chưa có bữa ăn nào mà tôi cảm thấy ngon như hôm nay.

Đêm nay trăng mười bốn lên sớm… Ánh trăng muôn thuở vẫn ngời sáng tuy có bị chút sương mù, tôi nhìn chung quanh, xe của các bạn đồng hành cũng đều cơm nước xong , mọi người đang chuẩn bị sửa soạn cho chỗ nằm, tôi nằm trong cabin với tài xế để tiện việc luân chuyển lái xe, vì một người ôm vô lăng suốt ngày rất khó chu toàn…Tôi mồi điếu thuốc, nhả từng ngụm khói… Sài Gòn bây giờ ra sao? Tại sao Sài Gòn không có kế họach khả dĩ an toàn cho đoàn quân di tản, hiện tại đài phát thanh Sài Gòn cũng như đài quân đội không có lấy một câu bình luận về việc rút bỏ quân đoàn.Cô bé mắt nâu chắc là lo cho tôi lắm, mẹ tôi và ba tôi có lẽ suốt ngày cầu nguyện cho tôi,người chị thứ năm của tôi đang ở Hàm Rồng, chồng chị phục vụ trong Sư đoàn 23, trung đoàn rời Hàm Rồng lên Ban Mê Thuộc, không biết bây giờ chị tôi và 2 cháu nhỏ ra sau… tàn điếu thuốc, mắt tôi nặng, giấc ngủ tôi biết sẽ đến rất dễ dàng… Tôi đâu có biết sau giấc ngủ nầy, ngày mai tôi và các bạn đồng hành sẽ phải đi trên con đường đầy máu và nước mắt… Gian nan rồi cũng qua, chỉ còn lại là ký ức, vui, buồn, thương, hận… đâu dễ gì trong một sớm chiều mà nhạt phai …

Tôi ngồi đây, viết lại những dòng chữ nầy, trong ký ức, hình ảnh năm xưa hiện rõ trước mắt, cuộc chiến nào mà không tàn khốc, tiếc cho quân đội miền Nam không thiếu anh hùng, không thiếu lòng can đãm….Nhưng cơ trời vận nuớc… Nguyện cầu anh linh quân dân cán chính bỏ mình trên lộ 7 sớm siêu thoát

Viết tại Kỳ Đà Động Tháng 12-2005
THỦY LAN VY

12 THÁNG ANH ĐI