30 thg 1, 2012

"Anh Là Ai" Viet Khang



WHO ARE YOU ?

By Viet Khang

May I ask, who are you?
Why arrest me? What have I done wrong?
May I ask, who are you?
Why beat me without the slightest mercy?
May I ask, who are you?
To keep me from protesting
For love of this country, whose people have endured far too much!

May I ask, where are you?
Forbidding me from opposing a Chinese invasion
May I ask, where are you?
Why scold me in the language of my people?

Where is your nationalism?
Why consciously take orders from China?
You will leave a mark to last a thousand years
Your hands will be stained with the blood of our people

I cannot sit still
While Vietnam collapses
And my people sink
Into a thousand years of eternal darkness

I cannot sit still
My children and the next generation deserve a future
Where will our roots be
When Vietnam is no longer in this world?


To whom we hope are concerned,

We are writing to you as fellow songwriters, artists, free expressionists of this great nation in hopes that you will be changed by what you read below and are compelled to help free an innocent expressionist.

Very currently, on December 31st, 2011, a year of music and patriotic passion has ended for a fellow songwriter in Vietnam. 2012 is not looking hopeful for him or any of us who believe in human rights as well as freedom of expression for the country. In light of China and Vietnam's current dispute over the Spratly islands Hoang Sa and Truong Sa, Vietnamese singer/songwriter VIET KHANG had written and shared songs of grief over his country's loss. They've spread rapidly online. His songs titled "Anh La Ai (roughly translates to: 'Who are you?')" and "Viet Nam Toi Dau ('Where is my Vietnam?')" spoke on behalf of the Vietnamese citizens hurting from these current events. He has recently been arrested and imprisoned by the Vietnamese government for said actions. With lyrics that ask, why does my country deserve more bloodshed?, from a patriotic soul, many are outraged that a song written to express love and concern for its country would yield such violent reactions from its own leaders.

In a world where rapists, murderers, and terrorists roam among us, it begs the question, why are these authorities using precious security resources to arrest a patriotic singer/songwriter? VIET KHANG is still currently held in jail, under an accusation unbeknown to us. Above is an English translation to his song "Anh La Ai". We ask, with as much assertiveness as you will allow us, that you take action by passing this letter forward to your sources, writing to national authorities, signing the existing petitions online to 'Free Viet Khang', and using every heard voice within your network to free this silenced artist.
We here in America have the gift of freedom to stand by what we believe in and speak on what is just, so please use that precious right to free your fellow artist. Do what you can and everything you can so that the hope for basic human rights throughout this world does not continue to wither as 2012 has only begun.


Anh là ai ?

Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?

Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào

Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam

27 thg 1, 2012

Đại Hạ Giá

Đại Hạ Giá

Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!

Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán... trả góp không?
Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
-Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
-Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
-Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
“Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’

Huân Đoan
>

23 thg 1, 2012

Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức


Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức
Trần Trung Đạo

Tháng Tư năm ngoái, trong một bài phỏng vấn của anh Duy Ái, đài VOA, tôi có trả lời “quê hương Việt Nam sau năm 1975 là quê hương để nhớ để thương chứ không phải để sống”. Thoạt nghe dễ bị hiểu lầm chỉ đi ra khỏi quê hương mới thấy nhớ thương còn ở lại thì không. Không phải thế, quê hương không còn là nơi để sống bình yên nhưng tình yêu dành cho quê hương đã lớn lên trong tôi ngay những ngày còn ở đó.
Dọc hành lang các công ty Mỹ thường treo tranh ảnh. Có khi là bản sao một danh họa và có khi chỉ là một tấm ảnh nghệ thuật để làm kín bức tường. Bức tranh treo bên ngoài phòng làm việc của tôi là một ngọn đồi xanh với những bụi hoa dại nhiều màu mọc đó đây, và xa hơn là một cánh rừng. Bức tranh đơn giản, không phải là một tuyệt phẩm hội họa nhưng với tôi lại quá đẹp. Mỗi ngày đi ngang qua, nhìn bức tranh, tự nhiên cảm thấy một chút gì đó ấm áp trong lòng. Bởi vì cảnh trong bức tranh rất giống ngọn đồi phía sau nhà, nơi cha mẹ tôi sống trong những ngày tản cư ở Quế Sơn, Quảng Nam. Nơi đó, những buổi chiều, tôi đứng lặng nhìn ngọn đồi như cố thu hết từng hoa sim tím, từng giọt nắng vàng vào trong trí nhớ còn rất nhiều chỗ trống của mình như để một ngày nào đó còn đem ra xem lại. Cuốn phim thời thơ ấu đầy bất trắc còn rất rõ. Tôi vẫn xem lại đoạn phim trong những ngày giỗ cha mẹ tôi, những chiều mưa rất buồn, những đêm trăng rất sáng.
Tôi thường chỉ bức tranh và hãnh diện khoe với các đồng nghiệp người Mỹ “Quê hương tao giống hệt như vậy đó”. Các bạn Mỹ thường hỏi xã giao “Mày có về thăm quê mày lần nào chưa?” “Chưa”. Tôi trả lời và rồi chỉ vào đầu “nhưng không sao, quê hương là ở đây, trong ký ức của tao.” Nói thế, vì tôi biết dù có trở về, quê hương cũng không còn như thế nữa. Ngọn đồi sim tím có thể đã bị san bằng và cụm rừng kia chắc đã bị khai hoang. Nếu về lại, tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ ngồi xuống như đang ngồi đây và hình dung một khoảng thời gian, một khoảng không gian đã mất. Tôi sẽ cảm thấy rất đau khi tất cả những gì gần gũi nhất của tôi trên thế gian không còn nữa. Mơ mộng thì ở đâu mà chẳng mơ mộng được. Ngày mới tới đây, tinh thần chưa ổn định, nhiều buổi chiều tôi thường đi bộ một mình dọc bờ biển Đại Tây Dương nhìn những chiếc tàu hàng đi qua mà nhớ ngày nào mình từng cầu mong một con tàu như thế đi qua trên Thái Bình Dương.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, quê hương là một trong những danh từ gây nhiều cảm xúc nhất. Một phần phát xuất từ tình yêu sâu đậm dành cho nơi chôn nhau cắt rốn và phần khác mang đặc tính rất con người, đó là quyền sở hữu. Khi nhắc đến quê hương, dù hai người cùng lớn lên trong cùng một tỉnh, một quận huyện hay cả một thôn xóm, vẫn cảm thấy quê hương là của riêng mình. Cũng một dòng sông, một bến đò, một đồi sim nhưng hình ảnh của chúng khác nhau trong mỗi tâm hồn.
Những nhạc phẩm quê hương bao giờ cũng đậm đà, tha thiết. Bài hát về quê hương tôi thích nhất là bài Tình Quê Hương của Việt Lang.

Ngàn dâu xanh ngát mấy nếp tranh xa mờ
Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa
Tình quê lai láng dưới trời thu
Khói xây thành chập chùng mây đưa
Cành tơ liễu thấp thoáng bên hồ
Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ…

Quảng Nam là xứ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa nên tôi lại càng thấy gần gũi hơn với câu “Ngàn dâu xanh ngát mấy nếp tranh xa mờ” trong bài Tình Quê Hương. Làng tôi không trồng dâu nhiều bằng các nơi khác trong quận nhưng nuôi tằm và ươm tơ rất nhiều. Tuổi thơ tôi ở quê nội Duy Xuyên là những ngày quây quần bên những chiếc nia tròn nhìn những con tằm trắng cuộn mình trong những chiếc lá dâu xanh. Vì ươm tơ nên thức ăn chính trong bữa cơm gia đình ở làng tôi là nhộng. Nhộng xào, nhộng rang khô, nhộng xúc bánh tráng, nhộng nấu canh, nhộng làm gỏi. Cô tôi dạy tôi quay tơ và lớn hơn chút tôi được dạy ươm tơ. Quay tơ chỉ quay đều tay là được nhưng ươm thì kỹ thuật hơn, khéo tay hơn, đánh nhiều kén quá sợi tơ sẽ dày như sợi thao và ít quá tơ sẽ đứt đoạn nhiều, không đều. Học ươm tơ rất vui nhưng nếu bị bắt ngồi ươm suốt mấy giờ liên tục lại là chuyện khác. Phần lớn công việc ươm tơ là của các chị trong làng. Đúng như các nhà thơ Quảng Nam thường hay tả thôn nữ Duy Xuyên, các chị trong làng tôi ngày ấy ai nấy cũng đẹp. Nghề ươm tơ phải ngồi bên nồi nước sôi nên đôi má của các chị lúc nào cũng ửng hồng. Tôi nghĩ hoài đến cái xứ Quảng nghèo nàn nhưng gặp quá nhiều khốn khó này. Hạnh phúc thường hiếm hoi và ngắn ngủi nhưng tai họa lại hay chọn nơi này để đến và ở lại rất lâu. Phải chi ngày xưa ông bà chúng tôi đi thẳng vào Sài Gòn, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu thì hay biết bao nhiêu. Dừng lại bên kia đèo Hải Vân làm chi. Sáu thế kỷ trôi qua, bao nhiêu thế hệ đã sống và đã chết trên vùng đất định mệnh đó.
Đó chỉ là vài trong vô số kỷ niệm của tôi về một quê hương trong ký ức. Nhưng nếu quê hương chỉ là những gì trong ký ức thôi, thật là buồn tẻ, khô khan và giới hạn. Tôi có thể viết cả cuốn sách về tuổi thơ và quê hương trong ký ức nhưng rồi để làm gì. Ký ức không chết khi nào con người còn sống nhưng ký ức chỉ là quá khứ không thay đổi, không cũ đi và cũng chẳng mới hơn. Ký ức là chất nhựa, sức bật cần thiết để con người từ đó vươn lên chứ không phải từ đó dừng lại. Phải sống trong hy vọng vào một ngày mai. Nhưng hy vọng chưa đủ, phải hoạt động tích cực để hy vọng trở thành sự thật.
Câu chuyện của chuyên viên ngân hàng Andy Dufresne trong phim The Shawshank Redemption là một lời khuyên tốt. Andy Dufresne, nhân vật chính trong phim bị kết án hai bản án chung thân về tội giết người mà anh không gây ra. Oan ức nhưng anh không xem đó như số phận an bài. Andy dành gần 19 năm để khoét một đường hầm chỉ lớn đủ cho một người chui qua bức tường dày của nhà tù bằng chiếc búa rất nhỏ thường dùng để đục đẽo những con cờ bằng đá. Không giống như các bạn tù khác ở tù lâu năm nên nhận thức của họ bị cơ chế hóa, Andy sống trong hy vọng và đeo đuổi ước mơ mà anh hằng đêm thêu dệt như có lần anh ta nói với Red, một người bạn tù “Hy vọng, có thể không phải là điều tốt nhất, nhưng là điều tốt và trước nay chưa có điều tốt lành nào chết đi.” Mơ ước của Andy là được đến Zihuatanejo, Mexico , một vùng biển anh ta chưa bao giờ đặt chân đến, để sống một cách tự do cho đến hết đời mình vì, như anh đọc đâu đó, miền đất ấm đó là nơi không giữ một dấu vết nào của quá khứ. Mỗi ngày Andy đục một chút vôi trên vách tường, bỏ vào túi quần và rải xuống đất khi đi bộ trong sân nhà tù. Cuối cùng, sau gần 19 năm, anh đục xuyên bức tường dày và vượt ngục thành công.
Trong thời gian chính phủ Nam Hàn hiện đại hóa thủ đô Seoul bắt đầu từ thập niên 1970, rất nhiều cơ sở thương mại phải bị dời đi, nhiều tòa nhà bị phá hủy, ngay cả nhiều cảnh đẹp dọc dòng sông Hán cũng bị thay đổi nhường chỗ cho các con đập lớn, đại lộ, đường xe điện cắt ngang qua thành phố. Dòng sông Hán từ triều đại Baekje trước công nguyên đã gắn đã liền với lịch sử và đời sống người dân Triều Tiên. Không phải ai cũng đồng ý. Nhiều nơi trong thành phố dân chúng biểu tình phản đối. Chính phủ Nam Hàn không thay đổi quyết định mặc dù đã xây thêm một số công viên để người dân giải trí. Thủ đô Seoul từ một thành phố gần như một đống gạch vụn sau bốn lần bị đổi chủ trong chiến tranh Triều Tiên với gần hai trăm ngàn tòa nhà bị san bằng và hơn một triệu người không nơi nương tựa, đã vượt qua ký ức đau thương, tang tóc để đạt đến một quê hương ngoài ký ức tự dọ, dân chủ, phồn vinh hiện đại như hôm nay. Những người phản đối chỉ vì họ sợ mất đi hình ảnh quá khứ mà họ trân quý nhưng đồng thời họ chưa hình dung được quê hương ngày mai sẽ đẹp đến mức nào. Giới lãnh đạo Nam Hàn, những người có tầm nhìn xa, biết rằng hiện đại hóa đất nước phải bắt đầu từ thủ đô Seoul. Kết quả, Seoul được phép tổ chức Olympics 1988 và người dân Nam Hàn hãnh diện về các công trình xây dựng, các kiến trúc tân kỳ, hiện đại của thủ đô họ.
Hai câu chuyện nhỏ, một hư cấu và một thực tế, cho thấy quá trình chuyển hóa giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong con người quan trọng đến dường nào. Đó là một chuỗi các chọn lựa can đảm bắt đầu từ mỗi con người cho đến phạm vi toàn đất nước. Tôi thật sự tin, con người và cả dân tộc Việt Nam cũng thế, hơn bao giờ hết, phải chọn lựa giữa tiếp tục đi trên một lối mòn của số phận hay vượt qua quá khứ, hành động cho tương lai để sải cánh vào bầu trời tự do của văn minh nhân loại.
Ba mươi sáu năm trước, ngồi trước chén bo bo, tô nước muối khuấy lỏng, dĩa rau muống luột, niềm ao ước của mỗi người dân là thấy được chén cơm ngon, một tô canh ngọt, một dĩa thịt thơm. Nhưng ngày nay, giữa thời đại con người đang du lịch cung trăng, nếu vẫn tiếp tục mơ một chén cơm trắng, tô canh ngọt, dĩa thịt thơm, làm sao đất nước sẽ đuổi kịp đà tiến văn minh?
Ba mươi sáu năm trước, Việt Nam là một quốc gia cô lập từ thế giới, tiếng động nửa khuya là tiếng động của xích xiềng, ánh sáng le lói trong căn nhà tranh được thắp lên từ que diêm cuối cùng trong đêm dài lịch sử, mơ ước của người dân là được sống bình an dù bình an trong cơ chế, được xem phim ảnh dù đã được kiểm tra từng chi tiết, được hát một bài tình ca dù đã được chọn lọc kỹ càng. Nhưng ngày nay, ngoại trừ các nhóm thổ dân trong thung lũng Javari vùng Amazon, Brazil và năm nước Cộng Sàn còn sót lại, phần lớn nhân loại đang bước vào thời kỳ văn minh mới, trong đó ngay cả các khái niệm dân chủ pháp trị cũng đang bị xem là lạc hậu, nếu người dân Việt Nam bằng lòng được sống bình an trong cơ chế, được xem phim ảnh dù đã được kiểm tra từng chi tiết, được hát một bài tình ca dù đã được chọn lọc kỹ càng, dân tộc này sẽ đi lùi cho đến bao sâu?
Từ nhiều năm qua, hàng loạt người Việt Nam đã ý thức các hiểm họa dân tộc lạc hậu đó và lên đường dấn thân cho một Việt Nam mới. Phần lớn còn rất trẻ. Một số hy sinh, một số đang ở trong tù, và một số còn đang tranh đấu. Tình yêu nước trong tâm hồn họ vô cùng trong sáng. Nếu ai hỏi họ tranh đấu để được gì, tôi tin, câu trả lời chắc chắn không phải được gì cho bản thân họ. Nếu muốn thăng tiến trên con đường danh lợi cho bản thân, những bạn trẻ đó có thừa điều kiện để leo nhanh lên nấc thang xã hội hơn mà nhiều người đang chen lấn để leo. Nhưng các bạn chọn con đường khác, khó khăn nhiều nhưng cũng rất vinh quang, con đường đi dựng mùa xuân dân tộc.
Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức mà nhiều người Việt Nam yêu nước đang theo đuổi sẽ không có tù chính trị, không có đấu tranh giai cấp, không có tuổi thơ lây lất ăn xin trên các vỉa hè, không có những em bé cất tiếng khóc chào đời trong thùng rác, không có các em học sinh mỗi ngày hai bận phải bơi qua sông đi học, không có các thiếu nữ Việt Nam trần truồng sắp hàng để được các ông Đài Loan, Hàn Quốc mua như mua thịt ngoài chợ, không có những ngư dân bị bắn chết chỉ vì đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên để lại. Giòng sông quê hương trong ý thức của họ là giòng sông của tình người và tình dân tộc trong xanh dịu mát. Bài hát họ mơ học sinh Việt Nam sẽ hát mỗi ngày bắt đầu bằng lòng kính nhớ đến ơn đức tổ tiên, công ơn cha mẹ, tình thương yêu dành cho đồng bào ruột thịt và kết thúc bằng ý chí vươn lên sánh ngang vai cùng thời đại con người đang không ngừng đổi mới.
Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức là một Việt Nam dân chủ hiện đại với các trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, với các hạm đội hải quân trang bị tận răng mang tên Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Hàm Tử, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, với những binh đoàn, phi đoàn trang bị vũ khi tối tân mang tên Chi Lăng, Đống Đa, Nhật Tảo, với những công ty kỹ thuật, những nhà máy công nghiệp, nông nghiệp cao cấp cạnh tranh ngang ngửa với các công ty Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản. Từ hầm mỏ cho đến ruộng đồng, từ xa lộ thênh thang đến sông dài, biển rộng, từ thôn làng xã ấp xa xôi cho đến chính phủ trung ương, tất cả nối liền nhau như những mạch sống trong cùng một cơ thể Việt Nam tự do, khỏe mạnh và cường tráng.
Con đường những người đang đi tìm một quê hương ngoài ký ức hôm nay, dù sao, còn khá ít bởi vì giai đoạn từ kiến thức chuyển sang nhận thức trước khi dẫn tới hành động cụ thể vẫn còn là những chiếc cầu dài. Ngoài ra, không ít người Việt còn đang bị cơ chế hóa và số khác không đủ can đảm tự chặt đi một cánh tay lầm lỗi của chính mình. Nhưng không giống như các bạn tù của Andy Dufresne trong phim The Shawshank Redemption, các thế hệ Việt Nam sẽ lần lượt đứng lên như đã chứng minh nhiều lần trong suốt dòng lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Trải đã từng than “tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu” để nói lên cảnh khó khăn trong giai đoạn Lê Lợi mới dấy binh từ núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa. Những trận đánh đầu tiên là những lần thất bại. Từ năm 1418 đến năm 1422, quân khởi nghĩa phải ba lần phải rút lên núi Chí Linh, giết ngựa, hái rau, luột măng, đào củ chuối mà ăn. Nhiều trận đánh thua, quân tướng mỗi người mỗi ngã và có lần nhóm quân của Lê Lợi tan tác chỉ còn mỗi một mình ngài . Nhưng cũng từ đó, lớp lớp người dân, anh hùng hào kiệt từ khắp nơi về tụ hội dưới ngọn cờ chính nghĩa. Ý chí tự chủ dân tộc như ngọn lửa thiêng lại bùng cháy lên trong mỗi trái tim, trong mỗi tâm hồn Việt Nam để rồi 5 năm sau, ngày 20 tháng 9 năm 1427, chém đầu danh tướng nhà Minh là An Viễn Hầu Liễu Thăng tại Mã Yên, giành lại chủ quyền độc lập như Nguyễn Trải khẳng định trong Bình Ngô Đại Cáo “Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu, muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Mùa xuân trên quê hương ngoài ký ức sẽ đến nếu mỗi chúng ta biết hy sinh một ít công sức cho công cuộc vận động tự do dân chủ đang chuyển mình trên đất nước hôm nay. Như một lần kẻ viết bài này đã viết, ba mươi sáu năm là một quảng đường dài, chúng ta đã hơn một lần trễ hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội nào khác. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.

Trần Trung Đạo

20 thg 1, 2012

Món ăn đêm 30 Tết



Công thức nấu món đêm 30 tết:
- Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán…rồi để cho ráo nước
- Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần.
- Trộn đều với : Một chút tin yêu - Một chút kiên nhẫn – Một chút can đảm – Một chút cố gắng – Một chút hy vọng – Một chút trung thành.
- Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước.
- Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “những điều tâm niệm của riêng mình”.
- Vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “nồi yêu thương” và nấu với "lửa vui mừng”.
- Đem ra ăn với “nụ cười” trong chén “bao dung”.
9. Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng – phát tài phát lộc.
10. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vuong .

Canh thiep dau xuan & Anh Cho Em Mua Xuan

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng Phần còn lại

17 thg 1, 2012

Độc ác và thú tính


Độc ác và thú tính
Quảng Trung Thiên

Con người, theo quan điểm của phương Đông bao gồm hai mặt: thiện và ác. Phương Tây lại khác, chia làm ba: bản năng (id), bản ngã (ego) và siêu bản ngã (superego). Cho dù Đông hay Tây, các hiền triết, học giả vẫn chung mục đích, đó là tìm và lý giải tính năng và sự khác biệt của con người, sinh vật sống có suy nghĩ và con vật, sinh vật sống chỉ hành động theo bản năng. Sự chuyển hóa hành vi ứng xử của con người, nhân tính sang hành động của thú vật, thú tình vẫn chưa được giải thích cụ thể và nhân loại chỉ có biện pháp để ngăn ngừa sự thóai hóa của con người từ nhân tính sang thú tính. Chỉ là biện pháp nên nhiều khi trở nên vô hiệu trước sự tàn bạo, độc ác của con người, ác có thể được cảm hóa thành thiện, nhưng thú tính vẫn mãi là tính hoang dã ác độc của súc vật không có khả năng cảm hóa hay hồi cải.

Thế kỷ 20 được mệnh danh là “thế kỷ giết người hàng loạt”. Liên Xô dưới triều đại Stalin tàn sát khoảng 20 triệu người. Tại Trung Quốc dưới triều đại Mao Trạch Đông giết hơn 30 triệu người. Cam Pu Chia dưới tay Khơ Me Đỏ, giết khoảng 1,7 triệu người. Rồi đến Việt Nam dưới triều đại Hồ Chí Minh giết khoảng 500.000(*) người trong chiến dịch “cải cách ruộng đất” và thảm sát khoảng 7000 người tại Huế vào tết Mậu Thân 1968. Dù giết người ít hơn (!) nhưng chính quyền Hồ Chí Mình nổi trội hơn các chính quyền cộng sản khác nhờ vào khả năng bán nước, điều mà các nước cộng sản anh em không dám làm.


Những tội phạm quốc tế như Hitler cũng chỉ tàn sát người Do Thái, không giết dân Đức, như bộ tộc Hutu hủy diệt bộ tộc Tutsi tại Rwanda, vùng Trung Phi Châu. Tội ác của các chính quyền cộng sản lại càng kinh khủng hơn, giết chính dân tộc mình! Trong tác phẩm “Một ngày dài hơn thế kỷ” (1), Aimatov đã mô tả dân du mục vùng Trung Á dùng miếng da lạc đà đắp lên đầu tù binh, đem phơi nắng, miếng da khô lại sẽ siết chặt bộ não, không gây chết tù nhân nhưng đủ sức tẩy não và biến tù nhân thành thú vật mang lốt người, “mankurt”. Chính vì vậy người con trai giết mẹ mình chỉ vì không bao giờ nhận ra mẹ là ai, đối với anh ta khái niệm nhân tính không còn trong ký ức. Trong anh chỉ có thực thể hiện tại nông cạn của bản năng loài vật: sống, ăn và làm theo lệnh chủ.

Để thực hiện sự diệt chủng, những tên đồ tể khát máu kiềm hãm đất nuớc trong chế độ độc tài và duy trì hệ thống quyền lực tuyệt đối. Chúng xây dựng một bô máy tuyên truyền và dùng hệ thống giáo dục để tẩy não, nhồi sọ nhân dân và dụ dỗ, hứa hẹn người dân vào những ảo ảnh hoang tưởng đó là thiên đường xã hội chủ nghĩa. Nhờ vào quyền lực tuyệt đối vá chính sách ngu dân, khi chính quyền muốn giết ai chỉ cần tạo ra hình tượng đó là kẻ thù cần phải tiêu diệt thì người dân khi bị nhồi sọ và chuyển hóa thành độc ác thì sẽ đồng loạt a dua và rắp tâm thực hiện không cần phải suy nghĩ.

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã đi xa hơn dân du mục vùng Trung Á, họ dùng chính sách tuyên truyền và giáo dục ngu dân, nhồi sọ để hủy hoại đầu óc người dân. Sự độc ác đầy thú tính thể hiện rõ nét trong sự cuồng loạn mê muội của người dân miền Bắc trong chiến dịch “cải cách ruộng đất” 1953-1956, sự khát máu điên khùng của những người theo cộng sản tại Huế 1968, và cảnh tương tàn của nhân dân miền Nam trong giai đoạn tịch thu đất đai ép dân vào hợp tác xã, đánh đổ tư sản.

Giáo dục theo hệ thống tuyên truyền đã bôi bác, bóp méo hình tượng của quan lại, trí thức, phú nông trong xã hội thành kẻ tham lam tàn ác, bủn xỉn và ngu dốt. Không biết rằng sự học của những ông tú, ông cử chưa nói đến ông nghè, phải có đầu óc thông minh nhất đinh mới đạt được mức độ học thuật vào thời điểm bấy giờ. Làm quan lại, nhưng họ sống rất thanh bạch và giản dị của kẻ sĩ. Trong hồi ký của mình, Nguyễn Hiến Lê kể lại lời người bác,

“Bác đã vào thăm nhà thờ họ Lê ở Thanh Mai. Nghĩ cảnh thanh bạch của cổ nhân mà đáng phục. Ông Lê Anh Tuấn làm Tham tụng (như tể tướng) mà rất nghèo, suốt đời ki cóp, cất được mỗi ngôi nhà ngói, hiện nay dùng làm nhà thờ họ Lê. Nhà đó chỉ nhỏ bằng nửa nhà mình. Cụ Cúc Hiên (tức Lê Đình Duyên), thầy học của ông nội, cũng đậu tiến sĩ, làm đến chức Tư nghiệp Quốc tử giám mà cũng nghèo như vậy... .Đức giản dị, thanh bạch của cổ nhân, chúng ta đã đánh mất đi nhiều rồi.” (2).
Nó mất đi nhiều rồi ở thời kỳ ông Nguyễn Hiến Lê, nhưng nó đã mất hết trong thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội hoang tưởng của Việt Nam.

Trái lại, hệ thống giáo dục nhồi sọ, tạo ra tầng lớp quan chức phục vụ chế độ chứ không phục vụ quốc gia, cố gắng tô vẽ nên hình tượng của tên du côn với tính khí chất phác, hiền lành, thông minh, nhưng thực tế thì dốt nát, học không ra chữ và mang đậm tính chất ti tiện tiểu nông. Nền giáo dục què quặt chỉ đào tạo ra những kỹ sư “cu tèo” và những cử nhân “cái hĩm” chỉ biết nói dóc và phục tùng chính quyền mà không hề biết bày tỏ ý kiến hoặc suy nghĩ nhân bản. Sự ưu đãi và khuyến khích tầng lớp du côn trong xã hội, không cần học, chỉ cần truyền ngôi kế thừa từ cha đến con đã tạo nên đám quan chức, cường hào trong xã hội với nhân cách đã chuyển hóa mang đầy thú tính. Chính tầng lớp quan chức và đám trọc phú cơ hội chủ nghĩa này lại hoang tưởng mang đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa trá hình, thực chất duy trì tính chất tư bản hoang dã, sống trên xương máu nhân dân.

Để duy trì sự tồn tại của mình, chính quyền cộng sản Việt Nam không còn cách nào khác là bám dựa vào tay kẻ khác và nuôi dưỡng, dung túng côn đồ để bắt nạt, ức hiếp người dân. Hiện tượng cắt đất đai của tổ quốc bán ăn dần không còn là điều xa lạ. Càng không lạ khi các quan chức chính quyền vì dốt nát, tham nhũng không đủ sức trả lời những câu hỏi đơn giản của người dân, kể cả những câu chữ pháp luật mà chính họ cố công đặt ra để bảo vệ cho chính quyền. Tính chính thống của một chính quyền trở nên lố bịch khi cấm người dân biểu tình bằng văn bản không người ký! Sự dã man, thú tính của chính quyền khi dùng hơn 100 công an chìm nổi để trấn áp gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn tại Tam Kỳ, Quảng Nam hay là dùng một lực lượng công an hùng hậu để cướp đất gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, Hải Phòng, chỉ vì chính quyền bất lực trước những yêu cầu hợp pháp và hợp lý của người dân.
Cải cách ruộng đất

Khi con người không còn nhân tính thì mọi hành vi để che đậy bản chất tàn ác đều được tận dụng. Phật là hình tượng dể bị lợi dụng. Ai nói người cộng sản vô thần? Hãy đến các cơ quan từ sở ban ngành của Việt Nam vào ngày rằm, mùng một, sẽ bắt gặp người trưởng cơ quan xì xụp cúng vái cầu khẩn, và sau đó người bảo vệ cơ quan đợi đến nhang tàn sẽ rút bỏ các chân nhang ném vào sọt rác phi tang! Lê Khả Phiêu có bàn thờ phật trong nhà. Ngay bây giờ, khi tên đồ tể khát máu Nguyễn Đắc Xuân vẫn nhương nhương, khoe khoang những tháng ngày khóac áo cà sa nằm vùng, để rồi vùi dân Huế trong bể máu. Hãy tưởng tượng lại hình ảnh cũng là con người nhưng dùng cái bừa để bằm đầu nạn nhân, rồi cuớp đất của họ trong “cải cách ruộng đất” hay lạnh lùng chĩa súng AK vào người dân thường rồi xả đạn trong thảm sát tại Huế - Mậu thân. Ai thấu hiểu cho những cái chết oan khiên tức tuởi? Hãy dạo bước tại nghĩa trang Ba Tầng, Huế thì mới xúc cảm đuợc thống khổ này, mới tưởng tượng nổi bản chất thú vật của những tên “mankurt” của thời đại Hồ Chí Minh.

Thú tính của loài vật là tự nhiên, nhưng thú tính của con người đó là sự biến đổi. Thời vận suy sàn của dân tộc là điều kiện béo bở cho sự độc ác nảy sinh. Độc ác và suy đồi đạo đức được dung túng, tích lũy trở thành thú tính. Việt Nam trở thành mảnh đất đỏ màu máu cho những tên “mankurt” đương đại tha hồ tác quái trên thân xác người dân, và chúng lại phủ phục hèn hạ dưới chân của chủ nhân Trung Quốc.

Khi chính quyền cộng sản Việt Nam đã bị Trung Quốc chụp miếng da lạc đà lên đầu thì trở nên ngoan ngoãn, ngu đần, dễ bảo. Chính quyền cộng sản Việt Nam trở thành công cụ, chỉ biết cúi đầu tuân phục theo mệnh lệnh của quan thầy mà đàn áp những người Việt yêu nước Việt. Mọi kêu than, van nài hay đối thoại của người dân vô tội khi bị bức hại trở thành trò tiêu khiển của bọn quan chức ô trọc vô nhân tính. Người dân Việt bị bầy thú cai trị, chăn dắt. Bàn tay kẻ khác, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc tán tụng và điều khiển bầy thú. Dân tộc Việt Nam vẫn phải chìm đắm trong hỗn mang của một nông trại, trại súc vật!

11 thg 1, 2012

Ngụy ?????!!!


Ngụy ?????!!!

Tiểu Tử

Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng tư 1975, tiếng "ngụy" nghĩa là "giả" ít thấy có ai dùng tới.
Cái gì không phải thứ thiệt, không phải thứ "chánh cống", không phải thứ "có cầu chứng tại tòa"... là người ta gọi hoạch tẹt là "đồ giả", chớ không ai gọi là "đồ ngụy" hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả, v.v.
Bởi vì từ ngữ hồi đó rất... thật!
Sau tháng Tư 1975, tiếng "ngụy" đã theo gót... dép râu (Xin lỗi! Chỗ này văn chương nghe chỏi lỗ tai một chút, nhưng rất... tả chân. Không thể viết "theo gót giầy" như xưa nay thường viết, vì đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả!) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm cách mạng...
Sau biến cố, toàn dân miền Nam đều phải đi "học tập" ba hôm. Chính trong ba hôm đó người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng "ngụy". Và nghe... đầy lỗ tai!
Vậy là đầu hôm sớm mai, tiếng "ngụy" được nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách "ngang xương", không cần phổ thông đầu phiếu! Mới đầu nghe lạ hoắc, không hiểu ý nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai to gan lớn mật đặt câu hỏi thì cán bộ cũng chỉ giải thích... ngang như cua thôi!
Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng "ngụy" một cách rất... tự do, và sử dụng tiếng "ngụy" rất... rộng rãi (Được "giải phóng", có khác!). Thôi thì cái gì của miền Nam cũng đều biến thành "ngụy" ráo. Để phân biệt với "cách mạng"!.. Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, "hàm-bà-lằng" ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: "Hễ thấy không có đóng con dấu ngôi sao đỏ thì cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc!".
Thật ra, khi dán cái nhãn "ngụy" lên miền Nam, "Đảng và Nhà Nước" muốn nhân dân "chủ yếu là nhân dân miền Bắc" hiểu theo định nghĩa "ngụy" là giả, "giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân, "ngụy" là đoạt của người ta mà nói là của mình, là bịp, là láo, là phiến loạn...
Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều... mở mắt, tiếng "ngụy" ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy. Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, thì chân tướng ngụy lòi ra rõ rệt, đến người mù cũng phải thấy!
Viết dài dòng để... "đả thông tư tưởng" trước khi vào chuyện.
Ông H là thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông làm việc ở Tổng Tham Mưu.
Ông thuộc gia đình trung lưu. Hồi 1945, cha và anh của ông đi kháng chiến rồi đi luôn ra Bắc. Từ đó, không được tin tức gì hết.
Mẹ của ông là giáo viên tiểu học, xem việc dạy dỗ trẻ con là một thiên chức. Bà thường nhắc về người cha và người anh vắng mặt, nhứt là người anh với những kỷ niệm đẹp của thời mà hai anh em còn ở chung với nhau: "Anh Hai của con thương con lắm. Đi học về là cởi trần rồi cõng con chạy cà bồng cà bồng quanh sân vừa chạy vừa hí rân như ngựa làm cho con cười hắc hắc. Mà con thì hay nhõng nhẽo với anh Hai con, đi đâu cũng bắt nó cõng hết. Còn khi nào con đòi cái gì không được, con hay vừa khóc vừa la để ba tưởng là anh Hai chọc con, ba rầy ảnh! Tội nghiệp! Những lúc thấy con sắp sửa làm trận như vậy, anh Hai con thường đưa đầu biểu con đánh nó đi chớ đừng khóc la, sợ ba rầy!". Rồi bà kết luận: "Tánh tình nó tốt lắm!".
Ông lớn lên trong vòng tay người mẹ, được giáo dục bằng tình thương, xem gia đình là căn bản, lấy đạo đức làm phương châm. Và ông giữ mãi trong lòng sự mến mộ "người anh Hai lúc nào cũng làm vui lòng em, lo lắng cho em, bảo vệ em".
Mãi đến năm 1973, mới được tin qua một người bà con rằng cha mất đã lâu và người anh bây giờ là tướng của "ngoài đó". Thật là bàng hoàng. Mẹ ông khóc hết nước mắt. Thời gian sau, bà nói: "Mẹ chỉ mong cho mau hết giặc, để anh em con về sống bên mẹ yên vui như ngày xưa. Chừng đó, mẹ mãn nguyện để theo ông theo bà...".
Mẹ ông qua đời vào giữa năm 1974, chưa kịp thấy cảnh "hết giặc" ra làm sao và chưa kịp gặp đứa con làm tướng...
Mấy hôm sau ngày 30 tháng tư 1975, ông tướng nhờ người bà con đưa lại nhà ông H. Xa cách đã ba mươi năm, nhưng hai anh em vẫn nhìn ra được nhau. Bởi vì họ giống nhau như đúc. Sau mấy giây ngỡ ngàng, họ xà vào ôm lấy nhau siết chặt. Cả hai đều không cầm được nước mắt. Bà H và bốn đứa con "ba trai một gái, đã lớn hết, hai đứa đại học và hai đứa trung học cấp hai" đứng nhìn cảnh hai anh em ôm nhau, cũng bồi hồi xúc động...
Sau đó là bữa cơm gia đình để hai anh em kể cho nhau nghe những biến thiên của đời mình, của thời cuộc. Tiếp theo là ông tướng mang hành trang lại ở với gia đình ông H, để có anh có em.
Ông bà H có hai cái nhà. Cái mà ông bà đang ở với hai con học trung học, là loại vi-la lầu có sân lót gạch và vườn cây kiểng hồ cá trang trí theo kiểu Nhựt. Nhà này do ông bà tự cất lấy hồi thời các con còn nhỏ. Về sau, ông được thuyên chuyển ra miền Trung một thời gian. Ông đem hết gia đình ra ngoài đó, để nhà cho Mỹ mướn. Nhờ vậy, mấy năm sau, ông mua thêm một căn phố nhỏ cho hai đứa con trai lớn ở, khi chúng nó vừa vào đại học.
Sau khi đi xem nhà, ông anh bảo:
- To thế thì ở làm gì cho hết? (Bây giờ ông anh nói pha giọng Bắc rất nhiều). Nguyên cái buồng ngủ thôi cũng chứa cả môt hộ bốn năm người đấy!
Hôm sau, ông H được người anh khuyên:
- Chú làm cái vườn như thế này là phí đất. Đào lên đi để trồng trọt khoai bắp cho các cháu có mà ăn. Phải biết tăng gia chứ!
Mới đầu, ông hơi phật ý. Nhưng, khi nhìn sang hàng xóm thấy nhà nào cũng đào cũng xới kể cả dải đất hẹp té nằm dọc theo chân tường rào phía ngoài đường, ông nghĩ: "Mình cũng phải làm như thiên hạ, cho yên thân".
Vậy là cha con ông hè hụi đập nạy cạy khượi, gạch, bê-tông, hồ cá... cho lòi đất rồi trỉa đậu trồng mì! Khu vườn Nhụt Bổn mà ông Bà H đã tự tay xây đắp, bây giờ tan hoang lồi lõm giống như bãi đổ... xà bần. Nhà ông H bây giờ mới thật sự mang nét cách mạng!
Ông anh "tên R" làm việc ở đâu, hỏi không bao giờ nói. Chỉ thấy mỗi sáng có xe của cơ quan đến rước, chiều đưa về. Ông H, sau khi khai lý lịch ở tòa đô chánh, tối ngày ngồi nghe tin tức qua ra-đi-ô. Bà H không dám nấu nướng trong bếp bằng lò ga. Bà sợ làm như vậy nó... ngụy quá đi, nên bà dựng ở hàng ba mấy cục gạch rồi nấu bằng than củi bằng lá khô... Bà kê cạnh đó một cái bàn thấp để chén đũa mắm muối, còn nồi niêu dao thớt thì cứ bỏ nằm lỏng chỏng dưới đất bên cái thau nhôm lớn đựng nước để dùng cho việc nấu nướng rửa ráy. Nước lấy từ ống cao su trước đây dùng tưới vườn. Nước dơ thì cứ tạt... cha nó ra sân. Bà H ngồi chồm hổm làm bếp, chổng khu thổi lửa khói bay um tùm làm đôi khi bà nhớ thời thơ ấu – bốn mươi mấy năm về trước – hồi ở dưới quê với bà ngoại, bà hay nhìn bà ngoại nấu cơm như bà làm bây giờ. Chỉ khác là hồi đó chưa có cách mạng! Ông anh có vẻ hài lòng về tác phong của bà H, nên khen: "Cô thật là sớm giác ngộ!".
Một hôm, đài phát thanh gọi các sĩ quan ngụy đi trình diện học tập. Và nói rõ: "Đem theo tiền ăn cho một tháng". Ông H lo lắng, hỏi ý kiến ông anh thì được trả lời:
- Chú cứ yên tâm đi học tập. Anh bảo đảm không sao hết.
Vậy là ông H hun vợ con, xách ba-lô lên đường, còn dặn:
- Ở nhà có bác Hai. Mẹ con bây cần gì thì nhờ bác, nghen.
Một tháng sau, không thấy ông về, bà H hỏi ông anh thì được trấn an một cách rất bình thản:
- Cô yên tâm. Vài hôm là về thôi!
Cứ thế, vài hôm rồi vài hôm... dài dài... Bà H nóng lòng, chạy đi gặp mấy bà bạn cũng là vợ sĩ quan, mới hay rằng có thể chồng đã bị chở đi luôn ra ngoài Bắc. Bà lau nước mắt, về quây quần với mấy con, ngồi đợi ông anh. Gặp ông, bà mếu máo:
- Họ chở nhà tôi đi mất rồi...
- Đi đâu mà mất? Còn tập trung cải tạo ở trong Nam chứ phải biệt xứ đâu mà mất? Đi học tập chứ đi tù đâu mà cô sợ.
- Nghe đồn trong trại khổ lắm. Nhờ anh can thiệp cho nhà tôi về. Dù gì anh cũng là tướng và cha đã hy sinh vì cách mạng.
- Cách mạng không phải như ngụy đâu cô! Không có chuyện móc ngoặc bè phái. Không có chuyện tư vị nể nang. Luôn luôn xử sự có tình có lý. Chú ấy cứ học tập tốt là về ngay thôi! Nói thế chứ... để tôi xem có làm gì được không.
Một hôm, ông anh họp các con ông H lại, khuyên:
- Ba các cháu là ngụy. Cách mạng khoan hồng gởi đi học tập cải tạo. Ba các cháu có sớm được trả về hay không là còn tùy thuộc ở thái độ học tập của ba các cháu. Và cũng tùy thuộc ở trình độ giác ngộ cách mạng của má các cháu và các cháu nữa.
- Vậy, mình phải làm sao?
- Dễ thôi! Bác sẽ giới thiệu các cháu vào đội thanh niên xung phong, nếu các cháu muốn giúp ba các cháu.
- Vô đó để làm cái gì, thưa bác?
- Để phục vụ nhân dân theo khả năng của mình. Nếu các cháu có tinh thần phục vụ cao, Nhà Nước sẽ cho điểm tốt trong việc cứu xét trường hợp của ba các cháu.
Sau một lúc bàn tính, cả bọn bốn đứa đều đồng ý... xung phong.
Bốn đứa được thâu nhận nhưng không cùng ở chung một đơn vị. Phân tán chúng nó ra, cô lập từng đứa một, để dễ theo dõi kiểm soát, tránh mầm móng phản loạn... Nhà Nước đi một nước cờ thật cao!
Chúng nó được đưa đi đào đất đắp nền ở các vùng kinh tế mới hay đi đào kinh làm thủy lợi. Lâu lâu mới về thăm nhà một vài hôm. Nhưng không bao giờ cùng về một lúc. Và đứa nào về cũng xác xơ hốc hác, tay chân ghẻ lở giống như bị đi đày! Đứa con gái trước đây học năm thứ bảy dương cầm ở quốc gia âm nhạc, bây giờ tay cứng còng, không đánh nổi một bài tầm thường của hồi đó. Bà H nhìn các con mà đứt ruột. Cho nên mỗi lần đứa nào về, bà cũng chạy lo thuốc men và nấu nướng cho ăn uống tẩm bổ. Chỉ có ông anh là hài lòng và cho rằng đó là thành quả tốt đẹp của lao động!
Một hôm, ông anh bảo người em dâu:
- Bây giờ các cháu đã có Nhà Nước lo. Cô giữ làm gì đến hai cái nhà? Đây là lúc mà cô phải chứng tỏ trình độ giác ngộ cách mạng của mình bằng cách hiến cái nhà này cho Nhà Nước để làm cơ quan phục vụ nhân dân. Như vậy, chú ấy có cơ được về sớm.
Sau vài phút suy nghĩ, bà H chỉ bằng lòng cho Nhà Nước mượn thôi.
- Ừ! Thì cho mượn cũng được, tôi nghĩ thế. Để tôi liên hệ với các đồng chí ấy xem sao.
Vậy là tuần lễ sau, bà dọn về căn phố nhỏ ở cách đó độ mười lăm phút xe đạp, nhưng thuộc về một quận khác. Sự chuyển hộ (nghĩa là dời chỗ ở, địa chỉ) không gặp khó khăn, nhờ ông anh cách mạng (Trong thời này, muốn chuyển hộ phải làm đơn xin phép nơi mình sắp dọn đến. Phải "có lý do chánh đáng" và điều này phải được chứng nhận bởi chánh quyền nơi mình đang ở!
Khi đã được chấp thuận (có ký tên đóng dấu) đương sự phải vác đơn đó về trình cho chánh quyền nơi đang ở để... xin phép được di chuyển. Khi được chấp thuận - ký tên đóng dấu- mình mới được quyền dọn đi!
Rắc rối như vậy nên lúc nào cũng có một sự giải thích rất "có trình độ": "Đằng kia có cho anh vô thì ở đây tôi mới cho anh ra. Chớ tôi cho anh ra mà đằng kia không cho anh vô thì anh... đi đâu?".
Rõ như vậy, nhưng nhiều khi vác đơn đến "đằng kia" trước, thì bị từ chối và dĩ nhiên được giải thích cũng rất "có trình độ" không kém: "Anh phải xin phép nơi anh đang ở trước rồi mới đến đây sau. Anh có được cho đi thì tôi mới nhận cho anh đến. Chớ bảo tôi nhận cho anh đến, trong lúc anh chưa được cho đi thì làm sao được? Phải có đi rồi mới có đến chớ! Dễ hiểu thôi!".
Cứ lẩn quẩn loanh quanh như vậy nên việc chuyển hộ thật là khó khăn.
Trong trường hợp chuyển từ tỉnh sang tỉnh hay từ vùng sang vùng thì khỏi nói, thật là "trần ai gian khổ"!).
Ông tướng có "động viên" một số đồng chí trẻ trong cơ quan đến phụ dọn nhà cho bà H. Và có cho mượn một chiếc xe cam-nhông-nét (cũng của cơ quan) nên việc dọn nhà cũng nhanh. Sau đó, ông anh cho bà ký tên tờ ủy quyền để ông anh thay mặt bà quản lý cái nhà lớn mà ông đang ở. Bởi vì bây giờ, bà đã chuyển hộ thì mặc nhiên ông anh trở thành chủ hộ ở ngôi nhà đó, mà muốn sử dụng cái nhà thì phải có sự ủy quyền của chủ nhà.
Mười lăm ngày sau, bà H được biết là nguyên cả tầng trệt nhà của bà đã trở thành "tổ gạo", còn ông anh thì vẫn ở một mình trên lầu. Nghe nói bà tướng có vào thăm chồng một lần, ở độ mười lăm hôm rồi trở về Hà Nội. Không hiểu sao ông tướng không có đưa bà vợ lại thăm cô em dâu. Cách mạng có khác!
Bẵng đi một thời gian dài gần cả năm, một hôm ông anh ghé nhà thăm bà H để báo tin đã tìm ra trại cải tạo của người em ở ngoài Bắc và chỉ vẽ cho bà cách thức xin đi thăm nuôi, đường đi nước bước, xe cộ vv... và nhứt là những thứ cần thiết như lương khô quần áo. Nghe như vậy, bà H đã đoán ra phần nào đời sống của chồng ở ngoài đó, nên bà rớt nước mắt hỏi:
- Sao trước đây anh không nói rõ để tôi lo cho nhà tôi có đầy đủ phải hơn không?
- Chuyện Nhà Nước, đâu nói ra được. Cô phải hiểu như thế chứ!
- Cái gì cũng che đậy. Cái gì cũng giấu diếm. Nhưng lần hồi thiên hạ đều biết hết. Bộ anh tưởng thiên hạ đui sao?
Đến đây bỗng nghe tiếng bà hàng xóm la lớn: "Đi đâu đó nữa? Mấy bữa nay tao nói mầy kê lại dùm mấy ông Táo kẻo mấy ổng sụm xuống thì không còn khỉ gì để nấu nướng... mà mầy cứ ăn rồi là xách đít đi hà!".
Giọng người con trai: "Bộ má tưởng con đi chơi hả?".
Giọng bà hàng xóm: "Chớ đi đâu mà ngày nào cũng đi, mầy nói tao nghe coi!". Giọng người con, có vẻ hảnh diện, nói rời ra từng tiếng: "Con-đi-phục-vụ-nhân-dân!".
Giọng bà hàng xóm, tức tối: "Phục vụ nhân dân! Phục vụ nhân dân! Con gái mẹ mầy cũng là nhân dân đây nè! Mầy phục vụ cho nó đi! Kẻo không chổi chà nó đơm lên đầu bây giờ!".
Ngừng một lúc, lại nói: "Cha... Lúc này nói giọng cách mạng quá há! Phải mà! Con mẹ buôn gánh bán bưng này hăm mấy năm nay nó kềm kẹp mầy quá mà! Nó nhét cho mầy ăn để mầy lớn! Nó ép mầy học để mầy khôn! Nó ác ôn quá phải hông? Nó ngụy quá phải hông? Nó giả nhơn giả nghĩa quá phải hông?"
Nghe đến đây, ông tướng nhăn mặt:
- Ăn với nói! Rõ là không có trình độ!
Rồi ông đứng lên:
- Tôi phải vào cơ quan. Bao giờ cô được phép đi thăm nuôi, gặp chú ấy nhớ bảo tôi nhắn chú ấy luôn vững tin vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước. Ta khác ngụy ở chỗ xử sự có tình có lý và lúc nào cũng khoan hồng đối với những người biết quay về với nhân dân.
Bà H làm thinh, nhưng nhìn người anh chồng chỉ có nửa con mắt!
Lúc đó, nghe tiếng thằng con trai nhà hàng xóm: "Rồi đó! Con kê lại mấy ông Táo rồi đó!". Giọng bà mẹ, vẫn còn hậm hực: "Dữ hôn! Có bao nhiêu đó mà cũng phải đợi tao nhắc năm lần bảy lượt! Thôi! Mầy đi phục vụ nhân dân của mầy, đi. Chiều, vác mỏ về, con mẹ ngụy này nó nấu cơm cho mà ăn".
Từ ngày dọn về đây, bà H đi làm ở tổ hợp may thêu gần đó. Cũng phải đi làm như thiên hạ để đừng bị để ý theo dõi, chớ thật ra bà chưa đến nỗi túng thiếu nhờ đã cất giữ nữ trang trong nhà thay vì gởi ở ngân hàng. Bây giờ, lâu lâu bà bán một vài chỉ...
Bà hàng xóm (tên là bà Năm) có cái sạp cháo lòng ở đầu ngõ. Sáng nào, bà cũng đi bộ theo thằng con trai đạp xe ba bánh chở thùng tô dĩa muỗng đũa, thùng lòng dồi gia vị, nồi cháo lớn bằng nhôm, lò dầu hôi và mấy can nhựa đựng nước rửa chén... ra cây trứng cá nằm trên lề đường Phan Đăng Lưu (tức là đường Chi Lăng hồi trước).
Ở đây, có cái sạp gỗ dựng đứng và bốn năm cái ghế gỗ nhỏ được... xiềng vào gốc cây trứng cá. Hai mẹ con mở ống khóa, hạ cái sạp rồi kê ngay ngắn dưới tàn cây. Xong, thằng con về nhà lấy xe đạp, đạp đi "phục vụ nhân dân" cho tới tối. Thành ra, đến trưa khi bán hết nồi cháo - bà chỉ bán có buổi sáng - bà thâu xếp dọn dẹp một mình ên, rồi đẩy xe ba bánh chở đồ nghề về nhà (Bà không đạp vì không biết đi xe đạp!).
Cứ vài bữa, bà lại mang biếu bà H một tô cháo lòng. Bà biết bà H là vợ thiếu tá quốc gia và chồng đi học tập nên bà hay tới lui thăm viếng để an ủi. Bà H thật cảm động. Có hôm bà nhắc chừng:
- Bà Năm cẩn thận. Có thể tụi nó theo dõi.
- Ối... Cái lũ cô hồn đó tôi đâu có sợ, cô Hai. Hồi tụi nó mới vô, bắt mình làm tờ "báo công báo tội". Tôi phát ghét nên khai là tôi tội lỗi đầy đầu bởi vì gần hai chục năm nay tôi bán cháo lòng cho ngụy ăn chớ không cho cách mạng ăn! Vậy mà có thấy thằng nào đụng tới tôi đâu, cô Hai!
- Coi vậy chớ cũng nên coi chừng, bà Năm à! Nhứt là khi bà rầy la thằng nhỏ, nói đụng chạm tới họ quá, không nên.
- Tụi nó đã coi mình là ngụy thì cứ thí mạng cùi chửi cho sướng miệng. Tội vạ gì mà nín thinh? Há?
Nói xong, bà Năm nhếch mép cười, làm như bà đang thách đố cách mạng vậy!
Khi bà H được giấy phép đi thăm nuôi chồng, bà báo tin cho bà Năm và nhờ bà Năm coi chừng nhà giùm. Bà Năm mừng rỡ, làm như ông H là người nhà:
- Dữ hôn! Tới bây giờ mới cho con người ta đi thăm nuôi. Quân ác ôn! Được rồi, cô Hai cứ yên tâm, tôi giữ nhà cho. Mà chừng nào cô Hai định đi?
- Chắc mười hôm nữa, bà Năm à. Để có thì giờ lo cho đầy đủ. Chớ gấp rút quá thì quên trước quên sau...
- Cô Hai nói phải đó. Đi ra tới ngoài Bắc chớ bộ gần gụi gì hay sao?
Ngừng một chút, bà Năm cầm tay bà H lắc nhẹ:
- Cần gì thì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà...
Bà H xúc động, lí-nhí "cám ơn" mà nước mắt chảy quanh.
Lạ quá! Chỉ có mấy tiếng "mình với nhau" mà sao nghe ấm cúng vô cùng. Nhứt là trong hoàn cảnh này, trong giai đoạn này. "Mình với nhau" là sự nhận diện của những người cùng đứng về một phía. "Mình với nhau" nói lên sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ, cần nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau để sinh tồn. "Mình với nhau" là tình người không dị biệt giai cấp. Cho nên, khi mở rộng vòng tay, bà Năm cháo lòng chỉ cần nói có mấy tiếng đó thôi là quá đầy, quá đủ...
Hai hôm trước ngày bà H khăn gói đi thăm chồng, bà Năm qua nhà đưa một lon ghi-gô được ràng chằng chịt bằng dây thun:
- Cô Hai cho tôi gởi ổng lon thịt chà bông. Tôi làm có hơi mặn để ăn cho lâu. Tôi ém chặt và ràng kỹ, cô Hai đừng lo đường xa nó sút sổ. Cô cho tôi gởi lời thăm ổng, nghen.
Bà H "cám ơn"mà có cảm tưởng như bà Năm là người trong quyến thuộc!
Trong khi đi ra cửa, bà Năm còn quay lại nói:
- Cô Hai đi yên tâm. Tụi nhỏ của cô có về chơi thì tôi lo cơm nước cho hết. Cô nhớ viết ít chữ để lại cho tụi nó biết, nghen!
Bà H gật gật đầu, nhìn theo mà thấy bà bán cháo lòng đó còn cao cả gấp mấy mươi lần người anh chồng làm tướng của cách mạng!
Đi thăm chồng về, bà H như già đi năm bảy tuổi. Mắt bà sưng húp, tóc tai rối bời, mặt mũi hốc hác. Bà Năm nhìn bà H, động lòng chảy nước mắt. Ngồi xuống bên bà H, bà Năm hỏi:
- Sao, cô Hai? Khổ lắm phải không?
Bà H mếu máo khóc, chỉ gật gật đầu chớ không nói được một lời. Bà Năm nhích lại gần, choàng tay ôm vai bà H, chửi đổng:
- Mẹ bà nó! Quân ác ôn!
Bà H bỗng quay sang ôm chầm lấy bà Năm, khóc nức nở. Vừa khóc vừa cố gắng nói, câu nói đứt ra từng khúc:
- Ảnh... ốm... đến nỗi... tôi... nhìn... ảnh... không ra...
Đến đây, bà Năm cảm động nghẹn lời. Bà chỉ còn biết vuốt vuốt lưng bà H, giống như bà đang dỗ về người em gái.
Hôm sau, bà H đội nón lá cầm cái thơ ông H viết cho người anh để gởi gắm vợ con, đi bộ về cái vi-la của bà ở quận kế bên. Bà cố tình đi bộ, vì bà nghĩ đến chồng. Đối với những gian khổ cùng cực mà chồng bà đã chịu đựng từ bao nhiêu năm nay - theo lời kể lại của ông H - thì sự đi bộ của bà không thấm thía vào đâu hết. Nhưng, khi bà đi bộ, bà tưởng chừng như bà đang chia xẻ một phần nào những khổ dịch của chồng, người tù cải tạo.
Vi-la của bà, bây giờ thấy khác trước. Tường rào đã xây lên cao. Cổng song sắt được gắn thêm lưới sắt ô vuông. Nhìn vào trong không còn tổ gạo, mà sân thì đã được tráng xi-măng lót gạch khía sạch sẽ.
Thấy có bóng người, bà H bấm chuông. Có giọng đàn bà hỏi vọng ra, giọng Bắc:
- Ai đấy?
- Dạ... tôi.
Một bà cỡ tuổi bà H bước ra hất hàm:
- Chị muốn gì?
- Thưa... Tôi muốn tìm ông R. Nhà tôi có viết cho ổng cái thơ...
- Đồng chí R à? Đồng chí ấy đã phục viên lâu rồi. Đồng chí bán nhà cho chúng tôi, xong, dọn hết về thủ đô. Thế... chị là gì của đồng chí ấy?
Bà H choáng váng mày mặt, chỉ còn kịp tỳ người vào trụ cổng để khỏi quị xuống. Tuy nhiên, bà vẫn nghe tiếng mình nói:
- Dạ... Tôi... À... Không!
Rồi câm luôn. Thấy bên ngoài làm thinh, bà người Bắc bỏ đi vào trong, nhưng vẫn nói vói ra:
- Đồng chí R hiện ở đâu, tôi cũng không biết. Thôi, chị về đi!
Phải một lúc lâu sau, bà H mới hoàn hồn. Bà đứng thẳng nhìn vào trong. Bà bỗng thấy bà đã biến thành một người khác. Một người cứng rắn hơn, lì lợm hơn. Một người sẽ dám nhìn thẳng vào mặt kẻ địch mà chửi như bà Năm cháo lòng. Ví dụ có người anh chồng đứng trước mặt bây giờ, bà sẽ xáng cho anh ta một bạt tai – điều mà trước đây bà chẳng bao giờ dám làm dám nghĩ!
Bà H vẫn đứng thẳng, nhìn vào trong. Mắt mở to, ráo hoảnh. Môi mím chặt. Tay bà vò nát cái thơ của chồng viết. Bà vò nó mà bà không hay! Bà chỉ cảm thấy một sự căm thù đang dâng lên làm bà trạo trực. Bà nghe buồn nôn!
Phải rồi! Bà muốn nôn mửa lên những giả dối gian manh mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trong đầu. Bà muốn nôn mửa lên những lời lẽ giả nhân giả nghĩa mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trên đầu môi chót lưỡi.
Bà muốn nôn mửa lên những thủ đoạn xảo quyệt được ngụy trang bởi những chiêu bài yêu nước thương dân, có nghĩa có tình... mà bọn chúng nó thằng nào cũng sẵn sàng hành động. Bà muốn... Bà muốn...
Bà H liệng cái thơ nhàu nát xuống đất, phun nước miếng nghe cái phụt một cách khinh bỉ, rồi cúi lượm cái nón lá bỏ rơi khi nãy đội lên đầu, đi thẳng.
Mấy năm sau, ông H vẫn "còn được cải tạo", bà H lâu lâu vẫn lặn lội đi thăm nuôi chồng, hai thằng con lớn vượt biên rồi định cư ở Úc, đứa con gái lấy chồng đánh cá ở Minh Hải, thằng con út cặp với con bạn cùng xóm mở quán cà phê vỉa hè cạnh hàng cháo của bà Năm. Còn bà Năm vẫn bán cháo lòng, lâu lâu vẫn chửi thằng con mà giống như bà chửi Nhà Nước!...

Phong cách người Nhật



Phong cách con người Nhật
Thúy Hồng

Nhân biến cố động đất ở Nhật, hãy tìm hiểu về người Nhật, phải chăng họ đã tạo ra bao huyền thoại cho thế giới ngưỡng mộ ? Dân tộc Nhật và dân tộc Việt có nhiều điểm tương đồng, một lịch sử tạo dựng đất nước kiêu hùng. Cả hai đã hạ sức tiến quân bách chiến bách thắng của đạo quân của Thành Cát Tư Hãn (Činggis Qaγan). Đế quốc Mông Cổ chinh phục Âu châu hùng mạnh khi xưa, Mông Cổ làm Bá chủ Thế giới một thuở (thế kỷ 13). Tuy vậy, nước Nhật và Việt ghi chiến tích oai dũng thắng quân Mông. Mặt khác, cà hai nước Nhật và Việt phần nào đó chịu ảnh hưởng văn hóa nho giáo. Lịch sử cho thấy rằng người dân của hai xứ này đã lặn ngụp trong chiến tranh tàn khốc. Điểm khác nhau là nước Nhật có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Mutsuhito) kho6n ngoan uyển chuyển uốn mình trước sức mạnh phương Tây để canh tân hùng mạnh xứ sở trong thế kỷ 19, trong khi các vị vua ta chọn con đường chông gai hơn, khác biệt hơn, nước Việt bị nạn chiên tranh phân đôi vài lần, nước Nhật thì không. Nhưng nước Nhật là nơi duy nhất trên mặt đất chịu sự tấn công của bom nguyên tử, giờ đây nguy cơ nguyên tử lại lăm le nước Nhật. Cầu xin nước Việt ngon lành của ta không chịu sự xui xẻo đó.

Vài cảm nhận về phong cách con người Nhật
trong ứng sử với cuộc sống

Chồng tôi là kỹ sư IT đang làm việc tại Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi đã theo chồng qua Nhật sống, tuy chỉ mới sống trên đất nước này một thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được tất cả các đức tính tốt mà ít có dân tộc nào có được.
Tôi viết những dòng này chỉ để bạn đọc tại đất nước mình đọc để hiểu hơn về con người Nhật cũng như chia sẻ với những khó khăn mà đất nước họ đang gánh chịu. Từ Việt Nam qua tôi còn mang trong mình những suy nghĩ và cư sử của người Việt, nên phải một khoảng thời gian sau tôi mới phần nào thích ghi với suy nghĩ và cách sống của Đất nước này. Các bạn biết không? Đại đa số người Nhật rất văn minh trong cư xử và lịch sự trong giao tiếp, và bây giời khi tai họa xấy ra tôi lại thấy trong họ sự can đảm, bình tĩnh
đến lạ lùng để đối phó với khó khăn. Ở họ tập trung những đức tính tốt mà khi chúng ta tiếp xúc đáng để học tập và trân trọng.
Đức tính đầu tiên mà chúng ta đáng trân trọng đó là người Nhật không bao giờ xả rác tùm lum ra đường, ở những nơi công cộng như đường đi, nhà ga... đều có các thùng để họ có thể vứt rác. Đường xá lúc nào cũng sạch bóng hiếm khi nào bạn thấy rác bị xả ra đường. Rác sinh hoạt trong gia đình thì được họ phân ra theo từng loại như rác cháy được, rác không cháy được và rác tái chế được. Ứng với mỗi loại rác là những ngày đổ khác nhau. Theo đó người dân cứ tuân theo lịch đổ rác từng ngày và mang rác bỏ vào những nơi quy định sẽ có nhân viên thu gom rác đến mang đi .
Một đức tính đáng trân trọng mà không đất nước nào có được đó là người Nhật cư xử rất lịch sự. Người Nhật làm bất cứ việc gì cũng sếp hàng theo trật tự, dù là mua hàng, lên tầu, xe, hay đi vào quán ăn... trong tất cả các hoạt động sinh hoạt thì họ đều làm việc theo thứ tự trước sau. Không ai bảo
ai họ cứ thực hiện theo trật tự ai đến trước thì sếp hàng trước, ai đến sau thì sếp hàng sau, không một ai chen lấn xô đẩy hay cãi lộn. Ngay cả hôm xẩy ra động đất hệ thống tầu điện ngừng chạy, phương tiện đi lại duy nhất là taxi. Không cần đến lực lượng công an đứng ra dẹp trật tự, nhưng hàng ngàn con người nối đuôi nhau sếp hàng để đón taxi. Đêm hôm lạnh buốt, họ cứ nối đuôi nhau sếp hàng không hề thấy sự xô đẩy chen lấn, điều này chắc khó có được trong cư sử của một dân tộc khác. Nếu ở một dân tộc khác tôi giám chắc rằng trong tình huống nguy cấp vì mong muốn về nhà để xem tin tức người thân, phần vì cả ngàn người nối đuôi nhau sếp hàng trong các ga tàu, phần vì giá buốt của mùa đông chắc chắn họ đã chen lấn xô đẩy để tranh giành nhau theo kiểu mạnh ai người đó thoát rồi.

Điều mà ta trân trọng trong cách cư sử của người Nhật nữa là họ rất thật thà và chân thật, nếu bạn đi trên tàu điện, hay xe bus, hay những chỗ đông người thì ta không phải đề phòng nạn móc túi như ở các nước khác. Chẳng may nếu có vô tình bạn để quên ví tiền, hay mọi đồ vật gì đó thì họ sẽ tìm cách liên hệ trao lại cho bạn nguyên vẹn bằng mọi hình thức có thể.
Người Nhật còn có tính tự lập rất cao. Ngay từ bé họ đã được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, ngay từ khi học lớp 1 các em bé Nhật đã tự mình đi học bằng tầu điện mà không cần sự dẫn dắt của người lớn, khi lên tuổi 18 phần đa họ đã dọn ra sống riêng với gia đình và bắt đầu kiếm tiền để trang trải học hành. Chính những điều ấy tạo ra chọ họ luôn chủ động bản lãnh trong mọi trường hợp
Không chỉ dừng lại ở đó đức tính tốt của con người Nhật lại được thể hiện trong lúc khó khăn, họ rất bình tĩnh và can đảm. Điều đó thể hiện rõ nhất trong trận động đất mới nhất ngày 11/3 vừa qua. Mới đầu tôi nghĩ vì họ sống ở vùng có nhiều động đất nên mới có được tính bình tĩnh và can đảm như vậy nhưng tôi đã nhầm, bởi ở các nước hàng năm vẫn có nhiều thảm họa như bão lụt, nạn giẫm đạp, động đất, sóng thần. Trong những tình huống như vậy họ đâu bình tĩnh và vẫn chen lấn xô đẩy làm tình hình thêm phúc tạp, nhưng người Nhật thì không.

Lúc trận động đất xẩy ra tôi đang làm việc tại công ty. Vì công ty tôi làm theo dây truyền dưới xưởng sản xuất, nên vị chí thoát hiểm ra ngoài cũng khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á, khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á, trong đó có Người Việt, người Trung Quốc, người Philipin, người Braxin, người Hàn Quốc. Trong đó Người Nhật chiếm nhiều nhất, khi động đất xẩy ta tất cả chúng tôi không được báo trước. Cả xưởng sản xuất chao đảo rung lắc, đồ đạc trong xưởng đổ ngổn ngang, bọn tôi rất sợ hãi hoang mang, có rất nhiều người đã khóc và la hét vì sợ hãi, nhưng riêng người Nhật thì không một ai có hành động như vậy.
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy sao họ bình tĩnh như vậy, trong lúc tất cả bọn tôi sợ hãi không biết làm thế nào và nghĩ có lẽ nhà sắp sập thì họ đã bình tĩnh nói cùng họ chui xuống ngầm bàn tránh nạn, khi thấy tình thế không hề tốt hơn, họ đã hướng dẫn chúng tôi cùng chạy ra ngoài bãi đất trống theo lối thoát hiểm. Đó là những đức tính đáng trân trọng mà tôi đã cảm nhận được khi sống ở đây, và có lẽ ai đã từng sinh sống học tập và làm việc tại Nhật chắc chắn cũng có những cảm nhận như tôi. Tôi nghĩ rằng nếu đất nước mình cũng có được phần nào những tính cách tốt như vậy thì có lẽ đất nước sẽ phát triển hơn rất nhiều.
Bây giờ sau khi động đất qua đi, hậu quả của nó thật nặng nề, trên khắp các phương tiện truyền hình của Nhật đều đưa những hình ảnh về hậu quả của cơn sóng thần, nhìn những hình ảnh tang thương mà người Nhật gánh chịu tôi không cầm được nước mắt. Tôi hy vọng hậu quả sẽ nhanh chóng được khắc phục và bình an sẽ nhanh đến với họ.
( Thúy Hồng )

Học làm con Người Việt Nam của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa

Chu Thập

Quê hương thì ai cũng nhớ cũng thương, dù chùm khế ngọt có héo đi, dù cây đa cũ bên đò xưa có thay đổi, dù con sông bờ ruộng có bị lấp đi...quê hương ấy vẫn cứ sống mãi trong ký ức và tiềm thức của tôi. Nhà văn Sơn Nam đã có lý để viết:

“phong sương mấy độ qua đường phố,
hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Sau 30 năm xa cách, tôi cũng trở về Việt nam với tâm trạng ấy và ra đi cũng với tâm trạng ấy.

Tôi không thể nào không thương nhớ quê hương. Nhưng tôi không sợ bị kết án là vong bản để nói rằng tôi không thể nào hòa nhập trở lại vào cuộc sống ở quê hương. Sau đúng một tháng đi “xâm nhập thực tế” từ Nam chí Bắc, bằng mọi phương tiện di chuyển thượng vàng hạ cám, từ máy bay đến taxi, xe đò, xe buýt, xe ôm, xe xích lô, thuyền bè, tiếp xúc với hầu hết mọi giai cấp xã hội, tôi vẫn chưa thấy mình “tốt nghiệp” từ trường học làm người Việt nam XHCN. Tôi vẫn cảm thấy lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình.

Suốt một tháng sống ở quê hương, theo lời ông bà dạy, tôi đã bắt đầu lại bài học vỡ lòng là “học ăn”. Trong trường XHCN hiện nay, đây là môn khó nuốt nhứt đối với tôi. Về Việt nam để ăn cho thỏa thích là chuyện có thể hiểu được đối với nhiều người Việt hải ngoại. Ai mà chẳng thèm các món đặc sản ở quê hương. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về khoản này. Hàng ăn ở Việt nam không thiếu. Thật không ngoa để nói rằng cả nước Việt Nam hiện nay là một “hàng ăn”. Trên vỉa hè và ngay cả trên đường phố, dọc theo những con lộ ở thôn quê, chỗ nào cũng có tiệm cà phê và quán ăn. Đó là chưa kể những gánh hàng rong. Đồ ăn, món nhậu và thức uống được dọn ngay trước mặt mình vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Đầu thập niên 80, mới đến Pháp, tôi thực sự thất vọng và cảm thấy bơ vơ trong xã hội mới: đi tìm một hàng quán là chuyện trần ai. Giá cả thì lại làm cho những người tỵ nạn chân ướt chân ráo phải dội ngửa. Đó là chưa kể ngày chúa nhựt: phố xá đóng cửa im thin thít. Có đói thì cũng đành phải bóp bụng mà kéo lê từng bước mỏi mệt đến hằng bao cây số may ra mới tìm được một tiệm ăn bình dân.

Đến Ý tôi lại càng bực mình hơn: cứ từ hai giờ trưa đến bốn giờ chiều, mọi quán sá đều đóng cửa. Mặc cho du khách có réo gọi, người ta vẫn cứ tỉnh bơ ngủ trưa đã.

Ở Việt nam XHCN hiện nay thì trái lại, muốn ăn cái gì cũng có, muốn ăn giờ nào cũng được, muốn ngồi ăn ở đâu cũng chẳng ai cười. Có lần trên một chuyến taxi, tôi nêu thắc mắc với người tài xế: tại sao ở VN người ta “ăn nhậu” liên tục như thế? Anh trả lời rằng đa số người Việt nam hiện nay sống rất hiện sinh. Anh giải thích rằng người Việt nam ăn nhậu xả láng là vì không muốn nghĩ đến ngày mai và cũng chẳng bao giờ có ngày mai mà nghĩ.Kiếm được đồng nào xài đồng đó. Đó là chủ trương sống của rất nhiều người Việt nam hiện nay. Không chỉ có những cán bộ phì nộn, ăn mặc bảnh bao hay các đại gia và giai cấp nhà giàu mới ăn nhậu, xem ăn nhậu như thủ tục đầu tiên, người dân lao động, những kẻ ăn không ngồi rồi cũng ăn nhậu và ăn nhậu suốt ngày, suốt đêm.

Sau một tháng về thăm Việt nam, đứng lên bàn cân, tôi sụt ký thấy rõ vì không muốn và không dám ăn một cách “thỏa thích” như mọi người. Tôi thực sự cảm thấy ái ngại mỗi khi bước vào một nhà hàng sang trọng. Giá cả không quá cao nếu so với Úc và các nước văn minh. Nhưng trong một đất nước mà thu nhập bình quân của một người lao động phổ thông vẫn còn ở mức dưới 5 Mỹ kim một ngày thì một bữa ăn trong một nhà hàng giá đến vài chục Mỹ kim, chưa kể tiền bia rượu, thì đây hẳn là một cách tiêu xài xa xỉ chỉ dành riêng cho giới nhà giàu mới trong xã hội "ai chết' mặc bây, tiền thầy đầy túi ".

Tôi không thấy thoải mái để bước vào các nhà hàng sang trọng . Cơm đường cháo chợ thì ê hề. Nhưng ngặt một nỗi, vì đã lỡ học cái thói vệ sinh của các nước văn minh, cho nên có thèm nhỏ dãi tôi cũng đành ăn hàm thụ. Trong những ngày đầu, bị "tào tháo" rượt một lần, tôi tởn tới già. Cùng lắm, muốn ăn món tủ, nhà tôi đành phải mua rau cỏ về nhà rửa sạch với thuốc rửa rau mà chúng tôi mang theo từ Úc, rồi đem ra nhà hàng ăn, thay vì ăn rau của họ trước con mắt khó chịu của người xung quanh. Ngoài ra, xuất xứ của các thứ thịt cá được dọn ra trong các hàng quán cũng khiến tôi nghi ngại. Những con thú chết vì bệnh... thay vì đem chôn thi` được xẻ thịt ra bán trong chợ là chuyện có thật được chính báo chí Việt nam phanh phui. Thịt quay treo lủng lẳng trên đường phố đầy bụi bậm và ngày này sang ngày khác là chuyện mà tôi thấy trước mắt mỗi khi xuống đường. Ngay chợ Đồng Xuân, Hanoi, nhà tôi đã vô tình chứng kiến cảnh người ta xẻ thịt bò ngay trên nền chợ lầy lội nước.

Tựu trung, các hàng ăn ở Việt nam kinh doanh bằng mọi giá, bất kể các tiêu chuẩn vệ sinh và chuẩn mực đạo đức. Xét cho cùng, nếu ăn uống là thể hiện của văn hóa một đất nước, thì điều được gọi là “văn hóa ẩm thực” của Việt nam hiện nay cũng nói lên sự dối trá và lừa gạt vốn tràn lan trong xã hội. Muốn có chỗ ăn ngon, sạch, đúng giá, thì chỉ có nước nhờ người quen mách bảo.

Tôi thấy mình chưa thuần thục trong bài “học ăn” ở Việt nam. Sang đến chuyện “học nói” thì tôi lại càng thấy mình “ngọng” hơn. Cả nước Việt nam không chỉ là một “hàng ăn” mà còn là một khu triển lãm các khẩu hiệu. Từ thành thị đến thôn quê, từ các đường phố sang trọng đến các con hẻm tồi tệ bẩn thỉu, ở bất cứ ngõ ngách nào, du khách cũng có thể đọc được những khẩu hiệu. Từ việc ca tụng đảng cộng sản Việt Nam quang vinh đến nếp sống văn minh, xem ra người Việt Nam xã hội chủ nghĩa sống bằng khẩu hiệu hơn với thực tế. Quả thực, đi đâu tôi cũng thấy “mưa sa trên mầu cờ đỏ” và bơ vơ trong rừng khẩu hiệu. Lạc lõng hơn nữa khi mở các kênh truyền hình chính của Việt nam. Cái giọng Bắc hoàn toàn khác với giọng Bắc “năm mươi tư” không thể không làm cho tôi nghe nhức đau lỗ tai. Phải nói thật sự có một “Nước Bắc” xâm chiếm Miền Nam Việt Nam và áp đặt không chỉ ý thức hệ mà còn cả văn hóa, ngôn ngữ và giọng nói. Trước 1975, trong miền Nam làm gì có chiếc xe “ô tô”, “ điện ô tô” hay “xe con” hay làm gì có chuyện “đảm bảo”. Tôi thấy rõ chuyện “thực dân mới” ấy trên chuyến bay từ Hà nội về Sài Gòn. Thông thường các cô tiếp viên của các hãng không dân dụng Á châu đều có một sắc đẹp đủ để đại diện cho đất nước của mình. Nhưng trong chuyến bay của hãng Jetstar từ Hà nội vào Sài Gòn hôm đó, tôi hoàn toàn thất vọng về cô tiếp viên trưởng Với “nhan sắc của một người đàn ông không đẹp trai”, nếu cô được chọn làm tiếp viên trưởng của chuyến bay thì chắc chắn cô chỉ có thể là “Con Ông Cháu Cha” mà thôi. Tôi lại càng nghĩ rằng tôi không đoán sai điều đó, bởi vì khi cô mở miệng nói với hành khách bằng tiếng “Bắc Kỳ Quốc” thì tôi chẳng hiểu gì “sốt”. Đến khi cô “dịch” sang Anh ngữ thì tôi lại càng “điếc” và không biết cô nói tiếng nước lào !

Nói như thế không có nghĩa là tôi giỏi và nói tiếng Anh rành đến độ quên tiếng mẹ đẻ. Thật ra, vấn đề tiếng Việt của tôi ở Việt nam không phải là “nói” cho bằng là “hiểu” cái lối nói “xa lạ” hiện nay của nhiều người Việt nam. Không kể đến chuyện người ta cho vào bảo tàng viện hai tiếng “xin lỗi” và “cám ơn”, cái cách ăn nói cộc lốc, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ, thiếu cả văn minh... của người Việt nam XHCN vừa làm cho tôi đau lỗ tai vừa làm cho tôi đau lòng. Đau lòng thực sự bởi vì cái lễ giáo và nét đẹp của cách nói năng được nhào nặn từ bao thế hệ đã hầu như hoàn toàn bị xóa bỏ. Tôi rất sợ vào chợ để mua hàng. Tôi sợ khi phải sờ đến một món hàng và hỏi một câu, mặc dù đã cố gắng để tỏ ra lịch sự hết sức có thể. Tôi sợ là bởi vì lúc nào mình cũng có thể được đáp trả bằng một tràng câu nói như chửi tát vào mặt.

Quả thật, một tháng có lẽ chưa đủ để tôi “học nói” lại trong Việt nam XHCN hiện nay. Sau chuyện “HỌC ĂN, HỌC NÓI”, tôi lướt qua chuyện “HỌC GÓI HỌC MỞ” để đi thẳng vào một chuyện tối quan trọng trong những ngày sống ở Việt nam: đó là chuyện “HỌC ĐI”.

Tôi còn nhớ: cách đây vài năm, nhân một cuộc họp APEC được tổ chức tại Hà nội, một nữ phóng viên Phi Luật Tân tháp tùng phái đoàn chính phủ Phi, đã ghi lại hai nhận xét mà cô cho là tâm đắc nhứt trong chuyến thăm Việt nam:
1. Con trai Việt nam không đẹp,
2. Ai muốn tự tử cứ “đi bộ” băng qua các đường phố ở Việt Nam.
Cả hai điều, tôi đều thấy đúng cả.

Tuần cuối cùng ở Sài Gòn, không biết làm gì, tôi di xe buýt đến Thủ Đức, Biên Hòa. Tại đây tôi được dịp nhìn thấy Làng Đại Học của Miền Nam Việt nam. Có cả một trường đại học quốc tế (International University) mà tôi không biết của nước nào. Nhưng phải nói là nhận xét của cô phóng viên người Phi thực là chính xác: trong đám nam sinh viên, rường cột và tương lai của đất nước, chen chúc trên xe buýt hay đi bộ đến trường, tôi chỉ nhìn thấy những tấm thân ốm o, còm cõi, nhỏ bé và những gương mặt thiếu sức sống và sự tỏa sáng. ( Ôi! Thật là nhục nhã cho các đấng Sinh viên Việt Nam !!! )

Nhưng trở lại với bài “học đi” mà tôi đã cố gắng học trong những ngày lê bước ở Việt nam. Phải nói ngay rằng người Việt nam XHCN hiện nay rất ít đi bộ. Không cần phải nhìn cách tôi ăn mặc hay nghe tôi nói chuyện mà chỉ cần thấy tôi đi bộ hay băng qua đường là biết rõ tôi không phải là người Việt nam XHCN. Ở Việt nam, cứ bước ra khỏi nhà thì hầu như ai cũng cỡi xe gắn máy hay ít nhứt trèo lên xe ôm. Tôi không biết mình có quá chủ quan không khi nói rằng có lẽ không nơi nào trên thế giới có nhiều xe gắn máy cho bằng Việt nam, không có nơi nào trên thế giới bị ô nhiễm cho bằng các đường phố ở Việt nam và dĩ nhiên cũng không có nơi nào trên thế giới “nguy hiểm” cho khách bộ hành cho bằng VN. Quả thật, nếu muốn tự tử một cách dễ dàng, chẳng cần phải nhảy cầu, trầm mình xuống sông, rơi từ cao ốc, uống thuốc ngủ hay thắt cổ: chỉ cần hiên ngang băng qua đường ở VN cũng đủ để đi thẳng vào thế giới khác ngay.

Ở Việt nam luật đi đường nào cũng có, nhưng chẳng ai tuân giữ và khách bộ hành là hạng người rẻ nhứt trong xã hội. Ở Việt nam, công an giao thông đứng đầy đường, nhưng không phải để hướng dẫn về giao thông mà chỉ để được người lái xe “hối lộ” hay “mãi lộ” theo đúng nghĩa. Hôm giỗ cụ Nguyễn Trung Trực, bị kẹt trong một rừng người hỗn loạn thiếu điều đạp lên nhau tại Rạch giá, tôi không sao tìm thấy bóng một cái “áo vàng”.

Tôi vẫn nhớ mãi chuyến đi từ Vũng Tầu ra Nha Trang. Tài xế của chuyến xe, như anh tự giới thiệu, một người Thanh Hóa đã từng là công an. Nói chung, những tài xế người “Nước Bắc” có lối lái xe phải nói là “mất dạy” và lối nói năng cũng “mất dạy” hơn tài xế Miền Nam. Suốt chuyến đi, vì ngồi sau lưng anh, lỗ nhĩ tôi bị tra tấn vì những câu văng tục liên hồi của anh. Nhưng được bộ nhớ của tôi ghi nhận kỹ nhứt là lúc anh trả lời cho một hành khách muốn xuống trước đồn công an gần một cổng trường tiểu học. Anh nói: “Làm gì có đồn công an gần một trường học. Chẳng có thằng ngu nào lại đi xây một trường học bên cạnh một đồn công an, bởi vì làm như thế thì trẻ con sẽ phải làm chó trước khi kịp “học làm người”.

Tôi đã học được rất nhiều bài học trong một tháng đi “thực tế” ở Việt nam. Nhưng bài “học đi bộ” thì tôi đành bỏ cuộc. Mỗi lần băng qua đường mà còn lành lặn, tôi xem như một phép lạ. Theo tôi, lối giao thông ở Việt nam thể hiện đúng cách sống của người Việt nam XHCN hiện nay: ở đâu người ta cũng có thể luồn lách và tránh né miễn là được việc và dĩ nhiên được việc cho bản thân mình trước đã. Người khác có sống chết ra sao cũng mặc kệ !

Về thăm lại quê hương tôi thấy buồn nhiều hơn vui. Phải nhìn nhận, sau 30 năm “dầy công xây dựng” xã hội chủ nghĩa, có một số dấu hiệu của phát triển: nhiều cao ốc hơn, nhiều đường sá hơn, cuộc sống vật chất và tiện nghi có khá hơn. Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong "con-người" Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ teo lại.

Nghĩ như thế mà buồn tủi cho quê hương !

12 THÁNG ANH ĐI