23 thg 9, 2009

Nhìn Việt Nam ngày nay


Đoàn Viết Hoạt
Nghiêm Trang, vietagent.cz (dịch từ aktuálně.cz)

Chủ tịch Trụ sở quốc tế dành cho Việt Nam (International Institute for Vietnam) tại Washington, Đoàn Viết Hoạt là một trong những người đối lập và chiến binh vì nhân quyền nổi tiếng nhất.

Đoàn tốt nghiệp sư phạm tại đại học Florida và giảng dạy tại đại học Sài Gòn Vạn Hạnh. Sau sự sụp đổ của miền Nam và thống nhất Việt Nam ông đã bị tù giam vào khoảng giữa những năm 70. Tổng cộng ông đã ở tù và trại cải tạo lao động 19 năm. Tháng 2 năm 1988 ông được thả và trục xuất khỏi đất nước. Hiện tại ông đang sống ở USA.

Ông đã có cuộc nói chuyện với Báo Aktuálně.cz trong khuôn khổ cuộc họp Hòa bình, dân chủ và nhân quyền ở châu Á, được tổ chức bởi Nadací Forum 2000. Đây là phần đầu của cuộc phỏng vấn.

Người Việt trẻ thích Bill Gates hơn Bác Hồ

Aktuálně.cz: Năm 1963 ngài biểu tình chống lại sự can thiệp của độc tài miền nam Việt Nam Ngô Đình Diệm với các phật tử Phật giáo. Ngài sống ở cả chế độ độc tài Quân sự cũng như độc tài Cộng sản. Cả hai giống và khác nhau ở chỗ nào?

Doan: Ở đây có sự khác biệt lớn. Độc tài cộng sản khác với tất cả các dạng độc tài khác, chỉ cho phép một đảng, các bạn không thể lập bất cứ một tổ chức nào và không có quyền tự do biểu tình. Trước năm 1975 ở miền nam chúng tôi đã có những quyền tự do đó.

Chúng tôi có thể tụ tập theo cách chúng tôi muốn, thành lập các tổ chức. Chúng tôi còn có thể biểu tình chống lại chính phủ. Chúng tôi in cả báo phê bình tổng thống. Một số báo còn in cả biếm họa của ông ta. Chúng tôi có thể học cái gì chúng tôi muốn, các trường học đều tự trị, giờ thì không. Miền nam là đất nước dân chủ, nó không hoàn toàn tự do, nhưng đó là vì chiến tranh và nguy cơ cộng sản.

Khi du lịch Việt Nam, ông cảm nhận rất nhanh sự khác biệt giữa Nam và Bắc, người miền nam cởi mở hơn, tự tin hơn ...

Chính xác. Người miền nam cảm thấy bị quản lý bới phía bắc. Bây giờ miền bắc cũng phải chấp nhận kinh tế thị trường, thứ mà miền nam đã có từ trước. Bây giờ ở miền nam nền kinh tế tự do hơn và người ta cũng có nhiều kinh nghiệm hơn.

Việt Nam đang bay lên cùng hoạt động kinh tế. Trông ở đó còn tư bản hơn cả ở Séc, không nói đến Tiệp Khắc cũ. Chỗ nào cũng có những cửa hàng nhỏ. Cái này được cho phép trước cải cách kinh tế giữa năm 80? Hay cộng sản đã từng giẫm đạp lên những người buôn bán nhỏ?

Không, trước đó cũng như ở các bạn. Chỉ số ít cửa hàng trước đó là sở hữu tư nhân.

Cộng sản mang tới cho Việt Nam điều gì tốt đẹp không?

Tôi không thấy điều gì cả. Thứ nhất người Việt Nam là những người lao động rất chăm chỉ. Đạo đức đó mang tính lịch sử cao. Họ không cần lý tưởng dạy họ cách tôn trọng việc làm. Họ đã làm vậy hàng nghìn năm rồi.

Chúng tôi cũng thấy điều đó ở đây. Họ nói là chúng tôi lười.

Không, ở Việt Nam các bạn không thể lười. Thứ hai là lý tưởng chiến tranh giai cấp ở Việt Nam cũng không mang đến gì. Kể cả chính phủ cũng thấy đó là điều vô lý, thế là họ không bàn về nó nữa. Thứ ba là việc bàn luận về tư bản và chống tư bản cũng biến mất vì bây giờ họ chấp nhận tư bản. Vậy tôi chẳng thấy cộng sản mang tới cho Việt Nam điều gì mới mẻ.

Kể cả trong quá khứ? Ông nghĩ vì về Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh được tôn trọng bởi vì ông ta đã chiến đấu chống Pháp. Nhưng sau cái chết của ông thì họ chỉ chiến đấu chống lại miền nam. Tôi cũng tôn trọng ông vì cuộc chiến đó nhưng tôi nghĩ là ông đã sai lầm khi chọn lý tưởng và phương thức cộng sản.

Ông ấy đã nối việc độc lập Việt Nam cùng với lý tưởng cộng sản quốc tế, điều đó thật là tồi tệ. Nếu không làm như vậy, có thể chúng tôi đã độc lập từ trước mà không cần chiến đầu và chết chóc nhiều như vậy. Rồi sau đó là trở lại với phương Tây.


Chính phủ cộng sản bây giờ tuyên truyền lý tưởng nào?

Họ nói đó là "văn minh, phát triển và dân chủ" nhưng vẫn giữ nguyên cách tiếp cận của Marx. Nhưng đó chỉ là cái cớ để họ vẫn nắm quyền, bởi vì không có đảng cộng nắm quốc thì chúng tôi sẽ xa rời hướng đi của Marx, nhưng đây thật là vô lý. Làm gì tồn tại định hướng Marx nữa.

Văn minh, phát triển và dân chủ – còn cái gì của Marx ở đó nữa? Nhưng họ vẫn cứ nói và ép buộc sinh viên các trường trung học phải học chủ nghĩa Marx. Đây là sự xung đột giữa hiện thực và lý tưởng.

Việt Nam giờ toàn những bảng quảng cáo cộng sản. Ở đây chúng tôi có Coca Cola, ở đó là chủ nghĩa cộng sản. Ông nghĩ gì khi người ta nhìn những kiểu tuyên truyền này?

Họ mặc kệ, họ không tin nữa. Một tờ báo nổi tiếng Tuổi trẻ đã công khai nghiên cứu trong đó họ hỏi người trẻ tuổi xem họ thích ai nhất. Họ chọn Bill Gates, Hồ Chí Minh đứng tận thứ hai.

Cộng hòa Séc nên làm gì để ủng hộ dân chủ tại Việt Nam?

Cộng hòa Séc nên ủng hộ cộng đồng Việt Nam ở đây, bởi vì người Việt đến đây không chỉ vì lý do kinh tế mà cũng bởi vì họ muốn tự do. Nhưng thật ra họ bị quản lý bới sứ quán qua hệ thống thị thực và vì điều này chính phủ Séc không cho họ ở lại lâu hơn hoặc cấp quốc tịch.

Chính phủ Séc cần gặp gỡ họ nhiều hơn để giải quyết các vấn đề này.

Nhưng họ sợ nói.

Họ sợ bởi vì chính phủ Việt Nam có thể lấy của họ thị thực và sau đó họ phải trở về. Nhưng Séc vẫn tốt hơn Đức, Đức có hợp đồng với Việt Nam và trục xuất những người này về.

Aktuálně.cz: Tình hình nhân quyền ở Việt Nam thế nào rồi?

Doan: Không tốt. Chúng tôi không có tự do ngôn luận, in ấn, tụ tập và tự do tôn giáo. Các hội quốc tế tạo lức ép với chính phủ. Họ đã cởi mở hơn, những vẫn không cho phép in ấn độc lập hay thành lập tổ chức – cái gì cũng bị quản lý bởi đảng và chính phủ.

Ông có thấy rạn nứt nào của hệ thống đó không?

Nhiều. Bởi vì Việt Nam phải mở cửa cho nước ngoài và tạo điều kiện để người ta đến du lịch, họ phải mở cửa internet. Việt Nam không thể khép kín mãi với thế giới được. Nước ngoài cũng không còn tạo sức ép với Việt Nam mà giúp đỡ nó phát triển. Đây là một cách nữa mà nước ngoài có thể ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam. Đây là cơ hội.

Người đối lập càng ngày càng trẻ hơn, hầu hết giờ họ đều khoảng xung quanh 30 tuổi, trước đây 10, 20 năm, ở thời của tôi thì họ già hơn, 50, 60 tuổi. Chúng tôi giờ đây có những blog, nơi mà người trẻ tuổi nói gì mà họ thích.



Ông nghĩ là sự mở rộng này sẽ dẫn đến dân chủ hóa?

Vâng, nhưng chúng ta phải giúp nó. Vấn đề là phải nhanh, chính phủ thì cố gắng làm chậm lại. Họ biết rằng nếu mở rộng nhanh quá, họ sẽ mất quyền lực. Họ cố gắng giữ quyền lực thật lâu trong mức có thể. Càng sớm có dân chủ, điều đó càng tốt cho đất nước chúng tôi và cho sự tự vệ trước ảnh hưởng và quản lý của Trung Quốc.

Ông sợ gì về người Trung Quốc?

Đây không phải là lo sợ mà là sự thật. Chính phủ Việt Nam kí hiệp ước với Trung Quốc, cho phép họ có thể khai thác ở vị trí trọng yếu của đất nước tại vùng đồi núi miền trung Việt Nam. Đó là nơi gần biên giới với Lào và Campuchia. Họ muốn bauxit. Trung Quốc gửi sang đó hàng nghìn công nhân và chúng tôi không biết họ đến khai thác hay gián điệp. Hơn 1000 người đã viết kháng thư chống lại điều này.

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cả quá trình lịch sử thật rắc rối. Năm 1979 các bạn còn đánh nhau ...

Không hề rắc rối, Trung Quốc vẫn luôn cố gắng sử dụng chúng tôi.

Thế nên chủ nghĩa dân tộc vẫn cao.

Đúng, tâm trạng chống Tàu vẫn mạnh mẽ. Nhất là hiện thay, khi họ nói rằng tất cả biển Nam Trung Quốc là của họ.

Có sự khác biệt nào giữa hình mẫu kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội giữa Việt Nam và Trung Quốc không?

Việt Nam dõi theo hình mẫu Trung Quốc. Điều khác là Việt Nam thuộc ASEAN. Đảng cộng sản Việt Nam một mặt nhìn thấy rằng Trung Quốc là nước duy nhất có hệ thống tương tự, mặt kia ở đây chắc chắn có những vấn đề giữa hai nước ở thời quá khứ.

Tình trạng khó xử là đảng cộng sản biết rằng họ cần sự ủng hộ hoàn toàn của Trung Quốc, nhưng mặt kia họ cũng biết Trung Quốc luôn là nguy cơ. Luôn luôn là nguy cơ. Người Việt biết rằng không thể tin Trung Quốc được.
Không thể tin Trung Quốc được! TQ đã và đang là mối đe dọa

Khi ở Việt Nam tôi thấy tinh thần dân tộc tương đối manh. Mọi người thường nói kiểu như: ờ đây là bọn Lào, họ biết gì đâu … Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước làng giềng như thế nào?

Đúng, đó là sự thật. Quan hệ giữa Lào, Việt Nam và Campuchia giống với quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Họ thấy Việt Nam là hàng xóm lớn và họ sợ sự ảnh hưởng. Chúng tôi, những người đối lập không thích sự can thiệp vào chuyện đất nước khác.

Chính phủ Việt Nam muốn tạo lập ở khối Đông Dương thành một phần của khối cộng sản, và họ vẫn luôn cố gắng điều đó. Chính phủ Việt Nam quản lý đảng cộng sản Lào, nhưng Trung Quốc cũng muốn tạo ảnh hưởng.

Trung Quốc đã ủng hộ Khơ-me đỏ ở Campuchia và sau khi thất bại, Việt Nam đã thành lập chính phủ ở đó. Nhưng bây giờ Trung Quốc lại có ảnh hưởng mạnh hơn. Campuchia muốn qua lại tốt với hàng xóm nhưng cúng muốn có độc lập nhiều hơn, vì vậy họ quay về phía Trung Quốc. Người Trung Quốc vì thể gửi công nhân đến tìm kiểu địa bàn ở phía Campuchia giáp Việt Nam.

Chính phủ Hun Sen hiện nay vẫn đứng về phía Việt Nam hơn là phía Trung Quốc. Rất may là Việt Nam và Trung Quốc không đánh nhau nên Campuchia cũng không.

12 THÁNG ANH ĐI