Đời tôi sao khổ thế này
Bé thời xa bố già thời mất con
Chúa ơi Chúa ở trên cao
Xin mau hóa giải nỗi oan tình này
Tôi là người bắc di cư năm 1954. Tuy nhiên tôi không có ý niệm gì về cuộc di cư vĩ đại này vì lúc ấy tôi còn bé lắm, chỉ mới một tuổi thôi. Tôi chỉ biết bởi vì cuộc di cư này mà chúng tôi đã trở thành mẹ hóa con côi nơi xứ lạ quê người… Lớn lên một tí, tôi hỏi mẹ bố tôi đâu, mẹ tôi chỉ ôm tôi mà khóc. Tôi hỏi anh, anh tôi lại mắng : "Đừng hỏi nữa, mẹ buồn". Do đó, tôi phải tự dọ dẫm, nghe ngóng lấy một mình. Cuối cùng tôi cũng biết được mọi việc tuy rằng rất mơ hồ và không chính xác cho lắm.
Gia đình chúng tôi bốn người, ở ngoại ô Hà Nội. Lẽ ra tôi cũng có được một gia đình hạnh phúc đầm ấm, vì bố tôi là thầy giáo, mẹ tôi là y tá, việc sinh nhai chắc hẳn không khó khăn lắm. Thế nhưng đột nhiên, bố mẹ tôi lại âm thầm khăn gói và lặng lẻ bồng bế anh em tôi ra đi trong đêm tối. Khi chúng tôi đến biễn, nơi có con tàu há mồm đang đậu ngoài khơi, thì đã có đầy người trên bãi chờ đợi canô đến đón. Người ta phải lội xuống nước,chen chúc giành giựt nhau leo lên canô, thật là hỗn loạn. Đến phiến chúng tôi thì trời đã xế chiều, tôi không hiểu lúc đó ở bãi biển hỗn độn thế nào, sau khi đưa được mẹ con tôi và ít đồ đạc lên canô, bố tôi lại bị gạt ra. Do mệt mỏi, lại bị nhiều người níu kéo dành giựt leo lên canô , bố tôi đuối sức, không vịn được thành canô, bị lôi xuống nước và không vươn lên được. Thế rồi, chiếc canô rời bãi giữa tiếng than khóc của mẹ con tôi. Chiếc canô lướt sóng hướng về con tàu há mồm, nơi đó có những người lính ngoại quốc tiếp đón. Họ hướng dẫn lên bong tàu, cấp phát những thùng đồ ăn rồi dồn chúng tôi về một phía nơi đã có căng sẵn tăng lều che nắng mưa.
Rạng sáng thì tàu khép miệng lại, nhổ neo chạy thẳng ra khơi mịt mù, chẵng cần biết nơi bãi biễn vẫn còn đám đông người trong đó có bố tôi đang lố nhố kêu la. Được hai ngày thì tàu cập vào một hải cảng vào lúc rạng đông, nơi đó có sẵn đoàn xe cam nhông đợi chờ. Chúng tôi lại được dồn lên xe bít bùng mà chẳng biết sẽ chạy về đâu. Đến xế trưa thì chúng tôi lại được đổ dồn xuống sân của một trường tiểu học. Sau khi được hướng dẫn lập thủ tục kê khai lý lịch từng chi tiết và khám sức khỏe, chúng tôi được phân loại theo hộ tịch và đưa lên xe đến một khu gần bãi biển đã dựng sẵn những dãy nhà tiền chế dành làm nơi tạm cư cho người di cư. Mẹ tôi , sau mấy ngày khóc lóc, ngược suôi dò tìm tin tức của bố tôi trong tuyệt vọng. Mẹ đã lau khô nước mắt, để anh tôi ở nhà bồng bế tôi, mẹ ra tình nguyện làm việc cho Hội Hồng Thập Tự, hi vọng sẽ dể dàng nghe ngóng tin tức của bố tôi. Mẹ là y tá có mang theo giấy tờ chứng minh nên cũng được chính quyền địa phương nâng đỡ, cho làm việc tại bệnh xá địa phương. Khi anh tôi thi đậu vào trường trung học Võ Tánh, mẹ cũng xin chuyễn được về thành phố, làm việc tại bệnh viện Nha Trang. Sau đó quyết định dọn nhà về khu Phước hải để anh tôi tiện bề học hành. Khu Phước hải không phải là khu định cư, nhưng người bắc di cư chúng tôi muốn tập trung lại sống gần nhau để dể bề giúp đỡ. Chính quyền trong chương trình nới rộng thị xã, đã dễ dàng cấp đất cho chúng tôi xây cất nhà cửa.Trước kia, đây là bãi tha ma rộng lớn ở ngoại ô thị xã Nha Trang. Chúng tôi phải di dời mồ mả và tự xây cất lấy. Mới đầu chỉ là những căn nhà tôn, dần dần nhờ cần kiệm, chúng tôi đã sửa nhà tôn thành nhà ngói, có người còn lên nhà lầu. Chẳng bao lâu, khu Phước hải đã trở thành khu phố sầm uất của người bắc di cư. Mẹ tôi sáng đạp xe đi làm, chiều về đi chích thuốc dạo. Anh tôi mỗi ngày đi học cùng bạn hàng xóm. Tôi thì được gởi cho người kế bên nhà, chờ anh hoặc mẹ đi làm về. Thời gian cứ thế trôi qua, mẹ vất vả kiếm tiền nuôi con, anh miệt mài sách vở. Tôi cũng chập chững biết đi, rồi bập bẹ tập nói bên người hàng xóm. Anh tôi sau nhiều năm cố gắng đã đậu tú tài, vào Saigon thi đậu luôn vào trường Sư phạm. Mẹ tôi mừng rở vì anh đã nối được nghiệp của bố tôi . Mẹ lại lo làm việc nhiều hơn để chu cấp cho anh tôi học đại học.Tôi cũng qua được mẫu giáo và đang học tiểu học gần nhà. Trường Giuse Nghĩa Thục do các sư huynh Lasan lập nên để dạy dỗ trẻ em nghèo quanh khu Chợ Xóm Mới. Trường gồm frère hiệu trưởng và frère giám học đã lớn tuổi, hai frère trẻ và vài cô giáo. Frère giám học hình như đã chú ý đến tôi đặc biệt, có lẽ tại tôi côi cút, trầm lặng ít nói, cần được săn sóc hơn các trẻ em khác. Từ từ tôi cũng cảm thấy thoái mái và dạn dĩ hơn. Tôi ở lại trong trường đến chiều quanh quẩn bên frère cho tới khi trường đóng cửa . Sau bậc tiểu học , tôi thi đậu vào trường trung học Võ Tánh. Tuy nhiên tôi vẫn ghé trường Giuse thăm frère giám học thường xuyên. Tôi còn sinh hoạt trong đoàn Thanh sinh công , một một đoàn thể tổ chức như đoàn Hướng đạo, giúp học sinh công giáo của các trường trung học địa phương có dịp sinh hoạt với nhau trong các công tác xã hội. Vì là còn phôi thai nên đoàn có được sự hổ trợ và hướng dẫn của các sư huynh Lasan. Nhờ vậy, tôi đã có dịp sinh hoạt chung với đoàn Việt sinh của trường trung học Bá ninh.Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy mỗi năm có một vài huynh trưởng Việt sinh vắng mặt, hỏi ra mới biết các anh đã được gọi lên Đồi Lasan tu tập. Tôi cũng mơ ước được như họ, nhưng chỉ là ước mơ trong thầm kín mà thôi vì hình như chuyện đó quá xa vời đối với tôi. Anh tôi cuối cùng đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Sau khi thụ huấn khóa căn bản quân sự, anh được thuyên chuyển về Nha trang dạy trường trung học Võ Tánh. Anh cản không cho mẹ đi chích thuốc dạo nữa : “Mẹ đã lớn tuổi rồi cần ở nhà tịnh dưỡng nghỉ ngơi.” Mẹ chiều ý anh nhưng mỗi chiều lại mặc áo dài chỉnh tề ra Nhà Thờ cầu nguyện. Mẹ còn gia nhập hội Các Bà mẹ Công giáo để quen biết nhiều người, tiện bề kiếm vợ cho anh. Khi anh tôi lập gia đình, anh muốn mời mẹ và tôi về ở chung. Bấy giờ tôi mới thổ lộ tâm can, tôi xin phép mẹ và anh cho tôi được lên Đồi Lasan tu tập theo bước chân của Thánh Gioan Lasan. Anh tôi phản đối ngay : " Mình chỉ còn ba mẹ con, phải nương nhau mà sống, em mà đi mẹ sẽ buồn lắm..". Mẹ tôi thì im lặng, lúc sau mẹ chậm rải nói " Nếu là thánh ý của Chúa, con hãy làm theo ước nguyện của mình. Con đừng lo cho mẹ, mẹ đã có anh con săn sóc rồi ". Quả thật tôi không hiểu mẹ đã nghĩ gì mà bằng lòng cho tôi đi tu dễ dàng như vậy, có lẽ mẹ muốn dùng tôi làm lể vật hi sinh để cầu khẫn Thiên Chúa thương ban bình an cho bố tôi mà giờ đây chẵng biết sống chết thế nào bên kia bờ vĩ tuyến.
Năm đầu tiên tu tập trên Đồi Lasan, tôi đã gặp nhiều khó khăn và vất vả vì phải chuyễn đổi từ chương trinh Việt sang chương trình Pháp, lại phải học thêm tiếng Latin, nhưng tôi từ từ rồi quen vì nơi đây chỉ có kinh nguyện và học tập. Sau cùng, tôi cũng đã đậu được bằng tú tài Pháp và đã được khấn để mặc áo dòng. Thật là cảm động trong bộ áo choàng thâm nhìn xuống, bắt gặp đôi mằt nhân từ của frère giám học, người đã nâng đở tôi nay đã già nhưng hình bóng thánh Gioan Lasan vẫn quanh quẫn bên frère.
Sau khi khấn để trở thành một sư huynh, tôi được đưa lên Đà Lạt, ở trường Adran để học thêm thần học và căn bản sư phạm. Tôi còn ghi danh Văn Khoa để tiếp tục chương trình đại học. Năm sau tôi trở lại Đồi Lasan và được phân phối xuống thực tập dạy học tại trường trung tiểu học Lasan Vĩnh Phước dưới chân đồi. Trường gần nhà Dòng, rất tiện cho việc huấn luyện nên các frère trẻ đến thực tập. Riêng cấp tiểu học thì nhà trường phải mướn thêm các cô giáo. Vì nhu cầu nhân sự, nhà trường chỉ có thể tuyển các cô giáo mà thôi, vì các thanh niên sau khi đậu tú tài, nếu không muốn nhập ngủ sớm, phải vào Saigon hoặc lên Đà Lạt ghi danh vào đại học mới có thể kéo dài thêm tuổi học trò. Các cô giáo cũng đã có bằng tú tài và mỗi mùa hè cũng được đưa vào Saigon dự các khóa bổ túc sư phạm do các soeur Vinh Sơn giảng dạy. Tôi ở tuổi mới lớn, đã sống trong bốn bức tường, bên lời giáo huấn nghiêm khắc của Bề Trên và tâm hồn tràn ngập lý tưởng Lasan, nhưng khi nhìn thấy nét xinh tươi và giọng nói trong trẻo của các cô giáo, tim tôi cũng bồi hồi, cảm giác là lạ khó tả. Tuy vậy, trước mặt các cô giáo tôi vẫn cố tỏ ra nghiêm nghị. Tôi không biết các huynh trưởng của tôi có cùng cảm giác như tôi hay không bởi vì chẳng có ai muốn thổ lộ tâm tư của mình ngoài trừ khi giải bày cùng cha linh hướng trong những lúc xưng tội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có gì đáng tiếc xảy, có lẽ vì chúng tôi biết kềm chế, vả lại thời gian thực tập không lâu, chúng tôi lại phải trở lại trường đại học lấy bằng cử nhân, rồi lo đi du học hoặc giảng dạy trên trung học. Một chân trời mở rộng, tình cảm tâm lý cũng biến đổi nên dể dàng quyên đi các cô giáo tỉnh nhỏ
Bây giờ là đầu năm năm 1975, tôi đang dạy thực tập tại trường trung tiểu học Lasan Vĩnh Phước. Tình hình chiến sự không được khả quan. Quảng Trị với đại lộ kinh hoàng. Rồi Huế, Đà Nẵng, quân dân bỏ chạy, tranh nhau leo lên tàu ra biển. Kế đến, Pleiku, Ban Mê Thuộc, quân đội được lệnh rút cấp thời, dân chúng cũng gồng gánh chạy theo, đường đèo trở nên suối màu mỗi khi bị việt cộng pháo kích tấn công. Nhà Dòng buộc lòng phải có kế hoạch di tản các tập sinh, đã lo thuê sẵn tàu phòng khi hửu sự. Tôi xin phép Nhà Dòng cho mẹ và anh chi tôi được tháp tùng. Nhờ vậy , gia đình tôi đã đến được Saigon bình an trước ngày Nha Trang bị bỏ ngỏ. Nhà Dòng thu xếp cho các em tập sinh được tạm trú tại trường trung học Lasan Đức Minh để thân nhân dể tìm đón các em về với gia đình. Các frère trẻ lúc nay cũng bị giao động mãnh liệt vì tin tức xấu về vận mệnh đất nước mỗi ngày một nhiều. Việt cộng sẽ tấn công thủ đô là điều không thể tránh khỏi. Một frère có người trong gia đình muốn tổ chức vượt biên, hỏi tôi có muốn tham gia không. Tôi về hỏi ý kiến mẹ và anh. Mẹ bảo các con còn trẻ hãy tự quyết định lấy tương lai mình, đừng lo cho mẹ, mẹ già rồi, chẳng muốn đi đâu cả, mẹ phải ở lại tìm bố của các con, ly biệt bố suốt 20 năm là cả một sai lầm lớn trong đời mẹ. Mẹ không đi, anh tôi quyết định ở lại săn sóc mẹ. Do đó, tôi cũng tình nguyện ở lại trông nom các tập sinh chờ thân nhân đến đón để các frère khác rộng thì giờ thu xếp công việc riêng của họ. Thế rồi, ngày phải đến đã đến. Ngày 30 tháng tư,Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Mở cửa dinh Độc Lập chờ đợi quân đội Bắc Việt vào tiếp thu. Thủ đô tránh được thảm cảnh đẩm máu, chỉ có dân quân hớt hãi chạy toán loạn tìm đường thoát thân.
Chính quyền cộng sản và bộ đội từ từ tiếp thu mọi nơi, công sở và trường học đều bị chiếm đóng. Cơ sở nhà Dòng Lasan bị tịch thu, chỉ còn dãy nhà ở Mai Thôn làm nơi tạm cư cho các frère già. Các frère trẻ được phép trở về với gia đình, tùy nghi sinh sống theo hoàn cảnh từng người. Tôi về ở với mẹ và anh chị Hai. Mẹ tôi không biết nghe tin từ đâu mà mặt mày lúc nào cũng rạng rỡ, cười nói, không còn hiu hắt thảm não như trước kia. Công an địa phương hạch hỏi, gây khó khăn đủ điều mà mẹ cũng chẳng bực bội phàn nàn. Mẹ bảo Bố vẫn còn khỏe mạnh, sẽ vào Saigon gặp lại các con sớm thôi… Quả thật bố tôi đã vào Saigon. Ông đã tìm đến thăm mẹ con chúng tôi. Nhưng ông đến như người đồng hương tìm thăm hàng xóm chứ không phải để tìm gặp vợ con sau mấy mươi năm xa cách. Ông khoa trương chế độ trước những khuôn mặt thất thần, đang lo lắng không biết sẽ bị chính quyền mới đối xử ra sao. Tôi khó chịu nhìn ông, hững hờ đối đáp những câu vô nghĩa. Ông không phải là bố tôi, không thể chấp nhận được. Bởi vì người bố trong tâm tưởng tôi từ tấm bé rất hòa nhã và đáng kính. Ông bảo ông đã lấy vợ và có hai con, một trai một gái, cũng đang thu xếp để vào Saigon sớm. Mẹ tôi nhìn ông, nghe ông nói mà chỉ biết khóc. Giờ đây có hỏi han, có kể lể những chuyện đau thương đã qua cũng bằng thừa. Ông kể lại, sau khi bị hất ra khỏi canô, ông ngã xuống nước, mệt lả người và hình như đã ngất đi lúc nào không biết. Người ta kéo ông lên bờ, khi ông tỉnh lại thì con tàu há mồm đã mất hút. Ông vừa buồn bã vừa lo sợ, tìm đường về nhà. Cũng may chưa ai phát giác, có ai hỏi thì ông cứ ậm ờ nói đã cho mấy mẹ con về bên ngoại nghỉ hè. Sau đó ông xin chuyển về dạy ở Hà Nội và quen một cô giáo nơi trường mới. Cô thương ông và muốn lập gia đình với ông. Có lẽ cô cũng biết ông đã có vợ con nhưng không hỏi. Bố cô là cán bộ cao cấp nên mọi việc cũng dễ dàng , ông còn được chuyển về phục vụ tại bộ Giáo Dục nên đời sống gia đình cũng ổn định. Tiếp xúc với ông lâu ngày, tôi thấy ông cũng cởi mở, không đến nỗi tệ. Tình cha con hình như có sợi dây vô hình nào đó thắt chặt, tôi bắt đầu gọi ông bằng bố. Ông cũng tỏ vẻ xin lỗi đã quá khách sáo lúc đầu gặp mặt. Ông bảo xã hội cộng sản miền bắc là thế đó. Mọi người lúc nào cũng dòm ngó nghi kỵ lẫn nhau, moi móc sơ hở của người khác để mà tiến thân. Vợ con ông rồi cũng đến Saigon. Bà cũng đến thăm mẹ con tôi, cũng chị chị em em với mẹ tôi. Bà không cản bố tôi đến thăm mẹ con tôi, nhưng không cho phép bố chính thức nhận lại mẹ con tôi, sợ ảnh hưởng tới quyền lợi của mẹ con bà cũng như ảnh hưởng tới chức quyền của bố tôi.
Anh tôi là giáo chức, theo lệnh của chính quyền mới, ra trình diện học tập đường lối chính trị của Đảng và Nhà Nước mười ngày rồi trở về nhà chờ lệnh, nhờ bố tôi bảo lãnh, anh được ở lại Saigon và đi dạy lại. Tôi thì khỏi đi trình diện đâu cả, nhưng vì có một số em tập sinh chưa có thân nhân đến đón mà trường Đức Minh lại bị trưng dụng. Cha mẹ các em vẫn còn kẹt lại ở miền trung. Do đó tôi đã tình nguyện và được cấp giấy phép mang các em về lại Nha Trang để thân nhân dễ dàng đón về nhà. May mắn thay, các em đã trở về nhà an toàn. Mẹ tôi cũng trở về Nha Trang, nhưng mẹ không trình diện nhiệm sở cũ. Mẹ mở môt tiệm tạp hóa để tôi có phương tiện sinh sống và mẹ đi đi về về thăm bố và anh Hai tôi . Tôi nhờ có cửa hàng của mẹ, nên có nhiều mối giao hàng cho các tỉnh miền trung. Công việc vất vả và bận rộn. Tình cờ tôi gặp lại cô giáo Thanh, trông cô thật xơ xác, tôi nhìn mãi mới nhận ra. Cô cũng không nhìn ra tôi, bởi vì khi cởi áo dòng, tôi trông cũng khác lạ. Nhận ra thì mừng rở, nhìn nhau mà khóc, nói chẵng nên lời. Cô giáo Thanh không phải là người khiến tim tôi rung động phút ban đầu. Lúc ấy, cô tự nhiên, không e ấp như các cô giáo khác. Cô đã có bồ, bạn trai cô là sĩ quan, thường lái xe jeep đến đón cô mỗi chiều cuối tuần, anh ta cũng là bạn của anh cô, họ đang hứa hẹn làm đám cưới vào mùa hè này.
Giờ đây thì cô không còn gì cả, bố cô là cấp tá nên bị đưa ra bắc lưu đầy. Anh cô bị đi học tập ở trại A 30 Tuy Hòa. Bạn trai cô đã tử trận khi cố gắng bảo vệ vòng đai cuối cùng của bộ tư lệnh tiền phương Phan Rang. Nhà cửa cô bị tịch thâu, họ muốn đẫy mẹ con cô vào vùng kinh tế mới, nhưng mẹ cô không chịu, cứ sống lây lất, buôn bán lặt vặt, kiếm tiền đi thăm nuôi anh cô. Tôi hứa sẽ giúp đở cô qua khỏi lúc khó khăn này. Giao hàng để cô đi chạy hàng, giúp vốn mỗi khi cô kiếm được mối làm ăn nhỏ. Tiếp xúc nhau lâu ngày, chúng tôi yêu nhau và quyết định lập gia đình với nhau. Mẹ tôi rất hài lòng cô dâu mới, biết hiếu kính mẹ chồng và chịu khó làm ăn. Mẹ không phàn nàn khi cô gom góp, gói gém về giúp mẹ và nuôi anh đang ở trại cải tạo. Thỉnh thoảng mẹ còn bảo tôi cùng với vợ và mẹ vợ đi thăm cho có tình nghĩa. Thấy mẹ rộng lượng với vợ, tôi cũng yên tâm và thầm cảm ơn mẹ . Anh và bố vợ tôi sau nhiều năm cải tạo cũng được trở về với gia đình, sau đó đi Mỹ theo diện HO. Vợ tôi bớt được gánh nặng, có thì giờ săn sóc chồng con. Chúng tôi sinh được hai cháu gái khi con gái lớn học xong trung học, chúng tôi quyết định dọn về Saigon để con cái học đại học dể dàng hơn. Mẹ tôi cũng đồng ý như vây,mẹ đã lớn tuổi rồi, muốn gần gụi bố và anh hai tôi thường xuyên hơn trong chuỗi ngày còn lại. Con gái lớn của tôi ,sau khi tốt nghiệp ngành kế toán đã kết hôn với một kỹ sư điện tữ. Chúng nó làm việc cho một công ty nước ngoài, lương bổng cũng khá nên tôi yên tâm. Riêng cô gái út, tính tình nóng nảy. Chê Saigon ngột ngạt thiếu tự do, muốn đi du học. Bố tôi xin cho nó được học bổng đi du học Ba Lan hai năm. Tuy không thích lắm nhưng nó cũng bằng lòng vì dù sao đi du học cũng đỡ hơn phải ở lại Saigon. Qua bên đó, không biết nó học hành ra sao, chát chiết thế nào mà quen được một anh chàng kỹ sư bên Mỹ. Anh ta bảo lúc bé cũng ở Phước Hãi, có biết hai chị em nó. Anh ta cũng bay sang Ba Lan thăm và hứa khi nó trở lại Việt Nam anh sẽ về lập thủ tục bảo lãnh nó sang Mỹ. Quả thật, con tôi về lại Việt Nam sáu tháng thì anh ta cũng bay về thăm viếng gia đình tôi. Thấy anh ta lịch sự, nói năng lễ phép, chúng tôi rất ưng ý. Anh ta còn hứa hẹn sang năm sẽ đưa bố mẹ về làm đám cưới và đón cô dâu sang Mỹ luôn. Thật là phúc đức, con tôi thật có phúc , chúng tôi chỉ biết thầm cảm tạ Chúa Trời . Đám cưới thật rềnh rang, có cả bố mẹ hai bên, khiến vợ chồng tôi cũng nở mày nở mặt với họ hàng. Anh chị xui còn mời chúng tôi sang Mỹ ở chung cho vui.
Con gái út của tôi sang Mỹ, sau khi có thẻ xanh liền làm giấy bảo lãnh cho vợ chồng tôi. Năm sau lại thông báo nó làm việc cho chính phủ Mỹ, hi vọng sẽ bảo lảnh chúng tôi sang Mỹ sớm hơn dự định. Giấy tờ đi Mỹ của chúng tôi thật suông sẻ, phóng vấn cũng dễ dàng, tiệc tiễn đưa chúng tôi thật trang trọng. Mọi người chúc mừng khiến chúng tôi thêm hãnh diện có được con ngoan và rể quí. Chúng tôi đến phi trường San Francisco. Vợ chồng con chúng tôi đón về Sacramento,thủ phủ của California. Căn nhà rộng lớn , phòng ốc sáng sủa, chúng tôi có được phòng riêng nhìn ra vườn. Hai tuần lễ đầu con gái và con rể quấn quít bên chúng tôi, đưa đi ăn nhà hàng, thăm viếng San Francisco, San Jose, nơi có đông đúc những người Việt Nam. Anh chị xui cũng mời chúng tôi đến nhà chơi, ông bà đã về hưu, nhà cửa thật tươm tất gọn gàng. Hai tuần sau, con gái tôi bảo đã hết phép, phải đi làm, lại phải trực đêm nên sẽ không ở nhà ban đêm. Tôi cứ ngỡ nó làm y tá, nhưng dần dà rồi mới hiểu ra. Con tôi đã dối chúng tôi, nó đã tình nguyện gia nhập vào vệ binh quốc gia mà dám bảo là làm việc cho chính phủ như một công chức. Không biết vợ chồng chúng nó mới lấy nhau mà đã cơm lạnh canh nhạt như thế nào khiến nó phải tình nguyện đi lính. Thế rồi con tôi lấy cớ không được phép có bầu và sinh con trong thời gian huấn luyện và phục vụ trong quân đội nên không gần gũi với chồng, chúng nó từ từ xa nhau. Tuy nhiên con rể rất tốt, vẫn thương vợ, chịu đựng, vui vẻ đón chúng tôi sang Mỹ hy vọng chúng tôi sang đây, sẽ khuyên giải con tôi dễ dàng hơn. Nghe qua mọi việc, tôi rất giận, vội kêu con gái về rày la và khuyên can. Nhưng con tôi bảo việc của chúng nó để chúng nó giải quyết, người lớn không nên xen vào. Trách mắng mãi, nó bực quá nên cho hay là trong thời gian thụ huấn và phục vụ quân đội, nó phải lòng một sĩ quan người Mễ, nó đang muốn ly dị với chồng để sống chung với anh ta. Quả thật như sét đánh bên tai, tôi không còn chịu đựng được nữa, bảo nó phải lập tức về xin lỗi chồng, nếu không chúng tôi sẽ từ bỏ nó luôn. Nó vẫn ngoan cố nói, mang chúng tôi qua được đất nước tự do này là nó đã làm tròn chữ hiếu, nếu bố mẹ không tôn trọng quyền tự do của nó, nó không về nhà nữa. Và nó đã đi luôn, bỏ mặc chúng tôi với thằng con rễ tội nghiệp. Giờ đây tôi không biết làm gì nữa ngoài khóc lóc và than thân trách phận. Tôi nên giận con gái tôi hay nên trách bản thân mình không biết dạy giỗ con theo đường ngay lẽ phải. Phải chăng xã hội cộng sản đã biến đổi người dân như vậy. Tôi từ một tu sĩ khả ái bị biến đổi thành một anh chạy hàng rong kiếm sống qua ngày. Mọi người dân phải biết chụp giựt, phải biết dìm người khác để lấy cơ hội tiến thân. Thằng con rễ tội nghiệp giờ đây lại phải an ủi chúng tôi, bảo bố mẹ đừng quá đau buồn, từ từ em ấy sẽ hồi tâm lại, bố mẹ cứ ở đây với con để mọi giấy tờ được thông suốt. Anh chị sui cũng chẳng hề phàn nàn, nếu anh chị ngại ở với cháu thì chúng tôi còn dư một phòng, qua ở với chúng tôi. Con gái lớn của tôi từ VN gọi qua, nói bố mẹ đã già rồi, ở bên Mỹ làm gì, về lại Việt Nam vui chơi cùng các cháu. Nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà về Việt Nam gặp lại bà con lối xóm, vì lúc rời Saigon có hơi khoe khoang khoác lác một tí. Cũng không thể nào đối diện với anh chị sui mỗi ngày, thời may, khi vợ tôi kể lể với anh chị bên Texas, chị dâu của vợ tôi mau mắn bảo chúng tôi qua Texas ở với anh chị, bên đó hơi nóng nhưng nhà cửa rẻ, có thể xin trợ cấp của chính phủ. Chị còn gởi cả vé máy bay sang cho chúng tôi, bảo chúng tôi đừng có ngại, các em đã nuôi anh trong trại cải tạo, giờ đây anh chị lo cho các em. Đành vậy thôi, tôi cũng chiều theo ý vợ đì tìm nơi dung thân mới. Texas quả thật là miền đất hứa, sống bên gia đình anh vợ và chung quanh hầu hết là những gia đình HO, tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Họ đón tiếp chúng tôi ân cần và thiện cảm.
Con gái út của tôi vẫn chưa liên lạc với tôi, hình như tôi đã tha thứ cho nó rồi. Nghĩ cho cùng nó cũng chỉ là nạn nhân của chế độ mà thôi, xã hội cộng sản khiến người dân sống trong cùng cực, chỉ có cán bộ và tầng lớp thống trị giàu có nhờ cướp bóc tài sản của dân bằng những luật pháp phi nhân. Giới trẻ giờ đây cũng đang khao khát một cuộc sống tự do thoái mái. Họ cũng đang tranh đấu đòi hỏi dân chủ, nhân quyền cho phù hợp với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, dễ dàng nhất vẫn là tìm cách kết hôn với việt kiều, chỉ có cách đó mới mong thoát khỏi chế độ cộng sản và hi vọng có đời sống sáng sủa hơn. Con tôi cũng đã kết hôn với việt kiều, nhưng nó không lấy chồng bừa bãi. Nó cũng đắn đo, muốn yêu và được yêu, bằng chứng là cả gia đình nhà chồng đã về Việt Nam rước nó sang Mỹ. Tuy nhiên, đời sống gia đình đã xãy ra những mâu thuẫn ngoài ý muốn. Không biết cuộc sống lứa đôi như thế nào mà nó không thể thổ lộ cùng bố mẹ, cũng chẳng hề tâm sự với chị hai, mà lại âm thầm chịu đựng tự giải quyết lấy một mình. Tính khí nó quật cường nên có lẽ nó nghĩ giải pháp tốt đẹp nhất không phương hại đến danh dự gia đình chồng là tình nguyện nhập ngũ trong quân đội, như vậy sẽ có lý do xa chồng một thời gian, rồi từ từ giải quyết sau. Tội nghiệp con tôi, ở nơi xa lạ mà phải tính toán một mình, không người chỉ vẽ.
Lạy Chúa, con gái của con thật tội nghiệp. Không phải nó lấy chồng chỉ với mục đích duy nhất là để được sang Mỹ. Hôn nhân của nó bị rạn nứt chắc hẳn phải có nguyên do gì đó mà con chưa thể suy đoán ra được, nhưng Chúa biết. Chúa biết lòng nó rất chân thật. Xin hãy thương xót con bé và ban ơn bình an cho nó. Amen.
Duy Sam - 2016
Bé thời xa bố già thời mất con
Chúa ơi Chúa ở trên cao
Xin mau hóa giải nỗi oan tình này
Tôi là người bắc di cư năm 1954. Tuy nhiên tôi không có ý niệm gì về cuộc di cư vĩ đại này vì lúc ấy tôi còn bé lắm, chỉ mới một tuổi thôi. Tôi chỉ biết bởi vì cuộc di cư này mà chúng tôi đã trở thành mẹ hóa con côi nơi xứ lạ quê người… Lớn lên một tí, tôi hỏi mẹ bố tôi đâu, mẹ tôi chỉ ôm tôi mà khóc. Tôi hỏi anh, anh tôi lại mắng : "Đừng hỏi nữa, mẹ buồn". Do đó, tôi phải tự dọ dẫm, nghe ngóng lấy một mình. Cuối cùng tôi cũng biết được mọi việc tuy rằng rất mơ hồ và không chính xác cho lắm.
Gia đình chúng tôi bốn người, ở ngoại ô Hà Nội. Lẽ ra tôi cũng có được một gia đình hạnh phúc đầm ấm, vì bố tôi là thầy giáo, mẹ tôi là y tá, việc sinh nhai chắc hẳn không khó khăn lắm. Thế nhưng đột nhiên, bố mẹ tôi lại âm thầm khăn gói và lặng lẻ bồng bế anh em tôi ra đi trong đêm tối. Khi chúng tôi đến biễn, nơi có con tàu há mồm đang đậu ngoài khơi, thì đã có đầy người trên bãi chờ đợi canô đến đón. Người ta phải lội xuống nước,chen chúc giành giựt nhau leo lên canô, thật là hỗn loạn. Đến phiến chúng tôi thì trời đã xế chiều, tôi không hiểu lúc đó ở bãi biển hỗn độn thế nào, sau khi đưa được mẹ con tôi và ít đồ đạc lên canô, bố tôi lại bị gạt ra. Do mệt mỏi, lại bị nhiều người níu kéo dành giựt leo lên canô , bố tôi đuối sức, không vịn được thành canô, bị lôi xuống nước và không vươn lên được. Thế rồi, chiếc canô rời bãi giữa tiếng than khóc của mẹ con tôi. Chiếc canô lướt sóng hướng về con tàu há mồm, nơi đó có những người lính ngoại quốc tiếp đón. Họ hướng dẫn lên bong tàu, cấp phát những thùng đồ ăn rồi dồn chúng tôi về một phía nơi đã có căng sẵn tăng lều che nắng mưa.
Rạng sáng thì tàu khép miệng lại, nhổ neo chạy thẳng ra khơi mịt mù, chẵng cần biết nơi bãi biễn vẫn còn đám đông người trong đó có bố tôi đang lố nhố kêu la. Được hai ngày thì tàu cập vào một hải cảng vào lúc rạng đông, nơi đó có sẵn đoàn xe cam nhông đợi chờ. Chúng tôi lại được dồn lên xe bít bùng mà chẳng biết sẽ chạy về đâu. Đến xế trưa thì chúng tôi lại được đổ dồn xuống sân của một trường tiểu học. Sau khi được hướng dẫn lập thủ tục kê khai lý lịch từng chi tiết và khám sức khỏe, chúng tôi được phân loại theo hộ tịch và đưa lên xe đến một khu gần bãi biển đã dựng sẵn những dãy nhà tiền chế dành làm nơi tạm cư cho người di cư. Mẹ tôi , sau mấy ngày khóc lóc, ngược suôi dò tìm tin tức của bố tôi trong tuyệt vọng. Mẹ đã lau khô nước mắt, để anh tôi ở nhà bồng bế tôi, mẹ ra tình nguyện làm việc cho Hội Hồng Thập Tự, hi vọng sẽ dể dàng nghe ngóng tin tức của bố tôi. Mẹ là y tá có mang theo giấy tờ chứng minh nên cũng được chính quyền địa phương nâng đỡ, cho làm việc tại bệnh xá địa phương. Khi anh tôi thi đậu vào trường trung học Võ Tánh, mẹ cũng xin chuyễn được về thành phố, làm việc tại bệnh viện Nha Trang. Sau đó quyết định dọn nhà về khu Phước hải để anh tôi tiện bề học hành. Khu Phước hải không phải là khu định cư, nhưng người bắc di cư chúng tôi muốn tập trung lại sống gần nhau để dể bề giúp đỡ. Chính quyền trong chương trình nới rộng thị xã, đã dễ dàng cấp đất cho chúng tôi xây cất nhà cửa.Trước kia, đây là bãi tha ma rộng lớn ở ngoại ô thị xã Nha Trang. Chúng tôi phải di dời mồ mả và tự xây cất lấy. Mới đầu chỉ là những căn nhà tôn, dần dần nhờ cần kiệm, chúng tôi đã sửa nhà tôn thành nhà ngói, có người còn lên nhà lầu. Chẳng bao lâu, khu Phước hải đã trở thành khu phố sầm uất của người bắc di cư. Mẹ tôi sáng đạp xe đi làm, chiều về đi chích thuốc dạo. Anh tôi mỗi ngày đi học cùng bạn hàng xóm. Tôi thì được gởi cho người kế bên nhà, chờ anh hoặc mẹ đi làm về. Thời gian cứ thế trôi qua, mẹ vất vả kiếm tiền nuôi con, anh miệt mài sách vở. Tôi cũng chập chững biết đi, rồi bập bẹ tập nói bên người hàng xóm. Anh tôi sau nhiều năm cố gắng đã đậu tú tài, vào Saigon thi đậu luôn vào trường Sư phạm. Mẹ tôi mừng rở vì anh đã nối được nghiệp của bố tôi . Mẹ lại lo làm việc nhiều hơn để chu cấp cho anh tôi học đại học.Tôi cũng qua được mẫu giáo và đang học tiểu học gần nhà. Trường Giuse Nghĩa Thục do các sư huynh Lasan lập nên để dạy dỗ trẻ em nghèo quanh khu Chợ Xóm Mới. Trường gồm frère hiệu trưởng và frère giám học đã lớn tuổi, hai frère trẻ và vài cô giáo. Frère giám học hình như đã chú ý đến tôi đặc biệt, có lẽ tại tôi côi cút, trầm lặng ít nói, cần được săn sóc hơn các trẻ em khác. Từ từ tôi cũng cảm thấy thoái mái và dạn dĩ hơn. Tôi ở lại trong trường đến chiều quanh quẩn bên frère cho tới khi trường đóng cửa . Sau bậc tiểu học , tôi thi đậu vào trường trung học Võ Tánh. Tuy nhiên tôi vẫn ghé trường Giuse thăm frère giám học thường xuyên. Tôi còn sinh hoạt trong đoàn Thanh sinh công , một một đoàn thể tổ chức như đoàn Hướng đạo, giúp học sinh công giáo của các trường trung học địa phương có dịp sinh hoạt với nhau trong các công tác xã hội. Vì là còn phôi thai nên đoàn có được sự hổ trợ và hướng dẫn của các sư huynh Lasan. Nhờ vậy, tôi đã có dịp sinh hoạt chung với đoàn Việt sinh của trường trung học Bá ninh.Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy mỗi năm có một vài huynh trưởng Việt sinh vắng mặt, hỏi ra mới biết các anh đã được gọi lên Đồi Lasan tu tập. Tôi cũng mơ ước được như họ, nhưng chỉ là ước mơ trong thầm kín mà thôi vì hình như chuyện đó quá xa vời đối với tôi. Anh tôi cuối cùng đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Sau khi thụ huấn khóa căn bản quân sự, anh được thuyên chuyển về Nha trang dạy trường trung học Võ Tánh. Anh cản không cho mẹ đi chích thuốc dạo nữa : “Mẹ đã lớn tuổi rồi cần ở nhà tịnh dưỡng nghỉ ngơi.” Mẹ chiều ý anh nhưng mỗi chiều lại mặc áo dài chỉnh tề ra Nhà Thờ cầu nguyện. Mẹ còn gia nhập hội Các Bà mẹ Công giáo để quen biết nhiều người, tiện bề kiếm vợ cho anh. Khi anh tôi lập gia đình, anh muốn mời mẹ và tôi về ở chung. Bấy giờ tôi mới thổ lộ tâm can, tôi xin phép mẹ và anh cho tôi được lên Đồi Lasan tu tập theo bước chân của Thánh Gioan Lasan. Anh tôi phản đối ngay : " Mình chỉ còn ba mẹ con, phải nương nhau mà sống, em mà đi mẹ sẽ buồn lắm..". Mẹ tôi thì im lặng, lúc sau mẹ chậm rải nói " Nếu là thánh ý của Chúa, con hãy làm theo ước nguyện của mình. Con đừng lo cho mẹ, mẹ đã có anh con săn sóc rồi ". Quả thật tôi không hiểu mẹ đã nghĩ gì mà bằng lòng cho tôi đi tu dễ dàng như vậy, có lẽ mẹ muốn dùng tôi làm lể vật hi sinh để cầu khẫn Thiên Chúa thương ban bình an cho bố tôi mà giờ đây chẵng biết sống chết thế nào bên kia bờ vĩ tuyến.
Năm đầu tiên tu tập trên Đồi Lasan, tôi đã gặp nhiều khó khăn và vất vả vì phải chuyễn đổi từ chương trinh Việt sang chương trình Pháp, lại phải học thêm tiếng Latin, nhưng tôi từ từ rồi quen vì nơi đây chỉ có kinh nguyện và học tập. Sau cùng, tôi cũng đã đậu được bằng tú tài Pháp và đã được khấn để mặc áo dòng. Thật là cảm động trong bộ áo choàng thâm nhìn xuống, bắt gặp đôi mằt nhân từ của frère giám học, người đã nâng đở tôi nay đã già nhưng hình bóng thánh Gioan Lasan vẫn quanh quẫn bên frère.
Sau khi khấn để trở thành một sư huynh, tôi được đưa lên Đà Lạt, ở trường Adran để học thêm thần học và căn bản sư phạm. Tôi còn ghi danh Văn Khoa để tiếp tục chương trình đại học. Năm sau tôi trở lại Đồi Lasan và được phân phối xuống thực tập dạy học tại trường trung tiểu học Lasan Vĩnh Phước dưới chân đồi. Trường gần nhà Dòng, rất tiện cho việc huấn luyện nên các frère trẻ đến thực tập. Riêng cấp tiểu học thì nhà trường phải mướn thêm các cô giáo. Vì nhu cầu nhân sự, nhà trường chỉ có thể tuyển các cô giáo mà thôi, vì các thanh niên sau khi đậu tú tài, nếu không muốn nhập ngủ sớm, phải vào Saigon hoặc lên Đà Lạt ghi danh vào đại học mới có thể kéo dài thêm tuổi học trò. Các cô giáo cũng đã có bằng tú tài và mỗi mùa hè cũng được đưa vào Saigon dự các khóa bổ túc sư phạm do các soeur Vinh Sơn giảng dạy. Tôi ở tuổi mới lớn, đã sống trong bốn bức tường, bên lời giáo huấn nghiêm khắc của Bề Trên và tâm hồn tràn ngập lý tưởng Lasan, nhưng khi nhìn thấy nét xinh tươi và giọng nói trong trẻo của các cô giáo, tim tôi cũng bồi hồi, cảm giác là lạ khó tả. Tuy vậy, trước mặt các cô giáo tôi vẫn cố tỏ ra nghiêm nghị. Tôi không biết các huynh trưởng của tôi có cùng cảm giác như tôi hay không bởi vì chẳng có ai muốn thổ lộ tâm tư của mình ngoài trừ khi giải bày cùng cha linh hướng trong những lúc xưng tội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có gì đáng tiếc xảy, có lẽ vì chúng tôi biết kềm chế, vả lại thời gian thực tập không lâu, chúng tôi lại phải trở lại trường đại học lấy bằng cử nhân, rồi lo đi du học hoặc giảng dạy trên trung học. Một chân trời mở rộng, tình cảm tâm lý cũng biến đổi nên dể dàng quyên đi các cô giáo tỉnh nhỏ
Bây giờ là đầu năm năm 1975, tôi đang dạy thực tập tại trường trung tiểu học Lasan Vĩnh Phước. Tình hình chiến sự không được khả quan. Quảng Trị với đại lộ kinh hoàng. Rồi Huế, Đà Nẵng, quân dân bỏ chạy, tranh nhau leo lên tàu ra biển. Kế đến, Pleiku, Ban Mê Thuộc, quân đội được lệnh rút cấp thời, dân chúng cũng gồng gánh chạy theo, đường đèo trở nên suối màu mỗi khi bị việt cộng pháo kích tấn công. Nhà Dòng buộc lòng phải có kế hoạch di tản các tập sinh, đã lo thuê sẵn tàu phòng khi hửu sự. Tôi xin phép Nhà Dòng cho mẹ và anh chi tôi được tháp tùng. Nhờ vậy , gia đình tôi đã đến được Saigon bình an trước ngày Nha Trang bị bỏ ngỏ. Nhà Dòng thu xếp cho các em tập sinh được tạm trú tại trường trung học Lasan Đức Minh để thân nhân dể tìm đón các em về với gia đình. Các frère trẻ lúc nay cũng bị giao động mãnh liệt vì tin tức xấu về vận mệnh đất nước mỗi ngày một nhiều. Việt cộng sẽ tấn công thủ đô là điều không thể tránh khỏi. Một frère có người trong gia đình muốn tổ chức vượt biên, hỏi tôi có muốn tham gia không. Tôi về hỏi ý kiến mẹ và anh. Mẹ bảo các con còn trẻ hãy tự quyết định lấy tương lai mình, đừng lo cho mẹ, mẹ già rồi, chẳng muốn đi đâu cả, mẹ phải ở lại tìm bố của các con, ly biệt bố suốt 20 năm là cả một sai lầm lớn trong đời mẹ. Mẹ không đi, anh tôi quyết định ở lại săn sóc mẹ. Do đó, tôi cũng tình nguyện ở lại trông nom các tập sinh chờ thân nhân đến đón để các frère khác rộng thì giờ thu xếp công việc riêng của họ. Thế rồi, ngày phải đến đã đến. Ngày 30 tháng tư,Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Mở cửa dinh Độc Lập chờ đợi quân đội Bắc Việt vào tiếp thu. Thủ đô tránh được thảm cảnh đẩm máu, chỉ có dân quân hớt hãi chạy toán loạn tìm đường thoát thân.
Chính quyền cộng sản và bộ đội từ từ tiếp thu mọi nơi, công sở và trường học đều bị chiếm đóng. Cơ sở nhà Dòng Lasan bị tịch thu, chỉ còn dãy nhà ở Mai Thôn làm nơi tạm cư cho các frère già. Các frère trẻ được phép trở về với gia đình, tùy nghi sinh sống theo hoàn cảnh từng người. Tôi về ở với mẹ và anh chị Hai. Mẹ tôi không biết nghe tin từ đâu mà mặt mày lúc nào cũng rạng rỡ, cười nói, không còn hiu hắt thảm não như trước kia. Công an địa phương hạch hỏi, gây khó khăn đủ điều mà mẹ cũng chẳng bực bội phàn nàn. Mẹ bảo Bố vẫn còn khỏe mạnh, sẽ vào Saigon gặp lại các con sớm thôi… Quả thật bố tôi đã vào Saigon. Ông đã tìm đến thăm mẹ con chúng tôi. Nhưng ông đến như người đồng hương tìm thăm hàng xóm chứ không phải để tìm gặp vợ con sau mấy mươi năm xa cách. Ông khoa trương chế độ trước những khuôn mặt thất thần, đang lo lắng không biết sẽ bị chính quyền mới đối xử ra sao. Tôi khó chịu nhìn ông, hững hờ đối đáp những câu vô nghĩa. Ông không phải là bố tôi, không thể chấp nhận được. Bởi vì người bố trong tâm tưởng tôi từ tấm bé rất hòa nhã và đáng kính. Ông bảo ông đã lấy vợ và có hai con, một trai một gái, cũng đang thu xếp để vào Saigon sớm. Mẹ tôi nhìn ông, nghe ông nói mà chỉ biết khóc. Giờ đây có hỏi han, có kể lể những chuyện đau thương đã qua cũng bằng thừa. Ông kể lại, sau khi bị hất ra khỏi canô, ông ngã xuống nước, mệt lả người và hình như đã ngất đi lúc nào không biết. Người ta kéo ông lên bờ, khi ông tỉnh lại thì con tàu há mồm đã mất hút. Ông vừa buồn bã vừa lo sợ, tìm đường về nhà. Cũng may chưa ai phát giác, có ai hỏi thì ông cứ ậm ờ nói đã cho mấy mẹ con về bên ngoại nghỉ hè. Sau đó ông xin chuyển về dạy ở Hà Nội và quen một cô giáo nơi trường mới. Cô thương ông và muốn lập gia đình với ông. Có lẽ cô cũng biết ông đã có vợ con nhưng không hỏi. Bố cô là cán bộ cao cấp nên mọi việc cũng dễ dàng , ông còn được chuyển về phục vụ tại bộ Giáo Dục nên đời sống gia đình cũng ổn định. Tiếp xúc với ông lâu ngày, tôi thấy ông cũng cởi mở, không đến nỗi tệ. Tình cha con hình như có sợi dây vô hình nào đó thắt chặt, tôi bắt đầu gọi ông bằng bố. Ông cũng tỏ vẻ xin lỗi đã quá khách sáo lúc đầu gặp mặt. Ông bảo xã hội cộng sản miền bắc là thế đó. Mọi người lúc nào cũng dòm ngó nghi kỵ lẫn nhau, moi móc sơ hở của người khác để mà tiến thân. Vợ con ông rồi cũng đến Saigon. Bà cũng đến thăm mẹ con tôi, cũng chị chị em em với mẹ tôi. Bà không cản bố tôi đến thăm mẹ con tôi, nhưng không cho phép bố chính thức nhận lại mẹ con tôi, sợ ảnh hưởng tới quyền lợi của mẹ con bà cũng như ảnh hưởng tới chức quyền của bố tôi.
Anh tôi là giáo chức, theo lệnh của chính quyền mới, ra trình diện học tập đường lối chính trị của Đảng và Nhà Nước mười ngày rồi trở về nhà chờ lệnh, nhờ bố tôi bảo lãnh, anh được ở lại Saigon và đi dạy lại. Tôi thì khỏi đi trình diện đâu cả, nhưng vì có một số em tập sinh chưa có thân nhân đến đón mà trường Đức Minh lại bị trưng dụng. Cha mẹ các em vẫn còn kẹt lại ở miền trung. Do đó tôi đã tình nguyện và được cấp giấy phép mang các em về lại Nha Trang để thân nhân dễ dàng đón về nhà. May mắn thay, các em đã trở về nhà an toàn. Mẹ tôi cũng trở về Nha Trang, nhưng mẹ không trình diện nhiệm sở cũ. Mẹ mở môt tiệm tạp hóa để tôi có phương tiện sinh sống và mẹ đi đi về về thăm bố và anh Hai tôi . Tôi nhờ có cửa hàng của mẹ, nên có nhiều mối giao hàng cho các tỉnh miền trung. Công việc vất vả và bận rộn. Tình cờ tôi gặp lại cô giáo Thanh, trông cô thật xơ xác, tôi nhìn mãi mới nhận ra. Cô cũng không nhìn ra tôi, bởi vì khi cởi áo dòng, tôi trông cũng khác lạ. Nhận ra thì mừng rở, nhìn nhau mà khóc, nói chẵng nên lời. Cô giáo Thanh không phải là người khiến tim tôi rung động phút ban đầu. Lúc ấy, cô tự nhiên, không e ấp như các cô giáo khác. Cô đã có bồ, bạn trai cô là sĩ quan, thường lái xe jeep đến đón cô mỗi chiều cuối tuần, anh ta cũng là bạn của anh cô, họ đang hứa hẹn làm đám cưới vào mùa hè này.
Giờ đây thì cô không còn gì cả, bố cô là cấp tá nên bị đưa ra bắc lưu đầy. Anh cô bị đi học tập ở trại A 30 Tuy Hòa. Bạn trai cô đã tử trận khi cố gắng bảo vệ vòng đai cuối cùng của bộ tư lệnh tiền phương Phan Rang. Nhà cửa cô bị tịch thâu, họ muốn đẫy mẹ con cô vào vùng kinh tế mới, nhưng mẹ cô không chịu, cứ sống lây lất, buôn bán lặt vặt, kiếm tiền đi thăm nuôi anh cô. Tôi hứa sẽ giúp đở cô qua khỏi lúc khó khăn này. Giao hàng để cô đi chạy hàng, giúp vốn mỗi khi cô kiếm được mối làm ăn nhỏ. Tiếp xúc nhau lâu ngày, chúng tôi yêu nhau và quyết định lập gia đình với nhau. Mẹ tôi rất hài lòng cô dâu mới, biết hiếu kính mẹ chồng và chịu khó làm ăn. Mẹ không phàn nàn khi cô gom góp, gói gém về giúp mẹ và nuôi anh đang ở trại cải tạo. Thỉnh thoảng mẹ còn bảo tôi cùng với vợ và mẹ vợ đi thăm cho có tình nghĩa. Thấy mẹ rộng lượng với vợ, tôi cũng yên tâm và thầm cảm ơn mẹ . Anh và bố vợ tôi sau nhiều năm cải tạo cũng được trở về với gia đình, sau đó đi Mỹ theo diện HO. Vợ tôi bớt được gánh nặng, có thì giờ săn sóc chồng con. Chúng tôi sinh được hai cháu gái khi con gái lớn học xong trung học, chúng tôi quyết định dọn về Saigon để con cái học đại học dể dàng hơn. Mẹ tôi cũng đồng ý như vây,mẹ đã lớn tuổi rồi, muốn gần gụi bố và anh hai tôi thường xuyên hơn trong chuỗi ngày còn lại. Con gái lớn của tôi ,sau khi tốt nghiệp ngành kế toán đã kết hôn với một kỹ sư điện tữ. Chúng nó làm việc cho một công ty nước ngoài, lương bổng cũng khá nên tôi yên tâm. Riêng cô gái út, tính tình nóng nảy. Chê Saigon ngột ngạt thiếu tự do, muốn đi du học. Bố tôi xin cho nó được học bổng đi du học Ba Lan hai năm. Tuy không thích lắm nhưng nó cũng bằng lòng vì dù sao đi du học cũng đỡ hơn phải ở lại Saigon. Qua bên đó, không biết nó học hành ra sao, chát chiết thế nào mà quen được một anh chàng kỹ sư bên Mỹ. Anh ta bảo lúc bé cũng ở Phước Hãi, có biết hai chị em nó. Anh ta cũng bay sang Ba Lan thăm và hứa khi nó trở lại Việt Nam anh sẽ về lập thủ tục bảo lãnh nó sang Mỹ. Quả thật, con tôi về lại Việt Nam sáu tháng thì anh ta cũng bay về thăm viếng gia đình tôi. Thấy anh ta lịch sự, nói năng lễ phép, chúng tôi rất ưng ý. Anh ta còn hứa hẹn sang năm sẽ đưa bố mẹ về làm đám cưới và đón cô dâu sang Mỹ luôn. Thật là phúc đức, con tôi thật có phúc , chúng tôi chỉ biết thầm cảm tạ Chúa Trời . Đám cưới thật rềnh rang, có cả bố mẹ hai bên, khiến vợ chồng tôi cũng nở mày nở mặt với họ hàng. Anh chị xui còn mời chúng tôi sang Mỹ ở chung cho vui.
Con gái út của tôi sang Mỹ, sau khi có thẻ xanh liền làm giấy bảo lãnh cho vợ chồng tôi. Năm sau lại thông báo nó làm việc cho chính phủ Mỹ, hi vọng sẽ bảo lảnh chúng tôi sang Mỹ sớm hơn dự định. Giấy tờ đi Mỹ của chúng tôi thật suông sẻ, phóng vấn cũng dễ dàng, tiệc tiễn đưa chúng tôi thật trang trọng. Mọi người chúc mừng khiến chúng tôi thêm hãnh diện có được con ngoan và rể quí. Chúng tôi đến phi trường San Francisco. Vợ chồng con chúng tôi đón về Sacramento,thủ phủ của California. Căn nhà rộng lớn , phòng ốc sáng sủa, chúng tôi có được phòng riêng nhìn ra vườn. Hai tuần lễ đầu con gái và con rể quấn quít bên chúng tôi, đưa đi ăn nhà hàng, thăm viếng San Francisco, San Jose, nơi có đông đúc những người Việt Nam. Anh chị xui cũng mời chúng tôi đến nhà chơi, ông bà đã về hưu, nhà cửa thật tươm tất gọn gàng. Hai tuần sau, con gái tôi bảo đã hết phép, phải đi làm, lại phải trực đêm nên sẽ không ở nhà ban đêm. Tôi cứ ngỡ nó làm y tá, nhưng dần dà rồi mới hiểu ra. Con tôi đã dối chúng tôi, nó đã tình nguyện gia nhập vào vệ binh quốc gia mà dám bảo là làm việc cho chính phủ như một công chức. Không biết vợ chồng chúng nó mới lấy nhau mà đã cơm lạnh canh nhạt như thế nào khiến nó phải tình nguyện đi lính. Thế rồi con tôi lấy cớ không được phép có bầu và sinh con trong thời gian huấn luyện và phục vụ trong quân đội nên không gần gũi với chồng, chúng nó từ từ xa nhau. Tuy nhiên con rể rất tốt, vẫn thương vợ, chịu đựng, vui vẻ đón chúng tôi sang Mỹ hy vọng chúng tôi sang đây, sẽ khuyên giải con tôi dễ dàng hơn. Nghe qua mọi việc, tôi rất giận, vội kêu con gái về rày la và khuyên can. Nhưng con tôi bảo việc của chúng nó để chúng nó giải quyết, người lớn không nên xen vào. Trách mắng mãi, nó bực quá nên cho hay là trong thời gian thụ huấn và phục vụ quân đội, nó phải lòng một sĩ quan người Mễ, nó đang muốn ly dị với chồng để sống chung với anh ta. Quả thật như sét đánh bên tai, tôi không còn chịu đựng được nữa, bảo nó phải lập tức về xin lỗi chồng, nếu không chúng tôi sẽ từ bỏ nó luôn. Nó vẫn ngoan cố nói, mang chúng tôi qua được đất nước tự do này là nó đã làm tròn chữ hiếu, nếu bố mẹ không tôn trọng quyền tự do của nó, nó không về nhà nữa. Và nó đã đi luôn, bỏ mặc chúng tôi với thằng con rễ tội nghiệp. Giờ đây tôi không biết làm gì nữa ngoài khóc lóc và than thân trách phận. Tôi nên giận con gái tôi hay nên trách bản thân mình không biết dạy giỗ con theo đường ngay lẽ phải. Phải chăng xã hội cộng sản đã biến đổi người dân như vậy. Tôi từ một tu sĩ khả ái bị biến đổi thành một anh chạy hàng rong kiếm sống qua ngày. Mọi người dân phải biết chụp giựt, phải biết dìm người khác để lấy cơ hội tiến thân. Thằng con rễ tội nghiệp giờ đây lại phải an ủi chúng tôi, bảo bố mẹ đừng quá đau buồn, từ từ em ấy sẽ hồi tâm lại, bố mẹ cứ ở đây với con để mọi giấy tờ được thông suốt. Anh chị sui cũng chẳng hề phàn nàn, nếu anh chị ngại ở với cháu thì chúng tôi còn dư một phòng, qua ở với chúng tôi. Con gái lớn của tôi từ VN gọi qua, nói bố mẹ đã già rồi, ở bên Mỹ làm gì, về lại Việt Nam vui chơi cùng các cháu. Nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà về Việt Nam gặp lại bà con lối xóm, vì lúc rời Saigon có hơi khoe khoang khoác lác một tí. Cũng không thể nào đối diện với anh chị sui mỗi ngày, thời may, khi vợ tôi kể lể với anh chị bên Texas, chị dâu của vợ tôi mau mắn bảo chúng tôi qua Texas ở với anh chị, bên đó hơi nóng nhưng nhà cửa rẻ, có thể xin trợ cấp của chính phủ. Chị còn gởi cả vé máy bay sang cho chúng tôi, bảo chúng tôi đừng có ngại, các em đã nuôi anh trong trại cải tạo, giờ đây anh chị lo cho các em. Đành vậy thôi, tôi cũng chiều theo ý vợ đì tìm nơi dung thân mới. Texas quả thật là miền đất hứa, sống bên gia đình anh vợ và chung quanh hầu hết là những gia đình HO, tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Họ đón tiếp chúng tôi ân cần và thiện cảm.
Con gái út của tôi vẫn chưa liên lạc với tôi, hình như tôi đã tha thứ cho nó rồi. Nghĩ cho cùng nó cũng chỉ là nạn nhân của chế độ mà thôi, xã hội cộng sản khiến người dân sống trong cùng cực, chỉ có cán bộ và tầng lớp thống trị giàu có nhờ cướp bóc tài sản của dân bằng những luật pháp phi nhân. Giới trẻ giờ đây cũng đang khao khát một cuộc sống tự do thoái mái. Họ cũng đang tranh đấu đòi hỏi dân chủ, nhân quyền cho phù hợp với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, dễ dàng nhất vẫn là tìm cách kết hôn với việt kiều, chỉ có cách đó mới mong thoát khỏi chế độ cộng sản và hi vọng có đời sống sáng sủa hơn. Con tôi cũng đã kết hôn với việt kiều, nhưng nó không lấy chồng bừa bãi. Nó cũng đắn đo, muốn yêu và được yêu, bằng chứng là cả gia đình nhà chồng đã về Việt Nam rước nó sang Mỹ. Tuy nhiên, đời sống gia đình đã xãy ra những mâu thuẫn ngoài ý muốn. Không biết cuộc sống lứa đôi như thế nào mà nó không thể thổ lộ cùng bố mẹ, cũng chẳng hề tâm sự với chị hai, mà lại âm thầm chịu đựng tự giải quyết lấy một mình. Tính khí nó quật cường nên có lẽ nó nghĩ giải pháp tốt đẹp nhất không phương hại đến danh dự gia đình chồng là tình nguyện nhập ngũ trong quân đội, như vậy sẽ có lý do xa chồng một thời gian, rồi từ từ giải quyết sau. Tội nghiệp con tôi, ở nơi xa lạ mà phải tính toán một mình, không người chỉ vẽ.
Lạy Chúa, con gái của con thật tội nghiệp. Không phải nó lấy chồng chỉ với mục đích duy nhất là để được sang Mỹ. Hôn nhân của nó bị rạn nứt chắc hẳn phải có nguyên do gì đó mà con chưa thể suy đoán ra được, nhưng Chúa biết. Chúa biết lòng nó rất chân thật. Xin hãy thương xót con bé và ban ơn bình an cho nó. Amen.
Duy Sam - 2016