Những gì đã xảy ra đều có nguyên do. Nhưng vấn đề là lý do nào, lý do vững chắc và chính đáng hay chỉ là hậu quả của sự mù quáng vụng dại. Trong cách suy tư đó nhân dịp kỷ niệm 35 năm biến cố 30-4-1975, ta có thể đặt câu hỏi tại sao đã có cuộc chiến 1945-1975 và tại sao nó đã kết thúc như thế?
Ngày nay, ngoài một số người ngụy biện hoặc có vấn đề tâm thần, còn ai nghĩ rằng cuộc chiến 30 năm 1945-1975 là cần thiết và có lợi cho Việt Nam? Nó đã tàn phá đất nước, làm chết năm triệu người, gây một số thương tật lớn hơn nhiều, để lại những đổ vỡ tình cảm giữa người Việt không thể hàn gắn trong một hai thế hệ và áp đặt một trong những chế độ độc tài bạo ngược và tham nhũng nhất thế giới, với hậu quả là từ một trong những nước nhiều triển vọng vươn lên nhất Việt Nam trở thành một trong những nước tụt hậu nhất vùng Đông Nam Á. Và người Việt Nam vẫn chưa được sống như những con người tự do.
Lý do được đảng cộng sản đưa ra để biện minh cho cuộc chiến này là để có độc lập và thống nhất. Nhưng tại sao các nước khác không cần có chiến tranh mà đã được độc lập và thống nhất sớm hơn chúng ta trong những điều kiện thuận lợi hơn hẳn? Chúng ta đã trả giá rất đắt để có được một số phận bi đát. Dứt khoát là đã có một cái gì đó rất không bình thường.
Lấy quan điểm dân tộc mà nhìn lại thì cuộc chiến 1945 – 1954, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Pháp, đã là một sai lầm. Chế độ thuộc địa phải cáo chung như là một hậu quả của bối cảnh thế giới sau Thế Chiến II. Dĩ nhiên là người Pháp không ân cần trao trả lại độc lập. Họ tham lam và ngoan cố. Nhưng họ cũng không thể cưỡng lại được cả một trào lưu đã chín muồi ngay cả tại chính nước Pháp. Vả lại chính họ cũng đã nhanh chóng nhìn nhận trên nguyên tắc chủ quyền của một nước Việt Nam độc lập, qua hiệp uớc sơ bộ với Hồ Chí Minh ngày 6-3-1946, rồi thỏa uớc Hạ Long với Bảo Đại ngày 5-6-1948. Họ chỉ có thể dùng dằng để bảo vệ tối đa quyền lợi và ảnh hưởng. Chúng ta vẫn phải tranh đấu để có độc lập trong thời gian ngắn nhất và trong những điểu kiện thuận lợi nhất, nhưng đàng nào thì kết thúc của cuộc đấu tranh đã biết trước và chiến tranh giải phóng là điều không cần thiết, như các nước cùng hoàn cảnh với chúng ta đã chứng tỏ.
Cuộc tranh luận xem cuộc chiến này có cần thiết hay không thực ra là một cuộc tranh luận vô duyên, lạc đề, và hơn thế nữa bất lương, bởi vì cuộc chiến này không hề là một nhận định sai lầm về quyền lợi quốc gia trong bối cảnh quốc tế lúc đó. Mọi người đều biết nó không cần thiết và hơn nữa còn là một thảm kịch cho đất nước nhưng nó đã diễn ra vì độc lập không phải là mục tiêu của đảng cộng sản, lực lượng áp đảo lúc đó. Độc lập chỉ là một biện minh, mục tiêu thực sự của đảng cộng sản là áp đặt chế độ cộng sản. Mục tiêu này không chấp nhận được cho nhiều người Việt Nam và cũng là một thách thức đối với khối dân chủ tư bản, do đó chiến tranh là điều không tránh khỏi. Ngày nay, khi chủ nghĩa cộng sản đã hiện nguyên hình như một sai lầm đẫm máu, và hơn thế nữa một chủ nghĩa tội ác về bản chất, cuộc chiến này phải bị lên án, ít nhất như một sự cuồng dại.
Phải nói thật rõ : đại bộ phận những người đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến này đã chiến đấu vì lòng yêu nước, họ phải được tôn vinh, những người phải bị lên án là những người đã quyết định cuộc chiến này. Họ đã hành động vì chủ nghĩa cộng sản, độc lập dân tộc và quyền lợi đất nước không phải là động cơ của họ. Đó đã là lý do khiến họ tàn sát thẳng tay các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng mà họ thừa biết là rất yêu nước.
Cuộc chiến 1954-1975, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ lại càng vô lý hơn. Đứng trên quan điểm dân tộc, nó là một sự ngu xuẩn tuyệt đối. Mỹ hoàn toàn không phải là một đế quốc thực dân, trái lại còn là một cường quốc chống chủ nghĩa thực dân. Từ ngày lập quốc họ chưa hề đánh chiếm để sáp nhập hay thống trị một nước nào. Mỹ là một cường quốc không gian, hàng hải và thương mại, cần thị trường chứ không cần thuộc địa. Cho tới nay họ vẫn từ chối sáp nhập Porto Rico dù không ai, kể cả người Porto Rico, chống lại ; họ trả độc lập cho Philippines sau khi mua lại quần đảo này từ Espana. Sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam đáng lẽ đã phải được coi là một may mắn lớn, nó đem lại cho chúng ta sự hợp tác tận tình của cường quốc mạnh nhất, giàu nhất, tân tiến nhất và sáng tạo nhất thế giới mà không hề có nguy cơ mất nước.
Cuộc chiến này đã chỉ xảy ra vì quyền lợi dân tộc không phải là ưu tư của đảng cộng sản. Ưu tư của họ là áp đặt chế độ cộng sản trên cả nước. Thống nhất đất nước chỉ là một lý cớ và một chiêu bài, như độc lập dân tộc đã chỉ là một lý cớ và một chiêu bài cho giai đoạn chiến tranh 1945 – 1954. Cái trở thành của đất nước hầu như không có một tầm quan trọng nào so với mục tiêu cộng sản hóa miền Nam. Ông Hồ Chí Minh từng nói sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhiều thành phố có thể bị tiêu hủy nhưng quyết tâm thống nhất dưới chế độ cộng sản không thể lay chuyển. Nhiều cấp lãnh đạo cộng sản khác còn sẵn sàng chấp nhận đốt sạch dãy Trường Sơn. Nếu quyền lợi dân tộc còn có một tầm quan trọng nào đó thì người ta không thể lý luận như thế. Đất nước phải về tay chúng tôi hoặc sẽ tan tành không bao giờ là một lập trường yêu nước. Vả lại mục tiêu cộng sản hóa đã được chứng tỏ một cách rất thẳng thừng ngay sau chiến thắng : Đảng Lao Động được đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được đổi tên thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, miền Nam bị đối xử như một vùng đất chiếm đóng.
“Cần nhấn mạnh là ngay trong nền tảng triết lý của nó, chủ nghĩa Mác-Lênin không bao giờ coi nội chiến là một điều nên tránh và cũng không bao giờ do dự khi có thể sử dụng bạo lực. Cả Marx lẫn Lenin, đặc biệt là Lenin, đều coi nội chiến như là một bắt buộc.”
Một điểm rất quan trọng cần được nhấn mạnh để đánh tan một lần cho tất cả mọi ngộ nhận. Sau ngày 30-4-1975 không ai, dù đã có chọn lựa nào trong cuộc chiến, còn phủ nhận sự vinh quang và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Mọi người miền Nam đều cùng một ý nghĩ là cho dù cuộc chiến này có vô lý đến đâu đi nữa nó cũng đã kết thúc, nó đã kéo dài quá lâu, đã tàn phá quá nhiều và đã đến lúc phải bắt tay nhau xây dựng lại đất nước. Đó là thời điểm lý tưởng để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc. Đó cũng là tình trạng lý tưởng cho đảng cộng sản. Họ tuyệt đối không có đối thủ. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn sụp đổ và không để lại một chính đảng nào. Ngay cả nếu có tự do chính trị thì cũng phải ít nhất vài thập niên mới có thể hình thành nổi một chính đảng đủ tầm vóc để cạnh tranh với đảng cộng sản. Đảng cộng sản có thừa thời giờ để sửa chữa những vấp váp không tránh khỏi lúc ban đầu và lãnh đạo đất nước trong một thời gian rất lâu với tất cả sự chính đáng.
Nhưng chính quyền cộng sản đã “tập trung cải tạo” toàn bộ các sĩ quan và viên chức có một vai trò điều khiển nào đó của của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, kể cả các sĩ quan biệt phái, nghĩa là những người đã học hết trung học và đã từng bị động viên nhưng đã rời quân ngũ. Tư cách “sĩ quan biệt phái” chỉ có mục đích duy trì một khả năng lý thuyết là chính quyền có thể gọi họ trở lại quân đội khi cần, một khả năng mà chính quyền Sài Gòn đã không dùng tới ngay cả lúc bị tấn công dữ dội và sắp sụp đổ. Hầu như tất cả những người miền Nam đã học hết trung học và có sức khỏe bình thường nếu không là sĩ quan thì cũng là sĩ quan biệt phái.
Nhiều người giải thích một cách hời hợt rằng đảng cộng sản không hiểu tình trạng miền Nam. Nhưng làm sao họ có thể không hiểu? Họ đã gài được hàng trăm, hàng ngàn người vào guồng máy hành chính và quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có người làm phụ tá tổng thống, có người lên đến cấp tướng, cán bộ nằm vùng thuộc diện sĩ quan biệt phái nhan nhản. Họ biết hết. Vấn đề là họ muốn tiêu diệt sinh lực của miền Nam để có thể áp đặt chế độ cộng sản mà không bị chống đối. Họ đã đạt mục tiêu. Những năm dài tù tội nghiệt ngã không biết ngày nào ra cùng với sự xỉ nhục hàng ngày và sự xót thương cho vợ con đang đói khổ trong một xã hội suy sụp đã bẻ gẫy hầu hết các nạn nhân. Ngay cả những người sau này ra được nước ngoài cũng không thể trở lại bình thường. Cả một thế hệ ưu tú của miền Nam – cũng là thành phần có kiến thức nhất của cả nước vì cho tới 1975 cố gắng của miền Bắc chỉ tập trung vào chiến tranh – bị hy sinh trên bàn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là một chính sách diệt chủng kiểu mới, không tiêu diệt thân xác nhưng hủy hoại đầu óc và ý chí.
Ngày nay, 35 năm sau cuộc chiến, nếu có một điều phải khẳng định dứt khoát thì đó là cuộc chiến 1945-1975, đặc biệt là giai đoạn 1954-1975 đã là một cuộc nội chiến, một cuộc nội chiến khốc liệt với những tàn hại kinh khủng và lâu dài cho đất nước. Nó phải bị lên án như một tội ác hay ít nhất như một sự điên dại. Cần nhấn mạnh là ngay trong nền tảng triết lý của nó, chủ nghĩa Mác-Lênin không bao giờ coi nội chiến là một điều nên tránh và cũng không bao giờ do dự khi có thể sử dụng bạo lực. Cả Marx lẫn Lenin, đặc biệt là Lenin, đều coi nội chiến như là một bắt buộc. Những ai chưa tin điều này chỉ cần đọc lại Lenin, ông ta đã nhắc lại rất nhiều lần rằng “nội chiến là sự tiếp nối, phát triển và tăng cường độ tự nhiên của đấu tranh giai cấp”.
Cũng không thể dựa vào sự can thiệp của Mỹ để biện luận rằng đó là một cuộc chiến chống xâm lăng. Quyết định chiến tranh của đảng cộng sản đã có rất lâu trước khi Mỹ can thiệp và cũng không phải chỉ có miền Nam dựa vào nước ngoài. Cuốn sách “Năm đường mòn Hồ Chí Minh” vừa xuất bản gần đây tại Hà Nội, trích dẫn một sưu tập của đại tá Trần Tiến Hoạt, cho biết Hà Nội đã nhận một lượng viện trợ quân sự rất lớn từ khối cộng sản (1). Binh sĩ Liên Xô và Trung Quốc tử trận tại Việt Nam cũng không ít, một số vẫn còn được chôn cất ngay tại Việt Nam tại các nghĩa trang dành riêng cho họ.
Nói như thế không có nghĩa là chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã có chính nghĩa. Chính quyền Quốc Gia Việt Nam, sau này trở thành Việt Nam Cộng Hòa, đã được thành lập như là sự tiếp nối của chế độ Pháp thuộc trên một chiến hạm Pháp ở ngoài khơi vịnh Hạ Long, do một sự dàn xếp giữa người Pháp và một số cộng sự viên của Pháp đứng đầu là Bảo Đại, vị vua trác táng và bất xứng nhất của triều Nguyễn đã thoái vị và trao quyền cho đảng cộng sản.
Trong suốt thời gian tồn tại của các chính quyền quốc gia yêu nước, quan tâm chính trị và tinh thần dân tộc không bao giờ được coi là những yếu tố tuyển chọn và thăng tiến, trái lại còn có thể là lý do để bị ngờ vực và trù dập. Trừ một vài ngoại lệ không đáng kể, quyền hành luôn luôn ở trong tay những người đã từng cộng tác với Pháp để chống lại cuộc đấu tranh giành độc lập hoặc con cháu họ và một số ít ỏi đã hội nhập và chấp nhận luật chơi của những người này. Những người này là một lớp người riêng, rất cách biệt với quần chúng Việt Nam mà họ nhìn một cách rẻ rúng. Trong tuyệt đại bộ phận họ không thạo tiếng Việt và không hề biết đến lịch sử Việt Nam ; con cái họ đi học các trường Pháp. Vị tổng thống cuối cùng và vị bộ trưởng cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là hai cựu sĩ quan cấp thấp của quân đội Pháp. Và họ cũng không phải là một tổ chức để gắn bó với nhau trong một ý chí chung. Họ chỉ là một khối bùng nhùng của những người coi guồng máy hành chính và quân đội Việt Nam Cộng Hòa như là một môi trường thăng tiến cá nhân, rất chia rẽ nhưng vẫn liên kết với nhau trong một sự kỳ thị chung với phần còn lại của dân tộc.
Những người lãnh đạo cộng sản chỉ biết có quyền lợi của đảng và chủ nghĩa cộng sản, những người lãnh đạo phe quốc gia chỉ biết có quyền lợi và danh vọng cá nhân. Và những cá nhân, dù đông đảo và nhiều phương tiện đến đâu, không bao giờ chống nổi một tổ chức.
Hồi cuối của của Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ quân phiệt. Clémenceau, vị thủ tướng lỗi lạc của Pháp và người hùng của Thế Chiến I có một câu nói để đời : “Chiến tranh là một điều quá nghiêm trọng để có thể giao phó cho các tướng lãnh”. Nhưng Clémenceau cũng chỉ nói tới những tướng lãnh tài ba chứ không phải các tướng lãnh như chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã có, những tướng lãnh mà ông Ngô Đình Nhu gọi là “những trung sĩ đeo lon tướng”. Đàng này các tướng lĩnh bất xứng này nắm tất cả, không những quân đội mà cả chính quyền, ở cả trung ương lẫn các địa phương. Sự thất bại của miền Nam là không tránh khỏi.
Vẫn còn một số người cho rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ vì bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sự bỏ cuộc của người Mỹ không thể là một bất ngờ. Mỹ không kiên nhẫn và cuộc chiến Việt Nam đã là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vả lại quan tâm chiến lược của Mỹ cũng đã thay đổi nhiều sau khi quân đội Nam Dương tiêu diệt đảng cộng sản và Hoa Kỳ đã bắt tay với Trung Quốc. Một điều cần được lưu ý là dù số phận tùy thuộc vào Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ có một cơ quan nghiên cứu và theo dõi chính trường Mỹ.
Bằng chứng rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa không có thực chất đã được phơi bày rõ rệt sau 1975. Các bộ trưởng và tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa chạy ra nước ngoài ở lứa tuổi đầy sinh lực 35-45 nhưng họ đã không làm được gì, trong tuyệt đại đa số họ đã không hề thử làm một cái gì.
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã rất xứng đáng với số phận của nó, nhưng sự sụp đổ nhục nhã cũa nó cũng đã là một thảm kịch và một bất công với rất nhiều người. Không thiếu những người yêu nước có trí tuệ và dũng cảm đã nhìn thấy sự độc hại của chủ nghĩa cộng sản và đã chấp nhận tranh đấu trong hàng ngũ Việt Nam Cộng Hòa dù biết nó là một chế độ bạc nhược và thối nát để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, với ước vọng xây dựng sau đó một đất nước Việt Nam dân chủ và lành mạnh. Nhưng họ đã không giành được thế chủ động ; quyền lãnh đạo vẫn ở trong tay khối bùng nhùng của những người thiếu cả khả năng lẫn ý chí. Họ đã chỉ mới đạt tới được những vai trò trung cấp hoặc khá cao cấp khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ rơi và sụp đổ. Có thể tiếc rằng họ đã không đủ thời giờ, nhưng từ 1948 đến 1975 cũng đã là 27 năm ; nếu trong suốt thời gian đó mà chế độ Việt Nam Cộng Hòa không thăng tiến nổi một nhân sự lãnh đạo đúng nghĩa thì nó phải được nhìn như một thử nghiệm vô vọng và không có lý do gì để thương tiếc nữa.
Tại sao cuộc chiến này đã xảy ra và đã kết thúc như thế ?
Cụ thể hơn, tại sao một đảng chỉ coi đất nước là thứ yếu, bên cạnh một chủ nghĩa không những sai mà còn là một chủ nghĩa tội ác, lại có thể động viên được sự hy sinh của rất nhiều người để toàn thắng dù trước mặt họ là một chính quyền với những phương tiện hơn hẳn, được cả sự yểm trợ tận tình của cường quốc hùng mạnh nhất thế giới ? Câu hỏi này sẽ còn day dứt nhiều nhà nghiên cứu chính trị trong nhiều thế hệ. Ta chỉ có thể trả lời nếu lý luận từng bước.
“Trong suốt dòng lịch sử mà chúng ta tự hào là “bốn nghìn năm văn hiến” chúng ta chưa có được một nhà tư tưởng, chưa nói tới tư tưởng chính trị.”
Trước hết là họ đã không có đối thủ. Việt Nam Quốc Dân Đảng đã tan rã từ sau 1930 và không có một đội ngũ nòng cốt để phục hồi dù vốn cảm tình rất lớn. Các đảng Đại Việt ra đời trong và sau Thế Chiến II, không những chưa đủ thời giờ để phát triển mà còn thiếu hẳn một tư tưởng chính trị ; đó là những kết hợp lỏng lẻo giữa những người nói chung là tốt nhưng đã chấp nhận luật chơi của lớp cựu cộng sự viên của chính quyền thuộc địa trở thành tầng lớp lãnh đạo phe quốc gia. Sau cùng các đảng Đại Việt bị biến chất và chỉ còn là những liên kết giúp nhau thăng tiến trong khuôn khổ một chế độ tồi dở. Các đảng Đại Việt không phải là những chính đảng đúng nghĩa dù quy tụ khá nhiều người tốt. Phe quốc gia, rồi Việt Nam Cộng Hòa, không thể đương đầu với phe cộng sản vì nó không hình thành nổi một chính đảng đúng nghĩa, điều kiện không có không được trong đấu tranh chính trị.
Cuộc chiến vừa qua là một cuộc đấu tranh chính trị trước khi là một chiến tranh quân sự. Thiếu điều kiện này thì dù guồng máy hành chính và quân đội có đồ sô đến đâu, các phương tiện có dồi dào đến đâu cũng thất bại. Điều này hình như đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu. Những người may mắn nắm được chính quyền một cách tương đối ổn vững, Ngô Đình Nhu và Nguyễn Văn Thiệu, phần nào đã ý thức được điều này do phải trực diện với vấn đề sống còn của chế độ. Ông Nhu lập đảng Cần Lao, ông Thiệu lập đảng Dân Chủ, nhưng cả hai đều thất bại và bỏ cuộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể hình thành trong đấu tranh gian khổ, không ai thành lập được một chính đảng một khi đã cầm quyền.
Bước kế tiếp là câu hỏi tại sao trong suốt 27 năm trong phe quốc gia đã không xuất hiện được một chính đảng đúng nghĩa ? Đó là vì một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể hình thành được nếu được quan niệm như là phương tiện để thể hiện một tư tưởng chính trị và thực hiện một dự án chính trị (và dù vậy cũng chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh và bền bỉ trong hàng chục năm). Nhưng phe quốc gia không có tư tưởng chính trị mặc dù khối lượng bằng cấp khổng lồ và vì thế không thể xây dựng được những chính đảng có tầm vóc. (Đảng cộng sản ít ra đã mượn được một tư tưởng chính trị, tư tưởng Mác-Lênin và có một dự án chính trị, dự án thiết lập một chế độ cộng sản).
Đó là hậu quả của một di sản lịch sử. Trong suốt dòng lịch sử mà chúng ta tự hào là “bốn nghìn năm văn hiến” chúng ta chưa có được một nhà tư tưởng, chưa nói tới tư tưởng chính trị. Khi tiếp xúc với phương Tây thành phần ưu đãi cũng đã chỉ học một cách thực dụng để lấy bằng cấp và đi làm quan chứ không đầu tư vào tư tưởng chính trị. Phan Châu Trinh đã là một bước đầu không được tiếp nối. Ngôn ngữ Việt Nam cho tới nay vẫn còn rất thiếu sót về triết, tâm lý, chính trị và xã hội học. Sự yếu kém về tư tưởng chính trị của người Việt thê thảm đến độ rất nhiều người hoạt động chính trị không biết là có vấn đề tư tưởng chính trị, và vẫn nghĩ rằng ai cũng có thể lập đảng, viết tuyên ngôn, cương lĩnh, soạn thảo chương trình hành động. Nhưng một dân tộc không có tư tưởng chính trị chỉ có thể đi từ sai lầm này đến thảm kịch khác.
Cuộc chiến vô lý và oan nghiệt này để lại một di sản cũng vô lý và oan nghiệt không kém: chế độ cộng sản. Nhân danh chiến thắng trong cuộc chiến điên rồ và tai hại này, đảng cộng sản bắt dân tộc Việt Nam phải mang ơn họ và tự cho phép cai trị đất nước một cách độc quyền và độc đoán bằng bạo lực trong thời gian vô hạn định. Chúng ta đã nói nhiều về chế độ này, chỉ cần nhắc lại điều căn bản nhất: hoặc chế độ này phải chấm dứt hoặc nước Việt Nam sẽ không còn.
Tại sao? Đó là vì trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay khái niệm bị chất vấn gay gắt nhất chính là khái niệm quốc gia.
Khái niệm tổ quốc thiêng liêng đã lỗi thời, một quốc gia muốn tồn tại phải có lý do tồn tại chính đáng, nghĩa là phải đem lại phúc lợi và niềm tự hào cho người dân.
Sẽ chỉ còn lại những quốc gia được quan niệm như là một tình cảm và một không gian liên đới của những con người tự do, tự nguyên xây dựng và chia sẻ với nhau một tương lai chung. Các quốc gia khác sẽ tan rã, sẽ giải thể trong lòng người trước khi giải thể thực sự, bắt đầu bằng những quốc gia được quan niệm một cách bệnh hoạn như là những xiềng xích trói buộc, những vùng lộng hành tự do của những tập đoàn cầm quyền bạo ngược, như Việt Nam trong lúc này.
Người Việt Nam nào còn tín nhiệm chính quyền này? Nó không giải quyết được những vấn đề sống còn của đất nước mà còn là trở ngại. Một thí dụ: nó không thể giải quyết được vấn đề tham nhũng bởi vì cả lý thuyết lẫn thực tế đều đã chứng tỏ rằng không thể cải tiến một chính quyền tham nhũng để
nó bớt tham nhũng, giải pháp duy nhất cho một chính quyền tham nhũng là thay thế nó bằng một chính quyền khác. Một thí dụ khác: nó cũng không thể giải đáp được bài toán tụt hậu, bài toán sinh tử của đất nước, bởi vì ngày nay tiến bộ đồng nghĩa với ý kiến và sáng kiến, những yếu tố chỉ có thể nảy nở nơi những con người tự do, trong một xã hội dân chủ.
Phải chấm dứt khẩn cấp những di sản oan nghiệt này của cuộc chiến độc hại này để đất nước còn có thể có một tương lai.
Nguyễn Gia Kiểng
(1) Trong bài “Nguồn viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nuớc xã hội chủ nghĩa”, nguyệt san Sự kiện và nhân chứng, Hà Nội, số 136, tháng 4-2005, tr.80, đại Tá Trần Tiến Hoạt đã đưa ra một thống kê chi tiết về viện trợ của khối cộng sản cho Bắc Việt. Riêng về súng cá nhân đước chuyển vào miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, đại tá Hoạt liệt kê : 2 227 677 khẩu súng Trung Quốc, 439 198 khẩu súng Liên Xô và 942 988 khẩu súng của các nước cộng sản khác (tổng cộng 3.609.863 khẩu súng).
31 thg 5, 2010
35 năm sau ngày 30-4-1975 Vài khẳng định cần thiết
Nguyễn Gia Kiểng
DƯ ĐỒ QUYỀN LỰC CỦA BẮC KINH
(The Geography of Beijing Power)
Kim Lai
Người ta được biết dân tộc Trung quốc có hai cuộc cách mạng lịch sử lớn và quan trọng:
- Cuộc cách mạng thứ nhất do Tần Thủy Hoàng lãnh đạo 259-210 trước Công Nguyên.
Cuộc cách mạng này nhà Tần đã khuất phục sáu bang quốc và thống nhất Trung quốc thời đó vào một mối để thống trị theo một hệ thống hành chánh tập quyền được gọi là “Pháp gia” của nhà Tần. Pháp gia chịu ảnh hưởng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi, thoát khỏi tư tưởng sùng bái cổ nhân, không dùng nhân đức và ân nghĩa.
Mệnh hoàng đế ban ra được gọi là chế, lệnh ban ra được gọi là chiếu; từ triều đình cho tới các quận, huyện và làng xã cứ theo chiếu dụ mà thi hành, thống nhất dưới sự quản trị của trung ương. Nói tóm tắt nhà Tần dùng pháp gia để quốc trị, không tha tội cho bất cứ một ai và cũng không đặt vấn đề giáo hoá; tội nào cũng xử theo hình pháp (trảm nhất nhân, vạn nhân cụ).
- Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng Tân Hợi, năm 1911.
Cuộc cách mạng lần thứ hai này là lật đổ chế độ phong kiến đã trường tồn qua nhiều triều đại vua của Trung quốc để lập ra Cộng hoà Trung quốc. Thừa hưởng cuộc cách mạng này từ tay của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông lãnh đạo Trung quốc từ năm 1949. Họ Mao cũng tàn bạo không thua gì Tần Thủy Hoàng ngày xưa, áp dụng tư tưởng Marxist-Leninist, đàn áp theo kiểu Staline để thống trị toàn Trung quốc. Cuộc cách mạng này được chuyển tiếp cho Đặng Tiểu Bình, một thành viên đã cùng họ Mao thành lập đảng Cộng sản Trung quốc (CSTQ) để đổi mới. Theo di chúc họ Đặng, lãnh đạo Bắc Kinh, tức hậu duệ của 25 triều đại Trung quốc phong kiến, đã thu góp được các kỹ thuật và các sách lược quản trị của Tây phương nhờ mở cửa cho nước ngoài đầu tư. Bắc Kinh đã biến Trung quốc thành nhà máy của thế giới và một thị trường hứa hẹn lớn cho các nhà đầu tư Tây phương.
Nhờ lợi thế địa dư và các kỹ thuật tiền tiến, lãnh đạo Bắc Kinh mở rộng lãnh địa và lãnh hải xa hơn nữa theo nhu cầu mới của Trung quốc, một nước có 1.3 tỷ dân số hiện nay, hầu hết còn mang nặng óc chủ nghĩa dân tộc.
Tuy đảng CSTQ cầm quyền, nhưng Trung quốc vẫn chưa chấm dứt tính hiếu chiến, chủ trương phát triển quốc gia theo đà dân tộc tính. Với tư duy cộng sản thực nghiệm, sau khi Liên Bang Sô Viết tan vỡ, CSTQ vẫn bám thuyết cộng sản, nhưng họ bỏ đi thời kỳ quá độ, như kinh qua giai đoạn cộng sản, để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhất chí với nhau chuyển sang thời kỳ đổi mới, họ gọi là Kinh tế Thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CSTQ đã kết hợp thống nhất Hán tộc với tư tưởng Marxist tiến bộ, Hán tộc dẫn đầu phát triển và văn minh. Các sắc tộc càng lạc hậu hay man di bao nhiêu, Hán tộc phải tiến lên và văn minh hoá nhiều hơn nữa. Lớn mạnh hơn nữa là cái thiết yếu cho đặc thù thống nhất Trung quốc (a unified national identity).
Chủ nghĩa tư bản thực ra chỉ là từ nhà nghề (jargon) của Marxist. CSTQ đã đánh tráo chủ nghĩa tư bản bằng chủ thuyết “kinh tế thị trường”. Để tránh ẩn dụ từ khoá chủ nghĩa tư bản hay liên tưởng tới chủ nghĩa tư bản theo Marxist diễn giải, CSTQ đã thêm vào cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” để đồng chí như CSVN bám đuôi. Thực thế CSVN đã coi Trung quốc như ông thầy vĩ đại, thậm chí đảng viên chuyên chính đã có ý kiến “Đi với Mỹ thì mất đảng, đi với Trung quốc thì mất nước – Thà chịu mất nước hơn mất đảng (?)”.
Quan điểm Marxist được hình thành trong cái quan điểm kinh tế. Khi đề cập tới từ ngữ chủ nghĩa tư bản; dù muốn, dù không người ta cũng phải đề cập tới kinh tế thị trường. Cái kinh tế thị trường tiến hoá tự nhiên từ thuở nào; nó là sức mạnh vô hình (nebulous force) có thể tạo ra giàu có và phồn vinh; nhưng ngược lại nó cũng có hại.
Vô hình chung khi tìm hiểu, người ta có thể đổ lỗi cho thị trường khi có các sự cố hay sự nhầm lẫn nào đó; thay vì người ta tìm hiểu cặn kẽ để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân gây ra sự cố thường do vấn đề về văn hoá, về xã hội hoặc về tư duy, khi con người cố tình bóp méo sự thật và tạo ấn tượng xấu gán cho tư bản hay thị trường để tạo ra khối sức mạnh, tập trung quyền hành vào một nhóm người dựa vào thế đảng, dùng bạo lực đàn áp để ổn định xã hội.
Khoa học gia địa dư Sir Halford Mackinder, Anh quốc, đã phải chấm dứt đề mục nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” năm 1904, đề mục từng đụng chạm tới Trung quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu (Eurasia) là điểm tựa (fulcrum) của thế giới quyền lực, khoa học gia này đã đề quyết rằng người Trung quốc sẽ bành trướng quyền lực để nới rộng biên giới hiện có của Trung quốc.
Sự nới rộng này tất nhiên phát sinh nạn dịch da vàng, gây nguy cơ cho thế giới tự do; bởi vì Trung quốc cho mở rộng tuyến đại dương đồng thời tích hợp các tài nguyên thiên nhiên và các khoáng sản của các lục địa và ngự chiếm điểm tựa Á-Âu vốn dành cho Nga. Cũng như Nã Phá Luân từng nói, “Trung quốc đang ngủ, khi nó thức dậy; cả thế giới sẽ ân hận”.
Chính vì thế Nga đã bác bỏ lợi ích này của Trung quốc, khiến Mao Trạch Đông bất mãn. Họ Mao liền đưa ra cái lý do như không liên kết với chủ nghĩa cộng sản xét lại, đoạn tuyệt với chế độ Liên bang Sô-viết do Nga tạo dựng và đóng cửa để cô lập giao tiếp với các nước ngoài.
Gác cái chủ nghĩa dân tộc theo cảm tính thời đại sang một bên, cùng với những khủng hoảng tinh thần về cường quyền không phải Tây phương. Khủng hoảng tinh thần theo kiểu này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Xưa nay các đế quốc ít có khi nào đi theo đúng chủ trương đã đề ra, đế quốc nào cũng thế; tất cả thường chuyển sang hướng cơ chế tự phát (organics) khi điều kiện xã hội cho phép, không quan tâm tới chư hầu, đối tác, quan hệ hữu nghị hay đồng chí. Quyền lợi đế quốc trên hết tất cả.
Bắc Kinh đã có cái nhìn xa, lãnh đạo đã cho đàn áp thẳng tay và Hán hoá như để cho người ta hiểu rằng sự giao hảo và tình đồng chí giữa các quốc gia với nhau phải được ổn định và thăng hoa lâu dài khi loại bỏ hẳn biên giới và chủ nghĩa dân tộc. Nhưng người ta cũng nhận ra Bắc Kinh đang cho dựng ra một siêu cường độc tôn như Hitler đã từng làm. Sự dương oai của Trung quốc tại biển Đông đang diễn biến để bước sang cuộc xung đột tài nguyên khó tránh với các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương.
Kinh tế Trung quốc bàng hoàng phát triển làm cho Tây phương tin rằng, chỉ là thời gian thôi, trước sau gì Trung quốc cũng phải là một siêu cường thế giới. Nhưng cái đổi hướng tư tưởng dường như tạo quyền cách mạng cho Trung quốc. Cái quyền cách mạng này đang đe doạ khí thế Hoa Kỳ và cấu trúc toàn thế giới hiện nay. Chủ thuyết Mao đã xuất tại Nepal và lật đổ vương quốc này – Trung quốc gia tăng lấn đất, lấn biển của Việt Nam làm suy thế và uy tín CSVN trước nhân dân và thế giới để nắm đầu điều khiển đảng CSVN đi theo sách lược Trung quốc đề ra.
Có ba lý do hợp lý nhất để lập ra luận án về “Mối đe doạ Trung quốc”.
Lý do thứ nhất: các yếu tố văn hoá và tư tưởng tự cao và mặc cảm sẵn có của Trung quốc là một đe doạ – Trong cuốn “ The Clash Of Civilization”, tác giả Samuel Huntington có nói về một yếu tố văn hoá: Liên minh không theo thánh kinh giữa Hồi giáo và Khổng giáo là mối đe doạ chính cho Tây phương.
Lý do thứ hai: yếu tố địa dư và kinh tế địa dư. Mặc dầu Trung quốc che dấu nhiều sự thực ngay từ đầu về tầm vóc siêu cường của Trung quốc (lãnh thổ, dân số, kinh tế). Không có thể nào tránh được, Trung quốc phải ra tay cho thế giới nể sợ và bảo vệ quyền lợi quốc gia riêng của Trung quốc. Chính cái chủ nghĩa dân tộc hiện nay do Bắc Kinh điều khiển, nó đang hình thành để sẵn sàng xung đột với Hoa Kỳ khi cần.
Lý do thứ ba: “Mài gươm, dấu kiếm và chờ cơ hội” đã được Trung quốc cho nhìn thấy nhân ngày lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hoà Trung quốc trong năm 2009 với các vũ khí hiện đại tiền tiến và khí thế nhân dân biểu lộ trên quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù Bắc Kinh đã tính soán đổi quân khu và các tướng lãnh để cho quân uỷ kiêm chức tổng tư lệnh bộ đội nhân dân giải phóng Trung quốc thống lãnh quyền chỉ huy tuy không thành, nhưng nó đã cho nhìn thấy ý đồ của Trung quốc trong tương lai rất gần. Trong khi chia thành các quân khu, Nam, Bắc, Tây và Đông và đặt tên quân khu theo tên phương hướng.
Nhà khoa học địa dư Mackinder đã chỉ để nhìn thấy rõ: trong khi Nga và nước Ấn độ to lớn vẫn còn bám vào quyền lực đất đai, Trung quốc có cả gần 15 ngàn cây số duyên hải giàu khoáng chất và hydrocarbon; có duyên hải trải dài từ Trung Á tới các hải lộ quan trọng cho các tầu biển nằm trên biển Đông hay vùng biển của Thái Bình Dương (Mackinder hiện nay đang e ngại như một ngày nào đó nước Nga không còn nữa). Sau này đi theo tư tưởng dân chủ và thực tế bước theo Anh và Mỹ, Trung quốc sẽ tạo dựng một nền văn minh mới chiếm một phần tư nhân loại nằm trong bán cầu phía Đông (theo dự đoán của Mackinder). Nền văn minh này không hẳn là Đông và cũng không hẳn là Tây, nó pha trộn với văn minh Trung quốc sáng tạo.
Trung quốc nhờ vào cái thế địa dư, chứ không phải thế năng kinh tế hay dân tộc tính như Nhật bản; Trung quốc nghiễm nhiên trở thành cái trục của chính trị địa dư như một siêu cường của thế giới. Trên thực tế, Trung quốc không có thể nào đứng ngang hàng với các cường quốc Tây phương.
Mới đây, Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nhà nước Trung quốc kiêm Tổng Bí thư của đảng CSTQ và Tổng Tư Lệnh của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc (PLA) đã đưa ra 5 lý thuyết Trung quốc phải phấn đấu để thế giới an tâm:
1-Lý thuyết thay đổi toàn diện
2-Lý thuyết thế giới hoà đồng
3-Lý thuyết đồng phát triển
4-Lý thuyết đồng trách nhiệm
5-Lý thuyết đóng góp nhiệt tình
Trong khi đó đại diện quốc hội Trung quốc Li Zhaoxing đã cho biết: “Cuộc sống xưa nay của nhân dân Trung quốc có ba cái cần thiết quan trọng. Đó là thực phẩm, quần áo và nhà ở.”.
Với dân số một tỷ ba, trong tương lai còn nhiều hơn nữa mặc dù có trách nhiệm kiểm soát sinh đẻ, tài nguyên và năng lượng Hoa lục có giới hạn, lao động thặng dư. Bắc kinh làm sao có kế hoạch hay chủ trương nào để thoả mãn một tỷ ba dân hiện nay theo mức sống của dân Tây phương như đã đề quyết thực hiện?
Con đường trước mắt là đường phát triển kinh tế để trở thành nhà máy sản xuất toàn thế giới theo đúng sách của Marxist-Leninist như tạo ra thật nhiều của cải.
Để phát triển, Bắc Kinh hiện nay đã thành lập được hai vòng đai, vòng đai vịnh Bắc bộ và vòng đai Mekong và ba hành lang với các hạ tầng cơ sở như các đường và phương tiện giao thông dẫn tới vùng Nam Trung quốc, nơi có nhiều di dân Trung quốc đang sinh sống và nắm kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á.
Nhưng nhìn lại người ta đã thấy Anh quốc là nước đã dựng ra giai đoạn toàn cầu hoá thứ nhất với các hạm đội thương thuyền mang hàng hoá phân phối khắp thế giới. Trong giai đoạn toàn cầu hoá thứ nhất, nhiều người Hoa kiều già còn sống hiện nay, họ vẫn chưa quên tên chợ “Mãi trư tử “ (Bán heo con), nơi tuyển lao động Trung quốc để đưa tới các nơi trong vùng Đông Nam Á để làm cu-li trong các đồn điền hay hầm mỏ do người Anh và người Pháp khai thác.
Đi tìm nguyên ngữ từ Hoa kiều, người Đài Loan cho rằng chữ “kiều” đây là “kiều nữ” để chỉ người đàn bà đi lấy chồng, xa dòng họ và không còn liên hệ với tổ tông. Nhưng các học giả Trung quốc lại cho chữ “kiều” đây là “kiều dân”, chỉ người dân Trung quốc như khách tạm trú tại các nước ngoài. Nguyên ngữ này hình như đúng, vì đã được dân miền Bắc thường gọi phố Tàu là phố khách. Còn dân miền Nam gọi người Trung quốc là “Ba Tàu”, hàm ý nói những người do ba chiếc tầu của Pháp đưa dân Trung quốc nhập cư vào miền Nam Việt Nam. Cũng như dân miền Nam trước đây gọi người dân Bắc di cư năm 1954 là dân tàu há mồm.
Chính những Hoa kiều này được thực dân Anh và Pháp phân tán khắp nơi trong vùng duyên hải Đông Nam Á để gần đây Bắc Kinh lấy 11 gạch ranh giới biển vùng lưỡi bò, coi như thuộc Trung quốc và mở ra động lực tranh chấp với các nước Đông Nam Á vì các tài nguyên thiên nhiên của vùng biển như dầu khí và các hải sản. Trung quốc biết rõ sự tham lam của các nước trong vùng Đông Nam Á gây ra sự chia rẽ, nên Trung quốc đã công bố chỉ giải quyết tranh chấp này với từng nước trước mũi hếch của Hoa Kỳ theo nguyên tắc Trung quốc như không xen vào nội bộ của các quốc gia trong vùng.
Những sự kiện trên đây, chúng ta cũng đã biết rõ. Nhưng ông Robert D. Kaplan là thành viên cao cấp của Center for a New American Security kiêm đặc phái viên của báo The Atlantic, tác giả của sách Monsoon: The Indian Ocean và The Future of American Power. Ông có bài viết với đề mục “The Geography of Chinese Power” (How far can Beijing reach on land and sea) đăng trên nguyệt san Foreign Affairs, May/June 2010.
Trong đề mục “The Geography of Chinese Power”, ông Kaplan đã căn cứ vào các tài liệu địa lý nhân văn theo lịch sử của nhà khoa học địa dư Anh quốc Sir Halford Mackinder để cho người ta thấy Bắc Kinh canh tân và phát triển kinh tế với GDP (Tổng sản lượng quốc gia) 10 phần trăm hàng năm trong ba thập niên để mở rộng biên giới lãnh thổ Trung quốc theo mô hình gọi là “Hydraulic civilizations”.
Từ ngữ “Hydraulic Civilization” do sử gia Karl Wittfogel dùng để chỉ các xã hội phương Đông ngày xưa như Ai Cập Cổ đại, Sri Lanka, Mesopotamia, China. Các xã hội này khác hẳn với xã hội phương Tây do đế quốc La Mã bành trướng. Các nền văn minh với quyền lực tập trung theo guồng máy hành chánh để đế quốc phát sinh và bành trướng nhờ các nguồn nước vì tất cả dân chúng sinh sống nơi sa mạc đều cần phải có nước. Riêng đế quốc Trung quốc tập quyền và bành trướng rộng ngày xưa nhờ chiếm cứ đất đai trồng lúa, thực phẩm chính của người dân Á Đông. Về sự kiện lịch sử Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã từng bị Hán tộc phương Bắc xua đuổi và chạy dài đến vùng châu thổ Hồng Hà sinh sống, sau đó bành trướng về phía Nam của bán đảo Đông Dương và tồn tại cho tới ngày nay.
Trong bài viết của Kaplan trên nguyệt san Foreign Affair, người ta nhận thấy Trung quốc quả thực đã và đang thay đổi toàn diện do đảng CSTQ tập quyền cho thành lập các hạ tầng cơ sở không những trong nước, dùng nhu quyền (soft power) bành trướng tới các vùng được gọi là Hoa sốp (Chinese foam) hay vùng có ảnh hưởng phần nào về văn hoá hay kinh tế Trung quốc theo như lý thuyết thứ nhất của Hồ Cẩm Đào.
Lý thuyết hoà đồng của lãnh tụ Hồ Cẩm Đào thì không chắc lắm. Bằng chứng là cuộc nổi loạn tại Tây Tạng và Tân Cương, các vụ tranh chấp biên giới với các nước lân bang như Nga, Nhật, Ấn độ và Việt Nam.
Riêng đối với Việt Nam, lãnh đạo Trung quốc vẫn còn giữ bản chất thô lỗ tự phát của họ Mao như các nhà chính trị lão thành cho biết khi dẫn lời Mao gặp cam go đã họp các đồng chí lại và nói: “ Nếu như các đồng chí mót đại tiện, cứ việc đại tiện, mót trung tiện cứ trung tiện tự nhiên”. Đại tiện hay trung tiện đều gây ô nhiễm bầu không khí mà người ta đang sống. Đại tiện như xâm lấn hay đánh chiếm Việt Nam, Bắc Kinh chưa giám. Còn trung tiện Bắc Kinh đang làm như xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam bằng mọi thủ đoạn như bắt ngư dân Việt Nam, tịch thu phương tiện sinh sống hay hành nghề trên biển để mưu sinh và cấm đánh cá trên biển Đông. Ngoài ra TQ còn bỏ tiền mướn vùng đất trên đầu nguồn 50 năm qua cán bộ CSVN theo cơ chế tự phát để chuẩn bị một cuộc chiến tranh môi sinh tương lai. TQ làm bộ diện đầu tư khai thác Bauxite tại Tây nguyên trong dự mưu phá hỏng phòng thủ chiến lược bằng hoả tiễn cho vùng biển Việt Nam.
Bắc Kinh hiện nay vẫn theo năm trụ điểm của họ Mao:
1-Bất cứ thủ đoạn nào đưa lại kết quả mong muốn đều chấp nhận với bất cứ giá nào.
2-Cá nhân không quan trọng, tập thể mới quan trọng, hy sinh không thành vấn đề.
3-Phải dựng một chính quyền thực mạnh.
4-Phải làm các nước hoảng sợ để theo con đường Marxist do Bắc Kinh chủ đạo
5-Không có Thượng đế, không có qui luật nào đứng trên xã hội, kể cá nhân quyền và dân quyền.
Bắc Kinh hiện đang áp dụng trụ điểm của họ Mao, cho mở thang độ chiến tranh nóng thấp nhất với Việt Nam bằng các trang web tiếng Trung hăm dọa Việt Nam như:
“杀越寇为南沙之战祭旗: "Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”
(Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa).
http://www.cnweapon.com/html/news/20...news14304.html
Lý thuyết đồng phát triển thì nơi nào được Trung quốc phát triển, nơi đó hoàn toàn cấm người dân sở tại được quyền lai vãng. Y như lời Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh, nói với RFI: “Anh cứ nói đi, đường nào của chúng tôi thì đất của chúng tôi ở đó “ (?)
Lý thuyết đồng trách nhiệm, cả thế giới đều biết rõ nguy cơ phát triển vũ khí hạch nhân; nhưng Trung quốc không cùng đứng chung với các cường quốc Tây phương để giải quyết dứt khoát việc phát triển hoả tiễn mang đầu đạn nguyên tử của Iran và Bắc Tiều Tiên.
Lý thuyết đóng góp nhiệt tình, Trung quốc chỉ nhiệt tình lập các hạ tầng cơ sở để bành trướng quyền lực trong tương lai. Đó là những sự kiện ưu tư và trăn trở hiện nay đang lan rộng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Để trông thấy cái tham vọng của Bắc Kinh, bản đồ do ông Robert D. Kaplan được hoạ lại và trình bầy như hình nơi đây để người Việt cùng tham khảo và có hành động chống loại phát-xít mới (new Nazi).
Theo cuốn The Anatomy of Facism của Robert O Paxton, tác giả người Anh, xuất bản năm 2004, tác giả đã cảnh báo rằng chủ nghĩa phát–xít có thể hồi sinh nếu điều kiện xã hội cho phép.
Trung quốc rất có thể cho hồi sinh chủ nghĩa phát-xít theo hướng Trung quốc, bằng chứng như hiện nay Bắc Kinh đang vận động Hán tộc qui về một mối, vinh danh Thành Cát Tư Hãn như là anh hùng của dân tộc Trung quốc, tiêu diệt văn hoá Tây Tạng, di dân Trung quốc tới vùng Tân Cương phía Tây của Trung quốc để chiếm phần người Hán đa số, trong khi đưa giới thanh niên sắc tộc Tân Cương tới vùng duyên hải Đông Nam của Trung quốc để làm lao động trong các nhà máy.
Hàng năm Trung quốc mở lễ kỷ niệm Tần Thủy Hoàng, nhắc lại văn minh sáng tạo thời Trung quốc cổ đại so sánh với văn minh sáng tạo của Tây phương để tạo dựng chủ nghĩa dân tộc như Hitler đã từng áp dụng để dựng ra Đức Quốc Xã.
Theo bản đồ này, những vùng mầu vàng được gọi là vùng Hoa sốp (Chinese foam) từng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc, có các doanh thương Trung quốc phát triển và nắm giữ kinh tế hay đang chịu ảnh hướng của nền kinh tế bành trướng dưới hình thức nhu quyền. Lằn chấm đỏ hình lưỡi bò chỉ là vùng biển lẻ, ao nhà của Bắc Kinh; hải quân Trung quốc dư sức chiếm cứ Đài Loan bất cứ lúc nào trở về với Trung quốc và Hoa kỳ mất hết tham vọng đóng góp cho thế giới tự do.
Riêng Ấn độ mầu xanh lá cây là một quốc gia có nền văn hoá khác hẳn với Trung quốc về tinh thần cũng như lối sống – Nhật Bản mầu lam là quốc gia chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc từ đời nhà Tần, nhưng khác biệt vì dân Nhật mang mặc cảm Oedipus. Trung quốc khó lấn chiếm hai quốc gia này. (Theo tiên tri trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus là đứa con sau này sẽ giết cha để lấy mẹ làm vợ).
Dấy động nội lực, Bắc Kinh tạo tham vọng bành trướng ngoại biên. Xin nhấn mạnh thêm, các đế quốc xưa nay hiếm khi nào hành động theo chủ trương, theo kế hoạch hay lý thuyết đã đề xướng; cơ chế tự phát thường nảy sinh theo nhu cầu cần thiết mới. Về điểm này coi như nghịch với bản năng, bản năng sinh tồn buộc các đế quốc dùng mọi thủ đoạn và bất cứ hình thức nào đó để bành trướng.
Một người Singapore nói cho ông Kaplan tạm dấu tên, người này đã tiết lộ với ông: dân Trung quốc tử tế, rất là tử tế theo đúng đạo lý Khổng tử, nhưng khi dân Trung quốc đểu cáng thì không ai bằng họ, bản chất của họ là đểu cáng có bài bản người ta khó phát giác ngay từ đầu. Ý muốn nói là người Trung quốc rất thâm hiểm, khó phòng hờ. Điểm nghi ngờ này đã được dân tộc Việt Nam chiêm nghiệm từ lâu và gần đây nhất.
Cái đểu cáng của Bắc kinh hiện nay đang điều khiển CSVN bằng phương châm 16 chữ vàng (Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai, Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện) đồng thời lấy tinh thần 4 tốt (Láng giềng tốt, Đồng chí tốt, Bạn bè tốt, Đối tác tốt) để quan sát động thái của CSVN. Không có 4 tốt, TQ sẽ cho đảng CSVN mất chỗ đứng ngay trong lòng nhân dân Việt Nam và trở thành một lũ khỉ làm trò hề cho cả thế giới.
Cái mùa xuân đại chiến thắng mà CSVN đã rêu rao, chính thực là sự tương nhượng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh theo sự ổn định và giữ hoà bình cho vùng Đông Nam Á; nó không phải là thành quả cách mạng của CSVN.
Kim Lai
Người ta được biết dân tộc Trung quốc có hai cuộc cách mạng lịch sử lớn và quan trọng:
- Cuộc cách mạng thứ nhất do Tần Thủy Hoàng lãnh đạo 259-210 trước Công Nguyên.
Cuộc cách mạng này nhà Tần đã khuất phục sáu bang quốc và thống nhất Trung quốc thời đó vào một mối để thống trị theo một hệ thống hành chánh tập quyền được gọi là “Pháp gia” của nhà Tần. Pháp gia chịu ảnh hưởng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi, thoát khỏi tư tưởng sùng bái cổ nhân, không dùng nhân đức và ân nghĩa.
Mệnh hoàng đế ban ra được gọi là chế, lệnh ban ra được gọi là chiếu; từ triều đình cho tới các quận, huyện và làng xã cứ theo chiếu dụ mà thi hành, thống nhất dưới sự quản trị của trung ương. Nói tóm tắt nhà Tần dùng pháp gia để quốc trị, không tha tội cho bất cứ một ai và cũng không đặt vấn đề giáo hoá; tội nào cũng xử theo hình pháp (trảm nhất nhân, vạn nhân cụ).
- Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng Tân Hợi, năm 1911.
Cuộc cách mạng lần thứ hai này là lật đổ chế độ phong kiến đã trường tồn qua nhiều triều đại vua của Trung quốc để lập ra Cộng hoà Trung quốc. Thừa hưởng cuộc cách mạng này từ tay của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông lãnh đạo Trung quốc từ năm 1949. Họ Mao cũng tàn bạo không thua gì Tần Thủy Hoàng ngày xưa, áp dụng tư tưởng Marxist-Leninist, đàn áp theo kiểu Staline để thống trị toàn Trung quốc. Cuộc cách mạng này được chuyển tiếp cho Đặng Tiểu Bình, một thành viên đã cùng họ Mao thành lập đảng Cộng sản Trung quốc (CSTQ) để đổi mới. Theo di chúc họ Đặng, lãnh đạo Bắc Kinh, tức hậu duệ của 25 triều đại Trung quốc phong kiến, đã thu góp được các kỹ thuật và các sách lược quản trị của Tây phương nhờ mở cửa cho nước ngoài đầu tư. Bắc Kinh đã biến Trung quốc thành nhà máy của thế giới và một thị trường hứa hẹn lớn cho các nhà đầu tư Tây phương.
Nhờ lợi thế địa dư và các kỹ thuật tiền tiến, lãnh đạo Bắc Kinh mở rộng lãnh địa và lãnh hải xa hơn nữa theo nhu cầu mới của Trung quốc, một nước có 1.3 tỷ dân số hiện nay, hầu hết còn mang nặng óc chủ nghĩa dân tộc.
Tuy đảng CSTQ cầm quyền, nhưng Trung quốc vẫn chưa chấm dứt tính hiếu chiến, chủ trương phát triển quốc gia theo đà dân tộc tính. Với tư duy cộng sản thực nghiệm, sau khi Liên Bang Sô Viết tan vỡ, CSTQ vẫn bám thuyết cộng sản, nhưng họ bỏ đi thời kỳ quá độ, như kinh qua giai đoạn cộng sản, để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhất chí với nhau chuyển sang thời kỳ đổi mới, họ gọi là Kinh tế Thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CSTQ đã kết hợp thống nhất Hán tộc với tư tưởng Marxist tiến bộ, Hán tộc dẫn đầu phát triển và văn minh. Các sắc tộc càng lạc hậu hay man di bao nhiêu, Hán tộc phải tiến lên và văn minh hoá nhiều hơn nữa. Lớn mạnh hơn nữa là cái thiết yếu cho đặc thù thống nhất Trung quốc (a unified national identity).
Chủ nghĩa tư bản thực ra chỉ là từ nhà nghề (jargon) của Marxist. CSTQ đã đánh tráo chủ nghĩa tư bản bằng chủ thuyết “kinh tế thị trường”. Để tránh ẩn dụ từ khoá chủ nghĩa tư bản hay liên tưởng tới chủ nghĩa tư bản theo Marxist diễn giải, CSTQ đã thêm vào cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” để đồng chí như CSVN bám đuôi. Thực thế CSVN đã coi Trung quốc như ông thầy vĩ đại, thậm chí đảng viên chuyên chính đã có ý kiến “Đi với Mỹ thì mất đảng, đi với Trung quốc thì mất nước – Thà chịu mất nước hơn mất đảng (?)”.
Quan điểm Marxist được hình thành trong cái quan điểm kinh tế. Khi đề cập tới từ ngữ chủ nghĩa tư bản; dù muốn, dù không người ta cũng phải đề cập tới kinh tế thị trường. Cái kinh tế thị trường tiến hoá tự nhiên từ thuở nào; nó là sức mạnh vô hình (nebulous force) có thể tạo ra giàu có và phồn vinh; nhưng ngược lại nó cũng có hại.
Vô hình chung khi tìm hiểu, người ta có thể đổ lỗi cho thị trường khi có các sự cố hay sự nhầm lẫn nào đó; thay vì người ta tìm hiểu cặn kẽ để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân gây ra sự cố thường do vấn đề về văn hoá, về xã hội hoặc về tư duy, khi con người cố tình bóp méo sự thật và tạo ấn tượng xấu gán cho tư bản hay thị trường để tạo ra khối sức mạnh, tập trung quyền hành vào một nhóm người dựa vào thế đảng, dùng bạo lực đàn áp để ổn định xã hội.
Khoa học gia địa dư Sir Halford Mackinder, Anh quốc, đã phải chấm dứt đề mục nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” năm 1904, đề mục từng đụng chạm tới Trung quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu (Eurasia) là điểm tựa (fulcrum) của thế giới quyền lực, khoa học gia này đã đề quyết rằng người Trung quốc sẽ bành trướng quyền lực để nới rộng biên giới hiện có của Trung quốc.
Sự nới rộng này tất nhiên phát sinh nạn dịch da vàng, gây nguy cơ cho thế giới tự do; bởi vì Trung quốc cho mở rộng tuyến đại dương đồng thời tích hợp các tài nguyên thiên nhiên và các khoáng sản của các lục địa và ngự chiếm điểm tựa Á-Âu vốn dành cho Nga. Cũng như Nã Phá Luân từng nói, “Trung quốc đang ngủ, khi nó thức dậy; cả thế giới sẽ ân hận”.
Chính vì thế Nga đã bác bỏ lợi ích này của Trung quốc, khiến Mao Trạch Đông bất mãn. Họ Mao liền đưa ra cái lý do như không liên kết với chủ nghĩa cộng sản xét lại, đoạn tuyệt với chế độ Liên bang Sô-viết do Nga tạo dựng và đóng cửa để cô lập giao tiếp với các nước ngoài.
Gác cái chủ nghĩa dân tộc theo cảm tính thời đại sang một bên, cùng với những khủng hoảng tinh thần về cường quyền không phải Tây phương. Khủng hoảng tinh thần theo kiểu này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Xưa nay các đế quốc ít có khi nào đi theo đúng chủ trương đã đề ra, đế quốc nào cũng thế; tất cả thường chuyển sang hướng cơ chế tự phát (organics) khi điều kiện xã hội cho phép, không quan tâm tới chư hầu, đối tác, quan hệ hữu nghị hay đồng chí. Quyền lợi đế quốc trên hết tất cả.
Bắc Kinh đã có cái nhìn xa, lãnh đạo đã cho đàn áp thẳng tay và Hán hoá như để cho người ta hiểu rằng sự giao hảo và tình đồng chí giữa các quốc gia với nhau phải được ổn định và thăng hoa lâu dài khi loại bỏ hẳn biên giới và chủ nghĩa dân tộc. Nhưng người ta cũng nhận ra Bắc Kinh đang cho dựng ra một siêu cường độc tôn như Hitler đã từng làm. Sự dương oai của Trung quốc tại biển Đông đang diễn biến để bước sang cuộc xung đột tài nguyên khó tránh với các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương.
Kinh tế Trung quốc bàng hoàng phát triển làm cho Tây phương tin rằng, chỉ là thời gian thôi, trước sau gì Trung quốc cũng phải là một siêu cường thế giới. Nhưng cái đổi hướng tư tưởng dường như tạo quyền cách mạng cho Trung quốc. Cái quyền cách mạng này đang đe doạ khí thế Hoa Kỳ và cấu trúc toàn thế giới hiện nay. Chủ thuyết Mao đã xuất tại Nepal và lật đổ vương quốc này – Trung quốc gia tăng lấn đất, lấn biển của Việt Nam làm suy thế và uy tín CSVN trước nhân dân và thế giới để nắm đầu điều khiển đảng CSVN đi theo sách lược Trung quốc đề ra.
Có ba lý do hợp lý nhất để lập ra luận án về “Mối đe doạ Trung quốc”.
Lý do thứ nhất: các yếu tố văn hoá và tư tưởng tự cao và mặc cảm sẵn có của Trung quốc là một đe doạ – Trong cuốn “ The Clash Of Civilization”, tác giả Samuel Huntington có nói về một yếu tố văn hoá: Liên minh không theo thánh kinh giữa Hồi giáo và Khổng giáo là mối đe doạ chính cho Tây phương.
Lý do thứ hai: yếu tố địa dư và kinh tế địa dư. Mặc dầu Trung quốc che dấu nhiều sự thực ngay từ đầu về tầm vóc siêu cường của Trung quốc (lãnh thổ, dân số, kinh tế). Không có thể nào tránh được, Trung quốc phải ra tay cho thế giới nể sợ và bảo vệ quyền lợi quốc gia riêng của Trung quốc. Chính cái chủ nghĩa dân tộc hiện nay do Bắc Kinh điều khiển, nó đang hình thành để sẵn sàng xung đột với Hoa Kỳ khi cần.
Lý do thứ ba: “Mài gươm, dấu kiếm và chờ cơ hội” đã được Trung quốc cho nhìn thấy nhân ngày lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hoà Trung quốc trong năm 2009 với các vũ khí hiện đại tiền tiến và khí thế nhân dân biểu lộ trên quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù Bắc Kinh đã tính soán đổi quân khu và các tướng lãnh để cho quân uỷ kiêm chức tổng tư lệnh bộ đội nhân dân giải phóng Trung quốc thống lãnh quyền chỉ huy tuy không thành, nhưng nó đã cho nhìn thấy ý đồ của Trung quốc trong tương lai rất gần. Trong khi chia thành các quân khu, Nam, Bắc, Tây và Đông và đặt tên quân khu theo tên phương hướng.
Nhà khoa học địa dư Mackinder đã chỉ để nhìn thấy rõ: trong khi Nga và nước Ấn độ to lớn vẫn còn bám vào quyền lực đất đai, Trung quốc có cả gần 15 ngàn cây số duyên hải giàu khoáng chất và hydrocarbon; có duyên hải trải dài từ Trung Á tới các hải lộ quan trọng cho các tầu biển nằm trên biển Đông hay vùng biển của Thái Bình Dương (Mackinder hiện nay đang e ngại như một ngày nào đó nước Nga không còn nữa). Sau này đi theo tư tưởng dân chủ và thực tế bước theo Anh và Mỹ, Trung quốc sẽ tạo dựng một nền văn minh mới chiếm một phần tư nhân loại nằm trong bán cầu phía Đông (theo dự đoán của Mackinder). Nền văn minh này không hẳn là Đông và cũng không hẳn là Tây, nó pha trộn với văn minh Trung quốc sáng tạo.
Trung quốc nhờ vào cái thế địa dư, chứ không phải thế năng kinh tế hay dân tộc tính như Nhật bản; Trung quốc nghiễm nhiên trở thành cái trục của chính trị địa dư như một siêu cường của thế giới. Trên thực tế, Trung quốc không có thể nào đứng ngang hàng với các cường quốc Tây phương.
Mới đây, Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nhà nước Trung quốc kiêm Tổng Bí thư của đảng CSTQ và Tổng Tư Lệnh của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc (PLA) đã đưa ra 5 lý thuyết Trung quốc phải phấn đấu để thế giới an tâm:
1-Lý thuyết thay đổi toàn diện
2-Lý thuyết thế giới hoà đồng
3-Lý thuyết đồng phát triển
4-Lý thuyết đồng trách nhiệm
5-Lý thuyết đóng góp nhiệt tình
Trong khi đó đại diện quốc hội Trung quốc Li Zhaoxing đã cho biết: “Cuộc sống xưa nay của nhân dân Trung quốc có ba cái cần thiết quan trọng. Đó là thực phẩm, quần áo và nhà ở.”.
Với dân số một tỷ ba, trong tương lai còn nhiều hơn nữa mặc dù có trách nhiệm kiểm soát sinh đẻ, tài nguyên và năng lượng Hoa lục có giới hạn, lao động thặng dư. Bắc kinh làm sao có kế hoạch hay chủ trương nào để thoả mãn một tỷ ba dân hiện nay theo mức sống của dân Tây phương như đã đề quyết thực hiện?
Con đường trước mắt là đường phát triển kinh tế để trở thành nhà máy sản xuất toàn thế giới theo đúng sách của Marxist-Leninist như tạo ra thật nhiều của cải.
Để phát triển, Bắc Kinh hiện nay đã thành lập được hai vòng đai, vòng đai vịnh Bắc bộ và vòng đai Mekong và ba hành lang với các hạ tầng cơ sở như các đường và phương tiện giao thông dẫn tới vùng Nam Trung quốc, nơi có nhiều di dân Trung quốc đang sinh sống và nắm kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á.
Nhưng nhìn lại người ta đã thấy Anh quốc là nước đã dựng ra giai đoạn toàn cầu hoá thứ nhất với các hạm đội thương thuyền mang hàng hoá phân phối khắp thế giới. Trong giai đoạn toàn cầu hoá thứ nhất, nhiều người Hoa kiều già còn sống hiện nay, họ vẫn chưa quên tên chợ “Mãi trư tử “ (Bán heo con), nơi tuyển lao động Trung quốc để đưa tới các nơi trong vùng Đông Nam Á để làm cu-li trong các đồn điền hay hầm mỏ do người Anh và người Pháp khai thác.
Đi tìm nguyên ngữ từ Hoa kiều, người Đài Loan cho rằng chữ “kiều” đây là “kiều nữ” để chỉ người đàn bà đi lấy chồng, xa dòng họ và không còn liên hệ với tổ tông. Nhưng các học giả Trung quốc lại cho chữ “kiều” đây là “kiều dân”, chỉ người dân Trung quốc như khách tạm trú tại các nước ngoài. Nguyên ngữ này hình như đúng, vì đã được dân miền Bắc thường gọi phố Tàu là phố khách. Còn dân miền Nam gọi người Trung quốc là “Ba Tàu”, hàm ý nói những người do ba chiếc tầu của Pháp đưa dân Trung quốc nhập cư vào miền Nam Việt Nam. Cũng như dân miền Nam trước đây gọi người dân Bắc di cư năm 1954 là dân tàu há mồm.
Chính những Hoa kiều này được thực dân Anh và Pháp phân tán khắp nơi trong vùng duyên hải Đông Nam Á để gần đây Bắc Kinh lấy 11 gạch ranh giới biển vùng lưỡi bò, coi như thuộc Trung quốc và mở ra động lực tranh chấp với các nước Đông Nam Á vì các tài nguyên thiên nhiên của vùng biển như dầu khí và các hải sản. Trung quốc biết rõ sự tham lam của các nước trong vùng Đông Nam Á gây ra sự chia rẽ, nên Trung quốc đã công bố chỉ giải quyết tranh chấp này với từng nước trước mũi hếch của Hoa Kỳ theo nguyên tắc Trung quốc như không xen vào nội bộ của các quốc gia trong vùng.
Những sự kiện trên đây, chúng ta cũng đã biết rõ. Nhưng ông Robert D. Kaplan là thành viên cao cấp của Center for a New American Security kiêm đặc phái viên của báo The Atlantic, tác giả của sách Monsoon: The Indian Ocean và The Future of American Power. Ông có bài viết với đề mục “The Geography of Chinese Power” (How far can Beijing reach on land and sea) đăng trên nguyệt san Foreign Affairs, May/June 2010.
Trong đề mục “The Geography of Chinese Power”, ông Kaplan đã căn cứ vào các tài liệu địa lý nhân văn theo lịch sử của nhà khoa học địa dư Anh quốc Sir Halford Mackinder để cho người ta thấy Bắc Kinh canh tân và phát triển kinh tế với GDP (Tổng sản lượng quốc gia) 10 phần trăm hàng năm trong ba thập niên để mở rộng biên giới lãnh thổ Trung quốc theo mô hình gọi là “Hydraulic civilizations”.
Từ ngữ “Hydraulic Civilization” do sử gia Karl Wittfogel dùng để chỉ các xã hội phương Đông ngày xưa như Ai Cập Cổ đại, Sri Lanka, Mesopotamia, China. Các xã hội này khác hẳn với xã hội phương Tây do đế quốc La Mã bành trướng. Các nền văn minh với quyền lực tập trung theo guồng máy hành chánh để đế quốc phát sinh và bành trướng nhờ các nguồn nước vì tất cả dân chúng sinh sống nơi sa mạc đều cần phải có nước. Riêng đế quốc Trung quốc tập quyền và bành trướng rộng ngày xưa nhờ chiếm cứ đất đai trồng lúa, thực phẩm chính của người dân Á Đông. Về sự kiện lịch sử Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã từng bị Hán tộc phương Bắc xua đuổi và chạy dài đến vùng châu thổ Hồng Hà sinh sống, sau đó bành trướng về phía Nam của bán đảo Đông Dương và tồn tại cho tới ngày nay.
Trong bài viết của Kaplan trên nguyệt san Foreign Affair, người ta nhận thấy Trung quốc quả thực đã và đang thay đổi toàn diện do đảng CSTQ tập quyền cho thành lập các hạ tầng cơ sở không những trong nước, dùng nhu quyền (soft power) bành trướng tới các vùng được gọi là Hoa sốp (Chinese foam) hay vùng có ảnh hưởng phần nào về văn hoá hay kinh tế Trung quốc theo như lý thuyết thứ nhất của Hồ Cẩm Đào.
Lý thuyết hoà đồng của lãnh tụ Hồ Cẩm Đào thì không chắc lắm. Bằng chứng là cuộc nổi loạn tại Tây Tạng và Tân Cương, các vụ tranh chấp biên giới với các nước lân bang như Nga, Nhật, Ấn độ và Việt Nam.
Riêng đối với Việt Nam, lãnh đạo Trung quốc vẫn còn giữ bản chất thô lỗ tự phát của họ Mao như các nhà chính trị lão thành cho biết khi dẫn lời Mao gặp cam go đã họp các đồng chí lại và nói: “ Nếu như các đồng chí mót đại tiện, cứ việc đại tiện, mót trung tiện cứ trung tiện tự nhiên”. Đại tiện hay trung tiện đều gây ô nhiễm bầu không khí mà người ta đang sống. Đại tiện như xâm lấn hay đánh chiếm Việt Nam, Bắc Kinh chưa giám. Còn trung tiện Bắc Kinh đang làm như xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam bằng mọi thủ đoạn như bắt ngư dân Việt Nam, tịch thu phương tiện sinh sống hay hành nghề trên biển để mưu sinh và cấm đánh cá trên biển Đông. Ngoài ra TQ còn bỏ tiền mướn vùng đất trên đầu nguồn 50 năm qua cán bộ CSVN theo cơ chế tự phát để chuẩn bị một cuộc chiến tranh môi sinh tương lai. TQ làm bộ diện đầu tư khai thác Bauxite tại Tây nguyên trong dự mưu phá hỏng phòng thủ chiến lược bằng hoả tiễn cho vùng biển Việt Nam.
Bắc Kinh hiện nay vẫn theo năm trụ điểm của họ Mao:
1-Bất cứ thủ đoạn nào đưa lại kết quả mong muốn đều chấp nhận với bất cứ giá nào.
2-Cá nhân không quan trọng, tập thể mới quan trọng, hy sinh không thành vấn đề.
3-Phải dựng một chính quyền thực mạnh.
4-Phải làm các nước hoảng sợ để theo con đường Marxist do Bắc Kinh chủ đạo
5-Không có Thượng đế, không có qui luật nào đứng trên xã hội, kể cá nhân quyền và dân quyền.
Bắc Kinh hiện đang áp dụng trụ điểm của họ Mao, cho mở thang độ chiến tranh nóng thấp nhất với Việt Nam bằng các trang web tiếng Trung hăm dọa Việt Nam như:
“杀越寇为南沙之战祭旗: "Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”
(Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa).
http://www.cnweapon.com/html/news/20...news14304.html
Lý thuyết đồng phát triển thì nơi nào được Trung quốc phát triển, nơi đó hoàn toàn cấm người dân sở tại được quyền lai vãng. Y như lời Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh, nói với RFI: “Anh cứ nói đi, đường nào của chúng tôi thì đất của chúng tôi ở đó “ (?)
Lý thuyết đồng trách nhiệm, cả thế giới đều biết rõ nguy cơ phát triển vũ khí hạch nhân; nhưng Trung quốc không cùng đứng chung với các cường quốc Tây phương để giải quyết dứt khoát việc phát triển hoả tiễn mang đầu đạn nguyên tử của Iran và Bắc Tiều Tiên.
Lý thuyết đóng góp nhiệt tình, Trung quốc chỉ nhiệt tình lập các hạ tầng cơ sở để bành trướng quyền lực trong tương lai. Đó là những sự kiện ưu tư và trăn trở hiện nay đang lan rộng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Để trông thấy cái tham vọng của Bắc Kinh, bản đồ do ông Robert D. Kaplan được hoạ lại và trình bầy như hình nơi đây để người Việt cùng tham khảo và có hành động chống loại phát-xít mới (new Nazi).
Theo cuốn The Anatomy of Facism của Robert O Paxton, tác giả người Anh, xuất bản năm 2004, tác giả đã cảnh báo rằng chủ nghĩa phát–xít có thể hồi sinh nếu điều kiện xã hội cho phép.
Trung quốc rất có thể cho hồi sinh chủ nghĩa phát-xít theo hướng Trung quốc, bằng chứng như hiện nay Bắc Kinh đang vận động Hán tộc qui về một mối, vinh danh Thành Cát Tư Hãn như là anh hùng của dân tộc Trung quốc, tiêu diệt văn hoá Tây Tạng, di dân Trung quốc tới vùng Tân Cương phía Tây của Trung quốc để chiếm phần người Hán đa số, trong khi đưa giới thanh niên sắc tộc Tân Cương tới vùng duyên hải Đông Nam của Trung quốc để làm lao động trong các nhà máy.
Hàng năm Trung quốc mở lễ kỷ niệm Tần Thủy Hoàng, nhắc lại văn minh sáng tạo thời Trung quốc cổ đại so sánh với văn minh sáng tạo của Tây phương để tạo dựng chủ nghĩa dân tộc như Hitler đã từng áp dụng để dựng ra Đức Quốc Xã.
Theo bản đồ này, những vùng mầu vàng được gọi là vùng Hoa sốp (Chinese foam) từng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc, có các doanh thương Trung quốc phát triển và nắm giữ kinh tế hay đang chịu ảnh hướng của nền kinh tế bành trướng dưới hình thức nhu quyền. Lằn chấm đỏ hình lưỡi bò chỉ là vùng biển lẻ, ao nhà của Bắc Kinh; hải quân Trung quốc dư sức chiếm cứ Đài Loan bất cứ lúc nào trở về với Trung quốc và Hoa kỳ mất hết tham vọng đóng góp cho thế giới tự do.
Riêng Ấn độ mầu xanh lá cây là một quốc gia có nền văn hoá khác hẳn với Trung quốc về tinh thần cũng như lối sống – Nhật Bản mầu lam là quốc gia chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc từ đời nhà Tần, nhưng khác biệt vì dân Nhật mang mặc cảm Oedipus. Trung quốc khó lấn chiếm hai quốc gia này. (Theo tiên tri trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus là đứa con sau này sẽ giết cha để lấy mẹ làm vợ).
Dấy động nội lực, Bắc Kinh tạo tham vọng bành trướng ngoại biên. Xin nhấn mạnh thêm, các đế quốc xưa nay hiếm khi nào hành động theo chủ trương, theo kế hoạch hay lý thuyết đã đề xướng; cơ chế tự phát thường nảy sinh theo nhu cầu cần thiết mới. Về điểm này coi như nghịch với bản năng, bản năng sinh tồn buộc các đế quốc dùng mọi thủ đoạn và bất cứ hình thức nào đó để bành trướng.
Một người Singapore nói cho ông Kaplan tạm dấu tên, người này đã tiết lộ với ông: dân Trung quốc tử tế, rất là tử tế theo đúng đạo lý Khổng tử, nhưng khi dân Trung quốc đểu cáng thì không ai bằng họ, bản chất của họ là đểu cáng có bài bản người ta khó phát giác ngay từ đầu. Ý muốn nói là người Trung quốc rất thâm hiểm, khó phòng hờ. Điểm nghi ngờ này đã được dân tộc Việt Nam chiêm nghiệm từ lâu và gần đây nhất.
Cái đểu cáng của Bắc kinh hiện nay đang điều khiển CSVN bằng phương châm 16 chữ vàng (Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai, Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện) đồng thời lấy tinh thần 4 tốt (Láng giềng tốt, Đồng chí tốt, Bạn bè tốt, Đối tác tốt) để quan sát động thái của CSVN. Không có 4 tốt, TQ sẽ cho đảng CSVN mất chỗ đứng ngay trong lòng nhân dân Việt Nam và trở thành một lũ khỉ làm trò hề cho cả thế giới.
Cái mùa xuân đại chiến thắng mà CSVN đã rêu rao, chính thực là sự tương nhượng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh theo sự ổn định và giữ hoà bình cho vùng Đông Nam Á; nó không phải là thành quả cách mạng của CSVN.
Khi Bài Hát Trở Về : Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Trần Trung Đạo
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.
Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.
Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.
Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.
Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.
Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh.
Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”
Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.
Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.
Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc.
Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.
Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.
Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình. Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo Dục Và Thanh Niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm.
Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của mùa hè đỏ lửa chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác?
Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.
Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng.
Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.
Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo “Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước?” (The Spratly Islands Dispute: Who's on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.
Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.
Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn” của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.
Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những "bất hạnh”, "nỗi đau", "tính tự ti mặc cảm", vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng. Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.
Trần Trung Đạo
Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.
Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.
Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.
Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.
Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.
Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh.
Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”
Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.
Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.
Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc.
Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.
Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.
Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình. Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo Dục Và Thanh Niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm.
Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của mùa hè đỏ lửa chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác?
Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.
Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng.
Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.
Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo “Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước?” (The Spratly Islands Dispute: Who's on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.
Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.
Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn” của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.
Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những "bất hạnh”, "nỗi đau", "tính tự ti mặc cảm", vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng. Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.
Trần Trung Đạo
30 thg 5, 2010
Tự hào Việt Nam tại NASA !
Hoàng Minh
Được làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là ước mơ của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Suốt 40 năm qua, tại đây đã ghi lại nhiều dấu ấn của các nhà khoa học Việt Nam.
Dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt.
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
Nếu có dịp thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: Giáo Sư Tiến Sĩ Toán học NGUYỄN XUÂN VINH.
Quả thật, ở cái thời mà đại đa số người dân Việt còn đi xe đạp, thì bằng các lý thuyết toán học, những nghiên cứu của GS Vinh (sinh năm 1930 tại Yên Bái) đã vạch đường bay cho tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất.
Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Đại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Đại học Thanh Hoa (Đài Loan).
Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu
Trên một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ có một phi hành gia gốc Việt. Đó là Tiến Sĩ Vật lý Thiên văn Eugene H. Trinh, tên Việt là TRỊNH HỮU CHÂU, làm việc tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.
TS Châu, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Yale năm 1977. Ông từng là giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington.
Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25/6/1992 - 9/7/1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến.
Cùng làm việc tại JPL của NASA còn có Tiến Sĩ NGUYỄN THÀNH TIẾN, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Trạm thăm dò này phóng ngày 19/10/1989 sau khi đi mất 6 năm trên chặng đường dài 4 tỷ km, ngày 7.12.1995 đã đến bầu khí quyển sao Mộc, đo nhiệt độ, áp suất, thành phần khí quyển sao Mộc và truyền kết quả về Trái Đất.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền.
Không tham gia vào các dự án tàu vũ trụ, nhưng Tiến Sĩ NGUYỄN TRỌNG HIỀN (sinh năm 1963 tại Đà Nẵng) lại đang nghiên cứu tại NASA để thiết kế một kính thiên văn vũ trụ mới thay cho kính thiên văn vũ trụ Hubble khi kính này hết hạn sử dụng. Có một điều thú vị nữa là trước khi chuyển sang làm việc tại NASA năm 2004, TS Hiền từng làm việc 6 tháng - nghiên cứu Vật lý thiên văn tại trạm quan sát ở Nam cực sau khi lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Chicago. Trong chuyến đi Nam cực lần thứ hai với tư cách là Giám đốc kỹ thuật của trạm quan sát, thấy có cờ các nước cắm ở Nam cực mà không có cờ Việt Nam, ông đã tự may một lá cờ Việt Nam cắm lên Nam cực. Hiện nay, TS Hiền cộng tác rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.
Tiến sĩ Bùi Trí Trọng.
Một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới được ghi nhận có cái tên BÙI TRÍ TRỌNG (sinh 1965 tại SàiGòn), TS Hàng không và Không gian Đại học Stanford. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.
Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ)
Bảo vệ tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississippi năm 1999, Tiến Sĩ THANH VŨ về làm việc cho Trung tâm Marshall của NASA, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng, những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện nay, ông đang làm việc ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước tế bào.
Tiến sĩ Đinh Bá Tiến.
Khác với các Tiến sĩ gốc Việt khác đang làm việc ở NASA, họ hầu hết được đào tạo tại nước ngoài, Tiến Sĩ ĐINH BÁ TIẾN trước khi sang Anh là giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên tại TP.HCM. Năm 2004, lúc mới 25 tuổi, khi đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield (Anh), Đinh Bá Tiến đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành, khiến dấu ấn Việt ở NASA từ nay có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.
Trên đây mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.
Được làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là ước mơ của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Suốt 40 năm qua, tại đây đã ghi lại nhiều dấu ấn của các nhà khoa học Việt Nam.
Dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt.
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
Nếu có dịp thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: Giáo Sư Tiến Sĩ Toán học NGUYỄN XUÂN VINH.
Quả thật, ở cái thời mà đại đa số người dân Việt còn đi xe đạp, thì bằng các lý thuyết toán học, những nghiên cứu của GS Vinh (sinh năm 1930 tại Yên Bái) đã vạch đường bay cho tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất.
Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Đại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Đại học Thanh Hoa (Đài Loan).
Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu
Trên một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ có một phi hành gia gốc Việt. Đó là Tiến Sĩ Vật lý Thiên văn Eugene H. Trinh, tên Việt là TRỊNH HỮU CHÂU, làm việc tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.
TS Châu, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Yale năm 1977. Ông từng là giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington.
Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25/6/1992 - 9/7/1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến.
Cùng làm việc tại JPL của NASA còn có Tiến Sĩ NGUYỄN THÀNH TIẾN, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Trạm thăm dò này phóng ngày 19/10/1989 sau khi đi mất 6 năm trên chặng đường dài 4 tỷ km, ngày 7.12.1995 đã đến bầu khí quyển sao Mộc, đo nhiệt độ, áp suất, thành phần khí quyển sao Mộc và truyền kết quả về Trái Đất.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền.
Không tham gia vào các dự án tàu vũ trụ, nhưng Tiến Sĩ NGUYỄN TRỌNG HIỀN (sinh năm 1963 tại Đà Nẵng) lại đang nghiên cứu tại NASA để thiết kế một kính thiên văn vũ trụ mới thay cho kính thiên văn vũ trụ Hubble khi kính này hết hạn sử dụng. Có một điều thú vị nữa là trước khi chuyển sang làm việc tại NASA năm 2004, TS Hiền từng làm việc 6 tháng - nghiên cứu Vật lý thiên văn tại trạm quan sát ở Nam cực sau khi lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Chicago. Trong chuyến đi Nam cực lần thứ hai với tư cách là Giám đốc kỹ thuật của trạm quan sát, thấy có cờ các nước cắm ở Nam cực mà không có cờ Việt Nam, ông đã tự may một lá cờ Việt Nam cắm lên Nam cực. Hiện nay, TS Hiền cộng tác rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.
Tiến sĩ Bùi Trí Trọng.
Một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới được ghi nhận có cái tên BÙI TRÍ TRỌNG (sinh 1965 tại SàiGòn), TS Hàng không và Không gian Đại học Stanford. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.
Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ)
Bảo vệ tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississippi năm 1999, Tiến Sĩ THANH VŨ về làm việc cho Trung tâm Marshall của NASA, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng, những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện nay, ông đang làm việc ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước tế bào.
Tiến sĩ Đinh Bá Tiến.
Khác với các Tiến sĩ gốc Việt khác đang làm việc ở NASA, họ hầu hết được đào tạo tại nước ngoài, Tiến Sĩ ĐINH BÁ TIẾN trước khi sang Anh là giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên tại TP.HCM. Năm 2004, lúc mới 25 tuổi, khi đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield (Anh), Đinh Bá Tiến đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành, khiến dấu ấn Việt ở NASA từ nay có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.
Trên đây mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.
QUÀ MỘT THỜI
Vân Giang
Lời tác giả: Thân tặng bạn bè tôi, những người dân Sài Gòn đã sống cùng thời với tôi trên mảnh đất thân yêu này, dù còn ở lại hay đã đi xa; Những người bạn mới quen và cả những người chưa từng quen biết. Để nhớ về những món quà tuyệt diệu của tuổi thơ mà bây giờ chỉ còn lưu lại trong chúng ta hương vị ngọt ngào của một thời đã xa mãi mãi.
Tôi là một người có "tâm hồn ăn uống". Cái thân hình đều đặn ba vòng bằng nhau bây giờ là kết quả (hay hậu quả?!) của mấy chục năm miệt mài thưởng thức một cách hết sức nhiệt tình những món ngon và chưa ngon của hầu hết những quán hàng tiệm ăn to nhỏ lớn bé trong lòng thành phố! Ăn trong nhà hàng máy lạnh có nhạc nhè nhẹ êm dịu mọi người nói năng nhỏ nhẹ lịch sự hay ăn trong một quán nướng ồn ào tiếng cụng ly côm cốp cười nói rân trời của mấy ông bợm nhậu, hay ăn nhỏ nhẻ mát mẻ trong một sân vườn cạnh bờ sông bốn bề gió lộng nước lách tách vỗ sóng bên sàn gỗ dưới chân...
Tôi đã ăn cùng với bạn bè, người thân, người yêu và cả với người ghét (thí dụ như phải đi ăn đám cưới của cảnh sát khu vực chẳng hạn!) những món ăn đã có từ thời xưa hay những món vừa được sáng chế ra lúc mới đây, những món có tên gọi bình dân hay những món nghe nghĩ mãi chẳng biết là món gì bởi cái tên gọi vừa cầu kỳ vừa bí hiểm! Có món tôi thích, có món không. Nhưng chưa bao giờ có một món ăn nào làm cho tôi chợt ngẩn người vì một nỗi nhớ nhung lạ lùng, đến dường như khắc khoải, như trong một lần gần đây khi đi qua một ngôi trường tiểu học nhỏ nằm cạnh một đường ray xe lửa, trong khi đứng chờ bên cạnh thanh chắn ngang đường ray, giữa tiếng bánh sắt nghiến rầm rập, hình ảnh hai em bé học sinh cùng uống chung một chiếc ly nhựa nhỏ nước xi rô bất giác làm tôi nhớ đến món quà của tuổi nhỏ ngày xưa, bây giờ không còn thấy bán nữa: cục đá nhận! Và tôi nhớ đến bàng hoàng tha thiết những món quà hồi tôi còn nhỏ, những món quà của một thời!
Ồ, nói ra thì thấy lạ lùng, chứ hồi nhỏ quả không mấy ai là không mê cái vị ngọt lạnh dễ chịu của cục đá nhận mà cách làm vừa đơn giản vừa… mất vệ sinh của xe nước giải khát bán ở cổng trường! Có lẽ khi ấy kem cây chưa có nhiều, lại mắc không phù hợp với túi tiền ít ỏi của lũ học trò nhỏ chúng tôi, nên cục đá nhận vừa lạnh vừa ngọt, có màu sắc rực rỡ lại rẻ tiền được hoan nghênh số một!
Người bán hàng dùng một cái bàn bào nước đá bằng gỗ bốn chân có một lưỡi dao bào bằng thép trên mặt đặt cục nước đá lên, bào ra những vụn đá tơi xốp trắng toát đầy cái đĩa nhôm nhỏ hứng ở dưới, nhanh nhẹn dùng một cái ly nhựa nhỏ hốt đầy đá bào vào ấn chặt như cách ta làm bánh bằng khuôn, gõ nhẹ cho cục đá bào đã được nén chặt trong ly rớt ra, vớ lấy chai xi rô màu xanh, đỏ hay vàng theo yêu cầu (xanh lá cây là mùi Bạc Hà, vàng là Chanh, đỏ là Cam hay Lựu) trên nắp chai xi rô bằng nhựa đã đục sẵn một lỗ nhỏ, xịt mấy cái trên cục đá nhận cho nước xi rô thấm vào, vừa xịt vừa khéo léo xoay tròn cục đá cho màu loang đều, có khi còn rưới thêm một chút nước chanh muối lên trên nếu được nằn nì xin thêm. Đứa học trò trả tiền chộp ngay lấy cục đá nhận ngửa cổ mút lấy mút để vị ngọt lạnh trong lúc đứa bạn không có tiền kiên nhẫn chờ kế bên đợi khi cục đá nhạt màu vì đã gần hết xi rô thì được mút ké một chút, cứ thế hai đứa nhỏ vừa đi vừa kề đầu chụm vai chia nhau một cục nước đá nhận đã hết cả vị ngọt lẫn mùi thơm, chỉ còn trơ cái lạnh và nhạt trên đầu lưỡi bị nhuộm màu!
Ở cổng trường tiểu học của tôi hồi đó có nhiều hàng quà rong lắm. Mặc dù đã có lời dạy không nên ăn quà vặt nhưng hầu hết học sinh đều vi phạm bởi sức hấp dẫn của những món quà này. Mà ngày xưa thì quà bánh cũng chẳng lấy gì làm phong phú đẹp đẽ như ngày nay, chỉ những món đơn giản rẻ tiền mà sao nhớ nhung đến thế, hay vì trong những món quà thời ấy còn chất chứa cả một thời trẻ dại hồn nhiên chưa biết nghĩ suy gì?! Trẻ con ngày nay đi học hầu hết đều được Cha Mẹ đưa đón bằng xe riêng, ít thấy em nào đi một mình, hàng quà lại bị cấm bày bán trước cổng nên chẳng còn cảnh lê la ăn quà trước khi vào lớp như chúng tôi ngày xưa. Hồi tôi nhỏ, đi học toàn là tự đi bộ một mình, mấy đồng bạc cắc đút túi cứ như muốn nhảy ra khỏi tay trước những mẹt quà bày sát lối vào trường, thôi thì đủ món đủ thức tùy theo mùa theo vụ:
Đây là hàng bánh tráng kẹo có bà bán hàng mặc áo nâu nhanh nhẹn trở bánh trên bếp than nhỏ trong một cái nồi bầu miệng loe bằng đất nung, vừa thoăn thoắt bẻ bánh mới nướng xong còn đang nóng hổi, kéo những đường mạch nha dẻo quẹo trên mặt bánh rắc lên nhúm dừa nạo trắng muốt rồi gập đôi miếng bánh lại, món quà này tương đối mắc tiền, chỉ khi nào có tiền nhiều một chút tôi mới ăn.
Đây là mẹt hàng của một chị còn trẻ tuổi tóc búi gọn phía sau gáy, bán đủ thứ bánh kẹo xanh đỏ rất ưa nhìn:
Những cái bánh bằng bột gạo nướng với đường nhỏ xíu tròn tròn như những cái móc dùng để treo màn cửa màu vàng cam được xâu từng chùm vào một sợi dây lác để đeo vào cổ như một sợi dây chuyền, những xấp me ngào bột màu nâu đỏ nhỏ cỡ đồng xu ăn với muối ớt chua chua ngọt ngọt, những viên cốm nếp ngào đường tròn cỡ nắm tay thơm thơm mùi gừng, những cục kẹo ú đẫm bột hình khối tam giác màu vàng nhạt, những cục kẹo sữa màu trắng đục cắn vào có vị bùi béo của đậu phụng rang giã nhuyễn gói bằng giấy màu trắng có chữ màu xanh, những viên kẹo màu xanh màu vàng màu đỏ bọc giấy bóng kiếng trong thơm mùi trái cây, những bịch mứt dừa nhuộm đủ màu, những bịch bánh tráng tròn nhỏ màu vàng đỏ mặn mà…
Còn ai nhớ vị ngọt chát của những trái Trâm to bằng đầu ngón tay cái màu tím thẫm ăn vào nhuộm tím cả lưỡi cả miệng? Những trái Nhãn Lồng mọc hoang nhỏ cỡ đầu ngón tay út vỏ màu trắng ngà với chút xíu cơm mỏng dính ngòn ngọt. Những trái Sung chín đỏ nhìn ngon mắt nhưng nhạt phèo và ruột đôi khi có đầy kiến gió. Những trái Chùm Ruột chua ghê răng ăn với muối ớt. Những trái Bình Bát trông giống như trái Mãng Cầu Xiêm nhưng lổn nhổn hạt chua chua… Loại trái cây mọc hoang dại trong lùm, trong bụi nơi vùng ngoại ô thành phố được bày bán trong những mẹt hàng nho nhỏ bên cổng trường thuở ấy đã gợi thèm thuồng biết bao đứa học trò nhỏ mỗi lúc ghé nhìn.
Và đây nữa, những trái Cóc xanh gọt vỏ rồi tách thành một bông hoa nhiều cánh ngâm trong nước Cam Thảo vàng, những lát xoài sống ăn với mắm ruốc tím có điểm những khoanh ớt đỏ thắm, chùm trái Trường trông giống như những trái Vải tí hon vỏ màu đỏ nâu, những chùm trái Sai vỏ đen nhung với lớp ruột màu vàng cam có cái hạt dẹp dẹp nho nhỏ trông giống như .. một con ve chó lớn! Và Thơm xẻ miếng, và Đu Đủ, Mận, Mít bày trong một cái tủ nhỏ bằng kính có đặt cục đá ướp lạnh.
Tôi không biết ăn Ô Môi. Thứ trái cây dài ngoằng và cứng ngắt ấy không ngờ là hậu thân của những bông hoa đỏ thắm xinh đẹp vẫn mọc dọc bờ sông nhiều nhà ở miền tây Lục Tỉnh. Trái Ô Môi hơi giống trái Phượng nhưng to hơn, cũng có vỏ màu nâu đen. Khi ăn phải hái phơi kỹ trên nóc nhà cho khô, dùng dao chặt thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vỏ trái cho lộ ra lớp hạt xếp đều đặn dính liền nhau bởi một lớp cơm màu nâu đen như nước màu kho cá, và cái mùi thum thủm của nó thì thật khó tả! Tôi chịu! Chỉ nghe đã muốn bịt mũi chạy xa, vậy mà bọn bạn tôi cứ mua từng khúc gặm ngon lành, còn cẩn thận mút cho bằng hết những chiếc hạt ấy, nghe kể rằng ngọt nhưng hơi chát ăn mãi không chán!
Tôi rất thích đến bên thùng xe làm bắng sắt tròn của ông hàng Kẹo Bông Gòn. Ở giữa tâm vòng tròn có một cái lõi nhỏ, mỗi khi ông bán Kẹo cho vào đó ít đường cát trắng, vừa đạp cái bàn đạp cho vòng thùng tròn quay thì lớp đường kéo tơ hiện ra càng lúc càng nhiều, đưa đôi đũa quơ quanh một vòng thành một lớp bông gòn xốp mịn nhìn thật đẹp mắt, cho vào miệng lớp bông ấy tan nhanh để lại vị ngọt ram ráp trên đầu lưỡi như một chút tiếc nuối. Hàng kẹo kéo thì lúc nào cũng có quay số, số bao nhiêu thì được trúng bấy nhiêu kẹo, nhưng hễ số kẹo càng nhiều thì ông hàng kẹo kéo lại kéo nhỏ cây kẹo thêm một chút, rốt cuộc nếu gộp tất cả số kẹo trúng thưởng vào chung thì có lẽ vừa bằng một cây kẹo mua bằng tiền không quay số mà thôi!
Còn hàng kem cây.
Ngày xưa chúng tôi gọi là hàng “Cà Rem” . Người bán Kem có hai bình thủy để cân đối hai bên “boọc ba ga” một bên đựng kem các mùi như Va ni, Sầu Riêng, Dừa… một bên đựng kem đá với các màu xanh đỏ vàng tượng trưng cho Cam, Chanh và Bạc Hà. Mỗi khi bán, tùy theo giá tiền người bán sẽ dùng dao cắt cục kem lớn nhỏ khác nhau, dùng một que nhỏ ghim vào miếng kem mà đưa. Một loại kem khác, thứ này mắc tiền hơn, mà người ta thường bán trong tiệm nhưng cũng có những xe đẩy bán trước cổng trường, là loại kem múc bằng muỗng tròn để lên trên những cái bánh bột mỏng hình loe dài như một đài hoa xinh xắn có đủ các màu vàng xanh trắng, rưới lên trên khi thì một ít đậu phụng rang giã nhuyễn với một chút sữa đặc có đường, khi thì một chút xi rô xanh xanh đỏ đỏ. Trẻ con không thích ăn kem ly, phải đứng tại chỗ mà ăn, mất thì giờ; vừa đi vừa ăn ngon mà nhanh hơn. Hôm nào có tiền kha khá một chút thì mua hẳn một cái bánh mì ngọt kẹp mấy cục kem có rưới sữa và rắc đậu vào thì quả là ngon hết chỗ chê!
Buổi sáng đến trường sớm mà chưa ăn sáng ở nhà, đã có hàng xôi của bà hàng với hơi nóng nghi ngút bốc lên kèm theo mùi thơm hấp dẫn! Bà hàng lấy một miếng lá chuối cỡ hai bàn tay xoè, đặt lên trên đó một miếng bánh tráng phồng cỡ bàn tay, thường có hai loại xôi là xôi đậu xanh và Xôi Nếp than, ai muốn ăn gì thì bà sẽ xới xôi ấy lên trên miếng bánh phồng, trét một lớp nhưn đậu xanh nấu chín tán mịn lên, rưới một muổng mỡ hành có lẫn mấy miếng tóp mỡ béo ngậy, rắc một lớp đường cát trắng và sau cùng là chan lên một muổng nước cốt dừa. Xôi được gói chặt lại sao cho miếng bánh phồng bọc kín hết như một lớp vỏ bánh, cắn vào vừa bùi vừa béo, thơm ngon làm sao! Cạnh đó lại có bà cụ người Bắc mặc áo vải trắng đầu vấn khăn nhung bày một thúng bán xôi Lúa hay còn gọi là Xôi bắp, cụ có hàm răng đen nhánh với miệng cười hiền từ, thoăn thoắt xé lá gói những gói Xôi bắp với những hạt Bắp màu trắng đục hầm mềm và những hạt nếp dẻo thơm phức, cũng là đậu xanh nấu chín nhưng đậu của xôi Bắp thì giã tơi thành một lớp bột khô rắc lên trên, chan vào một muổng nhỏ hành tím bào mỏng phi vàng rồi sau cùng là một muổng muối đường.
Ít tiền hơn đã có hàng khoai luộc. Cũng tỏa khói nghi ngút nhưng giản dị hơn, chỉ một nồi hay rá nhỏ đặt trên bếp lửa, này là khoai lang Bí vỏ nâu đỏ ruột vàng, khoai lang Dương Ngọc vỏ hồng tím ruột tím nhạt, cả khoai lang trắng ruột trắng như bột, khoai Đà Lạt thì củ nhỏ mà ốm nhưng mật tươm cả ra ngoài vỏ, lâu lâu mới thấy bán. Khoai Mì (Sắn) thì cắt thành từng khúc xếp ngay ngắn bên cạnh những củ khoai Mì Tinh (có người còn gọi là khoai Bình Tinh) và củ Chuối (Dong Riềng) và những củ Từ vỏ vàng nhạt hay những củ khoai Môn tròn trĩnh.
Cũng là khoai mì, nhưng khoai mì quết dừa làm bằng những củ khoai bột tán nhuyễn, trộn thêm xác dừa khô nạo và đường cát trắng, thêm chút muối đậu, gói trong lá chuối, có thể dùng lá cây Dứa dại cắt ngắn từng khúc thay cho muổng xúc ăn, hay nắm lại thành nắm như nắm xôi mà ăn; vừa ngọt, vừa bùi. Lại thơm và béo của dừa khô trộn lẫn, ngon không biết tả sao cho vừa!
Khoai mì mài ra lấy bột đem lọc kỹ, để ráo sẽ cắt thành sợi dài mà dẹp, hấp chín rồi cũng trộn chung với dừa khô nạo nhuyễn là sẽ thành món bánh tằm khoai mì trộn dừa, muốn có màu sắc hồi đó người bán không dùng màu hóa chất mà lấy màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu đỏ của trái gấc chín, nên những sợi bánh tằm ăn vào mỗi màu có một mùi thơm riêng biệt, vì vậy ăn ít ngán hơn.
Hồi đó trước cổng trường tôi có một bà già người Tàu mà mọi người thường gọi là Thím Xẩm bán bánh ướt rất ngon. Bánh ướt của người Tàu khác bánh ướt của người Việt ở chỗ bánh họ tráng dầy hơn, lại thoa lên trên một lớp mỡ có hành lá xắt nhỏ rồi cuộn lại thành từng cuộn dẹp, ăn với nước mắm pha loãng và giá trụng. Bà Tàu già ấy quanh năm chỉ thấy mặc một chiếc áo vải màu đen bạc phếch, một chiếc quần ngắn trên mắt cá bó ống và một đôi giày vải đen có thêu đã cũ mèm. Tóc bà cắt ngắn tới ngang cổ, cài một chiếc lược sừng đã bóng lộn vì thời gian. Mặc cho lũ chúng tôi tíu tít hối thúc bà già vẫn chậm chạp cắt bánh, lấy rau, rót nước mắm, rửa đĩa, thu tiền, những động tác chậm chạp của tuổi già và đôi mắt một mí hum húp như thuộc về một nơi chốn khác, không phải là cái nơi ồn ào nhộn nhịp của một cổng trường đang giờ sắp mở cửa.
Cái bánh tôm ăn chung với bánh ướt của bà Tàu già cũng ngon lạ lùng. Khá giống với bánh Cóng của Sóc trăng, nhưng không có tôm, cũng không có giá, tuy gọi là bánh tôm nhưng chỉ có đậu xanh hột được hấp chín và bột gạo, chiên vàng thành những cái bánh tròn xốp, ăn không biết chán.
Cùng một thứ ăn với nước mắm như bánh ướt là huyết heo hấp. Những miếng huyết heo vuông vức cỡ lòng bàn tay màu đỏ nâu được hấp chín rải lên trên từng lớp mỡ hành xếp đầy trong chiếc nồi được ủ nóng bằng mấy lớp bao bố dầy cộm. Người bán dùng dao cắt miếng huyết heo thành từng lát, cho thêm mỡ hành, giá trụng và một nhúm rau thơm cắt nhỏ, chan nước mắm lên, thế là xong! Nhưng món quà này ăn mau ngán, nên người bán hàng, một ông già mặc áo quần màu nâu, đầu đội mũ cối nhựa trắng, chở chiếc nồi trên yên sau chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, lâu lâu mới ghé qua cổng trường, dựng chiếc xe đạp vào một góc tường quen thuộc, vừa phì phà điếu thuốc vấn vừa chờ đợi đám khách hàng nhỏ tuổi.
Cũng bán hàng trên xe đạp và cùng là đàn ông bán hàng là món gỏi khô bò. Trong chiếc thùng một mặt có kính đựng đầy ắp những sợi đu đủ xanh bào mỏng, khô bò màu đen sánh cất trong một ngăn tủ nhỏ, chai giấm trắng, chai nước tương đen, chai nước ớt màu đỏ xếp cạnh chồng đĩa nhôm nhỏ, nắm đũa nhôm chiếc cong chiếc thẳng cắm trong một ống đựng treo lủng lẳng, ông hàng gỏi có một chiếc kéo sắt đen và to vừa dùng để cắt khô bò, vừa dùng nhắp thành những tiếng đều đều báo hiệu thay cho tiếng rao mời.
Cái đĩa nhôm trầy trụa và trẹt lét của ông hàng gỏi chỉ được tráng qua nước rồi lau vội bằng một cái khăn màu cháo lòng sau khi có khách ăn xong, lại được bốc đầy có ngọn nắm đu đủ bào, vài sợi khô bò nhỏ xíu cỡ đầu que diêm đặt khéo léo lên trên, một chút rau thơm thái sợi và một nhúm đậu phọng rang vàng giã dập, chan đẫm nước giấm và nước tương, thêm chút ớt đỏ cay cay, chúng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa xin thêm giấm, thêm nước tương, ăn hết đu đủ húp cạn hết cả nước giấm mà vẫn còn thấy thòm thèm!
Bánh mì tương cũng là món quà được bọn học trò chúng tôi chiếu cố tận tình vì rẻ mà lại ngon; chỉ có một khúc bánh mì không xẻ ra, rưới một muổng tương đen, một muổng tương đỏ, thứ tương người ta vẫn dùng để ăn phở nhưng có lẽ người bán đã cho thêm ít đường cho dịu bớt, và thêm ít bột cho sánh lại, gắp vào một ít đồ chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt cắt sợi ngâm giấm đường là có một món vừa ngon vừa no bụng. Nếu có tiền thì ăn bánh mì bì, bì làm bằng da heo cắt sợi nhuyễn, thêm chút thịt đùi heo chiên cắt nhỏ như que tăm, trộn một chút thính gạo rang vàng cho thơm, bánh mì bì ăn với hành lá xắt nhỏ phi chín chung với tóp mỡ, chan nước mắm chua ngọt, ngon hơn bánh mì tương một bậc, và cũng mắc tiền hơn!
Bắp thì có hai thứ, bắp luộc đựng trong thúng ủ tấm bàng tròn, hơi nóng bốc lên cùng với mùi lá dứa thơm phức, những trái bắp vỏ ướt nước nóng hổi cầm bỏng cả tay, xé lớp vỏ như những lần lụa mỏng mềm mại phía trong cùng là lớp hạt vàng rực đều đặn hiện ra trông thật bắt mắt, hạt bắp luộc dẻo và ngọt, nếu ăn bắp non thì cái cùi bắp mềm mà ngọt không thua gì mía hấp. Bắp nướng thì phải ngồi đợi một bên cái bếp than làm như một cái máng chữ nhật nhỏ của bà hàng, chờ lớp vỏ ngoài cháy đen một phần, bà mới bóc hết làn vỏ bắp ra để những hạt bắp được nướng chín trên lửa từ từ trỡ sang màu vàng ruộm, rồi vàng cháy, mùi bắp nướng thơm lừng tỏa ra trong không khí, xé một miếng vỏ bắp bọc lấy cái cuống trái bắp nướng dốc ngược đầu xuống một chén mỡ hành đặt cạnh bếp, dùng một đoạn sống lá chuối chẻ dập đầu thoa đều mỡ hành lên khắp trái bắp, mùi thơm của bắp và mỡ hành làm chúng tôi nuốt nước miếng thèm thuồng, cầm vội vàng trái bắp nóng hôi hổi trên những ngón tay lóng ngóng và gặm hối hả, vị mặn mà của mỡ hành có lẫn vài miếng tóp mỡ dòn dòn, hạt bắp vừa cứng vừa dẻo, nhồm nhoàm một cái đã thấy chỉ còn trơ lại cái cùi khô khốc vô duyên!
Bây giờ ít thấy bán đậu đỏ bánh lọt, thứ quà ngon mà mắc tiền hơn đá nhận xi rô, vẫn bán trước cổng trường trên những chiếc xe đẩy bằng nhôm sáng loáng thuở nào. Trong những chiếc thẩu tròn xếp thành dãy người ta đựng nào là đậu xanh hấp chín màu vàng đậm đà, nào là đậu đen chín bở, đậu đỏ đều hạt, đậu Mỹ màu trắng hạt to như đầu ngón tay cái,và một cái thẩu đầy những sợi bánh lọt màu trắng trong và dai ngập trong nước đừa đục màu sữa, lại có cả hạt É lấm tấm như những chùm trứng Ếch tí hon có lẫn những tảng nhỏ Lười Ươi nâu như màu mận chín, nước đường thắng kẹo đựng trong hũ thủy tinh trong được múc bằng một cái muổng đặc biệt làm bằng nửa quả Mù U khô cắm trong một cây đũa tre dài.
Đã lâu lắm tôi không còn thấy ai bán Bông Cỏ với Hột Lựu. Hình như món ăn này, cũng như món mía hấp, mía ghim đã lặng lẽ biến mất tự lúc nào chẳng ai hay biết. Mía hấp thì thường là một người đàn ông trung niên đẩy xe ba bánh rao bán trên đường phố vào khoảng tối khuya, tiếng rao "Mía hấp" kéo dài hơi ngân nga và ánh sáng chập chờn của một ngọn đèn dầu nhỏ thắp trong chiếc lồng đèn vuông thường gợi nhớ vào những tối trời tạnh mưa, không khí ẩm và lạnh mà mùi thơm ngọt ngào của những cây mía nóng hổi khi mở nắp chiếc vung to lớn của ông hàng mía lan tỏa trong không gian thật là dễ chịu. Ông hàng Mía hấp có một cái bào to với một bên thân bào là dao bén ngót. Những khúc mía màu nâu tím hay vàng mơ được hấp chín trong một loại nước có vị thuốc Bắc xếp đầy trong một cái thùng sắt to đặt trên bếp than cháy âm ỉ để giữ cho nước trong nồi lúc nào cũng nóng già, khi có người mua ông dùng bào róc sạch vỏ rồi nhanh nhẹn trỡ lưỡi dao tiện thành từng khẩu mía ngắn và đều nhưng không tiện đứt hẳn mà vẫn còn dính vào nhau, mía hấp ăn thơm và mềm, người già răng yếu cũng có thể ăn được. Mía ghim thì chỉ là mía thường, róc vỏ, bỏ mắt và tiện ra thành những lóng ngắn nhỏ cỡ một đốt ngón tay, ghim vào trong một đoạn tre ngắn được chẻ ra nhiều thanh nhỏ ở một đầu thành ra một bông hoa ngộ nghĩnh xoè tròn người ta thường bán trước cửa rạp hát hay rạp xi nê hồi đó. Mía bây giờ người ta đựng trong bịch nylon, tuy cũng tiện tròn nhưng nhìn tẻ nhạt chứ không xinh xắn hấp dẫn như mía ghim thuở đó!
Bông Cỏ thì đặc biệt hơn, trông giống như Sương Sa nhưng hơi mềm mình, và lại thơm ngon hơn nhiều. Có lẽ tuổi nhỏ với khẩu vị đơn giản và đồng tiền có hạn nên món nào hồi xưa mình ăn đều thấy ngon lạ ngon lùng, hay bởi vì những món ăn thời ấy còn chất chứa cả một khung trời ký ức êm đềm dịu ngọt nữa mà bây giờ cho dẫu có ăn bất cứ món gì mình cũng thấy không thể sánh bằng? nhưng món Bông Cỏ thì quả là hơn đứt Sương Sa hay Thạch của người Bắc, Đông Sương của người Trung. Bông Cỏ hình như là xuất xứ từ bên Tàu, cách làm cũng khá lạ, phải ngâm nước một đêm cho nở rồi mới cho vào trong một cái bao vải dày (gọi là bao bồng bột) cùng với một vài (bao nhiêu?) trái chuối Xiêm chín, nhồi lấy nước sền sệt pha chung với nước lã sao cho vừa đủ lượng nước cần dùng, cho vào thau để yên trong mấy giờ sẽ đông lại như Sương Sa nhưng mềm và dẻo hơn, dùng cái muổng như cái vá xới cơm nhưng dẹp và mỏng hơn vát nhẹ thành từng miếng mỏng cho vào ly, ăn với bột mì tinh cắt nhỏ vuông vức pha màu hồng đỏ luộc vừa chín còn cái ngòi bột trăng trắng nhỏ xíu trông giống như những hột Lựu tươi vừa tách ra khỏi trái chín cây (vậy nên mới được gọi tên là Bông Cỏ Hột Lựu), chan nước đường thắng kẹo và nước cốt dừa béo ngậy, thêm vào chút dầu chuối đựng trong cái ve nhỏ xíu mà thơm lừng. Đôi khi người ta còn bán chung với Sương Sáo và Sương Sâm, một thứ màu đen có mùi hôi nhẹ của thuốc Bắc, một thứ màu xanh biếc của lá cây với những đám bọt nhỏ phía trên mặt, ăn cùng với đường cát trắng lạo xạo trong miệng và những vụn đá bào mát lạnh.
Lớn thêm một chút, vào Trung Học, tôi nhớ tới những xe bán Bò Bía trước cổng trường, người bán thoăn thoắt gói những cuốn nhỏ bánh tráng có ít củ sắn và cà rốt thái sợi xào chín giữ nóng trong một cái thau nhỏ đặt trên bếp lửa, cho thêm vài lát Lạp Xưởng mỏng tanh, một ít tép ruốc chấy vàng nhuộm đỏ, có khi một ít trứng chiên vàng cắt sợi, một lá Sà lách, vài ngọn rau thơm, ăn với tương ngọt và tương ớt có ít đồ chua, một ít hành phi dòn và một ít đậu phọng rang giã dối. Cuốn Bò Bía ngọt thì chỉ là một cuốn bánh bột mỏng gói cây kẹo dòn và ít dừa nạo sợi, rắc ít mè rang vàng, chỉ tiện ở chỗ có thể cất vào trong cặp dành ăn trong giờ ra chơi, còn thì chẳng có gì đặc biệt!
Xi rô kem khác với kem ly, vì có cả đá bào và nước xi rô trộn chung với mấy muổng kem thành một thứ vừa dùng để múc ăn vừa có thể uống như nước được, có thấy bọn học trò xúm quanh hối thúc bà hàng thì mới thấy món quà này được ưa chuộng ra sao. Ya ua cũng có thể ăn theo cách này, chung với đường và đá gọi là ya ua đá. Sinh tố bịch thì làm bằng các loại trái cây cho vào máy xay nhuyễn, thêm đường thêm nước thành một loại thức uống ngon lành cho vào bịch ny lon nhỏ cột chặt bỏ tủ đá cho đông cứng lại, bọn con gái chúng tôi vẫn thường mút một đầu bao mút như mút đá nhận mặc cho bọn con trai tròn mắt thèm thuồng mà giả vờ trêu chọc.
Những quả ổi luộc ngâm trong nước cam thảo màu vàng luôn là món hấp dẫn tôi hơn cả Me và Cà Na ngâm. Xẻ đôi trái Ổi ra, màu ruột vẫn trắng ngà và dòn tan, nhưng lớp vỏ ngoài lại hơi mềm và ngọt mùi cam thảo, trét lên một lớp muối ớt cay cay thì thật là tuyệt! Me thì dòn và đã được lấy sạch hột, Cà Na hơi chát mà chua chua, trời ơi còn Xoài sống thì cắn miếng nào biết miếng đó, Chùm ruột chỉ nhìn thôi đã ứa nước miếng vì thèm, Cóc chín trái vàng lườm và thơm nức mũi. Những món trái cây ngâm ấy được gói trong mấy tấm lá chuối xanh rờn, một góc là nhúm muối ớt đỏ tươi ngon lành, buổi trưa trời nắng đổ lửa hay buổi sáng rét nhẹ chúng tôi đều chiếu cố tận tình như nhau! Vậy mà chẳng thấy đứa nào đau bụng đau bão gì, ấy thế mới lạ!
Còn hàng Phá Lấu trên đường Pasteur, nơi có xe nước mía Viễn Đông nổi tiếng một thời với những cây tăm tre xiên vào từng xâu nhỏ gan, lưỡi, tim … phá lấu màu nâu đen thơm phức vừa miệng đặt trong mấy cái đĩa nhôm bày trên một mẹt hàng có bốn chân gác chéo, mà tôi đã đi ăn cùng với người bạn trai đầu tiên. Ly nước mía mát lạnh hơn cả những câu chuyện thủ thỉ không đầu không đuôi tuổi học trò nhớ lại vẫn còn cảm thấy ngọt ngào. Hẻm Casino SaiGon có hàng Bún chả và bánh cuốn Thanh Trì một ngày nào đã dung dăng dung dẻ cùng các bạn vào ăn sau khi mỏi chân mỏi mắt khắp phố phường, trong Crystal Place hay trong P***age Eden. Hiệu kem Pole Nord nằm bên thương xá Tax với một dãy ki ốt hoa tươi trên đường Nguyễn Huệ một tối nào tôi nhận từ tay người bạn trai sắp theo tàu đi xa một bông hồng màu đỏ thắm với bàn tay ấm áp ân cần. Quán cơm Bà cả Đọi nằm trên một căn phòng nhỏ thấp sâu trong hẻm với những món ăn được dọn ra trên chiếc đi văng bóng gỗ bóng màu thời gian, những món ăn quen thuộc như bữa cơm thường ngày gợi nên cảm giác gia đình cùng ăn với bọn bạn là sinh viên miền Trung vào SaiGon trọ học….
Vậy mà thoắt cái đã mấy mươi năm! Những món ăn tôi đã ăn trong cả một thời ấu thơ cùng với bạn bè, những món ăn tôi đã chia sẻ cùng với những người thân thương một thuở, bây giờ có món vẫn còn bày bán đâu đó trong thành phố, có món đã lâu lắm chẳng còn nhìn thấy lại. Nhưng cùng với thời gian trôi qua, và mọi điều đã thay đổi, tôi mãi mãi sẽ chẳng bao giờ còn có thể thêm một lần nữa nếm được cái hương vị ngọt ngào tuyệt diệu của những món quà ấy, cho dù có tha thiết ước ao, hay thèm thuồng mong đợi đến thế nào!
Như có lần tôi đã bày tỏ cùng một người bạn ít tuổi hơn nhiều, và lại không cùng sinh ra, lớn lên trong cùng một hoàn cảnh sống, về những món ăn ở một nơi mà cô đã đến, nghe ca tụng nhưng thất vọng lúc nếm thử, rằng cái hương vị trong ký ức của mỗi một người khi ăn một món ăn nào là hương vị rất đặc biệt chỉ riêng người ấy mới cảm nhận được, gói ghém cả những ngọt ngào của quá khứ và kỷ niệm, mà không phải ai cũng có thể sẻ chia. Nhớ lại những món ăn một ngày nào, là tôi nhớ lại biết bao là êm ái và dịu ngọt, mà những món quà tuy tầm thường bé nhỏ ngày xưa ấy, cho dẫu chỉ là quà của một thời, nhưng lại là một thời của những tháng ngày yên vui mãi mãi trong tâm tưởng, mà những khoảnh khắc quý báu ấy thì mãi mãi tôi chẳng bao giờ có thể nguôi quên.
Lời tác giả: Thân tặng bạn bè tôi, những người dân Sài Gòn đã sống cùng thời với tôi trên mảnh đất thân yêu này, dù còn ở lại hay đã đi xa; Những người bạn mới quen và cả những người chưa từng quen biết. Để nhớ về những món quà tuyệt diệu của tuổi thơ mà bây giờ chỉ còn lưu lại trong chúng ta hương vị ngọt ngào của một thời đã xa mãi mãi.
Tôi là một người có "tâm hồn ăn uống". Cái thân hình đều đặn ba vòng bằng nhau bây giờ là kết quả (hay hậu quả?!) của mấy chục năm miệt mài thưởng thức một cách hết sức nhiệt tình những món ngon và chưa ngon của hầu hết những quán hàng tiệm ăn to nhỏ lớn bé trong lòng thành phố! Ăn trong nhà hàng máy lạnh có nhạc nhè nhẹ êm dịu mọi người nói năng nhỏ nhẹ lịch sự hay ăn trong một quán nướng ồn ào tiếng cụng ly côm cốp cười nói rân trời của mấy ông bợm nhậu, hay ăn nhỏ nhẻ mát mẻ trong một sân vườn cạnh bờ sông bốn bề gió lộng nước lách tách vỗ sóng bên sàn gỗ dưới chân...
Tôi đã ăn cùng với bạn bè, người thân, người yêu và cả với người ghét (thí dụ như phải đi ăn đám cưới của cảnh sát khu vực chẳng hạn!) những món ăn đã có từ thời xưa hay những món vừa được sáng chế ra lúc mới đây, những món có tên gọi bình dân hay những món nghe nghĩ mãi chẳng biết là món gì bởi cái tên gọi vừa cầu kỳ vừa bí hiểm! Có món tôi thích, có món không. Nhưng chưa bao giờ có một món ăn nào làm cho tôi chợt ngẩn người vì một nỗi nhớ nhung lạ lùng, đến dường như khắc khoải, như trong một lần gần đây khi đi qua một ngôi trường tiểu học nhỏ nằm cạnh một đường ray xe lửa, trong khi đứng chờ bên cạnh thanh chắn ngang đường ray, giữa tiếng bánh sắt nghiến rầm rập, hình ảnh hai em bé học sinh cùng uống chung một chiếc ly nhựa nhỏ nước xi rô bất giác làm tôi nhớ đến món quà của tuổi nhỏ ngày xưa, bây giờ không còn thấy bán nữa: cục đá nhận! Và tôi nhớ đến bàng hoàng tha thiết những món quà hồi tôi còn nhỏ, những món quà của một thời!
Ồ, nói ra thì thấy lạ lùng, chứ hồi nhỏ quả không mấy ai là không mê cái vị ngọt lạnh dễ chịu của cục đá nhận mà cách làm vừa đơn giản vừa… mất vệ sinh của xe nước giải khát bán ở cổng trường! Có lẽ khi ấy kem cây chưa có nhiều, lại mắc không phù hợp với túi tiền ít ỏi của lũ học trò nhỏ chúng tôi, nên cục đá nhận vừa lạnh vừa ngọt, có màu sắc rực rỡ lại rẻ tiền được hoan nghênh số một!
Người bán hàng dùng một cái bàn bào nước đá bằng gỗ bốn chân có một lưỡi dao bào bằng thép trên mặt đặt cục nước đá lên, bào ra những vụn đá tơi xốp trắng toát đầy cái đĩa nhôm nhỏ hứng ở dưới, nhanh nhẹn dùng một cái ly nhựa nhỏ hốt đầy đá bào vào ấn chặt như cách ta làm bánh bằng khuôn, gõ nhẹ cho cục đá bào đã được nén chặt trong ly rớt ra, vớ lấy chai xi rô màu xanh, đỏ hay vàng theo yêu cầu (xanh lá cây là mùi Bạc Hà, vàng là Chanh, đỏ là Cam hay Lựu) trên nắp chai xi rô bằng nhựa đã đục sẵn một lỗ nhỏ, xịt mấy cái trên cục đá nhận cho nước xi rô thấm vào, vừa xịt vừa khéo léo xoay tròn cục đá cho màu loang đều, có khi còn rưới thêm một chút nước chanh muối lên trên nếu được nằn nì xin thêm. Đứa học trò trả tiền chộp ngay lấy cục đá nhận ngửa cổ mút lấy mút để vị ngọt lạnh trong lúc đứa bạn không có tiền kiên nhẫn chờ kế bên đợi khi cục đá nhạt màu vì đã gần hết xi rô thì được mút ké một chút, cứ thế hai đứa nhỏ vừa đi vừa kề đầu chụm vai chia nhau một cục nước đá nhận đã hết cả vị ngọt lẫn mùi thơm, chỉ còn trơ cái lạnh và nhạt trên đầu lưỡi bị nhuộm màu!
Ở cổng trường tiểu học của tôi hồi đó có nhiều hàng quà rong lắm. Mặc dù đã có lời dạy không nên ăn quà vặt nhưng hầu hết học sinh đều vi phạm bởi sức hấp dẫn của những món quà này. Mà ngày xưa thì quà bánh cũng chẳng lấy gì làm phong phú đẹp đẽ như ngày nay, chỉ những món đơn giản rẻ tiền mà sao nhớ nhung đến thế, hay vì trong những món quà thời ấy còn chất chứa cả một thời trẻ dại hồn nhiên chưa biết nghĩ suy gì?! Trẻ con ngày nay đi học hầu hết đều được Cha Mẹ đưa đón bằng xe riêng, ít thấy em nào đi một mình, hàng quà lại bị cấm bày bán trước cổng nên chẳng còn cảnh lê la ăn quà trước khi vào lớp như chúng tôi ngày xưa. Hồi tôi nhỏ, đi học toàn là tự đi bộ một mình, mấy đồng bạc cắc đút túi cứ như muốn nhảy ra khỏi tay trước những mẹt quà bày sát lối vào trường, thôi thì đủ món đủ thức tùy theo mùa theo vụ:
Đây là hàng bánh tráng kẹo có bà bán hàng mặc áo nâu nhanh nhẹn trở bánh trên bếp than nhỏ trong một cái nồi bầu miệng loe bằng đất nung, vừa thoăn thoắt bẻ bánh mới nướng xong còn đang nóng hổi, kéo những đường mạch nha dẻo quẹo trên mặt bánh rắc lên nhúm dừa nạo trắng muốt rồi gập đôi miếng bánh lại, món quà này tương đối mắc tiền, chỉ khi nào có tiền nhiều một chút tôi mới ăn.
Đây là mẹt hàng của một chị còn trẻ tuổi tóc búi gọn phía sau gáy, bán đủ thứ bánh kẹo xanh đỏ rất ưa nhìn:
Những cái bánh bằng bột gạo nướng với đường nhỏ xíu tròn tròn như những cái móc dùng để treo màn cửa màu vàng cam được xâu từng chùm vào một sợi dây lác để đeo vào cổ như một sợi dây chuyền, những xấp me ngào bột màu nâu đỏ nhỏ cỡ đồng xu ăn với muối ớt chua chua ngọt ngọt, những viên cốm nếp ngào đường tròn cỡ nắm tay thơm thơm mùi gừng, những cục kẹo ú đẫm bột hình khối tam giác màu vàng nhạt, những cục kẹo sữa màu trắng đục cắn vào có vị bùi béo của đậu phụng rang giã nhuyễn gói bằng giấy màu trắng có chữ màu xanh, những viên kẹo màu xanh màu vàng màu đỏ bọc giấy bóng kiếng trong thơm mùi trái cây, những bịch mứt dừa nhuộm đủ màu, những bịch bánh tráng tròn nhỏ màu vàng đỏ mặn mà…
Còn ai nhớ vị ngọt chát của những trái Trâm to bằng đầu ngón tay cái màu tím thẫm ăn vào nhuộm tím cả lưỡi cả miệng? Những trái Nhãn Lồng mọc hoang nhỏ cỡ đầu ngón tay út vỏ màu trắng ngà với chút xíu cơm mỏng dính ngòn ngọt. Những trái Sung chín đỏ nhìn ngon mắt nhưng nhạt phèo và ruột đôi khi có đầy kiến gió. Những trái Chùm Ruột chua ghê răng ăn với muối ớt. Những trái Bình Bát trông giống như trái Mãng Cầu Xiêm nhưng lổn nhổn hạt chua chua… Loại trái cây mọc hoang dại trong lùm, trong bụi nơi vùng ngoại ô thành phố được bày bán trong những mẹt hàng nho nhỏ bên cổng trường thuở ấy đã gợi thèm thuồng biết bao đứa học trò nhỏ mỗi lúc ghé nhìn.
Và đây nữa, những trái Cóc xanh gọt vỏ rồi tách thành một bông hoa nhiều cánh ngâm trong nước Cam Thảo vàng, những lát xoài sống ăn với mắm ruốc tím có điểm những khoanh ớt đỏ thắm, chùm trái Trường trông giống như những trái Vải tí hon vỏ màu đỏ nâu, những chùm trái Sai vỏ đen nhung với lớp ruột màu vàng cam có cái hạt dẹp dẹp nho nhỏ trông giống như .. một con ve chó lớn! Và Thơm xẻ miếng, và Đu Đủ, Mận, Mít bày trong một cái tủ nhỏ bằng kính có đặt cục đá ướp lạnh.
Tôi không biết ăn Ô Môi. Thứ trái cây dài ngoằng và cứng ngắt ấy không ngờ là hậu thân của những bông hoa đỏ thắm xinh đẹp vẫn mọc dọc bờ sông nhiều nhà ở miền tây Lục Tỉnh. Trái Ô Môi hơi giống trái Phượng nhưng to hơn, cũng có vỏ màu nâu đen. Khi ăn phải hái phơi kỹ trên nóc nhà cho khô, dùng dao chặt thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vỏ trái cho lộ ra lớp hạt xếp đều đặn dính liền nhau bởi một lớp cơm màu nâu đen như nước màu kho cá, và cái mùi thum thủm của nó thì thật khó tả! Tôi chịu! Chỉ nghe đã muốn bịt mũi chạy xa, vậy mà bọn bạn tôi cứ mua từng khúc gặm ngon lành, còn cẩn thận mút cho bằng hết những chiếc hạt ấy, nghe kể rằng ngọt nhưng hơi chát ăn mãi không chán!
Tôi rất thích đến bên thùng xe làm bắng sắt tròn của ông hàng Kẹo Bông Gòn. Ở giữa tâm vòng tròn có một cái lõi nhỏ, mỗi khi ông bán Kẹo cho vào đó ít đường cát trắng, vừa đạp cái bàn đạp cho vòng thùng tròn quay thì lớp đường kéo tơ hiện ra càng lúc càng nhiều, đưa đôi đũa quơ quanh một vòng thành một lớp bông gòn xốp mịn nhìn thật đẹp mắt, cho vào miệng lớp bông ấy tan nhanh để lại vị ngọt ram ráp trên đầu lưỡi như một chút tiếc nuối. Hàng kẹo kéo thì lúc nào cũng có quay số, số bao nhiêu thì được trúng bấy nhiêu kẹo, nhưng hễ số kẹo càng nhiều thì ông hàng kẹo kéo lại kéo nhỏ cây kẹo thêm một chút, rốt cuộc nếu gộp tất cả số kẹo trúng thưởng vào chung thì có lẽ vừa bằng một cây kẹo mua bằng tiền không quay số mà thôi!
Còn hàng kem cây.
Ngày xưa chúng tôi gọi là hàng “Cà Rem” . Người bán Kem có hai bình thủy để cân đối hai bên “boọc ba ga” một bên đựng kem các mùi như Va ni, Sầu Riêng, Dừa… một bên đựng kem đá với các màu xanh đỏ vàng tượng trưng cho Cam, Chanh và Bạc Hà. Mỗi khi bán, tùy theo giá tiền người bán sẽ dùng dao cắt cục kem lớn nhỏ khác nhau, dùng một que nhỏ ghim vào miếng kem mà đưa. Một loại kem khác, thứ này mắc tiền hơn, mà người ta thường bán trong tiệm nhưng cũng có những xe đẩy bán trước cổng trường, là loại kem múc bằng muỗng tròn để lên trên những cái bánh bột mỏng hình loe dài như một đài hoa xinh xắn có đủ các màu vàng xanh trắng, rưới lên trên khi thì một ít đậu phụng rang giã nhuyễn với một chút sữa đặc có đường, khi thì một chút xi rô xanh xanh đỏ đỏ. Trẻ con không thích ăn kem ly, phải đứng tại chỗ mà ăn, mất thì giờ; vừa đi vừa ăn ngon mà nhanh hơn. Hôm nào có tiền kha khá một chút thì mua hẳn một cái bánh mì ngọt kẹp mấy cục kem có rưới sữa và rắc đậu vào thì quả là ngon hết chỗ chê!
Buổi sáng đến trường sớm mà chưa ăn sáng ở nhà, đã có hàng xôi của bà hàng với hơi nóng nghi ngút bốc lên kèm theo mùi thơm hấp dẫn! Bà hàng lấy một miếng lá chuối cỡ hai bàn tay xoè, đặt lên trên đó một miếng bánh tráng phồng cỡ bàn tay, thường có hai loại xôi là xôi đậu xanh và Xôi Nếp than, ai muốn ăn gì thì bà sẽ xới xôi ấy lên trên miếng bánh phồng, trét một lớp nhưn đậu xanh nấu chín tán mịn lên, rưới một muổng mỡ hành có lẫn mấy miếng tóp mỡ béo ngậy, rắc một lớp đường cát trắng và sau cùng là chan lên một muổng nước cốt dừa. Xôi được gói chặt lại sao cho miếng bánh phồng bọc kín hết như một lớp vỏ bánh, cắn vào vừa bùi vừa béo, thơm ngon làm sao! Cạnh đó lại có bà cụ người Bắc mặc áo vải trắng đầu vấn khăn nhung bày một thúng bán xôi Lúa hay còn gọi là Xôi bắp, cụ có hàm răng đen nhánh với miệng cười hiền từ, thoăn thoắt xé lá gói những gói Xôi bắp với những hạt Bắp màu trắng đục hầm mềm và những hạt nếp dẻo thơm phức, cũng là đậu xanh nấu chín nhưng đậu của xôi Bắp thì giã tơi thành một lớp bột khô rắc lên trên, chan vào một muổng nhỏ hành tím bào mỏng phi vàng rồi sau cùng là một muổng muối đường.
Ít tiền hơn đã có hàng khoai luộc. Cũng tỏa khói nghi ngút nhưng giản dị hơn, chỉ một nồi hay rá nhỏ đặt trên bếp lửa, này là khoai lang Bí vỏ nâu đỏ ruột vàng, khoai lang Dương Ngọc vỏ hồng tím ruột tím nhạt, cả khoai lang trắng ruột trắng như bột, khoai Đà Lạt thì củ nhỏ mà ốm nhưng mật tươm cả ra ngoài vỏ, lâu lâu mới thấy bán. Khoai Mì (Sắn) thì cắt thành từng khúc xếp ngay ngắn bên cạnh những củ khoai Mì Tinh (có người còn gọi là khoai Bình Tinh) và củ Chuối (Dong Riềng) và những củ Từ vỏ vàng nhạt hay những củ khoai Môn tròn trĩnh.
Cũng là khoai mì, nhưng khoai mì quết dừa làm bằng những củ khoai bột tán nhuyễn, trộn thêm xác dừa khô nạo và đường cát trắng, thêm chút muối đậu, gói trong lá chuối, có thể dùng lá cây Dứa dại cắt ngắn từng khúc thay cho muổng xúc ăn, hay nắm lại thành nắm như nắm xôi mà ăn; vừa ngọt, vừa bùi. Lại thơm và béo của dừa khô trộn lẫn, ngon không biết tả sao cho vừa!
Khoai mì mài ra lấy bột đem lọc kỹ, để ráo sẽ cắt thành sợi dài mà dẹp, hấp chín rồi cũng trộn chung với dừa khô nạo nhuyễn là sẽ thành món bánh tằm khoai mì trộn dừa, muốn có màu sắc hồi đó người bán không dùng màu hóa chất mà lấy màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu đỏ của trái gấc chín, nên những sợi bánh tằm ăn vào mỗi màu có một mùi thơm riêng biệt, vì vậy ăn ít ngán hơn.
Hồi đó trước cổng trường tôi có một bà già người Tàu mà mọi người thường gọi là Thím Xẩm bán bánh ướt rất ngon. Bánh ướt của người Tàu khác bánh ướt của người Việt ở chỗ bánh họ tráng dầy hơn, lại thoa lên trên một lớp mỡ có hành lá xắt nhỏ rồi cuộn lại thành từng cuộn dẹp, ăn với nước mắm pha loãng và giá trụng. Bà Tàu già ấy quanh năm chỉ thấy mặc một chiếc áo vải màu đen bạc phếch, một chiếc quần ngắn trên mắt cá bó ống và một đôi giày vải đen có thêu đã cũ mèm. Tóc bà cắt ngắn tới ngang cổ, cài một chiếc lược sừng đã bóng lộn vì thời gian. Mặc cho lũ chúng tôi tíu tít hối thúc bà già vẫn chậm chạp cắt bánh, lấy rau, rót nước mắm, rửa đĩa, thu tiền, những động tác chậm chạp của tuổi già và đôi mắt một mí hum húp như thuộc về một nơi chốn khác, không phải là cái nơi ồn ào nhộn nhịp của một cổng trường đang giờ sắp mở cửa.
Cái bánh tôm ăn chung với bánh ướt của bà Tàu già cũng ngon lạ lùng. Khá giống với bánh Cóng của Sóc trăng, nhưng không có tôm, cũng không có giá, tuy gọi là bánh tôm nhưng chỉ có đậu xanh hột được hấp chín và bột gạo, chiên vàng thành những cái bánh tròn xốp, ăn không biết chán.
Cùng một thứ ăn với nước mắm như bánh ướt là huyết heo hấp. Những miếng huyết heo vuông vức cỡ lòng bàn tay màu đỏ nâu được hấp chín rải lên trên từng lớp mỡ hành xếp đầy trong chiếc nồi được ủ nóng bằng mấy lớp bao bố dầy cộm. Người bán dùng dao cắt miếng huyết heo thành từng lát, cho thêm mỡ hành, giá trụng và một nhúm rau thơm cắt nhỏ, chan nước mắm lên, thế là xong! Nhưng món quà này ăn mau ngán, nên người bán hàng, một ông già mặc áo quần màu nâu, đầu đội mũ cối nhựa trắng, chở chiếc nồi trên yên sau chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, lâu lâu mới ghé qua cổng trường, dựng chiếc xe đạp vào một góc tường quen thuộc, vừa phì phà điếu thuốc vấn vừa chờ đợi đám khách hàng nhỏ tuổi.
Cũng bán hàng trên xe đạp và cùng là đàn ông bán hàng là món gỏi khô bò. Trong chiếc thùng một mặt có kính đựng đầy ắp những sợi đu đủ xanh bào mỏng, khô bò màu đen sánh cất trong một ngăn tủ nhỏ, chai giấm trắng, chai nước tương đen, chai nước ớt màu đỏ xếp cạnh chồng đĩa nhôm nhỏ, nắm đũa nhôm chiếc cong chiếc thẳng cắm trong một ống đựng treo lủng lẳng, ông hàng gỏi có một chiếc kéo sắt đen và to vừa dùng để cắt khô bò, vừa dùng nhắp thành những tiếng đều đều báo hiệu thay cho tiếng rao mời.
Cái đĩa nhôm trầy trụa và trẹt lét của ông hàng gỏi chỉ được tráng qua nước rồi lau vội bằng một cái khăn màu cháo lòng sau khi có khách ăn xong, lại được bốc đầy có ngọn nắm đu đủ bào, vài sợi khô bò nhỏ xíu cỡ đầu que diêm đặt khéo léo lên trên, một chút rau thơm thái sợi và một nhúm đậu phọng rang vàng giã dập, chan đẫm nước giấm và nước tương, thêm chút ớt đỏ cay cay, chúng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa xin thêm giấm, thêm nước tương, ăn hết đu đủ húp cạn hết cả nước giấm mà vẫn còn thấy thòm thèm!
Bánh mì tương cũng là món quà được bọn học trò chúng tôi chiếu cố tận tình vì rẻ mà lại ngon; chỉ có một khúc bánh mì không xẻ ra, rưới một muổng tương đen, một muổng tương đỏ, thứ tương người ta vẫn dùng để ăn phở nhưng có lẽ người bán đã cho thêm ít đường cho dịu bớt, và thêm ít bột cho sánh lại, gắp vào một ít đồ chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt cắt sợi ngâm giấm đường là có một món vừa ngon vừa no bụng. Nếu có tiền thì ăn bánh mì bì, bì làm bằng da heo cắt sợi nhuyễn, thêm chút thịt đùi heo chiên cắt nhỏ như que tăm, trộn một chút thính gạo rang vàng cho thơm, bánh mì bì ăn với hành lá xắt nhỏ phi chín chung với tóp mỡ, chan nước mắm chua ngọt, ngon hơn bánh mì tương một bậc, và cũng mắc tiền hơn!
Bắp thì có hai thứ, bắp luộc đựng trong thúng ủ tấm bàng tròn, hơi nóng bốc lên cùng với mùi lá dứa thơm phức, những trái bắp vỏ ướt nước nóng hổi cầm bỏng cả tay, xé lớp vỏ như những lần lụa mỏng mềm mại phía trong cùng là lớp hạt vàng rực đều đặn hiện ra trông thật bắt mắt, hạt bắp luộc dẻo và ngọt, nếu ăn bắp non thì cái cùi bắp mềm mà ngọt không thua gì mía hấp. Bắp nướng thì phải ngồi đợi một bên cái bếp than làm như một cái máng chữ nhật nhỏ của bà hàng, chờ lớp vỏ ngoài cháy đen một phần, bà mới bóc hết làn vỏ bắp ra để những hạt bắp được nướng chín trên lửa từ từ trỡ sang màu vàng ruộm, rồi vàng cháy, mùi bắp nướng thơm lừng tỏa ra trong không khí, xé một miếng vỏ bắp bọc lấy cái cuống trái bắp nướng dốc ngược đầu xuống một chén mỡ hành đặt cạnh bếp, dùng một đoạn sống lá chuối chẻ dập đầu thoa đều mỡ hành lên khắp trái bắp, mùi thơm của bắp và mỡ hành làm chúng tôi nuốt nước miếng thèm thuồng, cầm vội vàng trái bắp nóng hôi hổi trên những ngón tay lóng ngóng và gặm hối hả, vị mặn mà của mỡ hành có lẫn vài miếng tóp mỡ dòn dòn, hạt bắp vừa cứng vừa dẻo, nhồm nhoàm một cái đã thấy chỉ còn trơ lại cái cùi khô khốc vô duyên!
Bây giờ ít thấy bán đậu đỏ bánh lọt, thứ quà ngon mà mắc tiền hơn đá nhận xi rô, vẫn bán trước cổng trường trên những chiếc xe đẩy bằng nhôm sáng loáng thuở nào. Trong những chiếc thẩu tròn xếp thành dãy người ta đựng nào là đậu xanh hấp chín màu vàng đậm đà, nào là đậu đen chín bở, đậu đỏ đều hạt, đậu Mỹ màu trắng hạt to như đầu ngón tay cái,và một cái thẩu đầy những sợi bánh lọt màu trắng trong và dai ngập trong nước đừa đục màu sữa, lại có cả hạt É lấm tấm như những chùm trứng Ếch tí hon có lẫn những tảng nhỏ Lười Ươi nâu như màu mận chín, nước đường thắng kẹo đựng trong hũ thủy tinh trong được múc bằng một cái muổng đặc biệt làm bằng nửa quả Mù U khô cắm trong một cây đũa tre dài.
Đã lâu lắm tôi không còn thấy ai bán Bông Cỏ với Hột Lựu. Hình như món ăn này, cũng như món mía hấp, mía ghim đã lặng lẽ biến mất tự lúc nào chẳng ai hay biết. Mía hấp thì thường là một người đàn ông trung niên đẩy xe ba bánh rao bán trên đường phố vào khoảng tối khuya, tiếng rao "Mía hấp" kéo dài hơi ngân nga và ánh sáng chập chờn của một ngọn đèn dầu nhỏ thắp trong chiếc lồng đèn vuông thường gợi nhớ vào những tối trời tạnh mưa, không khí ẩm và lạnh mà mùi thơm ngọt ngào của những cây mía nóng hổi khi mở nắp chiếc vung to lớn của ông hàng mía lan tỏa trong không gian thật là dễ chịu. Ông hàng Mía hấp có một cái bào to với một bên thân bào là dao bén ngót. Những khúc mía màu nâu tím hay vàng mơ được hấp chín trong một loại nước có vị thuốc Bắc xếp đầy trong một cái thùng sắt to đặt trên bếp than cháy âm ỉ để giữ cho nước trong nồi lúc nào cũng nóng già, khi có người mua ông dùng bào róc sạch vỏ rồi nhanh nhẹn trỡ lưỡi dao tiện thành từng khẩu mía ngắn và đều nhưng không tiện đứt hẳn mà vẫn còn dính vào nhau, mía hấp ăn thơm và mềm, người già răng yếu cũng có thể ăn được. Mía ghim thì chỉ là mía thường, róc vỏ, bỏ mắt và tiện ra thành những lóng ngắn nhỏ cỡ một đốt ngón tay, ghim vào trong một đoạn tre ngắn được chẻ ra nhiều thanh nhỏ ở một đầu thành ra một bông hoa ngộ nghĩnh xoè tròn người ta thường bán trước cửa rạp hát hay rạp xi nê hồi đó. Mía bây giờ người ta đựng trong bịch nylon, tuy cũng tiện tròn nhưng nhìn tẻ nhạt chứ không xinh xắn hấp dẫn như mía ghim thuở đó!
Bông Cỏ thì đặc biệt hơn, trông giống như Sương Sa nhưng hơi mềm mình, và lại thơm ngon hơn nhiều. Có lẽ tuổi nhỏ với khẩu vị đơn giản và đồng tiền có hạn nên món nào hồi xưa mình ăn đều thấy ngon lạ ngon lùng, hay bởi vì những món ăn thời ấy còn chất chứa cả một khung trời ký ức êm đềm dịu ngọt nữa mà bây giờ cho dẫu có ăn bất cứ món gì mình cũng thấy không thể sánh bằng? nhưng món Bông Cỏ thì quả là hơn đứt Sương Sa hay Thạch của người Bắc, Đông Sương của người Trung. Bông Cỏ hình như là xuất xứ từ bên Tàu, cách làm cũng khá lạ, phải ngâm nước một đêm cho nở rồi mới cho vào trong một cái bao vải dày (gọi là bao bồng bột) cùng với một vài (bao nhiêu?) trái chuối Xiêm chín, nhồi lấy nước sền sệt pha chung với nước lã sao cho vừa đủ lượng nước cần dùng, cho vào thau để yên trong mấy giờ sẽ đông lại như Sương Sa nhưng mềm và dẻo hơn, dùng cái muổng như cái vá xới cơm nhưng dẹp và mỏng hơn vát nhẹ thành từng miếng mỏng cho vào ly, ăn với bột mì tinh cắt nhỏ vuông vức pha màu hồng đỏ luộc vừa chín còn cái ngòi bột trăng trắng nhỏ xíu trông giống như những hột Lựu tươi vừa tách ra khỏi trái chín cây (vậy nên mới được gọi tên là Bông Cỏ Hột Lựu), chan nước đường thắng kẹo và nước cốt dừa béo ngậy, thêm vào chút dầu chuối đựng trong cái ve nhỏ xíu mà thơm lừng. Đôi khi người ta còn bán chung với Sương Sáo và Sương Sâm, một thứ màu đen có mùi hôi nhẹ của thuốc Bắc, một thứ màu xanh biếc của lá cây với những đám bọt nhỏ phía trên mặt, ăn cùng với đường cát trắng lạo xạo trong miệng và những vụn đá bào mát lạnh.
Lớn thêm một chút, vào Trung Học, tôi nhớ tới những xe bán Bò Bía trước cổng trường, người bán thoăn thoắt gói những cuốn nhỏ bánh tráng có ít củ sắn và cà rốt thái sợi xào chín giữ nóng trong một cái thau nhỏ đặt trên bếp lửa, cho thêm vài lát Lạp Xưởng mỏng tanh, một ít tép ruốc chấy vàng nhuộm đỏ, có khi một ít trứng chiên vàng cắt sợi, một lá Sà lách, vài ngọn rau thơm, ăn với tương ngọt và tương ớt có ít đồ chua, một ít hành phi dòn và một ít đậu phọng rang giã dối. Cuốn Bò Bía ngọt thì chỉ là một cuốn bánh bột mỏng gói cây kẹo dòn và ít dừa nạo sợi, rắc ít mè rang vàng, chỉ tiện ở chỗ có thể cất vào trong cặp dành ăn trong giờ ra chơi, còn thì chẳng có gì đặc biệt!
Xi rô kem khác với kem ly, vì có cả đá bào và nước xi rô trộn chung với mấy muổng kem thành một thứ vừa dùng để múc ăn vừa có thể uống như nước được, có thấy bọn học trò xúm quanh hối thúc bà hàng thì mới thấy món quà này được ưa chuộng ra sao. Ya ua cũng có thể ăn theo cách này, chung với đường và đá gọi là ya ua đá. Sinh tố bịch thì làm bằng các loại trái cây cho vào máy xay nhuyễn, thêm đường thêm nước thành một loại thức uống ngon lành cho vào bịch ny lon nhỏ cột chặt bỏ tủ đá cho đông cứng lại, bọn con gái chúng tôi vẫn thường mút một đầu bao mút như mút đá nhận mặc cho bọn con trai tròn mắt thèm thuồng mà giả vờ trêu chọc.
Những quả ổi luộc ngâm trong nước cam thảo màu vàng luôn là món hấp dẫn tôi hơn cả Me và Cà Na ngâm. Xẻ đôi trái Ổi ra, màu ruột vẫn trắng ngà và dòn tan, nhưng lớp vỏ ngoài lại hơi mềm và ngọt mùi cam thảo, trét lên một lớp muối ớt cay cay thì thật là tuyệt! Me thì dòn và đã được lấy sạch hột, Cà Na hơi chát mà chua chua, trời ơi còn Xoài sống thì cắn miếng nào biết miếng đó, Chùm ruột chỉ nhìn thôi đã ứa nước miếng vì thèm, Cóc chín trái vàng lườm và thơm nức mũi. Những món trái cây ngâm ấy được gói trong mấy tấm lá chuối xanh rờn, một góc là nhúm muối ớt đỏ tươi ngon lành, buổi trưa trời nắng đổ lửa hay buổi sáng rét nhẹ chúng tôi đều chiếu cố tận tình như nhau! Vậy mà chẳng thấy đứa nào đau bụng đau bão gì, ấy thế mới lạ!
Còn hàng Phá Lấu trên đường Pasteur, nơi có xe nước mía Viễn Đông nổi tiếng một thời với những cây tăm tre xiên vào từng xâu nhỏ gan, lưỡi, tim … phá lấu màu nâu đen thơm phức vừa miệng đặt trong mấy cái đĩa nhôm bày trên một mẹt hàng có bốn chân gác chéo, mà tôi đã đi ăn cùng với người bạn trai đầu tiên. Ly nước mía mát lạnh hơn cả những câu chuyện thủ thỉ không đầu không đuôi tuổi học trò nhớ lại vẫn còn cảm thấy ngọt ngào. Hẻm Casino SaiGon có hàng Bún chả và bánh cuốn Thanh Trì một ngày nào đã dung dăng dung dẻ cùng các bạn vào ăn sau khi mỏi chân mỏi mắt khắp phố phường, trong Crystal Place hay trong P***age Eden. Hiệu kem Pole Nord nằm bên thương xá Tax với một dãy ki ốt hoa tươi trên đường Nguyễn Huệ một tối nào tôi nhận từ tay người bạn trai sắp theo tàu đi xa một bông hồng màu đỏ thắm với bàn tay ấm áp ân cần. Quán cơm Bà cả Đọi nằm trên một căn phòng nhỏ thấp sâu trong hẻm với những món ăn được dọn ra trên chiếc đi văng bóng gỗ bóng màu thời gian, những món ăn quen thuộc như bữa cơm thường ngày gợi nên cảm giác gia đình cùng ăn với bọn bạn là sinh viên miền Trung vào SaiGon trọ học….
Vậy mà thoắt cái đã mấy mươi năm! Những món ăn tôi đã ăn trong cả một thời ấu thơ cùng với bạn bè, những món ăn tôi đã chia sẻ cùng với những người thân thương một thuở, bây giờ có món vẫn còn bày bán đâu đó trong thành phố, có món đã lâu lắm chẳng còn nhìn thấy lại. Nhưng cùng với thời gian trôi qua, và mọi điều đã thay đổi, tôi mãi mãi sẽ chẳng bao giờ còn có thể thêm một lần nữa nếm được cái hương vị ngọt ngào tuyệt diệu của những món quà ấy, cho dù có tha thiết ước ao, hay thèm thuồng mong đợi đến thế nào!
Như có lần tôi đã bày tỏ cùng một người bạn ít tuổi hơn nhiều, và lại không cùng sinh ra, lớn lên trong cùng một hoàn cảnh sống, về những món ăn ở một nơi mà cô đã đến, nghe ca tụng nhưng thất vọng lúc nếm thử, rằng cái hương vị trong ký ức của mỗi một người khi ăn một món ăn nào là hương vị rất đặc biệt chỉ riêng người ấy mới cảm nhận được, gói ghém cả những ngọt ngào của quá khứ và kỷ niệm, mà không phải ai cũng có thể sẻ chia. Nhớ lại những món ăn một ngày nào, là tôi nhớ lại biết bao là êm ái và dịu ngọt, mà những món quà tuy tầm thường bé nhỏ ngày xưa ấy, cho dẫu chỉ là quà của một thời, nhưng lại là một thời của những tháng ngày yên vui mãi mãi trong tâm tưởng, mà những khoảnh khắc quý báu ấy thì mãi mãi tôi chẳng bao giờ có thể nguôi quên.
28 thg 5, 2010
Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Vi Anh
Mười bốn năm ở Little Saigon chưa bao giờ người viết bài này thấy một cuộc ra mắt sách nào số người tham dư đông đảo, nghiêm trang như cuộc ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” vào ngày Chủ Nhựt 16-5-2010, tại Rose Theater, Thành phố Wesminster. Tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là bộ trưởng kế hoạch, cố vấn ngoại giao cho cố TT Nguyển văn Thiệu là người làm việc gần gũi TT khi ở trong nước và khi ra hải ngoại tới lui rất thường với TT sau 75, là một nhân chứng sống ắt hiểu biết tâm tư TT Thiệu đối với đồng minh Mỹ.
Nên khoảng 650 ghế trong hội trường ngồi đầy cả, mà nhiểu người còn đứng lắng nghe phía sau. Trong bài nói chuyện có vẻ hàn huyên tâm sư, tâm tình với nhau hơn là diễn thuyết, hay diễn giảng, tác giả tâm tình tâm sự cứu cánh của Ông khi viết quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, Ông muốn cho lớp trẻ người Mỹ gốc Việt ở quê hương thứ hai là nước Mỹ này rút kinh nghiệm. Tại sao một chánh quyền qui mô như Mỹ lại có một lổ hỏng trong thòi kỳ chiến tranh như Chiến tranh VN. Cái lổ hỏng đó Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gọi là hiện tượng Kissinger (phenomenon Kissinger – chữ phenomenon (Anh), phénomène (Pháp) hiểu theo nghĩa một thứ kỳ quặc. Kỳ quặc nhưng đóng một vai trò quan trọng cho sư sụp dổ VNCH. Phần dẫn nhập của Ts Hưng làm cho người nghe liên tưởng đến những câu hết sức quen thuộc trong tập thề người Mỹ gốc Việt lâu nay, làm kẻ thù Mỹ thì dễ làm bạn với Mỹ thì khó.
Tiến sỉ Nguyễn tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sư kiện lịch sử tiêu biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước. Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn. Vận chuyễn theo luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có công ty hàng hải “bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại cho nông dân VN.
Về quân sự, Mỹ viện trợ mỗi năm giảm dần còn 1 tỷ rưởi, rồi 1 tỷ, rồi 700 triệu, rồi cắt luôn. Trong khi ở Afghanistan bây giờ mỗi tháng viện trợ 6 tỷ mà số quân ít hơn VN nhiều. Nhiều khi chánh phủ phải chịu nhục, Như Ts Hưng phải xin xỏ TNS Keenedy, bạn học cũ, hồi học chung chỉ là một sinh viên tầm thường, khi làm thương nghị sĩ xin năm lần bảy lượt mới cho gặp 30 phút. Nhưng nói chuyện vớ Ông 15 phút, Ông đã vội bỏ đi viện cớ bận. Ts Hưng phải xách cập chạy theo tò tò trong hành lang Thương Viện. Có lúc TT Thiệu phải gởi thơ cho TT Ford với lời lẽ cứng rắn nhưng đau thương, nói trong khi VC được Nga Tàu Viện trợ hào phóng vũ khí đạn được tối tân, dư dả, còn quân nhân VNCH đồng minh của Mỹ phải đếm từng viên đạn. Ôi nỗi đau này là nỗi đau chung từ tồng thống tư lịnh tối cao dến người quân nhân tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan với súng dạn thiếu thốn, quân trang quân dụng thiếu thốn đang xả thân ở chiến trường chống quân CS Bắc Việt xâm lược.
TT Nguyễn văn Thiêu đã hơn một lẩn bày tỏ tâm tư, nói với những người làm chánh sách của Mỹ, quân dân cán chính VNCH đặt tương lai mình và tương lai con cháu vào Thế giới Tự do, qua lời kêu gọi của ba bốn đời tổng thống Mỹ, mà rơi vào hoàn cảnh đau đớn như vậy. Việc phản bội đồng minh của Mỹ, Ts Hưng nói trên đài RFA, “Chúng tôi có viết chương 18, về cái bài phỏng vấn rất dài, của ông [TT Thiệu] với một tờ báo Đức, tên là “Der Spiegel”, trong cái bài đó, tổng thống Thiệu đã nói rất nhiều về cái mà ông gọi là “sự phản bội”, ông ấy bảo là 4 đời tổng thống Hoa Kỳ đã khuyến dụ nhân dân miền Nam đi vào cái khối của thế giới tự do, rồi cuối cùng tháo lui bỏ chạy.” Và đặc biệt là có những cái cam kết rất là vững chắc, thân tín rồi cuối cùng cũng lờ đi. “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi”, chúng tôi có in lại tòan bộ bài đó từ tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh, rồi có bút phê của ông (Thiệu) rất là cẩn thận. TT Thiệu chọn tờ báo Đức này vì biết Ts Kissinger là người Do Thái ở Đức nên thế nào cũng đọc, và đúng như vậy vài ngày sau Ts kissinger gởi thơ phân bua hết parce que này đến parce que khác, theo lời Ts kèm một nụ cười mai mỉa.
Và đau đớn hơn cho tổng thống VNCH. Ts Hưng nói trong cuộc ra mắt sách, chỉ một câu trả lời chung chung của TT Kennedy với người dẫn chương trình Cronkite – là người đăt ra danh từ anchor để chỉ người dần chương trình truyền hình - rằng TT Kennedy sẽ xét lại vấn đề viện trợ và nhân sự ở Miển Nam, thế là nhìều người lợi dụng câu nói đó, dàn dựng ra cuộc đảo chánh TT Ngô đình Diệm. TT Nixon còn cạn táu ráo máng hơn với TT Thiệu khi ép buộc ký Hiệp định Paris, nếu TT Thiệu chần chờ, là cắt viện trợ, cắt quan hệ. Và bằng cách này hay cách khác biến TT Thiệu thành diểu hâu làm con mổi cho Phong Tráo Phản Chiến Mỹ. Từ vấn dề tái phối trí, rút quân ở Ban mê thuột, Pleiku, từ chức của TT Thiệu, TT Thiệu đi ra khỏi nước tất tất đều có áp lực của Mỹ.
Và trong cuộc ra mắt sách, Ts Hưng nói TT Thiệu có dự trù kế hoạch rút quân về Miền Tây, Hải quân VNCH mạnh hơn Bắc Việt. Có nhờ các nước như Pháp giúp nhưng đều bị kỳ đà Mỹ cản mũi.
Ts Hưng nói trên RFA và nhấn mạnh lại ý này khi ra mắt sách, “đặc biệt có một tâm tư mà chúng tôi nghĩ rằng nó phản ảnh phần nào cho tâm tư của chính cá nhân chúng tôi, và nhiều người trong chúng ta, đó là về phía ông ấy cũng như về phía nhân dân miền Nam thì dù rằng có nhiều khuyết điểm, dù rằng yếu kém, dù rằng có lỗi lầm, tham nhũng này kia v.v… nhưng mà cuối cùng thì cũng đã cố gắng hết sức. Trong chưa đầy 20 năm, bị áp lực bất khả cưỡng của Mỹ, VNCH đã cố gắng hết sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ở tiền tuyến một triệu quân không bao giờ 1 quận nào CS tấn công mà không tái chiếm được. Ở hậu phương 1 triệu công cán chính xây dựng mọi mặt văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội trên điêu tàn đổ nát do các cuộc tấn công của CS. Kể cả khi CS bao vây thủ đô hàng ngày pháo kích bộ mặt quốc gia và cung cách làm việc của một nước dân chủ vẫn còn, đúng nghi thức kể cà trong biến cố chuyển quyền từ TT Thiệu qua TT Hương và Tướng Dương văn Minh đều làm tại Phủ Tổng Thống có Quốc Hội tham dự.
Mỹ muốn lãnh đạo quốc gia VN là những kẻ sai bảo của Mỹ, từ Tổng thống, đến quốc hội, đến nhân dân bắng cách này hay cách khác không để ai sai bảo mình. TT Ngô đình Diệm thà chịu chết, TT Thiệu thà chịu tiêu sinh mạng chánh trị, chớ không đánh đổi chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc cho Mỹ. Gần mấy chục năm sau, TT Karzai của Afghanistan dùng những ý của TT Thiệu nói trên tờ báo “Der Spiegel”, để trả lời cho TT Obama khi hoạnh hoẹ, đổ tội tham nhưng và bầu cử gian lận cho chánh quyền Karzai.
Bài nói chuyện của Ts Hưng, cuốn sách ra mắt của TS, là một đóng góp rất lớn trong mùa 30-4 thứ 35. Một mùa trả lại chơn lý cho lịch sử VNCH , cho quân dân, cán chính VNCH. Sau bài nói chuyện của TS Hưng, và nhứt là sau khi đọc tác phẩn Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, người viết bài này tự nhũ. Coi vậy chớ TT Nguyễn văn Thiệu có phước hơn Ông Nguyễn Du tác giả truyện Kiểu bất hủ của văn học VN. Nếu Nguyễn Du xưa kia nghĩ “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, thì TT Nguyễn văn Thiệu chỉ cần 1 phần 10 thời gian đó đã được người đương thời và người sau hiểu biết kính trọng như là một vị tổng thống hết lòng bảo vệ chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc nhưng bất phùng thời nên “thề chiên quốc, thế xuân thu gặp thời thế thế thời phải thế”.
Và quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” lại còn có giá trị hơn nều lớp trẻ nghĩ, “Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương” (lời Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH). TT Nguyễn văn Thiệu đã trải qua biết bao nhiêu là nỗi buổn nhược tiểu nỗi nhục da vàng khi lệ thuộc kinh tế chánh trị với một siêu cường Mỹ.. Bài học lịch sử này nhắc lại không phải để giận hờn, trách cứ tổng thống Mỹ này hay tổng thống Mỹ kia hay để than thân trách phận nhược tiểu. Mà để người Mỹ gốc Việt trẻ cùng với nhân dân Mỹ tìm cách ngăn cản chánh quyền Mỹ không để một lổ hổng Kissinger nữa. Và những nhân vật đang cầm quyền trong nước nếu còn một chút điểm lương tâm VN, sẽ rút được kinh nghiện ích nước lợi dân trong quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” này trong vấn đề bang giao và giao thương với Mỹ./.
Mười bốn năm ở Little Saigon chưa bao giờ người viết bài này thấy một cuộc ra mắt sách nào số người tham dư đông đảo, nghiêm trang như cuộc ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” vào ngày Chủ Nhựt 16-5-2010, tại Rose Theater, Thành phố Wesminster. Tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là bộ trưởng kế hoạch, cố vấn ngoại giao cho cố TT Nguyển văn Thiệu là người làm việc gần gũi TT khi ở trong nước và khi ra hải ngoại tới lui rất thường với TT sau 75, là một nhân chứng sống ắt hiểu biết tâm tư TT Thiệu đối với đồng minh Mỹ.
Nên khoảng 650 ghế trong hội trường ngồi đầy cả, mà nhiểu người còn đứng lắng nghe phía sau. Trong bài nói chuyện có vẻ hàn huyên tâm sư, tâm tình với nhau hơn là diễn thuyết, hay diễn giảng, tác giả tâm tình tâm sự cứu cánh của Ông khi viết quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, Ông muốn cho lớp trẻ người Mỹ gốc Việt ở quê hương thứ hai là nước Mỹ này rút kinh nghiệm. Tại sao một chánh quyền qui mô như Mỹ lại có một lổ hỏng trong thòi kỳ chiến tranh như Chiến tranh VN. Cái lổ hỏng đó Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gọi là hiện tượng Kissinger (phenomenon Kissinger – chữ phenomenon (Anh), phénomène (Pháp) hiểu theo nghĩa một thứ kỳ quặc. Kỳ quặc nhưng đóng một vai trò quan trọng cho sư sụp dổ VNCH. Phần dẫn nhập của Ts Hưng làm cho người nghe liên tưởng đến những câu hết sức quen thuộc trong tập thề người Mỹ gốc Việt lâu nay, làm kẻ thù Mỹ thì dễ làm bạn với Mỹ thì khó.
Tiến sỉ Nguyễn tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sư kiện lịch sử tiêu biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước. Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn. Vận chuyễn theo luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có công ty hàng hải “bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại cho nông dân VN.
Về quân sự, Mỹ viện trợ mỗi năm giảm dần còn 1 tỷ rưởi, rồi 1 tỷ, rồi 700 triệu, rồi cắt luôn. Trong khi ở Afghanistan bây giờ mỗi tháng viện trợ 6 tỷ mà số quân ít hơn VN nhiều. Nhiều khi chánh phủ phải chịu nhục, Như Ts Hưng phải xin xỏ TNS Keenedy, bạn học cũ, hồi học chung chỉ là một sinh viên tầm thường, khi làm thương nghị sĩ xin năm lần bảy lượt mới cho gặp 30 phút. Nhưng nói chuyện vớ Ông 15 phút, Ông đã vội bỏ đi viện cớ bận. Ts Hưng phải xách cập chạy theo tò tò trong hành lang Thương Viện. Có lúc TT Thiệu phải gởi thơ cho TT Ford với lời lẽ cứng rắn nhưng đau thương, nói trong khi VC được Nga Tàu Viện trợ hào phóng vũ khí đạn được tối tân, dư dả, còn quân nhân VNCH đồng minh của Mỹ phải đếm từng viên đạn. Ôi nỗi đau này là nỗi đau chung từ tồng thống tư lịnh tối cao dến người quân nhân tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan với súng dạn thiếu thốn, quân trang quân dụng thiếu thốn đang xả thân ở chiến trường chống quân CS Bắc Việt xâm lược.
TT Nguyễn văn Thiêu đã hơn một lẩn bày tỏ tâm tư, nói với những người làm chánh sách của Mỹ, quân dân cán chính VNCH đặt tương lai mình và tương lai con cháu vào Thế giới Tự do, qua lời kêu gọi của ba bốn đời tổng thống Mỹ, mà rơi vào hoàn cảnh đau đớn như vậy. Việc phản bội đồng minh của Mỹ, Ts Hưng nói trên đài RFA, “Chúng tôi có viết chương 18, về cái bài phỏng vấn rất dài, của ông [TT Thiệu] với một tờ báo Đức, tên là “Der Spiegel”, trong cái bài đó, tổng thống Thiệu đã nói rất nhiều về cái mà ông gọi là “sự phản bội”, ông ấy bảo là 4 đời tổng thống Hoa Kỳ đã khuyến dụ nhân dân miền Nam đi vào cái khối của thế giới tự do, rồi cuối cùng tháo lui bỏ chạy.” Và đặc biệt là có những cái cam kết rất là vững chắc, thân tín rồi cuối cùng cũng lờ đi. “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi”, chúng tôi có in lại tòan bộ bài đó từ tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh, rồi có bút phê của ông (Thiệu) rất là cẩn thận. TT Thiệu chọn tờ báo Đức này vì biết Ts Kissinger là người Do Thái ở Đức nên thế nào cũng đọc, và đúng như vậy vài ngày sau Ts kissinger gởi thơ phân bua hết parce que này đến parce que khác, theo lời Ts kèm một nụ cười mai mỉa.
Và đau đớn hơn cho tổng thống VNCH. Ts Hưng nói trong cuộc ra mắt sách, chỉ một câu trả lời chung chung của TT Kennedy với người dẫn chương trình Cronkite – là người đăt ra danh từ anchor để chỉ người dần chương trình truyền hình - rằng TT Kennedy sẽ xét lại vấn đề viện trợ và nhân sự ở Miển Nam, thế là nhìều người lợi dụng câu nói đó, dàn dựng ra cuộc đảo chánh TT Ngô đình Diệm. TT Nixon còn cạn táu ráo máng hơn với TT Thiệu khi ép buộc ký Hiệp định Paris, nếu TT Thiệu chần chờ, là cắt viện trợ, cắt quan hệ. Và bằng cách này hay cách khác biến TT Thiệu thành diểu hâu làm con mổi cho Phong Tráo Phản Chiến Mỹ. Từ vấn dề tái phối trí, rút quân ở Ban mê thuột, Pleiku, từ chức của TT Thiệu, TT Thiệu đi ra khỏi nước tất tất đều có áp lực của Mỹ.
Và trong cuộc ra mắt sách, Ts Hưng nói TT Thiệu có dự trù kế hoạch rút quân về Miền Tây, Hải quân VNCH mạnh hơn Bắc Việt. Có nhờ các nước như Pháp giúp nhưng đều bị kỳ đà Mỹ cản mũi.
Ts Hưng nói trên RFA và nhấn mạnh lại ý này khi ra mắt sách, “đặc biệt có một tâm tư mà chúng tôi nghĩ rằng nó phản ảnh phần nào cho tâm tư của chính cá nhân chúng tôi, và nhiều người trong chúng ta, đó là về phía ông ấy cũng như về phía nhân dân miền Nam thì dù rằng có nhiều khuyết điểm, dù rằng yếu kém, dù rằng có lỗi lầm, tham nhũng này kia v.v… nhưng mà cuối cùng thì cũng đã cố gắng hết sức. Trong chưa đầy 20 năm, bị áp lực bất khả cưỡng của Mỹ, VNCH đã cố gắng hết sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ở tiền tuyến một triệu quân không bao giờ 1 quận nào CS tấn công mà không tái chiếm được. Ở hậu phương 1 triệu công cán chính xây dựng mọi mặt văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội trên điêu tàn đổ nát do các cuộc tấn công của CS. Kể cả khi CS bao vây thủ đô hàng ngày pháo kích bộ mặt quốc gia và cung cách làm việc của một nước dân chủ vẫn còn, đúng nghi thức kể cà trong biến cố chuyển quyền từ TT Thiệu qua TT Hương và Tướng Dương văn Minh đều làm tại Phủ Tổng Thống có Quốc Hội tham dự.
Mỹ muốn lãnh đạo quốc gia VN là những kẻ sai bảo của Mỹ, từ Tổng thống, đến quốc hội, đến nhân dân bắng cách này hay cách khác không để ai sai bảo mình. TT Ngô đình Diệm thà chịu chết, TT Thiệu thà chịu tiêu sinh mạng chánh trị, chớ không đánh đổi chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc cho Mỹ. Gần mấy chục năm sau, TT Karzai của Afghanistan dùng những ý của TT Thiệu nói trên tờ báo “Der Spiegel”, để trả lời cho TT Obama khi hoạnh hoẹ, đổ tội tham nhưng và bầu cử gian lận cho chánh quyền Karzai.
Bài nói chuyện của Ts Hưng, cuốn sách ra mắt của TS, là một đóng góp rất lớn trong mùa 30-4 thứ 35. Một mùa trả lại chơn lý cho lịch sử VNCH , cho quân dân, cán chính VNCH. Sau bài nói chuyện của TS Hưng, và nhứt là sau khi đọc tác phẩn Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, người viết bài này tự nhũ. Coi vậy chớ TT Nguyễn văn Thiệu có phước hơn Ông Nguyễn Du tác giả truyện Kiểu bất hủ của văn học VN. Nếu Nguyễn Du xưa kia nghĩ “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, thì TT Nguyễn văn Thiệu chỉ cần 1 phần 10 thời gian đó đã được người đương thời và người sau hiểu biết kính trọng như là một vị tổng thống hết lòng bảo vệ chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc nhưng bất phùng thời nên “thề chiên quốc, thế xuân thu gặp thời thế thế thời phải thế”.
Và quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” lại còn có giá trị hơn nều lớp trẻ nghĩ, “Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương” (lời Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH). TT Nguyễn văn Thiệu đã trải qua biết bao nhiêu là nỗi buổn nhược tiểu nỗi nhục da vàng khi lệ thuộc kinh tế chánh trị với một siêu cường Mỹ.. Bài học lịch sử này nhắc lại không phải để giận hờn, trách cứ tổng thống Mỹ này hay tổng thống Mỹ kia hay để than thân trách phận nhược tiểu. Mà để người Mỹ gốc Việt trẻ cùng với nhân dân Mỹ tìm cách ngăn cản chánh quyền Mỹ không để một lổ hổng Kissinger nữa. Và những nhân vật đang cầm quyền trong nước nếu còn một chút điểm lương tâm VN, sẽ rút được kinh nghiện ích nước lợi dân trong quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” này trong vấn đề bang giao và giao thương với Mỹ./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...