2 thg 11, 2010

Chúng ta đã chiến thắng tại Việt Nam


Robert S. McElvaine
(Nguyễn việt Việt dịch)

Hiểu biết thấu triệt vấn đề Việt Nam xãy ra hơn 40 năm trước là một vấn đề trọng đại và thật hữu ích ngay khi chúng ta đang nhìn lại, xem xét tương lai những liên hệ của chúng ta tại A Phú Hãn. Tháng trước 09/2010, tuần báo Newsweek chạy trang tít câu chuyện "Làm sao chúng ta đã (có thể) chiến thắng tại Việt Nam".

Điều này thật rõ ràng và dể hiểu đối với tôi sau ba cuộc viếng thăm trong vòng hai năm tại đất nước này, gồm chuyến đầu tiên cho người lớn do tôi hướng dẫn vào tháng giêng, và sau đó vào tháng năm với nhóm sinh viên trường cộng đồng Millsaps và bài học thực sự bắt đầu, đó là phải bỏ đi nhóm chữ 'có thể' trong phần đề tài. "Chúng ta đã chiến thắng tại Việt Nam" .

Hoa Kỳ đã chiến thắng tại Việt Nam. Cuộc chiến thắng của người Mỹ, cuộc chiến thắng đã phải trì hoãn hơn 40 năm sau, cuối cùng đã hoàn toàn thành đạt, hoàn chỉnh dù những cố gắng ngăn cản của Lyndon Johnson và Richard Nixon.

Hoa Kỳ đã thất bại trong cưộc chiến tranh, nhưng một cách quyết định Hoa Kỳ đã chiến thắng cuộc chiến hòa bình. Cuộc chiến đấu, như Tổng thống Johnson đã từng nói, là để phần cho người Việt, cho tâm trí của người dân tại Việt Nam. Tâm trí của người dân không thể nào chiến thắng được bằng vũ khí, bằng bom đạn mà phải bằng tư tưởng, bằng tâm tư và bằng văn hóa.

Chừng nào cuộc chiến càng kéo dài, nó càng mất đi tính chất quân sự, chúng ta đã thua. Một khi Hoa Kỳ ngưng cuộc chiến, Hoa Kỳ có thể không mất đi một nền hòa bình trong chiến đấu. Và nếu Hoa Kỳ không tham dự cuộc chiến trong tuyến đầu tiên, thì Hoa Kỳ có thể chiến thắng cuộc chiến tranh văn hóa này sớm hơn.

Chủ nghĩa Cộng Sản đã chiến thắng trận chiến đầu qua cuộc chiến du kích. Hoa Kỳ cho đến nay đã chiến thắng một trận chiến rộng lớn hơn, trận chiến giành tim óc, tâm trí của con người qua một trận chiến tranh du kích văn hóa.
Qua cuốn sổ vi-sa, chúng ta đọc "Cộng Hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam". Hiện thực là ngày nay, quốc gia này là "Không Cộng Hòa tư bản Việt Nam " (The Capitalist Non-Republic of Vietnam.) Hệ thống chính trị độc đảng đầy hiệu lực, và những cố gắng nửa vời, liên tục nhằm ngăn chặn tin tức đến với người dân. Đôi lúc, bạn vào được Facebook, đôi lúc bạn không vào được. Đôi lúc, những CNN và BBC mở trên TV, đôi lúc không có.

Một trong những kênh của các đài truyền hình trong một khách sạn tại Hội An trong suốt chuyến đi tháng 5 năm 2010 là những chương trình thời trang Victoria's Secret trình chiếu thâu đêm. Tôi đoán là họ dùng để thay thế các chương trình CNN hay BBC và chính phủ nghĩ là những người đẹp trình diễn trong quần lót như vậy thì thay thế cho những tin tức đúng đắn, có thể làm giảm đi những than phiền về việc chặn đứng, ngăn ngừa mọi thông tin.

Một người đàn bà mà chúng tôi hỏi về những cấm đoán, hạn chế và những đọa đày dưới sự cai trị hà khắc của người Cộng Sản sau nhiều thập niên kể từ khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản vào năm 1975, thì được trả lời bằng một câu, đủ tóm lược tình trạng Việt Nam ngày nay: "Nhưng bây giờ--cũng được"( but now it's O.K! ).

Còn phần chủ nghĩa xã hội trong tên chính thức của đất nước này, nó cũng giống như những kẻ đã gọi Tổng thống Obama là một kẻ theo chủ nghĩa xã hội. Ở đây, chủ nghĩa tư bản ngự trị khắp nơi và người ta có thể nhìn thấy.

Dù bất cứ cái gì xãy ra, thì Việt Nam, quốc gia Cộng Sản trước đây, cho đến nay vẫn giữ nguyên trạng thái bất động, ù lì. Nhằm duy trì gia sản chủ thuyết Mác Xít của họ, họ không thích diễn tả hiện thực sinh động thường ngày bằng ngôn từ chủ nghĩa tư bản, bởi vậy thay vào họ nói "nền kinh tế thị trường" .

Việt Nam ngày nay ít xã hội hơn tiểu bang nhà Mississippi của tôi nữa. Tôi nói thật đó. Chúng tôi thực rất cần một hệ thống y tế phổ quát trên toàn nước Mỹ, nhưng chúng tôi cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo. Trường công lập chúng tôi vẫn được ưu đãi, nhưng hệ thống giáo dục tự do vẫn rộng mở cho đến hết bậc trung học. Chúng tôi có hệ thống an ninh xã hội. Không như ở Việt Nam, nơi người nghèo phải trả mọi chi phí về y tế cũng như phải trả mọi chi phí để giáo dục con em từ cấp trung học trở lên, và cũng phụ cấp phần nhỏ cho người cao niên đã làm việc trong chính quyền CS.
Tôi mong ước thấy Hồ Chí Minh xoay vòng trong quan tài lộng kiến khi chúng tôi viếng ông ở Hà Nội, nhưng ông đã biến mất để thản nhiên không còn dính dáng hay đối diện lại sự sụp đổ của cuộc cách mạng do ông khởi xướng mà đã từng mang tên "cuộc cách mạng văn hóa tư sản vĩ đại" .

Tự do là chứng truyền nhiễm, tự lan truyền vô hạn. Nó cũng như vi trùng tự phát, tự sinh, nhưng tự do không có thể nào được chuyển hóa thành vũ khí và lan truyền bằng chiến tranh. Tình trạng ở A Phú Hãn thì phức tạp và khó khăn hơn nhiều, và những bài học ở Việt Nam không có thể nào áp dụng được. Nhưng chúng ta, ít nhất cũng hiểu rõ những bài học đó là gì .

Đó là lý do tại sao tôi đã bỏ dụng ngữ "có thể". Làm thế nào chúng ta, Hoa Kỳ đã chiến thắng ở Việt Nam bằng cách chấm dứt cuộc chiến hơn 35 năm trước.

Nguyễn việt Việt dịch

12 THÁNG ANH ĐI