20 thg 10, 2009

Trung Quốc là kẻ thù của hòa bình thế giới


Trần Nhu

(Nếu bạn thực tình muốn làm điều gì tốt lành hơn cho nhân loại, hãy chống lại bọn bá quyền Trung Quốc. Chúng là kẻ thù của hòa bình thế giới, mà nhóm lãnh đạo Bắc Kinh đứng đầu là Hồ Cẩm Ðào là một lũ quỷ giả hình, giả dạng để gây họa cho nhân loại)

Nước Tầu với những người bạn láng giềng

Nước Tầu lớn rộng có 29 nước láng giềng, trong đó có 15 nước có chung biên giới. Người Tầu từ ngàn xưa tới nay thường xuyên gây ra sự nhũng nhiễu, không bao giờ họ từ bỏ tham vọng xâm lăng và lấn chiếm đất đai của các quốc gia lân bang. Trong Bức giác thư gửi các vị tướng lãnh và binh sĩ quân đội Nhân Dân Việt Nam hồi đầu năm 2006 tôi đã viết: “Thật là đại bất hạnh cho những quốc gia nào có biên giới chung với nước Tầu, chúng là những người láng giềng tham tàn, độc ác, hèn hạ nhất” Quả thực, nước Tầu thời nào, lúc nào cũng là mối đe dọa thường trực. Lịch sử, đầy dẫy những cuộc xâm lăng bành trướng, những tròng ách của người Tầu đè nặng lên các quốc gia lân bang, các Hoàng Ðế Trung Hoa từ khi họ lập quốc là chiếm đất, hủy diệt, đồng hóa và cai trị. Thực tế đó tự nhiên đưa đến sự thừa hưởng của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay. “Con cá Sấu vẫn giữ thói quen ăn thịt của nó.” “Con Báo cũng không bao giờ thay đổi, những chấm lông của nó”.

Ðối với người Tầu, bạn phải hiểu tổ tiên của họ hết đời này qua đời kia… người Tầu luôn luôn nghĩ đến việc đánh chiếm các quốc gia láng giềng, nhất là nước ta. Ðiều này dường như là một “tính cách” một nếp suy nghĩ của họ. Còn đối với người Việt Nam chúng ta chống Tầu dường như cũng là một “đặc thù”, trừ giặc Hồ và đồng đảng coi người Tầu như anh em. Người Tầu nguy hiểm, thâm độc, nhất là âm mưu hủy diệt và đồng hóa của họ.

Việt Nam cho đến nay, vẫn còn là Việt Nam không bị xóa nhòa vào cái khối đại Hán như nước Liêu, nước Ðại Lý và hàng trăm dân tộc khác trước đó đã bị hủy diệt hoặc đồng hóa. Các bạn phải luôn luôn nhớ đến công lao của tiền nhân ta đã kiên cường, dũng cảm chống lại bọn phong kiến phương Bắc, để còn nước Việt nam và không bị đồng hóa. Trước mắt chúng ta thấy đất nước Tây Tạng đang bị họa đó!

*

Chúng tôi sẽ trình bày một cách tổng quát về chính sách và âm mưu của người Tầu với các nước láng giềng, đặc biệt là nước ta bằng cách xem xét lại quá khứ để đối chiếu lịch sử cận đại. Trước hết là quốc gia Tây Tạng.

Toát yếu lịch sử Tây Tạng.

Về Cổ Sử của Tây Tạng cũng giống chuyện huyền thoại, dã sử của các nước. Theo truyền thuyết dã sử Trung Hoa cổ đại thì vua Thuấn, hậu duệ của hoàng đế Nghiêu khoảng thế kỷ XXII trước CN, thuộc bộ tộc người Hán ở vùng núi Tam Nguy có nhiều tù trưởng trong đó có bộ tộc người Miêu. Vua Thuấn (người Hán) mượn cớ chinh phạt người Miêu để tiến vào Tây Tạng, và mở ra một trang sử quan hệ qua lại giữa hai dân tộc Hán-Tạng. Nhưng ghi chép lịch sử chính thức, thì chỉ mới bắt đầu từ thời nhà Ðường-Tây Tạng mới có sự tiếp xúc với Trung Hoa. Sách cựu Ðường Thư. Bấy giờ gọi Thổ Phiên, hoặc là Tây Phiên, khi vua Minh Thái Tổ bình định thiên hạ gọi nước Thổ Phiên là Ô Tư Tạng, ở Việt nam có sách ghi là Thổ Phồn. Ở cách kinh đô Trường An về phía Tây 8000 dặm là đất nước của người Tây Khuông thời Hán. Có thuyết nói họ là con cháu của Ðột Phát Lợi Lộc Cô ở vùng Nam Lương. Từ “Ðột Phát” chuyển âm thành “Thổ Phiên”. Chữ “Thổ” do chữ “Thốc” chuyển âm mà thành, nhưng đến đời Nguyên theo tiếng Mông Cổ: Thổ Phiến biến thành “Ðồ Bá Ðặc” từ âm đọc là Tobed nên người Tây Phương dịch thành Tibet, nhưng chung quy vẫn là do người Tạng tự gọi mình là xứ sở của mình là “Ðất nước của Phật” mà ra. Về mặt hình thể địa lý thì Thổ Phiên còn có một chi ở vùng Thanh Hải ngày nay. Chi này từ thời Tần Hiếu Công đã đưa bộ tộc của mình rời về phía Nam vượt mấy nghìn dặm đến phía Tây sông Tứ Chi. Bộ tộc này có lẽ vào thời Nam-Bắc triều đã thành lập vương quốc Thổ Phiên (Tây Tạng) lấy LhaSa ngày nay làm kinh đô.

Ðến thời vua Ðường Thái Tông, thế lực của Thổ Phiên (Tây Tạng) rất mạnh sử sách Trung Hoa có ghi chép nhiều về Thổ Phiên, vua Tây Tạng thứ 30. Khí Tông Lộng Tán lên ngôi, người Tạng có thế lực quân sự hùng mạnh và hoạt động mạnh mẽ thường xuyên xâm lấn biên thùy của nhà Ðường, hai nước đánh nhau thường là quân Trung Hoa thua. Vua Ðường Thái Tông cuối cùng đã phải dùng kế mỹ nhân gả công chúa Kim Thành cho vua Tạng để giữ gìn biên giới phía tây. Trước đó vua Tạng còn đem quân đánh chiếm nước Miến Ðiện, bắt vua Miến hàng năm phải cống nạp vua Tạng Chinh Phục cả Nepal.

Các sử gia đều nhìn nhận rằng, bấy giờ Tây Tạng là một quốc gia rất hùng mạnh, hiếu chiến. Sau này ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo trở thành một dân tộc yêu chuộng hòa bình.

Trong sách lịch sử Tây Tạng của Pháp Sư Thánh Nghiêm có dẫn sách Cựu Ðường Thư, về việc này như sau: “Do hai nàng công chúa nước ngoài đều là những tín đồ Phật Giáo thuần thành, và đều đến từ những nước có nền văn hóa cao, nên bắt đầu từ đó, vua Tạng cũng nghe theo lời khuyên của hai nàng, mời các nhà sư của Trung Hoa và Ấn Ðộ đến Tây Tạng hoàng pháp. Nhà vua còn phái một đoàn gồm 16 người, trong đó có vị đại thần là Ðoan Mĩ Tam Bồ Ðề… Sang Ấn lưu học. Sau về nước đã lấy chữ Phạm làm cơ sở sáng tạo ra chữ cái của chữ Tạng, dịch thuật của kinh Phật, vua Tạng cũng tự mình học tập để xử dụng chữ Tạng. Từ đó, Tây Tạng đã bước vào thời đại văn minh. Phật giáo đã có năng lực cảm hóa nhà vua rất mạnh, vì vậy mà nhà vua đã căn cứ vào tư tưởng của Phật Giáo, ban bố “Thập Thiện” và “Thập Thiện Yếu Luật” để dân chúng thi hành.

Ðối với việc này sử gia cho rằng đây chính là vua Tạng đã từ tinh hoa của Phật Giáo, nêu ra những tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho toàn dân cùng tuân theo và dùng nó để phán xét thưởng phạt trong dân chúng.

Nhà vua đã tự mình hành đạo và khuyến khích dân chúng tín ngưỡng Phật Giáo để giáo hóa tâm tính, dùng tinh hoa Phật giáo để định ra những tín điều về chính trị và tu dưỡng bản thân.

Qua đó ta có thể thấy (Phật giáo có thể giáo hóa một dân tộc hiếu chiến trở thành hiền hòa). Lịch sử Trung Hoa có ghi: “Ðường Duệ Tông Cảnh Vân năm đầu, Tây Lịch 710. Vua Ðường gả Công Chúa Kim Thành cho vua Tạng đời thứ 35 là Khí Lệ Túc Tán. Bấy giờ tuy Trung Hoa và Tây Tạng vẫn đánh nhau liên miên, nhưng nhờ công chúa đã làm được nhiều việc có lợi cho hòa bình về mặt văn hóa ngoài Kinh Phật. Các sách như Mao Thị Xuân Thu, Lễ Ký v.v… đã được đưa vào Tây Tạng. Sau đó, vào năm Phật lịch 1327 Ðường Túc Tông, Kiến Trung thư 4. Tây lịch năm 783. Và năm Phật lịch 1365 (Ðường Mục Tông, Trường Khánh năm đầu, (tây lịch 821), nhà Ðường và Tây Tạng đã hai lần ký kết liên minh, khắc thành văn bia bằng đá. Tấm bia (Sanh Cửu Liên Minh Bi ở trước Cung Bồ Ðạt Lạp hiện nay còn là tấm bia dựng vào đời vua Trường Khánh.

Sau khi thành Cát Tư Hãn lập ra đế quốc Mông Cổ, vào năm 1272, Hốt Tất Liệt nối ngôi Mông Ca Hãn, lại sai Bình Vương là Lỗ Xích đi đánh Tây Phiên, người Tạng thần phục Mông Cổ. Nhưng Hốt Tất Liệt biết người Tạng dũng mãnh, thiện chiến, không dễ dàng chinh phục được họ chỉ bằng vũ lực. Vì vậy ông ta đã ràng buộc thêm họ bằng Phật Giáo mà họ sùng tín, giả phong cho vị Tổ thứ tư của phái Tát Ca Là Ma Ðại Tát Ca Ban-trí đạt (Sakya Pandita) để làm vui lòng và cố kết nhân tâm người Tạng. Bây giờ, Tát Ca Ban Trí Ðạt còn phái người cháu của mình là Bạc-Tư-Ba đến Mông Cổ là vị tổ thứ năm của phái Tát Ca Lạt Ma Giáo. Từ đó trở đi, việc hợp nhất chính trị với tôn giáo đã bắt đầu đặt nền móng cho Tây Tạng. Pháp Vương Tây Tạng kiêm luôn cả chức Vương Tạng. Hốt Tất Liệt còn đặt ra ở Thổ Phồn, gồm có ba lộ như Ô Tây Tạng, Nạp Lý Mễ Cổ Lỗ, Tôn và mỗi lộ đặt chức Tuyên Úy Sứ tư đồ nguyên soái phủ. Hai chữ “Ô Tư”. Tây Tạng phát âm là “Usu” có nghĩa là “vệ” vì vậy còn gọi là Vệ Tạng. “Ô Tư” có nghĩa là “trung tâm”. “Tạng” có nghĩa là “thanh tịnh”. Ô Tư Tạng có nghĩa là “Trung tâm thanh tịnh” là cõi Phật thanh tịnh. Ðó là tên một châu vùng kinh đô LhaSa. Bởi vị trí của Tây Tạng là nằm ở biên giới phía Tây nước Tầu. Cho nên đến đời nhà Thanh thì gọi tên Tây Tạng có nghĩa là cõi tây phương tịnh độ.

Ðến cuối nhà Nguyên, chính quyền Tây Tạng dần từ tay Phát Tát Ca rơi vào tay Bạc-Khác-Mộc-Ðô (Phagomo-du) người sau này trở thành Tạng Vương.

Sau khi nhà Minh thu hồi được Trung Hoa từ tay người Mông Cổ, họ vẫn giữ nguyên chính sách của nhà Nguyên đối với quốc gia Tây Tạng. Năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời vua Minh Thành tổ (1406 đã phong cho Cáp-Lập ma (Halima) của phái Ca Cử làm Ðại Bảo Pháp Vương: Năm thứ 11, phong cho Tý-trạch-Tư-ba của phái Tát-Ca làm Ðại Thừa Pháp Vương. Năm Tuyên Ðức thứ 9 đời Minh Tuyến Tông 1434 lại phong cho em người em của Tông-Khách-Ba là Thích Ca làm Ðại Từ Pháp Vương. Năm 1720 quân Trung Hoa nhà Mãn Châu đã chiếm đóng.

Ðến nhà Thanh xác lập chủ quyền ở Tây Tạng và ngay cả Nội Mông vào phạm vi thế lực của mình. Hoàng Ðế Mãn Thanh (năm Thuận Trị thứ 9) Vẫn phải phong cho Ðạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5. Năm Khang Hi thứ 21 (Phật lịch 2227). Ðạt Lai đời thứ 5 viên tịch quyền Thần Tây Tạng Ðề Bà Tang Tiết giấu Khổng Phát tang trong suốt 14 năm, một mặt ngấm ngầm liên lạc với Chuẩn Cát Nhĩ Hãn của Tây Mông Cổ là Cát Nhĩ Ðan, một mặt tìm cách dây dưa trì hoãn với nhà Thanh.

Trong suốt thời gian nhà Thanh cai trị nhiều lần người Tạng đã nổi dậy chống lại quân xâm lược, triều đình nhà Thanh đã phải đem đại quân đi dẹp. Năm Phật lịch 2271 (Ung chinh thứ 5). Ở Tiền Tạng lại phát sinh cuộc khởi nghĩa. Ðại quân nhà Thanh phải nhiều tháng sau mới bình định được hậu Tạng. Nhân thắng lợi này, triều đình nhà Thanh liền bắt buộc (Ba-Tan) phải tiếp nhận quyền Tông phái của Trung Hoa. Sau đó lại nhân sự biến Phả Lai Nãi. Chu Nhĩ Mặc Ðặc Na Mộc trát Lạc mưu làm binh biến, nhưng bị viên đại thần giữ lại ở Tạng dùng mưu giết đi. Từ đó triều đình nhà Thanh không còn phong tặng chức Vương cho Tây Tạng nữa.

Người Tầu từ đời nhà Thanh đến nay coi Tây Tạng như là một chi của dân tộc Trung Hoa. Nhưng trên thực tế ngay từ thời cổ đại, hai dân tộc Hán, Tạng cả dã sử, huyền sử vẫn là hai dân tộc, hai nước có nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, chứ không thể là một. Sử sách đều ghi chép minh bạch đầy đủ chưa bao giờ Tây Tạng thuộc trong vòng chủ quyền của Trung Hoa.

Tây Tang vùng đất cổ xưa của dãy Himalaga, quanh năm tuyết phủ, ẩn chứa trong lòng nó một lịch sử văn hóa lâu đời. Vây quanh cao nguyên tươi đẹp có trên 3000 hồ lớn nhỏ. Rải rác trong rừng sâu, tàng trữ trong lòng bao sản vật quý hiếm dưới lớp tuyết dầy. Nó đã trở thành mục tiêu đầu tiên của đảng cs Trung Quốc. Tây Tạng đã nhiều lần bị ngoại bang xâm lăng: Người Mông Cổ, người Mãn Châu, người Anh. Nhưng chưa bao giờ những cuộc xâm chiếm này có ảnh hưởng gì đến tôn giáo và văn hóa của Tây Tạng. Nhưng lần này thì lại khác. Sự thay đổi chính trị của Trung Hoa vô thần, muốn thay đổi cả tim óc người Tây Tạng.

Chiếm vùng Cao Nguyên Nóc Nhà Thế Giới

Tây Tạng quả thực là miếng mồi ngon trước miệng con gấu đói. Về địa lý, Tây Tạng là một cao nguyên số một trên thế giới, độ cao bình quân với mặt biển là 1,600 thước, khoảng 5,500 m. Chỗ thấp nhất như các dòng sông cũng cao hơn mặt biển 4.000m đến 5.000m vì vậy Tây Tạng có tên gọi là (Nóc nhà thế giới). Về quân sự Tây Tạng ở vị trí chiến lược rất quan trọng là từ các đỉnh núi cao nó trực tiếp uy hiếp nước Ấn Ðộ, Miến Ðiện, Nepal và cả các nước vùng Trung Á. Quân Trung Cộng có thể dùng đại pháo rót xuống các điểm nó muốn một cách chính xác.

Ðất nước Tây Tạng rộng mênh mông chiếm quá 12% tổng số diện tích đất của Trung Quốc, phía Bắc giáp Tân Cương và Thanh Hải, phía Ðông Nam nối liền với tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía Tây có biên giới chung với Miến Ðiện, Ấn Ðộ, Bu Tan, Xích Kim và Nepal phía Tây giáp với Pakistan, Afghanistan hình thành một đường biên giới dài tổng cộng 4.000 Kilomet. Diện tích rộng gấp bẩy lần nước Pháp. Các thế kỷ trước Tây Tạng là một vùng đất khuất lấp với thế giới, nhưng vào thời đại ngày nay nó giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Nó có thể dùng làm bàn đạp xâm lăng nhiều quốc gia trong vùng. Chính vì thế, khi vừa mới nắm được quyền thống trị đại lục Trung Quốc năm 1950 Mao Trạch Ðông đã gửi điện khẩn cho Bành Ðức Hoài chuyển tới những người phụ trách Cục Tây Nam lúc bấy giờ là Ðặng Tiểu Bình, Lưu Bá Thừa, Hạ Long. Ông nói: “Nước Tây Tạng dân số không đông, nhưng giữ một vị trí hết sức quan trọng trên trường quốc tế, chúng ta phải chiếm lấy bằng được, để cải tạo nó và biến nó thành “dân chủ nhân dân”. (1) Tham vọng cuồng nộ từ trong cốt lõi, vẫn chủ trương bành trướng, lúc nào cũng nuôi tham vọng tầy trời là nới rộng mọi vùng biên cương và tiến vào mọi biên thùy đặng mai ngày nó có thể chinh phục cả thế giới. Sau khi nhận được lệnh của Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, phụ trách cục Tây Nam đã nhanh chóng quyết định quân đoàn 18 dã chiến và một số lớn quân địa phương ở các tỉnh biên giới với nước Tây Tạng, đã bất ngờ tấn công vào Tây Tạng. Tổng chỉ huy chiến dịch xâm lăng này là Trương Quốc Hoa. Mở đầu chiến dịch đánh chiếm Xương Ðô là cửa vào Tây Tạng. Thành Xương Ðô ở ngã ba, nơi hội nhập của hai chi lưu lớn vào sông Lan Thương và Kim Sa. Ðây là con đường duy nhất Xuyên Khang để vào Tây Tạng. Nó cũng là yết hầu của ba con đường đi vào nam, bắc và miền Trung Tây Tạng. Lúc bấy giờ chính phủ Tây Tạng lập tổng hành dinh tại Xương Ðô, trong khu vực phòng ngự chiến lược này quân đội quốc gia Tây Tạng toàn bộ gồm có 17 trung đoàn, trong đó có 10 đại bản doanh, được trang bị bằng vũ khí của Anh, cộng với quân địa phương số quân khoảng 8000 người quân sĩ được bố trí rải rác từ bờ sông Kim Sa đến trung tâm thành Xương Ðô, với mục đích dùng lực lượng quân sự này để ngăn chặn quân Trung Quốc.

Ngày 6 tháng 10 quân Trung Cộng đã mở chiến dịch Xương Ðô. Theo kế hoạch đã dự định, quân Trung Cộng tấn công xâm lăng Tây Tạng theo hai tuyến Nam-Bắc. Tuyến phía Bắc tập trung 4 lữ đoàn, do Ðặng Hà vượt sông Kim Sa chia nhau tấn công vào Xương Ðô. Trong đó một lữ đoàn hợp đồng tác chiến do tướng Ngọc Thu chỉ huy đội kỵ binh Thanh Hải từ phía Nam tiến về hướng Tây Xương Ðô đến Tây Bắc Xương Ðô, theo đường hẻm kỵ binh cấp tốc xuống phía Nam, trước tiên đánh chiếm An Dạt. Cắt đường rút lui về hướng Tây của quân Tây Tạng ở Xương Ðô. Hai lữ đoàn ở tuyến phía Nam do Khang Tây Ba vượt sông Kim Sa nhanh chóng tiến vào Khozenching, Ninh Tĩnh, thẳng đến Benđa, Baxu ngăn đường rút lui về phía nam của quân Tây Tạng.

Ngày 21-2-1950 báo chí Trung Cộng ở Bắc Kinh loan tin: “Chiến dịch Xương Ðô kết thúc thắng lợi Hồng Quân tiêu diệt 5,700 quân Tây Tạng”. Sau đó nhiều toán quân Trung Cộng từ mọi hướng tiến vào tràn ngập quốc gia Tây Tạng nhỏ bé. Ði đến đâu quân Trung Cộng cũng giết chóc, cướp phá một cách dữ dội, dã man chưa từng có trong lịch sử nước Tây Tạng. Cái thuở ban đầu, khởi điểm của mọi thảm họa trong cốt lõi của chủ trương duy vật, vô thần. Thêm một điều cần phải được ghi nhận là họ cuồng nộ với cả thiên nhiên xứ này.

Trong khi quân Trung Cộng tàn sát nhân dân Tây Tạng đẫm máu, thì cùng lúc đó trên báo chí Trung Quốc bắt đầu đăng kín những tin: “Nhân dân Tây Tạng vui mừng, phấn khởi, đón mừng quân giải phóng Trung Quốc? “Ðáp án lịch sử xây dựng Tây Tạng mới”. Và nhất loạt cho nó một cái tít lớn là: “Con đường thống nhất tổ quốc đoàn kết dân tộc chấn hưng Tây Tạng” các vấn đề cập đến có: “Tại sao nói dân tộc Hán và dân tộc thiểu số không ai tách khỏi ai?” hay “Quân giải phóng nhân dân đóng ở Tây Tạng đã có những cống hiến nổi bật gì với việc xây dựng Tây Tạng mới v.v… Sự lừa dối hay xảo trá của CS Trung Quốc, cộng sản Việt Nam ở đâu cũng làm thế và nó thường được tung ra trong khi nó gây tội ác “giải phóng” nhân dân vui mừng phấn khởi… v.v… là một loại cụm từ khá quen thuộc.

Người Tầu nhìn chung rất thâm độc và cực kỳ nham hiểm. Khi tiếp xúc với họ, thường vòng vo tam quốc, không nói đến nơi đến chốn bao giờ. Họ dùng ngôn ngữ ngoại giao thường là gian trá, khó hiểu. Khác với mục tiêu họ nhắm tới, khó có thể đoán được ý đồ của người Tầu qua lời nói của họ thí dụ: Họ âm mưu chiếm Việt Nam bằng diễn biến hòa bình, biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc trong các hiệp ước ký với bọn Việt gian Hà Nội, họ dùng danh từ “Hợp tác toàn diện” “Hợp tác quân đội giữa hai nước”. “Hợp tác công an, an ninh” (Xin xem bài: “Từ Lệ thuộc đến mất nước” cùng tác giả trên các mạng…) Trung cộng xua quân đội vào xâm chiếm nước láng giềng Tây Tạng. Họ dùng từ “giải phóng” đàn áp đẫm máu, diệt chủng dân Tạng đau khổ kêu la, thì họ nói dân Tạng hạnh phúc sung sướng, ăn mừng, biết ơn v.v…

Những sự kiện quan trọng:

Ngày 28-2-1950 Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: giải tán chính phủ Tây Tạng.

Ngày 24-1-1951 Mao Trạch Ðông Chủ tịch ÐCSTQ, phê chuẩn thành lập Ủy Ban Tây Tạng, chính thức sát nhập nước Tây Tạng thành một tỉnh của Trung Quốc và thành lập Ðảng bộ CS Tây Tạng, do Trương Quốc Hoa làm bí thư.

Ngày 28 (?) 1950, chính phủ Ấn Ðộ gửi công hàm cho Chính Phủ Trung Quốc lên án quân đội Trung Quốc xâm lăng nước Tây Tạng! Nhưng quốc tế không mấy quan tâm đến tình hình xứ Tây Tạng lúc bấy giờ.

Trước đó vào ngày 11-12-1950 chính phủ Tây Tạng cũng đã gửi điện tín đến Cao ủy Liên Hiệp Quốc như là một lời cầu cứu cuối cùng với lời đề nghị gửi một phái đoàn đến Tây Tạng để quan sát và nghiên cứu tình hình… Nhưng tiếng đi không có lời vọng về! Các chính phủ có liên hệ với Tây Tạng như Anh Quốc, Ấn Ðộ rút lui khỏi trách nhiệm! Không phải chỉ riêng sự cô lập, cô đơn, thế cô của nước Tây Tạng, bất hạnh mà tất cả những sự hèn yếu trong lĩnh vực ngoại giao của họ. Và sự nhượng bộ Trung Cộng, một quốc gia đã vi phạm những điều ký kết hiệp ước đã đem đến thảm kịch Tây Tạng kéo dài!

Ðức Dala Lama đã phải thân hành đến Bắc Kinh điều đình với kẻ cướp. Kết quả là bản hiệp ước 23-5-1951 được ký kết. Trong đó Trung Cộng hứa bảo đảm dưới sự thống trị của họ. Dân Tây Tạng vẫn có thể sinh hoạt văn hóa và tôn giáo độc lập. Tây Tạng đã phải chịu lép vế vì thế lực quân đội không còn, cũng không có đồng minh giúp đỡ nên đành phải thừa nhận chính quyền Trung Cộng trên lãnh thổ nước mình!

Trong một thời gian dài, mặc dù quân xâm lăng Trung Cộng hết sức độc ác tàn bạo và những yêu sách của đoàn quân xâm lăng ngày càng nặng nề, không thể nào nhẫn nhục được nữa cho đến ngày 10-3-1989 một cuộc nổi dậy đã xảy ra, tiếp đến vào ngày 30, mười ba vị Lạt Ma đã giương cao ngọn cờ “Tuyết Sơn Sư Tử”, các chư tăng hô khẩu hiệu: “Tây Tạng độc lập” diễn hành dọc phố Bát Khách. Khi đi đến vòng thứ hai thì số người nhập cuộc lên đến ba ngàn người. Và Phật Tử ở thủ đô LhaSa tiếp tục xuống đường hô vang khẩu hiệu “Tây Tạng độc lập”. Cuộc chiến diễn ra giữa những người Tây Tạng tay không với hàng triệu quân xâm lược được trang bị khí giới đầy đủ kéo dài chỉ vài tuần lễ.

Con Quỷ Ðỏ Hồ Cẩm Ðào và tội diệt chủng của y ở Tây Tạng.

Hồ Cẩm Ðào bấy giờ là bí thư đảng bộ Tây Tạng, kiêm Bí Thư Quân Ủy đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát Trung Cộng nổ súng vào đoàn người tay không. Cuộc đàn áp đã diễn ra nhiều ngày ở thủ đô LhaSa và khắp nơi trên đất nước Tây Tạng hết sức khốc liệt và đẫm máu chưa từng có, pháo binh Trung Cộng đã tàn phá phần lớn thành phố và quan trọng hơn nữa là lâu đài của Ðức Dala Lama.

Theo báo chí Trung Cộng. Sáng ngày 6-3 Hồ Cẩm Ðào đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp gồm những người phụ trách từ cấp địa khu trở lên của các sở, cục ban ngành của khu tự trị và thành phố LhaSa, thông báo sự kiện gây rối nghiêm trọng.

Nhưng ngày 5 tháng 3 Hồ Cẩm Ðào đã bố trí biện pháp… Và yêu cầu đảng viên cán bộ quân đội kiên định lập trường, thái độ dứt khoát rõ ràng dẫn dắt quần chúng tiến hành trấn áp kiên quyết với các thế lực chia rẽ. Ðồng thời Hồ Cẩm Ðào báo cáo về Bắc Kinh tình hình ở LhaSa. Ðể kiểm soát tình hình ở đây. Trung ương tán thành đề nghị của Hồ Cẩm Ðào và nhanh chóng quyết định chính thức thực hiện giới nghiêm ở LhaSa, Hồ Cẩm Ðào lại triệu tập cuộc họp khẩn các cán bộ lãnh đạo đảng viên các cơ quan trực thuộc khu tự trị và thành phố LhaSa truyền đạt mệnh lệnh của Quốc Vụ Viện về việc thực hiện lệnh giới nghiêm.

Trong khi đó tất cả các báo chí trên toàn bộ lục địa Trung Quốc không có báo nào là không đăng bài xã luận của “Nhân dân nhật báo” cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản, trong hai ngày 26 – 29 tháng 4: “Cần phải chống động loạn một cách cương quyết” “Bảo vệ đại cục và bảo vệ ổn định”

Ngày 22 – 5 tờ “Tây Tạng nhật báo” đã đăng bài của bình luận gia bản báo: “Chú trọng ổn định quan tâm đến đại cục” các báo ở đại lục Trung Cộng liên tục cổ vũ cho việc chống bạo loạn ở Tây Tạng… Tin tức liên quan tới Hồ Cẩm Ðào, cũng liên tục được báo chí đề cập đến như Hồ Cẩm Ðào đi thăm các sĩ quan chỉ huy chiến đấu tại Phân khu Sơn Nam v.v…

Ngày 24 tháng 5 vị trí tít lớn hàng đầu của “Tây Tạng nhật báo” bài bình luận đầu: “phát huy đầy đủ vai trò thành lũy chiến đấu… các tiêu đề khác là Bí thư khu tự trị Tây Tạng Hồ Cẩm Ðào điều tra nghiên cứu tại huyện Khúc Tùng, tin tức bày tỏ thái độ khu vực Nhật Ca Tắc “Biện pháp mà Trung ương áp dụng là cần thiết. (nghĩa là Hồ Cẩm Ðào trực tiếp thị sát cảnh quân Trung Cộng bắn giết người Tây Tạng)

Ngày 29-5 tin tức các nhật báo ở Trung Cộng đều đăng bài: “Cơ quan nhà nước Trung ương Ðảng ủng hộ bài phát biểu của Lý Bằng, Dương Thượng Côn về vấn đề dẹp bạo loạn ở khu tự trị Tây Tạng và tin Hồ Cẩm Ðào đi thị sát ở huyện Trát-Nang ổn định tình hình v.v…

Ngày 8 tháng 6, tin tức chủ yếu trên tờ “Tây Tạng nhật báo” có bài: “Khu tự trị triệu tập hội nghị cán bộ đảng viên cấp cục. Kiên quyết ủng hộ quyết sách quan trọng dẹp bạo loạn phản cách mạng của Trung ương Ðảng: Ðoàn kết nhất trí làm tốt công tác ổn định tình hình Tây Tạng Hồ Cẩm Ðào có bài phát biểu quan trọng v.v…

Ngày 9-6 Tây Tạng nhật báo “đưa tin bức điện của Ðảng Ủy khu tự trị chính quyền khu tự trị. Quân Ủy gửi Trung Ương Quốc Vụ viện quân ủy” “kiên quyết ủng hộ quyết sách, quyết đoán dẹp bạo loạn phản cách mạng: Sau khi bày tỏ thái độ đàn áp dân Tây Tạng trung thành với đảng cộng sản, Hồ Cẩm Ðào tỏ ra một tên bạo chúa khát máu, tiếp đó ngày 23 tháng 4, Bắc Kinh tuyên bố giải tán những người nổi loạn ở Ðông Nam tây Tạng và đóng cửa biên giới với Ấn Ðộ (không cho dân Tạng chạy qua biên giới Ấn Ðộ).

Ngày 10-6 năm 1989 các tờ báo lớn ở New Dehi thủ đô Ấn Ðộ cho biết cuộc đàn áp mở ra mười ngày của quân Trung Cộng với nhân dân Tây Tạng gần biên giới với quốc gia Nepal mang tính chất hủy diệt nghiêm trọng”.

Ngày 19-6-1989 Ủy Ban luật gia quốc tế tuyên bố Trung Cộng đã phạm tội ác diệt chủng ở Tây Tạng.

Ngày 9-9-1989 Dala Lama kêu gọi Liên Hiệp Quốc hành động chống lại sự đàn áp của Trung Cộng ở Tây Tạng.

Chúng ta cũng thấy rằng từ năm 1959 Trung Cộng đã có một cuộc tàn sát lớn ở Tây Tạng Khiến Ðức Dala Lama phải ra nước ngoài lánh nạn. Ðó là vào ngày 17 tháng 3 năm 1959. Sau nhiều lần đắn đo và dưới sự đốc thúc của những vị cố vấn của Ngài đã ủy thác nhiệm cho một chính phủ lâm thời lo liệu việc tại LhaSa và định đóng đô tạm thời tại miền Nam Tây Tạng. Nhưng các cuộc oanh kích từ trên không và lệnh truy nã gắt gao của Bắc Kinh đã dồn Ngài vào cuộc hành trình đầy cam go gian khổ vượt rừng núi trùng điệp hiểm trở đến đất Ấn Ðộ.

Vì sao mà Ngài đã chịu nhiều thử thách của định mệnh và mang một trách nhiệm nặng nề như vậy? Nên biết rằng: Phật giáo Tây Tạng là phật giáo nhập thế. Ðức Dala Lama vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người lãnh đạo tinh thần đối với một dân tộc đang bị đe dọa diệt vong, nhiều người trên thế giới ngày nay đã chia xẻ nỗi lo âu của Ngài. Không phải vì lập trường chính trị mà đơn giản là giữa con người với con người. Ngài là một người tranh đấu cho giá trị nhân phẩm không phải chỉ cho dân tộc Tây Tạng mà cho tất cả những người bị áp bức trên toàn thế giới trong đó có dân Trung Hoa.

Chúng ta lên án, phản đối bất cứ một chế độ độc tài nào, bất cứ bọn xâm lược nào với những tên bạo chúa đã phạm tội diệt chủng, Hồ Cẩm Ðào hiện là chủ tịch nhà nước Trung Cộng chính là tên tội phạm diệt chủng ở nước Tây Tạng. Y phải được đem ra tòa án quốc tế xét xử như những tên phạm tội diệt chủng khác.

Những thời điểm đẫm máu.

Sau khi chiếm được nước Tây Tạng nhất là 1955 – 1956, đặc biệt là trong khoảng thời gian cách mạng văn hóa Trung Quốc từ 1966 – 1976 – 1989 nhân dân cả nước Tây Tạng đã phải chịu nhiều sự kinh hoàng, hàng triệu người dân Tây Tạng vô tội bị giết một cách dã man thê thảm và chết dưới những cực hình trong các trại cải tạo ở Trung Quốc cũng như trên đất nước của họ. Trung Cộng đã cố tình tạo nên những nạn đói, thâm độc hơn nữa là phụ nữ Tây Tạng bị ép buộc phải lấy người Trung Quốc, còn nam giới phần lớn bị giết. Ðoàn quân xâm lăng Trung Cộng công khai cấm việc người Tạng xử dụng tiếng Tạng và thực hành văn hóa Tây Tạng. Trung Cộng đã tàn phá gần hết các chùa chiền và tu viện ở Tây Tạng. Những người Hán đã bị ép đi di cư lên vùng núi Tây Tạng để thực hành chính sách diệt chủng và tiêu diệt nền văn hóa xứ Tây Tạng.

Trong các tên tội phạm diệt chủng ở đất nước Phật Giáo Tây Tạng, đặc biệt là Hồ Cẩm Ðào Bí Thư Ðảng CS kiêm chủ tịch nhà nước Trung Quốc hiện nay.

Theo lịch sử ÐCSTQ, Hồ Cẩm Ðào dân tộc Hán, sinh tháng 12 năm 1942, người huyện Tích Khê, tỉnh An Huy, y vào Ðảng CSTQ, tháng 4 năm 1946. Tốt nghiệp Khoa thủy lợi Ðại học Thanh Hoa và từng được đào luyện trong trường Ðảng Cao Cấp. Năm 1980, khi Hồ Cẩm Ðào làm phó chủ nhiệm Ủy Ban Xây dựng tỉnh Cam Túc, Hồ Cẩm Ðào được chọn làm đối tượng bồi dưỡng, gửi tới học tập lớp bồi dưỡng cán bộ trung ương thanh niên của trường Ðảng cao cấp và ở đây y đã được Hồ Diệu Bang, Ðặng Tiểu Bình đặc biệt để ý tới, từ đó về sau Hồ Cẩm Ðào bắt đầu bước dài đi lên trên con đường danh vọng.

Vài nét về Trường Ðảng.

Trường Ðảng trung ương của Ðảng CS Trung Quốc. Nó là trận địa quan trọng của mặt trận tư tưởng, lý luận của Ðảng CS Trung Quốc, cũng được mệnh danh là “lò luyện chủ nghĩa MácLenin”. Ðảng CS Trung Quốc xưa nay coi trọng công tác trường Ðảng. Vì vậy chức hiệu trưởng đa phần là do một trong những số nhân vật đứng đầu Ðảng hoặc nhà lý luận chủ nghĩa Mác đảm nhiệm những người đó phải trong hàng ủy viên bộ chính trị. Năm 1943 Mao Trạch Ðông đích thân kiêm nhiệm chức hiệu trưởng trường Ðảng Trung Ương. Ngoài Ðổng Tất Vũ và Mao Trạch Ðông ra trường đảm nhiệm chức vụ hiệu trường Ðảng Trung Ương. Còn có Nguyên lão Ðảng CS TQ Lý Duy Hán, Chủ Tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Ủy Viên bộ chính trị trong Ðảng Dương Hiếu Trân, Lâm Phong và Kiều Thạch. Sau có Giang Trạch Dân nay đến Hồ Cẩm Ðào.

Nên biết rằng trường Ðảng trung ương khác hẳn các trường khác, mặc dù Ðảng CS TQ đã mở các trường để bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng như trường Ðại học Hồng Quân, Ðại Học Quân Chính v.v… Ngay về hình thức cũng khác: canh giữ cổng không phải là công an, mà là các chiến sĩ cảnh sát vũ trang đặc biệt ra vào trường. Nếu như không có người ở bên trong ra đón thì dân thường hoàn toàn không thể vào được.

Ở phía Tây Bắc của Bắc Kinh, bên cạnh đường đi Hương Sơn, Di Hòa Viên. Có một ngôi trường rất cuốn hút sự chú ý của người đời và nó mang nặng mầu sắc thần bí. Ðược canh gác cẩn mật…

Nơi đây chính là ngôi trường cao nhất bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cao cấp của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.

Về năm tháng cụ thể thành lập trường tác giả chưa tìm ra đáp số chuẩn xác, lịch sử Ðảng CS TQ ghi: tháng 3 năm 1933, trung ương cục XôViet quyết định do trung ương cục chính phủ lâm thời nước Cộng Hòa Xô Viết tối cao Trung Hoa và Tổng Cục chấp hành mở ngôi trường này, về thói quen được coi là tiền thân của trường Ðảng trung ương.

Tháng 11 năm 1953 Ðảng CS Trung Quốc chính thhức mở trường Ðảng ở Thẩm Dương (phía Bắc Thiển Tây) xác định tên gọi là trường Ðảng trung ương phạm vi bao trùm toàn Ðảng. Do nguyên lão Ðảng CS TQ Ðồng Tất Vũ làm hiệu trưởng.

Sau 50 năm, hạt nhân của ban lãnh đạo thế hệ thứ ba của Ðảng CS Trung Quốc là Giang Trạch Dân cũng nói: “Công tác của trường là bộ phận cấu thành quan trọng trong sự nghiệp của Ðảng”.

Hồ Cẩm Ðào kết thúc học tập tại trừơng Ðảng trung ương quay về Cam Túc lập tức rời khỏi ủy ban xây dựng tỉnh Cam Túc chuyển sang làm bí thư tỉnh đoàn Cam Túc. Sau lại được bầu làm bí thư trung ương Ðoàn tại Ðại Hội XIV họp vào cuối năm 1982. Và chính thức được điều về trái tim chính của Trung Quốc là Bắc Kinh công tác, năm ấy Hồ Cẩm Ðào mới 39 tuổi, làm Bí thư tỉnh ủy Quý Châu khi 43 tuổi. Là ủy viên dự khuyết Trung Ương tại Ðại hội XII Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, tiền đồ như gấm như hoa đã cuốn hút tới trước mặt Hồ Cẩm Ðào.

Bố già Ðặng Tiểu Bình

Theo báo chí Trung Cộng lúc bấy giờ 112 cán bộ trung, thanh niên ở độ tuổi dưới 50 vào Ban chấp hành Trung ương tại Ðại Hội XII sẽ là lớp người kế cận đầu tiên vào tầng lớp lãnh đạo cao nhất của ÐCSTQ.

Cuộc cạnh tranh đấu sức giữa Hồ Cẩm Ðào với 112 người được trung ương tuyển chọn từ đó bắt đầu. Mặc dù Lý Bằng, Lý Thụy An, Tống Kiện, Vương Triệu Quốc đều từng chạy trước Hồ Cầm Ðào, nhưng chỉ có con quỷ Hồ Cẩm Ðào chạy được đến đích, ngồi vào ghế cao nhất trong Ðảng.

Lịch sử hơn 80 năm của ÐCSTQ là một lịch sử đấu tranh chính trị, thanh trừng nội bộ không ngừng, bản thân nó thừa nhận là có trên dưới 10 lần các đồng chí trung ương Ðảng đấu đá nhau mất mạng như chơi. Và mặc dù trong lịch sử 60 năm kể từ ngày thành lập nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa đến nay. Việc chuyển giao quyền lực chính trị cũ mới đầy sóng gió đẫm máu, gần như tất cả người Trung Quốc cũng như nước ngoài đều biết rõ, người được chọn là người kế nhiệm trước đó rất khó có thể kế nhiệm thành công. Chẳng hạn như Lâm Bưu, Vương Hồng Căn. Còn Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương thì lại là một ví dụ khác. Kế nhiệm rồi cũng không làm được.

Chính trị không có quan hệ con người chân chính. Chỉ có sự rình rập lẫn nhau, chỉ có các cuộc tranh đấu giành quyền lực: Nước Tầu từ thời Mao đến Hồ Cẩm Ðào hậu trường chính trị có bao nhiêu bí ẩn.

Trở lại vấn đề Tây Tạng:

Sóng gió Tây Tạng, tình hình LhaSa đã trực tiếp dẫn đến cuộc tắm máu. Hồ Cẩm Ðào đã nhận nhiệm sở, trở thành viên quan thái thú thứ 7 thay bí thư Ðảng khu tự trị Tây Tạng là Ngũ Tinh Hoa bị điều đến giữ chức ủy ban dân tộc nhà nước. Phó Bí thư Ðảng ủy trẻ được Bộ Chính trị điều đến giữ chức bí thư Ðảng ủy Tây Tạng Ðiều Thông Minh cũng xuất thân từ hệ thống Ðảng đồng thời được điều tới, giữ chức phó bí thư Ðảng ủy.

Trung ương Ðảng CS Trung Quốc hết sức đau đầu về vấn đề Tây Tạng. Từ năm 1951 thành lập khu tự trị Tây Tạng cho đến năm 1988 chưa lúc nào yên ổn…

Chọn nhân sự đến Tây Tạng là một vấn đề chiến lược lớn trước mắt và triển khai sau này, phải có một bàn tay sắt thép. Trung Quốc không thiếu những tên sát nhân trong hàng tướng soái, nhưng không đẹp về hình thức đối với quốc tế. Cần phải có bộ mặt nhân sự và nhân vật đó phải có máu lạnh tanh của một tên đồ tể.

Trung ương Ðảng CS Trung Quốc đã phải triệu tập Ban thường vụ họp để chọn nhân vật đến Tây Tạng. Ðặng Tiểu Bình có một vấn đề lo lắng. Ðó chính là vấn đề làm thế nào tuyển chọn được viên quan đến cái xứ gai góc này. Và ông đã không lầm khi chọn được tên đồ tể số một mà bề ngoài lại mang vẻ nho nhã.

Hồ Cẩm Ðào cũng không thể không tính đến những khó khăn sẽ gặp phải trên cương vị một đại thần ở một xứ đang gặp nhiều rắc rối với dân bản xứ nhất. Ông đã nghiên cứu kỹ việc cai trị của các quan thái thú tiền nhiệm ở Tây Tạng để rút kinh nghiệm…

Hồ Cẩm Ðào cũng biết rõ. Bộ chính trị phái ông đến Tây Tạng, chính là muốn xử lý dứt khoát sự nhiễu nhương của dân bản xứ.

Khi đọc bài diễn văn nhậm chức, người đứng đầu khu tự trị Tây Tạng. Từ một tỉnh xa xôi phía Tây là Quý Châu, đến nơi gần mặt trời nhất (núi cao) Hồ Cẩm Ðào xuất hiện lần đầu tiên của ông ta ở nước tây Tạng.

Ngay trong bài phát biểu. Hồ Cẩm Ðào đã cao giọng bày tỏ quyết tâm khắc phục khó khăn ổn định tình hình… Trung ương điều tôi đến đây công tác tại Ðảng ủy khu tự trị Tây Tạng này. Tôi cảm thấy gánh nặng lớn, áp lực lớn… Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sự quan tâm sâu sắc của Trung ương Ðảng, thành tựu to lớn và kinh nghiệm phong phú mà cán bộ quần chúng đã có được qua phấn đấu gian khổ. Có quân giải phóng và cảnh sát vũ trang làm hậu thuẫn có sự ủng hộ và hợp tác của các chiến sĩ yêu nước. Chúng ta sẽ không có khó khăn nào là không khắc phục được!!

Hồ Cẩm Ðào nói yêu nước Trung Quốc, nhưng lại coi thường sinh mạng người Tây Tạng.

Thay đổi quan thái thú chủ chốt của Tây Tạng đã gây ra sự chấn động cho nhân dân thủ đô LhaSa, mà những tiền lệ thay đổi các quan cai trị trước đó đã cho ngay cả không ít các chức sắc địa phương cũng không yên ổn nói chi tới dân. Hồ Cẩm Ðào thừa hiểu điều này. Ta hãy thử điểm lại những ngày đầu đến LhaSa của ông ta, liên tục triệu tập các cuộc họp… Ðến ngày 17 Hồ Cẩm Ðào lại gặp riêng với ban lãnh đạo, ban cố vấn. Các lực lượng võ trang khu tự trị. Ngày 18 Hội nghị lãnh đạo các cấp. Các đại diện nhân dân khu tự trị. Và quân khu Tây Tạng. Các ban ngành trực thuộc Ðảng ủy khu tự trị và lãnh đạo chính quyền của LhaSa. Hồ Cẩm Ðào lại một lần nữa bày tỏ thái độ trước đám đông quan chức: “Trung ương điều tôi đến Tây Tạng công tác, tôi quyết tâm cùng nhịp thở với các chiến sĩ vũ trang, cùng chung số phận với cán bộ và nhân dân Tây Tạng. Kiên trì kết hợp đường lối, phương châm chính sách của Trung ương Ðảng. Stalin nói: “Khí phách là một thứ sức mạnh không thể ngăn cản nổi nó không biết cũng không thừa nhận trở ngại nào”. Hồ Cẩm Ðào tâm niệm lời dạy của Stalin, ông thường dẫn lời Stalin ra trong các bài phát biểu. Khi phong trào sinh viên ở Bắc Kinh nước sôi lửa bỏng. Hồ Cẩm Ðào xuống bên dưới thị sát để đề ra biện pháp ứng phó… Không ai có thể biết được, y đã giữ vai trò gì trong cuộc thảm sát này?

Là người đứng đầu của khu tự trị. Hồ Cẩm Ðào theo thông lệ cũng là bí thư thứ nhất Ðảng ủy quân khu Tây Tạng, hai chức vụ song trùng, nhưng người ta chỉ biết ông vào hàng văn quan nhưng thực tế Ðảng ủy quân khu nắm luôn cả chức chỉ huy quân đội.

Vị trí địa lý đặc thù của Tây Tạng và tình hình tranh đấu của dân Tạng khiến Hồ Cẩm Ðào chỉ tính đến chuyện triệt hạ dân Tây Tạng, ông quan tâm đến quân đội luôn luôn đi thị sát tháng 8 năm 1989 Hồ Cẩm Ðào đến cao nguyên phía Bắc Tây Tạng thăm hỏi động viên binh sĩ của quân khu Nạp Khúc. Tháng 1-1990 Hồ Cẩm Ðào lại đến các đồn biên phòng phủ đầy băng tuyết ở biên giới chân núi phía Nam dẫy Hi Mã Lạp Sơn.

Hồ Cẩm Ðào từng nhiều lần đến kiểm tra bộ đội đặc nhiệm. Khi Hồ cẩm Ðào xuất hiện, đầu đội mũ sắt rất nghiêm trang.

Ở LhaSa năm 1990 Giang Trạch Dân đến khảo sát Tây Tạng nhân ngày thành lập quân đội CS TQ. Ðể thị uy và đe dọa dân Tạng. Ngày 1-8 năm đó, quân Trung Cộng đã tiến hành lễ duyệt binh – Tại quảng trường quân khu Tây Tạng, nhiều ngàn binh sĩ với xe tăng thiết giáp, đại pháo hàng dãy dài Hồ Cẩm Ðào dưới sự tháp tùng của lãnh đạo quân đội đi xe mui trần duyệt binh.

Từ năm 1991 trở đi, Hồ Cẩm Ðào gần như im hơi lặng tiếng ở Tây Tạng. Theo nhiều nguồn tin thì thời gian này y thường xuyên về Bắc Kinh báo cáo công tác đi về giữa Bắc Kinh và LhaSa như con thoi.

Chọn người kế nhiệm

Vào ngày 19-10-1992 Ðại Hội XIV, Ðảng CS TQ kết thúc. 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị mới được bầu đã xuất hiện trước hàng trăm phóng viên tại đại sảnh đường nhân dân. Giang Trạch Dân chỉ vào Hồ Cẩm Ðào giới thiệu: “Ðây là một người trẻ tuổi, chưa tới 50. Hồ Cẩm Ðào năm nay mới 49 tuổi.”

Chú “hắc mã” họ Hồ được đưa ra lập tức thu hút sự chú ý mạnh mẽ của dư luận Trung Quốc và Quốc Tế. Bao nhiêu cuộc dò đoán trước đều sai hết. Bởi một nhân vật bất ngờ trở thành thành viên cao nhất trong nền chính trị Trung Quốc.

Chính Hồ Cẩm Ðào cũng bất ngờ, và trong thời gian chuẩn bị Ðại Hội XIV, Hồ Cẩm Ðào đang dưỡng bệnh ở Bắc Kinh với chức danh Bí thư Ðảng ủy khu tự trị Tây Tạng. Từ bóng tối được lôi lên vị trí sáng chói nhất. Ông được nhân vật chóp bu của Ðàng CS TQ thông báo, mình đã được giới thiệu làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị trung ương Ðảng CS TQ, tức là đã vào vị trí hạt nhân cao nhất của nền chính trị Trung Quốc. Chắc chắn rằng quyết định như vậy là do bố già Ðặng Tiểu Bình đưa ra. Ðịa vị của Ðặng Tiểu Bình khi ấy ở Trung Quốc là (nhất ngôn cửu đỉnh) quyết định của ông ta cũng là quyết định của người quyết sách của nước Tầu tương lai…

Tại sao Hồ Cẩm Ðào lại lọt vào tầm mắt của Ðặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Ðào đột ngột được đẩy lên phía trước. Sự sắp đặt như vậy khiến cho người Trung Hoa và người nước ngoài thích dò đoán, bàn luận đánh giá về sự ảo diệu của nó bên trong bóng tối suốt một thời gian dài. Nhưng không có ai nhìn lại tội diệt chủng của Hồ Cẩm Ðào đối với nhân dân Tây Tạng. Hay chức Bí thư quân ủy khu tự trị Tây Tạng nhỏ quá, người ta quên mất hoặc không chú ý tới: Nhưng ai ra lệnh dẹp bạo loạn ở LhaSa và đóng cửa biên giới Tây Nam Tây Tạng với Ấn Ðộ? Chặn không cho hàng chục ngàn người Tạng chạy qua biên giới? Ai đã giết hàng triệu người Tây Tạng? Mà dư luận quốc tế lúc bấy giờ đã lên án cần nhắc lại: Ngày 10-6-1989 các tờ báo lớn ở New Delhi thủ đô Ấn Ðộ cho biết cuộc đàn áp mở ra 10 ngày của quân Trung Cộng với nhân dân Tây Tạng gần biên giới với Nepal mang tính chất hủy diệt “nghiêm trọng”.

Ngày 19-6-1989 Ủy ban luật gia quốc tế tuyên bố Trung Cộng đã phạm tội ác hủy diệt ở Tây Tạng.

Ðã đủ bằng chứng bộ mặt tên thủ phạm diệt chủng dân Tây Tạng chưa? mà người chọn Hồ Cẩm Ðào đến cai trị dân Tây Tạng cũng chính là bố già Ðặng Tiểu Bình. Công lao tiêu diệt hàng triệu người dân Tạng năm 1989 và đại công trình Hán hóa ở Tây Tạng. Hồ Cẩm Ðào được Ðặng Tiểu Bình coi như đứa con rồi đưa về Bắc Kinh lên một lèo thẳng tới tuốt đỉnh quyền lực.

Giới truyền thông Âu Mỹ thích đem Hồ Cẩm Ðào ra để so sánh với Gorbachov với Yeltsin hay Putin đã làm thay đổi nước Liên Xô. Chắc chắn Hồ Cẩm Ðào không phải là người bảo thủ. Ông là người chủ trương tiếp tục thúc đẩy cải cách… và rất tế nhị vấn đề bang giao quốc tế ông là người của thế kỷ XXI. Hy vọng sẽ xuất hiện sự thay đổi giống như ở Nga. Ðể cho các dân tộc quyền tự quyết, thành các quốc gia độc lập. Không bao giờ, lầm to! Ðế quốc Anh, Pháp, Hà Lan… có thể bỏ các thuộc địa của họ. Liên Xô thời ông Gorbachov đã buông cả 12 nước trong khối XHCN Ðông Ðức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari v.v… và tháo gỡ xích xiềng của Liên Bang Xô Viết cho các dân tộc độc lập một cách nhẹ nhàng… Nhưng đối với Trung Quốc thì không bao giờ họ tự nguyện nhả miếng mồi Tây Tạng, cũng như loài thú dữ, muốn nó nhả mồi từ miệng ra chỉ còn cách đập vào đầu nó. Trung Quốc tự nó trong bản chất chưa bao giờ bỏ mộng xâm lăng các nước. Nó kiên trì lì lợm chuyển dịch trong không gian và thời gian bao nhiêu ngàn năm qua, từ các hoàng đế đến thời chủ tịch nhà nước Trung Quốc vẫn đồng hành với cái bóng của tiền nhân họ xâm lăng và xâm lăng… Không có một thời đại nào, một nhà lãnh đạo nào của nước Tầu bước ra khỏi con đường mòn xâm lăng của nó. Họ không đối xử với các nước láng giềng như một quốc gia văn minh. Với Việt Nam hàng ngàn năm các triều đại nước Tầu nhà Triệu, rồi nhà Hán, Ðông Hán, Tây Hán, Ðông Ngô, Ngụy, Tần, Tiền Tống, Nam Tề, Lương, Tùy Ðường, Nam Hán. Cứ xâm lăng và xâm lăng. Việt Nam bị coi như một tỉnh của nước Tầu, đến năm 1407, nhà Minh lại sang cướp nước Ðại Việt đổi thành một tỉnh của họ. Ðó là chuyện xa xôi, sáu trăm năm sau thế giới văn minh. Mao Trạch Ðông xua quân qua chiếm nước Tây Tạng, định xóa bỏ quốc gia Tây Tạng, thành một tỉnh tự trị mà Hồ Cẩm Ðào là một trong số thủ phạm chính trong tội diệt chủng, đồng hóa và thủ tiêu nền văn hóa Phật Giáo ở Tây Tạng.

Ảnh hưởng của chính trị nước Tàu mang lại nhiều tai họa cho các dân tộc! Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Tất cả những gì bất hạnh, những thảm kịch xảy ra với Việt Nam trong vòng sáu thập niên qua đều có liên quan tới Ðảng CSTQ. Cải cách ruộng đất, cải cách tư sản, các chiến dịch bài phong, phản đế, phá hoại các di tích lịch sử văn hóa, nội chiến. Tất cả cuộc diệt chủng trên đất Chùa Tháp, ở Zimbabwe,diệt chủng ở Darfur, Châu Phi đều liên quan đến ÐCSTQ. Tất cả chế độ độc tài trên thế giới ngày nay đều liên quan mật thiết đến ÐCSTQ… tất cả cuộc xâm lăng lấn chiếm các nước láng giềng đều do ÐCSTQ. Bây giờ là năm 2008 và sau năm 2008 ai lãnh đạo nước TQ. Người đó vẫn là người Tầu như ông cha của họ mang dòng máu xâm lược. Không có người Tầu nào “đặc biệt” cả. Họ là kẻ thù số một của nhân loại!

Nếu bạn thực tình muốn làm điều gì tốt hơn lành cho nhân loại, hãy chốnglại bọn bá quyền Trung Quốc?

Trung Cộng hứa đối thoại với Ðức Dala Lama

Từ khi xung đột bùng lên ngày 14-03 tại LhaSa và khắp nước Tây Tạng. Ở cả các thành phố TQ có cộng đồng Tây Tạng sinh sống gây chấn động dư luận quốc tếđây là cuộc thai nghén từ lâu được nuôi dưỡng trong đau khổ và chiến thắng nỗi sợ hãi, mà những vụ nổi loạn biểu tình đối với các vị sư cùng người dân ở Tây Tạng vào đầu tháng 3 vừa qua cũng chỉ là một sự việc hiển nhiên phải xẩy đến. Cho dù có gây kinh ngạc và tức tối từ phía giới cầm quyền ở Bắc Kinh. Vì quá lạc quan tin tưởng vào bộ máy kìm kẹp nghiêm ngặt, gắt gao và hữu hiệu của một nhà nước độc tài với hàng núi kinh nghiệm đàn áp cai trị. Trung Quốc còn là nước duy nhất xuất khẩu “diệt chủng” và bao che nuôi dưỡng cái chế độ độc tài, họ trở thành kẻ thù của nhân loại, kẻ thù của hòa bình thế giới. Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh là một lũ quỷ, giả hình, giả dạng để gây họa cho nhân loại. Trong thế giới ngày nay, không thể để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, Trung Quốc phải xét lại những phương thức hành động mà họ đã và đang theo đuổi. Nhiều tổ chức chính phủ trên thế giới cũng đã gửi đến Bắc Kinh những cảnh cáo khác: Năm 2006 nhà làm phim nổi tiếng Steven Spielberg nhận lời làm cố vấn nghệ thuật cho lễ khai mạc Thế vận hội. Nhưng đầu năm 2008 Spielberg tuyên bố rút lui vì Trung Quốc đã không làm gì để chấm dứt nạn diệt chủng ở Darfur. Thái độ tẩy chay của Spielberg đã gây chấn động dư luận thế giới (Báo Nhân Dân của Trung Quốc phản ứng lại bằng cách chê Spielberg ngây thơ và nực cười.)

Phong trào tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh càng lên cao. Nữ tài tử Mia Farrow đặt tên Thế Vận Hội Bắc Kinh là: “Thế Vận diệt chủng” (Genocide Olympics). Ngoài những vận động tẩy chay trong giới điện ảnh. Các tổ chức nhân quyền, giới báo chí. Ngày 14 tháng 2 – 2008 một loạt danh nhân giải Nobel Hòa Bình tám người đã cùng ký tên với hàng trăm nhân vật tên tuổi thuộc nhiều ngành hoạt động khắp trên thế giới, trong một lá thư kêu gọi Trung Quốc cần có thái độ tích cực để chấm dứt vụ diệt chủng tại Darfur…

Trong khi ấy tổ chức phóng viên không biên giới có trụ sở chính tại Paris đã phát động một chiến dịch kêu gọi tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh vì Trung Quốc đã không tôn trọng tự do báo chí và đàn áp, cầm tù ký giả. Huy hiệu 5 vòng của thế vận quốc tế đã được vẽ lại cho phù hợp với nước chủ nhà đứng ra tổ chức nó giống 5 chiếc còng tay. Ngoài chuyện đồng lõa và làm ngơ trước chính sách diệt chủng ở Darfur, Trung Quốc còn hậu thuẫn cho chế độ độc tài quân phiệt Miến Ðiện các chế độ cộng sản Việt Nam, Lào, Bắc Hàn, cũng cần nhắc lại rằng Trung Quốc là tác giả tội ác đệ chủng ở Campuchia năm 1976–1977.

*

Chiếc đồng hồ điểm thời gian thế vận hội ngày tháng đang nhích lại gần. Trong khi đó ở Luân Ðôn, Paris, San Francisco. Nơi mà ngọn đuốc thế vận hội đã đi qua. Nó không thắp sáng được như lòng mong đợi của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nhiều nơi như ở Paris nó đã bị dập tắt hai lần và ở đâu không khí cũng hừng hực những cuộc biểu tình với những biểu ngữ chống đối nhà cầm quyền Bắc Kinh. Ủng hộ nhân dân Tây Tạng. Có đủ sắc mầu, đủ mầu da, đủ tiếng nói, cờ quạt, biểu ngữ, chiêng trống, ca hát, la lối phẫn nộ. Với những lời tuyên bố lẩy lửa của các nguyên thủ quốc gia, những cảnh cáo không tham dự ngày khai mạc 8-8 này của các vị lãnh đạo các quốc gia như là Tổng Thống Ðức Horet Kohler, Thủ Tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ Tướng Slovakia Rob Ertfico, Tổng Thống Cộng Hòa Czech Vachay Klaus, Thái Tử Charles, Tổng Thống Pháp. Nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới như Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozg, Thủ Tướng Anh Gordon Brown, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush v.v… Liên Hiệp Châu Âu nhiều lần đòi Bắc Kinh mở đối thoại với Ðức Dala Lama. Trong thời điểm Thế Vận Hội nhích lại gần… Bắc Kinh hứa nối lại đối thoại với Ðức Dala Lama. Hãng AFP ngày 25 tháng 4 loan tin. Trung Quốc hôm nay đồng ý mở cửa nối lại đối thoại với Ðức Dala Lama trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh! Cũng theo AFP, phát ngôn Ðức Dala Lama loan báo. Ngài chào mừng quyết định mới của giới lãnh đạo Trung Cộng.

Có ai tin cuộc đối thoại này mang lại kết quả? Ai có thể tin Bắc Kinh có thiện chí trong cuộc đối thoại này? Chỉ có những kẻ đãng trí và những người điên mới tin vào thiện chí của Trung Quốc. Bắc Kinh chỉ dùng thương thuyết để làm dịu tình hình và để thế vận hội Bắc Kinh diễn ra tốt đẹp và ai dám chắc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thực tâm cho Tây Tạng quyền tự trị như yêu cầu của Ðức Dala Lama, để bảo tồn văn hóa? Ngay cả khi có một bản hiệp ước được ký kết với thủ tướng Ôn Gia Bảo, hay Hồ Cẩm Ðào cũng chỉ là những lời mê hoặc, khoác lên bộ áo ngoài đẹp đẽ như thế nào, những điều ước với Bắc Kinh cũng chỉ là chiếc bánh chứa nhân độc. Chính Ðức Dala Lama đã từng thân hành đến Bắc Kinh từ đầu tháng 8 – đến tháng 9 năm 1951. Gặp Mao Trạch Ðông, ông đã thân mật tiếp Ngài và mở tiệc chiêu đãi thịnh soạn để chúc mừng việc ký kết 10 điều ước Hòa Bình, giải phóng Tây Tạng, cũng nên biết thêm rằng trong lễ mừng (Tam Gia Nhan) bên bờ Lăng Giang, cục Tây Nam của Trung Cộng sở tại. Ðặng Tiểu Bình nhận lệnh thay mặt trung ương ÐCSTQ soạn thảo điều kiện đàm phán với phái đoàn Tây Tạng. Ngày 29 tháng 5 Bắc Kinh phê chuẩn 10 điều ước. 10 điều ước này lúc đó gọi là “10 chính sách lớn” “10 đại công ước”. Trong 10 điều ước đó có điều ước tôn trong tự do tín ngưỡng, tập quán và văn hóa của dân Tạng. Nhưng Bắc Kinh đã không thực hiện những nguyên tắc sơ đẳng khi ký một văn kiện trên cơ sở pháp lý quốc tế. Họ nói một đằng làm một nẻo. Nhưng việc họ làm không liên quan gì đến hiệp định.

Ðể tiếp tục việc vừa xẩy ra, đang nói đến thế vận hội, người Tầu có tục cưới vợ, làm nhà mai táng đều chọn ngày giỗ tốt… Ngày “xấu” nguy hiểm rủi ro, tai nạn bất ngờ. Mặc dù dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, người Tầu ngày nay vẫn rất coi trọng ngày giờ. Nó cũng đặc biệt thích hợp với hoạt động chính trị, họa phúc. Việc quốc sự nhất định phải được chọn ngày giờ tốt. Chính vì vậy mà Bộ chính trị ÐCS Trung Cộng đã ấn định lễ khai mạc Thế vận hội vào hồi 8 giờ, 8 phút, 8 giây, ngày 8 tháng 8 năm 2008. Người Tầu thích số 8 “bát” đọc âm giống “bách” là một trăm, thành công trăm phần trăm.

Nhưng lần này thì người Tầu đã chọn sai ngày, giờ! “Xấu” nguy hiểm, gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ. Thay vì “rửa mặt” cho dân Tầu, lại bị toàn thế giới phỉ nhổ.

Người Tây Tạng cũng đã chọn ngày, giờ. Sau hơn 50 bị Trung Cộng cai trị.

Họ chọn rất đúng ngày, giờ… Và biết xử lý mọi liên hệ… Có tính cách khách quan, dân xứ tuyết lạnh len lạ thường, nắm bắt nhanh mọi chuyện và biết tách biệt ra điều chủ yếu, bỏ qua những chi tiết vụn vặt: Họ có óc thực tế và có thiện chí, dễ chịu trong cách đối xử. Xong rất trung thực. Chống lại bất kỳ ai định lợi dụng mình. Ưu điểm nhất của người Tạng là kinh nghiệm trực giác. Phẩm chất chính của họ là yêu đạo, vị tha, thích phục vụ mọi người.

Thái độ cư xử hống hách thiếu văn hóa

Phản ứng cay cú, thay vì điềm tĩnh, mềm dẻo bằng ngôn ngữ ngoại giao để hóa giải những xung khắc từ các phía, thì Bắc Kinh lại tỏ thái độ độc đoán cương quyết, cứng rắn đến độ cực kỳ bảo thủ ngoan cố, với những lời lẽ thiếu khôn ngoan, thô lỗ, nếu không muốn nói là cọc cằn ngu xuẩn, từ các quan chức chóp bu của nhà nước Trung Quốc như Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, đến bí thư tỉnh ủy hoặc các viên chức trách nhiệm trong ủy ban tổ chức Thế vận hội, tung ra những lời kết tội cho những vụ biểu tình là âm mưu của “Bè Lũ Ðạt Lai (Dala Clique) Cấu kết với các thế lực ngoại bang…”

Tân Hoa Xã trích lời ông Hồ Cẩm Ðào cho biết: Sự xung đột đối với phe nhóm của Ðạt Lai không phải là một vấn đề sắc tộc, tôn giáo hay nhân quyền: “Hôm 12-4-2008 Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào lại lên tiếng: “bảo vệ hành động mạnh tay của Trung Quốc ở Tây Tạng, đồng thời nhấn mạnh rằng đó là vấn đề nội bộ nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc” Ông cũng cho rằng cuộc trấn áp hồi tháng trước là kết quả của “sự xung đột” với những người ủng hộ lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đức Dala Lama.

Trong ý nghĩa và ngôn từ của Hồ Cẩm Ðào tự nó đã nói lên sự khát máu và coi thường tôn giáo của người tây Tạng. Zhang Qiugli bí thư tỉnh ủy của khu tự trị Tây Tạng đã so sánh Ðảng cs Trung Quốc như là bậc cha mẹ của dân và do đó biết rõ nhu cầu của con cái. Ông này còn phát biểu: “Trung Ương Ðảng chính là Ðức Phật của người dân tây Tạng.”

Từ khi chiếm Tây Tạng Trung Quốc đã đặt lên trên Phật Giáo của nước này một chế độ giáo dục mệnh danh là “giáo dục yêu nước” được áp dụng trong các tu v iện Tây Tạng, thứ nhất là tu sĩ bị bắt buộc phải từ khước vị lãnh đạo tinh thần Ðức Ðạt Lama còn ở nước ngoài.

Mỗi lần nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Ðức Dala Lama nhận lời mời của chính phủ nước nào Ngài đến viếng thăm nước đó, là nhóm lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra bực bội, họ công khai phản đối chính phủ nước đó đã tiếp Ngài. Bắc Kinh như không cần biết. Ðây là Ðức Quốc. Ðây là Anh Quốc. Ðây là Mỹ Quốc. Chứ không phải thuộc địa của Bắc Kinh. Cũng chuyện Trung Cộng hứa nối lại đối thoại với Ðức Dala Lama. Ngày 24-4 Tân Hoa Xã trích dẫn lời các giới chức lãnh đạo chính phủ Trung Ương hy vọng qua cuộc đối thoại này Ðức Dala Lama sẽ lấy quyết định “Khả tín! Phải có tinh thần “ái quốc”. Ðây như là một lời phán trịch thượng đối với những người bị coi là thấp” hơn mình.

Bắc Kinh cư xử với một vị lãnh đạo tinh thần của một quốc gia cầm đầu một chính phủ lưu vong, như thế, cũng có thể coi là “hạ cấp”. Thật ra cung cách cư xử hạ cấp không chỉ phải thu hẹp ở giới lãnh đạo Trung Quốc. Ðiều đáng suy nghĩ là tính hạ cấp này, phổ quát ra cả cộng đồng người Hoa sinh sống ở nước ngoài đã lâu năm họ cũng được kết nối những liên hệ “hạ cấp”. Trong các cuộc biểu tình của các sinh viên Trung Quốc ủng hộ thế vận hội Bắc Kinh ở Châu Úc, ở Nam Hàn, ở Việt Nam.. họ cũng ăn nói, hành động rất hạ cấp… bất chấp những quy ước thông thường của quốc gia sở tại. Sinh viên Trung Quốc trong việc giao tế, chứng tỏ văn hóa Trung Quốc “hạ cấp”.

Một trong những điều thường làm các nhà báo phương Tây kinh ngạc là phản ứng của người Hoa, nhất là thanh niên Hoa Lục đối với vấn đề Tây Tạng. Không những họ hoàn toàn tin tưởng vào luận điệu của nhà nước Trung Cộng, họ còn tỏ ra tích cực lên án báo chí phương Tây về thái độ mà họ cho là thiếu công bằng với Trung Quốc về vấn đề tây Tạng.

Họ tin trong quá khứ nước Tây Tạng là một xã hội phong kiến nô lệ trước khi được Hồng quân Trung Quốc giải phóng “Những kẻ nô lệ được giải phóng phải mang ơn Trung Quốc. Còn vấn đề vì sao người Tây Tạng lại từ chối những sự sung sướng như vậy thì họ không cần biết. Và chuyện dân Tây Tạng đòi độc lập, tự nó vấn đề đối với họ là vô nghĩa, họ luôn nhắc đến danh từ “toàn vẹn lãnh thổ” lãnh thổ nào của họ ở Tây Tạng?

Cần nói thêm là ý nghĩa của từ ngữ “ái quốc”. Bắc kinh đối với các tu sĩ và Ðức Dala Lama là họ phải từ bỏ chính mình, từ bỏ tổ quốc Tây Tạng, từ bỏ cội nguồn Tây Tạng, để chỉ yêu nước Trung Quốc không phải của họ!

Tuy nhiên, giả sử có một người Tây Tạng nào đó muốn gạt bỏ những mối liên hệ, huyết thống máu thịt của giống người Tạng. Anh ta có khuynh hướng chấp nhận mình là người Hán, chấp nhận Trung Hoa là tổ quốc duy nhất, ruồng bỏ tổ quốc, ruồng bỏ văn hóa của mình, thì anh ta là kẻ phản bội hạ cấp giống như những kẻ “hạ cấp” kia hoặc là vong thân không còn biết mình là ai, thuộc dân tộc nào?

Ðối với dân tộc Tây Tạng: Tôn giáo là nguồn mạch sống. Trung Cộng tìm mọi cách để triệt hạ. Họ lập ra “Hiệp Hội Phật Giáo Tây Tạng” “Hiệp Hội Phật Giáo LhaSa” và các địa phương đều có Hiệp Hội Phật Giáo. Bắc Kinh hạ tôn giáo xuống như một đoàn thể, rồi lại lập ra “Ban Quản Lý Nhân Dân!” “Ban Quản Lý chùa Viện” “Ban chỉ đạo chùa viện” v.v… Các ban này là phân hội của Ban Tôn giáo Trung Ương. Với dân Tây Tạng đây là một bản án “tử hình” họ đã chà đạp lên trái tim của người Tây Tạng về mặt tâm linh, xã hội Tây Tạng nó giống như phải chịu một sự chuyển máu hay thay máu Hán. Bằng cách bắt phụ nữ Tạng phải lấy người Hán. Còn con trai Tây Tạng thì bị giết. Mặc dù tôn giáo và văn hóa đã đi sâu vào cốt tủy của người Tây Tạng. Nó giống như “nước với cá”. Họ sống trong đó nhiều thế kỷ rồi. Tạng là một dân tộc có nền văn hóa cao. Nhưng người Hán thường tự cho mình là một giống người văn minh, một dân tộc văn minh có sứ mệnh đi khai hóa các dân tộc khác, ban nhiều ơn huệ cho dân tộc Tây Tạng. Với giọng điệu Ðại Hán rằng: Các người là những kẻ ở rừng núi. Trung Quốc có xe tăng, có đại pháo, có máy bay. Có chủ nghĩa Mác Lenin. Có tư tưởng Mao Trạch Ðông. Ðể chúng tôi thay tôn giáo văn hóa cho các anh, chúng tôi có kinh điển Mác Lê, và tuyển tập Mao Trạch Ðông, thay cho kinh điển Phật Giáo cổ xưa. Hãy để chúng tôi dạy các anh hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp, thế nào là cách mạng văn hóa… Các anh muốn thoát khỏi đời sống rừng rú của ốc đảo. Sống một đời sống văn minh Tầu các anh hãy vứt bỏ tôn giáo và văn hóa của các anh đi, các anh hãy mau giao nạp toàn lãnh thổ cho Trung Quốc quản lý.

Quân Trung Cộng vào xâm lăng nước Tây Tạng quên tất cả nền văn minh Trung Hoa, họ như là những kẻ cướp man rợ mất hết tính người. Mọi thứ đều bị đi lệch lạc tách ra khỏi thế giới loài người. Kể từ khi Trung Quốc vào đất Tạng. Dân Tạng như những kẻ bị đọa đầy để chỉ còn bị ảnh hưởng bởi chiến lược hay địa lý chính trị và quyền lợi của Trung Quốc.

Ðây cũng không phải chỉ là trường hợp của Tây Tạng mà các nước láng giềng của Trung Quốc đều có sự mất mát thiệt thòi…

Nhưng lạy trời, sự lừa dối, xảo trá và sự tàn ác của họ đã bị phô bày trước công luận thế giới. Chẳng lẽ Trung Quốc cứ nhân danh cái nguyên tắc mơ hồ… mà dân Tây Tạng bị tàn sát sao? Những người lãnh đạo Bắc Kinh nên hiểu rằng các trại tận diệt nay đã qua rồi chấm dứt rồi. Và chư tăng Tây Tạng không bao giờ còn vươn cổ cho những kẻ tàn sát mình chặt đầu họ như trường hợp Hồi Giáo xâm lăng xứ Ấn. Phật giáo sở dĩ bị diệt vong ở Ấn Ðộ thế kỷ 11. Nguyên nhân chính là vì tự mình không chống lại chúng. Phật Giáo Tây Tạng ngày nay muốn giữ đạo và muốn còn đất dung thân, không thể chỉ có cầu nguyện xuông. Người tu hành không đứng riêng cũng không ở ngoài cảnh giới của danh và sắc, dù trong quan điểm tôn giáo triết lý lấy tĩnh lặng trầm tư, dậy không, dậy thế gian là huyễn… Nhưng đối với người tu hành, những chữ này không có ý niệm phủ định chút nào, trái lại rất thực. Chỉ thẳng sinh động và đầy năng lực. Bao lâu, thế gian này còn bất công, áp bức, còn chống lại tự do của nhân loại thì người tu hành vẫn có mặt. Truyện tiền thân Ðức Phật Thích Ca, có lần đi trên chuyến thuyền, gặp một tên cướp muốn giết các thương gia để lấy của vì lòng đại bi buộc Ðức Phật phải giết tên cướp để cứu đoàn thương gia. Vậy việc làm ác của Bồ tát xuất phát từ gốc thiện. Ðó là mô hình Bồ tát hành động để cứu chúng sinh. Trong lịch sử nước Tây Tạng có một ông vua tên là Lãng-Ðạt-Ma là tín đồ Bổng giáo. Sau khi lên ngôi đã tàn sát tín đồ Phật giáo, phá hủy chùa chiền và tượng Phật. Bấy giờ Bồ tát Cát tường Kim Cương đang tu môn Tam Muội trong núi thấy tội ác phá Phật, gây tội ác với nhân dân của Lãng-Ðạt-Ma. Bồ Tát liền nẩy sinh lòng từ bi vô lượng mà giết tên vua độc ác này. Nếu giết một người để cứu nhiều người là việc cần làm, cũng vậy bất cứ một vị tăng nào chặt được đầu Hồ Cẩm Ðào là cứu được cả dân tộc Tây Tạng, cứu được cả đạo pháp. Hồ Cẩm Ðào một tên tội phạm diệt chủng đáng bản án treo cổ. Ðức Phật từng giết một tên cướp để cứu đoàn thương gia. Bồ Tát Kim Cương từng chặt đầu tên vua tàn ác cứu đời giữ đạo. Tại sao các tăng ni Tây Tạng lại không thể treo cổ tên tội phạm diệt chủng và phá hoại văn hóa của đất nước mình?

Quyền lực nào nếu không được chế ngự cũng sinh tai vạ. Trung Quốc cần phải được dậy bằng “bom” vì sự an bình của thế giới. Ngày nay Trung Quốc gần như là một quốc gia đơn độc trên trái đất dùng sức mạnh và ý chí độc đoán của mình để áp đặt lên các nước láng giềng… Họ tham lam vô độ! Càng nhượng bộ họ càng lấn tới!

Tây Tạng là một quốc gia với nền văn hóa Phật giáo lâu đời, thâm sâu, huyền bí, đất nước Tây Tạng rộng mênh mông có nhiều khoáng sản quí đầy sức quyến rũ ngoại nhân. Văn minh Phật Giáo đã rèn luyện un đúc con người xứ này có được tinh thần tu tập thiền định làm chủ lấy mình, không bao giờ muốn lệ thuộc vào kẻ khác. Họ xứng đáng là bậc thầy về mặt văn hóa đối với người Trung Quốc. Việc mở “Van” đúng thời điểm kịp thời thế vận hội Bắc Kinh đúng 49 năm kiểm soát Tây Tạng bằng bàn tay sắt. Ðiều này chứng minh là Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại trong âm mưu diệt chủng và đồng hóa dân Tạng với người Hán. Khi người dân Tây Tạng chịu hết nổi sự đàn áp lên đến tột cùng nghẹt thở họ sẽ vùng dậy đòi độc lập, mặc dù họ biết là con đường đầy máu và nước mắt nhưng “chỉ có máu lửa mới thức tỉnh được lương tâm nhân loại” chàng trai ISRing Norbu nói như vậy với một nhà báo Anh trong cuộc nổi dậy một tuần lễ liền của dân LhaSa. Trong ngoài hợp đồng đấu tranh, ở ngoài biểu tình bất bạo động ở trong nước, gào thét oán hờn vang vọng toàn thế giới. Ở thủ đô LhaSa xuất hiện nhiều khẩu hiệu bằng tiếng Anh “Shame on China” “Nhục nhã cho Trung Quốc” “China get out of Tibet”. Nổi giận và căm hờn! Nói chung cuộc nổi dậy do nguyên nhân dân tộc chứ không phải tôn giáo.

PHONG TRÀO DÂN TỘC ÐỘC LẬP

Như chúng ta đều biết thập niên 1990 phong trào đòi độc lập và ly khai của các dân tộc khỏi Liên Bang Xô Viết, Liên Bang tiệp Khắc, Liên Bang Nam Tư đã diễn ra không một sức mạnh sắt thép nào cản lại được!

Ngày 12-6-1990 Liên bang Nga nước Cộng Hòa lớn nhất mạnh nhất Liên Bang Xô Viết cũ tuyên bố là quốc gia có chủ quyền và tự quyết định tương lai chính trị, kinh tế của mình quyền tự do tách khỏi Liên Bang Xô Viết tiếp đó. Ngày 23/?/1990 Armenia tuyên bố độc lập. Ngày 30/8/1991 Azrbaijan tuyên bố độc lập. Ngày 20/8 Estonia tuyên bố độc lập. Hội đồng nhà nước Liên Xô đã bỏ phiếu công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Lithuania và Estonia v.v… (quốc hội nước Tầu và hội đồng nhà nước có làm thế chăng?). Ðến ngày 21/12/1991 kết thúc sự tồn tại của Liên Bang Xô Viết.

Năm 1990 Liên Bang Nam Tư cũng tan rã và xung đột chủng tộc, đòi ly khai khỏi Liên Bang. Ngày 21 tháng 12 hiến pháp Croatia mới tuyên bố chủ quyền của Croatia và quyền ly khai khỏi Liên Bang Nam Tư. Tháng 10 – 1991 Bosnia, Herzegovina tuyên bố độc lập. Ngày 13 – 8 Cộng Hòa Liên Bang Nam tư công nhận nền độc lập của Slovenia (Bắc Kinh nghĩ thế nào về quốc gia Tây Tạng?)

Cộng Hòa Liên Bang Tiệp Khắc cũng tan rã. Ngày 1 – 1 – 1993 Cộng Hòa Tiệp Khắc chính thức bị xóa tên, biến thành hai quốc gia Cộng Hòa Czech và Cộng hòa Slovakia.

Nước Tầu có phép mầu nhiệm gì để tránh được quy luật này không?

Họ đang nóng đầu trong “Bát quái trận đồ” Tây Tạng và các dân tộc thiểu số, thì tỉnh tự trị ly khai khỏi nước Serbia (Nam Tư cũ) tuyên bố độc lập ngày 17 – 2 – 2008. Bắc Kinh la hoảng họ phản đối, tuyên bố sẽ dùng quyền phủ quyết ở Hội Ðồng bảo An Liên Hiệp Quốc. Tại sao vậy? Họ định chặn không cho Liên Hiệp Quốc công nhận Kosovo. Lý do chính làm Bắc Kinh hoảng hốt vì vấn đề Tây Tạng, rồi nội Mông, người Hồi ở Tân Cương, và ở Mãn Châu miền Tây Trung Quốc cũng không yên ổn… Vấn đề Tây Tạng và các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như núi lửa ngầm có thể bùng lên vào một ngày, giờ khó tiên liệu. Ðối với những người lãnh đạo quốc gia khác có thể giải quyết bằng thương lượng hòa bình. Nhưng đối với người Tầu không thể nào bằng con đường hòa bình. Nhân dân Tây Tạng, muốn có độc lập, muốn có tự do tín ngưỡng, muốn gìn giữ truyền thống văn hóa của mình. Chỉ có “Bom” mới thuyết phục được họ. “Bom” là một quyết định sáng suốt, đúng đắn duy nhất. Mới đây Ðức Dala Lama tuyên bố nếu ngài không kiểm soát được tình hình Ngài sẽ từ nhiệm chính quyền.

Thật hợp lý và đúng thời điểm. Chính phủ lưu vong Tây Tạng trong sứ mạng mới phải là chính phủ kháng chiến.

Những người lưu vong Tây Tạng lên đường về nước cần phải được trang bị vũ khí… để dậy người Tầu một bài học.

Lịch sử và kinh nghiệm thực tế cho thấy không bao giờ dùng lẽ phải thuyết phục được người Hán: Mười lần Trung Quốc xâm lăng Việt Nam là 10 lần nhân dân Việt Nam phải đứng dậy đánh đuổi kẻ cướp. Khi thua chúng mới chịu rút quân xâm lược về nước công nhận nền độc lập của Việt Nam. Chỉ có thể nói chuyện nhân nghĩa với giống người Hán được khi họ yếu, họ tuyệt vọng. Bọn tướng nhà Minh, như Vương Thông, Hoàng Phúc, Mã Anh, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, Lý An, Phương Chính v.v… bị quân Nam Sơn dánh cho tan tác ở khắp nơi. Các thành Ðông Quan, Cổ Long, Tây Ðô và Chí Linh bị vây hãm, quân cứu viện bị đánh bại. Ở cái thế trăm phần trăm chết chắc, chúng mới xin cầu hòa. Bình Ðịnh Vương và quân Nam Sơn đã mở đường khoan hồng cho hàng trăm tướng lãnh và mấy chục vạn quân Tầu về nước an toàn. Vào đầu năm 1428, nhớ rằng người Tầu không thể nói chuyện phải quấy khi chúng còn hy vọng. Vậy nhân dân Tây Tạng và các dân tộc khác bị Trung Quốc cai trị, cũng không có con đường nào khác với Trung Quốc. Hãy đồng loạt đứng lên đánh đuổi chúng dành lại độc lập tự do. Những người Tây Tạng đã nhìn thấy cơ hội cho một sự thành lập một tổ chức kháng chiến làm điểm tựa mới tính đến chuyện đàm phán, thương lượng với Bắc Kinh.

Về mặt tinh thần người Tạng, không thua kém người Nhật, người Ðức, người Do Thái và người Palsetine.

Về mặt địa lý, nước Tây Tạng chiếm 1/12 diện tích Trung Quốc. Diện tích Tây Tạng rộng gấp 7 lần nước Pháp, gấp một ngàn lần dải đất Gaza của người Palestine.

Hãy xem xét tình hình cuộc chiến tranh giữa Do Thái và Ả Rập thập niên 1960 thế nào, gần 100 triệu người Ả Rập chống lại 2 triệu người Do Thái mới lập quốc. Diện tích lại rất hạn hẹp. Do Thái lại bị bốn bề các nước láng giềng thù nghịch bao vây và trong đó các trung tâm đều nằm trong tầm bắn của pháo, máy bay… lịch sử cũng thường diễn ra một quân đội nhỏ thua kém về quân số vẫn có thể thắng một quân đội được trang bị tối tân, quân số đông hơn đối phương gấp mười lần vẫn thua. Trong ba lần liền quân đội Do Thái đã đánh bại các quân đội chính quy Ả Rập trong các trận chiến! Năm 1957–1964–1967. Cần nói thêm rằng sau trận chiến 6 ngày, một số người trong lữ đoàn Palestine sống sót đã chạy trốn về mảnh đất nhỏ hẹp Gaza và họ biến Gaza thành chiến khu. Các vụ phá hoại khủng bố xảy ra hàng ngày mấy thập niên qua. Du kích Palestine cứ nhót Rocket sang đất Do Thái thường thường. Do Thái đã dùng đủ phép tắc kỹ thuật như thần cũng không trị nổi (Dân Trung Quốc không thể chịu đựng được như dân Palestine và đủ kiên nhẫn như người Do Thái.)

Trung Cộng cũng không hùng mạnh như Liên Xô cũ – Và họ cũng không đủ hơi sức như Liên Xô kéo dài cuộc chiến ở A Phú Hãn gần mười năm. Lúc bấy giờ Liên Xô có ưu thế về quân sự: Cuộc xâm lăng của Liên Xô và kháng chiến quân Mujahidin qua nhiều thời kỳ từ 1979 đến 1986. Khi Barak Karmal làm chủ tịch nhà nước do Liên Xô dựng lên, lực lượng Liên Xô luôn luôn ở thế tấn công mãnh liệt. Ðiều này phù hợp với những chính sách diều hâu của Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và KonStantin Chermenko. Khi Mikhail Gorbachev vào cầm đầu điện Kremlin năm 1985. Sau một thời gian đầu đầy nhiệt tình theo đuổi sự lựa chọn quân sự, ông đã nhận ra không thể thắng. Gorbachev đã muốn đóng lại chương sử A Phú Hãn trong lịch sử Liên Xô. Cuối cùng tiến trình dẫn đến chuyện rút quân 15-2-1989 cũng được hình thành trong sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết năm 1991 (Nếu Trung Quốc phải theo đuôi cuộc chiến tranh ở Tây Tạng họ sẽ sụp đổ nhanh hơn.)

Sức mạnh của tôn giáo và dân tộc với cuộc đấu tranh của người Tây Tạng hơn 5 thập niên qua cũng là do 2 sức mạnh đồng bộ phối hợp: Dân tộc độc lập và Phật giáo truyền thống mà thời đại những nhà tu hành tại Miến Ðiện, Tây Tạng không còn là con cháu của tử thần mà ai cũng có thể tàn sát không sợ bị trả đũa. Chính vì vậy, sư tăng đã xuống đường, đã dám sống chết vì dân tộc và đạo pháp. Nó cũng báo hiệu sự ra đời của một chính phủ kháng chiến. Chống trả quân xâm lăng Trung Quốc có những nguy hễ khó khăn không thể tránh được, khi tung ra một phong trào kháng chiến mạnh mẽ, nhưng cũng có nhiều thuận lợi…

Ðất nước Tây Tạng rộng lớn mênh mông, rừng núi trùng trùng điệp điệp quá lý tưởng cho một chiến tranh du kích. Ta cứ thử giả định, từ các đỉnh núi cao quân du kích rót xuống cấm thành Bắc Kinh cơ quan đầu não của Ðảng CSTQ vài quả tên lửa và các trung tâm quân sự, trung tâm không gian nơi sẽ phóng con tầu Thần Châu với phương tiện kỹ thuật hiện đại quân du kích đánh giặc ngay trong lục địa… tên lửa cứ phóng đều đều, bảo đảm cả nước Tầu sẽ điên loạn hốt hoảng. Trung Cộng muốn truy lùng quân du kích Tây Tạng có khác gì mò kim dưới đáy biển, thằng mù muốn bắt chim bay trên trời.

Ðến siêu kỹ thuật quân sự như Mỹ Quốc, có các lực lượng cơ động trên trời, dưới biển, trên đất liền, lại có sự phối hợp với các nước đồng minh khắp thế giới mà 10 năm qua không dẹp nổi một nhóm tàn quân Taliban ở vùng rừng núi phía Nam Afghanistan và cả một dàn mắt thần, máy bay tinh khôn không người lái vẫn chưa dò tìm được ông trùm khủng bố Osamabin Laden. Ðối với chính phủ Mỹ Bin Ladin là một hung thủ đang bị truy tầm gắt gao nhất trong lịch sử. Ông ta là người sáng lập và cũng là người lãnh đạo của tổ chức khủng bố Al Qaeda đã huấn luyện quân sự cho chúng 5000 quân cảm tử gửi đi tới khoảng 50 quốc gia, chờ đến lượt đánh bom… Ông ta là tác giả của thảm kịch 9-11 đánh bom 2001 Tòa nhà Tháp Ðôi thương mại ở Nữu Ước giết chết 6000 người Mỹ vô tội… Ðối với người Mỹ những cuộc chiến chống khủng bố và truy lùng thần chết Bin Laden ầm ĩ đôi khi sôi sục hơn 10 năm qua, nay có thể coi như là một cuộc chiến đấu buồn chán!

Nhắc lại lịch sử như thế, để biết rằng nếu cuộc chiến du kích xảy ra giữa Trung Quốc và nhân dân Tây Tạng. Trung Quốc sẽ thất bại và đổ vỡ hoàn toàn. Quân du kích Tây Tạng cứ tà tà thong thả một tuần cho Bắc Kinh ăn “Bom” vài ba lần thử xem chúng chịu đựng được bao lâu? Giống như Mỹ ngày xưa sa lầy ở Việt Nam, Liên Xô sa lầy ở A Phú Hãn. Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam… Liên Xô phải rút quân ra khỏi A-Phú-Hãn. Vì không để sự mất máu kéo dài. Quân Tầu không thể chịu nổi một vài năm. Nước Tầu cũng không thể đem so với Mỹ tiềm năng kinh tế tưởng như vô hạn, kỹ thuật lại siêu đẳng. Quân Tầu cũng không thể đem sánh với Liên Xô về mặt thể chất và tinh thần chiến đấu. Xã hội Tầu lại rất dễ hỗn loạn.

Mặc dù quân số rất đông. Về mặt chính trị quân Trung Quốc xâm lăng nước Tây Tạng họ hoàn toàn không có chính nghĩa. Người Tạng tỵ nạn ngày nay có mặt khắp các nước văn minh trên thế giới, họ nhận được sự cảm tình ủng hộ của nhiều chính phủ và nhân dân trên thế giới đều nhận rõ bộ mặt thật của Trung Cộng đối với Tây Tạng, thật là vô cùng thuận lợi cho cuộc tranh đấu dành độc lập.

Về những hệ quả của quân sự và chính trị thế giới nhất là Hoa Kỳ với Trung Quốc, hai đại cường trong thế kỷ với ảnh hưởng lớn lao toàn cầu và có lẽ nhiều nhất là các quốc gia láng giềng với Trung Quốc như Nepal, Miến Ðiện, Lào, Việt Nam v.v… trong thập niên tới. Trong chiều hướng này chúng tôi không đưa ra tổng thể về các lực lượng hải, lục, không quân của Hoa Kỳ và Trung Cộng. Chúng tôi chỉ chọn đưa ra cái nhìn về Trung Cộng với Tây Tạng coi như một mắt xích chủ yếu cần tháo gỡ…

Hoa Kỳ cần sẵn sàng với một đối thủ như Trung Quốc đang trên đà lên có lẽ Hoa Kỳ phải đáp ứng uyển chuyển khác với những suy tính chiến lược chiến tranh qui ước với quốc gia khác. Với Trung Quốc cần chọn con đường thực tiễn. Không cần tính đến những chuyện quy mô. Có nhiều cách xử dụng lực lượng kém về kỹ thuật và không cần thiết phải đưa lính Mỹ đi tham chiến, để đạt mục đích quân sự với Trung Cộng. Chỉ cần ủng hộ lực lượng kháng chiến Tây Tạng là đủ cũng như Tổng Thống Ronald Reagan năm 1985 muốn đánh Liên Xô thay vì huy động quân sự, ông viện trợ quân sự cho kháng chiến quân A-Phú-Hãn. Hoa Kỳ đã cung cấp cho du kích hỏa tiễn Stinger giúp kháng chiến quân có thể bắn hạ trực thăng hay máy bay Liên Xô, Hoa Kỳ. Các nhà chiến lược và giới chính trị Âu Mỹ chắc cũng phải nhìn nhận. Nhìn theo chiều hướng các sự kiện này và chiều hướng lịch sử về những tranh chấp giữa các đại cường, thì mục tiêu hướng vào mặt trận Tây Tạng là chính đáng, ta có thể hé thấy trong tầm tay. Hoa Kỳ và Trung Quốc, không cần phải là trận chiến qui ước lớn lao và tàn khốc. Hiện nay thách đố từ phía Trung Quốc với Hoa Kỳ là hiển nhiên ai cũng thấy rõ. Chúng ta tin rằng Ngũ Giác Ðài đủ thông minh, tế nhị và uyển chuyển cũng như tự chủ chín chắn cần thiết để chọn con đường thực tiễn. Giả thiết này, trên mặt lý thuyết cũng như trên thực tế, cả Âu Mỹ lẫn các nước Á Châu Trung Quốc hiển nhiên là mối đe dọa lớn. Từ năm 1980 Trung Quốc đã có dư tiền bạc để dồn vào quốc phòng nhất là từ năm 1997 ngân sách quốc phòng tăng đều đến 20%. Trung Quốc dùng ngân sách quốc gia để hiện đại quân lực và thực hiện những thay đổi chiến lược thay vì cho “chiến tranh nhân dân”. Họ xử dụng kỹ thuật cao chuẩn bị cho cuộc chiến tranh qui ước và kỹ thuật cao như chiến dịch Desert Storm đánh Iraq của Hoa Kỳ ở vùng vịnh 1991. Về mặt trang bị Trung Quốc xử dụng tầu chiến xe tăng và hỏa tiễn tối tân mua của Nga. Kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc sản xuất vũ khí có phẩm chất rất cao nhờ ăn cắp kỹ thuật của Mỹ và mua kỹ thuật của Nga, Do Thái. Mặc dù được trang bị kỹ thuật tối tân, quân số đông. Nhưng quân đội Trung Quốc không bao giờ là quân đội mạnh. Nó rất yếu kém về tinh thần chiến đấu. Các tướng Tầu ngày nay nhảy sang làm ăn kinh tế kinh doanh làm giầu thì dù kỹ thuật cao cũng chỉ để hù dọa thiên hạ chứ chẳng làm nên trò trống gì.

Mong rằng tài liệu này sẽ đến với các tổ chức hội đoàn người Tây Tạng đang lưu vong khắp trên thế giới.

Tran Nhu

12 THÁNG ANH ĐI