31 thg 5, 2010

DƯ ĐỒ QUYỀN LỰC CỦA BẮC KINH

(The Geography of Beijing Power)
Kim Lai

Người ta được biết dân tộc Trung quốc có hai cuộc cách mạng lịch sử lớn và quan trọng:

- Cuộc cách mạng thứ nhất do Tần Thủy Hoàng lãnh đạo 259-210 trước Công Nguyên.

Cuộc cách mạng này nhà Tần đã khuất phục sáu bang quốc và thống nhất Trung quốc thời đó vào một mối để thống trị theo một hệ thống hành chánh tập quyền được gọi là “Pháp gia” của nhà Tần. Pháp gia chịu ảnh hưởng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi, thoát khỏi tư tưởng sùng bái cổ nhân, không dùng nhân đức và ân nghĩa.

Mệnh hoàng đế ban ra được gọi là chế, lệnh ban ra được gọi là chiếu; từ triều đình cho tới các quận, huyện và làng xã cứ theo chiếu dụ mà thi hành, thống nhất dưới sự quản trị của trung ương. Nói tóm tắt nhà Tần dùng pháp gia để quốc trị, không tha tội cho bất cứ một ai và cũng không đặt vấn đề giáo hoá; tội nào cũng xử theo hình pháp (trảm nhất nhân, vạn nhân cụ).
- Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng Tân Hợi, năm 1911.

Cuộc cách mạng lần thứ hai này là lật đổ chế độ phong kiến đã trường tồn qua nhiều triều đại vua của Trung quốc để lập ra Cộng hoà Trung quốc. Thừa hưởng cuộc cách mạng này từ tay của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông lãnh đạo Trung quốc từ năm 1949. Họ Mao cũng tàn bạo không thua gì Tần Thủy Hoàng ngày xưa, áp dụng tư tưởng Marxist-Leninist, đàn áp theo kiểu Staline để thống trị toàn Trung quốc. Cuộc cách mạng này được chuyển tiếp cho Đặng Tiểu Bình, một thành viên đã cùng họ Mao thành lập đảng Cộng sản Trung quốc (CSTQ) để đổi mới. Theo di chúc họ Đặng, lãnh đạo Bắc Kinh, tức hậu duệ của 25 triều đại Trung quốc phong kiến, đã thu góp được các kỹ thuật và các sách lược quản trị của Tây phương nhờ mở cửa cho nước ngoài đầu tư. Bắc Kinh đã biến Trung quốc thành nhà máy của thế giới và một thị trường hứa hẹn lớn cho các nhà đầu tư Tây phương.

Nhờ lợi thế địa dư và các kỹ thuật tiền tiến, lãnh đạo Bắc Kinh mở rộng lãnh địa và lãnh hải xa hơn nữa theo nhu cầu mới của Trung quốc, một nước có 1.3 tỷ dân số hiện nay, hầu hết còn mang nặng óc chủ nghĩa dân tộc.

Tuy đảng CSTQ cầm quyền, nhưng Trung quốc vẫn chưa chấm dứt tính hiếu chiến, chủ trương phát triển quốc gia theo đà dân tộc tính. Với tư duy cộng sản thực nghiệm, sau khi Liên Bang Sô Viết tan vỡ, CSTQ vẫn bám thuyết cộng sản, nhưng họ bỏ đi thời kỳ quá độ, như kinh qua giai đoạn cộng sản, để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhất chí với nhau chuyển sang thời kỳ đổi mới, họ gọi là Kinh tế Thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

CSTQ đã kết hợp thống nhất Hán tộc với tư tưởng Marxist tiến bộ, Hán tộc dẫn đầu phát triển và văn minh. Các sắc tộc càng lạc hậu hay man di bao nhiêu, Hán tộc phải tiến lên và văn minh hoá nhiều hơn nữa. Lớn mạnh hơn nữa là cái thiết yếu cho đặc thù thống nhất Trung quốc (a unified national identity).

Chủ nghĩa tư bản thực ra chỉ là từ nhà nghề (jargon) của Marxist. CSTQ đã đánh tráo chủ nghĩa tư bản bằng chủ thuyết “kinh tế thị trường”. Để tránh ẩn dụ từ khoá chủ nghĩa tư bản hay liên tưởng tới chủ nghĩa tư bản theo Marxist diễn giải, CSTQ đã thêm vào cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” để đồng chí như CSVN bám đuôi. Thực thế CSVN đã coi Trung quốc như ông thầy vĩ đại, thậm chí đảng viên chuyên chính đã có ý kiến “Đi với Mỹ thì mất đảng, đi với Trung quốc thì mất nước – Thà chịu mất nước hơn mất đảng (?)”.

Quan điểm Marxist được hình thành trong cái quan điểm kinh tế. Khi đề cập tới từ ngữ chủ nghĩa tư bản; dù muốn, dù không người ta cũng phải đề cập tới kinh tế thị trường. Cái kinh tế thị trường tiến hoá tự nhiên từ thuở nào; nó là sức mạnh vô hình (nebulous force) có thể tạo ra giàu có và phồn vinh; nhưng ngược lại nó cũng có hại.

Vô hình chung khi tìm hiểu, người ta có thể đổ lỗi cho thị trường khi có các sự cố hay sự nhầm lẫn nào đó; thay vì người ta tìm hiểu cặn kẽ để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân gây ra sự cố thường do vấn đề về văn hoá, về xã hội hoặc về tư duy, khi con người cố tình bóp méo sự thật và tạo ấn tượng xấu gán cho tư bản hay thị trường để tạo ra khối sức mạnh, tập trung quyền hành vào một nhóm người dựa vào thế đảng, dùng bạo lực đàn áp để ổn định xã hội.

Khoa học gia địa dư Sir Halford Mackinder, Anh quốc, đã phải chấm dứt đề mục nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” năm 1904, đề mục từng đụng chạm tới Trung quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu (Eurasia) là điểm tựa (fulcrum) của thế giới quyền lực, khoa học gia này đã đề quyết rằng người Trung quốc sẽ bành trướng quyền lực để nới rộng biên giới hiện có của Trung quốc.

Sự nới rộng này tất nhiên phát sinh nạn dịch da vàng, gây nguy cơ cho thế giới tự do; bởi vì Trung quốc cho mở rộng tuyến đại dương đồng thời tích hợp các tài nguyên thiên nhiên và các khoáng sản của các lục địa và ngự chiếm điểm tựa Á-Âu vốn dành cho Nga. Cũng như Nã Phá Luân từng nói, “Trung quốc đang ngủ, khi nó thức dậy; cả thế giới sẽ ân hận”.

Chính vì thế Nga đã bác bỏ lợi ích này của Trung quốc, khiến Mao Trạch Đông bất mãn. Họ Mao liền đưa ra cái lý do như không liên kết với chủ nghĩa cộng sản xét lại, đoạn tuyệt với chế độ Liên bang Sô-viết do Nga tạo dựng và đóng cửa để cô lập giao tiếp với các nước ngoài.

Gác cái chủ nghĩa dân tộc theo cảm tính thời đại sang một bên, cùng với những khủng hoảng tinh thần về cường quyền không phải Tây phương. Khủng hoảng tinh thần theo kiểu này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Xưa nay các đế quốc ít có khi nào đi theo đúng chủ trương đã đề ra, đế quốc nào cũng thế; tất cả thường chuyển sang hướng cơ chế tự phát (organics) khi điều kiện xã hội cho phép, không quan tâm tới chư hầu, đối tác, quan hệ hữu nghị hay đồng chí. Quyền lợi đế quốc trên hết tất cả.

Bắc Kinh đã có cái nhìn xa, lãnh đạo đã cho đàn áp thẳng tay và Hán hoá như để cho người ta hiểu rằng sự giao hảo và tình đồng chí giữa các quốc gia với nhau phải được ổn định và thăng hoa lâu dài khi loại bỏ hẳn biên giới và chủ nghĩa dân tộc. Nhưng người ta cũng nhận ra Bắc Kinh đang cho dựng ra một siêu cường độc tôn như Hitler đã từng làm. Sự dương oai của Trung quốc tại biển Đông đang diễn biến để bước sang cuộc xung đột tài nguyên khó tránh với các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương.

Kinh tế Trung quốc bàng hoàng phát triển làm cho Tây phương tin rằng, chỉ là thời gian thôi, trước sau gì Trung quốc cũng phải là một siêu cường thế giới. Nhưng cái đổi hướng tư tưởng dường như tạo quyền cách mạng cho Trung quốc. Cái quyền cách mạng này đang đe doạ khí thế Hoa Kỳ và cấu trúc toàn thế giới hiện nay. Chủ thuyết Mao đã xuất tại Nepal và lật đổ vương quốc này – Trung quốc gia tăng lấn đất, lấn biển của Việt Nam làm suy thế và uy tín CSVN trước nhân dân và thế giới để nắm đầu điều khiển đảng CSVN đi theo sách lược Trung quốc đề ra.
Có ba lý do hợp lý nhất để lập ra luận án về “Mối đe doạ Trung quốc”.


Lý do thứ nhất: các yếu tố văn hoá và tư tưởng tự cao và mặc cảm sẵn có của Trung quốc là một đe doạ – Trong cuốn “ The Clash Of Civilization”, tác giả Samuel Huntington có nói về một yếu tố văn hoá: Liên minh không theo thánh kinh giữa Hồi giáo và Khổng giáo là mối đe doạ chính cho Tây phương.

Lý do thứ hai: yếu tố địa dư và kinh tế địa dư. Mặc dầu Trung quốc che dấu nhiều sự thực ngay từ đầu về tầm vóc siêu cường của Trung quốc (lãnh thổ, dân số, kinh tế). Không có thể nào tránh được, Trung quốc phải ra tay cho thế giới nể sợ và bảo vệ quyền lợi quốc gia riêng của Trung quốc. Chính cái chủ nghĩa dân tộc hiện nay do Bắc Kinh điều khiển, nó đang hình thành để sẵn sàng xung đột với Hoa Kỳ khi cần.

Lý do thứ ba: “Mài gươm, dấu kiếm và chờ cơ hội” đã được Trung quốc cho nhìn thấy nhân ngày lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hoà Trung quốc trong năm 2009 với các vũ khí hiện đại tiền tiến và khí thế nhân dân biểu lộ trên quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù Bắc Kinh đã tính soán đổi quân khu và các tướng lãnh để cho quân uỷ kiêm chức tổng tư lệnh bộ đội nhân dân giải phóng Trung quốc thống lãnh quyền chỉ huy tuy không thành, nhưng nó đã cho nhìn thấy ý đồ của Trung quốc trong tương lai rất gần. Trong khi chia thành các quân khu, Nam, Bắc, Tây và Đông và đặt tên quân khu theo tên phương hướng.

Nhà khoa học địa dư Mackinder đã chỉ để nhìn thấy rõ: trong khi Nga và nước Ấn độ to lớn vẫn còn bám vào quyền lực đất đai, Trung quốc có cả gần 15 ngàn cây số duyên hải giàu khoáng chất và hydrocarbon; có duyên hải trải dài từ Trung Á tới các hải lộ quan trọng cho các tầu biển nằm trên biển Đông hay vùng biển của Thái Bình Dương (Mackinder hiện nay đang e ngại như một ngày nào đó nước Nga không còn nữa). Sau này đi theo tư tưởng dân chủ và thực tế bước theo Anh và Mỹ, Trung quốc sẽ tạo dựng một nền văn minh mới chiếm một phần tư nhân loại nằm trong bán cầu phía Đông (theo dự đoán của Mackinder). Nền văn minh này không hẳn là Đông và cũng không hẳn là Tây, nó pha trộn với văn minh Trung quốc sáng tạo.

Trung quốc nhờ vào cái thế địa dư, chứ không phải thế năng kinh tế hay dân tộc tính như Nhật bản; Trung quốc nghiễm nhiên trở thành cái trục của chính trị địa dư như một siêu cường của thế giới. Trên thực tế, Trung quốc không có thể nào đứng ngang hàng với các cường quốc Tây phương.

Mới đây, Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nhà nước Trung quốc kiêm Tổng Bí thư của đảng CSTQ và Tổng Tư Lệnh của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc (PLA) đã đưa ra 5 lý thuyết Trung quốc phải phấn đấu để thế giới an tâm:

1-Lý thuyết thay đổi toàn diện
2-Lý thuyết thế giới hoà đồng
3-Lý thuyết đồng phát triển
4-Lý thuyết đồng trách nhiệm
5-Lý thuyết đóng góp nhiệt tình


Trong khi đó đại diện quốc hội Trung quốc Li Zhaoxing đã cho biết: “Cuộc sống xưa nay của nhân dân Trung quốc có ba cái cần thiết quan trọng. Đó là thực phẩm, quần áo và nhà ở.”.

Với dân số một tỷ ba, trong tương lai còn nhiều hơn nữa mặc dù có trách nhiệm kiểm soát sinh đẻ, tài nguyên và năng lượng Hoa lục có giới hạn, lao động thặng dư. Bắc kinh làm sao có kế hoạch hay chủ trương nào để thoả mãn một tỷ ba dân hiện nay theo mức sống của dân Tây phương như đã đề quyết thực hiện?

Con đường trước mắt là đường phát triển kinh tế để trở thành nhà máy sản xuất toàn thế giới theo đúng sách của Marxist-Leninist như tạo ra thật nhiều của cải.

Để phát triển, Bắc Kinh hiện nay đã thành lập được hai vòng đai, vòng đai vịnh Bắc bộ và vòng đai Mekong và ba hành lang với các hạ tầng cơ sở như các đường và phương tiện giao thông dẫn tới vùng Nam Trung quốc, nơi có nhiều di dân Trung quốc đang sinh sống và nắm kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á.

Nhưng nhìn lại người ta đã thấy Anh quốc là nước đã dựng ra giai đoạn toàn cầu hoá thứ nhất với các hạm đội thương thuyền mang hàng hoá phân phối khắp thế giới. Trong giai đoạn toàn cầu hoá thứ nhất, nhiều người Hoa kiều già còn sống hiện nay, họ vẫn chưa quên tên chợ “Mãi trư tử “ (Bán heo con), nơi tuyển lao động Trung quốc để đưa tới các nơi trong vùng Đông Nam Á để làm cu-li trong các đồn điền hay hầm mỏ do người Anh và người Pháp khai thác.

Đi tìm nguyên ngữ từ Hoa kiều, người Đài Loan cho rằng chữ “kiều” đây là “kiều nữ” để chỉ người đàn bà đi lấy chồng, xa dòng họ và không còn liên hệ với tổ tông. Nhưng các học giả Trung quốc lại cho chữ “kiều” đây là “kiều dân”, chỉ người dân Trung quốc như khách tạm trú tại các nước ngoài. Nguyên ngữ này hình như đúng, vì đã được dân miền Bắc thường gọi phố Tàu là phố khách. Còn dân miền Nam gọi người Trung quốc là “Ba Tàu”, hàm ý nói những người do ba chiếc tầu của Pháp đưa dân Trung quốc nhập cư vào miền Nam Việt Nam. Cũng như dân miền Nam trước đây gọi người dân Bắc di cư năm 1954 là dân tàu há mồm.

Chính những Hoa kiều này được thực dân Anh và Pháp phân tán khắp nơi trong vùng duyên hải Đông Nam Á để gần đây Bắc Kinh lấy 11 gạch ranh giới biển vùng lưỡi bò, coi như thuộc Trung quốc và mở ra động lực tranh chấp với các nước Đông Nam Á vì các tài nguyên thiên nhiên của vùng biển như dầu khí và các hải sản. Trung quốc biết rõ sự tham lam của các nước trong vùng Đông Nam Á gây ra sự chia rẽ, nên Trung quốc đã công bố chỉ giải quyết tranh chấp này với từng nước trước mũi hếch của Hoa Kỳ theo nguyên tắc Trung quốc như không xen vào nội bộ của các quốc gia trong vùng.

Những sự kiện trên đây, chúng ta cũng đã biết rõ. Nhưng ông Robert D. Kaplan là thành viên cao cấp của Center for a New American Security kiêm đặc phái viên của báo The Atlantic, tác giả của sách Monsoon: The Indian Ocean và The Future of American Power. Ông có bài viết với đề mục “The Geography of Chinese Power” (How far can Beijing reach on land and sea) đăng trên nguyệt san Foreign Affairs, May/June 2010.

Trong đề mục “The Geography of Chinese Power”, ông Kaplan đã căn cứ vào các tài liệu địa lý nhân văn theo lịch sử của nhà khoa học địa dư Anh quốc Sir Halford Mackinder để cho người ta thấy Bắc Kinh canh tân và phát triển kinh tế với GDP (Tổng sản lượng quốc gia) 10 phần trăm hàng năm trong ba thập niên để mở rộng biên giới lãnh thổ Trung quốc theo mô hình gọi là “Hydraulic civilizations”.

Từ ngữ “Hydraulic Civilization” do sử gia Karl Wittfogel dùng để chỉ các xã hội phương Đông ngày xưa như Ai Cập Cổ đại, Sri Lanka, Mesopotamia, China. Các xã hội này khác hẳn với xã hội phương Tây do đế quốc La Mã bành trướng. Các nền văn minh với quyền lực tập trung theo guồng máy hành chánh để đế quốc phát sinh và bành trướng nhờ các nguồn nước vì tất cả dân chúng sinh sống nơi sa mạc đều cần phải có nước. Riêng đế quốc Trung quốc tập quyền và bành trướng rộng ngày xưa nhờ chiếm cứ đất đai trồng lúa, thực phẩm chính của người dân Á Đông. Về sự kiện lịch sử Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã từng bị Hán tộc phương Bắc xua đuổi và chạy dài đến vùng châu thổ Hồng Hà sinh sống, sau đó bành trướng về phía Nam của bán đảo Đông Dương và tồn tại cho tới ngày nay.

Trong bài viết của Kaplan trên nguyệt san Foreign Affair, người ta nhận thấy Trung quốc quả thực đã và đang thay đổi toàn diện do đảng CSTQ tập quyền cho thành lập các hạ tầng cơ sở không những trong nước, dùng nhu quyền (soft power) bành trướng tới các vùng được gọi là Hoa sốp (Chinese foam) hay vùng có ảnh hưởng phần nào về văn hoá hay kinh tế Trung quốc theo như lý thuyết thứ nhất của Hồ Cẩm Đào.

Lý thuyết hoà đồng của lãnh tụ Hồ Cẩm Đào thì không chắc lắm. Bằng chứng là cuộc nổi loạn tại Tây Tạng và Tân Cương, các vụ tranh chấp biên giới với các nước lân bang như Nga, Nhật, Ấn độ và Việt Nam.

Riêng đối với Việt Nam, lãnh đạo Trung quốc vẫn còn giữ bản chất thô lỗ tự phát của họ Mao như các nhà chính trị lão thành cho biết khi dẫn lời Mao gặp cam go đã họp các đồng chí lại và nói: “ Nếu như các đồng chí mót đại tiện, cứ việc đại tiện, mót trung tiện cứ trung tiện tự nhiên”. Đại tiện hay trung tiện đều gây ô nhiễm bầu không khí mà người ta đang sống. Đại tiện như xâm lấn hay đánh chiếm Việt Nam, Bắc Kinh chưa giám. Còn trung tiện Bắc Kinh đang làm như xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam bằng mọi thủ đoạn như bắt ngư dân Việt Nam, tịch thu phương tiện sinh sống hay hành nghề trên biển để mưu sinh và cấm đánh cá trên biển Đông. Ngoài ra TQ còn bỏ tiền mướn vùng đất trên đầu nguồn 50 năm qua cán bộ CSVN theo cơ chế tự phát để chuẩn bị một cuộc chiến tranh môi sinh tương lai. TQ làm bộ diện đầu tư khai thác Bauxite tại Tây nguyên trong dự mưu phá hỏng phòng thủ chiến lược bằng hoả tiễn cho vùng biển Việt Nam.

Bắc Kinh hiện nay vẫn theo năm trụ điểm của họ Mao:

1-Bất cứ thủ đoạn nào đưa lại kết quả mong muốn đều chấp nhận với bất cứ giá nào.
2-Cá nhân không quan trọng, tập thể mới quan trọng, hy sinh không thành vấn đề.
3-Phải dựng một chính quyền thực mạnh.
4-Phải làm các nước hoảng sợ để theo con đường Marxist do Bắc Kinh chủ đạo
5-Không có Thượng đế, không có qui luật nào đứng trên xã hội, kể cá nhân quyền và dân quyền.


Bắc Kinh hiện đang áp dụng trụ điểm của họ Mao, cho mở thang độ chiến tranh nóng thấp nhất với Việt Nam bằng các trang web tiếng Trung hăm dọa Việt Nam như:

“杀越寇为南沙之战祭旗: "Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”
(Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa).
http://www.cnweapon.com/html/news/20...news14304.html

Lý thuyết đồng phát triển thì nơi nào được Trung quốc phát triển, nơi đó hoàn toàn cấm người dân sở tại được quyền lai vãng. Y như lời Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh, nói với RFI: “Anh cứ nói đi, đường nào của chúng tôi thì đất của chúng tôi ở đó “ (?)

Lý thuyết đồng trách nhiệm, cả thế giới đều biết rõ nguy cơ phát triển vũ khí hạch nhân; nhưng Trung quốc không cùng đứng chung với các cường quốc Tây phương để giải quyết dứt khoát việc phát triển hoả tiễn mang đầu đạn nguyên tử của Iran và Bắc Tiều Tiên.

Lý thuyết đóng góp nhiệt tình, Trung quốc chỉ nhiệt tình lập các hạ tầng cơ sở để bành trướng quyền lực trong tương lai. Đó là những sự kiện ưu tư và trăn trở hiện nay đang lan rộng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Để trông thấy cái tham vọng của Bắc Kinh, bản đồ do ông Robert D. Kaplan được hoạ lại và trình bầy như hình nơi đây để người Việt cùng tham khảo và có hành động chống loại phát-xít mới (new Nazi).

Theo cuốn The Anatomy of Facism của Robert O Paxton, tác giả người Anh, xuất bản năm 2004, tác giả đã cảnh báo rằng chủ nghĩa phát–xít có thể hồi sinh nếu điều kiện xã hội cho phép.

Trung quốc rất có thể cho hồi sinh chủ nghĩa phát-xít theo hướng Trung quốc, bằng chứng như hiện nay Bắc Kinh đang vận động Hán tộc qui về một mối, vinh danh Thành Cát Tư Hãn như là anh hùng của dân tộc Trung quốc, tiêu diệt văn hoá Tây Tạng, di dân Trung quốc tới vùng Tân Cương phía Tây của Trung quốc để chiếm phần người Hán đa số, trong khi đưa giới thanh niên sắc tộc Tân Cương tới vùng duyên hải Đông Nam của Trung quốc để làm lao động trong các nhà máy.

Hàng năm Trung quốc mở lễ kỷ niệm Tần Thủy Hoàng, nhắc lại văn minh sáng tạo thời Trung quốc cổ đại so sánh với văn minh sáng tạo của Tây phương để tạo dựng chủ nghĩa dân tộc như Hitler đã từng áp dụng để dựng ra Đức Quốc Xã.


Theo bản đồ này, những vùng mầu vàng được gọi là vùng Hoa sốp (Chinese foam) từng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc, có các doanh thương Trung quốc phát triển và nắm giữ kinh tế hay đang chịu ảnh hướng của nền kinh tế bành trướng dưới hình thức nhu quyền. Lằn chấm đỏ hình lưỡi bò chỉ là vùng biển lẻ, ao nhà của Bắc Kinh; hải quân Trung quốc dư sức chiếm cứ Đài Loan bất cứ lúc nào trở về với Trung quốc và Hoa kỳ mất hết tham vọng đóng góp cho thế giới tự do.

Riêng Ấn độ mầu xanh lá cây là một quốc gia có nền văn hoá khác hẳn với Trung quốc về tinh thần cũng như lối sống – Nhật Bản mầu lam là quốc gia chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc từ đời nhà Tần, nhưng khác biệt vì dân Nhật mang mặc cảm Oedipus. Trung quốc khó lấn chiếm hai quốc gia này. (Theo tiên tri trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus là đứa con sau này sẽ giết cha để lấy mẹ làm vợ).

Dấy động nội lực, Bắc Kinh tạo tham vọng bành trướng ngoại biên. Xin nhấn mạnh thêm, các đế quốc xưa nay hiếm khi nào hành động theo chủ trương, theo kế hoạch hay lý thuyết đã đề xướng; cơ chế tự phát thường nảy sinh theo nhu cầu cần thiết mới. Về điểm này coi như nghịch với bản năng, bản năng sinh tồn buộc các đế quốc dùng mọi thủ đoạn và bất cứ hình thức nào đó để bành trướng.

Một người Singapore nói cho ông Kaplan tạm dấu tên, người này đã tiết lộ với ông: dân Trung quốc tử tế, rất là tử tế theo đúng đạo lý Khổng tử, nhưng khi dân Trung quốc đểu cáng thì không ai bằng họ, bản chất của họ là đểu cáng có bài bản người ta khó phát giác ngay từ đầu. Ý muốn nói là người Trung quốc rất thâm hiểm, khó phòng hờ. Điểm nghi ngờ này đã được dân tộc Việt Nam chiêm nghiệm từ lâu và gần đây nhất.

Cái đểu cáng của Bắc kinh hiện nay đang điều khiển CSVN bằng phương châm 16 chữ vàng (Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai, Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện) đồng thời lấy tinh thần 4 tốt (Láng giềng tốt, Đồng chí tốt, Bạn bè tốt, Đối tác tốt) để quan sát động thái của CSVN. Không có 4 tốt, TQ sẽ cho đảng CSVN mất chỗ đứng ngay trong lòng nhân dân Việt Nam và trở thành một lũ khỉ làm trò hề cho cả thế giới.

Cái mùa xuân đại chiến thắng mà CSVN đã rêu rao, chính thực là sự tương nhượng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh theo sự ổn định và giữ hoà bình cho vùng Đông Nam Á; nó không phải là thành quả cách mạng của CSVN.

12 THÁNG ANH ĐI