28 thg 11, 2018

Mông Lung Một Đời

Quả Trần sao quá đắng cay

Kiếp này đành ở, Kiếp sau xin về


Trước năm 1975 tôi là lính, chỉ là lính thường thôi. Tôi không có nợ máu với việt cộng nên “đi” hay “ở” đối với tôi không thành vấn đề. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, ở lại dưới quyền mấy anh chàng cán ngố thì chán chết.Vã lại, tôi có phương tiện di tãn nên tôi quyết định sẽ ra đi. Ba mạ tôi thông gia với gia đình của một vị Chỉ huy trưởng của một Đơn vị Đặc nhiệm có liên hệ mật thiết với Mỹ. Mỹ hứa sẽ cho trực thăng đến đón ông và thân nhân tại một địa điểm hẹn trước. Vợ con của vị Chỉ huy trưởng đã lên máy bay theo ngỏ tòa Đại Sứ Mỹ qua đảo Guam từ tuần trước, nên ba mạ và anh em tôi được điền vào chổ trống. Thế là tôi có quyền yên chí ra ngoài tán dốc với bạn bè. Nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến vấn đề di tản của tôi, sợ để lộ sẽ có chuyện không hay. Trưa ngày 29 tháng 4, vị Chỉ huy trưởng và đoàn tùy tùng trong đó có cả ba mạ và anh em tôi lặng lẽ đến điểm hẹn, đó là một cao ốc. Trong đêm có nghe vài tiếng máy bay nhưng không trực thăng nào đáp xuống. Tờ mờ sáng hôm sau, vị Chỉ huy trưởng cho biết đã không thể liên lạc được với Mỹ, sẽ không có trực thăng nào đến đón, mọi người phải trở về nhà , tự lo cho số phận của mình. Sự thất hứa của Mỹ đã khiến cho vị Chỉ huy trưởng bị đày ra Bắc cải tạo mười mấy năm và em rể tôi đã phải phơi thây bên hàng rào trại cải tạo Suối máu khi tìm đường trốn trại, em gái tôi trở thành góa phụ ở tuổi xuân thì. Riêng tôi, về đến nhà thì trời đã sáng, vừa vất túi xách xuống đất, chưa kịp ngả lưng thì một thằng bạn đi xe Honda gọi ngoài cổng nhà. Hỏi tôi có muốn cùng hắn xuống lục tỉnh tìm đường vượt biên không. Đã lỡ thì chơi luôn, tôi liền chào giã từ ba mạ, cùng bạn lên xe trước cặp mắt lo lắng của mọi người. Chúng tôi hướng về Chợ Lớn, tìm đường ra lục tỉnh, không đường nào chạy thông ,tất cả đều tắc nghẽn, kẹt cứng. Lại nghe nói ở bến Bạch Đằng có một tàu chở nhiều Tướng Tá sắp nhổ neo. Một liều ba bảy cũng liều, chúng tôi vội chạy về hướng bến Bạch Đằng như là một tia hi vọng cuối cùng. Quả nhiên có một chiếc tàu lớn đang nằm ụ, trên đó đã đầy nhóc người. Chiếc tàu hư đang được các chuyên viên lo nổ máy cho chạy đại. Bạn tôi là kỹ sư công binh nên vội xuống hầm tàu, xem có giúp đỡ được gì không. Riêng tôi thì đã mệt nhoài sau một đêm không ngủ, lo tìm chổ ngả lưng cho hai đứa, rồi thiếp lúc nào không hay. Khi tôi choàng tỉnh dậy thì tàu đang ở giữa sông Saigon, chạy lùi, đuôi hướng về phía Cát Lái, để đánh lạc hướng bộ đội đang chỉa súng ven hai bờ sông. Không ngờ giờ đây tôi cũng là chứng nhân của lịch sử. Chuyến tàu cuối cùng của Hải Quân đã ngang nhiên ra đi trước các họng súng của địch quân.

Tàu ra tới hải phận quốc tế thì bị khựng lại, không chạy được nữa. Phải kêu gọi các tàu bạn ghé qua di dời từng đợt người di tản. Cuối cùng, mọi người cũng đều được đưa tới vịnh Subic, Phillippine an toàn. Sau đó, đoàn người di tản được cấp phát đồ ăn, thức uống và quần áo.Tất cả các quần áo nhà binh đều phải được cởi bỏ trước khi lên tàu tư nhân để đến đảo Guam bắt đầu đời sống tỵ nạn. Đến đảo Guam, bạn tôi gặp lại các em, lập thành một hộ đi tỵ nạn bên Mỹ. Riêng tôi, nhờ có giấy bảo lãnh của người cô bên Canada nên phái đoàn Canada chấp nhận cho nhập cư Canada ngay sau khi lập xong thủ tục giấy tờ. Tôi được phái đoàn Canada đón tiếp niềm nở, đưa lên máy bay to lớn bay đến Montreal, cho ở khách sạn trong thời gian lập tiếp thủ tục định cư. Nằm trên nệm trắng chăn êm, nghĩ mà thấy tội nghiệp cho mấy thằng bạn đang nằm lay lất trong các lều dã chiến trên đảo Guam mà vẫn chưa biết số phận mình sẽ đi về đâu. Tôi được đón về ở nhà bà cô một tuần, sau đó ra riêng để tiện việc đi học, đi làm và hội nhập vào xã hội mới. Mấy tháng đầu tiên trên đất khách quả thật là thoái mái. Đi học thì chính phủ cung cấp cho sách vở giấy bút. Mỗi tuần phát cho tiền ăn tiền nhà. Các em đầm Canada thì vừa xinh vừa lịch sự, lúc nào gặp cũng bon jour, mercy. Không như thằng Mỹ, nghĩ tới là thấy ghét. Mỹ đã thất hứa khiến cho tôi bị ly tán gia đình, giận thiệt. Qua mùa thu, lá vàng rơi ngập lối thiên thai, rồi có tuyết bay lất phất, ôi đẹp làm sao, đẹp tuyệt vời. Tôi không biết làm thơ mà cũng mơ mơ màng màng như là một thi sĩ chính hiệu. Nhưng sang đông, sau mùa Noel thì...tôi không chịu được nữa rồi. Lạnh, lạnh buốt xương, nằm trong nhà cuộn mấy tầng chăn vẫn thấy lạnh. Ngoài trời thì trắng xóa, chẳng đi đâu được, buồn ơi là buồn. Lúc này tôi mới tìm cách liên lạc với các bạn bên Mỹ để cùng nhau chia sớt nỗi buồn. Thời gian qua, theo dỏi tin tức thế giới mỗi ngày, lòng tôi cũng nguôi ngoai, không còn thù hận Mỹ nữa. Chiến tranh mà, thời thế đưa đẩy thì cũng phải đành chịu thôi. Giờ đây, thấy người Mỹ giúp đở, nuôi dân tỵ nạn với cả tấm lòng mới thấy cảm phục và biết ơn họ. Canada của tôi cũng tốt nhưng không thể nào so sánh bằng Mỹ. Chúng tôi tuy được tiếp đón niềm nở lúc ban đầu, nhưng sau này mới biết mọi chi phí khách sạn, ăn ở, đều được chính phủ tính nợ. Chúng tôi sẽ phải hoàn trả lại từ từ khi đã có công ăn việc làm. Mỹ quả thật là to lớn, các bạn tôi hầu hết đều ở Cali. Mùa nào cũng nắng ấm chan hòa, thấy mà phát thèm.
Tình cờ tôi có được số điện thoại của Lan, hơi bồi hồi phân vân, không biết có nên gọi nàng hay không? Phản ứng của nàng sẽ thế nào, có còn hoan nghênh tôi nữa không? Nếu nói rằng Lan là người yêu cũ của tôi thì cũng không sai vì đã có lần chúng tôi tính đến chuyện cưới hỏi. Nhưng không, không thể nói như thế được. Lan là chị của hai nàng Kiều sinh đôi đã nổi tiếng một thời ở Nha Trang trước năm 1975. Nha Trang hồi đó là một thành phố yên bình, không chiến tranh, nhưng cũng lại là nơi qui tụ nhiều giai nhân mỹ nữ. Hai nàng Kiều sinh đôi cao ráo xinh đẹp khác hẳn các anh chị em trong gia đình. Kiều em thì sắc sảo năng động, Kiều chị thì dịu dàng mơ màng. Hai nàng nổii tiếng từ năm đệ tam, nhị, nhất. Em tung chị hứng một cách nhịp nhàng khiến nhiều chàng trai phải điêu đứng. Các lằn roi trên lưng của Kiều em đã phai nhạt kể từ khi ông anh bị tử trận ngoài chiến tuyến và không còn ai kiềm chế nữa. Bạn tôi là bạn thân của anh hai nàng Kiều được điền thế vào vai trò người anh. Nhưng bạn tôi quá hiền lành chỉ tạo dịp cho các nàng đi chơi đêm có giấy phép đúng theo sự giật dây của tôi mà thôi. Kiều em lên đến đệ nhất đã có một thiếu tá phi công săn đón, chiếm độc quyền. Nhưng Kiều chị mới là người khiến nhiều chàng trai mê mệt, trong đó có cả tôi. Hai nàng Kiều còn có cô chị đang học văn khoa ở viện đại học Đà Lạt, hè và tết mới về thăm nhà. Cô chị cũng xinh xắn, cởi mở, chỉ có tội thấp hơn hai em mà thôi. Bởi vì bạn tôi là bạn thân đã mất của cô nên cô đối xử với chúng tôi rất thân tình. Có cô chị, chúng tôi có dịp đến nhà các cô chơi, đưa đi nghe nhạc, ăn khuya thường xuyên hơn. Tôi thấy cô chị cũng xứng đôi với bạn tôi nên rấp tâm làm mai cho họ. Như thế cũng tiện cho tôi trong kế hoạch chinh phục Kiều chị. Thỉnh thoảng tôi gặp riêng cô chị, nói xa nói gần, nói tốt cho bạn tôi. Tôi với các nàng Kiều trở nên thân tình hơn, Kiều chị cũng gần gủi với tôi hơn. Lòng tôi như mở cờ, ắt hẵn phen này vui vẻ cả làng rồi. Tết qua, hè lại đến, một buổi chiều đẹp trời, cô chị gặp riêng tôi, tỏ lộ tình cảm riêng tư của nàng. Không biết từ lúc nào cô đã thương tôi và cảm thấy không thể nào thiếu vắng tôi trong cuộc đời. Cô muốn kết hôn cùng tôi trước các em của cô. Quả thật, tôi như bị sét đánh ngang tai, không biết bày tỏ thế nào với cô. Được cô yêu quả là một điều đáng hãnh diện, nhưng bạn tôi thì sao? Chắc cũng chẳng sao vì nó đã quen rồi. Còn Kiều chị nữa? Tuy tôi có thương, nhưng Kiều chị mộng quá cao, chắc tôi với không tới. Tôi lửng lửng lơ lơ để mặc cho cô chị dàn xếp theo ý của cô. Khi mạ cô nghe được ý định của cô thì bà đã có phản ứng mãnh liệt. Bà không thể chấp nhận bỏ bao nhiêu khó khăn nuôi con ăn học thành tài, rồi đem đi gả cho một thằng không bằng không cấp, không lon không lá như tôi. Tôi cũng bị chạm tự ái nặng, nên cũng dứt khoát từ chối tình nàng. Tự nhiên lúc này tôi có giá dể sợ. Các bạn của cô, là các luật sư tương lai, thay phiên nhau đi thuyết khách, nhưng tất cả đều thất bại. Lý do chính, đúng như mẹ cô nói, với xã hội bấy giờ, tôi không thể nào xứng với cô chị. Cô chị sau khi tốt nghiệp, trở về Nha trang dạy học, tỏ ra thân mật với bạn tôi hơn. Tôi biết cô có ý khiêu khích tôi, nhưng tôi cũng không quan tâm lắm. Bởi vì lúc này tôi cũng đang tan nát cõi lòng khi hay tin Kiều chị đã phải lòng với một chàng kỹ sư công chánh vừa ra trường. Thế rồi, tình hình chiến cuộc đổi thay bất ngờ. Nha trang bị bỏ ngỏ đột ngột. Tôi và các bạn, mỗi người lo tự tìm phương tiện bỏ chạy lấy thân. Tôi chạy được vào Saigon, ba mạ và các em tôi cũng lục tục vào sau. Gia đình tôi chỉ còn biết nương cậy vào cậu em rể, có anh là vị Chỉ huy trưởng của một Đơn vị Đặc nhiệm, có phương tiện di tản khi cần. Nhưng mỗi người đều có số phần. Chúng tôi đến điểm hẹn, chờ trực thăng Mỹ đến bốc đi. Trực thăng Mỹ không đến khiến nhiều người phải chịu cảnh tù tội. Riêng tôi, giờ cuối cùng, có người bạn tới nhà kéo đi. Chạy ra bến Bạch Đằng, lên chiếc tàu Hải Quân cuối cùng và đã vượt thoát. Tôi đã đến Canada an toàn và đang chịu thảm cảnh cô đơn như bây giờ. Cuối cùng, tôi quyết định gọi cho Lan. Tôi hồi hộp nghe tiếng điện thoại reo liên hồi và chờ đợi tiếng trả lời bên kia đầu giây. Lan đã reo mừng khi nhận được giọng nói của tôi. Nàng cho biết chỉ qua Mỹ được có một mình và cũng đang cô đơn nhớ nhà, nhớ ba mạ và các em từng ngày. Nàng nói huyên thuyên như không muốn dứt, nàng vẫn nhớ những kỷ niệm êm đẹp của ngày xưa thân ái. Nàng nói nàng đang ở trọ và thường hay vắng nhà để đi học nên không tiện nhận điện thoại của tôi nhưng nàng sẽ gọi cho tôi thường xuyên. Sau nhiều tuần nói chuyện, nàng tỏ ý ái ngại cho cuộc sống buồn thảm của tôi nơi miền giá lạnh. Nàng ngỏ ý nếu tôi muốn sang Mỹ, nàng sẽ lo mọi thủ tục giấy tờ cho tôi và hi vọng mọi sự sẽ tốt đẹp, sẽ không còn gì cách trở. Tôi rất cảm động mối thâm tình của nàng, nguyện sẽ yêu thương nàng, bù đắp lại cho những dang dở ngày xưa. Tôi cho nàng hay tôi sẽ làm theo ý nàng sắp đặt. Tôi sẽ sắp xếp sang thăm nàng một tuần để bàn luận chu đáo hơn. Nàng mừng rỡ và hứa sẽ ra phi trường đón tôi khi có chuyến bay và ngày giờ đích xác. Sau khi tôi cho nàng biết chuyến bay và ngày giờ qua Los Angeles thì tuyệt nhiên tôi không nhận được tin tức của nàng nữa. Số điện thoại của nàng cũng bị ngưng luôn. Tôi quá thắc mắc không biết chuyện gì đã xảy ra cho nàng? Không lẽ nàng muốn dành cho tôi một ngạc nhiên thích thú khi hai người gặp mặt tại phi trường? Đến Los Angeles buổi chiều Thứ Bảy, mòn mỏi trông chờ, chẵng thấy bóng dáng người yêu đâu cả. Cuối cùng tôi phải gọi người bạn, hắn hẹn mấy giờ sau mới tới đón tôi được. Buồn tình, tôi cứ thở ngắn thở dài, thằng bạn chẳng hiểu vì sao, cứ xin lỗi hoài vì nghĩ mình đón tiếp không chu đáo. Tuần lễ đi nghỉ hè là tuần lễ thăm dò tin tức của Lan nhưng không được manh mối nào, tôi đành trở về lại Canada trong phiền muộn. Từ từ tôi cũng tìm hiểu được hoàn cảnh của Lan. Nàng đã theo một gia đình hàng xóm chạy từ Nha Trang vào Saigon. Bị kẹt ở Vũng Tàu, nên cũng theo gia đình họ xuống tàu vượt biên luôn. Nàng đã ở chung hộ với gia đình này trong các trại tỵ nạn và cũng đã sớm lập gia đình với người trưởng nam để có nơi nương tựa khi mà tương lai chẳng biết sẽ thế nào. Gặp tôi, nàng đã có gia đình, nhưng lòng nàng vẫn nặng trĩu những oán hận. Tôi đã làm nàng quá mất mặt trước bạn bè nên không thể nào tha thứ được. Nàng đã giả vờ săn đón để tạo ảo tưởng cho tôi, thăm dò tâm tư tình cảm của tôi, khiến cho tôi phải đau khổ, phải thất tình như nàng. Tôi cũng là người Huế, tôi thường nghe nói gái Huế khi thương thì thương gia diết, nhưng khi hận thì cũng hận thấu xương. Tôi không ngờ nàng hận tôi dử giằn như vậy, muốn thử lòng tôi mà quên cả hạnh phúc gia đình trong tầm tay. Tôi không hề oán trách nàng, chỉ thấy thương hại cho nàng. May mà mọi việc cũng qua đi và đã không gây tổn thương cho ai hết.
Việt cộng thôn tính miền Nam, thống nhất đất nước. Chủ nghĩa vô thần với chính sách bần cùng hóa nhân dân đã vô tình khiến người dân Việt Nam tin tưởng vào Thượng Đế hơn bao giờ hết. Là người công giáo, phật giáo hay lương, mỗi khi muốn đi vượt biên đều đến nhà thờ, chùa để khấn nguyện,cầu xin được bình an. Bởi vì họ đã biết trước chuyến đi lành ít dữ nhiều nhưng bắt buộc phải ra đi. Mỗi người có một số phần, khi gần kề bên sự sống cái chết đều cảm nhận được có Đấng Bề Trên độ trì bên mình. Họ không thể nào quên những cảnh tượng hãi hùng, cũng như không thể nào hiểu được mình đã may mắn thoát hiểm một cách thần tình nên không hề xao lãng báo đáp ân tình của Đấng Bề Trên. Do đó, người Việt Nam hãi ngoại xin gia nhập đạo Công giáo, Phật giáo rất đông. Nhiều Nhà Thờ, Chùa được xây lên để đáp ứng nhu cầu tâm linh của giáo dân. Phong trào Thiền, Niệm Phật ... cũng được phát triễn khắp nơi. Tôi cũng đang tập thiền, nghiên cứu Phật pháp, tử vi. Tôi không có tâm nguyện riêng. Ba mạ và các em cũng đã được anh Hai tôi bảo lảnh sang Canada. Anh tôi đã lập gia đình trước năm 1975 nên đã di tản theo phương tiện riêng của anh và cũng đã đến Canada cùng lúc với tôi. Tôi không có người thân để lo lắng, tuy nhiên tinh thần tôi hơi bị giao động từ khi tôi cảm nhận đã có người hận mình đến xương tủy. Tình yêu là vậy sao? Như vậy không phải chỉ có một mà nhiều nhiều người nữa đã oán hận tôi. Tôi có hại ai đâu. Tôi chỉ đem niềm vui, nụ cười đến cho họ. Có điều tôi không thể kéo dài cuộc vui khi họ muốn tiến xa hơn nữa. Đó là vì lúc bấy giờ đất nước đang chiến tranh. Tôi còn chưa thể tự lo cho mình được, làm sao dám nghĩ đến hạnh phúc gia đình. Lòng tôi hoang mang nên mỗi khi nhắm mắt ngồi thiền định , cũng như trong giấc ngủ tôi đều thấy có các cô gái hiển hiện như trách móc. Các cô chẳng ai xa lạ, là bạn gái ngày xưa của tôi, đã hơn một lần yêu và chia tay. Thời niên thiếu, tôi ham vui, không chăm chỉ học hành nên phải đi lính sớm. Cũng may, tôi được phục vụ trong một đơn vị không tác chiến gần gia đình. Công việc cũng nhàn hạ, hợp với khả năng của tôi nên tôi cũng cảm thấy thoái mái. Chiều tối, nếu không bị cấm trại, tôi cũng có thể vui chơi với bạn bè. Tôi có nhiều bạn gái. Các cô thích nghe lời dịu ngọt và cách săn đón của tôi nên dễ dàng yêu thương tôi. Tôi không làm hại hay gây tổn thương đến ai. Tôi chỉ là bạn bè muốn tạo cho họ niềm vui, nụ cười ở tuổi đầu đời thế thôi. Tuy nhiên, em nào có ý muốn cột chân tôi, muốn giới thiệu tôi với gia đình họ là tôi tìm cớ thoái thác và tìm cách rút lui. Thật ra, tôi cũng tiếc thương họ lắm, nhưng tương lai tôi quá mờ mịt, không thể bảo đảm được cuộc sống lứa đôi, nên cứ phải phát lờ, vui được ngày nào hay ngày ấy. Sự lởn vởn của các cô làm tôi đâm hoảng, không biết số phận của họ giờ này ra sao? Giờ này cha đang đi cải tạo, gia đình đi kinh tế mới? Liệu họ có đủ miếng ăn qua ngày, hay đã đi vượt biên với dữ nhiều lành ít? Lòng tôi hoang mang, không thiền nữa. Thời may, tôi gặp được một tu sinh của chùa Vạn Phật bên Cali sang Motreal thăm họ hàng. Chúng tôi thảo luận với nhau về Phật Pháp. Anh giải thích thế nào là sắc sắc không không. Anh đã ra trường kỹ sư nhưng lại muốn tìm nơi yên tịnh để tu dưỡng. Anh hướng dẫn tôi cách nhập thiền và hứa sẽ giới thiệu vị sư chu trì cho tôi khi tôi có duyên đến chùa. Tình trạng kinh tế ở Canada bắt đầu khó khăn, nhiều hãng xưởng đóng cửa, sa thải nhân viên. Tôi cùng chung số phận với những người mất việc nên quyết định sang Cali, tìm đến chùa Vạn Phật để tu tập. Người bạn tu sinh đã giới thiệu tôi với vị sư chu trì và ngài đã nhận tôi làm đệ tử. Sư phụ đặt tên cho tôi là Quả Trần. Sư phụ không giãi thích ý nghĩa, chỉ bảo tôi từ từ chiêm nghiệm rồi sẽ hiểu. Tôi tu tập được ba tháng thì sư phụ gọi tôi lên để khảo sát. Tôi trình với sư phụ tôi khi thiền định tôi không còn bị khuấy phá. Sư phụ hài lòng với thành quả của tôi. Tuy nhiên, sư phụ cũng bảo là cái nghiệp của tôi còn nặng. Sở di trú không chấp nhận cho tôi được ở lại chùa lâu dài. Tôi hiểu ý sư phụ nên đã cảm tạ sư phụ để sửa soạn xuống núi. Quả thật cái nghiệp của tôi còn nặng nề. Lên chùa, đã có một em, không quen biết nhiều, chỉ nói là ngưỡng mộ tôi, muốn đưa tôi đến tận cổng chùa. Đang tu tập thì có một em khác, em của vị tu sinh, lên chùa công quả, từ bên kia triền đồi, bên bờ suối vẫy tay chào hỏi. Và trong bửa tiệc tiễn đưa tôi về lại Canada, lại có một em khác ngồi cạnh bên khiến tôi không cầm lòng, tuyên bố hôm nay không ăn chay để mọi người khỏi bận tâm về các thức ăn bày biện trên bàn. Cali quả thật là nơi dừng chân tuyệt vời và là khung trời mơ ước của tôi. Tôi quyết định bay về Montreal, thu xếp mọi công chuyện. Xong mang hết đồ đạc lên xe lái đi Vancouver tìm nơi định cư mới. Vancouver sát ranh giới với Mỹ và gần Cali nhất. Tôi có thể lái xe đi Cali bất cứ lúc nào tôi muốn. Từ từ tôi cũng kiếm được việc làm ở Vancouver, đời sống cũng tạm ổn. Rổi rảnh, tôi cũng hay sinh hoạt với nhóm thanh thiếu niên, hướng dẫn họ cách thức luyện tập thiền. Tôi hay nhắc nhở đến cảnh thanh tịnh ở chùa Vạn Phật. Cô bé con bà chủ nhà tôi ở trọ nghe chuyện thích quá, cứ đòi tôi đưa đi viếng cảnh chùa bên Mỹ. Chiều ý, tôi đưa cô bé đi một vòng khắp Cali. Viếng chùa tàu ở miền nam Cali, lên chùa Vạn Phật ở miền bắc, rồi đến tu viện Kim Sơn gần San Jose. Cũng có một vài kỹ niệm vui vui. Cũng chẵng có gì đáng tiếc xãy ra ngoại trừ bị giựt bóp ở San Francisco làm cã hai mất hết giấy tờ hộ thân, phải đi khai báo và mau trở lại Canada làm lại giấy tờ. Về nhà, cô bé bị mẹ la rày vì đã theo trai cả tuần. Cô chịu đựng, chờ tôi tỏ tình và giãi thích cho ba mẹ cô. Tôi thấy tâm tôi vẫn tịnh, nên vẫn giử im lặng. Tôi không hề quyến dụ cô. Cô đã lớn rồi, đưa nhau đi tầm đạo là chuyện bình thường thôi. Tôi không có lổi gì với gia đình cô. Tuy nhiên tôi cũng lặng lẻ dọn đi nơi khác để tránh sự xoi mói của mẹ cô. Buồn tình và có lẽ cũng giận tôi nữa, cô đã chiều theo ý mẹ đi lấy chồng xa bên Úc. Cô đi rồi lại có cô khác đến nghe lời dịu ngọt của tôi, rồi lại ra đi trong nước mắt. Không biết tôi đang tạo nghiệp hay cái nghiệp của tôi quá nặng nề. Tôi đang phân vân giữa đạo và đời. Khi thì muốn quy y cửa Phật, lúc thì nhìn về Cali như là một khung trời mơ ước.
Thấm thoát tôi đã ở Canada trên mười mấy năm. Tôi giựt mình khi thấy tóc đang bắt đầu đổi màu. Ở tuổi trên bốn mươi, nếu không thể đi tu thì phải lo đến việc lập gia đình trước khi quá muộn. Tôi có thể kiếm vợ ở Canada dể dàng nhưng đây không phải là nơi tôi muốn định cư. Lòng tôi vẫn hướng về Cali, nơi mà tôi mơ hồ tôi muốn có một cái gì đó. Tôi lại vừa mới thất nghiệp. Làm công nhân thật là phiền phức. Tôi có ý định tìm một nghề tự do cho thoái mái hơn. Do đó tôi quyết định qua Cali học khóa huấn luyện ngành du lịch 2 tháng. Tôi nghĩ ngành này thích hợp với khoa ăn nói của tôi, tôi sẽ dể dàng thành công hơn. Trong dịp này, tôi cũng quen biết được vài cô, nhưng chỉ để vui chơi thôi chứ các cô không đủ điều kiện để bảo lảnh tôi. Tài chánh quả là một vấn đề nan giãi. Tôi cũng không thành công trong việc mở văn phòng du lịch ở Vancouver. Tôi không thể bán vé máy bay nội địa vì bây giờ người ta thường mua vé trên mạng internet. Còn bán vé về Việt Nam, phải liên hệ với việt cọng, tôi không thích. Lòng tôi thật rối bời, lại phải đầu quân lại vào các hãng điện tử, lại phải dậm chân tại chổ. Một người bạn đã giới thiệu tôi một thiếu phụ một con, cô trông rất đẹp, rất quý phái. Sau vài lần gặp gở, cô rất bằng lòng phong cách của tôi và muốn tiến xa hơn nữa. Thật ra tôi cũng đã biết cô từ mấy tháng trước. Tôi cũng thích cô nhưng vẫn cứ lưỡng lự, dẩu sao tôi vẫn còn là trai tân. Giờ đây tôi không còn lối thoát, sự mong ước sang Mỹ lập lại cuộc đời đã lấn áp tôi và tôi đã cầu hôn cùng cô. Hôn lễ cũng đơn giãn thôi, trong vòng thân mật của gia đình và bạn bè. Vợ tôi lo thủ tục giấy tờ cho tôi về định cư tại Seattle. Tôi dự tính sau khi ổn định sẽ đưa vợ về Cali. Vợ tôi cũng thích Cali nắng ấm nhưng vì đã có cơ sở vững chắc ở đây nên không tiện di chuyễn đi nơi khác. Lòng tôi lại nặng chỉu những suy tư. Hạnh phúc gia đình là vậy sao? Lúc nào cũng bị bó chân bó tay, không suy tính được việc gì cã. Seattle và Vancouver cũng lạnh lẻo như nhau, có khác gì đâu. Tôi cãm thấy có chút ân hận nhưng không bao giờ tỏ lộ cho vợ tôi hay. Mãi đến khi tôi nghe được tiếng khóc chào đời của con tôi, lòng tôi bổng bừng tỉnh. Như có một luồng sinh khí đang thổi vào trong tôi, tôi không còn biết gì nữa ngoài con tôi. Tôi ôm con, nựng con, săn sóc con đêm ngày. Cám ơn vợ tôi đã cho tôi một cô bé bụ bẩm dễ thương. Vợ tôi đã đau đớn cưu mang con nên tôi tình nguyện săn sóc con cho vợ khỏi cực nhọc thêm nữa. Ngoài giờ đi làm ở hãng điện tử và thiền, tôi không bao giờ rời xa con. Tôi cho con bú sữa, thay tã và tắm rửa cho con mỗi ngày. Đêm đêm thức giấc canh chừng từ những tiếng la, tiếng khóc o oe của con. Tôi vui với sự khôn lớn của con, từ cái lăn mình, cựa quậy, tiếng khóc đòi ăn, vòi vĩnh. Tôi lại càng quay quắt quấn quít mỗi khi con lên cơn sốt, mọc răng. Tôi giảm bớt liên lạc với bạn bè. Ngay cả khi điện thoại mà nghe con khóc, cũng vội vã xin lỗi ngưng điện đàm để lo cho con. Đến hè, tôi thường đưa vợ con đi khắp các tiểu bang thăm bà con bạn bè. Thường thì hay về Cali thăm em gái tôi và các bạn Nha Trang của tôi. Em tôi đã lấy chồng bên Mỹ và đã định cư tại Cali từ mấy năm nay. Khi con tôi đã biết đi, biết nói, thì vợ tôi để hai cha con đi, để tôi có nhiều thì giờ thù tiếp với bạn bè hơn. Mới đó mà con tôi đã hơn mười tuổi, và đang theo học tiểu học, sắp sữa lên Middle School. Chúng tôi lo chọn nhà mới gần trường Middle School và High School tốt cho con tôi theo học sau này. Vợ tôi thật khéo chọn, ngôi nhà mới xinh xắn, đầy đủ tiện nghi và phòng ốc cho các con. Nhìn gương mặt rạng rỡ của con tôi, tôi không thể dấu nụ cười mãn nguyện. Tuy nhiên, tôi không có duyên với ngôi nhà mới này. Từ ngày chúng tôi mời bà ngoại của con tôi về ở chung, nụ cười đã không còn nở trên môi của tôi. Tôi không biết phải nói thế nào về bà. Bà ăn nói rất khéo léo nhã nhặn, nhưng để xã giao mà thôi. Đối với tôi thì bà không khách sáo chút nào. Thấy tôi làm lương thấp hơn vợ tôi, bà tỏ vẽ khó chịu. Thê thảm nhất là lúc tôi thất nghiệp. Bà đay nghiến, xem tôi như không phải là thành phần trong gia đình. Bà xâm phạm luôn cã tự do cá nhân của tôi, nói xiên nói xỏ mỗi khi tôi nhập thiền hoặc ăn chay trường. Cuối cùng bà áp lực với vợ tôi, buộc vợ tôi phải chọn bà hay tôi. Tôi không biết bà có hiểu thế nào là tình phụ tữ. Trước kia bà đã khiến cho cháu ngoại lớn của bà mất bố, nay lại đành đoạn để cho cháu ngoại út của bà phải xa lìa cha nó. Tôi không làm gì lầm lỗi với vợ tôi, nhưng thương vợ, không để vợ tôi khó xữ, tôi bằng lòng ra đi. Nhưng tôi không cam lòng mất con tôi một cách đành đoạn. Tôi thuê phòng gần nhà để mỗi ngày được nhìn thấy con tôi đi đi về về. Vợ tôi vẫn kính nễ tôi, không muốn con tôi mang mặc cảm mất cha, đã bằng lòng cho tôi được đưa đón con tôi đi học. Vợ tôi đưa con tôi đến trường ban ngày, tôi đón về mỗi chiều. Thứ Bãy, Chủ Nhật, tôi đưa con tôi đi học nhạc, học vỏ, thỉnh thoãng đi shopping ăn kem. Niềm hãnh diện và hạnh phúc nhất của tôi mỗi khi được vợ tôi ủy quyền đưa con tôi đi dự đại hội thi đua tranh giãi với các trường khác. Nhìn những chiếc cúp, những bằng khen của con mà lòng vui sướng, không ngăn được khóe mắt đỏ hoe. Nhớ ngày xưa ham vui chơi, khiến mọi việc dỡ dang, học hành chẵng ra đâu vào đâu, mất cã tương lai. Tôi muốn bù đắp lại sự thiếu sót của tôi bằng cách dồn hết thời gian của tôi cho con tôi, đưa con tôi đi đây đi đó khi cần. Con tôi thật là ngoan, ngoài sự thông minh hiếu học, vẫn chụi khó nghe lời tôi răn dạy. Mỗi ngày một lớn, nhưng hè nào cũng theo tôi về Cali, không phàn nàn hoặc tỏ vẽ khó chịu khi cùng tôi đến thăm các bạn già của tôi. Thân thiện với cac cô bé cùng lứa tuổi là chuyện trò thích nghi ngay. Thời gian thấm thoát trôi qua, con tôi sắp học xong trung học và đang sữa soạn nộp hồ sơ vào đại học. Con tôi học giỏi, điểm GPA cao, sinh hoạt xã hội tốt. Tôi hi vọng sẽ có trường đại học danh tiếng chấp nhận con tôi. Tôi dự trù sẽ dọn về gần trường để có thể gần con và giúp đở con tôi khi cần thiết. Nhưng con tôi rất ngoan. Con tôi thương bố mẹ, không muốn xa rời bố mẹ nên đã chọn trường đại học ở Seattle để học phí nhẹ, bớt tốn kém. Thế cũng tốt thôi, tôi khỏi phải đổi job, có thể dành dụm thêm ít tiền đưa con đi nghỉ hè xa.
Giờ đây tôi không còn lo lắng gì nhiều nữa. Thỉnh thoãng buồn tình giở lá số tử vi ra nghiền ngẫm. Có lẻ bạn tôi giãi đoán cũng chẵng sai lắm. Tôi có mạng đế vương nhưng vô chính diệu nên chỉ là ông vua không ngai. Đời tôi ung dung tự tại, không quyền thế, chức tước, nhưng lúc nào cũng có bạn bè giúp đở. Quanh tôi nhiều mỹ nhân vây quanh, tưởng là có số đào hoa, nhưng đào hoa tại mệnh nên yêu rất nhiều mà chẵng được bao nhiêu, rốt cuộc cũng nằm chèo queo một mình. Tôi dự định khi nghỉ hưu tôi sẽ về Cali sống với em gái tôi. Tôi cũng còn có hoài vọng, chờ khi ngoại của con tôi qua đời, con tôi sẽ là sợi dây kết nối để vợ chồng tôi sum họp, săn sóc nhau trong tuổi già. Không biết kiếp trước tôi đã tạo nghiệp như thế nào, nhưng kiếp này tôi quyết tâm ăn chay niệm Phật cho đến tuổi già .
Trong lòng vẫn cứ mơ mơ hồ hồ, không dứt khóat được việc gì.
Quả Trần sao quá đắng cay Kiếp này xin nhận, Kiếp sau xin về
Duy Sam 2018

17 thg 11, 2018

NGƯỜI BẠN DỄ THƯƠNG

Trong số bạn bè Nha Trang xa xưa, có lẽ Lê Mau là người dễ thương nhất. Không biết dễ thương vì nụ cười tươi tắn, ăn nói linh hoạt, hay vì tính tình mau mắn như cái tên Lê Mau của hắn. Tôi quen Lê Mau vào khoảng thập niên 1970 do một người bạn giới thiệu. Khi đó, tôi đã nhập ngũ và được về phục vụ tại Nha Trang. Cùng lúc, Lê Mau cũng vừa ra trường không quân, ngành không lưu, phục vụ tại phi trường quân sự Nha Trang. Bạn tôi không có chức sắc nhưng là thổ công ở Nha Trang. Ai anh cũng quen biết, chổ nào cũng có thễ len lỏi vào, mới gặp vài lần là như đã quen thân từ lâu. Anh thường giúp đở bạn bè di chuyển bằng phi cơ quân sự nhờ quen biết nhiều bên trạm hành khách của quân vận và không quân.


Kỷ niệm về Lê Mau, tôi không có nhiều, duy chỉ có một lần tôi vẫn còn nhớ mãi. Số là tôi có 3 cô em gái hậu phương từ Saigon ra Nha Trang chơi bằng máy bay quân sự. Khi về, dĩ nhiên 3 cô cũng muốn về bằng máy bay quân sự. Chuyện dễ thôi, giao cho bạn tôi là xong ngay. Tuy nhiên, đến ngày về, 3 cô có tên trong danh sách nhưng không hiểu tại sao chẳng thấy được gọi lên máy bay. Phi cơ từ từ lăn bánh ra phi đạo chờ lệnh cất cánh. Bạn tôi nóng lòng, vội gọi cho Lê Mau. Lê Mau đang trực trên tổng đài,liền yêu cầu phi cơ chờ vì có người cần về Saigon gấp. Cũng may phi công trưởng là bạn của Lê Mau nên đã chờ mà không thắc mắc. Lê Mau vội lái xe jeep đưa 3 cô ra máy bay. Mọi việc êm xuôi, ổn thỏa. Mọi người đều thở một hơi dài nhẹ nhỏm, cám ơn Lê Mau rối rít. Chiến công “Dại Gái” của người hùng Lê Mau đã khiến hắn bị ký 10 ngày trọng cấm vì đã cản trở công vụ với lý do không chính đáng. Thời gian sau, Lê Mau được biệt phái lên trường Võ Bị Đà Lạt, làm huấn luyện viên ngành không lưu. Với cái mũ xếp đặc biệt màu xanh có gắn huy hiệu không quân. Lê Mau thu hút được nhiều em nữ sinh Bùi Thị Xuân mỗi khi đi dạo phố Đà Lạt. Khi Lê Mau mãn nhiệm kỳ, cũng vào dịp hè, một em gái Huế đã bằng lòng xếp sách vở nhà trường theo hắn đi tìm ép những cánh phượng đỏ. Đám cưới Lê Mau, tôi không có tham dự, nhưng đã nhờ bà chị mượn cho hắn chiếc xe La Dalat mới để chàng lên Đà Lạt rước nàng về dinh.Từ đó,chúng tôi không làm phiền Lê Mau nữa, để hắn có nhiều thì giờ lo cho cô vợ bé bỏng dễ thương của hắn.

Tháng 3 năm 1975, Nha Trang bỏ ngỏ. Lê Mau có phương tiện di chuyển vào Saigon nhưng hắn vẫn phải ở lại Nha Trang vì cha già đang bệnh nặng và vợ sắp sinh. Vào Saigon,vợ sinh biết nhờ cậy vào ai. Cũng may, Việt cộng chiếm Nha trang không tốn một viên đạn, nên không có nợ máu. Chính quyền lâm thời đã nhẹ tay với quân cán chính VNCH. Sĩ quan chỉ phải đi trình diện, học tập cải tạo vài tuần, là được cấp giấy phép cho về địa phương làm phó thường dân. Sau khi thống nhất đất nước, Việt cộng áp đặt chế độ độc tài đảng trị, tiêu diệt chống đối. Dân miền Nam giờ đây mới thấy mình bị lừa bởi những tuyên truyền láo khoét. Nhưng đã quá muộn màng, chỉ còn biết phản ứng tiêu cực bằng cách tìm đường vượt biên. Lê Mau phải sống lây lất nay đây mai đó, tránh né công an, bộ đội địa phương. Vợ con thiếu ăn thiếu mặc, thật là thảm thương. Thời may, Lê Mau gặp được người bạn cũng là sĩ quan không quân. Anh có cha đi tập kết về làm lớn ở Nha Trang nên đã được bao che. Nhưng anh lại thù ghét việt cộng, cứ chửi bới, cãi vả với cha hoài. Cha anh sợ để lâu sẽ có chuyện không hay, nên đã đồng ý làm lơ để anh âm thầm tổ chức một nhóm nhỏ vượt biên. Anh hỏi Lê Mau có muốn cùng đi không. Lê Mau cười, kiếm đâu ra mấy cây vàng mà đi. Tuy nhiên, Lê Mau cũng về bàn với vợ. Vợ Lê Mau gom góp được chỉ vàng trao cho hắn. Gia tài vốn liếng chỉ thế thôi, anh muốn làm gì thì làm. Lê Mau định từ chối bạn nhưng bạn hắn lấy ngay chỉ vàng, bằng lòng cho hắn cùng đi, bạn bè mà. Tuy nhiên, cũng có một điều kiện. Để tránh công an dòm ngó, Lê Mau phải tự mình bơi ra khơi thật xa, sẽ có ghe đến đón, đưa ra thuyền lớn. Nếu bị động, ghe không đến đón được thì ráng chịu, đừng trách bạn hắn. Đành liều thôi, chứ ở lại làm sao nuôi nổi vợ con, hắn bằng lòng. Trong khi chờ đợi, Lê Mau mỗi sáng ra bãi biển tập bơi để nâng cao thể lực. Đến ngày hẹn, Lê Mau ôm túi xách nhỏ, ra bãi biển Nha Trang bơi với một cái phao nhỏ. Bơi cả cây số, Lê Mau mới tới được điểm hẹn, nhưng chẳng thấy ghe đâu. Lòng hoang mang lo lắng, không biết đã đến nơi chưa. Chung quanh chỉ là nước và nước biết làm sao mà bơi lại vào bờ. Đành chịu chết thôi... Nhưng rồi ghe cũng đã đến khi hắn vừa kiệt sức. Lê Mau được đưa lên thuyền lớn, lại phải vật vã mấy ngày với sóng gió, mưa bão, đói khát. Cuối cùng, Lê Mau và đoàn người vượt biên đã đến được đảo Palawan, Philippine và được đưa vào trại tỵ nạn an toàn. Gia đình bạn Lê Mau đi định cư tại Nam Cali. Lê Mau được bạn bè bảo lãnh về San Jose. Tôi đã qua Mỹ và định cư tại San Jose từ năm 1978. Tôi gặp lại Lê Mau, giúp đở hắn tí ti. Thỉnh thoảng cũng đưa hắn xuống Nam Cali thăm bạn bè. Lê Mau sau khi lo xong mọi thủ tục giấy tờ, vội vã theo học các khóa cấp tốc và được thu nhận làm tester cho một hãng điện tử. Hắn lo làm việc để dành tiền gởi về cho vợ con. Tuy nhiên, đời sống Cali quá mắc mỏ, lại là trai độc thân, xa gia đình nên cũng chẳng dành dụm được bao nhiêu. Thời gian qua mau, giấy tờ bảo lãnh đã hoàn tất, vợ con Lê Mau sắp được qua Mỹ. Lê Mau vội vã nhờ bạn bè giúp đở. Tuy nhiên, hắn cũng không thể mướn được căn apartment, đành để vợ con ở chung chạ trong nhà bạn bè. Vợ Lê Mau rất buồn và thất vọng, chỉ biết than thở cùng anh chị bên tiểu bang Florida. Anh chị thương em, xót ruột, vội vàng mua vé máy bay cho cả gia đình sang Florida mà không cần hỏi ý kiến Lê Mau. Bước đường cùng, Lê Mau đành phải chiều ý vợ thôi. Có một điều, gia đình nào chịu rời khỏi Cali càng sớm thì sẽ mau thành đạt tại tiểu bang định cư mới. Lê Mau là trường hợp điễn hình. Anh chị vợ đón gia đình Lê Mau qua Florida, thuê nhà và cho Lê Mau mượn tiền mua chiếc xe kha khá để đưa vợ con đi học. Vợ Lê Mau được hướng dẫn học nghề nail, một ngành nghề dễ học, lại mau chóng kiếm được nhiều tiền rất hợp với người á đông khéo tay. Lê Mau cũng không để anh chị vợ khinh thường, mau chóng kiếm job điện tử, ban đêm còn xin làm thêm phụ bếp tại Japanese Restaurant chain Nguyễn Tấn Đời. Từ từ, Lê Mau được huấn luyện làm Chef Cook. Với gương mặt tươi tắn và đôi tay lanh lẹ, Lê Mau biểu diễn nấu ăn trước thực khách ngồi quanh bàn và đã thu hút được nhiều người hâm mộ, trong đó có nhạc sĩ Châu Đình An. Không biết nhạc sĩ Châu Đình An cảm nhận thế nào về Lê Mau. Anh đã tìm hiểu và viết bài khen ngợi Lê Mau như là một thuyền nhân gương mẫu. Anh muốn làm bạn, kết nghĩa anh em cùng Lê Mau. Nhạc sĩ Châu Đình An cũng là một doanh nhân. Vợ anh làm chủ cả chục tiệm nail vùng Orlando. Chị đã nâng đở vợ Lê Mau, xem nhau như chị em. Nhờ vậy trong vòng 3 năm, Lê Mau đã mua được nhà cao cửa rộng, xe hơi mới. Vợ Lê Mau còn sanh thêm được một quí tử để nối dõi tông đường. Cuộc đời Lê Mau bắt đầu lên hương. Lê Mau tham gia cộng đồng và các sinh hoạt văn nghệ. Nơi nào có vợ chồng nhạc sĩ Châu Đình An là có vợ chồng Lê Mau.

Khi tôi lập gia đình, vợ chồng Lê Mau cũng có dịp qua Cali và đã tham dự lễ cưới của chúng tôi. Nhân dịp Lê Mau họp mặt cùng bạn bè Nha Trang xa xưa. Lê Mau rất hãnh diện thành quả của mình. Mọi người chúc mừng hắn, tình thân vẫn như xưa, vẫn kê nhau sát ván cho vui nhà vui cửa. Tôi thì cứ phải theo hãng di dời đây đó. Cuối cùng dừng chân tại Florida. Tôi đã bán nhà ở Cali để mua nhà mới bên này .Tại Florida, tôi không quen ai ngoài thổ địa Lê Mau, nên hay gọi Lê Mau nhờ giúp đở này nọ. Lê Mau lúc nào cũng vui vẻ mau mắn đáp ứng. Tuy nhiên, vợ hắn đôi khi có vẻ cau có khó chịu. Vợ tôi tinh ý nhắc khéo tôi, đừng để vợ chồng hắn cãi vả sinh bất hòa mất tình nghĩa bạn bè. Làm việc được hơn một năm thì hãng tôi lại rục rịch dời sang Nam Mỹ. Tôi phải nghỉ làm và xin tiền thất nghiệp. Vợ tôi phải nhào ra làm nail. Vợ tôi có bằng tóc, nhưng chưa có kinh nghiệm, làm nail tuy hơi cực nhưng dễ kiếm tiền hơn. Đời sống ở đây cũng chẳng thiếu thốn gì, nhưng hơi buồn. Vợ tôi lúc nào cũng nhớ nhà, thương mẹ già thiếu người chăm sóc nên muốn trở về Cali. Tôi không kiếm được việc vừa ý ở đây nên phải chiều theo ý vợ thôi. Cali đi dễ khó về, về lại là mất tiêu cái nhà, đành phải ở chung với gia đình anh chị vợ. Tuy có chật chội nhưng vợ tôi lại thích vì có dịp trông nom mẹ ngày đêm. Cuối cùng tôi cũng mua lại được cái nhà, nhưng cuộc sống chung đụng chẳng thể nào thoái mái như ngày xưa .
Lê Mau thì mỗi ngày mỗi phát đạt. Vợ Lê Mau làm chủ tiệm nail. Hai con gái đã ra trường bác sĩ, dược sĩ. Lê Mau chỉ còn giử job điện tử, đi làm cho vui và để có benefit. Lê Mau bắt đầu viết lách và làm thơ, đăng trên diễn đàn Cựu Học Sinh Võ Tánh Nha Trang . Lê Mau thích làm thơ liên hoàn, người này xướng, kẻ kia họa lại vài câu, cuối cùng thành bài thơ tuyệt cú mèo. Con gái bác sĩ của Lê Mau lấy chồng nha sĩ ở Cali. Lê Mau lại có nhiều dịp về Cali thăm con, luôn tiện gặp gỡ bạn bè Nha Trang, lại kê nhau chí chóe. Lê Mau vẫn thích gặp lại các bạn già xa xưa để mà mày mày tao tao cho đã cái miệng. Bạn bè Nha Trang chê Lê Mau viết văn chẳng ra hồn, thơ lại là thơ con cóc. Lê Mau cãi lại, thơ chẳng hay sao lại được phổ nhạc, ca sĩ hát vang trời. Đời người có lúc thăng trầm, sức khỏe cũng vậy, bệnh hoạn lúc nào không hay. Lê Mau thích thể thao, đánh quần vợt mỗi tuần. Thế mà tự nhiên bị đột quị. 911 phải gọi trực thăng cấp cứu đưa ngay vào bệnh viện. Lê Mau bất tỉnh cả ngày đêm để bác sĩ mỗ xẻ thông tim mạch. Không biết lúc đó linh hồn hắn lang thang chỗ nào, thấy những gì, khi tỉnh lại, cảm thấy yêu đời hơn và sợ... chết. Cuộc đời quả thật ngắn ngủi.



TIỄN BẠN VỀ CỎI HƯ VÔ
( các vần thơ liên hoàn )

Một vòng hoa tiển người đi
Thế gian này cũng còn chi bạn hiền
Thôi thì cỏi vắng ngoài hiên
Xác thân theo tới về miền hư vô

Cứ gởi cho Phiên vòng hoa đẹp
cho một lần về với cõi hư không

Hư Vô một cõi bạn ta đến
Tiệc vui bày sẵn có chi buồn
Mỗi năm mỗi lúc càng tề tựu
Chẵng biết khi nào đến phiên ta

Chẳng còn lâu nữa đến ta
Bạn bè chờ sẳn cũng là niềm vui
Cuộc đời đâu có đi lui
Để mà luyến tiếc tối thui phận già

Tiệc bày sẵn nhưng bạn khoan vội đến
Bản phong thần đã chưa kịp khắc tên
Nơi dương thế bạn vẫn còn vương vấn
Những thơ tình chưa lộ hết tâm can
Thơ của bạn những vần thơ tuyệt hảo
Thơ thành nhạc hòa lẫn với âm thanh
Các bạn hiền đang muốn thưỡng thức thêm
Đường trường xa bạn hãy tạm dừng bước

Chúc mừng Lê Mau vừa thoát cơn hiễm nghèo
Mong bạn sớm bình phục để bạn bè được thưỡng thức thêm nhiều sáng tác mới


Vì lý do sức khỏe, Lê Mau xin nghỉ hưu, cùng vợ đi du lịch đây đó. Hội ái hữu cựu học sinh Võ Tánh Nha Trang mỗi năm tổ chức họp mặt nơi nào, kể cả ở Úc hay bên Tây, vợ chồng Lê Mau đều ghi danh tham dự. Lê Mau còn tham gia văn nghệ ca hát. Thường thì sẽ có ca sĩ hát bài “ 40 Năm Rồi Sao ” để giới thiệu nhà thơ Lê Mau. Rỗi rảnh là Lê Mau bay qua Cali để ẵm cháu, luôn tiện điểm mặt mấy thằng bạn già sao mà mỗi năm một vắng bóng. Bạn bè Nha Trang cũng thôi không chọc quê Lê Mau, sợ hắn đứng tim bất tử thì phiền. Lại bàn về bản nhạc “40 Năm Rồi Sao”, Lê Mau cũng vờ đồng ý bài thơ cũng chẵng có gì xuất sắc nhưng có lẽ hợp với tâm trạng của nhạc sĩ Châu Đình An nên anh đã nắn nót từng nốt nhạc. Gặp lúc Trung Tâm Thúy Nga yêu cầu anh sáng tác nhạc với đề tài “40 năm xa quê hương “. Anh bèn trao bản nhạc cho ca sĩ Ngọc Anh. Với giọng ca điêu luyện, Ngọc Anh đã khiến hàng triệu con tim thổn thức. Nhưng nhạc sĩ Châu Đình An không phải là người ưa phổ nhạc bừa bãi, nhiều bạn bè đã tặng quà để nhờ anh phổ nhạc thơ mình mà anh vẫn làm ngơ. Lê Mau chỉ là may mắn thôi.
May mắn kiểu Lê Mau, cả kiểu người Việt Nam khắp nạm châu biết đến, ai mà chẵng mong ước.



Bốn mươi năm rồi sao
Sáng tác: nhạc Châu Đình An, thơ Lê Mau

1. [Em] Bốn mươi năm rồi sao [Am] vẫn còn nhớ năm nào
Em [D] đi trong nắng [G] nhạt ai [Am] về đếm vì [B7] sao
[Em] Bốn mươi năm rồi sao [Am] bóng ngày tháng qua vèo
Mây [D] trôi xa cuối [G] trời [B7] lại cứ hỏi vì [Em] sao.
Đêm [C] đêm giấc chiêm bao [Am] thấy em như thuở nào
Môi [D] ngoan và mắt [G] biếc lại [Am] cứ hỏi vì [B7] sao.
ĐK:
Vì [Em] sao và vì sao bốn [B7] mươi năm một đời
Như cơn [Am] gió bay qua ngậm [Em] ngùi
Có [B7] từng đêm thao [C] thức bâng khuâng nhớ thương [B7] ai
Vì [Em] sao và vì sao bốn [B7] mươi năm lạnh lùng
Em đâu [Am] biết xa xăm nghìn [Em] trùng mỏi [B7] mòn bao thương [C] nhớ
Sao em vẫn xa [D] xôi.
2. [Em] Bốn mươi năm rồi sao tháng [Am] ngày cũ đâu rồi
Nơi [D] đây nơi xứ [G] người ai [Am] về đếm vì [B7] sao
[Em] Mắt trông lên trời cao cho [Am] tình bỗng dạt dào
Môi [D] xưa giờ lỗi [G] hẹn lại [B7] cứ hỏi vì [Em] sao.
Một Vì Sao Sáng
Bốn mươi năm rồi em vẫn còn đây
Vẫn lặng lẽ ngắm sao trời miên man
Sao anh đâu em tìm mà chẵng thấy
Để em buồn em tủi suốt quanh năm
Theo gia đình em đi từ dạo đó
Thời loạn ly chẵng kịp lời ước hẹn
Nhưng anh ơi, biễn cã, hãi hùng quá
Đã nuốc thân em nuốc trọn khối tình
Khiến hồn em trở thành ánh ma trơi
Giữa biễn cã mông mênh trong cô quạnh
Em cũng mong anh yên bề gia thất
Với vợ đẹp, con khôn, đời hạnh phúc
Em không ghen không oán trách ai đâu
Chỉ tủi phận không cùng anh sánh bước
Nhưng giờ đây em vô cùng mãn nguyện
Anh vẫn còn ấp ủ mối tình xưa
Tình chúng ta vẫn đẹp vẫn thanh cao
Em cảm thấy không còn gì luyến tiếc
Một vì sao chợt bừng sáng trên cao
Em yên tâm bình thản về nơi đó
Cỏi vĩnh hằng em sẽ phù hộ anh
Vĩnh biệt anh, vĩnh biệt một mối tình

Mới đây tôi đưa Lê Mau về nhà chơi. Vợ tôi khen Lê Mau vẫn tươi trẻ, mau mắn và dễ thương như ngày xưa. Không như các bạn bè Nha Trang của tôi, ông nào cũng gàn gàn ương ương chỉ biết làm khổ vợ con thôi.
Cám ơn Lê Mau, ít ra tôi còn có được một người bạn dể thương, không bị vợ tôi chê.

Duy Sâm 2018





2 thg 10, 2017

Chuyện tình thời chinh chiến

Xuân 72, đến Kontum
Muà Hè đổ lửa phủ trùm,tang thương
Lá vàng rơi,lạnh Thu sương
Tình em sưởi ấm nẽo đường giá Đông



Lá lay Con Tạo xoay vòng
Kiếp chinh nhân,phận má hồng nào hay
Tỉnh Lộ 7 bao đắng cay
Em tôi lưu lạc,kiếp này hư không


TML

21 thg 4, 2017

NGƯỜI DI TẢN BUỒN

Đời tôi sao khổ thế này
Bé thời xa bố già thời mất con
Chúa ơi Chúa ở trên cao
Xin mau hóa giải nỗi oan tình này

Tôi là người bắc di cư năm 1954. Tuy nhiên tôi không có ý niệm gì về cuộc di cư vĩ đại này vì lúc ấy tôi còn bé lắm, chỉ mới một tuổi thôi. Tôi chỉ biết bởi vì cuộc di cư này mà chúng tôi đã trở thành mẹ hóa con côi nơi xứ lạ quê người… Lớn lên một tí, tôi hỏi mẹ bố tôi đâu, mẹ tôi chỉ ôm tôi mà khóc. Tôi hỏi anh, anh tôi lại mắng : "Đừng hỏi nữa, mẹ buồn". Do đó, tôi phải tự dọ dẫm, nghe ngóng lấy một mình. Cuối cùng tôi cũng biết được mọi việc tuy rằng rất mơ hồ và không chính xác cho lắm.

Gia đình chúng tôi bốn người, ở ngoại ô Hà Nội. Lẽ ra tôi cũng có được một gia đình hạnh phúc đầm ấm, vì bố tôi là thầy giáo, mẹ tôi là y tá, việc sinh nhai chắc hẳn không khó khăn lắm. Thế nhưng đột nhiên, bố mẹ tôi lại âm thầm khăn gói và lặng lẻ bồng bế anh em tôi ra đi trong đêm tối. Khi chúng tôi đến biễn, nơi có con tàu há mồm đang đậu ngoài khơi, thì đã có đầy người trên bãi chờ đợi canô đến đón. Người ta phải lội xuống nước,chen chúc giành giựt nhau leo lên canô, thật là hỗn loạn. Đến phiến chúng tôi thì trời đã xế chiều, tôi không hiểu lúc đó ở bãi biển hỗn độn thế nào, sau khi đưa được mẹ con tôi và ít đồ đạc lên canô, bố tôi lại bị gạt ra. Do mệt mỏi, lại bị nhiều người níu kéo dành giựt leo lên canô , bố tôi đuối sức, không vịn được thành canô, bị lôi xuống nước và không vươn lên được. Thế rồi, chiếc canô rời bãi giữa tiếng than khóc của mẹ con tôi. Chiếc canô lướt sóng hướng về con tàu há mồm, nơi đó có những người lính ngoại quốc tiếp đón. Họ hướng dẫn lên bong tàu, cấp phát những thùng đồ ăn rồi dồn chúng tôi về một phía nơi đã có căng sẵn tăng lều che nắng mưa.
Rạng sáng thì tàu khép miệng lại, nhổ neo chạy thẳng ra khơi mịt mù, chẵng cần biết nơi bãi biễn vẫn còn đám đông người trong đó có bố tôi đang lố nhố kêu la. Được hai ngày thì tàu cập vào một hải cảng vào lúc rạng đông, nơi đó có sẵn đoàn xe cam nhông đợi chờ. Chúng tôi lại được dồn lên xe bít bùng mà chẳng biết sẽ chạy về đâu. Đến xế trưa thì chúng tôi lại được đổ dồn xuống sân của một trường tiểu học. Sau khi được hướng dẫn lập thủ tục kê khai lý lịch từng chi tiết và khám sức khỏe, chúng tôi được phân loại theo hộ tịch và đưa lên xe đến một khu gần bãi biển đã dựng sẵn những dãy nhà tiền chế dành làm nơi tạm cư cho người di cư. Mẹ tôi , sau mấy ngày khóc lóc, ngược suôi dò tìm tin tức của bố tôi trong tuyệt vọng. Mẹ đã lau khô nước mắt, để anh tôi ở nhà bồng bế tôi, mẹ ra tình nguyện làm việc cho Hội Hồng Thập Tự, hi vọng sẽ dể dàng nghe ngóng tin tức của bố tôi. Mẹ là y tá có mang theo giấy tờ chứng minh nên cũng được chính quyền địa phương nâng đỡ, cho làm việc tại bệnh xá địa phương. Khi anh tôi thi đậu vào trường trung học Võ Tánh, mẹ cũng xin chuyễn được về thành phố, làm việc tại bệnh viện Nha Trang. Sau đó quyết định dọn nhà về khu Phước hải để anh tôi tiện bề học hành. Khu Phước hải không phải là khu định cư, nhưng người bắc di cư chúng tôi muốn tập trung lại sống gần nhau để dể bề giúp đỡ. Chính quyền trong chương trình nới rộng thị xã, đã dễ dàng cấp đất cho chúng tôi xây cất nhà cửa.Trước kia, đây là bãi tha ma rộng lớn ở ngoại ô thị xã Nha Trang. Chúng tôi phải di dời mồ mả và tự xây cất lấy. Mới đầu chỉ là những căn nhà tôn, dần dần nhờ cần kiệm, chúng tôi đã sửa nhà tôn thành nhà ngói, có người còn lên nhà lầu. Chẳng bao lâu, khu Phước hải đã trở thành khu phố sầm uất của người bắc di cư. Mẹ tôi sáng đạp xe đi làm, chiều về đi chích thuốc dạo. Anh tôi mỗi ngày đi học cùng bạn hàng xóm. Tôi thì được gởi cho người kế bên nhà, chờ anh hoặc mẹ đi làm về. Thời gian cứ thế trôi qua, mẹ vất vả kiếm tiền nuôi con, anh miệt mài sách vở. Tôi cũng chập chững biết đi, rồi bập bẹ tập nói bên người hàng xóm. Anh tôi sau nhiều năm cố gắng đã đậu tú tài, vào Saigon thi đậu luôn vào trường Sư phạm. Mẹ tôi mừng rở vì anh đã nối được nghiệp của bố tôi . Mẹ lại lo làm việc nhiều hơn để chu cấp cho anh tôi học đại học.Tôi cũng qua được mẫu giáo và đang học tiểu học gần nhà. Trường Giuse Nghĩa Thục do các sư huynh Lasan lập nên để dạy dỗ trẻ em nghèo quanh khu Chợ Xóm Mới. Trường gồm frère hiệu trưởng và frère giám học đã lớn tuổi, hai frère trẻ và vài cô giáo. Frère giám học hình như đã chú ý đến tôi đặc biệt, có lẽ tại tôi côi cút, trầm lặng ít nói, cần được săn sóc hơn các trẻ em khác. Từ từ tôi cũng cảm thấy thoái mái và dạn dĩ hơn. Tôi ở lại trong trường đến chiều quanh quẩn bên frère cho tới khi trường đóng cửa . Sau bậc tiểu học , tôi thi đậu vào trường trung học Võ Tánh. Tuy nhiên tôi vẫn ghé trường Giuse thăm frère giám học thường xuyên. Tôi còn sinh hoạt trong đoàn Thanh sinh công , một một đoàn thể tổ chức như đoàn Hướng đạo, giúp học sinh công giáo của các trường trung học địa phương có dịp sinh hoạt với nhau trong các công tác xã hội. Vì là còn phôi thai nên đoàn có được sự hổ trợ và hướng dẫn của các sư huynh Lasan. Nhờ vậy, tôi đã có dịp sinh hoạt chung với đoàn Việt sinh của trường trung học Bá ninh.Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy mỗi năm có một vài huynh trưởng Việt sinh vắng mặt, hỏi ra mới biết các anh đã được gọi lên Đồi Lasan tu tập. Tôi cũng mơ ước được như họ, nhưng chỉ là ước mơ trong thầm kín mà thôi vì hình như chuyện đó quá xa vời đối với tôi. Anh tôi cuối cùng đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Sau khi thụ huấn khóa căn bản quân sự, anh được thuyên chuyển về Nha trang dạy trường trung học Võ Tánh. Anh cản không cho mẹ đi chích thuốc dạo nữa : “Mẹ đã lớn tuổi rồi cần ở nhà tịnh dưỡng nghỉ ngơi.” Mẹ chiều ý anh nhưng mỗi chiều lại mặc áo dài chỉnh tề ra Nhà Thờ cầu nguyện. Mẹ còn gia nhập hội Các Bà mẹ Công giáo để quen biết nhiều người, tiện bề kiếm vợ cho anh. Khi anh tôi lập gia đình, anh muốn mời mẹ và tôi về ở chung. Bấy giờ tôi mới thổ lộ tâm can, tôi xin phép mẹ và anh cho tôi được lên Đồi Lasan tu tập theo bước chân của Thánh Gioan Lasan. Anh tôi phản đối ngay : " Mình chỉ còn ba mẹ con, phải nương nhau mà sống, em mà đi mẹ sẽ buồn lắm..". Mẹ tôi thì im lặng, lúc sau mẹ chậm rải nói " Nếu là thánh ý của Chúa, con hãy làm theo ước nguyện của mình. Con đừng lo cho mẹ, mẹ đã có anh con săn sóc rồi ". Quả thật tôi không hiểu mẹ đã nghĩ gì mà bằng lòng cho tôi đi tu dễ dàng như vậy, có lẽ mẹ muốn dùng tôi làm lể vật hi sinh để cầu khẫn Thiên Chúa thương ban bình an cho bố tôi mà giờ đây chẵng biết sống chết thế nào bên kia bờ vĩ tuyến.
Năm đầu tiên tu tập trên Đồi Lasan, tôi đã gặp nhiều khó khăn và vất vả vì phải chuyễn đổi từ chương trinh Việt sang chương trình Pháp, lại phải học thêm tiếng Latin, nhưng tôi từ từ rồi quen vì nơi đây chỉ có kinh nguyện và học tập. Sau cùng, tôi cũng đã đậu được bằng tú tài Pháp và đã được khấn để mặc áo dòng. Thật là cảm động trong bộ áo choàng thâm nhìn xuống, bắt gặp đôi mằt nhân từ của frère giám học, người đã nâng đở tôi nay đã già nhưng hình bóng thánh Gioan Lasan vẫn quanh quẫn bên frère.


Sau khi khấn để trở thành một sư huynh, tôi được đưa lên Đà Lạt, ở trường Adran để học thêm thần học và căn bản sư phạm. Tôi còn ghi danh Văn Khoa để tiếp tục chương trình đại học. Năm sau tôi trở lại Đồi Lasan và được phân phối xuống thực tập dạy học tại trường trung tiểu học Lasan Vĩnh Phước dưới chân đồi. Trường gần nhà Dòng, rất tiện cho việc huấn luyện nên các frère trẻ đến thực tập. Riêng cấp tiểu học thì nhà trường phải mướn thêm các cô giáo. Vì nhu cầu nhân sự, nhà trường chỉ có thể tuyển các cô giáo mà thôi, vì các thanh niên sau khi đậu tú tài, nếu không muốn nhập ngủ sớm, phải vào Saigon hoặc lên Đà Lạt ghi danh vào đại học mới có thể kéo dài thêm tuổi học trò. Các cô giáo cũng đã có bằng tú tài và mỗi mùa hè cũng được đưa vào Saigon dự các khóa bổ túc sư phạm do các soeur Vinh Sơn giảng dạy. Tôi ở tuổi mới lớn, đã sống trong bốn bức tường, bên lời giáo huấn nghiêm khắc của Bề Trên và tâm hồn tràn ngập lý tưởng Lasan, nhưng khi nhìn thấy nét xinh tươi và giọng nói trong trẻo của các cô giáo, tim tôi cũng bồi hồi, cảm giác là lạ khó tả. Tuy vậy, trước mặt các cô giáo tôi vẫn cố tỏ ra nghiêm nghị. Tôi không biết các huynh trưởng của tôi có cùng cảm giác như tôi hay không bởi vì chẳng có ai muốn thổ lộ tâm tư của mình ngoài trừ khi giải bày cùng cha linh hướng trong những lúc xưng tội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có gì đáng tiếc xảy, có lẽ vì chúng tôi biết kềm chế, vả lại thời gian thực tập không lâu, chúng tôi lại phải trở lại trường đại học lấy bằng cử nhân, rồi lo đi du học hoặc giảng dạy trên trung học. Một chân trời mở rộng, tình cảm tâm lý cũng biến đổi nên dể dàng quyên đi các cô giáo tỉnh nhỏ
Bây giờ là đầu năm năm 1975, tôi đang dạy thực tập tại trường trung tiểu học Lasan Vĩnh Phước. Tình hình chiến sự không được khả quan. Quảng Trị với đại lộ kinh hoàng. Rồi Huế, Đà Nẵng, quân dân bỏ chạy, tranh nhau leo lên tàu ra biển. Kế đến, Pleiku, Ban Mê Thuộc, quân đội được lệnh rút cấp thời, dân chúng cũng gồng gánh chạy theo, đường đèo trở nên suối màu mỗi khi bị việt cộng pháo kích tấn công. Nhà Dòng buộc lòng phải có kế hoạch di tản các tập sinh, đã lo thuê sẵn tàu phòng khi hửu sự. Tôi xin phép Nhà Dòng cho mẹ và anh chi tôi được tháp tùng. Nhờ vậy , gia đình tôi đã đến được Saigon bình an trước ngày Nha Trang bị bỏ ngỏ. Nhà Dòng thu xếp cho các em tập sinh được tạm trú tại trường trung học Lasan Đức Minh để thân nhân dể tìm đón các em về với gia đình. Các frère trẻ lúc nay cũng bị giao động mãnh liệt vì tin tức xấu về vận mệnh đất nước mỗi ngày một nhiều. Việt cộng sẽ tấn công thủ đô là điều không thể tránh khỏi. Một frère có người trong gia đình muốn tổ chức vượt biên, hỏi tôi có muốn tham gia không. Tôi về hỏi ý kiến mẹ và anh. Mẹ bảo các con còn trẻ hãy tự quyết định lấy tương lai mình, đừng lo cho mẹ, mẹ già rồi, chẳng muốn đi đâu cả, mẹ phải ở lại tìm bố của các con, ly biệt bố suốt 20 năm là cả một sai lầm lớn trong đời mẹ. Mẹ không đi, anh tôi quyết định ở lại săn sóc mẹ. Do đó, tôi cũng tình nguyện ở lại trông nom các tập sinh chờ thân nhân đến đón để các frère khác rộng thì giờ thu xếp công việc riêng của họ. Thế rồi, ngày phải đến đã đến. Ngày 30 tháng tư,Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Mở cửa dinh Độc Lập chờ đợi quân đội Bắc Việt vào tiếp thu. Thủ đô tránh được thảm cảnh đẩm máu, chỉ có dân quân hớt hãi chạy toán loạn tìm đường thoát thân.

Chính quyền cộng sản và bộ đội từ từ tiếp thu mọi nơi, công sở và trường học đều bị chiếm đóng. Cơ sở nhà Dòng Lasan bị tịch thu, chỉ còn dãy nhà ở Mai Thôn làm nơi tạm cư cho các frère già. Các frère trẻ được phép trở về với gia đình, tùy nghi sinh sống theo hoàn cảnh từng người. Tôi về ở với mẹ và anh chị Hai. Mẹ tôi không biết nghe tin từ đâu mà mặt mày lúc nào cũng rạng rỡ, cười nói, không còn hiu hắt thảm não như trước kia. Công an địa phương hạch hỏi, gây khó khăn đủ điều mà mẹ cũng chẳng bực bội phàn nàn. Mẹ bảo Bố vẫn còn khỏe mạnh, sẽ vào Saigon gặp lại các con sớm thôi… Quả thật bố tôi đã vào Saigon. Ông đã tìm đến thăm mẹ con chúng tôi. Nhưng ông đến như người đồng hương tìm thăm hàng xóm chứ không phải để tìm gặp vợ con sau mấy mươi năm xa cách. Ông khoa trương chế độ trước những khuôn mặt thất thần, đang lo lắng không biết sẽ bị chính quyền mới đối xử ra sao. Tôi khó chịu nhìn ông, hững hờ đối đáp những câu vô nghĩa. Ông không phải là bố tôi, không thể chấp nhận được. Bởi vì người bố trong tâm tưởng tôi từ tấm bé rất hòa nhã và đáng kính. Ông bảo ông đã lấy vợ và có hai con, một trai một gái, cũng đang thu xếp để vào Saigon sớm. Mẹ tôi nhìn ông, nghe ông nói mà chỉ biết khóc. Giờ đây có hỏi han, có kể lể những chuyện đau thương đã qua cũng bằng thừa. Ông kể lại, sau khi bị hất ra khỏi canô, ông ngã xuống nước, mệt lả người và hình như đã ngất đi lúc nào không biết. Người ta kéo ông lên bờ, khi ông tỉnh lại thì con tàu há mồm đã mất hút. Ông vừa buồn bã vừa lo sợ, tìm đường về nhà. Cũng may chưa ai phát giác, có ai hỏi thì ông cứ ậm ờ nói đã cho mấy mẹ con về bên ngoại nghỉ hè. Sau đó ông xin chuyển về dạy ở Hà Nội và quen một cô giáo nơi trường mới. Cô thương ông và muốn lập gia đình với ông. Có lẽ cô cũng biết ông đã có vợ con nhưng không hỏi. Bố cô là cán bộ cao cấp nên mọi việc cũng dễ dàng , ông còn được chuyển về phục vụ tại bộ Giáo Dục nên đời sống gia đình cũng ổn định. Tiếp xúc với ông lâu ngày, tôi thấy ông cũng cởi mở, không đến nỗi tệ. Tình cha con hình như có sợi dây vô hình nào đó thắt chặt, tôi bắt đầu gọi ông bằng bố. Ông cũng tỏ vẻ xin lỗi đã quá khách sáo lúc đầu gặp mặt. Ông bảo xã hội cộng sản miền bắc là thế đó. Mọi người lúc nào cũng dòm ngó nghi kỵ lẫn nhau, moi móc sơ hở của người khác để mà tiến thân. Vợ con ông rồi cũng đến Saigon. Bà cũng đến thăm mẹ con tôi, cũng chị chị em em với mẹ tôi. Bà không cản bố tôi đến thăm mẹ con tôi, nhưng không cho phép bố chính thức nhận lại mẹ con tôi, sợ ảnh hưởng tới quyền lợi của mẹ con bà cũng như ảnh hưởng tới chức quyền của bố tôi.
Anh tôi là giáo chức, theo lệnh của chính quyền mới, ra trình diện học tập đường lối chính trị của Đảng và Nhà Nước mười ngày rồi trở về nhà chờ lệnh, nhờ bố tôi bảo lãnh, anh được ở lại Saigon và đi dạy lại. Tôi thì khỏi đi trình diện đâu cả, nhưng vì có một số em tập sinh chưa có thân nhân đến đón mà trường Đức Minh lại bị trưng dụng. Cha mẹ các em vẫn còn kẹt lại ở miền trung. Do đó tôi đã tình nguyện và được cấp giấy phép mang các em về lại Nha Trang để thân nhân dễ dàng đón về nhà. May mắn thay, các em đã trở về nhà an toàn. Mẹ tôi cũng trở về Nha Trang, nhưng mẹ không trình diện nhiệm sở cũ. Mẹ mở môt tiệm tạp hóa để tôi có phương tiện sinh sống và mẹ đi đi về về thăm bố và anh Hai tôi . Tôi nhờ có cửa hàng của mẹ, nên có nhiều mối giao hàng cho các tỉnh miền trung. Công việc vất vả và bận rộn. Tình cờ tôi gặp lại cô giáo Thanh, trông cô thật xơ xác, tôi nhìn mãi mới nhận ra. Cô cũng không nhìn ra tôi, bởi vì khi cởi áo dòng, tôi trông cũng khác lạ. Nhận ra thì mừng rở, nhìn nhau mà khóc, nói chẵng nên lời. Cô giáo Thanh không phải là người khiến tim tôi rung động phút ban đầu. Lúc ấy, cô tự nhiên, không e ấp như các cô giáo khác. Cô đã có bồ, bạn trai cô là sĩ quan, thường lái xe jeep đến đón cô mỗi chiều cuối tuần, anh ta cũng là bạn của anh cô, họ đang hứa hẹn làm đám cưới vào mùa hè này.
Giờ đây thì cô không còn gì cả, bố cô là cấp tá nên bị đưa ra bắc lưu đầy. Anh cô bị đi học tập ở trại A 30 Tuy Hòa. Bạn trai cô đã tử trận khi cố gắng bảo vệ vòng đai cuối cùng của bộ tư lệnh tiền phương Phan Rang. Nhà cửa cô bị tịch thâu, họ muốn đẫy mẹ con cô vào vùng kinh tế mới, nhưng mẹ cô không chịu, cứ sống lây lất, buôn bán lặt vặt, kiếm tiền đi thăm nuôi anh cô. Tôi hứa sẽ giúp đở cô qua khỏi lúc khó khăn này. Giao hàng để cô đi chạy hàng, giúp vốn mỗi khi cô kiếm được mối làm ăn nhỏ. Tiếp xúc nhau lâu ngày, chúng tôi yêu nhau và quyết định lập gia đình với nhau. Mẹ tôi rất hài lòng cô dâu mới, biết hiếu kính mẹ chồng và chịu khó làm ăn. Mẹ không phàn nàn khi cô gom góp, gói gém về giúp mẹ và nuôi anh đang ở trại cải tạo. Thỉnh thoảng mẹ còn bảo tôi cùng với vợ và mẹ vợ đi thăm cho có tình nghĩa. Thấy mẹ rộng lượng với vợ, tôi cũng yên tâm và thầm cảm ơn mẹ . Anh và bố vợ tôi sau nhiều năm cải tạo cũng được trở về với gia đình, sau đó đi Mỹ theo diện HO. Vợ tôi bớt được gánh nặng, có thì giờ săn sóc chồng con. Chúng tôi sinh được hai cháu gái khi con gái lớn học xong trung học, chúng tôi quyết định dọn về Saigon để con cái học đại học dể dàng hơn. Mẹ tôi cũng đồng ý như vây,mẹ đã lớn tuổi rồi, muốn gần gụi bố và anh hai tôi thường xuyên hơn trong chuỗi ngày còn lại. Con gái lớn của tôi ,sau khi tốt nghiệp ngành kế toán đã kết hôn với một kỹ sư điện tữ. Chúng nó làm việc cho một công ty nước ngoài, lương bổng cũng khá nên tôi yên tâm. Riêng cô gái út, tính tình nóng nảy. Chê Saigon ngột ngạt thiếu tự do, muốn đi du học. Bố tôi xin cho nó được học bổng đi du học Ba Lan hai năm. Tuy không thích lắm nhưng nó cũng bằng lòng vì dù sao đi du học cũng đỡ hơn phải ở lại Saigon. Qua bên đó, không biết nó học hành ra sao, chát chiết thế nào mà quen được một anh chàng kỹ sư bên Mỹ. Anh ta bảo lúc bé cũng ở Phước Hãi, có biết hai chị em nó. Anh ta cũng bay sang Ba Lan thăm và hứa khi nó trở lại Việt Nam anh sẽ về lập thủ tục bảo lãnh nó sang Mỹ. Quả thật, con tôi về lại Việt Nam sáu tháng thì anh ta cũng bay về thăm viếng gia đình tôi. Thấy anh ta lịch sự, nói năng lễ phép, chúng tôi rất ưng ý. Anh ta còn hứa hẹn sang năm sẽ đưa bố mẹ về làm đám cưới và đón cô dâu sang Mỹ luôn. Thật là phúc đức, con tôi thật có phúc , chúng tôi chỉ biết thầm cảm tạ Chúa Trời . Đám cưới thật rềnh rang, có cả bố mẹ hai bên, khiến vợ chồng tôi cũng nở mày nở mặt với họ hàng. Anh chị xui còn mời chúng tôi sang Mỹ ở chung cho vui.
Con gái út của tôi sang Mỹ, sau khi có thẻ xanh liền làm giấy bảo lãnh cho vợ chồng tôi. Năm sau lại thông báo nó làm việc cho chính phủ Mỹ, hi vọng sẽ bảo lảnh chúng tôi sang Mỹ sớm hơn dự định. Giấy tờ đi Mỹ của chúng tôi thật suông sẻ, phóng vấn cũng dễ dàng, tiệc tiễn đưa chúng tôi thật trang trọng. Mọi người chúc mừng khiến chúng tôi thêm hãnh diện có được con ngoan và rể quí. Chúng tôi đến phi trường San Francisco. Vợ chồng con chúng tôi đón về Sacramento,thủ phủ của California. Căn nhà rộng lớn , phòng ốc sáng sủa, chúng tôi có được phòng riêng nhìn ra vườn. Hai tuần lễ đầu con gái và con rể quấn quít bên chúng tôi, đưa đi ăn nhà hàng, thăm viếng San Francisco, San Jose, nơi có đông đúc những người Việt Nam. Anh chị xui cũng mời chúng tôi đến nhà chơi, ông bà đã về hưu, nhà cửa thật tươm tất gọn gàng. Hai tuần sau, con gái tôi bảo đã hết phép, phải đi làm, lại phải trực đêm nên sẽ không ở nhà ban đêm. Tôi cứ ngỡ nó làm y tá, nhưng dần dà rồi mới hiểu ra. Con tôi đã dối chúng tôi, nó đã tình nguyện gia nhập vào vệ binh quốc gia mà dám bảo là làm việc cho chính phủ như một công chức. Không biết vợ chồng chúng nó mới lấy nhau mà đã cơm lạnh canh nhạt như thế nào khiến nó phải tình nguyện đi lính. Thế rồi con tôi lấy cớ không được phép có bầu và sinh con trong thời gian huấn luyện và phục vụ trong quân đội nên không gần gũi với chồng, chúng nó từ từ xa nhau. Tuy nhiên con rể rất tốt, vẫn thương vợ, chịu đựng, vui vẻ đón chúng tôi sang Mỹ hy vọng chúng tôi sang đây, sẽ khuyên giải con tôi dễ dàng hơn. Nghe qua mọi việc, tôi rất giận, vội kêu con gái về rày la và khuyên can. Nhưng con tôi bảo việc của chúng nó để chúng nó giải quyết, người lớn không nên xen vào. Trách mắng mãi, nó bực quá nên cho hay là trong thời gian thụ huấn và phục vụ quân đội, nó phải lòng một sĩ quan người Mễ, nó đang muốn ly dị với chồng để sống chung với anh ta. Quả thật như sét đánh bên tai, tôi không còn chịu đựng được nữa, bảo nó phải lập tức về xin lỗi chồng, nếu không chúng tôi sẽ từ bỏ nó luôn. Nó vẫn ngoan cố nói, mang chúng tôi qua được đất nước tự do này là nó đã làm tròn chữ hiếu, nếu bố mẹ không tôn trọng quyền tự do của nó, nó không về nhà nữa. Và nó đã đi luôn, bỏ mặc chúng tôi với thằng con rễ tội nghiệp. Giờ đây tôi không biết làm gì nữa ngoài khóc lóc và than thân trách phận. Tôi nên giận con gái tôi hay nên trách bản thân mình không biết dạy giỗ con theo đường ngay lẽ phải. Phải chăng xã hội cộng sản đã biến đổi người dân như vậy. Tôi từ một tu sĩ khả ái bị biến đổi thành một anh chạy hàng rong kiếm sống qua ngày. Mọi người dân phải biết chụp giựt, phải biết dìm người khác để lấy cơ hội tiến thân. Thằng con rễ tội nghiệp giờ đây lại phải an ủi chúng tôi, bảo bố mẹ đừng quá đau buồn, từ từ em ấy sẽ hồi tâm lại, bố mẹ cứ ở đây với con để mọi giấy tờ được thông suốt. Anh chị sui cũng chẳng hề phàn nàn, nếu anh chị ngại ở với cháu thì chúng tôi còn dư một phòng, qua ở với chúng tôi. Con gái lớn của tôi từ VN gọi qua, nói bố mẹ đã già rồi, ở bên Mỹ làm gì, về lại Việt Nam vui chơi cùng các cháu. Nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà về Việt Nam gặp lại bà con lối xóm, vì lúc rời Saigon có hơi khoe khoang khoác lác một tí. Cũng không thể nào đối diện với anh chị sui mỗi ngày, thời may, khi vợ tôi kể lể với anh chị bên Texas, chị dâu của vợ tôi mau mắn bảo chúng tôi qua Texas ở với anh chị, bên đó hơi nóng nhưng nhà cửa rẻ, có thể xin trợ cấp của chính phủ. Chị còn gởi cả vé máy bay sang cho chúng tôi, bảo chúng tôi đừng có ngại, các em đã nuôi anh trong trại cải tạo, giờ đây anh chị lo cho các em. Đành vậy thôi, tôi cũng chiều theo ý vợ đì tìm nơi dung thân mới. Texas quả thật là miền đất hứa, sống bên gia đình anh vợ và chung quanh hầu hết là những gia đình HO, tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Họ đón tiếp chúng tôi ân cần và thiện cảm.
Con gái út của tôi vẫn chưa liên lạc với tôi, hình như tôi đã tha thứ cho nó rồi. Nghĩ cho cùng nó cũng chỉ là nạn nhân của chế độ mà thôi, xã hội cộng sản khiến người dân sống trong cùng cực, chỉ có cán bộ và tầng lớp thống trị giàu có nhờ cướp bóc tài sản của dân bằng những luật pháp phi nhân. Giới trẻ giờ đây cũng đang khao khát một cuộc sống tự do thoái mái. Họ cũng đang tranh đấu đòi hỏi dân chủ, nhân quyền cho phù hợp với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, dễ dàng nhất vẫn là tìm cách kết hôn với việt kiều, chỉ có cách đó mới mong thoát khỏi chế độ cộng sản và hi vọng có đời sống sáng sủa hơn. Con tôi cũng đã kết hôn với việt kiều, nhưng nó không lấy chồng bừa bãi. Nó cũng đắn đo, muốn yêu và được yêu, bằng chứng là cả gia đình nhà chồng đã về Việt Nam rước nó sang Mỹ. Tuy nhiên, đời sống gia đình đã xãy ra những mâu thuẫn ngoài ý muốn. Không biết cuộc sống lứa đôi như thế nào mà nó không thể thổ lộ cùng bố mẹ, cũng chẳng hề tâm sự với chị hai, mà lại âm thầm chịu đựng tự giải quyết lấy một mình. Tính khí nó quật cường nên có lẽ nó nghĩ giải pháp tốt đẹp nhất không phương hại đến danh dự gia đình chồng là tình nguyện nhập ngũ trong quân đội, như vậy sẽ có lý do xa chồng một thời gian, rồi từ từ giải quyết sau. Tội nghiệp con tôi, ở nơi xa lạ mà phải tính toán một mình, không người chỉ vẽ.
Lạy Chúa, con gái của con thật tội nghiệp. Không phải nó lấy chồng chỉ với mục đích duy nhất là để được sang Mỹ. Hôn nhân của nó bị rạn nứt chắc hẳn phải có nguyên do gì đó mà con chưa thể suy đoán ra được, nhưng Chúa biết. Chúa biết lòng nó rất chân thật. Xin hãy thương xót con bé và ban ơn bình an cho nó. Amen.

Duy Sam - 2016

12 THÁNG ANH ĐI