Cách đây 32 năm, trên chiến hạm chỉ huy Blue Ridge, thuộc Hạm Đội thứ 7, các ký giả ngoại quốc đã thấy hàng ngàn những chiếc thuyền nhấp nhô như lá tre trôi trên biển. Nguời ta thấy những chiếc thuyền đủ loại, đủ cỡ của những nguời Việt Nam dầu tiên bỏ chạy Cộng Sản. Họ là ai, số phận họ sẽ ra sao sau này? Chẳng ai trong số những ký giả trên và ngay cả những người ngồi trên những chiếc thuyền dó có thể tiên đoán được điều gì?
Người ta nhận thấy có nhiều ký giả Mỹ và một số những nhân vật trong chính quyền Mỹ trên chiến hạm Blue Ridge. Chẳng hạn như Frank Snepp, tác giả các cuốn sách: Decent Interval và An Insider Account of Saigon, David Halberstam với The best and the Brightest và một số người khác như H.R. Haldeman, Stanley Karnow.
Karnow nhìn David Halberstam như chế nhạo nói:
-Này anh, công cuộc di tản này hẳn có sự đóng góp công sức của những người như anh?
Halberstam dáp:
-Anh nói không sai, nhưng điều đó chứng tỏ sức mạnh của người Mỹ chúng ta nằm ở chỗ nào? Ðâu có phải chỉ có sức mạnh của B52? Anh đồng ý chứ? Và hôm nay, chúng ta là những nhân chứng duy nhất và cuối cùng chứng kiến cảnh tháo chạy này. Và tôi nghĩ rằng đó là trách nhiệm của tôi và anh ở đây.
Karnow:
Phần tôi, sẽ không bao giờ quên được câu chuyện ngày hôm nay. Tôi cảm thấy xấu hổ cho nước Mỹ.
Trên ca bin chỉ huy trưởng của chiến hạm, người ta nghe tiếng đối đáp của ông chỉ huy trưởng với Henry Kissinger. H. Kissinger hỏi viên chỉ huy trưởng:
-Ông có biết bây giờ là mấy giờ ở Hoa Thịnh Đốn không? Trong một giờ nữa mà ông Đại Sứ Martin không có mặt trên chiến hạm của ông thì kể như cuộc triệt thoái của người Mỹ là một thất bại?
-Thưa ông Kissinger, tôi được biết, ông Đại Sứ còn nán lại dể cứu vớt những người Việt Nam cuối cùng cần phải được cứu vớt.
Kissinger cáu kỉnh quát trong ống nghe:
-Anh nói với ông ta là lệnh của tôi, ông ta phải lập tức rời VN. Tôi không cần biết phải cứu ai. Sao cái bọn ‘chó chết’ dó không chết phứt đi cho rồi.
Stanley Karnow nghe được cuộc điện đàm đã đưa ra nhận xét: Ông Kissinger và Lê Đức Thọ nói cùng một thứ ngôn ngữ. Ông Thọ cũng gọi bọn người đang lố nhố trốn chạy dưới kia là những đống rác rưởi mà chúng tôi cần tống ra biển. Cả người Mỹ và kẻ thù của họ đều coi VN như một thứ rác rưởi cần phải tống khứ đi cho rồi.
Chẳng bao lâu sau, dại sứ Martin đã có mặt trên chiến hạm và ông đã nhận được một công diện của H. Kissinger đánh đi như sau: “Người Mỹ đến Việt Nam như thế nào thì khi rút đi cũng như vậy. Ðó là thành công của ông, của chúng ta. Congratulations! “
Ngay sau đó, Đại Sứ Martin nhận được từ dưới bong tầu chỉ huy, một cựu tướng VN muốn xin gặp. Ông Martin đã từ chối và nói với viên sĩ quan tùy tùng nhắn lại:
“Nói với ông ta, ở đây không phải Sài Gòn mà là nước Mỹ trên biển. Hiện nay, chúng tôi coi ông ấy như một người ‘ vô tổ quốc’. Phải cởi bỏ lon chậu và không được tuyên bố điều gì.”
Người tùy tùng tuân lệnh và nói thêm rằng, ông cựu tướng đó dơ hai tay lên trời với cử chỉ tuyệt vọng, ngửa mặt lên trời và kêu lên rằng:
“Ta thề có trời đất, một ngày nào đó, ta sẽ trở về.”
Lúc này, có lẽ chữ bỏ chạy là đúng nghĩa nhất. Chỉ biết bỏ chạy đã. Số phận họ ra sao không ai dám nghĩ tới, ngay cả đối với kẻ lạc quan nhất. Và đã có hon 100.000 ngàn người trong số 250.000 ngàn người như thế đã được vớt đi định cư từ các chiến hạm của hạm đội 7.
Cuộc ra đi thật bi tráng và tuyệt vọng dến tức tưởi!
Số phận họ có khác gì những con thuyền lênh đênh trên biển cả như những lá tre? Vâng những lá tre trên một đại dương mà lẽ sống chết đang chờ đợi họ. Bằng mọi giá, họ đã ra đi mà nếu nay ngồi nghĩ lại, nhiều người không mường tượng nổi, họ dã có thể làm một điều như vậy. Những cái “sô” vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng Tư và đầu tháng Năm của người Mỹ cũng nói lên được điều này: Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, hoành tráng, ngay cả việc trốn chạy.
Ðó là những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên chạy trốn làn gió chướng từ trong dất liền đã thổi giạt họ ra biển…
Hãy cứ tưởng tượng, trong số 250 ngàn người đó, ít ra cũng đến phân nửa ở tuổi vị thành niên, Cái hình ảnh người lếch thếch, lang thang với từng đoàn người người nối đuôi nhau chạy trốn. Và nếu cần nói một điều gì về lúc đó, về tâm trạng những người bỏ chạy thì có thể tóm tắt trong một câu: Tất cả đều hoang mang và không có một chút hy vọng gì về tương lai cả.
Và cứ như thế, các con số thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam càng gia tăng theo nhịp độ của những chính sách của Hà nội như “đi vùng kinh tế mới”, “học tập cải tạo”, “đánh tư sản, mại bản”, và cuối cùng “đi bán chính thức” nhằm vào giới Hoa Kiều. Cứ mỗi một đợt chính sách lại thêm số người trốn ra đi khỏi nước. Tổng cộng dã có gần hai triệu người trốn đi như thế. Đấy là còn chưa kể những người để lại xác trên biển cả. Con số này chẳng ai biết là bao nhiêu? Và cũng chẳng ai có thì giờ tìm hiểu làm gì. Người chết thì đã chết. Phải vậy không? Tiếc nuối rồi cũng nguôi ngoai để lo sinh kế, miếng ăn trước đã.
Tất cả những chính sách vừa kể trên của nhà cầm quyền CS là nhằm đánh vào những thành phần phản động, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ Ngụy. Và đối với nhà cầm quyền lúc ấy, chỉ có hai cách để làm ‘vệ sinh miền Nam ’ là: Tống xuất bọn rác rưởi ra biển hoặc cho đi tù cải tạo.
Nhưng chính thức thì có thể quả quyết rằng, nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra nước ngoài sinh sống. Và cuối cùng để giữ thể diện hoặcđể trao đổi trong thương thuyết, nhà nước Cộng Sản đã đồng ý với Liên Hiệp Quốc theo một chương trình “ra đi trong vòng trật tự” (Orderly Departure Program). Thảm cảnh thuyền nhân trên biển vì thế đã giảm mức độ.
Tất cả câu chuyện, những thảm cảnh trên biển cả nay đảo ngược trở thành cái mà Michel Tauriac trong Hồ sơ đen của Cộng sản (Le dossier noir du Communisme ) tóm tắt đầy đủ ý nghia tóm gọn trong một câu “Những con bò sữa thuyền nhân”.
Gió đã đổi chiều, gió chướng đã thổi họ ra biển, nay ngọn gió nào đã đưa họ về? Hình ảnh thật biểu tượng và gợi hình. Thật vậy, tất cả những con bò sữa thuyền nhân đã ra đi với hai bàn tay trắng để lại tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn. Họ đã vắt được bao nhiêu sữa ở những con bò đó? Vắt lúc ra đi và nhất là vắt lúc trở về. Việc ra đi theo diện người Hoa, đi bán chính thức hay việc quản lý nhà cửa đất đai, tài sản nằm trong tay Bộ nội vụ. Công việc bộ này là đảm trách và tổ chức nhằm “nhổ sạch lông” những bọn người lưu vong này. Kẻ rỗi hơi ngồi tính nhẩm chuyện nhổ sạch lông này đem lại cho nhà nước ít nhất là 25 tấn vàng. Nhưng 25 tấn vàng vẫn là chuyện nhỏ. Vẫn là chuyện vắt đi. Vắt lại mới là quan trọng.
Và để gợi những thuyền nhân thì có nhiều tên gọi tùy theo thời kỳ: lúc đầu là bọn bán nước, bọn tay sai. Cho mãi đến năm 1990, cũng còn có người gọi Việt kiều là những tên Việt gian. Nói chung họ coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cu, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mặt. Và gọi một cách vô tội vạ nhất là người nước ngoài. Nghia là có sự phân biệt đối xử giữa người trong nước và ngoài nước. Sau này chữ được dùng hon cả là Việt Kiều.
Xin nhắc lại vụ án tàu Việt Nam Thương tín để chúng ta hiểu rõ Cộng Sản hon. Trên báo Quân Ðội Nhân Dân, số ra ngày 3/7/77, trang ba viết như sau:
“Luật lệ trừng phạt những kẻ phản cách mạng đã được ban hành ngày 19/11/76.” Khoản 9 của điều luật đã ấn định rõ như sau: “Tội chạy trốn theo hàng ngu địch hay trốn ra ngoại quốc vì những mục tiêu phản cách mạng sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù. Trong những trường hợp đặc biệt và nghiêm trọng tổ chức tội phạm sẽ bị kết án chung thân hay Tử hình.” Số phận những người đi tàu Thương tín và di tản, nhất là giới trẻ đã bị phát tán đi Lào Cay, Thái Nguyên, Yên Bái…
Về phía những người Việt Hải ngoại, xin được nhắc mọi người đến những hoài niệm của những năm đầu ở Hải ngoại để cho thấy tâm trạng chúng ta lúc bấy giờ như thế nào? Những nhà văn đã thay chúng ta nói lên những tâm trạng đó. Có thể là bài viết của Nguyễn Ðình Toàn: Sài Gòn, niềm nhớ không không tên, kỷ niệm 30/04. Và nỗi ray rứt trong tập tho mỏng của Cao Tần nói lên đủ.
Vài câu tho góp nhặt đó đây để cùng nhớ lại:
Và trong số Văn Học Nghệ Thuật, số 1, có bài phỏng vấn người nhạc si tài danh với câu trả lời: “Buồn lắm. Nhớ Việt Nam quá. Thương quá Việt Nam .” nói theo kiểu Phạm Thế Mỹ. Và cứ thế. Ai là người tuôn ra những câu tho ở thị trấn giữa đàng những ngày tháng tư đen:
Rồi cứ như thế sau thời kỳ mở cửa mà số lượng người Việt về nước cũng như kiều hối đã bắt buộc mọi người phải thay đổi lại thế nhìn, thế bắn. Không ai có thể từ chối được những món quà, không phải 10 đô la trong ngày lễ Noel mà là 3 tỉ đô la. 3 tỉ đô la tình nghia hàn gắn những vết sứt sẹo, những lời nói mà bình thường chỉ được coi như kẻ thù.
Gió đã đổi chiều, nên ngôn ngữ cũng đã đổi theo. Những chiếc thảm đỏ đã trải dài từ phi trường Tân Son Nhứt đến Nội Bài, chạy thẳng vào Bắc bộ Phủ. Thật là trớ trêu đến nực cười. Lúc ra đi trốn chui, trổn nhủi, lúc trở về thảm đỏ dưới chân.
Những thành phần rác rưởi ta vừa nói ở trên, những con bò sữa đã vắt cạn chẳng bao lâu sau trở thành rác quý mà người ta có thể chế biến thành những sản phẩm, những vật liệu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Ðã chẳng ai ngờ điều đó đã xảy ra. Rác rưởi cứ thể đổi hình, đổi dạng mà tính ra tiền bằng những sản phẩm mới.
Những anh thuyền chài có thể ra đi vỏn vẹn chiếc quần đùi nay chễm trệ ngồi Mercedes. Những mệnh phụ nói tiếng Mỹ oe oé. Kể gì đến những hiện tượng nhỏ nhoi đó. Ðã có rất nhiều thay đổi tràn đầy hy vọng như thế đối với giới người Việt di tản, nhất là noi người trẻ. Họ không còn là cô nữ sinh cười e lệ, hỏi không dám mở lời. Ngày nay họ là những chuyên viên hàng đầu của xã hội Mỹ. Có những người trong bọn họ đã làm ra số vốn bạc tỷ. Có người trong bọn họ, cùng với bạn đầu tư nửa tỷ đô la tại noi mà trước đây được coi là thánh địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi với những địa đạo, noi tự hào về cuộc chiến thần thánh trong tương lai trở thành biểu tượng “thung lũng của ngành tin học”.
Và cái kim chỉ đường cho người Việt tương lai là hãy nhìn vào giới trẻ đang lên. Họ chiếm đa phần. Tương lai thuộc về họ, đời sống thuộc về họ, cộng đồng VN là họ. Không phải do một thiểu số những người lớn tuổi. Những người bỏ nước ra đi đã chỉ nhớ cái phần đầu câu chuyện mà quên phần cuối. Những câu truyện do người lớn kể ngày càng nhạt phèo như nước ốc. Phải chăng thời của họ đã hết? Họ bám víu vào những bèo bọt mà chính họ cũng chẳng còn thiết tha gì. Nhưng nếu không bám víu vào đó thì họ còn gì là họ?
Phải chăng cuộc ra đi bất hạnh nay đã trở thành đại hạnh cho chính mình, cho con cháu mình, cho cái noi mình đi tới và cả cái noi mà từ đó mình đã ra đi?
Hãy nhìn vào những con số để nhận ra câu chuyện thần thoại về người Việt di tản. Năm 1987, mới chỉ có 8 ngàn người về thăm quê hương, đến năm 1993 thì con số tăng lên 160 ngàn người, đến năm 2002 là 380 ngàn người. Con số tự nó nói lên điều gì rồi và người ta bắt đầu vỡ lẽ ra. Bên cạnh đó, kiều hối đem lại một sốn tiền tươi là 2 tỷ 6 đôla trong năm 2003. Hãy làm một so sánh cho rõ. Năm 2003, Việt Năm xuất khẩu được 20 tỉ đôla, trừ vốn liếng cho sản xuất, lời ròng của 20 tỷ vị tất đã được 5 tỷ?
Có một điều, nhiều người vô tình quên là năm nay có 2 triệu lượt khách đến Việt Nam. Cứ giả dụ, mỗi người khách tiêu 2000 đô la đầu người. Số tiền thu được sẽ là bao nhiêu? Trong số 300.000 người Việt về thăm quê hương, cứ cho là vừa tiêu xài, vừa cho bà con họ hàng, ở từ hai tuần đến một tháng, mỗi người đổ đồng chi tiêu 4000 đô la cho một chuyến về thăm quê hương, cán cân ngân sách cũng như nền kinh tế Việt Nam đã được kích cầu lên không nhỏ.
Tiềm năng thật lớn. Tương lai cũng đầy hứa hẹn. Ðó là nền kinh tế sống nhờ trên những kỹ nghệ không khói. 10 năm nữa, dự đoán số khách du lịch là 10 triệu người mỗi năm như Thái Lan hiện nay, với các đường bay thẳng Sàigòn-Mỹ, Sàigòn-Âu Châu. Chuyện đã xảy ra và chắc sẽ xảy ra. Lúc đó, tiền đổ vào qua du lịch không phải là nhỏ nên hiện nay trên hầu hết 60 tỉnh thành của VN đều có khu du lịch đủ kiểu.
Điều đáng nói hon nữa là nay có một số Việt Kiều về nước kinh doanh đầu tư với gần 100 dự án được chấp nhận với số vốn đầu tư con số xấp xỉ một tỉ đô la. Những Việt kiều như Nguyễn Chánh Khê với phát minh chế tạo thành công Carbon Nanotube (áp dụng vào việc sản xuất mực in và các sản phẩm công nghệ cao khác) không phải là hiếm. Dự án khu khách sạn Sofitel Vinpearl Resort–Spa, 5 sao, tại đảo Hòn Tre nay đã thành sự thực. Nha Trang đã khánh thành khu Vinpearl Resort vào cuối năm với số tiền đầu tư là 500 tỉ đồng. Phần lớn các số tiền đầu tư này tập trung vào linh vực công nghiệp, tin học, lắp ráp, du lịch.
Cũng vì thế, nhà nước đã chẳng tiếc lời gọi Việt Kiều là những người con của đất nước. Những lời lẽ trân trọng mật ngọt đã hẳn là không thiếu.
Gió chướng đã không còn nữa. Gió đã đổi chiều, ngôn ngữ đổi chiều, giọng lưỡi đổi giọng. Không còn có chữ nghĩa làm đau lòng nhau nữa. Trên tất cả các sách báo, trên các trang nhà, không còn có thể tìm thấy bất cứ thứ chữ nào nói xa nói gần đến chế độ miền Nam trước đây nữa. (1) Những chữ như bọn ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai đã không tìm thấy trong tự điển của bộ chính trị nữa. Ngược lại không thiếu những chữ mật ngọt như “Tổ quốc Việt Nam , quê hương thân thiết luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ.” “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Luật quốc tịch điều hai thì viết rõ ràng thế này: “Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam . Người Việt nam ở nước ngoài là bộ phần không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam .”
Nhà nước lại còn trích dẫn câu nói của ông Hồ mà không ai tự hỏi xem ông nói lúc nào và bao giờ: “Tổ quốc và chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng.” (Hồ Chí Minh nói với kiều bào ở Thái lan về nước năm 1960.)
Từ Sài Gòn ra biển đông (30/4/1975)
Hình như người ta đã quên cái cảnh bồng bế xô đẩy nhau lên máy bay và bằng bất cứ giá nào phải đi bằng được. 32 năm sau, câu chuyện kể về thuyền nhân chỉ còn là di vãng mà cả bên này bên kia, nhiều người đã quên hoặc cố tình quên.
Thật ra không hẳn là như vậy. Nhà nước chính quyền hoan hỉ nhận những đồng tiền đô la từ mọi noi gửi về cũng như người Việt mang tiền về nước. Mang tiền về thì được chứ đừng mang chữ về. Chữ hiểu theo nghia rất rộng là sách báo, tư tưởng, âm nhạc, nghệ thuật. Từ khi có nhà nước Cộng Sản đến nay, chữ vẫn là độc quyền tuyệt đối nằm trong tay đảng. Nó nằm trong một hệ thống khép kín: Chủ nghia hay ý thức hệ bạo lực khủng bố và một chính quyền toàn trị. (Ideology, terror and totalitarian government).
Chẳng lạ gì, trước khi về VN, người ta thường khuyên có một diều duy nhất: anh muốn làm gì thì làm: chẳng hạn cờ bạc, choi bời đủ kiểu, tắm đủ kiểu, phòng trà đủ kiểu, âm nhạc đủ kiểu, cà phê đủ kiểu, gái đủ kiểu, sex đủ kiểu, ngủ trưa đủ kiểu, ngủ tối đủ kiểu, ăn đủ kiểu, vừa ăn vừa choi đủ kiểu, đi điếm đủ kiểu, hối lộ đủ kiểu, lưu manh lường gạt đủ kiểu, gian trá đủ kiểu, buôn bán mánh mung đủ kiểu, làm giầu đủ kiểu, đầu co đủ kiểu, công an đủ kiểu, phường khóm đủ kiểu, công ty đủ kiểu, co quan đủ kiểu, chính quyền địa phương đủ kiểu, chính quyền trung ương đủ kiểu, luật pháp đủ kiểu, thằng ăn cắp xử thằng ăn cướp đủ kiểu và cuối cùng xã hội lọan đủ kiểu.
Ta có quyền đủ kiểu hết, miễn là đừng đụng đến chính trị. Vì trên hết, vẫn có một nhà nước toàn trị ở trên tất cả những đủ kiểu đó. Trước khi lên máy bay về nước, còn dặn với theo: nhớ nhé đừng đụng đến chính trị.
Mặc dầu vậy, ngày nay, có nhiều bà con Việt Kiều tính về ở hẳn VN. Có người trong đám này về Việt Nam dưỡng già với xe hoi SUV. Trong vòng 10 năm nữa, khi xa lộ đông tây hoàn thành, khi 6 tuyến xe điện ngầm xây dựng xong, đường hầm Hải Vân nối liền Nam Bắc hoàn tất thành phố Sàigòn sẽ thay mặt đổi tên chẳng còn ai nhận ra nó nữa.
Nay ở Sàigòn, đã có những khu nhà “Làng Việt Kiều”. Người ta dự trù có 4 khu như thế, với những biệt thự sang trọng, đủ tiện nghi như ở Mỹ , Canada . Người ta thấy những Việt Kiều lái những chiếc xe SUV, hay ngồi nhâm nhi ly rượu cocktail bên bờ sông Sàigòn. Những căn nhà có những bãi cỏ xanh, mái nhà mầu cam kiểu California , có những hàng dừa cọ, những hồ boi với những hàng chữ tiếng Anh: “Welcome!” Ðây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 32 năm về trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo.
Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
Chẳng hạn, anh chàng Võ Quy, kèm theo cái tên Larry. Và vô số những tên như thế Catherine, Julie, Elizabeth, Brigitte, Linda…. Nay Võ Quy đã gần 70 tuổi, trước đây là một si quan không quân, quân đội VNCH. Anh ta ta đã rời bỏ vùng Southern Califronia cách đây 6 năm cùng với vợ, Linda, còn có tên cúng com là Ngọc để về ở đây. Anh ta khoe căn nhà với vẻ hãnh diện không cần dấu diếm với đồ dùng toàn bằng Inox (thép không rỉ), phòng tắm lớn có vòi tắm hoi, thiết trí theo kiểu Jacuzzi của Ý. Sàn nhà mầu hồng bóng lộn.
Anh còn chỉ cho thấy và nói thêm: “Không phải cẩm thạch đâu nhé, đá hoa cương thứ thiệt đấy. Thiệt là quá rẻ, còn rẻ hon ở Hoa Kỳ rất nhiều.” (2)
Thiệt là Việt Kiều.
Một anh khác tên Hoàng Tiến, chả bù cho lúc ra đi lếch thếch, lang thang, nay anh trở thành chủ nhà thầu đang có những kế hoạch xây cất nhà cho Việt Kiều với những dự án “thành phố xanh” (Green city).
Cái điều oái ăm đến quái gở là khi ở Mỹ, người ta bằng mọi cách nhắc nhớ đến Sài goon, tìm cách đặt tên Little Saigon, Phở Bắc, bánh mì Tân Ðịnh, bánh cuốn Ðakao, Restaurant Hoài Hương, Phở Hà Nội, Brodard restaurant, phở Nguyễn Huệ để nhớ về miền Nam thân yêu. Nay ở Việt Nam thì người ta lại muốn đặt tên cho những khu thương xá là “tiểu Cali ” , “tiểu Fairfax ” để nhớ đến. Và cứ như thế, sẽ có một số người Việt gốc Mỹ sống riêng biệt trong những tiểu quốc, Mỹ Hóa của họ bên cạnh những người Việt bản xứ.
Khi ở Mỹ thì họ nhớ Việt Nam , khi ở Việt Nam họ lại tiếc lối sống Mỹ. Họ trở thành người ngoại quốc trước mắt những người đồng bào của họ. Họ tưởng về quê thật, nhưng lại mang tâm trạng một thứ chủ nhân, cách biệt với dân bản xứ. Và điều rõ rệt là Hoàng Tiến đã bực tức về một căn nhà hàng xóm đã vứt những bao rác ra đường ngay cổng nhà anh ta, đã mở nhạc Karaoké tùy tiện ầm i cả lên. Anh bực tức nói: Như thế không phải lối sống Mỹ, không biết tôn trọng luật pháp. Như thế là thiếu văn minh.
Khi ở Mỹ thì anh muốn bảo tồn văn hoá Việt, không muốn trở thành một mẩu trong Melting pot hay Sálát Mỹ. Anh bắt con đi học tiếng Việt. Về Việt Nam , mở mồm là anh chỉ xổ tiếng Mỹ. Cái mâu thuẫn như thế rất là Việt Nam . Trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ còn phải bực tức nhiều về những điều trái tai gai mắt: chẳng hạn một anh cán bộ phường cứ xồng xộc vào nhà chẳng điện thoại trước.
Riêng Nguyễn Anh, năm nay mới 35 tuổi về Việt Nam làm việc cho một công ty nước ngoài. Ra đi từ nhỏ, kể như không biết gì về Việt Nam , anh cũng không có ý ở hẳn VN.. Nhưng anh cũng có một vài nỗi khổ vặt khác. Nguyễn Anh sửng sờ khi làm một việc gì giúp người khác không nhận được một tiếng thanh kiu, thanh kiếc gì hết. Anh cũng khó chịu khi mọi người chen lấn không xếp hang khi trả tiền. Nhất là các cô thiếu nữ trông khả ái, dịu hiền, nhưng cũng huých tay chân như ai. Gần như mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sống chen lấn chụp giựt.
Nguyễn Anh có hoi buồn về con người Việt Nam vốn có tâm hồn, vốn thương người mà một tai nạn xe cộ xảy ra đến chết người mà mọi người dửng dưng. Quả thực, tuy là người Việt Nam , nhưng anh lại không hiểu gì về người mình.
Lại nói đến giải trí, Nguyễn Anh không hiểu được là người Việt Nam “Xem thể thao” chứ không choi thể thao. Mấy triệu người thức đêm, bỏ công an việc làm, bỏ học để dán mắt vào đài truyền hình theo dõi một trận đá banh. Thật là vô lý vì hại sức khỏe. Chỉ có 22 cầu thủ thực sự choi thể thao, còn cả nước chỉ ngồi xem thể thao, chưa kể còn cá độ. Hình như cái gì ở Việt Nam cũng có thể trở thành cờ bạc.
Lại một điều nữa, Nguyễn Anh không hiểu được.
Nguyễn Anh thì chỉ thích đi đánh golf. Nhưng muốn choi ngon, Nguyễn Anh phải lấy vé máy bay ra Phan Thiết choi, vì ở đó có sân choi nổi tiếng là đẹp. Ít ra thì điều đó cũng làm Nguyễn Anh vui lòng. Nhưng có người thấy như thế thì lấy làm kỳ cục. Họ chép miệng, tội tình gì mà phải cất công như thể để choi Golf. Choi đâu chả được. Phí tiền nữa. Ngưyễn Anh không đáp lại, vì anh có cái lý của anh. Ðúng là anh thấy người Việt mê đá banh một cách kỳ cục. Nhưng ngược lại, họ cũng thấy anh không giống ai.
Còn về thanh niên, thiếu nữ thì chửi thề không biết ngượng mồm, nhất là thanh niên, thiếu nữ gốc Bắc. Mở mồm ra là địt. Sáng ra, chỉ hỏi giá cả món hàng đã bị một người con gái xinh đẹp phạng cho một câu.
Nói gì thì nói, nghi gì thì nghi. Thời gian sẽ xoá nhoà tất cả vết tích cu: thời gian cứ trôi qua, nhiệt tình chống Cộng giảm xuống và tình hoài hương lại trỗi dậy. Những vị lãnh đạo trong nước thì nghi rằng:
Nhân dân muốn quên hết mọi thứ. Những người này hiện ở đây vì đất này là tổ quốc của họ. Chúng ta không có quyền trách mắng họ. Chúng ta tiếp đón họ. Chúng ta không muốn để Việt kiều gây chiến tranh lần nữa.
Gió chướng đổi chiều đến đâu có thể còn chưa biết rõ được. Tôi tự hỏi bao giờ làn gió chướng đó cùng với con lốc đầu tư tư bản đánh bật chủ nghĩa Cộng Sản ra biển?
Chỉ có một điều tôi biết chắc rằng, ngay cả những người theo làn gió chướng đổi chiều, đã về VN. Họ cũng cảm thấy họ chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ, thất vọng không muốn nói ra. Ðó là trường hợp hợp ông Nguyễn Cao Kỳ. Ðó cũng là trường hợp một người trong số 17 người vừa được vinh danh “Vinh Danh Việt Nam – 2006″?
Tôi có cảm tưởng họ đang chơi một canh bạc giả, biết như thế mà vẫn chơi, chơi cho biết.
Gió chướng đã đổi chiều? Nhưng đổi thế nào thì còn chưa nói hay được. Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.
Người ta nhận thấy có nhiều ký giả Mỹ và một số những nhân vật trong chính quyền Mỹ trên chiến hạm Blue Ridge. Chẳng hạn như Frank Snepp, tác giả các cuốn sách: Decent Interval và An Insider Account of Saigon, David Halberstam với The best and the Brightest và một số người khác như H.R. Haldeman, Stanley Karnow.
Karnow nhìn David Halberstam như chế nhạo nói:
-Này anh, công cuộc di tản này hẳn có sự đóng góp công sức của những người như anh?
Halberstam dáp:
-Anh nói không sai, nhưng điều đó chứng tỏ sức mạnh của người Mỹ chúng ta nằm ở chỗ nào? Ðâu có phải chỉ có sức mạnh của B52? Anh đồng ý chứ? Và hôm nay, chúng ta là những nhân chứng duy nhất và cuối cùng chứng kiến cảnh tháo chạy này. Và tôi nghĩ rằng đó là trách nhiệm của tôi và anh ở đây.
Karnow:
Phần tôi, sẽ không bao giờ quên được câu chuyện ngày hôm nay. Tôi cảm thấy xấu hổ cho nước Mỹ.
Trên ca bin chỉ huy trưởng của chiến hạm, người ta nghe tiếng đối đáp của ông chỉ huy trưởng với Henry Kissinger. H. Kissinger hỏi viên chỉ huy trưởng:
-Ông có biết bây giờ là mấy giờ ở Hoa Thịnh Đốn không? Trong một giờ nữa mà ông Đại Sứ Martin không có mặt trên chiến hạm của ông thì kể như cuộc triệt thoái của người Mỹ là một thất bại?
-Thưa ông Kissinger, tôi được biết, ông Đại Sứ còn nán lại dể cứu vớt những người Việt Nam cuối cùng cần phải được cứu vớt.
Kissinger cáu kỉnh quát trong ống nghe:
-Anh nói với ông ta là lệnh của tôi, ông ta phải lập tức rời VN. Tôi không cần biết phải cứu ai. Sao cái bọn ‘chó chết’ dó không chết phứt đi cho rồi.
Stanley Karnow nghe được cuộc điện đàm đã đưa ra nhận xét: Ông Kissinger và Lê Đức Thọ nói cùng một thứ ngôn ngữ. Ông Thọ cũng gọi bọn người đang lố nhố trốn chạy dưới kia là những đống rác rưởi mà chúng tôi cần tống ra biển. Cả người Mỹ và kẻ thù của họ đều coi VN như một thứ rác rưởi cần phải tống khứ đi cho rồi.
Chẳng bao lâu sau, dại sứ Martin đã có mặt trên chiến hạm và ông đã nhận được một công diện của H. Kissinger đánh đi như sau: “Người Mỹ đến Việt Nam như thế nào thì khi rút đi cũng như vậy. Ðó là thành công của ông, của chúng ta. Congratulations! “
Ngay sau đó, Đại Sứ Martin nhận được từ dưới bong tầu chỉ huy, một cựu tướng VN muốn xin gặp. Ông Martin đã từ chối và nói với viên sĩ quan tùy tùng nhắn lại:
“Nói với ông ta, ở đây không phải Sài Gòn mà là nước Mỹ trên biển. Hiện nay, chúng tôi coi ông ấy như một người ‘ vô tổ quốc’. Phải cởi bỏ lon chậu và không được tuyên bố điều gì.”
Người tùy tùng tuân lệnh và nói thêm rằng, ông cựu tướng đó dơ hai tay lên trời với cử chỉ tuyệt vọng, ngửa mặt lên trời và kêu lên rằng:
“Ta thề có trời đất, một ngày nào đó, ta sẽ trở về.”
Lúc này, có lẽ chữ bỏ chạy là đúng nghĩa nhất. Chỉ biết bỏ chạy đã. Số phận họ ra sao không ai dám nghĩ tới, ngay cả đối với kẻ lạc quan nhất. Và đã có hon 100.000 ngàn người trong số 250.000 ngàn người như thế đã được vớt đi định cư từ các chiến hạm của hạm đội 7.
Cuộc ra đi thật bi tráng và tuyệt vọng dến tức tưởi!
Số phận họ có khác gì những con thuyền lênh đênh trên biển cả như những lá tre? Vâng những lá tre trên một đại dương mà lẽ sống chết đang chờ đợi họ. Bằng mọi giá, họ đã ra đi mà nếu nay ngồi nghĩ lại, nhiều người không mường tượng nổi, họ dã có thể làm một điều như vậy. Những cái “sô” vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng Tư và đầu tháng Năm của người Mỹ cũng nói lên được điều này: Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, hoành tráng, ngay cả việc trốn chạy.
Ðó là những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên chạy trốn làn gió chướng từ trong dất liền đã thổi giạt họ ra biển…
Hãy cứ tưởng tượng, trong số 250 ngàn người đó, ít ra cũng đến phân nửa ở tuổi vị thành niên, Cái hình ảnh người lếch thếch, lang thang với từng đoàn người người nối đuôi nhau chạy trốn. Và nếu cần nói một điều gì về lúc đó, về tâm trạng những người bỏ chạy thì có thể tóm tắt trong một câu: Tất cả đều hoang mang và không có một chút hy vọng gì về tương lai cả.
Và cứ như thế, các con số thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam càng gia tăng theo nhịp độ của những chính sách của Hà nội như “đi vùng kinh tế mới”, “học tập cải tạo”, “đánh tư sản, mại bản”, và cuối cùng “đi bán chính thức” nhằm vào giới Hoa Kiều. Cứ mỗi một đợt chính sách lại thêm số người trốn ra đi khỏi nước. Tổng cộng dã có gần hai triệu người trốn đi như thế. Đấy là còn chưa kể những người để lại xác trên biển cả. Con số này chẳng ai biết là bao nhiêu? Và cũng chẳng ai có thì giờ tìm hiểu làm gì. Người chết thì đã chết. Phải vậy không? Tiếc nuối rồi cũng nguôi ngoai để lo sinh kế, miếng ăn trước đã.
Tất cả những chính sách vừa kể trên của nhà cầm quyền CS là nhằm đánh vào những thành phần phản động, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ Ngụy. Và đối với nhà cầm quyền lúc ấy, chỉ có hai cách để làm ‘vệ sinh miền Nam ’ là: Tống xuất bọn rác rưởi ra biển hoặc cho đi tù cải tạo.
Nhưng chính thức thì có thể quả quyết rằng, nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra nước ngoài sinh sống. Và cuối cùng để giữ thể diện hoặcđể trao đổi trong thương thuyết, nhà nước Cộng Sản đã đồng ý với Liên Hiệp Quốc theo một chương trình “ra đi trong vòng trật tự” (Orderly Departure Program). Thảm cảnh thuyền nhân trên biển vì thế đã giảm mức độ.
Tất cả câu chuyện, những thảm cảnh trên biển cả nay đảo ngược trở thành cái mà Michel Tauriac trong Hồ sơ đen của Cộng sản (Le dossier noir du Communisme ) tóm tắt đầy đủ ý nghia tóm gọn trong một câu “Những con bò sữa thuyền nhân”.
Gió đã đổi chiều, gió chướng đã thổi họ ra biển, nay ngọn gió nào đã đưa họ về? Hình ảnh thật biểu tượng và gợi hình. Thật vậy, tất cả những con bò sữa thuyền nhân đã ra đi với hai bàn tay trắng để lại tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn. Họ đã vắt được bao nhiêu sữa ở những con bò đó? Vắt lúc ra đi và nhất là vắt lúc trở về. Việc ra đi theo diện người Hoa, đi bán chính thức hay việc quản lý nhà cửa đất đai, tài sản nằm trong tay Bộ nội vụ. Công việc bộ này là đảm trách và tổ chức nhằm “nhổ sạch lông” những bọn người lưu vong này. Kẻ rỗi hơi ngồi tính nhẩm chuyện nhổ sạch lông này đem lại cho nhà nước ít nhất là 25 tấn vàng. Nhưng 25 tấn vàng vẫn là chuyện nhỏ. Vẫn là chuyện vắt đi. Vắt lại mới là quan trọng.
Và để gợi những thuyền nhân thì có nhiều tên gọi tùy theo thời kỳ: lúc đầu là bọn bán nước, bọn tay sai. Cho mãi đến năm 1990, cũng còn có người gọi Việt kiều là những tên Việt gian. Nói chung họ coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cu, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mặt. Và gọi một cách vô tội vạ nhất là người nước ngoài. Nghia là có sự phân biệt đối xử giữa người trong nước và ngoài nước. Sau này chữ được dùng hon cả là Việt Kiều.
Xin nhắc lại vụ án tàu Việt Nam Thương tín để chúng ta hiểu rõ Cộng Sản hon. Trên báo Quân Ðội Nhân Dân, số ra ngày 3/7/77, trang ba viết như sau:
“Luật lệ trừng phạt những kẻ phản cách mạng đã được ban hành ngày 19/11/76.” Khoản 9 của điều luật đã ấn định rõ như sau: “Tội chạy trốn theo hàng ngu địch hay trốn ra ngoại quốc vì những mục tiêu phản cách mạng sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù. Trong những trường hợp đặc biệt và nghiêm trọng tổ chức tội phạm sẽ bị kết án chung thân hay Tử hình.” Số phận những người đi tàu Thương tín và di tản, nhất là giới trẻ đã bị phát tán đi Lào Cay, Thái Nguyên, Yên Bái…
Về phía những người Việt Hải ngoại, xin được nhắc mọi người đến những hoài niệm của những năm đầu ở Hải ngoại để cho thấy tâm trạng chúng ta lúc bấy giờ như thế nào? Những nhà văn đã thay chúng ta nói lên những tâm trạng đó. Có thể là bài viết của Nguyễn Ðình Toàn: Sài Gòn, niềm nhớ không không tên, kỷ niệm 30/04. Và nỗi ray rứt trong tập tho mỏng của Cao Tần nói lên đủ.
Vài câu tho góp nhặt đó đây để cùng nhớ lại:
Thù quê hương như tên hề ốm nặng
Hôn tang thương sau mặt nạ tươi cười
Ôi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mui ngu ngo
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông vang
Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Và trong số Văn Học Nghệ Thuật, số 1, có bài phỏng vấn người nhạc si tài danh với câu trả lời: “Buồn lắm. Nhớ Việt Nam quá. Thương quá Việt Nam .” nói theo kiểu Phạm Thế Mỹ. Và cứ thế. Ai là người tuôn ra những câu tho ở thị trấn giữa đàng những ngày tháng tư đen:
Xin cúi đầu mình xuống
Khóc quê hương, trói trong tay bạo cường.
Xin cúi đầu một phút
Nhớ anh em, sống trong ngục, trong tù
Nuôi cho sâu hận thù
Mong và chờ, về Việt Nam ước mo
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương
Đời hai lần ta bỏ que, bỏ nước
Phải nuôi ngày sau về ôm tổ quốc …
Ta phải về, ta chiếm lại quê huong
Ta phải về xây lại đời ta
Ta chống Cộng, ta không trốn Cộng
Ta và cả trăm ngàn đồng hương
Mai nay rồi, ta về VN mến yêu.
Thời ấy nay còn đâu.
Rồi cứ như thế sau thời kỳ mở cửa mà số lượng người Việt về nước cũng như kiều hối đã bắt buộc mọi người phải thay đổi lại thế nhìn, thế bắn. Không ai có thể từ chối được những món quà, không phải 10 đô la trong ngày lễ Noel mà là 3 tỉ đô la. 3 tỉ đô la tình nghia hàn gắn những vết sứt sẹo, những lời nói mà bình thường chỉ được coi như kẻ thù.
Gió đã đổi chiều, nên ngôn ngữ cũng đã đổi theo. Những chiếc thảm đỏ đã trải dài từ phi trường Tân Son Nhứt đến Nội Bài, chạy thẳng vào Bắc bộ Phủ. Thật là trớ trêu đến nực cười. Lúc ra đi trốn chui, trổn nhủi, lúc trở về thảm đỏ dưới chân.
Những thành phần rác rưởi ta vừa nói ở trên, những con bò sữa đã vắt cạn chẳng bao lâu sau trở thành rác quý mà người ta có thể chế biến thành những sản phẩm, những vật liệu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Ðã chẳng ai ngờ điều đó đã xảy ra. Rác rưởi cứ thể đổi hình, đổi dạng mà tính ra tiền bằng những sản phẩm mới.
Những anh thuyền chài có thể ra đi vỏn vẹn chiếc quần đùi nay chễm trệ ngồi Mercedes. Những mệnh phụ nói tiếng Mỹ oe oé. Kể gì đến những hiện tượng nhỏ nhoi đó. Ðã có rất nhiều thay đổi tràn đầy hy vọng như thế đối với giới người Việt di tản, nhất là noi người trẻ. Họ không còn là cô nữ sinh cười e lệ, hỏi không dám mở lời. Ngày nay họ là những chuyên viên hàng đầu của xã hội Mỹ. Có những người trong bọn họ đã làm ra số vốn bạc tỷ. Có người trong bọn họ, cùng với bạn đầu tư nửa tỷ đô la tại noi mà trước đây được coi là thánh địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi với những địa đạo, noi tự hào về cuộc chiến thần thánh trong tương lai trở thành biểu tượng “thung lũng của ngành tin học”.
Và cái kim chỉ đường cho người Việt tương lai là hãy nhìn vào giới trẻ đang lên. Họ chiếm đa phần. Tương lai thuộc về họ, đời sống thuộc về họ, cộng đồng VN là họ. Không phải do một thiểu số những người lớn tuổi. Những người bỏ nước ra đi đã chỉ nhớ cái phần đầu câu chuyện mà quên phần cuối. Những câu truyện do người lớn kể ngày càng nhạt phèo như nước ốc. Phải chăng thời của họ đã hết? Họ bám víu vào những bèo bọt mà chính họ cũng chẳng còn thiết tha gì. Nhưng nếu không bám víu vào đó thì họ còn gì là họ?
Phải chăng cuộc ra đi bất hạnh nay đã trở thành đại hạnh cho chính mình, cho con cháu mình, cho cái noi mình đi tới và cả cái noi mà từ đó mình đã ra đi?
Hãy nhìn vào những con số để nhận ra câu chuyện thần thoại về người Việt di tản. Năm 1987, mới chỉ có 8 ngàn người về thăm quê hương, đến năm 1993 thì con số tăng lên 160 ngàn người, đến năm 2002 là 380 ngàn người. Con số tự nó nói lên điều gì rồi và người ta bắt đầu vỡ lẽ ra. Bên cạnh đó, kiều hối đem lại một sốn tiền tươi là 2 tỷ 6 đôla trong năm 2003. Hãy làm một so sánh cho rõ. Năm 2003, Việt Năm xuất khẩu được 20 tỉ đôla, trừ vốn liếng cho sản xuất, lời ròng của 20 tỷ vị tất đã được 5 tỷ?
Có một điều, nhiều người vô tình quên là năm nay có 2 triệu lượt khách đến Việt Nam. Cứ giả dụ, mỗi người khách tiêu 2000 đô la đầu người. Số tiền thu được sẽ là bao nhiêu? Trong số 300.000 người Việt về thăm quê hương, cứ cho là vừa tiêu xài, vừa cho bà con họ hàng, ở từ hai tuần đến một tháng, mỗi người đổ đồng chi tiêu 4000 đô la cho một chuyến về thăm quê hương, cán cân ngân sách cũng như nền kinh tế Việt Nam đã được kích cầu lên không nhỏ.
Tiềm năng thật lớn. Tương lai cũng đầy hứa hẹn. Ðó là nền kinh tế sống nhờ trên những kỹ nghệ không khói. 10 năm nữa, dự đoán số khách du lịch là 10 triệu người mỗi năm như Thái Lan hiện nay, với các đường bay thẳng Sàigòn-Mỹ, Sàigòn-Âu Châu. Chuyện đã xảy ra và chắc sẽ xảy ra. Lúc đó, tiền đổ vào qua du lịch không phải là nhỏ nên hiện nay trên hầu hết 60 tỉnh thành của VN đều có khu du lịch đủ kiểu.
Điều đáng nói hon nữa là nay có một số Việt Kiều về nước kinh doanh đầu tư với gần 100 dự án được chấp nhận với số vốn đầu tư con số xấp xỉ một tỉ đô la. Những Việt kiều như Nguyễn Chánh Khê với phát minh chế tạo thành công Carbon Nanotube (áp dụng vào việc sản xuất mực in và các sản phẩm công nghệ cao khác) không phải là hiếm. Dự án khu khách sạn Sofitel Vinpearl Resort–Spa, 5 sao, tại đảo Hòn Tre nay đã thành sự thực. Nha Trang đã khánh thành khu Vinpearl Resort vào cuối năm với số tiền đầu tư là 500 tỉ đồng. Phần lớn các số tiền đầu tư này tập trung vào linh vực công nghiệp, tin học, lắp ráp, du lịch.
Cũng vì thế, nhà nước đã chẳng tiếc lời gọi Việt Kiều là những người con của đất nước. Những lời lẽ trân trọng mật ngọt đã hẳn là không thiếu.
Gió chướng đã không còn nữa. Gió đã đổi chiều, ngôn ngữ đổi chiều, giọng lưỡi đổi giọng. Không còn có chữ nghĩa làm đau lòng nhau nữa. Trên tất cả các sách báo, trên các trang nhà, không còn có thể tìm thấy bất cứ thứ chữ nào nói xa nói gần đến chế độ miền Nam trước đây nữa. (1) Những chữ như bọn ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai đã không tìm thấy trong tự điển của bộ chính trị nữa. Ngược lại không thiếu những chữ mật ngọt như “Tổ quốc Việt Nam , quê hương thân thiết luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ.” “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Luật quốc tịch điều hai thì viết rõ ràng thế này: “Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam . Người Việt nam ở nước ngoài là bộ phần không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam .”
Nhà nước lại còn trích dẫn câu nói của ông Hồ mà không ai tự hỏi xem ông nói lúc nào và bao giờ: “Tổ quốc và chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng.” (Hồ Chí Minh nói với kiều bào ở Thái lan về nước năm 1960.)
Từ Sài Gòn ra biển đông (30/4/1975)
Hình như người ta đã quên cái cảnh bồng bế xô đẩy nhau lên máy bay và bằng bất cứ giá nào phải đi bằng được. 32 năm sau, câu chuyện kể về thuyền nhân chỉ còn là di vãng mà cả bên này bên kia, nhiều người đã quên hoặc cố tình quên.
Thật ra không hẳn là như vậy. Nhà nước chính quyền hoan hỉ nhận những đồng tiền đô la từ mọi noi gửi về cũng như người Việt mang tiền về nước. Mang tiền về thì được chứ đừng mang chữ về. Chữ hiểu theo nghia rất rộng là sách báo, tư tưởng, âm nhạc, nghệ thuật. Từ khi có nhà nước Cộng Sản đến nay, chữ vẫn là độc quyền tuyệt đối nằm trong tay đảng. Nó nằm trong một hệ thống khép kín: Chủ nghia hay ý thức hệ bạo lực khủng bố và một chính quyền toàn trị. (Ideology, terror and totalitarian government).
Chẳng lạ gì, trước khi về VN, người ta thường khuyên có một diều duy nhất: anh muốn làm gì thì làm: chẳng hạn cờ bạc, choi bời đủ kiểu, tắm đủ kiểu, phòng trà đủ kiểu, âm nhạc đủ kiểu, cà phê đủ kiểu, gái đủ kiểu, sex đủ kiểu, ngủ trưa đủ kiểu, ngủ tối đủ kiểu, ăn đủ kiểu, vừa ăn vừa choi đủ kiểu, đi điếm đủ kiểu, hối lộ đủ kiểu, lưu manh lường gạt đủ kiểu, gian trá đủ kiểu, buôn bán mánh mung đủ kiểu, làm giầu đủ kiểu, đầu co đủ kiểu, công an đủ kiểu, phường khóm đủ kiểu, công ty đủ kiểu, co quan đủ kiểu, chính quyền địa phương đủ kiểu, chính quyền trung ương đủ kiểu, luật pháp đủ kiểu, thằng ăn cắp xử thằng ăn cướp đủ kiểu và cuối cùng xã hội lọan đủ kiểu.
Ta có quyền đủ kiểu hết, miễn là đừng đụng đến chính trị. Vì trên hết, vẫn có một nhà nước toàn trị ở trên tất cả những đủ kiểu đó. Trước khi lên máy bay về nước, còn dặn với theo: nhớ nhé đừng đụng đến chính trị.
Mặc dầu vậy, ngày nay, có nhiều bà con Việt Kiều tính về ở hẳn VN. Có người trong đám này về Việt Nam dưỡng già với xe hoi SUV. Trong vòng 10 năm nữa, khi xa lộ đông tây hoàn thành, khi 6 tuyến xe điện ngầm xây dựng xong, đường hầm Hải Vân nối liền Nam Bắc hoàn tất thành phố Sàigòn sẽ thay mặt đổi tên chẳng còn ai nhận ra nó nữa.
Nay ở Sàigòn, đã có những khu nhà “Làng Việt Kiều”. Người ta dự trù có 4 khu như thế, với những biệt thự sang trọng, đủ tiện nghi như ở Mỹ , Canada . Người ta thấy những Việt Kiều lái những chiếc xe SUV, hay ngồi nhâm nhi ly rượu cocktail bên bờ sông Sàigòn. Những căn nhà có những bãi cỏ xanh, mái nhà mầu cam kiểu California , có những hàng dừa cọ, những hồ boi với những hàng chữ tiếng Anh: “Welcome!” Ðây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 32 năm về trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo.
Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
Chẳng hạn, anh chàng Võ Quy, kèm theo cái tên Larry. Và vô số những tên như thế Catherine, Julie, Elizabeth, Brigitte, Linda…. Nay Võ Quy đã gần 70 tuổi, trước đây là một si quan không quân, quân đội VNCH. Anh ta ta đã rời bỏ vùng Southern Califronia cách đây 6 năm cùng với vợ, Linda, còn có tên cúng com là Ngọc để về ở đây. Anh ta khoe căn nhà với vẻ hãnh diện không cần dấu diếm với đồ dùng toàn bằng Inox (thép không rỉ), phòng tắm lớn có vòi tắm hoi, thiết trí theo kiểu Jacuzzi của Ý. Sàn nhà mầu hồng bóng lộn.
Anh còn chỉ cho thấy và nói thêm: “Không phải cẩm thạch đâu nhé, đá hoa cương thứ thiệt đấy. Thiệt là quá rẻ, còn rẻ hon ở Hoa Kỳ rất nhiều.” (2)
Thiệt là Việt Kiều.
Một anh khác tên Hoàng Tiến, chả bù cho lúc ra đi lếch thếch, lang thang, nay anh trở thành chủ nhà thầu đang có những kế hoạch xây cất nhà cho Việt Kiều với những dự án “thành phố xanh” (Green city).
Cái điều oái ăm đến quái gở là khi ở Mỹ, người ta bằng mọi cách nhắc nhớ đến Sài goon, tìm cách đặt tên Little Saigon, Phở Bắc, bánh mì Tân Ðịnh, bánh cuốn Ðakao, Restaurant Hoài Hương, Phở Hà Nội, Brodard restaurant, phở Nguyễn Huệ để nhớ về miền Nam thân yêu. Nay ở Việt Nam thì người ta lại muốn đặt tên cho những khu thương xá là “tiểu Cali ” , “tiểu Fairfax ” để nhớ đến. Và cứ như thế, sẽ có một số người Việt gốc Mỹ sống riêng biệt trong những tiểu quốc, Mỹ Hóa của họ bên cạnh những người Việt bản xứ.
Khi ở Mỹ thì họ nhớ Việt Nam , khi ở Việt Nam họ lại tiếc lối sống Mỹ. Họ trở thành người ngoại quốc trước mắt những người đồng bào của họ. Họ tưởng về quê thật, nhưng lại mang tâm trạng một thứ chủ nhân, cách biệt với dân bản xứ. Và điều rõ rệt là Hoàng Tiến đã bực tức về một căn nhà hàng xóm đã vứt những bao rác ra đường ngay cổng nhà anh ta, đã mở nhạc Karaoké tùy tiện ầm i cả lên. Anh bực tức nói: Như thế không phải lối sống Mỹ, không biết tôn trọng luật pháp. Như thế là thiếu văn minh.
Khi ở Mỹ thì anh muốn bảo tồn văn hoá Việt, không muốn trở thành một mẩu trong Melting pot hay Sálát Mỹ. Anh bắt con đi học tiếng Việt. Về Việt Nam , mở mồm là anh chỉ xổ tiếng Mỹ. Cái mâu thuẫn như thế rất là Việt Nam . Trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ còn phải bực tức nhiều về những điều trái tai gai mắt: chẳng hạn một anh cán bộ phường cứ xồng xộc vào nhà chẳng điện thoại trước.
Riêng Nguyễn Anh, năm nay mới 35 tuổi về Việt Nam làm việc cho một công ty nước ngoài. Ra đi từ nhỏ, kể như không biết gì về Việt Nam , anh cũng không có ý ở hẳn VN.. Nhưng anh cũng có một vài nỗi khổ vặt khác. Nguyễn Anh sửng sờ khi làm một việc gì giúp người khác không nhận được một tiếng thanh kiu, thanh kiếc gì hết. Anh cũng khó chịu khi mọi người chen lấn không xếp hang khi trả tiền. Nhất là các cô thiếu nữ trông khả ái, dịu hiền, nhưng cũng huých tay chân như ai. Gần như mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sống chen lấn chụp giựt.
Nguyễn Anh có hoi buồn về con người Việt Nam vốn có tâm hồn, vốn thương người mà một tai nạn xe cộ xảy ra đến chết người mà mọi người dửng dưng. Quả thực, tuy là người Việt Nam , nhưng anh lại không hiểu gì về người mình.
Lại nói đến giải trí, Nguyễn Anh không hiểu được là người Việt Nam “Xem thể thao” chứ không choi thể thao. Mấy triệu người thức đêm, bỏ công an việc làm, bỏ học để dán mắt vào đài truyền hình theo dõi một trận đá banh. Thật là vô lý vì hại sức khỏe. Chỉ có 22 cầu thủ thực sự choi thể thao, còn cả nước chỉ ngồi xem thể thao, chưa kể còn cá độ. Hình như cái gì ở Việt Nam cũng có thể trở thành cờ bạc.
Lại một điều nữa, Nguyễn Anh không hiểu được.
Nguyễn Anh thì chỉ thích đi đánh golf. Nhưng muốn choi ngon, Nguyễn Anh phải lấy vé máy bay ra Phan Thiết choi, vì ở đó có sân choi nổi tiếng là đẹp. Ít ra thì điều đó cũng làm Nguyễn Anh vui lòng. Nhưng có người thấy như thế thì lấy làm kỳ cục. Họ chép miệng, tội tình gì mà phải cất công như thể để choi Golf. Choi đâu chả được. Phí tiền nữa. Ngưyễn Anh không đáp lại, vì anh có cái lý của anh. Ðúng là anh thấy người Việt mê đá banh một cách kỳ cục. Nhưng ngược lại, họ cũng thấy anh không giống ai.
Còn về thanh niên, thiếu nữ thì chửi thề không biết ngượng mồm, nhất là thanh niên, thiếu nữ gốc Bắc. Mở mồm ra là địt. Sáng ra, chỉ hỏi giá cả món hàng đã bị một người con gái xinh đẹp phạng cho một câu.
Nói gì thì nói, nghi gì thì nghi. Thời gian sẽ xoá nhoà tất cả vết tích cu: thời gian cứ trôi qua, nhiệt tình chống Cộng giảm xuống và tình hoài hương lại trỗi dậy. Những vị lãnh đạo trong nước thì nghi rằng:
Nhân dân muốn quên hết mọi thứ. Những người này hiện ở đây vì đất này là tổ quốc của họ. Chúng ta không có quyền trách mắng họ. Chúng ta tiếp đón họ. Chúng ta không muốn để Việt kiều gây chiến tranh lần nữa.
Gió chướng đổi chiều đến đâu có thể còn chưa biết rõ được. Tôi tự hỏi bao giờ làn gió chướng đó cùng với con lốc đầu tư tư bản đánh bật chủ nghĩa Cộng Sản ra biển?
Chỉ có một điều tôi biết chắc rằng, ngay cả những người theo làn gió chướng đổi chiều, đã về VN. Họ cũng cảm thấy họ chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ, thất vọng không muốn nói ra. Ðó là trường hợp hợp ông Nguyễn Cao Kỳ. Ðó cũng là trường hợp một người trong số 17 người vừa được vinh danh “Vinh Danh Việt Nam – 2006″?
Tôi có cảm tưởng họ đang chơi một canh bạc giả, biết như thế mà vẫn chơi, chơi cho biết.
Gió chướng đã đổi chiều? Nhưng đổi thế nào thì còn chưa nói hay được. Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.