Nghị Quyết Số 40 của Quốc Hội Tiểu Bang California:
Kỷ Niệm “THÁNG TƯ ĐEN”
Nghị Quyết 40 của Quốc Hội tiểu bang California - Assembly Concurrent Resolution No.40 - gọi tắt là ACR 40, do Dân Biểu Solorio đệ trình liên quan đến một giai đoạn Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt.
Nghị Quyết này công nhận tuần lễ từ ngày 21 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, và Tháng Tư là tháng dành để Vinh Danh Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt.
XÉT RẰNG: ngày 30 tháng Tư 2011 đánh dấu 36 năm kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh Việt nam, và cũng là ngày khởi đầu việc bỏ nước ra đi của hàng triệu người Việt sau khi thủ đô Sàigon, miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản trong ngày 30 tháng Tư năm 1975.
XÉT RẰNG: Đối với nhiều nguời Việt Nam, nhất là những cựu quân nhân thời chiến tranh Việt nam đang định cư tại Hoa Kỳ, Chiến Tranh Việt Nam là một thảm kịch đầy đau khổ, thiệt hại về sinh mạng của nhiều người Mỹ, người Việt, và người Đông Nam Á khác.
XÉT RẰNG: Trong số 2 triệu 590 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam, có 58,169 người bị giết, và hơn 304,000 người bị thương. Như vậy, cứ mười người Mỹ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam có một người trở thành nạn nhân chiến cuộc.
XÉT RẰNG: Trong đợt di tản của người Mỹ ra khỏi Sàigòn, có 135,000 người tị nạn Việt Nam, đa số là sĩ quan trong quân đội và gia đình. Họ được tạm trú trong các trại tị nạn quốc tế, và Trại Pendleton ở San Diego, Trại Fort Chaffee ở Arkansas, và Indiantown Gap ở Pennsylvania.
XÉT RẰNG: Bắt đầu từ năm 1977, kéo dài đến giữa thập niên 1980, đợt sóng tị nạn thứ hai của người Việt, đa số là “thuyền nhân” bắt đầu tìm cách vượt thoát khỏi Việt Nam.
XÉT RẰNG: Nhận thấy không có tương lai khi sống dưới chế độ cộng sản, gần 800,000 thuyền nhân đã liều mạng ra đi trong những chiếc thuyền nhỏ bé, nguy hiểm để đến được những trại định cư ở Hồng Kông, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, và Phi Luật Tân trước khi được định cư tại Hoa Kỳ.
XÉT RẰNG: Tổ Chức Hồng Thập Tự ước tính rằng trong khoảng thời gian này có khoảng 300,000 người Việt nam đã bị chết ngoài biển khơi trên đường trốn chạy chế độ cộng sản.
XÉT RẰNG: Sau năm 1985, một đợt người tị nạn Việt Nam khác đến Hoa Kỳ theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự.
XÉT RẰNG: Năm 1988, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật “Home-coming Act” là một chương trình đón nhận vào Hoa Kỳ 80,000 con Mỹ lai, những đưá trẻ có cha là Lính Mỹ, và mẹ Việt Nam.
XÉT RẰNG: Vào năm 1990, một đợt tị nạn Việt Nam thứ tư bắt đầu vào Hoa Kỳ theo Chương Trình Humanitarian Operation - Chiến Dịch Nhân Đạo,thường gọi là HO, và đến nay có khoảng 1 tiệu 700 ngàn người Việt di dân định cư tại Hoa Kỳ.
XÉT RẰNG: Nhiều cuộc nghiên cứu sử dụng tài liệu thống kê dân số cho thấy người Việt sanh trưởng ở nước ngoài, di cư vào Hoa Kỳ trong những thập niên 1980, 1990 và 2000 đến 2005 rất thành công. Nhiều người trong số di dân gốc Việt có khả năng Anh Ngữ giỏi, tốt nghiệp đại học, làm chủ căn nhà họ ở, lợi tức gia đình trung bình khá, và trở thành công dân Mỹ.
XÉT RẰNG: Sau nhiều năm, di dân gốc Việt đã khắc phục được những khó khăn về ngôn ngữ, kinh tế, và xã hội trên một qui mô lớn để họ trở thành một nhóm di dân hội nhập trọn vẹn vào xã hội Mỹ, giống như những nhóm sắc dân lớn khác ở Mỹ.
XÉT RẰNG: Qua nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng, người Mỹ gốc Việt đã đạt những thành tựu rất cao về nhiều lãnh vực như kinh doanh, làm chủ công ty doanh nghiệp, trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, du hành trong không gian, y khoa, ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, sinh hoạt chính trị, quân đội Hoa Kỳ, hệ thống tư pháp, thể thao chuyên nghiệp, và gần đây nhất, họ từng trở thành thần tượng trong lãnh vực ẩm thực, làm người mẫu, kịch nghệ, và cả tấu hài.
XÉT RẰNG: Để phục vụ cộng đồng của họ, và thành đạt ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt đã lập ra những khu vực thương mại phồn thịnh của người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ và California, với những những khu buôn bán của người Việt ở Oakland, Orange County, Sacramento, San Diego, San Francisco và San Jose.
XÉT RẰNG: Hơn 450,000 người Việt hiện đamg sống ở California. Những nơi tập trung nhiểu nguời Việt nhất là ở Orange County, nhất là các thành phố Garden Grove, Santa Ana, Westminter và Fountain Valley.
XÉT RẰNG: San Jose với dân số 900,000 người, là điạ điểm có sự tập trung lớn nhất của sắc dân người Việt so với bất cứ thành phố nào ở Mỹ. Người ta ước lượng rằng 10% dân số thành phố San Jose là người Việt.
XÉT RẰNG: Kết quả cuộc kiểm tra thống kê năm 2006 của US Census Bureau về số chủ cơ sở kinh doanh, cho biết tại California có 50, 321 cơ sở kinh doanh của người Việt.
XÉT RẰNG: Chúng ta cần dạy trẻ em và các thế hệ tương lai bài học quan trọng về Chiến Tranh Việt Nam, kể cả những nỗi khổn khổ của người tị nạn Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, là những thí dụ hùng hồn về giá trị của tự do và dân chủ.
XÉT RẲNG: Ngưởi tị nạn và di dân của Việt Nam Cộng Hoà trước đây di cư đến Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Việt yêu tự do, nên họ phải được vinh danh, tưởng niệm về những hy sinh đổi lấy tự do và nhân quyền, và những đóng góp liên tục của họ vào xã hội dân chủ của chúng ta.
XÉT RẰNG: Thống Đốc Arnold Schwarzenegger vinh danh sự đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho tiểu bang California và ghi nhận lòng yêu quí dân chủ, công lý, và khoan dung của sắc dân người Việt, vì vậy, ông đã đưa ra một quyết định hành pháp công nhận Lá Cờ biểu tượng cho Tự Do và Di Sản Việt nam.
XÉT RẰNG: Lá cờ Tự Do và Di Sản Việt nam, tức lá cờ nền vàng ba sọc đỏ chính là biểu tượng duy nhất có thể đoàn kết tất cả người Việt sống trên khắp thế giới, và đem lại họ gần lại với nhau dưới cùng một khẩu hiệu là ước mong sẽ có tự do và dân chủ trên quê hương cũ của họ.
XÉT RẰNG: Mặc dù đoàn kết trong nỗi đau thương, người Mỹ gốc Việt kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tháng Tư Đen. Coi sự kỷ niệm đó như một cơ hội để hồi tưởng lại những hy sinh đau khổ trong quá khứ của những cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn tiểu bang California. Họ sẽ coi Tháng Tư Đen là một dịp để kỷ niệm sức đề kháng của người Việt trước nghịch cảnh, trên bước đường đi tìm tự do, dân chủ.
Do đó, Thượng Viện và Hạ Nghị Viện tiểu bang California, đồng thanh quyết định như sau: Ghi nhận những đau khổ, thảm kịch, và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam, tuần lễ từ 24 tháng Tư 2011 đến 30 tháng Tư 2011 được tuyên cáo là tuần lễ tưởng niệm tháng Tư Đen. Đây là thời gian đặc biệt người dân California dành riêng để tưởng nhớ đến vô số nhân mạng bị mất trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng sẽ đem lại một cuộc sống công chính, và nhân đạo hơn cho người dân Việt Nam.
Quyết định rằng Tháng Tư năm 2011 sẽ được công nhận là Vietnamese American Month - Tháng Dành Cho Người Mỹ Gốc Việt - để vinh danh một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều vào đời sống văn hoá, kinh tế, và cá nhân trong mạng lưới xã hội tạo thành tiểu bang California.
Trân trọng,
Patty Schapiro
Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội tiểu bang California Fiona Ma
Điện Capitol,Trụ sở Quốc Hội tiểu bang California, Phòng số 3173.
Nguyễn Minh Tâm dịch thuật
Kỷ Niệm “THÁNG TƯ ĐEN”
Nghị Quyết 40 của Quốc Hội tiểu bang California - Assembly Concurrent Resolution No.40 - gọi tắt là ACR 40, do Dân Biểu Solorio đệ trình liên quan đến một giai đoạn Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt.
Nghị Quyết này công nhận tuần lễ từ ngày 21 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, và Tháng Tư là tháng dành để Vinh Danh Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt.
XÉT RẰNG: ngày 30 tháng Tư 2011 đánh dấu 36 năm kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh Việt nam, và cũng là ngày khởi đầu việc bỏ nước ra đi của hàng triệu người Việt sau khi thủ đô Sàigon, miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản trong ngày 30 tháng Tư năm 1975.
XÉT RẰNG: Đối với nhiều nguời Việt Nam, nhất là những cựu quân nhân thời chiến tranh Việt nam đang định cư tại Hoa Kỳ, Chiến Tranh Việt Nam là một thảm kịch đầy đau khổ, thiệt hại về sinh mạng của nhiều người Mỹ, người Việt, và người Đông Nam Á khác.
XÉT RẰNG: Trong số 2 triệu 590 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam, có 58,169 người bị giết, và hơn 304,000 người bị thương. Như vậy, cứ mười người Mỹ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam có một người trở thành nạn nhân chiến cuộc.
XÉT RẰNG: Trong đợt di tản của người Mỹ ra khỏi Sàigòn, có 135,000 người tị nạn Việt Nam, đa số là sĩ quan trong quân đội và gia đình. Họ được tạm trú trong các trại tị nạn quốc tế, và Trại Pendleton ở San Diego, Trại Fort Chaffee ở Arkansas, và Indiantown Gap ở Pennsylvania.
XÉT RẰNG: Bắt đầu từ năm 1977, kéo dài đến giữa thập niên 1980, đợt sóng tị nạn thứ hai của người Việt, đa số là “thuyền nhân” bắt đầu tìm cách vượt thoát khỏi Việt Nam.
XÉT RẰNG: Nhận thấy không có tương lai khi sống dưới chế độ cộng sản, gần 800,000 thuyền nhân đã liều mạng ra đi trong những chiếc thuyền nhỏ bé, nguy hiểm để đến được những trại định cư ở Hồng Kông, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, và Phi Luật Tân trước khi được định cư tại Hoa Kỳ.
XÉT RẰNG: Tổ Chức Hồng Thập Tự ước tính rằng trong khoảng thời gian này có khoảng 300,000 người Việt nam đã bị chết ngoài biển khơi trên đường trốn chạy chế độ cộng sản.
XÉT RẰNG: Sau năm 1985, một đợt người tị nạn Việt Nam khác đến Hoa Kỳ theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự.
XÉT RẰNG: Năm 1988, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật “Home-coming Act” là một chương trình đón nhận vào Hoa Kỳ 80,000 con Mỹ lai, những đưá trẻ có cha là Lính Mỹ, và mẹ Việt Nam.
XÉT RẰNG: Vào năm 1990, một đợt tị nạn Việt Nam thứ tư bắt đầu vào Hoa Kỳ theo Chương Trình Humanitarian Operation - Chiến Dịch Nhân Đạo,thường gọi là HO, và đến nay có khoảng 1 tiệu 700 ngàn người Việt di dân định cư tại Hoa Kỳ.
XÉT RẰNG: Nhiều cuộc nghiên cứu sử dụng tài liệu thống kê dân số cho thấy người Việt sanh trưởng ở nước ngoài, di cư vào Hoa Kỳ trong những thập niên 1980, 1990 và 2000 đến 2005 rất thành công. Nhiều người trong số di dân gốc Việt có khả năng Anh Ngữ giỏi, tốt nghiệp đại học, làm chủ căn nhà họ ở, lợi tức gia đình trung bình khá, và trở thành công dân Mỹ.
XÉT RẰNG: Sau nhiều năm, di dân gốc Việt đã khắc phục được những khó khăn về ngôn ngữ, kinh tế, và xã hội trên một qui mô lớn để họ trở thành một nhóm di dân hội nhập trọn vẹn vào xã hội Mỹ, giống như những nhóm sắc dân lớn khác ở Mỹ.
XÉT RẰNG: Qua nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng, người Mỹ gốc Việt đã đạt những thành tựu rất cao về nhiều lãnh vực như kinh doanh, làm chủ công ty doanh nghiệp, trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, du hành trong không gian, y khoa, ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, sinh hoạt chính trị, quân đội Hoa Kỳ, hệ thống tư pháp, thể thao chuyên nghiệp, và gần đây nhất, họ từng trở thành thần tượng trong lãnh vực ẩm thực, làm người mẫu, kịch nghệ, và cả tấu hài.
XÉT RẰNG: Để phục vụ cộng đồng của họ, và thành đạt ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt đã lập ra những khu vực thương mại phồn thịnh của người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ và California, với những những khu buôn bán của người Việt ở Oakland, Orange County, Sacramento, San Diego, San Francisco và San Jose.
XÉT RẰNG: Hơn 450,000 người Việt hiện đamg sống ở California. Những nơi tập trung nhiểu nguời Việt nhất là ở Orange County, nhất là các thành phố Garden Grove, Santa Ana, Westminter và Fountain Valley.
XÉT RẰNG: San Jose với dân số 900,000 người, là điạ điểm có sự tập trung lớn nhất của sắc dân người Việt so với bất cứ thành phố nào ở Mỹ. Người ta ước lượng rằng 10% dân số thành phố San Jose là người Việt.
XÉT RẰNG: Kết quả cuộc kiểm tra thống kê năm 2006 của US Census Bureau về số chủ cơ sở kinh doanh, cho biết tại California có 50, 321 cơ sở kinh doanh của người Việt.
XÉT RẰNG: Chúng ta cần dạy trẻ em và các thế hệ tương lai bài học quan trọng về Chiến Tranh Việt Nam, kể cả những nỗi khổn khổ của người tị nạn Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, là những thí dụ hùng hồn về giá trị của tự do và dân chủ.
XÉT RẲNG: Ngưởi tị nạn và di dân của Việt Nam Cộng Hoà trước đây di cư đến Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Việt yêu tự do, nên họ phải được vinh danh, tưởng niệm về những hy sinh đổi lấy tự do và nhân quyền, và những đóng góp liên tục của họ vào xã hội dân chủ của chúng ta.
XÉT RẰNG: Thống Đốc Arnold Schwarzenegger vinh danh sự đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho tiểu bang California và ghi nhận lòng yêu quí dân chủ, công lý, và khoan dung của sắc dân người Việt, vì vậy, ông đã đưa ra một quyết định hành pháp công nhận Lá Cờ biểu tượng cho Tự Do và Di Sản Việt nam.
XÉT RẰNG: Lá cờ Tự Do và Di Sản Việt nam, tức lá cờ nền vàng ba sọc đỏ chính là biểu tượng duy nhất có thể đoàn kết tất cả người Việt sống trên khắp thế giới, và đem lại họ gần lại với nhau dưới cùng một khẩu hiệu là ước mong sẽ có tự do và dân chủ trên quê hương cũ của họ.
XÉT RẰNG: Mặc dù đoàn kết trong nỗi đau thương, người Mỹ gốc Việt kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tháng Tư Đen. Coi sự kỷ niệm đó như một cơ hội để hồi tưởng lại những hy sinh đau khổ trong quá khứ của những cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn tiểu bang California. Họ sẽ coi Tháng Tư Đen là một dịp để kỷ niệm sức đề kháng của người Việt trước nghịch cảnh, trên bước đường đi tìm tự do, dân chủ.
Do đó, Thượng Viện và Hạ Nghị Viện tiểu bang California, đồng thanh quyết định như sau: Ghi nhận những đau khổ, thảm kịch, và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam, tuần lễ từ 24 tháng Tư 2011 đến 30 tháng Tư 2011 được tuyên cáo là tuần lễ tưởng niệm tháng Tư Đen. Đây là thời gian đặc biệt người dân California dành riêng để tưởng nhớ đến vô số nhân mạng bị mất trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng sẽ đem lại một cuộc sống công chính, và nhân đạo hơn cho người dân Việt Nam.
Quyết định rằng Tháng Tư năm 2011 sẽ được công nhận là Vietnamese American Month - Tháng Dành Cho Người Mỹ Gốc Việt - để vinh danh một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều vào đời sống văn hoá, kinh tế, và cá nhân trong mạng lưới xã hội tạo thành tiểu bang California.
Trân trọng,
Patty Schapiro
Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội tiểu bang California Fiona Ma
Điện Capitol,Trụ sở Quốc Hội tiểu bang California, Phòng số 3173.
Nguyễn Minh Tâm dịch thuật