27 thg 4, 2011

Mất gì ngày 30 Tháng Tư ?


Ngô Nhân Dụng

Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources).

Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.

Dần dần, hầu hết các nhà kinh tế đã đồng ý “tài nguyên tinh thần” rất quan trọng, nên giữ gìn và phải học cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Một thứ tạo nên tài nguyên tinh thần là Niềm Tin (Trust) trong xã hội. Kinh tế chỉ có thể phát triển nếu mỗi người ký một hợp đồng có thể tin rằng phía bên kia sẽ hết sức thi hành bản hợp đồng đó. Ngay cả những doanh nhân không thích ký hợp đồng, nhưng họ biết đang làm ăn những người đáng tin (quân tử nhất ngôn), khi bắt tay nhau là họ có thể tin nhau rồi, thì việc kinh doanh của họ rất phát đạt. Các Hoa kiều hải ngoại hay làm ăn kiểu đó. Nhưng nếu niềm tin được bảo vệ bằng các định chế chính thức của xã hội, như luật lệ, hệ thống tư pháp sạch sẽ và tòa án công minh, thì thứ tài nguyên đó sẽ giúp cho kinh tế phát triển rất mạnh. Chỉ khi nào chứng kiến những xã hội lạc hậu về kinh tế vì người dân không ai dám tin ai mà cũng không nghĩ người khác sẽ tin mình, thì mới thấy thiếu niềm tin là mất một tài nguyên kinh tế rất quan trọng. Trong các xã hội lạc hậu, mọi người sống ích kỷ không nghĩ đến người khác, không có lòng tôn trọng công ích hơn tư lợi, thì nền kinh tế không thể nào phát triển cao được; vì mọi người khó cộng tác với nhau.

Tại sao có những xã hội mà người ta tạo được tài nguyên tinh thần rất giầu, còn nhiều xã hội thì không? Tài nguyên tinh thần cần được gieo giống, rồi được tưới tẩm, hết thế hệ này sang thế hệ khác. Muốn hiểu diễn trình cấu tạo nên tài nguyên tinh thần, có thể dùng một phương pháp kinh tế học là Game Theory (Lý thuyết Trò chơi). Một câu chuyện nổi tiếng là Chuyện Hai Người Tù (The prisoners dilemma). Ðại khái, có hai người bị bắt, nếu cộng tác với nhau cùng khai vô tội thì sẽ được bị án rất nhẹ, còn nếu nếu phản phúc thì cả hai sẽ bị án nặng nề. Nhưng hai người tù không tin được nhau. Khi suy xét một cách thuần lý, cuối cùng mỗi người tù thấy chọn đường phản phúc thì có lợi nhất, mặc dù cả hai đều bị thiệt. Trong xã hội, mọi người đều biết suy nghĩ như thế. Ðiều này trái ngược với nhận xét chung là trong rất nhiều xã hội người ta vẫn tin tưởng nhau, vẫn cộng tác với nhau. Làm cách nào giải thích được hiện tượng nghịch lý này?

Các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội học đã thấy là có một cách để bảo đảm một người sẽ không phản phúc, là tiếng tăm. Nếu anh bị mang tiếng là hay phản phúc thì sẽ bị mọi người ruồng bỏ, không ai tin anh nữa, đó là một hình thức trừng phạt. Một “định luật” được công nhận là khi một người tham dự vào “nhiều cuộc chơi lập lại rất nhiều lần” (repeated games) thì dần dần họ sẽ sợ bị người chung quanh trừng phạt, do đó sẽ chọn hành vi cộng tác để được tín nhiệm. Có những điều kiện giúp cũng có luật chơi tín nhiệm này: Số người tham dự nhỏ (trong một xóm ai cũng biết ai, phản phúc là tự loại mình); hoặc thông tin về hành vi của mọi người đều dễ phổ biến cho tất cả biết (không cấm tự do thông tin, không có những quyết định trong các phiên họp bí mật); và các người tham dự biết giá trị của những lợi ích tương lai chứ không chỉ chú tâm đến hiện tại. Khi xã hội đã thiết lập được một hệ thống trừng phạt và tưởng thưởng như thế, niềm tin chung sẽ gia tăng. Nếu ngược lại, có lúc hệ thống tưởng thưởng và trừng phạt này bị phá vỡ vì xã hội theo những luật chơi mới, niềm tin sẽ tan mất. Muốn lập lại, phải bắt đầu cuộc chơi lại từ đầu, xây dựng niềm tin lên dần dần, mất nhiều thời gian.

Trước Hirschman có người đã nhận xét rằng Niềm Tin là “một thứ tài nguyên càng sử dụng thì càng giầu hơn chứ không bị hao mòn; nhưng nếu không được đem dùng thì nó sẽ dần dần tiêu tán.” Nó cũng giống như một kỹ năng (skill), chẳng hạn tài chơi đàn, hay nói được một tiếng ngoại quốc. Nó cũng không hiếm hoi như quặng mỏ hoặc trình độ giáo dục.

Albert Hirschman đưa ra một cách nhìn mới. Ông nhận thấy có hai trường hợp khiến tài nguyên tinh thần có thể bị hủy hoại: Một là khi nó không được dùng tới, sẽ hao mòn đi, như người khác đã thấy. Hai là nếu nó bị sử dụng nhiều quá, quá khả năng cung cấp của loài người, thì cũng sẽ giết chết nó.

Hirschman (năm nay 96 tuổi) đã nhìn thấy, từ 1970, 80, tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn hay bị hủy diệt, trong cả hai hệ thống kinh tế tư bản và cộng sản. Trong kinh tế tư bản, người ta không chú ý vận dụng tài nguyên tinh thần, vì rất khó đo lường để đưa nó vào phương trình kinh tế. Cho nên, tài nguyên tinh thần có thể bị hao mòn (atrophy) vì mọi người chỉ lấy lợi nhuận làm thước đo thành công. Nếu niềm tin còn tồn tại trong thế giới tư bản, đó là nhờ các định chế pháp luật và các quyền tự do dân chủ, chúng bảo đảm những người cộng tác được thưởng, kẻ phản phúc bị trừng phạt.

Trong hệ thống kinh tế cộng sản thì ngược lại. Họ tận dụng tài nguyên tinh thần, cổ động niềm tin vào chủ nghĩa, vào khả năng giới lãnh đạo; họ không coi niềm tin giữa các cá nhân là quan trọng như một tài nguyên tinh thần; vì tất cả đã được thay thế bằng niềm tin chung vào chủ nghĩa cộng sản. Chỉ cần động viên niềm tin vào đảng cho vững chắc là mọi chuyện sẽ thành tựu. Nhưng hệ thống kinh tế và chính trị cộng sản cổ động niềm tin quá khả năng cung cấp của tất cả mọi người, nhất là các đảng viên. Họ đưa ra những khẩu hiệu, như “Con người mới” của Fidel Castro, “Tự chủ” của Kim Nhật Thành. Ðiều nguy hiểm là sự thành công của cả hệ thống lại tùy thuộc vào tài nguyên tinh thần này. Cho nên họ đòi hỏi, “muốn có xã hội cộng sản phải có con người cộng sản.” Mà một mẫu người lý tưởng theo kiểu các tôn giáo vẫn đề cao như thế thì chỉ có trong tưởng tượng, không xã hội loài người nào đạt được. Hậu quả là hệ thống kinh tế cộng sản tạo ra một xã hội sống giả dối, dùng nhiều mặt nạ khi sống với nhau. Lối sống đó tất nhiên phá hoại tất cả tài nguyên tinh thần. Tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn là một phần nguyên do đã gây ra hậu quả kinh tế trì trệ rồi sụp đổ.

Ðảng Cộng Sản ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã “đổi mới kinh tế.” Họ đã khai thác ngay được một thứ tài nguyên lớn, là sức người. Chỉ cần họ nới lỏng guồng máy kiểm soát kinh tế; cứ cho người dân được thêm một chút tự do làm ăn là khả năng sản xuất của người ta chắc chắn sẽ tăng lên. Nhưng cả hệ thống chính trị của hai nước vẫn chưa nghĩ đến chuyện khôi phục lại các tài nguyên tinh thần đã bị mất. Ngược lại, việc họ tìm cách bảo vệ quyền lợi các đảng viên bằng hệ thống tham ô toàn diện còn làm cho các tài nguyên tinh thần bị hủy hoại mạnh và nhanh hơn trước. Tình trạng đạo đức giả chỉ tăng lên chứ không giảm đi, vì nó thể hiện từ cấp cao nhất: lý thuyết, tư tưởng chính thức của guồng máy cai trị. Họ vẫn nói đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng trong thực tế họ pha trộn một hệ thống tư bản thời hoang dã với một chế độ công an trị thời phát xít. Miệng đề cao công ích nhưng ai cũng chỉ lo vơ vét tư lợi. Tham ô và nhũng lạm quyền hành được phơi bầy công khai, trâng tráo, trong khi nhà nước vẫn hô hào chống tham nhũng. Tài nguyên tinh thần đã bị phá hoại toàn diện chứ không phải chỉ bị hao tổn như khi còn theo kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Một độc giả Người Việt mới viết cho tòa soạn kể chuyến đi thăm quê hương mấy tháng. Vị độc giả nhận thấy guồng máy chính quyền bóc lột dân; chuyện đó nhiều người đã nói. Nhưng ông (hay bà) còn thấy, “người dân cũng bóc lột lẫn nhau vô tội vạ, đối xử với nhau bằng những cái mặt nạ nhân nghĩa giả dối trơ trẽn!”

Hồi đầu Tháng Ba năm 2011, ký giả Carl Robinson sau khi thăm Việt Nam, mới nêu một nhận xét: “Sau gần 60 năm cai trị của đảng Cộng Sản ở miền Bắc và hơn 35 năm ở miền Nam, tất cả người Việt Nam ngày nay theo chủ nghĩa cá nhân tột cùng. Thay vì tinh thần hướng về cùng một mục đích chung và đoàn kết với nhau thì bây giờ ai cũng chỉ lo cho bản thân mình, như tâm trạng sauve qui peux (ai chạy được thì thoát, tiếng Pháp trong nguyên văn)...” Robinson cho biết ông đã đi khắp nơi, gặp rất nhiều người ở Việt Nam trong 18 tháng trời.

Không biết Carl Robinson có đọc Albert O. Hirschman hay không, nhưng ông mô tả tình trạng ở Việt Nam hiện nay giống hệt điều mà nhà kinh tế đã nêu ra trước đây mấy chục năm: Lạm dụng tài nguyên tinh thần sẽ hủy hoại nó. Ông kể đã thấy người Việt Nam được đảng và nhà nước đối đãi giống như các học sinh trong các trường mà trong đó các vị giáo sĩ dạy trẻ những quy luật không bao giờ được ai theo cả: “Tất cả mọi người được coi như trẻ nít, được học giáo lý suốt ngày bằng những khẩu hiệu, các ngày lễ lạt, các giấc mơ vĩ đại. Khi tôi than phiền với một số người ở một thành phố ven biển gần đây về những bài phát thanh tuyên truyền mỗi sáng, một người cười lớn nói, Ðó chỉ là tuyên truyền thôi; chúng tôi không bao giờ nghe cả!”

Ðó là một cách tiêu diệt tài nguyên tinh thần một cách có hệ thống. Muốn xây dựng lại được vốn liếng tinh thần mà tổ tiên đã xây dựng trong mấy ngàn năm trước người Việt Nam biết sẽ phải làm gì. Phải thay đổi cách sống chung với nhau, tất cả mọi người. Một chế độ đã hủy hoại tài nguyên tinh thần của dân tộc hơn một nửa thế kỷ qua, không có lý do gì để tiếp tục việc tàn phá đó nữa.

Không phải ai cũng ở Việt Nam lâu ngày, được đi nhiều, thấy nhiều, gặp gỡ và chứng kiến nhiều cảnh sống để kết luận như ký giả Robinson. Nhưng chắc phần lớn mọi người quan sát đời sống ở nước ta hiện nay đều thấy nền tảng tinh thần, đạo đức đã bị xói mòn khá nặng nề trong mấy chục năm qua. Ðó là một sự mất mát lớn.

Tài sản mất sẽ tạo lại được. Của cải mất rồi có lúc lại làm ra, khá nhanh. Tự do bị mất, mất rất nhanh, ngay lập tức sau ngày 30 Tháng Tư, nhưng thế nào cũng sẽ đòi lại được, cũng không lâu lắm đâu. Nhưng có một thứ đã mất mất, mất từ từ chậm chậm; mà muốn phục hồi được rất khó, đó là nền tảng tinh thần của xã hội. Cái vốn tinh thần phải hàng ngàn năm mới dựng lên được. Khi muốn phá, chỉ cần một thế hệ cũng đủ. Muốn dựng lại, cần vài ba thế hệ mới hy vọng xong.

Vậy chúng ta đã mất gì sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975? Nếu nhìn lại lịch sử cả nước Việt Nam thì câu hỏi không còn là ngày 30 Tháng Tư nữa. Bởi vì chỉ có người Việt ở miền Nam bắt đầu thấy các tài nguyên tinh thần bị xói mòn từ ngày đó; còn đồng bào ở miền Bắc đã bị mất mát như vậy từ một phần tư thế kỷ trước, tính đến nay hơn 60 năm rồi.

GẢ CON CHO GIẶC



GẢ CON CHO GIẶC


Cô Lạc báo tin cho cha mẹ là sẽ về thăm Việt Nam cả tháng nay thì cả tháng nay anh chị Siêu mừng vui đến mất ăn mất ngủ. Phen này thì cả làng An Bình sẽ lên cơn sốt như cách đây 3 năm họ đã lên cơn khi biết cô Lạc nhà quê nhà mùa, trình độ văn hóa lớp 6 kết hôn với một ông kỹ sư người Mỹ.

Nhà anh Siêu nghèo, mấy sào ruộng nhà nước chia theo tiêu chuẩn đầu người không đủ cho hai vợ chồng cầy cấy nuôi 3 đứa con, anh đi bộ đội về cảnh nhà eo hẹp nên lấy vợ trễ, con còn nhỏ. Cô Lạc lớn nhất nhà đã được bố mẹ gởi gấm theo vài người anh em họ vào thành phố Sài Gòn làm ăn. Trong làng, nhà nào cũng có người vào Nam kiếm sống nên đồng hương cũng giúp đỡ nhau nói chi là họ hàng
Lạc xin vào làm cho một hãng nhựa tư nhân ở Chợ Lớn, ngày làm 12 tiếng, một tuần làm 6 ngày quần quật cực nhọc không thua gì làm ruộng nương nơi quê nhà. Ăn dè để dành mỗi năm Lạc cũng tom góp được chút tiền gởi về quê phụ giúp cha mẹ nuôi hai em, còn Lạc không dám mơ đến chuyện về thăm quê, bởi tiền tàu xe từ Nam ra Bắc sẽ ngốn hết những đồng tiền để dành ít ỏi ấy.
Đột nhiên người anh họ tên Chu của anh Siêu từ Mỹ về thăm quê hương, người anh họ mà anh Siêu chưa bao giờ biết mặt, vì cách ngăn bởi vĩ tuyến 17 giữa hai miền Nam Bắc. Năm 1975 từ Sài Gòn anh Chu cùng gia đình di tản qua Mỹ, sau bao nhiêu năm yên ổn cuộc sống nơi xứ người anh Chu mới thể theo lời trăn trối của người cha gìa trước khi nhắm mắt là hãy về thăm lại quê quán, tìm gặp người thân nơi miền Bắc.
Thấy cảnh nhà anh Siêu nhà xiêu mái dột, con cái nheo nhóc tương lai là cày thuê cuốc mướn đói nghèo, anh Chu thương cảm cho thêm qùa, thêm tiền.
Chợt nhìn thấy tấm hình cô con gái lớn anh Siêu đóng khung để trên bàn, tấm hình mà Lạc đã chụp ở Sài Gòn làm kỷ niệm gởi về để cả nhà ngắm cho đỡ nhớ, trông cô hiền lành xinh xẻo nên anh Chu chợt nảy ra một ý định là kiếm chồng ở Mỹ cho cô, đó là cách giúp đỡ dài lâu và thiết thực nhất.
Anh Chu mang tấm hình cô Lạc về Mỹ. Làm cùng hãng với anh là một ông kỹ sư Mỹ tuổi trung niên độc thân và cô độc. Hai người ngồi cạnh nhau nên thân nhau, anh Chu đã đưa hình Lạc ra và ngỏ ý muốn giới thiệu cho ông.
Chuyện cầu may mà thành sự thật, Richard mừng lắm, vì cuộc đời ông đã mấy lần li dị, lần này lấy một cô gái quê chất phác, dòng máu Á Đông dịu dàng chắc sẽ chung thủy với ông suốt đời. Hơn nữa, lại là một cô gái trẻ tuổi trinh nguyên và xinh đẹp, thì làm sao mà ông Richard không vui vẻ chấp nhận.
Thế là sau một thời gian trao đổi thêm thư từ hình ảnh giữa ông Richard và Lạc, có anh Chu làm thông dịch cho đôi bên, thì cả hai cùng đồng ý đi đến hôn nhân dù ông Richard lớn hơn Lạc hơn 20 tuổi, nhưng bù lại ông sẽ mang Lạc đi Mỹ, sự trao đổi cũng tương xứng, công bằng cho cả hai.
Anh chị Siêu mừng lắm, đứa con gái nhà anh lấy chồng được đi Mỹ có nằm mơ cũng chả dám, dù là người chồng lớn tuổi, nhưng còn hơn ở lại Việt Nam lấy được thằng chồng trẻ ngang vai phải lứa, cùng nông dân cày cuốc thì cái nghèo đói lại di truyền từ đời vợ chồng Lạc tới con cháu nó không biết đến bao giờ mới ngóc đầu lên nổi.
Để mong thoát cảnh đói nghèo bao nhiêu con gái quê Việt Nam phải lấy chồng ngoại Đài Loan, Hàn Quốc hay Trung Quốc, mà phần nhiều là chồng gìa hay có vấn đề về sức khỏe, sung sướng thì ít, đau thương thì nhiều, chứ dễ gì lấy được chồng Mỹ và đi Mỹ, cái đất nước nổi tiếng to đẹp, hùng mạnh nhất thế giới.
Ông Richard và anh Chu cùng về làng An Bình. Đám cưới Richard và Lạc sẽ diễn ra ở đây.
Đột nhiên họ hàng, làng xóm thấy anh chị Siêu phát lễ hỏi như dân phố Hà Nội là trầu cau, trà sen, bánh xu xê, bánh cốm trong hộp có giấy bóng kính màu đỏ và thiệp cưới in đẹp đẽ đến từng nhà, ai cũng kinh ngạc vì qùa đám hỏi to qúa.
Tin Lạc sắp lấy chồng Mỹ như một qủa bom vừa pháo kích vào ngôi làng bé nhỏ êm ả này.
Đám cưới diễn ra ai được mời cũng không từ chối, vì ai cũng tận mắt muốn xem mặt thằng chú rể người Mỹ của làng An Bình.
Sau đám cưới ông Richard về lại Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh Lạc. Cả làng xôn xao bàn tán, khi thì ở trên bờ đê lúc tạm ngừng làm ruộng, khi thì trong hàng chè xanh nơi đầu làng:
- Con Lạc sắp đi Mỹ rồi. Sao số nó sung sướng thế nhỉ?
- Ôi giời, lấy thằng giặc Mỹ mà hãnh diện à? Bố con Lạc từng là anh hùng diệt Mỹ thời chiến tranh chống Mỹ Ngụy đấy nhé
- Nghe nói chồng nó là kỹ sư cơ đấy?
- Phô trương thế thôi, ai biết đâu mà kiểm chứng? Có khi là thằng Mỹ đầu đường xó chợ cũng nên?
- Chưa biết chừng nó mang sang Mỹ bán cho động mãi dâm như bọn buôn người qua Trung Quốc đấy. Phúc đâu chưa thấy, họa lại mang vào người.
Một ông có vẻ hiểu biết, phản đối:
- Đời nào có, tôi chưa nghe chuyện gái Việt Nam lấy Mỹ bị bán vào động mãi dâm bao giờ.
- Bọn Mỹ là ác lắm, việc gì chúng chẳng làm….
Ông kia tiếp tục khoe sự hiểu biết:
- Các bác không đọc báo, nghe đài à? Ta và Mỹ bây giờ là bạn rồi, có cái tàu Mỹ đến thăm Việt Nam và Hải Quân ta ra tận tàu Mỹ nghênh tiếp nữa mà. Rồi lại có cái tàu gì to lắm, có chỗ cho máy bay đỗ và đáp cơ đấy, cũng sang thăm Việt Nam và phe ta lên tàu tham quan thích lắm.
Giọng đàn bà nhà quê đanh đá:
- Gớm, to lớn mấy cũng bị bộ đội ta diệt thời chống Mỹ rồi. Mỹ vẫn là thằng giặc thua trận.
Ông “hiểu biết” giảng giải chuyện đời miễn phí:
- Biết đâu là bàn cờ thế cuộc, chứ họ văn minh thế kia mà. Nay thời thế đã đổi khác, bạn hóa thù, thù thành bạn. Xưa Trung Quốc là bạn hàng xóm gần gũi thân yêu của ta, như “môi và răng” môi hở thì răng lạnh, từng giúp đỡ ta trong chiến tranh. Nay bạn hại ta đấy thôi, từ chuyện kinh tế, hàng hóa đồ dùng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam để giết chết ngành công kỹ nghệ sản xuất của ta, cả trái cây Trung Quốc như nhãn, vải, táo, cam cũng lấn chiếm thị trường nông sản Việt Nam làm thiệt hại các nhà trồng vườn, đến chuyện lấn chiếm vùng đất, vùng biển Hoàng sa, Trường Sa. Họ đã hiếp đáp, bắt giữ tàu và ngư dân đòi tiền chuộc hoặc làm chết ngư dân mình.
Một bà rụt rè lẩm bẩm:
- Ừ nhỉ, lúc này đi đâu cũng thấy hàng hóa Trung Quốc, mà nghe nói toàn là hàng độc hại. Trông mẫu mã đẹp mắt mà chết người.
Những lời dị nghị, đồn thổi không hay đã đến tai vợ chồng anh Siêu, anh chị vừa tức giận vừa xấu hổ chẳng biết đường nào mà phân bua, mà cãi..
Trong làng có bà tên Cào, tên thật của bà người ta không thèm gọi mà chỉ gọi bằng cái tên nghề nghiệp vì bà chuyên nghề đi thuyền cào tôm, cá ngoài sông. Bà gặp chị Siêu đã mát mẻ mỉa mai:
- Sướng nhé, có con gái gả cho Mỹ rồi tha hồ mà hưởng qùa đế quốc Mỹ. Nhưng con gái tôi thì không thèm đâu, thà ở làng quê này đi cào cá cào tôm như cha mẹ nó, tuy nghèo mà có tình quê hương, chẳng phải lệ thuộc thằng nước ngoài nào cả.
Chị Siêu nén giận cười gượng:
- Vâng, mỗi người một hoàn cảnh. Chúng tôi có dám mơ ước cho con gái lấy Mỹ bao giờ đâu, chẳng qua bác nó ở Mỹ muốn giúp đỡ …
Lạc được tòa lãnh sự Mỹ gọi phỏng vấn và bị từ chối. Thời điểm này chính phủ Mỹ khám phá ra mấy vụ người Việt Nam và người Mỹ bản xứ kết hôn với người bên Việt Nam là “dịch vụ” lấy tiền để đưa người từ Việt Nam nhập cư vào Mỹ nên họ nghi ngờ và cho “rớt” khá nhiều.
Anh chị Siêu và Lạc lo lắm, Lạc không đi Mỹ được thì dân làng lại có đề tài mà mỉa mai châm chọc thêm cho đáng đời kẻ ham muốn gả con cho giặc Mỹ, chứ chắc gì họ buông tha?
Ông Richard đã làm đơn khiếu nại, gởi bổ sung thêm những chứng cớ cần thiết và Mỹ phỏng vấn Lạc lần thứ hai đã chấp nhận hồ sơ cho Lạc được đi Mỹ đoàn tụ với chồng.
Anh chị Siêu mừng rối rít, gọi điện hỏi thăm anh Chu là ông Richard đã “chạy” đường dây nào mà hay thế? tốn phí hết bao nhiêu tiền?
Tội nghiệp anh chị Siêu, từ cha sinh mẹ đẻ quen bị hà hiếp, bóc lột, quen phải hối lộ cho chính quyền từ phường xã tới quận huyện, từ việc lớn đến việc nhỏ, và vì trình độ văn hóa thấp, chỉ quanh quẩn ở làng quê không biết gì ngoài ruộng lúa và lũy tre làng, nên ngây thơ hồn nhiên tưởng ở bất cứ nơi đâu trên thế gian này cũng ăn hối lộ tận tình như quê hương Việt Nam mình.
Anh Chu kể rằng ông Richrd chẳng chạy chọt đường dây nào cả, khi có đầy đủ chứng cớ thì Mỹ phải chấp nhận cho đi. Ngoài ra anh Chu còn kể thêm có những hồ sơ bảo lãnh đã được phỏng vấn và chấp thuận mà người bên Việt Nam vì lý do gì đó chưa muốn đi Mỹ nên chần chờ chẳng tiến hành thêm gì cả, hàng năm sở di trú vẫn gởi giấy nhắc nhở họ có muốn đi Mỹ thì làm tiếp một hai bước thủ tục sau cùng. Vẫn không có trả lời dứt khoát, cuối cùng sở di trú phải gởi cho người bên Việt Nam một “tối hậu thư” hỏi có muốn đi Mỹ hay không? nếu không thì lần này Mỹ sẽ đóng hồ sơ.
Anh chị Siêu kinh ngạc qúa, ai đời quyền lợi của họ, họ không hưởng thì thôi, việc gì Mỹ phải nhắc nhở họ và hỏi đi hỏi lại mãi thế? Ở Việt Nam , có mà cầu cạnh, đút lót cả đống tiền chưa chắc mua được sự việc như ý, dù mình có cả tỷ lý do vô cùng chính đáng.
Lạc đi Mỹ được hai năm thì tiền bắt đầu gởi về cho cha mẹ xây sửa nhà cửa, vì Lạc đã đi làm nail nên có tiền riêng tha hồ gởi giúp gia đình, người chồng Mỹ của Lạc, với đồng lương sung túc của mình, chỉ cần Lạc đẻ cho ông một hai đứa con và chung thuỷ suốt đời là hạnh phúc rồi.
Hàng xóm họ hàng càng bàn tán, càng vu khống nhiều hơn, dù chị Siêu đã mang ra khoe với họ những tấm hình vợ chồng Lạc và 1 đứa con của họ.
- Tiền gởi về cho bố mẹ nhiều thế này đích thực là tiền làm gái mà ra chứ của đâu sẵn thế?
- Ừ nhỉ, làm gì mà ra tiền nhanh thế nhỉ?
- Nhưng bà Siêu có khoe hình con Lạc chụp với thằng chồng Mỹ, cái thằng đã về làng cưới nó hẳn hòi mà.
Một bà gạt phăng:
- Ối giời ôi, thằng Mỹ nào trông cũng giống nhau, có khi là thằng chồng thứ bao nhiêu rồi đấy?
Những lời dèm pha này lại cố tình đến tai vợ chồng anh Siêu. Nghe những lời ganh tị mấy năm nay anh chị đã quen tai, nhưng anh chị cũng đã thấy vài kẻ trong làng thèm thuồng được như anh chị lắm, khi họ ghé vào thăm ngôi nhà 3 tầng khang trang mới xây trên cái nền đất của căn nhà xộc xệch cũ, khi họ nhìn những tấm hình Lạc đẹp đẽ từ Mỹ gởi về, và thấy cuộc sống vật chất nhà anh Siêu thong thả hẳn ra.
Một người họ hàng bên vợ anh Siêu, ở tận Hà Nội, nhà giàu có, con cái đứa thì bằng cấp đại học, đứa đang chuẩn bị thi vào đại học, mà còn mong ước gả cô con gái lớn cho người Mỹ, các em thì không thèm du học ở Anh, Úc, Canada, mà chỉ thích Mỹ.
Xưa nay anh chị Siêu mấy lần có dịp lên Hà Nội nào dám bén mảng tới nhà họ chơi, vì khỏang cách giàu nghèo và trình độ, nhưng từ dạo Lạc đi Mỹ, từ dạo nhà anh Siêu xây to nhất làng, thì chính người họ hàng đó đã vồn vã mời chào, nhờ thế anh Siêu mới biết được những tâm tư khát khao của gia đình họ và của nhiều người dân thành thị, người ta không còn căm thù người Mỹ nữa, giới trẻ đua nhau học tiếng Mỹ, các nhà khá gỉa còn cho trẻ con học tiếng Mỹ từ thuở vỡ lòng song song với tiếng Việt, các cửa hàng, dịch vụ trên phố xá từ Hà Nội đến Sài Gòn, đến các thành phố lớn nhỏ khác đều kèm theo tiếng Mỹ, con gái Việt Nam nhiều người lấy chồng Mỹ rồi, và nhờ thế anh chị Siêu mới vơi bớt mặc cảm tội lỗi gả con cho giặc Mỹ mà một số dân làng An Bình đã ganh tị và ác cảm đổ cho anh chị.
Qua con gái anh chị Siêu đã biết được một nước Mỹ tự do dân chủ, cuộc sống thoải mái..
Lạc kể mua cái ti vi về coi mấy tuần thấy không vừa ý đã đem trả lại tiệm, hay đơn gỉan có lần Lạc mua một cây Lê trong chợ Mỹ về nhà trồng, cây bị chết sau đó, Lạc đã gọi phone than phiền với chủ tiệm, vây mà người ta xin lỗi và mời cô đến chọn lại cây lê khác, dĩ nhiên là không phải trả tiền lần nữa và họ cũng không cần Lạc mang bằng chứng cây lê đã bị khô chết kia.
Thật là trung thực, tin cậy lẫn nhau, một xã hội có cuộc sống, có nếp suy nghĩ như thế không biết đến đời kiếp nào Việt Nam mới bắt chước được?
Ở Việt Nam người ta mua gian bán lận, làm hàng giả, lừa đảo khách hàng vì lợi nhuận, vì lòng tham sao cho đầy túi, làm gì có chuyện mua hàng về nhà xài rồi đem trả lại? chúng đã không đổi cho mà còn mắng chửi té tát vào mặt. Ngay như mua vàng hôm trước, hôm sau mang ra chính tiệm ấy bán lại, chúng cũng kiếm cách ăn chận, nào là hôm nay vàng vừa mới xuống gía, nào là vàng…hao hụt, để trả gía rẻ, để lời nhiều.
Hàng hóa giả, còn có cả bằng cấp rổm nữa, những anh chị y tá có công với đảng được “đề bạt” học bổ túc chuyên môn là trở thành bác sĩ, hay con ông cháu cha học hành thì ít ăn chơi thì nhiều nhưng chạy chọt vào trường Y khoa, cũng ra trường bác sĩ như ai dù kiến thức thì chẳng bằng ai. Nên các bệnh nhân ở Việt Nam gặp nhiều ‘biến cố” chết người không có gì làm lạ.
Những chuyện đời thường của nước Mỹ mà nghe xong anh Chị Siêu còn giật mình không muốn tin, nếu không do chính con gái anh chị kể ra thì chắc chắn anh chị cho là bịa đặt, là chuyện hoang đường trên trời rơi xuống.
Anh chị dần dần cảm mến nước Mỹ, những nước thuộc thế giới tự do họ có lý tưởng của họ trong chiến tranh, Mỹ có căm thù gì dân Việt Nam đâu mà tàn ác giết hại dân Việt Nam?.
Anh chị thương thằng con rể Mỹ, nó hiền hòa, trung thực, nó đã đổi đời cho Lạc, thương yêu chiều chuộng con gái anh, đối xử tốt với gia đình nhà vợ. Người xấu người tốt ở đâu cũng có, cũng tùy người..
Anh Siêu thấy xấu hổ khi nhớ lại ngày xưa anh đã căm thù đế quốc Mỹ, hình ảnh những người lính Mỹ là tàn ác, ghê gớm, là gieo rắc đau thương cho xóm làng, nhân dân Việt Nam. Anh đã đăng ký đi bộ đội sớm, khi chưa đủ tuổi để mong tiêu diệt kẻ thù, bằng chứng là tấm giấy khen công anh hùng diệt Mỹ của anh vẫn còn kia, vì anh đã cùng vài người khác tóm cổ được một lính Mỹ đi lạc trong rừng.
Năm ấy anh Siêu mới 18 tuổi, cái tuổi trẻ mới lớn dễ tin người, tin đời. Anh hãnh diện nghĩ mình đã lập được công trạng cho đất nước, cho đồng bào.

**************
Ngày anh chị Siêu mong chờ cũng đã đến. Từ Mỹ vợ chồng Lạc và đứa con về thăm làng An Bình.
Anh chị thuê chiếc xe tải nhỏ ra phi trường Nội Bài đón con cháu.
Xe về làng, về nhà, mấy va ly, mấy thùng qùa Mỹ được mở ra, mùi thơm thơm lạ lùng từ một phương trời xa mà cả đời anh chị Siêu chưa được biết đến. Anh chị hoa mắt sung sướng với đủ những món qùa anh chị Siêu đã dặn con gái mua cho, nào kính mát, áo vét cho anh Siêu, nào áo khóac ấm cho chị Siêu, vì mùa Đông miền Bắc dài và lạnh, rồi qùa cho các em, họ hàng chú bác, đến hàng xóm láng giềng ít nhất cũng được cục xà bông hay bịch kẹo “sô cô la”, cũng được hưởng mùi qùa Mỹ.
Lần này thì dân làng tận mắt thấy mặt chồng Lạc, vẫn là ông Mỹ cách đây 3 năm. Có khác chăng là bây giờ ông Richard biết nói những câu tiếng Việt thông dụng, ai hỏi thì ông vui vẻ và thân thiện trả lời, giọng nói âm hưởng Mỹ nhưng tiếng Việt Nam ngọng ngịu của ông Richard làm mọi người cười vui. Họ không thấy ở ông Richard một chút nào hình ảnh thằng giặc Mỹ tàn ác thời chiến tranh mà họ đã nghe qua sự tuyên truyền của đảng vẫn còn ít nhiều trong tâm tư họ nữa.
Lạc thì đổi mới hẳn ra, đẹp xinh với quần áo lụa là sang trọng, không phải là cô Lạc nhếch nhác quần đen ngắn lấc cấc với áo vải ngày nào. Còn đứa con gái của họ vừa có nét thùy mị Việt Nam vừa có nét phương tây mạnh mẽ trông thật dễ thương.
Chị Siêu mang qùa của con gái đi biếu hầu như cả làng, đến nhà bà Cào, chị hơi e dè, sợ lại phải nghe những lời mỉa mai. Nhưng lạ chưa, bà Cào đã nắm tay chị Siêu, nói với tất cả niềm chân tình và rất lịch sự:
- Tôi cám ơn chị và cháu lắm. Nhờ chị nói với cô Lạc rằng về Mỹ xem có anh Mỹ nào thì làm mai cho con gái tôi với nhé, tôi còn hai đứa con gái chưa lấy chồng đây. Khổ qúa, con lớn nhà tôi lấy chồng cùng thời với cô Lạc, tưởng ở lại làng để làm nghề cào lưới tôm cá cũng đủ sống rồi, ai ngờ khốn khổ chị ơi, bữa đói bữa no. Thà cứ gả quách cho giặc Mỹ… ấy chết, xin lỗi chị tôi cứ quen mồm, thà cứ gả quách cho người Mỹ như cô Lạc nhà chị mà sướng tấm thân và cả nhà được nhờ.
- Vâng, để em bảo cháu. Nhưng chẳng phải dễ đâu, bác nó ở Hà Nội có con gái vừa đẹp vừa học giỏi cũng đang kiếm chồng Mỹ cho con để xuất ngoại đổi đời mà chưa có đám nào.
Bà Cào nài nỉ:
- Thì tôi cứ dặn phòng xa thế, may ra có duyên nợ thì gặp. Chị nhớ nhé?
Chị Siêu về nhà thấy hả hê nhẹ cả lòng, bà Cào là người đanh đá mồm miệng nhất làng mà đã chịu xuống nước, nhìn vào sự thật như thế thì từ đây cả làng cũng sẽ nguôi ngoai, không ai có lý do gì để động chạm đến việc Lạc lấy chồng Mỹ, hay kết tội anh chị gả con cho giặc Mỹ nữa..
Gia đình Lạc ở làng quê An Bình chơi 4 tuần, ông Richard theo vợ đi chơi khắp làng, đến thăm họ hàng, hàng xóm. Đến nhà nào ông Richard cũng chào hỏi tử tế bằng mấy câu Việt Nam thấy mà thương.
Đến ngày trở về Mỹ, chiếc xe tải nhỏ lại được thuê chở khách Việt Kiều ra phi trường Nội Bài.
Anh chị Siêu kể cho họ hàng và những nhà hàng xóm thân rằng sang năm Lạc có quốc tịch Mỹ và sẽ làm đơn bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ định cư.
Tin này đã nhanh chóng lan ra cả làng, ai cũng nói là vài năm nữa cả nhà anh Siêu sẽ sang Mỹ đoàn tụ với con gái. Cái nhà ấy có phước to.
Có người thật tình, có người vì tò mò đến nhà anh Siêu chơi để nghe thêm chuyện. Họ thấy trên tường, nơi phòng khách trang trọng nhất, nơi mà từ hồi căn nhà cũ, trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ và đứa con gái của họ, thật là đẹp và hạnh phúc chứa chan.

Nguyễn thị Thanh Dương
( April- 2011)

25 thg 4, 2011

Nhớ tháng Tư xưa



Nhớ tháng Tư xưa

Lâm Hảo Khôi

Tháng tư mưa đổ trên thành phố
Lính cũ không nhà vai áo xưa
Lòng như sông nhỏ thèm ra biển
Mơ thấy trường giang sóng chuyển mùa

Bao năm trận mạc theo triều xuống
Khói nhạt bay. Sờ bạc tóc xanh
Bạn bè hiu hắt tàn chung rượu
Quân về gác trọ buồn thâu canh

Gặp được cô em cùng xa xứ
Cà phê đáy cốc tháng tư đen
Kể chuyện nhà quê anh lính trận
Yêu người chưa dám gọi tình nhân

Quán không tên nép sau hè phố
Chiều đang um khói nhớ vô cùng
Lính cũ ngồi bên người viển xứ
Mưa thành phố đỏ ngập mênh mông

Cười chi người khách như mây núi
Áo bạc như mùa sắp trắng hoa
Được thua những ván cờ kim cổ
Như trăng tròn khuyết tháng năm qua

Tháng tư thức dậy mau thành phố
Đem lòng đi gởi cuối chân mây
Rừng thâm heo hút từng binh lửa
Bao hồn lính cũ ẩn đâu đây…!

Lâm Hảo Khôi

24 thg 4, 2011

Chuyện Buồn Người Vợ Tù

Trần Thị Thanh Minh



Tưởng niệm Tổng Thống Trần Văn Hương



Tưởng niệm Tổng Thống Trần Văn Hương
Nhân Sĩ Suốt Đời Giữ Tiết Tháo

Hứa Hoành

"Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông").

Hàng năm, cứ đến ngày oan trái 30 - 4, tôi lại bâng khuâng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đãbỏ mình vì nước. Làm tướng giữ thành, thành mất, tuẫn tiết theo thành, ngày xưa có Tổng đốc Hoàng Diệu (1828 - 1882), Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)... Ngày nay có Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Thiếu tá quận trưởng Bồng Sơn Hoàng Lê Cương (1972) và hàng trăm ngàn chiến sĩ vô danh khác, đãtự sát để giữ tròn khí tiết, không để lọt vào tay kẻ thù làm nhục. Họ nêu những gương hy sinh cao quý, tiết liệt, lịch sử ghi nhớ muôn đời.

Hai mươi năm chiến tranh, một cuộc chiến tranh vệ quốc sáng ngời chính nghĩa quân dân miền Nam đãhy sinh hàng triệu người, chỉ vì muốn bảo vệ một lý tưởng "Ðộc lập, tự dỏ và không muốn đất nước rơi vào tay CS. Nhưng cuối cùng phải thất bại trong nỗi uất hận, nghẹn ngào.

Năm nay, nhân ngày tang tóc đau thương của toàn thể dân tộc Việt Nam, chúng tôi muốn nhắc lại với thế hệ mới lớn lên, về những cái chết oai hùng. Trong phạm vi bài nầy, chúng tôi kể lại những ngày sau cùng của một chính khách thanh liêm, cương trực, suốt đời giữ được tiết tháo và lòng yêu nước: người đó là cụ Trần Văn Hương, hai lần làm đô trưởng Sàigòn, hai lần làm thủ tướng và Phó Tổng Thống, và cuối cùng là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa chỉ được 3 ngày. Cụ Hương mất đi không một lời cáo phó. Cụ mất, nhưng gương hi sinh và thái độ sống của người quân tử mà cụ nêu gương không bao giờ mất. Tuy là người đồng hương, vì nhà tôi ở chỉ cách nhà người chị ruột của cụ Trần Văn Hương chừng 300 mét, trên đường Văn Thánh (tức Văn Thánh miếu thờ Ðức Khổng Tử và cụ Phan Thanh Giản) tại Vĩnh Long. Là thế hệ sau, thuộc hàng con cháu, nên tôi không được quen biết với cụ. Tháng Hai năm 1975, tôi là thành viên của một phái đoàn vận động thành lập Viện Ðại học Long Hồ cho 3 tỉnh Vĩnh Long Kiến Phong và Vĩnh Bình, có đến tư thất của cụ ở đường Phan Thanh Giản Sàigòn, để yết kiến và xin cụ giúp đợ Tháng 3 năm 1975, cụ với tư cách là Phó Tổng Thống, có đến tại hội trường thuộc trường Sư Phạm (cao đẳng) Vĩnh Long, để chứng kiến lễ chấp nhận thành lập Viện Ðại Học Long Hồ, do Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh ký trước mặt cụ. Mặc dầu rất nhiều lần giữ những địa vị cao trong chính trường miền Nam, nhưng cụ Trần Văn Hương là một người có đời sống giản dị, mẫu mực, thanh liêm không bất cứ một ai có thể mua chuộc được. Khi thôi việc, cụ Hương sống cuộc đời chật vật nhưng vẫn giữ được tư cách.

Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1904 tại làng Long Châu, nay thuộc quận Châu Thành Vĩnh Long, trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự hy sinh của gia đình, cậu học sinh Trần Văn Hương được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư Phạm... Sau khi tốt nghiệp, ông giáo Trần Văn Hương được bổ về dạy tại trường Le Myrle de Vilers Mỹ Tho, cũng là ngôi trường cũ mà ông đãtheo học mấy năm trước. Thời gian từ năm 1943 - 1945, ông Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luân lý tại trường nầy. Sau đó ông Hương được đổi lên làm Ðốc học tỉnh Tây Ninh.

Năm 1945, Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền khắp 3 kỳ, nhóm Việt Minh mới của Trần Văn Giàu (chủ tịch Ủy ban hành chánh Nam bộ) cử cụ làm chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh Tây Ninh. Làm việc với Việt Minh được mấy tháng, thấy họ không thành thật, và theo con đường bá đạo, nên ông Hương từ chức. Tuy vậy cụ vẫn còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến. Khi thấy bộ mặt thật của Việt Minh là CS, tìm cách khủng bố, ám sát thủ tiêu những người yêu nước có tinh thần quốc gia, cụ bỏ về thành. Ban đầu cụ bán thuốc tây cho nhà thuốc của dược sĩ Trần Kim Quan (Pharmacy Kim Quan) ở góc đường Lê Lợi và chợ Bến Thành bây giờ).

Theo tài liệu của tình báo Mỹ, ông Hương có hai người con: Trần Văn Dinh và Trần Văn Doi (Giỏỉ). Hồi còn theo học trường "College de Can Thơ" kháng chiến nổi lên, Doi bỏ học theo kháng chiến. Khi phái đoàn Hồ Chí Minh qua Pháp cùng một lúc với hội nghị Fontainebleau trở về tới Vũng Tàu, ông Doi theo xuống tàu ra Bắc. Từ đó hai cha con không bao giờ gặp nhau nữa. Ông Huỳnh Văn Lang, cựu Tổng giám đốc Viện Hối Ðoái dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho biết "Ông Trần Văn Giỏi (không phải Dõi) ở tại Sàigòn, bên cạnh ông Hương như một người cố vấn."

Năm 1964, ông Hương làm Thủ tướng chính phủ, tình báo Mỹ có đem lại một hồ sơ cho biết cụ có người con theo CS. Cụ Hương thẳng thắn nhìn nhận và cho biết từ đó cho đến nay, cụ không còn liên lạc gì với người con đó hết. Khi cụ tham chính, thì nguòi con lớn là Trần Văn Doi ở kế cận đóng vai người cố vấn thân tín.

Tháng 7 - 1967, ông cùng với ông Mai Thọ Truyền, ra ứng cử chức Tổng Thống chỉ được 10% số phiếu, về hạng tư. Tháng 5 - 1986, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời làm Thủ Tướng, thay thế Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc. Trong nhiệm kỳ Tổng Thống 1971 - 75, ông Trần Văn Hương làm phó tổng thống, và khi ông Thiệu từ chức tổng thống giữa lúc tình thế đất nước lâm nguy,ông Hương được đôn lên làm tổng thống dùng theo hiếp pháp.

Các chi tiết về cuộc đời của cụ Trần Văn Hương trong những ngày tháng cuối cùng, được bà Phan Cẩm Anh cùng chồng là bác sĩ, người có dịp gần gũi với cụ Hương kể lại. Tôi được phép chỉ để trích một phần lớn trong bài ấy: "Hương trà năm cũ" trong bài viết để đồng bào, đồng hương có dịp biết thêm về nhiều chi tiết cảm động của một kẻ sĩ thế hệ cũ còn sốt lại. Kính xin anh chị Phan Cẩm Anh thể nhận nơi đây lòng biết ơn của tác giả. "... Nhiều năm trước, khi tôi học trung học, một buổi tối sau khi dùng cơm, chị tôi dẫn tôi đến phủ "cây tùng" để thăm Mai Hương, một người bạn cùng "khóa I Nữ quân nhân" của chị, bây giờ vừa lập gia đình với đại úy Phan Hữu Chương, cháu ruột cụ Trần Văn Hương. Ba chị em đứng trò chuyện dưới táng cây của phủ phó tổng thống. Thình lình, cụ Hương từ trong nhà bước ra, nhìn về phía chúng tôi, gật đầu, rồi đưa tay ra hiệu bảo Mai Hương theo cụ vào trong phủ. Khi trở ra, Mai Hương lè lưỡi nói với chị tôi:

- Ông cụ vừa mới la.

- La về chuyện gì vậy?

- Ông cụ nói: "Sao không mời bạn bè vào phòng khách nói chuyện đàng hoàng mà để bạn đứng dưới gốc cây. Ông cụ nói tiếp: "Tiếp bạn đến chơi như vậy là không trọng bạn chút nào hết."

Ðó lần đầu tiên tôi thấy cụ Hương, nhưng nghe thuật lại những lời cụ trách, lòng tôi tự nhiên nhen nhúm một cảm tình đầy quý trọng. Sau đó, tôi có dịp trở lại phủ phó tổng thống vài lần lúc Mai Hương sắp vào nhà bảo sanh. Vì lẽ phu quân Mai Hương bận công vụ, nên Mai Hương cho tài xế đến nhờ tôi và em gái tôi giúp đưa Mai Hương vô bịnh viện. Tất cả những lần đó, tôi chẳng có dịp nào giáp mặt cụ Hương.

Thời gian trôi qua, miền Nam sụp đổ, Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng. Ngay buổi sáng sớm ngày đầu mất nước, tại ngôi biệt thự cũ kỹ nằm khuất trong ngõ hẻm ngăn đường Phan Thanh Giản, thân nhân sống trong biệt thự này đã đau đớn đem đặt giữa nhà hai xác người cùng nhau tìm cái chết. Họ vừa chia nhau ống thuốc ngủ đêm qua. Ðó là đại úy Phan Hữu Chương và vợ là cựu trung úy Trần Mai Hương. Họ để lại vỏn vẹn vài lời trăng trối "xin nhờ lòng tha thứ của cụ Hương và gia đình vì không thể sống khi đất nước rơi vào tay kẻ thù." Ðôi vợ chồng trẻ gởi gắm lại ba đứa con trai còn thơ dại, nhờ ông bà nội (em rể cụ Hương) dưỡng nuôi. Cũng trong ngôi biệt thự bao phủ một bầu không khí ảm đạm và im lìm đó, nơi một căn phòng khác trên lầu, cụ Hương đóng cửa, im lặng, trầm mình trong nỗi đau khổ của một người đãtừng lãnh đạo đất nước, bây giờ đành tâm chứng kiến giờ phút suy vong, cảnh nhà tang chế. Nỗi đau khổ của cụ ở mức độ nào, chẳng ai trong nhà được cụ hé môi thổ lộ.

Nhưng ý định cùng chồng đi tìm cái chết của Mai Hương, không được toại nguyện bởi lẽ một người cháu đem Mai Hương đi cấp cứu. Sự sống của Mai Hương đãđược các bác sĩ giành giựt lại từ đường tơ kẻ tóc. Nhờ đó Mai Hương trở thành một chiếc cầu để tôi có cơ hội biết thêm chút ít về cụ Trần Văn Hương trong những ngày cuối cùng của cụ.

Nhiều lần Mai Hương dẫn tôi về lại ngôi biệt thự trên để thăm các con của Mai Hương, hiện đang sống nương nhờ vào ông bà nội. Tôi đãchứng kiến cảnh sống đạm bạc, nếu không muốn nói là thiếu thốn, túng quẩn của gia đình cụ Hương. Cụ Hương luôn luôn sống lặng lẽ một mình trong căn phòng nhỏ ở trên lầu.ăn phòng bày trí thật sơ sài, chẳng có món đồ nào được coi là sang trọng. Ngoài chiếc giường nệm cụ nằm, đồ vật còn lại là hai chiếc ghế bành, một cái tủ đựng quần áo đãcũ, một chiếc bàn con trên đó cụ để một tượng Phật Di Lạc. Căn phòng có một cửa ăn thông ra sân thượng. Hầu cận, săn sóc cụ là người em rể của cụ mà tôi gọi theo như Mai Hương là Dượng. Phía dưới lầu là các gian nhà trệt nhỏ, nằm dọc theo bức tường phía trong của khuôn viên biệt thự, có lẽ trước kia là nhà kho, bây giờ trở thành nơi tá túc qua ngày cho các thân nhân gồm các em và cháu của cụ, vì phải gặp cảnh khó khăn dưới quê, tìm về Sàigòn nương náu trong ngôi biệt thự cũ nát mà tổng thống Thiệu đã cấp từ thời trước.

Ngôi biệt thự nầy, trước khi cấp cho cụ Hương, tổng thống Thiệu đãchỉ thị phải sửa chửa, chỉnh trang lại đàng hoàng, nhưng cụ từ chối viện lẽ cụ già rồi, không làm việc gì ích nước lợi dân được nữa, nên không muốn làm hao tốn công qũy. Do đó, đến khi CS vào, ngôi biệt thự trên chẳng phải là mồi ngon cho cán bộ của họ tranh nhau giành giật chiếm đoạt như các ngôi biệt thự xinh xắn khác. Tường biệt thự nhiều nơi nứt nẻ, nền nhà nhiều chỗ vở bung lên, màu vôi trải qua nhiều năm tháng vàng ố không được trùng tu, sơn quét. Hình ảnh cụ lúc nầy như một con chim đại bàng sa cơ, gãy cánh mà vẫn cố giương đôi cánh mang thương tích của mình để bảo bọc chim non. Tôi được nghe kể lại cứ mỗi lần người nhà bưng cơm lên lầu cho cụ, phần cơm rất đạm bạc, lâu lâu mới có chút cá thịt, thân nhân muốn nhường cho cụ để bổ dưỡng, cụ hỏi xem mọi người trong nhà có được ăn như cụ vậy không. Mặc dầu người nhà thường trả lời "có" cho cụ an tâm, nhưng cụ vẫn hiểu sự thật của chữ "có" nên thường cụ để dành lại thức ăn ngon trên mâm, hầu đem xuống nhà cho con cháu.

Có những lần tôi theo Mai Hương đến thăm ông bà nội các con Mai Hương, lúc trở về, ra tới cánh cổng, tôi quay đầu nhìn lên sân thượng thấy cụ Hương, ngồi yên lặng trên đó. Mình cụ để trần, mái tóc bạc trắng, đôi mắt nhìn thẳng về phía trước không hề di động... Tôi thấy cụ Hương ngồi trên sân thượng như vậy nhiều lần, và những lần như vậy, trên đường đạp xe về nhà, hình ảnh già nua, im lặng và cô độc của cụ cứ lẩn quẩn mãi trong đầu óc tôi.

Một hôm, có lẽ cũng vào dịp gần Tết, Mai Hương đưa một củ sâm Ðài Loan và nói với tôi:

- Bà nội sắp nhỏ biểu chị đem củ sâm nầy đi bán. Ðó là củ sâm người ta tặng cho ông cụ từ lúc ông cụ sang Ðài Loan, còn cất giữ mãi đến bây giờ. Ông nói chắc không dùng đến nó, nên sai đem bán lấy tiền đong gạo cho sắp nhỏ.

Mai Hương mở gói giấy bọc củ sâm ra, củ sâm vỏn vẹn bằng hai phần ba bàn tay, nằm giữa mấy lớp giấy gói đãcũ. Nhìn qua, ai cũng biết củ sâm được gói kỹ lưỡng, và bị lãng quên trong một ngăn tủ nào đó lâu lắm rồi, nay mới được nhớ lại. Tôi nhìn củ sâm nghẹn ngào. Một nhà giáo thanh bạch, một người lãnh đạo quốc gia trong sạch như cụ, chỉ lấy đạo đức bản thân làm tài sản. Cụ đâu có nén vàng nào có thể đem bán lấy tiền đong gạo cho đàn cháu, hay giúp đỡ người thân đang tá túc trong nhà, những người đa ?37;t nhiều liên lụy vì các hoạt động chính trị của cụ.

Khoảng hơn một tuần sau, ông nội các cháu, tức em rể cụ Hương, ghé lại nhà Mai Hương và tôi (lúc này Mai Hương và tôi sống chung với nhau trong một căn nhà nhỏ ở quận Tân Bình) kể cho chúng tôi biết là ông vừa làm theo ý cụ Hương: đem mấy bộ đồ veste còn tốt của cụ ra chợ trời bán. Ðể an ủi người nhà bớt đau lòng, cụ Hương bình thản giải thích:

- Từ đây cũng đâu có dịp nào mặc nó nữa, đem bán đi chớ để làm chi!

Số tiền bán áo trên, chẳng ở trong túi được bao lâu, vì ngay sau đó bà Út đi chợ mua đồ ăn cho sắp nhỏ. Gia đình cụ Hương đa ?#7883;u chung số phận đau khổ và bi đát tột cùng từ tinh thần đến vật chất khi miền Nam rơi vào tay CS. Có một sự kiện làm tôi chảy nước mắt mỗi khi nhớ đến, lòng thêm kính mến và cảm phục cụ Hương: Trước khi chính quyền CS cho tổ chức cuộc bầu cử quốc hội (bịp) đầu tiên, cụ Hương được họ thông báo sẽ có một buổi lễ để chính phủ trả quyền công dân cho cu Sau đó, để có buổi lễ được quay phim tuyên truyền, khi một cán bộ thay mặt chính quyền, đọc "chính sách khoan hồng, rộng lượng" của nhà nước đối với những "thành phần" như cụ, cụ dõng dạc nói:

- Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân này. Dù gì tôi cũng là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân trước. Tôi sẽ là người sau cùng nhận cái quyền công dân này, sau khi binh sĩ và nhân viên của chúng tôi đã được nhận.

Ðại diện của chính quyền CS không ngờ sự thể xảy ra như vậy. Tức giận, họ ra lịnh cúp máy thu thanh, thu hình. Vài ngày sau cụ nhận được lịnh quản thúc tại gia 3 năm. Cụ Hương nói với người nhà:

- Bọn nó cũng chẳng cần phải quản thúc tao. Tao già và đau yếu như vầy, có khi nào bước chân ra khỏi nhà đâu mà cần phải quản thúc! Vào năm 80 tuổi, mỗi lần theo Mai Hương ghé vào thăm ông bà nội của các cháu, tôi ít thấy cụ Hương ra ngồi ở sân thượng như lúc trước. Tôi được biết sức khỏe của cụ sa sút nhiều. Một hôm, em rể cụ Hương bảo tôi:

- Ông cụ dạo nầy yếu quá. Ông lại dứt khoát không muốn vô nhà thương khám bịnh hay chữa trị gì cả. Chắc Cẩm Anh cũng biết tại sao rồi. Dượng muốn nhờ Cẩm Anh có quen ai là bác sĩ trước 1975, xin họ đến nhà khám bịnh giùm cho ông cụ. Nếu không thì Dượng chẳng yên tâm.

Nghe ông Dượng nói tôi mới nhớ, cách đó không lâu, cụ Hương bị mệt xỉu phải đưa vô nhà thương cấp cứu. Lúc tỉnh dậy, cụ nhứt định đòi người nhà phải đưa cụ về ngay. Cụ một mực từ chối, không chịu để điều trị trong bịnh viện đã thuộc về tay chính quyền CS.

Mặc dầu có quen biết vài bác sĩ, nhưng tôi nghĩ ngay đến nhà tôi, lúc ấy còn là một người bạn, vì trong hoàn cảnh không biết tương lai ra sao, nên chúng tôi chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Tôi nhận lời Dượng, hứa tìm một bác sĩ của "chế độ mình" để nhờ khám bịnh cho cụ. Khi nghe tôi trình bày, nhà tôi chẳng chút ngần ngại, vui vẻ nhận lời ngay. Lần đầu tiên nhà tôi đến, cụ bảo nhà tôi lại thật gần để cụ nhìn mặt vì mắt cụ đa ?7901;. Cụ Hương hỏi nhà tôi:

- Con đến đây thăm bịnh cho qua, con có sợ họ làm khó dễ con không?

Nhà tôi trả lời:

- Thưa cụ, cháu chỉ làm bổn phận và công việc của người thầy thuốc, cháu không ngại .

Cụ xúc động, ghé người gần lại, đưa tay ôm lấy đầu nhà tôi. Nhà tôi tiếp:

- Thưa cụ, cháu là bác sĩ trẻ mới ra trường, kinh nghiệm và kiến thức hãy còn ít, chữa bịnh cho cụ, nếu có điều gì không biết, cháu sẽ về đọc sách lại.

Cụ Hương vui vẻ, mỉm cười cảm ơn và nắm lấy tay nhà tôi như để trấn an.

Từ đó nhà tôi lui, tới với cụ thường xuyên để thăm bịnh cụ. Dường như việc trị bịnh đối với cụ chẳng có gì quan trọng, cụ không quan tâm lắm, mặc dầu cụ luôn luôn là một bịnh nhân gương mẫu, theo đúng những lời dặn của bác sĩ. Ðiều làm cho cụ vui và thoải mái hơn có lẽ là có người để cụ nói chuyện. Do đó, nhà tôi thường ngồi lại với cụ một hai giờ sau khi khám bịnh. Cụ nói thuốc men cụ dùng hàng ngày là do bà Trần Văn Văn và bạn bè ở Pháp gởi về tặng cụ. Những thứ thuốc nào không cần dùng, cụ đưa cho người em rể cụ đem ra chợ trời bán, lấy tiền chia đều cho gia đình con cháu đong gạo. Một hôm cụ kể cho nhà tôi nghe một câu chuyện rất cảm động như sau:

- Con biết không, chú có thằng em đến thăm (cụ xưng chú với nhà tôi, khi biết thân phụ nhà tôi lớn hơn cụ vài tuổi) nó đem đến một hộp sữa bò còn tặng chú 5 đồng (lúc mới đổi tiền, 500 đồng tiền cũ ăn 1 đồng tiền mới). Chú thương nó có tình, nhưng nghĩ nó phải đạp xích lô cực khổ để sinh sống, nên chú không nỡ lấy. Nhưng nếu chú không nhận thì "sợ nỏ buồn tội nghiệp", nên chú chỉ nhận có 5 đồng, còn hộp sữa thì bảo nó đem về cho gia đình (lúc ấy sữa rất khó mua). Người mà cụ kể là "thằng em" một cách thân mật chính là thuộc hạ cũ của cụ.

Cụ Hương còn tâm sự với nhà tôi những chuyện lúc cụ còn trẻ. Có một thời gian cụ cùng với một người con trai (Trần Văn Doi) theo hoạt động cho Việt Minh chống Pháp. Nhưng khi nhận ra bộ mặt thật của Việt Minh, cụ dứt khoát trở về lại trong Nam và mất liên lạc với người con trai từ lúc ấy. Người con trai nầy đã ở lại miền Bắc, và phục vụ trong quân đội CS. Sau khi Sàigòn bị chiếm, anh có về thăm cụ với vợ là một bác sĩ VC. Có lẽ sự lui tới của cặp vợ chồng nầy cũng nhằm mục đích theo dõi cụ.

Cụ Hương cũng có một người con khác đang sinh sống tại California. Anh có một đứa con bị bịnh Thalassemia, được đưa sang Mỹ chữa trị trước năm 1975. Ða ? lần anh muốn bảo lãnh cụ ra nước ngoài, nhưng cụ nói với nhà tôi:

- Trước kia đại sứ Martin năn nỉ, yêu cầu chú đi, chú đãtừ chối. Bây giờ đời nào chú lại xin chính quyền CS để được đi.

Những lần đi thăm bịnh sau của nhà tôi, cụ tâm sự nhiều hơn về những vụ buồn trong cuộc đời tham chính của cụ. Cụ luôn nhắc đến tên của những người mà cụ đặc biệt quý mến như bác sĩ Bạch Ðình Minh. Cụ ngậm ngùi kể:

- Bác sĩ Minh là một người mà chú rất quý trọng. Hồi trước chú thấy bác sĩ Minh đi khám bịnh mà không có đồng hồ đeo tay. Chú mua tặng cho bác sĩ Minh một cái, nhưng đeo được vài tuần, bác sĩ Minh đem trả lại chú. Chú thấy bác sĩ Minh phục vụ trong quân đội hết lòng tận tụy và giàu tinh thần trách nhiệm, chú đề nghị lên tổng thống Thiệu tưởng thưởng "Bảo quốc huân chương" cho bác sĩ Minh. Bác sĩ Minh từ chối không nhận viện lẽ ông đang làm việc ở chỗ an toàn, xin dành huy chương ấy cho những người xả thân chiến đấu, hy sinh xương máu cho đất nước. Một lần khác cụ hỏi nhà tôi:

- Con có biết bác sĩ Trần Lữ Y không?

Nhà tôi thưa:

- Bác sĩ Trần Lữ Y dạy con môn Nội Khoa ở trường Y khoa.

Cụ Hương tâm sự:

- Hồi trước bác sĩ Hoa Kỳ sang đây khám bịnh cho chú, họ đề nghị đưa chú sang Hoa Kỳ chữa bịnh. Thằng Trần Lữ Y đi theo chú, xin lỗi con, chú gọi bác sĩ Trần Lữ Y bằng "thằng", vì chú thương nó như con chú vậy. Khi máy bay ghé Manille, suốt mấy hôm chú ăn không nổi đồ ăn của họ, nên bác sĩ Trần Lữ Y phải ra phố kiếm thức ăn mua về cho chú. Gần đây chú nghe có người nói bác sĩ Trần Lữ Y qua đời bên Pháp vì bịnh ung thư, có đúng như vậy không?

Nói tới đây, cụ im lặng hồi lâu như nén sự xúc động. Mấy tuần sau, nhà tôi được tin bác sĩ Trần Lữ Y vẫn còn khỏe mạnh ở bên Pháp và có phòng mạch tư, gần với phòng mạch của bác sĩ Phạm Tu Chính. Nhà tôi vội vàng ghé lại thăm và nói cho cụ Hương biết tin thật về bác sĩ Trần Lữ Ỵ Nghe xong, cụ Hương nắm lấy tay nhà tôi mà chẳng nói gì. Hai giòng nước mắt từ từ lăn trên má cụ.

Mặc dầu sức khỏe cụ Hương lúc đó đa ?sút nhiều, đi đứng khó khăn, dầu chỉ vài bước cũng cần cây gậy. Bên cạnh giường ngủ có gắn một cái chuông điện, trên bàn luôn có một cái chuông nhỏ để khi cần người nhà, cụ lắc bằng tay. Nhà tôi thán phục cụ có trí nhớ đặc biệt. Cụ có thể nhớ nguyên văn câu nói của từng người, ngày tháng, giờ giấc của sự kiện đãxảy ra. Cụ không quên từng chi tiết nhỏ. Có lần cụ chia xẻ với nhà tôi rằng:

- Chú nghĩ người làm chính trị phải có giáo dục và đạo đức. Khi tham chính tất nhiên chú chấp nhận có phe đối lập, nhưng dầu khác lập trường, chú vẫn luôn luôn tôn trọng họ. Có một dân biểu trẻ tên là (xin giấu tên), trong một buổi họp quốc hội, đã đứng lên đập bàn, chỉ vào mặt chú nói những lời vô lễ (xin không ghi lại câu vô lễ nầy)... Vì dân biểu nầy đáng con chú. Chú buồn và tiếc cho người làm dân biểu mà không biết đến chữ "lễ", không tỏ ra có tư cách của người học thức, chớ không buồn về lập trường đối lập của họ.

Một hôm đến thăm cụ, nhà tôi thố lộ với cụ rằng "sớm muộn gì con cũng phải ra đi". Chuyện ra đi không biết khi nào mới thành công, nhưng không bao giờ con bỏ ý định đó. Chẳng phải vì miếng cơm manh áo, hay sự cực khổ mà phải bỏ quê hương. Nhưng vì cuộc sống lúc nào cũng thấy bị đe dọa, thiếu an toàn, ngủ một đêm thức dậy có thể bị bắt vì bất cứ một lý do viển vông nào. Nghe nhà tôi nói, cụ Hương trầm ngâm một hồi lâu mà không nói gì. Mãi một lúc sau, cụ thở dài chép miệng:

- Có lẽ chú làm không đúng khi ra lịnh ngăn người ta ra khỏi nước trong những ngày hỗn loạn.

Lúc nhà tôi từ giãcụ ra về, cụ ôm hôn nhà tôi và nói:

- Chú gặp con muộn quá!

Vào tháng 4 - 1981, tôi đạp xe đưa nhà tôi đi vượt biên lần thứ 13. Trước khi đi, nhà tôi có đến thăm cụ lần cuối. Biết cụ rất buồn, nhưng cụ giấu kín tình cảm để người đi bớt vướng víu. Một tháng sau đó, tôi cũng rời Việt Nam đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình do anh chị tôi bảo lãnh. Một ngày trước khi đi, tôi đạp xe trở lại đường Phan Thanh Giản, đứng một mình bên chiếc cổng sắt. Giữa một niềm vui khi sắp sửa thoát khỏi cảnh đời vô vọng, tăm tối, và một nỗi buồn khi biết rằng mình sẽ mất bao nhiêu gắn bó thân thuộc khi lìa khỏi nơi đây. Cụ Hương vẫn là hình ảnh làm cho lòng tôi se thắt, là một cánh sen nổi trên dòng nước đang giao động của tâm hồn tôi.

Dưới đây là hai mẩu chuyện được nhắc lại như một giai thoại. Hồi tháng 4 năm 1954, khi có sự vụ lịnh của thủ tướng Ngô Ðình Diệm bổ nhiệm cụ Hương làm đô trưởng Sàigòn - Chợlớn, thì cụ đi làm việc hàng ngày bằng chiếc xe đạp Alcyon. Khi vô tòa đô chính nhận việc, người lính gác cổng chận lại và không cho cụ vô. Cụ phải nói thật "Tôi là Ðô Trưởng" họ cũng không tin. Cụ phải trình sự vụ lịnh mới được bổ nhiệm, người lính mới hoảng hồn, định chắp tay lạy cụ, nhưng cụ từ tốn, an ủi mấy câu, rồi dẫn xe đạp vô làm việc. Khi cụ ra Vũng Tàu nghỉ dưỡng bịnh (1964), hàng tháng chính phủ trả phủ cấp thêm 10.000 đồng, nhưng cụ từ chối, gởi trả lại công quỹ, vì cụ nói "không có chuyện gì cần phải xài."

Nhắc lại về thái độ của cụ Trần Văn Hương trong những ngày đen tối của đất nước chúng tôi thấy có hai sự kiện đáng ghi nhớ:

Cuốn hồi ký "Saigon et moi" của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Mérillon kể lại: "Mãi tới tối 18 - 4 - 1975, đại sứ Hoa Kỳ Martin mới cho ông (Mérillon) hay rằng Hoa Kỳ sẽ buông VN." Ðại sứ Martin nói:

- Từ giờ phút này nước Pháp sẽ đảm nhận vai trò tái lập hòa bình cho VN.

Mérillon chuyển lời nói nầy cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông Hương nói:

- Ông Ðại sứ à! Tui đâu có ngán Việt Cộng. Nó muốn đánh, tui đánh tới cùng. Tui không muốn lưu vong xứ người. Nếu trời hại nước tui, tui xin thề ở lại và mất theo nước này.

Ðến ngày mất nước, đại sứ Martin còn đến gặp cụ Hương và nói:

- Ngài đi với tôi sang Mỵ Chánh phủ Mỹ sẽ nuôi dưỡng Ngài suốt đời, tôi nhân danh chánh phủ Hoa Kỳ đến mời Tổng Thống ra khỏi nước với bất cứ phương tiện nào mà ngài muốn. Chánh phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị tổng thống cho tới ngày Tổng Thống mãn phần.

Cụ Trần Văn Hương mỉm cười, trả lời (tiếng Pháp):

- Thưa ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Ða ?73;ến nỗi như vậy, Mỹ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Ðại Sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Ðại sứ. Nhưng tôi đãsuy nghĩ kỹ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng CS vào được Saigon, thì bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại chia xẻ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Ðại Sứ đãđến thăm tôi.

Tới đây, tôi lại nhớ đến liêm sỉ và tiết tháo của một người lãnh đạo Cam Bốt, một nước láng giềng mà dân ta thường hay có thái độ coi thường. Ðó là ông hoàng Sirik Matak, Phó Thủ Tướng Cam Bốt. Cũng tháng 4 định mệnh ấy (1975) khi quân Khmer đỏ sắp tràn ngập Phnom Penh, Ðại Sứ Mỹ tại đây là John Gunther Dean đến mời hoàng thân Sirik Matak lưu vong qua Mỹ. ông Sirik Matak từ chối và trả lời bằng thư sau:

"Thưa Ngài và bạn thân (Excellence et Cher Ami)

Tôi rất thành thật cám ơn Ngài về cái thơ và đề nghị giúp đỡ của Ngài đưa chúng tôi đến nơi tự do, nhưng tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế.

Về phần Ngài và quốc gia to lớn của Ngài, tôi không bao giờ ngờ rằng Ngài sẽ bỏ rơi một dân tộc đãchọn tự dọ. Quý Ngài đa ?7915; chối bảo vệ chúng tôi, chúng tôi không làm sao được. Ngài ra đi và tôi chúc cho Ngài và quốc gia của Ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời của quý ngài.

Nếu tôi chết ở đây trong nước tôi mà tôi yêu, thì thôi mặc, bởi vì tất cả chúng ta đa ?73;ược sanh ra để rồi một ngày nào đó thì chết. Tôi chỉ có làm một lỗi lầm là đa ? nơi Ngài và tin nơi những người Hoa Kỳ

Xin Ngài và bạn thân, nhận nơi đây những cảm tình trung thực và thân ái của tôi.
Sirik Matak,

Theo lời người dịch, thư này sau mấy năm, có lần được đọc trong một phiên họp Quốc hội Hoa Kỳ, và được lưu giữ trong văn khố Quốc Hộị (Trích bài biết của BS Nguyễn Lưu Viên, tập san Y Tế số III, tháng 3 năm 1998).
Hứa Hoành

21 thg 4, 2011

THÁNG TƯ ĐEN - ĐỌC THƠ TRẠCH GẦM



THÁNG TƯ ĐEN - ĐỌC THƠ TRẠCH GẦM
ĐINH LÂM THANH

Tôi yêu Trạch Gầm cả Thơ lẫn con Người. Những gì anh viết, chính là niềm đau của một người lính phải tức tưởi buông súng đầu hàng, chính là uất hận của một kẻ phải bỏ nước ra đi sau những năm tháng tù đày và cũng chính là nỗi xót xa đối với đồng đội đã một thời gắn bó với anh. Tôi yêu con người, vì anh thật xứng đáng một cấp chỉ huy, tuy sống dưới chế độ tự do nhưng không bao giờ anh quên những người bạn sống chết với nhau đã nằm xuống hay còn kẹt lại ở quê nhà. Đời binh nghiệp của anh thật khiêm nhượng với vài ba ‘mai vàng’ dừng lại trên vai, nhưng trong lồng ngực của anh, mãi mãi là một trái tim vĩ đại mà anh đã trân trọng dành cho đồng đội đã hy sinh cho màu cờ tổ quốc và những phế nhân còn sống sót dưới chế độ cộng sản.
Anh xứng đáng ngửng mặt lên khi nhìn lại những cấp chỉ huy lớn, những ‘vì sao’ đã rụng xuống ‘boong’ tàu của hạm đội Mỹ trước giờ mất nước ! Rồi 34 năm nay họ đã làm được gì cho đồng đội, thương binh, cô nhi quả phụ cũng như cho quê hương và dân tộc ? Và cứ mỗi năm, vẫn áo mũ chỉnh tề nhắc lại chiến công một thời vang bóng. Nhưng có mấy vị nhớ đến thuộc cấp của mình là những người đã hy sinh xương máu để đem lại những huy chương hiển hách trước ngực cũng như những ngôi sao lấp lánh trên cổ áo !

Nhắc đến Trạch Gầm là nói đến con người của tình cảm, luôn nặng tình với quê hương, ray rứt cho cuộc chiến và ấm ức vì đầu hàng…tất cả những trăn trở đó đều chất chứa trong thơ của anh. Đọc thơ Trạch Gầm độc giả nhận ra ngay trong con người anh là một khối tình gắn bó thiết tha với đồng đội, là ân sâu nghĩa nặng đối với bạn bè, là những người đã nằm xuống hay bị lãng quên dưới chế độ cộng sản.

Cách đây hai năm, tôi gặp Trạch Gầm trong một ngày nắng ấm tại quán café Tip-Top trên đường Westminster, Sàigòn nhỏ, Cali. Anh đọc cho nghe bài thơ ‘Lời Trước Nghĩa Trang’. Chưa dứt bốn câu đầu, anh đã bật khóc và làm tôi phải khóc theo trước ngạc nhiên của số thân hữu bạn bè. Thật khó tưởng tượng nổi, hai người đàn ông 65 và 71 tuổi đã khóc như một đứa trẻ khi nhắc đến những người bạn đã nằm xuống. Rồi hình ảnh Trạch Gầm với những giọt nước mắt bên tách càfé vẫn ngày đêm ám ảnh và gây xúc động mỗi khi tôi cầm cuốn Vụn Vặt trong tay.

Những lời thơ viết về tình đồng đội của anh đã kéo ký ức tôi trở lại quảng đời dĩ vãng mà trong thời Mậu Thân 1968, tôi đã sống trọn vẹn với những người lính thuộc trung đội tác chiến tại vùng rừng núi Quảng Đức. Những người bạn nầy đã ra đi nhưng họ vẫn sống mãi bên tôi và phù hộ cho tôi còn sót đến ngày hôm nay. Tôi xin mượn mấy câu thơ của Trạch Gầm để tưởng niệm những người lính đã nằm xuống :

Tao sống đến ngày cuối cùng cuộc chiến
Được cái hơn mầy nhìn thấy đau thương
Đành làm người ngu đổ thừa vận nước
Uổng cả tháng ngày gối đá nằm sương
(Lời trước nghĩa trang)
Cũng từ bài thơ nầy Trạch Gầm gởi đến với những người đã nằm xuống chân dung của anh trong những ngày tháng vô vị nơi quê người

Mầy đã hơn tao vì mầy đã chết
Hưởng chút lễ nghi hưởng chút ân cần
Có được người thân cho lời nuối tiếc
Còn tao bây giờ sống cũng như không
(Lời trước nghĩa trang)

Kỷ niệm để đời với Trạch Gầm là tuyển tập Vụn Vặt, cuốn thơ vừa lấy từ nhà in chưa ráo mực, anh đã biếu tôi và từ ngày đó đến nay tôi vẫn chưa đọc xong. Mỗi lần cầm cuốn thơ lên vừa nghiền ngẫm vài giòng thì tôi bị cuốn vào tâm trạng của tác giả…đau buồn cho vận nước, xót xa vì cuộc chiến và tiếc thương những người bất hạnh, rồi nước mắt tôi cũng xóa mờ những giòng chữ. Đa số thi nhân thường mượn các đề tài tình yêu nam nữ để tìm nguồn cảm hứng sáng tác nhưng trên 100 bài thơ trong tuyển tập Vụn Vặt, Trạch Gầm đã dành gần như đa số bài để nói về những gắn bó về tình huynh đệ, tình cảm của người trai thời chiến và để tưởng niệm đến đồng đội đã ra đi…

Những ai đã sống chết với đồng đội, đã cùng băng rừng lội suối, ngày đêm truy lùng địch thì mới cảm thông được tình thương gắn bó với nhau. Cuộc đời người lính chiến không có gì quý hơn ngoài chiếc ba lô độc nhất trên người, tấm ‘pông-sô’ thay mái ấm gia đình và việc kết nghĩa anh em đồng đội như tình thân ruột thịt. Họ là những người trai thời chinh chiến, hiến dâng cuộc đời cho tổ quốc non sông, thương tật, sống chết không biết sẽ đến bất chợt bao giờ. Đối với họ trên đầu là tổ quốc, trước mặt là kẻ thù, hai bên là đồng đội và sau lưng là chiếc ‘băng-ca’ hay cổ quan tài đang chờ sẵn ! Hãy nghe Trạch Gầm viết về số mệnh :

Một thoáng theo mây rơi dài nước mắt
Khóc nỗi bạn bè…lưu lạc bốn phương
Thằng mất thằng còn - Nổi trôi vận nước
Giọt ngán giọt dài ướt đẫm quê hương
(Vụn Vặt)
Những ai đã qua đoạn đường gian khổ với những lúc hành quân, lội sông, bằng rừng, vượt núi trong rét mướt, trong đói khát, trong gian khổ, ngày đuổi giặc, chiếm mục tiêu, đêm ngủ ngồi ngay tại hố cá nhân để chờ địch thì mới thấm thía được những cảnh

‘Bi-đông’ nước bùn chia sẻ
Gói mì nhai vội chuyền tay
Chuyển nhau điếu thuốc cháy dở
Sống chết biết giờ nào hay
(Cho nhau, Thơ DinhLamThanh)

Để rồi từ đó những người con yêu quý khắp mọi nẻo đường đất nước đã trở thành anh em ruột thịt một nhà. ‘Pông-sô’cùng ngủ, cơm chung nón sắt, nước một bi-đông, miếng khô chia đôi thì việc đùm bọc sống chết với nhau vẫn là một cái gì thiêng liêng của những người khoác chiếc áo trận.

Em còn chia xẻ cùng anh
Nỗi xót xa tự ngọn ngành đau thương
Vẫy tay giã biệt chiến trường
Một ngày cũng đủ cô đơn suốt đời
(Hỏi)

Đối với bạn bè còn sống, Trach Gầm đã giải bày tâm sự về những năm tháng nơi đất khách quê người :

Mầy hỏi tao bây giờ sống ra sao
Cơm áo tha phương có phải nghẹn ngào
Gần mười năm tù còn in trong trí
Hay…cháy rồi giữa đất rộng trời cao

… Tao gởi về mầy một trang giấy trắng
Thật lao đao mầy cứ tự vẽ vời
Nơi tha phương trăm hội đoàn yêu nước
Tao ngu ngơ…không biết khóc hay cười
(Trả lời)

Rồi những đêm mưa vùng Cali, anh trăn trở như hổ nhớ rừng :

Mầy nhìn mưa mầy nhớ gì không hở ?
Tao nhìn mưa tao cứ mãi nhớ rừng
Rừng của quê hương những ngày khói lửa
Tao, bao năm dài cặm cụi hành quân

Mầy nhìn mưa…mầy nhớ gì không nhỉ
Tao nhìn mưa…Tao nhớ quá bạn bè.
(Từ cơn mưa dài)
Và cái ‘đau’ của anh vẫn vây quanh cuộc sống :

Tao bây giờ không tiềm mua rượu uống
Mà vẫn say…say ngút với nỗi buồn
Nhìn thiên hạ tranh nhau quyền yêu nước
Mấy chục năm ròng - Nước vẫn tang thương !
(Nói với bạn bè)

Mầy có tin không quê hương đã mất
Giữa lúc bọn tao nguyên vẹn hình hài
Đâu thuở quân trường đâu thời huấn nhục
Để nhận lấy ngày khốn nạn hôm nay

Một lũ đàn anh tan hàng cuốn gói
Bỏ mặc bọn tao đứng khóc dưới cờ
Món nợ tang bồng bao giờ trả nổi
Mất cả sơn hà cứ tưởng như mơ

Giờ chẳng dám nhìn ngay vào mắt Mẹ
Cũng chẳng đủ lời tâm sự cùng Cha
Đành đến thăm mày những thằng đã chết
Ngày…quê hương còn lắm nỗi thiết tha
(Lời trước nghĩa trang)

Ít thấy anh đề cập đến tình yêu đôi lứa cũng như những mộng mơ tuổi trẻ, mà nếu có, anh cũng mượn những mối tình vụn vặt để nói về thân phận đau thương đất nước cũng như những mất mát thời chiến tranh :

Anh có mẹ gì đâu mà để tặng
Một món quà sinh nhật cho em
Gặp gỡ thôi…dăm ba lần thất hẹn
Còn nhớ ngày anh còn tỉnh…chưa điên

Là thằng lính cứ rày đây mai đó
Có nhớ thương, cũng đỏ mắt phố phường
Chiếc võng tòn teng ôm đời chinh chiến
Có em vật vờ đở bớt cô đơn
(Quà sinh nhật cho người yêu)

Viết về Trạch Gầm mà không nhắc đến những chữ Đ.M. trong thơ của anh thì thật thiếu sót. Một vài người cho rằng nghe không được êm tai qua hai bài thơ :

Đọc thơ mầy…
Đ. M, tao buồn muốn khóc
Tao chẳng còn là tao, tao chẳng nên người
Mấy chục năm rồi tao lạc lỏng chơi vơi
Dù trước đó
Tao có triệu anh em chung màu áo trận
Tàn cuộc chiến…
Hình hài tao nguyên vẹn
Mười năm tù xem tựa giấc chiêm bao
Tao còn tay còn chân. Còn nỗi tự hào
Chỉ tội cái…mang ước mơ lần lựa
Cứ chờ đọi Ai cho tao nhúm lửa
Nơi tha phương tao hốt toàn tro tàn
Tro bụi từ quá khứ vinh quang
Đến nỗi đầu óc tao ung què, tao chẳng hề hay biết

Đọc thơ mầy
Đ. M. tao buồn muốn chết
Nơi quê hương mầy hào khí ngút trời
Nơi tha phương…

Tao cũng có lắm người
Yêu nước thật thà, thật thà yêu nước
Rắn không đầu, mạnh thằng nào nấy thét
Ngày cứ tàn, đất nước cứ tan thương
Hai chữ tự do sấp ngữa đoạn trường…
Tao ôm chặt lội qua ngày khốn đốn
Mầy cần súng mà tao không có súng
Nỗi nghẹn ngao nầy mới chết mẹ tao
Cám ơn mầy
…Ừ thì cũng dù sao
Nhờ mầy thét Trăm hồn sông núi thức
(Đến cùng Nguyễn Cung Thương)

Những ai đã sống đời quân ngũ, sống chết với đồng đội thì mới cảm nhận hai chữ Đ.M thoát ra từ miệng của người lính. Đối với người Miền Nam, hai chữ nầy không có nghĩa là một câu chưởi thô tục mà trong thân tình giữa bạn bè thường được xử dụng một cách thân thương. Tôi còn nhớ rõ câu nói của một đệ tử cũng như người bạn, người em theo sát tôi trong các cuộc hành quân. Một đêm trong rừng Quãng Đức, anh vén tấm ‘pông-sô’ chui vào hỏi tôi :
- Đ.M. ông thầy húp canh không ?”
Tôi hỏi lại :
- Đ.M. canh gì đó mầy ?”
- Thì Đ.M ! Canh nước mưa với bột ngọt chớ có gì nữa !”
‘Ca’ (ly bằng nhôm của lính) canh nóng thật ngon, chỉ có nước mưa pha với bột ngọt nhưng tôi thấy ấm bụng và cái mặn mà đang chạy vào tim phổi ruột gan, không biết vì bột ngọt hay chữ Đ.M. thân thương nằm trong chén canh của người lính !

Nhưng một trường hợp khác, Trạch Gầm lại xữ dụng hai chữ Đ.M, để chưởi cha bọn cộng
sản. Tôi biết anh không còn ngôn ngữ nào để diễn tả nỗi uất hận trong lòng, dù hai chữ Đ.M. nầy thật đúng nghĩa và hợp thời nhưng vẫn chưa lột hết ý nghĩa để chưởi bọn bán nước cướp của, hại dân hại nước, đem giang sơn bán cho Tàu cộng ! :

Đ.. má, cho tao chưởi mầy một tiếng
Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao

Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng
Cầm súng làm gì… chẵng lẽ hiếp dân
Tao không tin lính lại hèn đến thế
Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm

Mầy vỗ ngực. Anh hùng đầy trước ngỏ
Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin
Môi liền răng à thì ra vậy đó
Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh

Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước
Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu
Thân phận mầy cũng là Lê là Nguyễn
Hà cớ gì.... mầy hèn đến thế sao

Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến
Mầy chết rồi, tao nghĩ chẵng đất chôn
Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi
Cứ đà nầy... chết tiệt còn sướng hơn

Đàn gãy tai trâu.... xem chừng vô ích
Giờ mầy nghe tao chưởi còn hơn không.
(Cho tao chưởi mầy một tiếng)

Tôi tin rằng những độc giả nào đã đọc thơ Trạch Gầm cũng sẽ Yêu Trạch Gầm như tôi vậy.

Paris, Tháng Tư Đen 2009

20 thg 4, 2011

BÀI THƠ CỦA ĐÊM



BÀI THƠ CỦA ĐÊM
Nguyễn Trầm Nguyễn

NB: Năm 1975 Nguyễn Trấm Nguyễn mới 14 tuổi
khi ba là một Đại Tá trong quân lực VNCH bị bắt đi cải tạo.

Sau 5 năm mòn mỏi chờ cha về trong vô vộng,
cô đã viết bài thơ này khi cô vừa 19 tuổi.

Ba ơi,

Con viết cho Ba bài thơ của Đêm
Vắng bóng trăng hiền soi hàng hiên lặng
Bên cạnh con, sách triết Marx-Lénine
Nhưng trước mặt, sau lưng là tối tăm vây hãm

Bữa cơm chiều ăn sắn khoai no tạm

Ba ơi,

Nước mắt không rơi, con chỉ khóc trong lòng
Thương Mẹ già nua, bán buôn lao nhọc
Mưa trút, nắng thiêu…ngồi chắt góp từng đồng .
Con trưởng thành bằng nhọc nhằn của Mẹ
Để đến trường ca ngợi “Bác kính yêu”
Mẹ vẫn già đi, vẫn cực khổ sớm chiều
Nuôi con lớn, để kéo cày
đền đáp “ơn dưỡng nuôi của Đảng”

Ba ạ ,
Thu đã sang
đêm nay mưa rơi lạnh
Tội em con, áo mỏng ngủ không giường
Nhưng thương cho em nỗi buồn vẫn nhỏ
Nghĩ đến Quê hương uất nghẹn đến vạn lần
Biết có bao giờ tìm lại được mùa Xuân, hở Ba
Cho dân tộc đã trăm cay nghìn đắng ?

Có những lúc con nghe lòng chết lặng
Nhìn bên đường nằm la liệt những người
Nhìn trên đường ,vẫn ngựa xe xuôi ngược
Thảm cảnh hôm nay bày ra giữa phố phường …
Những mẹ già ngồi im như thạch tượng
Nhìn người dạo qua, nhìn tháng ngày qua
Những bé thơ chưa một ngày vui sướng
Hạnh phúc bỏ quên em, chỉ đến với Uy quyền
Họ có quyền, Ba ạ ,kể cả quyền chém giết
Không bằng súng gươm, nhưng với …Búa và Liềm!

Chân Lý
Nằm trong tay kẻ có chức ,có tiền Và Chân Lý
“Cụ thể”, “Tương đối”, “Khách quan”

…nên trăm chiều thay đổi
Tương lai ,hở Ba?
Con xin Ba đừng hỏi
Sống hôm nay, làm sao con có thể trả lời
Những đôi tay, dù đen sạm rã rời
Vẫn chưa đủ tô thắm màu cờ đỏ
Và vẫn trắng, nỗi xót xa nghèo khổ
Nhà nước thương dân ,ngưng bán gạo rồi, Ba!
Nhà nước thương dân,bắt lính, xét nhà
Trăm lo lắng, ngàn ưu tư chồng chất
Con đã viết, trải lòng con rất thật
Dù để rồi chỉ dấu kín riêng con
Năm năm qua..đã chai sạn tâm hồn
Nước mắt không rơi,

Ba ơi,

con không còn biết khóc!

Mưa bay nghiêng vào đậu trên sách học
Nhưng không làm ướt được triết Mác-Lê
Đêm đang qua nhưng ánh sáng không về
Con sống tựa kẻ mù, và câm, và điếc
Giải băng đỏ ngày một thêm vòng xiết
…Nhưng không bao giờ trói được óc tim con!
Nhưng không bao giờ diệt được sức sống còn
Con đã sống, Ba ạ
Và sẽ sống, vươn lên từ nỗi chết!
Năm năm rồi, Ba xa xôi biền biệt
Con đợi mong ngày Ba được trở về
Nếu đổi đời sống con để Ba được “tha” về
Con xin nhận, không đắn đo ngần ngại
Những ngày tháng qua, mỗi khi nhìn lại
Con xót xa nhưng cũng rất tự hào
Con buồn nhiều nhưng hãnh diện biết bao
Con gái Ba đã cứng cỏi hơn ngày xưa nhiều lắm
Và Dân tộc, vui đi Ba ! Vẫn sống !
Vẫn lớn như rừng chân đạp chông gai
Đan chặt tay nhau vững bước đường dài
Chung bước chân, xẻ chia từng lao nhọc
Viết cho Ba, đêm nay con trọn thức
Bài thơ của Đêm ,mưa lạnh ngoài trời
Quanh đây bao người cầu mong chút ấm vui
Ba!

Ba ạ,
Con thế này, đã là vô cùng hạnh phúc
Vâng, thưa Ba
Giờ đây con đang hạnh phúc
Vì cùng Ba con nói thật được lòng mình
Không phải kết thúc

và mở đầu bằng xưng tụng Đảng quang vinh
Như công thức con thuộc lòng năm năm nay ở lớp
“Họ” dạy chúng con phải biết ơn người đi trước
Là “Bác Hồ,đưa ta tới trời xa”
Là Đảng Mác-Lê rất “yêu nước thương nhà”
“đã trả cho ta trời cao, áo cơm, linh hồn và đất rộng”
Tuổi thơ Việt Nam phải gặp trong giấc mộng
Bác Hồ cười, râu tóc Bác bạc phơ
(Các em con sắn khoai không no bụng
Ngủ không an, biết có mơ thấy được Bác Hồ ?)

Con dừng nơi đây, bài thơ của Đêm
Mưa vẫn rơi ngoài, lạnh qua song lặng
Con ép vào đây,trang sách Marx-Lenine
Giọt nước mắt đen
Sau đêm thức trắng
Giọt nước mắt đen rơi từ tim thầm lặng
Con khóc thương Đêm, ôi Đêm đẩy xe tang…
Không rõ rồi mai trời sẽ mưa hay nắng
Chỉ biết hôm nay, Ba ơi, bóng tối ngập tràn
Chỉ biết hôm nay, Ba ơi,

Dân tộc mình khát khao ánh sáng…

Nguyễn Trầm Nguyễn

19 thg 4, 2011

Chuyến Đi Thăm Việt Nam



Chuyến Đi Thăm Việt Nam Khiến Lại Phải Ghét Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Ông Dennis Prager
Nhìn thấy Miền Bắc Cộng Sản khiến phải nổi giận trước những cái chết vô nghĩa và những lời dối trá lịch sử.

"Thật khó mà kềm nổi các xúc động của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận lũ Cộng Sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Điều không may là lũ Cộng Sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì? Tôi muốn hỏi một trong những tên lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”

Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật là thê lương.

Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối Thiên Tả không Cộng Sản trên Thế Giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức là Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.

Sau đây mới là sự thật:

Tất cả những tên độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những tên côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” muôn năm khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu dốt đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”

Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?

Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Ho Chi Minh ở Bắc Việt Nam?

Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai tri họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.

Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.

Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.

Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu— người Việt. Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản".

Dennis Prager/ PBD dịch

16 thg 4, 2011

Nụ Cười Người Tử Tội



Nụ Cười Người Tử Tội

Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng 06/1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hoà. Vậy mà đã mười năm.
Mười năm xuôi ngược bên trời …
Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
Mười năm hoa lá ưu sầu
Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi
Mười năm vật đổi, sao dời
Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.
Mười năm cánh vạc bay qua
Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường
Mười năm lệ xối xả tuôn
Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu ?
Mười năm một mảnh trăng lu
Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
Mười năm ai hát biệt ly
Để cho núi cắt, biển chia lối về.

Tôi biết dù 10 năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ – người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư vô.
Vào khoảng tuần lễ cuối tháng 03/1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính uỷ với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích : « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm » lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính uỷ cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.
Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới.
Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính uỷ múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính uỷ nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé :
- Thế này nhé : Trong thời gian gần 20 tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem « ti-di », sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp. Là nguỵ quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.
Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính uỷ đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.
Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính uỷ đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc :
- Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.
Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi :
- Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết ?
Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi :
- Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng …
Tên chính uỷ khuyến khích :
- Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.
Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói :
- Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.
Tên chính uỷ cười hể hả :
- Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.
Người tù lại gãi gãi đầu :
- Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.
Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính uỷ tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm : « Thật chẳng ra làm sao cả ». Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ :
- Thế nào ? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao ? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.
Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên :
- Tôi xin có ý kiến.
Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính uỷ thở phào như người vừa trút xong gánh nặng :
- Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.
Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính uỷ, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính uỷ :
- Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế, cấp bậc : Trung Uý, chức vụ : giảng viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.
Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ nhìn anh ta gật gù :
- Anh có ý kiến gì cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.
Nói xong, y quay về đám đông :
- Thế mới dân chủ chứ, phải không nào ?
Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.
Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc :
- Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị …
Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ gật gù với ý nghĩ trong đầu : « Có thế chứ ! ».
Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên :
- Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần 20 tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ …
Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính uỷ bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy :
- Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam …
Tên chính uỷ há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.
Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên :
- Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.
Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính uỷ :
- Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ : Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.
Tên chính uỷ xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.
Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm.
Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta :
- Anh nói làm chi những điều như vậy.
Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời :
- Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Tên chính uỷ ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải 2 giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.
Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.
Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên :
- Thằng Trụ ra kìa.
Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.
Tên chính uỷ quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.
Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính uỷ hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.
Tên chính uỷ có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.
Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính uỷ mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề :
- Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính uỷ đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.
Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố :
- Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.
Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.
Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói :
- Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.
Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai :
- Vĩnh biệt anh em !
Và bình tĩnh chờ dợi.
Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ – người tù dũng cảm – người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cõi hư vô.
Nguyễn Thiếu Nhẫn

15 thg 4, 2011

“The Lucky Few - The Story of USS Kirk”



Phim tài liệu “The Lucky Few - The Story of USS Kirk” (Những Người May Mắn - Câu chuyện của USS Kirk)do Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện vào cuối năm 2010, kể lại chuyện chiếc tầu USS Kirk và thủy thủ đoàn 260 người giải cứu đoàn tầu Hải Quân VNCH và khoảng 30,000 người tị nạn “may mắn” vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.

CẢM NGHĨ CỦA BẠN SAU KHI XEM PHIM " THE LUCKY FEW :
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, không khí chiến tranh đang bùng nổ khắp nơi với khói lửa và tiếng súng vang rền.
Ở ngã ba Tổng Tham Mưu, trước khi vào Sân bay TSN, buổi trưa rực nóng, một đoàn trẻ em VN đang chầm chậm bước qua trạm kiểm soát của VN.
Không có cha mẹ, anh chị em, họ hàng bên cạnh, các em bé ngơ ngác nắm chặt tay nép vào nhau đi theo những người dẫn đường, không vội vã, không hoảng hốt, không rối loạn nhưng im lặng bước đi.
Trên vai một người dẫn đường, họ còn để một em bé ngồi trên cổ. Một tay giữ em bé, một tay dắt một em bé khác.
Quần áo lếch thếch và tóc tai rối bù. Cả đoàn bước như những người lạc hướng mệt mỏi.
Tôi không đếm được bao nhiêu em bé, khá nhiều, một đoàn dài, có thể chừng 50 em nhưng tôi nhớ chỉ có vài người dẫn đường.
Đoạn người âm thầm tiến vào hướng phi trường TSN.
Trạm kiểm soát có nhiều người cảnh sát và quân đội VNCH đang bực tức canh gác với súng ống và tiếng quát tháo chửi thề ầm ĩ vì
cố ngăn chận cả một đoàn xe dài muốn vào phi trường nhưng lại tự động mở ra cho đoàn em bé đi vào không một chút hạch hỏi.
Không phải các em bé nhưng những người dẫn đường. Họ là ai vậy ?
Họ là những người khác chúng ta về mầu da, mầu tóc, mầu mắt. Họ là những người không nói cùng ngôn ngữ với mình, họ là những người không sinh ra ơ mảnh đất này và họ cũng chẳng có một huyết thống liên hệ gì với các em bé đang đi cả.
Tôi đã thấy họ trước mắt hôm đó và nay tôi lại thấy họ trên màn ảnh hôm nay.
Tôi không thể ngăn được đôi mắt ướt khi được nhìn thấy họ ngoài biển khơi, trên bong tầu của 36 năm về trước, nay ngồi lại với nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của những ngày không bao giờ quên được trong cuộc đời binh nghiệp của họ.
Tiếng kể chuyện không day dứt và ân hận. Ngược lại, đầy hãnh hiện và hân hoan.
Từ người sỹ quan hạm trưởng đến binh nhì, tất cả đều trộn vào câu chuyện các ngọn lửa nồng ấm của yêu thương tình người, nỗi sung sướng hạnh phúc của hành động không phải của một người lính mà của những người không còn súng ống bên cạnh, không có ngăn cách chức tước và quân kỷ giữa sỹ quan và binh lính, mà là hành động của những người bình thường.
Họ là nhiều người như một. Họ đã hành động như nhau mặc dù họ làm những công việc khác nhau.
Vì vậy, họ chỉ kể câu chuyện của tình người bằng một ngôn ngữ giống nhau, ai cũng hiểu. Cái ngôn ngữ không biên giới và không định luật. Nó đơn giản đến độ nhiều khi chẳng phải nói nhiều, mọi người đều hiểu.
Hiểu có lúc rơi nước mắt. Hiểu có khi nước mắt pha tiếng cười. Đôi khi không còn cười và khóc được nữa.
Tôi cười trong mắt ướt khi nghe họ kể ước ao có một em bé được sinh ra trên con tầu Kirk của họ từ 4 bà mẹ mang bầu để có một dấu mốc không bao giờ quên của cuộc đời binh nghiệp của mình.
Tôi lặng người với con tim chùng xuống khi nghe tiếng hát "Này công dân ơi..." theo lá cờ vàng đang trầm mình hạ xuống trên con tầu sắt xa lạ và là một chỗ đứng tự do cuối cùng của mình.
Tiếng hát không có một mảnh đất để đứng nhưng có cả một đại dương để nghe và cả một trời xanh để làm chứng.
Nơi cuối cùng này chắc chắn sẽ là bắt đầu cho tiếng hát mới của cuộc đời bầy chim xa xứ.
Phim đã chấm dứt với nhiều người đứng dậy và vỗ tay ca ngợi cuộc hành trình đầy tình người này.
Riêng tôi, tôi muốn nói đến hai chữ : Cám Ơn đến những người kể chuyện và những người :
Họ là ai vậy ?
Họ là những người đang ở quanh tôi, quanh bạn và quanh gia đình bạn đấy bạn ạ.
Xin được chia xẻ với các bạn câu chuyện của họ khi nhớ đến đất nước và cuộc đời mỗi năm trở lại vào tháng 4.
Nhân sắp tới ngày 30 tháng 4, xin chuyển đến quý vị cuốn film do U.S. Navy thực hiện

Tigon

12 THÁNG ANH ĐI