30 thg 3, 2012

Tinh khôn ở đâu ?



Tinh khôn ở đâu ?
Trần Đỗ Cung

Một bạn thân ở Montréal Canada vừa gửi cho tôi cuốn Pháp Ngữ Souvenirs et Pensées, viết bởi Bà Bác Sỹ Nguyễn Thị Đảnh và được Bác Sỹ Từ Uyên chuyển qua Việt Ngữ. Bạn lại khuyến khích tôi nếu có thì giờ thì chuyển qua Anh Ngữ theo sự mong muốn của tác giả. Sau khi đọc tôi thấy đặc biệt ở chỗ tù cải tạo này là một chuyên viên tài chính ngân hàng, khác hẳn trường hợp thường thấy của các sỹ quan trong quân lực. Ông Thảo bị đầy đọa sáu năm rưỡi trời để hy vọng moi các hiểu biết của ông về tài sản Ngân Hàng Quốc Gia.
Bà Bác Sỹ Đảnh nay định cư tại Oslo Na Uy là một phụ nữ miền Nam, Tây học. Phu quân Đỗ Văn Thảo cũng là người Nam, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1927 tại Gò Công. Sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Pháp ông Thảo đã về làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam từ tháng Tư năm 1955. Ông đã giữ chức Giám Đốc Nha Ngoại Viện rồi Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng Quốc Gia cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975. Ông bị đi tù cải tạo tháng 6 năm 1975 rồi bị lưu đầy ra Bắc cho đến tháng 9 năm 1980. Đến tỵ nạn chính trị tại Bergen, Na Uy tháng 12 năm 1981, ông tạ thế tháng Giêng năm 2001 tại Oslo, Na Uy vì trụy tim.
Câu chuyện Bà Bác Sỹ Đảnh kể lại về sự tù tội Việt Cộng của đức lang quân cho thấy đặc biệt có ba khía cạnh. Là người Nam thuần túy, là chuyên viên được huấn luyện công phu và chưa bao giờ liên quan đến quân đội. Nhưng Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam đã hành xử như quân xâm lăng, cầm tù những chuyên viên rồi vơ vét của cải đem về như Phát Xít Đức Quốc Xã khi tiến vào Paris. Sự thiển cận của họ đã đưa đến sự kiệt quệ tột cùng cho đến bây giờ vẫn chưa ngóc đầu lên ngang hàng với các nước lân bang. Nay mở miệng mời chào người Việt nước ngoài trở về đem chất xám giúp nước thì thử hỏi có nghe được không?
Câu chuyện do bà Đảnh kể lại trong thời kỳ gia đình bị kẹt vì lỡ chuyến ra đi của tầu Việt Nam Thương Tín. Những ôn tưởng chỉ được ông Thảo thỉnh thoảng nhắc đến vì ông không muốn trải qua một lần nữa những hình ảnh dã man mà ông đã trải qua. Bà hết sức căm nước Pháp đã hùa theo Việt Cộng chỉ vì thù Mỹ đã không giúp họ xâm chiếm lại xứ Việt Nam trù phú sau khi Thế Chiến II chấm dứt. Bất hạnh cho Việt Nam, trong khi cộng sản Nga Hoa chỉ ngầm giúp Hà Nội thì Mỹ ồn ào đổ quân vào làm mất chính nghĩa của chúng ta đã bị nhóm thiên tả và CS cơ hội bóp méo thành chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bà viết để vinh danh những ai đã trải qua địa ngục trần gian tù cải tạo Việt Cộng. Và cũng để nói lên lời an ủi tới những ai đã bị phân tán ra bốn phương trời, làm cho không những mất gốc mà còn mất cả cá tính nữa.
Bà cùng gia đình bị kẹt lại trong cư xá sang trọng của Ngân Hàng nằm trên đường nhỏ hướng ra cầu xa lộ mới. Bà thấy rõ sự chiến đấu dũng cảm của một Trung Đội Nhẩy Dù với 20 binh sĩ chỉ huy bởi một Thiếu Úy trẻ măng có vẻ mới ra trường. Nhìn các quân nhân rắn chắc, nét mặt kiêu hùng và người chỉ huy Thiếu Úy trẻ nhưng chững chạc, bà đã chia xẻ đồ ăn với họ và có cảm tưởng đã cùng họ chiến đấu. Cuối cùng tất cả quân sỹ đã bị hy sinh một cách tức tưởi. Bà nói: “Ai dám bảo là quân ta không chịu chiến đấu”? Trong khi ấy những phát súng lẻ tẻ của du kích Mặt Trận Giải Phóng quấy rối giữa những tiếng nổ đại pháo. Ngoài đường một sự hỗn loạn không tưởng tượng được khi bọn hôi của nhào vào các nhà vắng chủ và du kích Việt Cộng ngày càng hung hăng tàn ác.
Rồi ông Thảo phải ra trình diện theo lệnh của quân quản Sài Gòn. Ông thật thà nghĩ rằng vì vợ chồng ông là các chuyên gia thuần túy nên chính thể mới sẽ cần đến những bàn tay xây dựng lại quốc gia. Ông nói với vợ rằng, “Nếu họ không ưa chúng ta thì họ cũng không thể xử tệ với chúng ta. Họ không thể giết hết tất cả”. Một Pol Pot đã làm như vậy, nhưng họ đã thấy là không có lợi gì hết. Tuy nhiên Việt Cộng đã làm những việc tệ hại hơn nhiều. “Chúng tôi không hiểu rõ cái thực tế của cộng sản. Chúng tôi đã nuôi ảo tưởng rằng cộng sản là một xác tín cao đẹp. Song đem cái xác tín ấy vào đời sống con người bằng võ lực đã làm mất hào quang lý tưởng và thơ mộng. Và như vậy nó trở nên tầm thường, bẩn thỉu, ích kỷ và man rợ”.
Ngày 15 tháng Sáu năm 1975 bà Đảnh đã chở ông Thảo và các con trên chiếc xe VW Variant đến một ngôi trường bỏ không gần Sở Thú. Ông gập một bạn cũ cùng đi trình diện nên thấy đỡ cô đơn hơn. “Khi chia tay tôi nhìn thấy trong ánh mắt anh ấy sự tiếc nuối, lo âu và tình yêu đằm thắm. Anh chưa biết rằng sự chia tay này kéo giài cả hơn sáu năm rưỡi trời. Ánh mắt sâu thẳm ấy theo tôi mãi mãi ngày đêm và không bao giờ tôi quên được. Hầu hết các gia đình đều chịu hoàn cảnh như vậy, không cha, không chồng. Tôi may mắn thuộc thành phần không làm điều gì sai quấy và được đồng sự mến, không phải loại có nợ máu lớn với nhân dân, nên được gọi đi cải tạo trong một tuần lễ”.
Rồi xẩy ra việc vơ vét toàn diện. Tại Bộ Giáo Dục cũ không một cái gì là bị bỏ sót, cục tẩy, cái bút BIC, giấy, tập vở đều bị thu gom chở về Bắc trên các xe vận tải nhà binh đầy ắp. Những cán bộ miền Nam thấy bất bình, “Chúng ta bây giờ thống nhất vậy của cải miền Nam phải được để lại miền Nam vì ở đây cũng cần các phương tiện để xây dựng lại chớ”? Bà nói: “Khi tôi nghĩ dến những đứa con miền Nam đã gia nhập MTGPMN tôi không khỏi khinh bỉ và tội nghiệp. Một số ít có thể là những người yêu nước thật sự tuy nuôi một lý tưởng ngu đần để bị VC xập bẫy. Họ đã làm gì để giúp đỡ quê cha đất tổ? Hay là giúp tay xa lìa sự trù phú, sự phồn thịnh và cả tự do nữa”?
Các cán bộ cộng sản thường vào tư gia mượn những thứ cần dùng. Họ được đối xử tử tế nhã nhặn. Nhưng một hôm một cấp chỉ huy vào nhà. Bà lịch sự rót một cốc nước mát mời thì ông ta túm lấy vai đứa con trai nhỏ bắt húp một ngụm trước. “Tôi đâu có ngu gì mà đầu độc họ ngay tại nhà tôi? Họ ra vào nhiều lần và tôi cảm thấy họ muốn cái gì, có lẽ muốn cái nhà của tôi? Ý tưởng đào thoát manh nha trong đầu tôi. Với sự hiện diện của báo chí và những quan sát viên, nên VC còn tỏ ra dè dặt, không dám ra mặt tham lam áp chế dân chúng. Cũng may là chẳng bao lâu sau cả đoàn quân CS bị chuyển qua Cao Mên”.
Một tháng sau khi trình diện học tập cải tạo không thấy một ai được về nhà. Cậu con trai lớn luôn luôn đạp xe quanh ngôi trường mà cha cậu trình diện thì thấy vắng tanh. Khi đem người trưởng gia đình đi thì tạo ra một không khí bất an và đạt được hai mục đích, vô hiệu hóa người chồng người cha và cùng một lúc kiểm soát được mọi người trong gia đình. Nhiều gia đình chỉ trông cậy vào đồng lương cha chồng đem về hàng tháng thì bây giờ túng quẫn. Và sau hai lần đổi tiền, những người giầu có nay thành nghèo và những ai đã nghèo nay lại càng xơ xác. Sau một tháng quy định chẳng ai được trở về. Thỉnh thoảng có một vài người có lẽ thuộc loại có móc nối hay không nợ máu thấy lẻ tẻ trở về. Một người quen cho biết là chồng bà bị chuyển tới trại Long Thành.
Một loạt xe vận tải nhà binh đến chở các tù nhân đi. Họ không biết là đi tới đâu. Trong đêm tối đến một khu rừng mà họ không biết là Long Thành và bị lùa vào mấy gian trại bằng tre lá và lèn chặt như cá hộp. Ngay sáng hôm sau tù phải bắt tay xây cất các trại giam khác cho những người tới sau. Có cảm tưởng là Việt Cộng không có kế hoạch gì cả, chỉ thực hiện theo nhu cầu xẩy đến và tù nhân phải dựng lấy trại giam cho mình. Mục tiêu quan trọng lúc đó là gom lại và vô hiệu hóa các thành viên của chế độ cũ. Mục đích thứ hai là cách ly quân đội với hành chính. Các cấp hành chính do cán bộ canh giữ còn các quân nhân bị đặt dưới bộ đội và các sỹ quan Việt Cộng canh chừng. Chỗ nào cũng là rừng nên không ai biết được bao nhiêu trại tù rải rác ở đâu.
Mỗi nhà giam có thể lèn chừng 50 tù, mỗi người có được chừng 80 phân để nằm ngủ ngay trên mặt đất. Về đêm phải chịu hơi lạnh của núi rừng và khi mưa phải chịu ướt át. Bà hỏi chồng có nhớ đến cái mùng mà anh cẩn thận gói theo. Anh nói, “Trong hoàn cảnh ấy mùng đâu có ích gì và một anh bạn khéo tay đã giúp cắt ra may thành một áo trấn thủ dầy dặn với nhiều lớp vải mùng khiến cho anh qua được cảnh rét mướt”! Mỗi đêm có điểm danh trước khi cho vào đi ngủ sau khi cán bộ đã khóa chặt nhà tù.
Đồ ăn thật đơn sơ nhưng còn có gạo nên không bị đói. Cơm được nấu trong các chảo to nên có nhiều cháy là một món ngon mà đứa bé con cô cán bộ nhà bếp luôn luôn chầu chực. “Nhà tôi sực nhớ đến đứa con nhỏ ở nhà mà lòng bồi hồi xúc động”! Vấn đề nước khó khăn hơn vì chỉ có mỗi một cái giếng và khi lao động về phải sắp hàng tắm rửa. Những người lớn tuổi chậm chân nên đến lượt mình thì đã tới giờ điểm danh trở về phòng nên không bao giờ được dùng nước.
Tù phải viết bản báo cáo mỗi ngày, nói rõ những gì bản thân họ đã phạm trước kia và những gì cha hay thân nhân họ đã làm. Nay mới thấy sự ích lợi của các cây bút BIC. Các bản báo cáo trở thành ác mộng của tù nhân. Viết ít chừng nào tốt chừng ấy và phải nhớ những gì đã viết để có thể viết lại những báo cáo sau. Ý đồ của quản trại là bắt tù từ bỏ niềm tin, chối bỏ lý tưởng và gia đình, khinh rẻ chế độ cũ và chửi rủa các cấp lãnh đạo cũ. Thật là khó khăn cho những ai thẳng thắn với những nguyên tắc có sẵn hay những người bản chất hiền hòa không biết chửi bậy. Song viết ngắn quá cũng bị nghi ngờ là thiếu thành thật và tù bị gọi lên hạch hỏi đủ điều, chữa đi chữa lại. Kết quả là tù phạm tội nặng hơn để rơi vào bẫy sửa sai không ra thoát.
Có lệnh cho đi thăm tù. Những người như bà Đảnh là công nhân viên phải có giấy phép của cơ quan ghi rõ lý do nghỉ phép. Và chỉ được đem theo tối đa 5 kí thực phẩm và mỗi gia đình chỉ có ba người được đi thăm. Với bốn đứa con, đem đứa nào đi, để đứa nào lại? Trong khi thăm chồng phải ngồi hai bên bàn dài cùng những người khác, có cán bộ đứng đàu bàn lắng nghe. Phải nói to, không được dùng ngoại ngữ. Vợ chồng trao đổi những vấn đề sức khỏe và kinh tế gia đình, bán chác quần áo cho các bà miền Bắc bây giờ ham chưng diện lắm. Khi hết giờ thăm, tù đứng giậy nhặt gói quà trở về nhà giam. Có người còn bị mắng vì ôm hôn người thân hay căn dặn thêm vài điều. Trong phòng những tiếng òa khóc nổi lên như sóng gió trong cơn mưa bão. “Tôi cố nhịn khóc nhưng khi về đến nhà vào phòng tôi bật khóc lệ tràn như suối”.
Từ tháng 10/11, 1976 bà Đảnh không nhận được thư nào của chồng nữa và biết là chồng không còn ở Long Thành. Từ nay gửi thư cho anh phải qua một địa chỉ mới tại hòm thư A-40 khám Chí Hòa. Thư từ quà bánh tối đa 3-5 kí phải gửi qua một địa điểm ở một ngôi trường không xử dụng nữa. Hai đứa con lớn phải đi thi hành các nghĩa vụ công ích không lương, tối phải tạm trú tại những chỗ nào tạm che mưa nắng. Đã có dấu hiệu chống đối ngầm trong giới trẻ. Nhưng chúng bị răn đe, phải cố gắng theo chỉ thị thì cha anh mới được mau chóng tha về. Thật là xảo trá, lợi dụng lòng thương xót cha anh để ép chúng phục vụ.
Một ngày đen tối nhất của tháng 10 năm 1976, các tù được lệnh đổi trại giam. Đây là lúc cán bộ lục lọi khám xét thủ tiêu mọi chuyện. “Chồng tôi ghi chép nhật ký trong một cuốn sổ tay nhỏ hầu mong kể lại cho con những điều đã trải qua. Anh đã vội vã thủ tiêu cuốn sổ”. Tù đươc chất trên các xe vận tải, tay xích người nọ với người kia. Sau hàng giờ đi vòng vo họ bi lùa xuống hầm tầu thủy và chân bắt đầu bị khóa. Tầu đi ngang qua một khu mà nhìn qua lỗ hổng hầm tầu anh nhận ra cây cầu gần nhà, nơi đây vợ con đang ở, rất gần anh nhưng xa, xa lắm. Nước mắt anh dâng trào, không biết đang đi về đâu, xa Sài Gòn vì đây là Tân Cảng.
Chừng 7 tháng sau cái địa chỉ kỳ quái Chí Hòa, có một người tới gập bà Đảnh nhưng không dám vào nhà. Ngó trước ngó sau, phải trái, rồi anh vội nói, “Chồng chị đang bị giam tại miền cực Bắc. Tôi cũng bị giam ở đó nhưng vì vợ tôi là người Đức nên đã nhờ tòa Đại Sứ Tây Đức can thiệp”. Mắt tràn lệ, anh nói tiếp, “Chị biết chúng bắt tôi và anh làm gì không? Ngày ngày gánh phân bón rau và đó là việc nhẹ dành cho người yếu sức”! Bà bật khóc thảm thiết, ngồi bệt xuống vệ đường rồi anh bạn bỏ đi thật nhanh để khỏi bị nhòm ngó.
“Chồng tôi chẳng phải là một ông lớn tại miền Nam mà cũng không phải là các Tướng Lãnh uy quyền. Nhưng anh thuộc loại có thể khai thác được. Họ muốn biết vàng, đô la hay các kho tàng của miền Nam chôn dấu ở đâu. Họ hạch hỏi khai thác bắt làm việc đều đều, nhưng cho là không thành khẩn khai báo nên đầy ra miền Bắc cộng sản”. Hầm tầu chật chội với các chất thải vệ sinh của tù nên tạo ra một mùi hôi hám khủng khiếp không tả nổi. Hành trình rất dài không ai nhớ rõ. Sau cùng cũng tới hình như Hải Phòng và chuyển lên các xe tải, chân vẫn xiềng xích. Xe chạy qua một số làng xóm, dân làng đua nhau la ó chửi bới và mọi người biết đây là đất địch. Có các bà chửi, “Đồ Tàu Phù khốn kiếp”! Thì ra họ tưởng là tù binh Trung Quốc.
Cán bộ la to, “Đây không phải là tù binh Trung Quốc”. Nhưng họ cũng không dám bảo là tù miến Nam vì họ sợ phản ứng của dân quê thật thà, thương hại hay cùng chia xẻ nỗi đau buồn. Đêm tới thì đến một ven rừng bát ngát. Tù được tháo cùm và lùa sâu vào rừng rậm, đi bộ dăm bẩy cây số và đến một hàng rào bao quanh một số trại. Các cán bộ vào trại, để mặc tù lo liệu chỗ ngủ qua đêm. Sáng hôm sau tù bỏ tay vào xây cất lấy trại tù cho chính mình.
Đúng 31 tháng Chạp Dương Lịch các gia đình tù nhận được một món quà chính thức cuối năm, một lá thư của thân nhân đang bị giam tại trại Bắc Thái. Ông Thảo không gập lại những bạn tù Long Thành và phải bắt đầu làm quen với các bạn tù mới. Tù được lệnh trao cho một cán bộ gái tất cả tài sản, đồng hồ, bút máy, nhẫn vòng tay, dây chuyền và tiền mặt để được liệt vào một cuốn sổ ghi tên sở hữu. Ông Thảo nhất định không đưa chiếc nhẫn cưới với lý do vì lâu ngày không kéo ra được. Sau khi dùng xà bông mà cũng không xong thì họ văng tục và thôi không thử tháo nữa. Ông nói dù họ có cố rút ra nhưng nếu ông cố ý giữ thì cũng vô hiệu vì ông nhất định không rời cái nhẫn cưới mà ông coi là tượng trưng quý báu.
Ban quản trại đều là người Bắc khắc nghiệt và khó tính. Tù thấy luôn luôn bị theo rõi sát nút. Báo cáo hằng ngày bị phân tách kỹ lưỡng, thảo luận và bị phê bình. Các cán bộ hung dữ và lộng quyền, không ngớt tỏ ra là người chiến thắng. Nhưng đừng lầm tưởng họ thèm muốn những gì chúng ta có, họ thấy chúng ta giỏi hơn họ trên mọi phương diện. Họ luôn khiêu khích, nói xiên nói xỏ, đả kích chê bai và phê bình. Và đây là tình trạng khủng bố tinh thần kinh khủng.
Về phương diện vật chất vì quá đông người nên trong phòng một tiếng động nhỏ cũng vang âm. Một tiếng ho, một cái hắt xì cũng khiến một số tù nhân thức giấc. Nhiều bạn tù trong cơn ác mộng đã rên la, gào khóc. Không ai quên được một bạn già cỡ sáu chục, góa vợ với đứa con thơ dại nên đêm đêm nức nở khi đi ngủ thương xót đứa con bỏ lại miền Nam không ai săn sóc. Giếng nước duy nhất rất gần trại nên phải nấu sôi để uống. “Chồng tôi làm công tác hôi thối gánh phân nên cần tắm rửa mỗi chiều tối. Nhưng nước lạnh cóng khi xối lên người thi da đỏ ửng. Anh còn đùa rằng, “thật may là da và phổi còn tốt”.
Nhưng cái đói thật là kinh khủng. Khi còn ở miền Nam thì nắm cơm còn thực là nắm cơm đầy đủ gạo. Ở đây, cơm phải trộn những hạt bo bo vỏ thật cứng thường phải xay ra để cho súc vật ăn. Một số lớn không muốn hy sinh bộ răng cấm nên phải ngồi nhặt các hột bo bo ra để chỉ còn lại được một muỗng cơm trong bát cơm độn. Nhiều người bị lủng củng tiêu hóa và bị tháo dạ. Cái đói thật khủng khiếp ngày đêm làm cho con người bớt sáng suốt, dảm ý chí và mất óc phán đoán. “May mắn là cả bốn đội trưởng đều là bạn thân của em tôi. Nếu không nhờ các bạn đó và các y sĩ đồng nghiệp của tôi giúp đỡ thì chắc gì anh đã sống đến ngày được thả”!
“Tôi cố tìm hiểu vì sao mà anh bị giam giữ lâu thế? Phải chăng anh được nhiều bạn tù cảm mến nên anh bị giữ lâu? Anh luôn luôn được gọi lên yêu cầu hợp tác để giúp trại sinh hoạt tốt. Nếu nhận lời thì sẽ được cấp phần ăn như cán bộ, được miễn lao động và hưởng nhiều ưu đãi. Nhưng anh đã từ chối và bị giam giữ lâu hơn”.
Đầu tháng 9 năm 1978 ông Thảo gửi thư về cho biết quản trại đã phổ biến tin cho thân nhân đi thăm và tù được nhận thực phẩm. Ông cũng dặn nếu muốn ra Bắc thì liên lạc với một bà gốc Bắc có chồng cùng bị giam giữ với ông. Bà này biết rành Ha Nội và biết rõ manh mối chạy chọt giấy tờ di chuyển và cũng biết cách xoay xở vé xe lửa khứ hồi. Và từ nay bà Thảo biết các mánh khóe luồn lọt thật mất thì giờ, khó khăn và tế nhị. Tất cả các sự việc đều có thể mua bằng tiền, chạy đúng chỗ và không để lộ ra vì hối lộ là một trọng tội. Đối với bà lại còn khó khăn hơn vì trước kia đã phục vụ ngụy quyền và chồng đang bị tù cải tạo.
Mãi mới xin được giấy phép nghỉ nhưng chưa biết cách nào đi. May thay có một ông bạn có cô em trước làm tiếp viên phi hành cho Air Vietnam cũ và nay còn được lưu dụng bởi hãng Vietnam Airlines mới chưa có ai đủ khả năng thay thế. Cô này rất tháo vát và đã kiếm cho bà một vé máy bay vào tháng 11. Khi ra máy bay với xách đồ ăn khô cô ta đã giới thiệu là dì ruột và đưa bà lên máy bay, căn dặn là đừng tỏ ra sợ sệt quá. “Khi đã lên máy bay, không ai biết được là mình không có quyền xử dụng máy bay và khi về thì đã có người cho phép đi nên không có ai dám cản trở về”.
Khi đến phi trường Gia Lâm nhỏ xíu bà lên xe quân sự chờ đón khách. Bà gọi một xe xích lô đạp về nhà cán bộ giáo dục trẻ Sơn mà bà được bà thủ trưởng Sâm giới thiệu. Cha mẹ Sơn đều là giáo sư Đại Học tiếp bà ân cần và thông cảm. Họ được ở ngôi biệt thự cũ gần hồ Hoàn Kiếm tuy chỉ dược xử dụng có một căn phòng với một cầu tiêu lối cổ. Ông đã cơi lên một gác xép làm chỗ ngủ cho ông và con trai. “Tối đến họ dẹp bàn ghế vào tường và trải một chiếc chiếu rộng dưới sàn cho bà mẹ, cô chị dâu, cháu gái nhỏ và tôi nằm. Trong khi tôi thao thức vì sắp gập chồng sau hơn hai năm xa cách thì ai cũng ngủ ngon lành”.
Khi đợi người hướng dẫn đến bằng xe lửa phải mất ba tuần lễ, bà Đảnh ra phố quan sát thấy các nhóm người bán đồ lậu. Cái gì họ cũng có, phần nhiều là các gói nhỏ đường, trà, cà phê, bao thuốc lá và các thỏi chocolat nhỏ đựng trong các túi xách. Bà mua các gói kẹo chocolat vì mang từ Sài Gòn ra không tiện. Họ nói mua gì cũng có trữ tại nhà vả trả tiền xong là hôm sau họ sẽ giao. Người hướng dẫn cho bà đến nhập bọn ngủ dêm để sáng hôm sau ra ga lúc 5 giờ cho kịp chuyến xe lửa Đông Bắc. Người đông như kiến, chen lấn lộn xộn và “tôi cùng bà chiếm được hai chỗ trên bực ngoài toa cho đến sau khi qua nhiều ga xép mới mò vào được bên trong để ngồi xệp xuống sàn tầu đầy rác, đỡ nạn bụi khói và mưa phùn giá lạnh”.
Từ trạm xe lửa đi đến vùng Bắc Thái phải dùng xe bò. May thay bà hướng dẫn đã nhanh nhẩu quá giang được một xe chở dầu nhà binh với tiền thù lao nhỏ 20 đồng. Đến ven rừng phải thuê một xe bò tới trại giam qua một con đường gập ghềnh với giá 15 đ một người. Tới cổng trại, một căn nhà lợp tranh thì cán bộ xét giấy và cho hai người một vào ngồi đợi ở một cái bàn nhỏ chữ nhật. Hai mưoi phút sau thân nhân được dẫn ra, yếu ớt, thân hình tiều tụy xác xơ trông thật đau lòng. Cán bộ đứng ở đầu bàn và phải nói to cũng như không được dùng ngoại ngữ. “Tôi không biết được gập anh bao lâu nhưng mục đích tôi là xin phép anh đưa các con trốn khỏi nước. Tôi có bổn phận báo cho anh biết là phải liều lĩnh như tự sát vì chừng 50% đến được bến tự do”. Nhưng làm sao để không cho cán bộ biết?
“Tôi nghĩ cách nói là mẹ con muốn đi vùng kinh tế mới”, thi anh xúc động hỏi lại, “Bộ chúng không đủ ăn sao”? Bà chậm rãi trả lời, “Chúng muốn làm lại cuộc đời mới và gập lại hai bà gì đã đến đó trước rồi”. Ông Thảo suy nghĩ rồi chợt hiểu là chị và em tôi đã định cư ở Âu Châu từ lâu và dặn dò, “Đừng để cho các con bơ vơ, em phải đi với các con còn quá nhỏ”! “Chúng tôi chuyện trò đủ chuyện Sài Gòn trước đây, nhà cửa, tình trạng gia đình thân nhân nội ngoại và anh không thổ lộ gì về hoàn cảnh của anh và số phận hiện tại”.
Sau một giờ thì cán bộ thổi còi chấm dứt thăm nuôi. Các tù nhân đứng lên lượm gói quà và sắp hàng về phòng giam. “Chồng tôi ôm tôi và thì thầm, em phải đi với các con và như vậy trong tương lai có thể dễ tìm lại nhau”. Lần thăm nuôi chỉ có bốn người đi thăm khốn khổ. Không một lời phản kháng hay thất vọng. Nước mắt có chảy cũng trong thầm lặng. Nơi đây hy vọng còn ít hơn ở Long Thành. “Rã rời tôi có cảm tưởng như sống những giây phút cuối cùng và tôi không còn biết tôi là ai nữa. Nếu tôi ra đi cùng các con thì rồi đây ai săn sóc anh, và biết có gặp lại nữa không”?
Chiều về tới Hà Nội, tôi e họ sẽ không cho tôi ghi vé trở về. Cha anh Sơn chở tôi bằng xe đạp ra trạm hàng không. Họ hỏi tôi đủ điều, lý do đi thăm, trú ngụ ở đâu, thấy thủ đô ra sao và đã đi thăm lăng Hồ Chủ Tịch chưa? “Tôi phải vui vẻ tỏ ra mãn nguyện và phải chấp nhận bất cứ cách giả dối nào để về với các con tôi. Tôi đã thành công và được về trên chuyến bay hai ngày sau”. Còn hơn một ngày tôi mướn một xe xích lô đi một vòng quanh Hồ Gươm. Hồ quá nhỏ, nước đen ngòm mà mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Không thấy dấu hiệu hư hại vì oanh tạc chỉ có cây cầu Doumer và đôi chút ở một bệnh viện mặc dầu họ tuyên truyền ầm ĩ là bị phi cơ hủy hoại. Tôi đã nói dối ở trạm hàng không. Tôi đã không đi thăm lăng chủ tịch mà chỉ đi xích lô phớt qua. Không có gì đặc sắc, chỉ là một kiến trúc lạc loài bê tông cốt sắt với các cột lạnh lẽo như trong thời cổ. Nhưng nếu tôi vào trong để nhìn thấy con người mà họ cho là thần thánh thì tôi đã ớn lạnh về sự lọc lừa phản bội của ông ta đã đưa nước nhà vào một cuộc chiến tàn khốc, tạo nên mối chia rẽ toàn dân và cả nước”!
Hà Nội một thành phố cổ kính thì nay đã tiều tụy, không được coi như một bà già mà là một đứa con nít thiếu dinh dưỡng lâu ngày, bụng ỏng, đít eo, chân tay khẳng khiu mang chứng bệnh còm cõi và già nua sớm không phương cứu chữa. “Tôi không muốn những ai đã rời Hà Nội năm 1954 trở lại để thấy sự điêu tàn khắc nghiệt vì tiền của nhân lực đều xung vào chiến tranh. Cha mẹ Sơn cũng như người hướng dẫn tôi đều hình như thổ lộ là họ đã sống qua ngày hướng về miền Nam. Nhưng nay miền Nam đã xụp đổ, thế là hết cả. Cuôc viếng thăm rất có kết quả vì tôi đã nói được với nhà tôi một điều cần thiết. Và tinh thần nhà tôi hình như đã vững hơn, bắt đầu yêu đời hơn và thấy hy vọng”.
Bà Đảnh đã đưa bốn đứa con vượt biển ngày 1 tháng 5 năm 1979 lợi dụng sơ hở vì mải liên hoan ngày lễ. Cả gia đình lênh đênh trên biển cả thì gặp một chiếc tầu chờ dầu Na Uy vớt. Vì vậy khi ông Thảo được thả về thì nhà đã mất và phải tạm trú nhà bà chị. Ông bị các đè ép từ các cơ quan công an phường, quận. Không có hộ khẩu nghĩa là không được phiếu mua thực phẩm và các đồ lặt vặt như thuốc đánh răng. Phải luôn luôn trình diện và đẩy đi vùng kinh tế mới. Nhưng nếu xa Sài Gòn thì làm sao có được tin tức nên ông đã chán nản nghĩ liều đi trốn. Bà Đảnh phải nhắn về xin yên tâm đừng liều mạng vì đã có chương trình bảo lãnh và Cao Ủy tị nạn đã đặt thêm một văn phòng ở Sài Gòn. Bà gửi về các giấy tờ cho nhiều nơi để khỏi thất lạc.
Cuối cùng, sau nhiều lần chạy chọt khó khăn và nhiêu khê, ông Thảo đã được giấy phép xuất cảnh. Bà Đảnh nói, “Không chối cãi việc Việt Cộng đã trả lại người thân cho chúng tôi. Nhưng họ đã ra sao khi được thả? Một số đông đã chết như anh đội trưởng giúp đỡ tận tình bạn tù. Anh chết tức tưởi trong tuổi hoa niên của cuộc đời. Qua hành hạ thể xác độc địa nhằm triệt tiêu nhân phẩm, Việt Cộng không tàn phá nổi thể xác nhưng đã để lại trong tâm hồn tù nhân nhiều rạn nứt in hằn. Lập trường chính trị, tín ngưỡng, lòng yêu nước không bao giờ xóa tẩy được”. Bà Đảnh kết luận, “Tôi chấm dứt bằng một câu xúc tích của chồng tôi khi anh đặt chân xuống đất Na Uy”: “Chúng tôi vẫn sống, hy vọng của chúng tôi đã đạt được. Tôi đã có vợ con quanh tôi, hạnh phúc tôi tràn đầy. Từ nay các con tôi được bảo đảm tương lai trên một đất nước cao đẹp, tự do như Na Uy mà chúng tôi coi là miền đất hứa”.
Vài cảm nghĩ.- Cộng sản Việt Nam sùng bái Hồ Chí Minh như thánh sống. Ai cũng biết là họ Hồ mạo danh nhóm ái quốc ở Paris khi viết báo Le Paria đã dùng tên chung Nguyễn Ái Quốc (Nguyen le Patriot). Hồ đã từng nộp đơn xin làm việc với Bộ Thuộc Địa rồi đi theo cộng sản Nga để được huấn luyện thành cán bộ Đông Dương Cộng Sản. Khi qua Tầu lại lấy danh tính một người chết để thành Hồ Chí Minh. Không có lấy cái bằng sơ học, chỉ lặp lại những danh từ Sô Viết rồi Tầu Mao, lợi dụng khí thế ái quốc chống Pháp để đổi Việt Minh thành đảng Lao Động Cộng Sản và hãm hại các người yêu nước cũng như nhiều người trong vụ đấu tố.
Ông ta đã học thuộc lòng câu “Hồng hơn Chuyên” của Mao nên cũng nói “Trí Thức là Cục Phân” cho nên khi chiếm Sài Gòn chính trị bộ Hà Nội đã bỏ tù các chuyên viên của miền Nam mà huấn luyện mất bao nhiêu thời gian và công của. Hệt như “bước nhẩy vọt” của Tầu Mao trong kế hoạch sản xuất thép tiểu công trong các làng xã phí phạm bao nhiêu nhân lực đưa đến phá sản kinh tế và môi trường. Cho nên ta thấy các Y Khoa Bác Sỹ phải đi quét chợ và chuyên viên kinh tài như ông Đỗ Văn Thảo bị giam cầm trong nhiều năm. Phí phạm chất xám như vậy để cho ba chục năm thống nhất đất nước vẫn lạc hậu. Bây giờ kêu gọi trí thức và chất xám trở về xây dựng lại nước thì thật khôi hài và có tin được chăng?
Trần Đỗ Cung

29 thg 3, 2012

Chuyện di tản 1975



Chuyện di tản 1975

Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết
Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

Chuyện 1

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.

Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

Chuyện 2

Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh !

Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…

Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…

Chuyện 3

Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.
Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….

Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !

Chuyện 4

Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết !

Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…

Tiểu Tử

28 thg 3, 2012

Suy tư tỵ nạn


Suy tư tỵ nạn
Nguyễn Văn Chức
Sấm truyền cũ (Ancien Testament) kể rằng: thanh niên Jacob chăn trừu 7 năm cho ông chủ đồn điền, để được kết hôn với người con gái của ông chủ đồn điền ---nàng Rachel đẹp chim sa cá lặn.

Sau 7 năm, ông chủ đồn điền giữ lời hứa. Đêm đó, ông chủ đồn điền dẫn "nàng Rachel" tới giường của Jacob. Và đêm đó, Jacob đã tận hưởng lạc thú của đời, tận hưởng cái trinh tuyết của người trinh nữ mà mình hằng mơ tưởng. Sáng sớm hôm sau, Jacob tỉnh dậy, mới biết mình bị lừa; người con gái không phải là Rachel, mà là con nô lệ của ông chủ đồn điền. Tên con nô lệ là Leah.

Điển tích nói trên, đã được kể lại trong quyển "The God That Failed".

Tác giả của "The God That Failed" là André Gide, Richard Wright, Arthur Koestler, Stephen Spender, Ignazio Silone và Louis Fischer. Những trí thức này đã mê theo cộng sản, và đã bị lừa. Họ đã nằm ngủ với con nô lệ không đáng giặt quần lau đít cho họ.

Trong một bài phổ biến cách đây không lâu, tôi có viết: ngày xưa Vũ Văn Mẫu là bộ trưởng tư pháp thời Đệ Nhât Cộng Hòa. Xin lỗi bạn đọc, tôi đã viết sai. Nay xin đính chính.

Theo hồ sơ mà tôi tim được, cũng như theo tài lieu mà em tôi, BS Nguyễn văn Luân, gửi cho, thì Vũ văn Mẫu là: Thạc sĩ giáo sư đại học Luật Khoa Hà Nội thời Pháp thuộc, Khoa trưởng Đai Học Luật Khoa Sàigòn sau 1954. Bộ Trưởng Ngoại Giao, thời Ngô Đình Diệm, Thủ trưởng Liên Danh Hoa Sen ứng cử vào Thượng Nghị Viện VNCH năm 1970, thủ tướng chính phủ trong chính quyền hòa hợp hòa giải Duong văn Minh tháng 4 / 1975.

Riêng tôi, từng đi họp Liên Hiệp Nghị Sĩ Quốc Tê với Vũ văn Mẫu tại Âu Châu. Tôi cũng là người nhiều lần lên tiếng bênh vực ông tại diẽn đàn Thương Nghị Viâện VNCH.

Ông xuât sắc về hàn lâm, nhưng ngây thơ trong chính trị. Cái sai lớn nhât của ông là đã cạo trọc đầu đi theo lũ sư sãi Ấn Quang.

Trong quyển tiểu thuyêt lừng danh " 1984" , văn hào George Orwell kể rằng: Winston và nguời tình của anh ta là Julia --cả hai đều là đảng viên CS--bị đảng CS bắt giam vì bị nghi ngờ là đã mưu toan hãm hại đại ca (Big Brother) của đảng.

Winston bị giam trong một căn hầm tối , không biết ngày đêm, bị bỏ đói bỏ khát, và nhất là không được quyền ngủ. Hơi chợp mắt, là có một luồng ánh sáng điện chói chang chụp vào mắt. Winston bị đá lên đạp xuống như trái banh, đầu ngón chân ngón tay bị kìm kẹp và đôi khi bị dí điện ngất lên ngất xuống. Thân xác anh ta đau một, tinh thần anh ta đau mười. Tụi nó tra tấn anh ta và lừa gạt anh ta rằng Julia đã nhận hết các tội. Thân xác bị đánh đập, tâm thần bị dầy xéo vì sự bội bạc của người tình, anh ta chịu hết nổi. Anh ta nhắm mắt đầu hàng: tội gì cũng nhận, giấy tờ gì cũng ký. Lập tức anh ta hết bị tra tấn, được cho ăn uống và được trả tự do. Theo Orwell, đó là tự do mang nhãn hiệu Cộng Sản.

Đó cũng là cái tự do mà nhà nước chó đẻ cờ đỏ sao vàng ban phát cho những trí thức đi theo chúng nó và cho nhân dân Việt Nam hiện nay.

Ngày xưa, tôi từng đi họp Liên Hiệp Nghị Sĩ Quốc Tế tại nhiều thủ đô trên thế giới. Nghị sĩ và dân biểu phái đoàn Mỹ đeo dấu hiệu USA trên ngực. Nghị sĩ và dân biểu phái đoàn Liên Sô đeo dấu hiệu USSR trên ngực, ở dưới có khẩu hiệu ASU.

Như chúng ta đã biết: USA là United States of America, tức Hiệp Chúng Quốc, tức Mỹ Quốc.

Còn ASU? ASU là chữ viết tắt của khẩu hiệu AVE SPES UNICA. Khẩu hiệu đó có nghĩa là: chào mừng (Ave) niềm hy vọng (Spes) độc nhất (Unica) của nhân loại dưới sự lãnh đạo của Liên Sô (USSR). Trong một nghị hội tại Tây Bá Linh, phái đoàn Liên Sô đã tặng tôi dấu hiệu đó, như kỷ vật vô cùng quý giá. Tôi giữ trong túi quần, rồi ban đêm liệng vào sọt rác trong cầu tiêu.

"Ông Nguyễn Văn Chức, Ông có thể khác chính kiến với đảng và nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng xin đừng chửi là quân chó đẻ. Người Cộng Sản, Người Quốc Gia, và người Việt Tỵ Nạn, đều là nguòi Việt Nam, cùng chung một chiến tuyến, cùng chung một lý tưởng: đấu tranh cho tư do và quyền làm người của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể khác nhau về lý tưởng và phương pháp đấu tranh. Nhưng, chúng ta không nên -cũng như không được phép-- gọi nhau là chó đẻ".

Trên đây là nguyên văn bức thư vô danh của một độc giả vô danh. Và dưới đây là suy nghĩ của tôi .

Bạo quyền Viêt Cộng "cờ đỏ sao vàng" là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, trước đây cũng như bây giờ. Gọi chúng nó là quân chó đẻ, e rằng còn quá lịch sự.

Ngày xưa, hồi chưa mất nước, tôi đã bị các đàn anh- Nghị sĩ Trần Chánh Thành, Nghị si Thái Lăng Nghiêm, NS Trần Trung Dung, và dân biều Trần Văn Tuyên - trách là chống cộng quá khích. Quý vị đó dậy bảo tôi: cộng sản VN cũng là nguòi như chúng ta, chúng ta không nên quá tàn bạo và dùng những từ ngữ không đẹp đối với họ.

Tháng 4 năm 1975, Việt Cộng vào tiếp thu Miền Nam. Những gì đã xẩy ra cho quê hương Việt Nam, cho đồng bào ruột thịt Miền Nam, cho các anh em cựu chiến sĩ Quần Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và cho bản thân những đàn anh đã trách tôi chống cộng quá khích?

Nghị sĩ Trần Chánh Thành tự vẫn. Dân biểu Trần văn Tuyên chết nhục trong tù, xác bị kéo lê liệng xuống lỗ, như xác một con chó. Nghị sĩ Trần Trung Dung bị tù, đói khổ như súc vật. Truớc khi nghị sỉ Dung chết tại Cali, tôi có hân hạnh nói truyện với ông trong điện thoại. Ông nói: "Chức ơi, anh đúng; tôi sai. Viêt Cộng là súc vật, là loài chó". Nghị sĩ Thái Lăng Nghiêm, từ Geneva, viết cho tôi:" Chức ơi, mày đúng tao sai, Việt Cộng là quân chó đẻ".

Chó có thể đổi lông. Nhưng cộng sản Việt Nam cờ đỏ sao vàng, không bao giờ đổi lông, không thể đổi lông, và không được phép đổi lông.

Tôi ngồi cô đơn "nhìn mặt trời lặn" trong cái giá buốt của chiều đông. Chiếc áo len cũ trùm lên mái tóc bạc, tôi nâng ly ruơu lên môi. Ly ruợu đã cạn, ly ruợu đời của tôi. Tôi liên tưởng đến ông già (trong thơ Victor Hugo?): Ông già đang qua đi, nhìn mặt trời đang lặn.

Mặt trời đang lặn, nhìn ông già đang qua đi.
Nguyễn Văn Chức

23 thg 3, 2012

Trung cộng triệt để Hán hóa Việt cộng, tiêu diệt Văn hóa Dân tộc Việt Nam


Trung cộng triệt để Hán hóa Việt cộng, tiêu diệt Văn hóa Dân tộc Việt Nam
Lý Đại Nguyên

Chủ trương Hán hóa, nhằm đồng hóa Dân Tộc Việtnam vào với Dân Tộc Trunghoa của người Tầu, khởi đầu từ năm 111 trước Tâylịch, khi nhà Hán xâm lăng Việtnam, kéo dài qua nhiều triều đại, trên 2,000 năm, đều đã bất thành. Bất thành vì tinh thần độc lập, tự chủ, bất khất của Dân Tộc Tính Việtnam, thêm vào đó, được sự trợ duyên đúng thời, hợp thế của nguồn tư tưởng tự do, tự chủ, sáng tạo, từ bi, bao dung, vô ngã của Đạo Phật qua từng triều đại xưa, nhằm Dung Hóa trọn vẹn các nguồn tư tưởng Vô Vi của Đạo Lão, Hữu Vi của Đạo Khổng, Thực Tại của Đạo Phật đã tạo ra được nền văn hóa độc lập đặc thù Việtnam, khác biệt với nền văn hóa Trunghoa. Nhờ đó tránh được nạn bị đồng hóa. Tạo thành những cuộc quật khởi liên tục trong lịch sử. Sau này kết tinh thành Nền Văn Hiến Dung Hóa: Đa Nguyên, Phân Nhiệm, Điều Hợp, chủ đạo cho hai triều Lý, Trần độc lập về Văn Hóa, tự chủ về Chính Trị, hùng cường về Quân Sự, phát triển về Kinh Tế… gần 400 năm.

Đến nay Trungcộng lại vẫn nuôi tham vọng Hán hóa Việtnam, theo truyền thống Đế Quốc Trung Hoa xưa, nhưng tinh vi hơn, chúng dùng chiêu bài chủ nghĩa cộng sản và với danh nghĩa đảng cộng sản đàn anh để bao bọc cho đảng cộng sản đàn em, với 16 chữ vàng, 4 tốt, để từng bước Hán Hóa Đảng Cộng Sản Việtnam trước, rồi buộc Việtcộng phải ngoan ngoãn dâng đất, hiến biển cho chúng, và làm công cụ Hán hóa Việtnam, dẫn đến mục đích tối hậu là Đồng hóa nước Việt vào với nước Tầu.

Cơ hội để cho Trungcộng thực hiện cuộc Tân Hán Hóa này, khởi đi từ việc Liênxô sụp đổ. Năm 1990-1991, Việtcộng quay lại thần phục Trungcộng. Vì thực tế Trungcộng ngay từ thời Mao Trạch Đông cũng chỉ coi chủ nghĩa cộng sản là phương tiện để phục hồi tinh thần và vị thế Đế Quốc Đại Hán của Tầu, còn Việtcộng với Hồ Chí Minh thì lại lấy chủ nghĩa cộng sản làm cứu cánh, mà tinh thần dân tộc chỉ là phương tiện để hy sinh cho chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Nên khi quốc tế cộng sản tan rã, Việtcộng phải dựa Trungcộng để tồn tại, lúc đó Trungcộng mới hiện nguyên hình là một Đế Quốc Bành Trướng hung bạo. Nhất là khi Hoakỳ thực hiện chính sách “nhập nội” Việtnam. Từ năm 1995, bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Năm 1997, Mỹ cử vị đại sứ đầu tiên. Năm 1999, thoả hiệp nguyên tắc thương ước Mỹ-Việt, mở ra cơ hội giao thương giữa hai nước, mặc nhiên Việtcộng bị Đôla hóa. Đây lại là một cơ duyên để Việtnam có một phương tiện hữu hiệu chống lại chủ trương Hán hóa cuả Trungcộng ngay trong lòng mỗi lãnh tụ và đảng viên Việtcộng tham nhũng. Vì dù sao đồng Đôla vẫn hấp dẫn với Việtcộng hơn là chủ trương Hán hóa. Nên Bắckinh đã dùng mọi thủ đoạn ngăn không cho Lê Khả Phiêu để Phan Văn Khải ký Thương Ước với Mỹ năm 1999. Buộc Việtcộng phải chấp thuận dâng đất trên bộ ngày 30/12/1999, nhường biển ở Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000. Cuối cùng loại Lê Khả Phiêu khỏi chức Tổng Bí Thư để đặt Nông Đức Mạnh, người Việt gốc Choang lên thay thế, nhằm thực hiện kế hoạch 10 năm Hán hoá Việtcộng và Việtnam.

Đảng Việtcộng luôn coi Hồ Chí Minh là thần tượng của mình, nên Nông Đức Mạnh đã mập mờ nhận mình là con của Hồ Chí Minh. Đồng thời Trungcộng cũng nhân cơ hội đó, Hán hóa luôn ông Hồ. Vì ông Hồ vốn là đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Hoa, nói tiếng Hoa sõi ngang tiếng Việt. Viết chữ Hán thạo hơn chữ Việt. Tiểu sử ông Hồ vốn đầy bí ẩn, theo sở tình báo Pháp thì ông Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh đã chết vì bệnh phổi vào năm 1932 ở bên Tầu. Chính vì thế mà khi Hồ Tuấn Hùng chuyên gia sử học của Đàiloan viết một cuốn sách, với đầy đủ bằng chứng xác quyết Hồ Chí Minh là người Tầu gốc Hẹ, thuộc dòng tộc của tác giả, thì mọi người đã bán tín bán nghi về nguồn cội của ông Hồ. Có lẽ Trungcộng nhân đó Hán hóa luôn ông Hồ, nên đã không cho phép Việtcộng tìm cách chứng minh ngược lại, bằng việc thử DNA để giữ thế giá Việtnam cho ông Hồ. Việc ông Hồ đích thực là người Tầu, hay bị Trungcộng tìm cách Hán hóa thần tượng của Việtcộng, để Việtcộng tôn thờ ông Hồ là tôn thờ người Tầu, tôn thờ nước Tầu, ngoan ngoãn thực hiện công cuộc Hán hóa Việtnnam theo kế hoạch của Bắckinh, vốn không ảnh hưởng tới quốc dân Việtnam có truyền thống chống giặc Tầu xâm lược. Vì nếu là người Việt thì ông Hồ cũng đã là kẻ phản bội Tổquốc, chống lại Quốcdân, cố tình tiêu hủy nền tảng Vănhóa truyền thống của Dântộc, kéo Nga-Tầu vào cuộc chiến tranh tàn sát đồng bào hai miền Việtnam.

Nhưng với việc Thần Tượng của đảng Việtcộng đã bị Hán hóa, lãnh tụ đảng Việtcộng không phải là người gốc Việt, thì khó thể có truyền thống độc lập, tự chủ, tự cường của Dân Tộc để đề kháng lại âm mưu đen tối của người Tầu, nên việc Hán hóa đảng Việtcộng để làm công cụ thôn tính và Hán hóa Việtman đã dễ dàng. Suốt 10 năm cầm quyền của Nông Đức Mạnh, công việc Hán hóa Việtcộng đương nhiên là thuận buồm xuôi gió, mặc dù Việtcộng cũng đã bị Đôla hóa, nhưng Mỹ đang trong giai đoạn cần vỗ béo cho Việtcộng, nên chưa thể mạnh miệng, mạnh tay với những vi phạm cam kết của Việtcộng về vấn đề Nhân Quyền, khiến cho Việtcộng tha hồ đàn áp Tôn Giáo và những nhà đối lập chính trị, nhất là những người có khuynh hướng chống Tầu xâm lược. Chính vì vậy Bắckinh được thế buộc Việtcộng phải biến dịp lễ kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long, vốn để nói lên tinh thần độc lập và những chiến công chống giặc Tầu xâm lăng, thành ra mừng Quốc Khánh 01/10 của Trungcộng. Vì năm 2010 là năm cuối nhiệm kỳ tổng bí thư của Nông Đức Mạnh, nên Trungcộng đã gấp rút ra lệnh cho chính phủ Việtcộng phải ký Nghị Định 82 CP ngày 15/07/2010, áp dụng chương trình dậy tiếng Tầu ngay từ lớp Tiểu Học và cấp Trung Học Cơ Sơ, nhằm mục đích: “Thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống văn hóa của người Hoa ở Việtnam, xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa”. Từ việc ham mê học tập tiếng Hoa, đến việc con nít quên đi tiếng Việt, qua việc Hán hoá Việtnam chỉ còn trong gang tấc.

Nhưng Bắckinh quá lộ liễu đến độ hung hãn, nhận chủ quyền trên khắp Biển Đông, dùng hải quân dương oai diệu võ đe dọa an ninh toàn khu vực Đông Nam Á . Hoakỳ nhập cuộc. Năm 2011 Việtcộng bầu ban lãnh đạo đảng mới với chủ trương hợp tác đa phương với các nước dân chủ trên thế giới, nhằm cân bằng thế lực giữa Tầu và Mỹ. Lãnh tụ đảng, Nguyễn Phú Trọng không vội sang triều kiến Bắckinh, đợi cho các cuộc dân chúng Việtnam xuống đường biểu tình chống Tầucộng xâm lược, chống Việtcộng bán nước bị dẹp bỏ, mới sang Tầu ‘cầu phong’. Còn Trương Tấn Sang chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng chính phủ, vẫn chưa chịu sang Tầu để nhận chỉ thị. Phải chăng Đôla hóa đang lấn lướt Hán hóa? Nên Việtcộng đã mạnh miệng hơn để chống việc Trungcộng thể hiện chủ quyền ở Hoàngsa, Trườngsa? Việc chính phủ Mỹ đòi Việtcộng tôn trọng Nhân Quyền trước khi nâng cao quan hệ với Việtnam lên tầm cao hơn. Vì tất cả đều biết, chỉ khi Việtnam Dân Chủ Hóa để tôn trọng Nhân Quyền thì toàn dân mới có cơ hội vô hiệu hóa được chủ trương Hán hoá của Trungcộng mà thôi. Thế Nước, Lòng Dân đang gặp nhau.

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Tôi là người Việt Nam



Tôi là người Việt Nam

Khê Kinh Kha

tôi là người Việt Nam
xác thân của Mẹ Âu Cơ
ra đi từ Động Đình Hồ
hơn 4 ngàn năm trước
dân tôi nghèo nhưng đầy tình thương
đất tôi cằn nhưng lắm can trường
này Lê, này Lý, này Nguyễn, này Trần
này bao xương máu đắp nền Việt Nam
một giang sơn gấm vốc kiêu hùng

tôi là người Việt Nam
trái tim là rừng Trường sơn
trên xác thân thơm mùi lúa chín
đôi cánh tay sông Hồng và Cửu Long
4 ngàn năm đi trong khói lửa
dựng nên một giang sơn từ ải Nam Quan cho đến Cà Mâu
một non nước oai hùng rục sáng khắp năm châu
nhưng than ôi,
hôm nay quê hương tôi đang trong gông cùm tàn bạo
của một bọn cướp của hại dân bán nước cho Tàu Cộng
vì sao đánh đập những ngươi dân yêu nước của tôi
vì sao dâng cho Tàu Cộng những mảnh đất quê hương mình
mà tổ tiên đã đổ bao xương máu để bảo tồn
và vì sao bỏ tù người anh em tôi
người anh em dũng cảm Viêt Khang và Anh Bình
và bao nhiêu con dân yêu nước yêu tư do, yêu tôn giáo
đang trong ngục tối
họ có tội tình gì
tôi là người Việt Nam
dù thân tôi có tan nát vì bạo tàn
dù tôi có bị tù ngục và tra tấn
tôi vẫn can trường đứng lên
đứng lên bảo toàn tổ quốc
đứng lên phá tan ngục tù tăm tối
đứng lên đánh đuổi bọn giặc Tàu chiếm nước
dựng lại hoà bình cho giống nòi
đòi lại tự do cho đất nước Viêt Nam của tôi

Khê Kinh Kha

19 thg 3, 2012

Bao Giờ Dân Việt Thôi Nói Tiếng Việt ?????



Bao Giờ Dân Việt Thôi Nói Tiếng Việt ?????????????

Theo tờ Việt Báo.vn thì hiện nay Bộ Giáo Dục CSVN đang thăm dò dư luận rộng rãi về việc đưa tiếng Tàu vào dạy ở cấp Tiểu Học và Trung Học! Cứ xem tiếng Tàu là một sinh ngữ đi, CS có thể đưa nó vào dạy ở bậc trung học như là một sinh ngữ phụ. Học sinh có thể chọn học hoặc từ chối như tiếng Anh và tiếng Pháp chẳng hạn. Nhưng hình như ý của bộ Giáo Dục không như thế. Họ muốn đó là một sinh ngữ thật sự đi song song với Việt ngữ! Với 4 tiết một tuần, và dạy ngay từ cấp tiểu học! Rõ ràng là phía sau họ đang có một ý đồ rất thâm độc.

Không phải là Bộ Chính Trị CSVN không hiểu rằng cả thế giới đang tập trung cái nhìn về họ, không hiểu rằng cả thế giới đang theo dõi chuyện họ muốn xin sát nhập Việt Nam vào Tàu, xin được làm một khu tự trị theo kiểu Tây Tạng. Thế nhưng họ đã làm gì để giải độc? Họ đã không làm gì cả. Họ chỉ ra sức đàn áp bắt bớ những nhà chủ trương dân chủ đa nguyên, những người xuống đường chống đối Tàu về việc họ chiếm Trường Sa và Hoàng Sa. Và mới đây họ lại còn cho bắt đi biệt tích Việt Khang, chỉ vì người thanh niên yêu nước này dám làm ra hai nhạc phẩm chống Tàu!

Suốt cả tháng nay họ đã cố gắng im lặng để nghe ngóng vụ thỉnh nguyện thư tại Mỹ. Họ đã cố gắng gây chia rẻ, đánh phá những người đầu tàu cho thỉnh nguyện thư ấy! Và nhất là họ nhất định không chịu bỏ qua cái vụ bôi bẩn trong chuyện đại diện dân Việt vào Tòa Bạch Ốc với hy vọng rằng từ nay trở đi sẽ chẳng còn một tập trung ý chí của người Việt như thế nữa! Họ đã nghĩ rằng nước Mỹ cần đến họ, cũng sẽ chỉ lên tiếng qua loa về vấn đề nhân quyền và rồi mọi việc sẽ đâu vào đó. Do đó họ đã cho Quốc Hội họp lại, tái khẳng định điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Tái khẳng định điều 4 có nghĩa là họ xác định đảng CSVN đứng trên cả hiến pháp, khống chế toàn bộ. Họ cho rằng họ đã bắt tay được với Mỹ là xong. Những nhà trí thức, những nhà yêu nước chủ chốt họ đã bắt cả. Họ đã khủng bố tinh thần người dân qua những lần bắt bớ đàn áp man rợ ấy. Và bây giờ họ nghĩ rằng họ đã dần dân chúng mềm đủ nên họ bắt đầu tiến hành kế hoạch sát nhập Việt Nam của họ!

Nếu xét theo lẻ thường thì việc đưa Hoa ngữ vào học đường chưa phải là cấp thiết. Bọn chúng chắc còn phải để cho Trung Cọng lấn lướt thêm ngoài khơi để phơi bày sự suy yếu của mình. Quả thật, họ đã làm việc đó với việc một tên tướng Tàu tuyên bố đòi cũng cố chính quyền ở Nam Sa và Tây Sa. Và lần này cũng thế, chính quyền Việt nam cũng là phản đối chiếu lệ. Nhưng có lẽ bọn Tàu cảm thấy bất an. Một đại kế hoạch thôn tính dân Việt không thể bị bỏ dở được. Họ không sợ dân trong nước đã bị CSVN không chế rồi. Điều mà họ sợ nhất là cái miệng của người việt hải ngoại. Những người này lúc nào cũng hướng lòng mình về quê cha đất tổ, nhận ra ngay ý đồ của kẻ thù và sẽ hô hoán lên. Do đó, nếu họ không nhanh tay toàn bộ kế hoạch sẽ hỏng hết. Và thế là họ đã thúc dục Bộ Chính Trị CSVN đi thêm một bước nữa.

Đây là một kế hoạch Hán hóa rất thâm độc trong kế hoạch đống hóa của bọn Tàu. Từ cả nghìn năm qua, họ đã cố gắng thực hiện kế hoạch này với dân tộc Việt Nam. Với cái thế quân sự họ đã thực hiện được, bên ngoài bao vây bằng những lực lượng sẵn sàng đổ bộ vào từ các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bên trong thì khu vực khai thác Bauxit Tây Nguyên và các làng Trung Quốc tự trị rải rác thực tế là những cơ sở quân sự nếu có chiến cuộc xảy ra, đó là chưa kể đến việc họ đưa quân đánh thẳng từ biên giới Hoa Việt, họ nghĩ rằng họ sẽ dư sức nghiền nát Việt Nam. Nhưng cũng như đối với bất kỳ cuộc xâm lăng nào, cái mà bọn Tàu lo sợ nhất là sức đề kháng của dân tộc Việt-Nam. Họ đã có quá nhiều kinh nghiệm thương đau từ cả nghìn năm rồi. Họ đã tìm cách Hán hóa người Việt bằng những thủ đoạn rất thâm độc, kể cả việc đốt và mang về Tàu tất cả sách vở của người Việt. Nhưng họ đã lầm! Cái tinh thần bất khuất của dân Nam, cái văn hóa độc lập của dân Nam không nằm trong mớ sách vở mà họ đã tịch thu đó. Tinh thần bất khuất nằm trong các làng tự trị, trong đầu óc của từng người dân một. Chính những thứ này đã giúp dân Nam quật khởi.

Qua lần thử nghiệm trong việc đồng hóa dân Tây Tạng, họ đã buộc người dân Tây Tạng bỏ quốc phục của họ và mặc lấy quần áo của người Tàu và đã khuyến khích người dân Tây Tạng học và nói tiếng Tàu. Kết quả họ đã phần nào thành công. Để tránh bị đàn áp, người dân Tây Tạng đã học và nói tiếng Tàu, lý luận rằng bằng cách học tiếng của kẻ thống trị họ sẽ cớ cơ hội được coi trong hơn. Với cái đà này thì sau chừng vài chục năm thôi, tiếng Tây Tạng sẽ dần dần biến mất và dân Tây Tạng sẽ trở thành dân Tàu và thế là cuộc đồng hóa sẽ được hoàn toàn thành công. Với lập luận ấy, bây giờ bọn chúng đem áp dụng vào Việt Nam.

Đúng như lời ‘Bác Hồ’ của bọn chúng đã dạy, trăm năm trồng người, bọn chúng đang tiến hành trồng tiếng Tàu vào trong đầu óc dân Việt, và chỉ cần trăm năm sau khi lớp người Việt già nua chết đi, tiếng Việt sẽ trở thành lịch sử ngay! Để tiến hành kế hoạch Hán hóa này, bọn họ đã chọn ngay từ lớp tiểu học và trung học, với hy vọng rằng sau khi qua Trung Học những em học sinh này có thể nói tiếng Tàu một cách lưu loát như tiếng mẹ đẻ của mình! Học sinh cấp tiểu học với bộ óc non nớt sẽ dễ dàng thu nạp tiếng Tàu và tiếng Tàu sẽ cạnh tranh với tiếng Việt. Đúng vào một thời điểm nào đó, Trung Quốc hoàn toàn thống trị Việt Nam thì đám trẻ em này đã sẵn sàng để chuyển sang tiếng Tàu y hệt trường hợp đang xảy ra tại Tây Tạng. Đám trẻ em này khi lớn lên sẽ cảm thấy tiếng Việt không còn thích hợp để nói chuyện nữa. Nói tiếng Tàu để cảm thấy mình không còn là kẻ nô lệ nữa. Nói được tiếng Tàu mình sẽ từ vị trí nô lệ lên ngang hàng với lớp người Hoa thống trị. Và thế là tiếng Việt sẽ bị thay thế một cách dể dàng !!!!!!!!

Kế hoạch đưa tiếng Tàu vào học đường sẽ chỉ là bước đầu trong kế hoạch Hán hóa của bọn xâm lược. Rồi đây họ sẽ đưa cả lịch sử Tàu vào học đường. Các em nhỏ từ trước đến nay vốn đã biết rất ít về lịch sử Việt Nam, đã học rất nhiều về thế hệ từ hồ Chí Minh trở đi, lần này với lịch sử Tàu đưa vào học đường, không hiểu các thày cô sẽ giải thích sao với học sinh về những anh hùng nữ kiệt Bà Trưng Bà Triệu, về lịch sử chống Tàu của Ngô Quyền, của Lê Lợi, của Quang Trung .....

Ước mong và hy vọng rằng đồng bào trong nước vẫn chưa bị khiếp nhược để bọn CSVN không chế muốn dắt đi đâu thì dắt.

Nashville, TN 14/3/12

Song Long

16 thg 3, 2012

Mười chuyện tiếu lâm hay nhất



Mười chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô


Giải nhất: Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.
Sau đây là 9 giải còn lại:

2) Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lão đang hấp hối.
Có tiếng gõ cửa dồn dập
- Ai đấy? – ông lão hỏi.
- Thần chết, - có tiếng đáp.
- Lậy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB

3) Báo Sự Thật nói rằng tất cả thư từ gửi tới tòa soạn đều được tiếp nhận một cách thận trọng . Người gửi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình và của những người thân nhất trong gia đình.
4) Tại sao bao giờ KGB cũng đi thành nhóm 3 người? Trả lời: một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.

5) Leonid Brejnev thăm chính thức Pháp. Người ta đưa ông thăm quan Paris. Ông được đưa đến Điện Élysée, nhưng cũng như mọi khi, mặt ông vẫn lạnh như tiền. Rồi người ta đưa ông đến viện bảo tàng Louvre, nhưng vẫn không ai thấy phản ứng gì. Rồi người ta đưa ông tới Khải hoàn môn, nhưng vẫn không thấy một tí biểu hiện nào trên nét mặt hết. Cuối cùng, đoàn xe đến tháp Eiffel. Brejnev vô cùng kinh ngạc. Ông ta quay sang những người dẫn đường Pháp và hỏi: “Này, ở Paris có đến 9 triệu người… Các vị chỉ cần một tháp canh thôi ư?”

6) Stalin quyết định vi hành quanh thành phố xem công nhân sống như thế nào, một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm: “Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều”.

7) Một công dân Liên Xô tiết kiệm đủ tiền mua ô tô. Sau khi trả tiền, người ta nói với anh là ba năm nữa sẽ được nhận xe.
- Ba năm nữa lận! – Anh ta nói – Tháng mấy?
- Tháng tám.
- Tháng tám à? Ngày mấy?
- Ngày 2 tháng tám.
- Buổi sáng hay buổi chiều?
- Buổi chiều. Mà chuyện gì vậy?
- Buổi sáng sẽ có một thợ sửa ống nước đến nhà tôi.

8) Tại sao các cựu sĩ quan Stasi lại là những người lái taxi thông thạo nhất ở Berlin? Vì anh chỉ cần nói tên là họ đã biết anh sống ở đâu rồi.

9) Moskva những năm 1970. Mùa đông giá rét. Có tin đồn là ngày hôm sau cửa hàng bán thịt số 1 sẽ có thịt.
Ngay hôm đó trước cửa hàng đã có hàng chục ngàn người với áo khoác ấm, giày cao cổ, rượu và bàn cờ đứng thành hành dài.
Lúc 3 giờ chiều một người bán thịt đi ra và nói: “Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng không đủ thịt bán cho tất cả mọi người vì vậy mà dân Do Thái nên về nhà”.
Dân Do Thái nhẫn nhục bước ra khỏi hàng. Những người khác tiếp tục đợi.
Lúc 7 giờ tối người bán thịt lại bước ra và nói: “Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng hóa ra là không có thịt vì vậy mọi người nên về nhà”.
Đám đông tản ra, vừa đi họ vừa lầm bầm: “Bọn Do Thái khốn nạn lúc nào cũng gặp may!”.

10) Sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già đang cầm cuốn sách. Người sĩ quan hỏi: “Ông già đang đọc gì đấy”. Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit”. “Ông học tiếng Ivrit làm gì? Thị thực đi Israel phải chờ mấy năm lận. Ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ”. “Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moïse. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi”. “Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?” – Người sĩ quan hỏi. “Tiếng Nga thì tôi biết rồi” – ông già trả lời.

Xin Anh Giu Tron Tinh Que

15 thg 3, 2012

Trung Úy Sơn "Lieutenant Son"


Trung Úy Sơn
Hoàng Mai Đạt 'dich'

Charles Kuralt
Ký giả truyền hình Charles Kuralt là một tên tuổi rất lớn trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Người ta đã kính trọng ông không hẳn vì ông là một ký giả có thể bám sát thời sự trên thế giới, thông thạo các ngõ ngách quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn hoặc có những thiên phóng sự điều tra, nhằm vạch trần tội ác của ai đó trong xã hội.
Người Mỹ đã quí ông vì ông đã cho họ thấy đất nước này còn có những con người chất phác, giàu lòng bác ái và đầy tình người. Những "con người" của ông Charles Kuralt thường có một đời sống hoặc thói quen kỳ quặc một cách đáng yêu, đáng mến. Họ không xuất hiện trong những bản tin mà người thành phố vẫn đọc trên báo vào mỗi buổi sáng hoặc xem trên đài truyền hình vào mỗi buổi chiều. Họ có thể là một ông lão sống giữa rừng trong vùng biên giới Minnesota và từng chui vào bụng hưu để sống sót qua một đêm băng giá, một giáo sĩ râu bạc trắng sống cô độc trên đỉnh núi tuyết tại Washington, những người sống bằng nghề rung lò xo xe tải để bắt trùng đất tại Florida, một nông dân da đen vừa làm ruộng và vừa đọc sách mỗi ngày và có một thư viện đa dạng giữa một miền quê nghèo khó tại Arkansas, một bà cụ trên tám mươi tuổi đã bay trên ba mươi ngàn giờ và có thể là phụ nữ bay nhiều nhất thế giới, một người cắm ngược nhiều chiếc Cadillac giữa một cánh đồng "văn hóa xe" tại miền tây Texas, hoặc một ông lão có thú vui thả diều cho trẻ em ở Indiana giữa đất nước Hoa Kỳ rộng lớn.

Trong hơn ba mươi năm phiêu bạt đó đây trên khắp thế giới, ông Charles Kuralt đã tìm ra hàng trăm nhân vật ly kỳ, đáng xem và đáng mến và mang họ đến khán giả truyền hình Hoa Kỳ. Từ một chàng thanh niên có biệt tài văn chương và làm việc cho một tờ báo địa phương, ông Charles Kuralt đã được mời đến đài CBS tại New York đúng lúc ngành thông tin truyền hình đang bắt đầu trưởng thành vào cuối thập niên 1950. Trong mấy năm đầu ông đã săn tin, viết tin, và đọc tin trên đài truyền hình. Biến cố thời sự nào ông cũng biết hoặc có tham dự. Tuy thế, viết tin và đọc tin mỗi ngày không phải nỗi ao ước lớn nhất đời ông. Đến một ngày kia ông mới có cơ hội thực hiện điều mà ông đã thèm khát từ lâu. Đó là lái một chiếc xe và tự "thất lạc" trên một đất nước bao la, vô tận như niềm vui giang hồ của ông. Trong hai thập niên "thất lạc"sau đó ông đã lăn bánh hơn một triệu dặm khắp nước Mỹ, và nghe ông kể lại trên đài truyền hình mỗi sáng sớm Chủ Nhật, người ta biết ông đã yêu thương từng dặm đường lang thang ấy.

Theo lời tâm sự của ông trong loạt chương trình "On The Road" và được in thành sách sau này, ông đã nếm mùi giang hồ ngay từ ngày 9 tháng Chín năm 1934, ngày chào đời của ông. Ngày ấy một người đàn ông chuyên giúp đỡ kẻ nghèo khốn đã lái xe Chevrolet và đưa một cô giáo sắp sanh đến một bệnh viện. Chiếc xe đã phóng qua mấy thị trấn tại miền quê North Carolina trong hơn một giờ đồng hồ. Ông Charles Kuralt đã tự hào rằng ngay từ lúc lọt lòng mẹ thì ông đã du lịch trên năm mươi dặm trong chiếc Chevrolet của cha. Từ đó ông "nghiện" du lịch và không ngừng phiêu lưu cho đến ngày qua đời vào năm 1997. Ngoài thời gian tìm tòi trên đất Mỹ, ông đã du lịch khắp thế giới, từ Bắc Cực cho đến Congo, từ Cuba cho đến Liên Bang Sô Viết. Thế rồi đúng bốn mươi năm trước đây ông đã ghé đến Việt Nam và gặp Trung Úy Sơn, một người lính Việt Nam Cộng Hòa mà ông đã viết lại trong một chương sách mang tựa đề "Lieutenant Son". Chương này nằm trong cuốn A Life On The Road được soạn viết trong thập niên 1980. Nhân dịp nhớ lại ngày 30 tháng Tư năm nay, tôi quyết định chuyển ngữ "Trung Úy Sơn" và chia sẻ với bạn về những gì mà ông Charles Kuralt đã viết về một người lính Việt Nam Cộng Hòa. Từ ngày đọc "Trung Úy Sơn" lần đầu, mỗi 30 tháng Tư tôi vẫn thường tìm lại bài này. Sau khi đọc "Trung Úy Sơn" bạn sẽ hiểu tại sao.

Vào mùa xuân năm đó ông Les Midgley đã nói một câu làm cho tôi suýt bị thiệt mạng trong vòng một gang tay. Ông ấy nói, "Việt Nam." Lúc đó là tháng Tư năm 1961. Sổ tay cho chuyến đi Việt Nam của tôi đã ghi nhận vỏn vẹn có một câu "Khoảng 500 cố vấn quân sự đang có mặt tại đây." Khi ấy chưa có một cơ quan truyền thông Hoa Kỳ nào cho rằng cuộc chiến Việt Nam có đủ tầm mức quan trọng để cho họ mở văn phòng thường trực tại quốc gia này. Sự viếng thăm của một nhóm truyền hình Mỹ quả là bất thường, đến nỗi khi anh thâu hình Fred Dieterich từ Los Angeles và tôi đặt chân đến phi trường Sài Gòn thì chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã gửi ngay một tài xế lái xe Citroën đến đón và đưa chúng tôi vào thành phố, giúp cho hai người khách lạ được thoải mái. Chính quyền cũng đã dàn xếp cho tôi được phỏng vấn Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào buổi sáng hôm sau. Ông Diệm đã được bầu lên chức Tổng Thống và rồi trở thành một nhà lãnh đạo chuyên quyền. Dưới chiêu bài chiến thắng chống Cộng Sản miền Bắc, ông đã ra lệnh bắt giữ đông đảo người đối lập và kiểm duyệt quyền tự do báo chí. Quân đội của ông đã đương đầu với một cuộc chiến tàn bạo trong rừng sâu và trên những cánh đồng. Họ đã dần dần mỏi mệt. Trong cuộc phỏng vấn thì ông Diệm đã nói về hoàn cảnh đất nước của ông bằng những lời rất thẳng thắn. Ông không dùng những chữ nghĩa tối mù ngoại giao mà tôi đã chờ đợi. Ông đã trình bày rất rõ ràng về vấn đề Việt Nam đang cần viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Ông đã nói với tôi rằng khi đất nước Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, khoảng 900,000 người miền Bắc đã di cư vào miền Nam. Ông cho biết hầu hết những người di cư là những người chống Cộng Sản. Tuy thế, trong số này cũng có chừng 10,000 người Việt Cộng được huấn luyện và được trà trộn trong khối dân miền Nam. Những người này chờ và thi hành lệnh khủng bố người miền Nam. Ông Diệm đã nói như sau, "Những người Cộng Sản nằm vùng đã giết chết xã trưởng, giết luôn các phụ tá và rồi nắm quyền kiểm soát toàn xã. Đó là chiến thuật của người Cộng Sản. Giờ đây thì những người Việt Cộng hoạt động tại miền Nam còn nhận được sự trợ lực trực tiếp từ các cán bộ tại Hà Nội. Đây là một cuộc xâm lăng rất kín đáo, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Sô. Để chống lại sự xâm lăng này thì chính quyền của chúng tôi rất cần viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ." Tôi đã gợi ý rằng Việt Nam là cựu thuộc địa của người Pháp, và như thế may ra miền Nam Việt Nam có thể nhận được một phần nào sự trợ giúp của Pháp. Ông Diệm đã trả lời thẳng thừng, "Pháp không có ý chí. Chỉ có quốc gia của quí vị mới có ý chí bảo vệ tự do trên thế giới. Nếu Hoa Kỳ cũng đánh mất ý chí này thì Việt Nam sẽ không có tự do." Ngày hôm ấy ông Ngô Đình Diệm đã cho tôi một bài học lịch sử rất hay. Bài học đó cũng là lời tiên tri hay không kém. Tôi thấy Sài Gòn là thành phố hấp dẫn nhất trong các thành phố. Cuộc chiến ở miền thôn quê chưa có ảnh hưởng tại thủ đô. Tất cả những người mà tôi được gặp, kể cả giáo viên, ký giả, tiếp viên nhà hàng cho đến tài xế taxi, đều thân thiện và rất ý tứ. Tôi cho rằng phụ nữ ở đây xinh đẹp trong những tà áo dài lướt trôi giữa những dòng xe ngoài phố. Sài Gòn đã có thời tiết mùa xuân rất đáng yêu với những quán cà phê bên đường thật thú vị. Tôi đi bộ dưới bóng cây râm mát trên các đại lộ vào ban ngày, nằm trên giường bên dưới một quạt trần biếng lười trong khách sạn cũ Majestic, lắng nghe tiếng tàu thuyền di chuyển trên sông vào ban đêm. Tương tự như những đám ký giả ngoại quốc kéo đến đây trong những năm sau đó, tôi đã yêu mến Sài Gòn. Thành phố rất xứng đáng được bảo vệ.

Tôi nghĩ nếu một mai thành phố đầy ánh nắng và quyến rũ ấy bị Cộng Sản xâm chiếm để rồi trở thành một nơi xám ngoét và đầy kỷ luật nghiêm ngặt, thì thật không còn một chút hy vọng nào cho nền văn minh của nhân loại. Mỗi ngày tôi vẫn ghé đến văn phòng thông tin của chính phủ, để quấy rầy một viên chức và xin phép được tháp tùng theo một cuộc hành quân ra miền thôn quê. Ban đầu viên chức nói, "Nguy hiểm lắm;" sau đó, "Có thể;" đến khi biết tôi sẽ không đi khuất mắt, một ngày kia ông ta mới nói, "Ngày mai. Trung Úy Sơn sẽ đến đón ông tại khách sạn. Hãy chuẩn bị để đi xa nhiều ngày." Ngày hôm sau anh Fred Dieterich đã đặt hết dụng cụ vào đằng sau một chiếc Jeep của quân đội. Anh leo vào ghế sau trong khi tôi ngồi ở ghế trước với Trung Úy Sơn. Ông ta là một sĩ quan Biệt Động Quân trẻ tuổi, gọn ghẽ, và đã được huấn luyện mấy tháng tại Hoa Kỳ. Tiếng Pháp rất kém của tôi và tiếng Anh cũng rất kém của ông Sơn đã đủ cho chúng tôi nói chuyện trong lúc xe chạy ra ngoại ô về phía bắc Sài Gòn. Tuy còn trẻ tuổi, Trung Úy Sơn lại là người có rất nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh. Ông kể cho tôi nghe rằng ông xuất thân từ một gia đình ái quốc. Ông và hai người anh đã gia nhập lực lượng Việt Minh trong cuộc chiến chống Pháp. Ông cũng là một trong những thiếu niên vác đạn trong những ngày cuối cùng của trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954.


"Thế nhưng chúng tôi muốn có một đất nước tự do," Trung Úy Sơn nói thêm. "Gia đình tôi không đánh Pháp để rồi bị cai trị bởi Hồ Chí Minh." Ông nhún vai và cười, "Thành thử bây giờ chúng tôi vẫn tiếp tục tranh đấu. Ông sẽ thấy có rất nhiều người như chúng tôi trong lực lượng Biệt Động Quân." Chúng tôi ngủ đêm trong một kho hàng bỏ phế tại thị trấn Bến Cát, cùng với Trung Úy Sơn và nhóm của ông, Đại Đội 150 Biệt Động Quân. Ông Sơn đã giới thiệu hai đứa tôi với những người lính trong trung đội của ông. Chúng tôi trịnh trọng bắt tay với từng quân nhân và rồi ông Sơn đã có một bài diễn văn ngắn với những người lính. Sau đó ông cười toe và nói với chúng tôi, "Tôi nói với họ hãy chăm sóc quí vị ngày mai." Khi bóng đêm phủ xuống ông Sơn mang thức ăn, cơm và thịt trong một thứ nước sệt nặng mùi (thịt kho, lời người dịch). Tôi hỏi, "Món gì đây?" Ông Sơn trả lời, "Tôi không biết phải nói sao với ông. Thôi ông cứ ăn và đừng hỏi nữa." Ông ta cười lớn. Ông mang cho tôi và anh Fred hai cái giường, trong khi chính ông và những người lính đã trải chiếu và nằm dưới đất. Tôi nói, "Tôi không thích được ưu đãi như thế này. Chúng tôi đã chuẩn bị để sống y hệt như các bạn." Ông Sơn đưa một tay lên và nói, "Các bạn là quí khách của chúng tôi." Các sĩ quan đã tụ tập trong một góc phòng và nghiên cứu bản đồ bên dưới một bóng đèn điện treo lòng thòng từ trên trần nhà. Vào sáng hôm sau ba trung đội Biệt Động Quân đã được lệnh di chuyển xuống phía nam, tiến vào một dải đất nằm giữa sông Sài Gòn và một con kinh. Cuộc hành quân là nhằm bao vây một lực lượng Việt Cộng mà những người lính Biệt Động Quân cho rằng rất nhỏ. Nhóm Việt Cộng hoạt động trong một khu vực được gọi là An Điền. Trung đội của ông Sơn là hàng lính tiến vào giữa trọng tâm của khu vực. Trung Úy Sơn đã tỏ vẻ ái ngại khi nói với chúng tôi, "Chúng ta không đi bằng đường đất. Tôi xin lỗi. Hai bạn sẽ bị dính bùn vào giày." Trước khi mặt trời mọc chúng tôi leo lên những chiếc xe vận tải của nhà binh. Sau một đoạn đường rất ngắn, đoàn xe dừng lại bên cạnh một bìa rừng. Trong bóng tối những người lính đã yên lặng đội nón sắt, cầm thẳng súng và đeo những băng đạn vào thắt lưng. Ở đâu đó từ đằng sau lưng tiếng đạn đại bác 155 li bắn qua đầu chúng tôi và nhắm vào khu rừng trước mặt. Chúng tôi đi bộ vào trong rừng, tiến tới từng bước một - tiến tới gì? Tôi không biết. Tiến tới cái gì đó nằm ở trong rừng. Khi mặt trời mọc tôi có thể thấy thỉnh thoảng chúng tôi đi ngang qua những khóm nhà hoang phế trong rừng. "Không có ai ở nhà," ông Sơn nói. "Sợ chúng tôi, sợ đối thủ. Luôn luôn chạy trốn."

Tiếng đạn đại bác đã ngưng. Buổi sáng trở nên im lặng, ngoại trừ tiếng động của khoảng ba mươi đôi giày lính di chuyển trên mặt đất. Chúng tôi ra khỏi khu rừng, trèo qua một hàng rào kẽm gai và lội một dặm qua những đồng lúa. Anh Freddy Dieterich và tôi đi vài bước trước mặt người dẫn đầu hàng lính. Chúng tôi thâu hình đội lính tiến về phía trước. Buổi trưa đang trở nên nóng hơn. Tôi nghĩ rằng chắc không có gì xảy ra. Thôi thì ít nhất chúng tôi cũng thâu được hình ảnh những người lính hành quân qua những cánh đồng. Đúng lúc chúng tôi đến một con đê đất cao hơn mặt ruộng, một tràng tiếng đạn bỗng nổ vang từ một hàng cây nằm bên kia một con suối, cách chúng tôi khoảng nửa dặm.

Tiếng súng nổ mỗi lúc một lớn hơn, gia tăng âm độ và cường độ cho đến khi tất cả tiếng đạn trở thành một tiếng nổ lơn liên tục. Chúng tôi có thể thấy bóng người chạy thấp thoáng ở hàng cây và nghe tiếng la hét của họ. Trung Úy Sơn đã hét lệnh cho các người lính của ông. "Phục kích!" ông nói cho tôi biết. "Trung đội bên kia đã rơi bẫy. Họ đang cần chúng tôi ngay bây giờ." Nói xong ông rút một khẩu súng lục .45, đưa súng lên cao và vẫy súng qua đầu, chỉ huy trung đội của ông tiến vào trận đánh. Các quân nhân đã chạy theo ông. Họ lội qua suối và phóng về phía hàng cây đang có giao tranh. Anh Fred Dieterich và tôi cầm máy chạy theo họ. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể làm được, để vừa thâu hình các quân nhân chạy tới trước và vừa thâu âm thanh của cuộc đụng độ mà không bị họ bỏ rơi quá xa. Đến khi chúng tôi chạy tới hàng cây thì tiếng súng đã giảm xuống. Thỉnh thoảng có tiếng nổ hàng loạt lẻ loi từ trong rừng sâu. Tôi thấy những tử thi nằm rải rác khắp nơi ven bìa rừng. Hầu hết tử thi là những người lính Biệt Động Quân, ngoại trừ hai xác Việt Cộng trong bộ áo bà ba đen rộng. Một trong hai du kích Việt Cộng đã nằm bên cạnh một khẩu súng trường Browning nặng nề. Người còn lại chỉ có một thanh mã tấu. Trung Úy Sơn ra lệnh cho trung đội của ông dùng lại bên hàng cây. Theo lệnh của ông thì mỗi người lính đã lấy ra một chiếc khăn trắng và buộc vào cánh tay trái. Ông cũng trao khăn trắng cho chúng tôi. "Để chúng ta không bắn lầm nhau," ông giải thích. "Chúng ta sẽ tiến rất chậm. Hai bạn hãy đi sát bên tôi." Các quân nhân đã dàn rộng dọc theo hàng cây.

Theo lệnh của Trung Úy Sơn, mọi người cùng tiến vào rừng. Chúng tôi đi dò từng bước được năm mươi thước, rồi một trăm thước, mỗi người lính cẩn thận nghe ngóng động tịnh ở phía trước. Chúng tôi gặp thêm những xác chết. Chúng tôi đi ngang qua một Biệt Động Quân đã bị thương và đang tìm cách ngăn chặn máu chảy từ vết thương trên ngực của một đồng đội. Trung Úy Sơn đã ngừng lại vài giây và nói chuyện với quân nhân bị thương. Sau đó ông tiếp tục chỉ huy chúng tôi tiến tới rất chậm trong sự im lặng. Anh Fred Dieterich nói thì thầm với tôi, "Kinh rợn như địa ngục." Cuối cùng chúng tôi đến một con đường đất dẫn ra một bãi đất trống nằm giữa rừng. Trong bãi đất này có một ngôi chùa bỏ hoang và một căn nhà không còn mái che. Trung Úy Sơn ra hiệu cho bốn quân nhân lục soát bên trong ngôi chùa và căn nhà. Họ dùng báng súng đập tung cửa chùa và tiến vào bên trong. Trống trơn. Họ cẩn thận bao vây căn nhà và xông vào. Trống trơn. Nhóm truy lùng trở lại với chúng tôi ở giữa bãi đất trống. Chúng tôi đứng thành một vòng tròn, mỗi người dóng mắt về hướng rừng cây im lặng bao quanh. Và rồi địa ngục bung mở tán loạn.

Khu rừng chung quanh chúng tôi bỗng nổ tung. Tiếng đạn kêu lạch cạch liên hồi, bao vây chúng tôi trong âm thanh rền vang điếc ngộp đất trời. Sau một hoặc hai giây tôi mới nhận ra tất cả những tiếng nổ chỉ cách chúng tôi có mấy thước, và những họng súng đều nhắm vào chúng tôi. Tôi nhìn quanh tìm chỗ ẩn. Không có một nơi nào ngoại trừ một khoảng đất trũng không sâu nằm giữa bãi trống. Fred Dieterich và tôi cùng nhảy vào khoảng trũng này. Chúng tôi có thể thấy những bóng người đằng sau thân cây đang nhắm mũi súng bắn về phía chúng tôi. Thật khó có thể tin được trong lúc nguy hiểm như thế này mà Fred vẫn làm phận sự của một chuyên viên thâu hình. Anh đổi ống kính và dùng ống dài hơn. Sau đó anh chống cùi chõ trên mặt đất và chĩa máy bắn ngược về phía đối phương. "Đừng quay nữa!" tôi la lớn. "Cúi đầu thấp xuống!" Anh Fred Dieterich vẫn nói rất bình tĩnh, "Charlie à, tôi nghĩ đây là đúng lúc rồi. Thâu hình cho họ biết chuyện gì đã xảy ra cho chúng ta." "Kệ mẹ chuyện thâu hình!" tôi vẫn hét lên. "Đây không phải lúc! Cúi đầu xuống đi!" Chúng tôi tìm cách giải cứu trung đội đầu tiên thoát ra khỏi một vòng vây phục kích, và rồi giờ đây chính chúng tôi cũng đã bước vào một bẫy phục kích.

Tuy đang cúi sát đầu xuống mặt đất, tôi vẫn có thể nhìn quanh và nhận thấy chúng tôi đang gặp khó khăn kinh hoàng. Nhiều người lính Biệt Động Quân đã bị trúng đạn trong đợt nổ súng đầu tiên. Họ nằm chung quanh chúng tôi trong bãi đất trống, chết hoặc bị thương. Tuy thế, những người lính còn đứng vững đã phản công với sự can đảm tột cùng. Với khẩu súng nổ không ngừng trong tay, một quân nhân đã chạy thẳng vào đối phương ẩn núp trong rừng. Anh đã chạy cho đến khi bị kẻ địch bắn gục bên ngoài bìa rừng. Anh té xuống đất mà ngón tay vẫn còn bóp chặt vào cò súng. Từ nòng súng của anh hàng loạt phát đạn đã bắn lên không trung. Những quân nhân khác đã giữ vòng phòng phủ và chống trả mãnh liệt với những phát súng bắn vào trong rừng.

Trung Úy Sơn đã bị trúng đạn vào một cánh tay, thế nhưng ông ta vẫn chiến đấu như thường. Ông quì bên cạnh một quân nhân giữ máy truyền tin. Ông quay tay cầm của máy truyền tin chạy bằng máy phát điện từ trường, với hy vọng liên lạc với bộ chỉ huy sư đoàn và xin tiếp viện. Anh Fred Dieterich và tôi đã bò lại gần vài thước, để thâu hình ảnh ông Sơn liên lạc với bộ chỉ huy. Những viên đạn đã bắn tung mặt đất chung quanh chúng tôi. Ông Sơn không quan tâm đến những phát đạn và vẫn tiếp tục quay máy truyền tin nhiều vòng. Sự cố gắng của ông cũng vô ích. Không có ai trả lời. Chúng tôi đã ở bên ngoài vòng phát tuyến. Đến lúc đó người lính truyền tin đã có một hành động rất can đảm mà tôi phải sững sốt và chưa từng thấy trong đời. Người lính này rất trẻ tuổi, có lẽ không tới mười bảy hoặc mười tám tuổi. Không nói một lời nào, anh thò tay vào trong túi đeo và lấy ra một cuộn dây kim loại. Anh quấn một đầu dây vào ăng-ten của máy truyền tin. Sau đó người lính trẻ tuổi này nhanh chân chạy đến một cây cao, vừa chạy anh vừa thả cuộn dây. Đến gốc cây anh ngậm đầu dây còn lại ở trong miệng và leo thăn thoắt lên thân cây, bất kể những viên đạn đang bay vụt ở chung quanh. Anh buộc đầu dây vào một nhánh cây cao, tuột xuống mau chóng và chạy trở về máy truyền tin mà không hề bị sây sướt một chút nào. Anh vội vàng quay máy nhiều vòng.

Trung Úy Sơn nằm bên cạnh máy truyền tin, nói vào đầu vi âm và liên lạc được với bộ chỉ huy. Ông đọc tọa độ của đơn vị trên một bản đồ, rồi trao đầu máy cho người lính truyền tin. Quay sang anh Fred và tôi, ông Sơn nói, "Nằm sát xuống. Không sao. Họ sẽ gửi lính nhảy dù." Tiếng súng giảm dần. Tôi không còn thấy Việt Cộng trong rừng cây, mặc dù thỉnh thoảng tôi vẫn nghe có tiếng súng bắn qua lại ở đâu đó. Hai quân nhân đã băng bó cánh tay của ông Sơn và rồi cả ba người đã ôm túi thuốc và bò đến những người lính bị thương nằm ở chung quanh. Họ lôi kéo được nhiều thương binh vào bên trong bức tường của ngôi chùa, nơi mà hầu hết những người lính đã rơi vào một cơn chấn động thần kinh tột độ, và tắt thở trong lúc chờ đợi đội quân nhảy dù tiếp viện như lời hứa hẹn. Lúc bấy giờ ông Sơn đã đứng dậy và đi lại trong khu đất trống. Ông nói những lời khích lệ dành cho các quân nhân còn sống sót. Ông đến quì bên cạnh Fred và tôi. "Chúng tôi đã gần hết đạn," ông nói. "Tôi nghĩ rằng ông cần biết điều này. Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ bị tấn công thêm nữa đâu. Tuy thế, trong trường hợp chúng ta bị ..." Một phát đạn đã bắn ra từ trong rừng. Viên đạn đã bắn trúng đằng sau nón sắt của ông Sơn và bay xuyên qua vành phía trước. Ông lao tới phía tôi và rồi té xuống đất. Ban đầu vết thương trông có vẻ rất nhỏ. Tôi ôm đầu ông vào ngực tôi. Tôi lượm một mớ lá cây nằm dưới đất và tìm cách nhét vào vết thương, với hy vọng máu sẽ ngưng chảy. Tôi còn nhớ viên đạn bắn chết ông Sơn cũng là viên đạn cuối cùng trong trận đánh ngày hôm ấy.

Lính nhảy dù đã đến trong những chiếc xe nhà binh. Những du kích Việt Cộng đã biến mất trong rừng, mang theo những đồng đội tử trận hoặc bị thương cùng với họ. Chúng tôi đi bộ vài dặm xuống một con đường và tập họp tại một ngôi trường làng. Trên sàn nhà tôi lượm được một tờ bích chương mà sau đó tôi có nhờ người khác chuyển ngữ. Tờ bích chương nói: "Không cho Cộng Sản gạo. Không cho Cộng Sản tin. Không cho Cộng Sản vào nhà." Tờ bích chương đã nằm trên sàn nhà vì những người Cộng Sản đã phá hoại ngôi trường một đêm trước đó. Một Đại Tá chỉ huy trưởng Biệt Động Quân đã đến trường học trong một chiếc xe jeep. Ông cho Đại Đội 150 xếp hàng và nói với họ, "Các anh là những người lính chiến đấu rất anh dũng. Các anh đã ngăn chặn một lực lượng quân thù đông gấp năm lần. Đừng nghĩ đến những người đã chết. Các anh chiến đấu cho một mục tiêu cao cả và các anh sẽ chiến thắng." Thế nhưng mười chín quân nhân trong đại đội đã không có mặt để nghe lời của viên Đại Tá. Họ đã tử trận trong ngày hôm ấy. Trong số những quân nhân này là hai sĩ quan, Trung Úy Sơn và vị đại đội trưởng. Tôi thấy có ít nhất mười một người bị thương; có thể còn có những người khác bị thương mà tôi không biết.

Viên Đại Tá đã chỉ định một chiếc xe lính đưa Fred Dieterich và tôi về Sài Gòn. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau đó chúng tôi đã trở về trong sự an toàn của một thành phố dịu dàng. Chúng tôi đi rộn ràng giữa những đại lộ thênh thang. Đó đây có những người đạp xe qua lại. Những quán cà phê bên vỉa hè vẫn đông người. Chúng tôi đến trước cửa khách sạn Majestic trước khi trời tối và băng qua phòng tiếp khách để đến cửa thang máy, mang theo những dụng cụ lỉnh kỉnh trên tay. Người ta đã quay đầu nhìn chúng tôi vì chúng tôi quá dơ bẩn và không có vẻ phù hợp với khung cảnh của một khách sạn sang trọng. Áo của tôi đã thấm đầy máu của Trung Úy Sơn. Từ đó tôi không bao giờ quên được Trung Úy Sơn. Trong suốt những năm tháng của cuộc chiến Việt Nam tôi vẫn nhớ đến ông ấy.

Tôi đã trở lại Việt Nam nhiều lần, tham dự những cuộc hành quân khác ra ngoài miền quê - đến những lần sau này là với quân đội Hoa Kỳ - và còn chứng kiến những con người tốt bị bắn chết trong những bãi đất trống bên cạnh rừng già. Trong lúc cuộc chiến vẫn kéo dài như không có một kết cục và số thương vong Mỹ mỗi lúc một cao hơn, tại Hoa Kỳ người ta có phong trào cho rằng những thanh niên Mỹ đã bị thiệt mạng một cách vô nghĩa. Tất cả những bạn đồng nghiệp của tôi đã đồng ý với nhau rằng đó là một cuộc chiến vô đạo đức, trong đó đế quốc Mỹ đã chống lại "nhân dân Việt Nam." Tôi không bao giờ nghĩ như vậy. Những người Việt Nam mà tôi được gặp đều không muốn có chiến tranh. Họ muốn được sống yên trong hòa bình. Thế nhưng người ta không cho họ được yên thân. Họ bị xâm lăng bởi một đạo quân từ miền Bắc xuống Nam theo lệnh của một chính quyền mà họ thù hận. Tôi nhớ đến ông Sơn, một người đã ao ước được thấy một Việt Nam tự do đến nỗi ông sẵn sàng chiến đấu thêm cho lý tưởng này, mặc dù thời gian tranh đấu của ông đã qua lâu rồi.

Tôi nghĩ đến những người lính trong Đại Đội 150, người đã cầm súng xông thẳng vào rừng, người đã leo lên cây với dây ăng-ten truyền tin ngậm chặt trong răng. Tôi đã nghĩ, và tôi vẫn nghĩ rằng công lý và đức hạnh đã sống với những người can đảm ấy. Tôi thù ghét mỗi khi trở lại Việt Nam sau này và nghe những người lính như thế bị gọi là "gooks" bởi chính các quân nhân từ quê hương của tôi. Những người lính đã sống qua cuộc chiến - trong đó không có là bao quân nhân Biệt Động Quân - giờ đây phải vào những trại "học tập cải tạo." Sài Gòn xinh đẹp, thư thả năm xưa đã trở thành Thành Phố Hồ Chí Minh. Vết thương của Cuộc Chiến Việt Nam đang lành lặn tại Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, hầu hết mọi người không còn nhớ rõ lắm về cuộc chiến hoặc không còn ghi nhận những ao ước của "nhân dân Việt Nam." Mỗi lần có dịp về Hoa Thịnh Đốn thỉnh thoảng tôi vẫn đến Đài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam. Trên bức tường đen có khắc tên của một số quân nhân mà tôi đã từng quen biết. Tôi nghĩ đến họ. Lẽ đương nhiên bức tường đen không có tên của ông Sơn, tuy thế tôi cũng nghĩ đến ông. Tôi chỉ biết ông có một ngày. Tôi đã quên không hỏi để biết trọn vẹn tên của ông.

* * * * *

Tôi được đọc "Trung Úy Sơn" trong một ngày bị bệnh. Cơn sốt nóng từ ban đêm đã khiến cho tôi khó ngủ vào ban ngày. Giữa những cơn chóng mặt lúc đứng dậy và nằm uể oải không thể chìm vào giấc ngủ, tôi lật cuốn sách đã mua từ lâu mà chưa có dịp được xem. Đến khi nhẫm đọc hết hàng chữ cuối cùng của "Trung Úy Sơn" tôi đã ứa nước mắt. Tôi xúc động vì đã được nhìn thấy một phần nào trong quá khứ tối tăm của tôi. Phần quá khứ ấy có liên hệ đến cha tôi. Ông tử trận vài năm sau Trung Úy Sơn tại một nơi nào đó ở Tuy Hòa. Cha tôi đã biến mất trong cuộc đời tôi từ khi tôi được năm tuổi. Không chỉ biến mất theo nghĩa thể xác, ông cũng không còn trong trí nhớ. Trong nhiều năm tôi cho rằng ông đã cố tình rời xa mẹ tôi, cố ý bỏ rơi hai anh em tôi trong một xóm nghèo. Đời sống thiếu thốn đã khiến cho tôi tìm những lý do để gạt hẳn ông ra ngoài hơi thở mỗi ngày. Ngoài bức hình để trên một bàn thờ rất ít khi được đốt nhang, chúng tôi chỉ nghĩ đến cha vào mỗi dịp viếng mộ đầu năm. Tôi không nhớ cha đã đành, mẹ tôi cũng ít khi nhắc đến ông. Tôi nghĩ quãng đời thiếu vắng một tấm chồng ở tuổi thanh xuân đã để lại trong mẹ tôi một quá khứ đớn đau mà bà sẵn sàng từ bỏ một khi rời khỏi Việt Nam.

Rủi ro cũng tẩy đi gần hết những dấu vết của cha. Rơi rớt dọc theo con đường lánh nạn là mấy bức hình đen trắng, vài lá thư mỏng mực lòe của cha tôi. Ngay cả tờ giấy khai tử cũng biến mất, xóa luôn ngày tháng tử trận của một người lính gần như vô danh. Cũng may tôi còn ôm được một tấm hình của cha. Tuy sóng biển từ Sài Gòn qua đảo Guam đến đất Mỹ đã ăn phân nửa bức hình, cha tôi cũng cố gắng để lại một đôi mắt buồn, đôi mắt nhìn xuống của một thanh niên mới trên đôi mươi. Có lẽ vì đôi mắt tủi buồn đó mà sau hơn hai mươi năm đẩy ông ra khỏi cuộc sống, một ngày kia tôi bỗng quay lại tìm cha trong quãng quá khứ bị phai mờ. Tìm lại ông quá khó. Ông không có bạn bè, không người thân, không đồng đội còn sống và cũng không quá khứ ngoài vài mẩu chuyện mà mẹ tôi thường kể. Mỗi lần mẹ kể câu chuyện lại khác đi, như những đám mây tan bay trong một buổi chiều sắp tắt nắng. Ngày cha tôi mất cũng vậy, bà chỉ nhớ mang máng là một ngày rằm, có lẽ rằm Phật Đản của năm 1965.

Tôi không biết ông chết như thế nào? Ở đâu, giữa một cánh đồng, trên núi hay trong rừng? Ông có đau đớn không? Ông bị bắn hay đạp trúng mìn? Ai bắn ông? Xác ông có còn nguyên vẹn? Ông có thoáng nghĩ đến anh em tôi trước khi ông nhắm mắt? Có ai ôm lấy ông trước khi ông trút hơi thở cuối cùng? Ông chết một mình? Có lẽ suốt đời tôi lúc nào cũng có một khoảng trống trong quá khứ ấy, những câu hỏi không bao giờ có câu trả lời. Đó là lý do mà tôi đã ứa nước mắt khi đọc xong "Trung Úy Sơn." Trong cái chết của Trung Úy Sơn tôi chợt nghe tiếng đạn bắn trúng cha tôi, bắn trúng những người lính một buổi sáng thầm lặng bước vào rừng và một buổi chiều trở về bên dưới tấm khăn phủ tối om. Những người lính không còn ai nhớ đến, không đài liệt sĩ cũng không bức tường đen, và cũng không chắc còn được một tấm bia trên phần mộ.

Hoàng Mai Đạt

Chiến Dịch Vận Động Nhân Quyền tại Tòa Bạch Ốc


Jackie Bông

Tuy tôi ghi danh với đài truyền hình SBTN-DC để đi vào Tòa Bạch Ốc (TBO) ngày 5 tháng 3, nhưng tôi đại diện cho Mạng Lưới Nhân Quyền. Có 165 đại biểu được chánh thức có giấy mời vào, nhưng giờ chót, có thêm 30 thành viên cộng đồng và báo chí từ xa đến cũng được lọt vào sổ. Cho nên con số đại biểu lên đến gần 200 người tất cả. Sự việc nầy xẩy ra là đễ đáp ứng lại chiến dịch ký tên Thỉnh Nguyện Thơ (TNT/Petition, We The People, TBO tạo dựng lên) mà nhạc sĩ Trúc Hồ chủ xướng kêu gọi Tổng Thống Obama can thiệp trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và các nhà đấu tranh đang ngồi tù tại Việt Nam Cộng Sản.

Sau bốn ngày vận động ráo riết thì TNT được hơn 25,000 chữ ký, một kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ. Vì thế, Tòa Bạch Ốc ngỏ ý mời NS Trúc Hồ và 100 người Việt đại diện vào Nhà Trắng để có một cuộc gặp gỡ. Đến ngày hẹn đi vào Tòa Bạch Ốc là ngày 5 tháng 3, sau ba tuần lễ, thì TNT đã có trên 130,000 chữ ký. Đó là một hiện tượng xuất chúng nói lên lòng hăng say yêu nước và sự đòan kết, tranh đấu của tòan thể người Mỹ gốc Việt trên tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ.

Hơn nữa, có bà Bảo Khánh, Giám Đóc Đài Việtnam Sydney Radio, bên Úc Châu, cũng như ông Đổ Thông Minh bên Nhật và ông Lại Thế Hùng từ Paris đến, đứng bên ngoài Nhà Trắng, để yễm trợ một ngày lịch sử tranh đấu cho nhân quyền của tất cả nguời Việt,chẳng những tại Hoa Kỳ, mà còn lan rộng trên cả năm châu thế giới.

Chủ đề cuộc gặp gỡ trong Nhà Trắng được gọi lả Briefing with National Vietnamese American Leaders trên màn ảnh chiếu trên tường phòng hợp TBO. Trước khi mở đầu cuộc gặp gỡ nầy thì anh Trúc Hồ tưởng mình đi lầm phòng vì anh giải thích trên đài SBTN-DC sau đó, là anh không thấy có chữ gì đề cặp đến TNT hay hai chữ Nhân Quyền gì cả. Anh yêu cầu Luật Sư Tuyết Dương, nhân viên Tòa Bạch Ốc, một trong những người tổ chức cuộc gặp gỡ nầy, sữa đổi lại là cuộc gặp gỡ với toàn thể người Mỹ gốc Việt – Vietnamese Americans – chớ không phải cho riêng những người lãnh đạo – Leaders – mà thôi. Họ đã đáp ứng và sửa liền chủ đề nầy đúng theo như lời yêu cầu của anh Trúc Hồ là Briefing with Vietnamese Americans.

Sau khi ông Jon Carson, Director, Office of Public Engagement, tại White House chào mừng quan khách. thì có ba người trẻ lên sân khấu trình bày quan điểm của mình. Cô Cindy Đinh ở Houston, và anh Billy Le ở South Carolina nói về quá trình hoạt động nhân quyền của hai người trong Đại học và trong cộng đồng của họ. Người thứ ba là ca sĩ Quốc khanh từ California.

Cô Cindy đề cập đến việc cô vào Liên hiệp Quốc năm 2008 để tranh đấu cho nhân quyền. Cô cầm hình của Cha Lý bị bịt miệng, cũng như cô đi vận động với các dân biểu của cô tại Texas để họ can thiệp thả Cha Lý. Cô cũng đề cập đến Dự Luật Nhân Quyền và kêu gọi những nhà lập pháp ở Texas ký tên thông qua. Cô cũng có viết thơ yêu cầu Ngoại Tưởng Condi Rice kêu gọi Việt Nam thực thi nhân quyền tại Việt Nam.

Anh Billy Le nói về viêc anh giúp thành lập Hội Sinh Viên Việt Nam tại các Đại Học ở South Carolina, góp sức với người lớn tuổi làm việc chung cùng một mục tiêu là tranh đấu cho nhân quyền. Anh nói anh cũng hợp tác với nhiều nhóm trẻ khác trên thế giới và dùng những kỹ thuật mới, social media, lập thành một mạng lưới kêu gọi giới trẻ trên tòan cầu, tranh đấu cho có nhân quyền tại Việt Nam.

Sau cùng, ca sĩ Quốc Khanh nói là anh dùng lời ca tiếng hát của mình để tranh đấu cho Việt Khang sớm được tự do. Anh nói Việt Khang là nguồn cảm hứng cho anh để anh định rõ vai trò của mình, một công dân được sống trong tự do. Anh kêu gọi tât cả mọi người cùng anh đòi cho bằng đươc sự công bằng để tất cả công dân Việt Nam được sống với quyền tự do tối thiểu của môt con người.

Sau cùng, Đìều Hợp Viên Tuyết Dương nói Việt Khang là ngọn lửa, là cây đuóc soi sáng cho tất cả cộng đồng Việt Nam hợp lại thành một khối đòan kết lớn mạnh để cuộc gặp gỡ lịch sử ngày hôm nay tại TBO được thành hình. Cô cho đó là ngày đẹp đẽ và hãnh diện nhất của cộng đồng Việt Nam.

Lúc đó thì anh Trúc Hồ bỏ ra ngoài phòng họp TBO, đi ra ngoài công viên Lafayette Park, tiếp xúc với hơn một ngàn người Việt, đi từ nhiều tiểu bang đến, đứng trước Nhà Trắng trong cơn lạnh buốt của tháng Ba. Họ hy sinh, biễu dương nồng nhiệt sự ủng hộ của họ với những đại biểu Việt Nam ngồi bên trong Nhà Trắng để cùng nhau đòi nhân quyền tại Việt Nam. Sau đó, Trúc Hồ cũng giải thích trên đài SBTN-DC là anh giao trọn quyền cho TS Nguyễn Đình Thắng liên lạc với TBO để tổ chức cuộc gặp gỡ nầy. Anh nói là hai người trẻ Cindy và Billy không đi sâu vào đề tài nhân quyền cũng như không đề cập gì đến TNT.

Kế tiếp, diển giả chánh, keynote speaker, là ông Quintan Wiktorowicz, Senior Director of Community Partnerships, National Security Council (Giám Đốc Thâm Niên về Cộng Đồng, Đối tác thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) tại Tòa Bạch Ốc. Trước hết, ông khen ngợi 130,000 người Việt Nam đồng lòng với nhau hợp tác ký TNT, chứng tỏ là cộng đồng Việt Nam là một khối rất chặt chẽ và vững mạnh để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng sống tại hải ngoại và tại quê nhà.

Ông mong được partner liên hệ đối tác với công đồng Việt Nam trên ba phương diện. Trước hết là 1) Getting to Know, to build trust, làm quen, hiểu với nhau và gây niềm tin cho nhau, 2) thứ nhì là Action & Engagement, tức là giai đoạn bắt tay làm việc, cùng chung đề cập đến những vấn đề then chốt của cộng đồng, và 3) thứ ba, là Partnership, lập ra một liên hệ đối tác giữa cộng đồng vả TBO giúp cho giới chức phụ trách chánh sách trong chánh phủ hiểu rỏ vấn đề để tìm ra những giảii pháp chung hữu hiệu hơn.

Ông cũng đề cập đến vấn nạn buôn người trên phương diện tình dục cũng như việc bóc lột lao động. Ông kêu gọi một triệu rưỡi người Việt sống tại hải ngoại, trong đó có những người thành công về thương mại như 225,000 Vietnamese businessesvà những người chuyên nghiệp, hãy đứng lên, cùng cất tiếng nói, và take action, hành động tranh đấu bênh vực cho quyền lợi của tât cả được bảo vệ.

Thuyết trình đoàn của nhóm thứ ba gồm có ba giới chức trong Bộ Ngoại Giao (BNG) Hoa Kỳ. Đó là các ông Thomas Debass, Director of Global Partnenrships Initiative, Giám Đốc Đối Tác Toàn Cầu, và ông Eric Barboriak, Acting Director, Office Mainland SouthEast Asia, Văn phòng Đông Nam Á Châu Lục Địa, trong đó có Việt Nam, và cuối cùng là Trợ Lý Thứ Trưởng Ngoại Giao, ông Michael Posner, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, Văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động.

Ông Posner là người thương thuyết với các nhà độc tài bên Miến Điện cho đến khi nào bà Aun Sang Su Kyi được thả ra khỏi nhà tù. Ông cũng lót đường cho Ngoại Trưởng Hillary Clinton qua gặp bà Su Kyi, Lãnh Tụ Đối Lập, để Bà nầy được che chở và được tự do vân động tranh cử trong Quốc Hội Miến Điện như hiện nay bà đang làm..

Trước hết, ông Debass cho biết là cách đây bốn năm, bà Ngoại Trưởng Clinton, chủ xướng văn phòng Global Partnership Initiative trong Bộ Ngoại Giao để chánh quyền đặt nặng sự hợp tác rất quan trọng với những nhóm trở thành công dân Mỹ trong cộng đồng Hoa Kỳ. Ông nói có tất cả 62 triệu người Mỹ gốc Phi Châu, Châu Mỹ Latinh, và Á Châu. Ông nói khối mạnh nầy là tài sản và nền tảng (diasporas, assets, bridges), là gạch nối vận động giúp cho chánh quyền Hoa Kỳ thương thuyết trên nhiều phương diện với các quốc gia nguyên thũy mà họ chào đời. Họ giúp đem đến những cải cách và thay đổi dẫn đến dân chủ và hoà bình cho cả hai bên Hoa Kỳ và nơi quê họ sanh ra.

Còn ông Barboriak thì nói đến những hơp tác của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á trở thành những liên minh như ASEAN ( Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á), làm việc với những cơ quan quốc tế như World Bank, Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để các quốc gia trong vùng thành liên minh toàn cầu và trợ gíúpvới nhau (global alliance and global cooperation), thực hiện những chương trình chung, mong đem đến sự cải thiện cần thiết trong đời sống của dân chúng họ. Ông cũng có đề cập đến Việt Nam trong khối đó.

Thứ Trưởng Posner, nói tổng quát về việc văn phòng ông và nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam luôn gặp gỡ, đối thoại thường xuyên với các giới chức Việt Nam về những vấn đề thương mại và nhân quyền ở Việt Nam. Các thuyết trình viên của Bộ Ngoại Giao cũng trã lời thỏa đáng từng câu hỏi của 30 đại biểu về những vụ đàn áp tôn giáo, về các tù nhân lương tâm, về sự bóc lột lao động, về việc bắt bớ những người thiểu số Kmer Krom và Montagnards, cũng như vể những vụ buôn trẻ em và phụ nữ.

Sau cùng, Bà Christina Lagdameo, Deputy Director, White House Initiative on Asian American and Pacific Islanders, kết luận bằng những lời khen ngơi nồng nhiệt cộng đồng Việt Nam chúng ta đoàn kết vượt bực. Bà làm việc trong ba đời Tổng Thống, từ ông Clinton đến ông Bush, và nay ông Obama, nhưng chưa từng thấy cộng đồng Á Châu nào kêu gọi được hơn một trăm ngàn người ký tên tranh đấu cùng chung một chiến tuyến trong một thời gian hết sức ngắn ngủi như thế nầy.

Bà nhắn nhủ chúng ta tranh đấu cho nhân quyền, chẵng những cho những người bé cổ không có tiếng nói tại quê nhà, mà còn giúp đỡ cho những người làm nail tại Hoa Kỳ, không được vào TBO gặp gỡ với giới chức vì trỡ ngại ngôn ngữ. Bà khen ngợi họ cũng là một khối lớn mạnh thành công trong nghề nghiệp, chịu khó làm lụng cực khổ rất nhiều giờ mổi ngày, và phải ngửii mùi thuốc hóa chất nguy hiễm ngày nầy qua năm kia nên sức khõe họ bị giảm sút. Bà nhắn chúng ta giúp thông dịch cho họ nếu họ cần, và cũng giúp cho họ hội nhập vào cộng đồng trong xã hội chúng ta đang sống.

Sau hai tiếng đồng hồ tiếp xúc trong Nhà Trắng, chúng ta thấy những chủ đề gì then chốt mà các giới chức trao đổi với chúng ta? Tại sao hai bên TBO và BNG, sau khi thấy con số chữ ký chúng ta lên cao tột độ, quá mức tưởng tượng của họ, lại đưa những chuyên viên, Giám Đốc những văn phòng về Partnership and Engagement, Đối Tác và Bắt Tay Làm Việc để trao đổi với chúng ta? Họ có ngụ ý gì và mong ước gì đối với chúng ta? Có phải là họ muốn chúng ta hợp tác với họ để trở thành một khối mạnh, đại diện cho cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, làm gạch nối cho những cuộc thương thuyết sau nầy với nhà cầm quyền Việt Nam chăng?

Họ trình bày là họ đã làm những công việc nầy với những nhóm cộng động khác rồi. Họ nói đây là một bước đầu giữa họ và chúng ta để gặp gỡ, làm quen, thông cảm trước tiên (Getting to know). Họ mong có một bước tiến thứ nhì là Action & Engagement như ông Wictorowigz, GĐ Cộng Đồng Đối Tác thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong TBO trình bày rất rỏ những điểm ông đưa ra. Ông kêu gọi chúng ta hợp tác làm chung những công tác quan trọng, thực tế, và có chất lượng mà chánh quyền Obama thiết kế ra.

Jackie Bông có gặp ông Wictorowicz và trao tận tay ông Bản Báo Cáo đầy đủ 55 trang của Mạng Lưới Nhân Quyền trình bày về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2011. Trước mặt GS Nguyễn Ngọc Bích, người viết bài nầy cũng yêu cầu ông tiếp cận và đối tác với Công đồng Việt Nam trong tuơng lai sắp tới.

Còn 140,000 người trong 50 tiểu bang nước Mỹ kỳ vọng những gì đối với các đại biểu được chọn vào gặp gỡ với các giới chức nầy? Sau khi trình bày sơ lược về nguyện vọng nhân quyền của chúng ta, thì có những bước tiến nào đi kế tiếp? Qúy vị đại biểu nào có thể hy sinh đứng lên đáp lời sông núi, nhận lãnh trách nhiệm, tiếp tục con đường TBO và BNG đã vạch ra cho chúng ta để chúng ta tiếp cận không?

Toàn dân Việt Nam ở hải ngoại và tại quê nhà mong đợi qúy vị đại biểu hợp tác với chánh quyền Hoa Kỳ để đi đến việc tranh đấu cho 90 triệu dân tại Việt Nam được nhân quyền như thế nào? Xin qúy vị kiên trì đi thêm bước thứ nhì cũng như bước thứ ba nữa để làm tròn nghĩa vụ mà dân chúng đang mong đợi, giao phó cho qúy vị. Đây là một con đuờng tranh đấu trường kỳ chông gai và gian khổ, đầy mồ hôi và nước mắt. Anh Trúc Hồ cùng đội banh nhân quyền hùng mạnh của anh hứa sẽ tiếp xúc trực tiếp với Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao. Mong lắm thay!

12 THÁNG ANH ĐI