17 thg 9, 2011

THƯ CỦA 36 TRÍ THỨC HẢI NGOẠI: GỬI LẦM ĐỊA CHỈ ?


THƯ CỦA 36 TRÍ THỨC HẢI NGOẠI: GỬI LẦM ĐỊA CHỈ ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Trong tháng 8 vừa rồi, tôi không có dịp vào đọc nhiều các Diễn Đàn, mà chỉ nghe ngóng rằng có THƯ NGỎ CỦA 36 TRÍ THỨC HẢI NGOẠI gửi cho toàn bộ những tên Cộng sản ác ôn đang nắm trọn quyền sinh sát ở Việt Nam. Tháng 9 này, về lại Geneva, tôi mới có dịp vào đọc nhiều bài trên các Diễn Đàn và thấy THƯ NGỎ này đang làm xôn xao dư luận. Tôi tìm để đọc chính nguyên văn THƯ NGỎ ấy và hôm nây 15.09.2011 mới tìm thấy.

Lập trường của chúng tôi về đám lãnh đạo Cơ chế CSVN

Cách đây mấy năm, Ký giả ĐỖ HIẾU đài RFA hỏi tôi xem có thể Cải cách cái Cơ chế CSVN hiện hành hay không. Tôi trả lời không do dự rằng không thể Cải cách mà phải Dứt bỏ nó. Cái cơ chế CSVN này giống như cái váy đụp được chúng vá chằng chịt, hết miếng vải Nga, đến miếng vải Tầu, rồi miếng vải Mỹ. Đừng có vá thêm nữa, mà phải dục bỏ cái váy đụp tùm lum tùm la đi để may cái váy mới cho Dân chúng mặc.

Gần đây, khi những Trí thức, Thanh niên, Sinh viên biểu tình, tôi đã viết một bài đưa ra Lập trường rằng đám lãnh đạo CSVN hiện hành là những tên phản quốc, rước Tầu vào xâm chiếm Đất và Biển VN, rước Tầu vào xâm lăng Kinh tế VN. Cái tội phản quốc này Trời không tha Đất không dung. Đám phản quốc này có thể lợi dụng Phong trào yêu nước để chúng đại diện chống xâm lăng, thì đó là mưu của chúng nhằm kéo dài cái Cơ chế CSVN hiện hành.

Chúng là những tên phản quốc mà Dân VN còn tin tưởng trao trách nhiệm chống xâm lăng TQ, thì đó là hoàn toàn nghịch lý. Phải đẩy chúng xuống hố, chôn vùi đi, để toàn Dân VN bảo vệ Lãnh thổ và Lãnh hải, để mọi người cùng chung lưng Dân chủ hóa Kinh tế của nước mình.

Cái Lực lượng để làm công việc Dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành, đó là toàn DÂN VN 90 triệu người.

Gương Cách Mạng

Bắc Phi và Trung Đông

Cái gương Cách Mạng Bắc Phi và Trung Đông còn rành rành ra đấy. Đó là thái độ Dân chúng DỨT KHOÁT ĐẠP ĐỔ HẲN các Cơ chế độc tài.

Tunisie dứt khoát hạ bệ Ben ALI. Thậm chí những đồng đảng liên hệ với Ben ALI cũng bị loại hết ra ngoài. Dân Ai Cập cũng có thái độ dứt khoát đạp đổ hẳn MOUBARAK và đồng bọn liên hệ. Hội đồng Cách Mạng Lybie cũng dứt khoát loại trừ hẳng KHADAFI và đồng bọn. Tại Syrie, thái đọ Dân chúng cũng dứt khoát chứ không nhân nhượng Cải cách.

Ý kiến về THƯ NGỎ của 36 Trí thức Hải ngoại


Nội dung THƯ NGỎ có những nhận định đúng và những yêu cầu thay đổi đáng lưu tâm. Những nhận định và những thay đổi ấy phải gửi đến cho chính 90 triệu người Dân VN để chính Dân mới có Lực lượng và Quyền lợi làm cuộc thay đổi toàn diện vì lợi ích cho chính họ. Còn nếu THƯ NGỎ này gửi cho đám đầu trâu mặt ngựa phản quốc đang lãnh đạo Cơ chế CSVN hiện hành, thì: (i) một là chúng bỏ xọt rác; (ii) hai là chúng lợi dụng để đứng nguyên tại chức và tiếp tục vá váy đụp bắt con cháu mình phải mặc trong tương lai.

Tôi nghĩ rằng 36 Trí thức Hải ngoại có thể đã đề gửi THƯ NGỎ lầm Địa chỉ. Thay vì phải đề gửi cho DÂN CHÚNG VN, thì lại gửi cho chính đám đầu trâu mặt ngựa. Gửi cho Dân chúng VN để 90 triêu người NỔI DẬY dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành để xây dựng những gì mà THƯ NGỎ đề cập tới. Còn gửi lầm Địa chỉ đến đám đầu trâu mặt ngựa phản quốc, thì chúng sẽ lợi dụng mà vá váy đụp bắt Dân chúng phải tiếp tục mặc thê thảm nữa.

Vì nghĩ rằng 36 Trí thức đã đề sai Địa chỉ, nên tôi mạn phép đề lại địa chỉ gửi cho Dân chúng như sau:

THƯ NGỎ VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC

Kính gửi:

Toàn Dân Việt-Nam

Thưa quý vị,

Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.

Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Lên tiếng” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.

Cả hai bản Tuyên cáo và Lên tiếng đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước, một thành phần của 90 triêu Dân Việt, và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.

Hiểm hoạ ngoại bang

Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do ngụy quyền CSVN bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).

Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Sức mạnh dân tộc

Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do ngụy quyền CSVN đặt ách thống trị trên toàn cõi đất nước, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.

Vị thế ngụy quyền

Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, ngụy quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những đường lối và biện pháp đối nội và đối ngoại mà ngụy quyền thực thi đã tỏ ra mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chấm dứt ngụy quyền để toàn dân có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.

Những việc cần làm

Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu.

Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước, một thành phần của 90 triêu dân VN. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi toàn dân quyết định lộ trình:

1- Đối với Trung Quốc: Đối với chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.

2- Đối với ASEAN và các nước khác: Tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau cho một vùng biển chung.

3. Đối với nhân dân trong nước: Cần có Hiến pháp mới dân chủ với ba cơ chế hoàn toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do công dân quy định bởi Hiến pháp mới Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn dân. Cần có hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên.

4. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Phát huy hợp tác của cộng đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì ngụy quyền cai trị độc đoán trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước tòng phạm với ngụy quyền dưới chiêu bài “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.

Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế ngụy quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức luôn luôn nằm ở đầu óc của ngụy quyền cai trị.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Dân Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.

Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong toàn dân dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, dứt bỏ cơ chế ngụy quyền CSVN hiện hành, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.

Trân trọng kính chào,

Ngày 21 tháng 8 năm 2011

Đồng ký tên:
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
( Trích Nguồn: http://VietTUDAN.net)

12 THÁNG ANH ĐI