Ð. m. cây bông
Mày không lao động
Ai trồng chật chỗ
Hãy nhổ xem sao
Máu trào thiên cổ!
Sao trên Rừng
Đổi Đời
Trần Công Nhung
(Trích Thăng Trầm của tác giả in 2004)
Thông thường, đổi thay là mong mỏi có một tình trạng khá hơn. Cách mạng là làm thay đổi, phá bỏ cái tệ hại xấu xa, tiến lên cái tốt đẹp hơn. Sau năm 75 toàn Miền Nam, mọi giai tầng xã hội bị đảo lộn vị thế hình thái một cách nhanh không tưởng. Người ta gọi đó là sự Ðổi Ðời.
Từ một công chức xuống công nhân, từ một bác sĩ thành anh chạy xe thồ, từ một cô giáo trở thành chị bán hàng rong, v.v. Sự đổi đời đã khiến mọi người ngẩn ngơ lo sợ, rồi tìm cách trốn sự đổi đời... thà chết với cuộc đời cũ còn hơn. Vì không chấp nhận sự đổi đời nên bao nhiêu người đã vào tù. Có người bị tù 1 lần, người 2 lần, có người vào tù ra khám như cơm bữa. Tôi cũng lãnh một lần tù.
Ngay đêm hẹn gặp với anh chủ ghe để tìm cách tránh cảnh đổi đời, tôi đã bị bắt đưa thẳng vào Trung Tâm Thẩm Vấn Nha Trang, nói nôm là nhà tù chấp cung. "Ðồng bọn" với tôi có gia đình Vĩnh Phát, Hòa Lạc, Mỹ Hưng… hết thảy chừng 30 người lớn bé. Họ toàn nhà buôn có tiếng ở thành phố Nha Trang, riêng tôi là giáo chức. Ðêm đó đúng là đêm kinh hoàng. Lúc lùa chúng tôi lên xe, một công an xô đẩy chúng tôi như thú vật và bảo: "Nhớ thành thật khai báo để sống thêm vài năm nữa".
Tôi bị nhốt vào xà lim số 2 chung với một can phạm giết người. Tôi không tưởng tượng được cuộc đời lại có giây phút tối tăm đến vậy. Không những thân xác ê ẩm thảm hại mà tinh thần cũng tê liệt đông cứng. Tôi nằm bất động suốt đêm, đến chiều hôm sau mới nghe tiếng người bạn tù:
- Ráng ăn chút cơm đi. Ðã vào đây là phải cố sống chờ ngày ra.
Thêm một thứ âm thanh văng vẳng không rõ lắm:
- Cọc, cọc... chú mới vào tên gì, tội gì?
- Có ăn uống nói năng gì đâu mà biết.
- Bình tĩnh chú ơi, nếu tội chú rõ ràng thì mau ra lắm.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi cho người tù chung phòng biết trường hợp của mình.
Lát sau lại nghe tiếng gõ cọc cọc phía vách bên kia:
- Khuyên chú ấy ăn uống cho có sức.
- Vượt biển, nhà giáo.
- Tưởng gì chớ vượt biển họ hỏi cung xong là cho ra phòng chung (nhiều người). Phòng của chú trước đây giáo sư Trần Văn Tây nằm, Tỉnh Trưởng Lý Bá Phẩm cũng đã ở đó.
Nghe tên Trần Văn Tây tự nhiên tôi thấy tinh thần tỉnh lại. Trần Văn Tây cùng dạy chung trường. Ðây đâu phải dành riêng cho mình. Tôi hỏi vọng sang người tù bên kia vách:
- Ông Tây nằm đây bao lâu?
- Chưa đầy tháng, tội chú cao lắm một tháng thôi.
- Sao anh biết?
- Ðã ở đây trên gần cả năm, ai ra vào, lâu mau cháu biết hết. Vượt biển chỉ chờ chấp cung xong là cho đi lao động.
Tôi nghĩ bụng, tay này sao rành quá vậy, hay là cò mồi để khai thác tù?
- Anh tên gì? Sao nằm lâu vậy?
- Thiên, nghi "giụt" lựu đạn giết cán bộ.
- Sao nghi anh? Sao nhốt lâu?
- Cháu là Thủy Quân Lục Chiến, năm ngoái trong Cam Ranh có vụ "giụt" lựu đạn giết cán bộ xã, công an điều tra, lính ngụy nên nghi, họ bắt cháu tại ga Nha Trang.
- Gia đình biết không?
- Không.
- Trời đất! Sao không cho biết?
- Thêm lo chớ được gì? Chừng nào thả thì thả?
- Sao lâu vậy?
- Không nhận tội, nhốt hoài.
- Vậy nhận mà ra.
- Khùng sao chú, không làm mà nhận?
Tôi nghĩ, anh này rất khí khái, đáng mến. Tôi bắt chước gõ vào vách 3 cái:
- Bao nhiêu tuổi?
- Hăm lăm.
- Nói lớn không sợ công an?
- Giờ này làm gì có công an?
- Sao biết?
- Bốn giờ họ ăn cơm, đi chơi, đánh banh cả rồi. Chú dạy trường nào?
- Võ Tánh.
- Ði chưa mà bị bắt?
- Chưa, mới ra bãi.
- Lường gạt hay bị lộ.
- Lường gạt.
- Nhẹ, tháng là cùng.
Không ngờ qua câu chuyện tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần, tôi bắt đầu ăn. Ăn ngon lành. Một vắt cơm, một tô canh rau muống lẫn mấy con cá liệt bằng ngón tay, chỉ một nhoáng là sạch bách. Tôi dùng đầu giây nịt, gạch lên vách đánh dấu mỗi ngày qua, một gạch, 2 gạch, 3 gạch....
Người tù chung xà lim cho tôi biết anh đã dùng rựa chém chết một cán bộ xã, vì tên này lợi dụng thế lực ve vãn vợ anh. Theo tôi, anh không phải loại người hung ác, nhưng lắm khi bị thách thức quá đáng, người ta cũng dễ cuồng trí. Mấy hôm sau anh chuyển đi nơi khác. Còn một mình tôi, Thiên càng nói chuyện nhiều hơn. Tuy không thấy mặt mũi nhau nhưng qua tiếng nói, tôi hình dung anh là một thanh niên lanh lợi, có tinh thần hào hiệp nghĩa khí. Mỗi ngày, sau tiếng kẻng tan sở buổi chiều là Thiên rủ tôi "đi uống cà phê". Anh biết hầu hết các quán cà phê ở Nha Trang. Từ Chiều Tím góc Bà Triệu và Yersin, đến cà phê Lá Ða Xóm Mới, hương vị mỗi nơi như thế nào, không khí mỗi chỗ ra làm sao, Thiên mô tả rành mạch. Nhờ vậy, tôi bớt buồn lo và dần dà nhận ra vận số của mình phải thế. Ông Ân Quang đã nói trong Tử Vi của tôi từ năm 72 rằng rồi tôi sẽ thay đổi nghề nghiệp. Ðúng thật, nghề đi dạy thành nghề đi tù.
Hơn tháng nay, ngày nào tôi cũng bị dẫn lên phòng chấp pháp để khai cung. Mỗi khi nghe tiếng giày lộp cộp, tiếng chùm chì khóa leng keng là người cứ muốn nổi da gà. Cảnh nhà tù trong tác phẩm Chín Tầng Ðịa Ngục của nhà văn Liên Sô cũng y hệt như vậy, cũng những âm thanh nghe lạnh người.
Khai cung, tôi chẳng có gì để dấu nhưng họ không tin, họ quyết tôi đã đi nước ngoài, có nhận vàng của nước ngoài để làm gián điệp (chuyện không tưởng), bởi không, sao tôi có nhiều máy ảnh có những bằng nhiếp ảnh ngoại quốc.
- Anh khai thật thì được khoan hồng.
- Thưa cán bộ tôi đã thành thật khai.
- Anh đã đi nước ngoài mấy lần, và những nước nào?
- Dạ chưa hề được đi nước nào cả.
- Sao anh có bằng cấp nước ngoài?
- Ðó chỉ là những bằng nhiếp ảnh, tôi gởi ảnh đi dự thi, họ cấp. Trong miền Nam không thiếu gì người như vậy.
- Ai cấp tiền bạc cho anh?
- Tôi chỉ dạy học, lãnh lương.
- Lương anh bao nhiêu mà anh sắm nhiều máy móc thế, nói láo.
- Thời Mỹ đồ đó bán đầy chợ trời rẻ như cho, Nha Trang chỉ mình tôi chơi ảnh nên tha hồ mua.
Anh cán bộ làm thinh. Cứ vậy mà ngày nào tôi cũng phải trả lời chừng ấy chuyện. Phải công nhận anh chấp pháp rất kiên nhẫn. Anh có khuôn mặt choắt như mặt chuột, tái xanh, hàm răng khít rịt khi nói. Lúc đầu tôi rất ghét phải đối diện với anh, về sau thấy dễ chịu. Ít ra có anh tôi cũng được ra ngoài hít thở khí trời, được thấy những đám mây bay qua, được nhìn mấy con chim sẻ nhảy tung tăng. Dần dà tôi thấy anh có phần mến tôi. Anh không to tiếng, trong lối tra hỏi có vẻ hiểu biết hơn. Tôi chợt nghĩ ra một cách....
- Tôi khuyên anh khai thật đi.
- Cán bộ bảo tôi khai thật cái gì, tôi đã khai hết rồi.
- Anh nhận vàng của nước nào? Ði những nước nào? Làm việc cho nước nào?
- Tôi đã nói hết sự thật, nếu cán bộ không tin, xin hỏi nhà văn Võ Hồng, tôi là giáo viên trường ổng. Tôi sống ở đây bao nhiêu năm làm gì ổng đều biết.
Không ngờ nhờ câu trả lời đơn giản thế mà chỉ một tuần sau tôi được ra khỏi cát-sô ở chung với nhiều người (1). Tôi không nhớ ngày, ấy là một ngày đẹp trời, có tiếng kêu: “Trần Công Nhung dọn hết tư trang ra ngoài”. Cửa cát sô mở, người công an lạnh lùng nhìn tôi: “Ði”. Tôi vội vàng làm theo như máy, chẳng biết đi đâu, lành hay dữ. Tôi theo anh bộ đội vòng qua một khu nhà dài, anh mở cửa phòng số 10, đẩy tôi vào. Lúc cánh cửa vừa đóng là bao nhiêu người tù trong phòng ùa về phía tôi, hỏi thăm tin tức. Họ cứ tưởng tôi là người mới toanh từ ngoài vào cho nên ai cũng muốn biết những tin tức thời sự. Những câu hỏi để lộ tâm trạng mong chờ một thế cờ. Nhưng thấy không có gì mới lạ nên ai nấy giãn ra, chỉ còn hai người ngồi lại với tôi: ông Nguyễn Ðức Giang (Chách sở Giáo Dục), Trần Minh Thanh (giáo viên). Thanh đã nhanh nhẹn làm một tô mì khô đãi tôi: Bánh tráng sống bẻ vụn, rưới nước mềm, cho cám gạo vào rồi trộn đều với xì dầu. Tôi không ngờ tô mì chế biến đơn giản mà ngon. Sau 3 hôm ra nhà tù chung, tôi được gọi đi lao động. Nhốt trong tù mà được đi lao động là một phúc lớn. Ra ngoài như được về với tự do, được hít thở thoải mái, được ăn no hơn... Cho nên ai cũng ước đi lao động.
Người cán bộ đến nhận tôi đi làm không mặc sắc phục công an. Anh ăn mặc như nhân viên dân chính. Trông anh hiền lành và còn trẻ. Ðối diện trại giam, bên kia đường là Ty Công An. Lúc đưa tôi băng qua đường, người cán bộ nói:
- Chú xui xẻo, đi được thì sướng, cháu đã đi nước ngoài cháu biết.
Tôi ngạc nhiên, và nghi anh "thả bong bóng" khai thác gì đây. Tôi im lặng. Anh lại tiếp:
- Hôm bắt chú có cháu. Những tài liệu của chú ở Ty chiếu mấy đêm để nghiên cứu. Chú chuẩn bị tư tưởng chớ lâu đó.
Tôi nghĩ anh này có thể thực tâm, vì đã xem qua tài liệu của tôi và hiểu tôi phần nào. Tuy nhiên tôi vẫn yên lặng thăm dò, lòng bàng hoàng nghĩ đến những ngày sắp tới. Công việc anh giao tôi là kẻ một biểu ngữ: "Tiếp nhận lẵng hoa bác Tôn" (Tôn Ðức Thắng). Trong lúc tôi lay hoay làm thì người cán bộ lại nói nhỏ:
- Chú muốn nhắn gì về cho thím thì lát nữa viết ít chữ cháu đem về cho.
Tôi nhìn anh tin tưởng và thầm cảm ơn. Tôi nói:
- Nếu cán bộ giúp đuợc thì tôi vô cùng biết ơn.
Ðến trưa anh cho tôi miếng giấy, sẵn cây bút chì kẻ bảng tôi ngoáy mấy hàng tin cho nhà tôi. Anh lại bảo:
- Chú muốn thăm gia đình, cháu sẽ nói thím đứng chỗ nhà đợi, lúc đi làm, qua đường chú sẽ thấy.
Tôi cảm ơn nhiều lần và thật sự tin người công an có lòng tốt này. Hôm sau đi làm, lúc băng qua đường, nhà tôi và các cháu đứng sẵn trong nhà đợi. Bổng tôi nghe: "Phì Phì, Ba kia Phì, chạy ra mau" thằng bé 3 tuổi chạy về phía tôi, tôi ẳm cháu lên và nước mắt dàn giụa. Ngay lúc ấy người bộ đội trên bốt gác cao, lên đạn rắc rắc đồng thời quát: "Bỏ xuống, bỏ xuống". Tôi vội vàng để thằng bé xuống và lẳng lặng đi theo anh công an. Ngày kế tiếp, không ai đến gọi tôi đi làm nữa. Hai tuần sau, vào một buổi sáng sớm, cửa phòng mở, một anh công an đứng hô dõng dạc:
- Những người có tên sau đây thu dọn tư trang ra xếp hàng ngoài sân:
- Lê văn T, Nguyễn chí Ð, Trần B...
Tôi hồi hộp chờ tên mình. Ði đâu không cần biết, rời khỏi chỗ đang bị nhốt là mừng.
- Phan Hòa L, Trần Minh Thanh, Trần Công Nhung...
Tuy vẫn là tù mà sao sung sướng thế, tưởng như vừa được xướng danh đậu Tú Tài. Chúng tôi ôm đồ ra ngồi ngoài sân, chung với số người đã kêu. Những câu hỏi chuyền tai nhau:
- Ði đâu?
- Chuyển trại.
- Trại nào?
- Ai biết!
- Như không.
"Ê không được nói chuyện", anh công an quát về phía có tiếng xầm xì. Lát sau lại có tin: "Ði A 30", "Ði Ðồng Găng". Chắc chắn là đi, nhưng đi đâu thì không ai biết. Cuối cùng đa số chúng tôi được gọi tên lần nữa để lên một xe tải. Toàn bộ đám vượt biên lên chung một xe. Lúc tấm bạt phía sau tủ xuống và ràng cẩn thận thì xe chuyển bánh. Tôi cố tìm một kẽ hở để nhìn ra ngoài. Ðịnh hướng xem đi đâu. Mấy phút sau chiếc xe đi ra hướng Bắc. Có người cả quyết đi A 30.
Bốn giờ chiều, chúng tôi được thả xuống một trại cải tạo giữa rừng núi xa lạ lạnh lẽo: Trại A 30, Tuy Hòa. Quang cảnh nhà tù bây giờ xa hẳn phố thị và khoảng khoát hơn. Nhà từng dãy, những người tù trong bộ đồng phục xanh đi lại thong thả, họ tò mò nhìn chúng tôi mà không dám đến gần. Chúng tôi được dẫn vào hội trường của trại để học bài học đầu tiên: "Nếp sống văn minh trong tù". Tôi thật sự đổi nơi ăn chốn ở, đổi nếp sống, đổi cách suy nghĩ. Ðổi Ðời.
Mày không lao động
Ai trồng chật chỗ
Hãy nhổ xem sao
Máu trào thiên cổ!
Sao trên Rừng
Đổi Đời
Trần Công Nhung
(Trích Thăng Trầm của tác giả in 2004)
Thông thường, đổi thay là mong mỏi có một tình trạng khá hơn. Cách mạng là làm thay đổi, phá bỏ cái tệ hại xấu xa, tiến lên cái tốt đẹp hơn. Sau năm 75 toàn Miền Nam, mọi giai tầng xã hội bị đảo lộn vị thế hình thái một cách nhanh không tưởng. Người ta gọi đó là sự Ðổi Ðời.
Từ một công chức xuống công nhân, từ một bác sĩ thành anh chạy xe thồ, từ một cô giáo trở thành chị bán hàng rong, v.v. Sự đổi đời đã khiến mọi người ngẩn ngơ lo sợ, rồi tìm cách trốn sự đổi đời... thà chết với cuộc đời cũ còn hơn. Vì không chấp nhận sự đổi đời nên bao nhiêu người đã vào tù. Có người bị tù 1 lần, người 2 lần, có người vào tù ra khám như cơm bữa. Tôi cũng lãnh một lần tù.
Ngay đêm hẹn gặp với anh chủ ghe để tìm cách tránh cảnh đổi đời, tôi đã bị bắt đưa thẳng vào Trung Tâm Thẩm Vấn Nha Trang, nói nôm là nhà tù chấp cung. "Ðồng bọn" với tôi có gia đình Vĩnh Phát, Hòa Lạc, Mỹ Hưng… hết thảy chừng 30 người lớn bé. Họ toàn nhà buôn có tiếng ở thành phố Nha Trang, riêng tôi là giáo chức. Ðêm đó đúng là đêm kinh hoàng. Lúc lùa chúng tôi lên xe, một công an xô đẩy chúng tôi như thú vật và bảo: "Nhớ thành thật khai báo để sống thêm vài năm nữa".
Tôi bị nhốt vào xà lim số 2 chung với một can phạm giết người. Tôi không tưởng tượng được cuộc đời lại có giây phút tối tăm đến vậy. Không những thân xác ê ẩm thảm hại mà tinh thần cũng tê liệt đông cứng. Tôi nằm bất động suốt đêm, đến chiều hôm sau mới nghe tiếng người bạn tù:
- Ráng ăn chút cơm đi. Ðã vào đây là phải cố sống chờ ngày ra.
Thêm một thứ âm thanh văng vẳng không rõ lắm:
- Cọc, cọc... chú mới vào tên gì, tội gì?
- Có ăn uống nói năng gì đâu mà biết.
- Bình tĩnh chú ơi, nếu tội chú rõ ràng thì mau ra lắm.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi cho người tù chung phòng biết trường hợp của mình.
Lát sau lại nghe tiếng gõ cọc cọc phía vách bên kia:
- Khuyên chú ấy ăn uống cho có sức.
- Vượt biển, nhà giáo.
- Tưởng gì chớ vượt biển họ hỏi cung xong là cho ra phòng chung (nhiều người). Phòng của chú trước đây giáo sư Trần Văn Tây nằm, Tỉnh Trưởng Lý Bá Phẩm cũng đã ở đó.
Nghe tên Trần Văn Tây tự nhiên tôi thấy tinh thần tỉnh lại. Trần Văn Tây cùng dạy chung trường. Ðây đâu phải dành riêng cho mình. Tôi hỏi vọng sang người tù bên kia vách:
- Ông Tây nằm đây bao lâu?
- Chưa đầy tháng, tội chú cao lắm một tháng thôi.
- Sao anh biết?
- Ðã ở đây trên gần cả năm, ai ra vào, lâu mau cháu biết hết. Vượt biển chỉ chờ chấp cung xong là cho đi lao động.
Tôi nghĩ bụng, tay này sao rành quá vậy, hay là cò mồi để khai thác tù?
- Anh tên gì? Sao nằm lâu vậy?
- Thiên, nghi "giụt" lựu đạn giết cán bộ.
- Sao nghi anh? Sao nhốt lâu?
- Cháu là Thủy Quân Lục Chiến, năm ngoái trong Cam Ranh có vụ "giụt" lựu đạn giết cán bộ xã, công an điều tra, lính ngụy nên nghi, họ bắt cháu tại ga Nha Trang.
- Gia đình biết không?
- Không.
- Trời đất! Sao không cho biết?
- Thêm lo chớ được gì? Chừng nào thả thì thả?
- Sao lâu vậy?
- Không nhận tội, nhốt hoài.
- Vậy nhận mà ra.
- Khùng sao chú, không làm mà nhận?
Tôi nghĩ, anh này rất khí khái, đáng mến. Tôi bắt chước gõ vào vách 3 cái:
- Bao nhiêu tuổi?
- Hăm lăm.
- Nói lớn không sợ công an?
- Giờ này làm gì có công an?
- Sao biết?
- Bốn giờ họ ăn cơm, đi chơi, đánh banh cả rồi. Chú dạy trường nào?
- Võ Tánh.
- Ði chưa mà bị bắt?
- Chưa, mới ra bãi.
- Lường gạt hay bị lộ.
- Lường gạt.
- Nhẹ, tháng là cùng.
Không ngờ qua câu chuyện tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần, tôi bắt đầu ăn. Ăn ngon lành. Một vắt cơm, một tô canh rau muống lẫn mấy con cá liệt bằng ngón tay, chỉ một nhoáng là sạch bách. Tôi dùng đầu giây nịt, gạch lên vách đánh dấu mỗi ngày qua, một gạch, 2 gạch, 3 gạch....
Người tù chung xà lim cho tôi biết anh đã dùng rựa chém chết một cán bộ xã, vì tên này lợi dụng thế lực ve vãn vợ anh. Theo tôi, anh không phải loại người hung ác, nhưng lắm khi bị thách thức quá đáng, người ta cũng dễ cuồng trí. Mấy hôm sau anh chuyển đi nơi khác. Còn một mình tôi, Thiên càng nói chuyện nhiều hơn. Tuy không thấy mặt mũi nhau nhưng qua tiếng nói, tôi hình dung anh là một thanh niên lanh lợi, có tinh thần hào hiệp nghĩa khí. Mỗi ngày, sau tiếng kẻng tan sở buổi chiều là Thiên rủ tôi "đi uống cà phê". Anh biết hầu hết các quán cà phê ở Nha Trang. Từ Chiều Tím góc Bà Triệu và Yersin, đến cà phê Lá Ða Xóm Mới, hương vị mỗi nơi như thế nào, không khí mỗi chỗ ra làm sao, Thiên mô tả rành mạch. Nhờ vậy, tôi bớt buồn lo và dần dà nhận ra vận số của mình phải thế. Ông Ân Quang đã nói trong Tử Vi của tôi từ năm 72 rằng rồi tôi sẽ thay đổi nghề nghiệp. Ðúng thật, nghề đi dạy thành nghề đi tù.
Hơn tháng nay, ngày nào tôi cũng bị dẫn lên phòng chấp pháp để khai cung. Mỗi khi nghe tiếng giày lộp cộp, tiếng chùm chì khóa leng keng là người cứ muốn nổi da gà. Cảnh nhà tù trong tác phẩm Chín Tầng Ðịa Ngục của nhà văn Liên Sô cũng y hệt như vậy, cũng những âm thanh nghe lạnh người.
Khai cung, tôi chẳng có gì để dấu nhưng họ không tin, họ quyết tôi đã đi nước ngoài, có nhận vàng của nước ngoài để làm gián điệp (chuyện không tưởng), bởi không, sao tôi có nhiều máy ảnh có những bằng nhiếp ảnh ngoại quốc.
- Anh khai thật thì được khoan hồng.
- Thưa cán bộ tôi đã thành thật khai.
- Anh đã đi nước ngoài mấy lần, và những nước nào?
- Dạ chưa hề được đi nước nào cả.
- Sao anh có bằng cấp nước ngoài?
- Ðó chỉ là những bằng nhiếp ảnh, tôi gởi ảnh đi dự thi, họ cấp. Trong miền Nam không thiếu gì người như vậy.
- Ai cấp tiền bạc cho anh?
- Tôi chỉ dạy học, lãnh lương.
- Lương anh bao nhiêu mà anh sắm nhiều máy móc thế, nói láo.
- Thời Mỹ đồ đó bán đầy chợ trời rẻ như cho, Nha Trang chỉ mình tôi chơi ảnh nên tha hồ mua.
Anh cán bộ làm thinh. Cứ vậy mà ngày nào tôi cũng phải trả lời chừng ấy chuyện. Phải công nhận anh chấp pháp rất kiên nhẫn. Anh có khuôn mặt choắt như mặt chuột, tái xanh, hàm răng khít rịt khi nói. Lúc đầu tôi rất ghét phải đối diện với anh, về sau thấy dễ chịu. Ít ra có anh tôi cũng được ra ngoài hít thở khí trời, được thấy những đám mây bay qua, được nhìn mấy con chim sẻ nhảy tung tăng. Dần dà tôi thấy anh có phần mến tôi. Anh không to tiếng, trong lối tra hỏi có vẻ hiểu biết hơn. Tôi chợt nghĩ ra một cách....
- Tôi khuyên anh khai thật đi.
- Cán bộ bảo tôi khai thật cái gì, tôi đã khai hết rồi.
- Anh nhận vàng của nước nào? Ði những nước nào? Làm việc cho nước nào?
- Tôi đã nói hết sự thật, nếu cán bộ không tin, xin hỏi nhà văn Võ Hồng, tôi là giáo viên trường ổng. Tôi sống ở đây bao nhiêu năm làm gì ổng đều biết.
Không ngờ nhờ câu trả lời đơn giản thế mà chỉ một tuần sau tôi được ra khỏi cát-sô ở chung với nhiều người (1). Tôi không nhớ ngày, ấy là một ngày đẹp trời, có tiếng kêu: “Trần Công Nhung dọn hết tư trang ra ngoài”. Cửa cát sô mở, người công an lạnh lùng nhìn tôi: “Ði”. Tôi vội vàng làm theo như máy, chẳng biết đi đâu, lành hay dữ. Tôi theo anh bộ đội vòng qua một khu nhà dài, anh mở cửa phòng số 10, đẩy tôi vào. Lúc cánh cửa vừa đóng là bao nhiêu người tù trong phòng ùa về phía tôi, hỏi thăm tin tức. Họ cứ tưởng tôi là người mới toanh từ ngoài vào cho nên ai cũng muốn biết những tin tức thời sự. Những câu hỏi để lộ tâm trạng mong chờ một thế cờ. Nhưng thấy không có gì mới lạ nên ai nấy giãn ra, chỉ còn hai người ngồi lại với tôi: ông Nguyễn Ðức Giang (Chách sở Giáo Dục), Trần Minh Thanh (giáo viên). Thanh đã nhanh nhẹn làm một tô mì khô đãi tôi: Bánh tráng sống bẻ vụn, rưới nước mềm, cho cám gạo vào rồi trộn đều với xì dầu. Tôi không ngờ tô mì chế biến đơn giản mà ngon. Sau 3 hôm ra nhà tù chung, tôi được gọi đi lao động. Nhốt trong tù mà được đi lao động là một phúc lớn. Ra ngoài như được về với tự do, được hít thở thoải mái, được ăn no hơn... Cho nên ai cũng ước đi lao động.
Người cán bộ đến nhận tôi đi làm không mặc sắc phục công an. Anh ăn mặc như nhân viên dân chính. Trông anh hiền lành và còn trẻ. Ðối diện trại giam, bên kia đường là Ty Công An. Lúc đưa tôi băng qua đường, người cán bộ nói:
- Chú xui xẻo, đi được thì sướng, cháu đã đi nước ngoài cháu biết.
Tôi ngạc nhiên, và nghi anh "thả bong bóng" khai thác gì đây. Tôi im lặng. Anh lại tiếp:
- Hôm bắt chú có cháu. Những tài liệu của chú ở Ty chiếu mấy đêm để nghiên cứu. Chú chuẩn bị tư tưởng chớ lâu đó.
Tôi nghĩ anh này có thể thực tâm, vì đã xem qua tài liệu của tôi và hiểu tôi phần nào. Tuy nhiên tôi vẫn yên lặng thăm dò, lòng bàng hoàng nghĩ đến những ngày sắp tới. Công việc anh giao tôi là kẻ một biểu ngữ: "Tiếp nhận lẵng hoa bác Tôn" (Tôn Ðức Thắng). Trong lúc tôi lay hoay làm thì người cán bộ lại nói nhỏ:
- Chú muốn nhắn gì về cho thím thì lát nữa viết ít chữ cháu đem về cho.
Tôi nhìn anh tin tưởng và thầm cảm ơn. Tôi nói:
- Nếu cán bộ giúp đuợc thì tôi vô cùng biết ơn.
Ðến trưa anh cho tôi miếng giấy, sẵn cây bút chì kẻ bảng tôi ngoáy mấy hàng tin cho nhà tôi. Anh lại bảo:
- Chú muốn thăm gia đình, cháu sẽ nói thím đứng chỗ nhà đợi, lúc đi làm, qua đường chú sẽ thấy.
Tôi cảm ơn nhiều lần và thật sự tin người công an có lòng tốt này. Hôm sau đi làm, lúc băng qua đường, nhà tôi và các cháu đứng sẵn trong nhà đợi. Bổng tôi nghe: "Phì Phì, Ba kia Phì, chạy ra mau" thằng bé 3 tuổi chạy về phía tôi, tôi ẳm cháu lên và nước mắt dàn giụa. Ngay lúc ấy người bộ đội trên bốt gác cao, lên đạn rắc rắc đồng thời quát: "Bỏ xuống, bỏ xuống". Tôi vội vàng để thằng bé xuống và lẳng lặng đi theo anh công an. Ngày kế tiếp, không ai đến gọi tôi đi làm nữa. Hai tuần sau, vào một buổi sáng sớm, cửa phòng mở, một anh công an đứng hô dõng dạc:
- Những người có tên sau đây thu dọn tư trang ra xếp hàng ngoài sân:
- Lê văn T, Nguyễn chí Ð, Trần B...
Tôi hồi hộp chờ tên mình. Ði đâu không cần biết, rời khỏi chỗ đang bị nhốt là mừng.
- Phan Hòa L, Trần Minh Thanh, Trần Công Nhung...
Tuy vẫn là tù mà sao sung sướng thế, tưởng như vừa được xướng danh đậu Tú Tài. Chúng tôi ôm đồ ra ngồi ngoài sân, chung với số người đã kêu. Những câu hỏi chuyền tai nhau:
- Ði đâu?
- Chuyển trại.
- Trại nào?
- Ai biết!
- Như không.
"Ê không được nói chuyện", anh công an quát về phía có tiếng xầm xì. Lát sau lại có tin: "Ði A 30", "Ði Ðồng Găng". Chắc chắn là đi, nhưng đi đâu thì không ai biết. Cuối cùng đa số chúng tôi được gọi tên lần nữa để lên một xe tải. Toàn bộ đám vượt biên lên chung một xe. Lúc tấm bạt phía sau tủ xuống và ràng cẩn thận thì xe chuyển bánh. Tôi cố tìm một kẽ hở để nhìn ra ngoài. Ðịnh hướng xem đi đâu. Mấy phút sau chiếc xe đi ra hướng Bắc. Có người cả quyết đi A 30.
Bốn giờ chiều, chúng tôi được thả xuống một trại cải tạo giữa rừng núi xa lạ lạnh lẽo: Trại A 30, Tuy Hòa. Quang cảnh nhà tù bây giờ xa hẳn phố thị và khoảng khoát hơn. Nhà từng dãy, những người tù trong bộ đồng phục xanh đi lại thong thả, họ tò mò nhìn chúng tôi mà không dám đến gần. Chúng tôi được dẫn vào hội trường của trại để học bài học đầu tiên: "Nếp sống văn minh trong tù". Tôi thật sự đổi nơi ăn chốn ở, đổi nếp sống, đổi cách suy nghĩ. Ðổi Ðời.