Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Trong bài phát biểu về cuộc khủng hoảng tại Berlin, Tổng thống John F. Kennedy đã bỏ thời gian để nhắc với cử toạ rằng phương Tây cũng đang đối phó với mối đe doạ của Cộng sản không kém phần nguy hiểm ở một nơi cách xa 5 nghìn dặm của phía bên kia địa cầu - Đông nam Á, nơi mà theo lời ông là "biên giới không được giữ kín, kẻ thù thì khó thấy, và hiểm hoạ Cộng sản thì không có vẻ hiển nhiên lắm đối với những người dân nghèo khổ."
Hằng đêm những toán du kích Cộng sản mặc đồ bà ba đen hoặc vải khaki bạc màu lội trong những đám lầy của vùng châu thổ sông Mekong hoặc bí mật ẩn hiện trên những đường rừng Nam Việt Nam, theo đuổi những nhiệm vụ sát nhân của họ. Tuần trước trên con đường dẫn đến Ban Mê Thuột, một toán quân ẩn trong bóng tối khi hai vị Dân Biểu đi đến chiếc xe Jeep. Theo hiệu lệnh của tên chỉ huy, chúng đã dùng những khẩu súng trường cổ lỗ, gậy và kiếm để tấn công với những tiếng kêu gào khủng khiếp. Vài giây sau, hai người dân biểu đã chết, và cuộc chiến đấu khốc liệt nhằm ngăn cản Cộng sản thắng thế ở Nam Việt Nam lại có thêm hai nạn nhân.
Bẩy mìn & Cầu
Đây là một cuộc chiến tồi tệ và khó giữ, được tiến hành với tất cả những mánh khoé trong sổ tay chiến tranh du kích, và không phải chúng đều mang đến chết chóc. Băng đảng cải trang thành những toán nhân viên phun thuốc diệt muỗi vào những ngôi làng và nhân danh chính phủ để tịch thu nông cụ; đôi khi họ xé bỏ căn cước của những nông dân để gây khó khăn trong công việc hành chính địa phương; Cộng sản còn phá hoại chương trình thống kê quốc gia bằng cách đánh tráo danh sách giả mạo tại một số vùng. Việt Cộng, gọi tắt của Việt Nam Cộng Sản, đang có mặt ở mọi nơi: quẳng lựu đạn vào những làng mạc hiu quạnh tại miền nam, gieo rắc hỗn loạn dọc theo những ranh giới của những bộ lạc tại những vùng rừng rậm ở cao nguyên phía bắc Trung kỳ. Vào ban ngày, ở Sài Gòn, một thành phố 2 triệu dân thì tạm yên ổn. Nhưng không ai dám đặt chân ra ngoại thành khi đêm về.
Được Cộng sản ở Bắc Việt Nam cung cấp vật dụng và nhân sự, tuồn qua ngã Lào bằng con đường mòn Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh tàn phá này đã tiếp diễn trong vòng bảy năm qua. Mục tiêu của nó là tiêu diệt vị Tổng thống mập mạp và ương bướng Ngô Đình Diệm, 60 tuổi, người đang điều hành chiến tranh, chính phủ cũng như bất cứ mọi việc khác ở Nam Việt Nam, đằng sau chiếc bàn khổng lồ của ông trong Dinh Độc Lập quét vôi vàng ở Sài Gòn. Tổng thống Diệm đã chống Cộng sản trên đất nước mình từ trước Thế chiến Thứ II. Khi chiến tranh chấm dứt, ông đã bị họ bắt giữ; anh của ông bị họ xử bắn. Ông đã cản đường của họ từ đấy đến giờ.
Ông biết rất rõ rằng cuộc chiến tranh du kích hiện tại có thế sẽ xấu hơn trước khi trở nên sáng sủa hơn. Không như Berlin, nơi cho đến nay cuộc khủng hoảng chỉ xảy ra bằng lời nói, Nam Việt Nam là đấu trường của cuộc đối đầu Đông - Tây trong đó có vô số người thiệt mạng. Một cuộc chiến vô cùng tàn bạo. Chỉ từ tháng Giêng đến nay, con số tử vong của hai bên đã lên đến 2 nghìn rưỡi người - gần gấp ba lần tổng số tử vong trong toàn bộ 11 tháng chiến tranh ở Lào.
Với những tan rã của những vị trí của phương Tây tại Lào, hầu hết những khu vực dọc theo biên giới Nam Việt Nam hiện đang do quân Pathet Lào chiếm giữ, và đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một đại lộ mở rộng mà Cộng sản đang dùng để tăng viện vào đất nước đang bị phong toả của Diệm. Cộng sản đã ra sức mở rộng căn cứ và còn xây dựng cả sân bay ở bắc Lào để tăng cường cuộc chiến chống lại Nam Việt Nam với lực lượng 150 nghìn quân.
Những quyết định
Đối diện với thử thách Cộng sản, Hoa Kỳ đã đưa ra một quyết định quan trọng: Nam Việt Nam cần được bảo vệ bằng mọi giá. Trong khi cả châu Á đang theo dõi, Hoa Kỳ, do vụng về và thiếu chuẩn bị, thiếu một lực lượng chiến đấu đáng tin cậy ở địa phương, đã bỏ mặc Lào cho định mệnh trong mùa xuân vừa qua. Nam Việt Nam đã được Hoa Kỳ bảo trợ ngay từ đầu với một chính phủ kiên quyết chống Cộng và những người lính sẵn sàng chiến đấu. Nếu Hoa Kỳ không thể hoặc không muốn cứu Nam Việt Nam khỏi cuộc tấn công của Cộng sản thì không một quốc gia châu Á nào có thể cảm thấy an toàn khi đặt niềm tin vào Hoa Kỳ nữa - và sự sụp đổ của Đông nam Á thì chỉ còn là vấn đề thời gian.
Một khi đã quyết định rằng phải dứt khoát về vấn đề Nam Việt Nam, chính quyền Kennedy đã ra tay mạnh mẽ. Phó Tổng thống Lyndon Johnson đã được phái đến Sài Gòn để trấn an Tổng thống Ngô Đình Diệm rằng mặc dù Hoa Kỳ rút quân ở Lào, họ vẫn có thể trông cậy được trong việc giúp đỡ Nam Việt Nam bảo vệ nền tự do của mình. Tại Washington, một cơ quan đặc biệt về Việt Nam của Bộ Ngoại giao được thành lập.Tuần qua một hội đồng do Kinh tế gia Eugene Staley từ Học viện Nghiên cứu Stanford dẫn đầu, vừa trở về sau một chuyến nghiên cứu dài bốn tuần ở Nam Việt Nam, đã đệ trình lên Tổng thống Kennedy một bản báo cáo bí mật dày cộp trong ấy chứa đựng những đề xuất đầy chi tiết những gì cần làm để gia cố và chống đỡ Việt Nam trước cuộc chiến sắp đến. Những đề nghị cấp bách nhất là cung cấp ngân sách để tăng cường lực quân số Nam Việt Nam lên thêm 20 nghìn người. Nhìn chung, bản báo cáo cho thấy Hoa Kỳ phải cam kết vào một chương trình đầy đủ nhất từ trước đến nay về cải cách kinh tế và xã hội.
Phơi trần cả hai
Tình hình đang rất nghiêm trọng. Sự sụp đổ ở Lào đã phơi trần thêm hai quốc gia khác trước mối đe doạ của Cộng sản đang ở vùng biên giới - Thái Lan và Cambodia. Cả hai đang theo dõi sát sao tiến trình của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Thái Lan, vùng đất với những dòng kênh xanh, những ngôi đền thếp vàng và những cây trạng nguyên cao hàng chục mét, là nơi đặt trung tâm của SEATO (Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Đông Nam Á - ND). Mặc dù người Thái là một dân tộc hiền từ và thường không kiên quyết đấu tranh chống kẻ thù trực diện (họ đã đầu hàng người Nhật một cách nhanh chóng đến thảm hại trong Thế chiến Thứ II, sau đó liền đổi hướng và sẵn sàng tuyên chiến với Hoa Kỳ), lãnh đạo họ là vị Thống chế cứng rắn Sarit Thanarat, người đã xây dựng một quân đội hùng mạnh lên đến 100 nghìn từ 550 triệu đô-la viện trợ của Mỹ. Là một kẻ độc tài nổi tiếng, Sari đã biến đất nước trở nên giàu có, không gặp những chống đối đáng kể trong nước, và đã hoàn toàn kiềm chế thành phần Cộng sản nhỏ bé trong nước.
Ở Cambodia, Hoàng tử Norodom Sihanouk theo đường lối trung lập đã kiếm lợi bằng cách nhận viện trợ từ cả hai phía trong chiến tranh lạnh, kể cả 300 triệu từ Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng lo lắng trước mối đe doạ của Cộng sản. "Để giữ mối giao hoà với những người bạn Cộng sản, chúng tôi muốn có một biên cương chung với họ," ông phát biểu gần đây. Từ khi phương Tây vắng mặt ở Lào, ông trở nên vô cùng bi quan. "Tôi đang cố gắng không để Cambodia bị Cộng sản hoá," ông đã nói vào tuần trước. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là chứng tỏ cho Sihanouk thấy rằng có thể kiềm chân được Chủ nghĩa Cộng sản.
Nhà lãnh đạo
Để thật sự dấn thân vào việc bảo vệ Nam Việt Nam, Hoa Kỳ cũng phải cam kết ủng hộ Tổng thống Diệm, người từ lâu đã có chung biên giới với Cộng sản, chưa bao giờ nhầm lẫn họ với bạn bè, và cho rằng có thể cầm chân họ được.
Ông đã có những thành công đầy ấn tượng. Từ chiếc bàn trong Dinh Độc Lập to lớn với vôi vàng, ông đã chiến đấu chống Cộng sản 16 giờ mỗi ngày trong suốt bảy năm qua. Trong thời gian ấy, ông đã xây dựng một đất nước từ đống đổ nát của cuộc chiến Đông Dương. Những người chỉ trích ông cho rằng ông sẽ thất bại trong vòng sáu tháng sau khi nhậm chức vào năm 1954. Thay vì thế, ông và đất nước đã sống sót và lớn mạnh. Xuất khẩu gạo tăng gấp bốn lần và ngân khố dự trữ tăng cao chưa từng thấy. Công lao của Diệm nằm trong sự thành công của chương trình cải cách điền địa, giảm thuế tô cho nông dân, sự bùng nổ của nền công nghiệp nhẹ; với sự trợ giúp của gần 2 tỉ đô-la viện trợ của Hoa Kỳ, ông đã xây dựng được một mạng lưới giao thông, những công trình dẫn thuỷ nhập điền, những nhà máy điện và đường hoả xa.
Nhưng Ngô Đình Diệm không phải là một con người dân chủ trong bản chất; ông vẫn giữ khoảng cách xa rời dân chúng theo phong cách của một vị quan phong kiến luôn theo những thủ tục Khổng giáo như một ông hoàng có ơn trên dẫn dắt. "Một người nắm quyền tối cao cần phải có sự tôn trọng thiêng liêng. Ông ta là người trung gian giữa người dân và Thượng đế khi ông ta phụng sự quốc gia." ông từng viết như thế. Một kẻ độc thân nghiện thuốc lá nặng, ông làm việc theo phong cách riêng của mình, chỉ nghe theo lời cố vấn của vài phụ tá và gia đình rất thân cận của ông; cố vấn gần gũi nhất của ông là người em với văn phòng riêng trong dinh. Báo cáo của tất cả các bộ đều phải qua sự kiểm soát của văn phòng Diệm; không tư lệnh tiểu đoàn nào dám tự động hành quân nếu không có sự chấp thuận của chính ông; thực tế là cho đến gần đây, không hộ chiếu Việt Nam nào được phát hành nếu không có chữ ký của chính Tổng thống.
Diệm là một người thích nói nhiều, ông có thể thôi miên khách với bốn năm giờ độc thoại. Vừa qua có một vị khách đến vào lúc 4 giờ chiều và đã đứng dậy đi về vào lúc 8 giờ tối, kiếu từ rằng phải dự buổi ăn tối. "Gọi họ và bảo họ là anh sẽ đến trễ," Diệm bảo, và tiếp tục nói thêm hai giờ nữa. Ông ăn sáng với canh thịt, cơm và dưa chua. "Tôi không phải là một kẻ quyền quí. Tôi ăn như một nông dân," ông nói.
Diệm vận hành dưới một hiến pháp dân chủ và cũng tổ chức bầu cử; nhưng chúng luôn bị quản lý kỹ lưỡng. Khi một nhân vật đối lập mạnh mẽ với ông ứng cử vào Quốc hội và thắng cử, ông ta đã bị từ chối chức vụ này vì lý do là ông đã "thất hứa" trong chiến dịch vận động. Những người chỉ trích ông đã cay đắng đặt tên cho chính thể của ông là "Diemocracy" - một dân chủ chỉ có tiếng, không có miếng. Diệm chỉ phớt tỉnh. Hoa Kỳ đã rất quan tâm đối với sự cứng nhắc của ông trong một quốc gia không ổn định và đã thúc hối việc thay đổi chính sách. Nhưng Diệm là một người bướng bỉnh, và Hoa Kỳ thì e sợ bị mang tiếng là "can thiệp vào công việc nội bộ."
Quần lụa
Nằm cong như một con tôm dọc theo bán đảo Đông Dương, Nam Việt Nam được bao phủ bởi 900 dặm bờ biển của biển Nam Hải, Trung Quốc. Đằng sau những đồi cát ở phía bắc là là những đồng bằng chạy dài đến vùng cao nguyên nơi có khoảng 300 nghìn người Mọi đang sống trong những túp lều và lặn lội trong rừng thẳm để tìm giống bạch tượng, biểu trưng cho sự may mắn. Ở miền nam là những nông dân An Nam cần cù, khom người dưới những chiếc nón lá trong vành đai của đầm lầy châu thổ sông Mekong để trồng lúa, đây là nguồn lương thực chủ yếu và nguồn xuất khẩu quan trọng của Nam Việt Nam. Đất đai của vùng châu thổ này được xem là mầu mỡ nhất thế giới, có thể còn sản xuất được nhiều lương thực hơn nữa nếu đầu tư thêm giao thông và kỹ thuật canh nông tiên tiến. Tiềm năng lương thực to lớn này cũng là nguyên nhân làm Hồ Chí Minh và những người Bắc Việt Nam muốn lấn chiếm miền nam về phía biển.
Gần bờ biển phía nam là thành phố cảng Sài Gòn với những hẻm phố ồn ào, đông đúc và đầy các cửa tiệm, những đại lộ kiểu Pháp rộng lớn phủ bóng cây tràn đầy những thiếu nữ dễ thương và yếu đuối, trông như một loài bướm xinh đẹp trong những tà áo dài phất phới, được cắt cao hai bên hông để lộ ra chiếc quần lụa mỏng. Những nhà xuất khẩu giàu có của Sài Gòn buôn bán gạo, cao su, trà, quế và dừa khô từ những đồn điền ở vùng nông thôn đang tràn ngập những bến cảng.
Việt Nam từ lâu đã là một thỏi nam châm của những kẻ chinh phục. Đầu tiên là Trung Quốc, họ đã tiến về phía nam vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên và thống trị nó trong vòng một nghìn năm, đặt tên là An Nam, bắt họ phải cống nạp ngọc trai, đá hiếm, ngà voi và gỗ quí cho Hoàng đế. Một cách tài tình, người An Nam đã học hỏi những gì tốt nhất từ Trung Quốc - văn học cổ Trung Quốc, đạo đức Khổng giáo, và Phật giáo Bắc tông. Nhưng họ đã kiên cường đấu tranh để giành lại nền độc lập.
Trong lịch sử, phụ nữ đã từng lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa hào hùng. Vào năm 40 sau Công Nguyên, Trưng Trắc, khi chồng bà bị viên Thái thú Trung Quốc chém đầu, đã tập hợp một đội quân 80 nghìn người tấn công các doanh trại của viên thái thú và thành lập vương quốc riêng và đã tồn tại được hai năm. Một trong những thủ lĩnh của Trưng Trắc là một phụ nữ dũng cảm, bà tham trận khi đã có thai được chín tháng, sinh con tại chiến trường, rồi tiếp tục chỉ huy binh lính tổ chức một cuộc tấn công cuối cùng vào quân Trung Quốc. Khi người Trung Hoa rút quân vào năm 939, quân đội An Nam lại trở thành những kẻ xâm lược. Trong suốt hơn một nghìn năm, quân đội An Nam đã xâm lấn hai nước láng giềng là Cambodia và Lào. (Vua Lào là Savang Vatthana vẫn cho việc tấn công nước mình không phải là do Cộng sản mà chỉ là một hình thức xâm lược mới của người An Nam hiếu chiến.)
Vị quan làm ruộng
Nhưng những chiến binh An Nam đã không phải là đối thủ của người Pháp, họ đã đến đây vào giữa thế kỷ 19 để xây đường bộ và đường hoả xa xuyên qua rừng rậm, đưa giống cây cao su vào và mở mang vùng trồng lúa để gây lợi nhuận cho Paris. Nhưng những kẻ xâm lược đã gặp phải đối kháng. Ngay từ năm 1912 đã có một tổ chức quốc gia chống Pháp tên Việt Nam Quang Phục Hội hoạt động tại Quảng Châu.
Ngô Đình Diệm đã trưởng thành trong bầu không khí đối kháng âm ỉ như thế. Cha của ông là Ngô Đình Khả, một vị quan có học vấn, dòng họ ông đã được các tu sĩ cải đạo Công giáo từ thế kỷ 17. Ông được gọi vào cung để làm cố vấn triều đình Huế ở trung phần Việt Nam của vua Thành Thái, nhưng đã nổi giận từ chức khi người Pháp liên tục can thiệp vào công việc triều chính, đã quyết định phế truất vị vua này. Hết tiền ("chúng tôi đã không có tiền để đóng học phí", Diệm nhớ lại), Khả trở thành một nông dân, vay tiền để mướn lại một số ruộng của hàng xóm, những người này đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy một vị quan và gia đình làm việc bên cạnh họ trên những cánh đồng.
Truyền đơn trong bụi rơm
Ban đầu, Diệm thật sự muốn trở thành tu sĩ. Nhưng tấm gương học giả của cha ông đã khuyến khích ông theo học tại một trường hành chính địa phương của người Pháp ở Huế (ông đã tốt nghiệp hạng nhất trong số 20 học sinh), rồi tham gia vào công việc của chính quyền với chức Tri huyện.
Tại Trung Quốc, vào những năm 20, một người Việt Cộng sản trẻ tên Hồ Chí Minh đã thành lập tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, ông đã gửi phái viên và tài liệu tuyên truyền về phía nam để khuấy động từ trong quốc nội. Lúc ấy Diệm đã là một người quốc gia thuần thành, nhưng ông đã sốc vì những kêu gọi cực đoan đầy bạo lực. Ông đã hăng hái bắt giữ những người Cộng sản địa phương, thu thập tài liệu để viết một cuốn sách chống Cộng dày 15 trang và phân phát trong vùng. Được thăng tiến một cách nhanh chóng để trở thành tỉnh trưởng khi mới vừa 28, Diệm tìm cách làm việc với người Pháp với hy vọng có thể cảnh tỉnh họ về mối đe doạ của Cộng sản; nhưng họ đã không nghe những cảnh báo cũng như những kêu gọi nâng cao đời sống và tự do cho nông dân của Diệm.
"Không được cãi"
Người Pháp chỉ quan tâm đến việc nắm giữ quyền lực. Khi Diệm được mời làm Thượng thư Bộ Lại, ông đòi hỏi người Pháp phải bảo đảm và đồng ý với tiếng nói của người quốc gia trong chính sách mới mà họ hứa hẹn. "Anh là một nhân vật bướng bỉnh," họ bảo ông. "Cứ nhận việc và đừng tranh cãi nhiều lời."
Và rõ ràng là nền lập pháp "dân chủ" do người Pháp vẽ ra đã cho thấy nó chỉ là một một tổ chức bù nhìn bị điều khiển bở viên chủ tịch người Pháp. Ngô Đình Diệm từ chức, và người Pháp đã giận dữ gán cho ông cái mác cách mạng, tước bỏ mọi danh hiệu học vấn và chính quyền cua ông. "Lấy đi," Diệm đáp trả. "Tôi không cần chúng. Chúng không quan trọng."
Đấy là vào năm 1933. Trong khoảng một thập niên sau đấy, Diệm đã tránh xa chính trị, chủ yếu chỉ đọc sách và nghiên cứu tại nhà của mình ở Huế. Đấy là thời điểm quyết định của một tinh thần cách mạng đang nhanh chóng nung nấu. Cùng lúc với việc xây dựng đất nước này, người Pháp cũng đã rút bòn từng xu lợi nhuận; những người thợ làm muối phải bán sản phẩm của mình cho một chủ độc quyền người Pháp, người này xoay sang bán lại cho người Việt với giá cao hơn; mỗi ngôi làng bị bắt buộc phải mua rượu gạo với một giá nhất định từ nhà sản xuất người Pháp; về vấn đề đổi mới và tự do, họ chẳng có một tí gì. "Tôi đã thấy mối hiểm hoạ từ Cộng sản," Diệm nói. "Chúng ta phải cải cách dân chủ, nếu không thì rõ ràng là Cộng sản đã thắng từ dạo ấy."
Giết nhầm
Khi Thế chiến Thứ II xảy ra, Ngô Đình Diệm đã không ủng hộ cả ba lực lượng đang tranh giành quyền kiểm soát đất nước - Nhật, Pháp và Cộng sản Hồ Chí Minh, mặc dù họ đều tìm cách kêu gọi ông hợp tác. Khi chiến tranh kết thúc, nhân viên của Hồ đà bắt Diệm và đem giam ông ở vùng núi phía bắc. Và họ còn thẳng tay bắn chết người anh của Diệm là Khôi, một vị tỉnh trưởng chống Cộng. Vài tháng sau, Hồ đích thân mời Diệm đến và yêu cầu ông giữ một chân trong chính quyền quốc gia mà Hồ vừa dựng lên để chống lại việc quay lại của chính quyền thuộc địa Pháp. "Tại sao ông giết anh tôi?" Diệm hỏi. "Đấy là một nhầm lẫn," Hồ trả lời. "Cả nước đang lộn xộn. Không thể làm gì khác." Diệm đã giận dữ xoay người bỏ đi.
Thình lình Diệm lại bắt đầu nhúng tay vào chính trị. Sau khi Cộng sản và Pháp bắt đầu cuộc chiến Đông Dương vào năm 1946, ông đã thành lập một phong trào chống lại cả hai; nhưng đã không được kết quả gì khả quan. Người Pháp từng đề nghị ông ra đứng đầu một chính phủ lâm thời, nhưng họ đã rút lời khi ông đòi hỏi quyền tự quyết của Việt Nam. Cuối cùng, giữa cuộc chiến đẫm máu, Ngô Đình Diệm và người anh Ngô Đình Thục, một linh mục Công giáo, cùng nhau khăn gói đi vòng thế giới. Khi đến Hoa Kỳ, Diệm tạm dừng chân để nghỉ và suy gẫm tại Tiểu Chủng viện Maryknoll ở Lakewood, New Jersey. Trong thời gian ở đây, ông liên tục đến Washington để kêu gọi các Nghị viên và quan chức Chính phủ vì nền độc lập của Việt Nam. "Người Pháp đang chiến đấu chống Cộng sản," ông nhấn mạnh, "nhưng họ cũng đang chống lại nhân dân."
Vài người bạn
Nhưng Hoa Kỳ đã không thể bỏ rơi đồng minh người Pháp giữa cuộc chiến. Thất vọng, Ngô Đình Diệm sang Bỉ và sống một cuộc sống ảm đạm của một tu sĩ dòng Benedict tại Bruges.
Rồi thảm hoạ Điện Biên Phủ xảy đến. Thình lình người Pháp bại trận bỗng mong muốn hoà bình - và hết sức tìm kiếm một "nhân vật độc lập" để có thể tập hợp những người Việt dân chủ và hòng cứu vãn được chút gì trong mớ hỗn độn. Lúc ấy Diệm đã từ Bruges dời về Paris, đang ở trong một khách sạn và bắt đầu mặc cả với Bảo Đại, vị hoàng đế bù nhìn trẻ tuổi đang hưởng thụ tại vùng Riviera. Cuối cùng chính quyền của Thủ tướng Joseph Laniel đã cho phép Bảo Đại chấp thuận đòi hỏi căn bản nhất của Diệm: một nền độc lập cho Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau Diệm đã về Sài Gòn để thành lập nội các dưới sự chấp thuận của Pháp. Đây không phải là một công việc dễ dàng. Diệm đã rời khỏi đất nước trong bốn năm, hầu như đã trở thành một kẻ vô danh trong đa số người dân trong nước. Có lẽ tổng số những người trong nước ủng hộ của ông đã có mặt tại phi trường Sài Gòn khi ông bước khỏi máy bay là: năm trăm thân hữu, những linh mục Công giáo, những hào mục và đồng nghiệp cũ trong chính quyền thuộc địa Pháp.
Mảnh đất bị chiến tranh tàn phá mà Diệm thừa hưởng khó có thể được gọi là một quốc gia. Hai tuần sau khi ông được đặt lên làm Thủ tướng, Việt Nam đã bị cắt làm đôi trên bàn thương lượng Geneva bởi những người Pháp mệt mỏi và nản chí, họ đã đồng ý trao miền bắc với những khoáng sản sắt và than đá cho Cộng sản. Chỉ để lại cho Diệm với nửa phía nam lẻ loi. Nền kinh tế đang trong tình trạng tả tơi, và hầu như lập tức những con đường từ phía bắc đã chật cứng những làn sóng dân tị nạn với tổng số lên đến 880 nghìn trong vòng một năm. Để đối phó với những khó khăn này, Diệm lại không có một hệ thống dân sự rõ ràng, không thể tin tưởng vào một đội quân trung thành vì vị tư lệnh vốn do người Pháp đào tạo. Tướng Nguyễn Văn Hinh, vốn đã tị hiềm với ông, luôn tìm cách để chiếm lấy chính quyền cho riêng mình. Băng đảng nổi tiếng Bình Xuyên đang hoạt động ngay bên trong lực lượng cảnh sát quốc gia, đã mua chuộc sự "nhượng bộ" của Hoàng đế Bù nhìn Bảo Đại với giá 1 triệu đô-la. Bên trên những khó khăn này còn có hai giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo đang kiểm soát phần lớn vùng thôn quê, chống lại chính quyền Diệm và củng cố quyền lực của họ với quân đội riêng được trang bị đầy đủ.
Tiêu diệt băng đảng
Trong cơn khủng hoảng này, Diệm đã không được người Pháp giúp đỡ gì, cảnh giác trước sự độc lập của ông, họ đã bí mật hậu thuẫn Bình Xuyên và mong có ngày sẽ đưa Bảo Đại dễ bảo quay lại cầm quyền. Nhưng Hoa Kỳ đã hoàn toàn ủng hộ Diệm. Đặc phái viên của Hoa Kỳ là Tướng J. Lawton Collins đã dùng tàu chiến của Hạm đội Bảy để giúp vận chuyển những người tị nạn đói khổ, và nói rõ với Tướng Hinh rằng Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ cho bất cứ quân đội nào chống đối Thủ tướng. Diệm tước bớt quyền lực của Hinh bằng cách ve vãn những sĩ quan dưới quyền, và khi thời điểm đến, Hinh đã buộc phải sang sống lưu vong ở Pháp.
Với quân đội đứng sau, cuối cùng Diệm đã có thể trừng phạt Bình Xuyên và các giáo phái. Quyền lực của Bình Xuyên bị đập tan khi Diệm đóng cửa những tiệm hút, sòng bài và nhà chứa vốn là nguồn thu nhập của họ, sau đó dùng quân đội để đánh tan những băng đảng. Để đánh đổ Cao Đài và Hoà Hảo, Diệm đưa quân đội vào với mệnh lệnh bắn bỏ; đạn đã bay trong thành phố Sài Gòn và vùng đầm lầy châu thổ trước khi những người cầm đầu giáo phái chùn bước.
Người em với phòng cách âm
Vẫn còn một việc cần giải quyết. Diệm đã quyết định truất phế Hoàng đế Bảo Đại, người trên danh nghĩa vẫn giữ chức vụ Quốc trưởng. Vào tháng 10 1955, Diệm đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc này. Kết quả là Diệm được 5.722.000 phiếu và Bảo Đại được 63.000 phiếu. Nền Cộng hoà Nam Việt Nam được thành lập, và Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành vị Tổng thống đầu tiên.
15 tháng đầu cầm quyền là thời gian hoàn hảo nhất của Diệm. Ông đã sống sót qua bao thăng trầm. Ông đã lấy đất chia cho nông dân nghèo; ông tăng cường sản lượng lúa và khuyến khích phát triển ngành tiểu công nghiệp.
Nhưng những năm tháng chiến đấu đối phó với những âm mưu và phản bội đã biến ông trở thành một người cẩn thận và đa nghi hơn bao giờ. Luôn là một người cứng nhắc và xa rời, ông hầu như không gần gũi với dân chúng, luôn giam mình trong tư dinh. Ngay cả những người từng mến mộ ông cũng phải than phiền về ảnh hưởng của người em 51 tuổi là Ngô Đình Nhu. Từ căn phòng cách âm trong dinh Độc Lập, Nhu điều hành tổ chức chính trị của mình là Đảng Cần Lao, gồm khoảng 70 nghìn thành viên nòng cốt, được lệnh theo dõi dân chúng. Cũng có than phiền về người vợ của Nhu, một phụ nữ bình quyền xinh đẹp, năng động, người đang có cuộc chiến riêng của mình trong vai trò Dân biểu Quốc gia. Bà đã làm nhiều người khó chịu khi thúc đẩy việc hợp pháp hoá "Bộ luật Gia đình" của mình, trong đấy cấm đoán việc ly dị nếu không có sắc lệnh của tổng thống và biến tội ngoại tình là một tội danh đáng bỏ tù.
Một người em khác là Ngô Đình Cẩn, một người đàn ông thấp bé khoảng 40 tuổi, đang cai quản miền trung Việt Nam ở Huế, quê hương của gia đình. Cẩn có riêng một hệ thống công an mật, kiểm soát tất cả những viên tỉnh trưởng trong vùng. Nổi tiếng là người sở hữu rất nhiều đất đai, Cẩn rất giàu có, ông đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng ngôi thánh đường mới tại Huế, nơi anh của ông là Ngô Đình Thục đang là Tổng Giám mục.
Đảo chính bằng điện thoại
Bất đồng đã dấy lên trong tầng lớp sĩ quan quân đội vì đường lối lãnh đạo độc đoán của Diệm cũng như việc ông không chịu tiến hành cải cách dân chủ. Và chẳng ai hài lòng với chiều hướng của cuộc chiến chống Cộng hiện tại. Mùa thu năm ngoái Việt Cộng đã mở một chiến dịch mới, tăng cường việc giết chóc lên đến khoảng 800 người mỗi tháng. Nhiều binh lính buộc tội Diệm đã bổ nhiệm những sĩ quan chỉ huy với mục đích chính trị, không cho phép ngay cả một đại đội di chuyển nếu không có lệnh của ông. Dọc theo đại lộ Catinat ở Sài Gòn, những quán cà phê vỉa hè ồn ào với những tin đồn về một cuộc đảo chính hoặc ám sát.
Vào một buổi sáng sớm tháng Mười một, ba tiểu đoàn nhảy dù tinh nhuệ đã lên xe rời khỏi doanh trại đến bao vây phủ tổng thống và đã nổ súng vào những người lính bảo vệ đang hoàn toàn bị bất ngờ. Những người nổi loạn không có ý định truất phế Diệm, họ chỉ muốn ông cam kết giải tán nội các, thành lập một chính phủ quân sự lâm thời, bảo đảm tự do báo chí và tăng cường công cuộc chống Cộng. Diệm đã đồng ý với tất cả các điều khoản trên sau khi mặc cả qua điện thoại với những người cầm đầu phe nổi loạn ở bên ngoài. Nhưng khi những đơn vị trung thành với ông tiến vào để giải tán vòng vây thì Diệm đã thẳng thừng chối bỏ những hứa hẹn cải cách của mình, ông khịt mũi, "Chẳng có gì ...chỉ là vài tên phiêu lưu." Ông tuyên bố trên đài Phát thanh Sài Gòn: "Chính quyền sẽ tiếp tục phục vụ quốc gia."
Diệm có học được bài học nào sau hiểm hoạ vừa qua? Mối lo ngại hiện tại của các viên chức Hoa Kỳ là binh lính có thể nổi loạn lần nữa - với mục tiêu lớn hơn. "Quân đội đã mất trinh," một chính trị gia kì cựu nói. "Lần sau sẽ dễ dàng hơn."
Nhưng mối quan ngại lớn hơn nữa là tầng lớp nông dân. Sau bao nhiêu năm cố gắng, Diệm vẫn chưa thuyết phục được những người nông dân ngả về phía chính quyền. Có đến một phần tư các làng mạc đang nằm trong tay du kích Cộng sản, và đa phần là do tự nguyện hơn là bị ép buộc. Thực tế là hàng trăm nghìn người dân Nam Việt Nam, ngây thơ và thất học, đã cho rằng quân nổi loạn không phải là Cộng sản mà chỉ là sự tiếp nối của phong trào quốc gia kháng chiến chống Pháp ban đầu. Đối với những nông dân này thì "Bác Hồ" vẫn là một anh hùng, và dưới ảnh hưởng của việc tuyên truyền của Cộng sản, họ tin rằng Hoa Kỳ chỉ đơn giản thay thế vị trí thống trị của Pháp ngày xưa. Và những quan chức địa phương luôn luôn được Diệm bổ nhiệm dựa trên lòng trung thành hơn là khả năng của họ, và rất thường xuyên họ lợi dụng chức vụ của mình để moi nặn tiền của nông dân, tống giam thương gia địa phương với lý do tình nghi thân Cộng để vòi tiền chuộc. Vì thế mỗi khi Việt Cộng ám sát một số quan chức địa phương, dân chúng thường ca ngợi họ như những người giải phóng.
Một khởi đầu mới
Trong quá khứ Diệm đã từng ngoan cố không nghe theo lời góp ý của Hoa Kỳ trong việc đối phó với những đồng bào của mình. Nhưng bài học ở Lào và sự kêu gọi mới đây của chính quyền Hoa Kỳ dường như đã làm ông thay đổi. Mọi đề xuất trong báo cáo của Stanley đều đã được ông phê chuẩn trước.
Về mặt quân sự, kế hoạch mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã theo đúng như Diệm mong muốn. Toán chuyên trách của Kennedy dẫn đầu bởi Sterling J. Cottrell, 47 tuổi, một viên chức thâm niên của Bộ Ngoại giao và là một người "cứng rắn" trong vấn đề Đông nam Á, ông muốn Hoa Kỳ phải mạnh tay hơn ở Lào. Cottrell sẵn sàng dùng những biện pháp cứng rắn, phi chính thống để chặn đứng Cộng sản, ông hợp tác chặt chẽ với Thiếu tướng Edward Lansdale, chuyên viên về chiến tranh du kích của Lầu Năm góc, người đã từng giúp tổng thống Magsaysay đập tan người Huk ở Philippines và cố vấn Ngô Đình Diệm trong việc đối phó với băng đảng Bình Xuyên.
Trong kế hoạch mới này, lực lượng Tự Vệ, những binh sĩ vùng quê đang phải dùng gậy gộc và súng trường sẽ được trang bị vũ khí hiện đại. Sẽ tăng gấp đôi quân số Dân Vệ, một lực lượng vũ trang hỗ trợ cảnh sát. Về sau, lực lượng Dân Vệ sẽ được đào tạo để đảm đương những công tác tự vệ thường nhật, hiện đang là gánh nặng của quân đội. Hoa Kỳ cũng muốn tăng quân số quân đội từ 150 nghìn lên 170 nghìn người, được huấn luyện kỹ những kỹ thuật hoạt động bí mật trong rừng mà Việt Cộng đang sử dụng.
Những cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã đào tạo khoảng 6.500 quân địa phương về những kỹ thuật Biệt kích, dùng để đối phó lại chiến thuật du kích. Ở Nha Trang đã có tám đại đội Biệt kích đang học cách thức leo núi, đu dây, bí mật di chuyển trong rừng, tiêu diệt kẻ thù chớp nhoáng. Đường mòn Hồ Chí Minh giờ đã lộ ra là một con đường hai chiều để Nam Việt Nam tiến về phía bắc, và Biệt kích quân đã đột nhập vào Bắc Việt Nam để dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông với Hồ.
Binh lính Việt Nam cũng học những bài học về tâm lý chiến: không được giết hại gia súc hoặc hãm hiếp phụ nữ; vấn đề quân đội thiếu kỷ cương đang bị người dân than phiền nhiều nhất đến chính phủ. Để nhấn mạnh điểm này, các huấn luyện viên đã không ngần ngại trích dẫn lời của Mao Trạch Đông về chiến tranh du kích: "Chúng ta là cá trong nước, và nước là nhân dân." Để kết nối những thôn xóm, làm họ có ít nhiều tiếp xúc với chính quyền Sài Gòn, người dân được trang bị điện đài để có thể nhanh chóng báo cáo đến chỉ huy sở mỗi khi Việt Cộng tấn công. Tổ chức Đoàn Thanh Niên ngày một lớn mạnh của Diệm được huấn luyện sử dụng điện đài, có nhiệm vụ của một mạng lưới tình báo trong toàn quốc.
Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy kế hoạch xây ấp chiến lược của Diệm. Trong kế hoạch này, những gia đình nông dân riêng rẽ từ những vùng ngoại tuyến nguy hiểm sẽ được thu gom lại để sống trong những khu dân sinh đặc biệt để có thể bảo vệ họ tốt hơn. Năm ngoái Diệm đã hoàn tất 26 ấp chiến lược, nhưng đã không gặt hái được gì ngoài sự phản kháng khi những nhân viên quá tích cực của Diệm đã kéo nông dân ra khỏi ruộng lúa đang trong mùa thu hoạch, cưỡng bức họ phải xây những khu dân sinh mới. Góp phần vào sự phẩn uất của dân chúng là những ấp chiến lược mà họ bị bắt buộc phải xây lại không đủ chỗ để ở. Nhưng Staley đã kết luận rằng về cơ bản thì ý định này thì tốt, ông hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ chu cấp kinh phí để xây dựng ít nhất 100 ngôi làng như thế trong vòng một năm tới.
Song song với những kế hoạch quân sự và tự vệ, Hoa Kỳ mong muốn đào tạo nhiều hơn nữa số nhân viên hành chính người Việt, cho họ quyền được hoạt động độc lập mà không phải bị trói buộc bởi những hạch hỏi từ Sài Gòn. Để giáo dục những dân làng thất học về mối đe doạ của Cộng sản, những đội chiếu bóng lưu động sẽ toả về các vùng quê và những tuyên truyền viên sẽ liên tục về thăm các thị trấn. Trên phương diện lâu dài, những nỗ lực mới sẽ được thực hiện để gia tăng sản lượng gạo, khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các ngành kỹ nghệ.
Đã hơi trễ trong việc cứu vãn Đông nam Á và đẩy Cộng sản về lại biên giới của họ. Nhưng với sự nhẫn nại, lòng kiên quyết và sự hợp tác của nhân vật chống Cộng lâu năm trong ngôi biệt thự quét vôi vàng, Hoa Kỳ hy vọng rằng việc này không quá trễ. "Chúng ta thuộc về thế giới tự do," Tổng thống Diệm nói, "chúng ta phải hành động. Nếu không thì tham gia thế giới tự do để làm gì?"
Hằng đêm những toán du kích Cộng sản mặc đồ bà ba đen hoặc vải khaki bạc màu lội trong những đám lầy của vùng châu thổ sông Mekong hoặc bí mật ẩn hiện trên những đường rừng Nam Việt Nam, theo đuổi những nhiệm vụ sát nhân của họ. Tuần trước trên con đường dẫn đến Ban Mê Thuột, một toán quân ẩn trong bóng tối khi hai vị Dân Biểu đi đến chiếc xe Jeep. Theo hiệu lệnh của tên chỉ huy, chúng đã dùng những khẩu súng trường cổ lỗ, gậy và kiếm để tấn công với những tiếng kêu gào khủng khiếp. Vài giây sau, hai người dân biểu đã chết, và cuộc chiến đấu khốc liệt nhằm ngăn cản Cộng sản thắng thế ở Nam Việt Nam lại có thêm hai nạn nhân.
Bẩy mìn & Cầu
Đây là một cuộc chiến tồi tệ và khó giữ, được tiến hành với tất cả những mánh khoé trong sổ tay chiến tranh du kích, và không phải chúng đều mang đến chết chóc. Băng đảng cải trang thành những toán nhân viên phun thuốc diệt muỗi vào những ngôi làng và nhân danh chính phủ để tịch thu nông cụ; đôi khi họ xé bỏ căn cước của những nông dân để gây khó khăn trong công việc hành chính địa phương; Cộng sản còn phá hoại chương trình thống kê quốc gia bằng cách đánh tráo danh sách giả mạo tại một số vùng. Việt Cộng, gọi tắt của Việt Nam Cộng Sản, đang có mặt ở mọi nơi: quẳng lựu đạn vào những làng mạc hiu quạnh tại miền nam, gieo rắc hỗn loạn dọc theo những ranh giới của những bộ lạc tại những vùng rừng rậm ở cao nguyên phía bắc Trung kỳ. Vào ban ngày, ở Sài Gòn, một thành phố 2 triệu dân thì tạm yên ổn. Nhưng không ai dám đặt chân ra ngoại thành khi đêm về.
Được Cộng sản ở Bắc Việt Nam cung cấp vật dụng và nhân sự, tuồn qua ngã Lào bằng con đường mòn Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh tàn phá này đã tiếp diễn trong vòng bảy năm qua. Mục tiêu của nó là tiêu diệt vị Tổng thống mập mạp và ương bướng Ngô Đình Diệm, 60 tuổi, người đang điều hành chiến tranh, chính phủ cũng như bất cứ mọi việc khác ở Nam Việt Nam, đằng sau chiếc bàn khổng lồ của ông trong Dinh Độc Lập quét vôi vàng ở Sài Gòn. Tổng thống Diệm đã chống Cộng sản trên đất nước mình từ trước Thế chiến Thứ II. Khi chiến tranh chấm dứt, ông đã bị họ bắt giữ; anh của ông bị họ xử bắn. Ông đã cản đường của họ từ đấy đến giờ.
Ông biết rất rõ rằng cuộc chiến tranh du kích hiện tại có thế sẽ xấu hơn trước khi trở nên sáng sủa hơn. Không như Berlin, nơi cho đến nay cuộc khủng hoảng chỉ xảy ra bằng lời nói, Nam Việt Nam là đấu trường của cuộc đối đầu Đông - Tây trong đó có vô số người thiệt mạng. Một cuộc chiến vô cùng tàn bạo. Chỉ từ tháng Giêng đến nay, con số tử vong của hai bên đã lên đến 2 nghìn rưỡi người - gần gấp ba lần tổng số tử vong trong toàn bộ 11 tháng chiến tranh ở Lào.
Với những tan rã của những vị trí của phương Tây tại Lào, hầu hết những khu vực dọc theo biên giới Nam Việt Nam hiện đang do quân Pathet Lào chiếm giữ, và đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một đại lộ mở rộng mà Cộng sản đang dùng để tăng viện vào đất nước đang bị phong toả của Diệm. Cộng sản đã ra sức mở rộng căn cứ và còn xây dựng cả sân bay ở bắc Lào để tăng cường cuộc chiến chống lại Nam Việt Nam với lực lượng 150 nghìn quân.
Những quyết định
Đối diện với thử thách Cộng sản, Hoa Kỳ đã đưa ra một quyết định quan trọng: Nam Việt Nam cần được bảo vệ bằng mọi giá. Trong khi cả châu Á đang theo dõi, Hoa Kỳ, do vụng về và thiếu chuẩn bị, thiếu một lực lượng chiến đấu đáng tin cậy ở địa phương, đã bỏ mặc Lào cho định mệnh trong mùa xuân vừa qua. Nam Việt Nam đã được Hoa Kỳ bảo trợ ngay từ đầu với một chính phủ kiên quyết chống Cộng và những người lính sẵn sàng chiến đấu. Nếu Hoa Kỳ không thể hoặc không muốn cứu Nam Việt Nam khỏi cuộc tấn công của Cộng sản thì không một quốc gia châu Á nào có thể cảm thấy an toàn khi đặt niềm tin vào Hoa Kỳ nữa - và sự sụp đổ của Đông nam Á thì chỉ còn là vấn đề thời gian.
Một khi đã quyết định rằng phải dứt khoát về vấn đề Nam Việt Nam, chính quyền Kennedy đã ra tay mạnh mẽ. Phó Tổng thống Lyndon Johnson đã được phái đến Sài Gòn để trấn an Tổng thống Ngô Đình Diệm rằng mặc dù Hoa Kỳ rút quân ở Lào, họ vẫn có thể trông cậy được trong việc giúp đỡ Nam Việt Nam bảo vệ nền tự do của mình. Tại Washington, một cơ quan đặc biệt về Việt Nam của Bộ Ngoại giao được thành lập.Tuần qua một hội đồng do Kinh tế gia Eugene Staley từ Học viện Nghiên cứu Stanford dẫn đầu, vừa trở về sau một chuyến nghiên cứu dài bốn tuần ở Nam Việt Nam, đã đệ trình lên Tổng thống Kennedy một bản báo cáo bí mật dày cộp trong ấy chứa đựng những đề xuất đầy chi tiết những gì cần làm để gia cố và chống đỡ Việt Nam trước cuộc chiến sắp đến. Những đề nghị cấp bách nhất là cung cấp ngân sách để tăng cường lực quân số Nam Việt Nam lên thêm 20 nghìn người. Nhìn chung, bản báo cáo cho thấy Hoa Kỳ phải cam kết vào một chương trình đầy đủ nhất từ trước đến nay về cải cách kinh tế và xã hội.
Phơi trần cả hai
Tình hình đang rất nghiêm trọng. Sự sụp đổ ở Lào đã phơi trần thêm hai quốc gia khác trước mối đe doạ của Cộng sản đang ở vùng biên giới - Thái Lan và Cambodia. Cả hai đang theo dõi sát sao tiến trình của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Thái Lan, vùng đất với những dòng kênh xanh, những ngôi đền thếp vàng và những cây trạng nguyên cao hàng chục mét, là nơi đặt trung tâm của SEATO (Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Đông Nam Á - ND). Mặc dù người Thái là một dân tộc hiền từ và thường không kiên quyết đấu tranh chống kẻ thù trực diện (họ đã đầu hàng người Nhật một cách nhanh chóng đến thảm hại trong Thế chiến Thứ II, sau đó liền đổi hướng và sẵn sàng tuyên chiến với Hoa Kỳ), lãnh đạo họ là vị Thống chế cứng rắn Sarit Thanarat, người đã xây dựng một quân đội hùng mạnh lên đến 100 nghìn từ 550 triệu đô-la viện trợ của Mỹ. Là một kẻ độc tài nổi tiếng, Sari đã biến đất nước trở nên giàu có, không gặp những chống đối đáng kể trong nước, và đã hoàn toàn kiềm chế thành phần Cộng sản nhỏ bé trong nước.
Ở Cambodia, Hoàng tử Norodom Sihanouk theo đường lối trung lập đã kiếm lợi bằng cách nhận viện trợ từ cả hai phía trong chiến tranh lạnh, kể cả 300 triệu từ Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng lo lắng trước mối đe doạ của Cộng sản. "Để giữ mối giao hoà với những người bạn Cộng sản, chúng tôi muốn có một biên cương chung với họ," ông phát biểu gần đây. Từ khi phương Tây vắng mặt ở Lào, ông trở nên vô cùng bi quan. "Tôi đang cố gắng không để Cambodia bị Cộng sản hoá," ông đã nói vào tuần trước. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là chứng tỏ cho Sihanouk thấy rằng có thể kiềm chân được Chủ nghĩa Cộng sản.
Nhà lãnh đạo
Để thật sự dấn thân vào việc bảo vệ Nam Việt Nam, Hoa Kỳ cũng phải cam kết ủng hộ Tổng thống Diệm, người từ lâu đã có chung biên giới với Cộng sản, chưa bao giờ nhầm lẫn họ với bạn bè, và cho rằng có thể cầm chân họ được.
Ông đã có những thành công đầy ấn tượng. Từ chiếc bàn trong Dinh Độc Lập to lớn với vôi vàng, ông đã chiến đấu chống Cộng sản 16 giờ mỗi ngày trong suốt bảy năm qua. Trong thời gian ấy, ông đã xây dựng một đất nước từ đống đổ nát của cuộc chiến Đông Dương. Những người chỉ trích ông cho rằng ông sẽ thất bại trong vòng sáu tháng sau khi nhậm chức vào năm 1954. Thay vì thế, ông và đất nước đã sống sót và lớn mạnh. Xuất khẩu gạo tăng gấp bốn lần và ngân khố dự trữ tăng cao chưa từng thấy. Công lao của Diệm nằm trong sự thành công của chương trình cải cách điền địa, giảm thuế tô cho nông dân, sự bùng nổ của nền công nghiệp nhẹ; với sự trợ giúp của gần 2 tỉ đô-la viện trợ của Hoa Kỳ, ông đã xây dựng được một mạng lưới giao thông, những công trình dẫn thuỷ nhập điền, những nhà máy điện và đường hoả xa.
Nhưng Ngô Đình Diệm không phải là một con người dân chủ trong bản chất; ông vẫn giữ khoảng cách xa rời dân chúng theo phong cách của một vị quan phong kiến luôn theo những thủ tục Khổng giáo như một ông hoàng có ơn trên dẫn dắt. "Một người nắm quyền tối cao cần phải có sự tôn trọng thiêng liêng. Ông ta là người trung gian giữa người dân và Thượng đế khi ông ta phụng sự quốc gia." ông từng viết như thế. Một kẻ độc thân nghiện thuốc lá nặng, ông làm việc theo phong cách riêng của mình, chỉ nghe theo lời cố vấn của vài phụ tá và gia đình rất thân cận của ông; cố vấn gần gũi nhất của ông là người em với văn phòng riêng trong dinh. Báo cáo của tất cả các bộ đều phải qua sự kiểm soát của văn phòng Diệm; không tư lệnh tiểu đoàn nào dám tự động hành quân nếu không có sự chấp thuận của chính ông; thực tế là cho đến gần đây, không hộ chiếu Việt Nam nào được phát hành nếu không có chữ ký của chính Tổng thống.
Diệm là một người thích nói nhiều, ông có thể thôi miên khách với bốn năm giờ độc thoại. Vừa qua có một vị khách đến vào lúc 4 giờ chiều và đã đứng dậy đi về vào lúc 8 giờ tối, kiếu từ rằng phải dự buổi ăn tối. "Gọi họ và bảo họ là anh sẽ đến trễ," Diệm bảo, và tiếp tục nói thêm hai giờ nữa. Ông ăn sáng với canh thịt, cơm và dưa chua. "Tôi không phải là một kẻ quyền quí. Tôi ăn như một nông dân," ông nói.
Diệm vận hành dưới một hiến pháp dân chủ và cũng tổ chức bầu cử; nhưng chúng luôn bị quản lý kỹ lưỡng. Khi một nhân vật đối lập mạnh mẽ với ông ứng cử vào Quốc hội và thắng cử, ông ta đã bị từ chối chức vụ này vì lý do là ông đã "thất hứa" trong chiến dịch vận động. Những người chỉ trích ông đã cay đắng đặt tên cho chính thể của ông là "Diemocracy" - một dân chủ chỉ có tiếng, không có miếng. Diệm chỉ phớt tỉnh. Hoa Kỳ đã rất quan tâm đối với sự cứng nhắc của ông trong một quốc gia không ổn định và đã thúc hối việc thay đổi chính sách. Nhưng Diệm là một người bướng bỉnh, và Hoa Kỳ thì e sợ bị mang tiếng là "can thiệp vào công việc nội bộ."
Quần lụa
Nằm cong như một con tôm dọc theo bán đảo Đông Dương, Nam Việt Nam được bao phủ bởi 900 dặm bờ biển của biển Nam Hải, Trung Quốc. Đằng sau những đồi cát ở phía bắc là là những đồng bằng chạy dài đến vùng cao nguyên nơi có khoảng 300 nghìn người Mọi đang sống trong những túp lều và lặn lội trong rừng thẳm để tìm giống bạch tượng, biểu trưng cho sự may mắn. Ở miền nam là những nông dân An Nam cần cù, khom người dưới những chiếc nón lá trong vành đai của đầm lầy châu thổ sông Mekong để trồng lúa, đây là nguồn lương thực chủ yếu và nguồn xuất khẩu quan trọng của Nam Việt Nam. Đất đai của vùng châu thổ này được xem là mầu mỡ nhất thế giới, có thể còn sản xuất được nhiều lương thực hơn nữa nếu đầu tư thêm giao thông và kỹ thuật canh nông tiên tiến. Tiềm năng lương thực to lớn này cũng là nguyên nhân làm Hồ Chí Minh và những người Bắc Việt Nam muốn lấn chiếm miền nam về phía biển.
Gần bờ biển phía nam là thành phố cảng Sài Gòn với những hẻm phố ồn ào, đông đúc và đầy các cửa tiệm, những đại lộ kiểu Pháp rộng lớn phủ bóng cây tràn đầy những thiếu nữ dễ thương và yếu đuối, trông như một loài bướm xinh đẹp trong những tà áo dài phất phới, được cắt cao hai bên hông để lộ ra chiếc quần lụa mỏng. Những nhà xuất khẩu giàu có của Sài Gòn buôn bán gạo, cao su, trà, quế và dừa khô từ những đồn điền ở vùng nông thôn đang tràn ngập những bến cảng.
Việt Nam từ lâu đã là một thỏi nam châm của những kẻ chinh phục. Đầu tiên là Trung Quốc, họ đã tiến về phía nam vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên và thống trị nó trong vòng một nghìn năm, đặt tên là An Nam, bắt họ phải cống nạp ngọc trai, đá hiếm, ngà voi và gỗ quí cho Hoàng đế. Một cách tài tình, người An Nam đã học hỏi những gì tốt nhất từ Trung Quốc - văn học cổ Trung Quốc, đạo đức Khổng giáo, và Phật giáo Bắc tông. Nhưng họ đã kiên cường đấu tranh để giành lại nền độc lập.
Trong lịch sử, phụ nữ đã từng lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa hào hùng. Vào năm 40 sau Công Nguyên, Trưng Trắc, khi chồng bà bị viên Thái thú Trung Quốc chém đầu, đã tập hợp một đội quân 80 nghìn người tấn công các doanh trại của viên thái thú và thành lập vương quốc riêng và đã tồn tại được hai năm. Một trong những thủ lĩnh của Trưng Trắc là một phụ nữ dũng cảm, bà tham trận khi đã có thai được chín tháng, sinh con tại chiến trường, rồi tiếp tục chỉ huy binh lính tổ chức một cuộc tấn công cuối cùng vào quân Trung Quốc. Khi người Trung Hoa rút quân vào năm 939, quân đội An Nam lại trở thành những kẻ xâm lược. Trong suốt hơn một nghìn năm, quân đội An Nam đã xâm lấn hai nước láng giềng là Cambodia và Lào. (Vua Lào là Savang Vatthana vẫn cho việc tấn công nước mình không phải là do Cộng sản mà chỉ là một hình thức xâm lược mới của người An Nam hiếu chiến.)
Vị quan làm ruộng
Nhưng những chiến binh An Nam đã không phải là đối thủ của người Pháp, họ đã đến đây vào giữa thế kỷ 19 để xây đường bộ và đường hoả xa xuyên qua rừng rậm, đưa giống cây cao su vào và mở mang vùng trồng lúa để gây lợi nhuận cho Paris. Nhưng những kẻ xâm lược đã gặp phải đối kháng. Ngay từ năm 1912 đã có một tổ chức quốc gia chống Pháp tên Việt Nam Quang Phục Hội hoạt động tại Quảng Châu.
Ngô Đình Diệm đã trưởng thành trong bầu không khí đối kháng âm ỉ như thế. Cha của ông là Ngô Đình Khả, một vị quan có học vấn, dòng họ ông đã được các tu sĩ cải đạo Công giáo từ thế kỷ 17. Ông được gọi vào cung để làm cố vấn triều đình Huế ở trung phần Việt Nam của vua Thành Thái, nhưng đã nổi giận từ chức khi người Pháp liên tục can thiệp vào công việc triều chính, đã quyết định phế truất vị vua này. Hết tiền ("chúng tôi đã không có tiền để đóng học phí", Diệm nhớ lại), Khả trở thành một nông dân, vay tiền để mướn lại một số ruộng của hàng xóm, những người này đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy một vị quan và gia đình làm việc bên cạnh họ trên những cánh đồng.
Truyền đơn trong bụi rơm
Ban đầu, Diệm thật sự muốn trở thành tu sĩ. Nhưng tấm gương học giả của cha ông đã khuyến khích ông theo học tại một trường hành chính địa phương của người Pháp ở Huế (ông đã tốt nghiệp hạng nhất trong số 20 học sinh), rồi tham gia vào công việc của chính quyền với chức Tri huyện.
Tại Trung Quốc, vào những năm 20, một người Việt Cộng sản trẻ tên Hồ Chí Minh đã thành lập tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, ông đã gửi phái viên và tài liệu tuyên truyền về phía nam để khuấy động từ trong quốc nội. Lúc ấy Diệm đã là một người quốc gia thuần thành, nhưng ông đã sốc vì những kêu gọi cực đoan đầy bạo lực. Ông đã hăng hái bắt giữ những người Cộng sản địa phương, thu thập tài liệu để viết một cuốn sách chống Cộng dày 15 trang và phân phát trong vùng. Được thăng tiến một cách nhanh chóng để trở thành tỉnh trưởng khi mới vừa 28, Diệm tìm cách làm việc với người Pháp với hy vọng có thể cảnh tỉnh họ về mối đe doạ của Cộng sản; nhưng họ đã không nghe những cảnh báo cũng như những kêu gọi nâng cao đời sống và tự do cho nông dân của Diệm.
"Không được cãi"
Người Pháp chỉ quan tâm đến việc nắm giữ quyền lực. Khi Diệm được mời làm Thượng thư Bộ Lại, ông đòi hỏi người Pháp phải bảo đảm và đồng ý với tiếng nói của người quốc gia trong chính sách mới mà họ hứa hẹn. "Anh là một nhân vật bướng bỉnh," họ bảo ông. "Cứ nhận việc và đừng tranh cãi nhiều lời."
Và rõ ràng là nền lập pháp "dân chủ" do người Pháp vẽ ra đã cho thấy nó chỉ là một một tổ chức bù nhìn bị điều khiển bở viên chủ tịch người Pháp. Ngô Đình Diệm từ chức, và người Pháp đã giận dữ gán cho ông cái mác cách mạng, tước bỏ mọi danh hiệu học vấn và chính quyền cua ông. "Lấy đi," Diệm đáp trả. "Tôi không cần chúng. Chúng không quan trọng."
Đấy là vào năm 1933. Trong khoảng một thập niên sau đấy, Diệm đã tránh xa chính trị, chủ yếu chỉ đọc sách và nghiên cứu tại nhà của mình ở Huế. Đấy là thời điểm quyết định của một tinh thần cách mạng đang nhanh chóng nung nấu. Cùng lúc với việc xây dựng đất nước này, người Pháp cũng đã rút bòn từng xu lợi nhuận; những người thợ làm muối phải bán sản phẩm của mình cho một chủ độc quyền người Pháp, người này xoay sang bán lại cho người Việt với giá cao hơn; mỗi ngôi làng bị bắt buộc phải mua rượu gạo với một giá nhất định từ nhà sản xuất người Pháp; về vấn đề đổi mới và tự do, họ chẳng có một tí gì. "Tôi đã thấy mối hiểm hoạ từ Cộng sản," Diệm nói. "Chúng ta phải cải cách dân chủ, nếu không thì rõ ràng là Cộng sản đã thắng từ dạo ấy."
Giết nhầm
Khi Thế chiến Thứ II xảy ra, Ngô Đình Diệm đã không ủng hộ cả ba lực lượng đang tranh giành quyền kiểm soát đất nước - Nhật, Pháp và Cộng sản Hồ Chí Minh, mặc dù họ đều tìm cách kêu gọi ông hợp tác. Khi chiến tranh kết thúc, nhân viên của Hồ đà bắt Diệm và đem giam ông ở vùng núi phía bắc. Và họ còn thẳng tay bắn chết người anh của Diệm là Khôi, một vị tỉnh trưởng chống Cộng. Vài tháng sau, Hồ đích thân mời Diệm đến và yêu cầu ông giữ một chân trong chính quyền quốc gia mà Hồ vừa dựng lên để chống lại việc quay lại của chính quyền thuộc địa Pháp. "Tại sao ông giết anh tôi?" Diệm hỏi. "Đấy là một nhầm lẫn," Hồ trả lời. "Cả nước đang lộn xộn. Không thể làm gì khác." Diệm đã giận dữ xoay người bỏ đi.
Thình lình Diệm lại bắt đầu nhúng tay vào chính trị. Sau khi Cộng sản và Pháp bắt đầu cuộc chiến Đông Dương vào năm 1946, ông đã thành lập một phong trào chống lại cả hai; nhưng đã không được kết quả gì khả quan. Người Pháp từng đề nghị ông ra đứng đầu một chính phủ lâm thời, nhưng họ đã rút lời khi ông đòi hỏi quyền tự quyết của Việt Nam. Cuối cùng, giữa cuộc chiến đẫm máu, Ngô Đình Diệm và người anh Ngô Đình Thục, một linh mục Công giáo, cùng nhau khăn gói đi vòng thế giới. Khi đến Hoa Kỳ, Diệm tạm dừng chân để nghỉ và suy gẫm tại Tiểu Chủng viện Maryknoll ở Lakewood, New Jersey. Trong thời gian ở đây, ông liên tục đến Washington để kêu gọi các Nghị viên và quan chức Chính phủ vì nền độc lập của Việt Nam. "Người Pháp đang chiến đấu chống Cộng sản," ông nhấn mạnh, "nhưng họ cũng đang chống lại nhân dân."
Vài người bạn
Nhưng Hoa Kỳ đã không thể bỏ rơi đồng minh người Pháp giữa cuộc chiến. Thất vọng, Ngô Đình Diệm sang Bỉ và sống một cuộc sống ảm đạm của một tu sĩ dòng Benedict tại Bruges.
Rồi thảm hoạ Điện Biên Phủ xảy đến. Thình lình người Pháp bại trận bỗng mong muốn hoà bình - và hết sức tìm kiếm một "nhân vật độc lập" để có thể tập hợp những người Việt dân chủ và hòng cứu vãn được chút gì trong mớ hỗn độn. Lúc ấy Diệm đã từ Bruges dời về Paris, đang ở trong một khách sạn và bắt đầu mặc cả với Bảo Đại, vị hoàng đế bù nhìn trẻ tuổi đang hưởng thụ tại vùng Riviera. Cuối cùng chính quyền của Thủ tướng Joseph Laniel đã cho phép Bảo Đại chấp thuận đòi hỏi căn bản nhất của Diệm: một nền độc lập cho Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau Diệm đã về Sài Gòn để thành lập nội các dưới sự chấp thuận của Pháp. Đây không phải là một công việc dễ dàng. Diệm đã rời khỏi đất nước trong bốn năm, hầu như đã trở thành một kẻ vô danh trong đa số người dân trong nước. Có lẽ tổng số những người trong nước ủng hộ của ông đã có mặt tại phi trường Sài Gòn khi ông bước khỏi máy bay là: năm trăm thân hữu, những linh mục Công giáo, những hào mục và đồng nghiệp cũ trong chính quyền thuộc địa Pháp.
Mảnh đất bị chiến tranh tàn phá mà Diệm thừa hưởng khó có thể được gọi là một quốc gia. Hai tuần sau khi ông được đặt lên làm Thủ tướng, Việt Nam đã bị cắt làm đôi trên bàn thương lượng Geneva bởi những người Pháp mệt mỏi và nản chí, họ đã đồng ý trao miền bắc với những khoáng sản sắt và than đá cho Cộng sản. Chỉ để lại cho Diệm với nửa phía nam lẻ loi. Nền kinh tế đang trong tình trạng tả tơi, và hầu như lập tức những con đường từ phía bắc đã chật cứng những làn sóng dân tị nạn với tổng số lên đến 880 nghìn trong vòng một năm. Để đối phó với những khó khăn này, Diệm lại không có một hệ thống dân sự rõ ràng, không thể tin tưởng vào một đội quân trung thành vì vị tư lệnh vốn do người Pháp đào tạo. Tướng Nguyễn Văn Hinh, vốn đã tị hiềm với ông, luôn tìm cách để chiếm lấy chính quyền cho riêng mình. Băng đảng nổi tiếng Bình Xuyên đang hoạt động ngay bên trong lực lượng cảnh sát quốc gia, đã mua chuộc sự "nhượng bộ" của Hoàng đế Bù nhìn Bảo Đại với giá 1 triệu đô-la. Bên trên những khó khăn này còn có hai giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo đang kiểm soát phần lớn vùng thôn quê, chống lại chính quyền Diệm và củng cố quyền lực của họ với quân đội riêng được trang bị đầy đủ.
Tiêu diệt băng đảng
Trong cơn khủng hoảng này, Diệm đã không được người Pháp giúp đỡ gì, cảnh giác trước sự độc lập của ông, họ đã bí mật hậu thuẫn Bình Xuyên và mong có ngày sẽ đưa Bảo Đại dễ bảo quay lại cầm quyền. Nhưng Hoa Kỳ đã hoàn toàn ủng hộ Diệm. Đặc phái viên của Hoa Kỳ là Tướng J. Lawton Collins đã dùng tàu chiến của Hạm đội Bảy để giúp vận chuyển những người tị nạn đói khổ, và nói rõ với Tướng Hinh rằng Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ cho bất cứ quân đội nào chống đối Thủ tướng. Diệm tước bớt quyền lực của Hinh bằng cách ve vãn những sĩ quan dưới quyền, và khi thời điểm đến, Hinh đã buộc phải sang sống lưu vong ở Pháp.
Với quân đội đứng sau, cuối cùng Diệm đã có thể trừng phạt Bình Xuyên và các giáo phái. Quyền lực của Bình Xuyên bị đập tan khi Diệm đóng cửa những tiệm hút, sòng bài và nhà chứa vốn là nguồn thu nhập của họ, sau đó dùng quân đội để đánh tan những băng đảng. Để đánh đổ Cao Đài và Hoà Hảo, Diệm đưa quân đội vào với mệnh lệnh bắn bỏ; đạn đã bay trong thành phố Sài Gòn và vùng đầm lầy châu thổ trước khi những người cầm đầu giáo phái chùn bước.
Người em với phòng cách âm
Vẫn còn một việc cần giải quyết. Diệm đã quyết định truất phế Hoàng đế Bảo Đại, người trên danh nghĩa vẫn giữ chức vụ Quốc trưởng. Vào tháng 10 1955, Diệm đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc này. Kết quả là Diệm được 5.722.000 phiếu và Bảo Đại được 63.000 phiếu. Nền Cộng hoà Nam Việt Nam được thành lập, và Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành vị Tổng thống đầu tiên.
15 tháng đầu cầm quyền là thời gian hoàn hảo nhất của Diệm. Ông đã sống sót qua bao thăng trầm. Ông đã lấy đất chia cho nông dân nghèo; ông tăng cường sản lượng lúa và khuyến khích phát triển ngành tiểu công nghiệp.
Nhưng những năm tháng chiến đấu đối phó với những âm mưu và phản bội đã biến ông trở thành một người cẩn thận và đa nghi hơn bao giờ. Luôn là một người cứng nhắc và xa rời, ông hầu như không gần gũi với dân chúng, luôn giam mình trong tư dinh. Ngay cả những người từng mến mộ ông cũng phải than phiền về ảnh hưởng của người em 51 tuổi là Ngô Đình Nhu. Từ căn phòng cách âm trong dinh Độc Lập, Nhu điều hành tổ chức chính trị của mình là Đảng Cần Lao, gồm khoảng 70 nghìn thành viên nòng cốt, được lệnh theo dõi dân chúng. Cũng có than phiền về người vợ của Nhu, một phụ nữ bình quyền xinh đẹp, năng động, người đang có cuộc chiến riêng của mình trong vai trò Dân biểu Quốc gia. Bà đã làm nhiều người khó chịu khi thúc đẩy việc hợp pháp hoá "Bộ luật Gia đình" của mình, trong đấy cấm đoán việc ly dị nếu không có sắc lệnh của tổng thống và biến tội ngoại tình là một tội danh đáng bỏ tù.
Một người em khác là Ngô Đình Cẩn, một người đàn ông thấp bé khoảng 40 tuổi, đang cai quản miền trung Việt Nam ở Huế, quê hương của gia đình. Cẩn có riêng một hệ thống công an mật, kiểm soát tất cả những viên tỉnh trưởng trong vùng. Nổi tiếng là người sở hữu rất nhiều đất đai, Cẩn rất giàu có, ông đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng ngôi thánh đường mới tại Huế, nơi anh của ông là Ngô Đình Thục đang là Tổng Giám mục.
Đảo chính bằng điện thoại
Bất đồng đã dấy lên trong tầng lớp sĩ quan quân đội vì đường lối lãnh đạo độc đoán của Diệm cũng như việc ông không chịu tiến hành cải cách dân chủ. Và chẳng ai hài lòng với chiều hướng của cuộc chiến chống Cộng hiện tại. Mùa thu năm ngoái Việt Cộng đã mở một chiến dịch mới, tăng cường việc giết chóc lên đến khoảng 800 người mỗi tháng. Nhiều binh lính buộc tội Diệm đã bổ nhiệm những sĩ quan chỉ huy với mục đích chính trị, không cho phép ngay cả một đại đội di chuyển nếu không có lệnh của ông. Dọc theo đại lộ Catinat ở Sài Gòn, những quán cà phê vỉa hè ồn ào với những tin đồn về một cuộc đảo chính hoặc ám sát.
Vào một buổi sáng sớm tháng Mười một, ba tiểu đoàn nhảy dù tinh nhuệ đã lên xe rời khỏi doanh trại đến bao vây phủ tổng thống và đã nổ súng vào những người lính bảo vệ đang hoàn toàn bị bất ngờ. Những người nổi loạn không có ý định truất phế Diệm, họ chỉ muốn ông cam kết giải tán nội các, thành lập một chính phủ quân sự lâm thời, bảo đảm tự do báo chí và tăng cường công cuộc chống Cộng. Diệm đã đồng ý với tất cả các điều khoản trên sau khi mặc cả qua điện thoại với những người cầm đầu phe nổi loạn ở bên ngoài. Nhưng khi những đơn vị trung thành với ông tiến vào để giải tán vòng vây thì Diệm đã thẳng thừng chối bỏ những hứa hẹn cải cách của mình, ông khịt mũi, "Chẳng có gì ...chỉ là vài tên phiêu lưu." Ông tuyên bố trên đài Phát thanh Sài Gòn: "Chính quyền sẽ tiếp tục phục vụ quốc gia."
Diệm có học được bài học nào sau hiểm hoạ vừa qua? Mối lo ngại hiện tại của các viên chức Hoa Kỳ là binh lính có thể nổi loạn lần nữa - với mục tiêu lớn hơn. "Quân đội đã mất trinh," một chính trị gia kì cựu nói. "Lần sau sẽ dễ dàng hơn."
Nhưng mối quan ngại lớn hơn nữa là tầng lớp nông dân. Sau bao nhiêu năm cố gắng, Diệm vẫn chưa thuyết phục được những người nông dân ngả về phía chính quyền. Có đến một phần tư các làng mạc đang nằm trong tay du kích Cộng sản, và đa phần là do tự nguyện hơn là bị ép buộc. Thực tế là hàng trăm nghìn người dân Nam Việt Nam, ngây thơ và thất học, đã cho rằng quân nổi loạn không phải là Cộng sản mà chỉ là sự tiếp nối của phong trào quốc gia kháng chiến chống Pháp ban đầu. Đối với những nông dân này thì "Bác Hồ" vẫn là một anh hùng, và dưới ảnh hưởng của việc tuyên truyền của Cộng sản, họ tin rằng Hoa Kỳ chỉ đơn giản thay thế vị trí thống trị của Pháp ngày xưa. Và những quan chức địa phương luôn luôn được Diệm bổ nhiệm dựa trên lòng trung thành hơn là khả năng của họ, và rất thường xuyên họ lợi dụng chức vụ của mình để moi nặn tiền của nông dân, tống giam thương gia địa phương với lý do tình nghi thân Cộng để vòi tiền chuộc. Vì thế mỗi khi Việt Cộng ám sát một số quan chức địa phương, dân chúng thường ca ngợi họ như những người giải phóng.
Một khởi đầu mới
Trong quá khứ Diệm đã từng ngoan cố không nghe theo lời góp ý của Hoa Kỳ trong việc đối phó với những đồng bào của mình. Nhưng bài học ở Lào và sự kêu gọi mới đây của chính quyền Hoa Kỳ dường như đã làm ông thay đổi. Mọi đề xuất trong báo cáo của Stanley đều đã được ông phê chuẩn trước.
Về mặt quân sự, kế hoạch mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã theo đúng như Diệm mong muốn. Toán chuyên trách của Kennedy dẫn đầu bởi Sterling J. Cottrell, 47 tuổi, một viên chức thâm niên của Bộ Ngoại giao và là một người "cứng rắn" trong vấn đề Đông nam Á, ông muốn Hoa Kỳ phải mạnh tay hơn ở Lào. Cottrell sẵn sàng dùng những biện pháp cứng rắn, phi chính thống để chặn đứng Cộng sản, ông hợp tác chặt chẽ với Thiếu tướng Edward Lansdale, chuyên viên về chiến tranh du kích của Lầu Năm góc, người đã từng giúp tổng thống Magsaysay đập tan người Huk ở Philippines và cố vấn Ngô Đình Diệm trong việc đối phó với băng đảng Bình Xuyên.
Trong kế hoạch mới này, lực lượng Tự Vệ, những binh sĩ vùng quê đang phải dùng gậy gộc và súng trường sẽ được trang bị vũ khí hiện đại. Sẽ tăng gấp đôi quân số Dân Vệ, một lực lượng vũ trang hỗ trợ cảnh sát. Về sau, lực lượng Dân Vệ sẽ được đào tạo để đảm đương những công tác tự vệ thường nhật, hiện đang là gánh nặng của quân đội. Hoa Kỳ cũng muốn tăng quân số quân đội từ 150 nghìn lên 170 nghìn người, được huấn luyện kỹ những kỹ thuật hoạt động bí mật trong rừng mà Việt Cộng đang sử dụng.
Những cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã đào tạo khoảng 6.500 quân địa phương về những kỹ thuật Biệt kích, dùng để đối phó lại chiến thuật du kích. Ở Nha Trang đã có tám đại đội Biệt kích đang học cách thức leo núi, đu dây, bí mật di chuyển trong rừng, tiêu diệt kẻ thù chớp nhoáng. Đường mòn Hồ Chí Minh giờ đã lộ ra là một con đường hai chiều để Nam Việt Nam tiến về phía bắc, và Biệt kích quân đã đột nhập vào Bắc Việt Nam để dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông với Hồ.
Binh lính Việt Nam cũng học những bài học về tâm lý chiến: không được giết hại gia súc hoặc hãm hiếp phụ nữ; vấn đề quân đội thiếu kỷ cương đang bị người dân than phiền nhiều nhất đến chính phủ. Để nhấn mạnh điểm này, các huấn luyện viên đã không ngần ngại trích dẫn lời của Mao Trạch Đông về chiến tranh du kích: "Chúng ta là cá trong nước, và nước là nhân dân." Để kết nối những thôn xóm, làm họ có ít nhiều tiếp xúc với chính quyền Sài Gòn, người dân được trang bị điện đài để có thể nhanh chóng báo cáo đến chỉ huy sở mỗi khi Việt Cộng tấn công. Tổ chức Đoàn Thanh Niên ngày một lớn mạnh của Diệm được huấn luyện sử dụng điện đài, có nhiệm vụ của một mạng lưới tình báo trong toàn quốc.
Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy kế hoạch xây ấp chiến lược của Diệm. Trong kế hoạch này, những gia đình nông dân riêng rẽ từ những vùng ngoại tuyến nguy hiểm sẽ được thu gom lại để sống trong những khu dân sinh đặc biệt để có thể bảo vệ họ tốt hơn. Năm ngoái Diệm đã hoàn tất 26 ấp chiến lược, nhưng đã không gặt hái được gì ngoài sự phản kháng khi những nhân viên quá tích cực của Diệm đã kéo nông dân ra khỏi ruộng lúa đang trong mùa thu hoạch, cưỡng bức họ phải xây những khu dân sinh mới. Góp phần vào sự phẩn uất của dân chúng là những ấp chiến lược mà họ bị bắt buộc phải xây lại không đủ chỗ để ở. Nhưng Staley đã kết luận rằng về cơ bản thì ý định này thì tốt, ông hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ chu cấp kinh phí để xây dựng ít nhất 100 ngôi làng như thế trong vòng một năm tới.
Song song với những kế hoạch quân sự và tự vệ, Hoa Kỳ mong muốn đào tạo nhiều hơn nữa số nhân viên hành chính người Việt, cho họ quyền được hoạt động độc lập mà không phải bị trói buộc bởi những hạch hỏi từ Sài Gòn. Để giáo dục những dân làng thất học về mối đe doạ của Cộng sản, những đội chiếu bóng lưu động sẽ toả về các vùng quê và những tuyên truyền viên sẽ liên tục về thăm các thị trấn. Trên phương diện lâu dài, những nỗ lực mới sẽ được thực hiện để gia tăng sản lượng gạo, khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các ngành kỹ nghệ.
Đã hơi trễ trong việc cứu vãn Đông nam Á và đẩy Cộng sản về lại biên giới của họ. Nhưng với sự nhẫn nại, lòng kiên quyết và sự hợp tác của nhân vật chống Cộng lâu năm trong ngôi biệt thự quét vôi vàng, Hoa Kỳ hy vọng rằng việc này không quá trễ. "Chúng ta thuộc về thế giới tự do," Tổng thống Diệm nói, "chúng ta phải hành động. Nếu không thì tham gia thế giới tự do để làm gì?"