14 thg 2, 2010

Việt Nam - Trung Quốc, những quân bài chiến lược trên biển Đông

Bút Sắt

Trong bối cảnh tranh chấp vùng đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đều có những lý lẽ và lập luận của riêng mình. Và tất cả lý lẽ của Trung Quốc chỉ là ngụy biện cho sự xâm chiếm trái phép trên chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Sau khi xâm chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 và cho đến nay Trung Quốc đã kịp thời xây dựng một sân bay chiến lược ở quần đảo Woody mà chúng ta được biết với tên Phú Lâm. Và tương lai của Woody sẽ được Trung Quốc biến thành như thế này.
Mục đích của Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa từ khu vực quân sự thành dân sự và dựa vào đó làm cơ sở cho tiến trình khai thác vùng biển Đông lâu dài. Và sau này nếu có sự kiện chiến tranh ở đây thì Trung Quốc vẫn “chính ngôn” chống trả, sử dụng vũ lực tối đa để bảo vệ vùng đất phi quân sự “của mình”. Một cơ sở từ quân sự sang phi quân sự cho thấy Việt Nam muốn đánh cũng rất khó, vì sẽ mang tiếng là “xâm lược” và bị lên án do hành động đánh vào nơi dân sự.


Cơ sở hành chính nhà cầm quyền Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, của Việt Nam.

Ngoài việc xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Hải Nam nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ vùng biển Đông thì sân bay ở đảo Woody là một miếng ghép hoàn hảo về quân sự. Dưới đường thủy – trên đường không, tàu ngầm và máy bay thì là tuyệt vời nếu như xảy ra chiến tranh trên biển.
Từ đảo Woody đến quần đảo Trường Sa chỉ mất 700km là cự ly vừa tầm máy bay tác chiến và quay về tiếp nhiên liệu. Sâu xa hơn sân bay trên đảo Woody không chỉ xây như thế mà thực sự nó là đối trọng với sân bay quân sự Thành Sơn ở Ninh Thuận. Sân bay Thành Sơn là một trong những sân bay chiến lược của không lực Mỹ ở đây. Nơi đây có thể đáp được những máy bay cỡ lớn như C-130s.


Một góc nhìn từ sân bay quân sự Thành Sơn

Cơ sở vật chất của sân bay Thành Sơn sau 1975 thì hầu như không bị thiệt hại nhiều và cho đến nay thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sử dụng nó như là căn cứ không quân chiến lược. Có sự yểm trợ nào nhanh nhất ngoài việc sử dụng máy bay chiến lược?

Khoảng cách từ sân bay Woody đến quần đảo Trường Sa là 700 km và từ sân bay Thành Sơn đến Trường Sa là 600 km. Nói đến đây thì bạn cũng hiểu được sự quan trọng của sân bay Woody là như thế nào. Nếu xảy xung đột ở thì từ Woody các tiêm kích của Trung Quốc sẵn sàng từ đây bay ra nghênh chiến với không quân Việt Nam chỉ với khoảng thời gian gần bằng nhau. Và có thể qua bay về đảo để tiếp thêm nhiên liệu mà tiếp tục chiến đấu.


Sân bay Thành Sơn và Woody cự ly đến Trường Sa

Trong số 150 Mig-21, 53 Su-22, 12 Su-27, 4 Su-30MK2VS, hầu như những máy bay chiến lược của không quân Việt Nam phần lớn tập trung ở sân bay Thành Sơn . Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là “con bài chiến lược” của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.

SU-30MK2 niềm tự hào của không quân Việt Nam. Chụp từ Biên Hòa Airbase

Thêm vào đó lực lượng phòng không cũng được trang bị thêm các dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1 và hiện đại thêm hải quân. Đọc thêm về lực lượng hải quân Việt Nam

Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã khiến Mỹ và các cường quốc phương Tây phải e dè thì nói chi Việt Nam mỗi năm từ 1 đến 2 tỷ dollars (số liệu theo sách trắng quốc phòng) thì khó có khả năng đương đầu được với Trung Quốc trong một cuộc hải chiến.

Sở dĩ Việt Nam mua vũ khí Nga mà không mua vũ khí của Mỹ bởi vì bạn hàng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc là Nga (Mỹ cấm vận vũ khí với Trung Quốc). Qua đó chúng ta biết được ít nhiều về những “tính năng bí mật” của những vũ khí đó để tìm ra điểm yếu. Việt Nam và Nga luôn có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp từ thời Liên Bang Xô Viết và cho đến nay thì Việt - Nga vẫn còn duy trì tình đồng chí tốt đẹp. Nếu không may xảy ra chiến tranh thì Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam những tính năng của vũ khí Trung Quốc. Chính vì vậy mối quan hệ Nga – Việt là mang tầm chiến lược lâu dài.

Trong những chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vào những năm 2002 – 2003, đây không đơn thuần chỉ là cuộc thăm viếng xã giao mà là là sự hội đàm mua những thiết bị mới để thay thế cho số vũ khí mà Mỹ đã trang bị cho quân đội Sài Gòn sau chiến tranh còn để lại. Ví dụ như những chiếc trực thăng UH-1 cho đến nay vẫn được không quân Việt Nam sử dụng tốt hay những chiếc C-130 được mệnh danh là những conma bóng đêm...

Việt Nam – Trung Quốc hơn thua nhau không chỉ là vũ khí hay sức mạnh quân sự, mà còn là chiến lược ngoại giao.

12 THÁNG ANH ĐI