29 thg 7, 2009

Hãng thông tấn của Trung Quốc cho rằng “bất ổn được che đậy” trên Biển Nam Trung Hoa nay đã lộ rõ


Bản tin của Hãng thông tấn Zhongguo Tongxung She đóng tại Hong Kong

Bắc Kinh, 13-7 (ZTS) – Vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] có một lịch sử dài lâu. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cam kết giải quyết vấn đề này trong một thái độ ôn hòa và đã cố gắng gian khổ để kiến tạo nên môi trường xung quanh ổn định và hòa bình. Hoàn cảnh hiện nay trong toàn khu vực Biển Nam Trung Hoa là tương đối ổn định. Tuy nhiên, những nan đề ẩn khuất đã trở nên dễ nhận thấy.

Trong số ra mới đây nhất của tờ “World Vision” đã dẫn lời Chủ tịch Viện Nghiên cứu Hải Nam về Biển Nam Trung Hoa, nói rằng những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trên Biển Nam Trung Hoa và vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển này trong vai trò là một tuyến hải hành đã làm cho Biển Nam Trung Hoa trở thành một tâm điểm cho cuộc tranh đua nóng bỏng đối với tất cả các bên trong tương lai. Tranh cãi về Biển Nam Trung Hoa liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực (ví như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Bruney). Song, các quốc gia ở xa vùng biển này – ví dụ như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ – cũng đã hăng hái can dự vào cuộc tranh chấp. Khu vực này vẫn còn ổn định, giờ đây phải chịu ảnh hưởng của nhiều bên. Các quốc gia láng giềng trong khu vực đã theo đuổi một chiến lược rất rõ ràng trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa: làm phức tạp vấn đề Nam Sa [Trường Sa] đến mức đẩy Trung Quốc vào giữa tình thế đặng chẳng đừng và quá quắt đối với Trung Quốc tới mức phải giải quyết vấn đề này ngay tức khắc.

Việc phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gây nên cuộc đua tranh nổi lên trên Biển Nam Trung Hoa

“Tranh chấp ở Nam Sa quanh vấn đề chủ quyền quần đảo này và quyền pháp lý của vùng biển này, thực chất, là một sự câu kết quanh những lợi ích chiến lược và đua tranh đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên,” theo nhận xét của Chủ tịch Wu Shicun. Các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa đã đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu lửa và khí gas tự nhiên, đã công khai mời chào đấu giá, và mời các công ty dầu quốc tế tới khai thác. Các nước láng giềng trong khu vực đã khai thác được ít nhất là 50 triệu tấn dầu lửa mỗi năm từ Biển Nam Trung Hoa, bằng với sản lượng hàng năm của mỏ dầu Daqing. Các quốc gia trong khu vực đã mâu thuẫn với nhau trong việc phân chia Biển Nam Trung Hoa – một khu vực cho thấy có các mỏ dầu chồng lấn lên nhau. Các nước này tiếp tục bành trướng phạm vi khai thác của mình, mà phần lớn trong số đó là nằm bên trong phạm vi đường ranh giới truyền thống của Trung Quốc.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, Giáo sư Feng Yongfu tin rằng Trung Quốc – với tư cách là một cường quốc lớn trong khu vực – cần phải giữ vị thế vượt trội trong khu vực này. Trung Quốc không nên ngồi chờ các nước khác thực hiện các kế hoạch khai thác chung những nguồn tài nguyên này. Thay vào đó, Trung Quốc cần phải có sáng kiến đề xuất và thực hiện một kế hoạch chứng tỏ sự hiện diện của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Nam Hải, trong tiến trình khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Biển Nam Trung Hoa.

Những thái độ của các cường quốc lớn xứng đáng với mối quan tâm của chúng ta

Mới đây, tất cả các nước phía đông nam trừ Indonesia – như Philippines, Malaysia và Việt Nam – đã thiết lập các cơ quan đặc biệt nhằm bảo vệ các quyền lợi trên biển của họ và thậm chí đã sử dụng lực lượng quân sự kiểm soát các vùng biển liền kề. Vào cuối năm ngoái, chính phủ Indonesia đã lập một nha đặc biệt thực hiện các vụ bắt giữ nằm trong Bộ Hàng hải và các Vấn đề về Nghề cá. Cơ quan này đã được trang bị gần 30 chiếc tàu giám sát và với một viên tướng hải quân nhằm phối hợp tất cả các bên trong các hoạt động. Những chiếc tàu của cơ quan này đã nhiều lần xâm phạm các vùng lãnh hải truyền thống của Trung Quốc để bắt giữ và đẩy đuổi các tàu cá của Trung Quốc. Theo tờ International Herald Tribune, các nước này đã bắt giữ ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá hợp pháp trong những vùng biển này và đã phóng thích họ; điều này đã tái phạm lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó đã biểu lộ thực sự sự kiểm soát và quyền pháp lý của họ trên vùng biển này; và tiêu biểu cho một dạng tuyên bố chủ quyền tối cao theo ý họ.

Thái độ của các cường quốc lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và Úc – là xứng với sự chú ý của chúng ta. Theo tờ Kuala Lumpur Security Review, vị chỉ huy lực lượng phòng thủ, Thống chế Không quân Anggus Houston, đã tuyên bố với tạp chí này rằng mối quan tâm của nước Úc ở Biển Nam Trung Hoa nằm trong việc duy trì sự ổn định trên khắp khu vực, trong đó có quần đảo Nam Sa, vì vậy mà tuyến hải hành này – cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm quan trọng toàn cầu – có thể tiếp tục được mở ngỏ và tự do sử dụng. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates mới đây đã nói rằng vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc tranh cãi quanh vấn đề chủ quyền của Quần đảo Nam Sa là: “Hoa Kỳ không có bất cứ thái độ nào.” Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã gửi bốn tàu chiến được trang bị hệ thống phòng vệ tới hướng dẫn một cuộc tập trận chung với các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Nam Trung Hoa, là hoạt động hiếm khi xảy ra trước đây.

Theo tạp chí này, phạm vi hoạt động của Malaysia trong cuộc diễn tập này đã bắt đầu trong 10 ngày cuối tháng Sáu. Trong hoạt động này, Hoa Kỳ đã gửi tới 1.600 sĩ quan và binh lính, hai tàu chiến được trang bị hệ thống phòng vệ tổng hợp – mà Trung Quốc gọi là “Xiafei” và “Zhongyun” – những phi cơ săn tàu ngầm cũng như những loại chiến đấu cơ F/A-18 Hornet. Vào ngày 28 tháng Sáu, những chiến hạm từ Hoa Kỳ và Malyasia đã tiến vào Biển Nam Trung Hoa và hướng dẫn một cuộc tập luyện theo đội hình. Các chuyên gia về tàu chiến Hoa Kỳ nói rằng ý nghĩa của sự có mặt của các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng vệ của Hoa Kỳ ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy rằng một khi có một cuộc chiến tranh nổ ra, chiến hạm Hoa Kỳ có thể tạo nên một chiến khiên phòng thủ trên không ở Biển Nam Trung Hoa.

Nguồn: Hãng thông tấn Zhongguo Tongxun She, Hong Kong, Trung Quốc ngày 13-7-2009

Hiệu đính: Trần Hoàng

12 THÁNG ANH ĐI