25 thg 3, 2009

BÍ MẬT CỦA BỘ NÃO


Ronald Kotulak
Nhìn những sao trời, nó mơ ước đến cõi vô tận. Nghe tiếng chim hót, nó dàn dựng thế giới âm nhạc. Ngửi mùi hương, nó sảng khoái, say đắm. Sờ mó vật dụng, nó lay chuyển, biến hóa trái đất. Nhưng nếu tước đọat những kinh nghiệm giác quan đó, nó sẽ tàn tạ, biến mất. Nó chính là bộ não của con người trên mặt đất.
Nhũng nhà khoa học từ lâu đã tự hỏi là làm sao bộ não có thể làm mọi việc: tạo dựng một người thành một thi sĩ, một người khác thành người xây dựng hay nhạc sĩ, và một kẻ khác trở thành kẻ tội phạm hay ngoài vòng pháp luật. Cho đến nay, những nhà nghiên cứu y học vẫn không bao giờ nghĩ rằng họ có thể hiểu được những vận hành bên trong của bộ não. Họ có thể nhận ra rằng một cậu bé có thể rất lành, khả ái nếu được thương yêu, sống trong một môi trường sinh động, tiếp nhận những kinh nghiệm năng động; trong khi đó, một cậu khác bị ngược đãi sẽ trở thành kẻ khó chịu, hư hỏng. Nhưng không một ai biết điều gì hay cái gì đã xãy ra bên trong bộ não, cái gì làm một người thành công và kẻ khác một tay chống phá xã hội.
Những nhà nghiên cứu không ngừng đánh giá những gì đã đi vào bộ não và học hỏi cái gì xãy ra sau đó. Bộ não vẫn chỉ được coi như một "hộp đen". Nhưng giờ đây, những bí mật của nó đã và đang được tiết lộ.
Hai trong nhiều khám phá sâu sắc và kinh ngac nhất là bộ não xử dụng thế giới bên ngoài (qua tai, mắt, mũi, miệng, da) để tạo dựng nên chính nó; và nó phải trãi qua những thời kỳ quan trọng trong đó những tế bào não bộ (tế bào thần kinh) phài nhận nhiều loại kích thích để có thể phát triển những trung tâm khả năng như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác ..v..v..
Những khám phá mới này làm đảo ngược ý niệm xa xưa của một bộ não thụ động, cứng đơ, một đơn vị tự động chậm chạp khởi động phương sách học hỏi từ một loạt những qui luật không đổi, đặt sẵn giống như một máy thâu, ghi nhận những gì nó nghe được.
Bây giờ, nhờ vào cuộc cách mạng gần đây trong sinh học phân tử và những kỹ thuật nhận hình mới, những nhà nghiên cứu tin rằng Genes những nhiễm sắc thể, những bản đồ hoá chất về đời sống, dựng nên khung sườn của bộ não, rồi môi trường đảm nhiệm, cung ứng những nét hoàn tất còn lại. Cả hai làm việc cùng lúc. Nhiễm sắc thể cung cấp những khối xây dựng căn bản, và môi trường hành động như một kẻ thi công, đưa ra những mệnh lệnh cho công trình kết thúc.
Những khám phá này đã đang làm thay đổi cách thức con người suy nghĩ và rọi chiếu những nguyên nhân sinh học của bản chất con người.
"Trong vòng định sẵn, sắp đặt rộng lớn của genes nhiễm sắc thể cho con người, giờ đây, sự hiểu biết đã được tăng thêm, rằng môi trường có thể ảnh hưởng đến bạn, nơi bạn đang sống ảnh hưỏng đến con người của bạn." Đó là lời của Dr.Fr. Goodwin, cựu Giám đốc Viện sức khỏe tâm thần cuả quốc gia. Ông nói tiếp: "Bạn không thể tăng một người có chỉ số thông minh IQ từ 70 trở thành 120, nhưng bạn có thể thay đổi chỉ số đó một cách khác, có thể 20 điểm tuỳ theo môi trường của họ".
Khám phá rằng thế giới bên ngoài thực sự là thực phẩm chính của bộ não, là một điều kỳ lạ. Bộ não hành xử môi trường bên ngoài như những nguồn năng lượng qua hệ thống giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giá và vị giác. Rồi thế giới đã tiêu hoá này, được sắp xếp, cấu kết thành hàng triệu triệu mạch nối tiếp chằng chịt giữa các tế bào thần kinh mà chúng sẽ tăng trưởng hoặc chết đi, hoặc vững mạnh hơn hay yếu đi, tuỳ thuộc vào sự sung mãn hay cạn khô của môi trưòng.
“ Giống như bộ máy tiêu hoá có thể đáp ứng vào nhiều loại thực phẩm, bộ não cũng đáp ứng theo kinh nghiệm dù phong phú hay không, dù nhiều hay ít.” Đó là lời của Giáo sư F. Earls, Giáo sư của Đại học Hardvard.
Làm thế nào một bé thơ học tiếng Anh hay tiếng Hindu hoặc thích ứng sống còn tại Thụy Điển hay tại Ghana, hoặc ăn thit bò và khoai lang hay ăn cá sống và rong biển, tất cả đều tuỳ thuộc vào sự linh động vĩ đại của bộ não.
“Mọi đứa trẻ sơ sinh đều đòi hỏi sữa trước khi ăn thức-ăn cứng “Earls nói,” Có phải là công việc tương đồng như thế cho mỗi bộ não không? Câu trả lời rõ ràng : đúng là như thế. Bộ não cần sự kích thích: sờ mó, cầm nắm, ngắm nhìn, nghe, nói…v..v..”
Nhiều cuộc thí nghiệm gần đây đã chứng tỏ làm thế nào tế bào thần kinh có thể sắp xếp lại 500 triệu triệu mạch như thế hoặc hơn thế để đáp ứng lại những kích thích mà chúng được nuôi dưỡng.
* Thị giác : Magrinka Sur của viện kỹ thuật Massachusetts đã chuyển hoá tế bào diễn dịch âm thanh thành tế bào có thể điều khiển nhũng hình ảnh của mắt bằng cách kết nối chúng với những kích thích đến từ bên ngoài qua mắt. Thí nghiệm này chứng tỏ khả năng liên chuyển của tế bào thần kinh.
* Xúc giác : Khi những con khỉ được phép chỉ dùng một ngón tay để làm một công việc, nhà khoa học tế bào thần kinh M. Merzenich của trường đại học California ở San Francisco đã nhận ra rằng những tế bào não bộ của những ngón tay không xử dụng đã chuyển phận sự của chúng co những phần khác của bàn tay. Điều kỳ diệu là những tế bào trưởng thành có thể làm công việc hoàn toàn mới mẽ này.
* Khứu giác : Khao khát học hỏi từ lúc mới sinh, một sơ sinh đầu tiên tiếp cận với người mẹ qua khứu giác. M. Leon của trường đại học Nam California đã khám phá ra rằng chỉ trong tíc tắc đầu tiên, trẻ sơ sinh đã ngửi được mùi thân thể của người mẹ, hệ thống mạch nhanh chóng thành hình trong bộ não.
Thính giác : Không có một kích thích hợp lý, những mạch kết nối để các tế bào thần kinh cấu kết và tạo dựng âm thanh và ngôn ngữ trở nên hổn độn. Chúng không tạo được những cột trụ chính, mà đó chính là điểm đặc sắc trong cách kiến trúc của bộ não. Theo Martha Pierson của trường đại học cộng đồng y khoa Baylor, tình trạng hổn độn này đưa đến những rối loạn thần kinh,ngôn ngữ…. Thí nghiệm đặc biệt của Pierson cho thấy rằng làm thế nào kinh nghiệm hoặc thiếu nó, có thể thay đổi não bộ về thể chất và gây nên những bất ổn tinh thần.
McEwen của Đại học Rockefeller nói rằng điều quan trọng nhất là phải biết bộ não luôn luôn lớn mạnh và thay đổi theo thời gian. Nó cần được kích thích và không bao giờ chậm khi nuôi dưỡng nó. Xử dụng nó hay mất nó.

R.KOTULAK

Diễn dịch: Nguyễn Việt Việt

12 THÁNG ANH ĐI