26 thg 12, 2012

AI THẮNG? AI THUA?

Trần Trung Chính

Bàn luận về sắc đẹp của phụ nữ, chúng ta thường được nghe những mại viên của ngành cosmetics cũng như các chuyên viên trang điểm cho phụ nữ cho rằng: “Không có phụ nữ nào xấu cả, chỉ có những người chưa được đẹp vì họ chưa biết trang điểm”.

Phản bác một phần của nhận định này , cá nhân người viết bài này cho rằng: “thực tế có một số phụ nữ thật sự xấu không phải vì họ không biết trang điểm mà là vì họ đã trang điểm nhiều rồi mà nhan sắc của họ vẫn chưa thể đẹp lên được chút nào cả. Thí dụ: Thị Nở - girl friend của Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao hay hoặc Chị Doãn được nhà văn Vũ Trọng Phụng mô tả “Chị Doãn có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp giai”.

Ông bạn thân của tôi – nhà văn Trần Văn Giang – còn chua chát hơn khi cho rằng: “thực tế có một số phụ nữ thật sự xấu nhưng vẫn chưa chịu nhìn nhận là mình xấu !!!”

Thời gian gần đây, nhà báo Huy Đức đã phóng lên mạng phổ biến quyển sách với tựa đề BÊN THẮNG CUỘC và “phe ta” đã lên tiếng đáp trả khá sôi động. Tôi viết bài viết này để chứng minh BÊN THẮNG CUỘC không phải là phía Việt Cộng mà nhà báo Huy Đức được các “bề trên “của ông ủy thác tâm sự hay nhà báo Huy Đức ghi nhận các sự kiện theo cách riêng của ông. Cũng như các phụ nữ thật sự xấu nhưng vẫn chưa chịu nhìn nhận mình là xấu, Việt Cộng chưa bao giờ nhìn nhận họ là BÊN THUA CUỘC. Sử Ký là ghi lại những sự kiện (facts), không ai có quyền và không ai có tư cách để sửa đổi sự kiện lịch sử, nhưng những thông tin tôi đưa vào bài viết này là những facts mà không thấy “phe ta” nêu ra trên diễn đàn, và tôi tin chắc rằng phía Việt Cộng sẽ thay đổi ý kiến (opinion) hoặc im lặng để ngậm ngùi cho thân phận “con ếch mà cứ muốn to bằng con bò”.

1.- Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 , khi Thống Tướng Mac Arthur chỉ huy 280,000 quân Liên Hiệp Quốc (trong đó có 250,000 binh sĩ Hoa Kỳ) đổ bộ Inchon bắt được hơn 130,000 quân Bắc Hàn và đẩy lui quân Bắc Hàn đến tận sông Áp Lục, Mao Trạch Đông chỉ thị nguyên soái Bành Đức Hoài chỉ huy 1 triệu chí nguyên quân Trung Hoa tràn sang Triều Tiên đẩy lùi quân Liên Hiệp Quốc xuống vĩ tuyên 38. Thống Tướng Mac Arthur trình kế hoạch tấn công Trung Cộng vào sâu trong lục địa, Tổng Thống Harry Truman biết kế hoạch của tướng Mac Arthur chỉ đúng về mặt quân sự, ông cất chức tướng Mac Arthur triệu hồi về Mỹ và bổ nhiệm tướng Ridgway lên thay vì ông không muốn sa lầy vào chiến trường Triều Tiên (kinh nghiệm 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản rải vào Trung Hoa chả thấm vào đâu mà chỉ giữ được một số tỉnh ven biển) và khi sa lầy ở Trung Hoa thì Hoa Kỳ sẽ mất Âu Châu vào tay Staline. Cù cưa mà chả bên nào lấn chiếm thêm được nữa nên Hiệp Định ngưng chiến Bàn Môn Điếm ra đời. Cả 2 nước Nam – Bắc Triều Tiên khi ngưng bắn vào năm 1953 vẫn còn trong tình trạng chiến tranh cho đến tận bây giờ (2012). Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai cũng như Đảng Cộng Sản Trung Hoa cảm thấy thất vọng vì Hoa Kỳ vẫn không công nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Và cũng không thèm đối thoại với các lãnh tụ Trung Cộng trên bình diện ngoại giao chính thống.

2.- Chiến tranh Việt Pháp từ năm 1946 đến 1954 đưa Trung Cộng đến Hội Nghị Geneve , nhưng Trung Cộng vẫn không tiến triển thêm được bước nào trong mục tiêu được Hoa Kỳ công nhận.. Tháng 5/1972 khi Tổng Thống Richard Nixon đến Bắc Kinh, chính Thủ Tướng Chu Ân Lai tiết lộ chi tiết bị người Mỹ coi thường vào năm 1954 ở Hội Nghị Geneve: Chu Ân Lai lúc đó là Thủ Tướng kiêm Ngoai Trưởng của Trung Cộng đến phòng họp trước Ngoại Trưởng Dulles của Hoa Kỳ, khi Dulles đến, Chu Ân Lai tươi cười dơ tay trước. Ngoại Trưởng Dulles mặt nghiêm bước vào phòng họp mà không bắt tay Chu Ân Lai, khi đi ngang Chu Ân Lai ông này quay mặt nhìn ngang sang Chu Ân Lai rồi bước vào phòng họp nói chuyện với Ngoại Trưởng Liên Sô là Molotov và Ngoại Trưởng Anh là Sir Anthony Eden: Chu Ân Lai thừa hiểu là Dulles coi Trung Cộng là tay sai của Liên Sô nên Dulles chỉ nói chuyên với boss của Chu Ân Lai là Molotov . 10 năm sau, Tổng Thống Pháp là tướng Charles De Gaulle vì kèn cựa với Hoa Kỳ nên năm nào cũng đề nghị cho Trung Cộng gia nhập Liên Hiệp Quốc (với sự đồng thuận và hỗ trợ của Liên Sô) nhưng Hoa Kỳ vẫn nói KHÔNG. Và Trung Cộng cũng đành bó tay không có cách nào khác.

3.- Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 (tôi lấy thời điểm này làm mốc vì quân đội Hoa Kỳ chính thức vào Việt Nam qua văn thư yêu cầu của Thủ Tướng Phan Huy Quát) đã khiến Tổng Thống Richard Nixon và Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger đến Bắc Kinh. Mao Trạch Đông , Chu Ân Lai và Đảng Cộng Sản Trung Hoa vui mừng “không còn chỗ nói”, vì qua bản thông cáo Thượng Hải 1972 Trung Cộng đạt được 3 mục tiêu chiến lược:

A ) Được Hoa Kỳ thừa nhận là một “thực thể quốc gia” (trước đó Hoa Kỳ chỉ coi chính quyền Trung Cộng là một “thực tế” ) cho nên sẽ có thiết lập bang giao với sứ thần đàng hoàng chứ không còn nhờ một quốc gia khác đại diện bảo vệ quyền lợi .

B ) Hoa Kỳ đồng ý cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa gia nhập Liên Hiệp Quốc thay thế cho Trung Hoa Dân Quốc, có quyền phủ quyết như trong Hiến Chương San Francisco quy định (mục tiêu này mãi tới 21 năm kể từ 1949, Trung Cộng mới đạt được ) .

C ) Hoa Kỳ công nhận chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất ( nhiều người tưởng là Hoa Kỳ ngu dại khi công nhận điều khoản này, trong khi Hoa Kỳ thừa biết là Trung Cộng muốn tiến đánh Đài Loan bằng vũ lực thì phải có một hải lực cực mạnh, mặt khác vì Tổng Thống Tưởng Giới Thạch dù thực tế chỉ giữ được Đài Loan nhưng ông vẫn có một Quốc Hội đại diện cho 18 tỉnh của Trung Hoa Lục Địa và ông cho rằng chiếc ghế của Trung Hoa Dân Quốc đại diện cho nước Trung Hoa. – [nên nhớ rằng năm 1943, khi họp tại Yalta, các lãnh tụ phe Đồng Minh bàn định về kế hoạch chấm dứt Thế Chiến II và tương lai của thế giới sau khi chiến tranh chấm dứt, 4 lãnh tụ đó là: Tổng Thống Roosevelt của Hoa Kỳ , Thủ Tướng Churchil của Anh Quốc, Chủ Tịch Staline của Liên Sô và Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa , nước Pháp không có đại diện vì không được mời họp ] ) Khi Tổng Thống Lý Đăng Huy của Quốc Dân Đảng là người Đài Loan lên cầm quyền, thì thế hệ của Tưởng Giới Thạch – Tưởng Kinh Quốc đã qua đời, nếu Trung Cộng tiến đánh Đài Loan bằng vũ lực thì danh hiệu Trung Hoa Dân Quốc sẽ không còn và sẽ trở thành Cộng Hòa Đài Loan đồng thời Cộng Hòa Đài Loan sẽ chính thức xin gia nhập Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ sẽ can thiệp vì Trung Cộng đã xâm lăng một quốc gia khác) .

Tuy tự công nhận là BÊN CHIẾN THẮNG trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Trung Cộng không ồn ào khoe rùm beng như phía Việt Cộng vì cả Mao Trạch Dông và Chu Ân Lai đều hiểu rằng 2 kẻ chơi cờ đấu trí với nhau trên bàn cờ thế giới lúc bấy giờ là Hoa Kỳ và Liên Sô. Việc Hoa Kỳ không phải tự nhiên ban cho Trung Cộng nhiều đặc ân mà chính là Hoa Kỳ đã sử dụng Trung Cộng như một con cờ nhằm “chiếu bí” Liên Sô và Mao Trạch Đông + Chu Ân Lai chấp nhận vai trò ấy trong tinh thần “đôi bên cùng có lợi”.

Phía Việt Cộng do các đàn anh “phỉnh gạt” và cũng hay “nổ bậy để dương oai” để lòe và lường gạt dân Việt nên lúc nào cũng rêu rao là “Cách Mạng Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” (khi xưa, thất bại thì hô lên do Mỹ - Ngụy phá hoại , bây giờ thì nói bâng quơ là do “thế lực thù địch” không dám nêu đích danh quốc gia hay chính phủ nào cả ). Tôi liệt kê vào bài viết này những mất mát và thua thiệt của Việt Cộng để chứng minh rằng Việt Cộng chỉ là những kẻ THUA CUỘC trên bàn cờ thế giới. Dĩ nhiên phía Việt Cộng (trong đó có nhà báo Huy Đức) và cả “phe ta” đều thắc mắc là chính phủ VNCH sụp đổ , quân nhân cán bộ và viên chức chính quyền VNCH bị cầm tù đày đọa trong nhiều năm trời (trong đó có cá nhân người viết bài này cũng bị cầm tù 8 năm), dân chúng của miền Nam bị kỳ thị, bị xua đuổi ra khỏi thành phố và phải vượt thoát khỏi sự cai trị hà khắc của Việt Cộng…thì không phải là PHÍA THUA CUỘC thì là phía gì ?

Việt Nam Cộng Hòa (bao gồm chính phủ và nhân dân VNCH) không phải là phía “play game” trong chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975, chúng ta bị buộc phải tham chiến để bảo vệ lãnh thổ và sinh mạng người dân như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố trước lưỡng viện Quốc Hội VNCH khi ông từ chối bước vào hòa đàm Paris năm 1968 dưới thời Tổng Thống Lyndon Johnson: “chúng ta thà rằng chết bây giờ để hy vọng rằng con cháu chúng ta được sống…”. Ba cuộc tấn công lớn trong những năm 1968 Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa trong năm 1972, cũng như cuộc Tổng Tấn Công vào đầu năm 1975 đều hoàn toàn do Bắc Việt chủ trương với sự yểm trợ tối đa về vũ khí của khối Cộng. Và biến cố 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra vì Hoa Kỳ không muốn play game nữa, trong khi quân dân VNCH đã chiến đấu tận tình trong khả năng và ý chí của mình.

Những ai trách móc Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm …phải có trách nhiệm để làm mất VNCH là nói bậy, ăn theo bả tuyên truyền của Việt Cộng: vì muốn đem lại hòa bình thật sự cho toàn cõi Việt Nam, thì phải tiêu diệt kẻ đi xâm lược là Bắc Việt, các vị lãnh đạo VNCH không ai có khả năng tiêu diệt Việt Cộng (tức là đánh gục Bắc Việt) cho nên tôi rất thương cảm các vị lãnh đạo của VNCH. Người lãnh đạo giỏi thì chông cự quân xâm lăng được lâu, người lãnh đạo dở thì chống cư với thời gian ngắn hơn. Đối với tôi,khi gặp những kẻ chê trách các vị lãnh đạo VNCH, tôi chỉ hỏi cá nhân hay phe nhóm của những kẻ đó hãy kể cho tôi nghe những nỗ lực giữ nước của họ, thì những kẻ này bỏ đi vì họ và phe nhóm của họ NOTHING TO DO (ấy là chưa kể họ và phe nhóm của họ dấu diếm và chứa chấp Việt Cộng trong nhà như là một hình thức “đâm sau lưng chiến sĩ” ).

Sự thua thiệt thứ nhất: Hồ chí Minh cướp chính quyền trong tay của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 nhưng không có một cường quốc nào công nhận cả ( kể cả Liên Sô là nước khai sinh ra chế độ Cộng Sản). Hồ chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam khoác lác tuyên truyền và sửa lịch sử rằng họ cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp trong khi thực tế cho thấy rằng khi quân đội Nhật đảo chính quân Pháp tại Đông Dương vào tháng 3 năm 1945 thì tất cả viên chính hành chánh và quân đội Pháp đều bị bắt giam hết cả: thực dân Pháp đâu còn nắm chính quyền nữa thì lấy đâu ra chính quyền trong tay thực dân Pháp để cho Hồ chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam cướp !!!

Đối với Anh Mỹ , qua cơ quan OSS và tài liệu của Sở Liêm Phóng Đông Dương, họ biết Hồ chí Minh là một tên Cộng Sản đệ tam quốc tế. Còn Staline thì cho rằng Hồ chí Minh là tay sai của Mao Trạch Đông nên Liên Sô không ủng hộ ( Staline nhận định quá chính xác vì quả thực Hồ chí Minh là tay sai của Mao Trạch Đông mặc dù mồm miệng vẫn ca tụng Staline ) . Vả lại hội nghị Postdam xảy ra ngay sau khi Hitler tự sát và nước Đức Quốc Xã đầu hàng vào tháng 5/1945 đã phân định trách nhiệm và địa phận của các nước thắng trận trước khi nước Nhật đầu hàng vào tháng 8/1945.

Vì Việt Nam không được các cường quốc công nhận sự độc lập vừa mới tự xưng nên khi quân đội Trung Hoa của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch (do tướng Lư Hán chỉ huy ) vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra và quân đội Anh (do tướng Gracey chỉ huy) vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào thì Hồ chí Minh không dám đưa ra bất kỳ lời phản đối nào. Tướng Charles de Gaulle – thủ lãnh của nước Pháp Tự Do – vận động riêng với Thủ Tướng Churchill của Anh cho phép quân Pháp theo chân quân Anh vào Sài Gòn (quân Pháp do tướng Lecler chỉ huy). Tôi không thấy Hồ chí Minh và Bộ Ngoại Giao của nước VNDCCH đưa ra được một công hàm ngoại giao nào để lên tiếng phản đối về sự can thiệp của các lực lượng ngoại nhập vào công việc nội bộ của một nước độc lập tự chủ ? Như vậy chứng tỏ Hồ chí Minh và chính quyền của nước VNDCCH không hề có một thể diện nào trên chính trường thế giới. Khi quân đội Anh làm xong nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật, tướng Gracey rút quân Anh ra khỏi Việt Nam thì quân đội Pháp do tướng Lecler chỉ huy vẫn ở lại miền Nam, thì chiến tranh Việt – Pháp là điều không thể tránh được.

Sự thua thiệt thứ hai: năm 1949, sau khi đuổi được phe Quốc Dân Đảng phải chạy ra Đài Loan, Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản Trung Hoa tiến chiếm toàn bộ Trung Hoa Lục Địa, Trung Cộng liền viện trợ ồ ạt cho binh đội của Việt Minh. Năm 1950, Tướng Võ Nguyên Giáp đã đủ sức mở các cuộc tấn công quân đội Pháp dọc theo biên giới Hoa – Việt: quân khu Lạng Sơn của Pháp bị thất thủ rơi vào tay quân đội Việt Minh và chính phủ Pháp phải đưa Thống Tướng De Lattre Tassigni làm Tư Lệnh Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương đồng thời tăng cường thêm viện binh như Thống Tướng De Lattre yêu cầu (không kể lính tráng người Việt Nam, quân số quân đội viễn chinh Pháp dưới thời Thống Tướng De Lattre chỉ huy lên tới 220,000 người).

Là một tướng giỏi, Thống Tướng De Lattre đã đẩy lui quân đội Việt Minh trên nhiều mặt trận kể cả trận Hòa Bình, người con trai duy nhất của ông là Trung Úy Bernard De Lattre bị tử thương tại trận này. Nhưng ông biết rằng nước Pháp không đủ sức để đối đầu với Trung Hoa vĩ đại , nên sau khi biết Đại Tướng Eisenhower đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1952 – 1956, ông sang Hoa Kỳ vận động tân Tổng Thống Eisenhower trợ giúp nước Pháp. Về mặt cầu viện Hoa Kỳ, chính phủ Pháp đã tỏ ra là một chính phủ lãnh đạo kém: Ngoại Trưởng hay Thủ Tướng Chính Phủ sao không đi Hoa Kỳ làm công việc ngoại giao mà phải để một ông tướng đương nhiệmTư Lệnh chiến trường Đông Dương phải đi Washington D.C. trong lúc chiến trường đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng cần sự có mặt liên tục của Thống Tướng De Lattre ? Phải chăng chính phủ Pháp lợi dụng sự thân tình giữa Đại Tướng Eisenhower và Thống Tướng De Lattre trong thời gian Đại Tướng Eisenhower làm Tổng Tư Lệnh quân đội Đồng Minh đánh lại quân của Hitler và Mussolini hồi trước năm 1945 ? Điều đó không sai khi Hoa Kỳ đồng ý viện trợ vũ khi, quân trang, quân dụng cho quân đội Pháp tại chiến trường Đông Dương.

Tổng Thống Eisenhower gợi ý là nước Pháp nên trao trả độc lập cho Việt Nam (dĩ nhiên trao cho người quốc gia chứ không phải trao cho cán bộ Cộng Sản như Hồ chí Minh) và quân đội Pháp – do sự yêu cầu của chính quyền độc lập tự chủ chiến đấu tại chiến trường Đông Dương để ngăn chặn Cộng Sản như Hoa Kỳ đã làm tại chiến trường Cao Ly hồi 1950 – 1953. Thống Tướng De Lattre ghi nhận ý kiến của Tổng Thống Eisenhower, ông cũng cho Tổng Thống Mỹ biết là ông không có ảnh hưởng gì nhiều đến chính trường Pháp, tuy nhiên ông hứa là ông sẽ vận động trong chính giới Pháp. Từ Hoa Kỳ, Thống Tướng De Lattre trở lại Đông Dương ngay, và chỉ một thời gian sau đó ông phải trở về Pháp để chữa bệnh ung thư rồi chết tại Pháp mà chưa có kịp vận động hay thuyết phục chính giới Pháp gì hết !!!

Với các thông tin này, chúng ta thấy rằng nếu Hồ chí Minh là người quốc gia thì nước Việt Nam của chúng ta đã được Hoa Kỳ - Anh – Pháp ủng hộ từ lâu và sẽ không có chiến tranh, đổ vỡ, tan nát và chia rẽ như hiện nay: các nước Đông Nam Á cựu thuộc địa như Indonesia, Malaysia, Philippines …vì không có Cộng Sản nên được trao trả độc lập, an hưởng thái bình và xây dựng quốc gia phú cường. Do đó Đảng Cộng Sản Việt Nam và các đảng viên Việt Cộng lúc nào cũng lớn lối về lòng tự hào “đánh thắng nhiều tên đế quốc” mà không bao giờ tự hỏi “đánh thắng để được cái gì ” chứ ?

( Có lẽ để đạt danh hiệu “anh hùng Xã Hội Chủ Nghĩa” hão huyền chăng, ký giả Huy Đức là người trưởng thành trong XHCN có thể giải thích hiện tượng “thích làm anh hùng” để người Việt tỵ nạn Cộng Sản hiểu thêm về con người Cộng Sản !!!”

Sự thua thiệt thứ ba: khi cầm tù được tướng De Castries và khoảng hơn 10.000 binh sĩ Pháp tại thung lũng Điện Biên Phủ, Đảng Cộng Sản Việt Nam tự ca lên rằng đã đánh gục và đuổi được Đế Quốc Pháp để dành được độc lập cho Việt Nam. Tôi nói quân đội Việt Minh cầm tù được tướng De Castries vì trong bức điện cuối cùng gửi cho Bộ Tư Lênh Quân Đội Pháp đóng tại Hà Nội, tướng Castries cho hay ông đã ra lệnh cho toàn thể binh sĩ dưới quyền trú đóng tại cứ điểm Điện Biên Phủ “ngưng chiến đấu” . 2 bức hình – do phía Việt Cộng chụp – đã minh chứng điều này: một bức hình chụp từ phía sau một cán binh Việt Cộng cho thấy anh này đang cầm cờ trắng chạy lên cắm tại nóc hầm chỉ huy của tướng De Castries chớ tướng De Castries không có cắm cờ trắng trên hầm chỉ huy của ông. Bức hình thứ hai chụp tướng De Castries từ trong hầm chỉ huy bước ra, ông không có dơ 2 tay lên cao khỏi đỉnh đầu thì sao Việt Cộng dám bảo là tướng De Castries đầu hàng ?

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh không phải là chiến thắng trọn vẹn vì sự sụp đổ của căn cứ Điện Biện Phủ chỉ đánh sập được ý chí chiến đấu của chính phủ Pháp và nhân dân Pháp chứ quân đội Pháp tại chiến trường Đông Dương vẫn giữ vững được các cứ điểm trọng yếu khác. Nhà báo Huy Đức cũng như các “bề trên” trong Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc chắn không biết câu châm ngôn danh tiếng của binh đoàn Lê Dương: “nước Pháp không hỏi bạn từ đâu đến, thì bạn cũng đừng bao giờ hỏi nước Pháp sẽ đưa bạn đi đâu”. Một người chú họ xa của tôi, sau năm 1975, vào Sài Gòn có kể một câu chuyện về tính liêm sỉ của một người Đức – nguyên là lính SS của chế độ Quốc Xã sau năm 1945 tình nguyện vào binh đoàn Lê Dương – người lính Lê Dương này dù quân số ít hơn vẫn không chịu đầu hàng, sau cùng bị thương nặng ngất xỉu thì bị bắt làm tù binh. Sau khi được cứu chữa tỉnh dây, sĩ quan quân báo của Việt Minh đến hỏi lý do tại sao không đầu hàng để được sống, người lính Lê Dương gốc Đức này trả lời khiến mọi người ngạc nhiên: “tình nguyện vào binh đoàn Lê Dương tức là lính đánh thuê, tao mà đầu hàng thì về sau ai mà thuê người Đức làm lính đánh thuê nữa”.

Việt Cộng và Trung Cộng thì chê tướng Navarre (cha đẻ ra cứ điểm Điện Biên Phủ) là dở vì 16,000 quân Pháp nằm dưới thung lũng sẽ ăn đạn pháo mà chết không thể phản pháo được. Khi thiết lập căn cứ Điện Biên Phủ, tướng Navarre biết điều đó nhưng đây là chiến thuật “cục đường nhử đàn kiến”, 16,000 quân của Đại Tá De Castries nằm dưới thung lũng Điện Biên Phủ đã quyến rũ được 40,000 quân Việt Minh của tướng Võ Nguyên Giáp (không kể số dân quân đi tải vật liệu và trnag cụ vũ khí). Quân của tướng Võ Nguyên Giáp sẽ bị tiêu diệt bởi lực lượng Không Quân Chiến Lược của …Hoa Kỳ (vì không lưc của Pháp tại Đông Dương yếu lằm) . Khi căn cứ Điện Biên Phủ vừa bị tấn công, quân đội Pháp tại Đông Dương trông chờ tiếp cứu từ Không Lực Hoa Kỳ nhưng vì chính phủ Pháp vẫn còn đầu óc thực dân không chịu trao trả độc lập cho người quốc gia Việt Nam nên chính phủ Hoa Kỳ không muốn ủng hộ Đế Quốc Pháp để duy trì tình trạng thuộc địa tại Đông Dương.

Các hồ sơ được giải mật sau này cho thấy là Tổng Thống Eisenhower đã nói với đại diện chính phủ Pháp là Hoa Kỳ sẽ tham chiến nếu đồng minh Anh Quốc cũng đồng ý như vậy, trong khi đó Thủ Tướng Churchill trả lời với Thủ Tướng Daladier là: “nước Anh đã trao trả độc lập cho thuộc địa Ấn Độ từ năm 1947, thì không có lý do gì lại đi giúp nước Pháp để duy trì thuộc địa tại Đông Dương” . Như vậy sự sụp đổ của cứ điểm Điện Biên Phủ là do chính phủ Pháp chứ không phải do tướng lãnh và quân đội Pháp. Sau khi căn cứ Điện Biên Phủ sụp đổ, Thủ Tướng Daladier từ chức và chính khách Mendes France lên thay thế với khẩu hiệu “phải ký cho được một thỏa ước ngưng chiến với Việt Minh trong tháng 7/1954, nếu không được, chính phủ của tôi sẽ ra đi”.

Sự thua thiệt thứ tư: Tình hình căn cứ Điện Biên Phủ sắp tới hồi kết thúc, thì Thủ Tướng Bửu Lộc của chính phủ Quốc Gia Việt Nam từ chức, ông Ngô Đình Diệm lên thay thế. Tại hội nghị Geneve 1954, trưởng phái đoàn của chính phủ Quốc Gia Việt Nam lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Quốc Định được thay thế bởi ngoại trưởng Trần Văn Đỗ ( bác sĩ Trần Văn Đỗ là em trai của Luật Sư Trần Văn Chương, là chú ruột của bà Ngô Đình Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân). Khi mới sang Geneve, ông Phạm Văn Đồng có hỏi ngoại trưởng Trần Văn Đỗ là có nhận chỉ thị gì của chính phủ Sài Gòn về việc chia cắt đất nước Việt Nam hay không ? Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ trả lời là ông không có chỉ thị nào về việc này và cũng không nghe dư luận bên ngoài chính phủ bàn tán gì về việc chia cắt đất nước.

Thời gian sau đó, ngoại trưởng Trần Văn Đỗ mới biết là các đại cường đồng ý với việc chia cắt Việt Nam ra làm 2 , chỉ còn bàn cãi là cắt ở đoạn nào mà thôi. Phía Việt Cộng muốn lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới ( tức là toàn thể tỉnh Thừa Thiên tới sát Đèo Hải Vân), phía Pháp muốn lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới hoặc nếu Việt Minh muốn lấy tới vĩ tuyến 16 thì phải nhường hành lang Bùi Chu – Phát Diệm – Nam Định cho Pháp. Molotov cho Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng hay rằng Liên Sô có kinh nghiệm cay đắng về hành lang Tây Đức nối với Tây Bá Linh nên phía Liên Sô cảnh báo là không nên nhận giải pháp này vì “lợi bất cập hại”. Phía Mỹ thì không có ý kiến vì phái đoàn Mỹ đến Geneve trong vai trò giám sát và bảo chứng cho việc ký kết một hiệp định ngưng bắn giữa Pháp và Việt Minh. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ điện về Sài Gòn báo cáo tình hình hình cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và xin chỉ thị về việc chia cắt đất nước. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ thị cho ngoại trưởng Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước Việt Nam và phía chính phủ của Quốc Gia Việt Nam sẽ không ký vào hiệp định Geneve 1954 .

Sau khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Cộng một bài học vào năm 1979, Ban Lãnh Đạo của Đảng CSVN mới công bố Sách Trắng về Trung Quốc, thì nhân dân miền Bắc và các đảng viên cấp dưới mới biết rằng chính Chu Ân Lai thúc ép Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng phải nhận Bắc Việt ( nói theo kiểu dân chơi trong giới giang hồ: “thế là mất mẹ miền Nam cho bọn Mỹ - Ngụy). Ông Huy Đức và những người có ăn học hiểu biết trong XHCN có bao giờ thắc mắc đặt câu hỏi là: tại sao đang thắng lớn mà lại không tiếp cuộc chiến để dành hoàn toàn độc lập cho VN ? Tại sao lại chịu nhận làm chủ chỉ có một nửa nước để rồi 6 năm sau phải thành lập MTGPMN và phải đợi tới 15 năm sau mới “giải phóng” toàn bộ VN với tổn thất riêng miền Bắc không thôi cũng đã lên tới con số suýt soát 3 triệu người ? Câu trả lời chắc chắn chỉ có Đảng CSVN mới đủ kích thước và tư cách để trả lời.

Sự thua thiệt thứ năm: từ năm 1969, phái đoàn Bắc Việt cãi chầy cãi cối, cãi lòng vòng rất mất thì giờ về bàn vuông, bàn tròn, bàn hình chữ nhật… với mục đích là để được nói chuyện tay đôi với Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam .

Nhưng tới năm 1972, Tổng Thống Richard Nixon và Cố Vấn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger đi thăm Liên Sô và Trung Cộng,, thì không một ai trong hàng ngũ lãnh đạo của Bắc Việt lại chịu hiểu rằng số phận cả nước Việt Nam được định đọat tại điện Kremlin và khu biệt thự có tên gọi là Trung Nam Hải., chứ không phải được định đoạt tại hòa đàm Paris. Hiệp Định Paris năm 1973 là một “bẫy rập”, nhằm giúp Hoa Kỳ rút chân ra khỏi Đông Dương, miếng mồi béo bở mà Hoa Kỳ đặt trong bẫy này là điều 21B trong bản Hiệp Định: “Hoa Kỳ sẽ viện trợ 3 tỷ dollars cho Việt Nam nếu các bên tuân thủ các điều ký kết. Quyền tự quyết của nhân dân phải do nhân dân Việt Nam quyết định bằng lá phiếu bầu cử…” (hay đại loại gần giống như thế vì tôi không trích nguyên văn điều khoản này )

Khi Việt Cộng dứt điểm VNCH bằng vũ lực, tức là phía Việt Cộng ngang nhiên xé bỏ bản Hiệp Định Paris 1973 do chính họ đặt bút ký thì Hoa Kỳ đã có lý do để “xù nợ” tức là không viện trợ cho Việt Nam một xu nào hết mà bọn lãnh tụ Việt Cộng không thể kiện cáo vào đâu được. Nên nhớ là vào năm 1976, sau khi thống nhất 2 miến, chính quyền Việt Cộng kiểm kê dân số Việt Nam được 45 triệu người và tổng sản lượng quốc gia là 4 tỷ dollars, do vậy số tiền 3 tỷ dollars đối với chính quyền Việt Cộng là một số tiền rất lớn ( Cũng qua tờ báo Nhân Dân in tại Hà Nội, trong trại tù chúng tôi được biết rằng dòng họ Morgan có tích sản 170 tỷ dollars, được xếp hạng nhất tại Hoa Kỳ, dòng họ Rockefeller có tích sản 127 tỷ dollars được xếp hạng nhì, trong khi tồng sản lượng quốc gia GNP của Hoa Kỳ là 2,000 tỷ dollars. Nêu ra chi tiết để ký giả Huy Đức và các “bề trên” trong Đãng CSVN thấy rằng, tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam không bằng số lẻ của tích sản dòng họ Rockefeller)

Nếu ký giả Huy Đức và các đảng viên Đảng CSVN cứ ngoan cố cho rằng Việt Cộng là BÊN THẮNG TRẬN thi tôi yêu cầu ký giả Huy Đức hãy đưa ra những thành quả cụ thể mà phía Việt Cộng thủ đắc được sau khi cướp đoạt được miền Nam bằng vũ lực, dĩ nhiên thành quả cụ thể phải tính bằng tiền chứ nói thành quả chung chung như Việt Cộng đã nói từ hơn 50 năm qua, là điều người đọc không chấp nhận được.

Trung Cộng sẽ xâm chiếm Việt Nam và nếu họ chiến thắng Việt Cộng và cai trị toàn cõi Việt Nam, liệu ký giả Huy Đức và những “bề trên” cao cấp trong Đảng CSVN có đủ liêm sỉ để ca ngợi mấy anh Ba Tàu Đỏ là BÊN THẮNG CUỘC hay không ? Nếu có thì tiếp tục giữ tựa đề quyển sách này, nếu không thì có lẽ tựa đề VIỆT NAM ƠI ! HÃY KHÓC LÊN ĐI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU là thích hợp nhất.

Trần Trung Chính

San Jose ngày 25 tháng 12 năm 2012

4 thg 12, 2012

Tàu: Một Tân Đế Quốc Thực Dân Hay Thời Xuân Thu Chiến Quốc?

Nguyễn Văn Trần

Từ nhiều năm nay, tuy tự thừa nhận là quốc gia đang phát triển, Tàu không dấu thái độ hóng hách, kiêu căng do mức phát triển với 2 số liên tục suốt trong thời gian dài. Nhiều nhà phân tách đã không bỏ qua trường hợp nước Tàu để tìm hiểu và dự đoán tương lai.

Người ta đang theo dõi thế giới thay đổi sâu xa và khủng hoảng tài chánh sẽ góp phần làm gia tăng ảnh hưởng về tốc độ sự vận hành của thế giới. Sức mạnh kinh tế của những quốc gia kỹ nghệ phát triển xưa đang suy thoái để nhường chỗ cho những nước đang phát triển, trong đó có Tàu đứng đầu. Tình hình này, theo nhiều nhà kinh tế học, sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa.

Tuy nhiên cũng có không ít những nhà kinh tế học khác lại quả quyết sự cầm cự của những quốc gia đang phát triển chống lại tình trạng khủng hoảng chung sẽ không kéo dài được lâu. Trong số những nhà kinh tế này, Ông Nouriel Roubini, nhà chuyên môn dự báo những thảm họa quốc gia, hồi tháng 4 vừa qua, đã lên tiếng nhận xét về mô hình phát triển Trung quốc. Theo ông,«Trung quốc không thể đứng vững được lâu hơn và sẽ sụp đổ, rất có thể sau năm tới 2013». Vì không có một nước nào trên thế giới có thể sản xuất để đem 50% sản lượng nội địa đưa vào đầu tư mà không tạo ra những quá tải đối với khả năng sản xuất và không đẻ ra những tín dụng xấu.

Ông Francis Fukuyama, nhà chánh trị học, xã hội học và triết học của Mỹ, tiên đoán một cách quả quyết hơn «Tôi nghĩ cái hệ thống ở Tàu sẽ nổ tung một lúc nào đó» vì theo ông, «tương lai nước Tàu không có gì chắc chắn. Sự cứng rắn của hệ thống chánh trị càng ngày sẽ đụng chạm mạnh với sự nhanh chóng của tin tức qua những mạng xã hội». Mà đụng chạm thì phải bùng vỡ thôi.

Như trong năm rồi, tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra, nhà cầm quyền Bắc kinh theo thói quen dấu dân chúng, cho chôn dấu tất cả vết tích của vụ việc. Nhưng dân chúng dồn dập đưa tin với cả đầy đủ hình ảnh. Nhà cầm quyền Bắc kinh sau cùng phải thừa nhận sự thật tệ hại đó.

Nhà cầm quyền ở Bắc kinh cũng biết rõ những khó khăn và nguy hiểm sanh tử cho chế độ độc tài của họ nên họ nổ lực tìm giải pháp khắc phục để tồn tại.

Chúng ta sẽ xem qua những khó khăn và khả năng đối phó để duy trì chế độ độc tài của Bắc Kinh. Trong bài này, chúng ta thử thấy Tàu có phải là một thứ Đế quốc thực dân kiểu mới hay không?

Chánh sách đối ngoại của Bắc kinh

Chưa bao giờ chỉ trong hai năm mà những trao đổi ngoại thương giữa Tàu và Phi châu gia tăng lên tới 89 %, một kỷ lục mới. Bắc kinh, đồng thời, cũng tuôn hàng hóa, có chất độc nhiều ít không biết, tràn ngập qua Phi châu đen. Mục đính là để thu về nhiên vật liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất của Tàu. Để bảo đảm nguồn năng lượng, Bắc kinh còn đầu tư mạnh vào các nước Phi châu có dự trữ nhiên liệu để khai thác. Khi đẩy mạnh chánh sách này, Bắc Kinh không quên trấn an các quốc gia Phi châu, vốn cựu thuộc địa của Tây phương, là Bắc Kinh không bao giờ muốn thiết lập chế độ thực dân như trước kia.

Tại Diễn đàn Hợp tác kỳ 4 giữa Tàu và Phi châu tổ chức ngày 19 tháng 7 tại Bắc kinh, Hu Jintao tuyên bố để xác định chánh sách đối ngoại của Tàu «Tàu là một trong những nước lớn nhứt của thế giới đang phát triển, và Phi châu là một lục địa lớn gồm nhiều quốc gia. Nhân dân Trung hoa và Phi châu thắt chặt những mối quan hệ bình đẳng, thật lòng, hữu nghị và cùng yểm trợ nhau trong sự phát triển chung».

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình thay đổi đường lối cộng sản hướng về phát triển kinh tế. Ngày nay, nhà cầm quyền ở Bắc Kinh giữ ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế. Để bảo đảm nguồn nhiên liệu không bị gián đọan, Bắc kinh không ngần ngại quan hệ ngoại giao với những chánh quyền độc tài và tham nhũng. Họ còn yểm trợ những chánh quyền này như trước đây các chánh quyền thực dân đã dựng lên và nuôi dưỡng. Vì những chánh quyền này còn thì nguồn cung cấp nhiên liệu còn. Vả lại, xưa nay, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, có gì lạ!

Hơn nữa, cộng sản vốn là con đẻ của Đế quốc tư bản. Vào đầu thế kỷ trước, các công ty lớn các nước tư bản thắt chặt mối quan hệ với giới lãnh đạo các nước có tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, khoáng sản, cao su…

Phải chăng thật lòng không muốn giẫm lên những bước chân thực dân cũ mà Hu Jintao đã cho các nước Phi châu quan hệ với Tàu vay 20 tỷ đô-la trong 3 năm để mở mang nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở và xí nghiệp nhỏ. Lúc nào giới chức Bắc Kinh cũng tuyên bố là không hề can thiệp vào nội bộ các quốc gia bạn. Theo dự tính, tới năm 2035, Tàu phải cần 11, 6 triêu thùng dầu / ngày và qua 5 năm sau, mức tiêu thụ sẽ tăng lên bằng Huê Kỳ trong lúc đó, Tàu chỉ có khả năng tự túc nhiên liệu cho ¼ nhu cầu. Nhu cầu nhiên liệu ngày trở thành sanh tử cho giới lãnh đạo Bắc Kinh. Ông Le Yucheng, Thứ trưởng Ngoại giao, không giấu giếm mối lo ngại lớn của nhà cầm quyền «Bổn phận của nước Tàu là bảo đảm một đời sống đàng hoàng cho 1, 3 tỷ người dân của mình. Quí vị có thấy đó là cái thách thức vô cùng lớn không và là cái áp lực vô cùng nặng nề đè lên chánh phủ không. Tôi không thấy có gì khác là đáng kể hơn. Tất cả phần còn lại chỉ phụ thuộc vào cái ưu tiên quốc gia này». Tức vì nhu cầu nhiên vật liệu để phát triển, Tàu phải tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Phi châu, Nam Mỹ, khối cựu Liên-xô và Trung đông. Đó là mục tiêu hàng đầu của chánh sách đối ngoại hiện nay. Mục tiêu ngoại giao này, để bảo đảm nguồn cung cấp không bị gián đoạn vì nội chiến, sự thay đổi chế độ ở đó, được đảng và Chánh phủ, Ngân hàng Nhà nưóc và cả Quân đội yểm trợ. Riêng về nguồn dầu hỏa, Chánh phủ chỉ thị các Công ty Quốc doanh gấp rút đầu tư khai thác các mỏ dầu ở ngoại quốc.

Việc đầu tư luôn luôn đi kèm với những khoản cho vay rẻ, giúp xây dựng cơ sở thể thao, giải trí, những bữa chiêu đãi huy hoàng tại Bắc kinh và cả quân sự nữa. Các nước như Angola, Venezuela, Soudan, Zimbabwe đều được hưởng những lợi lạc này khi bắt tay «làm ăn» với Tàu. Họ nhận từ 2 tỷ tới 20 tỷ đô-la vay rẻ hoặc sự yểm trợ quân sự.

Như vậy làm sao hiểu được lời tuyên bố của Hu Jintao là Tàu ngày nay không thiết lập chế độ thực dân như Tây phương trước đây khi họ ngày càng can thiệp sâu vào nội tình các nước cung cấp nhiên vật liệu cho họ để bảo vệ quyền lợi của họ nơi đây? Trong mục đích này, Tàu không ngần ngại yểm trợ những chế độ độc tài, tham nhũng vừa quân sự vừa ngoại giao cấp Liên Hiệp quốc. Iran là một trường hợp cụ thể. Với những nước khác, Bắc Kinh chủ trương bắt lấy vài người trong Chánh quyền hoặc cả Chánh quyền bằng mua chuộc. Những người trong Chánh quyền thì giàu nhờ tiền của Tàu nhưng dân chúng thì không hưởng được gì qua cách ngoại giao này. Như ở Angola, người dân chỉ sống không quá 2 đô-la / ngày. Ở Zimbabwe, khi ủng hộ chế độ độc tài đàn áp dân của Robert Mugabe, giúp huấn luyện và tổ chức an ninh để bảo vệ chế độ, Tàu nhằm tậu đất đai trồng trọt và khai thác khoán sản, đá quí. Cách Tàu có mặt ở Phi châu không khác gì họ đang tung hoành ở Việt Nam qua đảng cộng sản Hà Nội. Đảng viên cộng sản giàu có nhờ bán đất đai, khoáng sản cho Tàu trong lúc đó dân chúng Việt nam ngày càng nghèo thêm. Đất nước sẽ không còn của Việt Nam nữa.

Tàu có phải Đế quốc thực dân kiểu mới?

Tổng thống Nam Phi nhận định rõ «cách ngoại giao của Tàu như vậy không thể tồn tại được về lâu về dài».

Theo báo cáo của Ủy Ban Phát triển Âu châu, Tàu đổ xô đầu tư vào Phi châu, khai thác đất đai nông nghiệp, khoáng sản, xây dựng hạ tầng cơ sở, …cho mọi người cảm tưởng Phi châu đang hưởng phúc lợi. Bắc kinh đang giúp vực dậy nền kinh tế Phi châu và Phi châu bắt đầu phát triển. Năm 2005, một nghiên cứu khác đưa ra một hình ảnh Phi châu tương phản. Mười bốn nước sản xuất dầu hỏa và khoáng sản bán cho Tàu có được thặng dư về ngoại thương. Ba mươi nước khác, trái lại, buôn bán bị thua lỗ vì thị trường của họ tràn ngập hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền của Tàu, giết chết những nhà sản xuất nội địa. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam ngày nay.

Trong trao đổi giữa Tàu và Phi châu, cái hố ngăn cách giữa nước được và nước thua thiệt ngày càng thêm khoét sâu và rộng ra không tránh khỏi gây ra ở đây đó sự bất mãn trong dân chúng. Bản báo cáo kết luận «Với đa số các quốc gia Phi châu, lời tuyên bố của nhà lãnh đạo Bắc Kinh đem lại hi vọng rất lớn, nhưng thực tế chẳng có gì hết vì không tạo ra được những điều kiện phát triển thật sự» nhằm phúc lợi cho dân chúng vốn nghèo đói triền miên của vùng kém mở mang.

Khi Tàu tới Phi châu hay những nơi khác chỉ nhằm tìm nguyên vật liệu, ủng hộ những chế độ độc tài tham nhũng địa phương để sai khiến chúng bảo vệ quyền lợi của mình, không nghĩ tới quyền lợi thật sự của dân chúng ở những nơi đó thì cách ứng xử này không thể bênh vực cho Tàu không phải là Đế quốc thực dân giống như các thế lực thực dân Tây phương trước kia.

Riêng ở Việt Nam, Tàu kết hợp với đảng cộng sản Hà Nội thành một thế lực thực dân kiểu mới đàn áp, bốc lột nhân dân Việt Nam cực kỳ dã man, cướp của dân tới từng cộng rau muống cuối cùng. Thế lực mới này, không có tên nào khác chính xác hơn để gọi, đó là bọn ngụy Hán.

*** Những số liệu và trích dẫn mượn ở tác giả Micheal T. Klare, Le Monde Diplmatique, số 9/2012, Paris

Nguyễn văn Trần

1 thg 12, 2012

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực.



Mũ Nâu Đỗ Như Quyên

“Cứ mổi khi con người này ra mặt hội họp tuyên bố gì đấy, hoặc có sách mới v.v thì y như rằng ở đâu đó trong thiên hạ có loạn to chập chờn đe dọa. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu sơ qua về con người nhiều bí ẩn này”.

Tên họ thật: Heinz Alfred Kissinger, gốc dân Do Thái, sinh ở Đức ngày 27. 5. 1923, theo gia đình tới Mỹ định cư vào tháng 8. 1938. Gia nhập quân đội Mỹ tháng 2.1943 rồi vô quốc tịch Mỹ ngày 19. 6.1943, tên Heinz đọc theo âm tiếng Đức đổi thành Henry theo tiếng Anh. Sau 16 tuần huấn luyện tại North Carolina , ông Kissinger ra trường với cấp binh nhì và được đưa về Sư Đoàn 84 Bộ Binh ở Clairborne , Louisiana . Đầu tháng 10. 1944 SĐ 84/BB đến nước Anh, sau đó đổ bộ lên bãi Omaha ( Normandy , Pháp) vào đầu tháng 11. 1944 (nghĩa là ông Kissinger không tham dự ngày đổ quân lịch sử -6.6.1944) rồi tiến quân mặt trận Hòa Lan, kế tiếp là Bỉ cuối cùng vào chiến trường Đức. Sau khi Đức đầu hàng (8.5.1945), ông Kissinger được vị Tư Lệnh SĐ 84/BB là Thiếu Tướng Alexander R. Bolling (1895-1964) chọn làm thông dịch viên. Đầu năm 1946, ông ta lên cấp trung sĩ và được gởi đi học ở Trường Tình Báo-Bộ Tư Lịnh Âu Châu (European Command Intelligence School) tại thành phố Oberammergau của Đức. Tháng 5.1946 ông Kissinger được giải ngũ, nhưng không về Mỹ ngay mà nấn ná ở lại Đức để chú tâm nghiên cứu về vấn đề Hội Kín (Secret Society) của Âu Châu qua hàng đống tài liệu Đức Quốc Xã bỏ lại.

Tháng 7.1947, ông Kissinger quay về Mỹ và xin được một học bổng vào trường đại học Harvard (cũng nên biết thêm là những trường đại học như Harvard; Yale; Princeton; Oxford; Sorbonne là những trường do các nhóm Hội Kín có nguồn gốc ở Âu Châu thành lập từ thế kỷ thứ 19. Mục đích sâu xa của đám ma đầu này lúc lập trường là sẽ thu hút và chiếm hữu hết những nhân tài khắp thế giới bằng tiền – danh và lợi đối với những sinh viên biểu lộ sự thông minh đặc biệt, hay ít ra chúng cũng đào tạo được những con người, mà Hội Kín gọi là “phụ tùng”, trong tương lai sẽ phục vụ đắc lực cho bộ máy thống trị toàn thế giới gồm toàn những con người được nhào nặn theo khuôn mẫu của “văn hóa” Âu Châu). Năm 1950 ông Kissinger có bằng B.A, năm 1952 lấy bằng M.A và năm 1954 có được bằng Ph.D.
Trong thời gian học ở Harvard ông ta được ưu đãi đặc biệt, vì trường này vốn có một nguồn tài chánh dồi dào do CIA bí mật tài trợ qua một tổ chức trá hình là Hội Học Sinh Quốc Gia (National Student Association. Hội này đã bị “bể” năm 1967 do công chúng phanh phui).

Từ năm 1950, lúc còn đang “học” ông Kissinger đã được bí mật tuyển làm cố vấn cho Phòng Nghiên Cứu Các Chiến Dịch- Lục Quân (Army-Operations Research Office).
1951: Được cử tới Nam Hàn tìm hiểu về “mức độ ảnh hưởng tâm lý của dân chúng về sự có mặt của quân đội Mỹ”.
1952: Bí mật được chọn làm cố vấn cho Ủy Ban Chiến Lược Tâm Lý thuộc Bộ Tham Mưu Liên Quân (Psychological Strategy Board of the Joint Chiefs of Staff).
1955: Được Hội Kín ở Mỹ cho làm chủ bút tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ (Foreign Affairs magazine). Tạp chí này tuy thuộc “tư nhân”, nhưng nó là cái loa chính thức và đầy quyền lực đặt ở Mỹ của vương triều nước Anh và con cháu của giới quý tộc tại Châu Âu ( Ở bên Tây, ban đầu nó được trung ương Ủy Hội Tam Điểm (Trilateral Commission) lập ra trong một phòng kín ở khách sạn Majestic, thủ đô Balê nước Pháp vào ngày 30.5.1919 và nấp dưới một cái tên thật “hiền” là Viện Quốc Tế Sự Vụ (Institute of International Affairs), ông HCM cũng là hội viên Tam Điểm từ thuở đó nên ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam có họ hàng, dây mơ rễ má với tài phiệt quốc tế là chuyện đương nhiên. Viện Quốc Tế Sự Vụ có hai chi nhánh, một nằm ở Anh là Học Viện Hoàng Gia về Quốc Tế Sự Vụ (Royal Institute of International Affairs- RIIA), một nằm tại Mỹ từ ngày 21.7.1921 là Hội Đồng về Các Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations- CFR) cùng với cái loa của nó là tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ. Từ ngày đó đến hôm nay, cái loa này của RIIA và CFR mới là “đầu sỏ” làm trùm hết tất cả các hãng điện thoại, truyền hình và những tờ báo v.v lớn nhất, mạnh nhất của nước Mỹ vì giới chủ nhân của truyền thông Mỹ đều là hội viên của các Hội Kín trong bí mật, ngoài công khai họ là hội viên của CFR. Ngoài ra, các tổng thống Mỹ, tất cả giám đốc CIA, bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, tài chánh, y tế, giáo dục, thương mại v.v cho tới chủ những siêu công ty về hàng không, hàng hải, xe hơi, dầu hỏa v.v đều là hội viên CFR, một hội “tư nhân” do Hội Kín thành lập (có tới 90% dân chúng Mỹ không biết chuyện này).

1957, ông Kissinger thường được thỉnh giảng ở đại học Harvard, năm 1959 thành phụ tá giáo sư tới năm 1962 chính thức là “giáo sư” của trường này.

Tháng 10. 1965 ông ta âm thầm đến Sài Gòn, Việt Nam. Hội Kín sai ông tới đó để thẩm định phương diện tinh thần và tâm lý của giới quân nhân, chính trị, tôn giáo v.v của người dân Việt Nam Cộng Hòa nói chung trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt.

Tháng 10. 1966, ông Kissinger “rón rén” tới Sài Gòn một lần nữa để xác định lần chót về nhận xét của mình trước đó đối với tinh thần chống cộng của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi về Mỹ, những ghi nhận của ông về tinh thần dân chúng và giới lãnh đạo VNCH được phúc trình lên chính phủ Mỹ với một nội dung rất lạc quan để trấn an công luận.

Tuy nhiên trong bí mật, ông ta đã phúc trình cho CFR (tức siêu quyền lực, siêu tài phiệt) một sự thật quan trọng mà công chúng không hề biết, đó là: Ý thức về hiểm họa cộng sản và tinh thần chống cộng của người dân VNCH nói chung rất cao. Điều này sẽ là một trở ngại rất lớn, Cộng Sản Bắc Việt rất khó chiếm được miền Nam-Việt Nam theo như kế hoạch mà siêu quyền lực đã soạn ra và chờ đợi. Đây là điểm then chốt nhất nên ngày 27.11.1968, sau khi chọn người và cân nhắc kỹ lưỡng, siêu quyền lực giới thiệu ông Kissinger với vị tổng thống tương lai của Mỹ là ông Richard Milhous Nixon (1913-1994, ông này cũng là hội viên cao cấp của CFR và nhiều Hội Kín khác). Sau đó tổng thống “tân cử” R.M.Nixon đưa ông Kissinger vô nắm Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) và từ đây ông ta bắt đầu đại diện cho Hội Kín-không phải đại diện cho dân Mỹ- khởi sự bí mật tiếp xúc, dàn xếp các thỏa thuận với CSBV.

Nhưng năm 1955 mới là năm mà cuộc đời ông Henry A. Kissinger rẽ qua một bước ngoặc quan trọng. Tại một hội nghị về chiến lược quân sự ở Quantico, Virginia ông ta được giới thiệu với ông Nelson Aldrich Rockefeller (1908-1979). Ông này thuộc “đảng” Cộng Hòa, từng có mặt trong nhiều nội các chính phủ của những tổng thống như các ông Franklin Delano Roosevelt (1882-1945, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín); Harry S. Truman (1884-1972, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín); Dwight David Eisenhower (1890-1969, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín) và Richard Milhous Nixon (1913-1994, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Ông Nelson Aldrich Rockefeller còn là Thống Đốc Tiểu Bang Nữu Ước từ năm 1959 tới 1973, từng là Phó Tổng Thống (1974-1977) cho ông Gerald Rudolph Ford, Jr (1913-2006, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Ông ta là con của ông John Davison Rockefeller, Jr (1874-1960) và là cháu nội của ông “vua dầu hỏa” John Davison Rockefeller, Sr (1839-1937, lưu ý là tất cà những người đàn ông trong giòng họ Rockefeller đều là hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Sau cuộc gặp gỡ “lịch sử” đó và thêm vài lần nữa, ông Kissinger được gia tộc Rockefeller mời làm cố vấn cho Quỹ Huynh Đệ Rockefeller và từ 1956 tới 1958 là Giám Đốc của Dự Án Những Nghiên Cứu Đặc Biệt cho Qưỹ Huynh Đệ Rockefeller (Director of the Special Studies Project for the Rockefeller Brothers Fund). Từ đó, “sự nghiệp” chính trị của ông Kissinger lên ào ào như diều trước gió, chức cao nhất mà ông giành được là Bộ Trưởng Ngoại giao (1973-1977). Có người cho rằng nếu ông ta sinh ở Mỹ chắc chắn sẽ làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Nhưng dù sao chăng nữa những chức vụ mà ông ta có được cũng chỉ là chuyện nhỏ và ngoài công khai. Thật ra trong bóng tối của thế giới siêu quyền lực, ông ta thuộc hạng “lão làng”, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các Hội Kín và những hiệp hội “tư nhân” (vòng ngoài của Hội Kín) tại nước Mỹ và quốc tế.

Ông Henry A. Kissinger là một người rất say mê có được quyền lực và danh vọng, dù phải nói dối và bội nghĩa bạc tình ông ta cũng làm để thỏa mãn niềm đam mê đó. Ông Kissinger kết hôn với bà Ann Fleischer năm 1949, họ có hai người con nhưng gia đình không được ấm êm vì bà thường than phiền sự vô trách nhiệm của ông đối với gia đình. Năm 1964 ông ta bỏ vợ để được thảnh thơi hoạt động trong trò chơi chính trị kiểu Mỹ. Mãi tới năm 1974, ông Kissinger mới lập gia đình lần nữa với bà Nancy Maginnes sau khi đã ngồi yên vị trong chiêc ghế bộ trưởng ngoại giao.

Ông Kissinger “viết” nhiều nhưng phần lớn những gì ông “viết” không phải do chính ông tìm ra ý tưởng. Ông “viết” cũng như làm một bổn phận, nói ra giùm những chiến lược quan trọng mà siêu quyền lực không thể công khai nói ra (tựa như ông Karl Heinrich Marx (1818-1883) không phải là tác giả thực sự của bản “Tuyên Ngôn Cộng Sản” (The Communist Manifesto, 1.2.1848), ông này được trả tiền để viết theo triết thuyết của một Hội Kín có tên “Hội Của Sự Công Chính” ( The League of the Just), một hội vòng ngoài của một Hội Kín lớn hơn là “Hội Dân Ba Lê Ngoài Pháp Luật” (The Parisian Outlaws League). Ông Kissinger có vài cuốn sách tiêu biểu như: The White House Years (1974); Years of Upheaval (1982); Years of Renewal (1999) v.v..nhưng trước đó trong năm 1957 ông “viết” một cuốn làm thay đổi quan niệm quốc phòng của Liên Bang Mỹ đến tận hôm nay, đó là cuốn “Những Vũ Khí Hạt Nhân và Chính Sách Đối Ngoại” (Nuclear Weapons and Foreign Polycy). Ngoài ra các “bài viết” của ông về đề tài chính trị, ngoại giao, quốc phòng v.v đăng trên các báo, tạp chí thì rất nhiều nhưng nói chung, tất cả những gì ông “viết” và “lách” cũng chỉ là cái loa dọn đường cho Hội Kín và siêu quyền lực. Chỉ nhằm biện hộ cho các “chính sách” trong quá khứ của “chính phủ” Mỹ mà siêu quyền lực điều khiển trong bóng tối. Hoặc ông “viết” cũng như thay mặt Hội Kín nhắc khéo cho thiên hạ biết trước rằng “chính phủ” Mỹ sắp có một kế sách chiến lược chi đó trong tương lai! Vậy thôi.

Suy ra ông Henry A. Kissinger cũng chẳng là nhân tài, là anh hùng chi cả đối với nền “hoà bình” của nhân loại. Nhưng ông ta lại nham nhở đưa tay nhận giải “Nobel Hòa Bình” (sic) cũng do đám Hội Kín bày ra để thưởng công cho ông. Ông cũng không có chút công lao gì đối với một nước Mỹ đã bị mất chủ quyền vào tay Hội Kín và siêu quyền lực. Ngược lại, chỉ riêng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thôi ông đã sĩ nhục công chúng Mỹ khi lén lút thỏa hiệp với đối phương. Ông đã làm cho hàng chục triệu gia đình Việt Nam; Cam Bốt; Mỹ; Lào tới tận hôm nay vẫn cỏn sống với nhức nhối, khổ đau vì bị mất mát, rẽ chia và thù hận. Nghĩ cho cùng, những thế lực đứng trong bóng tối mới là những kẻ tội ác ngập đầu. Ông Kissinger cũng vì say mê quyền lực và danh vọng nên bị lợi dụng, bị thế lực đó đẩy ra ngoài ánh sáng để nói những điều họ không thể nói ra. Ông ta cũng như Hội Kín và siêu quyền lực chẳng có tài cán gì, chỉ là những kẻ biết vận dụng cách nắm quyền lực mà không cần lộ diện. Biết cách tìm người đáng tin cậy, trao quyền để làm những gì có lợi cho mục tiêu cuối cùng của họ là thống trị toàn thế giới dưới nền “văn minh thực dụng” của Âu Châu.

Vài năm gần đây ông Kissinger lại xuất hiện và tuyên bố vung vít đủ điều. Tháng 5.2011 ông ta ra mắt cuốn sách mới là

On China (Penguin,2011)
. Như đã nói ở phần đầu, mỗi khi ông này có “sách” mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to! Bởi nhờ có loạn thì siêu quyền lực mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như phát triển ảnh hưởng của mình. Và mầm mống của loạn lạc cũng do siêu quyền lực tạo ra từ trong bóng tối. Tại sao con người này không chết phức cho rồi?

………o………
Nguồn tham khảo: “The Price of Power. Kissinger in the Nixon White House”. Seymour M. Hersh. Summit Book, NY, 1983.
“Kissinger”. Marvin Kalb and Bernard Kalb. Little, Brown and Company, 1974.
“Rule By Secrecy”. Jim Marrs. Harper Collins, 2001.
“The Invisible Government”. David Wise and Thomas B. Ross. Random House, 1964.
“The Unseen Hand”. Ralph A. Epperson. Publius Press, 1985.
“Who Stole the American Dream” ? Burke Hedges. INTI Publications, 1992.
“Who Owns America ” ? Walter J. Hickel. Warner Paperback, 1972.
“Who’s Running America ” ? Thomas R. Dye. Prentice-Hall, 1986.
“Who Rule’s America ” ? William G. Domhoff. Prentice-Hall, 1967.
“Wake-up America . It’s Latter Than You Think” ! Robert L. Preston. Hawkes Publishing Inc, 1972.
“None Dare Call It Conspiracy”. Gary Allen. Concord Press, 1971.
“None Dare Call It Treason”. John A. Stormer. Liberty Bell Press, 1964.
“Secret Societies of America ‘s Elite”. Steven Sora. Destiny Books, 2003.
“Conspiracies and Secret Societies. The Complete Dossier”. Brad Steiger and Sherry Steiger. Visible Ink, 2006.
“The Biggest Secret”. David Icke. Bridge of Love , 2001.

29 thg 11, 2012

Hồn ma trên đất thần kinh

Phạm Thành Châu

Cuối năm 1972, tốt nghiệp ngạch đốc sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, hắn được bổ về làm phó quận hành chánh quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Thời đó, chiến sự vùng hỏa tuyến rất sôi động, nhưng chỉ trên dãy Trường Sơn, các quận dưới đồng bằng đều yên tĩnh, nhưng là sự yên tĩnh đáng ngờ. Từ Trường Sơn xuống đồng bằng, Việt cộng chỉ đi mấy tiếng đồng hồ là đến nơi.

Quận Phong Điền cách thành phố Huế độ ba mươi cây số. Từ Huế đón xe đò Huế - Phong Điền, theo quốc lộ Một ra hướng bắc, khoảng ba mươi cây số là đến Phong Điền. Ngày đầu tiên đi nhận nhiệm sở, hắn lên xe đò từ sáng sớm, đến trưa mới đến nơi.

Xe đò là những xe quân đội (thường là xe "Đốt Cách" Dodge 4x4) từ thời đệ nhị thế chiến phế thải ra. Xe chạy hết bốn tiếng đồng hồ trên quãng đường chưa đến ba mươi cây số. Xe chạy rất chậm lại còn ngừng dọc đường đón khách, đa số là những người buôn bán.

Họ đem nông sản về Huế bán rồi mua hàng hóa về các chợ thôn quê. Hắn ngồi ghế trước, cạnh tài xế để tiện hỏi đường và ngắm phong cảnh. Quốc lộ Một chạy qua những thôn làng, những cánh đồng. Bên trái là đồi núi, bên phải là ruộng hoặc nhà đồng bào. Càng ra hướng bắc, đất đai càng cằn cỗi, toàn cây dại mọc trên cát đá.

Xe chạy quá quận đường một quãng thì ngừng lại cho hắn xuống.

Khi được báo tin, thiếu tá quận trưởng, từ văn phòng, bước ra, cười hề hề, đưa tay ra bắt.

- Ông phó đây hả?

- Vâng, chào thiếu tá. Tôi tên Lân.

- Mời ông vào.

Hắn theo quận trưởng vào văn phòng. Đó là một căn phòng rộng, có một cái bàn cũng rộng, trên để giấy tờ, công văn. Trước bàn có đặt một cái bàn nhỏ, để tiếp khách, với bốn cái ghế xa lông đóng bằng gỗ tạp, lấy từ những thùng gỗ đựng đạn đại bác. Chẳng có trà nước tiếp khách gì cả. Biết hắn mới ra trường, tay quận trưởng trình bày tỉ mỉ tình trạng của quận.

- Bây giờ tôi sẽ cho mời mấy sĩ quan bên chi khu và bên cảnh sát cùng ra quán uống cà phê, để giới thiệu ông phó mới với họ. Thứ hai tuần sau có họp xã ấp tại quận, tôi sẽ giới thiệu ông với cán bộ xã ấp để tiện làm việc.

Thời buổi chiến tranh, chẳng có lễ lạc bàn giao thêm phiền, vả lại quận không có ngân sách riêng, tài sản chỉ có bàn ghế, văn phòng phẩm linh tinh, ông phó ký biên bản bàn giao nhiệm vụ là xong. Đối với đồng bào, chính phủ không thu thuế điền thổ (ruộng vườn) nên xã ấp nhờ vào ngân sách tỉnh yểm trợ.

Lương hướng cán bộ chẳng bao nhiêu. Khi có thì giờ, họ cày cấy, trồng trọt, ban đêm theo nghĩa quân, nhân dân tự vệ canh gát, bảo vệ an ninh cho đồng bào. Ông phó trước đi nhận nhiệm sở mới, mấy tháng nay mà chưa có người về thay, nay có ông giúp tôi về hành chánh thì tôi cũng được rãnh tay mà lo việc khác.

Về sinh hoạt, ông phó ăn uống với tôi, một nghĩa quân sẽ lo việc đi chợ nấu nướng. Buổi tối, có một căn phòng ngay sau văn phòng ông phó, dùng làm phòng ngủ. Phòng nầy được chất bao cát chung quanh và trên trần để chống pháo kích. Vấn đề bây giờ là phải tìm phương tiện cho ông đi về các xã ấp.

Mấy ông phó trước có xe gắn máy, tôi biết ông mới ra trường, chưa giành giụm được để mua xe gắn máy. Mà độc thân như mấy ông, lương hướng chỉ đủ về Huế trả tiền nhà trọ, đi xem phim, mua sách báo, ăn uống, cà phê cà pháo với bạn bè. Ông nào có vợ mới biết tiết kiệm.

Về Huế mỗi cuối tuần, mà ông đi xe đò thì coi như hết một ngày rồi. Hiện nay quận có một chiếc xe jeep hư cũ, có lẽ từ ông tri huyện mấy đời trước để lại, để tôi gọi ông thợ sửa máy cày dưới chợ đến xem có giúp sửa chữa được gì không? Ông thợ nầy rất giỏi mà lấy công lại rẻ nữa.

Lần đầu đi nhận nhiệm vụ mà được một tay quận trưởng tốt bụng giúp đỡ thì hắn cũng thấy yên tâm. Về công việc hành chánh, nhân viên các ban ngành, tuy trình độ pháp lý kém nhưng kinh nghiệm thì nhiều. Họ biết rõ từng xã ấp trong quận, từ vấn đề an ninh, nhân sự đến các tập tục, các giòng họ, các lề thói mỗi thôn xã riêng.

Câu phép vua thua lệ làng, ở nông thôn miền Trung vẫn còn là điều cần lưu ý. Ông xã trưởng, ấp trưởng được dân bầu lên, có chính quyền, luật lệnh qui định, nhưng các ông trưởng tộc, các ông phụ lão trong làng mới là những người có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cộng đồng thôn xã.

Một "quận hành chánh" phải phụ trách mọi việc liên quan đến giấy tờ, điều hành các ngành chuyên môn, xã, ấp mà chỉ có năm ba nhân viên với vài cái máy đánh chữ và một ông tống văn thư đi xe đạp...Vậy mà mọi việc trong quận chạy đều, hiệu quả, chính xác, khiến hắn ngạc nhiên.

Vì thế mà các tổ chức nghiên cứu quốc tế đánh giá Việt Nam Cộng Hòa thời đó có một nền hành chánh công quyền hiệu năng nhất Đông Nam Á. Có lẽ tình trạng chiến tranh khiến cho công chức, cán bộ địa phương phải làm việc theo kiểu quân đội. Lúc nào cũng phải nắm vững tình hình, có lệnh là thi hành ngay.

Về chiếc "công xa" cho ông phó quận, không ngờ được giải quyết nhanh chóng. Đó là nhờ vào tài nghệ của anh thợ sửa máy cày.

Chiếc xe cũ kỹ đến độ mỗi con ốc phải dùng đục, búa gõ cả buổi mới ra. Chỉ một tuần sau, chiếc xe nổ máy, tuy tiếng kêu cũng không thua chiếc máy cày Kubota bao nhiêu. Bốn cái bánh được thay bằng bánh xe nhà binh phế thải mà tay quận trưởng phải lên quân vận xin mới có, nhưng cái trần xe thì không có tiền mua.

Thế nên phải giữ lại cái trần xe với một lỗ trống hoác phía trên, người ngồi trong xe, nếu mặc áo đi mưa khi trời mưa thì cũng không sao.

Nhờ có phương tiện di chuyển, hắn về Huế, lò dò đến Tổng Hội Sinh Viên Huế, Hội Hồng Thập Tự Thừa Thiên Huế, Caritas (cứu trợ Công Giáo), xin đoàn công tác ra các xã ấp, khi thì khám bịnh, phát thuốc, khi thì tặng quà, gạo, bột dinh dưỡng, áo quần, mùng mền, khi thì đắp đường, sửa nhà cho đồng bào nghèo, bày trò chơi, tập hát cho lũ trẻ...

Ông phó quận (là hắn) lái xe về xã ấp hội họp, dự lễ cúng đình, cúng làng, coi thật long trọng. Hơn nữa khi một chiếc xe hơi chạy trong làng, trên đường quê là một hiện tượng đáng cho trẻ con chạy theo sau xe, reo hò, đáng để cho người đang làm việc đồng áng nghỉ tay ít phút đứng nhìn giải trí.

Ông phó dừng xe, bước xuống xe trông oai hơn, tư cách hơn các ông phó trước đây đi xe gắn máy. Nhưng mỗi cuối tuần, hắn lái chiếc xe cà tàng đó về Huế thì cả thành phố để ý ngay.

Chiếc xe bạc màu, "trầy vi, tróc vảy" lại thêm cái trần thủng với tiếng máy nổ toan toác (bể ống bô), chỉ chạy một vòng lên xuống đường Trần Hưng Đạo (đường phố chính), là ai thấy đều ngạc nhiên, hỏi nhau về nguồn gốc chiếc xe và người lái nó.

Đó là điều hắn không ngờ. Khi hắn đi bộ, mấy bà bán hàng đều liếc xem, tên khùng nào dám lái chiếc xe như thế trong một thành phố cổ kính, với người dân ưa bình luận chuyện thiên hạ và sĩ diện hão.

Một buổi tối thứ bảy, hắn đi xem phim. Vì phim quá dở, hắn bỏ đi ra, lên xe, lái về nhà trọ trong thành nội, nhưng khi xe chạy đến khoảng trước cửa Thượng Tứ thì hắn thấy một cô gái mặc đồ trắng, đội nón đứng bên đường ngoắc tay ra dấu với hắn. Hắn tấp xe vào.

- Cô gọi tôi phải không?

- Dạ phải.

- Cô cần gì tôi?

- Em xin anh cho quá giang về nhà.

- Nhà cô ở đâu?

- Dạ, trên Kim Long.

- Mời cô lên xe.

Hắn vẫn chưa cho xe chạy.

- Tôi hỏi cô điều nầy. Con gái Huế giờ nầy mà dám đón xe quá giang một người lạ. Sao cô không đón xích lô mà đi?

- Em đứng đón xích lô đó chứ. Mạ em sai em đi công chuyện, nhưng lâu quá, sợ về trễ mạ la, thấy xe anh, em xin quá giang.

- Cô biết tôi là ai mà cô dám đón xe tôi?

Cô gái nhìn hắn cười, hai con mắt sáng lên vẻ ngây thơ nhưng tự tin, không hề sợ ai.

- Anh lái chiếc xe nầy, ai mà không biết anh. Anh tên Lân, phó quận Phong Điền, quận trưởng là thiếu tá Tôn Thất Bá. Ông ta là em của mạ em, cậu tụi em. Mấy lần anh đi với cậu Bá trên đường Trần Hưng Đạo, em ngồi trong tiệm thấy, nên biết anh.

Hắn nhìn cô gái, tuy cô đội nón và ánh đèn đường tù mù nhưng hắn cũng thấy cô gái đẹp một cách rất Huế.

Mặt trái xoan, tóc dài, hiền lành, đoan trang nhưng giọng nói và đôi mắt như có chút tinh nghịch.

- Cậu em khen anh đàng hoàng.

- Cám ơn cô. Vậy là cô biết hết về tôi, nhưng cô tưởng tôi đàng hoàng là cô lầm to!

- Tôi vẫn không hiểu, vì sao chưa quen biết mà cô dám đón xe tôi để quá giang. Không cô gái Huế nào dám làm như vậy cả.

- Anh nói chi lạ rứa? Em đón xe xích lô đâu cần quen biết với ông đạp xích lô. Anh dám âm mưu gì với em không?

- Tôi chịu thua cô. Xin lỗi. Cô đừng giận tôi.

Cô bật cười, giọng người lớn.

- Tha cho đó!

Hắn cởi áo đi mưa đang mặc trao cho cô gái.

- Cô mặc vô. Khi tôi chạy xe, mưa tạt ướt hết.

- Bộ anh không sợ mưa sao? Mưa ướt lạnh chết!

- Nếu tôi không nhường áo cho cô, chắc chắn là cô khinh tôi là thằng con trai bần tiện, ích kỷ ngay.

- Đúng rồi! Anh mà làm vậy em thất vọng về anh nhiều lắm.

Hắn cho xe chạy. Trong lúc trò chuyện, cô cho biết đang học đệ nhất trường Đồng Khánh.

Hắn hỏi cô có mấy anh chị em? Cô bảo chỉ có hai chị em thôi. Cô tên Khánh Trang, cô em tên Hiển Nhơn, đang học đệ nhị.

Hắn nói mấy câu tán tỉnh, đại ý, gặp một người đẹp như cô mà không làm quen là dại, cô chỉ cười mà không nói gì.

Xe qua cầu Bạch Hổ, chạy thêm gần nửa cây số thì cô gái ra dấu dừng lại.

- Nhà em ở đây.

Cô định cởi trả áo đi mưa nhưng hắn bảo.

- Cô cứ mặc, kẻo ướt, vô nhà mạ la. Tôi mà nhận lại ngay bây giờ, thì uổng công tôi quá!

Cô gái xuống xe, nhìn hắn, nhờ ánh đèn xe, hắn thấy cô cười.

- Sáng mai anh ghé nhà em lấy áo đi mưa, em sẽ chờ anh. Cám ơn anh.

- Cô nói câu đó là cô biết âm mưu của tôi rồi. Tôi cám ơn cô mới đúng.

- Chào anh. Nhớ sáng mai, em chờ.

- Tôi xin đến lúc chín giờ sáng mai. Được không cô?

- Dạ được!

Khi cô bước khuất vào cổng nhà, hắn vẫn còn dừng xe, để nhận diện cái cổng nhà đồ sộ, kiểu cổ, đen xỉn vì thời gian. Hắn đoán gia đình cô thuộc danh gia vọng tộc ngày xưa nên mới có ngôi nhà với chiếc cổng lớn như thế.

Khi chạy tới để kiếm cách trở đầu xe, hắn mới biết rằng, có nhiều ngôi nhà cũng với chiếc cổng đồ sộ tương tự. Một bên đường là vách tường chạy dài, một bên là sông Hương gió thổi với mưa phùn lạnh cóng. Khi lên đến chùa Thiên Mụ, hắn mới tìm được chỗ quay xe lại.

Sáng hôm sau, vào ngày chủ nhật, hắn diện áo quần tươm tất, chải đầu soi gương rồi lên xe đến nhà người đẹp. Hắn dừng đúng chiếc cổng khi hôm, nhưng để chắc ăn, hắn xuống xe, chờ một người đàn bà đi tới và hỏi.

- Phải nhà nầy có hai cô gái đẹp. Phải không chị?

Chị đàn bà vui vẻ.

- Đúng rồi. Anh vô đi. Qua khỏi cái bình phong là anh thấy nhà. Anh vô gặp cô Hiển Nhơn phải không?

- Tôi vô thăm cô chị.

Chị đàn bà trợn mắt lên, kinh ngạc.

- Anh đi thăm cô Khánh Trang? Anh cứ vô đi thì biết. Nhưng nhớ gõ cửa nhà ngang mới có người. Anh mà gõ cửa nhà giữa...Thôi anh vô đi.

Hắn bước qua cổng thì có một bình phong lớn ngăn lại, khiến hắn phải theo lối mòn phía bên trái, có hàng rào bằng cây chè tàu hai bên. Đi một quãng nữa, hiện ra một ngôi nhà ngói dài, xây trên một nền nhà cao bằng đá, mái nhà thấp tè, rêu phong, cửa gỗ, đóng im ỉm.

Theo lời chỉ dẫn của chị đàn bà, hắn bước đến nhà ngang. Căn nhà nầy cao ráo, xây theo kiểu mới. Hắn gõ cửa. Cánh cửa hé ra. Một người đàn bà, tuổi trên năm mươi, gương mặt thanh tú nhưng nghiêm trang, hỏi hắn.

- Cậu hỏi ai?

- Xin lỗi có phải đây là nhà cô Khánh Trang không ạ?

Người đàn bà ngạc nhiên nhưng cũng mở cửa.

- Vâng, mời cậu vô nhà.

- Cám ơn bác.

- Mời cậu ngồi. Cậu hỏi Khánh Trang có chuyện chi không?

- Dạ, cháu quen với Khánh Trang. Cháu chỉ đến thăm thôi.

- Cậu quen với Khánh Trang bao lâu rồi?

- Dạ, chỉ mới khi hôm. Cháu cho Khánh Trang mượn chiếc áo đi mưa, Khánh Trang có dặn sáng nay đến nhận lại.

Người đàn bà rót trà mời hắn.

- Mời cậu dùng trà. Tôi vừa pha trà cúng Phật. Cậu quen với Khánh Trang trong trường hợp nào. Áo đi mưa của cậu màu gì?

Nghe mấy câu hạch sách, mà không được người đẹp đón tiếp, hắn phát nản, định trả lời vài câu qua loa rồi rút lui.

- Dạ, lúc tối, cháu gặp Khánh Trang trước cửa Thượng Tứ. Khánh Trang nhờ cháu đưa về đây. Cháu có cho cô ấy muợn chiếc áo đi mưa màu đen, cô ấy hẹn sáng nay đến nhà, cô sẽ trả lại.

- Sáng nay tôi không thấy chiếc áo đi mưa nào khác cả. Lúc nãy con Hiển Nhơn ra tiệm vẫn mặc chiếc màu trắng. Chẳng phải tôi khó khăn gì với cậu mà không cho cậu gặp Khánh Trang, nhưng xin cậu kể tỉ mỉ chuyện cậu gặp nó như thế nào, hai người đối đáp ra sao?

Khánh Trang nói chuyện gì với cậu? Nó mượn áo đi mưa ra sao? Xin cậu bình tĩnh. Cậu kể ra tôi mới biết chắc là cậu có gặp Khánh Trang. Vì có thể là người khác xưng là Khánh Trang để chọc ghẹo cậu cũng nên.

Hắn đành ngồi nán lại và kể tỉ mỉ từ đầu đến cuối câu chuyện. Người đàn bà nghe xong, đứng lên, bảo hắn.

- Cậu theo tôi. Tôi chỉ cho cậu xem, có phải người cậu gặp lúc tối, đúng là Khánh Trang không?

Người đàn bà bước xuống thềm, đi vòng ra sau nhà, hắn đi theo, không hiểu đi đâu? Sân trước đã âm u, sau vườn thì như một khu rừng. Cây cối rậm rạp, um tùm, toàn là cây ăn trái.

Ổi, mãng cầu, mít, mận...Tuy có một lối mòn, nhưng hai người nhiều lúc phải cúi xuống dưới một cành cây hay dùng tay rẽ lá mới bước đi được. Một tia nắng mai lẻ loi chợt sáng lên, mấy giọt nước mưa còn đọng trên lá long lanh khiến khu vườn vừa nên thơ vừa bí ẩn.

Hắn nghĩ đến chuyện Liêu Trai. Một ngôi nhà cổ bỏ hoang, một khu vườn rậm, đầy cỏ dại...Có một bầy hồ ly tinh kéo đến ở. Chúng biến thành những cô gái rất đẹp để dụ dỗ một cậu học trò trọ học nhà bên cạnh.

Hắn thấy có gì bất thường đây. Nếu không phải cô Khánh Trang thì là ai? Có thể là cô em?

- Tối qua bác có sai cô Hiển Nhơn đi đâu không?

- Không. Khi hôm con Hiển Nhơn đi ngủ sớm. Tôi không sai nó đi đâu cả. Mà nó có đi đâu thì dùng xe gắn máy trong nhà, đâu cần phải đi xích lô hay quá giang xe cậu.

Người đàn bà dừng lại, hắn cũng dừng bước. Trước mặt hắn, có mấy ngôi mộ ở một góc vườn. Toàn là những ngôi mộ cũ kỹ, rêu phong, chỉ một ngôi rất mới, xây theo kiểu tân thời, có mái che, có tường thấp vây quanh. Người đàn bà bước đến ngôi mộ đó, hắn bước theo.

- Đây rồi. Áo đi mưa của cậu đây. Tôi đoán đúng mà!

Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống hắn. Áo đi mưa màu đen của hắn phủ lên ngôi mộ, trông giống như chiếc mền đang đắp cho một người nằm ngủ.

- Cậu nhìn thử hình trên mộ bia, có giống người cậu gặp tối qua không?

Hắn sợ đến nghẹn thở, nhưng cũng gắng bước đến nhìn vào tấm hình in trên mộ bia.

- Dạ đúng rồi. Đúng cô nầy đây. Cháu thấy gương mặt, mái tóc, đôi mắt...đúng y như cô lúc tối.

Người đàn bà cúi xuống cầm lấy chiếc áo đi mưa, trao cho hắn.

- Cậu nhận lại áo...

- Thôi, cháu không dám đem về. Cháu ngán quá! Cứ để cho cô ấy dùng, khỏi phải đón đường mượn áo người khác. Khi hôm cháu có tán tỉnh cô ấy mấy câu. Có sao không bác?

Người đàn bà cười.

- Không sao đâu. Nó chỉ chọc ghẹo người ta thôi chứ không hại ai cả. Khi còn sinh thời, Khánh Trang hiền lành và nghiêm trang lắm. Sau khi mất, nó lại hoang nghịch hơn cả con em nó nữa.

Cậu biết, thỉnh thoảng, buổi tối Khánh Trang thường hiện lên trước cổng, đi hỏng hai chân, có khi bay từ ngọn cây nầy sang ngọn cây khác. Người đi đường sợ lắm, nhưng chẳng ai bị gì cả. Để tôi đốt nhang, cậu khấn vái mấy câu thì nó sẽ không cho cậu gặp nữa. Cậu yên tâm.

Người đàn bà đốt nhang, đưa cho hắn.

- Cậu đứng trước mộ bia khấn đi.

- Cháu phải khấn làm sao?

- Thì cậu nói là xin cô sống khôn thác thiêng, đừng chọc ghẹo tôi nữa.

Hắn làm y lời, cắm nhang vào bát nhang và vội vã nói.

- Xin phép bác, cháu về.

- Mời cậu vào nhà. Cậu sợ hả? Nãy giờ tôi không biết rõ cậu là ai? Có phải cậu từ trong Nam ra làm việc, đi công tác hay du lịch?

- Cháu làm ngoài quận Phong Điền. Nhờ cô Khánh Trang cho biết, thiếu tá Tôn Thất Bá, quận trưởng, là em của bác. Lúc tối, cháu nhân chỗ quen biết, nói mấy câu không được đứng đắn với cô Khánh Trang, lúc nãy cháu khấn mà quên xin lỗi cô ta!

- Cậu đừng bận tâm. Nó không bắt hồn cậu đâu mà sợ. Tôi có cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo, thỉnh thoảng cậu ghé thăm, dù sao cũng thành chỗ quen biết nhau rồi.

- Cám ơn bác, cháu sẽ ghé thăm bác khi có dịp.

Hôm sau, thứ hai, ra quận làm việc, nhân lúc trò chuyện, hắn hỏi dò tay quận trưởng.

- Thiếu tá có bà chị trên Kim Long phải không? Có cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo...

- Rồi, ông phó trồng cây si cô cháu tôi, con Hiển Nhơn phải không? Ra đây có mấy tuần mà làm quen được người đẹp kín cổng cao tường, cũng giỏi lắm!

- Không có đâu. Tôi chưa gặp cô Hiển Nhơn, nhưng tôi gặp cô Khánh Trang.

- Tiêu ông rồi, ông phó ơi. Ông gặp con Khánh Trang là ông gặp ma. Con Khánh Trang chết đã được hai năm nay rồi. Tôi có nghe nó thường hiện ra nhác người đi đường. Ông đi đâu lên đó mà gặp nó?

- Tôi gặp cô ta trước cửa Thượng Tứ. Tối thứ bảy vừa rồi. Tôi chở cô ta lên nhà. Hôm sau, sáng chủ nhật, tôi lên đòi lại áo đi mưa, bà cụ dẫn ra mộ cô ta, thấy áo đi mưa của tôi đắp trên mộ. Thời đại nguyên tử mà còn có ma quái, tôi không tin chút nào. Nhưng cũng ớn xương sống. Tôi hỏi thiếu tá để biết chắc là cô Khánh Trang đã chết.

- Tôi cũng không tin ma quỉ, nhưng con Khánh Trang thì cũng đáng ngờ, nghe nói nó bay từ ngọn cây nầy sang ngọn cây khác. Người giả làm ma thì không thể leo lên ngọn cây về ban đêm được.

Có khùng mới làm chuyện đó. Để chủ nhật tới, tôi rủ thêm mấy sĩ quan chi khu về Huế coi ciné, chúng ta sẽ ghé cửa hàng của bà chị tôi cho ông phó làm quen. Chị tôi còn có con Hiển Nhơn, em con Khánh Trang, nó đẹp, dễ thương nhưng tính tình như con trai, nghịch ngợm lắm, trong khi mẹ nó lại khó tính.

Cũng có nhiều tên nhào vô nhưng bị nó chê. Không ưa ai thì nó bảo "cù lần", hễ ghét thì nó bảo "Đồ cù lần lửa" Nó tăng thêm một bậc mà còn lần khân tán tỉnh thì nó mắng cho, mất mặt nam nhi. Con gái Huế mà như nó thì chỉ có một.

Chủ nhật sau, hắn theo tay quận trưởng và mấy sĩ quan về Huế xem phim. Khi đi trên đường Trần Hưng Đạo, cả bọn ghé vào một cửa hàng. Một người đàn bà và một cô gái, hắn đoán là cô Hiển Nhơn, em cô Kháng Trang, đang chuyện trò với nhau. Tay quận trưởng kêu lên với bà chủ.

- Có khách đến thăm.

Hắn nhận ra ngay người đàn bà, mẹ cô Khánh Trang. Bà ta nhìn ra và cười.

- Chào các cậu. Mời các cậu vào. Chịu khó đứng nghe. Không có ghế cho khách đâu. Nhơn! qua bên kia lấy nước về uống, con.

- Khỏi. Tụi em đi ngay bây giờ. Đây là ông phó hành chánh, mới ra trường, giới thiệu với chị để làm quen.

- Chào cậu. Tôi có biết cậu ta rồi.

Hắn chào.

- Chào bác. Chào cô Hiển Nhơn.

Cô gái nhìn lên rồi cúi xuống ngay. Hắn thấy cô chỉ khác người chị, Khánh Trang, ở mái tóc cắt ngắn và đôi má hồng tự nhiên, có lẽ cô mắc cỡ. Mấy cậu sĩ quan kêu lên.

- Vậy là tụi nầy bị ông phó loại khỏi vòng chiến rồi.

Hắn vừa bước thụt lùi vừa nói.

- Tôi chuẩn bị rút lui đây.

- Sao vậy?

- Cô không thèm nhìn tôi nên tôi chỉ chờ cô ban thêm hai tiếng "cù lần" là tôi đã ở ngoài đường rồi.

Mọi người cười ồ. Tay quận trưởng lên tiếng.

- Cháu đừng nói hai tiếng đó, tội nghiệp ông phó, nghe Hiển Nhơn.

Cô ngước lên nhìn hắn và cười. Mặt cô sáng như trăng rằm, nụ cười thật tươi, ánh mắt thân ái, dịu dàng.

- Cháu có nói chi mô!

- Vậy là ông yên tâm ở lại đây trò chuyện với người đẹp. Tụi nầy đi xem phim, xong sẽ quay lại đón.

- Tôi đi với mấy ông. Một mình tôi ở đây, chưa quen, biết chuyện chi mà nói!? Để lần sau xin phép bác và cô được đến thăm.

Cô lại ngước nhìn hắn.

- Nghe nói anh tán tỉnh chị Khánh Trang dữ lắm mà!

Hắn đứng ngoài đường nói vô.

- Cô ra mộ chị Khánh Trang, thắp nhang và xin lỗi chị Khánh Trang giùm.. thằng em rể.

Cô cũng không vừa.

- Vừa tán tỉnh chị, bây giờ lại tán tỉnh em. Lại còn đòi làm em rể chị Khánh Trang?! Để đó! Anh sẽ biết tay em.

Khi ra đường, tay quận trưởng bảo.

- Ông tán cũng khá đấy. Con nhỏ đó đẹp nhưng dữ lắm, ăn nói đốp chát với bọn con trai, đứa nào cũng ngán. Nếu nó dịu dàng với ông là coi như nó chịu ông rồi.

Có một điều ông phải nhớ là không nên tán tỉnh qua đường. Con gái ở đây mà chuyện trò với đứa con trai nào rồi thì coi như khó mà lấy chồng ngoại trừ thằng con trai đó. Ông phải suy nghĩ cho kỹ nghe! Đừng để tôi bị vạ lây.

- Ông yên chí lớn! Mới gặp mà tôi đã muốn xưng cháu chính thức với cậu rồi. Ăn thua là nhờ ông nói vô mấy tiếng. Có nội tuyến mà thất bại, chắc tôi thành Trương Chi quá!

Vậy là từ đó, mỗi thứ bảy, chủ nhật, đi ngang qua cửa hàng, hễ thấy người đẹp là hắn sà vào. Lúc đầu chỉ ghé năm mười phút, sau thời gian tăng dần đến nửa giờ...có khi cả buổi mà hai cô cậu nói chuyện không chán. Khi có hắn, cô gái chả giúp bà mẹ được gì trong việc bán buôn.

Bà mẹ thì lúc nào cũng nghiêm trang nhưng không tỏ vẻ khó chịu khi thấy hắn lò dò đến cửa hàng ngồi đồng suốt buổi. Chuyện trò cũng chỉ nói về sách vở, học hành. Hắn thì nhắc lại thời còn đi học, cô gái thì nói về bài vở, về bạn học, cô thầy giáo.

Đôi khi hắn mánh mánh đến chuyện tình cảm thì cô gái liếc mắt về phía mẹ, coi như báo động. Bà mẹ nói chuyện với khách chứ hai tai không bỏ sót câu nào giữa con gái mình với thằng con trai mà bà chưa nắm vững gia phả. Có lẽ bà có dạy dỗ con gái sao đó nên cô rất cảnh giác trong khi trò chuyện.

Nhưng với hắn, được ngắm cô đủ thích lắm rồi. Cô gái Huế đã đẹp giọng nói lại dịu dàng, nhỏ nhẹ dễ hớp hồn bọn con trai. Cái thú rất hạnh phúc của hắn là hai đứa nhìn vào mắt nhau. Mắt cô sáng long lanh, đôi môi mỉm cười và hai má hồng tự nhiên. Hắn như thấy rõ những những mạch máu hồng li ti trên gò má cô...

Làm quen được ít lâu, hắn nghĩ ra một cách tán tỉnh mà bà cụ không biết, là hễ bà cụ quay lưng nói chuyện với khách hàng là hắn mấp máy môi (không thành tiếng) với cô "Em đẹp lắm!", cô mỉm cười gật đầu, lần khác thì "Anh nhớ em", cô lắc đầu cười, nhưng đôi mắt sáng lên, trả lời bằng cách nhọn đôi môi "Anh xạo!".

Trò chơi đó cứ lập lại mãi mà cả hai vẫn thấy thích. Một lần, hắn đâm liều, nói thầm với cô "Anh yêu em. Anh nhớ em!" Lúc đầu cô không hiểu, nhíu mày lại, vẻ suy nghĩ. Hắn nhắc lại. Cô đỏ mặt lên, mím môi, làm thinh cúi xuống rồi lại ngẩn lên cười.

Một buổi sáng thứ bảy, hắn tình cờ gặp cô trên đường Phan Bội Châu. Hai đứa đứng lại chuyện trò, rồi đi lên đi xuống cũng chỉ con đường đó.

- Anh mời Hiển Nhơn đi ăn bánh bèo Vĩ Dạ, đi ăn chè Cồn, được không?

- Em mà đi, người khác thấy được, mét mạ thì em chết.

- Hay là mình đi xem phim. Hiển Nhơn vô trước, anh vô sau, không ai thấy.

- Rứa lại càng mau chết nữa. Ở đây, ai làm gì cũng biết hết. Thôi em về kẻo mạ la.

- Có cách nào cho anh được đi chơi với Hiển Nhơn không?

- Anh hỏi người lớn, họ chỉ cách cho.

Cái cách mà hắn về vấn kế tay quận trưởng là chỉ việc mời cha mẹ ra xin làm đám hỏi, sau đó có thể đến nhà thăm, đưa em đi dạo phố, coi ciné. Hắn nhờ tay quận trưởng làm ông mai dong.

Ít lâu sau, hắn được trả lời là chờ cho cô Hiển Nhơn học xong trung học sẽ tính. Nghĩa là chờ hơn một năm nữa. Tay quận trưởng bình luận rằng con gái Huế lấy chồng khi còn đi học, người ta sẽ dị nghị rằng, chắc có chuyện gì không hay xảy ra cho cô ta mới lo giải quyết sớm, hơn nữa nhà gái cần phải biết rõ bên nhà trai mới trả lời.

Như vậy, trong lúc chờ nhà gái tìm hiểu về gia đình hắn, bà cụ coi bộ giảm bớt tình trạng "giới nghiêm", thỉnh thoảng lại đi đâu đấy cho hai đứa được tự do trò chuyện.

Tết năm đó đối phương tuyên bố ngưng chiến, nhưng trò Mậu Thân đó không hi vọng tái diễn. Lịnh cấm trại được ban ra. Tại quận, quân, cán, chính đã sẵn sàng. Đêm cuối năm, hắn ở lại quận để sáng hôm sau chào cờ đầu năm như thông lệ, sau đó sẽ đi đến các xã, ấp thăm, chúc Tết đồng bào.

Buổi tối, mưa gió miền Trung lạnh buốt, nhưng nằm trong chăn ấm lại là một cái thú và dễ đi vào giấc ngủ. Hắn ngủ trong phòng, ngay sau văn phòng phó quận của hắn.

Vào khoảng một giờ sáng, đang ngủ say, hắn giật mình tỉnh dậy khi cảm thấy như có người nào đó kéo chân. Chung quanh tối mò, bỗng hắn nghe văng vẳng, như từ rất xa, vọng lại "Dậy mau, chúng vào giết chết!". Hắn nín thở, ngồi im, cố tìm xem tiếng nói phát ra từ hướng nào?

Nhưng rồi không nghe gì nữa. Hắn nằm xuống, đắp mền, ngủ tiếp. Một lúc sau, hắn lại bị kéo chân và hắn nghe, lần nầy, giọng nói như hối hả, lo lắng "Dậy mau, dậy mau! Chúng vào giết chết!".

Tiếng nói như ngay trong phòng, nhưng hắn không xác định được hướng nào? Hắn mở đèn pin, rọi khắp nơi, kể cả dưới gậm giường. Căn phòng nhỏ, đã được gài chốt cửa. Như vậy ai đó chỉ có thể đứng ngoài cửa nói vọng vào. Hắn mở cửa, quét một vòng ánh đèn pin ra ngoài sân. Tiếng một nghĩa quân, gác trước phòng quận trưởng, hỏi.

- Ông phó chưa ngủ hả?

- Chưa. Nãy giờ có ai chuyện trò gì ngoài nầy không?

- Không, ông phó. Khuya quá rồi, ai cũng ngủ cả.

- Anh kéo kẽm gai để tôi xuống phòng thiếu tá được không?

- Dạ được. Để em.

Có tiếng của tay quận trưởng hỏi vọng ra.

- Ông phó chưa ngủ sao?

- Ngủ được một giấc rồi, nhưng có chuyện cần gặp thiếu tá.

Hắn vào phòng quận trưởng, kể lại giấc mộng và nói.

- Tôi không rõ chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng biết chắc, tiếng kêu đó là có thật. Tôi nghe đến hai lần, giọng một cô gái, lại còn bị kéo chân, khiến tôi thức giấc.

- Bây giờ ông phó và tôi xuống hầm truyền tin. Có thể địch đánh quận, có thể không, nhưng tôi sẽ cho báo động, coi như thực tập.

Trong lúc quận trưởng lên máy truyền tin liên lạc các nơi thì các sỹ quan trong bộ chỉ huy chi khu đã có mặt. Hắn nghe loáng thoáng những lời quận trưởng ban lệnh.

- Cho thay lịch lên phiên gác đêm nay, đưa bốn cậu lính đang gác tuyến phòng thủ qua bên an ninh quân đội, hỏi xem có gì đáng nghi không. Gài thêm lựu đạn vào kẽm gai trong sân quận chi khu. Tăng cường cho tuyến phòng thủ bên cảnh sát.

Cho tất cả em út vào tuyến. Khi bị tràn ngập thì rút vô hầm để tránh pháo chụp lên đầu, dùng lựu đạn để khỏi lộ mục tiêu. Đại úy chi khu phó lưu ý tuyến phía sau chi khu, chúng sẽ vào ngã đó. Các vị về vị trí theo như kế hoạch đã định.

Đây chỉ là thực tập báo động, nhưng nếu chúng đánh quận thật thì coi như chúng ta đã sẵn sàng. Nhắc nhở em út bình tỉnh. Các đơn vị bạn, pháo binh, không yểm...đã sẵn sàng. Yếu tố bất ngờ là ở phía ta chứ không phải từ phía địch. Có ai thắc mắc gì không? Nếu không thì quí vị về vị trí.

Khi mọi người đã rời hầm truyền tin, không khí yên lặng lại bao trùm trong đêm mưa rả rích. Hầm truyền tin chỉ có ba người. Ngọn đèn nhỏ thắp bằng pin lung lay trên nóc hầm. Hắn ngồi nhìn tay quận trưởng lên máy gọi các đơn vị bạn, các tiền đồn.

Tiếng đối đáp trên máy lao xao, hắn phải đoán mới hiểu lờ mờ như nghe tiếng lóng. Nào là cột điện, số nhà, gà gáy, thẩm quyền rồi Thanh Thúy, Thúy Nga...Gọi máy một lúc tay quận trưởng quay về phía hắn, cười.

- Ông phó có thùng lựu đạn đằng kia và một khẩu súng. Hễ ông nghe tiếng nổ toát toát của súng AK rất gần thì coi như chúng đã vào trong sân quận chi khu rồi. Lúc đó ông ném lựu đạn ra ngoài kia, thỉnh thoảng ném một quả. Nhớ rút chốt kẻo chúng cười.

Hắn đội nón sắt lên đầu, cầm khẩu súng ra cửa hầm truyền tin, ngồi xuống bên thùng lựu đạn sau dãy bao cát. Đang tìm chỗ dựa thì bỗng nhiên người hắn bị nẩy tung lên vì hàng mấy chục quả đạn pháo như cùng nổ một lượt. Địch pháo kích khắp nơi.

Trên mái nhà, trong sân, trên nóc hầm. Tiếng nổ chát chúa, mãnh đạn, ngói vỡ rơi rào rào, đất cát văng cả vào chỗ hắn núp. Mùi thuốc súng khét nghẹt. Tiếng đạn pháo chen lẫn với tiếng súng nhỏ, rồi tiếng hô xung phong, tiếng hò hét rộ lên, mỗi lúc như gần hơn. Hắn ôm đầu nép sát vào mấy bao cát, người run lập cập như lên cơn sốt rét, nhưng mấy phút sau, hắn lấy lại bình tĩnh, tựa súng lên bao cát chờ đợi.

Hỏa châu bỗng vụt sáng lên, tiếng đạn pháo đã giảm nhưng tiếng súng nhỏ lại nổ rộn lên như ngày Tết người ta đốt pháo cúng Giao Thừa. Hắn nhìn ra ngoài, ánh hỏa châu lung linh, chiếu rõ mặt đất vắng hoe. Mọi người như chui cả xuống đất. Tiếng hò hét, tiếng hô xung phong vẫn tiếp tục vang vọng từ ngoài hàng rào phòng thủ.

Rồi bỗng nhiên đạn pháo lại nổ, tiếng nổ như ngay trên đầu, chát chúa, khủng khiếp hơn trước. Mãnh đạn văng lảng cảng, rào rào như ném đá. Đúng là địa ngục trần gian. Hắn nép sát người vào dãy bao cát, mò mẩm một trái lựa đạn, rút chốt, ném ra ngoài sân, lắng nghe nhưng có lẽ tiếng nổ quá nhỏ, lẫn vào tiếng đạn pháo nên hắn chỉ thấy ánh chớp mà thôi.

Hắn quay nhìn, thấy tay quận trưởng chộp ống liên hợp nầy la hét, xong chôp ống khác la hét tiếp như cố nói lớn tiếng hơn tiếng súng đạn. Người lính truyền tin cũng bận rộn đối đáp trên máy. Hắn quay lại với thùng lựu đạn, lại rút chốt và ném ra ngoài. Thình lình hắn cảm tưởng như mình bay bỗng lên rồi không biết gì nữa.

Hắn tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên giường. Nhìn quanh, thấy hai dãy giường với người nằm, đa số bị băng bó trắng hếu, hắn biết mình đang ở trong quân y viện. Hắn không bị băng bó gì nhưng cánh tay có chuyền nước biển.

Hắn cục cựa chân tay và lắng nghe thân thể có chỗ nào đau không? Nhưng hắn chỉ thấy hơi mệt mỏi, choáng váng một chút thôi. Từ ngoài cửa, tay quận trưởng đi vào, miệng vẫn cười hề hề.

- Tỉnh rồi hả? Thấy trong người ra sao? Có thấy đau chỗ nào không?

- Quận mình có sao không thiếu tá? Có ai bị gì không?

- Hễ đánh nhau, không sứt tay thì gãy gọng. Cũng may mình biết trước, cho rút hết xuống hầm nằm chờ, chúng vào là gọi pháo binh chụp xuống. Rồi phi cơ nhào đến dội bom...Hiện mình đang hành quân truy kích.

- Tôi bị gì mà đưa vào đây?

- Một quả đạn pháo nổ phía ngoài bao cát chỗ ông ngồi. Hơi ép đẩy ông và mấy bao cát văng vô trong hầm. Ông bất tỉnh, trực thăng đưa vô đây, bác sĩ nói chả sao cả, một lát nữa sẽ tỉnh dậy. Tôi vừa đi một vòng thăm em út bị thương. Tôi báo cho ông một tin mà ông không khoái thì thôi.

- Tin gì mà có vẻ long trọng vậy?

- Người đẹp vô thăm. Thấy ông nằm im lìm, người đẹp cầm tay ông khóc quá trời. Bác sĩ bảo đảm là ông chỉ bị sức ép bất tỉnh, không sao đâu, nàng mới yên tâm ra về. Có lẽ nàng sẽ vào thăm lần nữa. Bây giờ tôi phải ra quận ngay.

- Tôi nhờ thiếu tá một việc.

- Việc gì?

- Nhờ ông nói với bà cụ và Hiển Nhơn, xin cho ba mẹ tôi được ra thăm và xin làm lễ hỏi. Ông cố giúp, được không?

- Để tôi nói cho. Người đẹp mà chịu thì bà già phải nghe theo. Ông yên tâm.

Đến đây thì có thể kết thúc một chuyện tình có hậu. Nhưng khi hắn cưới nàng, rước về căn nhà nhỏ mướn trong thành nội chứ nhất định không ở bên nhà vợ, dù một đêm, là ngôi nhà có cái cổng đồ sộ và có ngôi mộ của cô Khánh Trang phía sau vườn. Hắn ngán hồn ma cô Khánh Trang. Đến nhà mẹ vợ, ăn uống, chuyện trò gì đó, thấy trời chiều là hắn rút lui. Vợ hắn cười vào mũi hắn.

- Thanh niên gì, mặt mũi sáng sủa, cao ráo mà sợ ma!

- Mặc kệ tui! Chê bai gì cũng được miễn đừng ở lại nhà đó buổi tối hoặc ra sau mộ Khánh Trang là được.

- Anh tin có ma thật à?

- Sao không?

- Nếu em bảo, chính em giả làm chị Khánh Trang nhác ma người ta thì anh có tin không?

- Anh nhớ rõ ràng bữa đó Khánh Trang tóc dài, còn em thì tóc ngắn. Làm sao giả được?

- Sáng hôm sau em cắt tóc ngắn liền.

- Nhưng mạ nói, tối đó em đi ngủ sớm?

- Em làm bộ đi ngủ sớm rồi trốn đi chơi với con bạn. Nó đem xe gắn máy lên đón em.

- Sao nó không chở em về mà để em đón xe anh?

- Nó vừa đẩy xe ra cửa là em thấy xe anh từ rạp Hưng Đạo chạy đến, em vơ vội cái nón rồi chạy ra đón xe anh.

- Anh vẫn không hiểu sao em bạo dạn quá vậy?

- Em nói anh không được cười. Thấy anh đi ngoài phố, mặt ngơ ngáo...dễ thương. Em để ý... Con gái là rứa đó. Mấy đứa kia thương ai thì để bụng chứ em thương anh thì em phải cho anh biết.

- Em không sợ anh sao?

- Em mà sợ ai? Em là đệ tử thầy Suzuki ở võ đường Võ Tánh. Đai đen Karaté, đai nâu Judo. Em chọc ghẹo người ta được chứ ai dám chọc ghẹo em. Đứa nào cũng ngán em. Mà tính em ngang ngược lắm. Không có anh, chắc em ế chồng.

- Nhưng sao em không nói thực mình là Hiển Nhơn, lại giả hồn ma chị Khánh Trang?

- Nhác ma anh cho vui. Hơn nữa nếu anh biết thực là em, anh coi thường em thì sao?

- Chuyện bay từ cây nầy sang cây kia cũng là em?

- Em lấy cái áo đi mưa vào cột vào cây sào hái nhãn, cầm sào chạy một vòng quanh hàng rào. Em chỉ làm một lần thôi, người ta thêm thắt vô thành rùng rợn. Bây giờ hết tin ma quỉ chưa? Anh phải thăm mộ chị Khánh Trang kẻo mạ giận.

- Anh vẫn tin là có linh hồn. Người chết chưa phải là hết. Hôm Tết, nhờ người khuất mặt báo tin Việt Cộng đánh quận, nếu không anh tiêu bữa đó rồi.

- Người khuất mặt nào báo tin? Sao không nghe cậu Bá em kể?

- Thực tâm, anh và cậu Bá tin chuyện đó, nhưng không kể ra, sợ người ta cười mình mê tín. Nó như thế nầy. Khuya đêm ba mươi Tết, anh ngủ ngoài quận, khoảng một giờ, anh đang ngủ thì có ai kéo chân anh hai ba lần còn gọi "Dậy mau, chúng vào giết chết!"

Vợ hắn tái mặt, đến bên hắn, nép vào chồng như sợ hãi điều gì.

- Để em kể chuyện nầy anh nghe. Tết vừa rồi, sau khi mạ và em cúng Giao Thừa xong, em vào phòng nằm ngủ. Trong giấc ngủ, em mơ thấy chị khánh Trang đi vào, kéo tay em đi đến một nơi rất lạ, tối thui, nhưng em lại thấy có nhà cửa, chung quanh là hàng rào.

Ngoài hàng rào, em thấy rất nhiều người, mặt mũi dữ tợn, đang bò vào. Họ ôm súng có gắn lưỡi lê. Chị Khánh Trang kéo em vào một căn phòng nhỏ, thấy anh nằm ngủ trên giường. Hai chị em cố lôi chân anh và la to "Dậy mau, chúng vào giết chết!" Vậy mà anh ngồi dậy rồi lại nằm xuống ngủ tiếp.

Hai chị em kêu mãi...Em không nhớ sau đó thì sao, nhưng khi tỉnh dậy em còn khóc vì sợ cho anh. Từ đó đến sáng, em không ngủ được. Mới sáng sớm thì có người nhà cậu Bá đến báo Việt Cộng đánh quận, cậu và anh được đưa vô quân y viện Nguyễn Tri Phương, em chạy vô, thấy anh nằm im, em tưởng anh chết rồi, em khóc quá, sau bác sĩ bảo anh không sao cả, em mới yên tâm.

Hắn nói:

- Bây giờ mình lên nhà mạ, anh sẽ ra mộ chị Khánh Trang, thắp nhang cám ơn chị đã cứu anh, đúng hơn cứu cả quận Phong Điền.

23 thg 11, 2012

Lợi dục và dối trá

Huy Phương

“Lợi dục không có phương châm nhất định, nó tùy phương hướng mà thay đổi, nó tùy thời buổi mà đổi thay, tùy công việc mà châm chước.” - (J. B. Bossuet 1627-1704)

Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Western Union khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bà Drina Yue đã cho biết, Việt Nam là một trong mười sáu thị trường nhận tiền nước ngoài lớn nhất thế giới, vì Việt Nam hiện nay có khoảng bốn triệu người, trong đó có khoảng bốn trăm nghìn người lao động đang làm việc, sinh sống ở trên một trăm quốc gia trên thế giới. Năm 2010, kiều hối đã tăng lên 8.26 tỷ USD và năm 2011 đến con số đạt 9 tỷ USD. Con số này cao hơn mười lần con số tám mươi triệu mà Quốc Hội Mỹ làm ngơ không cứu VNCH năm 1975, nhưng hiện nay đồng bào hải ngoại, phần lớn đã bỏ nước ra đi vì cộng sản, mong một ngày về với đất nước không cộng sản, nhưng chính họ lại tiếp tay chắt bóp để nuôi cộng sản. Bạn có biết là số ngoại tệ này đã giúp Việt Nam ổn định, bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán vãng lai, mà cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có chính sách căn bản về việc này.
Vậy thì ai giúp Cộng Sản Việt Nam nhiều nhất? Câu trả lời là chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.

Ai nói người Việt hải ngoại nuôi dưỡng hận thù, không yêu quê hương dân tộc?

Nếu nuôi dưỡng hận thù thì sẽ không có các tổ chức thiện nguyện mỗi năm đem tiền về nuôi kẻ khốn khó, mù lòa, nuôi trẻ mồ côi bất hạnh, lo cho các cụ già neo đơn hay người cùi bất hạnh, giúp thiên tai bão lụt, mà đúng ra những việc này phải do các cơ quan y tế, xã hội của Cộng Sản Việt Nam đảm trách. Nhưng mười tỷ, hay hai mươi tỷ cũng chỉ là hạt muối bỏ biển trong cái khổ đau, thiếu thốn của cả một dân tộc khi những tên được mệnh danh là đầy tớ của dân chỉ là bọn tham ô, xem dân như cỏ rác.

Nếu người Việt hải ngoại không yêu quê hương dân tộc thì sẽ không có những con số đồng bào mỗi năm tìm cách trở lại quê hương thăm mồ mả ông cha, giúp đỡ những người nghèo khó, đi từ Nam ra Bắc, rót hết đồng tiền dành dụm cho những chuyến đi.

Năm ngoái Bộ Ngoại Giao CSVN loan báo số lượng “Việt kiều” về ăn Tết lên đến 500,000 người. Như vậy, ngoài tiền máy bay ra, mỗi Việt Kiều rủng rỉnh, hạng chót cũng mang theo $3,000, rót về cho Việt Nam 1.2 tỉ đô la, không kể đến số tiền gửi hằng năm. Chúng ta đòi hỏi nước Mỹ ngưng chuyện giao thương, buôn bán với Việt Nam trong khi chúng ta đổ tiền về Việt Nam không điều kiện. Chúng ta đòi hỏi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, trong khi bao nhiêu người trẻ tuổi tranh đấu cho lẽ phải, sự sống của người dân và chống ngoại xâm phải ngồi tù, thì “thương nữ” hải ngoại về cống hiến những đêm vui cho bọn cường quyền và ru ngủ đám thị dân quên chuyện đất nước lầm than.

Ðể biện minh cho chuyện trở lại quê hương, ông Trần Văn Thủy của “Chuyện Tử Tế,” đã bày ra câu chuyện “Nếu Ði Hết Biển,” kể chuyện bà thím nhà quê của ông khi trả lời câu hỏi của đứa cháu: “Ði hết làng ta thì đến làng nào hả thím?” Bà trả lời rành rẽ hết làng này sẽ đến làng kia, hết làng kia sẽ gặp làng nọ, sau ngôi làng cuối cùng, sẽ gặp biển.

“Thế đi hết biển thì đến đâu hả thím?” Bà thím này không trả lời được. Lớn lên ông Trần Văn Thủy mới tìm ra chân lý: “Ði hết biển, qua hết các đại dương, qua hết các châu lục, thì cuối cùng lại trở về làng xưa!” Quê hương là cái gì đẹp thật, thân yêu thật, nhưng nếu làng xưa là cái rọ, đi hết biển cuối cùng sẽ chui về cái rọ ngày xưa.

Nhiều cái cột đèn đã ra đi, nhưng không lẽ cột đèn lại trở về chôn chân mình vào cái lỗ cũ?

Bây giờ lại có người dạy chuyện đạo lý, cho chuyện trở về nơi mình đã ra đi “là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người...” Lẽ cố nhiên ước mơ trở lại quê hương là điều chính đáng của mọi người, nhưng liêm sỉ và đạo lý có hay không của chuyện trở về của những người này hay người kia, mới là chuyện đáng nói.

Chẳng lẽ ba vị đoạt giải khôi nguyên Nobel Văn Chương là thi sĩ Josept Brodsky (1987), văn hào Aleksander I. Solzhenitsyn (1970), nhà văn Cao Hành Kiện (2000), lưu vong vì chế độ cộng sản, chỉ trở về khi chế độ ấy mệnh chung, đều chẳng phải là người hay sao?

Tư lợi làm cho người ta ngụy biện và nói dối một cách thản nhiên.

Kẻ nói dối mà đỏ mặt chưa phải là kẻ nói dối, kẻ nói dối mà bình thản, ấy mới đáng sợ!

Ngày nay, bọn “theo chân Ðế Quốc Mỹ kiếm bơ thừa sữa cặn” mà năm 1975, cộng sản đã rêu rao, đã trở thành “khúc ruột ngàn dặm.” Ngày nay, bọn “ma cô, đĩ điếm” mà chúng đã không tiếc lời nguyền rủa, trở thành những người yêu nước, là khách mời để “thể hiện chính sách cởi mở của Nhà nước, tạo điều kiện cho những nghệ sĩ nay muốn hướng về Tổ quốc!”

Chuyện “Về-Ði” trong nhiều năm nay đã gây nhiều tranh luận, lời qua tiếng lại trong cộng đồng người Việt, và đã gây ra không ít chia rẽ. Những người về cộng tác với chính quyền trong nước, đương nhiên phải kể đến những việc giải trí, ca hát, ấn hành tác phẩm, đã tạo lợi thế cho chính quyền trong nước hân hoan khẳng định rằng: “Ðây cũng là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc!” Những hiện tượng này, kẻ chiến thắng coi như là những dấu hiệu hòa giải, quên đi quá khứ, hướng đến tương lai.

Trong khi đó cái khối người gọi là “dân tộc” trong nước lại chẳng thấy có tí nào đoàn kết. Hằng ngày ở nông thôn cho đến thành thị luôn luôn có sự đối đầu giữa hai thế lực, không cân xứng, một bên là cường quyền có công an vũ trang, súng đạn, chó săn, roi điện, một bên là người dân không tấc sắt trong tay, cơm đùm gạo bới đến cửa quan, vì phẫn nộ bởi chuyện mất đất mất nhà, mất quyền làm người, mà phải đứng lên tranh đấu, và nhận lãnh phần thiệt thòi nhất với đánh đập, tù đày.

Chứng bệnh Alzheimer làm cho người ta quên hết chuyện bây giờ mà nhớ những chuyện xưa, người đời lại mắc phải căn bệnh quên hết chuyện ngày xưa mà chỉ nhớ những chuyện trước mắt bây giờ. Do vậy có người đã quên cả chính mình, quên mình đã nói gì, hành động ra sao, nên soi gương thấy mặt mình dị dạng, thay đổi mà không biết hổ thẹn.

Tôi xin nhắc lại một câu danh ngôn về lợi dục đã có lần được ghi lại trên trang báo này: “Lợi dục không có phương châm nhất định, nó tùy phương hướng mà thay đổi, nó tùy thời buổi mà đổi thay, tùy công việc mà châm chước!”

Vậy con người, vì lợi dục mà phải ngụy biện, dối trá, hay lên mặt đạo đức thì cũng là chuyện thường tình!

Nguồn:http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=157933&zoneid=97#.ULBDVmdIjJI

21 thg 9, 2012

Mỹ, Đức còn đi sau Việt cộng hàng cả chục năm.

Có một du học sinh gọi điện thoại về VN kể cho bố nghe là – Bố ơi nước Mỹ và Đức vừa đi một bước đi mới, họ đã làm một việc trong lịch sử chưa hề có.
 Lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống da màu, cha của ông ấy là một người phi châu, cha, mẹ của ông ấy đã ly dị từ lâu, ông ấy sống với bà ngoại từ nhỏ.
 Nước Đức còn đi một bước dài hơn nước Mỹ, họ vừa bầu lên một phó thủ tướng là một người VN được 2 vợ chồng Đức nhận làm con nuôi, một đứa trẻ bị bỏ rơi trở thành phó thủ tướng. Người bố ở VN bực mình trả lời cậu con 
– Mày cứ binh cho người ngoài hạ thấp người VN chúng ta, 2 cái chuyện này là bọn Mỹ và Đức bắt chước VN cả, nước VN đã làm chuyện này lâu rồi.
 Này nhé ông Nông Đức Mạnh là con của một bà dân tộc thiểu số là Nông Thị Xuân, cha của Nông Đức Mạnh là ai đéo biết, Obama đã tốt nghiệp Đại Học Harvard còn NĐM không có tốt nghiệp đại học nào hết vậy mà vẫn được làm tổng bí thư. Đấy mày thấy chưa VN tiến bộ hơn Mỹ nhiều, đừng có khen Mỹ nữa nhé. Còn nước Đức có thủ tướng là con nuôi thì đâu có gì lạ.
 Nguyễn Tấn Dũng của VN cũng đâu có cha. Mặc dù là con nuôi nhưng Phó thủ tướng Đức phải tốt nghiệp đại học rồi mới làm chính trị, còn NTD chỉ có bằng Y Tá thôi mà được làm thủ tướng, VN hay hơn Đức nhiều đừng có khen Đức Nữa nhé!

15 thg 9, 2012

Cưỡng chế ngôn ngữ


Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: “cưỡng chế đất đai”. Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ. Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.

Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ “thực dân”, “Việt gian”, “địa chủ”, “cường hào” và “tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ “đế quốc”, “chủ nghĩa thực dân mới”, “Mỹ ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “ác ôn”, “phản quốc” và “phản động”; sau năm 1975, “chủ nghĩa bá quyền”, “chủ nghĩa bành trướng”, “tư sản mại bản”, “tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và “phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: “diễn tiến hòa bình” và “âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế”. Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: “sài lang”, “lang sói”, “ác thú”, “quỷ dữ”, v.v.

Những nhãn hiệu ấy có ba chức năng chính: một, để chụp mũ bất cứ người nào đi ngược lại chủ trương của họ; hai, để phi nhân hóa kẻ thù: kẻ thù tồn tại không phải như những con người mà là như những khái niệm, do đó, việc tiêu diệt kẻ thù không còn nằm trong phạm trù đạo đức thông thường nữa; và ba, để dựng lên những con ngáo ộp hầu một mặt, dù dọa dân chúng; mặt khác, biện minh cho những chính sách cứng rắn, thậm chí, có tính chất khủng bố của họ. Chức năng thứ ba là thuộc tính của mọi chế độ độc tài: Họ luôn luôn cần kẻ thù, cần văn hóa chiến tranh. Nếu không có kẻ thù thì họ thêu dệt ra kẻ thù. Bóng ma của kẻ thù là một cách để vừa tập trung quyền lực vừa đánh lạc hướng dư luận. Đối diện với cái bóng ma đầy đe dọa ấy, dân chúng nói chung dễ dàng gác bỏ mọi sự hoài nghi hay ý hướng phản kháng.

Thứ hai, đặc biệt suốt cả hai cuộc chiến tranh, 1946-54 và 1954-75, là quân sự hóa các hoạt động ngôn ngữ trong đời thường. Văn học nghệ thuật biến thành hoặc “chiến trường” hoặc “mặt trận” hoặc “trận tuyến”; tác phẩm là “vũ khí”; viết lách là “tiến công”; “nhà thơ cũng phải biết xung phong”; “viết bài thơ trên báng súng”; “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy / bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”; giới cầm bút biến thành “đội ngũ”, hình thành nên cái gọi là “đội quân văn nghệ” hay “lực lượng sáng tác”, ở đó mọi người đều là những “chiến sĩ cầm bút” và đều tuân theo một “cương lĩnh chiến đấu” và cùng nhau “hiệp đồng chiến đấu”. Thơ trào phúng được xem là một “binh chủng đặc biệt” trong khi các bài ký sự hôi hổi sức nóng của đời sống thực được xem là một “mũi xung kích” hoặc “mũi nhọn tiến công” của nền văn học mới. Một nhà thơ hay một nhà văn trung thành với một vùng sáng tác nào đó thì được gọi là “bám trụ”; đi tiên phong trong một lãnh vực nào đó thì biến thành “ngọn cờ”; tập trung vào việc đả kích địch thì được ví với việc “nổ súng”; thường xuyên phê phán địch thì được biểu dương là “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Trong thơ, có những “bài thơ rực lửa chiến đấu”; trong âm nhạc, có “tiếng hát át tiếng bom”.

Vượt ra ngoài phạm vi văn học, ở các lãnh vực khác, cũng thế. Một đám đông, dù chẳng liên quan gì đến quân sự, cũng được gọi là “đội quân”: “đội quân thất nghiệp”. Làm quang đất đai thì gọi là “giải phóng mặt bằng”. Một chương trình có nhiều người tham gia và được nhà nước cổ vũ thì được gọi là “chiến dịch” (ví dụ: “chiến dịch làm sạch đường phố”). Ngày mở đầu của những chiến dịch như vậy thường được gọi là “ra quân” (“Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông”). Trấn giữ một địa điểm nào đó để làm nhiệm vụ, cho dù chỉ là nhiệm vụ phòng chống lũ lụt, cũng được gọi là “đóng chốt” hay “trực chiến” (“Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốt, trực chiến tại những địa điểm nhiều nguy cơ lũ tràn về”) (1). Cách thức ăn uống đặc biệt cho một loại người nào đó trở thành “chế độ” ăn uống. Tự mình dằn vặt suy nghĩ để đi đến một quyết định quan trọng nào đó thì được gọi là “đấu tranh tư tưởng”. Tố Hữu có hai câu thơ tả một cánh đồng hợp tác xã ở miền Bắc: “Hãy xem! Đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận / Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn.” Một nhà thơ nào đó, hình như là Trinh Đường, có câu thơ tả tình yêu: “Tình yêu anh, em ạ, cũng lên nòng.”

Thứ bahành chính hóa ngôn ngữ. Ở xã hội nào cũng có lớp từ vựng hành chính riêng. Xưa, có các từ sớ, tấu, chiếu, chỉ, bẩm, báo, trình, với những “quan”, những “cụ”, những “thầy” các loại. Xã hội ngày nay cũng vậy. Cũng có “cán bộ”, có “đồng chí”, có “báo cáo”, có “phương án giải quyết”, có “đăng ký” và “quản lý”, v.v. Chỉ có vấn đề là, khác với các nơi và thời khác, dưới chế độ cộng sản, lớp từ hành chính ấy cứ tràn ra đời sống hàng ngày. Ở mọi nơi. Kể cả những nơi quan hệ giữa người và người không có chút hành chính gì cả.

Cũng có khi đó là chủ trương chung của nhà cầm quyền: Để xây dựng một xã hội mới với những con người mới, và đặc biệt, những quan hệ mới, người ta cổ vũ việc sử dụng lớp từ hành chính trong mọi trường hợp. Bạn bè là “đồng chí” của nhau. Những người “đồng chí” ấy không chuyện trò với nhau: Họ “trao đổi” hoặc “báo cáo” cho nhau, rồi “tự phê” và “phê bình” nhau. Sau những “báo cáo” và những “phê bình” ấy, người ta không cần hiểu rõ: Người ta chỉ cần “quán triệt”. Nếu một người còn hoang mang, người khác sẽ tiếp tục giúp “đả thông tư tưởng”. Con trai và con gái không gặp nhau: họ “phát hiện” ra nhau; họ không yêu nhau: họ có “quan hệ tình cảm” với nhau; họ không làm đám cưới với nhau, họ chỉ “đăng ký kết hôn”. Ngày xưa, chỉ có các nhà tư tưởng mới “tư duy” (Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu, “Cogito ergo sum”, Descartes), bây giờ, trong quần chúng, ai cũng “tư duy” nên mặt mày ai cũng “khẩn trương” và cũng đầy “bức xúc”, nhất là khi gặp một “sự cố” gì đó mà người ta chưa có “phương án giải quyết”.

Việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy làm xóa mờ ranh giới giữa cái riêng và cái chung, tính chất cá nhân và tính chất tập thể, kích thước xã hội và kích thước chính trị trong đời sống con người. Từ cái nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy là một sự hài hước, thậm chí, lố bịch, do đó, nó trở thành đề tài của các truyện cười nhạo báng chế độ, kiểu nói chuyện với bố mẹ hay anh em bạn bè mà dùng chữ “báo cáo”; xin kết hôn mà dùng những chữ to tát như “đăng ký” hay “quản lý đời em”; hối thúc một người nào đó mà dùng chữ “hãy khẩn trương lên”… Tuy nhiên, từ cái nhìn trong cuộc, với việc phổ cập của lớp từ vựng hành chính trong đời sống hàng ngày như vậy, nhà cầm quyền đã thành công trong việc nhồi sọ quần chúng, biến mọi người thành một thứ công cụ như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất: người ta không còn sự riêng tư và sự độc đáo nữa.

Thứ tưtạo nên những từ mới hoặc áp đặt lên các từ cũ một nội dung mới hoàn toàn trái ngược hẳn với hiện thực vốn có. Ví dụ cho loại này nhiều vô cùng: thay cho chữ “trại tù”, họ gọi là “trại học tập” hay “trung tâm phục hồi nhân phẩm”; thay cho chữ “nhồi sọ”, họ gọi là “cải tạo tư tưởng”; thay vì gọi thẳng là tịch thu đất đai của địa chủ, họ dùng chữ “cải cách ruộng đất”; thay vì gọi thẳng tịch thu tài sản của người giàu, họ gọi là “đánh tư sản”; thay cho chữ “làm quan”, họ tự xưng là “đầy tớ nhân dân”; thay cho chữ “độc tài”, họ lại gọi là “làm chủ tập thể”; cán bộ đồi trụy, thay vì nói đồi trụy, họ dùng chữ “hủ hóa”; đối với hiện tượng tham nhũng hay thoái hóa của đảng viên, thay vì dùng chữ “nhiều”, họ dùng chữ “không ít” hoặc “một bộ phận”; thay vì thừa nhận thất bại trước các thử thách, họ dùng cách nói “từng bước khắc phục”; thay vì “bắt lính”, họ gọi là “đi nghĩa vụ quân sự”; thay vì nói đánh chiếm Campuchia, họ nói họ đang làm “nghĩa vụ quốc tế”; thay vì nói “bế tắc”, họ dùng chữ “hạn chế tất yếu”; những gì họ thích thì họ gọi là “bản chất” và “khách quan”; những gì không thích thì họ gọi là “hiện tượng” và “chủ quan”.

Gọi như thế, người ta bất chấp cả sự thật. Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới và những mặt trái của nó đã được vạch trần và đã trở thành hiển nhiên với mọi người, họ vẫn tiếp tục gọi nó là “tiến bộ”, là “đỉnh cao”, là “ưu việt” và là “quy luật phát triển” của lịch sử. Không có tự do bầu cử và cũng không có bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào, người ta vẫn khăng khăng nhân danh “ý nguyện của toàn dân” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo của mình. Suy nghĩ cũ mèm mà vẫn cứ ba hoa là “đổi mới tư duy”. Gần đây, họ gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn là các cuộc “tụ tập tự phát” của quần chúng; tàu Trung Quốc đâm nát tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông được gọi là “tàu lạ”; những vấn đề nhà cầm quyền không muốn nghe thì gọi là “nhạy cảm”, v.v.

Có thể nói, với những cách dùng từ hoặc định nghĩa từ ngang ngược như vậy, người ta tiến hành một cách quy mô, kiên trì và có hệ thống một cuộc cưỡng chế trong lãnh vực ngôn ngữ. Hậu quả là nó làm thay đổi hẳn ý nghĩa của rất nhiều từ quen thuộc hoặc làm cho chúng trở thành rỗng tuếch, không còn mang một ý nghĩa gì cả. Những chữ như “cách mạng”, “giải phóng”, “công bằng”, “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tiến bộ”, “phát triển”, “đỉnh cao trí tuệ”, “làm chủ tập thể”, “quần chúng”, “nhân dân”, thậm chí, cả chữ “yêu nước”… đều nằm trong trường hợp như thế. Ngay cả những chữ đơn giản như “đúng” và “sai”, “thật” và “giả”, “tiến bộ” và “lạc hậu”, “tốt” và “xấu”… cũng không còn nguyên nghĩa của chúng nữa. Trong các cặp đối lập ấy, khái niệm thứ nhất bao giờ cũng được sử dụng cho đảng, hoặc rộng hơn chút, cho “phe ta”; còn khái niệm sau bao giờ cũng thuộc về phe địch. Không có ngoại lệ. Đã là địch thì phải sai, phải giả, phải xấu và phải lạc hậu. “Ta” thì, ngược lại.

Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế, Trần Văn Thủy đi hỏi ý nghĩa hai chữ “tử tế” và “vĩ đại”, hầu như ai cũng lúng túng. Bây giờ thử hỏi những người Việt Nam bình thường những từ như “tình hữu nghị” hay “láng giềng tốt” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thực sự có nghĩa là gì, hẳn ai cũng thấy hoang mang. Khi những người yêu nước, vì công phẫn trước những thái độ uy hiếp ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc xuống đường biểu tình, bị chính quyền, cũng nhân danh lòng yêu nước, trấn áp, đánh đập, bắt bớ, sỉ nhục và bị xem như một “thế lực thù địch”, người ta không còn thấy đâu là ranh giới giữa yêu nước và bán nước nữa. Bài thơ “Lẫn lộn lung tung” của Bùi Giáng, làm trước năm 1975, có giá trị như một sự tiên tri:

Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay
Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
Gọi người sương phụ gái thơ ngây.

***
Chú thích:

1. Ví dụ này và ví dụ trên được dẫn lại từ bài “Dấu vết chiến tranh trong tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 2.9.2012

http://www.voatiengviet.com/content/cuong-che-ngon-ngu/1506742.html

12 THÁNG ANH ĐI