8 thg 8, 2009
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Viết nhớ về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và
Cuộc Chiến Đấu Chống Cộng Sản Bắc Việt Của QLVNC.
Kính tặng tất cả anh hùng liệt nữ VNCH đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc. Riêng Quân dân Bình Thuận và các cựu học sinh PBC-PT dã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ:
"Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm".
Tổng thống Ngô Đình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cộng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như với sức chiến đấu anh dũng của quân đội Miền Nam, nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.
Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001 tại Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Đây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cộng sản quốc tế, được tiếp tay công khai bởi một số ít người luôn được ưu tiên trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Chúng là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sủng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷ trước những người lính trận đã hết lòng liều chết để bảo vệ mạng sống ăn bám ký sinh cho họ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.
Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, hiện nay có ai dám vỗ ngực nói là mình có đủ tư cách để phê phán, khen chê? tuy rằng ai cũng cho là mình có quyền nói lên sự thật. Ngày nay, lịch sử hầu như đã mở ra nhiều điều bí mật, nên tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Thôi thì tất cả hãy dành cho lịch sử mai này quyết định, trong đó chắc sẽ không chừa ai, mà có luôn mấy kẻ tư cách chẳng ra gì, nhưng lúc nào cũng đạo đức giả. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo trong xã hội.
Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Quang Trung và cả Dương văn Minh, Hồ Chí Minh cùng với bè nhóm trên dưới của đảng cộng sản, đang chờ ngày đền tội trước sự quật khởi của đồng bào VN trong và ngoài nước.
Bỗng dưng tôi cảm thấy nghẹn ngào khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Đại, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, cố phó Tổng thống Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những từ bộ máy tuyên truyền của kẻ thù cộng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn, để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bọ thành người.
Ba mươi năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt: "Đất nước còn thì còn tất cả - Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm".
Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Đức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng hay ít nhất như Tú Rua, Duyên Anh năm nào, đã gục chết trước bạo lực, khủng bố, vì dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy qua sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN. Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử của một thời hỗn mang điên loạn, giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng.. cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử có liên quan tới chiến cuộc Đông Đương, Đảng và các nhân vật cộng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh.
Đất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bão tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Đảng và các chóp bu cộng sản VN, qua Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Khoa Điềm.. đang theo gót đàn anh thuở trước, dâng đất, bán biển, đem tài nguyên của dân tộc cống hiến cho ngoại bang, vinh thân phì gia và tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên núi xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua.
Nhưng thời cơ đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước, sớm muộn gì cũng do toàn dân định đoạt, chứ không phải do VC, Tàu, Nga hay Mỹ dù VC đang nắm quyền cả nước. Họ mới chính là những nhân chứng lương tâm cuối cùng của thời đại, để trả lời, minh oan và đòi lại công lý danh dự, cho những người Việt Quốc Gia và người Lính VNCH, qua bao thế hệ, đã hiến thân cho đại nghĩa dân tộc.
Nên những câu chuyện ba xạo, mà đài BBC tại Luân Đôn vừa mới phổ biến, có liên quan tới Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, trước và sau 1975, cho dù nói là của Văn khố Vương quốc Anh, thì cũng chẳng có ai tin, vì tất cả những gì về Cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1960-1975), do bọn trí thức Tây phương-Hoa Kỳ dàn dựng ngày nay, đều dựa theo các tài liệu tuyên truyền của VC.
1- THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA CỐ TT.THIỆU
Như hầu hết vua chua từ cổ tới kim, thường vẽ chân cho rắn để tạo uy vũ cho người lãnh đạo. Thân thế của vị tổng thống đệ nhị cộng hòa miền Nam VN, cũng bị sự huyển hoặc và bói toán che phủ làm cho ta không biết đâu là hư thực.
Theo các tài liệu hiện hành, TT Thiệu sinh ngày 5-4-1923 tại Tri Thủy, làng Khánh Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trung phần). Nhưng cũng có nguồn tin, đa số phát xuất từ những người chống đối, cho rằng Ông Thiệu vì tin vào các quân sư bói toán thân cận, nên đã đổi lại ngày sinh là 25-12-1924 dương lịch, nhằm ngày 18-11 năm Giáp Tý. Thật ra trong thời kỳ nhiễu nhương tại VN, việc khai trồi sụt tuổi so với năm sinh, là một việc quá đỗi bình thường. Song le, đối với những vị lãnh đạo của đất nước, trực tiếp cầm đầu cuộc chiến đấu chống xâm lăng cộng sản Bắc Việt như cố Quốc trưởng Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, PTT. Trần văn Hương và TT Nguyễn Văn Thiệu.. thì sẽ trở thành đề tài lớn để kẻ thù, những kẻ đố kỵ ganh ghét, vin vào đó để mỉa mai xuyên tạc. Nhưng chuyện này chỉ có thể xảy ra ở Miền Nam trước năm 1975, chứ tuyệt đối, vĩnh viễn và sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra tại Miền Bắc trước tháng 4-1975 và cả nước từ đó tới nay, vì bất cứ ai, chỉ lỡ làm rụng một cọng râu của Hồ Chí Minh thôi, cũng đủ để cho ba họ bị tru di, đó là sự thật. Cũng vì Miền Nam có tự do, nên đã phát sinh nhiều danh từ và các câu chuyện trào phúng, hạ bạc như 'Năm Chuột, Tám Thẹo, Năm Lỳ..', quá ư là tàn nhẫn, xuất hiện trên báo chí, sách vở và ngay cả những cái được gọi là sử liệu, do những tiến sĩ, giáo sư viết lạch, lừng lẫy một thời.
Nhưng đó cũng chỉ là một thiểu số với ác ý có mục tiêu. Riêng trong tâm tư của hầu hết quần chúng thầm lặng, thì sự thay đổi trên nếu có, cũng chẳng qua là một thái độ hợp thời, một hành động tâm lý, nhằm gây ấn tượng và tình cảm tốt đẹp với mọi người, khi vị nguyên thủ quốc gia có chân mạng đế vương, xứng đáng nhận lãnh trọng trách lãnh đạo đất nước.
Về thân thế của TT Thiệu, hiện cũng có nhiều tài liệu đề cập tới nhưng tựu trung đều viết, Ông xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng cũng đã theo học hết các bậc tiểu và trung học tại Thị Xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Sau đó vào Sài Gòn, học Trường Kỹ Thuật Đổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự, đồng môn với Chung Tấn Cang (Tư lệnh Hải Quân VNCH).
Theo Nguyễn Khắc Ngữ trong tác phẩm 'Những ngày cuối cùng của VNCH', xuất bản sau năm 1975 tại Canada, thì ông Thiệu:
- 1948, theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ Quan Đập Đá (Huế). Căn cứ vào kỷ yếu của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, thì khóa này chính là Khóa 1 Phan Bội Châu của trường. Năm đó khóa này có 63 SVSQ theo học và thủ khoa là tướng Nguyễn Hữu Có, người mà mới đây được VC cho lên đài truyền hình phỏng vấn, cùng với Nguyễn Hữu Hạnh.. trong dịp kỷ niệm 30 năm, mừng VN được sống trong thiên đàng xã nghĩa sau khi đất nước đã chấm dứt chiến tranh, do Đài Voa thực hiện.
- 1949 mãn khóa, Ông Thiệu về phục vụ tại Miền Tây Nam Phần, rồi được sang tu nghiệp quân sự tại Coequidan. Ông cũng đã phục vụ trong các đơn vị tác chiến, của Quân Đội Quốc Gia tân lập, tại Hưng Yên (Bắc Phần), do Trung Tá Dương Quý Phàn chỉ huy. Lúc đó, cùng chung đơn vị có Cao Văn Viên, cả hai mang cấp bậc Trung Úy.
- 1955 là Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế.
- 1958 thăng cấp Trung Tá, là Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
- Được theo tu nghiệp các khóa quân sự cao cấp về tham mưu, chính trị tại các quân trường của Hoa Kỳ như Port Leavenwort, Fort Blifs cũng như Okinawa (Nhật).
- 1959 tới 1963: Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đồn trú tại Biên Hòa.
- 1/11/1963 tham dự cuộc binh biến và được thăng Thiếu Tướng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV.
- Ngày 18/1/1965 thăng Trung Tướng, là Đệ Nhị Phó Thủ Tướng trong Nội Các Trần Văn Hương.
- Ngày 19-6-1965, quân đội VNCH chánh thức đổi thành Quân Lực VNCH và ngày đó đã trở thành NGÀY QUÂN LỰC hằng năm cho tới nay (dù miền Nam đã bi cộng sản Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm 30 tháng 4 năm 1975). Ngày này, Trung Tướng Thiệu được Hội Đồng Quân Lực cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).
- Ngày 4/9/1967 đắc cử Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam. Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ là Phó Tổng Thống. Trong nhiệm kỳ này, chính phủ VNCH đã thực thi được nhiều cải cách quan trọng về giáo dục, nông nghiệp.
- Tháng 4/1972 tái đắc cử Tổng Thống lần thứ hai, cụ Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống.
- Từ đầu năm 1973, qua áp lực cúp viện trợ đồng thời với những bức thơ của Tổng Thống Mỹ là Nixon hứa hẹn sẽ yểm trợ và can thiệp khi VC xâm lăng Miền Nam, nên TT Thiệu đã bắt buộc ký vào Bản Hiệp Ước Ngưng Bắn tháng 2-1973, dù đã biết rõ ràng đây là văn tự mà người Mỹ ký bán VNCH cho khối cọng sản quốc tế để đánh đổi quyền lợi của nước mình.
- Ngày 26/3/1973 TT.Thiệu ban hành Luật Người Cầy Có Ruộng. Cũng từ đó cho tới lúc tàn cuộc chiến, người Mỹ đã gần như chính thức bỏ rơi miền Nam. TT Thiệu trước cảnh thù trong giặc ngoài, thêm CIA và điệp viên cộng sản nằm vùng ngay trong Dinh Độc Lập phá hoại, nên đã phải từ chức vào lúc 19 giờ 30 đêm 21-4-1975. Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế nhưng cũng chỉ được vài ngày, rồi giao việc nước lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh để ông đầu hàng cọng sản vào trưa ngày 30-4-1975.
- Đêm 26-4-1975, TT Thiệu cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, được Hoa Kỳ giúp đỡ phương tiện, di tản tới Đài Loan. Sau đó Ông tới định cư ở Anh Quốc và cuối cùng cư ngụ tại Boston-Hoa Kỳ.
- Ngày 29/9/2001 Ông ngã bệnh và qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Theo báo chí loan tải cũng như video ghi lại, thì đám táng của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có rất nhiều người tham dự, với đủ mọi thành phần. Nhiều người đã đến từ Âu-Úc, Canada và các tiểu bang xa xôi, thuộc các đảng phái chính trị, chính quyền, các quân binh chủng VNCH. Hiện diện trong suốt thời gian tang chế có 10 cựu tướng lãnh QLVNCH như Ngô Quang Trưởng, Phạm Quốc Thuần, Lê Minh Đảo, Đào Duy Ân (KQ), Phan Hòa Hiệp, Lâm Ngươn Tánh (HQ), Trần Bá Di, Văn Thành Cao và Mạch Văn Trường. Ngoài ra Ông còn vinh hạnh, khi được đồng đội, đồng bào phủ lá quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ của Quốc Dân VN trên quan tài, cũng như đã được Đức Hồng Y, Tổng Giáo Phận Boston, đến thăm viếng và ban phép lành, trước khi xác thân được hỏa táng.
Qua lời kể của Băng Đình, cựu trưởng phái đoàn báo chí Phủ Tổng Thống, trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 168 và Thiếu Tá Châu Bích, từng phục vụ nhiều năm tại Dinh Độc Lập, hiện sống tại Hạ Uy Di. Cả hai đều có nhiều cơ hội gần gũi với vị nguyên thủ quốc gia khi công tác, thì TT Thiệu là người có tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển Phan Rang-Phan Thiết, không cần màu mè, mà chỉ muốn nói sao cho mọi người mọi giới, thông cảm là đủ rồi. Nhưng ngược lại khi muốn phổ biến văn bản tới quốc dân cũng như người ngoại quốc, ông lại tỉ mỉ cẩn thận từ nội dung tới hình thức. Ông rất coi trọng thể diện quốc gia và cá nhân, nhất là không bao giờ sử dụng ngoại ngữ dù ông rất giỏi, chứ không phải như những tin đồn ác ý, nói vì sợ ám sát nên ông rất sợ và lệ thuộc người Mỹ trong mọi phương diện.
Thật sự hoàn toàn trái ngược, căn cứ theo những nguồn tư liệu ghi lại, thái độ của TT Thiệu đối với TT Nixon, trong các cuộc Họp Thượng Đỉnh tại Honolulu và Midway.. Nhưng quyết liệt nhất là đối với Kissinger tại Dinh Độc Lập, khi đương sự tới Sài Gòn vào những ngày cuối năm 1972 để bắt buộc VNCH ký vào bản hiệp ước ngưng bắn.
Tóm lại, TT Thiệu là một trong những nhà lãnh đạo VNCH có lập trường kiên quyết chống cộng sản xâm lăng Bắc Việt. Hành động này chẳng những được thể hiện từ lúc còn có thực quyền, mà vẫn tiếp tục trong lúc lưu vong khắp nẻo đường viễn xứ.
Từ sau khi Liên Xô và khối cộng sản quốc tế tan rã gần hết, khiến cho tình hình thế giới rối loạn khắp nơi. Khác với quan niệm xưa trong giới truyền thông tây phương và VNCH, chỉ cần ngồi một chỗ, hay tới các thư viện ngoại quốc đọc sử liệu rồi từ đó mao tôn cương ngòi bút theo sự thương ghét mà khen chê trên bá-sách. Ngày nay những người làm truyền thông phương tây, không cần là nam giới mà ngay cả những nữ phóng viên chiến trường, cũng đã từng trải qua những giây phút hiểm nguy nơi đầu súng, chẳng khác gì người lính trận tại các điểm nóng Kosovo, Grozny, Islamabad, Peshawar, Kabul, Kunduz, Iraq.. Những nữ phóng viên chến trường Christiane Amanpour (CNN), Jacky Rowland (BBC), Maggie O'Kane (Ireland), Marie Colvin (Hoa Kỳ).. đã trở thành thần tượng của các nhà báo, vì phong cách nói thật, khác hẳn với những đồng nghiệp thuở trước.
Như các phóng viên chiến trường ngày nay, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ngày xưa, luôn chứng tỏ là một tướng lãnh gan lỳ, biết chia xẻ với đồng đội nhũng hiểm nguy nơi chiến trường. Bởi vậy ông luôn có mặt ngay trong những miền lửa khói, đẫm máu và tàn bạo nhất trong quân sử VN và thế giới, giữa lúc vừa tạm ngưng tiếng súng, bom đạn, pháo kích như hồi Tết Mậu Thân (1968), Mùa hè đỏ lửa 1972 tại Trị-Thiên, Bình Định, Kon Tum, An Lộc.. và nhiều địa danh hiểm ác nhất khắp bốn vùng chiến thuật, tại miền nam VN, trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1955-1975). Cảm động nhất đối với tâm tư của những người lính trận, trẻ tuổi xa nhà, là gần như tất cả các dịp xuân về, ông đều tới các tiền đồn nguy hiểm, xa xôi hẻo lánh hay các đơn vị nghĩa quân, để cùng ăn tết với họ, giữa bom đạn thay tiếng pháo mừng xuân. Thử đếm trên đầu ngón tay, suốt cuộc chiến, đã có bao nhiêu vị tướng lãnh miền Nam dám đem cái sinh mạng kim cương vàng ròng, để giỡn mặt với tử thần như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu? Họa chăng mới thấy có một người, cũng gan lỳ liều lĩnh như vậy: Đó là Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận, từ cuối năm 1969 cho tới đêm 18 tháng 4-1975.
Đặc biệt, trong cuốn video ghi lại cuộc họp mặt của tổng thống Thiệu và đồng hương người Việt tị nạn tại Colorado năm 1993, vào dịp ra mắt 'Ủy Ban hậu tái thiết cho một VN dân chủ'. Trong dịp này, cựu TT Thiệu đã tuyên bố trước cử tọa là mình đã không còn xứng đáng để tiếp tục giữ bất cứ một chức vụ lãnh đạo nào nếu có trong tương lai. Hơn nữa trong cộng đồng Tị Nạn VN hải ngoại, hiện có rất nhiều người tài đức và xứng đáng hơn ông nhiều, đã và đang dấn thân lèo lái con thuyền quốc gia, trong dòng sông lịch sử. Cuối cùng, ông thành thật gửi lời tạ tội và xin lỗi quốc dân vì đã thất hứa bỏ nước ra đi trước ngày 30-4-1975, cũng như vì hoàn cảnh bắt buộc đã phải cắn răng ban hành những mệnh lệnh quái ác trong năm 1975, làm cho hằng triệu đồng bào và đồng đội phải chết thảm thiết, oan khiên, đưa đất nước sớm lọt vào vòng nô lệ của đệ tam quốc tế.
Chính những điều kể trên, khiến cho những người lính già VNCH từng chiến đấu ngoài mặt trận lúc đó, nay may mắn được sống sót, sau khi đã nếm đủ đắng cay nhục hận nơi mười hai tầng địa ngục trong cõi thiên đàng xã nghĩa Việt Nam càng thấy gần gũi hơn với vị lãnh đạo của mình, ít ra trong việc ông đã cùng đồng chung chịu khổ với người lính trận tại chốn sa trường.
Ngày nay qua núi sử liệu mọi phía được công khai mở rộng và quan trong nhất là mới đây, những nhân vật từng có liên hệ tới cuộc chiến VN, trong cũng như ngoài nước, bạn hay thù, như TT Nixon, ngoại trưởng Kissinger, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Phú Đức, Lâm Lễ Trinh, Bùi Tín, Võ văn Kiệt, Lý Quý Chung.. giúp ta thẩm định lại, một cách công bằng và can đảm, khi xuống bút ghi lại những lầm lỗi to lớn của ông, vào những giờ phút nguy ngập của đất nước, như bất nhất ra lệnh bỏ cao nguyên, Huế-Đà Nẵng, triệt thoái QDI-II.. làm tan vỡ nửa lực lượng quân đội và mất vào tay giặc hơn 3/4 lãnh thổ.
Tệ nhất là ông cũng giống như Đại tướng Dương Văn Minh, không dám ở lại cùng lính và dân, khi 'thành mất thì chủ tướng phải chết theo thành', để muôn đời sống trong thanh sử như các vị nam nữ anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Lê Lai, Võ Tánh, Ngô Tùng Chu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn.. như lời hứa hẹn trong buổi lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH cho Phó TT. Trần văn Hương.
Nhưng dù tài liệu có hé mở cách nào chăng nửa, việc bắt từ chức và bỏ nước ra đi của TT Thiệu, cho tới nay còn khuya các sử gia biết hết sự thật, ngoại trừ các chóp bu Mỹ trong Tòa Bạch cung, ông Thiệu, Cụ Hương, ông Dương văn Minh, mới có đủ tư cách và thẩm quyền trả lời. Tiếc thay người Mỹ có bao giờ thành thật để ai tin? còn tất cả các vị trên nay đã trở thành người thiên cổ, không nói được và cũng không lưu lại cho hậu thế một lời nào. Riêng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì vẫn như thuở nào, im lặng mặc cho miệng đời dị nghị. Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên có nói và viết nhiều, nhưng cũng chỉ là cái tôi muôn đời nay ai cũng biết. Tóm lại theo Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá chính trị lâu năm tại Phủ Tổng Thống, một cộng sự thân tín, dù đã bị chính ông Thiệu bắt giam vì nghi kỵ phản bội, cũng vẫn phát biểu rằng
"Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong mười năm tại Dinh Độc Lập, đâu có khác gì ngồi trên bàn chông núi đao, vì luôn luôn phải đối phó với thù trong giặc ngoài và chính cả những người thân tín quanh mình, mà một số không ít, nếu chẳng là điệp viên của đệ tam cộng sản Hà Nội nằm vùng, thì cũng làm việc cho CIA Mỹ hay bọn gian thương bất lương Ba Tàu Chợ Lớn. Tất cả đã cùng hiệp đảng với đồng đô la viện trợ, góp phần lớn làm sụp đổ VNCH".
Về trách nhiệm đối với cuộc binh biến ngày 1-11-1963, cũng theo các nguồn sử liệu hiện có, thì lúc đó ông Thiệu, tuy là đại tá tư lệnh SD5BB nhưng đối với hàng tướng lãnh quyền cao chức lớn, tại Bộ TTM cũng như Bộ TL/QD3, thì ông cũng chỉ là một thuộc cấp phải thi hành lệnh theo trên, đúng kỷ luật quân đội. Hơn nữa, ông chỉ ra lệnh tấn công Dinh Gia Long khi biết chắc TT Diệm không còn trong phủ tổng thống. Bởi vậy sau này, ông thường tỏ thái độ ân hận, vì mình có quân trong tay nhưng lại bất lực không cứu nổi tổng thống trong lúc nguy khốn. Cuối cùng người đã phải chết thảm trong lòng chiếc thiết vận xa M113 mang số 80989 bởi sát thủ của Dương văn Minh là Nguyễn văn Nhung. Do lòng kính trọng trên, nên suốt thời gian làm tổng thống VNCH, ông Thiệu và gia đình luôn luôn tham dự các thánh lễ tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm.
2- BA NĂM XÁO TRỘN (1964-1967):
Nền đệ nhất cộng hòa miền nam (1955-10/1963), tuy đã phạm nhiều lầm lỗi nhưng vẫn là một thể chế hợp hiến và trên hết có tự do dân chủ, đã mang lại phần nào ấm no hạnh phúc cho đồng bào miền Nam, trong lúc đất nước đang bị tai họa chiến tranh. Bởi vậy nếu đem so sánh, thì miền Nam lúc đó còn hơn nhiều quốc gia đương thời. Trong chín năm dài (1955-1963), VNCH đã ngăn chận hữu hiệu cuộc xâm lăng trắng trợn của cộng sản đệ tam quốc tế, đem lại an ninh hầu như khắp lãnh thổ Nam VN, từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, chấm dứt sự hỗn loạn do hậu quả và tàn tích của 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
Rồi cuộc binh biến dành ngai vàng ngày 1-11-1963, gần như làm đổ vỡ tất cả những gì mà đồng bào đã có. Thật sự không có gì cả như lời hứa hẹn của các lãnh tụ và giả sử nếu có, cũng chẳng qua là cái men say chiến thắng, cùng sự tự phong gắn lon lá cho nhau của những người trong cuộc. Cái trơ trẽn của nhân tình, khiến Lý Chánh Trung phải hạ bút một cách cay độc khi nói tới hai chữ cách mạng, đã khiến cho mọi người phải ngao ngán tủi lòng, khi nghĩ về những cuộc cách mạng trong cận sử, qua các năm 1945, 1963 và cuối cùng là cuối tháng 4-1975. Tất cả đều cùng mang chung cái bản chất dối trá, mị dân bằng lớp son hào nhoáng bên ngoài, chỉ nhằm ru ngủ và thỏa mãn một vài đòi hỏi nhất thời của đám đông. Tóm lại cuộc binh biến ngày 1-11-1963 đã mở đầu cho ba năm xáo trộn chính trị tại VNCH. Tất cả cũng chỉ vì tranh giành địa vị, lợi lộc và chiếc ngai vàng ba chân đang bỏ trống, nên phải chỉnh lý, đảo chính, xuống đường.. cho tới khi hai tướng Thiệu và Kỳ lên nắm quyền, dù nội bộ có tạm yên nhưng cũng là lúc lửa sân si bốc cháy rực trời, suýt chút nữa để Nam VN lọt vào tay cọng sản quốc tế Hà Nội vào thời điểm đó.
Hỡi ơi chỉ có ba năm sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm nằm xuống trong lòng chiếc thiết vận xa của ta, do những viên đạn cũng của phe ta, thì Miền Nam đã có tới sáu chính phủ liên tiếp cầm quyền, trị nước. Đó là Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Nguyễn Xuân Oánh, Phan Huy Quát và Nguyễn Cao Kỳ. Rồi thì biểu tình và thiên tai tại miền Trung. Tiếp theo là cuộc nổi loạn của bốn trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng tại Darlac. Nhưng trên hết vẫn là cái vô tình, vô luân, vô nghĩa của bọn giàu sang no cơm ấm cật, rửng mỡ nên cứ đứng núi này trông núi nọ, luôn luôn bốc lửa bỏ vào kho xăng hỗn loạn đang ngùn ngụt cháy, làm cho VNCH gần như vô chính phủ, khiến nền pháp trị có sẵn từ trước, đã bị đám loạn tướng, kiêu tăng và bọn cha cố ích kỷ, toa rập phá vỡ toàn bộ. Chính cái bi thảm này mới là nguyên nhân then chốt đưa tới sự sụp đổ của đất nước vào tay cộng sản, làm cho dân chúng cả nước đồ thán khổ sở, dân tộc VN bị thoái hóa và tận tuyệt nhất vẫn là giang sơn cẩm tú của Tiền nhân xây dựng bồi đắp bằng máu lệ xương thịt đã bị VC đem bán buôn dâng hiến lần hồi cho ngoại bang, trong đó có Trung Cộng là kẻ thù truyền kiếp của Đại Việt.
Theo sử liệu, trong ba năm xáo trộn chính trị, thì thời kỳ Nguyễn Khánh tham chính, từ cuối tháng 1-1964, gây chỉnh lý để hạ bệ các tướng Big Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân.. cho tới khi bốc nắm đất Sài Gòn, bỏ quê hương tới Mỹ sống kưu vong, là chuỗi ngày hỗn mang nhất trong 20 năm tồn tại của VNCH.
Ngày 4-9-1967, liên danh quân đội của hai tướng Thiệu-Kỳ đắc cử tổng thống, mở đường cho sự ổn định của nền đệ nhị cọng hòa Miền Nam (1967-1975). Ngày nay dù ai có gọi bằng một danh xưng nào chăng nữa, thì thực tế đây là thời kỳ an ninh trật tự xã hội đã được vãn hồi khắp nước, tạm thời chấm dứt những xáo trộn trầm kha trên sân khấu chính trị. Nhờ vậy nên đã giúp cho QLVNCH an tâm và đoàn kết trở lại như xưa, tạo nên sức mạnh, ngăn chống được giặc Bắc xâm lăng. Cuộc chiến còn đang tiếp diễn, thì não nùng thay Dương Văn Minh lên thay ngựa, đã dùng quyền lực, bắt người lính buông súng rã ngũ, để đầu hàng cộng sản quốc tế vào trưa ngày 30-4-1975
Tóm lại trên đường tiến vào Dinh Độc Lập năm 1967, tổng thống Thiệu đã phải cõng trên lưng cái gia tài Mẹ VN hấp hối và rỉ máu do Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh phá sản, trong cảnh tan hoang của buổi chợ chiều thời Ngô triều. Nói về thời kỳ nhiễu nhương trên, Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch bù nhìn của cái mật trận ma, tay sai Hà Nội, sau khi xâm lăng cưỡng cướp được Miền Nam, đã phán "Chính nhờ những cơ hội trên trời rớt xuống như thế này, nên CSBV mới chuyển bại thành thắng và cướp được VNCH". Bởi vậy khi nhắc tới thời kỳ ổn định của Miền Nam, từ 1967-1975, ai cũng bảo đó là phép lạ.
3- TỔNG THỐNG THIỆU VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG CSBV TỪ 1967-4/1975:
Mỗi lần nghỉ tới cảnh nhà tan người chết, nỗi đói nghèo của đồng bào, cảnh trẻ em phụ nử VN vì muốn cải thiện cuộc sống nghèo cực trầm luân dưới mười hai tầng địa ngục của chế độ đương thời, mà nhắm mắt nghe lời theo đảng, để rồi bị bán ra nước ngoài làm điếm quốc tế. Và trên hết, vẫn là nỗi niềm đau xót tủi nhục trước cảnh cọng sản VN công khai bán đất dâng biển, làm đầy tớ cho ngoại bang như hôm nay, khiến cả nước đều khinh ghét bọn việt gian, đội lớp trí thức và tôn giáo thời VNCH. Đây mới chính là những vết dao trí mạng đâm bồi thêm sau lưng người chiến sĩ Quốc Gia, giữa lúc họ đang hứng chịu bom đạn nơi sa trường.
Trong hoàn cảnh hỗn mang đó, ông Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện đúng lúc trên sân khấu chính trị Miền Nam, qua tầm vóc dù nay có bị thiên hạ ganh tị, bới móc chửi rủa chê bai. Nhưng lúc đó, thật sự ông vẫn hơn nhiều người đương thời và quan trọng hơn hết là lập trường chống cộng sản rất kiên quyết, không bao giờ khoan nhượng. Những yếu tố trên rất phù hợp quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ lúc đó, là muốn chiến thắng cộng sản đệ tam quốc tế, đang xâm lăng thôn tính VN. Do trên, ông đã được sự ủng hộ thành thật ban đầu của Mỹ. Nhờ vậy Tổng thống Thiệu mới ổn định được thời cuộc và giữ vững được Miền Nam cho tới cuối tháng 4-1975.
Mới đây cựu ngoại trưởng Mỹ là Kissinger, một nhân vật bị mang tiếng là đã toa rập với cố Tổng thống Hoa Kỳ Nixon, dùng Hiệp định ngưng bắn Paris năm 1975 để bán đứng Đồng Minh của mình là nước VNCH cho cộng sản đệ tam quốc tế. Ông đã viết trong tác phẩm "Diplomacy" rằng Hoa Kỳ vì muốn cứu mình, nên bắt buộc đã phải phản bội Miền Nam. Cũng vì vậy tới nay, nước Mỹ đã phải trả một giá thật đắt với nhân loại, qua cái gọi là 'Hội Chứng Chiến Tranh VN', về tội bất nhân, bất nghĩa, bất tín và hành động kẻ cướp của bọn con buôn chính trị hoạt đầu.
Tóm lại cũng nhờ học được bài học 'Mỹ bán đứng đồng minh VNCH cho VC', mà Đài Loan lẫn Đại Hàn và nhiều nước đang làm bạn với Hoa Kỳ, đã nhanh chóng xét lại sự liên minh, hợp tác với kẻ bội tín, bất nghĩa. Hậu quả ngày nay, khiến không một ai muốn hợp tác thật sự với một quốc gia không có tình nghĩa mà chỉ biết tính toán trong cuộc chơi, đem lợi lộc về phần mình. Trung Cộng, Đài Loan, Bắc Hàn, A Phú Hãn, Iraq và mới đây là Iran.. là những bằng chứng của sự bang giao quốc tế, đồng thời cũng là một bài học lịch sử dạy khôn người Mỹ, đừng tưởng ai cũng hiền như Nam VN, nên cứ tiếp tục thất hứa, bất nhân. Rốt cục gần như cô đơn tại Liên Hiệp Quốc ngày nay. Và trên hết, trong canh bài bịp chung chiếu với các nước trên, kể cả VC, chừng nào người Mỹ mới lên mặt, còn nói chi tới chuyện gạt đưọc bọn chúng?
Cũng trong tác phẩm dẫn chứng, Kissinger đã đề cập tới sự sai lầm trầm trọng của Hoa Kỳ, khi tìm đủ mọi cách được vào tham chiến tại Nam VN nhưng chỉ chiến đấu bằng lý thuyết tại bàn giấy mà chẳng bao giờ thèm để ý tới thực tế chiến trường. Do đó, quân đội Hoa Kỳ phải đánh giặc theo chủ đích có sẵn trong đơn đặt hàng của bọn siêu quyền lực lái súng, phần lớn là Mỹ da trắng gốc Do Thái, thời nào cũng nắm vận mệnh của Hiệp Chủng Quốc bằng thế lực kim tiền.
Tóm lại đây là chiến thuật, chiến lược, quốc sách đầu voi đuôi chuột của J.Kennedy, Johnson, Mc.Namara.. chỉ nhằm phơi bày lớp hào nhoáng bên ngoài, cộng thêm thái độ độc tôn của kẻ giàu, có học, luôn muốn người khác phải nhắm mắt làm theo ý mình, nếu cãi hay phản đối lại sẽ bị trù dập, ám sát hay dùng những câu chuyện bịa sử để mà bôi bác hãm hại. Tất cả bí mật hậu trường Dinh Độc Lập, mới đây đã được Nguyễn Tiến Hưng, phần nào hé lộ, qua hai tác phẩm 'Bí mật Dinh Độc Lập và Khi Đồng Minh tháo chạy'. Tuy không phơi bầy hết cái thân phận nhược tiểu VN, nhưng ít ra cũng xác nhận hiện tượng 'Đưa quân vào, rút lính ra, dựng lãnh đạo, giết tổng thống' của người Mỹ đã và đang làm, không riêng gì tại Nam VN trước đó, mà hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, mà mới nhất là câu chuyện sử có liên quan tới các nhân vật Bin Laden, Taliban và Sadam Hussein.
Đây cũng là căn bệnh trầm kha của xã hội Mỹ, quen sống chủ quan trong cảnh thừa mứa tự do và vật chất, đến lúc sự lạc quan sụp đổ, thì đã vội chán nản tuyệt vọng, mau chóng buông xuôi tất cả để tháo chạy giữ mạng. Tệ nhât là vì muốn rửa mặt với kẻ khác, Hoa Kỳ đã trơ trẽn dựng thêm lý do "MIỀN NAM KHÔNG ĐÁNG ĐƯỢC CỨU VỚT", nên phải bỏ. Nhưng dù có biện bạch thế nào chăng nữa, thì người ta cũng không thể nhắc tới vấn đề nhân đạo trong một cuộc chiến tiêu hao lâu dài với một kẻ thù dã man cuồng sát như cộng sản Bắc Việt, coi sinh mạng con người (trừ thân nhân mình), rẻ hơn con sâu cái kiến. Bởi vậy từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Trần Độ.., tới các chóp bu đang lãnh đạo Đảng tại Bắc Bộ Phủ ngày nay, đều giống nhau, chỉ biết lấy thân xác của đồng bào vô tội, làm phương tiện đạt cứu cánh sau cùng, nên bất chấp thủ đoạn, nhân tình, nói chi tới lòng ái quốc và tình thương dân.
Bao nhiêu tội ác của Đảng cộng sản suốt bảy mươi lăm năm qua, chỉ riêng bắt trẻ vị thành niên cầm súng, dùng chế độ hộ khẩu công an khu vực để kềm kẹp khủng bố đồng bào miền Bắc phục vụ hy sinh cho Đảng suốt cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1960-1975). Do coi mạng người rẻ hơn cây kim sợi tóc, nên lúc nào VC cũng bắt chước theo binh pháp thí quân của Nga-Tàu, Clausewits, lấy thịt đè người mỗi khi xáp trận. Lại còn bắt cán binh xiềng chung với tăng, pháo hay cho bộ đội uống thuốc kích thích trước giờ ra quân. Chiến đấu với một kẻ thù lì lợm, bất nhân, mất nhân tính như VC, thử hỏi làm sao Hoa Kỳ, Đồng Minh và VNCH không thua trận? Cho nên dù có tranh luận như thế nào chăng nữa hay đổ tội cho ai, thì cuối cùng cũng phải đi tới kết luận như Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Robert Kennedy lúc sinh thời từng nói "Lỗi lầm tại VN nhiều tới nỗi, bất cứ ai có liên hệ, cũng đều ít nhiều phạm phải ".
Nói về chiến tranh Việt Nam hay đúng hơn là cuộc chiến Đông Dương lần 2, các nhà sử học trong và ngoài nước hay lấy Trận Ấp Bắc (Định Tường ) năm 1963, cuộc triệt thoái của Quân đoàn II tại Cao nguyên Trung phần và QĐI ở Huế-Đà Nẵng, vào những ngày đầu tháng 4-1975, như là những sự kiện lịch sử quan trọng nhất, để mà phê bình chỉ trích các cấp lảnh đạo đầu não của VNCH tại Dinh Độc Lập cũng như ở các Quân khu. Theo họ, chính những trung tâm quyền lực này đã lợi dụng chức vụ và kỷ luật quân đội để ngăn cản làm rối loạn, cùng sự tiêu hao việc thống nhất hệ thống chỉ huy tại chiến trường. Ngoài ra không có kế hoạch thích ứng để kịp thời giải quyết những khó khăn nguy ngập. Tệ hơn hết là tình trạng chia rẽ, bè phái, bất hợp tác trong nội bộ, khiến không mấy ai thực lòng nghĩ tới đại sự của Quốc gia Dân tộc.
Cũng may QLVNCH còn có rất nhiều Sĩ quan các cấp tài giỏi đạo đức, có tình yêu nước nồng nàn nhưng trên hết là những người lính chiến can trường, khắp mọi quân binh chủng, kể cả những chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân, Cảnh Sát Dã Chiến và Người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn áo đen, ngày đêm bám trụ khắp mọi nẻo đường đất nước, với những vũ khí thô sơ nhưng đã dám đối mặt với kẻ thù bằng một trái tim yêu quê hương rực lửa.
Chính nhờ họ, chứ không phải hàng thủ lãnh chính trị, trí thức khoa bảng chốn thị thành, mà Miền Nam mới tồn tại được trong suốt hai mươi năm khói lửa. Cũng nhờ họ thây phơi máu đỏ, làm vỉ sắt lót đường mòn mà nhiều kẻ không ra gì mới có cơ hội thăng tiến mang hàm tá-tướng, trở thành ông này bà nọ, trí thức, văn nhân nghệ sĩ.. nay đang khoe mặt với đời ô trọc, biển dâu, tôn ti đảo lộn, nhiều lúc được chạm mặt, không biết đâu mà mò, vì không biết ai là ông hay thằng, bà hoặc mụ, vì ai cũng có hồi ký riêng để tự khoe mình tài giỏi và đầy chức phận. Sau rốt cũng nhờ có QLVNCH mà phút cuối, người Mỹ mới chạy được, theo như nhận xét của Sir R. Thompson, một nhà quân sử nổi tiếng, đã nhiều lần không tiếc lời ca tụng sự thiện chiến và lòng can đảm nhưng lại vô cùng bất hạnh của Người Lính Trận Miền Nam.
Từ tháng 2-1965, vì tình hình chính trị hỗn loạn tại Miền Nam do cộng sản nằm vùng gây ra, nên Tổng thống Mỹ L. Johnson đã ra lệnh oanh tạc Bắc Việt đồng lúc gởi quân vào giúp VNCH. Nhiều đồng minh của Mỹ lúc đó như Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan và Phi Luật Tân.. cũng tham dự cuộc chiến. Mặc dù ngày nay ai cũng biết rõ là lúc ấy, Hồ Chí Minh cũng được cả khối cộng sản đệ tam quốc tế và các đảng bộ cộng sản Tây phương quân viện giúp đỡ, kể cả hằng trăm ngàn quân Trung Cộng, Bắc Hàn.. đổ bộ vào Miền Bắc.. Nhưng nhờ giỏi che đậy, tuyên truyền và được một vài trí thức khoa bảng Miền Nam toa rập, cho nên đã bưng bít được suốt cuộc chiến và tới ngày nay khi bộ mặt thật của VC đã phơi bày. Thế nhưng cộng sản và đám lục bình phản tặc vẫn không ngớt rêu rao tuyên truyền rằng VNCH, rước voi dầy mả tổ, bán nước, giết hại đồng bào.
Sau ngày 1-5-1975, những huyền thoại dỏm của VC lần lượt tan biến và trở thành những câu chuyện khôi hài cười ra nước mắt, xác nhận hai phía, ai là kẻ bán nước, ai là người vì dân. Tất cả đã bị lịch sử lột trần ra ánh sáng. Theo tài liệu của C.JIan trong 'China and VN war 1945-1975' và gần đầy là 'Đêm giữa ban ngày' của Vũ Thư Hiên, ta mới biết vào ngày 16-5-1965, chính Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước VNDCCH (Bắc Việt), đã công khai yêu cầu các nước XHCN Liên Xô, Trung Cộng, Đông Đức, Đông Âu, Bắc Hàn, Cu Ba.. viện trợ và gửi quân tiếp viện miền Bắc. Sốt sắng hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ là Mao Trạch Đông đã đưa ngay Hồng quân vào đất Bắc. Tính tới cuối năm 1968, Trung Cộng quân viện cho Hà Nội 7 Sư đoàn Công binh và 16 Sư đoàn Pháo binh Phòng không đủ loại, trong đó có nhiều súng Cao xạ Phòng không kiểu mới nhất do Liên Xô vừa chế tạo.
Quân Tàu Đỏ thay thế Bộ đội Bắc Việt vào Nam xâm lăng giúp Hà Nội phòng thủ khắp nơi, từ biên giới Việt-Hoa-Lào vào tận Vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa. Tháng 3-1969, do sự bất hòa giữa hai đảng anh em vì tranh dành ảnh hưởng tại Lào và Kampuchia, nên Mao đã rút hết Hồng quân về nước. Ngoài ra trong suốt cuộc chiến, đất Bắc còn có nhiều cố vấn Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc.. còn Bắc Hàn và Cu Ba thì gửi tới giúp nhiều đơn vị tác chiến. Ngày nay tại Hà Nội, vẫn còn nhiều mồ mả các cán binh ngoại quốc đã chết trong chiến tranh VN. Có điều nhờ Hồ và đảng che đậy quá kỹ, nên mặt thật của cái gọi là 'đánh Mỹ cứu nước' gần mấy chục năm sau mới được phơi bày ra ánh sáng.
Ngày 4-9-1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, nhờ đó những xáo trộn chính trị tại Miền Nam mới dần hồi chấm dứt. Đây cũng là thời gian thành công của Chiến dịch Phượng Hoàng nhằm loại trừ các thanh phần CSVN đang nằm vùng khắp nơi. Song song, chính quyền đã thành lập các cơ cấu hạ tầng và hệ thống thẩm định đồng bào nông thôn đang sống tại các xã ấp xôi đậu. Nhờ các chiến dịch trên đã giúp vãn hồi an ninh khắp lãnh thổ, được tướng Westmoreland, tổng tư lệnh quân đội đồng minh và Hoa Kỳ tại VN nhận xét 'Năm 1967, QLVNCH đã tiến bộ vượt bực. Nhờ vậy đã bảo vệ được lãnh thổ trong hoàn cảnh đất nước đang bị nguy ngập, khó khăn, sau mấy năm biến loạn chính trị, với thù trong giặc ngoài'.
Theo tài liệu của Bộ TTM/QLVNCH, thì Miền Nam trước khi xẩy ra cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968), ngoại trừ lực lượng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Lực Lượng Đặc Biệt, được Mỹ trang bị một số vũ khí tự động, trong đó có tiểu liên AR15. Còn các đơn vị khác, kể cả binh chủng Biệt Động Quân, Bộ binh vẫn còn xử dụng số vũ khí lỗi thời của Pháp để lại. Riêng viện trợ Mỹ, hầu hết cũng đều là các quân cụ thặng dư có từ thời đệ I,II thế chiến. Nếu không có cuộc chiến tranh Việt Nam thì cũng phải đem phế thải mà thôi. Đây là hàng bán, tính bằng tiền mặt, rồi trừ vào ngân khoản viện trợ, lại được miễn thuế khi nhập vào nước ta. Trong khi đó CSBV được toàn khối Cộng sản đệ tam quốc tế viện trợ tối đa, từ tiền bạc, tình báo, tinh thần, cho tới quân trang quân dụng rất đầy đủ, nhiều nhất của Liên Xô, Trung Cộng, Đông Đức và các nước Đông Âu. Tóm lại toàn là vũ khí hiện đại đã được bộ đội Bắc Việt đem xử dụng trên khắp chiến trường miền Nam như các loại Tiểu liên AK-47 (LX), AK-56 (TC), AK-MPiKM (Đông Đức), AKM-63 (Hung), AKVZ-58(Tiệp), Súng chống chiến xa RPG-2B hay B40 của LX, B-56 (Tiệp), B-27 (TC), RPG-7 (B41 của LX), B-69 (TC) và các loại chiến xa T-54, Thủy xa PT-76 cùng các loại đại bác tầm xa 122-130 ly do LX chế tạo.
Nhưng dù đạt được nhiều ưu thắng, VC vẫn bị thất bại quân sự gần như trên khắp mọi chiến trường, nên Hà Nội đã phải thay đổi chiến thuật, chiến lược. Về chính trị, Bắc Việt tận lực xử dụng bọn Việt gian nằm vùng đang trà trộn trong hàng ngũ khoa bảng trí thức giáo vận, sinh viên, văn nghệ sĩ, sống ký sinh khắp Miền Nam để đánh phá không ngừng nghỉ chính quyền qua chiêu bài đòi hỏi tự do, dân chủ, trên báo chí, sách vở, trong các cuộc biểu tình, xuống đường, nhiều lúc thật phi lý trong một đất nước đang bị kẻ thù xâm lăng tàn phá.
Về quân sự, thay đổi từ Du kích chiến của Mao sang Địa chiến, tấn công biển người của Liên Xô. Dùng xác người làm phương tiện mở các cuộc tấn công biển người vào đồn bót, căn cứ, thôn làng và đô thị Miền Nam, chỉ nhằm mục đích gây tiếng vang khắp thế giới, để che dấu việc xâm lăng VNCH. Tại Âu Châu, Úc, Canada và Hoa Kỳ, qua thế lực cộng sản đệ tam quốc tế và các đảng bộ cộng sản bản địa, dùng tiền bạc và tuyên truyền, cho cán bộ trà trộn vào các phong trào phản chiến thân Cộng tại điạ phương. Mục đích làm mất uy tín của Miền Nam trên diễn đàn quốc tế, nhất là tại nước Mỹ, đang có nhiều thanh niên gia nhập vào quân đội sang chiến đấu tại VN. Để lừa bịp mọi người, VC dùng thủ thuật đánh lạc hướng dư luận thế giới về ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống xâm lăng của Người Việt Quốc Gia. Nhờ vậy Bắc Việt đã đạt chiến thắng cuối cùng, không phải trên chiến trường, mà ở New York, Hoa Thịnh Đốn, Paris, Luân Đôn.
Ngày 30-1-1968, nhằm mồng một Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân, giữa lúc đồng bào đang nô nức đón xuân trong thời gian hưu chiến. Nhưng VC đã bội ước, lợi dụng QLVNCH không đề phòng và phần lớn về nhà ăn tết. Nên bất thần xua 283.000 cán binh bộ đội Miền Bắc gây nên một cuộc chiến long trời lở đất tại thủ đô Sài Gòn, 5 thành phố, 36 thị xã, 64 quận lỵ và 50 xã ấp. Cuộc tàn sát đẫm máu trên của Cộng quân đã làm cho hơn 40.000 đồng bào vô tội chết thảm. Ngoài ra còn có hằng ngàn nhà cửa, trường học, cơ sở tôn giáo, bệnh viện và nhiều di tích lịch sử lâu đời của dân tộc, bị bom đạn tàn phá tiêu hủy tận tuyệt.
Nhưng man rợ và thê thảm nhất vẫn là cố đô Huế. Tại đây cộng sản Bắc Việt và địa phương như Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng phủ Ngọc Từờng, Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Hoàng Lanh, Hoàng Kim Loan.. trước khi tháo chạy vào rừng ngày 26-2-1968 đã sát hại hơn 4000 thường dân vô tội. Trong số này có các vị giáo sư Tây Đức đang giảng dạy tại Đại học Y khoa Huế như vợ chồng bác sỹ Hort Gunther Krainich, bác sỹ Raimund Discher và Alois Alterkoter. Thi thể các nạn nhân bị vùi dập trong các nấm mồ tập thể trong nội thành và ngoại ô Huế. Xác các nạn nhân sau đó, được chính quyền VNCH cải táng tại nghĩa trang Ba Tầng ở Hương Trà (Thưà Thiên). Sau ngày 30-4-1975, để phi tang tất cả những tội lỗi thiên cổ, bọn ác tặc nắm quyền lúc đó tại Huế như Điềm, Tường, Phan, Xuân.. đã gây thêm tội ác một lần nữa, khi đem xe ủi đất tới san bằng toàn bộ nghĩa trang trên. Nhưng cho dù xác thân họ nay đã biến thành cát bụi, vẫn còn bia miệng và sử liệu nhắc nhớ ngàn đời.
Tóm lại trong cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968), cọng sản Bắc Việt hoàn toàn thất bại về quân sự nhưng lại được hệ thống báo chí truyền thông truyền hình của Tây phương và Hoa Kỳ đổi trắng thay đen, thổi phồng sự thật, bẻ cong ngòi bút, khiến cho QLVNCH, Đồng Minh và Mỹ lại bị chiến bại. Hậu quả làm cho nước Mỹ bi quan về cuộc chiến đang theo đuổi, gây nên sự chia rẽ khắp nước, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ cộng sản quốc tế trà trộn vào các phong trào phản chiến đòi hỏi Mỹ rút quân, làm cho Tổng thống Mỹ thời đó là L. Johnson không ra tái cử.
Tháng 11-1968, R.Nixon đảng Cộng hòa đắc cử tổng thống và trước thành quả ổn định của VNCH, năm 1969 Mỹ tuyên bố sẽ rút quân và bắt đầu kế hoạch bằng VN hóa chiến tranh qua chương trình hiện đại hóa QLVNCH. Từ các năm 1970-1971, Nam VN đã mở nhiều cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng tại Kampuchia và Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, đã phá hủy hầu hết các mật khu và căn cứ của Bộ đội miền Bắc, đã thiết lập trên đường mòn Hồ Chí Minh. Cũng nhờ các chiến thắng bằng máu xương cằn cỗi của QLVNCH, đạt được tại các chiến trường lửa máu nguy hiểm nhất trên thế giới lúc đó. Nhờ vậy năm 1972, Nixon tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2, giữa lúc Liên Xô và Hoa Kỳ đang thương thảo về Hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược (SALT), cùng việc tài giảm binh bị. Đồng lúc, Nixon và Kissinger đã nối kết được sự giao hảo với Trung Cộng sau mấy mươi năm gián đoạn vì Đài Loan. Do đó TT Mỹ được Mao đón tiếp rất nồng hậu tại Bắc Kinh.
Do sự đổi chác của các đàn anh với nhau nên Bắc Việt đã bị Liên Xô lẫn Trung Cộng áp lực nặng nề. Để gây lại tiếng vang với chủ gần như bị đánh mất sau những thất bại quân sự liên tiếp. Đó là lý do Bắc Việt đã liều lĩnh điên cuồng mở các cuộc tổng tấn công vào mùa hè máu lửa 1972 tại Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định và An Lộc. Kết quả đã khiến cho hơn 100.000 cán binh bỏ mạng tại các chiến trường. Riêng Hoa Kỳ vì nhu cầu chính trị có lợi cho mình, nhất là đang lúc Nixon cần tái đắc cử, nên đã phản ứng mạnh nhất, bằng cuộc dội bom vô tiền khoáng hậu trên đất Bắc. Đồng thời còn dùng cả thủy lôi để phong tỏa hải cảng Hải phòng khiến cho CSBV chịu nghiêm chỉnh hơn, dù chỉ là đóng kịch, khi cùng Mỹ lại ngồi vào bàn hội nghị tại Ba Lê.
Rốt cục, bản Hiệp ước ngưng bắn cũng được Mỹ và Bắc Việt đồng thuận dàn dựng vào ngày 27-1-1973, sau những màn kịch cỡm, để che đậy sự bán đứng Nam Việt Nam cho kẻ thù, mở đường cho sự sụp đổ của VNCH vào trưa ngày 30/4/1975. Viết về sự bi thảm trên, Sir R.Thompson nhận xét rằng 'Khi ký hiệp định Ba Lê năm 1973, Nixon và Kissinger, đã bỏ lỡ cuộc chiến thắng gần kề của QLVNCH, bằng sự tự ý ngưng oanh tạc miền Bắc, cũng như ngăn cản Miền Nam tái chiếm lại các vùng đất đã bị VC cưỡng chếm trong trận mùa hè 1972'.
Đây mới là yếu tố then chốt để VC biết cây bài tẩy của Mỹ, nên khinh thường bắt bí đủ điều. Ngay cả con cáo già Kissinger cũng bị Lê Đức Thọ đùa cột chơi chữ, lừa vào bẫy rập, như người lớn dùng kẹo ngọt dụ dỗ trẻ nít thơ ngây, để rồi hành động không bao giờ biết suy nghĩ. Còn Tổng thống Nixon thì thú nhận rằng 'Vì áp lực của quốc hội Mỹ, lúc đó đa số là đảng dân chủ với thành phần phản chiến. Cuối cùng để giữ chức quyền, nên đương sự đã muối mặt lấy viện trợ đô la quân viện để làm một điều kiện sống chết, bắt Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào bản hiệp ước một cách bất công vô nhân đạo'.
Nhưng ý nghĩa hơn hết vẫn là lời kết luận của Đô đốc US.G.Sharp, nguyên tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương 'Hiệp định Ba Lê mà Hoa Kỳ đã ký kết với CSBV, không phải là công thức hòa bình, vì kẻ xâm lược là VC, vẫn ở lại Miền Nam Việt Nam để tiếp tục gây chiến tranh một cách công khai mà không còn sợ Mỹ can thiệp như trước'. Tệ hại hơn hết là điều 4 của Bản hiệp ước, bắt xóa bỏ chế độ hiện hữu hợp pháp của VNCH, lập một chính quyền mới, trong đó có ba thành phần Quốc gia, Mặt trận giải phóng miền Nam và Lực lượng thứ ba Hòa hợp hòa giải dân tộc.
Theo nhận xét của hầu hết các sử gia trong và ngoài nước, thì Điều 4 trong bản hiệp ước, mới chính là giọt nước mắt nhược tiểu Việt Nam. Khôi hài hơn, bản hiệp ước chính chưa được các phe tham chiến liên hệ đồng ý ký kết tại Ba Lê, thì người Mỹ đã trao cho CSBV Bản dự thảo, để Hà Nội ban lệnh trước, cho các cán binh bộ đội VC học tập, chuẩn bị tấn công Miền Nam qua chiến dịch dành dân lấn đất. Tàn nhẫn hơn hết lúc đó, QLVNCH đang trong tư thế của kẽ chiến thắng thì bị Mỹ dùng quân viện bó tay, trở thành kẻ thua bại, vì các điều kiện áp đặt, chỉ nhằm có lợi cho người Mỹ được rút quân về nước an toàn. Có như thế Nixon mới hy vọng tái đắc cử và Kissinger được tiếp tục nắm quyền, trực tiếp lo cho nước mẹ của mình là Do Thái.
Sau đó, qua Hiệp định Ba Lê, biết chắc Hoa Kỳ đã tháo chạy và sẽ không bao giờ còn can thiệp vào chiến tranh VN, nên Bắc Việt công khai đổ quân ào ạt vào Nam qua đường mòn HCM. Hòa bình đâu chẳng thấy mà cuộc xâm lược của giặc Cộng càng lúc càng ác liệt, diễn ra tại Cửa Việt (Quảng Trị), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Hồng Ngự (Kiến Phong), Trung Nghĩa (Kon Tum), Tống Lê Chân (Bình Long) ở đâu chiến cuộc cũng bạo tàn đẫm máu.
Tại Hoa Kỳ, như để sớm dứt điểm VNCH, quốc hội Mỹ mà đa số là bọn phản chiến thuộc đảng Dân chủ, thân Cộng sản, lại liên tiếp ban hành hai đạo luật, nhằm trói tay, ngăn cản chính phủ Mỹ không được xử dụng ngân khoản để hoạt động quân sự tại Đông Dương (tháng 8-1973) và đạo luật War Power Art (tháng 10-1973), bắt buộc Tổng thống Hoa Kỳ, nếu muốn tham chiến ở nước ngoài phải có sự phê chuẩn của quốc hội. Cũng nhờ hai đạo luật mới vừa được ban hành nên cọng sản miền Bắc công khai đưa quân xâm lăng miền Nam, xé bỏ hiệp định Ba Lê vừa ký kết chưa ráo mực. Vậy mà bọn đầu gấu tại Na Uy, Thụy Điển, vẫn trơ trẽn, cho cặp Kissinger - Lê Đức Thọ, giải Nobel hòa bình, thì thử hỏi trên đời còn có câu chuyện nào trào phúng, lợm giọng hơn.
Lợi dụng VNCH đang cùng khốin trong binh lửa, Trung Cộng qua sự đồng ý của Mỹ và sự đồng thuậc của Bắc Việt, bất thần xua tàu thuyền, phi cơ, tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN trong biển Đông vào những ngày đầu năm 1974.
Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vô cùng nan giải trong giai đoạn này, vì nếu cứ kiên quyết giữ vững lập trường chống Cộng, thì Mỹ sẽ cắt đứt quân viện tức khắc, khiến cho Miền Nam sẽ không còn phương tiện tiếp tục cuộc chiến đấu với kẻ thù trong hoàn cảnh dâu sôi lửa bỏng. Ngược lại nếu theo Mỹ, rút bỏ đất đai cho VC thìcũng coi như sắp đầu hàng giặc. Đây cũng chính là nguyên nhân gần như sự bắt buộc Tổng thống Thiệu và các tướng lãnh nắm vận mệnh quốc gia lúc đó như Khiêm, Viên, Quan.. đã quyết định rút quân bỏ Cao Nguyên Trung Phần và cả Quân khu 1, để gom lực lương còn lại bảo vệ các tỉnh duyên hải, từ Bình Định trở vào, trong những ngày đầu tháng 4-.1975.
Tháng 5-1974, Thượng viện Mỹ lại biểu quyết không tăng quân viện cho VNCH, đồng thời cũng thất hứa trong việc 'Một đổi một' các quân dụng như đã ký kết. Sự kiện trên, làm cho hầu hết các đơn vị của VNCH đang chiến đấu ngoài mặt trận không đủ hỏa lực để chống cự với giặc. Đồng thời cũng làm cho phi cơ, quân xa, đại bác của VNCH nhiều thứ phải nằm ụ, bất khiển dụng, vì hư hỏng, thiếu cơ phận thay thế, sữa chữa. Nhưng dù gặp phải trăm điều khó khăn chồng chất, kể cả sự đói rách thê thảm của binh sĩ và gia đình, do ảnh hửng của xã hội leo thang lúc đó. Nhưng tinh thần của QLVNCH vẫn cao, người lính luôn can trường chiến đấu, cho tới giờ thứ 25, bị Dương Văn Minh, dùng quyền tổng tư lệnh quân đội, bắt buông súng rã ngũ.
Ngày 9-8-1974, Nixon từ chức tổng thống vì vụ vụ Wategate. Lại thêm một thời cơ vàng ròng để Bắc Việt quyết tâm cưỡng chiếm VNCH, mà mở đầu là trận Thường Đức (Quảng Nam), kế tiếp tới Phước Long, vào ngày 6-1-1975. Cũng từ đó tại Mỹ, từ Tổng thống Ford mới nhậm chức thay thế Nixon, tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng chẳng ai còn đề cập tới tình hình VN. Tàn nhẫn hơn, qua bọn dân cử đảng Dân chủ phản chiến thân Cộng lúc đó, còn tận tuyệt cắt xén gần hết số ngân khoản quân viện cho VNCH, từ 1 tỷ 126 triệu, chỉ còn 700 triệu, trong số này có cả tiền trả lương cho người Mỹ đang phục vụ tại Miền Nam VN. Trước sự kiện bi thảm trên, S.Thompson đã ngao ngán viết "Trong suốt cuộc chiến tranh tại VN, người lính VNCH đã đóng góp phần mình, bằng phong độ phi thường, một điều mà ai nghĩ tới là họ khó có thể làm, trước sự đá cá lăn dưa của Hoa Kỳ'.
Tháng 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ. Để có lực lượng phản công tái chiếm phần đất còn lại trong điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn, Tổng thống Thiệu đã phải ra lệnh rút bỏ Cao nguyên và QĐ1. Nhưng cả hai cuộc triệt thoái đều thất bại hoàn toàn, làm tan rã gần nửa lực lượng quân sự tinh nhuệ nhất của Miền Nam và mất hơn 3/4 lãnh thổ của đất nước.
Ngày 19-4-1975 Bình Thuận-Phan Thiết, một tiền đồn chống Cộng hữu hiệu nhất tại QĐII cũng bị thất thủ trước biển người và núi tăng pháo của CSBV, sau khi Phan Rang mất vào ngày 16-4-1975.
Nhưng tại Xuân Lộc-Long Khánh, từ ngày 8-4 tới 15-4-1975, QLVNCH ở đây gồm SD18BB, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 82 BĐQ (Liên Đoàn 24) + DPQ/NQ, Cảnh sát dã chiến, Xây Dựng Nông Thôn của Miền đất đỏ, đã dạy cho quân cọng sản Băc Việt xâm lăng một bài học để đời trong dòng sử Việt, với hơn 20.000 cán binh bỏ mạng tại chỗ, trả thù cho đồng bào Miền Nam bị VC trực xạ, tàn sát tại Ấp Tân Lập cũng như trên khắp các nẻo đường lánh nạn.
Ngày 21-4-1975, TT Thiệu bị bó buộc từ chức, Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế nhưng chỉ được vài ngày, lại phải giao quyền cho Dương Văn Minh từ 28-4-1975, để hợp thức hoá đầu hàng giặc Cộng vào trưa ngày 30-4-1975.
4- TỔNG THỐNG THIỆU: VỤ 16 TẤN VÀNG VÀ SỰ TỪ CHỨC RA KHỎI NƯỚC
Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi, cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, cũng là sự kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền nam. Từ đó, tất cả đều chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất, vì vừa bị mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa: 'TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG'.
Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn thần, nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay đã biển dâu, ông bà sư cố cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ Lớn và bần dân xóm biển. Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam vì tham nhũng bất tài, nên thua VC được chấm dứt, khi thành đồng tổ phụ Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Đông Âu, khắp năm châu, mà còn ngay tại Tổng Đàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba. Rồi các đỉnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nào như Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan.. kể cả Liên Xô, Âu Châu.. vào, để cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Đông Nam Á.
Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước, hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Đảng.. bị quốc dân rò rỉ phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẩn quẩn trong tập thể người Việt hải ngoại, đợi dịp và cơ hội đâm sau lưng đồng bào như chúng từng làm khi còn sống tại VNCH trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô tích sự.
Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris, được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo, nguyên phó thủ tướng trong triều vua Dương văn Minh hai ngày, nhờ bảo vệ được '16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam', để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm văn Đồng.. ngay khi chúng vào được Sài Gòn buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn trưa đó, thì 16 tấn vàng trên, được Duẩn-Thọ dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm tự chia chác ăn xài. Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, y ngự trong một khách sạn sang đẹp mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Đồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.
Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.
Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 30 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện 'Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN khi chạy ra ngoại quốc vào những ngày cuối thàng 4-1975'. Đây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc.
Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng, trong tác phẩm 'Bí Mật Dinh Độc Lập', cũng là người chủ xướng trong việc dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam.
Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái, theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng vì cạn kiệt đạn súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Độc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng Cọng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trữ tại Viện phát hành giấy bạc Đông Dương (Institut d'Emission) ở Hà Thành.
Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang.. số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Đốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở (hãng hàng không Mỹ TWA, Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd's tại Luân Đôn, Anh Quốc. Nhưng kế hoạch bất thành vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý: 'Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức'. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.
Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Đại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mới cho biết đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi nửa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.
Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức 'Cố Vấn Kinh Tế' trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.
Mới đây vào ngày 19-12-2005, cái gọi là Đài BBC Luân Đôn, đưa một bản tin giựt gân, nói là dựa theo tài liệu mật, đã được Cục Văn khố Anh cho phổ biến, trong đó có nói về sự ra đi của Tổng thóng VNCH Nguyễn Văn Thiệu từ hơn 30 năm trước. Theo nhận xét của tất cả các nhà viết sử hiện nay cũng như những người trước đây từng liên hệ hiểu biết về hậu trường chính trị Nam VN trong Dinh Độc Lập, thì tin trên hoàn toàn láo khoét, bịa xạo và rõ ràng nhất cho thấy, đây là tài liệu của VC đã có sẵn từ trước, nhằm bôi bác, làm mất uy tín người Việt Quốc Gia, cũng như chính quyền VNCH thời trước.
Cũng theo nguồn tin VC trên, thì TT.Thiệu đã bỏ trốn khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975 bằng trực thăng Mỹ, chở từ đất liền ra Hạm đội 7 ngoài hải phận. Sau đó mới tới Đài Loan với vợ con và các phụ tá. Sở dĩ có tình trạng thúi tha này, là vì sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, người Tây phương cũng như Việt hải ngoại khi muốn tìm hiểu về thực trạng của cuộc chiến vừa qua, hay tới tìm tài liệu tham khảo tại các văn khố Pháp, Anh, Mỹ, các thư viện mà gần hết sách báo, tài liệu được sản xuất ở Bắc Bộ Phủ hay của bọn nhà văn, nhà báo thân hoặc theo cọng sản. Do trên nội dung chỉ viết một chiều, nói tốt tất cả cho đảng và phe mình với chủ đích mạt sát những người Miền Nam VN thua trận.
Trong lúc đó những vị nguyên thủ như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu.kể cả Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì im lặng lại không viết hồi ký. Còn đa số các vị tướng lãnh có lương tâm, tự cảm thấy mình có tội với đồng bào và đất nước sau ngày 30-4-1975, nên cũng không muốn viết gì về những kỷ niệm đau thương cũ, cuối cùng để cho bí mật cận sử, chôn vùi theo thân xác, tạo cớ cho bọn bồi bút, ngụy sử của cả trăm phía, hư cấu, viết xạo về trận đánh không có đại bàng, nhục mạ các chiến sĩ Quốc gia, mà Đài BBC Luân Đôn đã làm, là một biểu tượng đáng phỉ nhổ.
Theo các nhà biên khảo về chiến tranh VN, thì tin tức có liên quan tới sự ra đi của TT.Thiệu đầu tiên được xì ra do Trưởng phòng CIA của Mỹ ở Sài Gòn là Frank Sneepp, viết trong 'Decent Interval', từ trang 434-437, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1978. Theo đại sứ Martin, thì chính mình thay vì nhờ cơ quan Dao giúp lại yêu cầu Giám đốc CIA ở VN, lúc đó là Polgar, giúp đưa TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm đi Đài Loan bằng chiếc DC-6 của Tòa Đại sứ Mỹ từ Thái Lan bay qua Sài Gòn trong đêm 25-4-1975. Theo Snepp viết thì TT Thiệu đã bỏ trốn khỏi VN, vì khi ra đi, chẳng có một giấy tờ của VNCH hay Hoa Kỳ cho phép hay chứng nhận.
Còn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, trong sách 'Khi Đồng Minh tháo chạy' vừa xuất bản, viết về sự ra đi của TT.Thiệu và Thủ tướng Khiêm nơi trang 391-392, cũng chỉ dựa theo tài liệu từ 'Decent Interval' của Frank Snepp nhưng sai chi tiết, khi nói TT.Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một sĩ quan tùy viên VN trong lúc đó ông ngồi giữa Polgar và Timmes.
Nhưng qua lời kể lại của một nhân chứng đã cùng đi với TT.Thiệu và đến Mỹ vào tháng 6-1975, hiện còn sống tại Nam California, thì trước khi ra đi, TT Thiệu và người này có tới văn phòng của TT Trần Văn Hương để trình một bức thư, đại ý 'Theo lệnh TT.Hương, cựu TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm sẽ hướng dẫn một Phái đoàn, tới các quốc gia Đông Nam Á, để giải độc.' Sau đó đoàn người, gồm TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm và tuỳ tùng, rời nhà trong Bộ TTM lái xe chạy theo hướng Sài Gòn, Chợ Lớn, đường Nguyễn Văn Thoại, Trường đua Phú Thọ, Lăng Cha Cả rồi mới vào cổng Phi Long, ra phi đạo, lúc đó có mặt Đại sứ Martin, chào tiễn biệt. Như vậy, theo nguồn tin này đã hoàn toàn khác hẳn với lời Frank Snepp, là TT Thiệu đi Đài Loan, có giấy tờ của Chính phủ VNCH giới thiệu với nhà cầm quyền Đài Loan, chứ không phải bỏ trốn.
Vẫn từ lời kể trên, thì chính Frank Snepp là tài xế trong chiếc xe chở TT Thiệu, ghế trước còn có Trung Tá tùy viên Tôn Thất Ái Chiêu, xe từ nhà Thủ tướng Khiêm trong Bộ TTM tới phi trường Tân Sơn Nhất. Băng sau TT Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và Đại tá Chánh tuỳ viên Nguyễn Văn Đức. Sau khi tới Đài Loan, TT Thiệu đã xin tới Anh định cư, mà không vào Mỹ.
Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn đã có nhận xét rất xác thực, đã diển tả thái độ hờ hững của đồng bào Miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ dĩ có sự đối xử trên, không phải vì chính phủ VNCH chỉ kiểm soát được 30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự Miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khủng bố của Bắc Việt. Ngoài ra hầu hết các nhà lãnh đạo của Miền Nam từ Cựu Hoàng Bảo Đại tới các vị Tổng thống Diệm, Thiệu, Hương.. quá tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của Miền Nam yếu kém, phần nữa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp, nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển.. nên đã bị giặc Cộng dụ dỗ, đầu độc. Đã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây.
Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh vì đã không có một vị lãnh đạo nào đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa Kỳ để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ trong lúc khẩn cấp. Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưỡng chiếm đất nước. Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975, những thành phần trí thức xôi thịt trên cũng bị VC vắt chanh bỏ vỏ, đào thải không thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng.
Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương. Nay cũng đã hơn ba mươi năm (1975-2006) mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẽm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màng lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hương mình, mới là điều thương tâm thống hận.
Điều này cho thấy đất nước tới nay vẫn đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC vẫn còn ngồi trên đầu cả nước, chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã hội chủ nghĩa hiện bị nhân loại vứt vào quên lãng.
Đến nay còn chưa có lãnh đạo, thì những người như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó.
Cho nên nói thì ai cũng nói được.
Xóm Cồn
Mường Giang
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...