31 thg 3, 2011

Chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới


Psonkhanh

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới.
Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khenngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 4.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?

Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết:

“Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đitrận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”

Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng:
“Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”.
Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật:
“Tàn bạo như Sư tử, gian xảo như Hồ ly, nhút nhát như Thỏ đế.”…Không vì những ý kiến thẳng thẳn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.
Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữađể tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳngthắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.
Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giàu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức,nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém.
Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc.
Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa bảng, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp….
Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!! Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí.
Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng. Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo…
Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được. Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém,không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từmọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được.
Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?
Tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau.
Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi.
Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau. Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858,Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉdựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.
Thật vậy, khi thấy Pháp mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế chiến Thứ II, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theokịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế chiến Thứ II, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thếchiến Thứ II, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân…
Vài năm trước, tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế chiến Thứ II vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn.
Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép. Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung cổ.
Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế chiến Thứ II, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏinhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời. Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy?
Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bày cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được.
Người Mỹ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng:
- “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác”. Người Nhật thì chủ trương:
- “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách”.
Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, Việt kiều gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ Mỹ kim (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODAkhoảng 20 tỷ. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ đó chưa kể Tổng sản lượng quốc dân (GDP)khoảng 500 tỷ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.
Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại?

Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu? Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.
Psonkhanh, blog Tin Lề Trái

28 thg 3, 2011

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

Nguyễn Đức Quang

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang-tác giả "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" vừa qua đời, thọ 68 tuổi. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập phong trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960s, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 27 tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi. Xin Anh phù hộ cho chúng ta trong cuộc đấu tranh cho một Quê Hương Việt Nam: Tự Do - Dân Chủ. Việt Nam Muôn Năm !!!

23 thg 3, 2011

TẠI SAO KHÔNG THỂ "để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên”

Sau 36 năm Miền Nam rơi vào tay cộng sản, ngày nay không chỉ những người sinh sống tại Miền Nam Việt Nam trước đây, không công nhận lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản Việt Nam mà ngay cả những người trong nước cũng không tôn trọng lá cờ này mặc dù đó là lá cờ đang tung bay khắp lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

Người Việt hải ngoại tôn trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, không chỉ thuần túy vì đó là lá cờ của Việt Nam Cộng Hoa, của chính phủ Miền Nam Việt Nam mà vì đó là một biểu tượng cho một quốc gia mà đáng lẽ dân tộc Việt Nam phải có, một chính phủ tự do dân chủ, một nền kinh tế thịnh vượng, một xã hội công bằng bác ái mà lá cờ đỏ và cái chính phủ Việt gian cộng sản ngày nay tại Hà Nội sau 36 năm làm chủ đất nước đã chứng minh những điều ngược lại.

Dĩ nhiên, lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ mà những người sinh sống tại Miền Bắc không quen mắt, không chấp nhận dù họ có thù ghét chế độc cộng sản mà họ đang sinh sống đến tận xương tủy. Người ta không thể chấp nhận một biểu tượng mà người ta không biết, không hiểu, không có những kỷ niệm đẹp, không hy sinh xương máu để bảo vệ nó. Nhất là khi chỉ một sớm, một chiều, những người Việt Nam không chấp nhận Cộng Sản đã mang theo lá cờ vàng trên đường lưu vong, dù phải trải qua những nơi địa ngục trần gian là những nhà tù của cộng sản, và đã phải để lại sau lưng quê hương yêu dấu, mảnh vườn nhỏ, mái nhà ấm cúng, con sông hiền hoà, sau khi đã được chứng kiến chủ nghĩa xã hội cộng sản tiêu biểu cho văn hoá, đạo đức, luân lý Việt Nam phân hoá dần dần trước mắt. Việt Nam Cộng Hoà mặc dù là một xã hội chưa hoàn bị nhưng đã hình thành được mọi cơ cấu của một xã hội văn minh, công bình và dân chủ. Người Việt sống tại Miền Bắc đói khổ, đã phải hy sinh mọi thứ cho nhu cầu chiến tranh theo sự tuyên truyền của cộng sản nên có thể nói hầu hết đều không biết gì về Việt Nam Cộng Hoà.

Việt Nam Cộng Hòa không phải là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, ... mà là xã hội Miền Nam Việt Nam xây dựng trên căn bản giáo dục. Đó là những cô bé, cậu bé đến trường mỗi buổi sáng, mặc đồng phục với nét mặt tinh anh trong sáng của tuổi thơ. Đó là những cô nữ sinh áo trắng dễ thương và ngoan ngoãn, thuần hậu trong gia đình. Đó là những thầy, cô giáo sống và hãnh diện với thiên chức của một bậc thầy và được mọi người trong xã hội kính trọng. Trước 1975 Việt Nam Cộng Hoà đã đào tạo nhiều chuyên viên với tiêu chuẩn quốc tế, văn bằng của VNCH được chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và nhiều quốc gia khác công nhận tương đương hoặc gần tương đương. Nghề thầy do đó không phải là một thứ... “chuột chạy cùng đường mới vào sư phạm” như ngày nay. Nhưng trong ký ức của tuổi trẻ miền Nam Việt Nam thì Việt Nam Cộng Hoà là những con đường ngợp bóng lá me, các nam sinh đi theo nữ sinh mỗi khi tan học nhưng không dám có một cử chỉ sàm sỡ, một lời nói vô lễ. Phải nhắc đến điều này vì những kỷ niệm đẹp của thời thiếu niên thường ghi sâu trong ký ức người ta suốt đời:

Lời ru nào níu được
Lúc những cánh me xanh
Bay mềm con lộ nhớ

Em sau khung cửa đạn soi
Sách ngăn tầm mắt đời ngoài lộ cao
Khi không lòng bỗng dạt dào
Sông tôi cạn nước nguồn nào bỗng đi
(Bài cho người trong vườn dược thảo, thơ Du Tử Lê)

Cuộc chiến càng thảm khốc thì lại có biết bao thanh niên theo tiếng gọi của núi sông lên đường nhập ngũ để bảo vệ một hậu phương bình yên trong đó có cha, có mẹ, có anh, có em, có cái gia đình nhỏ bé của mình. Đó là lý tưởng. Đó là những chàng trai anh hùng của thế hệ. Hàng trăm ngàn bài hát, bài thơ đã được viết ra trong giai đoạn này và cho đến nay vẫn còn là nguồn cảm hứng bất tận cho toàn nước Việt Nam thống nhất. Nó chính là “nhạc vàng” của văn hoá Việt:
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo trúng nhằm nhà tôi
Nhà tôi ở cuối thôn Đoài
Có giàn thiên lý có người tôi thương.(thơ Yên Thao)
Hay
Năm năm rồi đi biệt
Đường xưa chưa lối về
Thương người em năm cũ
Thương goá phụ bên song (thơ Phạm Văn Bình)

Hình ảnh của những tân sinh viên sĩ quan trong quân phục đại lễ ngày tốt nghiệp ở Đà Lạt, ở Nha Trang, ở Thủ Đức là những hình anh tinh anh của dân tộc Việt, không phải là hình ảnh của “nợ máu với nhân dân” sau ngày 1975 đâu. Họ đã chọn binh nghiệp để bảo vệ từng tấc đất của quê hương đang bị dày xéo vì bom đạn gây ra bởi bọn lãnh tụ cộng sản vô thần. Bây giờ sau 36 năm nhìn lại, nhìn thế hệ thanh niên tan rã mệt mỏi, tương lai không lối thoát của Việt Nam thời cộng sản mà thương cho họ không biết là bao nhiêu. Thương tuổi thơ của những người không lý tưởng, chỉ nắm “cái đuôi của đảng cộng sản Việt Nam” mà nhìn ra thế giới bên ngoài và trở thành một thế hệ “vô cảm” đến rợn người. Đời sống chỉ còn là sự tranh đua để đạt được điạ vị trong đảng vì quyền đi với tiền. Bằng được mua bằng tiền chứ không cần học để có kiến thức. Trong một quốc gia nghèo đói vào hàng nhất thế giới nhưng có hàng nửa triệu “tiến sĩ ma” làm trò cười cho thế giới.

Xã hội Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 không phải là hoàn toàn trong sạch, không có bóng dáng của tham nhũng nhưng tham nhũng không phải là một chính sách để cai trị nước như đảng cộng sản Việt Nam ngày nay. Người dân Miền Nam sống hiền hoà trong tôn ti trật tự, trong đời sống hàng ngày, họ không phải đối đầu với cảnh sát, công an. Không phải bất cứ khi nào có việc liên hệ với chính quyền thì phải trả tiền cho công an từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Khi vào bệnh viện, không có việc đút lót tiền thì mới có được giường nằm. Trẻ con học giỏi thì được xếp hạng cao, được cho đi du học dù là con nhà nghèo. Sĩ quan đánh trận oai hùng, gan dạ thì được thăng thưởng. Nhà cháy thì được cứu hỏa chữa cháy chứ không phải trả tiền mới được chữa cháy.
Về chính trị, Việt Nam Cộng Hoà là một nước dân chủ tự do thực sự mặc dù cũng có những khuyết điểm. Trước 1975 tại Miền Nam Việt Nam, chính phủ công nhận đối lập, cho biểu tình chống đối tự do nên từ những năm 1965 đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ, chống Thiệu Kỳ, chống tham nhũng thoải mái của sinh viên học sinh, của nhân dân. Có những ông giáo sư đại học nhận mình là thành phần thứ ba, theo chủ thuyết xã hội chứ không phải là chủ thuyết Mác Lê công khai ra báo, viết sách, viết luận án đại học lên án chính phủ, lên án chiến tranh, nhưng lại ve vãn cộng sản vì lý luận ấu trĩ rằng chính phủ Miền Nam bị Mỹ giựt dây, muốn chấm dứt chiến tranh thì phải nói chuyện với Hà Nội. Kinh tế thương mại tự do không bị chính phủ kiềm chế, về an ninh xã hội người dân được luật pháp bảo vệ, cảnh sát công an ức hiếp nhân dân bị truy tố ra trước pháp luật ngay.
Xã hội Miền Nam tự do tạo môi trường để tinh anh phát tiết trên mọi phương diện. Ngày nay, sau 36 năm nhìn lại, đảng cộng sản Việt Nam vẫn không biết rằng khi giam hãm, đầy đọa hàng triệu người sống ở Miền Nam có liên hệ với chính quyền đem nhốt vào ngục tù, họ đã hủy diệt đi hầu hết những nhân tài về mọi mặt của đất nước, những trí thức khoa bảng mà có thể vài trăm năm sau, Việt Nam chưa thể có lại. Miền Nam Việt Nam không chỉ “sản xuất”có hai “thiên tài” là Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng đâu. Nhưng Việt cộng chỉ “chấp nhận’ có hai người này vì một anh thì trốn lính, sống hèn mọn trong sự che chở bao dung của chính phủ Miền Nam tôn trọng nghệ sĩ, còn người kia thì mang bệnh tâm thần. Cứ đếm lại số sách đã được xuất bản tại Miền Nam trong 20 năm từ 1954 đến 1975, từ khoa học đến chính trị, từ truyện ngắn, truyện dài, thơ văn đến âm nhạc rồi so sánh với 60 năm cộng sản CAI TRỊ Việt Nam thì sẽ hiểu.
Do đó, so với xã hội Việt Nam dưới thời Việt gian cộng sản thì xã hội Việt Nam Cộng Hoà là thiên đường, là con đường mà Việt Nam cần nhiều thập niên mới “back to the future” được. Những người Việt Nam sống tại Miền Nam trước 1975, biết rõ điều này. Lá cờ vàng và danh hiệu Việt Nam Cộng Hoà vì sao vẫn được họ sùng kính dù Việt Nam Cộng Hoà đã mất đi phần đất cuối cùng đã 36 năm.

Vì không được sống, không được trưởng thành, không được hoạt động chính trị, văn hoá hay sống đời quân ngũ của xã hội Miền Nam nên không có gì ngạc nhiên khi những người trí thức Cộng Sản thù ghét bọn cầm quyền cộng sản vì đã hất cẳng họ, đã đẩy họ ra khỏi nước, rồi vì hậm hực nên suốt ngày ngồi viết những điều phản đối bọn cầm quyền cộng sản nhưng vẫn vinh danh bác Hồ và “kẻ cả” xem cộng đồng Người Việt hải ngoại là những kẻ bại trận, lá cờ vàng là vô nghĩa nên không muốn đoàn kết để lật đổ chế độ độc tài cộng sản mà họ là một thành phần cốt cán trước đây. Sống nơi xứ sở tự do này, chúng ta nên tôn trọng họ. Thái độ không muốn đứng chung trong hàng ngũ với Người Việt quốc gia cũng là một điều dễ hiểu: bối cảnh lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam từ 60 năm qua đã chia dân tộc và đất nước Việt Nam ra thành nhiều khối: trí thức, công nhân, cộng sản, quốc gia, vv...vv... Điều khó hiểu là những người cán bộ đảng trung kiên bị thất sủng như ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên thường viết bài dạy Người Việt quốc gia, những công dân của Việt Nam Cộng Hoà chống cộng trong khi họ nhìn thấy trước mắt, cái đảng tạo ra họ, cho họ một vị thế, một tên tuổi, chính cái đảng đó đang làm tan rã đất nước và con người Việt Nam. Cái đảng bất nhân đó đang chia 85 triệu Người Việt ra làm hai khối: đại đa số quần chúng bình dân, không có phương tiện về an sinh xã hội, không có giáo dục, sống đời nô lệ phục vụ cho một thiểu số cán bộ tham ô mà ngôn ngữ Việt cộng gọi là “quan tham”. Cái đảng bất nhân đó đang đưa đất nước đến cái họa diệt vong trong tay Tàu Cộng.
Sau 1975, Người Việt Quốc Gia, những công dân của Việt Nam Cộng Hoà vì thất thế nên chúng gọi là “ngụy”, đày ải quân dân cán chính trong rừng già để chết dần chết mòn, gia đình ly tán, con cái thất học, nên bằng mọi cách Người Việt Quốc Gia phải ra đi và bằng ý chí cương cường quật khởi cuả dân tộc Việt Nam, khối Người Việt Tự Do, những công dân cuả Việt Nam Cộng Hoà đã chọn thế giới làm lãnh thổ, phát triển tài lực và trí tuệ, ngăn chận được sự tuyên truyền và bành trướng của bọn Việt gian cộng sản khắp nơi. Có mà nằm mơ, người ta cũng không thể nghĩ rằng những công dân Việt Nam Cộng Hòa trong điều kiện sinh sống dù lưu vong, dù trong lao tù cộng sản đã giữ vững được ý chí chống cộâng đến thế. Thế hệ thứ hai của cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản, của những công dân của Việt Nam Cộng Hòa vẫn giữ được nguyên vẹn đạo đức và luân lý của Việt Nam. Trong mọi gia đình, những đứa trẻ không nói rành tiếng Việt hay nói tiếng Việt với giọng ngọng nghịu của người bản xứ nhưng đều là những đưá trẻ ngoan ngoãn vì chúng biết rằng cha mẹ chúng phải lưu vong, phải hy sinh nhiều để chúng được lớn lên ở một đất nước tự do, có cơ hội để phát triển trí tuệ, những điều chúng sẽ không có được nếu sống dưới một chế độ cộng sản, như Việt Nam cộng sản ngày nay, như Cuba, như Bắc Hàn, hay ngay cả Trung cộng...

Nhưng những người như ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín đâu phải là ngụy. Các ông này là những “trí thức cộng sản” lớn lên trong lòng chế độ. Đáng lẽ các ông đừng hèn, hãy ở lại Việt Nam, hãy kêu gọi nổi dậy, hãy dẫn dắt toàn dân chống lại cái đảng cướp đã tạo ra các ông, hãy cho toàn dân biết ‘chúng” đã đi sai... đường cách mạng. “Con đường Bác đi” cuả các ông không lẽ lại là con đường... bi đát, đưa hàng trăm ngàn gái Việt ra hải ngoại lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, làm mãi dâm mới có cơm ăn? “Con đường Bác đi” không lẽ lại là con đường dâng nước Việt cho Tàu? Các ông hãy can đãm đứng dưới ngọn cờ do các ông lựa chọn miễn là các ông bảo vệ được dân, được đất nước khỏi rơi vào tay giặc là được. Hãy hành động như các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã làm trước khi bị tước súng vì một thế cờ chính trị thế giới: họ đã đứng lên, đã anh dũng hy sinh, đã chống lại áp bức của chính quyền để bảo vệ dân, bảo vệ từng tấc đất Miền Nam để rồi đảng các ông đã lừa gạt dân Miền Bắc, đưa họ vào Nam, đem sinh mạng làm bia đỡ đạn để “giải phóng” một Miền Nam trù phú, một xã hội tôn ti trật tự, đạo đức văn hoá, luân lý cần được bảo tồn.

Mới đây có một bài viết của một người thuộïc thế hệ trẻ có tựa đề “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” do diễn đàn danchimviẹt.com phổ biến với lời toà soạn như sau:
(Trích)
LTS: Trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa VN hôm nay, tìm hiểu tư duy của lớp người trẻ không tham dự vào cuộc chiến quốc-cộng trước kia - mà sẽ là chủ lực cách mạng nay mai - là một điều cần thiết. ĐCV chọn đăng bài viết của tác giả Tiên Sa trên mạng xã hội facebook cũng nằm trong tinh thần đó. Mời bạn đọc cùng suy tư và chia sẻ. (hết trích)

Nội dung bài viết của người bạn trẻ này cũng như nội dung bài viết của ông cán bộ già thất sủng Nguyễn Minh Cần giống nhau ở chỗ: cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền cộng sản chưa xảy ra nhưng họ đã sợ lá cờ vàng và chế độ Việt Nam cộng hoà được tái lập ở Việt Nam... sau 36 năm bỏ chạy. Đào Nương tôi không tin đây là bài viết của một người viết trẻ ở hải ngoại. Thật ra, tháng 4, 1975, Người Việt Miền Nam đã quá mệt mỏi với một cuộc chiến không lối thoát giữa hai ý thức hệ tự do và cộng sản. Cái thành trì bảo vệ thế giới tự do đã không còn đứng vững sau khi tổng thống Hoa Kỳ Nixon qua gặp Mao Trạch Đông va øChu Ân Lai. Giữa một bên chiến đấu với viện trợ có điều kiện và một bên được viện trợ vô điều kiện của khối cộng sản, sự chiến thắng khó lòng ở về phía VNCH. Khi buông súng năm 1975, Người Việt Miền Nam đã muốn “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” để hai miền cùng nhau xây nước và dựng nước chứ. Nhưng việc gì đã xãy ra sau đó, chắc Ban Biên Tập của Đàn Chim Việt, nơi phát tán những bài viết của ông Nguyễn Minh Cần và “người bạn trẻ” Tiên Sa chắc đã biết rõ hơn ai hết: hàng triệu quân dân cán chính Miền Nam bị đầy vào lò “cải tạo”, gia đình họ bị đẩy đi vùng kinh tế mới, cướp nhà, cướp cuả, con cái họ không được đến trường. Cho đến ngày nay, những người sinh sống tại Miền Nam vẫn còn là những công dân hạng hai trên đất nước mình. Vì nghĩ rằng “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên”nên hàng triệu người Miền Nam đã buông súng, xếp hàng đi tù cải tạo vì nghĩ rằng một giai đoạn chiến tranh tương tàn đã đi qua, đi trình diện một tháng rồi về sống đời công dân của một quốc gia độc lập và thống nhất. Chuyện gì đã xãy ra cho họ, cho những người sinh sống tại Miền Nam sau 1975?
Không lẽ ngày nay, trong công cuộc cứu nước, khi không còn ở vị thế cầm quyền thì những công dân của Việt Nam Cộng Hoà không thể là một tiếng nói đối lập với cái chính quyền vô nhân đang cai trị đất nước Việt Nam hay sao? Chúng ta sẽ đấu tranh để những người dân của đất nước Việt Nam dân chủ và tự do có quyền lựa chọn cho họ một đảng phái cầm quyền, họ sẽ biểu quyết về một lá cờ tượng trưng cho đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có 3 triệu đảng viên hầu hết là bọn thất học, tham ô. Cứ nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay thì thấy rõ. Cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở nước ngoài có 3 triệu người nhưng đồng thời họ cũng là công dân của những quốc gia tự do và dân chủ. Việc họ phải sống lưu vong ở hải ngoại không phải là một việc trốn chạy hèn nhát mà là hậu quả tất nhiên cuả một cuộc chiến tương tàn có kẻ thua, người thắng. Khi họ tập hợp để nói lên tiếng nói của Người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản, một tiếng nói đối lập là một việc làm cần thiết khi Người Việt không thể làm được điều này ở quê hương. Tiếng nói đối lập này và lá cờ vàng trong giai đoạn này chắc hẳn là cần thiết cho công cuộc đấu tranh hơn là tiếng nói “lèm bèm” của những ông đảng viên thất sủng “chạy trốn” ra nước ngoài chứ?

Hy vọng bài viết này sẽ giải thích được phần nào tại sao Người Việt không cộng sản không thể “Để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên”được. Vì đó là tương lai của đất nước Việt Nam. Đừng bàn cãi trên những trang giấy hay trên những trang mạng điện tử. Thực tế chứng minh cho hành động. Trong 60 năm, đảng cộng sản Việt Nam đã tàn phá đất nước và con người Việt Nam đến tận cùng đáy vực, khi các ông “trí thức cộng sản” đủ hết hèn để la làng (nhưng cũng phải núp đàng sau cái xác còn thở của “đại tướng”) về cái hoạ mất nước mà cũng chỉ như tiếng rên trong lăng Ba Đình cuả cái xác thối rữa chưa chôn thì chúng ta có cần bàn cãi thêm về cờ vàng hay cờ đỏ không? Ngược lại, chỉ trong 36 năm, cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản đã “bành trướng” điạ bàn hoạt động khắp năm châu, những khu phố Việt Nam sầm uất, vững mạnh hơn các ChinaTown của người Tàu, mỗi năm cộng đồng Người Việt gửi về nuôi thân nhân hàng chục tỹ đô la. “Chạy trốn, thua trận” mà làm nên ... nghiệp lớn như vậy trong khi bọn cộng sản Việt Nam thì co cụm lại trong các toà sứ quán, ra đường thì mắt la, mày lét sợ người dân bắt gặp. Lãnh tụ ngoại giao như tên Nguyễn Xuân Việt ở Jordanie thì hành xử như bọn đầu gấu, du đãng khiến thế giới phải bàng hoàng và người nữ công nhân 20 tuổi bị xúc phạm đã được Hoa Kỳ cho nhập cảnh vì lý do chính trị thì đủ hiểu.
Dĩ nhiên, ở đâu, xã hội nào thì cũng gồm đủ con gà, con công, con phụng... đừng nhìn vào đàn gà của cộng đồng Việt Nam hải ngoại rồi kết luận tất cả chỉ là một đàn gà mà lầm to. Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giãi với nội bộ”. Trong khi nếu vì tương lai dân tộc thì phải tìm cách liên kết mọi người với nhau chứ. Ra đến hải ngoại vẫn còn sợ lá cờ vàng nhưng tiền bạc của cờ vàng thì đưa lên mặt mà hít hà. Khinh bọn “thất trận, giặc ngụy” bỏ chạy, nhưng lại sợ chúng nó trở thành một thế chính trị đối lập trở về nhưng vẫn ra chính sách ve vãn Việt kiều. Chơi với cái đầu “ngụy” thì không dám chơi chỉ muốn chơi với các “khúc ruột thừa” của họ?

Việt Nam Cộng Hoà phải sống mãi trong lòng người Việt không cộng sản là vì thế! Vì không muốn nhận sự nhục nhã là công dân của một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, muốn bảo vệ ngư dân cũng phải xin phép “thằng” Tàu cộng!
Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.

Tuần Báo Saigon Nhỏ số ra ngày 11 tháng 3, 2011
Đào Nương

18 thg 3, 2011

'Mỹ chất' của dân một nước lớn

Ngô Nhân Dụng

Người Việt Nam vốn kính trọng dân Nhật. Mà ít thù hận họ, so với dân các nước Á Ðông khác. Có lẽ vì, không như ở Hàn Quốc và Trung Quốc, thời gian quân Nhật chiếm và cai trị nước ta rất ngắn, tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.

Trận động đất ở Fukushima vừa qua lại khiến nhiều người Việt thán phục tinh thần của người Nhật Bản hơn. Ở nhiều quốc gia, khi có một trận động đất làm cho bao nhiêu nhà cửa đổ nát như thế này, một mối lo của giới cảnh sát là người ta đến hôi của tại các cửa hàng. Ở Nhật Bản không thấy.

Chủ Nhật vừa qua, 13 tháng 3, 2011, ông Nguyễn Ðình Ðăng, làm việc ở Nhật Bản từ năm 1995, đã bày tỏ niềm kính trọng trong blog của ông: “...Xem trên TV thấy cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ Nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ Thứ Sáu (ngày động đất). Ông kết luận: “Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm họa... là một đất nước thực sự vĩ đại.”

Hai chữ “vĩ đại” có quá đáng hay không? Chúng ta nhớ trong phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, có đoạn một phóng viên hỏi mấy em bé (với biểu ngữ viết mấy chữ “vĩ đại”) rằng: “Các em đã thấy cái gì vĩ đại bao giờ chưa?” Các cháu bé cười! Có lẽ tấm lòng cảm phục diễn tả qua hai chữ “vĩ đại” cũng không phải là quá đáng. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Ðăng, với hai bằng tiến sĩ Vật lý và Toán học, “đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên Xô cũ, một thời gian tại Châu Âu và thăm một số trường đại học tại Hoa Kỳ,” theo lời tự thuật trong một bài trước đây. Những lời ngợi khen của ông chắc rất có cân nhắc và rất thành thật.

Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong những cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không. Một dân tộc sẽ được người ta kính trọng khi tư cách chững chạc, đường hoàng thể hiện ngay trong tư cách của những người dân bình thường, chứ không phải chỉ thấy trong những công trình văn hóa, kinh tế, đồ sộ. Khi nhìn các Kim Tự Tháp ở Ai Cập hay các vận hà và Vạn Lý Trường thành ở Trung Quốc, người ta không quên rằng trong đó cũng thể hiện chế độ khắc nghiệt của các vua chúa và thân phận khốn cùng của hàng vạn dân phu. Nền văn hóa của một dân tộc thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường.

Trong cuốn tự truyện “Niên Biểu,” Phan Bội Châu kể những kinh nghiệm đầu tiên đối với dân Nhật vào năm 1905, là trên xe công cộng có ai bỏ quên đồ thì cũng không lo bị ai lấy mất. Cụ đi xe lửa từ Thần Hộ (Kobe) tới Hoàng Tân, xuống ga, chờ hành lý mà không thấy. Nhưng một viên chức đã trấn an, gọi xe đưa cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ đến quán ăn mà ông ta đã giữ chỗ cho trước. Tới nơi, thì hành lý của họ cũng tới. Hai cụ đã từng bỏ quên đồ trên xe lửa, vài ngày sau tới tìm thấy vẫn ở chỗ cũ. Cụ nhận xét: “Chính trị của cường quốc với trình độ của quốc dân chỉ một việc ấy!” Cho nên, cụ cũng khen người Nhật không khác gì ông Nguyễn Ðình Ðăng, một trăm năm sau: “Mỹ chất của dân quốc nước lớn thiệt có như thế!” Chúng tôi lập lại hai chữ “Mỹ chất” trên tựa đề là để chúng ta cùng tưởng nhớ Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu bày tỏ niềm cảm phục khi gặp một người phu kéo xe ở Tokyo. Trở lại Nhật Bản lần thứ hai sau khi về nước, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến Ðông Kinh để tìm một sinh viên người Trung Hoa học ở trường Chấn Võ. Một người phu xe biết đọc chữ Hán đưa hai ông khách Việt Nam từ ga xe lửa tới trường, nhưng anh du học sinh đó đã đi ở chỗ khác rồi. Người phu xe bảo hai khách ngoại quốc chờ ở một đầu phố, anh ta đi tìm giúp. Chờ từ 2 giờ đến 5 giờ chiều, anh phu xe trở lại, báo tin đã tìm được địa chỉ. Anh đưa hai người đến khách sạn nơi chàng sinh viên Trung Hoa đang ở trọ. Hai nhà cách mạng Việt Nam muốn đền ơn, đưa cho anh ta một đồng. Anh ta nhất định từ chối, chỉ nhận đúng 52 xu. Anh giải thích: Vì đó là giá một chuyến xe đi từ nhà ga Tokyo đến khách sạn này. Phan Bội Châu kết luận: “Than ôi! Trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!

Một người Việt Nam khác cũng vừa mới “phải hổ thẹn về một bài học làm người” sau khi gặp một em bé lên 9 tuổi trong vùng Fukushima bị động đất. Câu chuyện của anh Hà Minh Thành đã được truyền bá khắp các mạng của người Việt Nam trong và ngoài nước, chỉ xin kể vắn tắt. Cùng với các cảnh sát Nhật đến Fukushima lo việc cứu trợ người bị nạn, anh Thành gặp một em bé 9 tuổi, rét lạnh vì chỉ mặc một mảnh áo thung và chiếc quần cộc tập thể dục, đang xếp hàng chờ nhận thức ăn cấp cứu. Cha mẹ và gia đình em có lẽ đã tử nạn cả. Anh Thành cởi chiếc áo lạnh của mình tặng em bé, em nhận lấy. Anh lại đưa cho em bao lương khô khẩu phần ăn tối của mình. Em bé cúi đầu, nghiêng mình cảm ơn như lối người Nhật. Xong, em đem gói lương khô đó tới để chung vào thùng thực phẩm mà người ta đang phân phát rồi lại quay lại xếp vào hàng như cũ. Anh Thành “mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: ‘Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.’”

Hà Minh Thành viết: “Xưa nay tôi không phục người Nhật lắm. Từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.” Anh kể chuyện một ký giả Trung Quốc tên là Vương Hy Văn cùng với anh đi ngang qua một ngôi nhà bị sập. Họ trông thấy rất nhiều đồng tiền giấy “có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ra, ướt, nằm tứ tán cả bãi đất.” Tổng cộng số tiền rơi vãi chắc cũng vài chục triệu yen, một đô la Mỹ hiện đổi được khoảng 78 yen. Nhưng mà chẳng ai thèm nhặt. Cũng giống như năm 1905 Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ thấy không ai lượm lấy đồ người khác bỏ quên trên xe lửa! Một trăm năm sau, nhà báo Trung Hoa cũng phải thú nhận: “50 năm nữa, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ.” Vương Hy Văn không dùng hai chữ “vĩ đại” nhưng niềm kính trọng cũng cao như của Nguyễn Ðình Ðăng.

Khổng Tử vẫn còn “sống” ở Nhật Bản trong mấy thế kỷ qua, mặc dù họ đã “duy tân” theo Âu Mỹ được hơn một thế kỷ rưỡi. Nhà báo Mỹ T. R. Reid kể rằng khi các con ông được nhận vào học mấy năm ở trường tiểu học Yodobashi số 6, Tokyo, thì “bài học mạnh nhất mà các con tôi mang theo được sau khi rời ngôi trường Nhật Bản này là một điều mà chúng tôi không chờ đợi. Các cháu được dạy để trở thành những môn đồ Khổng Giáo tí hon (to be little Confucians).” Ngôi trường công lập đó dùng biết bao nhiêu thời giờ, kỹ xảo và năng lực để dạy các bài học đạo đức: đức hạnh công dân, cách cư xử đúng, hành vi đúng, như là những thành tử trong một cộng đồng. Reid đã việt cuốn “Confucius Lives Next Door” (Ông Khổng Tử bên hàng xóm). Mỗi khi nhà báo thắc mắc tại sao người Nhật lại hành động khác hẳn lối người Mỹ, ông hàng xóm của Reid ở Tokyo, ông Matsuda Tadao lại giải thích bằng một câu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” Trước năm 1945, ở Việt Nam các bậc cha mẹ, ông bà cũng thường dạy con cháu như vậy: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” T R Reid giải thích tất cả những đức tính của người Nhật Bản, lễ độ, liêm khiết, trung trực, trọng công ích, danh dự, tín nghĩa, vân vân, là nhờ nền giáo dục Nho Giáo. Người Trung Hoa và người Việt Nam đã tự cắt đứt với truyền thống đó, thay các quy tắc đạo lý của Khổng Mạnh bằng các khẩu hiệu chính trị nhập cảng từ Nga Xô.

Trong một bài về đời sống dân Nhật, Nguyễn Ðình Ðăng đã kể chuyện bà vợ và con ông đánh mất ví, rồi sau đó có người lượm được đã đem trả, hoặc gửi bưu điện trả tận nhà. Trong một cuộc hội nghị khoa học, một giáo sư người Ý đến dự, cũng mất thẻ thông hành (hộ chiếu) trong khi đi chơi Tokyo. Anh ta hết sức hốt hoảng, nhưng mọi người nói anh cứ yên tâm, gọi điện báo cho Ðại Sứ Quán rồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Ðại Sứ Quán Italia gọi điện thoại nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến cho. Nhà khoa học người Ý kêu lên: “Thật là không thể tin được!”

Nguyễn Ðình Ðăng cũng giải thích tư cách đạo đức của người Nhật đạt được là nhờ nền giáo dục, giống như T R Reid. Nhưng ông còn nhận thấy một yếu tố quan trọng khác, nằm trong chế độ chính trị nước Nhật: Ðó là quyền tự do phát biểu. Reid là người Mỹ, đối với ông thì cuộc sống tự do dân chủ ở Nhật không có gì khác lạ với ở Mỹ, cho nên ông chỉ so sánh nền giáo dục hai nước. Nguyễn Ðình Ðăng từ Việt Nam sang Nhật nên nhìn thấy những điều T R Reid không quan tâm.

Nước Nhật đã có một hiến pháp dân chủ do người Mỹ soạn cho, sau khi Nhật bại trận. Ông Ðăng viết: “Quyền tự do cá nhân được Hiến Pháp tôn trọng tuyệt đối,” và “ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn, hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm...” Ông Ðăng còn thấy khi tới sống ở nước Nhật cả trẻ em cũng cảm thấy được sống tự do: “Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp Một. Tôi hỏi cháu: ‘Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?’ Cháu trả lời: ‘Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.’”

Ông Ðăng nhớ lại câu chuyện của chính con trai của ông, nói với cha là cháu đã biết nói dối lần đầu tiên khi còn học lớp Một ở Hà Nội. Sáng hôm đó cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực, hãy để tay lên bàn.” Các học sinh để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực, nhưng không muốn ăn vụt, nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!” Cháu được cô tha.” Ông kết luận: “Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.”

Nhưng Nguyễn Ðình Ðăng vẫn nhìn xa hơn câu chuyện trước mắt: “Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.”

Tất cả mọi người Việt Nam đều muốn nước mình sẽ tiến bộ, có ngày theo kịp dân Nhật Bản. Qua những câu chuyện trên đây ai cũng có thể rút ra những kết luận phải làm gì. Phải có tự do dân chủ. Phải xây dựng nền giáo dục dựa trên đạo lý; không bắt các nhà giáo, các khoa học gia, nhà văn, nghệ sĩ làm nô lệ cho các cán bộ chính trị. Ðừng để đến đầu thế kỷ 22 lại có người Việt Nam đến nước Nhật và cảm thấy hổ thẹn như ông, cha đã từng hổ thẹn.

16 thg 3, 2011

Xem giải thích về cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima (NHK)







http://www.voanews.com/vietnamese/news/

Trận động đất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Nhật?


Khoa Diễm, thông tín viên RFA
2011-03-13

Trận động đất lớn nhất tại Nhật Bản đã gây thiệt hại lớn đến tiền của cũng như nhân mạng của đất nước này, đây là một sự mất mát lớn lao. Tuy nhiên, một số chuyên gia về kinh tế cho rằng trong sự rủi vẫn còn có cái may khi nói đến nền kinh tế Nhật.

Khoa Diễm có cuộc nói chuyện với GS David Griffith, thuộc Đại Học Michigan State, Hoa Kỳ, người có hơn 20 năm nghiên cứu về văn hóa cũng như kinh tế Nhật, để tìm hiểu thêm về tương lai kinh tế của đất nước mặt trời mọc.

Rất bi thảm trong thời gian ngắn

Khoa Diễm: Thưa GS, trước hết xin cám ơn ông đã dành thì giờ cho chúng tôi. Thiên tai vừa xảy ra với Nhật Bản quả là một cú sốc lớn cho đất nước này nói riêng và cả thế giới nói chung. Xin ông tóm lược sơ về tình hình hiện tại của Nhật.

Griffith: Rất nhiều thứ đang bị hư hại, từ những khu dân cư lớn đến nhà máy lọc đã bị bốc cháy, số người bị thiệt mạng tính tới thời điểm này là khoảng 1000 người. Các tuyến xe lửa ngưng vận hành, điện thoại di động không bắt được sóng tại Tokyo nên chúng ta có thể nói rằng ảnh hưởng trong thời gian ngắn sẽ rất bi thảm.

Từ đó chúng ta sẽ thấy sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu, nền kinh tế thì đang lần mò ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu và đây sẽ là một bước lùi trong tiến trình này. Tuy nhiên, thời gian là một yếu tố khá quan trọng, chúng ta nên chờ khoảng 1-2 ngày nữa để nhìn thấy được toàn diện những thiệt hại và xác định tầm cở của dư chấn sau 1-2 tuần lễ nữa.

Khoa Diễm: Ông vừa nhắc đến những nhà máy lọc và chúng ta cũng không thể quên là Nhật dựa vào năng lượng hạt nhân rất nhiều trong việc sử dụng năng lượng của quốc gia, vậy thì nhu cầu này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Griffith: Vấn đề ngưng hoạt động lò năng lượng hạt nhân làm cho giá của xăng dầu của Anh Quốc có tăng lên đôi chút vì đúng như chị đã nói, người Nhật dựa vào năng lượng hạt nhân nên bây giờ khi mất đi nguồn cung cấp này thì họ buộc phải thay thế.
Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là giá xăng dầu trên toàn cầu đã có phần thuyên giảm xuống khoảng 100 đô la cho một thùng dầu thô vì họ nghĩ rằng nhu cầu xăng dầu sẽ giảm sau trận thiên tai này trong một thời gian ngắn.

Khoa Diễm: Kinh tế của Nhật Bản đã từng bị cho là già nua và không theo kịp tầm phát triển của quốc tế, trong bảng xếp hạng vào năm ngoái thì kinh tế Nhật rơi xuống hạng 3, sau Mỹ và Trung Quốc. Bây giờ họ lại phải đối đầu với thiên tai này, liệu Nhật có cơ hội vực dậy nền kinh tế quốc gia không?

Griffith: Nếu chúng ta nhìn lại sự ảnh hưởng toàn diện về các cơ sở sản xuất của Nhật như Honda, Toyota, Sony thì những nơi này đã bị thiệt hại rất nhiều nhưng họ cũng đã hoạt động trở lại nên chúng ta sẽ không cảm thấy được sự ngưng đọng sản xuất từ Nhật Bản.

Một điều thú vị là những nhà sản xuất xe của Nhật không bao giờ tăng giá xe của họ. Hình như trong suy nghĩ của họ, giá cả tăng không phải là một nước cờ hay. Thế nhưng chúng ta sẽ thấy sự gián đoạn trong phân phối sản phẩm vì việc di chuyển đang gặp khó khăn, ít nhất là trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật thì đang thiếu nợ rất nhiều và với thiên tai này họ sẽ phải vay mượn thêm nhiều nữa để xây dựng lại nhưng nhìn về một khía cạnh khác thì đây là một việc không đến nổi tệ vì khi xây dựng lại thì họ sẽ bắt đầu với những thiết bị khoa học tối tân nhất cũng như người dân sẽ có công ăn, việc làm và thời gian để quay lại cuộc sống trước thiên tai sẽ được rút ngắn lại.

Trong tương lai một Nhật Bản mạnh hơn

Khoa Diễm: Vậy tôi có thể nào gọi thiên tai này là một con dao hai lưỡi, một sự đánh thức hay không?

Griffith: Tôi sẽ không cho việc này là một điều tốt vì đã gọi là thiên tai thì không thể nào tốt được nhưng từ đó một sự ảnh hưởng tốt về kinh tế, một sự kích thích kinh tế. Kinh tế của Nhật nói riêng và của thế giới nhìn chung thì trong 18 tháng qua đã phải gặp nhiều khó khăn, trong số này đương nhiên không có Trung Quốc.

Ngoài ra trong chính trường thì Nhật cũng gặp một số khó khăn trong năm qua nhưng theo nhận xét của tôi thì Nhật là một quốc gia lớn, có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế thế giới, bây giờ điều quan trọng là họ định hướng như thế nào để xây dựng lại một Nhật Bản cường mạnh.
Đây chỉ là một bước lùi nhỏ và nếu như chương trình xây dựng lại của họ đi đúng hướng thì chúng ta sẽ thấy một Nhật Bản mạnh hơn trước khi trận động đất xảy ra rất nhiều.

Khoa Diễm: Theo ông thì người dân Nhật sẽ đối diện với việc này ra sao và tương lai gần trong vòng 3 tháng tới của Nhật sẽ như thế nào?

Griffith: Nhật là một nền kinh tế mạnh và tôi không nghĩ rằng đây sẽ là một tác động lớn đối với vai trò của Nhật trên thương trường quốc tế. Trong vòng từ 3 đến 6 tháng chúng ta sẽ thấy sự trở lại của Nhật vì trận sóng thần và động đất sẽ không thể ảnh hưởng quá lớn đến kinh tế của Nhật.

Người Nhật là những người rất can trường, chịu khó, có lòng tự trọng và cầu tiến cao do đó, việc họ trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian ngắn nhất không nằm ngoài dự đoán của tôi.

Khoa Diễm: Xin cám ơn ông rất nhiều cho buổi nói chuyện hôm nay.


7 thg 3, 2011

Chuyển những giấc mơ thành hiện thực




Chuyển những giấc mơ thành hiện thực:
Quyền lực để hoàn thành những mục tiêu của bạn .
Nicklas Ehrlich
NVV.
Bộ óc của bạn có thể lưu giữ 280 triệu triệu triệu
(280 với 18 zero) dữ kiện của trí nhớ (bits of memory)
và có thể điều hành nhanh hơn bất cứ một máy điện toán nào .

Ý thức của bạn có thể xử dụng,điều khiển 40 bit dữ kiện,
tin tức trong một giây . Trong khi đó, tiềm thức của bạn
điều động một số lượng to lớn,vĩ đại vô cùng 20 triệu bít
trong vòng một giây đồng hồ .Điều này quả thật rất có
ý nghĩa : Tiềm thức của bạn hay ý thức tự hoàn chỉnh
cuộc sống của bạn hoạt động nhanh năm trăm ngàn lần
(500.000) hơn ý thức thực sự của bạn .

Tại sao điều này lại quan trọng như vậy? Chỉ vì bộ óc
của bạn cũng giống như một máy điện toán có uy lực vậy,
hơn thế nữa,nó còn phức tạp hơn và nhanh hơn nhiều -
nó ảnh hưởng trực tiếp đến bạn,bạn là ai,bạn làm
cái quỉ quái gì vậy,và những kết quả sau đó .

Làm sao bộ óc của tôi,trên thế giới này, giống như
một máy điện toán,một computer được? và làm sao
bộ phận bên trong(internal computer) ảnh hưởng ,
tạo dựng đời sống tôi được ?
Cả hai đều xử dụng ,điều hợp tin tức,dữ kiện và
cho chúng ta những dữ kiện đã lưu trữ; máy điện toán
computer cho bạn hình ảnh,ngôn từ, chữ số,trong khi đó,
bộ óc của bạn biểu lộ,trình diễn chính nó
qua những cảm nhận về hiện thực cuộc đời .

Cả hai đều co những hệ thống hoạt động . Máy điện toán
qua hệ thống điều hành Windows, còn bộ óc của bạn
hoạt động bằng ý thức của bạn .
Cả hai đều hoạt động ,xử dụng những quy trình (programs)
để hoàn tất những kết quả như ý muốn . Máy điện toán
điều hành qua hệ thống Words hay Excel,trong khi đó,
bộ óc của bạn thi hành theo những tin tưởng đã được
quy trình của bạn ( YOUR PROGRAMMED BELIEFS ).

Bạn có thể thay đổi kết quả cho máy điện toán cũng như
bộ óc bằng cách chuyển hóa quy trình (programming) mà
những hệ thống điều hành đã xử dụng . Nói khác đi,bạn
có thể chuyển hóa đời bạn bằng cách thay đổi những
niềm tin của tiềm thức đã ghi sâu vào trong bạn.
Nghĩ những niềm tin đó như những quy trình hay
những ần ngữ tạo nên cuộc đời của bạn - nếu bạn
thay đổi những tín hiệu sâu thẳm đó,thì bạn có thể
thay đổi,chuyển hóa hiện thực của chính bạn .

Nghiên cứu trong khoa học nơ-ron,sinh học tế bào,
vật lý quan-tum và tâm lý học đã cho thấy rằng niềm tin
của chúng ta ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công
cũng như những thành quả của chúng ta trong cuộc sống .
Giờ đây chúng ta biết rằng thực sự ,mọi sự việc
trên đời đều bị ảnh hưởng bởi niềm tin ,sự tin tưởng
của chúng ta dù ý thức hay tiềm thức ,nhưng chính
tiềm thức tác dộng mạnh đến kết quả của đời sống hơn .

Chính tiềm thức tức ý thức sâu thẳm trong con người bạn
đã quyết định 95% những quy trình của bạn,cho bạn những
kết quả ,tạo thành cuộc sống hay hiện thực của bạn .
Bộ óc không có thể thể hiện,cho biết một hiện thực ,
một cuộc đời hoặc thành công hoặc chu toàn nếu như
chúng ta không có những dữ kiện trong tiềm thức hổ trợ .
Bạn có thể xử dụng,quy trình lại, hay chuyển hóa những
quy trình cũ kỷ,không tốt,thiếu chất lượng bằng chính
quy trình mời,hoàn thiện . Về lâu dài,bộ óc bạn sẽ chấp
nhận những đổi mới,xây dựng lại một hệ thống tiếp nối
để thay đổi những quy trình củ hay không thích hợp nữa .
Một khi sự việc này xãy ra, tư tưởng bạn,tình cảm bạn và
cách biểu hiện của bạn cũng thể hiện từ một hệ thống
tin tưởng lành mạnh,kết quả là sự toàn thiện và
thành công trong đời sống .

Mọi sự việc đều được hình thành theo sức mạnh
của niềm tin chính bạn .

Quy trình tiềm thức của bạn đang diễn biến,tạo thành
là kẻ tạo tác nên cuộc đời của bạn .Chuyển hóa quy trình
đó để hoàn thành cho chính bạn,và như vậy bạn có thể
sống cuộc đời như bạn ước mơ .
NVV.

4 thg 3, 2011

Trung Quốc mong Nguyên thay Ðô la

Ngô Nhân Dụng

Sau khi lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Ðào đã tổ chức nhiều buổi “học tập” bí mật với các chuyên gia; trong đó một số người đã thuyết trình về vận thăng trầm của các cường quốc trong lịch sử. Các người lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa học được một điều, là một nước chỉ chiếm được địa vị siêu cường nếu đồng tiền của họ được các nước khác dùng làm một “ngoại tệ dự trữ.” Tức là đồng tiền của một siêu cường được các nước khác dùng để thanh toán khi mua bán với nhau, dùng như một thứ tiền tệ chung.
Thế kỷ 19 các nước trong đế quốc Anh giữ đồng Bảng Anh làm dự trữ; các thuộc địa của Pháp bị bắt buộc phải giữ đồng Franc. Sau Ðại Chiến Thứ Hai, Nga Xô buộc các nước chư hầu sử dụng đồng Rúp khi thanh toán thương mại, mặc dù họ trao đổi theo kế hoạch chung không cần đến tiền tệ làm trung gian cũng được. Bên ngoài khối cộng sản, thì đồng đô la Mỹ chiếm ưu thế. Các nước khi mua hay bán với nhau muốn được thanh toán bằng đô la, khi đi vay nợ cũng vay, trả lẫn nhau bằng đô la. Các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo đã nghĩ tới tương lai, khi nào đồng Nguyên (gọi là tiền nhân dân, nhân dân tệ) cũng chiếm được một địa vị, nếu chưa bằng đô la Mỹ thì ít nhất cũng ngang với đồng Euro của Âu Châu, đồng Franc Thụy Sĩ, hay đồng Yen Nhật Bản.

Vì sức mạnh và cơ cấu cởi mở của nền kinh tế Hoa Kỳ, mọi người biết khi cầm đô la Mỹ trong tay là có thể mua được nhiều thứ hàng cần thiết, mà không ai từ chối. Sau Ðại Chiến Thứ Hai, đô la Mỹ chiếm địa vị thống ngự tài chánh thế giới. Có đô la đem đi đâu cũng đổi được ra đồng tiền bản xứ mà chi dùng. Các nước mua bán với nhau, dùng đô la thanh toán. Người Brazil muốn mua ngọc của Miến Ðiện khỏi phải đi mua đồng “ky-ét,” tiền của nước này; người Angola muốn mua dầu lửa Mexico cũng không cần tìm mua đồng peso. Mọi người, đi mua cái gì, mua của ai, đưa đô la Mỹ ra trả, đều được chấp nhận. Những người bán các món hàng mà cả thế giới cần mua lẫn của nhau như dầu lửa, quặng mỏ, gạo, lúa mì, xe hơi, vân vân, đều yêu cầu được trả bằng tiền của Mỹ.

Một hậu quả là các nước cần giữ đô la Mỹ trong tay. Ngoài ra họ còn phải cất giữ một số đô la Mỹ trong nhà, coi như tiền dự trữ, phòng khi cần đến. Chẳng hạn, một nước bình thường mỗi tháng nhập cảng 100 tỷ đô la hàng hóa thì cần giữ sẵn ít nhất 200 hoặc 300 tỷ đô la. Ðủ để thanh toán hai, ba tháng số tiền mua hàng từ nước ngoài, dù nước đó có xuất cảng được bao nhiêu cũng vậy. Chỉ cốt dự phòng thế thôi, để lỡ khi những người mua hàng của mình không thanh toán được thì mình vẫn có tiền để mua dầu lửa, mua giấy, mua máy móc về dùng.

Một nước không giữ đủ tiền dự trữ thì sẽ bị thiệt hại. Như ở Việt Nam hiện nay, số đô la dự trữ chỉ đủ để trả hơn một tháng hàng hóa nhập khẩu; trong khi cán cân thương mại thì khiếm hụt nặng, tức là mua vào nhiều hơn bán ra. Những nước bán hàng cho một nước dự trữ yếu sẽ ngần ngại không muốn bán chịu cho họ. Bán chịu, giao hàng rồi cho anh trả trễ 3 tháng, 6 tháng, lỡ đến lúc thanh toán mà anh hết tiền dự trữ thì sao? Ai dám nhận đồng tiền của nước anh khi anh không có đô la? Nếu anh vẫn năn nỉ xin mua chịu, thì người bán cũng có thể châm chước, nhưng xin anh coi số tiền trả trễ đó như một món tiền anh nợ tôi, phải trả tiền lãi; tôi sẽ tính lãi suất hơi cao vì hơi rủi ro; và xin anh trả trước tiền lãi cho nó chắc! Một nước mà dự trữ thấp quá cũng khó đi vay tiền trên thế giới. Nghĩa là khi đi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn bình thường.

Vì những lý do trên, các quốc gia đều giữ ngoại tệ dự trữ, mà từ giữa thế kỷ 20 phần lớn đều giữ đô la Mỹ. Trung Quốc đang giữ một số ngoại tệ dự trữ trị giá khoảng 3 ngàn tỷ Mỹ kim, mà hơn một nửa trong số đó là giữ đô la Mỹ. Các nước giữ đô la Mỹ trong nhà cũng biết đầu tư vào một thứ “dụng cụ tiền tệ” khác, là công trái của chính phủ Mỹ. Thay vì cất đô la trong két sắt ngân hàng trung ương của mình, họ đi mua công khố phiếu của Mỹ, cất trong két sắt các ngân hàng lớn ở New York, Zurich, vân vân, để kiếm chút tiền lãi.

Như vậy, một nước có đồng tiền đóng vai “tiền chung” của thế giới được hưởng nhiều điều lợi, mà cũng có trách nhiệm rất lớn. Trách nhiệm đầu tiên là họ phải giữ giá trị đồng tiền của họ ổn định, nếu không thì kinh tế cả thế giới bị xáo động. Nhưng trên nguyên tắc không có giấy tờ nào nêu rõ trách nhiệm đó. Mà cũng không có cơ chế nào để ràng buộc nước Mỹ phải tham khảo ý kiến các nước khác khi thi hành các chính sách tiền tệ của mình. Tức là trách nhiệm hoàn toàn có tính cách tự nguyện, mối ràng buộc duy nhất lá lòng tin của thế giới. Còn những điều lợi được hưởng thì rất hiển nhiên.

Một điều lợi là cái nước làm chủ đồng tiền chung đó có quyền “vay nợ” và có thể “quỵt nợ” một cách tự nhiên, không cần công bố hay xin phép ai cả.

Chúng ta nên biết đồng tiền nào cũng là một thứ “giấy nợ.” Khi bạn cầm trong tay một đồng Euro thì coi như các nước Âu Châu trong khối Euro đang nợ bạn... một Euro. Bạn có quyền đòi họ thanh toán món nợ đó bằng một số hàng hóa ở các nước dùng đồng tiền này. Tất cả các nước đó là “con nợ” của quý vị. Một đồng “kíp” ở nước Lào là giấy nợ mà khi quý vị đến nước Lào là có quyền đòi họ trả nợ bằng hàng hóa, dịch vụ ở đó. Khi tôi trả một đồng kíp cho cậu chủ quán Internet tại Vientiane để được sử dụng mạng lưới gửi bài này về báo Người Việt ở California, tôi đang “đòi nợ” dân Lào. Vì tôi cầm đồng kíp, một tờ giấy nợ mà chính phủ Lào đã ký kết, và dân Lào phải trả nợ. Cái quán cà phê Internet này mang tên rất oai: Computer Solutions, đang trả nợ cho chính phủ của họ. Ðồng đô la Mỹ cũng vậy, đó là thứ giấy nợ mà Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang và bộ Tài Chánh Mỹ ký kết với quý vị nào đang giữ đô la trong túi. Quý vị cũng có quyền “đòi trả nợ” bằng một số hàng hóa, dịch vụ. Ðiểm khác nhau giữa đồng kíp của Lào và đô la của Mỹ là tôi có thể đem tờ giấy nợ mang tên đô la đi hầu hết các nơi trên thế giới, ở đâu tôi cũng có thể “đòi trả nợ” được. Trong khi đó, đồng kíp đem ra khỏi nước Lào thì coi như thành tiền Lèo, không ai muốn nhận cả.

Ðó là một lợi điểm của quốc gia có đồng tiền được cả thế giới dùng, đồng đô la hiện nay chẳng hạn. Coi như chính phủ Mỹ và Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang Mỹ có quyền đi vay nợ cả thế giới mà không cần xin phép ai cả - đôi khi cần xin phép các đại biểu Quốc Hội đại diện của 300 triệu dân Mỹ.

Không những thế, khi chính phủ Mỹ làm cho đồng đô la của nước họ xuống giá so với các đồng tiền mạnh khác, của Nhật Bản, Âu Châu, Thụy Sĩ, vân vân; thì tất cả những người đang cầm đô la trong tay, hoặc giữ trong nhà, đều bị thiệt hại, bị mất tiền. Ðồng đô la họ đang cầm mà xuống giá thì họ chỉ “đòi nợ” được một số hàng hóa và dịch vụ nhỏ hơn trước! Nói cách khác, khi chúng ta nhớ mỗi đồng tiền là một tờ giấy nợ, thì thấy ngay là nếu tiền Mỹ xuống giá là nước Mỹ đã tự động giảm bớt số nợ của họ, đối với tất cả những người đang cầm đô la trong tay, tức là cả thế giới! Thử tưởng tượng chính phủ Bắc Kinh đang giữ 1,000 tỷ đô la trong nhà, mỗi lần đô la Mỹ xuống giá 1% là 10 tỷ đô la mất biến! Cái giấy nợ viết 1,000 đồng, bây giờ chỉ còn 990 đồng mà thôi!

Riêng một điều này cũng đủ khiến cho các người lãnh đạo Trung Quốc sốt ruột rồi! Trong bài báo trên tạp chí Cầu Thị mà mục này nhắc tới lần trước, tác giả Từ Vận Hồng đã đề nghị chính phủ Trung Quốc phải dùng ảnh hưởng thương mại ngày càng lớn của mình để thuyết phục các nước khác thay thế vai trò của đô la Mỹ bằng đồng nhân dân tệ. Nói cách khác, đồng Nguyên sẽ tranh giành địa vị bá chủ của đồng đô la Mỹ.

Ông Từ Vận Hồng chỉ nói lại một điều hiển nhiên. Vì đó là một mục tiêu mà chính quyền Trung Quốc vẫn nhắm từ lâu, ít nhất từ thời các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo tựu chức. Tuy nhiên, con đường từ đây tới đó còn rất xa xôi, mà cuối cùng kết quả vẫn không ai đoán trước được!

Những người ngồi trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc nuôi giấc mơ đưa đồng Nguyên lên hàng “tiền dự trữ,” ít nhất ngang với địa vị của các đồng tiền Euro của Âu Châu đồng Yen của Nhật, đồng Franc Thụy Sĩ. Trước khi sang tham nước Mỹ vào cuối năm 2010, ông Hồ Cẩm Ðào trả lời các nhà báo Mỹ đã nói thẳng rằng hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay, lấy đô la Mỹ làm trung tâm vì các nước đều dùng đô la Mỹ làm ngoại tệ dự trữ, là một di sản của quá khứ, trong tương lai sẽ phải thay đổi. Chắc chắn là người Trung Hoa mong có ngày đồng Nguyên sẽ thay thế vai trò thống ngự thế giới của đồng đô la Mỹ. Có thể coi đây là một kế hoạch trường kỳ, kéo dài hàng 50 năm, 100 năm không chừng; nhưng như Lão Tử nói, cuộc hành trình vạn dậm nào cũng bắt đầu bằng một bước! Sau ông Hồ Cẩm Ðào, chắc ông Tập Cận Bình sẽ còn nhắc lại câu nói đó. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ lập lại điều này, “Ðồng Nguyên sẽ thay thế Ðô la Mỹ” trong vòng 30, 50 năm nữa. Dù không nghiên cứu kinh tế học, quý vị cũng biết rằng khó ai đoán trước được vận mạng kinh tế loài người trước một thế kỷ hay nửa thế kỷ. Nếu 100 năm nữa không ai còn dùng đến tiền tệ nước nào nữa, mọi giao dịch được thanh toán theo cách khác thì sao? Hơn 40 năm trước, Nhật Bản tuyên bố sẽ bỏ tiền nghiên cứu “thế hệ máy vi tính thứ 5” để vượt IBM của Mỹ. Ngay chủ tịch công ty IBM cũng nói không ai lại ngu đi mua computer để trong nhà mình dùng; và ông tiên đoán cả thế giới sẽ chỉ cần đến 5 cái computer lớn là đủ. Trong 20 năm sau đó, các doanh nhân Mỹ họ lại chỉ lo làm những việc nhỏ mọn, như chế ra những máy vi tính tí hon để trên bàn cho mỗi cá nhân. Cuộc chạy đua kinh tế bao giờ cũng đầy những bất ngờ. Thử tưởng tượng một lực sĩ gắng sức leo dốc để tới đích trước mọi người; nhưng khi leo đến nơi thì cái cột mốc đã biến mất rồi, mà cũng không còn ai dự cuộc chạy đua leo dốc đó nữa, họ sang ngọn núi khác rồi! Như nhà kinh tế Keynes từng nói: Chỉ có một kế hoạch trường kỳ, thật lâu dài và chắc chắn nhất, đó là cái chết!

Nhưng giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc nói là làm ngay. Họ đang bắt đầu công việc “quốc tế hóa” nhân dân tệ. Việc đầu tiên là làm sao cho loài người làm quen với đồng Nguyên, dù không đặt chân lên đất Trung Quốc. Nhưng trước hết phải làm sao cho các nhà đầu tư, tức là những người có sẵn tiền, và nhiều tiền, trên thế giới tập thói quen dùng đồng Nguyên, không phải chỉ ở trong nước Trung Hoa mà cả bên ngoài nữa. Trước hết, họ nhắm vào những dân có tiền ở mấy nước chung quanh. Hương Cảng là địa điểm ưu tiên. Vì Hồng Kông vẫn là một trung tâm tài chánh, một thị trường vốn mà giới đầu tư thuộc nhiều quốc gia đang sử dụng. Bao giờ mà các người làm ăn ở Hồng Kông thấy việc cầm đồng Nguyên trong tay cũng tự nhiên như cầm đồng Euro hay đồng Mỹ kim; bao giờ họ đi mua, bán với nhau, vay nợ, trả nợ nhau, mà thanh toán bằng nhân dân tệ không khác gì sử dụng đồng tiền Mỹ hay tiền Âu Châu, thì lúc đó giấc mơ của ông Hồ Cẩm Ðào sẽ thành sự thật. Nhưng “bao giờ” là bao giờ? Trong 30 năm, nửa thế kỷ, hay một thế kỷ nữa?

Trong một bài sau, chúng tôi sẽ trình bày một số hành động của chính quyền Bắc Kinh trong nỗ lực quốc tế hóa đồng “tiền nhân dân” của họ. Nhưng chúng ta có thể đoán trước nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh còn gặp rất nhiều gian nan. Vì hiện nay họ vẫn theo một dụng cụ của hệ thống kinh tế chỉ huy, tập trung, là kiểm soát ngoại tệ. Một du khách tới nước Trung Hoa cầm đồng Nguyên muốn đổi lấy đô la, hay có đô la muốn đổi lấy Nguyên, phải tìm dúng một ngân hàng được chính quyền cho phép làm công việc hoán chuyển này. Nếu không tìm ra ngân hàng Bank of China trong thị xã mình tới, là kẹt. Bắc Kinh kiểm soát việc hoán chuyển ngoại tệ để phòng ngừa cho họ khỏi bị ảnh hưởng của các cơn biến động tài chánh quốc tế. Ðiều đó tốt, nhưng cũng gây hậu quả xấu. Không khác gì các bậc cha mẹ không dám cho con lội xuống nước, vì sợ nó chết đuối; cứ như thế đứa con sẽ không bao giờ biết bơi cả! Bao giờ chính phủ Bắc Kinh mới dám cho đồng Nguyên được hoán chuyển tự do? Ít nhất phải 15 hay 20 năm nữa. Sau đó, lại phải làm sao cho đồng Nguyên được làm quen với giới đầu tư quốc tế, cũng mất một thế hệ nữa.

Còn một yếu tố nữa quyết định địa vị của đồng Nguyên, là nền chính trị ở nước Trung Hoa. Ðồng tiền một nước chỉ lên địa vị bá chủ, được các nước khác dự trữ, nếu nền chính trị nước đó được ổn định. Mà chính trị ở Trung Quốc thì chưa ổn định.

Nếu quý vị nghi ngờ điều này, cho rằng chính trị ở Trung Quốc đang rất ổn định, không lo chuyện đó, thì chúng tôi xin quý vị nhớ lại quá khứ. Trước đây 30 năm, nền chính trị ở Liên Xô có vẻ ổn định hay không? Thế cái gì xẩy ra năm 1989? Trước năm 1990 có ai ở ngoài khối cộng sản muốn giữ đồng Rúp làm dự trữ ngoại tệ, trong ngân hàng hay trong nhà của mình hay không? Trước đây một tháng, ai nói nền chính trị Ai Cập không ổn định, chắc cũng bị thiên hạ nghi ngờ. Cũng giống như Lybia, Bahrain vậy. Tại sao dân Nga thời còn cộng sản vẫn muốn cất giữ đô la Mỹ? Có những cụ già người Nga để dành tiền bằng Mỹ kim dù chả bao giờ tính đi thăm nước Mỹ cả! Chỉ vì họ biết nền chính trị nước Mỹ nó rất ổn định. Không ai sợ một chính phủ Mỹ mới lên sẽ thay đổi đồng tiền của chính phủ Mỹ. Hiến Pháp Mỹ cũng không cho phép nhà nước “chơi” với đồng tiền của dân, như các chế độ độc tài lâu lâu lại làm.

Một quốc gia chỉ có ổn định thật sự nếu người dân được tham gia vào các quyết định chính trị và kinh tế chung của cả tập thể. Khi nào nhà nước còn phải dùng công an mật vụ đe dọa và đàn áp dân, thì chưa thể nào coi là ổn định được. Khi đó, ngay đồng tiền của họ cũng không ai muốn cất giữ. Cho nên khi nuôi giấc mơ có ngày đồng Nguyên thay thế đô la Mỹ, hoặc ít nhất cũng có địa vị “ngang cơ” với mỹ kim, những người lãnh đạo Trung Quốc họ đều biết: Phải cải tổ chính trị trước đã! Khi ông Ôn Gia Bảo nói điều này ra vào cuối năm ngoái, ông đã “buột miệng” nói một sự thật, một nhu cầu đích thực của nước ông.

3 thg 3, 2011

Âm mưu chiếm đất của Trung Quốc qua kế sách "Phản khách vi chủ"

Hồ Bạch Thảo

Qua sử sách, đối với các nước nhỏ lân bang, chính sách Nhu viễn thường được các triều đại quân chủ Trung Quốc rêu rao. Nhu viễn hàm nghĩa mềm dẻo, dễ dãi đối với các nước xa xôi. Nhưng thực sự cái gọi là mềm dẻo chẳng tốt lành gì, nó nằm trong âm mưu thôn tính thời bình, qua kế sách thâm hiểm được ghi trong binh thư Trung Quốc với danh xưng Phản khách vi chủ.

Phản khách vi chủ là kế sách thứ 30 trong 36 kế ; lẽ dĩ nhiên ngoài mặt người Trung Quốc chưa bao giờ nhận rằng họ đã áp dụng kế sách này trong việc bang giao với nước ta. Bởi vậy muốn thấy rõ mưu ngầm, người viết xin trình bày theo trình tự sau đây :

– Dịch nguyên văn tư liệu, nhắm hiểu rõ từng bước một của kế sách Phản khách vi chủ.

– Liên hệ với lịch sử hai nước, để thấy được Trung Quốc đã áp dụng kế sách này tại Việt Nam như thế nào


1. Nguyên văn và phần dịch kế Phản khách vi chủ

Nguyên văn như sau :

Bị người sai khiến là nô, được người đối xử tôn trọng là khách, không thể đặt chân lâu là khách tạm, có thể đặt chân lâu là khách lâu bền ; khách lâu bền mà không làm chủ được gọi là khách hèn ; khách có khả năng làm chủ sự việc, dần dần nắm được chỗ cơ yếu tức là chủ vậy. Bởi vậy cục diện của Phản khách vi chủ như sau :

– Bước 1 chuẩn bị tranh khách vị,

– Bước 2 lợi dụng chỗ sơ hở,

– Bước 3 chen chân vô,

– Bước 4 vững chân nắm giữ guồng máy,

– Bước 5 thành công làm chủ.

2. Liên hệ về lịch sử bang giao Trung Việt dưới thời nhà Thanh :

Trong một bài khảo luận, không thể nói hết từ đầu đến cuối việc bang giao giữa hai nước, mà cả hai đều lập quốc lâu đời, có đến mấy ngàn năm lịch sử; bởi vậy xin nêu lên những sự kiện tiêu biểu về một thời, một địa phương. Thời : thuộc nửa đầu thế kỷ thứ 18 ; tại nước ta vào triều Lê Mạt với các vua Lê như Dụ Tông, Phế Đế, Thuần Tông, Ý Tông, Hiển Tông ; lúc bấy giờ vua chỉ có tính cách tượng trưng, thực quyền nằm trong tay phủ chúa với các chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh ; riêng tại Trung Quốc lần lượt các vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long cai trị. Về địa lý : phía ta nằm trong các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, phía Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Tây.

Vào giai đoạn này đất nước ta nhiều loạn ly, gần kinh thành có các cuộc nổi dậy quan trọng như Lê Duy Mật, Nguyễn Hữu Cầu. Riêng tại vùng biên giới thì cha con Hoàng Công Chất, Hoàng Công Toản hoành hành tại miền tây bắc ; con cháu nhà Mạc như Mạc Thành Trần từ huyện Tứ Thành, Quảng Tây trở về quấy phá tại Cao Bằng, ngoài ra Thổ quan châu Lộc Bình Vi Phúc Quan nổi lên tại 7 châu miền Lạng Sơn. Trước tình hình đó, triều đình hầu như không kiểm soát nổi an ninh vùng biên giới, việc tuần phòng gián đoạn, người Trung Quốc vượt qua biên thùy Việt Nam hầu như không bị cản trở. Họ là những dân nghèo sang lập nghiệp khai khẩn đất hoang, những dân buôn qua lại giữa hai nước, rồi lấy vợ lập gia đình để có chỗ tá túc dừng chân ; một số làm trong các xưởng mỏ ; còn một số khác, thì đục nước béo cò, cấu kết với các phe nổi dậy để làm loạn.

Căn cứ tờ tâu của viên Tuần phủ Quảng Tây Thư Lộ vào năm Càn Long thứ 15 [1750] cho biết biên giới giữa Việt Nam và Quảng Tây dài khoảng 2000 lý, thiết lập 3 cửa quan [Nam Quan, Bình Nhi, Thủy Khẩu] và 100 cửa ải, 120 đồn nhỏ. Nhưng thực sự biên giới không dừng tại đó, số đất đai do người Trung Quốc nêu trên xâm cư có chỗ sâu vào nội địa nước ta đến vài lý [1 lý = 0.58 km], có chỗ vào sâu đến 2,3 chục lý.

Như vậy qua tờ tâu lên vua Càn Long, Tuần phủ Quảng Tây đã xác nhận kết quả gặt hái được trong việc chiếm đất ; nói một cách khác 3 bước trong kế Phản khách vi chủ gồm : chuẩn bị tranh khách vị, lợi dụng chỗ sơ hở, và chen chân vô đã thành công. Viên Tuần phủ này lại hứa sai 3 viên Tri phủ thuộc các phủ biên giới Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An (1) bí mật kiểm tra, để có hành động tiếp :

Ngày Kỷ Hợi tháng 8 năm Càn Long thứ 15 [29/9/1750]

Tuần phủ Quảng Tây Thư Lộ tâu :

“ Tra các châu, huyện thuộc 3 phủ Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An có hơn 2000 lý tiếp giáp với An Nam. Trong đó đặt 3 cửa quan, 100 ải, trên 120 đồn, chỉ tùy đất mà bố trí phòng thủ ; khác với biên giới miền tây bắc, có phân định rõ ràng trong ngoài. Có chỗ tuy ở ngoài ải nhưng vẫn là đất nội địa ; cách đất Di xa thì 2,3 chục lý ; gần thời vài lý không chừng. Từ trước tới nay những dân nghèo không có nghề ở trong nội địa đến đó làm nhà tranh, lấy đất cày cấy. Hiện nay An Nam thần phục, không có mầm mống gây hấn. Nhưng những loại dân nghèo này, đã sống ngoài ải ; phía ngoài không có người câu thúc ngăn trở, trong nội địa thì không có nhân viên kê tra ; không thể đoan chắc rằng bọn chúng không chứa chấp dân gian tại nội địa, dẫn dân phỉ bên ngoài đến đất Giao gây hấn. Vì bọn chúng canh tác nơi này đã lâu, không tiện đuổi về sinh thất nghiệp. Còn việc ruộng đất canh tác được bao nhiêu mẫu ? Thôn xóm tại chỗ nào ? Cách biên giới Di bao xa ? Ðều nên lần lượt tra rõ. Từ trước đến nay không có viên chức đến ngoài ải, nếu hốt nhiên sai người đến tra khám, dễ sinh kinh nghi. Hiện ban dụ ra lệnh 3 Tri phủ Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An, mỗi viên mật tra tình hình ngoài ải; không được để lộ ra chút nào; đến lúc đó sẽ trù tính kỹ rồi tâu riêng.”

Chiếu ban đã được nghe qua. (Cao Tông thực lục quyển 371, trang 18-19)

Ðến lượt Tuần phủ Thư Lộ cho thực hiện nốt hai bước ba, bốn : vững chân nắm giữ guồng máy, thành công làm chủ ; cụ thể là cho trồng hàng rảo tre những vùng đã xâm canh, vĩnh viễn làm biên giới mới. Việc làm ngang ngược lộ liễu này đã bị dân ta phản ứng quyết liệt và đồng bộ bằng cách cho nhổ tre, dời bảng mốc giới hạn ruộng đất :

Ngày Tân Dậu tháng 6 năm Càn Long thứ 16 [17/8/1751]

Lại dụ các Quân Cơ đại thần :

“ Theo lời báo của Tuần phủ Ðịnh Trường về vụ án trồng tre tại duyên biên Quảng Tây, qua lời bẩm trước sau của Hộ lý trấn Tả Giang Phạm Vinh, Tri phủ Thái Bình Bình Trị, có những lời ‘Bọn Di nhổ hàng rào tre, dời bảng ghi giới hạn ruộng đất, hiện đang nghiêm sức điều tra liệu biện.’…” (Cao Tông thực lục, quyển 393, trang 14-15)

Vua Càn Long ngỡ ngàng trước phản ứng này, bèn nêu lên hai giả thuyết : hoặc hành động đã quá tay, ngoài giới hạn trù liệu ; hoặc binh dân Trung Quốc thực hiện sợ việc trồng tre cực nhọc nên phao tin như vậy ; sau đó nhà vua ướm lời cho Tổng đốc Lưỡng Quảng từ Quảng Ðông sang giải quyết. Viên Tổng đốc cho rằng vì uy tín của triều đình không thể bỏ dở, nên đề nghị cho trồng tre tiếp một cách thận trọng, cùng xoa dịu dân biên giới nước ta bằng cách trị tội một vài người làm quá, nhưng từ chối đến nơi hiện trường, vì sợ dân tại đây lấy cớ có mặt y, rồi nổi lên đòi hỏi làm lớn chuyện :

“ …Trẫm đã minh bạch phê rằng, việc phủ ngự Di bên ngoài cần trung hòa giữa khoan và nghiêm, để sau đó được yên ổn vô sự ; bởi vậy không thể tỏ ra yếu với ngoại Di, cũng không thể tạo mối lo gây lắm chuyện, viên Tuần phủ cần thỏa hiệp liệu biện.

“ Việc này bắt đầu từ Thư Lộ, báo rằng cẩn thận thông sức việc biên phòng, rồi một mặt tâu lên, một mặt thực hiện. Ðịnh Trường kế tiếp nhậm chức, tra rõ việc đang thực hiện ; các viên chức giữ biên giới cũng nhân đó báo lên. Hoặc do binh dân giáp biên giới thừa cơ vượt chiếm đất Di, khiến cho người Di không phục ; hoặc chính bọn binh dân biên giới thấy việc làm khó, nên cầu an không muốn trồng tre rồi đổ cho bọn Di, để mong công việc giữa đường bỏ dở ; giữa 2 con đường đều chưa thấy định rõ, còn cái việc hai bên không yên ổn đã thấy khái quát.

“ Yên biên thùy là nhiệm vụ trọng yếu của Ðại thần được phong đất, việc này chỉ một người lo không xuể ; nếu không nhân lúc này trù hoạch cho tận thiện, tương lai di lụy cho địa phương thực bất tiện. Công việc thời Thư Lộ tại chức chưa làm xong, đến việc Di nước ngoài không tuân, không thể để đó không xét. Nay viên Tổng đốc Trần Ðại Thụ trông coi Lưỡng Quảng đã 2 hai năm, nhưng chưa đến Quảng Tây ; trước mắt công việc tại Quảng Ðông đã vào nền nếp, hoặc nhân lúc rảnh đích thân đến Quảng Tây, xem duyệt việc biên giới, cùng với Tuần phủ và các trưởng quan giáp mặt bàn luận, tất có thể thấy được con đường ninh tĩnh lâu dài. Nếu như chưa tiện đến đó, thì cứ tâu lên sự thực. Hãy ra sức trù biện án này, không để đình trệ, nhưng cũng không nên tỏ ra quá khẩn trương, xử trí hợp cách việc sắp xếp biên thùy ; cùng đem tình hình hiện tại nhất nhất tâu lên đầy đủ.”

Rồi [Tổng đốc] Trần Ðại Thụ tâu :

“ Di Giao Chỉ vốn được coi là cung thuận, Thư Lộ bàn xin trồng tre, nguyên do muốn phòng việc lén vượt biên giới ; tuy không phải là việc gấp nhưng đã cho khởi hành. Dân Di bèn cho nhổ đi, lại phá hủy hàng rào cũ cùng bảng mốc chỉ ruộng đất nội địa ; xét về việc liên quan đến thể chế không tiện để yên. Theo kế hoạch hiện nay, việc trồng tre không nên dừng nửa chừng, mốc biên giới không thể không rõ ràng. Hiện nay thần đã hội bàn với Tuần phủ Ðịnh Trường, đợi đến ngày các ty, đạo khám đích xác ; thì một mặt đem nguyên do việc trồng tre, nói minh bạch với các quan nước Di ; một mặt ra lệnh các châu huyện Hán, Thổ biên giới, y theo những điều đã bàn định, trừ núi cao vách dốc không trồng được ; kỳ dư chiếu theo biên giới mà trồng ; không phạm đến biên giới Di (2) một chút nào, mà cũng không thoái nhường một tấc đất. Việc Thổ dân Bằng Tường trồng gian dối, xét theo luật trừng phạt, các viên chức quân lính làm điều trái sẽ phân biệt đối xử ; nhưng phải báo cho Quốc vương, lệnh tìm ra những người nhổ tre, phá hàng rào và bảng mốc để trừng trị đến cùng.

“ Tái bút : Việc này nguyên do dân nội địa trồng gian dối sinh gây hấn, còn người Di sau khi phá tan bảng hiệu, lại không gây sự thêm, chắc trong lòng đã biết sợ. Nếu bây giờ thần đến đất này, sợ dân vô tri sinh ra nghi và lo, có thể đưa điều oán cho Thổ dân (3), rồi sinh tranh giành, gây ra chuyện lớn. Thần xin tâu rõ rằng mùa đông năm nay sẽ tuần duyệt quân ngũ tại tỉnh Quảng Ðông, năm sau đến Quảng Tây duyệt binh, đợi đến lúc đó đến tuần tra duyệt xét các đồn ải biên giới.”

Nhận được chiếu chỉ :

“ Việc liệu biện rất ổn.” (Cao Tông thực lục, quyển 393, trang 14-15)

Qua lời tâu của Tổng đốc Lưỡng Quảng, vua Càn Long đã hiểu được một phần tình hình ; thấy việc dựng hàng rào tre làm biên giới mới không ổn, nên mười ngày sau nhà vua đưa ra một đạo dụ tỏ vẻ lưỡng lự, rồi bắt thuộc cấp phải điều tra thêm :

Ngày Tân Mùi tháng 7 năm Càn Long thứ 16 [27/8/1751]

Lại dụ :

“ Trước đây Tuần phủ Ðịnh Trường tâu về vụ án trồng tre lại biên giới Quảng Tây, Trẫm đã truyền dụ cho viên Tổng đốc Trần Ðại Thụ, lệnh thừa lúc rảnh đích thân đến tỉnh Quảng Tây xem xét, cùng với Tuần phủ Ðịnh Trường họp mặt lo liệu. Nay nhận được lời tâu của Trần Ðại Thụ,, Trẫm nghĩ từ trước tới nay đặt hàng rào tường đá, nhờ vào đó để ngăn cách, nguyên đã có định giới, việc này không cần phải làm nữa. Nhưng Thư Lộ đã tâu xin làm rõ biên giới bằng việc trồng tre ; nếu chỉ y theo biên giới cũ, không nhũng nhiễu đến dân Di, sao đến nỗi dân Di tự tiện phá hàng rào tre ? Như vây chắc binh dân duyên biên mượn việc trồng tre thừa cơ xâm chiếm, để đến nỗi đám đông Di có hành động ngang ngược. Vì phương pháp chế ngự Di không thể tỏ ra yếu, nhưng cũng không được mượn việc xâm lăng để gây ra chuyện. Nay lại truyền dụ viên Tổng đốc, hãy tuân theo chỉ dụ trước, hội đồng với viên Tuần phủ, lấy sự công chánh mà tra xét, không thể riêng bao che ý kiến của binh dân, khiến cho lòng dân Di không phục. Nhắm để binh, dân đừng vượt biên giới xâm chiếm, dân Di cũng không có hành động làm càn ; vĩnh viễn tuyệt mối gây hấn, biên cảnh được yên ổn.” (Cao Tông thực lục, quyển 394, trang 13)

Sau khi nhận được lời tâu tiếp của quyền Tổng đốc Lưỡng Quảng và Tuần phủ Quảng Tây, vua Càn Long thấy được sự nóng vội, thiếu chuẩn bị của viên Tuần phủ tiền nhiệm, nên giao sự việc xuống bộ để bàn tính kỹ :

Ngày Quý Tỵ tháng 9 năm Càn Long thứ 16 [17/11/1751]

Dụ các Quân cơ đại thần :

“ Bọn Tô Xương, Ðịnh Trường tâu về việc ủy viên tra khám vùng duyên biên thổ châu Tư Lăng tỉnh Quảng Tây bị người Di nhổ tre, chiếm đất như sau : Tỉnh Quảng Tây và An Nam tiếp giáp, từ trước tới nay biên cảnh yên ổn. Năm ngoái [cựu Tuần phủ] Thư Lộ tâu xin trồng tre tại biên giới, để ngăn chặn việc ngầm vượt ; một mặt tâu, một mặt giao cho các quan địa phương thực hiện. Cách thức làm chưa được trù hoạch tường tất, cũng không giao cho các viên chức phụ trách thanh tra ổn thỏa ; nhân đó các viên Thổ mục Bằng Tường, Tư Lăng thừa cơ xâm chiếm đất Giao, khiến dân Di không chịu được. Rồi Thổ mục đưa việc nhổ tre, hủy tường a dua bẩm báo kể tội nước Phiên chống sự giáo hóa, không tuân sự ước thúc.

“ Hiện cứ theo các viên Tuần phủ, Tri đạo tra xét rõ và kết luận, điều này trước hết do Thư Lộ khinh suất xướng xuất ra, rồi sau đó thực hành không tốt, nên gây ra chuyện. Các Tổng đốc, Tuần phủ nơi biên cương cần thận trọng chu đáo, để mưu đồ vĩnh viễn ninh thiếp ; há lại tự ý hành động sai trái ? Nay ra lệnh bộ xét bàn rồi tâu đầy đủ.” (Cao Tông thực lục, quyển 399, trang 24-25)

Sau khi tham khảo qua bộ, và nhận được lời tâu của Tuần phủ Quảng Tây Ðịnh Trường xin đích thân đến tận nơi khám xét ; vua Càn Long sợ gây lớn chuyện nên bắt Ðịnh Trường hủy bỏ chuyến đi, cùng ngưng việc trồng tre, để biên giới như cũ :

Ngày Tân Dậu tháng 10 năm Càn Long thứ 16 [15/12/1751]

Dụ các Quân cơ đại thần :

“ Tiếp được chỉ dụ về việc trồng tre tại biên giới, Ðịnh Trường [Tuần phủ Quảng Tây] xin vào đầu tháng 12 đích thân đến những địa phương quan ải khẩn yếu để tra khám ; việc đi này thực không nên. An Nam là nước vốn cung thuận đã hơn một trăm năm, biên giới hai bên vốn đã có sẵn, hà tất lại đặt hàng rào, lắm phiền nhiễu ; việc trồng tre không đáng làm. Nếu viên Tuần phủ đích thân khám việc biên phòng, nước Phiên nghe tin, không khỏi gây kinh ngạc, mà các Thổ ty trong nước cũng không khỏi nghi sợ. Không bằng để yên vô sự, là hợp cách. Huống chi lời tâu của Ðịnh Trường, nhân bởi nhận được dụ truyền, miễn cưỡng tuân theo, không phải ý thành tự trong lòng. Sự hiểu biết của Ðịnh Trường còn ít, phải biết học hỏi thêm để khuyếch sung.” (Cao Tông thực lục, quyển 401, trang 19-20 )

Cuối cùng quyền Tổng đốc Lưỡng Quảng tâu trình biện pháp thực hiện ; rồi qua lời bàn của các Ðại học sĩ được vua Càn Long chấp thuận, nội dung cho đình chỉ việc trồng tre lập biên giới mới, cùng trừng trị và đày đi xa một vài Thổ mục đã làm quá tay, để tránh sự căng thẳng thêm trong tương lai :

Ngày Canh Ngọ tháng 11 năm Càn Long thứ 16 [24/12/1751]

Các Ðại học sĩ phúc tấu :

“ Quyền Tổng đốc Lưỡng Quảng Tuần phủ Quảng Ðông Tô Xương tâu rằng ‘Thổ Tri châu Bằng Tường Lý Chương tuổi nhỏ, chú của y là Lý Tư Khôn quản lý việc trong châu, không ràng buộc được Thổ dân, để bọn thổ mục Trương Thượng Trung vượt biên giới trồng tre ; khiến cho dân Di nhổ tre, phá hàng rào. Ðịnh đem bọn Lý Tư Khôn, Trương Thượng Trung phạt đóng gông ; đem bọn Ải mục, đầu nhóm, thổ binh, doanh binh phạt đánh trượng có sai biệt ; lại khu hoạch rõ ràng biên giới, cấm thổ dân chiếm để canh tác. Về việc những người Di tự tiện nhổ tre, hội ý với nước này tra cứu.’

“ Tra xét án này nếu so sánh bọn Thổ mục Tư Lăng hùa nhau kết tội người Di phá tường chiếm đất thì tội trạng tương đối nhẹ, nhưng việc Lý Tư Khôn, Trương Thượng Trung gây hấn một cách sai trái ; điều mà viên Tổng đốc nghĩ định trách phạt chưa đủ nói hết tội. Bọn Thổ mục này vốn tính ngang ngạnh, nếu vẫn cho lưu lại nguyên quán, sẽ mưu đồ phục thù gây sự. Nên đưa 2 phạm nhân đến châu huyện xa xôi an sáp, những điều khác nên y theo lời tâu. Riêng An Nam tương đối cung thuận, biên giới phân hoạch đã yên ổn từ lâu, nên đình chỉ ngay chuyện mượn việc trồng tre để làm vững rào giậu.”

Thiên tử chấp thuận. (Cao Tông thực lục, quyển 402, trang 5-6)

Qua các tư liệu trích dẫn, thấy được âm mưu chiếm đất tại biên giới phía bắc nước ta vào thế kỷ thứ 18, đã bị quân dân ta chặn lại thành công ở bước cuối cùng. Tuy nhiên bước quan trọng là chen chân vô trong Phản khách vi chủ thì người Trung Quốc đã thực hiện được ; có nghĩa là đông đảo khách lâu bền [久客 cửu khách] không mời mà đến, vẫn ung dung sống tại vùng biên giới nước ta từ đời nọ qua đời kia. Ðiều này gây hệ lụy không nhỏ về sau ; nhất là trong việc đàm phán về biên giới, vì trong những dịp này đại diện Trung Quốc thường đòi hỏi rằng người Trung Quốc ở đâu thì đất Trung quốc ở đó !

HỒ BẠCH THẢO

12 THÁNG ANH ĐI