6 thg 11, 2009

Phê phán chính quyền Trung quốc


Herta Muller,văn sĩ đoạt giải Nobel 2009

Là khách mời danh dự của Hội chợ sách Frankfurt lần thứ 61, Herta Muller, nhà văn đoạt giải Nobel văn học 2009 đã kể về gốc gác Romania của mình và lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền...Sau khi nhận được tin sẽ được nhận giải Nobel văn học năm nay, nữ nhà văn Herta Muller nhận lời đến tiếp xúc cùng độc giả vào tối thứ 3 ngày 13/10/2009; 1500 vé của gian phòng đã bán hết. Herta Mulle đã đến Frankfurt tại Gian hàng sách của Hiệp hội sách Đức...

Tại các cuộc tiếp xúc tại Frankfurt, khi được hỏi bà sẽ làm gì với số tiền gần 1 triệu EURO, nhà văn Herta Muller đã trả lời nhật báo Die Zeit rằng: Đến nay bà cũng chưa biết sẽ sử dụng khoản tiền này như thế nào, bà có rất ít kinh nghiệm chi tiêu những khoản tiền lớn...
Trong khuông khổ Hội chợ sách Frankfurt, hôm thứ 5 ngày 15/10/2009, Truyền hình Đức đã đưa lên hình ảnh cuốn tiểu thuyết Atemschaukel, vừa được trao giải Nobel đã được ném vào một xô đựng máu bò...

Tại cuộc giao lưu này, người dẫn chương trình của Truyền hình Đức đã tếu táo: Nhà văn Herta Muller đã sinh ra tại Romania trong một bộ tộc ít người nói tiếng Đức...

Nữ nhà văn Herta Muller, ngoài giải Nobel văn học bà còn được nhận giải

Franz Werfel giành cho Quyền Con người, do Quỹ Trung tâm chống bạo lực đối với con người...”

Tại hội chợ sách nhiều người muốn tìm hiểu: Herta Muller là ai, là con người như thế nào ? Liệu Herta Muller có giống với trường hợp Paul Celan, một nhà văn Do Thái cũng sinh ra tại cùng đất Bucovia của Romania ?

Herta Muller đã thẳng thắn bác bỏ nhận xét này: „Tôi và Paul Celan không thể mặc chung một chiếc áo. Thứ nhất, Celan đến từ vùng Bucovia như tôi, ông là là người Do Thái, là một bộ tộc luôn bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc-xã hội cực đoan. Tôi đến từ một bộ tộc thiểu số khác, từng thuộc phe của Hitler, cha tôi từng là lính SS. Khi tôi bắt đầu đọc Celan, trong tôi đã hình thành một phức hợp nhận thức cần được làm sáng tỏ: con người được sinh ra như thế nào? Đọc Celan, trong cổ họng tôi luôn ngắc ngứ một cảm giác cần phải đề nghị sự tha thứ...Những thảm họa diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử trên các miền đất khác nhau là thứ mà chúng ta không thể quên. Đó là một đề tài tổng hợp của văn học...”

Herta Muller đã phủ nhận ý kiến bà coi tiếng Đức là „ nhà riêng” của mình; bà coi ngôn ngữ là một một phận của cơ thể bà. Khi được hỏi, hiện tại bà đang sống ở Đức, có khi nào bà sử dụng đến tiếng Romania, Herta Muller cho biết:” Tôi đã học tiếng Romania trong 15 năm, khi tôi theo học phổ thông. Đó là thời kỳ tôi đã đọc nhiều sách trực tiếp bằng tiếng Romania. Tôi cho rằng, tiếng Romania là một ngôn ngữ chứa đựng chất thơ mộng tuyệt vời, thứ ngôn ngữ tạo nên những hình ảnh giàu cảm xúc. Tiếng Romania là loại ngôn ngữ tiếp cận trực tiếp những cái đang tồn tại. Folklore Romania là loại hình văn học vĩ đại hiện đang lưu giữ được nhiều giá trị nguyên bản...”

Herta Muller đã phê phán việc mời đoàn Trung Quốc tham gia hội chợ sách Frankfurt; Hiệp hội sách Trung Quốc là khách mời đặc biệt của hội chợ sách lần thứ 61 này. Tôi đã đọc tin trên báo cách đây mấy ngày cho thấy: tại Hội chợ sách này có sự tham gia của một chục nhân viên Trung Quốc và một nhà văn...

Herta Muller cho rằng: „ Những gì mà người Trung Quốc mang đến hội chợ sách này và cả những cuốn không được mang đến đây đều là các „sản phẩm mang tính đảng phái” do các nhà văn Trung Quốc tô vẽ nên...Tôi đã từng trải qua và hiểu được thế nào là sự tồn tại của một con người trong một đất nước mà lúc nào cũng nơm nớp bị trừng phạt, bị theo dõi, và có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của chính mình nếu như anh viết ra một cái gì đó thật lòng, đúng với gì mà anh suy nghĩ...

Mới đây Trung Quốc đã tuyên bố tử hình 6 người uiguri, tôi không rõ còn phải mất bao nhiêu thời gian nữa, Trung Quốc mới ngừng việc: một tay tìm cách phát triển kinh tế, tay kia thì tìm cách đày đọa con người, khinh rẻ những giá trị làm người, khinh rẻ những giá trị thuộc về nhân cách, cá nhân...”

Phạm Viết Đào
http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=1845

12 THÁNG ANH ĐI