http://www.voanews.com/vietnamese/news/
Một học giả Trung Quốc mới đây đã lên tiếng hối thúc chính phủ ở Bắc Kinh nhanh chóng dùng vũ lực để thực hiện điều gọi là “chiếm lại” những hòn đảo thuộc quần đảo Tây Sa, mà Việt Nam gọi là Trường Sa, từ tay các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á. Trong khi đó, các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đã đề cập tới việc Bắc Kinh âm thầm gia tăng ảnh hưởng ở các quốc gia Trung Á thuộc Liên Sô cũ và gợi ý rằng Trung Quốc có thể đang từ bỏ sách lược bành trướng về hướng đông để theo đuổi chính sách Tây Tiến được Trung Tướng Lưu Á Châu của Học viện Quốc phòng Trung Quốc mạnh mẽ cổ xướng trong nhiều năm qua. Mời quí vị xem Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.
Tại cuộc họp báo hôm thứ 5 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, đã nhắc lại lời trấn an của chính phủ ở Bắc Kinh trước những mối lo ngại của quốc tế về sự phát triển rất đỗi nhanh chóng của quân đội Trung Quốc.
Ông nói: "Tôi xin nhấn mạnh một điều là Trung Quốc kiên quyết đi theo con đường phát triển một cách hòa bình, thực thi chính sách quốc phòng có tính chất phòng vệ và không tạo ra sự đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào."
Người phát ngôn của Trung Quốc đã tuyên bố như vậy một ngày sau khi trang mạng Xinhua do nhà nước kiểm soát cho đăng một bài phỏng vấn trong đó một chuyên gia hải dương của Đại học Hạ Môn hối thúc chính phủ nhanh chóng dùng vũ lực để đạt mục tiêu gọi là “lấy lại” từ tay các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á những hòn đảo đang có tranh chấp ở Biển Nam Trung hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong bài báo này, giáo sư Hứa Khả đề nghị chính phủ huy động một lực lượng tuần dương hùng hậu đến xua đuổi tất cả tàu bè nước ngoài xâm phạm vùng biển mà ông gọi là của Trung Quốc bên trong đường biên giới 9 đoạn đứt khúc, thường được gọi là “đường lưỡi bò”. Ông nói rằng Trung Quốc nên nhân lúc này là lúc mà sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Asean về vấn đề Biển Đông đang còn ở trong giai đoạn phôi thai để thừa cơ “đoạt lại” toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giáo sư Hứa Khả nói thêm rằng việc vấn đề Biển Đông không thể trì hoãn vì giải quyết trễ chừng nào thì cái giá mà Trung Quốc phải trả về kinh tế và chính trị càng cao chừng đó.
Những chủ trương “hung hãn” của học giả Trung Quốc đã được đưa ra trong lúc một số các nhà quan sát tình hình Á châu cho biết Trung Quốc đã âm thầm bành trướng thế lực kinh tế và quân sự tới các quốc gia Trung Á thuộc Liên Sô cũ. Theo bài tường thuật hôm chủ nhật (mồng 2 tháng 1, 2011) của tờ New York Times, các giới chức Bắc Kinh xem Trung Á là một vùng biên cương trọng yếu đối với Trung Quốc trong các lãnh vực an ninh năng lượng, khuyếch trương mậu dịch, ổn định sắc tộc và phòng vệ đất nước. Bài báo cho biết các công ty quốc doanh đã tiến sâu vào khu vực này với những đường ống dẫn dầu lửa và khí đốt, đường xe lửa và đường cao tốc trong lúc chính phủ đã lập ra các Viện Khổng Tử tại các thủ đô vùng Trung Á để truyền bá văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng cường vị thế quân sự trong khu vực với việc thực hiện những cuộc tập trận qui mô lớn tại Kazakhstan hồi tháng 9 trong khuôn khổ của các cuộc diễn tập hàng năm với một số nước Trung Á. Và theo một công điện ngoại giao mật của Mỹ bị trang mạng WikiLeaks tiết lộ hồi gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nghi là Trung Quốc đã đề nghị viện trợ 3 tỉ đô la cho Kyrgyzstan để chính phủ nước này đóng cửa một căn cứ không quân của Mỹ.
Một số nhà quan sát cho rằng diễn tiến vừa kể có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từ bỏ sách lược “Đông Tiến” -- bành trướng về hướng biển phía đông, để theo đuổi chủ trương “Tây Tiến” -- bành trướng về lục địa phía tây, mà Trung Tướng Lưu Á Châu của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã cổ xướng từ nhiều năm nay. Tiến Sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Nhật Bản, cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc là một xu thế tất nhiên vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này, nhưng Bắc Kinh cần phải xem tới vấn đề “nặng nhẹ nhanh chậm” để lựa chọn giữa hai con đường “Tây Tiến” và “Đông Tiến”. Ông Dương nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Hoa Ngữ đài VOA:
"Dựa theo những điều mà ông Lưu Á Châu trình bày trong Tây Bộ Luận, chúng ta có thể thấy rằng một số tướng lãnh trong quân đội do nhóm 'Thái tử đảng' cầm đầu và một bộ phận các nhà lãnh đạo chính trị ở Bắc Kinh cảm thấy rằng nếu tiếp tục 'Đông Tiến' thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nên tránh tình trạng đó vì nó không có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể họ nghĩ rằng nên lợi dụng cơ hội hiện nay để phát triển về hướng tây, giúp cho toàn bộ khu vực miền tây phát triển và nối kết chặt chẽ với Âu châu để làm cho hai lục địa Á Âu trở thành một khối."
Tiến sĩ Dương Trung Mỹ cho biết công cuộc phát triển của Trung Quốc ở miền tây đang được xúc tiến rất đỗi nhanh chóng, với kế hoạch lấy thành phố Kasha ở Tân Cương làm trung tâm để xây dựng một loạt các đặc khu kinh tế kiểu Thâm Quyến để thực hiện sách lược hợp nhất Á Âu. Ông nói thêm rằng sách lược Tây Tiến mà Tướng Lưu Á Châu là người đại biểu là một sách lược sáng suốt, có tính chất thực tế, và sẽ làm cho liên minh Mỹ-Nhật yếu đi rất nhiều.
Ông Dương cho biết thêm: "Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc dường như đang nỗ lực theo chiều hướng này. Họ đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. Tôi tin rằng việc này sẽ giúp cho Á châu và Âu châu nối kết chặt chẽ với nhau và như vậy Hoa Kỳ sẽ mất đi một đồng minh rất quan trọng là Âu châu và chỉ còn một đồng minh lớn là Nhật Bản."
Trong lúc cổ xúy cho những hành động có tính chất quyết liệt về vụ tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á, Giáo sư Hứa Khả của Đại học Hạ Môn cũng đề nghị một đường lối thận trọng hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoàng Hải, mà Trung Quốc gọi là Đông Hải. Trong bài báo trên mạng Xinhua, ông Hứa nói rằng vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang chiếm giữ và gọi là Senkaku là một vấn đề mà Hoa Kỳ đã cố ý tạo ra sau Đệ nhị Thế chiến để kiềm chế Trung Quốc. Ông cho rằng sức mạnh trên biển của Trung Quốc hiện này còn thua kém Hoa Kỳ và Nhật Bản quá nhiều nên Trung Quốc không thể có hành động quá khích. Ông nói thêm rằng nếu làm như vậy thì “giấc mơ trỗi dậy trên biển” Trung Quốc sẽ tan thành mây khói vì sẽ gặp phải sự chống cự kịch liệt từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nguồn : http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/chinese-scholar-says-beijing-should-quickly-use-force-to-take-back-spratlys-01-07-11-113073809.html
Tại cuộc họp báo hôm thứ 5 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, đã nhắc lại lời trấn an của chính phủ ở Bắc Kinh trước những mối lo ngại của quốc tế về sự phát triển rất đỗi nhanh chóng của quân đội Trung Quốc.
Ông nói: "Tôi xin nhấn mạnh một điều là Trung Quốc kiên quyết đi theo con đường phát triển một cách hòa bình, thực thi chính sách quốc phòng có tính chất phòng vệ và không tạo ra sự đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào."
Người phát ngôn của Trung Quốc đã tuyên bố như vậy một ngày sau khi trang mạng Xinhua do nhà nước kiểm soát cho đăng một bài phỏng vấn trong đó một chuyên gia hải dương của Đại học Hạ Môn hối thúc chính phủ nhanh chóng dùng vũ lực để đạt mục tiêu gọi là “lấy lại” từ tay các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á những hòn đảo đang có tranh chấp ở Biển Nam Trung hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong bài báo này, giáo sư Hứa Khả đề nghị chính phủ huy động một lực lượng tuần dương hùng hậu đến xua đuổi tất cả tàu bè nước ngoài xâm phạm vùng biển mà ông gọi là của Trung Quốc bên trong đường biên giới 9 đoạn đứt khúc, thường được gọi là “đường lưỡi bò”. Ông nói rằng Trung Quốc nên nhân lúc này là lúc mà sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Asean về vấn đề Biển Đông đang còn ở trong giai đoạn phôi thai để thừa cơ “đoạt lại” toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giáo sư Hứa Khả nói thêm rằng việc vấn đề Biển Đông không thể trì hoãn vì giải quyết trễ chừng nào thì cái giá mà Trung Quốc phải trả về kinh tế và chính trị càng cao chừng đó.
Những chủ trương “hung hãn” của học giả Trung Quốc đã được đưa ra trong lúc một số các nhà quan sát tình hình Á châu cho biết Trung Quốc đã âm thầm bành trướng thế lực kinh tế và quân sự tới các quốc gia Trung Á thuộc Liên Sô cũ. Theo bài tường thuật hôm chủ nhật (mồng 2 tháng 1, 2011) của tờ New York Times, các giới chức Bắc Kinh xem Trung Á là một vùng biên cương trọng yếu đối với Trung Quốc trong các lãnh vực an ninh năng lượng, khuyếch trương mậu dịch, ổn định sắc tộc và phòng vệ đất nước. Bài báo cho biết các công ty quốc doanh đã tiến sâu vào khu vực này với những đường ống dẫn dầu lửa và khí đốt, đường xe lửa và đường cao tốc trong lúc chính phủ đã lập ra các Viện Khổng Tử tại các thủ đô vùng Trung Á để truyền bá văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng cường vị thế quân sự trong khu vực với việc thực hiện những cuộc tập trận qui mô lớn tại Kazakhstan hồi tháng 9 trong khuôn khổ của các cuộc diễn tập hàng năm với một số nước Trung Á. Và theo một công điện ngoại giao mật của Mỹ bị trang mạng WikiLeaks tiết lộ hồi gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nghi là Trung Quốc đã đề nghị viện trợ 3 tỉ đô la cho Kyrgyzstan để chính phủ nước này đóng cửa một căn cứ không quân của Mỹ.
Một số nhà quan sát cho rằng diễn tiến vừa kể có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từ bỏ sách lược “Đông Tiến” -- bành trướng về hướng biển phía đông, để theo đuổi chủ trương “Tây Tiến” -- bành trướng về lục địa phía tây, mà Trung Tướng Lưu Á Châu của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã cổ xướng từ nhiều năm nay. Tiến Sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Nhật Bản, cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc là một xu thế tất nhiên vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này, nhưng Bắc Kinh cần phải xem tới vấn đề “nặng nhẹ nhanh chậm” để lựa chọn giữa hai con đường “Tây Tiến” và “Đông Tiến”. Ông Dương nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Hoa Ngữ đài VOA:
"Dựa theo những điều mà ông Lưu Á Châu trình bày trong Tây Bộ Luận, chúng ta có thể thấy rằng một số tướng lãnh trong quân đội do nhóm 'Thái tử đảng' cầm đầu và một bộ phận các nhà lãnh đạo chính trị ở Bắc Kinh cảm thấy rằng nếu tiếp tục 'Đông Tiến' thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nên tránh tình trạng đó vì nó không có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể họ nghĩ rằng nên lợi dụng cơ hội hiện nay để phát triển về hướng tây, giúp cho toàn bộ khu vực miền tây phát triển và nối kết chặt chẽ với Âu châu để làm cho hai lục địa Á Âu trở thành một khối."
Tiến sĩ Dương Trung Mỹ cho biết công cuộc phát triển của Trung Quốc ở miền tây đang được xúc tiến rất đỗi nhanh chóng, với kế hoạch lấy thành phố Kasha ở Tân Cương làm trung tâm để xây dựng một loạt các đặc khu kinh tế kiểu Thâm Quyến để thực hiện sách lược hợp nhất Á Âu. Ông nói thêm rằng sách lược Tây Tiến mà Tướng Lưu Á Châu là người đại biểu là một sách lược sáng suốt, có tính chất thực tế, và sẽ làm cho liên minh Mỹ-Nhật yếu đi rất nhiều.
Ông Dương cho biết thêm: "Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc dường như đang nỗ lực theo chiều hướng này. Họ đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. Tôi tin rằng việc này sẽ giúp cho Á châu và Âu châu nối kết chặt chẽ với nhau và như vậy Hoa Kỳ sẽ mất đi một đồng minh rất quan trọng là Âu châu và chỉ còn một đồng minh lớn là Nhật Bản."
Trong lúc cổ xúy cho những hành động có tính chất quyết liệt về vụ tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á, Giáo sư Hứa Khả của Đại học Hạ Môn cũng đề nghị một đường lối thận trọng hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoàng Hải, mà Trung Quốc gọi là Đông Hải. Trong bài báo trên mạng Xinhua, ông Hứa nói rằng vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang chiếm giữ và gọi là Senkaku là một vấn đề mà Hoa Kỳ đã cố ý tạo ra sau Đệ nhị Thế chiến để kiềm chế Trung Quốc. Ông cho rằng sức mạnh trên biển của Trung Quốc hiện này còn thua kém Hoa Kỳ và Nhật Bản quá nhiều nên Trung Quốc không thể có hành động quá khích. Ông nói thêm rằng nếu làm như vậy thì “giấc mơ trỗi dậy trên biển” Trung Quốc sẽ tan thành mây khói vì sẽ gặp phải sự chống cự kịch liệt từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nguồn : http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/chinese-scholar-says-beijing-should-quickly-use-force-to-take-back-spratlys-01-07-11-113073809.html