28 thg 2, 2013
Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Đắc Kiên
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa lời phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi, Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội, xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
—–
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa lời phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi, Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội, xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
—–
12 thg 2, 2013
Ta về cho kịp độ Xuân sang
Ngô Thì Nhậm nói khi về nước ông sẽ bảo với bạn hữu rằng:
“Hạnh tai sinh Nam bang!” May mắn thay, chúng ta sinh ở Nước Nam!
Có một nhà báo Mỹ đang chịu búa rìu dư luận trên mạng Internet, vì một bài ông ta viết sau chuyến đi thăm Việt Nam. Joel Brinkley mở đầu bài báo trên mạng Chicago Tribune như thế này: “Bạn không cần phải ở Việt Nam lâu ngày mới thấy một điều bất bình thường.
Không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy những con sóc leo cây hay những con chuột bới đống rác. Không thấy ai dắt chó đi ngoài đường. Sự thật là, bạn không nhìn thấy con thú nào, sống hoang hay được người nuôi. Chúng đi đâu cả? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tại sao: Phần lớn đã bị ăn thịt.”
Joel Brinkley kể tiếp về thú vui ẩm thực của người Việt, đặc biệt là người ta ăn cả thịt chó lẫn thịt chuột. Ðó là ông chưa thấy họ ăn cả thịt rùa, ba ba, thịt rắn, thịt kỳ đà, thịt chim cút, ăn nhộng, ăn lòng lợn, gan gà, tiết canh vịt, ăn châu chấu, ăn rươi, ăn cả những con sâu “đoong” nằm trong cuống dừa. Nhiều người nghe nói tới những món đó chắc muốn hỏi có sách nấu nướng nào dạy không. Còn chàng du khách Brinkley thì nhận xét: “Người Việt thích ăn thịt, chắc ăn nhiều quá nên tính tình hung hăng hay gây sự (aggressive).”
Joel Brinkley có vẻ thích thú đã tìm thấy một định luật về “dinh dưỡng-xã hội-tâm lý-sinh lý học,” sau chuyến du lịch ba tuần! Một nhà báo (dù đã từng được giải Pulitzer), và một giáo sư dạy môn báo chí (dù dậy ở Ðại Học Stanford) cũng không nên công bố một định luật “đa khoa” (multidisciplinary) nhanh quá như vậy! Chẳng trách, một sinh viên người Mỹ viết: “May quá, ông này không dạy tôi!” Một người Mỹ khác than: “Brinkley làm xấu mặt cả giới làm báo!” Sonny ở California dùng các con số: “Về khuynh hướng hung hăng do ăn thịt gây ra thì tôi nghĩ ông đang nói về nước CHÚNG TA (nhấn mạnh trong nguyên văn), nước ông và nước tôi. Người Mỹ mỗi năm ăn trung bình 125 ký lô thịt, đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Luxembourg (136 kilos), so với người Việt ăn mỗi năm chỉ ăn 41 ký, đứng hàng thứ 90! Mà tôi chưa nghe nói nước Luxembourg đi đánh nhau với ai bao giờ cả!” Một độc giả khác, McElwee đã sống ở Việt Nam năm năm, cũng tự hỏi: “Không hiểu sao ông ta đi từ chỗ ghét những người ăn thịt chó và thịt chuột để liên hệ tới ý tưởng là ở Việt Nam thiên nhiên hoang dã không được bảo vệ?”
Sau khi đọc bao lời bình phẩm như trên (có cả một độc giả gốc Hàn Quốc tham dự), Joel Brinkley đã viết một bài ngắn tự phân trần. Ông nhận xét: “Người Việt Nam có vẻ rất nhậy cảm khi bị phê bình. Mà dân tộc nào chẳng vậy.” Ông nói rất chí lý, nhưng tưởng điều này ai cũng biết cả rồi. Vẫn bảo vệ định lý “ăn thịt sinh hung dữ,” ông so sánh người Việt với người Lào, Campuchia. Ông thấy dân chúng hai nước này thường chỉ ăn cơm, cho nên trẻ em nhỏ con hơn và không khôn lanh bằng trẻ Việt. Ông kết luận: “Có phải như vậy thì khi lớn lên chúng không hung hăng như người Việt Nam không? Tôi (Brinkley) tin như thế.”
Lại thêm một định luật đa khoa nữa. Ðộc giả có ai tin như thế hay không? Chắc ông Brinkley phải nghiên cứu lại xem Pol Pot và các đồng chí Khờ Me đỏ họ ăn cái gì! Một độc giả nói thẳng: “Bài trả lời của ông ta còn tệ hơn bài trước. Cứ theo lối ông ta nói về người Lào và người Campuchia thì chắc mình phải bắt các dân tộc này cứ tiếp tục nghèo và đói, để họ khỏi hung dữ…”
Trong bài trả lời, Brinkley cũng cho lên mạng một bức hình ông chụp ở Việt Nam, hình một bà đang ngồi ở chợ, trước mặt là mấy cái thau ngâm xác những con chuột trắng hếu: Ðó, trông ghê chưa? Nhưng nhiều người coi hình không thấy ghê. Cô Erica J. Peters, đã viết sách về thức ăn Việt Nam, nhận xét: “Bức hình của ông cho thấy những con vật này đã được làm sạch sẽ, giống như ở bất cứ một cửa hàng bán thịt nào!” Về chuyện giết chuột, một độc giả tên Quốc Tấn so sánh: “Ở Mỹ số chuột bị giết cao hơn ở Việt Nam gấp bội, họ gọi đó là Bảo vệ Mùa màng!”
Còn nhiều người phản đối ông Brinkley nữa, nhưng đọc bấy nhiêu lời cũng đủ. Một trong những “người Việt nhậy cảm” là cô Uyên Nguyễn, một sáng lập viên OneVietnam Network. Cô nói thẳng về bài báo: “Nó sỉ nhục. Nó đánh thẳng vào văn hóa của chúng tôi.”
Chắc cũng không cần quá nhậy cảm với một bài báo về du lịch. Một ký giả trang du lịch chỉ muốn viết mua vui, kiểu những người đi xa về thì hay nói; chắc không cố ý sỉ nhục ai hết. Tiếc là trong khi kể chuyện người viết không biết tự kiềm chế, lại đưa ra những định luật tổng quát nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình. Có thể tin lời Brinkley phân trần, ông ấy không hề có ý định nói xấu người Việt Nam. Ðúng kiểu người Việt Nam, tôi sẽ bảo ông: Thôi, xí xóa.
Tôi kể lại câu chuyện trên vì sau bài báo trên rất nhiều độc giả Mỹ xúm lại nói người Việt Nam rất tốt. Có người viết: “Người Việt, mặc dù họ ăn mấy món không hợp khẩu vị chúng ta, nhưng họ là một dân tộc rất dễ thương.” Tất nhiên rồi! Một người khác đã du lịch Việt Nam, viết: “Mấy năm trước tôi đi Việt Nam hai tuần… và ngạc nhiên thấy ngoài đường rất nhiều chó do người ta nuôi… Tôi chưa từng thấy dân tộc nào nồng hậu và hào phóng (warm and generous) bằng người Việt Nam. Có lần tôi đi dạo bằng xe đạp, khát nước quá, một người bán xăng đã chạy vào trong lấy ra chai nước của anh ta, cho tôi, và nhất định không nhận tiền.” Tất nhiên rồi! Người nước nào gặp người ngoại quốc cũng cư xử tốt hơn với người cùng nước họ! Những giống dân tử tế thì lại càng tốt hơn!
Mà chính người Việt, họ đâu có ngần ngại không tự kể tật xấu của mình? Nhà báo Từ Thức, ở Paris viết: “Tự hào dân tộc để một bên, phải nhìn nhận cái cảnh thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng trong tiệm ăn nó ghê rợn thiệt. Nhất là cái cảnh giết chó. Ngồi hào hứng nhậu, bên cạnh cái màn giết chó, cắt cổ con vật, lấy gậy đập đầu chó kêu thảm thiết. Khó kiếm chữ nào để diễn tả hơn chữ ‘man rợ.’” Và ông viết chúc Tết Quý Tỵ cho bạn bè thế này: “Chúc cho đất nước yêu quý của chúng ta đang nằm trong số 10 nước nghèo khổ nhất thế giới sẽ tiến lên, trở thành một trong 20 nước nghèo khổ nhất thế giới!”
Nhưng tại sao chúng ta thấy ghê rợn trước cảnh “thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng” mà lại không cảm thấy gì hết khi nhìn những cái đùi heo hun khói cũng treo lủng lẳng trong các tiệm ăn ở Paris (jambon) hay Madrid (jamón) nhỉ? Chắc khi nhìn những cái đùi tròn trĩnh thơm tho thì mình chỉ thèm thuồng nên quên cảnh con heo bị chọc tiết! Nhiều cái chợ, trên cái tủ lạnh đầy thịt bò đỏ tươi còn treo cái hình đầu bò đang cười toe toét. Làm như cô bò đang hân hoan “kính mời quý khách mua các món thịt đùi, món xì tếch, món sườn bò Ðại Hàn, món filet mignon,” để thưởng thức thịt chúng tôi! Mại vô! Loài người kể cũng hay thật! Không hiểu nếu những con sư tử, con cọp biết mở siêu thị thì chúng có treo thịt đùi người lủng lẳng hay không nhỉ?
Thật ra, nếu muốn tìm những cái xấu ở Việt Nam không phải chỉ có tật ăn thịt chuột đáng mang ra phê bình. Nếu như Joel Brinkley chủ tâm nói xấu, ông sẽ được nghe nhiều chuyện tệ hơn, tha hồ kể. Như chuyện một phụ nữ bị cướp mất nhà, đất, uất ức quá mà không làm gì được, bèn cởi hết quần áo để bày tỏ ý kiến. Tất nhiên, bà bị kết tội “lạm dụng quyền tự do ngôn luận,” một thứ quyền thực ra chỉ được được nhà nước cấp phát từng trường hợp, giống như “tem phiếu tự do!” Lại đến cảnh một bà mẹ phải tự đốt mình sau khi cả mẹ con bà bị đe dọa đuổi nhà, chỉ vì có một cô con gái dám “tự do ngôn luận” bằng cách đi biểu tình và làm blog phản đối… một nước láng giềng cướp mấy hòn đảo của nước mình!
Ðiều đáng xấu hổ không phải chỉ là chuyện một chế độ đàn áp người dân. Ðáng hổ thẹn nhất là phản ứng của người dân trước nỗi khổ cùng cực của hai phụ nữ trên. Họ nhìn chuyện đó là bình thường! Nếu muốn cho người Việt Nam xấu hổ, Joel Brinkley có thể kể chuyện nước ông để so sánh. Năm 1955 một phụ nữ da đen ở Montgomery, tiểu bang Alabama đã từ chối không đứng dậy nhường chỗ cho một người da trắng, theo lệnh ông tài xế xe buýt. Vụ bà bị đưa ra tòa sau đó gây ra cả một phong trào đòi dân quyền trên cả nước Mỹ trong hàng chục năm; dẫn tới những đạo luật dân quyền sau này. Khi từ trần năm 2005, bà Rosa Parks là người Mỹ thứ nhì, chỉ là dân thường mà đám tang được cử hành trong trụ sở Quốc Hội. Còn ở nước Việt Nam, bà Ðặng Thị Kim Liêng tự thiêu chết oan khốc như vậy mà báo, đài không dám loan tin, không dám bình luận. Và sau đó cô con gái bà vẫn bị tòa án bỏ tù. Chuyện mới xẩy ra năm tháng trước, mà người Việt Nam bây giờ hầu như đã quên rồi.
Nhiều người Việt đã nhận xét dân mình đánh mất cái thói quen biết hổ thẹn; cũng không còn cái khả năng biết nổi giận trước cái ác. Nhiều cá nhân vẫn nổi giận khi bị người khác đi xe lấn đường, cũng biết hổ thẹn khi mặc cái quần rách. Nhưng đối với những chuyện lớn thì không, đại đa số hoàn toàn lãnh cảm.
Chắc chúng ta phải nhìn nhau tự hỏi: Tại sao nước mình đến nỗi như vậy nhỉ? Cái gì gây ra tính lãnh cảm tập thể này? Ông bà mình ngày xưa có thờ ơ như thế hay không?
Không, nước mình vốn không tệ như thế! Tổ tiên mình đâu đến nỗi tệ như thế? Mình vẫn thường hãnh diện về lịch sử dân mình đấy chứ?
Một người từng tuyên bố hãnh diện làm dân Việt Nam là Ngô Thì Nhậm (1746-1803). Trong một chuyến đi sứ sang Trung Quốc dưới thời vua Quang Trung, lúc đang trong tỉnh Quảng Tây, Ngô Thì Nhậm viết bài thơ “Hoãn Nhĩ Ngâm” (Mỉm cười mà ngâm thơ) để chế nhạo những thành kiến sai lầm trong sách sử của người Trung Hoa. Ngô Thì Nhậm dành lời phê bình nặng nề nhất đối với thói phân biệt, coi dân Hoa Hạ hơn dân Man di. Ðể thuyết phục người Trung Hoa, và những người Việt hay sợ Trung Quốc quá, ông viện dẫn Chu Hy đời Tống, một thẩm quyền có uy tín trong Nho Giáo và văn hóa Trung Quốc. Chu Hy đã nhận xét, “Thịnh xưng tây nam phiên – Văn tự đa cao thủ – Tất hữu khai kỳ tiên – Bất độc quốc trung hữu.” (Ðáng khen các dân tộc miền Tây Nam – Có nhiều người giỏi chữ nghĩa – Tất họ đã khai hóa từ lâu – Ðâu phải chỉ Trung Quốc mới có tiến bộ). Dẫn ra những lời đó rồi, ngay câu sau, Ngô Thì Nhậm nói khi về nước ông sẽ bảo với bạn hữu rằng: “Hạnh tai sinh Nam bang!” May mắn thay, chúng ta sinh ở Nước Nam!
Bây giờ có bao nhiêu người Việt đang nghĩ như Ngô Thì Nhậm? Nếu người nào không nghĩ mình may mắn làm dân Việt là, thì chắc cũng phải ước mong con cháu sau này được thấy làm dân Việt là may mắn. Ngô Thì Nhậm đã nghĩ như thế; thì thế hệ sắp tới cũng phải có người, có lúc, sẽ cao hứng thốt lên: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!
Nghĩ đến tổ tiên, phải thấy đó là một bổn phận. Bổn phận trả lại cho nước Việt Nam niềm hãnh diện mà người xưa vẫn nói với nhau trong đám bạn bè: Hạnh tai, sinh Nam bang! Ðêm giao thừa năm nay, sẽ khấn khứa ông bà, xin nguyện sẽ cố gắng giúp các thế hệ sắp tới có thể nói như thế: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!
Năm nay chúng ta có thể bắt chước Tú Xương mà chúc cả nước ăn ở với nhau “Sao được cho ra cái giống người!” Sống làm sao cho ra con người có phẩm giá. Thực hành lời nguyện này cũng không khó lắm. Sống với nhau cho tử tế. Như vậy đã là một điều cho con cháu hãnh diện rồi. Ăn ở như thế nào thì gọi là tử tế? Sống công bằng, ngay thẳng, chắc cũng đủ. Như trong cuốn sách hướng dẫn di dân muốn nhập quốc tịch Australia, họ nhấn mạnh đến một quy tắc “a fair go!” Ở nước Úc hễ ai có khả năng và cố gắng làm việc là sẽ khá hơn, không cần phải có cha mẹ giầu hoặc quyền thế. Thực hiện quy tắc này, phải bàn chuyện cách tổ chức chính quyền, hệ thống giáo dục, tư pháp, luật lệ kinh tế, vân vân.
Nhưng cũng không phải chờ đợi thi hành các quy tắc lớn như vậy mới sống tử tế được. Cứ tử tế với nhau ngay trong đời sống hàng ngày, trong cách cư xử với xóm giềng, ngay với những người qua đường, cũng đủ. Văn hóa thuần mỹ thể hiện trong đời sống hàng ngày, không cần hô khẩu hiệu. Trong cuốn sách chỉ dẫn về nhập tịch, chính phủ Anh quốc dặn dò các công dân mới một điều: “Nhớ giữ cho cái vườn nhà mình sạch sẽ đàng hoàng (không đầy rác hoặc cỏ dại); đến ngày đổ rác thì nhớ đem thùng rác hay túi rác ra đường, chỉ để ở chỗ dành riêng cho rác, và không đem ra quá sớm trước giờ ấn định.” Những chuyện nhỏ nhặt đó tạo nên những xã hội tử tế.
Người Việt Nam có thể sống tử tế với nhau, ngay bây giờ. Mỗi người cứ sống cho tử tế, rồi người khác sẽ theo. Khi người ta không tử tế, mình vẫn giữ tư cách con người tử tế. Ðó là đóng góp cho tương lai nước Việt Nam. Sẽ có ngày trẻ em Việt Nam được sống trong một đất nước an hòa, tự do, dân chủ, dù các em ăn thịt hay không ăn thịt. Trong vườn các em được nghe tiếng chim hót, như trong bài hát của Huy Tuấn: “Một ngày nắng rất hiền, nắng lung linh trong vườn, bông hoa đang cười thương thật thương!” Sẽ có ngày, nghề dạy học đủ nuôi sống gia đình nhà giáo. Các em đến trường không bao giờ quên cúi chào các thầy cô; các thầy cô đều mỉm cười. Tết đến, ra chợ lại nhớ cảnh xưa trong thơ Ðoàn Văn Cừ; cảnh trí khác nhưng niềm vui vẫn thế. Khi lớn khôn, có lúc các em sẽ thốt lên: May mắn thay, mình là người Việt Nam. Giống như Ngô Thì Nhậm hơn 200 năm trước.
Chúng ta đón mùa Xuân về với niềm tin tưởng là ngày đó không xa. Phục hồi một nếp sống thuần hậu, ngay thẳng, chánh trực; sống lại các giá trị đạo lý của Chu An, Nguyễn Ðình Chiểu; Phan Châu Trinh; chúng ta sẽ trở về trước bàn thờ, trong ngôi nhà cũ của tổ tiên. Ngày về sắp đến rồi. Cái gì tới chỗ cùng cực, sẽ phải thay đổi. Cả nước đang rạo rực chờ biến chuyển. Cả dân tộc đang trở về nhà, lòng náo nức như một thi sĩ sắp được về sau “Mười năm mặt sạm soi khe nước – Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.” Trong lòng thi sĩ vẫn tràn ngập niềm vui:
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
(Ta Về, Tô Thùy Yên)
Ngô Nhân Dụng
“Hạnh tai sinh Nam bang!” May mắn thay, chúng ta sinh ở Nước Nam!
Có một nhà báo Mỹ đang chịu búa rìu dư luận trên mạng Internet, vì một bài ông ta viết sau chuyến đi thăm Việt Nam. Joel Brinkley mở đầu bài báo trên mạng Chicago Tribune như thế này: “Bạn không cần phải ở Việt Nam lâu ngày mới thấy một điều bất bình thường.
Không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy những con sóc leo cây hay những con chuột bới đống rác. Không thấy ai dắt chó đi ngoài đường. Sự thật là, bạn không nhìn thấy con thú nào, sống hoang hay được người nuôi. Chúng đi đâu cả? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tại sao: Phần lớn đã bị ăn thịt.”
Joel Brinkley kể tiếp về thú vui ẩm thực của người Việt, đặc biệt là người ta ăn cả thịt chó lẫn thịt chuột. Ðó là ông chưa thấy họ ăn cả thịt rùa, ba ba, thịt rắn, thịt kỳ đà, thịt chim cút, ăn nhộng, ăn lòng lợn, gan gà, tiết canh vịt, ăn châu chấu, ăn rươi, ăn cả những con sâu “đoong” nằm trong cuống dừa. Nhiều người nghe nói tới những món đó chắc muốn hỏi có sách nấu nướng nào dạy không. Còn chàng du khách Brinkley thì nhận xét: “Người Việt thích ăn thịt, chắc ăn nhiều quá nên tính tình hung hăng hay gây sự (aggressive).”
Joel Brinkley có vẻ thích thú đã tìm thấy một định luật về “dinh dưỡng-xã hội-tâm lý-sinh lý học,” sau chuyến du lịch ba tuần! Một nhà báo (dù đã từng được giải Pulitzer), và một giáo sư dạy môn báo chí (dù dậy ở Ðại Học Stanford) cũng không nên công bố một định luật “đa khoa” (multidisciplinary) nhanh quá như vậy! Chẳng trách, một sinh viên người Mỹ viết: “May quá, ông này không dạy tôi!” Một người Mỹ khác than: “Brinkley làm xấu mặt cả giới làm báo!” Sonny ở California dùng các con số: “Về khuynh hướng hung hăng do ăn thịt gây ra thì tôi nghĩ ông đang nói về nước CHÚNG TA (nhấn mạnh trong nguyên văn), nước ông và nước tôi. Người Mỹ mỗi năm ăn trung bình 125 ký lô thịt, đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Luxembourg (136 kilos), so với người Việt ăn mỗi năm chỉ ăn 41 ký, đứng hàng thứ 90! Mà tôi chưa nghe nói nước Luxembourg đi đánh nhau với ai bao giờ cả!” Một độc giả khác, McElwee đã sống ở Việt Nam năm năm, cũng tự hỏi: “Không hiểu sao ông ta đi từ chỗ ghét những người ăn thịt chó và thịt chuột để liên hệ tới ý tưởng là ở Việt Nam thiên nhiên hoang dã không được bảo vệ?”
Sau khi đọc bao lời bình phẩm như trên (có cả một độc giả gốc Hàn Quốc tham dự), Joel Brinkley đã viết một bài ngắn tự phân trần. Ông nhận xét: “Người Việt Nam có vẻ rất nhậy cảm khi bị phê bình. Mà dân tộc nào chẳng vậy.” Ông nói rất chí lý, nhưng tưởng điều này ai cũng biết cả rồi. Vẫn bảo vệ định lý “ăn thịt sinh hung dữ,” ông so sánh người Việt với người Lào, Campuchia. Ông thấy dân chúng hai nước này thường chỉ ăn cơm, cho nên trẻ em nhỏ con hơn và không khôn lanh bằng trẻ Việt. Ông kết luận: “Có phải như vậy thì khi lớn lên chúng không hung hăng như người Việt Nam không? Tôi (Brinkley) tin như thế.”
Lại thêm một định luật đa khoa nữa. Ðộc giả có ai tin như thế hay không? Chắc ông Brinkley phải nghiên cứu lại xem Pol Pot và các đồng chí Khờ Me đỏ họ ăn cái gì! Một độc giả nói thẳng: “Bài trả lời của ông ta còn tệ hơn bài trước. Cứ theo lối ông ta nói về người Lào và người Campuchia thì chắc mình phải bắt các dân tộc này cứ tiếp tục nghèo và đói, để họ khỏi hung dữ…”
Trong bài trả lời, Brinkley cũng cho lên mạng một bức hình ông chụp ở Việt Nam, hình một bà đang ngồi ở chợ, trước mặt là mấy cái thau ngâm xác những con chuột trắng hếu: Ðó, trông ghê chưa? Nhưng nhiều người coi hình không thấy ghê. Cô Erica J. Peters, đã viết sách về thức ăn Việt Nam, nhận xét: “Bức hình của ông cho thấy những con vật này đã được làm sạch sẽ, giống như ở bất cứ một cửa hàng bán thịt nào!” Về chuyện giết chuột, một độc giả tên Quốc Tấn so sánh: “Ở Mỹ số chuột bị giết cao hơn ở Việt Nam gấp bội, họ gọi đó là Bảo vệ Mùa màng!”
Còn nhiều người phản đối ông Brinkley nữa, nhưng đọc bấy nhiêu lời cũng đủ. Một trong những “người Việt nhậy cảm” là cô Uyên Nguyễn, một sáng lập viên OneVietnam Network. Cô nói thẳng về bài báo: “Nó sỉ nhục. Nó đánh thẳng vào văn hóa của chúng tôi.”
Chắc cũng không cần quá nhậy cảm với một bài báo về du lịch. Một ký giả trang du lịch chỉ muốn viết mua vui, kiểu những người đi xa về thì hay nói; chắc không cố ý sỉ nhục ai hết. Tiếc là trong khi kể chuyện người viết không biết tự kiềm chế, lại đưa ra những định luật tổng quát nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình. Có thể tin lời Brinkley phân trần, ông ấy không hề có ý định nói xấu người Việt Nam. Ðúng kiểu người Việt Nam, tôi sẽ bảo ông: Thôi, xí xóa.
Tôi kể lại câu chuyện trên vì sau bài báo trên rất nhiều độc giả Mỹ xúm lại nói người Việt Nam rất tốt. Có người viết: “Người Việt, mặc dù họ ăn mấy món không hợp khẩu vị chúng ta, nhưng họ là một dân tộc rất dễ thương.” Tất nhiên rồi! Một người khác đã du lịch Việt Nam, viết: “Mấy năm trước tôi đi Việt Nam hai tuần… và ngạc nhiên thấy ngoài đường rất nhiều chó do người ta nuôi… Tôi chưa từng thấy dân tộc nào nồng hậu và hào phóng (warm and generous) bằng người Việt Nam. Có lần tôi đi dạo bằng xe đạp, khát nước quá, một người bán xăng đã chạy vào trong lấy ra chai nước của anh ta, cho tôi, và nhất định không nhận tiền.” Tất nhiên rồi! Người nước nào gặp người ngoại quốc cũng cư xử tốt hơn với người cùng nước họ! Những giống dân tử tế thì lại càng tốt hơn!
Mà chính người Việt, họ đâu có ngần ngại không tự kể tật xấu của mình? Nhà báo Từ Thức, ở Paris viết: “Tự hào dân tộc để một bên, phải nhìn nhận cái cảnh thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng trong tiệm ăn nó ghê rợn thiệt. Nhất là cái cảnh giết chó. Ngồi hào hứng nhậu, bên cạnh cái màn giết chó, cắt cổ con vật, lấy gậy đập đầu chó kêu thảm thiết. Khó kiếm chữ nào để diễn tả hơn chữ ‘man rợ.’” Và ông viết chúc Tết Quý Tỵ cho bạn bè thế này: “Chúc cho đất nước yêu quý của chúng ta đang nằm trong số 10 nước nghèo khổ nhất thế giới sẽ tiến lên, trở thành một trong 20 nước nghèo khổ nhất thế giới!”
Nhưng tại sao chúng ta thấy ghê rợn trước cảnh “thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng” mà lại không cảm thấy gì hết khi nhìn những cái đùi heo hun khói cũng treo lủng lẳng trong các tiệm ăn ở Paris (jambon) hay Madrid (jamón) nhỉ? Chắc khi nhìn những cái đùi tròn trĩnh thơm tho thì mình chỉ thèm thuồng nên quên cảnh con heo bị chọc tiết! Nhiều cái chợ, trên cái tủ lạnh đầy thịt bò đỏ tươi còn treo cái hình đầu bò đang cười toe toét. Làm như cô bò đang hân hoan “kính mời quý khách mua các món thịt đùi, món xì tếch, món sườn bò Ðại Hàn, món filet mignon,” để thưởng thức thịt chúng tôi! Mại vô! Loài người kể cũng hay thật! Không hiểu nếu những con sư tử, con cọp biết mở siêu thị thì chúng có treo thịt đùi người lủng lẳng hay không nhỉ?
Thật ra, nếu muốn tìm những cái xấu ở Việt Nam không phải chỉ có tật ăn thịt chuột đáng mang ra phê bình. Nếu như Joel Brinkley chủ tâm nói xấu, ông sẽ được nghe nhiều chuyện tệ hơn, tha hồ kể. Như chuyện một phụ nữ bị cướp mất nhà, đất, uất ức quá mà không làm gì được, bèn cởi hết quần áo để bày tỏ ý kiến. Tất nhiên, bà bị kết tội “lạm dụng quyền tự do ngôn luận,” một thứ quyền thực ra chỉ được được nhà nước cấp phát từng trường hợp, giống như “tem phiếu tự do!” Lại đến cảnh một bà mẹ phải tự đốt mình sau khi cả mẹ con bà bị đe dọa đuổi nhà, chỉ vì có một cô con gái dám “tự do ngôn luận” bằng cách đi biểu tình và làm blog phản đối… một nước láng giềng cướp mấy hòn đảo của nước mình!
Ðiều đáng xấu hổ không phải chỉ là chuyện một chế độ đàn áp người dân. Ðáng hổ thẹn nhất là phản ứng của người dân trước nỗi khổ cùng cực của hai phụ nữ trên. Họ nhìn chuyện đó là bình thường! Nếu muốn cho người Việt Nam xấu hổ, Joel Brinkley có thể kể chuyện nước ông để so sánh. Năm 1955 một phụ nữ da đen ở Montgomery, tiểu bang Alabama đã từ chối không đứng dậy nhường chỗ cho một người da trắng, theo lệnh ông tài xế xe buýt. Vụ bà bị đưa ra tòa sau đó gây ra cả một phong trào đòi dân quyền trên cả nước Mỹ trong hàng chục năm; dẫn tới những đạo luật dân quyền sau này. Khi từ trần năm 2005, bà Rosa Parks là người Mỹ thứ nhì, chỉ là dân thường mà đám tang được cử hành trong trụ sở Quốc Hội. Còn ở nước Việt Nam, bà Ðặng Thị Kim Liêng tự thiêu chết oan khốc như vậy mà báo, đài không dám loan tin, không dám bình luận. Và sau đó cô con gái bà vẫn bị tòa án bỏ tù. Chuyện mới xẩy ra năm tháng trước, mà người Việt Nam bây giờ hầu như đã quên rồi.
Nhiều người Việt đã nhận xét dân mình đánh mất cái thói quen biết hổ thẹn; cũng không còn cái khả năng biết nổi giận trước cái ác. Nhiều cá nhân vẫn nổi giận khi bị người khác đi xe lấn đường, cũng biết hổ thẹn khi mặc cái quần rách. Nhưng đối với những chuyện lớn thì không, đại đa số hoàn toàn lãnh cảm.
Chắc chúng ta phải nhìn nhau tự hỏi: Tại sao nước mình đến nỗi như vậy nhỉ? Cái gì gây ra tính lãnh cảm tập thể này? Ông bà mình ngày xưa có thờ ơ như thế hay không?
Không, nước mình vốn không tệ như thế! Tổ tiên mình đâu đến nỗi tệ như thế? Mình vẫn thường hãnh diện về lịch sử dân mình đấy chứ?
Một người từng tuyên bố hãnh diện làm dân Việt Nam là Ngô Thì Nhậm (1746-1803). Trong một chuyến đi sứ sang Trung Quốc dưới thời vua Quang Trung, lúc đang trong tỉnh Quảng Tây, Ngô Thì Nhậm viết bài thơ “Hoãn Nhĩ Ngâm” (Mỉm cười mà ngâm thơ) để chế nhạo những thành kiến sai lầm trong sách sử của người Trung Hoa. Ngô Thì Nhậm dành lời phê bình nặng nề nhất đối với thói phân biệt, coi dân Hoa Hạ hơn dân Man di. Ðể thuyết phục người Trung Hoa, và những người Việt hay sợ Trung Quốc quá, ông viện dẫn Chu Hy đời Tống, một thẩm quyền có uy tín trong Nho Giáo và văn hóa Trung Quốc. Chu Hy đã nhận xét, “Thịnh xưng tây nam phiên – Văn tự đa cao thủ – Tất hữu khai kỳ tiên – Bất độc quốc trung hữu.” (Ðáng khen các dân tộc miền Tây Nam – Có nhiều người giỏi chữ nghĩa – Tất họ đã khai hóa từ lâu – Ðâu phải chỉ Trung Quốc mới có tiến bộ). Dẫn ra những lời đó rồi, ngay câu sau, Ngô Thì Nhậm nói khi về nước ông sẽ bảo với bạn hữu rằng: “Hạnh tai sinh Nam bang!” May mắn thay, chúng ta sinh ở Nước Nam!
Bây giờ có bao nhiêu người Việt đang nghĩ như Ngô Thì Nhậm? Nếu người nào không nghĩ mình may mắn làm dân Việt là, thì chắc cũng phải ước mong con cháu sau này được thấy làm dân Việt là may mắn. Ngô Thì Nhậm đã nghĩ như thế; thì thế hệ sắp tới cũng phải có người, có lúc, sẽ cao hứng thốt lên: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!
Nghĩ đến tổ tiên, phải thấy đó là một bổn phận. Bổn phận trả lại cho nước Việt Nam niềm hãnh diện mà người xưa vẫn nói với nhau trong đám bạn bè: Hạnh tai, sinh Nam bang! Ðêm giao thừa năm nay, sẽ khấn khứa ông bà, xin nguyện sẽ cố gắng giúp các thế hệ sắp tới có thể nói như thế: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!
Năm nay chúng ta có thể bắt chước Tú Xương mà chúc cả nước ăn ở với nhau “Sao được cho ra cái giống người!” Sống làm sao cho ra con người có phẩm giá. Thực hành lời nguyện này cũng không khó lắm. Sống với nhau cho tử tế. Như vậy đã là một điều cho con cháu hãnh diện rồi. Ăn ở như thế nào thì gọi là tử tế? Sống công bằng, ngay thẳng, chắc cũng đủ. Như trong cuốn sách hướng dẫn di dân muốn nhập quốc tịch Australia, họ nhấn mạnh đến một quy tắc “a fair go!” Ở nước Úc hễ ai có khả năng và cố gắng làm việc là sẽ khá hơn, không cần phải có cha mẹ giầu hoặc quyền thế. Thực hiện quy tắc này, phải bàn chuyện cách tổ chức chính quyền, hệ thống giáo dục, tư pháp, luật lệ kinh tế, vân vân.
Nhưng cũng không phải chờ đợi thi hành các quy tắc lớn như vậy mới sống tử tế được. Cứ tử tế với nhau ngay trong đời sống hàng ngày, trong cách cư xử với xóm giềng, ngay với những người qua đường, cũng đủ. Văn hóa thuần mỹ thể hiện trong đời sống hàng ngày, không cần hô khẩu hiệu. Trong cuốn sách chỉ dẫn về nhập tịch, chính phủ Anh quốc dặn dò các công dân mới một điều: “Nhớ giữ cho cái vườn nhà mình sạch sẽ đàng hoàng (không đầy rác hoặc cỏ dại); đến ngày đổ rác thì nhớ đem thùng rác hay túi rác ra đường, chỉ để ở chỗ dành riêng cho rác, và không đem ra quá sớm trước giờ ấn định.” Những chuyện nhỏ nhặt đó tạo nên những xã hội tử tế.
Người Việt Nam có thể sống tử tế với nhau, ngay bây giờ. Mỗi người cứ sống cho tử tế, rồi người khác sẽ theo. Khi người ta không tử tế, mình vẫn giữ tư cách con người tử tế. Ðó là đóng góp cho tương lai nước Việt Nam. Sẽ có ngày trẻ em Việt Nam được sống trong một đất nước an hòa, tự do, dân chủ, dù các em ăn thịt hay không ăn thịt. Trong vườn các em được nghe tiếng chim hót, như trong bài hát của Huy Tuấn: “Một ngày nắng rất hiền, nắng lung linh trong vườn, bông hoa đang cười thương thật thương!” Sẽ có ngày, nghề dạy học đủ nuôi sống gia đình nhà giáo. Các em đến trường không bao giờ quên cúi chào các thầy cô; các thầy cô đều mỉm cười. Tết đến, ra chợ lại nhớ cảnh xưa trong thơ Ðoàn Văn Cừ; cảnh trí khác nhưng niềm vui vẫn thế. Khi lớn khôn, có lúc các em sẽ thốt lên: May mắn thay, mình là người Việt Nam. Giống như Ngô Thì Nhậm hơn 200 năm trước.
Chúng ta đón mùa Xuân về với niềm tin tưởng là ngày đó không xa. Phục hồi một nếp sống thuần hậu, ngay thẳng, chánh trực; sống lại các giá trị đạo lý của Chu An, Nguyễn Ðình Chiểu; Phan Châu Trinh; chúng ta sẽ trở về trước bàn thờ, trong ngôi nhà cũ của tổ tiên. Ngày về sắp đến rồi. Cái gì tới chỗ cùng cực, sẽ phải thay đổi. Cả nước đang rạo rực chờ biến chuyển. Cả dân tộc đang trở về nhà, lòng náo nức như một thi sĩ sắp được về sau “Mười năm mặt sạm soi khe nước – Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.” Trong lòng thi sĩ vẫn tràn ngập niềm vui:
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
(Ta Về, Tô Thùy Yên)
Ngô Nhân Dụng
11 thg 2, 2013
Quân Đội, những người lính cuả NhânDân ! Các anh còn ngủ đến bao giờ ?
Dương Thu Hương
Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác.
Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác.
Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.
Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979. . .
Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?
Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200. 000 euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.
Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.
Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha.
Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.
Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam , nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam , khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này.
Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam , đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.
Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen”của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.
Hãy đọc báo Công an nhân dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay:
“Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ ban bảo vệ người lao động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp. . .”
Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.
Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néandertal”?
Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân. . . ” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.
Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợhãi.
Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.
Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.
Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của“các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.
Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.
Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anhhùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”.
Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A. Q, đàn bà không bó chân như các mợ Tầu.
Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nối tiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.
Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?
Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu để cắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?
Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.
Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọ này đã bôi nhọ mặt chúng ta!”
Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?
Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộchính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?
Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bị tiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.
Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.
1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị nhưvậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.
2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.
Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống.Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.
Nếu như năm 1945, cha anh họ là các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.
Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họ là những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.
Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.
Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh.
Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nha“
DẪN HỔ VỀ THỊT DÊ NHÀ.
Tại sao lại là hổ và dê?
Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.
Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽthấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phần sống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.
Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻ dựng lên công trình bauxite Tây nguyên?
Bauxite ư? Trò lừa đảo!
Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam , tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thế giới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?
Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họ là trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.
Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc. . . họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.
Ông nghị Trần nói rằng “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộ bây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ. . . ”
Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà.
Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.
Bác chúng em
Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”.
Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản.
Nhưng ông Lê Giản đã chết và“Người công an nhân dân”cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.
Tôi chứng minh:
Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từ phương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội vụ đã báo cáo lên bộ chính trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Bộ chính trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”.
Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợ chẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.
Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻ ngồi quanh bàn họp bộ chính trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏ mặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!
Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.
Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trở thành kẻ thù của nhân dân.
Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệ ông chủ của nó?
Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉ đã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều:“Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và“Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”.
Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết.
Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tầu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?
Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họkhông dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác ?
Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trả lời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứ hai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.
Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lên ủng hộ gia đình nạn nhân, con số lên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất dậu.
Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thế căm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.
Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa như ông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họ cũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờ tương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ở Nga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi.
Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cả thì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.
Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗi con người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản để chủ nghĩa cuồng tín không thể đặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.
Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉ để làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (như ông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tộ và các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổ dưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân. . .
Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt.
Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.
Dân Việt :
Ai là dân Việt?
Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?
Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?
Ngoài các lý do về nhu cầu bờ biển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.
Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua?Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.
Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.
Đó là một nhận định sáng suốt.
Năm trước, ông bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúng ủng hộ xâm chiếm Việt Nam . Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.
Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ 21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của Cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉ làm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổ họng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.
Vì lý do nào mà bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?
Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam , phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?
Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tự nguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?
Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.
Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi để chống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.
Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam . Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “ Nam tiến”!
Nam tiến, nam tiến và nam tiến!
Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sự dưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.
Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.
Bây giờ, chúng ta không còn cơ hội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?
Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn rau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.
Để giữ được non sông, để có thể là người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, một chính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờThăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu. Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.
Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”.
Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.
Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉ luỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộ lông của chính nó mà thôi.
Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.
Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại số phận bi thảm của An Dương Vương.
Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội không đứng lên cùng với họ.
Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?
DƯƠNG THU HƯƠNG
Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác.
Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác.
Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.
Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979. . .
Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?
Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200. 000 euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.
Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.
Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha.
Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.
Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam , nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam , khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này.
Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam , đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.
Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen”của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.
Hãy đọc báo Công an nhân dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay:
“Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ ban bảo vệ người lao động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp. . .”
Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.
Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néandertal”?
Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân. . . ” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.
Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợhãi.
Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.
Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.
Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của“các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.
Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.
Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anhhùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”.
Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A. Q, đàn bà không bó chân như các mợ Tầu.
Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nối tiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.
Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?
Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu để cắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?
Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.
Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọ này đã bôi nhọ mặt chúng ta!”
Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?
Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộchính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?
Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bị tiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.
Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.
1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị nhưvậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.
2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.
Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống.Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.
Nếu như năm 1945, cha anh họ là các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.
Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họ là những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.
Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.
Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh.
Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nha“
DẪN HỔ VỀ THỊT DÊ NHÀ.
Tại sao lại là hổ và dê?
Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.
Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽthấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phần sống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.
Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻ dựng lên công trình bauxite Tây nguyên?
Bauxite ư? Trò lừa đảo!
Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam , tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thế giới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?
Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họ là trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.
Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc. . . họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.
Ông nghị Trần nói rằng “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộ bây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ. . . ”
Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà.
Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.
Bác chúng em
Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”.
Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản.
Nhưng ông Lê Giản đã chết và“Người công an nhân dân”cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.
Tôi chứng minh:
Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từ phương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội vụ đã báo cáo lên bộ chính trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Bộ chính trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”.
Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợ chẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.
Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻ ngồi quanh bàn họp bộ chính trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏ mặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!
Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.
Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trở thành kẻ thù của nhân dân.
Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệ ông chủ của nó?
Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉ đã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều:“Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và“Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”.
Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết.
Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tầu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?
Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họkhông dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác ?
Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trả lời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứ hai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.
Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lên ủng hộ gia đình nạn nhân, con số lên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất dậu.
Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thế căm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.
Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa như ông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họ cũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờ tương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ở Nga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi.
Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cả thì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.
Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗi con người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản để chủ nghĩa cuồng tín không thể đặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.
Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉ để làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (như ông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tộ và các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổ dưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân. . .
Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt.
Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.
Dân Việt :
Ai là dân Việt?
Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?
Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?
Ngoài các lý do về nhu cầu bờ biển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.
Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua?Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.
Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.
Đó là một nhận định sáng suốt.
Năm trước, ông bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúng ủng hộ xâm chiếm Việt Nam . Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.
Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ 21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của Cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉ làm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổ họng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.
Vì lý do nào mà bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?
Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam , phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?
Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tự nguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?
Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.
Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi để chống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.
Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam . Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “ Nam tiến”!
Nam tiến, nam tiến và nam tiến!
Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sự dưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.
Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.
Bây giờ, chúng ta không còn cơ hội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?
Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn rau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.
Để giữ được non sông, để có thể là người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, một chính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờThăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu. Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.
Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”.
Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.
Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉ luỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộ lông của chính nó mà thôi.
Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.
Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại số phận bi thảm của An Dương Vương.
Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội không đứng lên cùng với họ.
Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?
DƯƠNG THU HƯƠNG
9 thg 2, 2013
CHIM KÊU VƯỢN HÚ
Trần Mộng Tú
05.02.2013
Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.
Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.
Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.
Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.
CHIM KÊU VƯỢN HÚ
Má ơi! Đừng gả con xa
chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.
Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.
Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.
Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”
Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.
Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.
Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.
Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.
Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.
Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.
Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.
Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”
Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.
Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!
Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!
Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.
Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.
Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.
Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.
“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
Tâm nào còn an được để đón xuân về!
Trần Mộng
05.02.2013
Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.
Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.
Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.
Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.
CHIM KÊU VƯỢN HÚ
Má ơi! Đừng gả con xa
chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.
Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.
Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.
Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”
Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.
Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.
Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.
Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.
Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.
Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.
Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.
Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”
Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.
Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!
Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!
Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.
Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.
Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.
Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.
“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
Tâm nào còn an được để đón xuân về!
Trần Mộng
7 thg 2, 2013
Sử gia và dân biểu Dương Trung Quốc
Tưởng Năng Tiến
Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ khác: bắp nướng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo... để nhai lai rai trong lúc coi phim.
Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:
- Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác... con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?
Nếu họ gật đầu là kể như... khỏe. Theo lệ, mỗi người lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em - miễn phí.
Lối thứ rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên hông rạp, cho cả lũ vào luôn!
Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ khác: bắp nướng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo... để nhai lai rai trong lúc coi phim.
Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:
- Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác... con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?
Nếu họ gật đầu là kể như... khỏe. Theo lệ, mỗi người lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em - miễn phí.
Lối thứ rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên hông rạp, cho cả lũ vào luôn!
4 thg 2, 2013
Thằng chó đẻ của má
Tiểu Tử
Má ơi ! Bữa nay là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo. Không biết những người Việt lưu vong như tụi con có còn giữ phong tục hằng năm cúng đưa ông Táo về Trời hay không, chớ vợ của con năm nào đến ngày này cũng mua hoa quả bánh ngọt cúng đưa ông Táo, cũng thành khẩn như ngày xưa, hồi còn ở bên nhà.
Năm nay, nhờ vợ của con lau dọn bàn thờ ông Táo để sửa soạn bày lễ vật ra cúng, nên con mới nhớ ra là ngày 23 tháng chạp. Ngày này cũng là ngày sanh của má. Hồi đó, má hay
nói : « Ngày sanh của đứa nào còn khó nhớ, chớ ngày sanh của tao là ngày ông Táo về Trời, không dễ gì quên ! ». Và ngày này hồi đó, khi cúng vái, má hay cầu khẩn : « Ông về ở trển nhờ tâu lại bữa nay tôi lên thêm một tuổi, cầu xin Ngọc Hoàng bớt cho tôi chút đỉnh khổ cực … ». Hồi đó, nghe má cầu xin, con phì cười. Bây giờ, nhớ lại, con bỗng ứa nước mắt… Cuộc đời của má - theo lời tía kể - cũng lắm gian truân từ ngày má bỏ cái làng quê ở bờ sông Vàm Cỏ để đi theo tía dấn thân làm cách mạng vào những năm 1928/29. Gia đình giòng họ từ bỏ má cho nên hồi sanh con, tía bận đi xa, má nằm chèo queo một mình trong nhà bảo sanh, chẳng có người nào đi thăm hết. Vậy mà sau đó, má vẫn tiếp tục bôn ba …Mãi về sau, khi con lên sáu bảy tuổi, có lẽ chỉ vì sanh có một mình con nên tía má mới « trụ hình » - vẫn theo lời tía kể - với nhiều cực nhọc và khó khăn tiếp nối dài dài… Hỏi sao sau này mỗi lần đưa ông Táo má không có lời cầu khẩn nghe tội nghiệp như vậy ?
Nhớ lại, cách đây ba năm má thọ tròn trăm tuổi. Tính ra, từ ngày con đi chui theo ý má muốn - má nói : « Mầy đem vợ con mầy đi đi, để tao còn hy vọng mà sống thêm vài năm nữa » ! – cho đến năm đó, con xa má 25 năm. Con mới 72 tuổi mà cứ bịnh lên bịnh xuống nhưng năm đó con quyết định phải về. Và con đã về …
Thằng Bảy, con chị Hai Đầy ở Thị Nghè nghỉ chạy xe ôm một bữa để đưa con về cái làng quê nằm bên sông Vàm Cỏ. Nó nói : « Đi xe đò chi cho tốn tiền, để con đưa cậu Hai về, sẵn dịp con thăm bà Tám luôn ».
Hồi tụi con bước vào nhà, cả xóm chạy theo mừng. Con nhỏ giúp việc vội vã đỡ má lên rồi tấn gối để má ngồi dựa vào đầu giường : « Thưa bà cố, có khách ». Má nhướn mắt nhìn, hai mắt sâu hỏm nằm trên gương mặt gầy nhom đầy vết nám thâm thâm : « Đứa nào đó vậy ? ». Con nghẹn ngào : « Dạ, con… ». Chỉ có hai tiếng « Dạ, con » mà má đã nhận ra con ngay mặc dầu đã xa con từ 25 năm ! Má nói : « Mồ tổ cha mầy ! Trôi sông lạc chợ ở đâu mà bây giờ mới dìa ? Mà dìa sao không cho tao hay ? » Con ngồi xuống cạnh má : “ Sợ cho hay rồi má trông ” Má nói mà gương mặt của má nhăn nhúm lại : “ Tao trông từ hai mươi mấy năm nay chớ phải đợi đâu tới bây giờ ! ” Rồi má nhắm mắt một vài giây mới để lăn ra được hai giọt nước mắt. Cái tuổi một trăm của má chỉ còn đủ hai giọt nước mắt để cho má khóc mừng gặp lại thằng con ... Xúc động quá con gục đầu vào vai má khóc ngất, khóc lớn tiếng, khóc mà không cần biết cần nghe gì hết. Cái tuổi bảy mươi hai của con còn đầy nước mắt để thấm ướt cái khăn rằn má vắt trên vai...
Suốt ngày hôm đó, má con mình nói biết bao nhiêu chuyện, có sự tham dự của họ hàng chòm xóm. Nhớ gì nói nấy, đụng đâu nói đó ...vui như hội. Vậy mà cuối ngày, không thấy má mệt một chút nào hết. Con nhỏ giúp việc ngạc nhiên : “ Bình thường, bà cố nói chuyện lâu một chút là thở ồ ồ. Bữa nay sao thấy nói hoài không ngừng ! Có ông Hai dìa chắc bà cố sống thêm năm bảy năm nữa à ông Hai !”
Đêm đó, má “đuổi ” con vô mùng sớm sợ muỗi cắn. Con nằm trên bộ ván cạnh cái hòm dưỡng sinh của má. Con hỏi : “ Bộ cái hòm hồi đó má sắm tới bây giờ đó hả ? ” Má cười khịt khịt vài tiếng rồi mới nói : “ Đâu có. Cái hòm mầy nói, tao cho cậu Tư rồi. Hồi Cao Miên pháo kích quá, tao đem cậu Tư về đây ở, rồi ổng bịnh ổng chết. Tao có sắm cái hòm khác, cái đó tao cho thằng Hai con cậu Tư. Tội nghiệp thằng làm ăn suy sụp nên rầu riết rồi chết !” Con nói chen vô : “ Vậy, cái nầy má sắm sau đám của anh Hai ” Má lại cười khịt : “ Đâu có. Cái hòm sắm sau cái hòm cho thằng Hai, tao cho dì Sáu rồi. Hồi chỉ nằm xuống, nhà chỉ không có tiền mua hòm thì lấy gì làm đám ma ? ” Ngừng lại một chút rồi má mới nói : “ Còn cái hòm nầy chắc tao không cho ai nữa. Họ hàng quyến thuộc lần hồi chết hết, còn lại có mình tao thôi, có nó nằm gần tao cũng yên bụng ! ”.
Nằm tơ lơ mơ một lúc bỗng nghe má hỏi : “ Thằng chó đẻ ... ngủ chưa ? ” Con trả lời : “ Dạ chưa ” Má tằng hắng : “ Tao tụng kinh một chút nghen ” Con : “ Dạ ” mà nghe tiếng “ Dạ ” nghẹn ngang trong cổ. Mấy tiếng “ Thằng chó đẻ ” của má kêu con đã làm cho con thật xúc động. Hồi đó – lâu lắm, cách đây sáu mươi mấy bảy chục năm, hồi con còn nhỏ lận – má hay gọi : “ Thằng chó đẻ, lại hun cái coi ! ”. Hồi đó, mổi lần cưng con, nựng con, ôm con vào lòng má luôn luôn gọi con bằng “ thằng chó đẻ ” ! Mà con thì chỉ biết sung sướng khi nghe má gọi như vậy. Rồi con lớn lần, má không còn gọi con bằng “ thằng chó đẻ ” nữa. Con không để ý và chắc má cũng không để ý đến chuyện đó. Mãi đến bây giờ má lại gọi con bằng “ thằng chó đẻ ”, gọi tự nhiên như hồi còn nhỏ. Chỉ có mấy tiếng thật thô thiển bình dị, nghe khô khan như vậy mà sao con cảm nhận tình thương thật là tràn đầy. Và đối với má, dầu tuổi đời của con có cao bao nhiêu nữa, con vẫn là “ thằng nhỏ ”,” thằng chó đẻ cưng ”. Con bắt gặp lại sự sung sướng của hồi đó khi được má gọi như vậy. Rồi bao nhiêu hình ảnh thuở ấu thời hiện về trong đầu con, liên miên chớp tắt. Đêm đó, con trằn trọc tới khuya...
Sáng hôm sau, má biểu con đẩy xe lăn đưa má đến từng bàn thờ để má thắp nhang tạ ơn Trời Phật, Ông Bà. Cuối cùng, đến bàn thờ của tía, má nói : “ Ông ơi, Có thằng nhỏ nó dìa đó. Ông độ cho nó được mạnh giỏi, độ cho vợ con nó ở bên tây được suông sẻ trong công việc làm ăn...” Đứng sau lưng má, con phải cắn môi thật mạnh để khỏi bật lên thành tiếng nấc !
Đẩy má ngang bàn viết cũ của tía, con thấy trên tường có treo hai khuôn kiếng lọng văn bằng đỏ chói có đóng dấu cũng đỏ chói của Nhà Nước. Con ngừng lại đọc : một tấm là huân chương hạng nhứt và một tấm là huy chương hạng ba cấp cho Lê thị Ráng. Con hỏi : “ Cái gì vậy, má ? ” Má nói : “ Mề-đai của tụi nó cho tao. Tụi nó bươi chuyện thời ông Nhạc nào đâu hồi mấy năm 1928-29 rồi chạy lại cho. Cái hạng nhứt đó cho năm ngoái, còn cái hạng ba mới cho đây ” Con cười : “ Vậy là họ hạ cấp má rồi ” Má hỏi : “ Sao mầy nói vậy ? ” Con giải nghĩa: “Thì từ hạng nhứt tuột xuống hạng ba là bị hạ cấp chớ gì nữa ?” Má cười: “Mầy không biết. Cái đầu hạng nhứt đó, cho treo chơi chớ không có tiền. Cái hạng ba đó mới có cho tiền ” Con đùa : “ Vậy má chia cho con chút đỉnh lấy hên coi ! ” Má khoát tay : “ Ối ...từ ngày nhận cái mề-đai đó tới nay đã ba tháng rồi mà có thấy tụi nó đưa tiền đâu. Nghe nói còn mấy khâu gì gì đó chưa thông nên có hơi trễ ! ” Thấy trên văn bằng đề “Lê Thị Ráng ” con thắc mắc : “ Ụa ! Mà Lê Thị Ráng đâu phải là tên của má. Trong khai sanh của con, má là Lê Thị Láng mà !” Má cười khục khục mấy tiếng rồi mới nói : “ Để tao nói cho mầy nghe. Hồi đó tao sanh mầy ở gần nhà thờ Cha Tam, trong Chợ Lớn. Cô mụ người tàu, nói tiếng Việt còn lơ lớ. Cổ hỏi tao tên gì để làm khai sanh. Tao nói tao tên Ráng, mà R cổ nói không được, nên ra sở khai sanh, cổ nói Ráng thành Láng là như vậy ” Mãi tới bảy mươi hai tuổi con mới biết tên đúng của má là “ Ráng ” !
Hôm đưa ông Táo, con có tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng một trăm tuổi của má, có họ hàng tham dự đầy nhà. Vừa ngồi vào bàn, dì Bảy Giang nói : “ Theo phong tục mình, con cái phải quì lạy để chúc thọ mẹ cha. Bây giờ, chị Tám được một trăm tuổi, hiếm lắm, quí lắm. Mầy phải lạy má mầy đi rồi ăn uống gì ăn ” Mọi người vỗ tay tán thành. Má cũng cười, nói : “ Ồ phải ! Hồi nẳm, đám cưới của mầy, mầy có đi học lạy với cậu Bảy Dinh, nhưng bên đàng gái miễn lễ chỉ bắt xá thôi, rồi về đây tía mầy cũng miễn luôn. Cho nên tao chưa thấy mầy lạy ra sao hết. Đâu ? Mầy lạy tao coi ! ” Mọi người lại vỗ tay nữa. Con đứng trước mặt má, chấp tay ấp úng: “ Thưa má. Hôm nay là ngày sanh thứ một trăm của má, con xin lạy mừng thọ má ” Rồi con lạy ba lạy, cũng đủ điệu bộ lên gối xuống gối như con đã học lạy cách đây gần năm chục năm. Con lạy mà nước mắt chảy quanh. Con biết rằng lần lạy đầu tiên này có thể là lần lạy cuối cùng, bởi vì qua Tết, con sẽ trở về Pháp với cái lạnh cắt da của mùa đông, rồi sau đó biết có còn về nữa hay không ? Sức khỏe của con càng ngày càng kém, bao nhiêu thứ thuốc uống vô hằng bữa liệu kéo dài sự sống của con được đến bao lâu ? Điều này, con đâu dám cho má biết. Mọi người lại vỗ tay khi con lạy xong. Rồi thì nhập tiệc. Bữa tiệc hôm đó thật là vui. Người vui nhứt là má.
Má ơi ! Bữa nay là ngày sanh thứ 103 của má, ngày đưa ông Táo về Trời. Vậy là ba năm qua rồi, con đã không về thăm má. « Thằng chó đẻ » của má vẫn còn « trôi sông lạc chợ », để cho má cứ phải trông nó về, trông hằng ngày, trông mòn con mắt, trông khô nước mắt !
Má thương con , xin má tha thứ cho con... tha thứ cho con ….
Má ơi ! Bữa nay là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo. Không biết những người Việt lưu vong như tụi con có còn giữ phong tục hằng năm cúng đưa ông Táo về Trời hay không, chớ vợ của con năm nào đến ngày này cũng mua hoa quả bánh ngọt cúng đưa ông Táo, cũng thành khẩn như ngày xưa, hồi còn ở bên nhà.
Năm nay, nhờ vợ của con lau dọn bàn thờ ông Táo để sửa soạn bày lễ vật ra cúng, nên con mới nhớ ra là ngày 23 tháng chạp. Ngày này cũng là ngày sanh của má. Hồi đó, má hay
nói : « Ngày sanh của đứa nào còn khó nhớ, chớ ngày sanh của tao là ngày ông Táo về Trời, không dễ gì quên ! ». Và ngày này hồi đó, khi cúng vái, má hay cầu khẩn : « Ông về ở trển nhờ tâu lại bữa nay tôi lên thêm một tuổi, cầu xin Ngọc Hoàng bớt cho tôi chút đỉnh khổ cực … ». Hồi đó, nghe má cầu xin, con phì cười. Bây giờ, nhớ lại, con bỗng ứa nước mắt… Cuộc đời của má - theo lời tía kể - cũng lắm gian truân từ ngày má bỏ cái làng quê ở bờ sông Vàm Cỏ để đi theo tía dấn thân làm cách mạng vào những năm 1928/29. Gia đình giòng họ từ bỏ má cho nên hồi sanh con, tía bận đi xa, má nằm chèo queo một mình trong nhà bảo sanh, chẳng có người nào đi thăm hết. Vậy mà sau đó, má vẫn tiếp tục bôn ba …Mãi về sau, khi con lên sáu bảy tuổi, có lẽ chỉ vì sanh có một mình con nên tía má mới « trụ hình » - vẫn theo lời tía kể - với nhiều cực nhọc và khó khăn tiếp nối dài dài… Hỏi sao sau này mỗi lần đưa ông Táo má không có lời cầu khẩn nghe tội nghiệp như vậy ?
Nhớ lại, cách đây ba năm má thọ tròn trăm tuổi. Tính ra, từ ngày con đi chui theo ý má muốn - má nói : « Mầy đem vợ con mầy đi đi, để tao còn hy vọng mà sống thêm vài năm nữa » ! – cho đến năm đó, con xa má 25 năm. Con mới 72 tuổi mà cứ bịnh lên bịnh xuống nhưng năm đó con quyết định phải về. Và con đã về …
Thằng Bảy, con chị Hai Đầy ở Thị Nghè nghỉ chạy xe ôm một bữa để đưa con về cái làng quê nằm bên sông Vàm Cỏ. Nó nói : « Đi xe đò chi cho tốn tiền, để con đưa cậu Hai về, sẵn dịp con thăm bà Tám luôn ».
Hồi tụi con bước vào nhà, cả xóm chạy theo mừng. Con nhỏ giúp việc vội vã đỡ má lên rồi tấn gối để má ngồi dựa vào đầu giường : « Thưa bà cố, có khách ». Má nhướn mắt nhìn, hai mắt sâu hỏm nằm trên gương mặt gầy nhom đầy vết nám thâm thâm : « Đứa nào đó vậy ? ». Con nghẹn ngào : « Dạ, con… ». Chỉ có hai tiếng « Dạ, con » mà má đã nhận ra con ngay mặc dầu đã xa con từ 25 năm ! Má nói : « Mồ tổ cha mầy ! Trôi sông lạc chợ ở đâu mà bây giờ mới dìa ? Mà dìa sao không cho tao hay ? » Con ngồi xuống cạnh má : “ Sợ cho hay rồi má trông ” Má nói mà gương mặt của má nhăn nhúm lại : “ Tao trông từ hai mươi mấy năm nay chớ phải đợi đâu tới bây giờ ! ” Rồi má nhắm mắt một vài giây mới để lăn ra được hai giọt nước mắt. Cái tuổi một trăm của má chỉ còn đủ hai giọt nước mắt để cho má khóc mừng gặp lại thằng con ... Xúc động quá con gục đầu vào vai má khóc ngất, khóc lớn tiếng, khóc mà không cần biết cần nghe gì hết. Cái tuổi bảy mươi hai của con còn đầy nước mắt để thấm ướt cái khăn rằn má vắt trên vai...
Suốt ngày hôm đó, má con mình nói biết bao nhiêu chuyện, có sự tham dự của họ hàng chòm xóm. Nhớ gì nói nấy, đụng đâu nói đó ...vui như hội. Vậy mà cuối ngày, không thấy má mệt một chút nào hết. Con nhỏ giúp việc ngạc nhiên : “ Bình thường, bà cố nói chuyện lâu một chút là thở ồ ồ. Bữa nay sao thấy nói hoài không ngừng ! Có ông Hai dìa chắc bà cố sống thêm năm bảy năm nữa à ông Hai !”
Đêm đó, má “đuổi ” con vô mùng sớm sợ muỗi cắn. Con nằm trên bộ ván cạnh cái hòm dưỡng sinh của má. Con hỏi : “ Bộ cái hòm hồi đó má sắm tới bây giờ đó hả ? ” Má cười khịt khịt vài tiếng rồi mới nói : “ Đâu có. Cái hòm mầy nói, tao cho cậu Tư rồi. Hồi Cao Miên pháo kích quá, tao đem cậu Tư về đây ở, rồi ổng bịnh ổng chết. Tao có sắm cái hòm khác, cái đó tao cho thằng Hai con cậu Tư. Tội nghiệp thằng làm ăn suy sụp nên rầu riết rồi chết !” Con nói chen vô : “ Vậy, cái nầy má sắm sau đám của anh Hai ” Má lại cười khịt : “ Đâu có. Cái hòm sắm sau cái hòm cho thằng Hai, tao cho dì Sáu rồi. Hồi chỉ nằm xuống, nhà chỉ không có tiền mua hòm thì lấy gì làm đám ma ? ” Ngừng lại một chút rồi má mới nói : “ Còn cái hòm nầy chắc tao không cho ai nữa. Họ hàng quyến thuộc lần hồi chết hết, còn lại có mình tao thôi, có nó nằm gần tao cũng yên bụng ! ”.
Nằm tơ lơ mơ một lúc bỗng nghe má hỏi : “ Thằng chó đẻ ... ngủ chưa ? ” Con trả lời : “ Dạ chưa ” Má tằng hắng : “ Tao tụng kinh một chút nghen ” Con : “ Dạ ” mà nghe tiếng “ Dạ ” nghẹn ngang trong cổ. Mấy tiếng “ Thằng chó đẻ ” của má kêu con đã làm cho con thật xúc động. Hồi đó – lâu lắm, cách đây sáu mươi mấy bảy chục năm, hồi con còn nhỏ lận – má hay gọi : “ Thằng chó đẻ, lại hun cái coi ! ”. Hồi đó, mổi lần cưng con, nựng con, ôm con vào lòng má luôn luôn gọi con bằng “ thằng chó đẻ ” ! Mà con thì chỉ biết sung sướng khi nghe má gọi như vậy. Rồi con lớn lần, má không còn gọi con bằng “ thằng chó đẻ ” nữa. Con không để ý và chắc má cũng không để ý đến chuyện đó. Mãi đến bây giờ má lại gọi con bằng “ thằng chó đẻ ”, gọi tự nhiên như hồi còn nhỏ. Chỉ có mấy tiếng thật thô thiển bình dị, nghe khô khan như vậy mà sao con cảm nhận tình thương thật là tràn đầy. Và đối với má, dầu tuổi đời của con có cao bao nhiêu nữa, con vẫn là “ thằng nhỏ ”,” thằng chó đẻ cưng ”. Con bắt gặp lại sự sung sướng của hồi đó khi được má gọi như vậy. Rồi bao nhiêu hình ảnh thuở ấu thời hiện về trong đầu con, liên miên chớp tắt. Đêm đó, con trằn trọc tới khuya...
Sáng hôm sau, má biểu con đẩy xe lăn đưa má đến từng bàn thờ để má thắp nhang tạ ơn Trời Phật, Ông Bà. Cuối cùng, đến bàn thờ của tía, má nói : “ Ông ơi, Có thằng nhỏ nó dìa đó. Ông độ cho nó được mạnh giỏi, độ cho vợ con nó ở bên tây được suông sẻ trong công việc làm ăn...” Đứng sau lưng má, con phải cắn môi thật mạnh để khỏi bật lên thành tiếng nấc !
Đẩy má ngang bàn viết cũ của tía, con thấy trên tường có treo hai khuôn kiếng lọng văn bằng đỏ chói có đóng dấu cũng đỏ chói của Nhà Nước. Con ngừng lại đọc : một tấm là huân chương hạng nhứt và một tấm là huy chương hạng ba cấp cho Lê thị Ráng. Con hỏi : “ Cái gì vậy, má ? ” Má nói : “ Mề-đai của tụi nó cho tao. Tụi nó bươi chuyện thời ông Nhạc nào đâu hồi mấy năm 1928-29 rồi chạy lại cho. Cái hạng nhứt đó cho năm ngoái, còn cái hạng ba mới cho đây ” Con cười : “ Vậy là họ hạ cấp má rồi ” Má hỏi : “ Sao mầy nói vậy ? ” Con giải nghĩa: “Thì từ hạng nhứt tuột xuống hạng ba là bị hạ cấp chớ gì nữa ?” Má cười: “Mầy không biết. Cái đầu hạng nhứt đó, cho treo chơi chớ không có tiền. Cái hạng ba đó mới có cho tiền ” Con đùa : “ Vậy má chia cho con chút đỉnh lấy hên coi ! ” Má khoát tay : “ Ối ...từ ngày nhận cái mề-đai đó tới nay đã ba tháng rồi mà có thấy tụi nó đưa tiền đâu. Nghe nói còn mấy khâu gì gì đó chưa thông nên có hơi trễ ! ” Thấy trên văn bằng đề “Lê Thị Ráng ” con thắc mắc : “ Ụa ! Mà Lê Thị Ráng đâu phải là tên của má. Trong khai sanh của con, má là Lê Thị Láng mà !” Má cười khục khục mấy tiếng rồi mới nói : “ Để tao nói cho mầy nghe. Hồi đó tao sanh mầy ở gần nhà thờ Cha Tam, trong Chợ Lớn. Cô mụ người tàu, nói tiếng Việt còn lơ lớ. Cổ hỏi tao tên gì để làm khai sanh. Tao nói tao tên Ráng, mà R cổ nói không được, nên ra sở khai sanh, cổ nói Ráng thành Láng là như vậy ” Mãi tới bảy mươi hai tuổi con mới biết tên đúng của má là “ Ráng ” !
Hôm đưa ông Táo, con có tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng một trăm tuổi của má, có họ hàng tham dự đầy nhà. Vừa ngồi vào bàn, dì Bảy Giang nói : “ Theo phong tục mình, con cái phải quì lạy để chúc thọ mẹ cha. Bây giờ, chị Tám được một trăm tuổi, hiếm lắm, quí lắm. Mầy phải lạy má mầy đi rồi ăn uống gì ăn ” Mọi người vỗ tay tán thành. Má cũng cười, nói : “ Ồ phải ! Hồi nẳm, đám cưới của mầy, mầy có đi học lạy với cậu Bảy Dinh, nhưng bên đàng gái miễn lễ chỉ bắt xá thôi, rồi về đây tía mầy cũng miễn luôn. Cho nên tao chưa thấy mầy lạy ra sao hết. Đâu ? Mầy lạy tao coi ! ” Mọi người lại vỗ tay nữa. Con đứng trước mặt má, chấp tay ấp úng: “ Thưa má. Hôm nay là ngày sanh thứ một trăm của má, con xin lạy mừng thọ má ” Rồi con lạy ba lạy, cũng đủ điệu bộ lên gối xuống gối như con đã học lạy cách đây gần năm chục năm. Con lạy mà nước mắt chảy quanh. Con biết rằng lần lạy đầu tiên này có thể là lần lạy cuối cùng, bởi vì qua Tết, con sẽ trở về Pháp với cái lạnh cắt da của mùa đông, rồi sau đó biết có còn về nữa hay không ? Sức khỏe của con càng ngày càng kém, bao nhiêu thứ thuốc uống vô hằng bữa liệu kéo dài sự sống của con được đến bao lâu ? Điều này, con đâu dám cho má biết. Mọi người lại vỗ tay khi con lạy xong. Rồi thì nhập tiệc. Bữa tiệc hôm đó thật là vui. Người vui nhứt là má.
Má ơi ! Bữa nay là ngày sanh thứ 103 của má, ngày đưa ông Táo về Trời. Vậy là ba năm qua rồi, con đã không về thăm má. « Thằng chó đẻ » của má vẫn còn « trôi sông lạc chợ », để cho má cứ phải trông nó về, trông hằng ngày, trông mòn con mắt, trông khô nước mắt !
Má thương con , xin má tha thứ cho con... tha thứ cho con ….
3 thg 2, 2013
“Con Người” Phạm Duy
Tâm bút: Trần Thị Bông Giấy
I. Mối giao thiệp giữa giáo sư Lê Hữu Mục và tôi tuy chỉ ngắn ngủi qua một lần gặp nhau chớp nhoáng tháng 1/1996 tại Santa Ana và các cuộc trò chuyện viễn liên California & Montréal, nhưng tình thân bác cháu, hơn nữa, một bậc tiền bối và một hàng đàn em, có thể gọi là đáng nhớ. Ông hay cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống, về văn chương, và ngay cả những lời chân tình về nỗi đau khổ riêng trong đời sống tôi.
Ông là một trong rất ít người thuộc văn giới hải ngoại đã tạo được nơi tôi lòng kính trọng thật sự. Khi biết ra ông là bạn thân vị giáo sư violon tôi theo học từ bé cho đến khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn, thầy Tạ Văn Toàn, tình cảm quý nói trên càng thêm mạnh mẽ. Một sáng tháng 1/1997, tôi gọi qua Montréal thăm ông. Vẫn giọng nói vui vẻ của lần đầu gặp gỡ tại Santa Ana , ông hỏi han rất ân cần về tình hình tờ Văn Uyển, và cả đời sống tôi. Khi nhận biết từ tôi một vài dấu nét chán nản nào đó, ông an ủi: – “Dẫu gì, Bông Giấy cũng đừng bao giờ nên để mất niềm tin về cuộc đời. Sức mạnh chính là nằm ngay trong niềm tin ấy.
GS. Lê Hữu Mục
Đánh mất niềm tin có nghĩa tự mình hủy diệt. Với Bông Giấy, bác luôn nghĩ Bông Giấy là người có được cái sức mạnh vừa kể.” Đây là lời nói đầy chia xẻ của một người cha. Tôi cảm ơn ông. Trong câu chuyện, ông cho biết là vừa ở Cali về: – “Bác chờ dịp lên San Jose thăm Bông Giấy mà mãi chẳng có. Phải ở lì Santa Ana . Rốt cuộc tới ngày về, cứ tiếc mãi.” Tôi nói qua điện thoại:- “Lúc này cháu tu bác ạ. Đóng cửa đọc sách, không giao tiếp thiên hạ. Nhân tình thế thái làm cháu chán ngán. Bác qua Santa Ana thấy có gì vui?”
Ông đáp: – “Vui thì vui nhưng cũng lắm chuyện kỳ cục.” “ Cali là đất luôn nảy ra những điều kỳ cục”, tôi đồng ý. “Nhưng theo bác, kỳ cục thế nào?” Giọng ông sôi nổi: – “Kỳ cục nhất là các câu tuyên bố của ông Phạm Duy.” Tôi cười:- “Tưởng ai, té ra ông Phạm Duy! Ông ấy vốn ăn nói bậy bạ từ khuya, cả nước đều biết!” Ông Lê Hữu Mục la to: – “Lần này khác.
Trong một buổi gặp nhau tại nhà ông ấy có mặt bác, ông Cao Tiêu, Đại tá Chiến Tranh Chính Trị và ông Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sàigòn thời cũ, Phạm Duy đã nói lên những điều vô cùng kỳ cục. Ví dụ ông ấy bảo: ‘Chúng nó sao cứ thích nhạc của tôi mà không biết rằng các ca khúc trước kia, tôi đều chỉ sáng tác trong chuồng xí! Bây giờ tôi làm nhạc opéra, sang hơn nhiều. Opéra của tôi mà về Việt Nam thì tôi có tới 8 Ái Vân hát chứ không phải một Ái Vân như ở hải ngoại. Chỉ Việt Nam mới có nền nhạc chân chính, còn nhạc hải ngoại chỉ là nhạc tào lao’!”
Tôi kêu lên: – “Qua tư cách bác và cả ‘tư cách’ ông Phạm Duy, cháu tin lời bác là thật. Ông ta là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam , cháu khó thể nghĩ được lối nói ông ta lại hồ đồ như vậy.” Ông Lê Hữu Mục tiếp: – “Một câu khác: ‘Người ta cứ bảo tôi chống Cộng nhưng thật thì tôi chống gậy!’” Nói xong, ông Lê Hữu Mục cười to.
Tôi nhớ nhanh ba chữ “tên dâm tặc” một lần Nguyễn Tất Nhiên đã dùng khi nhắc đến Phạm Duy trước mặt tôi và Trần Nghi Hoàng. Tôi cũng nhớ đến câu của Mai Thảo bình về Phạm Duy trước một số đông người tại nhà Như Hảo: ‘Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!’” [Đầu tháng 9/1995, trong một buổi tiệc tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh và vợ chồng Như Hảo, khi nói về cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên, Văn Thanh nhận định:
"Trong đêm Hai Mươi Nam Văn Học Hải Ngoại do Du Tử Lê tổ chức tại Santa Ana , tôi gặp gần 150 văn nghệ sĩ nhưng nhận xét rằng chẳng ai có được cái Dũng của Bông Giấy trong ngòi viết, kể cả tôi nữa. Này nhé, bây giờ nói cụ thể về buổi họp mặt tại nhà chị Như Hảo, ông Mai Thảo nói cũng hay và ông Phạm Duy nói cũng hay, bao nhiêu người đều nghe rõ.
Vậy mà khi tôi tươm lên báo những gì hai ông ấy nói thì ông Phạm Duy nhảy chồm chồm lên, đe là sẽ cho cái tụi đàn em nó đánh tôi. Rồi ông ấy gọi cho chị Như Hảo bảo không được đăng bài viết của tôi trên báo chị. Ông nói thẳng rằng không muốn có tên Mai Thảo đứng chung với tên ông ấy. Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn mà tâm địa hẹp hòi quá! Tôi ca ngợi Phạm Duy thì phải để cho cuộc đời ca ngợi Mai Thảo, sao lại đòi đập tôi?"
Và Văn Thanh kể:- "Hôm đó, tôi định tổ chức ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, có mời cánh Mai Thảo & Du Tử Lê và cánh Phạm Duy lên San Jose. Thì cả hai cánh, trừ Du Tử Lê, đều có mặt, luôn cả Khánh Trường các thứ. Cuộc tổ chức không thành, cả bọn kéo nhau đến nhà Như Hảo chơi. Tôi ngồi giữa Mai Thảo và Phạm Duy, nhưng không rõ chút gì chuyện hai người này rất ghét nhau. Mai Thảo biết tôi là dân miền Bắc nên hỏi thăm tôi về các văn nghệ sĩ miền Bắc, lại bảo rằng rất thân với Hữu Loan.
Phạm Duy mới kêu tôi ra riêng mà nói: 'Cái thằng Mai Thảo thì biết chó gì. Chỉ có tôi mới là thân với anh em ngoài ấy.' Xong, Phạm Duy tiếp: 'Này, tôi bảo cho chú nghe, một người nếu không có tài thì đừng nên làm nghệ sĩ để mà phải đi xin. Như tôi đây, cả đời tôi sống bằng tiền tôi làm ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn sống bằng nhạc của tôi chứ không đi xin của ai để mà sống hết. Bây giờ về Việt Nam bảo Văn Cao, Hoàng Cầm lên sân khấu hát xem có ai thèm đi nghe không? Nhưng tôi về hát, vẫn có nhiều người đến dự.
Như vậy chứng tỏ tôi được nhân dân yêu vì tôi có tài.' Khi ấy tôi đâu hiểu câu nói của Phạm Duy là muốn ám chỉ Mai Thảo, lại cứ tưởng ông ấy mắng mỏ mình. Ừ thì thôi mình là đàn em, các ông ấy đàn anh, có mắng cũng được đi. Nào dè sau mới hiểu. Khi Như Hảo kể cho Mai Thảo nghe chuyện đài Mẹ Việt Nam của chị phải bị dẹp tiệm vì sở hụi chi ra quá nặng, Mai Thảo nói câu nghe rất cảm động: 'Ở đời này không có tiền thì không làm gì được.' Lúc Mai Thảo đã ra về, anh em còn ngồi lại với nhau.
Nguyễn Bá Trạc mới bảo Phạm Duy: 'Nãy giờ anh tra tấn anh em nhiều rồi (ông ấy bắt anh em xem cuốn hồi ký của ông ấy đến hai tiếng đồng hồ) thì bây giờ anh em bề hội đồng lại anh. Tôi đề nghị mỗi người có quyền hỏi anh vài câu, anh đồng ý chứ?' Phạm Duy đồng ý. Nguyễn Bá Trạc xin hỏi trước hai câu.
Câu 1/: 'Anh luôn luôn hô hào dân chủ. Mấy chục năm nay anh bắt anh em yêu anh nhiều quá, giờ vẫn muốn anh em yêu anh. Vậy thì anh là độc tài hay dân chủ?' Phạm Duy trả lời câu rất hay: 'Bây giờ các anh bảo Đỗ Mười yêu tôi xem nó có yêu không?' Câu hai của Trạc: 'Lúc nãy, trước khi Mai Thảo ra về, tôi có nghe ông ấy nói: Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!
Anh nghĩ sao về câu nói đó?' Phạm Duy đáp: 'Có những điều tôi làm được mà Mai Thảo không làm được. Một trong những điều là chuyện cái ấy ấy.' Khánh Trường đang ngồi cạnh Lê Thị Thấm Vân, la to: 'Anh Phạm Duy bảo làm cái ấy ấy là cái gì vậy?' Phạm Duy đáp tỉnh bơ: 'Muốn biết thì về hỏi bà xã tôi, bả trả lời cho mà nghe!' Sau đó, tôi viết bài ký sự về buổi này. Như Hảo đọc, tâu bẩm sao với Phạm Duy, ổng bèn bắt tôi fax xuống miền Nam Cali cho ông ấy đọc ngay.
Đọc xong, ổng fax ngược lên cho tôi một bài dài 9 trang, trong ấy cắt đi gần trọn các đoạn nói về Mai Thảo. Nghĩa là Phạm Duy không muốn cho tên Mai Thảo đứng cạnh tên ông ấy. Tôi vẫn đăng, cứ để tên Mai Thảo có mặt trong buổi đó, chỉ bỏ những đoạn Mai Thảo nói mà Phạm Duy buộc phải cắt đi. Bài tung ra, Phạm Duy giận lắm, gọi xuống tôi đe dọa: 'Tao bảo cho mày biết, không phải chỉ mỗi mày mới là người cầm cây viết.
Mày mà xuống Santa Ana , tao sẽ cho tụi đàn em chúng nó đánh mày nát xương!'] Bấy giờ, tôi hiểu ra chữ “chống gậy” của Phạm Duy và cái cười to của ông Lê Hữu Mục qua điện thoại. Lại nghe ông tiếp:- “Tuy nhiên, một câu nữa của Phạm Duy làm bác phẫn nộ hơn cả: ‘Tôi không đồng ý với anh về chuyện anh viết Ngục Trung Nhật Ký chống Hồ Chí Minh. Nếu bây giờ tôi về Việt Nam mà Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la, bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình.’” Ông Lê Hữu Mục thở ra: – “Hôm sau, anh Cao Tiêu mời bác và một số anh em gồm anh Nguyễn Sỹ Tế, anh Lê Văn Khoa (khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn), chú Lê Ngọc Linh (em của bác, Trung tá Chiến Tranh Chính Trị), đến dùng cơm ở quán Nguyễn Huệ.
Ông cũng điện thoại mời ông bác sĩ Trần Ngọc Ninh, ông này nói cố gắng tới nhưng cuối cùng không tới được. Đưa vấn đề ra trước anh em, ai cũng đều khó chịu. Phạm Duy là một khuôn mặt lớn của nền ca hát Việt Nam . Lập trường chính trị của ông phải rõ rệt, không thể lèng èng như thế. Anh em bàn với nhau là cần phải có người lên tiếng về những gì Phạm Duy đã tuyên bố. Nhưng cái khổ là ai cũng già, tánh hay cả nể, thành ra không biết sự việc sẽ đi đến đâu?” Tôi hỏi: – “Xin bác cho biết tại sao bác tin mà kể cháu nghe những điều như vậy? Bác không sợ cháu sẽ viết cả ra trên giấy trắng mực đen sao?”
Ông Lê Hữu Mục la to: – “Thật thì bác cũng đã có ý đó. Bác nói chuyện này với một ông bạn Tiến Sĩ Toán ở Montréal. Ông ấy bảo: ‘Chúng mình đều lớn tuổi, há miệng mắc quai. Cái tâm Bông Giấy sáng hơn nên cô ấy dám viết ra mọi sự thật. Mình thua Bông Giấy điểm đó.’” Và ông Lê Hữu Mục kể: – “Vài tháng trước, vợ chồng ông Hà Thượng Nhân qua Canada , có tìm đến thăm bác. Trong câu chuyện, bác hỏi: ‘Tôi thấy anh vẫn ưu ái Bông Giấy. Vậy, nơi Bông Giấy có gì đặc biệt để anh phải đối xử như thế?’
Ông Hà Thượng Nhân trả lời: ‘Bông Giấy là người làm được cái việc mà đám già như chúng mình chẳng ai dám làm cả. Đó là viết ra những sự thật dơ bẩn của giới văn nghệ Việt Nam . Bông Giấy hơn chúng mình điểm ấy.’”
II. Câu chuyện điện thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Đúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam từ thời Kháng Chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng hơn mà ít người biết: “Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông.”
Tôi là một được người sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm 1967, dưới quyền giám đốc của ông Nguyễn Phụng, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp với nhiều người tài giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ “khuôn mặt lớn” của nền ca hát Việt Nam. Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:
1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Đông Phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Cung, Thương làu bậc ngũ âm”, thì phía nhạc Tây Phương, Mozart, Beethoven, Schubert… khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp. Cá nhân Phạm Duy cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng giống nhau một cách đơn điệu nhàm chán.
Phần kỹ thuật chẳng đưa ra được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nói cho đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay do sự đẩy đưa ngân nga trong cách trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.
2/ Điêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du “Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”, thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Beethoven, Chopin, Mozart, Schubert…. đến John Lennon, Nat King Cole, Ray Charles… đều là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng từ một đến hai, ba thứ nhạc khí.
Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại “son đố mì” ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học lóm được trong một lớp dự thính tại Conservatoire de Paris nhờ sự quen biết của ông anh Phạm Duy Khiêm gửi gấm, ông mới được có mặt? Dạo về sau ông cũng biết sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí trên ấy (viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?
3/ Sáng Tác.
Sáng tác đây đề cập ở hàng giá trị thật sự và có tầm vóc lớn. Giống như lời ông Hàn Vĩ từng viết ca tụng và đăng trong tác phẩm Bầy Chim Bỏ Xứ của Phạm Duy: “Tác phẩm của anh Phạm Duy phần lớn mang thể loại ca khúc, dù là những tác phẩm có tầm vóc lớn như những thể loại trường ca và tổ khúc cũng đều mang tính chất của loại nhạc có lời ca…”, thì rõ ràng các sáng tác của Phạm Duy, dẫu dựa trên nhiều đề tài, từ tình yêu trai gái đến tình tự dân tộc, chỉ đều là những sáng tác phải cần đến lời ca mới tới được gần quần chúng. (Rất nhiều bài phổ từ thi ca của các thi sĩ).
Giá trị âm nhạc thật sự hoàn toàn thiếu, đừng nói gì đến những từ ngữ sáo rỗng như “vua nhạc” (lời Đào Mộng Nam ), “đại tác phẩm”, “đệ nhất nhạc sĩ trong làng nhạc Việt Nam ”, “một điểm ‘chúng ta’ (sic!) có thể khẳng định là không ai, cho tới hằng trăm năm sau có thể làm được những lời hát tuyệt vời như một Phạm Duy” (lời Nguyên Thi) v.v.. và v.v… được đa số các người mà “một note nhạc bẻ làm đôi cũng không biết” đã trơ trẽn gán cho ông ta.
Có lẽ chính ngay tác giả của những từ ngữ đó khi đặt bút thành bài ca tụng Phạm Duy, cũng chẳng biết mình đang viết cái gì nữa! Giống như các trường ca khác, trong trường ca Hàn Mặc Tử (khiến Phạm Duy rất đắc ý), sự hợp nhất của tư tưởng âm nhạc hoàn toàn hỏng khi mà phần hòa âm lại do Duy Cường, con trai ông soạn, dựa theo phần ca khúc của ông. Ngoài ra, phần basse trở thành què quặt. Chant de basse không có.
Riêng với Minh Họa Kiều, hòa âm cũng do Duy Cường soạn, chèo cổ không ra chèo cổ, ả đào không ra ả đào, tân nhạc chẳng ra tân nhạc, ngâm thơ chẳng ra ngâm thơ. Có thể gọi đó là một loạt âm thanh tạp-pí-lù, vô hồn, trộn lẫn giữa tiếng vang của các nhạc khí dân tộc với tiếng vang của âm nhạc điện tử. (Âm thanh vô hồn có nghĩa rằng âm thanh được cấu tạo bằng MÁY mà không là truyền đạt từ trái tim và đôi bàn tay người nhạc sĩ trình diễn).
Có nhiều đoạn chát tai vì tiếng rít của cái keyboard được vặn lên ở mức độ cao. Ngồi nghe suốt một cuốn băng cassette dài 60 phút, thấy phần hát (rút từ lời thơ của cụ Nguyễn Du) quá nặng so với phần đàn, Minh Họa Kiều chỉ gợi cho tôi cảm giác đơn điệu buồn nản, chẳng chút rung động và không thể tìm ra được điều gì mới lạ. Tóm lại, qua nhạc phẩm Phạm Duy, nhất là ở các trường ca, chủ đề Đông Phương không ăn khớp với phần hòa âm cóp nhặt của Tây Phương, làm nên một kiểu âm nhạc “ông nói gà bà nói vịt”, tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và giả tạo.
Mozart khi viết một symphonie hay một opéra, đâu chỉ viết riêng phần violon hay soprano thôi, mà còn viết các phần khác bằng chính ngay tư tưởng và tài năng ông có. Do đó, bản sáng tác mới thống nhất được cái tuyệt diệu của nó, trở thành một khối âm thanh diễn tả sự thuần nhất tư tưởng và tình cảm của tác giả. 4/ Nhạc Lượng (valeur musicale)
Nói về tài đàn của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân.” Sự rung động đánh ngay vào tâm hồn thính giả là điều rất cần thiết trong âm nhạc. Xưa, nghe Prélude N.5 cung Ré bémol Trưởng của Chopin, người ta đâu cần ông phải viết thành lời mới có thể cảm thấy buồn rười rượi theo từng note phát ra từ chiếc dương cầm, vang lên như tiếng mưa rơi ngoài hiên lạnh; hay cùng ông tưởng tượng tiếng mưa đang rớt xuống từng giọt trên nắp chiếc quan tài?
Nghe đoản khúc Le Cygne trong sáng tác Carnaval des animaux của Saint Saens, đâu cần có lời mới biết được sự giẫy chết đau đớn cuối cùng của con thiên nga trên chiếc hồ rộng? Nghe Ouverture Egmont của Beethoven, đâu cần lời mới hình dung ra được sự hùng tráng của một cuộc chiến ngoài trận địa? Đọc Nguyễn Du, thấy tài âm nhạc của Thúy Kiều đã lên đến hàng tột đỉnh:
“Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
Tài âm nhạc này đã làm cho Kim Trọng
“… phải ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.”
Hay khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, thì:
“Bốn giây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.”
Tài đàn đã đến độ:
“Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày”
đến khiến Hồ Tôn Hiến phải “nhăn mày châu rơi!”
Thử hỏi, trong quá trình nhạc Phạm Duy, có bài nào gây được trong tâm hồn thính giả những rung động đích thực và dữ dội như các nhà soạn nhạc kia, và cả Thúy Kiều, đã tạo?
5/ Chủ Đề.
Nguyễn Du khi viết về tài âm nhạc của Thúy Kiều đã không chỉ đóng khung trong việc Thúy Kiều tài ba trên ngón đàn thôi, còn là tài ba trên cả sự sáng tác và chủ đề sáng tác.
Thiên Bạc Mệnh của Thúy Kiều, cũng như Symphonie Pathétique của Tchaikovski, Revolutionnaire của Chopin, Symphonie Inachevée của Schubert, Marriage de Figaro của Mozart, Symphonie số 5 của Beethoven. v.v đều dựa trên những chủ đề lớn của nhân loại (Thiên Nhiên, Định Mệnh, Con Người). Trong Symphonie số 9, dẫu chủ đề là Niềm Vui hay Tình Bạn, và có cả lời ca, nhưng lời ca này đã được Beethoven viết ra bằng một trong những thể loại cao của âm nhạc là choeur (đồng thanh).
Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy không nói lên được tính chất vĩ đại của nhân loại, mà chỉ quanh đi quẩn lại với cái tôi của những cặp tình nhân (Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Nghìn Trùng Xa Cách…), cái tôi của chính ông (các bài Tục Ca). Riêng các bài dân ca, ông luôn luôn “lập lờ đánh lận con đen” khiến thính giả cứ ngỡ phần lời là do chính ông soạn chứ không phải rút từ ca dao. Ví dụ bài Cái Trống Cơm.
Thảng hoặc có bài phô bày một bối cảnh xã hội, như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà thì ông cũng phải mượn từ bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan mới hoàn thành được sự nổi tiếng cho phần nhạc. Hoặc tệ hơn, bài Kỷ Vật Cho Em vẽ ra phần nào hình ảnh tang thương của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, ông đưa phần nhạc thê thiết vào với những lời thơ ủy mị tang tóc (mà ông cố ý “cầm nhầm”) của tác giả Linh Phương, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ấy đang ở vào giai đoạn chiến tranh sôi bỏng nhất. Riêng những ca khúc được giới sinh viên học sinh yêu thích như Em Hiền Như Ma Sơ, Thà Như Giọt Mưa, Năm Năm Tình Lận Đận, Phạm Duy phổ từ thi ca Nguyễn Tất Nhiên, lại là kết quả của một vụ kiện tác quyền đầu tiên mà ông ta phải đền cho thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên.
Vụ kiện này xảy ra vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng Sản, và cho đến nay các nhà văn, nhà báo hải ngoại vì nể nhà nhạc sĩ “lớn họng” mà quên đi luôn tâm huyết của một thi sĩ “bé miệng” đã quá cố. Vào thời điểm ấy, Nguyễn Tất Nhiên yêu cầu Phạm Duy phải ghi tên mình vào trên những bản nhạc đã lấy từ thi ca Nhiên mà phổ, nhưng Phạm Duy vẫn lờ đi, lại còn cả tiếng mắng rằng “Không có tao thì ai biết đến mày!” Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên còn rất trẻ nhưng gia đình ông uất ức vì thái độ xấc xược của Phạm Duy nên đâm đơn kiện ông ta. Kết quả, Phạm Duy phải đền cho Nguyễn Tất Nhiên một khoản tiền không nhỏ! (*)
Trên phương diện chủ đề, chưa kể các nhạc sĩ tiền chiến khác, so với Phạm Đình Chương hay Trịnh Công Sơn, Phạm Duy cũng đủ bị xếp vào hàng DƯỚI. Năm 1960, trong một buổi đại hội, giới sinh viên Văn Khoa Sàigòn từng tuyên bố: “Phạm Duy đã chết!” Báo chí phỏng vấn điều này, sinh viên trả lời: “Nhạc Phạm Duy bây giờ ủy mị quá; ông chỉ viết theo thị hiếu quần chúng mà chẳng nói lên được tư tưởng nào mới, không còn lành mạnh như những bản trong thời Kháng Chiến ông đã làm ra.”
Năm 64-65, Trịnh Công Sơn được bạn hữu tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sàigòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh, Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitare trên tay, cất lên giọng hát mình trong hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình. Những bản nhạc về sau được mệnh danh là “nhạc phản chiến”. Buổi hát rất thành công, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe. Trong phần giải lao, Phạm Duy xuất hiện trên bục gỗ, xin hát một bài góp vui.
Trong không khí đang trầm lắng sau những bài hát nói về bom đạn và những vết thương trên thân thể quê hương, Phạm Duy đã cùng khoảng vài chục đệ tử trong nhóm Du Ca của ông đồng hát bài Sức Mấy Mà Buồn, một bài nhạc mang đầy tính khôi hài và giễu cợt một cách thiếu đứng đắn.
Về sau, trên tạp chí Văn lúc ấy có tường thuật buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và cũng đã nghiêm khắc lên án trò đùa và phá phách không đúng chỗ của một người đã quá nổi tiếng lúc bấy giờ. Tôi cũng được nghe một câu chuyện từ giáo sư Lê Hữu Mục: “Phạm Duy một lần nói với ông Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư trường Đại Học Đài Loan: ‘Nếu tôi ở Nhật, người Nhật sẽ nuôi tôi suốt đời vì tài âm nhạc của tôi.’
Ông Trần Văn Đoàn hỏi lại: ‘Thế anh có biết chính phủ Nhật đã nhiều lần mời Trịnh Công Sơn sang Nhật và trả cho Sơn một giá rất hậu chăng? Anh bảo anh có tài, tại sao họ chẳng mời anh?’”
III. Trình bày 5 tiêu chuẩn tiêu biểu trên, tôi chỉ muốn đưa ra một chứng minh nhỏ rằng Phạm Duy chưa xứng gọi là khuôn mặt lớn NHẤT của nền âm nhạc Việt Nam như ông luôn luôn huênh hoang tự nhận và như lời ca tụng của nhiều người bạn ông. Ở đây, tôi không hoàn toàn chối bỏ khả năng âm nhạc của Phạm Duy, nhưng cái khả năng đó CHƯA THỂ GOÏI LÀ ĐỦ để tạo cho ông một chỗ đứng xứng đáng trong làng âm nhạc quốc tế.
Địa vị mà ông đạt được hiện nay trong riêng Miền Nam trước 1975 và cộng đồng người Việt hải ngoại, phải kể rằng phần lớn nảy sinh từ tính dễ dãi của quần chúng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng hiếu hòa; dưới cái nhìn quốc tế, người Việt Nam thường được xem là biểu tượng của sự vui vẻ và rộng lượng. Sự rộng lượng này được chứng minh trên nhiều hình thức, cơ hội.
Điển hình, trong một cuốn vidéo tape bày bán công khai, quay buổi trình diễn tái ngộ của bà ca sĩ Thái Thanh với thính giả Việt Nam hải ngoại, tổ chức tại Santa Ana, Thái Thanh lên sân khấu hát bản Dòng Sông Xanh, một nhạc phẩm của J. Strauss, Phạm Duy phổ lời Việt.
Bản này vốn cung Ré Trưởng, có những note rất cao dành cho phần premier violon. Qua giọng Thái Thanh, nhạc sĩ phải chuyển xuống thành Si bémol Trưởng; giọng hát bà ở vào thời kỳ tàn tạ, không lên đúng cao độ, nên nghe rất “phô”. Thế nhưng khi dứt bản nhạc, gần như toàn thể khán giả đều bắt chước đám quan khách thân cận cò mồi của gia đình Phạm Duy, ngồi ở hàng ghế đầu, đứng bật cả lên để vỗ tay ca ngợi bà.
Điều này cho thấy tinh thần người Việt Nam, ngay cả những người đang ở nước ngoài, vẫn tỏ ra dễ dãi và rộng lượng trước nghệ thuật và nghệ sĩ. Song song với cái nghèo và sự chậm tiến truyền đời của dân tộc, những đức tính kể trên của quần chúng Việt Nam đã tạo được cho Phạm Duy một chỗ đứng rất cao từ biết bao chục năm qua. Cuộc sống cá nhân và gia đình ông cũng được ưu đãi từ đó. Nhưng thử hỏi, ông đã trả lại được những gì cho quần chúng? Tên tuổi ông nổi lên nhờ quần chúng thì ông lại bảo các bản nhạc quần chúng yêu thích xưa nay của ông chỉ là làm trong chuồng xí!
Quê hương rơi vào tay Cộng Sản, gần hai triệu người phải bỏ ra đi, sống lây lất khắp nơi trên thế giới, có những người rất cùng túng, trong khi ông và gia đình vẫn phè phỡn trong một cảnh sống sung túc ở miền Nam Cali, thì ông lại bảo: “Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!” Đó là những cái tát phũ phàng của Phạm Duy vào mặt quần chúng miền Nam Việt Nam, những người đã đưa tên tuổi ông lên từ mấy chục năm qua. * * * Sĩ khí là điều rất cần thiết cho một nghệ sĩ, nhất là với một nghệ sĩ lớn.
Nhưng đáng tiếc thay, điều này không có trong ông Phạm Duy. Ông luôn luôn tự hào, và được bạn bè ông bốc thơm, rằng ông là một “đại nghệ sĩ”, nhưng ông sẵn sàng ngửa tay nhận 5,000 đô la một cách khúm núm, để rồi vào đêm 29/12/1996, cùng với một số ca nghệ sĩ “lớn” (?!) của thủ đô tị nạn Nam Cali làm cái hành động đứng giữa sân khấu Long Beach Convention Center, xưng tụng một mụ đàn bà điên khùng không ra gì như bà Thanh Hải bằng những danh từ vô cùng bóng bẩy.
Khoảng hơn một tuần sau, ông lại lên một đài phát thanh Việt ngữ ở Nam Cali, ca ngợi không tiếc lời những dòng “thi ca” trác tuyệt của bà này, điều dễ dàng làm đỏ mặt bất cứ ai còn có chút tự trọng trong mình. Và nghệ sĩ vốn thường mang cá chất cao ngạo. Nhưng với ông Phạm Duy, chữ cao ngạo này trở thành tự cao tự đại một cách hợm hĩnh, giả trá. Có lần tôi được giáo sư Lê Hữu Mục kể: “Trong một buổi trình diễn ở Đức, Phạm Duy tuyên bố giữa nhiều người: ‘Nhạc của tôi không thua gì các symphonie của Bee-thoven.’
Ông giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Đoàn bèn hỏi Phạm Duy: ‘Anh bảo nhạc của anh không thua gì các symphonie của Beetho- ven. Vậy xin hỏi, anh có phân biệt nổi thế nào là một symphonie và thế nào là một concerto không?’ Phạm Duy cứng họng không trả lời được.” Cũng theo lời ông Trần Văn Đoàn, lần khác, có mặt Đặng Thái Sơn, dương cầm thủ đoạt giải nhất Chopin ở Nga năm 1983, Phạm Duy hỏi Sơn: ‘Tại sao cháu chỉ đàn nhạc Chopin mà không đàn nhạc của bác (là Phạm Duy)?’ Đặng Thái Sơn ngoảnh mặt bỏ đi, không thèm trả lời.
Những điều trên, ông Trần Văn Đoàn kể lại cho giáo sư Lê Hữu Mục nghe nhân dịp gặp nhau mới đây giữa hai người tại Đại Học Hè Thụy Sĩ 1997. Ông Trần Văn Đoàn phê bình: “Phạm Duy hỗn! Đến ngay quê hương Beethoven mà lại dám bảo nhạc của mình không thua gì nhạc Beethoven!” Cách đây ba năm, trong một buổi trình diễn nhạc Phạm Duy tại Texas, đa số khán giả đã phẫn nộ khi nghe Phạm Duy tuyên bố giữa sân khấu: “Văn Cao sao bằng được tôi?” Hôm ấy có tin nhạc sĩ Văn Cao từ trần tại Hà Nội.
Hình ảnh nhà nghệ sĩ chân chính sống trong nghèo túng, không có đất đứng, bước đi xiêu vẹo giữa xã hội Cộng Sản qua những cuộn băng vidéo phổ biến tại hải ngoại đã khiến cho mọi người thật ngậm ngùi khi nhìn lại khuôn mặt trâng tráo bóng nhẫy đầy vẻ xôi thịt của Phạm Duy. Họ đứng lên ra về ngay. Tiếc thay, điều ấy hình như cũng chẳng dạy được cho Phạm Duy bài học nào!
IV. Nói về sự tự cao tự đại của Phạm Duy, không bút mực nào viết cho hết. Tuy nhiên, khi sự tự cao tự đại lên đến hàng tự nhận “Các ca khúc quần chúng yêu thích và tôn vinh xưa nay của tôi đều chỉ được viết ra trong chuồng xí!” thì quả thật tôi không còn ý kiến.
Ngày xưa Cao Bá Quát lừng lẫy về thi tài lẫn cả nỗi cao ngạo, nhưng thật sự, đối tượng cho nỗi cao ngạo của Cao Bá Quát chỉ hạn chế trong giới vua chúa cầm quyền chứ không là quần chúng. Chưa một bài thơ, một lời nào của Cao Bá Quát lưu lại trong sử sách cho thấy rằng ông có chút nhỏ lòng khinh miệt hay chống lại quần chúng. Phần Beethoven, khi nghe tin Napoléon tự phong mình là Hoàng đế, đã nổi giận giẫm nát bản Symphonie No. 3 lúc trước được đề tặng cho Napoléon.
Thế nhưng, trong suốt dòng nhạc vĩ đại của Beethoven, chẳng bất cứ sáng tác hay tư tưởng nào cho thấy có sự phản bội lại quần chúng đã yêu thích ông. Như đã nói, quần chúng Việt Nam vốn dễ dãi và rộng lượng. Người dân Việt Nam, dẫu ra tới hải ngoại rồi, vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn cái truyền thống trọng Kẻ Sĩ của người xưa. Dưới mắt họ, Phạm Duy điển hình cho một Kẻ Sĩ. Chỉ một điều buồn là Phạm Duy không đạt được tới chút nhỏ giá trị cao quý của hai chữ Kẻ Sĩ. Ông không phải là một Kẻ Sĩ trên đủ mọi mặt. Ông không có được cái Dũng, cái Chân, cái Nhân và cái Thiện rất cần thiết cho một nghệ sĩ chân chính.
Ông chỉ biết tôn thờ cái Tôi của chính ông. Ông khai thác tối đa cái Tôi ấy trên nhiều hình thức. Đó là quyền của ông. Nhưng ông không có quyền phản bội lại quần chúng đã ưu ái ông, đem miếng ăn, đem cả hào quang cho ông để mà tự hãnh. Ông không có quyền chà đạp lên sự đau khổ của nhân dân miền Nam bằng một câu nói rất là ít hiểu biết và vô trách nhiệm so với tên tuổi ông: “Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình.”
Ngoài tính dễ dãi và rộng lượng của quần chúng Việt Nam trong cái nhìn về nghệ thuật, phải nhấn mạnh thêm về sự THIẾU HIỂU BIẾT của những người chung quanh gần cận Phạm Duy; do đó, danh vọng ông mới có và đứng vững được suốt mấy chục năm qua. Mới đây, tôi được đọc một bài báo đăng trên tờ nguyệt san Việt Nam, xuất bản tại Canada, số 11 tháng 8/1997, có đoạn như sau: “Minh Họa Kiều thật sự là một symphonie Việt Nam có khả năng tạo thêm sinh lực đưa Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đi xa hơn vào tương lai trong thế giới văn minh kỹ thuật hiện đại…”
(Trích bài Phạm Duy Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Lời Cảm Ơn)
Đọc câu trên, những ai có lòng tự trọng không khỏi khó chịu và nổi giận thầm. Nguyễn Du là người duy nhất đã dám đi ngược lại và đương đầu với phong trào tư tưởng Nho giáo suy đồi thời đó để xây dựng một nền tư tưởng có tính Việt Nam; người đã một mình canh tân thể thơ lục bát, làm mới tiếng Việt. Bây giờ những gì ông đưa ra cách đây hơn 200 năm vẫn hợp thời, và ông được cả thế giới công nhận là đại thi hào.
Tác phẩm Truyện Kiều của ông, năm 1967, đã được UNESCO xếp vào hàng một trong 7 tác phẩm lớn của thế giới. Còn Phạm Duy? Thử hỏi ông đã làm gì để rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam trước cái nhìn quốc tế? Những ca khúc hay trường khúc được ông tự nhận và bạn bè ông ca tụng là sự “xây dựng một nền âm nhạc mới cho Việt Nam”, điều đó có đúng chăng? Có nên kể rằng những bản nhạc lai căng nửa Tây nửa Việt, cóp nhặt chỗ này một ít ngũ cung, chỗ kia một ít hợp âm Âu Mỹ, là độc đáo, mang bản sắc dân tộc, hoặc là một nghệ thuật mới?
Tôi khẳng định KHÔNG! Vì vậy, đọc những lời ca tụng đại loại như trên, tôi thật rất buồn cho chữ nghĩa Việt Nam và cái “sĩ khí” của những người còn biết cầm cây viết để viết lên những dòng chữ bằng tiếng Việt Nam! Ở dây, khoan kể đến câu “Hiểu thế nào là một sym- phonie?” như ông Trần Văn Đoàn đã hỏi Phạm Duy một lần ở Đức, nội cái việc đưa tên tuổi Phạm Duy đứng cạnh tên tuổi cụ Nguyễn Du cũng đã là một việc nhục nhã và chẳng nên làm chút nào đối với những ai còn chút liêm sỉ trong người.
V. Chuyện ông Phạm Duy là một loại truyện dài Nhân Dân Tự Vệ. Tôi là một người Việt Nam 100% nên cũng có tinh thần dễ dãi truyền đời trong máu huyết. Từ lâu tôi chán không muốn nghĩ đến, và cũng cả chán không muốn nghe các bản nhạc từ 1960 trở đi của ông.
Nhưng đến một lúc nào, tôi ngạc nhiên tự hỏi, một người đã quá già như thế (ông tự nhận là bạn cùng thời phiêu bạt với ông thân tôi, đã chết cách đây 40 năm) sao tư cách lại còn có thể làm cho đám hậu sinh như tôi phải đặt vấn đề như thế? Thật sự, tôi không phủ nhận sự đóng góp của ông Phạm Duy đối với dân tộc trên lãnh vực âm nhạc.
Việt Nam là một quốc gia nghèo nàn, chậm tiến. Tất cả các đóng góp của mọi người dân đều cần thiết. Thì với Phạm Duy, tuy rằng khả năng ông (tôi dùng chữ “khả năng” mà không là “tài năng”) chỉ thu hẹp trong một giới hạn nào đó, cũng là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu ông chịu nhận biết mình đang ở mức độ nào trong sự đóng góp và vị trí nào trong thế giới âm nhạc phong phú, là điều đáng quý; quần chúng và cả tôi nữa, sẵn sàng hết lòng ủng hộ ông.
[Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có những ngôi sao xuất hiện không lâu trên bầu trời ca khúc, nhưng không ai chối bỏ rằng các ngôi sao ấy đã sáng và sẽ còn sáng mãi -như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dzoãn Mẫn, Nguyễn Văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Đoàn Chuẩn, Từ Linh..v.v..] Nhưng bởi vì Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, và có những người đặt ông cao bằng Nguyễn Du thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái “vĩ đại” của ông một cách cụ thể. Bài viết này không đi ra ngoài mục đích đó.
VI. Nhìn lại dòng thời gian từ 1954 trở đi, Việt Nam có cái gì mới đáng để hãnh diện với thế giới? Và từ 1975 trở lại đây, vô số người Việt Nam đã đặt chân được tới bến bờ tự do, tiếp xúc biết bao trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới, nhưng nói riêng về ngành âm nhạc và nói chung về các ngành nghệ thuật, miền Nam Việt Nam có được sự tiến bộ nào chăng? Xin trả lời KHÔNG!
Trong một buổi họp mặt âm nhạc do giáo sư Tạ Văn Toàn tổ chức năm 1985 tại Montréal, có cả sự hiện diện của giáo sư Lê Hữu Mục, một vị khách ngoại quốc đã đưa ra câu hỏi: “Tại sao trong nhạc Việt Nam chẳng thấy có sáng tác nào lớn ngoài những ca khúc không quá hai trang giấy nhỏ?” Giáo sư Tạ Văn Toàn trả lời: “Việt Nam chỉ có các ca khúc chứ đâu đã thực sự có âm nhạc.
Vì vậy nhạc phẩm lớn làm sao xuất hiện được?” Lỗi này do ai? Tôi cho rằng phần lớn là do những người có cơ sở, có thế lực, địa vị trong các lãnh vực này. Quần chúng Việt Nam hải ngoại ưu đãi, tôn vinh họ, dành cho họ những chỗ đứng xứng đáng, nhưng đáp lại, họ chẳng làm gì để trả lại cho quần chúng ngoài sự vinh thân phì gia của chính họ và những cái tát phũ phàng nào đó trong sự bắt tay NGẦM hay CÔNG KHAI với phía ngoại bang hay với Cộng Sản.
Thực sự, tôi không tin ông Phạm Duy là một người thân Cộng, nhưng ông cũng không phải là người chủ trương chống Cộng. Ông từng tự nhận mình chỉ là người “chống gậy!” mà không chống Cộng! Theo như ông Lê Hữu Mục nhận định, đường lối chính trị của Phạm Duy rất lèng èng, không rõ rệt. [Trong tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, Phạm Duy phân biệt hai loại chim hiền và chim ác, ví như hai phía quần chúng quốc nội (trong có các người Cộng Sản thứ thiệt) với quần chúng hải ngoại. Chim ác ở lại. Chim hiền bỏ tổ bay đi.
Nhưng đến một hồi, ông Phạm Duy lại kêu gọi hai bầy chim vầy họp lại với nhau!] Cá nhân tôi nghĩ, do bởi trình độ tư tưởng chính trị thấp kém và bởi không có kiến thức về các danh từ chính trị và ngoại giao mà Phạm Duy đã vô tình bị Cộng Sản lợi dụng bằng chính những danh từ. Ví dụ, đối với người Quốc Gia, Hòa Bình có nghĩa là chấm dứt chiến tranh.
Nhưng đối với Cộng Sản, Hòa Bình phải là chấm dứt tư bản, làm tư bản tan rã. Cộng Sản đề ra chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, nhưng thật sự đó chỉ là những cái mặt nạ che giấu mưu đồ tồi tệ, làm lợi cho lực lượng cầm quyền Cộng Sản và mở rộng quan điểm xã hội chủ nghĩa của họ. Còn trên thực tế Việt Nam từ xưa đến nay chỉ có lý tưởng dân tộc chứ làm gì có chủ nghĩa dân tộc? Tính dân tộc thuần túy trong lòng người Việt Nam và chủ nghĩa dân tộc do Cộng Sản đề ra, khác nhau xa.
Một người mang tính dân tộc thì lúc nào cũng nghĩ đến dân tộc, điển hình qua các hình ảnh thân thiết của quê hương. Nhưng chủ nghĩa dân tộc lại được giải thích theo Duy Vật sử quan, và các khái niệm về dân tộc đã bị bóp méo hoàn toàn. Cộng Sản thường đưa ra những hình ảnh dễ đi vào lòng người, dựa trên Truyện Kiều, trên ngũ cung, trên dân gian. Cộng Sản hay nói đến hình ảnh người nông dân, nhưng trên thực tế có bao giờ thấy họ đề cao dân quê?
Đối với họ chỉ có công nhân là quan trọng, còn dân quê bị liệt vào hàng có tội với nhân dân vì đã sản xuất lúa gạo cung ứng cho giặc, cho tư bản. Muốn được nhìn nhận, người nông dân phải vào hợp tác xã do nhà cầm quyền làm chủ. Cũng vậy, lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước khác nhau. Một người mang lòng yêu nước thì lúc nào cũng mong làm sao cho đất nước tiến lên trên đủ mọi mặt.
Nhưng trong chủ nghĩa yêu nước mà Cộng Sản đề ra là đã có sự giết người, khát máu. Dân tộc Việt Nam vốn tính hiếu hòa, nhưng khi có ngoại xâm thì cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tuy nhiên, qua lối phân tích của Cộng Sản, người Việt Nam bao giờ cũng hiếu chiến (chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ, thậm chí chống luôn tất cả những ai cùng màu da huyết thống, nếu không là Cộng Sản thì phải là Ngụy!).
Kiểu nói của Cộng Sản là kiểu nói khích động quần chúng, khai thác triệt để lòng hiếu chiến của quần chúng. Phong trào quần chúng cũng bị Cộng Sản giải thích sai. Trong quần chúng, có những nhóm ô hợp nhưng cũng có những nhóm nổi lên vì chính nghĩa. Tất cả những việc lao động của dân đều mang tính chất góp phần vào lực lượng sản xuất chung; thì tinh thần này lại bị Cộng Sản cho là phục vụ kẻ bóc lột.
Phạm Duy không hiểu những điều như vậy, không am tường ý nghĩa các danh từ mà Cộng Sản đã đề ra. Ông cứ ngỡ Cộng Sản nghĩ về Dân Tộc hay Lòng Yêu Nước cũng giống như những người Việt thuần túy đã nghĩ. Ông không biết rằng Cộng Sản chỉ muốn đánh lừa người dân Miền Nam, nhất là người Việt hải ngoại, bằng các hình ảnh rất dân tộc, mà thật thì chỉ là muốn tiêu diệt người Quốc Gia. Vì vậy, ông bị lầm và bị lợi dụng một cách vô tình hay hữu ý. Ông đưa ra trong âm nhạc của ông những hình ảnh như Truyện Kiều, Mẹ Việt Nam, người dân quê…
Ông kêu gọi mọi người ngồi lại với nhau (Việt Nam Việt Nam! Bầy Chim Bỏ Xứ) [Cũng có thể ông Phạm Duy tự cho mình là thiên tài, nên có quyền vượt lên trên tất cả mọi chính kiến. Nhưng ông quên một điều, dẫu cho có là thiên tài thật chăng nữa thì ông vẫn là một con người có xứ sở, quốc gia, chứ không thể giống như con khỉ Tôn Ngộ Không, từ đất từ núi mà nảy sinh trong cuộc đời!] VII. Ở đây, tôi đồng ý rằng đến một lúc nào trên cái nhìn chung về dân tộc, vấn đề hợp lưu cần được nêu lên.
Nhưng hợp lưu có nghĩa là NGỒI LẠI VỚI NHAU MỘT CÁCH NGANG HÀNG, chứ không là van xin quỵ lụy một chiều. Phạm Duy đã viết ra những lời nhạc không bằng lòng yêu nước hay bằng tinh thần người Việt Quốc Gia chân chính, mà là bằng lối suy nghĩ của Cộng Sản hay của một thế lực ngoại bang. Quần chúng bị ông lôi cuốn vào sự suy nghĩ sai lầm riêng nên cũng suy nghĩ theo lối suy nghĩ của Cộng Sản hay ngoại bang hồi nào không biết.
Thực hơn hết, theo tôi, Phạm Duy chỉ là người “chống chống Cộng” đúng đường lối của Mỹ. Trước kia, Mỹ là quốc gia chống Cộng hàng đầu thế giới, nhưng bây giờ, chính sách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi. Những người Việt Nam làm việc và ăn lương của Mỹ cũng phải thay đổi luôn. Có nên nghi ngờ Phạm Duy cũng là một trong những người của số Việt Nam này chăng? Mới đây, tôi được nghe giáo sư Lê Hữu Mục kể rằng: “Phạm Duy có nhắn lời với một người bạn bên Tây của bác và cũng với chú Lê Ngọc Linh em trai bác rằng sẽ kiện bác ra tòa và sẽ bảo đàn em tìm bác mà đập cho một trận.”
Đây cũng là một điều làm tôi phải suy nghĩ. Tự hỏi, Phạm Duy, một nhạc sĩ nổi tiếng và đã lớn tuổi, sao lại tỏ ra côn đồ thô bạo như thế, hết đe đánh Văn Thanh vì một bài viết, tới đòi đập giáo sư Lê Hữu Mục vì những lời tố cáo. Tư cách văn nhân nghệ sĩ của ông ở đâu? Quần chúng liệu có nhìn ra điều ấy?
Hay là ông dựa vào một thế lực nào ghê gớm mới có thể phô bày sự hống hách ngay chính trên một đất nước rất tôn trọng nhân quyền và luật pháp như xứ Hoa Kỳ? Đọc lịch sử Việt Nam, thời thực dân, thấy có ba nhân vật ra hợp tác với Tây là Tôn Thọ Tường, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ. Mỗi người đều có thái độ và ý nghĩ khác nhau trong hành động của mình. Nguyễn Trường Tộ chỉ trong mấy tháng ra làm việc mà về sau cứ hối hận mãi theo điều ấy. Ông chuộc lỗi với dân tộc bằng cách cố lòng tranh đấu cho Việt Nam, viết 150 bản điều trần dâng lên vua Tự Đức với ước nguyện mong thay đổi khá hơn cho đất nước.
Trương Vĩnh Ký hợp tác với Tây hoàn toàn trên phương diện văn hóa, cũng mang lòng hối hận khôn nguôi. Riêng Tôn Thọ Tường chẳng những đã vênh váo vì cơm no áo ấm trong khi đồng bào rất đói khổ, lại còn hết lòng hết dạ ca tụng sức mạnh văn minh của bọn thực dân. Tôi tự hỏi, không biết ông Phạm Duy thuộc hàng nào trong số ba con người lịch sử hợp tác với ngoại bang, ở trên tôi vừa kể?
Trần Thị Bông Giấy
I. Mối giao thiệp giữa giáo sư Lê Hữu Mục và tôi tuy chỉ ngắn ngủi qua một lần gặp nhau chớp nhoáng tháng 1/1996 tại Santa Ana và các cuộc trò chuyện viễn liên California & Montréal, nhưng tình thân bác cháu, hơn nữa, một bậc tiền bối và một hàng đàn em, có thể gọi là đáng nhớ. Ông hay cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống, về văn chương, và ngay cả những lời chân tình về nỗi đau khổ riêng trong đời sống tôi.
Ông là một trong rất ít người thuộc văn giới hải ngoại đã tạo được nơi tôi lòng kính trọng thật sự. Khi biết ra ông là bạn thân vị giáo sư violon tôi theo học từ bé cho đến khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn, thầy Tạ Văn Toàn, tình cảm quý nói trên càng thêm mạnh mẽ. Một sáng tháng 1/1997, tôi gọi qua Montréal thăm ông. Vẫn giọng nói vui vẻ của lần đầu gặp gỡ tại Santa Ana , ông hỏi han rất ân cần về tình hình tờ Văn Uyển, và cả đời sống tôi. Khi nhận biết từ tôi một vài dấu nét chán nản nào đó, ông an ủi: – “Dẫu gì, Bông Giấy cũng đừng bao giờ nên để mất niềm tin về cuộc đời. Sức mạnh chính là nằm ngay trong niềm tin ấy.
GS. Lê Hữu Mục
Đánh mất niềm tin có nghĩa tự mình hủy diệt. Với Bông Giấy, bác luôn nghĩ Bông Giấy là người có được cái sức mạnh vừa kể.” Đây là lời nói đầy chia xẻ của một người cha. Tôi cảm ơn ông. Trong câu chuyện, ông cho biết là vừa ở Cali về: – “Bác chờ dịp lên San Jose thăm Bông Giấy mà mãi chẳng có. Phải ở lì Santa Ana . Rốt cuộc tới ngày về, cứ tiếc mãi.” Tôi nói qua điện thoại:- “Lúc này cháu tu bác ạ. Đóng cửa đọc sách, không giao tiếp thiên hạ. Nhân tình thế thái làm cháu chán ngán. Bác qua Santa Ana thấy có gì vui?”
Ông đáp: – “Vui thì vui nhưng cũng lắm chuyện kỳ cục.” “ Cali là đất luôn nảy ra những điều kỳ cục”, tôi đồng ý. “Nhưng theo bác, kỳ cục thế nào?” Giọng ông sôi nổi: – “Kỳ cục nhất là các câu tuyên bố của ông Phạm Duy.” Tôi cười:- “Tưởng ai, té ra ông Phạm Duy! Ông ấy vốn ăn nói bậy bạ từ khuya, cả nước đều biết!” Ông Lê Hữu Mục la to: – “Lần này khác.
Trong một buổi gặp nhau tại nhà ông ấy có mặt bác, ông Cao Tiêu, Đại tá Chiến Tranh Chính Trị và ông Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sàigòn thời cũ, Phạm Duy đã nói lên những điều vô cùng kỳ cục. Ví dụ ông ấy bảo: ‘Chúng nó sao cứ thích nhạc của tôi mà không biết rằng các ca khúc trước kia, tôi đều chỉ sáng tác trong chuồng xí! Bây giờ tôi làm nhạc opéra, sang hơn nhiều. Opéra của tôi mà về Việt Nam thì tôi có tới 8 Ái Vân hát chứ không phải một Ái Vân như ở hải ngoại. Chỉ Việt Nam mới có nền nhạc chân chính, còn nhạc hải ngoại chỉ là nhạc tào lao’!”
Tôi kêu lên: – “Qua tư cách bác và cả ‘tư cách’ ông Phạm Duy, cháu tin lời bác là thật. Ông ta là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam , cháu khó thể nghĩ được lối nói ông ta lại hồ đồ như vậy.” Ông Lê Hữu Mục tiếp: – “Một câu khác: ‘Người ta cứ bảo tôi chống Cộng nhưng thật thì tôi chống gậy!’” Nói xong, ông Lê Hữu Mục cười to.
Tôi nhớ nhanh ba chữ “tên dâm tặc” một lần Nguyễn Tất Nhiên đã dùng khi nhắc đến Phạm Duy trước mặt tôi và Trần Nghi Hoàng. Tôi cũng nhớ đến câu của Mai Thảo bình về Phạm Duy trước một số đông người tại nhà Như Hảo: ‘Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!’” [Đầu tháng 9/1995, trong một buổi tiệc tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh và vợ chồng Như Hảo, khi nói về cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên, Văn Thanh nhận định:
"Trong đêm Hai Mươi Nam Văn Học Hải Ngoại do Du Tử Lê tổ chức tại Santa Ana , tôi gặp gần 150 văn nghệ sĩ nhưng nhận xét rằng chẳng ai có được cái Dũng của Bông Giấy trong ngòi viết, kể cả tôi nữa. Này nhé, bây giờ nói cụ thể về buổi họp mặt tại nhà chị Như Hảo, ông Mai Thảo nói cũng hay và ông Phạm Duy nói cũng hay, bao nhiêu người đều nghe rõ.
Vậy mà khi tôi tươm lên báo những gì hai ông ấy nói thì ông Phạm Duy nhảy chồm chồm lên, đe là sẽ cho cái tụi đàn em nó đánh tôi. Rồi ông ấy gọi cho chị Như Hảo bảo không được đăng bài viết của tôi trên báo chị. Ông nói thẳng rằng không muốn có tên Mai Thảo đứng chung với tên ông ấy. Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn mà tâm địa hẹp hòi quá! Tôi ca ngợi Phạm Duy thì phải để cho cuộc đời ca ngợi Mai Thảo, sao lại đòi đập tôi?"
Và Văn Thanh kể:- "Hôm đó, tôi định tổ chức ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, có mời cánh Mai Thảo & Du Tử Lê và cánh Phạm Duy lên San Jose. Thì cả hai cánh, trừ Du Tử Lê, đều có mặt, luôn cả Khánh Trường các thứ. Cuộc tổ chức không thành, cả bọn kéo nhau đến nhà Như Hảo chơi. Tôi ngồi giữa Mai Thảo và Phạm Duy, nhưng không rõ chút gì chuyện hai người này rất ghét nhau. Mai Thảo biết tôi là dân miền Bắc nên hỏi thăm tôi về các văn nghệ sĩ miền Bắc, lại bảo rằng rất thân với Hữu Loan.
Phạm Duy mới kêu tôi ra riêng mà nói: 'Cái thằng Mai Thảo thì biết chó gì. Chỉ có tôi mới là thân với anh em ngoài ấy.' Xong, Phạm Duy tiếp: 'Này, tôi bảo cho chú nghe, một người nếu không có tài thì đừng nên làm nghệ sĩ để mà phải đi xin. Như tôi đây, cả đời tôi sống bằng tiền tôi làm ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn sống bằng nhạc của tôi chứ không đi xin của ai để mà sống hết. Bây giờ về Việt Nam bảo Văn Cao, Hoàng Cầm lên sân khấu hát xem có ai thèm đi nghe không? Nhưng tôi về hát, vẫn có nhiều người đến dự.
Như vậy chứng tỏ tôi được nhân dân yêu vì tôi có tài.' Khi ấy tôi đâu hiểu câu nói của Phạm Duy là muốn ám chỉ Mai Thảo, lại cứ tưởng ông ấy mắng mỏ mình. Ừ thì thôi mình là đàn em, các ông ấy đàn anh, có mắng cũng được đi. Nào dè sau mới hiểu. Khi Như Hảo kể cho Mai Thảo nghe chuyện đài Mẹ Việt Nam của chị phải bị dẹp tiệm vì sở hụi chi ra quá nặng, Mai Thảo nói câu nghe rất cảm động: 'Ở đời này không có tiền thì không làm gì được.' Lúc Mai Thảo đã ra về, anh em còn ngồi lại với nhau.
Nguyễn Bá Trạc mới bảo Phạm Duy: 'Nãy giờ anh tra tấn anh em nhiều rồi (ông ấy bắt anh em xem cuốn hồi ký của ông ấy đến hai tiếng đồng hồ) thì bây giờ anh em bề hội đồng lại anh. Tôi đề nghị mỗi người có quyền hỏi anh vài câu, anh đồng ý chứ?' Phạm Duy đồng ý. Nguyễn Bá Trạc xin hỏi trước hai câu.
Câu 1/: 'Anh luôn luôn hô hào dân chủ. Mấy chục năm nay anh bắt anh em yêu anh nhiều quá, giờ vẫn muốn anh em yêu anh. Vậy thì anh là độc tài hay dân chủ?' Phạm Duy trả lời câu rất hay: 'Bây giờ các anh bảo Đỗ Mười yêu tôi xem nó có yêu không?' Câu hai của Trạc: 'Lúc nãy, trước khi Mai Thảo ra về, tôi có nghe ông ấy nói: Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!
Anh nghĩ sao về câu nói đó?' Phạm Duy đáp: 'Có những điều tôi làm được mà Mai Thảo không làm được. Một trong những điều là chuyện cái ấy ấy.' Khánh Trường đang ngồi cạnh Lê Thị Thấm Vân, la to: 'Anh Phạm Duy bảo làm cái ấy ấy là cái gì vậy?' Phạm Duy đáp tỉnh bơ: 'Muốn biết thì về hỏi bà xã tôi, bả trả lời cho mà nghe!' Sau đó, tôi viết bài ký sự về buổi này. Như Hảo đọc, tâu bẩm sao với Phạm Duy, ổng bèn bắt tôi fax xuống miền Nam Cali cho ông ấy đọc ngay.
Đọc xong, ổng fax ngược lên cho tôi một bài dài 9 trang, trong ấy cắt đi gần trọn các đoạn nói về Mai Thảo. Nghĩa là Phạm Duy không muốn cho tên Mai Thảo đứng cạnh tên ông ấy. Tôi vẫn đăng, cứ để tên Mai Thảo có mặt trong buổi đó, chỉ bỏ những đoạn Mai Thảo nói mà Phạm Duy buộc phải cắt đi. Bài tung ra, Phạm Duy giận lắm, gọi xuống tôi đe dọa: 'Tao bảo cho mày biết, không phải chỉ mỗi mày mới là người cầm cây viết.
Mày mà xuống Santa Ana , tao sẽ cho tụi đàn em chúng nó đánh mày nát xương!'] Bấy giờ, tôi hiểu ra chữ “chống gậy” của Phạm Duy và cái cười to của ông Lê Hữu Mục qua điện thoại. Lại nghe ông tiếp:- “Tuy nhiên, một câu nữa của Phạm Duy làm bác phẫn nộ hơn cả: ‘Tôi không đồng ý với anh về chuyện anh viết Ngục Trung Nhật Ký chống Hồ Chí Minh. Nếu bây giờ tôi về Việt Nam mà Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la, bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình.’” Ông Lê Hữu Mục thở ra: – “Hôm sau, anh Cao Tiêu mời bác và một số anh em gồm anh Nguyễn Sỹ Tế, anh Lê Văn Khoa (khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn), chú Lê Ngọc Linh (em của bác, Trung tá Chiến Tranh Chính Trị), đến dùng cơm ở quán Nguyễn Huệ.
Ông cũng điện thoại mời ông bác sĩ Trần Ngọc Ninh, ông này nói cố gắng tới nhưng cuối cùng không tới được. Đưa vấn đề ra trước anh em, ai cũng đều khó chịu. Phạm Duy là một khuôn mặt lớn của nền ca hát Việt Nam . Lập trường chính trị của ông phải rõ rệt, không thể lèng èng như thế. Anh em bàn với nhau là cần phải có người lên tiếng về những gì Phạm Duy đã tuyên bố. Nhưng cái khổ là ai cũng già, tánh hay cả nể, thành ra không biết sự việc sẽ đi đến đâu?” Tôi hỏi: – “Xin bác cho biết tại sao bác tin mà kể cháu nghe những điều như vậy? Bác không sợ cháu sẽ viết cả ra trên giấy trắng mực đen sao?”
Ông Lê Hữu Mục la to: – “Thật thì bác cũng đã có ý đó. Bác nói chuyện này với một ông bạn Tiến Sĩ Toán ở Montréal. Ông ấy bảo: ‘Chúng mình đều lớn tuổi, há miệng mắc quai. Cái tâm Bông Giấy sáng hơn nên cô ấy dám viết ra mọi sự thật. Mình thua Bông Giấy điểm đó.’” Và ông Lê Hữu Mục kể: – “Vài tháng trước, vợ chồng ông Hà Thượng Nhân qua Canada , có tìm đến thăm bác. Trong câu chuyện, bác hỏi: ‘Tôi thấy anh vẫn ưu ái Bông Giấy. Vậy, nơi Bông Giấy có gì đặc biệt để anh phải đối xử như thế?’
Ông Hà Thượng Nhân trả lời: ‘Bông Giấy là người làm được cái việc mà đám già như chúng mình chẳng ai dám làm cả. Đó là viết ra những sự thật dơ bẩn của giới văn nghệ Việt Nam . Bông Giấy hơn chúng mình điểm ấy.’”
II. Câu chuyện điện thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Đúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam từ thời Kháng Chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng hơn mà ít người biết: “Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông.”
Tôi là một được người sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm 1967, dưới quyền giám đốc của ông Nguyễn Phụng, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp với nhiều người tài giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ “khuôn mặt lớn” của nền ca hát Việt Nam. Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:
1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Đông Phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Cung, Thương làu bậc ngũ âm”, thì phía nhạc Tây Phương, Mozart, Beethoven, Schubert… khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp. Cá nhân Phạm Duy cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng giống nhau một cách đơn điệu nhàm chán.
Phần kỹ thuật chẳng đưa ra được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nói cho đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay do sự đẩy đưa ngân nga trong cách trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.
2/ Điêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du “Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”, thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Beethoven, Chopin, Mozart, Schubert…. đến John Lennon, Nat King Cole, Ray Charles… đều là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng từ một đến hai, ba thứ nhạc khí.
Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại “son đố mì” ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học lóm được trong một lớp dự thính tại Conservatoire de Paris nhờ sự quen biết của ông anh Phạm Duy Khiêm gửi gấm, ông mới được có mặt? Dạo về sau ông cũng biết sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí trên ấy (viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?
3/ Sáng Tác.
Sáng tác đây đề cập ở hàng giá trị thật sự và có tầm vóc lớn. Giống như lời ông Hàn Vĩ từng viết ca tụng và đăng trong tác phẩm Bầy Chim Bỏ Xứ của Phạm Duy: “Tác phẩm của anh Phạm Duy phần lớn mang thể loại ca khúc, dù là những tác phẩm có tầm vóc lớn như những thể loại trường ca và tổ khúc cũng đều mang tính chất của loại nhạc có lời ca…”, thì rõ ràng các sáng tác của Phạm Duy, dẫu dựa trên nhiều đề tài, từ tình yêu trai gái đến tình tự dân tộc, chỉ đều là những sáng tác phải cần đến lời ca mới tới được gần quần chúng. (Rất nhiều bài phổ từ thi ca của các thi sĩ).
Giá trị âm nhạc thật sự hoàn toàn thiếu, đừng nói gì đến những từ ngữ sáo rỗng như “vua nhạc” (lời Đào Mộng Nam ), “đại tác phẩm”, “đệ nhất nhạc sĩ trong làng nhạc Việt Nam ”, “một điểm ‘chúng ta’ (sic!) có thể khẳng định là không ai, cho tới hằng trăm năm sau có thể làm được những lời hát tuyệt vời như một Phạm Duy” (lời Nguyên Thi) v.v.. và v.v… được đa số các người mà “một note nhạc bẻ làm đôi cũng không biết” đã trơ trẽn gán cho ông ta.
Có lẽ chính ngay tác giả của những từ ngữ đó khi đặt bút thành bài ca tụng Phạm Duy, cũng chẳng biết mình đang viết cái gì nữa! Giống như các trường ca khác, trong trường ca Hàn Mặc Tử (khiến Phạm Duy rất đắc ý), sự hợp nhất của tư tưởng âm nhạc hoàn toàn hỏng khi mà phần hòa âm lại do Duy Cường, con trai ông soạn, dựa theo phần ca khúc của ông. Ngoài ra, phần basse trở thành què quặt. Chant de basse không có.
Riêng với Minh Họa Kiều, hòa âm cũng do Duy Cường soạn, chèo cổ không ra chèo cổ, ả đào không ra ả đào, tân nhạc chẳng ra tân nhạc, ngâm thơ chẳng ra ngâm thơ. Có thể gọi đó là một loạt âm thanh tạp-pí-lù, vô hồn, trộn lẫn giữa tiếng vang của các nhạc khí dân tộc với tiếng vang của âm nhạc điện tử. (Âm thanh vô hồn có nghĩa rằng âm thanh được cấu tạo bằng MÁY mà không là truyền đạt từ trái tim và đôi bàn tay người nhạc sĩ trình diễn).
Có nhiều đoạn chát tai vì tiếng rít của cái keyboard được vặn lên ở mức độ cao. Ngồi nghe suốt một cuốn băng cassette dài 60 phút, thấy phần hát (rút từ lời thơ của cụ Nguyễn Du) quá nặng so với phần đàn, Minh Họa Kiều chỉ gợi cho tôi cảm giác đơn điệu buồn nản, chẳng chút rung động và không thể tìm ra được điều gì mới lạ. Tóm lại, qua nhạc phẩm Phạm Duy, nhất là ở các trường ca, chủ đề Đông Phương không ăn khớp với phần hòa âm cóp nhặt của Tây Phương, làm nên một kiểu âm nhạc “ông nói gà bà nói vịt”, tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và giả tạo.
Mozart khi viết một symphonie hay một opéra, đâu chỉ viết riêng phần violon hay soprano thôi, mà còn viết các phần khác bằng chính ngay tư tưởng và tài năng ông có. Do đó, bản sáng tác mới thống nhất được cái tuyệt diệu của nó, trở thành một khối âm thanh diễn tả sự thuần nhất tư tưởng và tình cảm của tác giả. 4/ Nhạc Lượng (valeur musicale)
Nói về tài đàn của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân.” Sự rung động đánh ngay vào tâm hồn thính giả là điều rất cần thiết trong âm nhạc. Xưa, nghe Prélude N.5 cung Ré bémol Trưởng của Chopin, người ta đâu cần ông phải viết thành lời mới có thể cảm thấy buồn rười rượi theo từng note phát ra từ chiếc dương cầm, vang lên như tiếng mưa rơi ngoài hiên lạnh; hay cùng ông tưởng tượng tiếng mưa đang rớt xuống từng giọt trên nắp chiếc quan tài?
Nghe đoản khúc Le Cygne trong sáng tác Carnaval des animaux của Saint Saens, đâu cần có lời mới biết được sự giẫy chết đau đớn cuối cùng của con thiên nga trên chiếc hồ rộng? Nghe Ouverture Egmont của Beethoven, đâu cần lời mới hình dung ra được sự hùng tráng của một cuộc chiến ngoài trận địa? Đọc Nguyễn Du, thấy tài âm nhạc của Thúy Kiều đã lên đến hàng tột đỉnh:
“Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
Tài âm nhạc này đã làm cho Kim Trọng
“… phải ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.”
Hay khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, thì:
“Bốn giây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.”
Tài đàn đã đến độ:
“Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày”
đến khiến Hồ Tôn Hiến phải “nhăn mày châu rơi!”
Thử hỏi, trong quá trình nhạc Phạm Duy, có bài nào gây được trong tâm hồn thính giả những rung động đích thực và dữ dội như các nhà soạn nhạc kia, và cả Thúy Kiều, đã tạo?
5/ Chủ Đề.
Nguyễn Du khi viết về tài âm nhạc của Thúy Kiều đã không chỉ đóng khung trong việc Thúy Kiều tài ba trên ngón đàn thôi, còn là tài ba trên cả sự sáng tác và chủ đề sáng tác.
Thiên Bạc Mệnh của Thúy Kiều, cũng như Symphonie Pathétique của Tchaikovski, Revolutionnaire của Chopin, Symphonie Inachevée của Schubert, Marriage de Figaro của Mozart, Symphonie số 5 của Beethoven. v.v đều dựa trên những chủ đề lớn của nhân loại (Thiên Nhiên, Định Mệnh, Con Người). Trong Symphonie số 9, dẫu chủ đề là Niềm Vui hay Tình Bạn, và có cả lời ca, nhưng lời ca này đã được Beethoven viết ra bằng một trong những thể loại cao của âm nhạc là choeur (đồng thanh).
Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy không nói lên được tính chất vĩ đại của nhân loại, mà chỉ quanh đi quẩn lại với cái tôi của những cặp tình nhân (Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Nghìn Trùng Xa Cách…), cái tôi của chính ông (các bài Tục Ca). Riêng các bài dân ca, ông luôn luôn “lập lờ đánh lận con đen” khiến thính giả cứ ngỡ phần lời là do chính ông soạn chứ không phải rút từ ca dao. Ví dụ bài Cái Trống Cơm.
Thảng hoặc có bài phô bày một bối cảnh xã hội, như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà thì ông cũng phải mượn từ bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan mới hoàn thành được sự nổi tiếng cho phần nhạc. Hoặc tệ hơn, bài Kỷ Vật Cho Em vẽ ra phần nào hình ảnh tang thương của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, ông đưa phần nhạc thê thiết vào với những lời thơ ủy mị tang tóc (mà ông cố ý “cầm nhầm”) của tác giả Linh Phương, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ấy đang ở vào giai đoạn chiến tranh sôi bỏng nhất. Riêng những ca khúc được giới sinh viên học sinh yêu thích như Em Hiền Như Ma Sơ, Thà Như Giọt Mưa, Năm Năm Tình Lận Đận, Phạm Duy phổ từ thi ca Nguyễn Tất Nhiên, lại là kết quả của một vụ kiện tác quyền đầu tiên mà ông ta phải đền cho thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên.
Vụ kiện này xảy ra vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng Sản, và cho đến nay các nhà văn, nhà báo hải ngoại vì nể nhà nhạc sĩ “lớn họng” mà quên đi luôn tâm huyết của một thi sĩ “bé miệng” đã quá cố. Vào thời điểm ấy, Nguyễn Tất Nhiên yêu cầu Phạm Duy phải ghi tên mình vào trên những bản nhạc đã lấy từ thi ca Nhiên mà phổ, nhưng Phạm Duy vẫn lờ đi, lại còn cả tiếng mắng rằng “Không có tao thì ai biết đến mày!” Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên còn rất trẻ nhưng gia đình ông uất ức vì thái độ xấc xược của Phạm Duy nên đâm đơn kiện ông ta. Kết quả, Phạm Duy phải đền cho Nguyễn Tất Nhiên một khoản tiền không nhỏ! (*)
Trên phương diện chủ đề, chưa kể các nhạc sĩ tiền chiến khác, so với Phạm Đình Chương hay Trịnh Công Sơn, Phạm Duy cũng đủ bị xếp vào hàng DƯỚI. Năm 1960, trong một buổi đại hội, giới sinh viên Văn Khoa Sàigòn từng tuyên bố: “Phạm Duy đã chết!” Báo chí phỏng vấn điều này, sinh viên trả lời: “Nhạc Phạm Duy bây giờ ủy mị quá; ông chỉ viết theo thị hiếu quần chúng mà chẳng nói lên được tư tưởng nào mới, không còn lành mạnh như những bản trong thời Kháng Chiến ông đã làm ra.”
Năm 64-65, Trịnh Công Sơn được bạn hữu tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sàigòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh, Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitare trên tay, cất lên giọng hát mình trong hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình. Những bản nhạc về sau được mệnh danh là “nhạc phản chiến”. Buổi hát rất thành công, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe. Trong phần giải lao, Phạm Duy xuất hiện trên bục gỗ, xin hát một bài góp vui.
Trong không khí đang trầm lắng sau những bài hát nói về bom đạn và những vết thương trên thân thể quê hương, Phạm Duy đã cùng khoảng vài chục đệ tử trong nhóm Du Ca của ông đồng hát bài Sức Mấy Mà Buồn, một bài nhạc mang đầy tính khôi hài và giễu cợt một cách thiếu đứng đắn.
Về sau, trên tạp chí Văn lúc ấy có tường thuật buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và cũng đã nghiêm khắc lên án trò đùa và phá phách không đúng chỗ của một người đã quá nổi tiếng lúc bấy giờ. Tôi cũng được nghe một câu chuyện từ giáo sư Lê Hữu Mục: “Phạm Duy một lần nói với ông Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư trường Đại Học Đài Loan: ‘Nếu tôi ở Nhật, người Nhật sẽ nuôi tôi suốt đời vì tài âm nhạc của tôi.’
Ông Trần Văn Đoàn hỏi lại: ‘Thế anh có biết chính phủ Nhật đã nhiều lần mời Trịnh Công Sơn sang Nhật và trả cho Sơn một giá rất hậu chăng? Anh bảo anh có tài, tại sao họ chẳng mời anh?’”
III. Trình bày 5 tiêu chuẩn tiêu biểu trên, tôi chỉ muốn đưa ra một chứng minh nhỏ rằng Phạm Duy chưa xứng gọi là khuôn mặt lớn NHẤT của nền âm nhạc Việt Nam như ông luôn luôn huênh hoang tự nhận và như lời ca tụng của nhiều người bạn ông. Ở đây, tôi không hoàn toàn chối bỏ khả năng âm nhạc của Phạm Duy, nhưng cái khả năng đó CHƯA THỂ GOÏI LÀ ĐỦ để tạo cho ông một chỗ đứng xứng đáng trong làng âm nhạc quốc tế.
Địa vị mà ông đạt được hiện nay trong riêng Miền Nam trước 1975 và cộng đồng người Việt hải ngoại, phải kể rằng phần lớn nảy sinh từ tính dễ dãi của quần chúng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng hiếu hòa; dưới cái nhìn quốc tế, người Việt Nam thường được xem là biểu tượng của sự vui vẻ và rộng lượng. Sự rộng lượng này được chứng minh trên nhiều hình thức, cơ hội.
Điển hình, trong một cuốn vidéo tape bày bán công khai, quay buổi trình diễn tái ngộ của bà ca sĩ Thái Thanh với thính giả Việt Nam hải ngoại, tổ chức tại Santa Ana, Thái Thanh lên sân khấu hát bản Dòng Sông Xanh, một nhạc phẩm của J. Strauss, Phạm Duy phổ lời Việt.
Bản này vốn cung Ré Trưởng, có những note rất cao dành cho phần premier violon. Qua giọng Thái Thanh, nhạc sĩ phải chuyển xuống thành Si bémol Trưởng; giọng hát bà ở vào thời kỳ tàn tạ, không lên đúng cao độ, nên nghe rất “phô”. Thế nhưng khi dứt bản nhạc, gần như toàn thể khán giả đều bắt chước đám quan khách thân cận cò mồi của gia đình Phạm Duy, ngồi ở hàng ghế đầu, đứng bật cả lên để vỗ tay ca ngợi bà.
Điều này cho thấy tinh thần người Việt Nam, ngay cả những người đang ở nước ngoài, vẫn tỏ ra dễ dãi và rộng lượng trước nghệ thuật và nghệ sĩ. Song song với cái nghèo và sự chậm tiến truyền đời của dân tộc, những đức tính kể trên của quần chúng Việt Nam đã tạo được cho Phạm Duy một chỗ đứng rất cao từ biết bao chục năm qua. Cuộc sống cá nhân và gia đình ông cũng được ưu đãi từ đó. Nhưng thử hỏi, ông đã trả lại được những gì cho quần chúng? Tên tuổi ông nổi lên nhờ quần chúng thì ông lại bảo các bản nhạc quần chúng yêu thích xưa nay của ông chỉ là làm trong chuồng xí!
Quê hương rơi vào tay Cộng Sản, gần hai triệu người phải bỏ ra đi, sống lây lất khắp nơi trên thế giới, có những người rất cùng túng, trong khi ông và gia đình vẫn phè phỡn trong một cảnh sống sung túc ở miền Nam Cali, thì ông lại bảo: “Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!” Đó là những cái tát phũ phàng của Phạm Duy vào mặt quần chúng miền Nam Việt Nam, những người đã đưa tên tuổi ông lên từ mấy chục năm qua. * * * Sĩ khí là điều rất cần thiết cho một nghệ sĩ, nhất là với một nghệ sĩ lớn.
Nhưng đáng tiếc thay, điều này không có trong ông Phạm Duy. Ông luôn luôn tự hào, và được bạn bè ông bốc thơm, rằng ông là một “đại nghệ sĩ”, nhưng ông sẵn sàng ngửa tay nhận 5,000 đô la một cách khúm núm, để rồi vào đêm 29/12/1996, cùng với một số ca nghệ sĩ “lớn” (?!) của thủ đô tị nạn Nam Cali làm cái hành động đứng giữa sân khấu Long Beach Convention Center, xưng tụng một mụ đàn bà điên khùng không ra gì như bà Thanh Hải bằng những danh từ vô cùng bóng bẩy.
Khoảng hơn một tuần sau, ông lại lên một đài phát thanh Việt ngữ ở Nam Cali, ca ngợi không tiếc lời những dòng “thi ca” trác tuyệt của bà này, điều dễ dàng làm đỏ mặt bất cứ ai còn có chút tự trọng trong mình. Và nghệ sĩ vốn thường mang cá chất cao ngạo. Nhưng với ông Phạm Duy, chữ cao ngạo này trở thành tự cao tự đại một cách hợm hĩnh, giả trá. Có lần tôi được giáo sư Lê Hữu Mục kể: “Trong một buổi trình diễn ở Đức, Phạm Duy tuyên bố giữa nhiều người: ‘Nhạc của tôi không thua gì các symphonie của Bee-thoven.’
Ông giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Đoàn bèn hỏi Phạm Duy: ‘Anh bảo nhạc của anh không thua gì các symphonie của Beetho- ven. Vậy xin hỏi, anh có phân biệt nổi thế nào là một symphonie và thế nào là một concerto không?’ Phạm Duy cứng họng không trả lời được.” Cũng theo lời ông Trần Văn Đoàn, lần khác, có mặt Đặng Thái Sơn, dương cầm thủ đoạt giải nhất Chopin ở Nga năm 1983, Phạm Duy hỏi Sơn: ‘Tại sao cháu chỉ đàn nhạc Chopin mà không đàn nhạc của bác (là Phạm Duy)?’ Đặng Thái Sơn ngoảnh mặt bỏ đi, không thèm trả lời.
Những điều trên, ông Trần Văn Đoàn kể lại cho giáo sư Lê Hữu Mục nghe nhân dịp gặp nhau mới đây giữa hai người tại Đại Học Hè Thụy Sĩ 1997. Ông Trần Văn Đoàn phê bình: “Phạm Duy hỗn! Đến ngay quê hương Beethoven mà lại dám bảo nhạc của mình không thua gì nhạc Beethoven!” Cách đây ba năm, trong một buổi trình diễn nhạc Phạm Duy tại Texas, đa số khán giả đã phẫn nộ khi nghe Phạm Duy tuyên bố giữa sân khấu: “Văn Cao sao bằng được tôi?” Hôm ấy có tin nhạc sĩ Văn Cao từ trần tại Hà Nội.
Hình ảnh nhà nghệ sĩ chân chính sống trong nghèo túng, không có đất đứng, bước đi xiêu vẹo giữa xã hội Cộng Sản qua những cuộn băng vidéo phổ biến tại hải ngoại đã khiến cho mọi người thật ngậm ngùi khi nhìn lại khuôn mặt trâng tráo bóng nhẫy đầy vẻ xôi thịt của Phạm Duy. Họ đứng lên ra về ngay. Tiếc thay, điều ấy hình như cũng chẳng dạy được cho Phạm Duy bài học nào!
IV. Nói về sự tự cao tự đại của Phạm Duy, không bút mực nào viết cho hết. Tuy nhiên, khi sự tự cao tự đại lên đến hàng tự nhận “Các ca khúc quần chúng yêu thích và tôn vinh xưa nay của tôi đều chỉ được viết ra trong chuồng xí!” thì quả thật tôi không còn ý kiến.
Ngày xưa Cao Bá Quát lừng lẫy về thi tài lẫn cả nỗi cao ngạo, nhưng thật sự, đối tượng cho nỗi cao ngạo của Cao Bá Quát chỉ hạn chế trong giới vua chúa cầm quyền chứ không là quần chúng. Chưa một bài thơ, một lời nào của Cao Bá Quát lưu lại trong sử sách cho thấy rằng ông có chút nhỏ lòng khinh miệt hay chống lại quần chúng. Phần Beethoven, khi nghe tin Napoléon tự phong mình là Hoàng đế, đã nổi giận giẫm nát bản Symphonie No. 3 lúc trước được đề tặng cho Napoléon.
Thế nhưng, trong suốt dòng nhạc vĩ đại của Beethoven, chẳng bất cứ sáng tác hay tư tưởng nào cho thấy có sự phản bội lại quần chúng đã yêu thích ông. Như đã nói, quần chúng Việt Nam vốn dễ dãi và rộng lượng. Người dân Việt Nam, dẫu ra tới hải ngoại rồi, vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn cái truyền thống trọng Kẻ Sĩ của người xưa. Dưới mắt họ, Phạm Duy điển hình cho một Kẻ Sĩ. Chỉ một điều buồn là Phạm Duy không đạt được tới chút nhỏ giá trị cao quý của hai chữ Kẻ Sĩ. Ông không phải là một Kẻ Sĩ trên đủ mọi mặt. Ông không có được cái Dũng, cái Chân, cái Nhân và cái Thiện rất cần thiết cho một nghệ sĩ chân chính.
Ông chỉ biết tôn thờ cái Tôi của chính ông. Ông khai thác tối đa cái Tôi ấy trên nhiều hình thức. Đó là quyền của ông. Nhưng ông không có quyền phản bội lại quần chúng đã ưu ái ông, đem miếng ăn, đem cả hào quang cho ông để mà tự hãnh. Ông không có quyền chà đạp lên sự đau khổ của nhân dân miền Nam bằng một câu nói rất là ít hiểu biết và vô trách nhiệm so với tên tuổi ông: “Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình.”
Ngoài tính dễ dãi và rộng lượng của quần chúng Việt Nam trong cái nhìn về nghệ thuật, phải nhấn mạnh thêm về sự THIẾU HIỂU BIẾT của những người chung quanh gần cận Phạm Duy; do đó, danh vọng ông mới có và đứng vững được suốt mấy chục năm qua. Mới đây, tôi được đọc một bài báo đăng trên tờ nguyệt san Việt Nam, xuất bản tại Canada, số 11 tháng 8/1997, có đoạn như sau: “Minh Họa Kiều thật sự là một symphonie Việt Nam có khả năng tạo thêm sinh lực đưa Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đi xa hơn vào tương lai trong thế giới văn minh kỹ thuật hiện đại…”
(Trích bài Phạm Duy Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Lời Cảm Ơn)
Đọc câu trên, những ai có lòng tự trọng không khỏi khó chịu và nổi giận thầm. Nguyễn Du là người duy nhất đã dám đi ngược lại và đương đầu với phong trào tư tưởng Nho giáo suy đồi thời đó để xây dựng một nền tư tưởng có tính Việt Nam; người đã một mình canh tân thể thơ lục bát, làm mới tiếng Việt. Bây giờ những gì ông đưa ra cách đây hơn 200 năm vẫn hợp thời, và ông được cả thế giới công nhận là đại thi hào.
Tác phẩm Truyện Kiều của ông, năm 1967, đã được UNESCO xếp vào hàng một trong 7 tác phẩm lớn của thế giới. Còn Phạm Duy? Thử hỏi ông đã làm gì để rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam trước cái nhìn quốc tế? Những ca khúc hay trường khúc được ông tự nhận và bạn bè ông ca tụng là sự “xây dựng một nền âm nhạc mới cho Việt Nam”, điều đó có đúng chăng? Có nên kể rằng những bản nhạc lai căng nửa Tây nửa Việt, cóp nhặt chỗ này một ít ngũ cung, chỗ kia một ít hợp âm Âu Mỹ, là độc đáo, mang bản sắc dân tộc, hoặc là một nghệ thuật mới?
Tôi khẳng định KHÔNG! Vì vậy, đọc những lời ca tụng đại loại như trên, tôi thật rất buồn cho chữ nghĩa Việt Nam và cái “sĩ khí” của những người còn biết cầm cây viết để viết lên những dòng chữ bằng tiếng Việt Nam! Ở dây, khoan kể đến câu “Hiểu thế nào là một sym- phonie?” như ông Trần Văn Đoàn đã hỏi Phạm Duy một lần ở Đức, nội cái việc đưa tên tuổi Phạm Duy đứng cạnh tên tuổi cụ Nguyễn Du cũng đã là một việc nhục nhã và chẳng nên làm chút nào đối với những ai còn chút liêm sỉ trong người.
V. Chuyện ông Phạm Duy là một loại truyện dài Nhân Dân Tự Vệ. Tôi là một người Việt Nam 100% nên cũng có tinh thần dễ dãi truyền đời trong máu huyết. Từ lâu tôi chán không muốn nghĩ đến, và cũng cả chán không muốn nghe các bản nhạc từ 1960 trở đi của ông.
Nhưng đến một lúc nào, tôi ngạc nhiên tự hỏi, một người đã quá già như thế (ông tự nhận là bạn cùng thời phiêu bạt với ông thân tôi, đã chết cách đây 40 năm) sao tư cách lại còn có thể làm cho đám hậu sinh như tôi phải đặt vấn đề như thế? Thật sự, tôi không phủ nhận sự đóng góp của ông Phạm Duy đối với dân tộc trên lãnh vực âm nhạc.
Việt Nam là một quốc gia nghèo nàn, chậm tiến. Tất cả các đóng góp của mọi người dân đều cần thiết. Thì với Phạm Duy, tuy rằng khả năng ông (tôi dùng chữ “khả năng” mà không là “tài năng”) chỉ thu hẹp trong một giới hạn nào đó, cũng là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu ông chịu nhận biết mình đang ở mức độ nào trong sự đóng góp và vị trí nào trong thế giới âm nhạc phong phú, là điều đáng quý; quần chúng và cả tôi nữa, sẵn sàng hết lòng ủng hộ ông.
[Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có những ngôi sao xuất hiện không lâu trên bầu trời ca khúc, nhưng không ai chối bỏ rằng các ngôi sao ấy đã sáng và sẽ còn sáng mãi -như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dzoãn Mẫn, Nguyễn Văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Đoàn Chuẩn, Từ Linh..v.v..] Nhưng bởi vì Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, và có những người đặt ông cao bằng Nguyễn Du thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái “vĩ đại” của ông một cách cụ thể. Bài viết này không đi ra ngoài mục đích đó.
VI. Nhìn lại dòng thời gian từ 1954 trở đi, Việt Nam có cái gì mới đáng để hãnh diện với thế giới? Và từ 1975 trở lại đây, vô số người Việt Nam đã đặt chân được tới bến bờ tự do, tiếp xúc biết bao trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới, nhưng nói riêng về ngành âm nhạc và nói chung về các ngành nghệ thuật, miền Nam Việt Nam có được sự tiến bộ nào chăng? Xin trả lời KHÔNG!
Trong một buổi họp mặt âm nhạc do giáo sư Tạ Văn Toàn tổ chức năm 1985 tại Montréal, có cả sự hiện diện của giáo sư Lê Hữu Mục, một vị khách ngoại quốc đã đưa ra câu hỏi: “Tại sao trong nhạc Việt Nam chẳng thấy có sáng tác nào lớn ngoài những ca khúc không quá hai trang giấy nhỏ?” Giáo sư Tạ Văn Toàn trả lời: “Việt Nam chỉ có các ca khúc chứ đâu đã thực sự có âm nhạc.
Vì vậy nhạc phẩm lớn làm sao xuất hiện được?” Lỗi này do ai? Tôi cho rằng phần lớn là do những người có cơ sở, có thế lực, địa vị trong các lãnh vực này. Quần chúng Việt Nam hải ngoại ưu đãi, tôn vinh họ, dành cho họ những chỗ đứng xứng đáng, nhưng đáp lại, họ chẳng làm gì để trả lại cho quần chúng ngoài sự vinh thân phì gia của chính họ và những cái tát phũ phàng nào đó trong sự bắt tay NGẦM hay CÔNG KHAI với phía ngoại bang hay với Cộng Sản.
Thực sự, tôi không tin ông Phạm Duy là một người thân Cộng, nhưng ông cũng không phải là người chủ trương chống Cộng. Ông từng tự nhận mình chỉ là người “chống gậy!” mà không chống Cộng! Theo như ông Lê Hữu Mục nhận định, đường lối chính trị của Phạm Duy rất lèng èng, không rõ rệt. [Trong tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, Phạm Duy phân biệt hai loại chim hiền và chim ác, ví như hai phía quần chúng quốc nội (trong có các người Cộng Sản thứ thiệt) với quần chúng hải ngoại. Chim ác ở lại. Chim hiền bỏ tổ bay đi.
Nhưng đến một hồi, ông Phạm Duy lại kêu gọi hai bầy chim vầy họp lại với nhau!] Cá nhân tôi nghĩ, do bởi trình độ tư tưởng chính trị thấp kém và bởi không có kiến thức về các danh từ chính trị và ngoại giao mà Phạm Duy đã vô tình bị Cộng Sản lợi dụng bằng chính những danh từ. Ví dụ, đối với người Quốc Gia, Hòa Bình có nghĩa là chấm dứt chiến tranh.
Nhưng đối với Cộng Sản, Hòa Bình phải là chấm dứt tư bản, làm tư bản tan rã. Cộng Sản đề ra chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, nhưng thật sự đó chỉ là những cái mặt nạ che giấu mưu đồ tồi tệ, làm lợi cho lực lượng cầm quyền Cộng Sản và mở rộng quan điểm xã hội chủ nghĩa của họ. Còn trên thực tế Việt Nam từ xưa đến nay chỉ có lý tưởng dân tộc chứ làm gì có chủ nghĩa dân tộc? Tính dân tộc thuần túy trong lòng người Việt Nam và chủ nghĩa dân tộc do Cộng Sản đề ra, khác nhau xa.
Một người mang tính dân tộc thì lúc nào cũng nghĩ đến dân tộc, điển hình qua các hình ảnh thân thiết của quê hương. Nhưng chủ nghĩa dân tộc lại được giải thích theo Duy Vật sử quan, và các khái niệm về dân tộc đã bị bóp méo hoàn toàn. Cộng Sản thường đưa ra những hình ảnh dễ đi vào lòng người, dựa trên Truyện Kiều, trên ngũ cung, trên dân gian. Cộng Sản hay nói đến hình ảnh người nông dân, nhưng trên thực tế có bao giờ thấy họ đề cao dân quê?
Đối với họ chỉ có công nhân là quan trọng, còn dân quê bị liệt vào hàng có tội với nhân dân vì đã sản xuất lúa gạo cung ứng cho giặc, cho tư bản. Muốn được nhìn nhận, người nông dân phải vào hợp tác xã do nhà cầm quyền làm chủ. Cũng vậy, lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước khác nhau. Một người mang lòng yêu nước thì lúc nào cũng mong làm sao cho đất nước tiến lên trên đủ mọi mặt.
Nhưng trong chủ nghĩa yêu nước mà Cộng Sản đề ra là đã có sự giết người, khát máu. Dân tộc Việt Nam vốn tính hiếu hòa, nhưng khi có ngoại xâm thì cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tuy nhiên, qua lối phân tích của Cộng Sản, người Việt Nam bao giờ cũng hiếu chiến (chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ, thậm chí chống luôn tất cả những ai cùng màu da huyết thống, nếu không là Cộng Sản thì phải là Ngụy!).
Kiểu nói của Cộng Sản là kiểu nói khích động quần chúng, khai thác triệt để lòng hiếu chiến của quần chúng. Phong trào quần chúng cũng bị Cộng Sản giải thích sai. Trong quần chúng, có những nhóm ô hợp nhưng cũng có những nhóm nổi lên vì chính nghĩa. Tất cả những việc lao động của dân đều mang tính chất góp phần vào lực lượng sản xuất chung; thì tinh thần này lại bị Cộng Sản cho là phục vụ kẻ bóc lột.
Phạm Duy không hiểu những điều như vậy, không am tường ý nghĩa các danh từ mà Cộng Sản đã đề ra. Ông cứ ngỡ Cộng Sản nghĩ về Dân Tộc hay Lòng Yêu Nước cũng giống như những người Việt thuần túy đã nghĩ. Ông không biết rằng Cộng Sản chỉ muốn đánh lừa người dân Miền Nam, nhất là người Việt hải ngoại, bằng các hình ảnh rất dân tộc, mà thật thì chỉ là muốn tiêu diệt người Quốc Gia. Vì vậy, ông bị lầm và bị lợi dụng một cách vô tình hay hữu ý. Ông đưa ra trong âm nhạc của ông những hình ảnh như Truyện Kiều, Mẹ Việt Nam, người dân quê…
Ông kêu gọi mọi người ngồi lại với nhau (Việt Nam Việt Nam! Bầy Chim Bỏ Xứ) [Cũng có thể ông Phạm Duy tự cho mình là thiên tài, nên có quyền vượt lên trên tất cả mọi chính kiến. Nhưng ông quên một điều, dẫu cho có là thiên tài thật chăng nữa thì ông vẫn là một con người có xứ sở, quốc gia, chứ không thể giống như con khỉ Tôn Ngộ Không, từ đất từ núi mà nảy sinh trong cuộc đời!] VII. Ở đây, tôi đồng ý rằng đến một lúc nào trên cái nhìn chung về dân tộc, vấn đề hợp lưu cần được nêu lên.
Nhưng hợp lưu có nghĩa là NGỒI LẠI VỚI NHAU MỘT CÁCH NGANG HÀNG, chứ không là van xin quỵ lụy một chiều. Phạm Duy đã viết ra những lời nhạc không bằng lòng yêu nước hay bằng tinh thần người Việt Quốc Gia chân chính, mà là bằng lối suy nghĩ của Cộng Sản hay của một thế lực ngoại bang. Quần chúng bị ông lôi cuốn vào sự suy nghĩ sai lầm riêng nên cũng suy nghĩ theo lối suy nghĩ của Cộng Sản hay ngoại bang hồi nào không biết.
Thực hơn hết, theo tôi, Phạm Duy chỉ là người “chống chống Cộng” đúng đường lối của Mỹ. Trước kia, Mỹ là quốc gia chống Cộng hàng đầu thế giới, nhưng bây giờ, chính sách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi. Những người Việt Nam làm việc và ăn lương của Mỹ cũng phải thay đổi luôn. Có nên nghi ngờ Phạm Duy cũng là một trong những người của số Việt Nam này chăng? Mới đây, tôi được nghe giáo sư Lê Hữu Mục kể rằng: “Phạm Duy có nhắn lời với một người bạn bên Tây của bác và cũng với chú Lê Ngọc Linh em trai bác rằng sẽ kiện bác ra tòa và sẽ bảo đàn em tìm bác mà đập cho một trận.”
Đây cũng là một điều làm tôi phải suy nghĩ. Tự hỏi, Phạm Duy, một nhạc sĩ nổi tiếng và đã lớn tuổi, sao lại tỏ ra côn đồ thô bạo như thế, hết đe đánh Văn Thanh vì một bài viết, tới đòi đập giáo sư Lê Hữu Mục vì những lời tố cáo. Tư cách văn nhân nghệ sĩ của ông ở đâu? Quần chúng liệu có nhìn ra điều ấy?
Hay là ông dựa vào một thế lực nào ghê gớm mới có thể phô bày sự hống hách ngay chính trên một đất nước rất tôn trọng nhân quyền và luật pháp như xứ Hoa Kỳ? Đọc lịch sử Việt Nam, thời thực dân, thấy có ba nhân vật ra hợp tác với Tây là Tôn Thọ Tường, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ. Mỗi người đều có thái độ và ý nghĩ khác nhau trong hành động của mình. Nguyễn Trường Tộ chỉ trong mấy tháng ra làm việc mà về sau cứ hối hận mãi theo điều ấy. Ông chuộc lỗi với dân tộc bằng cách cố lòng tranh đấu cho Việt Nam, viết 150 bản điều trần dâng lên vua Tự Đức với ước nguyện mong thay đổi khá hơn cho đất nước.
Trương Vĩnh Ký hợp tác với Tây hoàn toàn trên phương diện văn hóa, cũng mang lòng hối hận khôn nguôi. Riêng Tôn Thọ Tường chẳng những đã vênh váo vì cơm no áo ấm trong khi đồng bào rất đói khổ, lại còn hết lòng hết dạ ca tụng sức mạnh văn minh của bọn thực dân. Tôi tự hỏi, không biết ông Phạm Duy thuộc hàng nào trong số ba con người lịch sử hợp tác với ngoại bang, ở trên tôi vừa kể?
Trần Thị Bông Giấy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...