Hôm nay, thứ hai 9/11, Nữ Thủ Tướng Đức là Angela Merkel đã bày tỏ lời cám ơn đến cựu lãnh tụ Liên Xô là cựu tổng bí thư Mikhail Gorbachev vì ông đã “góp phần làm thay đổi Đông Đức”, khi bà đi thăm một nơi trước kia là chốt chận xét của Bức Tường Bá Linh.
Cây cầu Bomholmer Strass là nơi thông thương đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 giữa hai nước Đức bị chia cắt, một thời điểm quan trọng đánh dấu đầu tiên sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu sau đó.
Bà Merkel là công dân Đông Đức khi đó, cũng đã vượt qua cây cầu này cách đây đúng 20 năm. Bà nhớ lại: “Trước khi có niềm vui của tự do, nhiều người đã hứng chịu nhiều khổ đau”.
Cùng đi qua cầu lần này bên cạnh bà có cựu lãnh tụ Liên Xô M. Gorbachev. Nhiều người dân Đức đứng hai bên đã chào mừng họ và hô lớn: “Gorby, Gorby!”.
Trước mặt hàng trăm người, bà nói với ông Gorbachev: “Ông đã làm được một sự thay đổi, ông đã can đảm để mọi chuyện tự diễn biến và thay đổi đã nhiều hơn là chúng tôi dự đoán”.
Bà cũng bày tỏ lời chào mừng ông Lech Walesa, cựu lãnh tụ phong trào công nhân của Ba Lan trong thập niên 1980, nói là “Phong trào Nghiệp Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan là nguồn cảm hứng to lớn cho người dân Đông Đức”.
Việc đi qua cây cầu này của các lãnh tụ nước Đức và khách mời là một trong nhiều lễ lạc kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ.
Bức Tường dài 96 dặm này đã ngăn chận dân chúng Đông Bá Linh trong vòng 28 năm. Tổng cộng có 136 người Đông Đức đã bị bắn chết khi cố tìm cách vượt qua Bức Tường này. Đã có nhiều buổi lễ tưởng nhớ đến họ.
Bức tường Bá Linh được Đông Đức dựng lên dài tới 155 cây số nhằm ngăn cách Đông Đức với West Berlin, vốn dĩ nằm sâu trong lòng Đông Đức. Bức tường này nằm sừng sững như là một biểu tượng chia cắt ô nhục kéo dài 30 thập niên trước khi nó bị sụp đổ vào ngày 9 tháng 11, năm 2009.
Vào hôm ấy, phát ngôn nhân của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Đông Đức họp báo nói rằng Đông Đức xóa bỏ hạn chế du lịch sang Tây Đức, và nhiều người hỏi: Sẽ có hiệu lực vào lúc nào, thì viên cán bộ cao cấp của Chính Trị Bộ đảng CS Đông Đức này, tên là Guenter Schabowski, đã tuyên bố rằng “có hiệu lực ngay và không trì hoãn”. Ngay lập tức, rất đông người Đông Đức đã vượt qua bức tường này, và trong giòng người đông đảo đó, có bà thủ tướng Angela Merkel hiện nay. Số người kéo đến cổng Brandenberg đông đến mức tràn ngập và những bộ đội biên phòng không nhận được lệnh từ cấp trên, nên đã mở cửa để dân chúng Đông Đức tràn về tây Đức và mở đường cho sự sụp đổ hoàn toàn của Bức Tường Bá Linh sau đó, kéo theo sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa Cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô sau đó.
Ngày hôm nay, ở châu Âu, không còn quốc gia nào theo chủ nghĩa cộng sản, và trên thế giới chỉ còn các quốc gia sau đây trên danh nghĩa là còn theo chủ nghĩa CS là Trung Cộng, Cuba, Việt Nam và Bắc Hàn, dù rằng thực chất các quốc gia này có dung hợp đường lối kinh tế tư bản chủ nghĩa để sống còn.
Không biết còn bao lâu nữa, cơn ác mộng của nhân loại – chủ nghĩa cộng sản – mới hoàn toàn tan rã trên toàn hành tinh của chúng ta.
Trần Vũ theo AP
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...