26 thg 7, 2013
Người Mỹ gốc Việt biểu tình đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam
Hôm thứ Năm 25/7, có đông đảo đồng hương Việt Nam từ vùng thủ đô Washington và các cộng đồng người Việt tự do hải ngoại quy tụ về Washington D.C. để biểu tình nhân khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Toà Bạch Ốc.
Kêu gọi VN thả tù nhân chính trị
Theo ước tính thì có khoảng 2 ngàn đồng hương VN từ các cộng đồng, đoàn thể, đảng phái người Việt tự do hải ngoại hiện diện tại công viên La Fayette đối diện Toà Bạch Ốc để phản đối nhà cầm quyền VN cũng như lưu ý chính phủ Obama và đánh động công luận thế giới về việc Hà Nội ngày càng gia tăng đàn áp tự do, dân chủ, nhân quyền; tuỳ tiện bỏ tù dài lâu và hành hung nhiều nhà bất đồng chính kiến, lãnh đạo tôn giáo, giới bloggers, nhất là những người yêu nước phản đối phương Bắc xâm lấn lãnh hải, lãnh thổ VN; kêu gọi Hoa Kỳ đặt ưu tiên vấn đề nhân quyền trong cuộc thương thảo với VN; áp lực Hà Nội thả tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm; ngưng hành động cưỡng chiếm đất đai của người dân, chấm dứt tình trạng độc tài, quốc nạn tham nhũng…
Hiện diện tại cuộc biểu tình, ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Cộng đồng VN vùng thủ đô Washington, Virginia, Maryland lên tiếng:
"Chúng tôi đến đây với tất cả phái đoàn người Việt từ khắp nơi đến - ở Hoa Kỳ, Canada cũng như từ bên Pháp qua. Lời chúng tôi muốn nhắn gởi trước nhất là tới Tổng thống Obama để cho ông Trương Tấn Sang biết là nhân quyền phải được tôn trọng. Quyền tự do ngôn luận của người dân bất khả xâm phạm. Và với tất cả tiếng nói đối kháng trong nước đang bị cầm tù, thì ông Trương Tấn Sang cùng chính quyền VN phải tức khắc thả những người đó ra. Đồng hương VN hải ngoại đòi hỏi ông Trương Tấn Sang phải thấy rõ rằng sự luồn cúi TQ của VN hiện giờ là không thể chấp nhận được. Chủ quyền VN phải được tôn trọng. Về vấn đề chủ quyền đất nước, nếu phía Hà Nội thấy qua đây cầu viện Mỹ mà Mỹ không chấp nhận, thì chính thể đương quyền cũng như đảng CSVN phải rút lui để cho có một cuộc bầu cử - toàn dân bầu ra một chính phủ hợp pháp và dân chủ."
Tham dự cuộc biểu tình, BS Đỗ Văn Hội, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ cho biết ý kiến:
"Nhân dịp Chủ tịch CSVN qua thăm viếng Toà Bạch Ốc, chúng ta – những người Việt khắp nơi, kể cả những người Việt trong nước – rất muốn lên tiếng nói với ông Trương Tấn Sang rằng ông phải lắng nghe, để ý đến quyền lợi của dân tộc VN, đó là tự do, dân chủ, nhân quyền được tôn trọng; làm thế nào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ VN. Đó là chúng tôi muốn nói với ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo VN phải tôn trọng những quyền của người dân Việt, phải trả lại quyền cai trị cho người dân. Đồng thời, với tư cách người Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng muốn nói với Tổng thống Obama rằng ông nên nghĩ tới quyền lợi của đa số người dân Việt Nam, làm thế nào giúp cho dân tộc VN trong nước chúng tôi hưởng được tự do dân chủ thực sự. Và mọi cuộc thương thảo với ông Trương Tấn Sang, Tổng thống Obama cũng nên đặt nhân quyền là quan trọng qua những điều kiện ràng buộc, chứ không nên bỏ qua vấn đề nhân quyền, tự do, dân chủ khiến người dân Việt phải gánh chịu sự áp bức của chế độ CS hiện nay."
Ông Nguyễn Văn Tánh thuộc Ban Tổ chức Biểu tình, hiện là Cố vấn Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ, lưu ý:
"Với khái niệm là người dân nước Việt trong giai đoạn cực kỳ quan trọng này, chúng ta phải lên tiếng chống đối những lãnh đạo CSVN như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng…Họ là những người đã dâng đất, dâng biển cho ngoại bang và thực hiện những điều trái với một nước tự do, dân chủ, hoàn toàn sai lạc với chủ quyền quốc gia. Bởi vậy chúng ta phải hợp sức trong giai đoạn này để đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho tất cả dân tộc VN, không thể để cho TQ tiếp tục lấn chiếm lãnh hải, biển đảo của chúng ta nữa. Chúng tôi quyết tâm đấu tranh, thực hiện những điều mong muốn của toàn nước Việt – trong cũng như ngoài nước."
Những ý kiến vừa rồi có thể nói là tiêu biểu và thể hiện nguyện vọng của đồng hương người Việt biểu tình mà chúng tôi tiếp xúc. Trong khi đó, chúng tôi cũng nhận thấy sự hiện diện rải rác đó đây của người phương Tây tại địa điểm biểu tình. Khi được hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền hiện nay tại VN, một phụ nữ Mỹ cho biết:
"Hôm nay tôi mới biết. Người dân VN bị chính quyền ngược đãi chỉ vì họ chỉ trích chính phủ, họ phản đối những gì mà chính phủ VN hành động độc tài. Và cả người dân ở nơi đây cũng phản đối chính phủ Mỹ buôn bán với VN cho đến khi nhân quyền ở VN được tôn trọng."
Người Việt ở Mỹ biểu tình chống Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang bên ngoài Toà Bạch Ốc, sáng hôm 25 tháng 7. RFA PHOTO..
Mặc dù sự hiện diện của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Hoa Kỳ được biết nhằm thảo luận với Washington về những vấn đề như mối quan hệ an ninh-kinh tế, việc VN gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên TBD (TPP), hành động của TQ tại biển Đông, việc Hà Nội muốn mua võ khí sát thương của Hoa Kỳ, và cả vấn đề nhân quyền, nhưng, nếu so với những lãnh đạo tiền nhiệm của VN đi Hoa Kỳ, thì chuyến Mỹ du của ông Trương Tấn Sang hiện giờ khiến thế giới đặc biệt quan tâm và báo động về tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ ở VN.
Chẳng hạn như Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch lưu ý rằng số nhân vật bất đồng chính kiến, lãnh đạo tôn giáo, các bloggers tại VN bị án tù oan khuất, dài lâu trong 6 tháng đầu năm nay nhiều hơn so với toàn bộ năm 2012. Tổ chức này thúc giục hành pháp Mỹ phải can thiệp cụ thể tình cảnh tù đày của những nhà bất đồng chính kiến, từ Blogger Điếu Cày, TS Cù Huy Hà Vũ, LS Lê Quốc Quân cho tới các thanh niên yêu nước như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha. Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch, ông John Sifton, nhấn mạnh rằng Hà Nội không thể biện minh cho hành động đàn áp những nhà bất đồng chính kiến.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà lập pháp Mỹ ngày càng mạnh mẽ phản đối tình trạng VN liên tục đàn áp nhân quyền.
Các tổ chức nhân quyền thế giới cùng công luận trong và ngoài nước cũng không quên lên án Bộ Luật hình sự với những điều khoản chung chung, mơ hồ, tạo điều kiện cho nhà cầm quyền VN tuỳ tiện bỏ tù những người yêu nước về những tội danh như “tuyên truyền, âm mưu lật đổ chính quyền”, “phá hoại tình đoàn kết quốc gia”, “lạm dụng các quyền tự do, dân chủ để phương hại đến lợi ích của nhà nước, nhân dân”…
Cuộc biểu tình trước Toà Bạch Ốc diễn ra sau khi trước đó một ngày, tức hôm thứ Tư vừa rồi, Cộng đồng Người Việt Quốc gia ở Miền Đông Hoa Kỳ phối hợp với Cộng đồng Người Việt Liên bang Hoa Kỳ hỗ trợ cho cộng đồng Philippine tại hải ngoại biểu tình rầm rộ trước trụ sở LHQ ở New York để phản đối hành động TQ xâm lấn lãnh hải, biển đảo của VN và Philippines cũng như đe doạ lãnh hải của những nước thuộc vùng Đông Nam Á.
Thanh Quang tường trình từ Thủ đô Washington.
17 thg 7, 2013
Chui Đầu Vào Thòng Lọng Trung Quốc
Ngô Nhân Dụng
Tuần trước, ông Bùi Tín, cựu phó chủ bút báo Nhân Dân (Hà Nội) hiện đang tị nạn tại Pháp, viết một bài nhận xét về bản “Tuyên bố chung” giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, ký ngày 21 Tháng Sáu vừa qua tại Bắc Kinh: “Không hề có một chữ nào (xác định) về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một lời yêu cầu nào đòi bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân Việt Nam trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái ‘lưỡi bò’ phi pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ.”
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ cũng công bố một bản Nhận Ðịnh về cùng vấn đề này, ngài viết: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, v.v. hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.
Những lời lên án trên khiến dư luận chú ý hơn đến văn kiện mà hai ông Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình đã ký sau một chuyến công du ba ngày. Trong thực tế, xưa nay người Việt ở trong và ngoài nước không mấy khi chú ý đến các bản thông cáo chung của lãnh tụ hai đảng Cộng Sản, vì biết trước rằng đó thường chỉ gồm những lời tuyên truyền trống rỗng.
Nhưng khi vị tăng thống thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải viết rằng Hội Ðồng Lưỡng Viện của giáo hội “vô cùng quan ngại về nội dung bản tuyên bố chung này” thì mọi người Việt Nam yêu nước phải cùng chia sẻ nỗi lo lắng đó. Mặc dù bản tuyên bố chung có nhắc đến quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, Trương Tấn Sang đã ký kết với tư cách là chủ tịch nhà nước Việt Nam, nhân danh cả đất nước và dân tộc Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ phải cảnh cáo: “Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông chủ tịch nước vẫn ‘nhất trí’ với mưu kế của kẻ xâm lăng…” Giống như nhà báo Bùi Tín viết: “Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất.” Ông lên án: “Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.”
Ðầu hàng nhanh chóng như thế nào? Chỉ trong ba ngày, ông Trương Tấn Sang đã ký tên vào một văn kiện dài bốn ngàn chữ, trong đó đề cập đến hàng chục bản văn khác về việc hợp tác giữa hai nhà nước; và hai bên cũng ký kết nhiều văn bản mới khác nữa. Chỉ trong ba ngày, họ đã xem lại để “nhất trí hợp tác” thi hành rất nhiều văn kiện. Trong đó có, thí dụ, “Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại Giao; Ðối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng; Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp Ðịnh Văn Hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch công tác năm 2013 của ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền hai nước,” vân vân. Hai bên còn thảo luận và “nhất trí” về việc “hoàn thành việc xây dựng trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên Hoan Thanh Niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay;” lại “tăng cường hơn nữa hợp tác” giữa các bảy tỉnh của Việt Nam và bốn tỉnh của Trung Quốc ở hai bên biên giới. Bao gồm mọi lãnh vực, chỉ trong ba ngày đã ký kết xong.
Hãy nhìn vào danh sách các văn kiện mới được Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình cam kết với nhau, với các “thỏa thuận” cũ được duyệt xét, sửa đổi, bất cứ người nào có suy nghĩ cũng phải tự hỏi làm sao họ “thỏa thuận” với nhau nhanh chóng như vậy? Xin kể ra mấy bản văn mới ký: Một “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc Phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc;” một “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc;” một “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.” Lại thêm, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng Cục Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu;” “Ðiều lệ công tác của ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc;” “Bản ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc thành lập trung tâm văn hóa tại hai nước;” “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc;” “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới vịnh Bắc bộ;” đặc biệt còn có một bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” và nhiều thỏa hiệp hợp tác kinh tế khác. Tất cả đều được ký kết trong chuyến thăm trong ba ngày.
Trong trường bang giao quốc tế, ít có hai quốc gia nào lại ký kết với nhau, cùng một lúc, nhiều văn kiện “hợp tác” bao trùm đủ các lãnh vực sinh hoạt của quốc dân như vậy. Hai nước Canada và Mỹ đã sống bên cạnh nhau một cách hòa bình hơn hai thế kỷ, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao lãnh vực nào cũng hợp tác với nhau. Nhưng họ cũng chưa bao giờ ký kết cùng một lúc nhiều thứ cam kết ràng buộc nhau, sau ba ngày thăm viếng như vậy!
Phải nhấn mạnh đến các điều liên quan đến quân đội, vì quân đội nước nào cũng là lực lượng bảo vệ quốc gia. Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang ký kết, hứa hẹn với nhau sẽ “…làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước… đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.” Chúng ta phải chú ý tới việc “đào tạo cán bộ” trong quân đội, đặc biệt về “công tác đảng” và “chính trị,” nghĩa là giáo dục, đào tạo não bộ của các sĩ quan trong quân đội. Theo tinh thần những cam kết này, chúng ta có thể thấy tái diễn cảnh “rèn cán chỉnh quân” mà Hồ Chí Minh đã đem vào Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp: Việc huấn luyện chính trị và nhồi sọ lý thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Ðông cho các sĩ quan trẻ Việt Nam có thể sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng; hoặc đưa họ sang Trung Quốc thụ huấn các giáo điều tương tự! Chính trong các đợt “rèn cán chỉnh quân” bắt đầu từ những năm 1950, sau khi Hồ Chí Minh đưa tư tưởng Mao Trạch Ðông lên hàng lý thuyết chỉ đạo cho đảng Lao Ðộng, mà rất nhiều sĩ quan trẻ tài ba đã bị nghi kỵ, bị hạ tầng công tác, nhường chỗ cho thành phần bần cố nông được các cố vấn Trung Cộng chấp thuận.
Tuy việc nhồi sọ các cán bộ trong quân đội là điều đáng lo ngại nhất, nhưng bản Tuyên bố chung của Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang còn mở rộng chương trình “đồng hóa” về tư tưởng, về lý luận bao trùm hầu hết các lãnh vực khác, không giới hạn trong quân đội. Họ ký kết như sau: “Hai bên… nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai ban đối ngoại và ban tuyên giáo, tuyên truyền của hai đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ đảng và nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt hội thảo lý luận hai đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng và quản lý đất nước… ở mỗi nước.”
Ðọc những lời cam kết bao gồm đủ các lãnh vực từ quân sự đến “đào tạo cán bộ đảng và nhà nước,” đến “Ðối ngoại, Tuyên giáo, Tuyên truyền” như trên, chúng ta cảm thấy có một “âm mưu đồng hóa” của đảng Cộng Sản Trung Quốc; mà họ đang được đảng Cộng Sản Việt Nam tích cực ủng hộ để thi hành. Chưa kể tới những cam kết giữa hai đảng cộng sản khi nhắc tới các tranh chấp đang xảy ra trên biển Ðông; sẽ bàn trong mục này vào dịp khác.
Nhà báo Bùi Tín cũng nhận thấy: “Ðọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy hai mà một. Hòa nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội.”
Có thể nói, Cộng Sản Việt Nam đang tiếp tục đưa cả nước chui đầu vào trong cái thòng lọng do Trung Cộng đưa ra. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ giải thích sự hợp tác mật thiết giữa hai đảng cộng sản hiện nay đã “xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền ‘Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ’ (Cứu Trung Quốc là tự cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng Sản Tàu Cứu Vong Nhật Báo năm 1940 tại Quế Lâm.” Chúng ta thông cảm với Hòa Thượng Quảng Ðộ khi ngài viết: “Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.”
Hơn tám mươi triệu người Việt Nam cũng không thể chỉ “khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện!”
Tuần trước, ông Bùi Tín, cựu phó chủ bút báo Nhân Dân (Hà Nội) hiện đang tị nạn tại Pháp, viết một bài nhận xét về bản “Tuyên bố chung” giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, ký ngày 21 Tháng Sáu vừa qua tại Bắc Kinh: “Không hề có một chữ nào (xác định) về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một lời yêu cầu nào đòi bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân Việt Nam trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái ‘lưỡi bò’ phi pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ.”
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ cũng công bố một bản Nhận Ðịnh về cùng vấn đề này, ngài viết: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, v.v. hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.
Những lời lên án trên khiến dư luận chú ý hơn đến văn kiện mà hai ông Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình đã ký sau một chuyến công du ba ngày. Trong thực tế, xưa nay người Việt ở trong và ngoài nước không mấy khi chú ý đến các bản thông cáo chung của lãnh tụ hai đảng Cộng Sản, vì biết trước rằng đó thường chỉ gồm những lời tuyên truyền trống rỗng.
Nhưng khi vị tăng thống thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải viết rằng Hội Ðồng Lưỡng Viện của giáo hội “vô cùng quan ngại về nội dung bản tuyên bố chung này” thì mọi người Việt Nam yêu nước phải cùng chia sẻ nỗi lo lắng đó. Mặc dù bản tuyên bố chung có nhắc đến quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, Trương Tấn Sang đã ký kết với tư cách là chủ tịch nhà nước Việt Nam, nhân danh cả đất nước và dân tộc Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ phải cảnh cáo: “Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông chủ tịch nước vẫn ‘nhất trí’ với mưu kế của kẻ xâm lăng…” Giống như nhà báo Bùi Tín viết: “Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất.” Ông lên án: “Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.”
Ðầu hàng nhanh chóng như thế nào? Chỉ trong ba ngày, ông Trương Tấn Sang đã ký tên vào một văn kiện dài bốn ngàn chữ, trong đó đề cập đến hàng chục bản văn khác về việc hợp tác giữa hai nhà nước; và hai bên cũng ký kết nhiều văn bản mới khác nữa. Chỉ trong ba ngày, họ đã xem lại để “nhất trí hợp tác” thi hành rất nhiều văn kiện. Trong đó có, thí dụ, “Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại Giao; Ðối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng; Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp Ðịnh Văn Hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch công tác năm 2013 của ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền hai nước,” vân vân. Hai bên còn thảo luận và “nhất trí” về việc “hoàn thành việc xây dựng trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên Hoan Thanh Niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay;” lại “tăng cường hơn nữa hợp tác” giữa các bảy tỉnh của Việt Nam và bốn tỉnh của Trung Quốc ở hai bên biên giới. Bao gồm mọi lãnh vực, chỉ trong ba ngày đã ký kết xong.
Hãy nhìn vào danh sách các văn kiện mới được Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình cam kết với nhau, với các “thỏa thuận” cũ được duyệt xét, sửa đổi, bất cứ người nào có suy nghĩ cũng phải tự hỏi làm sao họ “thỏa thuận” với nhau nhanh chóng như vậy? Xin kể ra mấy bản văn mới ký: Một “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc Phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc;” một “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc;” một “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.” Lại thêm, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng Cục Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu;” “Ðiều lệ công tác của ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc;” “Bản ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc thành lập trung tâm văn hóa tại hai nước;” “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc;” “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới vịnh Bắc bộ;” đặc biệt còn có một bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” và nhiều thỏa hiệp hợp tác kinh tế khác. Tất cả đều được ký kết trong chuyến thăm trong ba ngày.
Trong trường bang giao quốc tế, ít có hai quốc gia nào lại ký kết với nhau, cùng một lúc, nhiều văn kiện “hợp tác” bao trùm đủ các lãnh vực sinh hoạt của quốc dân như vậy. Hai nước Canada và Mỹ đã sống bên cạnh nhau một cách hòa bình hơn hai thế kỷ, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao lãnh vực nào cũng hợp tác với nhau. Nhưng họ cũng chưa bao giờ ký kết cùng một lúc nhiều thứ cam kết ràng buộc nhau, sau ba ngày thăm viếng như vậy!
Phải nhấn mạnh đến các điều liên quan đến quân đội, vì quân đội nước nào cũng là lực lượng bảo vệ quốc gia. Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang ký kết, hứa hẹn với nhau sẽ “…làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước… đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.” Chúng ta phải chú ý tới việc “đào tạo cán bộ” trong quân đội, đặc biệt về “công tác đảng” và “chính trị,” nghĩa là giáo dục, đào tạo não bộ của các sĩ quan trong quân đội. Theo tinh thần những cam kết này, chúng ta có thể thấy tái diễn cảnh “rèn cán chỉnh quân” mà Hồ Chí Minh đã đem vào Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp: Việc huấn luyện chính trị và nhồi sọ lý thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Ðông cho các sĩ quan trẻ Việt Nam có thể sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng; hoặc đưa họ sang Trung Quốc thụ huấn các giáo điều tương tự! Chính trong các đợt “rèn cán chỉnh quân” bắt đầu từ những năm 1950, sau khi Hồ Chí Minh đưa tư tưởng Mao Trạch Ðông lên hàng lý thuyết chỉ đạo cho đảng Lao Ðộng, mà rất nhiều sĩ quan trẻ tài ba đã bị nghi kỵ, bị hạ tầng công tác, nhường chỗ cho thành phần bần cố nông được các cố vấn Trung Cộng chấp thuận.
Tuy việc nhồi sọ các cán bộ trong quân đội là điều đáng lo ngại nhất, nhưng bản Tuyên bố chung của Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang còn mở rộng chương trình “đồng hóa” về tư tưởng, về lý luận bao trùm hầu hết các lãnh vực khác, không giới hạn trong quân đội. Họ ký kết như sau: “Hai bên… nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai ban đối ngoại và ban tuyên giáo, tuyên truyền của hai đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ đảng và nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt hội thảo lý luận hai đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng và quản lý đất nước… ở mỗi nước.”
Ðọc những lời cam kết bao gồm đủ các lãnh vực từ quân sự đến “đào tạo cán bộ đảng và nhà nước,” đến “Ðối ngoại, Tuyên giáo, Tuyên truyền” như trên, chúng ta cảm thấy có một “âm mưu đồng hóa” của đảng Cộng Sản Trung Quốc; mà họ đang được đảng Cộng Sản Việt Nam tích cực ủng hộ để thi hành. Chưa kể tới những cam kết giữa hai đảng cộng sản khi nhắc tới các tranh chấp đang xảy ra trên biển Ðông; sẽ bàn trong mục này vào dịp khác.
Nhà báo Bùi Tín cũng nhận thấy: “Ðọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy hai mà một. Hòa nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội.”
Có thể nói, Cộng Sản Việt Nam đang tiếp tục đưa cả nước chui đầu vào trong cái thòng lọng do Trung Cộng đưa ra. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ giải thích sự hợp tác mật thiết giữa hai đảng cộng sản hiện nay đã “xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền ‘Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ’ (Cứu Trung Quốc là tự cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng Sản Tàu Cứu Vong Nhật Báo năm 1940 tại Quế Lâm.” Chúng ta thông cảm với Hòa Thượng Quảng Ðộ khi ngài viết: “Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.”
Hơn tám mươi triệu người Việt Nam cũng không thể chỉ “khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện!”
10 thg 7, 2013
Đông Đô Đại Phố - China Town ở Việt Nam
Âm Mưu Thâm Độc
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em đang sinh sống và hình thành một xã hội, một nước Việt Nam. Ngoài dân tộc Kinh nguồn gốc Lạc Hồng, trong số các dân tộc anh em đó thì người Hoa chiếm một phần không nhỏ. Đa số người Hoa có mặt ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70s của thế kỷ thứ 17, tuy rằng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cũng đã có rồi nhưng con số không đáng kể.
Năm 1671 Mạc Cửu đến vùng Man Khảm nay là Hà tiên khai khẩn đất hoang lúc này còn quyền kiểm soát của Vương quốc Khmer. Sau đó Mạc Cửu thần phục nhà Nguyễn-Mạc. Cửu cũng là một trong thành phần phản Thanh phục Minh.
Năm kỷ mùi 1679 tổng binh Thành Long Môn Quảng Tây Dương Ngạn Địch, phó tướng Huỳnh Tấn cùng các tổng binh khác vùng Châu Cao, Châu Liêm, Châu Lôi thuộc Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình dấy lên phong trào phản Thanh phục Minh và cuối cùng bị quân nhà Thanh đánh tan bỏ chạy, dẫn binh tướng theo đường biển vào Đà Nẵng qui hàng chúa Nguyễn và xin làm dân Việt. Họ được chúa Nguyễn nhận và cho vào khai khẩn vùng đất phương Nam, một vùng trù phú nhưng hoang vu và đầy chướng khí - dưới sông sấu lội trên bờ cọp kêu. Đó là vùng Định Tường-Gia Định (Đông Phố) Đồng Nai, Biên Hòa (Cù Lao Phố)... Cộng đồng người Hoa này chuyên về thương mại và khai khẩn đất hoang và được gọi là người Minh Hương (có nghĩa là hương hỏa của nhà Minh). Đến năm 1827 vua Minh Mạng sợ động chạm đến nhà Thanh nên đổi chữ hương trên thành chữ hương khác nghĩa là làng và được gọi là làng trong sáng nên từ đó có câu:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương?
Từ đó người Hoa sinh sống rải rác các vùng kể trên và một bộ phận không nhỏ tập trung về vùng Sài Gòn-Bến Nghé khi vùng Phiên Trấn-Bến Nghé-Sài Gòn được hình thành vào năm 1698. Khu Gia Thạnh Chợ Lớn được người Hoa khuếch trương thương mại mua bán sầm uất và phần lớn qui tụ nhiều ở khu vực bao gồm Quận 5,11,10,6,8 thuộc Tp Sài Gòn ngày nay. Nơi đây cộng đồng người Hoa sinh hoạt tất cả mọi mặt văn hóa, thương mại, tôn giáo, giáo dục và các dịch vụ khác. Trong quá trình này họ đã xây dựng những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông, các trường học và các hội quán. Khu thương mại Chợ Lớn sau bị cháy được xây lại và gọi là chợ Bình Tây nhưng dân Sài Gòn vẫn quen gọi là Chợ Lớn mới cùng các dãy phố mua bán sầm uất nhất là trung tâm Quận 5, Quận 6.
Sỡ dĩ tôi lan man ngược dòng lịch sử người Hoa ở VN là muốn mở ra một tầm nhìn xa hơn về thời gian ban đầu của công cuộc mở đất phương Nam để lượng giá âm mưu Hán hóa Việt Nam của Trung Quốc và những quan tâm cần có đối với những vùng nhạy cảm như trên.
Sau vụ biên giới Việt-Trung 1979 rồi vịnh Bắc bộ, kéo dài đến biên giới Tây Nam, rừng núi Tây nguyên nóc nhà của đất nước VN và liên tục các trận hải chiến từ năm 1974,1988 và những năm gần đây khắp vùng biển đông thềm lục địa VN, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... Lưỡi bò Trung Quốc đã và đang liếm dần da thịt của tổ tiên ta. Từ khi Tây Nguyên một dãi điệp trùng tập đoàn CSVN cam tâm bán nước giao cho Trung Quốc khai thác tài nguyên chiếm đóng thì lực lượng người Trung Quốc tràn ngập vùng rừng núi cao nguyên.
Các gói thầu EPC trên cả nước hết 90% là của Trung Quốc thực hiện. Trên cơ sở này Trung Quốc ngang nhiên đưa nguyên vật liệu (hay vũ khí) đội ngũ kỹ thuật (hay chuyên gia cố vấn chính trị, quân sự) và kể cả lao động phổ thông (hay quân lính) một cách hợp pháp - rải rác chiếm lĩnh tất cả những nơi trọng yếu mà chuyên gia quân sự của Trung Quốc với danh nghĩa chuyên viên kỹ thuật đã định sẵn. Những nơi này phía VN, từ cán bộ đến các thành phần khác và dân chúng đều không được vào; có nghĩa là bất khả xâm phạm. Đây là mối nguy cực kỳ lớn mà đảng CSVN không thấy được hay có thấy cũng không dám hé môi vì chủ trương thần phục Thiên triều.
Tình hình biển đảo, biên giới là vậy. Một mối đe dọa khác cũng không kém phần nguy hại; đó là Trung Cộng đã cài người vào các hải cảng, các vùng bờ biển trọng yếu của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua với sự làm ngơ hoặc âm thầm hợp tác của một số các quan chức đảng CSVN. Người Trung Quốc đã ngang nhiên tự do thoải mái, lập nên những cơ sở nuôi và bán buôn hải sản ngay bên sườn hải cảng tối quan trọng Cam Ranh, cảng Vũng Rô nổi tiếng là yếu điểm trên vùng biển dọc dài của Việt Nam. Từ đây, với tầm nhìn của các nhà quân sự, gián điệp thì chuyện gì sẽ đến với chúng ta?
Công An CSVN luôn vênh váo khua môi với tất cả các nước trên thế giới là có một trình độ nghiệp vụ cao, nhạy bén, tinh tường. Đối với nhân dân thì một mảnh nhỏ để che chỗ kín thì công an cũng đều biết rõ. Nồi cơm xoong cá nhà nào ra sao, ăn gì, sướng khổ đều không qua khỏi cặp mắt cú vọ của an ninh. Nhà nào có người thân đến ở thăm chơi một vài ngày không khai báo là có giấy công an gọi lên tra xét ngay. Thế mà trong một thời gian dài người của Trung Quốc xâm nhập vào vùng trọng yếu, đội lớp ngư dân nuôi hải sản, lấy vợ sinh con đẻ cái ở Cam Ranh mà bộ máy công an không hề hay biết!? Một điều thật vô lý, ngàn lần vô lý.
Bây giờ vỡ lẽ ra, nhân dân cả nước đều biết. Sự kiện bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ công du tới VN mà điểm đầu tiên lại là cảng Cam Ranh cũng cho thấy tầm quan trọng về mọi mặt, nhất là quân sự, của cảng Cam Ranh. Trước sự lên tiếng của dư luận, các quan chức của đảng CSVN mới phải thừa nhật, "vào cuộc" điều tra nhưng vẫn tuyên bố... chuyện không có gì nghiêm trọng, đồng thời dàn xếp cho một vài tên Trung Quốc chuồn êm như con sâu "Chí Dũng" bò đi trong đêm trường lúc mà nhân dân đang chìm trong ác mộng.
Tại Sài Gòn với hơn 500 ngàn Hoa kiều sinh sống, nếu có người của Trung Quốc trà trộn vào, vàng thau lẫn lộn - tuy rằng Hoa kiều đã bao đời gắn bó và xem Việt Nam là quê hương thứ hai- sẽ tạo thêm nhiều hệ luỵ.
Ngoài Sài Gòn thì các tỉnh rải rác với số lượng cũng không nhỏ người Hoa sinh sống, như Đồng Nai 95 ngàn, Sóc Trăng 65 ngàn, Bạc Liêu 20 ngàn, Bình Dương 19 ngàn, Bắc Giang hơn 18 ngàn v. v... Tổng cộng dân số người Hoa gần đến 1 triệu người. Số người Hoa này đa phần tập trung ở thành phố, hầu hết kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hầu như ít nhiều có đủ trên 63 tỉnh thành cả nước. Xem như thế thì ta cũng thấy cái khó khăn phức tạp một khi Trung Quốc ý đồ manh nha thôn tính nước ta.
Đây chính là mối lo sinh tử của Việt Nam khi tập đoàn bành trướng Bắc Kinh triển khai các mũi xung kích từ Tây Nguyên, Tây Nam, biên giới phía bắc và suốt dọc dài hơn 3000 KM bờ biển, kết hợp đoàn binh công nhân trá hình ở các dự án trên khắp nước, cùng với khối người Trung Quốc đang lẫn lộn với những người Việt gốc Hoa - cùng lúc phát pháo báo hiệu giờ "G"... còn tại Ba Đình thì các quan thái thú của đảng CSVN đã sẵn sàng giao nộp bản dư đồ tổ quốc và nhận ấn chư hầu. Thôi rồi đất nước VN ta ơi!!!
Những âm mưu mà tập đoàn Bắc Kinh soạn sẵn cho chương trình Hán hóa Việt Nam không phải chỉ trong một lúc mà nó kéo dài từng bước một như những sự kiện đã nêu.
Đông Đô Đại Phố-Một China Town ở VN
Đây là một trong những cái vòi bạch tuột của Trung Quốc len lỏi vào Việt Nam bằng cách kết hợp với tập đoàn tư bản đỏ, các quan chức CSVN để xây dựng một China Town tại Bình Dương. Nằm trên một diện tích 26ha trong một thành phố mới, nơi mà dự kiến sẽ là trung tâm đầu não của tỉnh. Trong lúc này xu thế của các tỉnh miền Đông nam bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương... sẽ xây dựng một khu vực thành phố mới đặc biệt để dời các cơ quan hành chánh, đầu não của tỉnh về nơi đó.
Riêng Bình Dương thì nơi đó đã sắp đặt sẵn ngay trong dự án, một khu dành riêng cho khu phố Trung Quốc! Đây rõ ràng là một quyết định xuất phát từ một âm mưu có hệ thống. Khi xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở cho chương trình dời đô thì công trình China Town cũng được song hành!?
Đây là một dự án đầu tiên được xây dựng dành riêng cho cộng đồng người Hoa, nhưng thực chất là mượn danh nghĩa Hoa kiều để thực hiện mưu đồ dài hạn của Trung Quốc trong kế hoạch Hán hóa Việt Nam. Khu Đông Đô Đại Phố tập trung nhiều hạng mục như các khu nhà ở, văn phòng, phố ăn uống, thương mại mua sắm cùng các cơ sở giáo dục, thông tin, dịch vụ và các khu liên hợp thể thao tín ngưỡng... Tất nhiên là kiến trúc mang đậm sắc thái văn hóa Trung Hoa. Rõ ràng, từng bước Trung Quốc đã và đang gầy dựng những hạt mầm, những vương quốc riêng cho Đại Hán trên đất nước VN, làm hậu phương cho mưu đồ lớn hơn là thêm sao trên nền cờ bá quyền của chúng.
Nhìn xa hơn, những đặc khu của người Hán-Trung Quốc trên đất Việt sẽ có một đặc quyền và sẽ có luật lệ riêng của nó một khi VN đã là thuộc quốc hoặc vùng lãnh thổ của thiên triều. Lúc bấy giờ người VN sẽ không được tự do hoặc tuyệt đối không được vào những đặc khu đó. Những nơi giải trí vui chơi sẽ có cửa nhỏ dành riêng cho người VN và thú vật vào. Còn cửa chính là của người Hoa. Giống như tình cảnh người TQ trong thời gian bị Bát Cường xâu xé tả tơi trong những năm đầu thế kỷ trước. Với sự tàn độc và gian manh của cộng sản Trung Quốc thì không việc gì mà chúng không làm được. Trước mắt tại Đà Nẵng đã có một Casino, và tại Mống Cái nơi địa đầu biên giới phía bắc đã có một sân Golf mà hai nơi này dân VN không được vào từ mấy năm qua.
Bây giờ với những âm mưu thành lập các đặc khu cho Trung Quốc nằm chung trong những nơi mà các tỉnh thành chuẩn bị dời đô cũng là một tính toán của cộng sản Trung Quốc lẫn Việt Nam. Theo dự tính của bọn cướp nước và bán nước là không trước thì sau những cơ quan đầu não, hành chính, quân sự, an ninh của tỉnh thành đó cũng phải bàn giao cho các thái thú thiên triều tiếp quản mà thôi. Vì vậy khi xây dựng khu hành chính mới phải kèm theo một China Town.
Độc hại hơn nữa là trước mắt khu Đông Đô Đại Phố sẽ có những nơi vui thú như xóm Bình Khang... mà bọn chúng cố tình gieo vào đầu, tiêm vào máu thanh thiếu niên nam nữ VN những chất vô cùng độc và di hại về sau cho nhiều thế hệ để đánh gục bao lớp trẻ VN. Mục tiêu lại giống như cuộc chiến tranh nha phiến vào những năm 40s của thế kỷ 19 mà Trung Hoa lúc đó đã đắng cay nếm phải và kết quả là phải ký 2 điều ước Nam Kinh và Bắc kinh bán cả Hương Cảng, Tân Giới, Cửu Long cho Hoàng Gia Anh thời hạn 99 năm dưới triều vua Đạo Quang và Quang Tự.
Những “Đông Đô Đại Phố” này khi màn đêm buông xuống, những cuộc vui bất kể thời gian, khi tất cả quay cuồng theo cơn lốc điên rồ mà quên đi mối thù vong quốc.
Biết bao bướm lả ong lơi...
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm...
Thương nữ bất tri vong quốc hận.
Cách giang do xướng hậu đình hoa!
(Kiều - Nguyễn Du)
Trong tương lai rất gần, nếu nhân dân VN không nắm tay cùng nhau đứng lên đạp đổ độc tài hèn với giặc ác với dân thì họa mất nước sẽ không tránh khỏi. Người dân Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
David Thiên Ngọc
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em đang sinh sống và hình thành một xã hội, một nước Việt Nam. Ngoài dân tộc Kinh nguồn gốc Lạc Hồng, trong số các dân tộc anh em đó thì người Hoa chiếm một phần không nhỏ. Đa số người Hoa có mặt ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70s của thế kỷ thứ 17, tuy rằng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cũng đã có rồi nhưng con số không đáng kể.
Năm 1671 Mạc Cửu đến vùng Man Khảm nay là Hà tiên khai khẩn đất hoang lúc này còn quyền kiểm soát của Vương quốc Khmer. Sau đó Mạc Cửu thần phục nhà Nguyễn-Mạc. Cửu cũng là một trong thành phần phản Thanh phục Minh.
Năm kỷ mùi 1679 tổng binh Thành Long Môn Quảng Tây Dương Ngạn Địch, phó tướng Huỳnh Tấn cùng các tổng binh khác vùng Châu Cao, Châu Liêm, Châu Lôi thuộc Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình dấy lên phong trào phản Thanh phục Minh và cuối cùng bị quân nhà Thanh đánh tan bỏ chạy, dẫn binh tướng theo đường biển vào Đà Nẵng qui hàng chúa Nguyễn và xin làm dân Việt. Họ được chúa Nguyễn nhận và cho vào khai khẩn vùng đất phương Nam, một vùng trù phú nhưng hoang vu và đầy chướng khí - dưới sông sấu lội trên bờ cọp kêu. Đó là vùng Định Tường-Gia Định (Đông Phố) Đồng Nai, Biên Hòa (Cù Lao Phố)... Cộng đồng người Hoa này chuyên về thương mại và khai khẩn đất hoang và được gọi là người Minh Hương (có nghĩa là hương hỏa của nhà Minh). Đến năm 1827 vua Minh Mạng sợ động chạm đến nhà Thanh nên đổi chữ hương trên thành chữ hương khác nghĩa là làng và được gọi là làng trong sáng nên từ đó có câu:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương?
Từ đó người Hoa sinh sống rải rác các vùng kể trên và một bộ phận không nhỏ tập trung về vùng Sài Gòn-Bến Nghé khi vùng Phiên Trấn-Bến Nghé-Sài Gòn được hình thành vào năm 1698. Khu Gia Thạnh Chợ Lớn được người Hoa khuếch trương thương mại mua bán sầm uất và phần lớn qui tụ nhiều ở khu vực bao gồm Quận 5,11,10,6,8 thuộc Tp Sài Gòn ngày nay. Nơi đây cộng đồng người Hoa sinh hoạt tất cả mọi mặt văn hóa, thương mại, tôn giáo, giáo dục và các dịch vụ khác. Trong quá trình này họ đã xây dựng những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông, các trường học và các hội quán. Khu thương mại Chợ Lớn sau bị cháy được xây lại và gọi là chợ Bình Tây nhưng dân Sài Gòn vẫn quen gọi là Chợ Lớn mới cùng các dãy phố mua bán sầm uất nhất là trung tâm Quận 5, Quận 6.
Sỡ dĩ tôi lan man ngược dòng lịch sử người Hoa ở VN là muốn mở ra một tầm nhìn xa hơn về thời gian ban đầu của công cuộc mở đất phương Nam để lượng giá âm mưu Hán hóa Việt Nam của Trung Quốc và những quan tâm cần có đối với những vùng nhạy cảm như trên.
Sau vụ biên giới Việt-Trung 1979 rồi vịnh Bắc bộ, kéo dài đến biên giới Tây Nam, rừng núi Tây nguyên nóc nhà của đất nước VN và liên tục các trận hải chiến từ năm 1974,1988 và những năm gần đây khắp vùng biển đông thềm lục địa VN, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... Lưỡi bò Trung Quốc đã và đang liếm dần da thịt của tổ tiên ta. Từ khi Tây Nguyên một dãi điệp trùng tập đoàn CSVN cam tâm bán nước giao cho Trung Quốc khai thác tài nguyên chiếm đóng thì lực lượng người Trung Quốc tràn ngập vùng rừng núi cao nguyên.
Các gói thầu EPC trên cả nước hết 90% là của Trung Quốc thực hiện. Trên cơ sở này Trung Quốc ngang nhiên đưa nguyên vật liệu (hay vũ khí) đội ngũ kỹ thuật (hay chuyên gia cố vấn chính trị, quân sự) và kể cả lao động phổ thông (hay quân lính) một cách hợp pháp - rải rác chiếm lĩnh tất cả những nơi trọng yếu mà chuyên gia quân sự của Trung Quốc với danh nghĩa chuyên viên kỹ thuật đã định sẵn. Những nơi này phía VN, từ cán bộ đến các thành phần khác và dân chúng đều không được vào; có nghĩa là bất khả xâm phạm. Đây là mối nguy cực kỳ lớn mà đảng CSVN không thấy được hay có thấy cũng không dám hé môi vì chủ trương thần phục Thiên triều.
Tình hình biển đảo, biên giới là vậy. Một mối đe dọa khác cũng không kém phần nguy hại; đó là Trung Cộng đã cài người vào các hải cảng, các vùng bờ biển trọng yếu của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua với sự làm ngơ hoặc âm thầm hợp tác của một số các quan chức đảng CSVN. Người Trung Quốc đã ngang nhiên tự do thoải mái, lập nên những cơ sở nuôi và bán buôn hải sản ngay bên sườn hải cảng tối quan trọng Cam Ranh, cảng Vũng Rô nổi tiếng là yếu điểm trên vùng biển dọc dài của Việt Nam. Từ đây, với tầm nhìn của các nhà quân sự, gián điệp thì chuyện gì sẽ đến với chúng ta?
Công An CSVN luôn vênh váo khua môi với tất cả các nước trên thế giới là có một trình độ nghiệp vụ cao, nhạy bén, tinh tường. Đối với nhân dân thì một mảnh nhỏ để che chỗ kín thì công an cũng đều biết rõ. Nồi cơm xoong cá nhà nào ra sao, ăn gì, sướng khổ đều không qua khỏi cặp mắt cú vọ của an ninh. Nhà nào có người thân đến ở thăm chơi một vài ngày không khai báo là có giấy công an gọi lên tra xét ngay. Thế mà trong một thời gian dài người của Trung Quốc xâm nhập vào vùng trọng yếu, đội lớp ngư dân nuôi hải sản, lấy vợ sinh con đẻ cái ở Cam Ranh mà bộ máy công an không hề hay biết!? Một điều thật vô lý, ngàn lần vô lý.
Bây giờ vỡ lẽ ra, nhân dân cả nước đều biết. Sự kiện bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ công du tới VN mà điểm đầu tiên lại là cảng Cam Ranh cũng cho thấy tầm quan trọng về mọi mặt, nhất là quân sự, của cảng Cam Ranh. Trước sự lên tiếng của dư luận, các quan chức của đảng CSVN mới phải thừa nhật, "vào cuộc" điều tra nhưng vẫn tuyên bố... chuyện không có gì nghiêm trọng, đồng thời dàn xếp cho một vài tên Trung Quốc chuồn êm như con sâu "Chí Dũng" bò đi trong đêm trường lúc mà nhân dân đang chìm trong ác mộng.
Tại Sài Gòn với hơn 500 ngàn Hoa kiều sinh sống, nếu có người của Trung Quốc trà trộn vào, vàng thau lẫn lộn - tuy rằng Hoa kiều đã bao đời gắn bó và xem Việt Nam là quê hương thứ hai- sẽ tạo thêm nhiều hệ luỵ.
Ngoài Sài Gòn thì các tỉnh rải rác với số lượng cũng không nhỏ người Hoa sinh sống, như Đồng Nai 95 ngàn, Sóc Trăng 65 ngàn, Bạc Liêu 20 ngàn, Bình Dương 19 ngàn, Bắc Giang hơn 18 ngàn v. v... Tổng cộng dân số người Hoa gần đến 1 triệu người. Số người Hoa này đa phần tập trung ở thành phố, hầu hết kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hầu như ít nhiều có đủ trên 63 tỉnh thành cả nước. Xem như thế thì ta cũng thấy cái khó khăn phức tạp một khi Trung Quốc ý đồ manh nha thôn tính nước ta.
Đây chính là mối lo sinh tử của Việt Nam khi tập đoàn bành trướng Bắc Kinh triển khai các mũi xung kích từ Tây Nguyên, Tây Nam, biên giới phía bắc và suốt dọc dài hơn 3000 KM bờ biển, kết hợp đoàn binh công nhân trá hình ở các dự án trên khắp nước, cùng với khối người Trung Quốc đang lẫn lộn với những người Việt gốc Hoa - cùng lúc phát pháo báo hiệu giờ "G"... còn tại Ba Đình thì các quan thái thú của đảng CSVN đã sẵn sàng giao nộp bản dư đồ tổ quốc và nhận ấn chư hầu. Thôi rồi đất nước VN ta ơi!!!
Những âm mưu mà tập đoàn Bắc Kinh soạn sẵn cho chương trình Hán hóa Việt Nam không phải chỉ trong một lúc mà nó kéo dài từng bước một như những sự kiện đã nêu.
Đông Đô Đại Phố-Một China Town ở VN
Đây là một trong những cái vòi bạch tuột của Trung Quốc len lỏi vào Việt Nam bằng cách kết hợp với tập đoàn tư bản đỏ, các quan chức CSVN để xây dựng một China Town tại Bình Dương. Nằm trên một diện tích 26ha trong một thành phố mới, nơi mà dự kiến sẽ là trung tâm đầu não của tỉnh. Trong lúc này xu thế của các tỉnh miền Đông nam bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương... sẽ xây dựng một khu vực thành phố mới đặc biệt để dời các cơ quan hành chánh, đầu não của tỉnh về nơi đó.
Riêng Bình Dương thì nơi đó đã sắp đặt sẵn ngay trong dự án, một khu dành riêng cho khu phố Trung Quốc! Đây rõ ràng là một quyết định xuất phát từ một âm mưu có hệ thống. Khi xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở cho chương trình dời đô thì công trình China Town cũng được song hành!?
Đây là một dự án đầu tiên được xây dựng dành riêng cho cộng đồng người Hoa, nhưng thực chất là mượn danh nghĩa Hoa kiều để thực hiện mưu đồ dài hạn của Trung Quốc trong kế hoạch Hán hóa Việt Nam. Khu Đông Đô Đại Phố tập trung nhiều hạng mục như các khu nhà ở, văn phòng, phố ăn uống, thương mại mua sắm cùng các cơ sở giáo dục, thông tin, dịch vụ và các khu liên hợp thể thao tín ngưỡng... Tất nhiên là kiến trúc mang đậm sắc thái văn hóa Trung Hoa. Rõ ràng, từng bước Trung Quốc đã và đang gầy dựng những hạt mầm, những vương quốc riêng cho Đại Hán trên đất nước VN, làm hậu phương cho mưu đồ lớn hơn là thêm sao trên nền cờ bá quyền của chúng.
Nhìn xa hơn, những đặc khu của người Hán-Trung Quốc trên đất Việt sẽ có một đặc quyền và sẽ có luật lệ riêng của nó một khi VN đã là thuộc quốc hoặc vùng lãnh thổ của thiên triều. Lúc bấy giờ người VN sẽ không được tự do hoặc tuyệt đối không được vào những đặc khu đó. Những nơi giải trí vui chơi sẽ có cửa nhỏ dành riêng cho người VN và thú vật vào. Còn cửa chính là của người Hoa. Giống như tình cảnh người TQ trong thời gian bị Bát Cường xâu xé tả tơi trong những năm đầu thế kỷ trước. Với sự tàn độc và gian manh của cộng sản Trung Quốc thì không việc gì mà chúng không làm được. Trước mắt tại Đà Nẵng đã có một Casino, và tại Mống Cái nơi địa đầu biên giới phía bắc đã có một sân Golf mà hai nơi này dân VN không được vào từ mấy năm qua.
Bây giờ với những âm mưu thành lập các đặc khu cho Trung Quốc nằm chung trong những nơi mà các tỉnh thành chuẩn bị dời đô cũng là một tính toán của cộng sản Trung Quốc lẫn Việt Nam. Theo dự tính của bọn cướp nước và bán nước là không trước thì sau những cơ quan đầu não, hành chính, quân sự, an ninh của tỉnh thành đó cũng phải bàn giao cho các thái thú thiên triều tiếp quản mà thôi. Vì vậy khi xây dựng khu hành chính mới phải kèm theo một China Town.
Độc hại hơn nữa là trước mắt khu Đông Đô Đại Phố sẽ có những nơi vui thú như xóm Bình Khang... mà bọn chúng cố tình gieo vào đầu, tiêm vào máu thanh thiếu niên nam nữ VN những chất vô cùng độc và di hại về sau cho nhiều thế hệ để đánh gục bao lớp trẻ VN. Mục tiêu lại giống như cuộc chiến tranh nha phiến vào những năm 40s của thế kỷ 19 mà Trung Hoa lúc đó đã đắng cay nếm phải và kết quả là phải ký 2 điều ước Nam Kinh và Bắc kinh bán cả Hương Cảng, Tân Giới, Cửu Long cho Hoàng Gia Anh thời hạn 99 năm dưới triều vua Đạo Quang và Quang Tự.
Những “Đông Đô Đại Phố” này khi màn đêm buông xuống, những cuộc vui bất kể thời gian, khi tất cả quay cuồng theo cơn lốc điên rồ mà quên đi mối thù vong quốc.
Biết bao bướm lả ong lơi...
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm...
Thương nữ bất tri vong quốc hận.
Cách giang do xướng hậu đình hoa!
(Kiều - Nguyễn Du)
Trong tương lai rất gần, nếu nhân dân VN không nắm tay cùng nhau đứng lên đạp đổ độc tài hèn với giặc ác với dân thì họa mất nước sẽ không tránh khỏi. Người dân Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
David Thiên Ngọc
6 thg 7, 2013
Mỹ - Trung Quốc đang tiêu lòn ?
Bài "Biển Đông : Mỹ - Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại"do đài RFI cho phổ biến ngày 1/7/2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên, vì nó hoàn toàn khác với những gì các bình luận gia chống cộng ở hải ngoại đang rao truyền trên các các cơ quan truyền thông, đó là Mỹ đang xoay trục về Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc về cả quân sự lẫn kinh tế.
Những điều đáng lo ngại
Bài báo nói trên đã nhận định :
"Sự chú ý muộn màng của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đến một khu vực từng được người tiền nhiệm ưu tiên đã làm dấy lên quan ngại từ nhiều nước nhỏ trong vùng, vốn chờ đợi hậu thuẫn mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép ngày càng mạnh của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
"Mối quan ngại tại Đông Nam Á lại càng tăng vào lúc Washington - bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông - đang cố gắng tìm kiếm một quan hệ hòa dịu hơn với Bắc Kinh, mà biểu hiện nổi bật là cuộc họp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6/2013".
Tổng thống Obama và chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với nhau những gì khiến các quốc gia Đông Nam Á lo ngại ?
Chúng tôi xin nhắc lại,trong cuộc gặp gỡ hôm 7/6/2013, tổng thống Obama nói : "Mỹ hoan nghênh sự vươn lên của Trung Quốc. Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ. Mỹ tin tưởng rằng, một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và cộng đồng quốc tế".
Ông Tập Cận Bình trả lời : "Tôi và tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung - Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy" (Tân Hoa Xã ngày 8/6/2013).
Qua hai lời tuyên bố này,một số nhà phân tích đã đặt ra hai câu hỏi:
(1) Phải chăng đã có một sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông ? Nếu Trung Quốc từ bỏ việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông,Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông?
(2) Phải chăng việc Trung Quốc đẩy mạnh cuộc tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông trong những tháng đầu năm nay là để làm vật đối chác với Mỹ khi chủ tịch Tập Cận Bình gặp tổng thống Obama?
Nhiều nhà quan sát tin rằng các cuộc thao diễn quân sự giữa Mỹ với một số nước Á Châu trên Thái Bình Dương vừa qua và lời tuyên bố triển khai "Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương" của Hoa Kỳ chỉ là một cách trấn an.
Con đường Hoa Kỳ đi tới
Trong bài "The Future of US - Chinese Relations, Conflict Is a Choice, Not a Necessity" (Tương lai của quan hệ Mỹ - Trung Quốc, xung đột là một sự lựa chọn, không phải là một điều cần thiết) được đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và tháng 4 năm 2012, tiến sĩ Henry A. Kissinger đã bàn về sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước hết ông nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngày 19/1/2011. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã đưa ra một bản tuyên bố chung cam kết chia sẻ "một mối quan hệ Mỹ-Trung tích cực, hợp tác và toàn diện".Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Hoa Kỳ "hoan nghênh một Trung Quốc phú cường và thành công và đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới". Trong khi đó, Trung Quốc "hoan nghênh việc Hoa Kỳ là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực".
Nếu so sánh lời cam kết giữa Obama và Hồ Cẩm Đào năm 2011 và lời cam giữa Obama với Tập Cận Bình năm nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xích lại với nhau gần hơn.
Khác với khi xâm nhập vào các quốc gia nhược tiểu, Kissinger cho rằng khi xâm nhập vào Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã không bao giờ tìm cách làm thay đổi thực tế của Trung Quốc như một trong những quốc gia lớn trên thế giới, về nền kinh tế và văn minh. Tại sao?
Tại vì tại các nước nhược tiểu như Việt Nam Cộng Hòa trước đây hay Iraq, Lybia, Ai-cập... hiện nay, Hoa Kỳ có thể dùng viện trợ, hệ thống tình báo và quân sự để thay đổi chính thể ở các nước đó theo ý muốn của Hoa Kỳ, nhất là đưa bọn tay sai lên cầm quyền và chi phối toàn bộ, còn Trung Quốc quá to lớn về cả lãnh thổ, văn hóa lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ khó làm được chuyện đó. Nhưng cũng có thể Kissinger đưa ra nhận định như vậy là để trấn an Trung Quốc.
Kissinger nói thêm : "Mỹ sẽ làm tốt để nhớ rằng ngay cả khi GDP của Trung Quốc là tương đương với Hoa Kỳ, nó sẽ cần phải được phân bố trên một dân số gấp bốn lần lớn, lão hóa,và tham gia vào các biến đổi trong nước phức tạp gây ra bởi sự tăng trưởng và đô thị hóa của Trung Quốc".
Do đó, Hoa Kỳ không lo sợ Trung Quốc có thể vượt lên trên Hoa Kỳ.
Kissinger khuyên : "Cả hai bên nên mở cửa cho việc nhận thức các hoạt động của nhau như là một phần bình thường của đời sống quốc tế và không phải chính nó là một nguyên nhân để báo động".
Bài này rất dài, chúng tôi chỉ mới tóm lược một số nét chính.
Hà Nội phản ứng nhanh
Theo dõi chuyến đi của Tập Cận Bình, Hà Nội tiên đoán được số phận của các quốc gia nhược tiểu trong vùng Biển Đông trong những ngày sắp tới, nên đã cố gắng tìm một lối thoát.
Ngày 19/6/2013, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã sang Bắc Kinh và chiều hôm đó, 10 "văn kiện hợp tác" đã được ký kết giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trong đó có thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong Vịnh Bắc Việt : mở rộng khu vực xác định từ 1.541 km2 lên thành 4.076 km2.
Ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết : "Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba".
Ngày 21/6/2013, hai bên đã đưa ra một thông cáo chung nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc" được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
Đầu tháng 7 này, ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam lại dẫn một phái đoàn qua Trung Quốc để "tìm hiểu kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước láng giềng".
Tưởng cấn nhắc lại, theo bản tin của hãng thông tấn Kyodo ngày 21/1/2012, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 12/2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó còn là phó chủ tịch nước, đã cảnh cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "không được dựa vào Mỹ trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông". Thế nhưng trong khi chủ tịch Trương Tấn Sang qua Trung Quốc, Hà Nội cho thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đến Washington gặp tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ. Phát ngôn viên của tướng Dempsey cho biết "ngoài các vấn đề khu vực [Châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama".
Như vậy, mặc dầu có sự cảnh cáo của Bắc Kinh, Hà Nội vẫn tiếp tục chơi trò đu dây.
Mỹ không chọn xung đột
Chúng ta nhớ lại, ngày 10/1/2012 một nhóm tác giả thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới đã đưa ra một tài liệu có đề tựa là "Hợp tác từ Sức mạnh : Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa". Trong tài liệu này, các tác giả đã kêu gọi Washington thi hành chính sách hợp tác trong thế mạnh trên Biển Đông để tránh xung đột và bảo vệ tự do đi lại cùng độc lập của các nước nhỏ hơn.
Nhiều người tin rằng tài liệu này được đưa ra là nhắm ngăn chặn Hoa Kỳ bỏ rơi các nước trong Biển Đông, nhầt là Philippines và Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ đang tiến tới hợp tác với Trung Quốc "trong thế mạnh" hay bằng "quan hệ hòa dịu" ?
Hiện nay, ngoài những lời tuyên bố suông, chúng ta chưa thấy Washington có hành động cụ thể nào cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn sự lộng hành của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 1/7/2013 khi đến dự hội nghị ASEAN tại Brunei, ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ nói một cách vu vơ : "Với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông".
Ông còn tái khẳng định : "Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào".
Ngoài việc bận lo vấn đề Trung Đông và xây dựng lại sự hợp tác với Âu Châu, Hoa Kỳ còn nhận thấy rằng những quyền lợi của họ tại Trung Quốc còn lớn hơn gấp nhiều lần quyền lợi của 10 nước ASEAN cộng lại, nên xung đột với Trung Quốc về Biển Đông không có lợi gì. Còn vấn đề khai thác dầu lửa tại Biển Đông, các chuyên gia ước tính Trung Quốc phải cải tiến kỹ thuật ít là 20 năm nữa mới khai thác được. Vì vậy, trong hiện tại, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào Biển Đông trừ khi Trung Quốc ngăn chặn hải lộ quốc tế trên biển này, một điều ít ai tin rằng có thể xảy ra.
Lời nhận định của ôngEllen Tordesillas, một nhà phân tích kỳ cựu của Philippines, được coi là chính xác : "Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ Châu Á. Họ cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Philippines và Trung Quốc".
Hà Nội chắc chắn cũng đã có nhận định như thế đối với Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã có cam kết bảo vệ Philippines chứ chua hề có cam kết như thế đối với Việt Nam.
Lữ Giang (4/7/2013)
3 thg 7, 2013
TÔI YÊU NƯỚC MỸ
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Cứ mỗi năm xứ người mừng “Độc Lập”
Pháo mừng vui, gợi nhớ quá cố hương...
Chồng cải tạo, gia cảnh lắm đoạn trường
Hãi hùng, âu lo, dật dờ, ngao ngán...
Sau quê hương rơi vào tay Cộng sản
Từng lớp lớp người hớt hãi bôn đào
Vượt biển khơi, trời thịnh nộ thét gào
Sấm gầm gừ, sóng ầm ầm giận dữ!
Kể từ đó chúng tôi đời lữ thứ
Tạm dừng chân hoang đảo, nước tự do
Thuyền nhân thoát nạn, đỡ sợ, bớt lo
Liên Hiệp Quốc với tấm lòng hoan hỉ
Chín tháng sau, gia đình tôi vào Mỹ
Nhà bốn người, chồng vợ cùng hai con
Xứ lạ quê người, buồn tủi héo hon…
Thương nhớ cha mẹ, họ hàng, chòm xóm…
Nhớ bờ sông cây bần nhiều đom đóm
Xuồng câu tôm le lói bóng đèn chông
Giọng hò lơ cô lái thả xuôi dòng
Trẫy chợ Tết, trời nửa đêm về sáng
Thời Cộng Hòa không ai buồn cấm cản
Sĩ, nông, công, thương… tự chọn cho mình
Có người vào trường đào tạo chiến binh
Công, tư chức, kẻ bán buôn, ruộng rẫy…
Dân miền Nam sống ấm no thoải mái
Trường dạy nghề, thầy lớp học sẵn sàng
Đường tiến thân lớp trẻ, rộng thênh thang
Vì tương lai, tiền đồ dân tộc Việt…
Khi đến phi trường Mỹ, rồi mới biết
Vợ, chồng, con ốm đói như thây ma
Đôi dép mòn, bộ đồ cũ dính da
Hải đảo bịnh đau, héo hon sức kiệt
Nước Mỹ với tôi vạn điều khác biệt
Phong tục, tập quán, tiếng nói… ngu ngơ
Trong bao giấy, vỏn vẹn bốn hồ sơ
Không của cải, không đồng xu dằn túi!
Xứ người giàu sang … chạnh lòng buồn tủi!
Thương kẻ quyết tâm trốn bỏ quê hương
Với Cộng nô không cùng lối, chung đường
Đổi tự do, sống còn trong cõi chết...
Tháng lại năm qua… cày không biết mệt!
Việc bộn bề đỡ phiền não… băn khoăn
Nếp sống hài hòa, vượt những khó khăn
Con trẻ vô tư, đến trường chăm học…
Tâm hồn chúng thảnh thơi hồng tuổi ngọc
Sống vững vàng, với bằng cấp chuyên môn
Gia đình an vui, thoải mái tâm hồn…
Lòng ngay thẳng, không nghĩ suy tạp nhạp
Có như thế thân tâm luôn an lạc
Gẫm cuộc đời như gió thoảng mây bay
Ngày đến đây chỉ có trắng đôi tay!
Siêng năng, mới hòa đồng dân bản xứ!
Nước Mỹ trợ giúp người nghèo mọi thứ
Có tự do, có bình đẳng, nhân quyền…
Được mở hãng xưởng, những việc tư, riêng…
Miễn đừng phạm pháp, hoặc phiền người khác
Mỹ trong tôi, là bầu trời ấm mát
Là tấm lòng của biển độ thế nhân
An ổn tâm linh, sức khỏe, tinh thần…
Vì như thế… nên tôi yêu nước Mỹ!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Cứ mỗi năm xứ người mừng “Độc Lập”
Pháo mừng vui, gợi nhớ quá cố hương...
Chồng cải tạo, gia cảnh lắm đoạn trường
Hãi hùng, âu lo, dật dờ, ngao ngán...
Sau quê hương rơi vào tay Cộng sản
Từng lớp lớp người hớt hãi bôn đào
Vượt biển khơi, trời thịnh nộ thét gào
Sấm gầm gừ, sóng ầm ầm giận dữ!
Kể từ đó chúng tôi đời lữ thứ
Tạm dừng chân hoang đảo, nước tự do
Thuyền nhân thoát nạn, đỡ sợ, bớt lo
Liên Hiệp Quốc với tấm lòng hoan hỉ
Chín tháng sau, gia đình tôi vào Mỹ
Nhà bốn người, chồng vợ cùng hai con
Xứ lạ quê người, buồn tủi héo hon…
Thương nhớ cha mẹ, họ hàng, chòm xóm…
Nhớ bờ sông cây bần nhiều đom đóm
Xuồng câu tôm le lói bóng đèn chông
Giọng hò lơ cô lái thả xuôi dòng
Trẫy chợ Tết, trời nửa đêm về sáng
Thời Cộng Hòa không ai buồn cấm cản
Sĩ, nông, công, thương… tự chọn cho mình
Có người vào trường đào tạo chiến binh
Công, tư chức, kẻ bán buôn, ruộng rẫy…
Dân miền Nam sống ấm no thoải mái
Trường dạy nghề, thầy lớp học sẵn sàng
Đường tiến thân lớp trẻ, rộng thênh thang
Vì tương lai, tiền đồ dân tộc Việt…
Khi đến phi trường Mỹ, rồi mới biết
Vợ, chồng, con ốm đói như thây ma
Đôi dép mòn, bộ đồ cũ dính da
Hải đảo bịnh đau, héo hon sức kiệt
Nước Mỹ với tôi vạn điều khác biệt
Phong tục, tập quán, tiếng nói… ngu ngơ
Trong bao giấy, vỏn vẹn bốn hồ sơ
Không của cải, không đồng xu dằn túi!
Xứ người giàu sang … chạnh lòng buồn tủi!
Thương kẻ quyết tâm trốn bỏ quê hương
Với Cộng nô không cùng lối, chung đường
Đổi tự do, sống còn trong cõi chết...
Tháng lại năm qua… cày không biết mệt!
Việc bộn bề đỡ phiền não… băn khoăn
Nếp sống hài hòa, vượt những khó khăn
Con trẻ vô tư, đến trường chăm học…
Tâm hồn chúng thảnh thơi hồng tuổi ngọc
Sống vững vàng, với bằng cấp chuyên môn
Gia đình an vui, thoải mái tâm hồn…
Lòng ngay thẳng, không nghĩ suy tạp nhạp
Có như thế thân tâm luôn an lạc
Gẫm cuộc đời như gió thoảng mây bay
Ngày đến đây chỉ có trắng đôi tay!
Siêng năng, mới hòa đồng dân bản xứ!
Nước Mỹ trợ giúp người nghèo mọi thứ
Có tự do, có bình đẳng, nhân quyền…
Được mở hãng xưởng, những việc tư, riêng…
Miễn đừng phạm pháp, hoặc phiền người khác
Mỹ trong tôi, là bầu trời ấm mát
Là tấm lòng của biển độ thế nhân
An ổn tâm linh, sức khỏe, tinh thần…
Vì như thế… nên tôi yêu nước Mỹ!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
2 thg 7, 2013
Hoa nở cho người
Quý Thể
Tên thực: HỒ PHƯỚC QUẢ Sinh năm 1940, Hội An, Quảng Nam Tiến sĩ luật khoa, thẩm phán V.N.C.H. Đã công bố hơn 300 tác phẩm văn học nhiều thể loại. Đã nhận khoảng 50 giải thưởng văn học lớn nhỏ trong và ngoài nước. Hiện sống “thanh bần lạc đạo” tại Massachusetts. Hoa Kỳ
Nằm trên giường, chưa ngủ, Thuý giật mình quay lại nói với chồng :
-Còn việc này, tí nữa quên.
-Việc gì ?
-Hồi bốn giờ chiều nay tôi đi đưa đám ma ông Cả.
Thọ vẫn dán mắt vào sách, hỏi :
-Chôn rồi sao? Tôi tưởng mai mốt.
-Ừ, chôn rồi, mua đất ở núi Sạn, xa quá, chỉ có họ hàng với mấy người bạn thân đi đưa.
-Không chờ con cháu về sao? Nghe nói có anh con trai làm gì đó lớn lắm ở ngoài Hà Nội, có về kịp không ?
-Không, được giờ tốt thì di quan, với lại mùa hè nóng nực, mới có một ngày rưỡi mà đã trở mùi, ruồi lằn bay vào đầy nhà.
Thọ hỏi mấy câu, tiếp tục đọc sách, vơi anh hỏi han như thế đã là đủ, anh thuộc người vô tâm, ít chú ý tới việc người khác. Thuý gắt:”Đã nói chuyện xong đâu…”.Anh hỏi còn chuyện chi nữa, Thuý nói :
-Có việc quan trọng, tôi vừa sực nhớ ra. Bà Cả dặn tôi về nói với anh qua nhà bà bê mấy chậu hoa về trồng.
Thọ hỏi bà ta bán hoa? Không, bà Cả nói từ ngày ông Cả đau ốm không chăm sóc, người nhà chẳng rảnh rang, cây cối xác xơ cả, tội nghiệp.Anh đem về mà trồng.
Bấy giờ Thọ mới chịu đặt sách xuống hỏi :
-Ông già mù đó mà có trồng hoa ư ?
-Có.
-Hoa gì ?
-Hoa hồng.
Thọ nhíu mày suy nghĩ, nói một mình, người sáng mới thấy đường trồng cây, bắt sâu , tưới nước, nhổ cỏ, bón phân. Người sáng mới nhìn hoa nở, thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Người mù trồng hoa làm chi ?
Thuý nói:
-Người có mắt ngắm hoa, người mù không thấy, thưởng thức hương thơm. Với lại trồng hoa là cái thú vui của mình, đâu cần hoa trả công. Nghe nói lúc sinh thời ông cụ quí mấy chậu hoa lắm. Sau khi bệnh tình đã nặng, biết không qua khỏi, ông bảo bà qua nói với anh đem hoa về bên này mà trồng. Ông nói anh là người có học, hiểu biết nhiều về hoa, yêu hoa. Bà nói tới đó thì nghẹn ngào không thốt lên lời được nữa.
Thọ kinh ngạc và cảm động, ông cụ đó không quen biết nhiều với anh tại sao lại hiểu rõ anh đến thế. Thọ hỏi :”Thực à?”. Thuý nói, chuyện người ta trối trăn quan trọng ai dám đùa. Thôi, ngày mai thuê xe đem về bên này chăm sóc giùm ông cụ. Đến ngày kỵ giỗ đem hoa tới cúng là cụ vui lòng rồi.
Thọ đứng lên, vẻ xúc động, hoa gì? Thuý bực mình, gắt. Tôi đã nói rồi, hoa hồng. Thọ lại hỏi, biết rồi, nhưng hồng gì, giống gì, màu sắc nào, hoa hồng biết bao nhiêu giống. Thuý nói tôi có sành hoa đâu mà hỏi, mai sáng qua bên đó rồi biết. Bà Cả nói sáng nào dù trời ấm hay rét ông Cả cũng thức dậy từ lúc tửng bưng sáng ra vườn chăm sóc hoa. Người mù như ông làm việc khổ hơn người sáng rất nhiều.Ông luồn tay vào giữa khóm hồng đầy gai sờ mó từng chiếc lá, cành cây, tìm lá vàng, bắt con sâu. Hoa trả công cho người bằng những đóa hoa ngát hương.
Thọ hỏi lại lần nữa :
-Không sành hoa hồng, nhưng ít nữa cũng biết nó màu g?
-Đủ kiểu, đủ dạng, to có, nhỏ có, toàn một màu trắng.
-Thọ gật gù như tìm ra chân lý. Người mù có cần chi màu sắc, ông cụ chọn hoa màu trắng trồng là phải rồi. Xưa nay trời đất sinh mọi thứ hoa màu trắng đều thơm, không có sắc thì phải có hương. Những loại hoa nở ban đêm đều có màu trắng để thu hút đám côn trùng hoạt động về đêm. Tội nghiệp ông lão mù…
Ngày hôm sau Thọ tới nhà ông Cả, anh thấy một vườn cây chít khăn tang. Bà Cả trông thấy anh khóc to hơn. Anh không biết phải an ủi làm sao. Anh nói, thôi để lại đây, mỗi ngày cháu tới chăm sóc vườn hoa cho cụ. Bà Cả bảo đem đi, để lại thêm đau lòng. Bà nói thế nhưng khi thấy Thọ bưng mấy chậu hoa hồng lên xe, bà oà khóc chạy vào nhà.
Đem hoa về với con mắt sành hồng như anh, Thọ phân biệt được nhiều gống hoa. Hồng Elisabeth cành và thân cây khẳng kheo, không gai, hoa to, cánh mỏng, màu hồng nhạt, rất thơm, nước ngoài người ta dùng làm nước hoa. Hồng Ariana thân và lá to khoẻ, hoa vạm vỡ, cánh hoa dày giống như làm bằng bột, màu hoàng yến, không thơm .Hồng Mscara màu da cam thơm và bền, có khi cả mười ngày hoa mới héo. Có điều Thọ rất lấy làm lạ, theo chỗ anh biết các thứ hoa này thường thường có màu. Chưa bao giờ các giống hoa này có màu trắng. Thế nhưng các chậu hồng ông cụ đều ra hoa toàn trắng, thực là điều không thể giảng giải nổi.
Chỉ mới nhìn qua mấy chậu hồng anh cũng đã cảm nhận được tấm lòng của người trồng hoa. Mỗi cây mỗi cành mỗi chậu đều có bàn tay chăm sóc chu đáo, không một lá úa, cành khô, cọng cỏ, đất với phân trong chậu cũng được chọn lọc kỹ càng. Người sáng mắt dù có yêu hoa cách mấy chưa chắc đã làm được như thế.
Một thời gian sau, dưới bàn tay chăm sóc của Thọ mấy chậu hồng ngày nào cũng trổ bông. Chỉ có điều bao nhiêu chậu, bao nhiêu giống hồng đều ra hoa màu trắng. Có lần Thọ nhìn vườn hồng trách :
-Toàn một màu trắng, cái màu tang tóc, chán chết!
Và rồi Thọ ao ước :
-Phải chi hoa nở cho ta vài đoá hồng tươi thắm thì sung sướng biết mấy !
Một đêm Thọ đang ngủ rất say bị Thuý lay vai, Thuý nói thầm :
-Dậy đi! Hình như có ăn trộm.
Thọ giật mình tỉnh dậy, lắng nghe, nói :
-Không phải ăn trộm. Tôi nghe như tiếng chuột rúc rích.
Thuý nói :
-Không phải tiếng người lớn hay tiếng chuột. Tôi nghe như tiếng lũ trẻ con chơi giỡn ngoài sân, nơi đặt mấy chậu hồng của ông Cả.
Mờ sáng hôm sau, hai người hé cửa ra nhìn. Trời ơi! Cả một vườn hồng đỏ thắm, thơm ngát./.
Quý Thể
Tên thực: HỒ PHƯỚC QUẢ Sinh năm 1940, Hội An, Quảng Nam Tiến sĩ luật khoa, thẩm phán V.N.C.H. Đã công bố hơn 300 tác phẩm văn học nhiều thể loại. Đã nhận khoảng 50 giải thưởng văn học lớn nhỏ trong và ngoài nước. Hiện sống “thanh bần lạc đạo” tại Massachusetts. Hoa Kỳ
Nằm trên giường, chưa ngủ, Thuý giật mình quay lại nói với chồng :
-Còn việc này, tí nữa quên.
-Việc gì ?
-Hồi bốn giờ chiều nay tôi đi đưa đám ma ông Cả.
Thọ vẫn dán mắt vào sách, hỏi :
-Chôn rồi sao? Tôi tưởng mai mốt.
-Ừ, chôn rồi, mua đất ở núi Sạn, xa quá, chỉ có họ hàng với mấy người bạn thân đi đưa.
-Không chờ con cháu về sao? Nghe nói có anh con trai làm gì đó lớn lắm ở ngoài Hà Nội, có về kịp không ?
-Không, được giờ tốt thì di quan, với lại mùa hè nóng nực, mới có một ngày rưỡi mà đã trở mùi, ruồi lằn bay vào đầy nhà.
Thọ hỏi mấy câu, tiếp tục đọc sách, vơi anh hỏi han như thế đã là đủ, anh thuộc người vô tâm, ít chú ý tới việc người khác. Thuý gắt:”Đã nói chuyện xong đâu…”.Anh hỏi còn chuyện chi nữa, Thuý nói :
-Có việc quan trọng, tôi vừa sực nhớ ra. Bà Cả dặn tôi về nói với anh qua nhà bà bê mấy chậu hoa về trồng.
Thọ hỏi bà ta bán hoa? Không, bà Cả nói từ ngày ông Cả đau ốm không chăm sóc, người nhà chẳng rảnh rang, cây cối xác xơ cả, tội nghiệp.Anh đem về mà trồng.
Bấy giờ Thọ mới chịu đặt sách xuống hỏi :
-Ông già mù đó mà có trồng hoa ư ?
-Có.
-Hoa gì ?
-Hoa hồng.
Thọ nhíu mày suy nghĩ, nói một mình, người sáng mới thấy đường trồng cây, bắt sâu , tưới nước, nhổ cỏ, bón phân. Người sáng mới nhìn hoa nở, thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Người mù trồng hoa làm chi ?
Thuý nói:
-Người có mắt ngắm hoa, người mù không thấy, thưởng thức hương thơm. Với lại trồng hoa là cái thú vui của mình, đâu cần hoa trả công. Nghe nói lúc sinh thời ông cụ quí mấy chậu hoa lắm. Sau khi bệnh tình đã nặng, biết không qua khỏi, ông bảo bà qua nói với anh đem hoa về bên này mà trồng. Ông nói anh là người có học, hiểu biết nhiều về hoa, yêu hoa. Bà nói tới đó thì nghẹn ngào không thốt lên lời được nữa.
Thọ kinh ngạc và cảm động, ông cụ đó không quen biết nhiều với anh tại sao lại hiểu rõ anh đến thế. Thọ hỏi :”Thực à?”. Thuý nói, chuyện người ta trối trăn quan trọng ai dám đùa. Thôi, ngày mai thuê xe đem về bên này chăm sóc giùm ông cụ. Đến ngày kỵ giỗ đem hoa tới cúng là cụ vui lòng rồi.
Thọ đứng lên, vẻ xúc động, hoa gì? Thuý bực mình, gắt. Tôi đã nói rồi, hoa hồng. Thọ lại hỏi, biết rồi, nhưng hồng gì, giống gì, màu sắc nào, hoa hồng biết bao nhiêu giống. Thuý nói tôi có sành hoa đâu mà hỏi, mai sáng qua bên đó rồi biết. Bà Cả nói sáng nào dù trời ấm hay rét ông Cả cũng thức dậy từ lúc tửng bưng sáng ra vườn chăm sóc hoa. Người mù như ông làm việc khổ hơn người sáng rất nhiều.Ông luồn tay vào giữa khóm hồng đầy gai sờ mó từng chiếc lá, cành cây, tìm lá vàng, bắt con sâu. Hoa trả công cho người bằng những đóa hoa ngát hương.
Thọ hỏi lại lần nữa :
-Không sành hoa hồng, nhưng ít nữa cũng biết nó màu g?
-Đủ kiểu, đủ dạng, to có, nhỏ có, toàn một màu trắng.
-Thọ gật gù như tìm ra chân lý. Người mù có cần chi màu sắc, ông cụ chọn hoa màu trắng trồng là phải rồi. Xưa nay trời đất sinh mọi thứ hoa màu trắng đều thơm, không có sắc thì phải có hương. Những loại hoa nở ban đêm đều có màu trắng để thu hút đám côn trùng hoạt động về đêm. Tội nghiệp ông lão mù…
Ngày hôm sau Thọ tới nhà ông Cả, anh thấy một vườn cây chít khăn tang. Bà Cả trông thấy anh khóc to hơn. Anh không biết phải an ủi làm sao. Anh nói, thôi để lại đây, mỗi ngày cháu tới chăm sóc vườn hoa cho cụ. Bà Cả bảo đem đi, để lại thêm đau lòng. Bà nói thế nhưng khi thấy Thọ bưng mấy chậu hoa hồng lên xe, bà oà khóc chạy vào nhà.
Đem hoa về với con mắt sành hồng như anh, Thọ phân biệt được nhiều gống hoa. Hồng Elisabeth cành và thân cây khẳng kheo, không gai, hoa to, cánh mỏng, màu hồng nhạt, rất thơm, nước ngoài người ta dùng làm nước hoa. Hồng Ariana thân và lá to khoẻ, hoa vạm vỡ, cánh hoa dày giống như làm bằng bột, màu hoàng yến, không thơm .Hồng Mscara màu da cam thơm và bền, có khi cả mười ngày hoa mới héo. Có điều Thọ rất lấy làm lạ, theo chỗ anh biết các thứ hoa này thường thường có màu. Chưa bao giờ các giống hoa này có màu trắng. Thế nhưng các chậu hồng ông cụ đều ra hoa toàn trắng, thực là điều không thể giảng giải nổi.
Chỉ mới nhìn qua mấy chậu hồng anh cũng đã cảm nhận được tấm lòng của người trồng hoa. Mỗi cây mỗi cành mỗi chậu đều có bàn tay chăm sóc chu đáo, không một lá úa, cành khô, cọng cỏ, đất với phân trong chậu cũng được chọn lọc kỹ càng. Người sáng mắt dù có yêu hoa cách mấy chưa chắc đã làm được như thế.
Một thời gian sau, dưới bàn tay chăm sóc của Thọ mấy chậu hồng ngày nào cũng trổ bông. Chỉ có điều bao nhiêu chậu, bao nhiêu giống hồng đều ra hoa màu trắng. Có lần Thọ nhìn vườn hồng trách :
-Toàn một màu trắng, cái màu tang tóc, chán chết!
Và rồi Thọ ao ước :
-Phải chi hoa nở cho ta vài đoá hồng tươi thắm thì sung sướng biết mấy !
Một đêm Thọ đang ngủ rất say bị Thuý lay vai, Thuý nói thầm :
-Dậy đi! Hình như có ăn trộm.
Thọ giật mình tỉnh dậy, lắng nghe, nói :
-Không phải ăn trộm. Tôi nghe như tiếng chuột rúc rích.
Thuý nói :
-Không phải tiếng người lớn hay tiếng chuột. Tôi nghe như tiếng lũ trẻ con chơi giỡn ngoài sân, nơi đặt mấy chậu hồng của ông Cả.
Mờ sáng hôm sau, hai người hé cửa ra nhìn. Trời ơi! Cả một vườn hồng đỏ thắm, thơm ngát./.
Quý Thể
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...