23 thg 9, 2010

Trung Hoa đi về đâu ......

Jim Hoge
Nguyễn việt Việt
chuyển ngữ.

Trung Hoa sẽ là một siêu cường và qua mặt Hoa Kỳ?

Có thể, một ngày nào đó. nhưng chẳng thể nào gần đây được. Những gì họ,người Trung Hoa, đã hoàn tất trong một phần tư thế kỷ qua thực là quan trọng, gây ấn tượng rất lớn. Nhưng nên nhớ trước tiên là Trung Hoa vẫn còn là một đất nước nghèo với từ bốn đến năm trăm triệu dân căn cứ theo vùng quê nghèo khó, thêm vào đó là một chuỗi dài hoạt động kinh doanh rất thành công dọc theo bờ biển.
Những chỉ số kinh tế để đánh dấu sự thành đạt của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Tổng sản lượng quốc gia của Trung quốc, nếu tính một phần tư thế kỷ(tức 25 năm) kể từ hôm nay, Trung quốc cũng còn hoàn toàn đi sau Hoa kỳ chúng ta.

Về phương diện quân sự, dĩ nhiên họ đang củng cố, làm mạnh hơn, phát triển nhiều hơn, cũng như chúng ta vậy khi chúng ta giàu có, phồn vinh. Nhưng họ,lực lượng quân sự của Trung Hoa, cũng còn cách xa,thực xa so với khả năng quân sự của Hoa Kỳ. Trong công nghiệp hay kỹ nghệ, họ quả thật rất tài giỏi trong việc áp dụng công nghiệp, nhưng họ cũng còn xa vời trong lãnh vực sáng tạo, trong viễn kiến tương lai.
Trung Quốc là một quốc gia có thể gây nhiều tai họa trong tương lai, và họ cũng có thể tiếp tục như vậy, nhưng họ không phải là đối thủ của chúng ta trong mọi lãnh vực quyền lực, kể từ sức mạnh chính trị,hay sức mạnh kinh tế hay cả sức mạnh văn hóa...
Bây giờ, người ta đang nói đến sắp có một cường quốc thứ hai trong mọi lãnh vực và điều gì đang xãy ra vậy, đặc biệt từ khi xãy ra sự suy sụp về tài chánh thế giới.
Trung Quốc đã thấy cơ hội bằng vàng này, bởi vậy họ đang vươn tay ra... Giờ đây, họ thô bạo len xả vào thị trường đầu tư thế giới, họ bành trướng lực lượng hải quân nhằm bảo vệ mọi tuyến đường hàng hải qua Ấn độ dương, xâm lấn biên giới các nước láng giềng bằng cách thông báo cho các nước lân cận biết rằng vùng đất, vùng biển đó thuộc về Trung Quốc từ lâu đời rồi....v.v.. Sự đụng độ đang gia tăng giữa Hoa kỳ và Trung Quốc; và giữa Trung Quốc và các nước khác đã và đang diễn ra nhưng đó không phải là cách để dẫn đến một cuộc thế chiến mới như những cuộc thế chiến I và II. Họ không phải là một quốc gia có khả năng bành trướng. Họ không phải là một quốc gia có một ý thức hệ độc đáo.
Họ chỉ là một quốc gia có quyền lực đang thành hình và quyền lực này không bao giờ được chuyển giao hay chia sẽ một cách dễ dàng như trong hệ thống quốc tế. Giờ đây họ đã nắm chặt và bắt đầu khai triển nhiều hơn.
Bây giờ, đây là một vấn đề cho chúng ta, nhưng cũng có nhiều cơ hội trong việc liên hệ với Trung Quốc. Chúng ta phải thận trọng trong ý thức thực sự về mối đe dọa nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ ,và sự đụng chạm, bùng nổ nào thực sự sẽ diễn ra trong bối cảnh vô chính phủ mà chúng ta gọi là hệ thống quốc tế. Và tôi nghĩ sự việc thứ nhì có khả năng diễn ra, xãy đến .

Tôi không nghĩ Trung Hoa có bất kỳ ý nghĩ hay tham vọng nào để hoàn tất trong việc đương đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Họ quan tâm đến việc phát triển đất nước và họ phải bỏ ra từ 25 đến 30 năm cật lực làm việc cho nền kinh tế của họ, đồng thời giải quyết vấn đề dân chủ đầy khó khăn cũng như môi trường, quyền lợi thợ thuyền và cả hệ thống chính trị, nhiều việc rất ấn tượng, nhưng lại rất cổ lỗ so với hệ thống kinh tế đang thành hình.

Cho rằng Trung Hoa đang tiếp tục tăng trưởng ở tỉ lệ 10% và bất cứ vấn đề gì xãy ra cho họ thì họ sẽ dàn xếp ổn thõa là một điều không thực tế và hoang tưởng. Trung Quốc có nhiều vấn đề khó khăn, nhiều hố sâu trên con đường họ đang trãi qua cũng giống như chúng ta đã can qua theo chiều dài lịch sử. Và thử thách thực sự của chúng ta giờ đây là cố gắng, là kết hợp và dung hóa dần dần những dị biệt của hai quốc gia hầu đi đến một hệ thống đa quốc mà kết quả là một tình trạng hoàn toàn có lợi cho cả hai. Tiến trình hai bên đều thắng lợi là một phần trong tiến trình chuyển hóa toàn cầu như đã được dự thảo, sắp xếp và như vậy sẽ tránh những thảm họa,những gì xấu nhất trong tình thế hiện tại.

Tuy nhiên,vấn đề ở đây là hệ thống quốc tế, một sản phẩm đầy chất sáng tạo của con người, một sáng tạo của phương Tây, bao gồm mọi định chế quốc tế như G20, G8, IMF, hệ thống ngân hàng thế giới.v.v.. với những nguyên tắc, quy luật hành xử đều được sắp xếp rõ ràng, chính xác. Tất cả đều tuyệt hảo. Tất cả đều minh bạch, rõ ràng. Và nhất là tính chất dân chủ toàn diện. Những quyền lực đang lên, trong đó Trung Quốc là thành phần lớn nhất, rồi Ba Tây, rồi Thổ Nhĩ Kỳ và như bạn thấy đó, cả Iran nữa, tất cả đều không muốn chỉ là những kẻ thừa hưởng của một định chế quốc tế.
Họ hoàn toàn đúng, giống như họ đang lớn mạnh trong ảnh hưởng và quyền lực. Và họ muốn cũng nằm trong những kẻ sắp xếp luật lệ, nguyên tắc là làm sao hệ thống xử trí, ứng phó trong mọi trường hợp. Họ sắp sữa có tiếng nói như thế nào đây nhỉ? Đây quả thật là một thử thách rất lớn đối với chúng ta vì cho đến nay chúng ta đã hoàn tất một ít đủ để chuyển dạng, đổi hình hệ thống quốc tế này và nhũng định chế liên hệ ngay sau thế chiến thứ II. Điển hình là hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc nơi mà những Siêu cường của ngày hôm nay ngự trị, đại diện dù một số siêu cường không được tham gia như Nhật, như Đức. Như vậy,nếu bạn muốn chuyển đổi hay đổi mới Liên Hiệp Quốc, cần một thử thách lâu dài và rộng lớn.Một hệ thống quốc tế, một hệ thống toàn cầu có khả năng đại diện cho thế giới chúng ta đang sống, cần phải được thay đổi hơn bao giờ hết.

Chuyện gì có thể xãy ra ở Trung Hoa?

Có nhiều vấn đề căng thẳng đang tăng dần, tích tụ tại Trung Hoa. Vào thời điểm này, chưa có thực sự một phong trào quốc gia nào đại diện trong những mối liên kết. Nào là chuyện thợ thuyền tại Mãn Châu(Manchuria) bất mãn vì không được trả lương hay chuyện đàn áp người dân ở Tây Tạng hay dân chúng bất mãn vì môi trường ô nhiễm cũng như luật làm việc quá khắc nghiệt, không còn nhân tính . Những sự kiện này không thể nào không kiểm soát, nhưng đây chính là những vấn đề nóng bỏng mà chính quyền Trung Quốc phải đối phó và họ đã cố gắng nhiều rồi. Họ cũng có vấn đề khủng hoảng dân số vì chính sách một con trong mỗi gia đình tạo nên tình trạng đình trệ dân số và thực sự họ sắp sữa đi vào tình trạng suy yếu. Từ một quốc gia trẻ, năng động trở thành một quốc gia già nua, trì trệ, không có một quỷ hổ trợ an toàn cho số đông dân chúng đang trở nên già nua. Họ cũng không đủ lực lượng lao động, bởi vậy đó là vấn nạn họ phải đối phó cùng lúc với vấn đề nhiễm môi trường. Không có một nơi nào trên quả địa cầu này ô nhiễm đến mức độ nguy hiểm như đất nước Trung Hoa.
Bạn sẽ không thấy nếu bạn ở Hồng Kông, hay Thượng Hải hay ngay cả Bắc Kinh, nhưng khi bạn đi vào nội địa Trung Hoa nơi những thành phố công nghiệp mới đang được xây dựng, thì thật là ghê rợn bởi họ thiếu nước. Những thành phố đó là những sa mạc đang thành hình. Nói cách khác, Trung Quốc có hàng loạt những vấn đề có tính chất hệ thống to lớn mà họ phải đối phó. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ là họ không thể đương đầu được. Nhưng đúng lúc, sắp đến một bước ngoặt bởi vì Trung Quốc đang triển khai giai cấp trung lưu và một giai cấp độc tài. Giai cấp trung lưu, một khi không nắm bắt được đầy đủ quyền lực như họ mong muốn (tự do cá nhân, cơ hội công ăn, việc làm...) thì họ sẽ trở thành những thành phần phản cách mạng nhất .
Trung Quốc thực sự đang đối đầu giai đoạn đang diễn ra trên một đấu trường mà giai cấp trung lưu nghĩ rằng họ không còn lợi ích trong hệ thống chính trị độc đảng nữa như họ đã từng nghĩ.
Và họ có thể làm một cuộc chuyển biến có tính chất tiến hóa hơn là làm cách mạng, tiến từ thể chế một đảng hay độc đảng đến nền chính trị đa đảng.
Đó là một thử thách rất lớn. Nó thực sự chưa đến, nhưng nó đang tiến đến. Giờ đây, thành phần chính là giai cấp kỹ sư đầy khả năng, thực dụng ở tầng lớp cao của chính quyền còn giai cấp trung lưu của Trung Quốc, giai cấp độc đảng và thân chính quyền nhiều hơn họ. Dĩ nhiên họ, giai cấp trí thức, chẳng thể nào thỏa mãn...
và tôi quyết đóan chắc rằng Trung Quốc sắp đi về hướng đó .

12 THÁNG ANH ĐI