Trung Quốc là một trong những nước bị vạ lây trong cuộc cánh mạng tại Libya. Vào lúc ngành an ninh đề phòng ảnh hưởng "cách mạng Hoa lài" lan sang lãnh thổ Trung Quốc, thì đài truyền hình nhà nước tường thuật rộng rãi với phỏng vấn và hình ảnh của hàng ngàn lao động xuất khẩu từ Libya khẩn cấp hồi hương.
Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNPC cho biết nhiều cơ sở của họ tại Libya bị tấn công. Ban giám đốc không cho biết chi tiết và thiệt hại nhưng đây là lần đầu tiên các tập đoàn Trung Quốc đầu tư tại Châu Phi nếm mùi "rủi ro chính trị", bỏ của chạy lấy mình. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde phân tích :
"Trung Quốc đầu tư, Trung Quốc trợ giúp cho phát triển, nhưng Bắc Kinh không dính dáng đến chính trị của các nước sở tại. Cho đến trước cuộc khủng hoảng Libya hiện nay, đây là nguyên tắc được các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc tuyên bố mỗi khi họ công du châu Phi.
Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Giới doanh nghiệp sẽ phải có những phản ứng mạnh. Theo một chuyên gia kinh tế Trung Quốc, thuộc Đại học Bắc Kinh, từ trước đến giờ các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ quan tâm đến những bất trắc về mặt thương mại, như khả năng trả nợ của các đối tác, mà không chú ý đến các bất trắc về chính trị.
Các công trường bị đánh cắp, xe cộ bị đốt cháy, những địa điểm khai thác dầu bị tấn công … Theo Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, khoảng 30 địa điểm và doanh nghiệp của Trung Quốc tại Libya đã bị cướp phá. Theo kênh truyền hình chính thức của Trung Quốc CCTV, có ít nhất 30.000 kiều dân Trung Quốc làm việc tại Libya. Phần lớn người Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực dầu mỏ, thông tin, đường sắt, nhất là trên tuyến đường Bắc-Nam nối liền Địa Trung Hải với vùng sa mạc của nước này.
Cũng theo giảng viên kinh tế Trung Quốc kể trên, Châu Phi có một lịch sử lâu đời và sẽ tiếp tục là một thị trường đầy hứa hẹn. Điều đó cũng có nghĩa là, các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào đó, đồng thời phải xem xét đầy đủ các mối rủi ro bất trắc trên mọi phương diện.
Năm 2009, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Châu Phi. Trao đổi thương mại giữa hai chính quyền Tripoli và Bắc Kinh đã đạt đến 4,8 tỷ euro vào năm ngoái, và lượng dầu mỏ nhập từ Libya chiếm 3% dầu nhập khẩu của Trung Quốc". Trung Quốc không ngờ bị vạ lây do Libya đầy bất trắc
Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNPC cho biết nhiều cơ sở của họ tại Libya bị tấn công. Ban giám đốc không cho biết chi tiết và thiệt hại nhưng đây là lần đầu tiên các tập đoàn Trung Quốc đầu tư tại Châu Phi nếm mùi "rủi ro chính trị", bỏ của chạy lấy mình. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde phân tích :
"Trung Quốc đầu tư, Trung Quốc trợ giúp cho phát triển, nhưng Bắc Kinh không dính dáng đến chính trị của các nước sở tại. Cho đến trước cuộc khủng hoảng Libya hiện nay, đây là nguyên tắc được các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc tuyên bố mỗi khi họ công du châu Phi.
Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Giới doanh nghiệp sẽ phải có những phản ứng mạnh. Theo một chuyên gia kinh tế Trung Quốc, thuộc Đại học Bắc Kinh, từ trước đến giờ các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ quan tâm đến những bất trắc về mặt thương mại, như khả năng trả nợ của các đối tác, mà không chú ý đến các bất trắc về chính trị.
Các công trường bị đánh cắp, xe cộ bị đốt cháy, những địa điểm khai thác dầu bị tấn công … Theo Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, khoảng 30 địa điểm và doanh nghiệp của Trung Quốc tại Libya đã bị cướp phá. Theo kênh truyền hình chính thức của Trung Quốc CCTV, có ít nhất 30.000 kiều dân Trung Quốc làm việc tại Libya. Phần lớn người Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực dầu mỏ, thông tin, đường sắt, nhất là trên tuyến đường Bắc-Nam nối liền Địa Trung Hải với vùng sa mạc của nước này.
Cũng theo giảng viên kinh tế Trung Quốc kể trên, Châu Phi có một lịch sử lâu đời và sẽ tiếp tục là một thị trường đầy hứa hẹn. Điều đó cũng có nghĩa là, các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào đó, đồng thời phải xem xét đầy đủ các mối rủi ro bất trắc trên mọi phương diện.
Năm 2009, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Châu Phi. Trao đổi thương mại giữa hai chính quyền Tripoli và Bắc Kinh đã đạt đến 4,8 tỷ euro vào năm ngoái, và lượng dầu mỏ nhập từ Libya chiếm 3% dầu nhập khẩu của Trung Quốc". Trung Quốc không ngờ bị vạ lây do Libya đầy bất trắc