Khi Nước Toàn Có Lậu
Nguyễn Xuân Nghĩa
Là khi nước Tầu có loạn....
Dư lụy lạc hề, quân lụy lạc
Ca thanh cao dã, khấp thanh cao!
Sau những biến động ngoài Đông hải và trước những cuộc thử lửa sắp tới, chúng ta đừng nên giận dữ lãnh đạo Bắc Kinh. Mà nên thương họ! Họ đáng thương lắm, xin độc giả dằn hỏa xuống để đọc tiếp....
Chẳng là suốt một tuần qua, Quảng Đông lại dậy mùi Tứ Xuyên. Khét lẹt.
Ngày mùng sáu Tháng Sáu, thị trấn Triều Châu của Quảng Đông có loạn vì một số dân công biểu tình phản đối về chuyện lương lậu và xô xát với lực lượng thành quản. "Dân công" là di dân từ nơi khác đến kiếm việc và kiếm ăn. "Thành quản" là bọn đầu gấu mặc đồng phục để bảo vệ trật tự của thành phố, nhưng hèn hơn cảnh sát, ác hơn công an và... mất dậy có đăng ký.
Đầu đuôi là có chú dân công 19 tuổi tự trói mình vào hàng rào để phản đối việc cha mẹ bị hãng xưởng quịt lương nên bị thành quản lên gối thấy tam tinh. Đám dân công bèn nổi đoá và tờ Global Times báo cáo là có 200 người nhập cuộc đánh lộn với thành quản. Tờ Dương Thành Vãn báo kể lại là có 40 xe hơi bị phá tan tành! Báo đảng nói là không sai được!
Bốn ngày sau, mùng 10, cũng tại Quảng Đông nhưng cách đó 400 cây số, ở thị trấn Tăng Thành trong khu vực phụ cận của thành phố Quảng Châu, một phụ nữ bán hàng rong bị thành quản đánh gần trụy thai. Chị ta cũng là gốc dân công. Vụ đàn áp đê tiện gây ra ba ngày hỗn loạn ở Tăng Thành.
Đầu đuôi chỉ vì lũ thành quản mẫn cán dẹp các gánh hàng rong đang kiếm chút bạc cắc ngoài lề một cửa hàng bách hóa. Dùng chữ mẫn cán là đúng vì chúng phang lên đầu lũ dân công những đòn nặng như cán búa. Ngẫu nhiên sao, đám dân công này đều là dân Tứ Xuyên.
Muốn hiểu tại sao lại là Tứ Xuyên, xin quý vị tìm đọc lại bài "Vịt Tứ Xuyên" đã đăng trên Việt Báo và có yết lại trên dainamax.org.
Bị khuyển ưng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đám dân công Tứ Xuyên bèn gọi nhau ơi ới. Và biểu tình, rồi dàn trận với lũ thành quản. Cảnh sát bèn nhảy vào can cả đôi bên, cũng lại với cái cán, làm khách qua đường bèn nổi điên nhảy vào. Ta có bốn lực lượng lâm chiến loạn đả, là dân công, thành quản, cảnh sát, và khách vô can gốc Quảng Đông.
Ba ngày khói lửa tại Tăng Thành với cả ngàn dân công Tứ Xuyên từ các nơi khác tụ về, có nhiều người đến từ Triều Châu. Như vậy chúng ta có chuyện đồng hương đùm bọc lẫn nhau và tất nhiên là họ phải có hệ thống liên lạc giữa đám "tong xiang" này.
Tứ Xuyên là một vựa người - thưa rằng dân số là hơn 82 triệu - bằng cả nước Đức chứ không ít. Nhưng rất đông những người đói khát nơi đó phải tha phương cầu thực và nương tựa vào nhau chứ chẳng có cái tổ tam tam hay chi bộ chi đoàn nào cả. Họ lập ra "xã hội dân sinh" con con, mini civil society qua một mạng lưới liên kết để giải quyết chuyện tương tế.
Trong lực lượng dân công lầm than toàn quốc - chừng 150 triệu người - dân Tứ Xuyên là một mũi nhọn. Nơi đất khách quê người, họ bị bọn chủ nhân trấn lột, bị địa phương trấn áp, nên đã đan lưới rất rộng và rất bền để đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, dù cách nhau 400 cây số và bốn ngày đường, trận chiến tại Triều Châu và Tăng Thành đã hòa làm một.
Để trở thành vấn đề địa phương, khiến trung ương phải giật mình.
Trung ương giật mình vì bọn dân công gốc Tây Xuyên đang tự tổ chức với cùng phương pháp của dân Tây Tạng, hay dân Hồi giáo Tân Cương, và dân Nội Mông! Ngày xưa, thực dân Pháp gọi trò liên lạc theo kiểu rỉ tai đó tại Đông Dương là "radio bambou", hay tại Bắc Phi là "radio Arabe".
Ngày nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đã văn minh hơn, nên một số dân chúng đã có cell phone và internet. Họ cũng có mạng lưới xã hội kiểu social network chớ bộ!
Mà nói đến Tứ Xuyên - hoàn toàn không phải là tin vịt hay món vịt quay giòn tan - thì một dọc từ trên xuống gồm có đảng, nhà nước, mật vụ, công an võ trang, cảnh sát hay thành quản, v.v... đều nhớ đến vụ nổi loạn của di dân Tây Tạng tại Tứ Xuyên năm 2008, trước Thế vận hội Bắc Kinh.
Rồi vụ nổi loạn của dân Tứ Xuyên sau trận động đất Vấn Xuyên ở nơi đây khiến năm triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất, ít ra là bảy vạn người chết, trong đó có chừng một vạn trẻ em. Lũ trẻ bị chôn vùi khi bảy ngàn lớp học của loại trường ốc xây theo lối kiến trúc "tào hủ" thoải mái sụp lên đầu.
Đảng và nhà nước khai báo là chỉ có năm ngàn nạn nhân trẻ nít thôi, nhưng dân Tứ Xuyên cũng biết đếm. Và còn biết chơi chữ: họ gọi loại dự án xây trường đó là "đậu phụ tra học hiệu" - trường học làm bằng bã đậu!
Khi nổi loạn và bị đàn áp tra tấn, họ gọi nhau lập chiến tuyến và xung đột kéo dài từ Tháng Tám năm 2008 qua đến Tháng Chín! Chuyện lớn như vật thì thủ phủ Thành Đô rúng động, làm sao trung ương ở Bắc Kinh không biết?
Bây giờ, lũ thành quản đầu gấu lại chọc giận dân Tứ Xuyên khi mà nhiều thành phần dân chúng ở nơi khác cũng thấy ứa gan và gọi nhau đi làm loạn.
Lại còn học nhau đi làm loạn.
Khi bọn hải giám - một lũ thành quản có phao - chơi bạo ngoài khơi Vũng Tầu với tầu Viking II của Việt Nam vào ngày chín Tháng Sáu, thì trụ sở Công an của hai tỉnh bên trong bị đặt bom và trụ sở đảng tại Thiên Tân bị tấn công! Làm sao mà Bắc Kinh chẳng hốt hoảng, vì cái kiểu chơi bạo này không lạ mà quen: y hệt như vụ Phủ Châu của tỉnh Giang Tây vào ngày 26 Tháng Năm, ngày hải giám lập thành tích với tầu Bình Minh 02 của Việt Nam! Tội nghiệp.
Ngày 26 đó, ba địa điểm khác nhau bị đặt bom. Hung thủ chẳng là một tay khủng bố tự sát mà chỉ là một người dân phẫn nộ đến cùng quẫn vì bị cướp đất mà sau 10 năm khiếu nại không có kết quả nên cho nổ bom. Và tự giải thoát khỏi thiên đường cộng sản.
Hình như tấm gương đem thân làm đuốc soi đường kiểu đó đã khiến nhiều người noi theo. Hôm mùng chín Tháng Sáu mới có ba vụ... tập huấn chết người.
Đầu tiên là trụ sở Công An trên một cao ốc bốn tầng của địa khu Hoàng Thạch trong tỉnh Hồ Bắc bị đặt bom vào lúc nửa đêm. "Địa khu" là đơn vị hành chánh khá lớn, dưới cấp tỉnh mà trên cấp huyện, và Hoàng Thạch có hơn hai triệu rưởi cư dân chứ không nhỏ. Cao ốc bốn tầng bị sạt mất sườn và đổ ụp như một bánh đậu phụ! Công an bèn báo cáo lên là gian thương trữ chất nổ mà bị tai nạn, chứ không đến nỗi nào.
Gian thương mà lại trữ chất nổ trong trụ sở công an?
Hai giờ sau, cách đó hơn 900 cây số, hình như gian thương cũng lại... lỡ tay, và cũng tại một trụ sở Công An trong thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam! Từ Hoàng Thạch mà... đi xe lửa cao tốc đến Trịnh Châu thì cũng mất năm tiếng nếu như có xe cao tốc. Gian thương Hoàng Thạch không thể là tác giả hay chủ mưu của vụ Trịnh Châu.
Có ai đó đã bắt chước ai và đặt bom làm loạn!
Hiển nhiên vậy vì chất nổ là loại có pha chế, đòi hỏi một trình độ nghiệp vụ mà gian thương buôn lậu không thể có. Ai đó đã lặng lẽ làm bom, dù là theo kiểu thủ công nghệ thì cũng là có công nghệ!
Mờ sáng hôm sau, đến lượt thành phố Thiên Tân được chiếu cố. Trụ sở đảng tại quận Hà Tây của thành phố bỗng có pháo ran vì một người dân bất mãn ném liên tiếp năm quả bom tự chế vào trong. Theo đúng nét văn hóa Trung Hoa là nêu cao chính nghĩa trước khi hài tội, tay bất mãn này xưng danh Lưu Trường Hải và đưa thư ngỏ đả kích đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ném bom!
Đến chỗ này thì địa phương không thể lấp liếm báo cáo lên trên: "dạ thưa thủ trưởng, chỉ là bọn gian thương bất cẩn mà thôi"!
Tại Trung Quốc, người dân có chán vạn điều gây ra bất mãn. Đó là hoàn cảnh gọi là "nước toàn có lậu" vì bước ra khỏi nhà là có chuyện bất bình với đời sống và hệ thống cai trị. Mà ở trong nhà cũng chẳng yên, trong hãng cũng chẳng lành. Vì vậy, nơi nơi đều có những vụ phẫn nộ, đập phá - hoặc tự sát. Chuyện ấy đã thường.
Chuyện bất thường là ngày càng có những vụ phản ứng tập thể, tức là biểu tình, khiếu kiện và dàn trận với thành quản hay công an. Và có trình độ nghiệp vụ cao hơn là chỉ đốt xe hay chế bom xăng.
Mà thành phần tham dự cũng ngày một "phức tạp", tức là đủ mọi loại người.
Từ đầu Tháng Sáu, Tứ Xuyên - lại Tứ Xuyên - có các vị sư Tây Tạng xuống đường và bị đánh, sau khi một vị đã tự thiêu gần hai tháng trước đó. Trước khi mất, cơ thể còn được công an chiếu cố cho thêm bấy nhầy. Qua mùng tám thì có dân Mông Cổ tại Nội Mông nổi cơn mông muội với Thiên triều vì một tai nạn xảy ra mùng 10 tháng trước. Nội Mông bỗng khói lửa mịt mù.
Mà chẳng cứ dị tộc mông muội như Mông Cổ hay Tây Tạng, hay người Miêu. Nhiều người thuộc tộc Hán đầy cao quý cũng nổi điên và theo nhau chế bom, bảo nhau liệng đá. Chưa nói đến đám sinh viên trí thức bị nhiễm độc vì hương hoa nhài mà đòi dân chủ, và nêu câu hỏi về Ngải Vị Vị, Lưu Hiểu Ba. Hai nghệ sĩ đó bị giam tại đâu, tội gì?
Kể ra không hết được những nỗi băn khoăn của lãnh đạo, vì đảng gặp trăm mối ngổn ngang.
Khi nước toàn có lậu như vậy thì nước Tầu có loạn. Trung ương biết rõ hơn chúng ta và rút ra kết luận đó từ đã lâu. Kết luận rồi cũng chửa biết tính sao.
Vì, thưa đồng chí Ôn Tổng lý, tại Lợi Xuyên của Hà Bắc, bọn biểu tình lên tới gần hai vạn đứa. Cả thị xã hơn bảy vạn dân mà có tới hai vạn phản động! Chưa đáng sợ bằng nạn lạm phát, thưa đồng chí! Dù là con số chính thức của ta, tứ là có trừ bì gia giảm, thì vẫn là vượt mức báo động! Có đồng chí báo cáo lên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng nhờ nạn hạn hán 50 năm mới có một lần nên mình bớt lo nạn lạm phát, nhưng thưa đồng chí, hạn hán làm đập Tam Hiệp đang rung rinh lại có thể bục! Sẽ mất bốn chục tỷ đô la và vài triệu dân chứ không ít... Chưa kể nạn động đất do chính chúng ta gây ra với cái đập Tam Hiệp Đại bá này!
Đúng lúc ấy, bong bóng bay qua: coi chừng bể bóng đầu tư!
Mà nào chỉ có vậy!
Tờ Forbes của bọn doanh gia phản động đã theo lời Mỹ đế mà tri hô rằng nhiều đảng viên cao cấp của ta bỏ đảng chạy lấy người và của. Đa số là các đồng chí phụ trách an ninh, và nạn tẩu tán tài sản lên đến hơn 123 tỷ đô la. Chuyện nhỏ, thưa đồng chí, các công ty đầu tư địa phương có khi còn bào thêm ngàn tỷ đô la của ngân hàng vì những dự án tầu hủ....
Chung quanh các đồng chí lãnh đạo, mọi người cứ ào ào báo cáo như ong!
Cho nên, như cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng, lãnh đạo thở hắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!..."
Hỏi có đáng thương không nào?
Người Việt ta đều thấm vào xương tủy cái câu "khi nước Tầu có loạn". Vì đấy là lúc dân ta vùng dậy bước ra khỏi trật tự Trung Quốc. Nhưng, nói chuyện đây đấy làm chi? Đấy là thời phong kiến, chứ đây là thời dân ta xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa....
Bỗng muốn khóc òa!
Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa
Là khi nước Tầu có loạn....
Dư lụy lạc hề, quân lụy lạc
Ca thanh cao dã, khấp thanh cao!
Sau những biến động ngoài Đông hải và trước những cuộc thử lửa sắp tới, chúng ta đừng nên giận dữ lãnh đạo Bắc Kinh. Mà nên thương họ! Họ đáng thương lắm, xin độc giả dằn hỏa xuống để đọc tiếp....
Chẳng là suốt một tuần qua, Quảng Đông lại dậy mùi Tứ Xuyên. Khét lẹt.
Ngày mùng sáu Tháng Sáu, thị trấn Triều Châu của Quảng Đông có loạn vì một số dân công biểu tình phản đối về chuyện lương lậu và xô xát với lực lượng thành quản. "Dân công" là di dân từ nơi khác đến kiếm việc và kiếm ăn. "Thành quản" là bọn đầu gấu mặc đồng phục để bảo vệ trật tự của thành phố, nhưng hèn hơn cảnh sát, ác hơn công an và... mất dậy có đăng ký.
Đầu đuôi là có chú dân công 19 tuổi tự trói mình vào hàng rào để phản đối việc cha mẹ bị hãng xưởng quịt lương nên bị thành quản lên gối thấy tam tinh. Đám dân công bèn nổi đoá và tờ Global Times báo cáo là có 200 người nhập cuộc đánh lộn với thành quản. Tờ Dương Thành Vãn báo kể lại là có 40 xe hơi bị phá tan tành! Báo đảng nói là không sai được!
Bốn ngày sau, mùng 10, cũng tại Quảng Đông nhưng cách đó 400 cây số, ở thị trấn Tăng Thành trong khu vực phụ cận của thành phố Quảng Châu, một phụ nữ bán hàng rong bị thành quản đánh gần trụy thai. Chị ta cũng là gốc dân công. Vụ đàn áp đê tiện gây ra ba ngày hỗn loạn ở Tăng Thành.
Đầu đuôi chỉ vì lũ thành quản mẫn cán dẹp các gánh hàng rong đang kiếm chút bạc cắc ngoài lề một cửa hàng bách hóa. Dùng chữ mẫn cán là đúng vì chúng phang lên đầu lũ dân công những đòn nặng như cán búa. Ngẫu nhiên sao, đám dân công này đều là dân Tứ Xuyên.
Muốn hiểu tại sao lại là Tứ Xuyên, xin quý vị tìm đọc lại bài "Vịt Tứ Xuyên" đã đăng trên Việt Báo và có yết lại trên dainamax.org.
Bị khuyển ưng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đám dân công Tứ Xuyên bèn gọi nhau ơi ới. Và biểu tình, rồi dàn trận với lũ thành quản. Cảnh sát bèn nhảy vào can cả đôi bên, cũng lại với cái cán, làm khách qua đường bèn nổi điên nhảy vào. Ta có bốn lực lượng lâm chiến loạn đả, là dân công, thành quản, cảnh sát, và khách vô can gốc Quảng Đông.
Ba ngày khói lửa tại Tăng Thành với cả ngàn dân công Tứ Xuyên từ các nơi khác tụ về, có nhiều người đến từ Triều Châu. Như vậy chúng ta có chuyện đồng hương đùm bọc lẫn nhau và tất nhiên là họ phải có hệ thống liên lạc giữa đám "tong xiang" này.
Tứ Xuyên là một vựa người - thưa rằng dân số là hơn 82 triệu - bằng cả nước Đức chứ không ít. Nhưng rất đông những người đói khát nơi đó phải tha phương cầu thực và nương tựa vào nhau chứ chẳng có cái tổ tam tam hay chi bộ chi đoàn nào cả. Họ lập ra "xã hội dân sinh" con con, mini civil society qua một mạng lưới liên kết để giải quyết chuyện tương tế.
Trong lực lượng dân công lầm than toàn quốc - chừng 150 triệu người - dân Tứ Xuyên là một mũi nhọn. Nơi đất khách quê người, họ bị bọn chủ nhân trấn lột, bị địa phương trấn áp, nên đã đan lưới rất rộng và rất bền để đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, dù cách nhau 400 cây số và bốn ngày đường, trận chiến tại Triều Châu và Tăng Thành đã hòa làm một.
Để trở thành vấn đề địa phương, khiến trung ương phải giật mình.
Trung ương giật mình vì bọn dân công gốc Tây Xuyên đang tự tổ chức với cùng phương pháp của dân Tây Tạng, hay dân Hồi giáo Tân Cương, và dân Nội Mông! Ngày xưa, thực dân Pháp gọi trò liên lạc theo kiểu rỉ tai đó tại Đông Dương là "radio bambou", hay tại Bắc Phi là "radio Arabe".
Ngày nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đã văn minh hơn, nên một số dân chúng đã có cell phone và internet. Họ cũng có mạng lưới xã hội kiểu social network chớ bộ!
Mà nói đến Tứ Xuyên - hoàn toàn không phải là tin vịt hay món vịt quay giòn tan - thì một dọc từ trên xuống gồm có đảng, nhà nước, mật vụ, công an võ trang, cảnh sát hay thành quản, v.v... đều nhớ đến vụ nổi loạn của di dân Tây Tạng tại Tứ Xuyên năm 2008, trước Thế vận hội Bắc Kinh.
Rồi vụ nổi loạn của dân Tứ Xuyên sau trận động đất Vấn Xuyên ở nơi đây khiến năm triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất, ít ra là bảy vạn người chết, trong đó có chừng một vạn trẻ em. Lũ trẻ bị chôn vùi khi bảy ngàn lớp học của loại trường ốc xây theo lối kiến trúc "tào hủ" thoải mái sụp lên đầu.
Đảng và nhà nước khai báo là chỉ có năm ngàn nạn nhân trẻ nít thôi, nhưng dân Tứ Xuyên cũng biết đếm. Và còn biết chơi chữ: họ gọi loại dự án xây trường đó là "đậu phụ tra học hiệu" - trường học làm bằng bã đậu!
Khi nổi loạn và bị đàn áp tra tấn, họ gọi nhau lập chiến tuyến và xung đột kéo dài từ Tháng Tám năm 2008 qua đến Tháng Chín! Chuyện lớn như vật thì thủ phủ Thành Đô rúng động, làm sao trung ương ở Bắc Kinh không biết?
Bây giờ, lũ thành quản đầu gấu lại chọc giận dân Tứ Xuyên khi mà nhiều thành phần dân chúng ở nơi khác cũng thấy ứa gan và gọi nhau đi làm loạn.
Lại còn học nhau đi làm loạn.
Khi bọn hải giám - một lũ thành quản có phao - chơi bạo ngoài khơi Vũng Tầu với tầu Viking II của Việt Nam vào ngày chín Tháng Sáu, thì trụ sở Công an của hai tỉnh bên trong bị đặt bom và trụ sở đảng tại Thiên Tân bị tấn công! Làm sao mà Bắc Kinh chẳng hốt hoảng, vì cái kiểu chơi bạo này không lạ mà quen: y hệt như vụ Phủ Châu của tỉnh Giang Tây vào ngày 26 Tháng Năm, ngày hải giám lập thành tích với tầu Bình Minh 02 của Việt Nam! Tội nghiệp.
Ngày 26 đó, ba địa điểm khác nhau bị đặt bom. Hung thủ chẳng là một tay khủng bố tự sát mà chỉ là một người dân phẫn nộ đến cùng quẫn vì bị cướp đất mà sau 10 năm khiếu nại không có kết quả nên cho nổ bom. Và tự giải thoát khỏi thiên đường cộng sản.
Hình như tấm gương đem thân làm đuốc soi đường kiểu đó đã khiến nhiều người noi theo. Hôm mùng chín Tháng Sáu mới có ba vụ... tập huấn chết người.
Đầu tiên là trụ sở Công An trên một cao ốc bốn tầng của địa khu Hoàng Thạch trong tỉnh Hồ Bắc bị đặt bom vào lúc nửa đêm. "Địa khu" là đơn vị hành chánh khá lớn, dưới cấp tỉnh mà trên cấp huyện, và Hoàng Thạch có hơn hai triệu rưởi cư dân chứ không nhỏ. Cao ốc bốn tầng bị sạt mất sườn và đổ ụp như một bánh đậu phụ! Công an bèn báo cáo lên là gian thương trữ chất nổ mà bị tai nạn, chứ không đến nỗi nào.
Gian thương mà lại trữ chất nổ trong trụ sở công an?
Hai giờ sau, cách đó hơn 900 cây số, hình như gian thương cũng lại... lỡ tay, và cũng tại một trụ sở Công An trong thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam! Từ Hoàng Thạch mà... đi xe lửa cao tốc đến Trịnh Châu thì cũng mất năm tiếng nếu như có xe cao tốc. Gian thương Hoàng Thạch không thể là tác giả hay chủ mưu của vụ Trịnh Châu.
Có ai đó đã bắt chước ai và đặt bom làm loạn!
Hiển nhiên vậy vì chất nổ là loại có pha chế, đòi hỏi một trình độ nghiệp vụ mà gian thương buôn lậu không thể có. Ai đó đã lặng lẽ làm bom, dù là theo kiểu thủ công nghệ thì cũng là có công nghệ!
Mờ sáng hôm sau, đến lượt thành phố Thiên Tân được chiếu cố. Trụ sở đảng tại quận Hà Tây của thành phố bỗng có pháo ran vì một người dân bất mãn ném liên tiếp năm quả bom tự chế vào trong. Theo đúng nét văn hóa Trung Hoa là nêu cao chính nghĩa trước khi hài tội, tay bất mãn này xưng danh Lưu Trường Hải và đưa thư ngỏ đả kích đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ném bom!
Đến chỗ này thì địa phương không thể lấp liếm báo cáo lên trên: "dạ thưa thủ trưởng, chỉ là bọn gian thương bất cẩn mà thôi"!
Tại Trung Quốc, người dân có chán vạn điều gây ra bất mãn. Đó là hoàn cảnh gọi là "nước toàn có lậu" vì bước ra khỏi nhà là có chuyện bất bình với đời sống và hệ thống cai trị. Mà ở trong nhà cũng chẳng yên, trong hãng cũng chẳng lành. Vì vậy, nơi nơi đều có những vụ phẫn nộ, đập phá - hoặc tự sát. Chuyện ấy đã thường.
Chuyện bất thường là ngày càng có những vụ phản ứng tập thể, tức là biểu tình, khiếu kiện và dàn trận với thành quản hay công an. Và có trình độ nghiệp vụ cao hơn là chỉ đốt xe hay chế bom xăng.
Mà thành phần tham dự cũng ngày một "phức tạp", tức là đủ mọi loại người.
Từ đầu Tháng Sáu, Tứ Xuyên - lại Tứ Xuyên - có các vị sư Tây Tạng xuống đường và bị đánh, sau khi một vị đã tự thiêu gần hai tháng trước đó. Trước khi mất, cơ thể còn được công an chiếu cố cho thêm bấy nhầy. Qua mùng tám thì có dân Mông Cổ tại Nội Mông nổi cơn mông muội với Thiên triều vì một tai nạn xảy ra mùng 10 tháng trước. Nội Mông bỗng khói lửa mịt mù.
Mà chẳng cứ dị tộc mông muội như Mông Cổ hay Tây Tạng, hay người Miêu. Nhiều người thuộc tộc Hán đầy cao quý cũng nổi điên và theo nhau chế bom, bảo nhau liệng đá. Chưa nói đến đám sinh viên trí thức bị nhiễm độc vì hương hoa nhài mà đòi dân chủ, và nêu câu hỏi về Ngải Vị Vị, Lưu Hiểu Ba. Hai nghệ sĩ đó bị giam tại đâu, tội gì?
Kể ra không hết được những nỗi băn khoăn của lãnh đạo, vì đảng gặp trăm mối ngổn ngang.
Khi nước toàn có lậu như vậy thì nước Tầu có loạn. Trung ương biết rõ hơn chúng ta và rút ra kết luận đó từ đã lâu. Kết luận rồi cũng chửa biết tính sao.
Vì, thưa đồng chí Ôn Tổng lý, tại Lợi Xuyên của Hà Bắc, bọn biểu tình lên tới gần hai vạn đứa. Cả thị xã hơn bảy vạn dân mà có tới hai vạn phản động! Chưa đáng sợ bằng nạn lạm phát, thưa đồng chí! Dù là con số chính thức của ta, tứ là có trừ bì gia giảm, thì vẫn là vượt mức báo động! Có đồng chí báo cáo lên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng nhờ nạn hạn hán 50 năm mới có một lần nên mình bớt lo nạn lạm phát, nhưng thưa đồng chí, hạn hán làm đập Tam Hiệp đang rung rinh lại có thể bục! Sẽ mất bốn chục tỷ đô la và vài triệu dân chứ không ít... Chưa kể nạn động đất do chính chúng ta gây ra với cái đập Tam Hiệp Đại bá này!
Đúng lúc ấy, bong bóng bay qua: coi chừng bể bóng đầu tư!
Mà nào chỉ có vậy!
Tờ Forbes của bọn doanh gia phản động đã theo lời Mỹ đế mà tri hô rằng nhiều đảng viên cao cấp của ta bỏ đảng chạy lấy người và của. Đa số là các đồng chí phụ trách an ninh, và nạn tẩu tán tài sản lên đến hơn 123 tỷ đô la. Chuyện nhỏ, thưa đồng chí, các công ty đầu tư địa phương có khi còn bào thêm ngàn tỷ đô la của ngân hàng vì những dự án tầu hủ....
Chung quanh các đồng chí lãnh đạo, mọi người cứ ào ào báo cáo như ong!
Cho nên, như cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng, lãnh đạo thở hắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!..."
Hỏi có đáng thương không nào?
Người Việt ta đều thấm vào xương tủy cái câu "khi nước Tầu có loạn". Vì đấy là lúc dân ta vùng dậy bước ra khỏi trật tự Trung Quốc. Nhưng, nói chuyện đây đấy làm chi? Đấy là thời phong kiến, chứ đây là thời dân ta xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa....
Bỗng muốn khóc òa!
Nguyễn Xuân Nghĩa