31 thg 1, 2011

Chúc Tết


Trần Tế Xương

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Ðồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Ðứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp người đông đúc.
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời,
Vua, quan, sĩ, tứ, người trong nước,
Sao được cho ra cái giống NGười .

ĐẺ BỌC ĐIỀU


Tuyết-Lan

Coi xong truyện này, ngẫm nghĩ lại,
quả là chúng ta đẻ bọc điều thật,
không kể gì giàu nghèo,
cứ không "bị" sống dưới chế độ Cộng Sản
là đẻ bọc điều rồi

Bạn thân mến,
Một người bạn của tôi ở Pháp vừa đi Việt-Nam về. Anh kể tôi nghe câu chuyện khôi hài... đen trong xã hội... đỏ, nghe buồn cười như chuyện... tếu! Bây giờ tôi lại mượn lời của Anh, kể lại cho Bạn nghe, để Tạp Ký tuần này được viết dưới thể văn... truyện cười ra nước mắt!

Hôm đó, anh đang bận đi dạo phố ở Hà-Nội để mua vài thứ quà lưu niệm. Xe thông tin đi khắp thủ đô quảng cáo cuốn phim “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hông-Kông” đang chiếu tại các rạp. Tò mò, anh muốn biết dân Hà-Hội thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy như thế nào? Anh bảo bác tài xế tắc-xi chở anh đến rạp hát sang trọng của thủ đô Hà-Nội là rạp Fansland. Xe dừng trước rạp, anh mới biết là mình lầm lẫn, vì rạp vắng như Chùa Bà Đanh. Phim nói về Hồ-Chí-Minh Nguyễn-Ái-Quốc mà người dân thủ đô Hà-Nội thờ ơ hay sao? Cụt hứng, anh vội quay lui, tìm người tài xế tắc-xi thì thấy bác ta đang đậu bên kia đường, mỉm cười rất hiền, bác bảo anh “Tôi biết thế nào ông cũng quay về. Cuốn phim đó có gì mà xem? Hôm đầu tiên chỉ bán được 24 vé. Ngày hôm sau, chỉ bán được độc nhất 1 vé, nên chủ rạp đã phải trả 1 vé này lại và không chiếu nữa.” Ngạc nhiên, anh hỏi “Dân Hà-Nội không thích xem phim nói về lãnh tụ của họ hay sao?” Bác tài đáp “Còn phải hỏi! Nếu gặp phim hay, rạp đông, chen chân không lọt.” Tò mò, anh lại hỏi “Thế rạp chứa được bao nhiêu người một suất?” Bác tài xế cười thành tiếng “Những 250 ghế cơ. Do đó, với số khách 24 người mà chiếu, cũng đủ chết chủ rạp rồi. Huống chi chỉ có 1 người.”

Trên đoạn đường về, bác tài xế nói chuyện nổ như bắp rang. Nào là nhà làm phim phen này bị lỗ nặng, vì đã bỏ ra một số vốn đầu tư với Tàu cộng sản xuất cuốn phim. Nào là phim đã quay ròng rã hai tháng liên tục ở Quảng-Đông. Nào là tên phim ban đầu được đặt là “Thoát hiểm ở Hồng-Kông” cho có vẻ ly kỳ... xã hội đen để hấp dẫn khán giả. Nhưng khi vào Việt-Nam, mấy tay cán bộ đỏ tưởng bở rằng Bác vẫn còn hấp dẫn trong quần... chúng thủ đô Hà-Nội, nên cho đổi tên phim thành “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hồng-Kông”. Không ngờ sáng kiến này lại trở thành... ác kiến, khi người dân Hà-Nội chỉ cần nghe đến tên “Cáo già vừa dẻo vừa dai. Buôn dân bán nước cắt hai sơn hà”, đã vội đóng cửa bảo nhau tẩy chay cuốn phim. Báo hại chủ rạp Fansland tốn công, tốn của quảng cáo rầm rộ cho cuốn phim, mà không có ma nào vào xem. Trong khi trước đó cứ mừng hụt, tưởng phen này đưa tên tuổi bác ra, sẽ hốt bạc. Không ngờ chỉ cần nghe tên thây ma HCM, người dân Hà Thành đã chạy có cờ, sợ rằng lại bị chậm chân như năm 1954 thì khốn đốn!

Đến đây, anh bạn bắt chước giọng Hà-Nội của bác tài xế tắc-xi cười cười, nói “Ông biết không? Bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954, dân Hà-Nội sẽ đạp nhau vãi c... vãi đái ra mà lên tàu bay hay xuống tàu thủy ra nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng sau 1975, có ông bác vào Nam, cứ đay nghiến họ hàng trong Nam rằng “Cơ khổ! Sao bây giờ còn ở đây? Tôi tưởng vào đây sẽ không gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ nhỉ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha, ba đời con như chúng tôi đây? Các ông bà rõ thật là... dại dột hết sức!”

Anh bạn thấm thía câu chuyện của bác tài xế, lặng thinh không góp lời nào. Xuống xe, anh trao cho bác tài xế hết những đồng tiền anh vét trong hai túi quần. Gấp đôi hay gấp ba giá tiền phải trả. Bác tài xế cảm ơn và còn nói “Tôi với ông chắc cả đời chỉ gặp nhau một lần này, nhưng tôi xin nói ngay là các ông ở bên Âu Mỹ ấy, chắc kiếp trước được đẻ bọc điều. Thoát khỏi làm dân Việt-Nam cộng sản cũng như được tái sinh một kiếp khác đấy! Cố gắng làm việc phúc đức để con cháu được nhờ.”

Câu chuyện đến đây là hết. Nhưng cái “hậu” của nó còn vương mãi trong trí tôi. A ha! Bạn và tôi đang ở Mỹ, vậy thì - theo lời bác tài xế – Bạn và tôi cũng đã được đẻ bọc điều nhỉ? Điều này phải hỏi lại Mẹ tôi đã. Nhưng hỏi chuyện đời xưa với một bà cụ đã 84 tuổi, đôi tai điếc lác thì thật là khó khăn. Thôi vậy. Cứ xem như Bạn và tôi đã được đẻ bọc điều.

Thế nhưng, có nhiều kẻ sống ở hải ngoại từ lâu, mà không dám nhận là mình đẻ bọc điều đấy, Bạn ạ!

Thân mến chào Bạn,

Hẹn Bạn thư sau.

27 thg 1, 2011

Hoa Kỳ sẽ tăng cường quân lực ở Đông Nam Á

Đảo Guam nơi có các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Thái bình dương

http://www.voanews.com/vietnamese

Bộ quốc phòng Mỹ mới đây cho biết Hoa Kỳ đang xem xét tới việc tăng cường thêm nữa sự hiện diện quân sự trong vùng Á châu Thái bình dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Phát ngôn viên Geoff Morrell cho biết như thế hôm thứ tư tại cuộc họp báo ở Ngũ giác đài trong lúc sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang làm cho nhiều nước Đông Á cảm thấy lo ngại về triển vọng an ninh trong khu vực. Mời quí vị xem Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Phát ngôn viên Geoff Morrell của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết giới hữu trách ở Washington đang xem xét tới những phương thức nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực Á châu Thái bình dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ông Morrell nói rằng mới đây Hoa Kỳ đã thảo luận với Australia về việc để cho quân đội Mỹ được sử dụng một số cơ sở ở nước này. Ông đề cập tới việc Hoa Kỳ hiện có một mối quan hệ tốt đẹp với Singapore và có quyền tiếp cận các cơ sở ở quốc gia thành phố này; và nói thêm rằng kế hoạch tái bố trí lực lượng tới đảo Guam của Mỹ ở Thái bình dương cũng giúp cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á được mạnh mẽ hơn.

Ông Morrell phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Ngũ giác đài hôm thứ tư (26 tháng 1, 2011) vừa qua, giữa lúc sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đang làm cho nhiều nước trong vùng Đông Á cảm thấy lo ngại về triển vọng an ninh của khu vực. Các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn của Trung Quốc ở Đông Nam Á đặc biệt lo ngại về điều được cho là thái độ bá quyền của Bắc Kinh trong thời gian gần đây liên quan tới vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong lúc các nước ASEAN đang ra sức tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vụ tranh chấp này với Trung Quốc, một số nước hội viên đã tìm cách tăng cường khả năng hải quân trong vài năm gần đây. Tin tức báo chí cho hay Việt Nam đã đặt mua 6 tiềm thủy đĩnh của Nga, và Malaysia cũng mua các tàu ngầm mới của Pháp trong lúc Indonesia đã đề ra kế hoạch tăng gấp đôi số tàu ngầm của mình.

Giáo sư Simon Tay là người đứng đầu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở Singapore. Ông cho biết các nước Á châu có những cảm nhận phức tạp trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực. Ông nói:

"Chúng tôi nhìn Trung Quốc với những mối hy vọng về mặt kinh tế nhưng chúng tôi lo ngại về vấn đề chính trị và an ninh. Chúng tôi trông đợi Hoa Kỳ tiếp tục mang lại ổn định và hòa bình, vốn là nền tảng của sự tăng trưởng và thịnh vượng của chúng tôi."

Trong khi đó ở vùng Đông Bắc Á, sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với Bắc Triều Tiên và vụ xích mích ngoại giao nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Nhật Bản hồi tháng 9 liên quan tới một dãy đảo nhỏ ở Hoàng Hải đã khiến Nhật Bản điều chỉnh sách lược quốc phòng để ứng phó với Trung Quốc. Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã tán dương việc Nhật Bản quyết định di chuyển những nguồn lực quân sự từ miền bắc gần Nga tới những hòn đảo ở vùng tây nam gần Trung Quốc. Ông Gates cũng cho rằng nếu không có liên minh phòng thủ Mỹ-Nhật thì Trung Quốc có lẽ đã có những hành động hung hãn hơn với các nước láng giềng.

Ông Tsuneo Akaha là người giữ chức Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey ở California. Ông nói rằng sách lược quốc phòng mới của Nhật phản ánh sự quan tâm đối với Trung Quốc:

"Lý do quan trọng nhất là sự khuyếch trương của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong khả năng hải quân viễn dương, và những diễn tiến mới đây liên quan tới loại chiến đấu cơ tàng hình mới, cùng với việc Trung Quốc đã bố trí và dự định chế tạo thêm tàu ngầm để họ có thể phóng chiếu sức mạnh của mình tới những nơi xa hơn."

Ông Akaha cũng cho biết chính phủ ở Tokyo ủng hộ việc Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia vùng Đông Nam Á. Ông nói thêm như sau:

"Điều này có thể nói là đã mang lại cho Hoa Kỳ một sự khích lệ về chính trị và một cơ sở cho tư duy chiến lược để giao tiếp chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á. Diễn tiến này cũng giúp củng cố sự tin tưởng của Nhật Bản bởi vì chừng nào mà Hoa Kỳ còn có mặt ở đó thì an toàn của hoạt động hàng hải quốc tế còn được bảo đảm."

Ông Mã Chấn Cương, cựu Đại sứ Trung Quốc ở London, là Giám đốc Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung Quốc. Ông nói rằng Trung Quốc không muốn xảy ra xung đột với Hoa Kỳ, nhưng rủi ro sẽ gia tăng nếu các nước khác không ngớt nhấn mạnh tới điều gọi là “mối đe dọa của Trung Quốc.”

Ông nói: "Đương nhiên là nếu một số người Mỹ nhất định không chịu từ bỏ lối suy nghĩ của thời Chiến tranh Lạnh, nhất định cho rằng Trung Quốc là địch thủ hoặc đối thủ tiềm năng của Hoa Kỳ, và thậm chí còn thách thức những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, thì quan hệ giữa hai nước có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Đó là điều mà Trung Quốc không muốn xảy ra. Vì vậy tôi nghĩ rằng việc Hoa Kỳ và Trung Quốc phát triển hợp tác về an ninh là phù hợp với lợi ích của hai nước và tôi không nghĩ rằng việc hai nước đối đầu với nhau hay giao chiến với nhau là một việc tất nhiên."

Hầu hết các nhà phân tích tình hình Á châu cho rằng trong tình hình hiện nay Hoa Kỳ cần tiếp tục tiến hành những cuộc đối thoại và giao lưu quân sự với Trung Quốc để giảm thiểu mối rủi ro xảy ra những vụ hiểu lầm và căng thẳng có thễ dẫn tới chỗ đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh đã cắt đứt cuộc đối thoại quân sự với Hoa Kỳ hồi năm ngoái sau khi Washington loan báo kế hoạch bán cho Đài Loan một số vũ khí trị giá 6,4 tỉ đô la.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã đến thăm Trung Quốc hồi thượng tuần tháng này trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm xây dựng lại mối liên hệ giữa quân đội hai nước. Tuy nhiên quân đội Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa chấp nhận đề nghị của ông Gates là thiết lập một cơ chế để thực hiện những cuộc đối thoại thường xuyên giữa đôi bên về các vấn đề an ninh.

26 thg 1, 2011

Xuân Trên Vạn Nẻo Đường Đất Nước

Mường Giang

Xuân Trên Vạn Nẻo Đường Đất Nước Qua Các Thời Đại Trong Việt Sử

Theo các nguồn sử liệu lưu truyền thì họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang vào năm Nhâm Tuất 2879 trước Tây lịch, nhưng nền độc lập đã bị gián đoạn gần mười thế kỷ vì sự đô hộ của người Tầu . Trong giai đoạn tối tăm, ô nhục này, Bắc quân đã dùng ngàn muôn thủ đoạn để đồng hóa dân ta nhưng đã hoài công và người Việt tuy không bị mất gốc nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, tín ngưỡng của Trung Hoa khi sống chung với họ .
Năm 939 Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang, thu hồi lại nền độc lập cho quốc gia, mở đầu nền tự chủ, tự cường cho dân tộc thì cũng kể từ đó, qua bao đời, tổ tiên ta đã cố gắng lựa lọc lại những ảnh hưởng ngoại ban, tiêu hủy các hủ tục, chấp nhận những thuần phong mỹ tục của người, đồng thời pha trộn vào đó tất cả tinh hoa của người Việt, tạo thành nếp sống đặc trưng, đặc thù của dân tộc Việt Nam nhưng vẫn giữ bản sắc Đông phương . Trong các cổ tục còn lưu truyền đến ngày nay, Tết Nguyên Đán là một biểu tượng phong phú, toàn vẹn và ý nghĩa nhất, đã thu hút mọi người, mọi giới phải quên hết mọi điều để chỉ có tết, lo cho tết sao cho mấy ngày đầu năm được đầy đủ, vui vẻ như hàng xóm, bõ công đầu tắt, mặt tối, làm ăn vất vả trong 365 ngày, đúng là :
“ Tết đến sau lưng, ông vải thì mừng, con cháu lại lo . “
1 - NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
Ngay từ thời Hồng Bàng, dù còn sống lạc hậu, tổ tiên ta đã biết ăn Tết . Nếu căn cứ vào các công trình khai quật tại Đông Sơn mà biểu tượng là trống đồng có chạm trổ trên mặt hình vẽ ngày hội Tết với bông lau thì ngày đầu năm lúc đó chắc là mùa thu vì bông lau chỉ trổ đặc biệt mùa này vì mùa xuân không có bông lau . Ngoài ra các sự tích về bánh chưng, bánh dầy, trầu cau, dưa hấu đỏ, theo sách Việt Sử đại Toàn, đã có từ thời vua Hùng thứ 6 .
Riêng Tết Nguyên Đán hiện nay, đã được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Ăn Tết Nguyên Đán là ăn mừng ngày đầu năm vào ngày mồng một tháng giêng và Tết bắt đầu vào giờ Tý ( giữa khoảng từ 23 giờ năm cũ đến 1 giờ sáng năm mới ). Thời khắc này là Giao Thừa, đêm 30 tháng chạp là đêm trừ tịch .
Ngà Hạ (2205-1766 trước TL) vì thích màu đen nên chọn tháng Dần là tháng giêng để ăn Tết . Đời Thương (1766-1122 trước TL) thích màu trắng, đổi lại Tết vào tháng chạp . Nhà Châu (1122-256 trước TL) ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý là tháng 11 làm nguyên đán . Đời Đông Châu Liệt Quốc, các nước ăn Tết theo quan niệm của Khổng Tử, chọn tháng giêng như nhà Hạ nhưng khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa (256-206 trước TL) lại lựa tháng Hợi tức là tháng mười để ăn Tết mãi cho tới khi ngà Hán làm chủ Trung Nguyên (206 trước TL – 221 sau TL ), theo Khổng Tử, chọn tháng giêng làm ngày đầu năm và phong tục này được giữ cho tới ngày nay .
Tết Nguyên Đán theo Tầu hay Việt đều giống nhau ở các nghi thức tống cựu, nghênh tân Tống cựu gồm có lễ tiễn Táo quân về trời đêm 23 tháng chạp, lễ cúng rước tổ tiên, ông bà quá cố ngày 30 tháng chạp, sau đó là lễ phong tỉnh ( đóng giếng nước ), tảo địa ( quét don nhà cửa trước giờ giao thừa ) mừng tuổi, phong môn v. V .. Còn nghi thức nghênh tân quan trọng nhất là cúng giao thừa, mở rộng cửa nhà để bái thiên địa, cúng gia đường, táo quân, tục lì xì, chúc mừng tuổi v. v . .
Bên cạnh những phong tục, tập quán vây mượn của người Tầu, người Việt còn có nhiều tập tục nổi tiếng đặc thù dân tộc lưu truyền đến ngày nay như tục cướp đầu pháo của đồng bào thiểu số tại miền Thượng du Bắc phần và mot6. Vài bộ lạc trên cao nguyên Trung phần, lễ viếng mộ đầu xuân cũng như dãy mả vào những ngày sắp tết, tục cướp cầu ở làng Yên Xá ((Bắc Ninh), thi thơ đầu xuân, tổ chức các phiên chợ đặc biệt ngày tết tại vùng mạn ngược, vùng xuôi cũng như ở thành thị, tục ném cầu và phóng sinh ở Thanh Hóa, tục dành nhan ngày tết, hát quan họ, hát trống quân ở đất Bắc, hát bài chòi vùng Bình Định – Phú Yên, đánh đu ngày Tết ở Nam phần v. v .. Tóm lại những trò chơi, tập tục của người Việt Nam trong những ngày Tết đều có tính cách bình dân, phổ quát, mang nội dung lành mạnh, đem đến niềm vui thỏa mãn cho con người sau một năm làm lụng vất vả, phiền lụy . Do đó, các nhà phong tục học trên thế giới khi chứng kiến hay nghiên cứu về phong tục tập quán của ta đã kết luận :” Tết của người Việt Nam phong phú, thực tế và vui vẻ hơn tết của người Trung Hoa và Âu Mỹ “
2 - TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TỪ THƯỢNG CỔ TỚI TRƯỚC 1945
Thời Thượng Cổ : Ngay từ thời Hồng Bàng của buổi bình minh lập quốc, dù người Việt còn sống lạc hậu nhưng tổ tiên ta đã biết tới Tết . Thật vậy, qua một mùa đông rét mướt, lạnh lẽo, mùa xuân bỗng trở về rực rỡ với cảnh hoa đồng cỏ nội sặc sỡ trong ánh nắng hồng ấm lung linh . Tinh thần của con người dù là on người thượng cổ còn hồn nhiên, chất phác nhưng họ vẫn thấy sinh tình trước sự kích thích của vũ trụ bao la, mang đến cho con người nguồn sinh lực dồi dào .
Trai gái trước cảnh xuân nồng mới, đã biết tìm đến nhau trên khắp các nẻo đường quê hương đất nước, phát sinh ra những trò chơi mộc mạc, hoặc đánh vòng, tung cầu hay họp nhau hát hò đối đáp dẫn đến câu chuyện trầu cau đầu mối của chuyện hôn nhân giữa nam nữ cũng như sự tích bánh chưng, bánh dầy, quả dưa đỏ đời Hùng Vương thứ 6, không theo truyền thống Nho giáo truyền ngôi cho con trưởng mà lại truyền ngôi ho con thứ 18, nói lên tính chất đặc biệt của truyền thống Việt Nam lúc nào cũng thực tế không trừu tượng, lễ giáo quá đáng như người Tầu .
+ Tết Cổ truyền dưới thời Lý Trần :
Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang, Ngô Vương Quyền đã cởi ách nô lệ ho dân tộc sau mười thế kỷ bị Bắc thuộc . Đó là năm 939, mở đầu cho thời đại tự chủ, tự cường của dân tộc .
Tới đời Lý Trần, người Việt đã tiến bộ nhờ ảnh hưởng của Nho, Lão, Phật . Nhiều phong tục tập quán thuần khiết được tạo dựng . Ngoài những năm chinh chiến chống ngoại xâm như Tống Nguyên và nội loạn, dân chúng an cư lạc nghiệp, đất nước thanh bình .
Ngày tết bắt đầu từ 30 tháng chạp, dân được phép đốt pháo . Pháo thời đó là những ống lệnh chứa thuốc nổ, có ngòi, chứ không phải loại pháo có ngòi làm bằng giấy bọc thuốc nư ngày nay . Pháo được đốt khắp nơi, từ ngoài cổng làng, cổng nhà hay đình chùa . Dân chúng giết lợn, gà, vật trâu bò, dê để cúng tạ trời phật, ông bà, cha mẹ quá ố liên tiếp trong ba ngày Tết .
Ngày mồng 5 Tết, nhà vua cho làm tiệc khai hạ rồi cùng với văn võ bá quan yến tiệc vui vẻ . Mọi người trong nước đều đi lễ chùa và du ngoạn . Ngoài ra khắp nơi đều có các sân khấu lộ thiên để cá phường chèo đến giúp vui cho dân chúng trong mấy ngày Tết . Tại các nơi công cộng còn có các trò chơi lý thú như đánh vật, chọi gà, đá cầu ...
Trong mục đích khuyến nông, tập tục vua đánh vào trâu đất trong ngày lập xuân được lưu truyền cho đến cuối đời Nguyễn ( thời Bảo Đại ), theo An Nam Tạp Chí của Lê Tắc đời Trần cho biết, mỗi năm vào mồng ba tết, cá vua Trần ngự ra gác Đại Hùng để xem các thái tử thi đá cầu . Riêng các quan thi đánh cầu bằng tay, có khi cỡi ngựa . Đá cầu là môn thể thao thịnh hành trong những ngày Tết vào dịp đó, phổ biến từ giai cấp quý tộc cho tới giới bình dân ở kinh đô, thành thị cũng như tại thôn quê .
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, một bộ sử cũ nhất của nước ta còn lưu lại đến ngày nay thì nam nữ Đại Việt trong ba ngày Tết đã bắt đầu chơi đánh đu từ năm 1365 là niên lịch ghi rõ ranh giới Việt Nam đã chạy tới Hóa Châu ( Thừa Thiên ) và nam nữ Hóa Châu lại là những người sành sỏi về trò chơi này . Sách Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập xuất bản vào thế kỷ thứ XV có in một bài thơ chữ Hán, vịnh lại cảnh trai gái đánh đu có từ thời Trần.

Bốn cột lang nha ngắm để trồng
Ả thì đánh cái, ả lòn ngông
Tế thiên, hậu thổ khom khom cật
Van vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng
Tám bức hồng quần bay phất phới
Hai hàng chân ngọc đứng song song
Chơi xuân hết tất xuân dường ấy
Nhổ cọc đem về, để lỗ không

+ Tết Việt Nam dưới thời vua Lê chúa Trịnh :
Từ thế kỷ thứ XVI, nhà Hậu Lê đã suy tàn, dọn đường cho Mạc Đăng Dung cướp ngôi, đất nước chia năm xẻ bảy, chính sự đổ nát, dân chúng lầm than . Đại Việt lâm vào cảnh nội chiến triền miên kéo dài gần 300 trăm năm, lấy sông Gianh trong tỉnh Quảng Bình làm ranh giới, phía Bắc thuộc quyền chúa Trịnh, vua Lê chỉ ngồi làm vì . Trong Nam thì chúa Nguyễn xưng hùng một cõi . do đó những lễ Tết dưới thời vua Lê chúa Trịnh có phần nào khác biệt so với các đời Lý Trần là thời cực thịnh của Phật giáo .
- Lễ Tết trong cung vua phủ chúa .
Trước tết, tình hình trong cung vua và phủ chúa rộn rịp hẳn lên, nào là lo tổ chức lễ tiến xuân ngưu ( tiến trâu đất vào tiết lập xuân ), một tập tục ó từ lâu đời với mục đích khuyến nông Các nghi thức về Tết Nguyên Đán được sửa soạn vào cuối tháng chạp . Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì ngày 25 tháng chạp, triều đình đã làm lễ phong kín các ấn tín đem cất vào kho và sẽ sử dụng lại sau tết . Tất cả các quan quân đều được nghỉ Tết mười ngày đe6? Vui chơi .
Ngày đầu năm, bá quan văn võ vào điện để chào mừng vua Lê tại điện Kính Thiên . Dẫn đầu bách quan là thế tử của chúa Trịnh gọi là quan Tiết Chế, sau đó cùng keo qua lạy mừng chúa Trịnh tại phủ chúa và được chúa ban tiền thưởng cho tất cả các quan từ hàng nhất phẩm cho tới cửu phẩm, rồi cùng chúa dự tiệc đầu năm vui vẻ . Sau đó lại kéo về dinh quan Tiết Chế để chúc tụng lần nữa mới giải tán .
Trong ba ngày xuân còn có lễ tế giao ( lễ này bắt nguồn từ thời Hậu Lý ), với mục đích cúng tế Trời Đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, trăm họ vui vẻ yên ổn làm ăn . Thời vua Lê chúa Trịnh, đàn Nam Giao được thiết lập tại Thăng Long ( Hà Nội ) . Trong ngày tế lễ chính thức, vua Lê là chánh tế, hai cha con chúa Trịnh là bồi tế, ngoại trừ các năm vua Lê bị tang chế thì húa Trịnh được cử làm chánh tế .
- Tết nơi dân gian .
Căn cứ vào tập du ký của nhà du hành người Hòa Lan Tavernier có tên là “Recueil de Plusieurs Relations et Traites Singuliers et Curieux “ diễn tả dân đàng ngoài ăn Tết như sau .
Trước Tết ba ngày dân chúng đàng ngoài tại kinh đô Thăng Long cũng như các thành thị khác lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn bàn thờ tổ tiên, ông bà có bày nhiều bài vị viết tên người quá cố . Tại kinh đô, hơn 40.000 binh lính và quan lai tấp nặp vui tết . Trong cung, vua Lê cũng bày nhiều bàn thờ, bài vị để cúng tế tổ tông tiên triều . Trong khi vua làm lễ trước bàn thì súng lớn, súng nhỏ được lệnh khai hỏa thay pháo mừng xuân . Cúng tế xong, vua đốt tiền giấy luôn cả bàn thờ để tế lễ .
Nơi nhà của dân chúng, mọi người dùng vôi vẽ những hình bát quái trên cửa, tường, mục đích làm ma quỷ sợ hãi không dám vào nhà phá phách . Tục xem chân gà đoán họa phúc bắt nguồn từ đó cũng như sự kiêng cử khi xuất hành đầu năm, đến nay vẫn còn được dân chúng tin theo .
Theo sách Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức thì tập tục đánh đu có từ thời Trần đã theo chân chúa Nguyễn vào tận Nam từ đầu thế kỷ XIV, lúc đó người Việt vùng đất mới vừa khai phá ở miền Thủy Chân Lạp đã chơi đánh đu bằng bốn loại đầu tiên, đu thang, đu giằng xoay và đu rút . Cũng trong thời kỳ này, người Việt đã sáng chế thêm một môn chơi ngày Tết hết sức trang nhã đó là hát trống quân, rất được phổ quát trong tất cả nơi chốn công công, tế lễ, đình đám này xuân . Sự tích trống quân cũng như chiếc trống cơm theo tác giả từ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Bưu Văn Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan, Maspero v. v.. đều có ý chung về nguồn gốc lịch sử dân tộc, nói lên sự phấn đấu hào hùng và tinh thần thượng võ của người Việt cũng như tình cảm thiêng liêng ẩn ức trong những lúc chia lìa :
“Tống quân nam phố, thương như chi hạ “...có nghĩa là tiễn người lên đường về Nam chinh chiến, lòng thiếp đau đến độ nào, có ai hiểu thấu ?
+ Tết Nguyên Đán và cuộc du xuân thường niên dưới triều Nguyễn :
Trước tết một tháng, trongcung nội đã tổ chức lễ Ban sóc (Phân phát lịch mới cho các quan) và lễ Phát Thức ( do các quan đại thần lau chùi các ấn vua, kim sách, ngân sách ). Ngày 30 tháng chạp, Bộ Lễ cử người mang phẩm vật đến cúng tại các lăng, miếu còn các hoàng thân, tôn tước khi tới các chùa, đình làm lễ . Từ giờ đó, cá Công thự, Chùa, Đình bắt đầu dựng nêu .
Đại triều được thiết tại Điện Thái Hòa rất nghiêm chỉnh với cờ quạt, nghi trượng, lính nhạc và voi ngựa dàn hầu từ ngoài cầu Kim Thủy vào tới tận Điện .
Vua ngự trước tiên tại Điện cần Chánh, đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào, cầm hốt, được xa giá rước sang Điện Thái Hòa giữa tiếng chuông, trống và 9 phát súng lẹnh chào mừng .
Sau đó các hoàng tử, bá quan vào Điện lạy vua 5 lạy với lời chúc Tết được vua ban yến và tiền thưởng xuân .
Ngày mồng một tết, vua thiết đại yến đãi các quan văn võ từ tứ phẩm trở lên, cùng các hoàng thân, hoàng tử tại Điện Cần Giờ và hai dinh Tả, Hữu Vụ .
Mồng 2 Tết, vua, hoàng hậu và các quan đại thần đến cúng bái tại Điện Phụng Thiên, sau đó ban yến cho các quan từ ngũ phẩm trở xuống tại dinh Phủ Doãn Thừa Thiên .
Lễ Tết Nguyên Đáng kéo dài trong 7 ngày . Các hoàng thân, hoàng tử đượ thưởng tết 20 lạng bạc còn các quan văn võ tùy theo phẩm trật được lãnh từ 1 lạng đến 12 lạng .
Tục du xuân của các đấng quân vương đã có từ thời nhà Lê nhưng gián đoạn ở các vua đầu triều Nguyễn, Mãi tới đời Đồng Khánh mới tổ chức lại . Trong dịp du xuân, ngoài nhà vua với cung tần mỹ nữ trong cung, các hoàng thân , hoàng tử, công chúa và các quan đại thần đều được tham dự trên các thuyền rồng rực rỡ, du hành trên sông Hương thơ mộng, từ cửa Thượng Tứ cho tới các lăng tẩm đền đài của tiền nhân nằm trên núi Ngự Bình chạy song song với dòng sông, Lễ du xuân được tổ chức trong 3 ngày Tết, ngoài du thuyền, vua còn du hành trên bộ bằng kiệu khắp kinh thành Huế, vừa thưởng ngoạn và xem dân chúng ăn Tết.
3 - Tết Việt Nam Hiện Tại
+ Tại các thành thị :
-Hà Nội :
Hà Nội hay Thăng Long là thủ đô của Việt Nam qua nhiều triều đại . Là đất ngàn năm văn hiến, có 36 phố phường và dân số đông nhất đất Bắc, nên những ngày Tết ở đây thật độc đáo, vui nhộn. Khu vực buôn bán thường tập trung ở phía bắc Hồ Gươm và phố Tầu .
Người Hà Nội lo Tết từ tháng 11 âm lịch, chuẩn bị các loại gạo nếp, các thứ đậu để gói bánh, nấu chè, các loại đồ khô nhất là măng, miến, nấm và nhiều nhà còn nuôi gà, vịt để dùng hay cúng trong dịp tết .
Đến tháng chạp bắt đầu làm các món đặc biệt như dưa hành, trứng muối, cải bắc thảo là món rất được ưa thích vì chất bùi béo của quả trứng được muối sau 20 chục ngày, biến thành màu nâu đen sẫm có mùi thơm ngon lạ lùng . Sau đó làm mứt hạt sen, lạc, gừng, phật thủ, quất dừa, dứa, bí v. v.. các loại bánh chè lam, bánh vẽ, bánh huê cầu và những đặc sản trên đất Bắc xuất phát từ hai làng Vẽ và Xuân Cần . Đặc biệt của Hà Nội là 36 phố phường, mỗi phố bán một loại hàng chẳng hạn như phố Hàng Đào bán tơ lụa, vải vóc, áo quần và nơi này thật nhộn nhịp vì ai cũng phải ghé đến để mua vải về may quần áo mới cho kịp tết . Hàng Ngang bán các loại trà, Hàng Bồ bán tranh Tết và là nơi các cụ đồ nho bán chữ thánh hiền như viết câu đối hoặc các bức liễn bằng chữ Hán như Vũ Đình Liên đã diễn tả trong thi phẩm bất hủ “ Ông Đồ “ vào thập niên 30 trước tiền chiến, Hàng Bồ còn là nơi bán pháo nhưng pháo đã bị Việt Cộng theo Trung Cộng cho dẹp bỏ từ năm 1994 .
Những ngày cuối tháng chạp, phố Hàng Mã cũng tấp nập vì nhà nào cũng lo cho tổ tiên, ông bà hoặc cha mẹ, anh em đã quá cố . Bàn thờ được quét dọn sạch sẽ, mọi người mua sắm vàng, tiền giấy và đồ thợ mã về để cúng thần linh, tổ tiên sau đó đốt theo các ngài để dùng dưới cõi âm . Riêng chợ Đồng Xuân, ngoài bán các loại hương trầm còn là chợ hoa nổi tiếng của Hà Thành . Trong các phiên chợ Tết, chợ hoa lan rộng qua tới Hàng Khoai, Hàng Lược, đầy trăm hoa nghìn tía của các vườn hoa Ngọc Hà, Nhật Tân, Nghi Tàm, Yên Phu... Chợ hoa khai trương từ 25 tết cho tới chiều 30 mới tan, dập dìu nam thanh nữ tú, người pha lẫn với hoa và cả hai đều đẹp . Hà Nội có đủ các loại hoa như trong Nam nhưng họ thích nhất vẫn là hoa đào, cúc, quất và thủy tiên .
Thế rồi 23 tháng chạp, nhà nhà lo tiễn táo quân về trời . Ngoài vàng mã, người Hà Nội còn cúng cho ông một con cá chép thật to bằng ba bàn tay để ngài cưỡi về thượng giới, cá này được phomh’ thích khi qua lễ .
Bây giờ mới thật là Tết, nhà nào cũng lo gói bánh chưng, gói giò làm mứt, dọn dẹp bàn thờ, trang hoàng nhà cửa và tính sổ nợ để sang năm mới không bị xúi quẩy, phiền hà bởi bọn nặc nô huyên đi đòi nợ thuê . Rồi thì quà cáp để biếu xén trong họ, ngoài làng cho trọn tình .
Nhưng thiêng liêng và ý nghĩa nhất vẫn là ngày 30 mươi tết . Mọi nhà dù theo bất cứ đạo nào, nghèo hay giàu cũng đều có mâm cơm cúng tất niên rất đặc biệt Hà Nội gồm 4 bát, 6 dĩa và nếu giàu có hơn thì đủ 8 bát 8 dĩa như tập tục cổ truyền .
Ngày 30 mươi Tết còn là ngày đoàn tụ gia đình, anh em, cha mẹ, con cái quây quần quanh mâm cơm cúng gia tiên vừa dọn xuống, trong làn hương trầm tỏa thơm ngát từ các bàn thờ trang trọng, ấm cúng . Mọi người vừa ăn uống kể chuyện, ôn cũ, bàn mới trong không khí hòa thuận của gia đình .
-Tại Huế :
Thành Phố Huế là cố đô của Việt Nam đã được chọn làm kinh đô từ thời chúa Nguyễn Phúc Trai (1687) vua Quang Trung (1788) và suốt triều Nguyễn từ 1802-1945 .
Cũng giống như những phần đất khác trong nước, dân Huế chuẩn bị tết trước cả tháng, ngoài ra còn lo việc chạy mả để các cụ chuẩn bị về ăn tết chung với con cháu.
Gần tết nhà cửa vườn tược được sang sửa tươm tất, sạch sẽ . Hoa được trồng trong vườn riêng quanh nhà hoặc mua sắm tại chợ Đông Ba với các loại mai, đào, cuc, quất, thược dược, thủy tiên, vạn thọ ...
Từ ngày 23 tháng chạp, không khí tết đã có mặt tại Huế . Khắp đình, chùa và nhà, đâu dâu cũng bắt đầu dựng nêu tết và cúng tiễn táo quân về trời với hoa quả và đồ mã .
Người Huế ngoài đặc tính nhân hậu, hiền lành, nam giỏi văn chương thi phú, ca nhạc và nữ thì công dung ngôn hạnh nên các món ăn ngày tết cũng thật đặc biệt . Những ngày tết cũng là dịp đặc biệt để các bà mẹ truyền nghề cho con gái trước khi xuất giá tòng phu để khỏi bị mang tiếng mai sau, ngoài các loại mức người Huế còn lo gói bánh chưng, bánh tét, bánh phu thê (xu xê) làm bằng bột sắn nhưng đậu xanh ngào đường dừa hoặc nhân tôm cháy, bánh hỏi, bánh sen cháy, bánh dừa mận, bánh măng . . .
Mâm cỗ tết cúng chiều 30 tết ủa người Huế khác với người Hà Nội, nhìn bề ngoài trông đạm bạc hơn nhưng thật ra rất cầu kỳ vì người Huế thích ăn các món rau cải hơn thịt cá . Bởi vậy chỉ riêng món gỏi Huế đã có mười thứ như đu đủ xanh, giá sống, vừng, lạc, thịt ba chỉ, tôm, da gà rán trộn với dấm, đường, tỏi, ớt, ngò và rau ngổ . Ngoài ra trong mâm cỗ, không bao giờ thiếu dưa món được làm trước độ tuần lễ, món hành ngâm dấm, xà lách gân bò,tré, chả tôm, nem bò lụi, giò thủ, giò bì, giò lụa .
Tóm lị các món ăn của Huế trong ba ngày tết gồm loại chay, bình dân và ngự thiện . Món chay đượ dùng trong các đình chùa , những tín đồ Phật giáo, có tên gọi giống như các món mặn như vịt tìm, vi cá, nem nướng, hạnh nhân xào v. v . . nhưng thật ra toàn được chế biến bởi thảo mộc tươi, khô hay đã lên men . Riêng các món ăn ngự thiện và bình dân sau này không còn ranh giới vì chế độ vua chúa đã cáo chung, ai có tiền cũng có quyền hưởng giò, tré, gỏi . Riêng rượu dùng trong ba ngày tết rất phổ biến là loại rượu nếp và rượu thuốc được chôn dưới đất nhiều ngày để tăng thêm nồng độ và hương vị . Người Huế nhất là giói trung niên và cao niên cũng thích uống trà trong ba ngày tết nhưng cầu kỳ hơn người Hà Nội vì ngoài các loại trà đắt tiền của Tầu như Tam Hỷ, Ô Long . . trà còn được đem về ướp, xấy với các loại hoa thơm như lài, sen, sói, mộc .
Phụ nữ Huế đi chợ tết Đông Ba ngoài mua sắm còn đi gội đầu trong các cửa hiệu bằng nước Hương Bôi, hoa bưởi, hoa chanh . Phong tục này chỉ có ở Huế mà thôi .
-Tết tại Sài Gòn – Chợ Lớn:
Tuy không phải là đất ngàn năm văn hiến của Việt Nam như Hà Nội, Huế nhưng từ thế kỷ XVIII nhờ hoàn cảnh địa lý thuận lợi, Sài Gòn – Gia Định đã trở thành thương cảng lớn nhất ủa nước ta và là trung tâm buôn bán từ buổi đầu đã tập trung tại chợ Bến Thành, Chợ Sỏi ( Chợ Cầu Ông Lãnh ) và chợ Sài Gòn Mới (Chợ Lớn) . Tính đến nay Sài Gòn – Chợ Lớn được thành lập hơn ba trăm năm .
Tại Sài Gòn – Chợ Lớn, không khí lễ tết đã nhộn nhịp từ lễ Giáng Sinh kéo dài cho tới tết . Khác với người Tầu Tảo mộ và dãy mả vào tiết tháng ba, người Việt ở Trung và Nam phần dãy mả vào cuối tháng chạp .
Dân Sài Gòn là dân tứ chiêng nhưng vì chung sống lâu năm nên đã hòa hợp vào tạo cho mình một phong cách đặc biệt . Tóm lai người Sài Gòn ăn tết không xa hoa như người Hà Nội, cầu kỳ như như người Huế, rất bình dân nhưng lại tốn nhiều tiền hơn, vì ngày tết người Sài Gòn thích ăn nhậu theo phong cách Tây phương với nhiều món nhấm nên ngày tết nhà nào cũng chuẩn bị sẵn nhiều loại đồ khô cá, khô tôm, khô thịt .
Không khí tết đã bắt đầu từ tháng chạp đến tận tối Giao thừa . Người Sài Gòn thích chơi hoa mai và vạn thọ được bán khắp nơi chứ không tập trung một chỗ như Hà Nội, Huế . Hoa được đưa về Sài Gòn từ Đà Lạt, Bà Điểm, Hốc Môn .
Người Sài Gòn có tục bói dưa ngày tết và dưa hấu được đưa tới Sài Gòn từ Trảng Bàng, Cao Lãnh, Trà Vinh, tập trung nhiều nhất tại chợ Bến Thành và chợ Cầu Ông Lãnh . Nhà nào cũng mua dưa hấu để cúng, ăn và đãi khách trong ba ngày tết .
23 tháng chạp tiễn đưa táo quân về trời, lễ vật cũng khác biệt với các nơi Hà Nội, Huế gồm ó món lễ là một đĩa xôi, một miếng thịt lợn luộc, một lọ hoa, đôi hia cùng áo giấy . Nhiều nhà trước khi Việt Cộng cấm đốt pháo, luôn kèm theo một tràng pháo để tiễn táo quân về trời .
Tết Sài Gòn cũng có mứt, bánh nhưng mứt và bánh Sài Gòn cũng khác biệt với các loại thổ Sản ở miền Nam như mứt sầu riêng, dâu, chùm ruột và nhất là mứt gừng, dừa . Bánh thì ăn bánh tét, nhiều nhà cầu kỳ trộn thêm tôm khô, lạp xưởng và nếp gạo để nấu bánh . Mâm cỗ cúng tất niên luôn luôn có bánh tét, thịt kho, dưa giá, củ kiệu, củ cải muối và nem bì .
Cái đặc điểm tết ở Sài Gòn là nhà nào cũng có mâm ngũ quả ơ trên bàn thờ và trên bàn trong phòng khách với đu đủ, xung, cam quýt, sầu riêng, măng cut... với ngụ ý cầu mong năm mới đủ ăn, xung túc hơn năm cũ .
Đêm giao thừa dân Sài Gòn còn có tục đi lễ chùa, hái lộc đầu năm . Người Hoa có lệ rước tượng ông Quan Công, bà Thiên Hậu di hành trong ba ngày tết với sự tham dự của các bang hội Tầu và các đội múa lân, múa rồng, múa sư tử cùng các đoàn hát Quảng, Tiều .
Riêng tại Chợ Lớn, tết là dịp để người Việt tìm đến ăn uống với các món đặc biệt như trăn, rắn (xem như rồng), rùa để hy vọng được thêm sức mạnh, sống lâu . Riêng người Hoa trong ba ngày tết, thi nhau làm đèn lồng, các chùa, hội quán sơn phết sặc sỡ, lòe loẹt, nam thanh nữ tú Việt lẫn Hoa đến cúng bái không dứt suốt ngày đêm .
-Tết tại miền Đồng Tháp Mười :
Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng thấp ở phía tây Nam phần, bao gồm hai tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh) và Kiến Tường (Mộc Hóa) ngày nay, kinh rạch chằng chịt, hoang địa mông mênh, dân chúng trong vùng trước kia đi lại bằng xuồng, thuyền . Nhà cửa dân cư thưa thớt, chỉ cất trên những gò đất cao để tránh lụt lội nên mật độ dân số năm 1960 chỉ có 15 người / 1km2 và năm 1978 là 50 người / km2, dân chúng nghèo nàn vì thiếu mọi phương tiện cho nên ngày Tết Nguyên Đán hầu như chỉ quanh quẩn ở thôn xóm quạnh hiu và trong gia đình .
Dân chúng Đồng Tháp Mười là dân giang hồ tứ chiếng, hoặc vì chiến nạn, vì sinh kế nên bỏ quê hương xứ sở đến vùng đất bùn lầy, hoang địa, muỗi, đỉa, rắn rít và chướng khí, nước độc để an thân, lập nghiệp . Do đó, ngày tết rất đơn sơ, giản dị và cư dân vùng nào giữ tết theo phong tục miền đó, chẳng hạn như người Bắc tết đến có tục làm bánh chưng, chè lam, bánh ít, bánh bột lọc, bánh trôi, bánh lá, bánh tro v. v.. Dân miền Trung nhất là Huế thì gói bánh chuối, kẹo mần quân, kẹo kéo, chè lam pha mè đen, mè xửng Huế, bánh rán phòng da lươn, bánh đa Còn dân miệt vườn từ các tỉnh Nam phần thì ăn tết với bánh tét, bánh giò, nem lá ổi, kẹo trái cây, bánh ướt, xôi ướp cốt dừa, bánh chuối .
Nhưng trong ba ngày tết, nhà nào dù Bắc, Trung, Nam cũng đều có thêm các món đặc sản ở vùng Đồng Tháp Mười, trong mâm cơm cúng tất niên hay món đãi khách lạ vào những ngày đầu năm . Đó là món “ngũ xà thất vị”, tức là thịt năm con rắn chế thành bảy món, “thập cẩm trang viên” tức là các loại rau trồng quanh vườn như sắn, rau súng, ngó sen, rau mác, rau tì láng trộn lẫn với cơm và nước cốt dừa ăn với bánh tráng nướng, các món chiên xào các loại cá đồng, cá sông nhưng tuyệt nhất vẫn là món “ ngự long tụ lầu “ chế bằng thịt rắn và chuột đồng, bằm nát vò viên đem nướng trên lửa than đỏ, lai rai với đế Gò Đen, chờ đón giao thừa, giữa cảnh trời nước mênh mông thì tuyệt diệu .
-Tết nơi miền biên địa Hà Tiên :
Hà Tiên là vùng đất xưa nhất của Nam phần, cõi biên đình giữa Việt Nam và Cao Miên, giang sơn của giòng họ Mạc trong thế kỷ XVIII trước khi trở thành một tỉnh của nước ta, nơi pha trộn 4 giòng máu Việt, Hoa, Miên, Chàm nhưng phong tục tập quán dân tộc vẫn được thể hiện rõ ràng qua cổ tục Tết Nguyên Đán .
Như các nơi khác trong nước, ngày Tết Nguyên Đán quan trọng nhất là lễ tiễn đưa táo quân về trời, cúng đêm giao thừa, những ngày tết đầu năm và tảo mộ . Riêng lễ tiễn táo quân về trời có sự khác biệt với các nơi khác trong nước dù thời gian tiễn táo quân vẫn là đêm 23 tháng chạp .
Khắp Việt Nam, nhà nhà thờ táo quân tại nhà bếp nhưng đặc biệt tại Hà Tiên, táo quân được phụng thờ rất trang trọng, ngay phía sau bức bình phong ngăn nhà trước và nhà giữa, ngó ra bếp . Bàn thờ táo quân được treo trên cao, có đủ lư hương, bình hoa và hai câu chữ Hán để thờ Táo quân, viết trên giấy hờn đơn có kim óng ánh :
Công binh hữu đức năng tư hóa,
Chính trực vô tư khả đạt thiên
Trong nghi lễ cúng tiễn táo quân, ở Hà Tiên cũng khác biệt, Ngoài hương, hoa, đèn, quả còn cúng thêm món cổ truyền “ mì sợi nấu đường “ có nêm thêm nước gừng dã . Ngoài ra người Hà Tiên còn có tục bán con nít cho táo quân và trả lễ vào những năm đứa trẻ lên 3, 7 tuổi cho tới năm 10 tuổi mới xin chuộc con về . Tục này chỉ dành cho con trai và chỉ có người Việt gốc Hoa mới theo, đây cũng là quan niệm trọng nam khinh nữ có tự lâu đời của người Tầu
Tết của người Việt ở Hải ngoại :
Trên thế giới, người Việt là dân tộc duy nhất cam phận sống nghèo cực trên mảnh đất quê hương, ngoại trừ các trường hợp quá sức chịu đựng vì kẻ cai trị độc tài, độc ác vô nhân đạo nên họ phải gạt lệ bỏ nơi chôn nhau cắt rún để tìm sinh lộ, đó là trường hợp của những Việt kiều sống trên đất Cao Mên trước 1975 do nạn chém giết vì cấm đạo, bị thực dân Pháp dụ dỗ vào làm tại các đồn điền và những người trốn tránh vì liên can tới chính trị . Ngoài ra hiện nay có khoảng 2 triệu người Việt tỵ nạn Cộng sản khắp nơi trên thế giới, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là cộng đồng Việt tỵ nạn tại Pháp và Mỹ . Hàng năm, cứ đến Tết Nguyên Đán, người Việt xa quê hương lại tạo dịp gặp nhau để cùng ôn cố tri tân và hứa hẹn một ngày về khi đất nước đã được quang phục, ngày đó sẽ là một tết vĩ đại nhất của đời người Việt Nam hiện tại . Tóm lại dù sống ở đâu, người Việt vẫn cố gắng tổ chức tết cổ truyền của dân tộc mình để hồi tưởng lại những ngày còn sống thanh bình vui vẻ nơi quê hương khi Cộng sản Hà Nội chưa cưỡng chiếm Miền Nam vào ngày 30-4-75.
4 -Tết Việt trên đất Miên
Người Việt bắt đầu đến lập nghiệp trên đất Miên từ thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên và tính đến tháng 4 / 75 có khoảng 200.000 người, đa số tập trung tại Nam Vang, Battam Bang, Kompong Cham, Kampot, Svey Rieng, Biển Hồ và các đồn điền cao su của thực dân Pháp .
Tại Miên, người Việt hưởng hai cái tết : Dương lịch và Âm lịch dù theo bất cứ tôn giáo nào nhưng vui vẻ hơn vẫn là Tết Nguyên Đán cổ truyền của Việt Nam . Trong dịp này, các trường học có đông đảo học sinh Việt Nam đều được nghỉ phép tết từ 23 tháng chạp, tức là ngày đưa táo quân về trời cho tới ngày mùng 5 tết . Trước 1975, tại Nam Vang ching’ phủ Miên dành cho Việt và Hoa Kiều hai ngôi Chợ Lớn và Chợ Boong để nhóm các phiên chợ tết . Chợ buôn bán kiểu Việt Nam, được mở cửa suốt ngày đêm từ 28 tháng chạp tới cuối năm, bán đủ các món hàng dành cho ngày tết như các loại mứt, bánh chưng, bánh dầy, dưa hấu v. v.. cùng các loại hoa quen thuộc dùng trong ngày tết Việt Nam như vạn thọ, trường sanh, huệ, mồng gà, cúc v.v
Riêng về mai, món hoa quốc hồn của dân Việt miền Trung- Nam thì không có bán tại hai chợ trên nên đồng bào Việt, trong những ngày sắp tết rủ nhau về Kampong Spen để chặt mai, nơi đây cách Nam Vang chừng 40 Km.
Người Việt tại Miên thường chung nhau làm Heo, nấu bánh tét vào những ngày sắp tết . Tất cả mọi thứ đều chuẩn bị trước lúc đón giao thừa .
Đêm trừ tịch trên đất khách thôi là buồn vì chỉ có người Việt tha hương mới ăn tết Việt . Họ cũng đốt pháo vào giờ giao thừa để Làm lễ tống cựu nghinh tân và tiếng pháo tết của những kẻ xa xứ thường được nối tiếp từ khu này đến làng nọ, nơi có người Việt cư ngụ, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ.
5 - Tết Việt trên đất Pháp
Tết Việt thường đến sau lễ Giáng Sinh và tết Dương Lịch cộng thêm cuộc sống máy móc và chạy gạo nơi xứ người, hơn nữa người Việt sống lẻ loi, riêng rẽ không tập trung như người Hoa nên tết Việt tren6 khắp đất Pháp thật lạt lẽo dù người Việt tha hương đã cố gắng vào hàng năm có tổ chức tết cổ truyền của dân tộc mình .
Để mua sắm tết, những ngày cuối tháng chạp, người Việt rủ nhau xuống chợ Tầu, nằm quanh quẩn theo các đại lộ Ivry, Choisy hoặc khu Belle Ville để mua sắm tết . Không khí tại đây từa tựa vùng Chợ Lớn, với các trò múa lân của các bang hội người Tầu và sự trang hoàng lòe loẹt trong cá cửa hiệu chạp phô Hoa Kiều, làm cho người Việt ly hương phần nào đỡ nhớ nhà và náo nức trước thềm năm mới . Họ lo mua sắm mọi thứ kể cả bánh chưng, bánh dầy , giò, chả, mức, cốm, dưa hành, củ kiệu v. v.. để chuẩn bị làm cỗ cúng kiến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhân tiện thết đãi bạn bè .
Cũng trong khu vực này, hầu như thứ gì cũng có, từ lịch Việt loại treo tường cho đến trà, hoa từ thủy tiên ( Tầu ) hoa đào ( VN ) cho tới các loại hoa cúc, mai tại địa phương . Riêng trà thì đủ các loại ngon nổi tiếng của Trung Hoa, Nhật, Ấn Độ và Tích Lan nhưng người Việt vẫn quen dùng trà Việt, nhất là các loại trà danh tiếng của Miền Nam Việt Nam tại Bảo Lộc, Ban mê Thuột ...
6 - Tết Việt trên đất Mỹ :
Không giống như những nơi khác trên thế giới, người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ sống tề tựu đông đúc tại các thành phố lớn trong các Tiểu bang, Hoa Thịnh Đốn, Texas, Hạ Uy Di và nhất là California .
Từ bao năm qua khi có phong trào rầm rộ cỉa người Việt vượt biên, vượt biển, đoàn tụ, con lai, HO thì đa số người Việt rủ nhau về miền đất ấm California để tạm dung, lập nghiệp và năm nào cũng như năm nào thủ đô Việt tỵ nạn San Jose và Tiểu Sài Gòn đều thi nhau tổ chức chợ tết Việt Nam để đồng bào khắp nơi có dịp về ăn tết, vui tết và nghe chửi vì :
Vừa đến đây, xuân đã vỡ tan,
Riêng ta buồn nhìn tiệc tàn liên hoan
Giữa rừng xuân vắng nghe dìu dặt
Tiếng vọng mùa xuân nét võ vàng . ...

Và người Việt ly hương còn đang mơ mơ, màng màng về những âm hưởng của ngày tết dân tộc thì trên các báo chí từ báo bán tới báo chợ, trận giặc chửi bới, dày xéo lẫn nhau giữa những quan quyền tự phong trong chính phủ lưu vong tỵ nạn, chung quy cũng vì tiền .
Có sống tha hương mới thắm thía được cuộc đời ăn nhờ ở đậu của kẻ mất quê hương . Có làm thân lữ thứ mới thấy não lòng trong những giờ phút đoàn tụ, trong buổi xuân về, nhất là những lúc tình cờ nhìn những cánh hoa cúc đủ màu đang rực rỡ bên thềm gió, chen lẫn những nụ hoa đào, hoa mai đang ngạo nghễ trước gió đông hoặc vang vọng từ đâu đó trên bbauÁÀ trời mênh mông, từng tiếng chim hải âu gọi đàn trở về lối xưa sau những ngày trốn rét khiến lòng ta cũng bồn chồn náo nức trong buổi xuân về .
Ngày xưa, thời tuổi nhỏ, sống nghèo cực nơi xóm nhỏ nhưng mỗi lần nhìn hoa vông vang đỏ rực trời, và đàn chim sếu từ hải đảo bay khắp trời Phan Thiết lại nôn nóng chờ chực mẹ hiền dẫn đi sắm tết . Rồi những ngày chinh chiến, những năm tháng dài sống lưu vong, năm nào cũng như năm nào đều hy vọng là năm cuối cùng trong cuộc đời xa xứ, sẽ được trở lại quê nhà để cùng mẹ già ăn một cái tết rực rỡ, vĩ đại nhất trong đời nhưng than ôi xuân nào cũng là xuân ly hương, tết nào cũng là tết biệt xứ và quê hương Việt Nam gần trong gan tấc nhưng vẫn mãi xa tít muôn trùng :
Xuân về trên đất khách,
Ta ngồi đón mông lung
Hắt hiu đêm trừ tịch
Một mình uống rượu suông....
Để rồi :
Soi gương chợt thấy lạ
Sau một đêm đợi chờ !

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2011
MƯỜNG GIANG
Lính Già TĐ1/TrĐ43/SĐ18BB
Kbc 4424

23 thg 1, 2011

Tại sao Hồ Cẩm Ðào chịu nhún?

Ngô Nhân Dụng

Ðây là một bài học cho những người cầm quyền ở Việt Nam: Ðối với giới lãnh đạo Trung Quốc, cách đối xử cứng rắn có hiệu quả hơn là mềm mỏng. Chuyến đi của ông Hồ Cẩm Ðào sang Washington kết thúc, ông Hồ chịu thua trên hai mặt trận.

Về chính trị, ông Hồ thú nhận với những lời lẽ nhún nhường, rằng Trung Quốc còn phải cố gắng thêm về nhân quyền.

Về mặt kinh tế, ông Barack Obama đem lại cho các công ty Mỹ những hợp đồng thương mại trị giá 45 tỷ đô la, sẽ tạo ra thêm 235,000 công việc. Trong khi đó chính phủ Mỹ không đưa ra một nhượng bộ nào cả. Có thể nói, trận đá bóng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc suốt năm 2010 đã đưa tới kết quả Mỹ 2, Trung Quốc 0.

Trong lúc ông tổng thống Mỹ mang bộ mặt cứng rắn, các đại biểu Quốc Hội vẫn công khai đòi Trung Quốc phải tăng hối suất đồng nhân dân tệ, phải trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, phải tôn trọng tác quyền của các hãng General Motors, Boeing, Microsoft hay các nhà sản xuất phim bên Mỹ, cả một bảng liệt kê những đòi hỏi từ trước tới nay, không thay đổi. Ông Hồ phải gặp riêng các lãnh tụ hai đảng ở Quốc Hội Mỹ, cho thấy ông không muốn bị chất vấn trước đám đông. Nhưng sự kiện này cho thấy ông phải công nhận tại nước Mỹ ông tổng thống không có toàn quyền như vị chủ tịch nước Trung Hoa. Nhất là khi Hạ Viện Mỹ do một đảng đối lập với Tòa Bạch Ốc chiếm đa số. Quốc gia nào thương thuyết với Mỹ cũng phải biết như vậy. Vì thế, ông Hồ Cẩm Ðào đã phải chịu nhún mặc dù trong suốt năm ngoái đã bị Mỹ tấn công trên nhiều mặt.

Từ đầu năm 2010, chính phủ Mỹ đã bắt đầu tấn công, trên cả hai mặt ngoại giao và kinh tế. Trên các diễn đàn quốc tế, ngay tại Singapore và Hà Nội, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao tuyên bố ủng hộ lập trường các nước Ðông Nam Á trong các vấn đề tranh chấp ở biển Ðông. Bắc Kinh phản đối ầm lên nhưng vẫn phải nhún. Họ chịu tiếp ông Robert Gates mặc dù trước đó năm ngoái đã cấm cửa ông vì Mỹ bán vũ khí cho Ðài Loan. Khi Bắc Hàn gây hấn với Nam Hàn, Mỹ đã đá trái banh cho Trung Quốc phải lo giải quyết với Kim Chính Nhật, trong khi vẫn củng cố quan hệ quân sự với Nam Hàn. Bà Hillary Clinton đã tuyên bố thẳng những bất đồng ý kiến với Bắc Kinh, về nhân quyền, về đồng nhân dân tệ giá quá thấp, về cán cân thương mại thiếu cân bằng, vân vân, ngay trước khi ông Hồ tới Mỹ. Ít có một chính phủ nào chuẩn bị tiếp một quốc khách với thái độ cứng rắn như vậy. Ngay trong các cuộc gặp gỡ ở Tòa Bạch Ốc, ông Obama phản đối việc bỏ tù ông Lưu Hiểu Ba, người mà bộ máy tuyên truyền của Cộng Sản Trung Hoa bôi xấu thậm tệ sau khi ông được giải Nobel Hòa Bình. Ông Obama đã lấy ngay khẩu hiệu “Xã hội hài hòa” của ông Hồ Cẩm Ðào để dậy dỗ rằng “Lịch sử cho thấy các xã hội sống hài hòa hơn, các quốc gia thành công hơn, thế giới công bằng hơn khi các quyền lợi và bổn phận của tất cả mọi quốc gia và mọi con người được tôn trọng.” Một ông tổng thống trẻ, của một quốc gia trẻ mới hơn 200 tuổi, đã “lên lớp” vị chủ tịch một nước với hơn một tỷ dân và 5,000 năm văn hiến; đó là một hành động thách đố rõ ràng.

Trên mặt kinh tế, Bộ Tài Chánh Mỹ và các đại biểu Quốc Hội cùng lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh phải nâng giá đồng tiền của họ và chịu để cho các công ty của họ nhập cảng từ Mỹ nhiều hơn. Ngay trong lúc tiếp ông Hồ Cẩm Ðào, ông Obama cũng than phiền chính phủ Bắc Kinh đã đem tiền mua 200 tỷ đô la ra để cố ý giữ giá đồng tiền của họ thấp mãi. Chính phủ Mỹ có một thứ vũ khí để đe dọa Bắc Kinh trong vấn đề này là dùng báo cáo của Bộ Ngoại Giao cho Quốc Hội, phê bình Bắc Kinh đã dìm giá đồng tiền của họ một cách không ngay thẳng. Khi nhận được báo cáo đó, Quốc Hội Mỹ có thể làm luật đặt ra những hàng rào ngăn chặn bớt hàng nhập cảng từ Trung Quốc.

Cuộc tấn công của các ông Barack Obama, Robert Gates và bà Hillary Clinton trong một năm qua đã có kết quả. Ông Hồ Cẩm Ðào xuống nước. Ông chính thức thú nhận trong cuộc họp báo chung rằng “Trung Quốc còn phải hành động nhiều hơn trên vấn đề nhân quyền!” Hai chữ “nhân quyền” xưa nay vẫn là những chữ cấm kỵ trong ngôn ngữ ngoại giao của Bắc Kinh. Mỗi khi có ai đặt vấn đề nhân quyền là họ giẫy nẩy lên, lập tức lớn tiếng phản đối, sẽ tố cáo người ta đang can thiệp vào chuyện nội bộ giữa chính phủ và người dân trong nước họ. Nhưng lần này, chính ông Hồ Cẩm Ðào chịu thú nhận trong nước Trung Hoa có vấn đề đó và chính phủ của ông còn thiếu sót chưa làm đủ. Và nói điều đó trước công chúng, sau khi bị nhà báo đặt câu hỏi lần thứ hai, và phải nhận lỗi đã không trả lời trước vì không được thông dịch!

Tại sao ông Hồ Cẩm Ðào chịu nhún nhường như vậy? Vì những người lãnh đạo ở Trung Nam Hải biết rằng nếu việc bang giao giữa hai nước căng thẳng thì Trung Quốc sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn so với Mỹ. Từ 30 năm nay, từ khi ông Ðặng Tiểu Bình đi thăm nước Mỹ lần đầu, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn đặt câu hỏi: Giữa Mỹ và Trung Quốc ai cần ai hơn? Thời 1979 khi ông Jimmy Carter tiếp ông Ðặng Tiểu Bình, họ cho là Trung Quốc cần Mỹ hơn, cán cân chênh lệch 70-30 nghiêng về phía Mỹ. Trong những năm 2007 đến 2009, khi nước Mỹ rơi vào hai cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế, Bắc Kinh cho là đã lập được thế cân bằng, 50-50, hai bền đều cần đến nhau. Nhưng thái độ nhún nhường của ông Hồ Cẩm Ðào trong chuyến đi này cho thấy họ có thể thấy họ cần Mỹ hơn là Mỹ cần họ, mặc dù bên nào cũng có lợi nếu hai nước giao hảo. Không những chịu nhượng bộ công khai về vấn đề nhân quyền, ông Hồ Cẩm Ðào còn nói rằng Trung Quốc và Mỹ phải cộng tác với nhau trong các vấn đề ở vòng đai Thái Bình Dương. Trong đó, chắc chắn có vùng các quần đảo ở Ðông Nam Á! Trước đây 6 tháng, Bắc Kinh còn nạt nộ rằng Mỹ là kẻ đứng ngoài, không được phép chen chân vào “việc nội bộ” giữa Trung Quốc và các quốc gia trong vùng này!

Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh biết rõ thực lực của họ. Khi ông Gorbachev chịu nhượng bộ Mỹ trong những năm 1988, 89, chính ông ta biết rõ thực lực của Liên Bang Xô Viết hơn tất cả các cơ quan tình báo Tây phương. Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang được “tiêm thuốc bổ” để tiếp tục lớn lên với những món tiền ngân hàng của nhà nước đưa cho các xí nghiệp vay mà không cần sinh lời. Tình trạng đó không thể kéo dài mãi được. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa thành phố và nông thôn cũng không thể kéo dài mãi. Nạn lạm phát đang đe dọa là hậu quả của chính sách bơm tiền vào kinh tế mà không gia tăng hiệu năng sản xuất; lạm phát sẽ còn lên cao nữa, giống như tình trạng ở Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế tăng trưởng một cách giả tạo theo lối kinh tế chỉ huy có thể sẽ vỡ ra nếu lạm phát tiếp tục lên mà việc xuất cảng bị đình trệ. Trung Quốc còn may mắn và giỏi hơn Cộng Sản Việt Nam vì cán cân thương mại của họ vẫn thặng dư, nhưng điều đó tùy thuộc vào việc xuất cảng sang Mỹ và các nước Tây phương khác. Âu Châu đang lo suy thoái chưa có đường gỡ ra; chỉ còn khối người tiêu thụ ở Mỹ có thể tiếp tục mua hàng. Chính phủ Trung Quốc biết phải bảo vệ thị trường ngon lành này. Không phải chỉ có nền kinh tế Trung Quốc cần việc giao thương ổn định, mà chính vận mạng của chế độ cũng tùy thuộc vào đó. Người dân sẽ không thể chịu đựng sống dưới một chế độ độc tài mãi khi lạm phát làm cho đồng lương họ lãnh về mất giá trị.

Hơn nữa, giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải cũng biết sức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ “đụng trần” khi việc bơm tiền vào như chích thuốc bổ dần dần mất hiệu lực. Kinh tế nước Trung Hoa phải thay đổi cơ cấu nhiều hơn. Ðồng thời, phải cho người dân được tự do lên tiếng và tham dự vào công việc quốc gia nhiều hơn, để những nỗi bất mãn có con đường bộc lộ và chuyển hóa, thay vì chờ ngày bùng nổ. Vì vậy, gần đây ông Ôn Gia Bảo đã loan báo trước công chúng rằng kinh tế nước ông không thể tiến bộ nếu không cải tổ chính trị. Khi ông Hồ Cẩm Ðào nói ông còn phải nỗ lực thêm về vấn đề nhân quyền, đó là một sự thật, đó là nhu cầu của hơn một tỷ người Trung Hoa. Liệu giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể thực hiện được điều đó không, hay là họ sẽ bị giới bảo thủ trong đảng ngăn cản? Chúng ta phải chờ tương lai mới biết.

Nhưng quả thật ông Hồ Cẩm Ðào đã chịu nhún. Cho nên đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên mặt ngoại giao, bài học đó là: Ðối với chính quyền Trung Quốc, mềm mỏng sẽ bị họ khinh thường; cứng rắn có hiệu quả tốt. Khi ông Obama mới gặp đã nói thẳng với ông Hồ Cẩm Ðào về việc giam giữ Lưu Hiểu Ba, đồng thời lại than phiền về cán cân thương mại chênh lệch; điều đó cũng chẳng khác gì một người lãnh đạo chính quyền ở Hà Nội tố cáo thẳng thừng việc các ngư dân Việt Nam bị bắt cóc và cướp bóc, đồng thời than phiền rằng hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập giết chết các xí nghiệp Việt Nam.

Chỉ có điều là ông Obama dám nói. Còn giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thì không. Barack Obama dám nói vì địa vị tổng thống của ông tùy thuộc lá phiếu của dân Mỹ chứ không lệ thuộc vào sự ủng hộ của chính quyền Bắc Kinh. Những người cầm đầu chính quyền Cộng Sản Việt Nam có dám suy nghĩ như vậy hay không?

Barack Obama dám nói, vì ông có thể dùng mối đe dọa của Quốc Hội, một định chế có thế lực ngang hàng với ông. Việc quốc gia không phải là độc quyền của một chính phủ hay một đảng. Quốc Hội Mỹ có quyền cắt ngân sách khiến chính phủ không thể thi hành các chính sách của mình. Ông tổng thống phải lắng nghe ý kiến của dân, và các đại biểu Quốc Hội cũng vậy. Khi tới Mỹ, ông Hồ Cẩm Ðào phải gặp cả ông tổng thống lẫn các người lãnh đạo Quốc Hội. Không những thế, ông còn gặp riêng các nhà kinh doanh, những người điều khiển các xí nghiệp, ít nhất hai lần chính thức. Tại sao ông chịu nhún nhường như vậy? Vì thể chế chính trị ở Mỹ. Chính các ông tổng thống Mỹ đã vận dụng sức mạnh của thể chế đó mỗi khi phải thương thuyết với các nước khác. Họ sẽ nói: Tôi có thể nhượng bộ, nhưng Quốc Hội họ sẽ không chịu! Báo chí họ sẽ phê phán, giới kinh doanh không theo! Nhượng bộ nào làm nước Mỹ bị thiệt thì dân sẽ biết hết, tôi sẽ thất cử!

Kỹ thuật thương thuyết này, những người cầm đầu chính quyền ở Việt Nam không thể nào sử dụng được. Vì ai cũng biết họ nắm toàn quyền. Quốc Hội chỉ biết gật đầu. Báo chí chỉ chờ nghe lệnh nhà nước. Dân không được phát biểu, cũng không được tự do bầu, chọn người cai trị.

Chỉ khi nào nước Việt Nam được tự do dân chủ thì các chính quyền Việt Nam mới có thế mạnh để thương thuyết ngoại giao với bất cứ quốc gia nào, trong đó có Trung Quốc. Nghĩ đến tương lai đất nước thì chúng ta phải đòi dân chủ hóa. Khi đó, người Việt Nam mới đủ sức mạnh đương đầu với Trung Quốc. Như Tiến Sĩ Ðinh Hoàng Thắng ở trong nước đã nêu ra nhận xét của Tướng Lưu Á Châu (Liu Yazhou), chính ủy Ðại Học Quốc Phòng Trung Quốc: “Vị tướng hai sao này chứng minh rằng nguyên nhân sụp đổ của đảng Cộng Sản Xô Viết chính là hệ thống chính trị, chứ không là kinh tế, hay quân sự. Tương phản với Liên Xô, bí quyết thành công của Hoa Kỳ nằm ngay trong chế độ pháp trị bền vững và hệ thống chính trị đằng sau chế độ pháp trị này, chứ không nằm trong sức mạnh tại trung tâm tài chính phố Wall, hay công nghệ cao ở thung lũng Silicon.” Người Việt Nam phải lắng nghe kinh nghiệm này.

20 thg 1, 2011

Đêm xuân cầu nguyện

Hàn Mặc Tử

Trời hôm nay bình an
như nguyệt bạch,
Đường trăng xa,
ánh sáng tuyệt vời bay...
Đây là hương quí trọng thấm trong mây
Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm .
Câu tán tạ, không khen long cả phiếm .

Bút Xuân thu mùa nhạc đến vừa khi
Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi .
Cây bằng gấm và lòng sông toàn ngọc !
Và đầu hôm một vì sao liền mọc
Ơ phương Nam mầu nhiệm biết ngần mô !
Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho,
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo.
Ta chấp hai tay lạy quỳ hoan hảo.
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian,
Để vừa dâng, vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế.

Đã no nê, đã bưa rồi, thế hệ
Của phường trai mê mẩn khí thanh cao.
Phượng Hoàng bay trong một tối trăng sao
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa;
Đương cầu xin, ọc thơ ra dường sữa,
Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau...

Trên chín tầng diêu rộng cả trân châu
Dường sống lại muôn ngàn hoa phẩm tiết
Nhịp song đôi : này đây, cung cầm nguyệt
Ướp lời thơ thành phước lộc của đường tu,
Tôi van lơn, thầm nguyện Chúa Giê Su
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối,
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng :
Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng.
Hàn Mặc Tử

14 thg 1, 2011

LỬA TẾT

Bình Nguyên Lộc
Nỗi khổ của tôi bắt đầu từ hôm bíc-níc ấy. Tôi có mang theo bánh mì, lạp xưởng và nước trà nóng đựng trong bình thủy, nên khỏi phải làm việc. Chính anh Minh, ba của con bé Liên của chúng tôi, đã đòi hỏi như vậy, anh ấy cho rằng ăn bánh mì tuy không ngon bằng ăn cơm nhưng anh ấy không muốn thấy tôi cực nhọc cả trong ngày nghỉ cuối tuần nữa.

Chúng tôi câu cá tại bờ con rạch nhỏ, nơi mà chúng tôi cắm trại, trong khi bé Liên đuổi bướm và bắt chuồn chuồn. Thật ra thì câu cá chỉ là cái cớ để vợ chồng chúng tôi tắm nắng một cách nên thơ vậy thôi chớ hình như là cá nó thù, hoặc nhờm chúng tôi hay sao ấy mà không bao giờ chúng nó cắn câu của vợ chồng tôi. Vả, nếu may mắn (hay rủi ro?) mà được cá thì chắc anh Minh, anh ấy sẽ bối rối ghê lắm vì một mặt anh ấy cưng vợ, một mặt anh ấy tiếc cá, cứ muốn bắt tôi kho hay chiên gì đó.

Ấy, anh Minh hơi gàn gàn, nhưng tôi không dè mà anh ấy lại gàn đậm kể từ hôm đó.

Chẳng, sau hai tiếng đồng hồ làm ông già sông Vị, anh ấy đâm chán và rủ tôi vào xóm. Đi thì đi, bởi tôi cũng nghe da mặt nóng lắm rồi, má tôi rát rân lên vì bị nắng đốt nhiều giờ rồi.

Trên con đường mòn ngoằn ngoèo đưa vào cái ấp lớn thoáng thấy đằng kia, chúng tôi gặp một nếp nhà tranh vừa cất xong, chưa ở. Nhà trống trơn và cửa phên tre dựng bên vách hông nhà, cho chúng tôi thấy rõ bên trong: Giữa gian nhà giữa, trên nền đất, một lò lửa đã tàn lụn nhưng than còn ngún trên tro. Hai bên lò lửa là một lu nước đầy gần tràn và một khạp gạo đầy nhóc.

Thuở bé tôi ở thôn quê, nên biết rằng đó là những món tượng trưng cho sự đầm ấm và sung túc mà người ta bày ra giữa nhà mới, hăm bốn tiếng đồng hồ trước khi vào ở, để cầu một đời ấm no và vui vẻ về sau.

Anh Minh say sưa nhìn bếp lửa và lu nước rồi nói, như nói một mình: "Ta có danh từ nước lửa, danh từ ấy chỉ hai thứ thiên tai mà ta rất sợ. Nhưng...

Giây lát sau, tôi đi vào ấp với bên cạnh tôi, một người bạn đời thình lình mắc bệnh á khẩu. Nếu không có bé Liên cái miệng tía lia, cả ba chúng tôi giống một đoàn người đi đưa đám ma mà giữ lễ theo phép lịch sự Âu châu.

Tới đầu xóm, anh Minh nói bằng giọng ra lịnh:- Từ rày có đi bíc-níc, nên mang gạo, mang nồi theo để thổi nấu, cấm nhặt em cho gia đình ăn bánh mì, lạp xưởng hoặc bánh hỏi thịt quay.

Tôi cười mà rằng:
- Trước đây thì cấm thổi nấu, cho đến ăn cơm mo, cơm vắt, làm sẵn ở nhà, anh cũng cấm. Giờ thì... trái hẳn lại. Nhưng không hề gì, em sẽ chiều ý anh.

Anh Minh không chịu vào xóm, đứng đó mà ngắm cái gì rất lâu không rõ, đoạn đưa mẹ con chúng tôi trở về lều. Anh ấy đã vui tươi trở lại và không khí buổi ăn trưa hôm ấy bình thường nếu không có cái lịnh mới nầy. Anh ấy hỏi:
- Thùng dầu lửa ở nhà đã hết rồi chớ? Anh nhớ hình như hôm qua em có dặn anh chở chiếc thùng không lại cây xăng gần nhà để đong thêm mười tám lít?
- Đúng như vậy, và chiều nay, về Sài gòn, anh nhớ cho, kẻo mai không có dầu mà nấu ăn.
- Không, không nấu bằng dầu lửa nữa. Chiều nay anh sẽ ghé vựa để mua một tạ than đước với hai cái lò đất nung. Cho cái lò dầu lửa về hưu đi.

Tôi hơi lo. Chồng tôi chỉ làm việc vừa chừng thôi, không hề gặp rắc rối sinh kế hay tình cảm nào, trong họ nhà chồng tôi cũng không nghe nói có người nào điên. Nhưng sao lại có cái lịnh kỳ dị nầy? Than đước một tạ sáu trăm đồng, nấu chỉ có một tháng là hết sạch. Trong cái thời gian ấy thì nấu đốt lò bằng dầu lửa, chỉ phải tốn có trăm sáu thôi. Nhưng rồi anh Minh đi hái hoa dại cho mẹ con tôi, nên tôi lại an lòng được vì một kẻ hóa điên thình lình, không hề nghĩ đến sự bộc lộ tế nhị của tình thương yêu như thế đâu.

Chiều lại, chúng tôi về tới Sài gòn là đã sáu giờ rồi. Theo chương trình thì chúng tôi đi ăn hiệu, nhưng anh Minh lại đổi chiến lược vào phút chót, có lẽ vì... "lý do kỹ thuật" chăng? Anh bỏ mẹ con tôi tại một góc phố kia, bảo gọi xích-lô đạp mà về nhà, còn anh ấy thì phóng xì-cút-tơ đi mua lò đất nung và than đước. Thì ra cái vụ than đước nầy không phải là lời đùa đâu mà là cả một kế hoạch nghiêm trang. Đã hơn sáu giờ rồi. Vào giờ nầy mà bắt vựa than họ chở than tới nhà, mà phải chở tốc hành, không thôi tới nửa đêm, dễ thường chưa có cơm mà ăn, thì họ sẽ tính tiền chở gấp ba cho mà coi!

Lại không có gì mà ăn nữa. Má tôi ở nhà, nhưng bà cụ chỉ cần một dĩa cá kho mặn mà thôi. Rồi anh ấy lại kêu là nuốt không trôi! Vào giờ nầy, còn chợ búa đâu để mà mua thịt, mua cá? Rõ khổ! Tôi không ngại phải nấu bữa ăn tối nầy. Đi ăn hiệu là tại anh ấy bày đặt cho tốn tiền chớ tôi đã đề nghị từ lâu là làm sẵn vài món ăn hồi trưa thứ bảy, chiều chúa nhựt về tới nhà, chỉ còn việc hâm lại cho nóng mà thôi. Mà cũng không phải là tôi hâm nữa. Má tôi ăn cơm hơi sớm, ăn xong, bà hâm giùm tôi là kịp lúc chúng tôi về đến nơi.

Anh Minh mới có băm hai tuổi mà đã gàn ra thì sống chung với anh ấy thêm hai ba mươi năm nữa, tôi chịu sao thấu hở trời!

Kỳ lạ nhất là khi má tôi nghe tôi kể chuyện điên của "ông" rể gàn của bà, đôi mắt bà lại sáng lên. Má tôi ở thôn quê không được yên, nên anh Minh anh ấy rước bà lên đây từ ba năm nay. Chú rể quí ấy được má tôi cưng ghê lắm. Anh ấy có nịnh má tôi chăng ? Hình như là không vì bà cũng chẳng còn tài sản gì để anh ấy phải dùng thủ đoạn hầu hưởng một phần gia tài lớn hơn phần của người anh cả của tôi. Biết vậy, nên tôi tủi thân lắm, buổi đầu mà má tôi lên đây. Má tôi không cưng anh ấy vì sự nịnh nọt của anh ấy, thì tức là cưng anh ấy vì lòng thương, mà lại thương anh ấy nhiều hơn là thương tôi nữa. Nói thì nói chớ tôi cũng lo tắm rửa cho bé Liên, còn chính tôi thì tôi bỏ tắm chạy lại hiệu chạp phô ở đầu phố để mua trứng vịt, hàm-yũ để phụ thêm với món cá kho muôn năm của má tôi, cho mâm cơm ra vẻ một chút.

Giây lâu sau, xe ba bánh đưa than về và má tôi chạy ra cổng rước than như dân đi tiếp rước quan to, hồi tiền chiến. Chính má tôi đốt lò, quạt than và vo cơm, rồi bà không chịu rời nhà bếp nữa.

Bữa ăn hôm ấy, tôi không vui vì bị giá của tạ than đước ám ảnh. Tôi phân trần với má tôi:
- Má coi ! Than mắc tiền bằng ba lần dầu lửa, vậy mà...
Anh Minh cười hề hề, chận lời tôi:
- Có lần em đã nói: "Thôi, em không học may áo đầm cho bé Liên đâu. Mình học chăm thế nào cũng không giỏi bằng thợ mà họ may sẵn bày bán ở các hiệu, còn rẻ hơn là chính mình may lấy nữa. Em đã nói sai."

Má tôi đã phụ họa theo:
- Ừ, con sai lầm. Đâu có phải như vậy.
- Ơ kìa, em nói chuyện than đước kia mà, mắc mớ gì đến áo đầm chớ ?
- Than đước, tức là áo đầm đó.
- Ừ, cha con Liên nói có lý. Má tôi lại phụ họa theo anh ấy.

Má tôi đã già nên lẩm cẩm, thì còn nhịn được, chớ anh Minh mà nói chuyện tầm ruồng như thế, là anh ấy sắp đi nhà thương Biên hòa rồi vậy. Tôi kinh ngạc, nhìn anh ấy trừng trừng. Anh ấy lại cười hề hề mà rằng:
- May áo đầm, thật ra, không phải là may áo đầm.
Tôi sợ quá. Rõ ràng là anh Minh hóa điên. Nhưng tôi cũng hỏi:
- Chớ là gì?
- May áo đầm là một qui phạm.
- Qui phạm là gì?
- Là một kỷ luật mà ta cố theo, và kỷ luật ấy luyện cho ta vào cái nếp nội trợ.
- Chớ em không làm nội trợ à?
- Không, em chỉ làm nội trợ miễn cưỡng mà thôi. Em thích đi làm thu ngân viên hơn. Em có óc công nhân, chớ không có óc nội trợ đâu. Ai lại không biết rằng học chăm đến đâu cũng không giỏi bằng thợ, rằng ta hà tiện vải đến đâu, áo may cũng không rẻ bằng áo mua, họ may hằng nghìn cái nên giá vốn rất hạ. Nhưng khi may áo cho con, em sẽ để tấm lòng thương yêu con vào đó, em sẽ cố gắng và sẽ mến được cái qui phạm may áo và ngày kia em được đưa vào nếp nội trợ, em làm nội trợ một cách vui thích, nhớ công việc nội trợ như các cô đào nhớ đèn sân khấu mỗi đêm.
- Chồng con nó nói đúng đó con à. Má tôi ủng hộ anh chồng gàn của tôi và bỏ rơi tôi.
Tôi giựt nẩy mình trước một điều vô cùng mới lạ mà tôi nghe chồng tôi nói lần đầu: may áo, không phải là may áo, mà là một qui phạm nó luyện tính con người. Tôi giựt mình vì đã có lần tôi đã chê nhà binh sao cứ bắt lính mới, tập đi ọt, đơ mãi cho tốn thì giờ, và cậu tôi giải thích: "Đi ọt, đơ, thật ra không phải là đi ọt, đơ. Đó là một qui phạm nó luyện cho các tân binh chịu đựng được kỷ luật nghiêm khắc của nhà binh".

Nhưng dầu vậy tôi vẫn không chịu thua, cố cãi:
- Nhưng may áo đầm, sao lại là than đước được! Anh khéo nói điên!
Anh Minh lại cười, hề hề:
- Bởi vì than đước, thật ra không phải là than đước.
- Nữa, lại cái luận điệu đó nữa.
- Chớ sao, vì luận điệu đó tốt. Em có biết thành ngữ "Ăn lông ở lỗ" hay không?
- Anh đi xa vấn đề quá rồi !
- Đâu có xa. Trước khi loài người "ở lỗ" họ rày đây mai đó. Họ không có đời sống gia đình. Khi họ phát kiến ra LỬA rồi thì họ mới định cư lại, chưa biết cất nhà thì họ tìm hang mà ở, lập gia đình, rồi đêm ngày nhen nhúm lửa thiêng, đời đời kiếp kiếp nuôi nấng lửa để ấm hang, nuôi nấng tình gia đình để ấm lòng. May áo và nhúm lửa là ý niệm gia đình, không may áo, không nhúm lửa, không xong. Anh chợt nhớ ra sự thật ấy khi ta bắt gặp nếp nhà tranh mới cất và chủ nhà nguyện cầu, thề bồi bằng nước, lửa và gạo, nguyện cầu được no ấm, thề bồi nổ lực cho gia đình được no ấm.
- Nhưng, dầu lửa lại không là lửa à? Tôi lại cãi.
- Không. Em đã không thấy má đã dành đốt lò với em đó sao?
- Ừ, tao nhớ lửa lắm, thèm lửa lắm. Má tôi xác nhận.

Chồng tôi diễn thuyết:
- Lửa thiêng của gia đình, phải bốc khói, khói ấy phải quyện lấy mái tranh. Ta ở thành phố, không thể mong hưởng những thứ ấy thì lửa, ít ra, cũng phải nổ lách tách trong lò, và tiết ra mùi cây cỏ. Ở miền Nam ta, có người gọi dầu lửa là dầu hôi, và quả nó hôi thật. Nhưng lửa thiêng của gia đình phải thơm, thơm mùi thảo thụ. Dầu sao nhìn lửa than cũng vui mắt hơn, nghe nó có linh hồn hơn, nó gợi nhớ sự sống hơn. Chiếc áo mà chính tay em may sẽ mang cái bản ngã của em, dầu nó không được đẹp lắm, chớ không nặc danh như những chiếc áo khéo, mua ở hiệu. Chiếc bánh phơ-lăng do chính tay em làm, có cháy khét đi nữa, cũng được hương vị của tình thương của em đối với gia đình, chớ không vô hồn như bánh đết-se của các hiệu ăn sang trọng.

Má tôi nói:
- Tao thì tao thèm nấu bằng củi hơn. Khói củi thơm hơn khói than. Chiếc áo bà ba nầy, tao đã may một tháng mới xong, nhưng...
- ...nhưng nó quí ở chỗ nó mang nhãn hiệu "BÀ NGOẠI CỦA BÉ LIÊN" ? Tôi hỏi đùa.

Má tôi và anh chồng gàn của tôi đồng cười xòa, rồi má tôi chẫm rãi tuyên truyền cho tôi nghe:
- Nè, củi mỗi thứ mỗi khác đó nhé. Củi bắp phơi khô để làm củi, thì ngọn lửa xanh như lửa đèn cồn. Vỏ măng cụt phơi khô, chụm nó nổ lách tách y như than Cà mau. Củi nhánh sao chết rụng trên vệ đường, nó cháy rụi tỏa ra cái mùi của thời tiết gió bấc về. Còn mầy biết củi gì thơm ngát hay không? Đó là dăm tiện.
- Dăm tiện là gì má? Chồng tôi hỏi.
- Muốn làm những vật dụng tròn như kiểu chơn bàn, chơn ghế kia chẳng hạn, thợ tiện họ đưa cây vào máy tiện, cây nó mới tròn trịa đều đặn được, chớ thợ mộc tài nào mà trau giồi cho nó tròn. Các món đồ tiện, luôn luôn là vật dụng quí nên được làm bằng đủ thứ gỗ quí: trắc, cẩm lai, huỳnh đàn, cho nên dăm tiện nó thơm dữ lắm, thơm cái mùi hỗn hợp của đủ loại gỗ mắc tiền. Lửa củi đã thơm mà hình thù của nó cũng hay lắm. Nó cháy lên, mình thấy được, chớ không vô hình như lửa của các lò dầu lửa đâu. Nhìn ngọn lửa cũng ngộ, nhìn màu lửa còn ngộ hơn. Mà hay nhứt là lửa củi không chết.

Bé Liên ngơ ngác hỏi:
- Lửa cũng chết nữa sao, bà ngoại?
- Sao lại không? Lửa lò dầu, nấu xong bữa ăn là nó tắt liền, vì ta phải tắt nó, kẻo hao dầu. Lửa củi đâu có như vậy. Nấu ăn xong thì người ta vùi củi dưới tro. Tro xốp lắm, nên than củi âm ỉ cháy tối ngày sáng đêm, bước vô nhà bếp thì nghe ấm liền, ấm thật sự, mà cũng ấm cúng nữa. Nhà bếp ở đây lạnh tanh từ đúng ngọ cho tới năm giờ chiều, nhà nào cũng vậy. Bước vào các nhà bếp ở đây, nghe ơn ớn nơi xương sống như là vô nhà hoang chết chủ!

Tôi ao ước từ mấy năm nay một bộ lò điện mà anh Minh chưa đủ khả năng tài chánh để thỏa mãn giấc mơ của tôi. Lò điện tiện và sạch hơn lò dầu lửa nhiều lắm. Nhưng bỗng tôi nghe hết ham cái tiện nghi văn minh đó nữa.

Tôi đã cười đùa chồng tôi vì anh Minh chỉ biết ra lệnh và nói lý thuyết. Má tôi dốt lý thuyết nên bà chỉ tả mà thôi, và quả tôi bỗng nghe thoang thoảng mùi lửa dăm tiện đâu đây, cái mùi vô cùng đặc biệt thường nghe thuở bé, hồi còn sống trong làng.
Má tôi lại nói:
- Ở đây sao mà lạ quá, không có mùi gì hết, hay chỉ có hai thứ mùi, mùi nước hoa và mùi ống cống. Mùi hay lắm. Mùi đất xông lên, sau đám mưa đầu mùa nè, mùi bông bưởi, bông sao nè, mùi củi cây rù rì nè, mùi lúa chín nè, mùi rơm khô nè, mùi phân chuồng nè, mùi rau, đậu tươi nè. Nói tới đây sao mà tao bắt nhớ nhà chịu không thấu nữa ! Con Liên, chắc ngày sau, nó đi đâu ở cũng được, vì thành phố không có cái gì làm cho nó nhớ hết.
- Có chớ, bà ngoại ! Liên cãi.
- Có cái gì? Má tôi hỏi.
- Có kem nè, có xi-nê nè, có đèn màu nè!
- Rồi cháu sẽ thấy rằng những thứ ấy không gợi nhớ đâu.
- Chớ cái gì gợi nhớ hở bà ngoại?
- Mùi vị khác kia, như mùi khói đống un lá chết vào mùa gió bấc mà người ta un lên để hơ ấm, bởi vì mùi đó còn dính líu tới những cái khác nữa, mà nhiều thứ mới họp lại thành một nỗi nhớ được.
- Thứ nào với thứ nào bà ngoại?
- Nhiều thứ lắm, bà không biết nói ra. à... ờ... thí dụ như lửa Tết, lửa đêm ba mươi nấu bánh tét, quanh lò lửa lớn ấy có mặt đông đủ cả nhà, ai đi mần ăn xa ở đâu, cũng phải về, đông đủ cả nhà mà đôi khi đông đủ cả họ nữa, vì có những bà con nghèo, không gia đình, không nhà cửa, họ xin hưởng ké sự ấm cúng của bất cứ người nào trong họ mà có được một bếp lửa.
- Còn thứ gì nữa bà ngoại?
- Còn lu bù thứ. Cả nhà họp mặt đông đủ thì vui, nấu nướng suốt đêm các món ăn ngon, kể cho nhau nghe chuyện mần ăn của mình ở xa, nhắc lại chuyện ăn Tết ngày xưa của ông bà tổ tiên. Đêm cuối năm gió lạnh lắm, mà quây quần quanh bếp lửa, ấm ghê đi. Nhà có nhúm lửa, nghe như là sung túc, mà nhúm những bếp lửa lớn, nghe càng sung túc hơn. Đó rồi thì ngày mai lại, lửa cháy trong bếp suốt ba ngày ba đêm, không được hạ ngọn phút nào hết, cho nó vui. Ở làng, người ta cất nhà lớn, nhưng cả nhà đều ở sau bếp, không phải sợ nhà trên mòn mà không dám ở, mà vì nhà bếp vui hơn, mà vui hơn là nhờ lửa.
Tôi cãi:
- Nhưng ở đây, chật hẹp như vầy, dầu cho có ghiền khói, ghiền lửa như má, cũng không làm sao mà...
- Ừ, nhưng nấu than cũng tạm an ủi được phần nào.
Chồng tôi nhìn tôi mà cười, đắc thắng.

12 thg 1, 2011

Cánh thiệp cuối năm

Tưởng Năng Tiến
Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm thì mọi chuyện (kể như) đã lỡ. Chúng ta lại chậm trễ mất rồi.

Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Nghĩa là cái lúc mà Noel đã đến sát tận lưng, và tết Dương Lịch đang lù lù trước mặt thì (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng.

Thiệp có đặc tính chung là thường chuyên chở một thứ nội dung làm sẵn, và hoàn toàn đã nhẵn – đại loại như:”…một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng Chúa và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.” Ân sủng Chúa, nếu có, e cũng khó mà có thể phân phát tùm lum cho toàn thể nhân loại được.

Chúng ta đông quá, và mỗi lúc một thêm đông. Sức Chúa, cũng như sức người, có hạn thôi chớ bộ.

Còn hạnh phúc thì sợ rằng chưa ai biết nó hình dáng hay mùi vị (thực sự) ra sao. Chúng ta chỉ đều hiểu (một cách mơ hồ) rằng hễ nói đến hạnh phúc thì chớ dại mà mong cho nó “tràn đầy.” Mọi thứ đầy đều dễ đổ. Và hạnh phúc thì (ôi thôi) cứ đổ bể rầm rầm, ở bất cứ thời nào, và bất cứ nơi đâu.

Bạn có thể không để ý đến nội dung hàm hồ của những tấm thiệp kiểu đó nhưng tên người gửi vẫn khiến bạn phải lưu tâm (chút đỉnh) chớ, đúng không? Ủa, có nhiều thằng cha lạ hoắc; tại sao chả lại gửi thiệp làm chi vậy cà? Có những con mẹ mà bạn tưởng rằng đã hoàn toàn và vĩnh viễn bước ra khỏi đời mình rồi thì (bỗng dưng) chiều cuối năm – khi nắng vàng dịu dàng đang nhẹ nhàng ôm ấp những thảm cỏ xanh mênh mông ở California – bạn lại nhận được một cánh thiệp (từ nơi xa xăm) của … cố nhân!

Mà không phải là loại thiệp dởm, mua hàng lố đâu. Thiệp loại (cực) chiến, kích thước dềnh dàng, mắc tiền là cái chắc. Cũng không phải chỉ có một chữ ký vội vàng (cẩu thả) bên dưới hàng chữ “Merry Christmas and Happy New Year,” hay vài câu viết thêm vừa vô nghĩa, vừa ngớ ngẩn – như thường thấy – đâu nha. Người ta tuy chỉ viết đôi dòng ngắn ngủi nhưng thiệt là thấm đậm, nồng nàn và tình tứ hết biết luôn.

(Cố nhân ơi biết chiều nay ta buồn!)

Những cánh thiệp muộn màng (và bàng hoàng) cỡ đó, đôi khi, làm người nhận vô cùng bối rối. Nó là bằng chứng hùng hồn về cách cư xử (rất) thiếu văn minh của bạn. Nó khiến chúng ta lấy làm tiếc là tại sao mình lại vô tâm đến thế, sao không nhớ gửi thiệp cho thiên hạ – như họ đã (đều đặn) gửi cho mình – vào dịp cuối năm. Có lúc, yếu lòng hơn, nó còn (dám) khiến bạn tự hứa là sang năm sẽ nhớ ghé qua hàng bán thiệp cho phải chuyện, và ghé sớm – cho xong chuyện.

Nếu đến đúng cái lúc gọi là “sang năm” đó mà chúng ta thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh đàng hoàng thì cuộc đời (rõ ràng) là ổn thỏa, và dễ sống biết chừng nào mà nói. Cuộc đời, than ôi, vốn cùng khó sống. Bởi vậy, khi mà bạn có đủ trí nhớ (và nghị lực) để dừng xe, tắp ngay vào một cửa tiệm nào đó thì chuyện gửi thiệp (e) lại muộn mất rồi.

Bạn lại đứng tần ngần trước trước một rừng thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm – y như năm ngoái, hoặc năm kia vậy. Và tình trạng này (không chừng) đã xẩy ra từ năm kỉa, hay năm kìa lận.

Chèng ơi, nếu duyên nợ của bạn đối với mấy tấm thiệp mà cứ nhì nhằng (triền miên) từ năm này qua năm khác, hay từ thập niên nọ đến thập niên kia thì cũng đừng vì thế mà … bi lụy quá, rất hại cho sức khỏe. Như vậy, không chừng, còn là một điều may mắn nữa đó nha.

- Ủa, may sao?

- Dạ, đúng!

Nói tình ngay thì bạn cũng không may gì mấy. Có điều, chắc chắn, là bạn vẫn may mắn hơn cả đống người Việt tha hương khác. Xin đơn cử một thí dụ, về một trường hợp rất không may, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.

Có kẻ ngay sau khi thấy rằng chuyện gửi thiệp giáng sinh không còn kịp nữa thì họ quyết định ngay là mua thiệp xuân để gửi đi cho kịp Tết. Họ thua keo này (liền) bầy keo khác.

Họ suy tính một cái “rẹt” ; hành động một cái “rột.” Thấy mà đã mắt, nghe mà sướng tai. Trong sinh hoạt hàng ngày của họ không có những giờ phút (vớ vẩn) kiểu như “tần ngần,” “do dự” hay “nuối tiếc”… về bất cứ chuyện gì. Bạn thấy họ sống mà ham, đúng không?

Khoan, gượm một tí đi … Có nhiều chuyện (ngó) tưởng vậy chớ không phải vậy. Từ từ rồi bạn sẽ thấy là họ cũng khốn đốn thấy mẹ luôn …

Hãy hình dung ra chính bạn đang ngồi ngay ngắn nơi bàn viết, với một đống thiệp xuân – mua trước Tết cả tháng trời – và với địa chỉ của tất cả những người quen trên “toàn thế giới” đi. Rồi sao nữa? Không lẽ ký tên cái ào bên dưới câu “Cung Chúc Tân Xuân” rồi gửi (đại) đi sao ?

Ðâu có được, cha nội! Làm như vậy thì thà “làm biếng” còn hơn. Mỹ, Tây, Tầu, Ðại Hàn, Ba Lan, Nhật Bổn, Miên, Lèo… thì sao không biết, chớ người Việt mà nhận được một cái thiệp ký tên (xuông) như vậy là họ mích lòng (cấp kỳ) à nha. Bạn phải viết vô đó vài chữ cho nó đàng hoàng chớ. Câu hỏi hỏi đặt ra là (Trời ơi) biết viết cái gì đây ?

Với bố mẹ, anh chị, cô dì, chú bác… đang còn (kẹt) ở Việt Nam thì bạn tính sao? “Một mùa Xuân an bình” hay “con cầu chúc bố mẹ, anh chị, các em, các cháu luôn được vui tuơi và khỏe mạnh trong năm mới…”

Nghe đặng không?

Nè (tui nói cho mà hay nha) dù thân nhân ở quê nhà có thương yêu bạn cách mấy, và có xuề xòa dễ tính đến đâu chăng nữa, họ cũng không chấp nhận được những lời cầu chúc vô tâm và vô trách nhiệm quá cỡ vậy đâu. Nếu ở Việt Nam mà có “một mùa xuân an bình,” hay một cuộc sống “vui tươi và khỏe mạnh” thì đâu có lý do gì để cả nước phải chen chân đi lấy chồng xa, đi lao động xuất khẩu, hay băng băng chui đầu vào rừng núi xứ người để trở thành … một đám người rơm – hay còn gọi là người rừng, hoặc nouveaux boat people, những thuyền nhân mới của thế kỷ 21 – những kẻ tứ cố vô thân, bị trấn lột, bị cuỡng dâm, và bị coi như rác ruởi bên lề xã hội, ở đất lạ xứ người.

Rồi chúng ta viết điều gì trên cánh thiệp giáng sinh gửi cho một đứa em, hay đứa cháu, đi lấy chồng xa (nhưng không ở nhà chồng) và đang ở trong …nhà thổ? Và chúng ta nói sao với một người thân đi xuất khẩu lao động nhưng chưa được trả một đồng tiền lương nào, kể từ tháng Sáu năm ngoái đến nay? “Một năm mới tràn đầy hy vọng”chắc?

Thôi bỏ đi Tiến ơi. Hết năm rồi, nói chuyện gì khác (một bữa) được không? Sao không gửi cho nhau đôi lời chúc mừng may mắn và vui vẻ cho rồi. Mệt mỏi nguyên năm rồi (bộ) chưa đủ hay sao, cha nội?

O.K. That’s fine! Như vậy, giữa chúng ta – những kẻ may mắn, không ít đứa còn được coi như “thành đạt” nữa là khác (dù là “thành đạt trong thời buổi nhiễu nhưong) và đều đang sống an bình phú túc ở hải ngoại – sẽ gửi cái gì “cho nhau” qua cánh thiệp cuối năm ?

Những lời chúc tụng truyền thống đều quá date hết trơn rồi, đâu còn sài được nữa? “Chúc ông bà, anh chị…làm ăn phát tài gấp năm, gấp mười năm ngoái” nhe? Đ… mẹ, nói vậy có đứa dám tưởng là mình xúi nó đi ăn cướp nhà băng hay bán cocaine lắm à.

Cũng chớ có quen miệng mà “boong” một câu, kiểu như “đầu năm sinh con trai cuối năm sinh con gái” nha, má non. Cái gì chớ phá thai là chuyện rất phiền, và tốn tiển dữ lắm. Đừng có nói năng lạng quạng mà gây thù chuốc oán như không.

Hay là cũng bỏ qua luôn mấy chuyện lẻ tẻ đó đi. Phang đại một lời cầu chúc cho quê hương và đại cuộc cho nó …ngon lành. Tới luôn bạng vàng, đâu có chết thằng Tây nào mà sợ:

“Chúc đất nước sớm tai qua nạn khỏi” nhá.

Hay:

“Hãy giữ vững niềm tin để mai này chúng ta sẽ cùng về xây dựng lại Việt Nam.”

Nghe thì cũng vui nhưng nghĩ lại (e) hơi khó. Với hiện trạng (nát như tương) ở ngoài này, ngó bộ, mốt (hay ngày kia) cũng chưa chắc về nổi chớ đừng nói chi mai; trừ khi, bạn được mời về tham dự Đại Hội Việt Kiều (vào năm tới, nếu có) hay giả dạng làm du khách “chơi lén” một chuyến thì không kể.

Khó há. Lờ tít chuyện thiệp xuân thiệp tết đi thì cũng hơi kỳ, nhưng nhào vô cái vụ này thì phiền phức quá. Ðời sống, tự nó, đã phiền phức quá rồi mà. Bầy thêm chuyện để phiền mình (và phiền lẫn nhau) làm chi nữa, đúng không?

Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò trang nhã, có tính cách truyền thống, rất đáng giữ gìn, của những cánh thiệp trao đi gửi lại – vào dịp cuối năm. Rõ ràng là nó đẹp, và vô cùng lịch sự nhưng chỉ e nó không hợp (mấy) trong lúc này thôi. Cái lúc mà chúng ta vẫn còn đang sống giữa nhũng mùa xuân ly loạn đó mà.

Tưởng Năng Tiến

10 thg 1, 2011

Châu Âu muốn bảo vệ công nghiệp, không để rơi vào tay các nước mới trỗi dậy

Thủ tướng Tây Ban Nha tiếp đón chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Reuters)

Thụy My

Nhật báo Le Monde hôm nay đặt câu hỏi : « Trước tham vọng của các quốc gia mới trỗi dậy, châu Âu có thể bảo vệ được nền công nghiệp của mình hay không ? ». Tờ báo kinh tế Les Echos thì lên tiếng báo động : « Châu Âu đã bị đặt dưới áp lực của các chủ nợ ».
Hồ sơ hôm nay của Le Monde xoay quanh việc bảo vệ và phát triển nền công nghiệp châu Âu, đặc biệt là đối với các lãnh vực nhạy cảm, khi các nước mới giàu lên đang thi nhau mua lại các công ty uy tín của cựu lục địa. Trong bài xã luận mang tựa đề : « Châu Âu và việc quay lại với kỹ nghệ», Le Monde nhấn mạnh, khủng hoảng kinh tế đã làm đảo lộn nền kinh tế thế giới, với lợi thế nghiêng về phía các quốc gia mới trỗi dậy, và qua đó, các nước giàu mới ý thức được vai trò quan trọng của công nghiệp.

Trong hai thập kỷ qua, người ta vẫn cho rằng nền kinh tế kỹ nghệ sẽ chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ, thậm chí một số đưa ra hình mẫu nền kinh tế không nhà máy. Công nghiệp bị quy cho các tội làm ô nhiễm, điều kiện làm việc khắc nghiệt, gây ra các cuộc đấu tranh xã hội…Nhiều chính khách và nhà kinh tế tin rằng công nghiệp không có chỗ đứng trong việc tạo ra của cải cho một quốc gia hiện đại.

Nhưng thực tế đã cho thấy, không có kỹ nghệ thì khó thể tạo được công ăn việc làm, duy trì tăng trưởng. Tổng thống Pháp trong thông điệp đầu năm mới đã khẳng định : « Nước Pháp sẽ không là cường quốc nếu không có kỹ nghệ ».

Theo Le Monde, thì sự tỉnh thức này là khá muộn màng. Trong vòng 15 năm, Pháp đã mất đi nửa triệu việc làm trong lãnh vực công nghiệp, và trọng lượng của khu vực này trong 25 năm qua từ tỉ lệ 21% giá trị của nền kinh tế nay chỉ còn có 12%. Lâu nay người ta cho rằng khu vực dịch vụ sẽ lấp đầy lỗ hổng, nhưng lại quên rằng kỹ nghệ là khách hàng lớn nhất của ngành dịch vụ, khi kỹ nghệ biến mất thì dịch vụ không thể lớn mạnh nổi. Và châu Âu trong những năm qua đã không lo vun đắp cho các tập đoàn chủ chốt của mình, không có được một chính sách công nghiệp chung. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ đã vươn mình thức giấc, và Đức, Nhật, Mỹ không ngừng củng cố chiến lược kỹ nghệ.

Le Monde kết luận, cuối cùng thì châu Âu có vẻ cũng muốn thiết lập một hệ thống trao đổi « có qua có lại », ít mất cân đối hơn với các đối tác. Đây không phải là chủ nghĩa bảo hộ, mà thời kỳ ngây thơ tin rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người nay đã qua rồi, và châu Âu vẫn còn thời gian để điều chỉnh lại chính sách.

Trong phần điều tra phản biện ở các trang trong, Le Monde đặt ra các câu hỏi, tham vọng nuốt chửng các công ty châu Âu của các nước mới nổi liệu có sẽ ngừng lại ? Có nên nghi ngờ mục đích của họ, và tác động đối với hoạt động công nghiệp và việc làm ở châu Âu như thế nào ?

Tờ báo nhận xét, gần đây không tuần nào mà không thấy có một công ty châu Âu hay Mỹ bị một công ty cạnh tranh của một quốc gia mới trỗi dậy mua lại. Vụ công ty Trung Quốc Tianjin Xinmao đòi mua công ty Draka của Hà Lan, chuyên sản xuất cáp kỹ thuật cao đã gây lo sợ cho đến nỗi Ủy viên châu Âu phụ trách công nghiệp đã kêu gọi thành lập một cơ quan phụ trách xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài vào châu Âu. Nhưng theo Le Monde, vụ này tuy gây nhiều dư luận do mang tính chiến lược quân sự, nhưng đã che lấp mất nhiều vụ khác. Chỉ trong tháng 12 vừa qua, công ty Trung Quốc Trinity đã mua lại hãng thời trang nổi tiếng Cerruti, công ty Nam Phi Steinhogg International mua tập đoàn đồ gỗ Conforama, còn trước đó các tập đoàn xe hơi Volvo, Jaguar và Land Rover đã bị Trung Quốc và Ấn Độ mua lại.

Nước Mỹ bị nhắm đến nhiều nhất, tiếp đến là Ý và Anh, còn Pháp đứng thứ bảy. Trung Quốc đứng đầu trong số các nước mới trỗi dậy thích tìm mua các công ty uy tín của các nước giàu, sau đó là Ấn Độ và Nga. Các công ty Trung Quốc rủng rỉnh ngoại tệ, lại được sự hỗ trợ của hai ngân hàng nhà nước lớn. Khi mua các công ty phương Tây, họ sẽ có được sự bảo đảm của các tên tuổi lớn, nhiều bằng sáng chế hoặc một mạng lưới phân phối đã có sẵn.

Trả lời phỏng vấn của Le Monde, Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Eric Besson cho rằng, châu Âu lâu nay vẫn nhập hàng của các nước mới nổi nhiều nhất, và bây giờ có quyền đòi hỏi những cố gắng đáp lại. Các bộ trưởng công nghiệp châu Âu gần đây đã thông qua đề nghị của Pháp về một chính sách kỹ nghệ chung cho châu Âu. Pháp còn đề nghị thành lập một một quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho công nghiệp, và một quỹ bằng sáng chế châu Âu, chuyên mua lại các bằng sáng chế trên thế giới để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng.

Cũng liên quan đến công nghiệp, nhật báo cánh hữu Le Figaro chú ý đến sự kiện ba nhân viên cao cấp của tập đoàn xe hơi Renaud bị đình chỉ công tác vì nghi ngờ làm gián điệp. Tờ báo cánh tả Libération thì tỏ ra phẫn nộ trước lời phát biểu của ông chủ công ty dược phẩm Servier, là thuốc Mediator chỉ làm có ba người tử vong, dù hai công trình nghiên cứu nghiêm túc mới nhất cho biết loại thuốc này đã làm cho từ 500 đến 2.000 người chết.

Trên lãnh vực giáo dục, nhật báo cộng sản L’Humanité cho rằng vấn đề tự trị đại học – giao cho các trường đại học tự quản lý ngân sách và tuyển người - thật ra chỉ là tư nhân hóa đại học Pháp. Nêu ra con số từ đầu năm nay có 73 trường đại học được giao chế độ tự trị, theo L’Humanité thì điều đó có nghĩa là các trường này phải tự tìm nguồn tài chính, và mở cửa cho các công ty tư nhân. Còn nhật báo công giáo La Croix thì quan tâm đến « Một Noel tang tóc đối với những người Copte », tức những người theo đạo Thiên Chúa ở Ai Cập và Ethiopie. Tối nay Giáo hội Copte sẽ mừng lễ Giáng Sinh, sau khi xảy ra vụ thảm sát ở Alexandrie hôm 31/12 vừa qua làm cho 21 người chết và 79 người bị thương. Tờ báo cho rằng trong bối cảnh đó, không thể coi thường những lời đe dọa tấn công vào các nhà thờ Copte tại Ai Cập cũng như tại Pháp, Đức.

Trí thức trẻ tuổi Trung Quốc không nhìn thấy tương lai

Đó là tựa đề một bài báo của thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh. Tác giả cho biết, hiện có vô số thanh niên tuy có bằng cấp nhưng vẫn không tìm được một chỗ đứng trong xã hội Trung Quốc hiện tại. Những trí thức trẻ thất nghiệp thường được mệnh danh là « lũ kiến », họ sống chen chúc ở ngoại ô các thành phố lớn. Chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu ý thức được quả bom nổ chậm về mặt xã hội này.

Từ mới « lũ kiến » được định nghĩa là « các thanh niên có bằng cấp, nhưng thu nhập thấp, sống tập thể . Người ta ước tính có ít nhất một triệu « con kiến » như thế tại Trung Quốc, thậm chí đến hai ba triệu. Họ thuê những căn phòng chỉ chừng hai mét vuông, sống quanh các thành phố lớn để tìm việc. Cả gia đình đã đầu tư bao nhiêu là tiền bạc, thì giờ và sức khỏe để cho con cái học thành tài, nhưng dù có bằng đại học, họ vẫn không tìm được việc, sống vất vưởng qua ngày bằng những việc làm tạm bợ. Nói về vấn nạn này của xã hội Trung Quốc, một nhà xã hội học đã nhắc lại một câu ngạn ngữ Trung Hoa : Vạn Lý Trường Thành có thể bị sụp đổ do những lỗ kiến.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro còn chú ý đến việc Bắc Kinh mở hé tấm màn bí mật về loại máy bay tàng hình J-20. Nhiều tấm ảnh về chiếc máy bay mẫu loại này đã được báo chí chính thức đăng tải, nhưng theo các chuyên gia thì máy bay tàng hình Trung Quốc không thể đưa vào hoạt động trước năm 2020.

Tờ báo ghi nhận một chuyện không bình thường, đó là việc một chương trình bí mật như thế lại chiếm lĩnh trang nhất của tờ Global Times, thuộc Nhân dân Nhật báo, tiếng nói của đảng Cộng sản Trung Quốc. Le Figaro nhắc lại cách đây một năm, nhân vật số hai của quân đội Trung Quốc đã cho biết nước này sẽ đưa vào sử dụng máy bay thế hệ thứ tư made in China (nếu tính theo thang bậc phương Tây thì là thế hệ thứ năm) trong vòng 8 đến 10 năm tới. Các chuyên gia tự hỏi, liệu Bắc Kinh đã rút ngắn được thời gian, hay đây chỉ nhằm khoa trương thanh thế.

Hungary khuyến khích phụ nữ ở nhà và sinh con

Trên lãnh vực xã hội, nhật báo Le Monde cho biết, do dân số đang sụt giảm nên chính quyền Hungary đã phải ban hành các luật lệ mới nhằm khuyến khích người phụ nữ ở nhà làm nội trợ và sinh con.

Nhiều người Hungary lo ngại nếu dân số giảm xuống dưới ngưỡng 10 triệu người, thì khó thể duy trì được ngôn ngữ và nền văn hóa của mình, đang bị cô lập trong một môi trường hầu hết là ngôn ngữ slave, la-tinh và Đức. Với tỉ lệ 1,27 con cho một phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản, sinh suất của Hungary đang ở mức thấp của Liên hiệp châu Âu, còn nếu không tính người di-gan, thì tỉ lệ này chỉ còn là 1 phụ nữ có 1 con.

Chính quyền Hungary đã cho tái lập kỳ nghỉ hộ sản là ba năm thay vì hai năm, đưa ra những ưu đãi về thuế khóa, trợ cấp xã hội và phát triển các công việc làm bán thời gian, để phụ nữ có nhiều thời gian ở nhà chăm sóc con cái ; ngược hẳn với thời kỳ chế độ cộng sản trước đây, hầu hết phụ nữ phải đi làm với đồng lương thấp. Một dự án Hiến pháp mới do phe bảo thủ cầm quyền đưa ra đang gây lo ngại cho phe đối lập, vì nếu được thông qua, quyền phá thai sẽ bị hạn chế. Hiện nay tại Hungary có khoảng 44.000 vụ phá thai mỗi năm, con số này cũng tương đương với số trẻ em sinh ra.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam

9 thg 1, 2011

Học giả Trung Quốc: Bắc Kinh nên 'chiếm lại' Trường Sa


Giáo sư Hứa Khả cho rằng sức mạnh trên biển của Trung Quốc hiện còn thua kém Hoa Kỳ quá nhiều nên Trung Quốc không thể có hành động quá khích

http://www.voanews.com/vietnamese/news/

Một học giả Trung Quốc mới đây đã lên tiếng hối thúc chính phủ ở Bắc Kinh nhanh chóng dùng vũ lực để thực hiện điều gọi là “chiếm lại” những hòn đảo thuộc quần đảo Tây Sa, mà Việt Nam gọi là Trường Sa, từ tay các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á. Trong khi đó, các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đã đề cập tới việc Bắc Kinh âm thầm gia tăng ảnh hưởng ở các quốc gia Trung Á thuộc Liên Sô cũ và gợi ý rằng Trung Quốc có thể đang từ bỏ sách lược bành trướng về hướng đông để theo đuổi chính sách Tây Tiến được Trung Tướng Lưu Á Châu của Học viện Quốc phòng Trung Quốc mạnh mẽ cổ xướng trong nhiều năm qua. Mời quí vị xem Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Tại cuộc họp báo hôm thứ 5 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, đã nhắc lại lời trấn an của chính phủ ở Bắc Kinh trước những mối lo ngại của quốc tế về sự phát triển rất đỗi nhanh chóng của quân đội Trung Quốc.

Ông nói: "Tôi xin nhấn mạnh một điều là Trung Quốc kiên quyết đi theo con đường phát triển một cách hòa bình, thực thi chính sách quốc phòng có tính chất phòng vệ và không tạo ra sự đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào."

Người phát ngôn của Trung Quốc đã tuyên bố như vậy một ngày sau khi trang mạng Xinhua do nhà nước kiểm soát cho đăng một bài phỏng vấn trong đó một chuyên gia hải dương của Đại học Hạ Môn hối thúc chính phủ nhanh chóng dùng vũ lực để đạt mục tiêu gọi là “lấy lại” từ tay các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á những hòn đảo đang có tranh chấp ở Biển Nam Trung hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong bài báo này, giáo sư Hứa Khả đề nghị chính phủ huy động một lực lượng tuần dương hùng hậu đến xua đuổi tất cả tàu bè nước ngoài xâm phạm vùng biển mà ông gọi là của Trung Quốc bên trong đường biên giới 9 đoạn đứt khúc, thường được gọi là “đường lưỡi bò”. Ông nói rằng Trung Quốc nên nhân lúc này là lúc mà sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Asean về vấn đề Biển Đông đang còn ở trong giai đoạn phôi thai để thừa cơ “đoạt lại” toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giáo sư Hứa Khả nói thêm rằng việc vấn đề Biển Đông không thể trì hoãn vì giải quyết trễ chừng nào thì cái giá mà Trung Quốc phải trả về kinh tế và chính trị càng cao chừng đó.

Những chủ trương “hung hãn” của học giả Trung Quốc đã được đưa ra trong lúc một số các nhà quan sát tình hình Á châu cho biết Trung Quốc đã âm thầm bành trướng thế lực kinh tế và quân sự tới các quốc gia Trung Á thuộc Liên Sô cũ. Theo bài tường thuật hôm chủ nhật (mồng 2 tháng 1, 2011) của tờ New York Times, các giới chức Bắc Kinh xem Trung Á là một vùng biên cương trọng yếu đối với Trung Quốc trong các lãnh vực an ninh năng lượng, khuyếch trương mậu dịch, ổn định sắc tộc và phòng vệ đất nước. Bài báo cho biết các công ty quốc doanh đã tiến sâu vào khu vực này với những đường ống dẫn dầu lửa và khí đốt, đường xe lửa và đường cao tốc trong lúc chính phủ đã lập ra các Viện Khổng Tử tại các thủ đô vùng Trung Á để truyền bá văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng cường vị thế quân sự trong khu vực với việc thực hiện những cuộc tập trận qui mô lớn tại Kazakhstan hồi tháng 9 trong khuôn khổ của các cuộc diễn tập hàng năm với một số nước Trung Á. Và theo một công điện ngoại giao mật của Mỹ bị trang mạng WikiLeaks tiết lộ hồi gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nghi là Trung Quốc đã đề nghị viện trợ 3 tỉ đô la cho Kyrgyzstan để chính phủ nước này đóng cửa một căn cứ không quân của Mỹ.

Một số nhà quan sát cho rằng diễn tiến vừa kể có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từ bỏ sách lược “Đông Tiến” -- bành trướng về hướng biển phía đông, để theo đuổi chủ trương “Tây Tiến” -- bành trướng về lục địa phía tây, mà Trung Tướng Lưu Á Châu của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã cổ xướng từ nhiều năm nay. Tiến Sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Nhật Bản, cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc là một xu thế tất nhiên vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này, nhưng Bắc Kinh cần phải xem tới vấn đề “nặng nhẹ nhanh chậm” để lựa chọn giữa hai con đường “Tây Tiến” và “Đông Tiến”. Ông Dương nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Hoa Ngữ đài VOA:

"Dựa theo những điều mà ông Lưu Á Châu trình bày trong Tây Bộ Luận, chúng ta có thể thấy rằng một số tướng lãnh trong quân đội do nhóm 'Thái tử đảng' cầm đầu và một bộ phận các nhà lãnh đạo chính trị ở Bắc Kinh cảm thấy rằng nếu tiếp tục 'Đông Tiến' thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nên tránh tình trạng đó vì nó không có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể họ nghĩ rằng nên lợi dụng cơ hội hiện nay để phát triển về hướng tây, giúp cho toàn bộ khu vực miền tây phát triển và nối kết chặt chẽ với Âu châu để làm cho hai lục địa Á Âu trở thành một khối."

Tiến sĩ Dương Trung Mỹ cho biết công cuộc phát triển của Trung Quốc ở miền tây đang được xúc tiến rất đỗi nhanh chóng, với kế hoạch lấy thành phố Kasha ở Tân Cương làm trung tâm để xây dựng một loạt các đặc khu kinh tế kiểu Thâm Quyến để thực hiện sách lược hợp nhất Á Âu. Ông nói thêm rằng sách lược Tây Tiến mà Tướng Lưu Á Châu là người đại biểu là một sách lược sáng suốt, có tính chất thực tế, và sẽ làm cho liên minh Mỹ-Nhật yếu đi rất nhiều.

Ông Dương cho biết thêm: "Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc dường như đang nỗ lực theo chiều hướng này. Họ đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. Tôi tin rằng việc này sẽ giúp cho Á châu và Âu châu nối kết chặt chẽ với nhau và như vậy Hoa Kỳ sẽ mất đi một đồng minh rất quan trọng là Âu châu và chỉ còn một đồng minh lớn là Nhật Bản."

Trong lúc cổ xúy cho những hành động có tính chất quyết liệt về vụ tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á, Giáo sư Hứa Khả của Đại học Hạ Môn cũng đề nghị một đường lối thận trọng hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoàng Hải, mà Trung Quốc gọi là Đông Hải. Trong bài báo trên mạng Xinhua, ông Hứa nói rằng vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang chiếm giữ và gọi là Senkaku là một vấn đề mà Hoa Kỳ đã cố ý tạo ra sau Đệ nhị Thế chiến để kiềm chế Trung Quốc. Ông cho rằng sức mạnh trên biển của Trung Quốc hiện này còn thua kém Hoa Kỳ và Nhật Bản quá nhiều nên Trung Quốc không thể có hành động quá khích. Ông nói thêm rằng nếu làm như vậy thì “giấc mơ trỗi dậy trên biển” Trung Quốc sẽ tan thành mây khói vì sẽ gặp phải sự chống cự kịch liệt từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Nguồn : http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/chinese-scholar-says-beijing-should-quickly-use-force-to-take-back-spratlys-01-07-11-113073809.html

12 THÁNG ANH ĐI