VIT - Sớm hay muộn thì vấn đề Biển Đông sẽ thay thế vấn đề dân chủ ở Myanmar và cũng là thách thức lớn nhất của ASEAN khi Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN.Có thể nói, từ bây giờ Myamar có thể tự tin theo đuổi kế hoạch "Lộ trình 7 điểm" của mình mà không bị gây áp lực như 4 năm trước đây khi Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan luân phiên giữ vai trò chủ tịch.
Kể từ khi giữ vai trò chủ tịch ASEAN vào tháng 01/2010, Việt Nam đã rất thận trọng và không đối đầu với tình hình chính trị tại Myanmar. Bất kỳ sáng kiến mới nào của ASEAN về Myanmar, đặc biệt là trước cuộc bầu cử sắp tới, sẽ là rất khó khăn và thậm chí là không thể thực hiện được.
Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trong ASEAN ủng hộ mạnh mẽ nhất nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ. Khi lần đầu tiên Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 1998, đúng 3 năm sau khi ra nhập ASEAN, Hà Nội đã rất tự hào về kỷ lục trong việc tăng cường đoàn kết và nhất trí trong ASEAN.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo Myanmar rất tín nhiệm vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khối ASEAN nhằm giải quyết khủng hoảng hiện tại ở quốc gia này. Trước đó, năm 2006, Hà Nội đã đóng vai trò then chốt trong phá bỏ các lệnh áp đặt của EU đối với Myanmar và đã thành công khi biến quốc gia này trở thành thành viên của Hội nghị Á - Âu.
Rõ ràng là, sau 15 năm là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và gây được uy thế để trở thành quốc gia có ảnh hưởng đối với các “tân binh” của ASEAN như Lào, Mi-an-ma và Campuchia. Năm nay ASEAN sẽ phải giải quyết với những vấn đề đầy gai góc là tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông và hợp tác trong tương lai về vấn đề này. Sau khi ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN tại Phnom Penh năm 2002, vấn đề nhạy cảm này vẫn chỉ tồn tại là văn bản trong suốt 8 năm qua. Không có bất kỳ sự tiến bộ nào về lòng tin và các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các bên đối với khu vực tranh chấp, bao gồm quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và bãi cạn Scarborough. Và chính vấn đề này đã trở thành lỗ hổng sứt mẻ lớn nhất trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
Từ năm 1997, ASEAN đã kêu gọi tôn trọng nguyên trạng của những hòn đảo có tranh chấp và tránh bất kỳ hành động mà sẽ gây phức tạp thêm cho tình hình. Nhưng sự thật thì lại khác, một số quốc gia đã không tuân thủ theo cam kết và thực hiện tự kiềm chế. Họ đã tiến hành chiếm một số đảo nhỏ và xây dựng các công trình mới. Rõ ràng, một số quốc gia ký kết Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông đã không tôn trọng văn bản không ràng buộc. Và rồi, ASEAN và Trung Quốc vẫn bất hòa, như họ đã từng tồn tại nhiều năm trước đây, hiện đang rất mong muốn biến đổi tuyên bố không ràng buộc trở thành bộ luật pháp lý ràng buộc để thực thi.
Rõ ràng, về mặt tình cảm tổng thể giữa các bên ký kết và không ký kết tuyên bố ứng xử ở Biển Đông trong ASEAN đã thay đổi theo thời gian. Nhìn lại tháng 3/1995, ASEAN thống nhất phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng đảo đá ngầm Mischief Reef (đảo Vành khăn). Trong khi đó, các quốc gia không ký Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông như Singapore, Indonesia, Thái Lan và Philíppin - quốc gia có ký nhưng mong muốn tiếp tục đàm phán và không đa phương hóa vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN.
Vấn đề là liệu ASEAN có thể đồng lòng và thống nhất đàm phán với Trung Quốc như trước đây tổ chức này đa từng làm? Hoặc, tốt hơn hết là hãy để giữ nguyên hiện trạng như trước và không đề cập tới nó? Nhưng, với chiến lược của Việt Nam trên cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN, thì Hà Nội sẽ chủ động đưa ra các biện pháp cụ thể để từng bước thực hiện các bước cơ bản trong tuyên bố ứng xử; đặc biệt là Điều 5 và Điều 6 trong Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông, những điều liên quan tới vấn đề chủ quyền khu vực chồng lấn.
Được biết, quan điểm mới nhất của ASEAN đối với Trung Quốc là đã từ chối mong muốn của Bắc Kinh được ký kết Hiệp ước Khu vực tự do hạt nhân Đông Nam Á hai năm trước đây. Vì ASEAN mong muốn tất cả năm nước lớn phải cùng ký một lúc. Hay nói một cách khác, ASEAN đã không còn dành sự ưu tiên cho Bắc Kinh như trước nữa. Trong vài tháng tới, quan hệ ASEAN - Trung Quốc sẽ được quyết định rõ ràng hơn từ cả 2 phía. Một thách thức mới đó là sự khô hạn hiện nay dọc theo sông Mekong.
Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc rằng một loạt các đập nước mà Trung Quốc mới xây dựng là nguyên nhân gây mực nước sông Mekong trong khu vực xuống thấp trầm trọng như hiện nay. Theo kế hoạch, Trung Quốc và Myanmar sẽ tham gia trên cương vị là đối tác đối thoại tại hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ven bờ sông Mekong dự kiến tổ chức từ 02/4 đến 05/4 tại Hua Hin, Thái Lan. Qua hội nghị có thể thiết lập chuẩn mực mới giữa Trung Quốc và các nước ven bờ sông Mê-kông, đồng thời cũng chính là thành viên ASEAN.T.H (Tổng hợp)
30 thg 3, 2010
Bệnh sùng bái lãnh tụ
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài viết “Khen quá lố, không nên!”, Bùi Tín nêu lên nghi vấn về sự kiện Võ Nguyên Giáp được Hội đồng Hoàng gia Anh vinh danh là một trong mười nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại vào năm 1992. Tôi không rành về quân sự và cũng quá bận bịu để tìm hiểu hư thực về chuyện vinh danh ấy thế nào. Tôi chỉ muốn nhân bài viết của Bùi Tín đặt ra một vấn đề khác: bệnh sùng bái cá nhân.
Theo Max Weber, về phương diện chính trị, có ba kiểu quyền lực chính: truyền thống (traditional), pháp lý-duy lý (rational-legal) và sự lôi cuốn (charismatic). Tất cả các chế độ cộng sản đều ra đời sau các cuộc cách mạng cướp chính quyền bằng bạo lực, do đó, hai yếu tố đầu, truyền thống và pháp lý, coi như không có. Chỉ còn yếu tố cuối: Để thu hút sự ủng hộ của quần chúng, họ phải tự biến họ thành một sức lôi cuốn cực kỳ mạnh mẽ; và để có sức lôi cuốn như thế, họ phải đặt trọng tâm vào tuyên truyền; trong tuyên truyền, họ đặt trọng tâm vào chính sách thần thánh hoá đảng và các lãnh tụ của đảng. Hệ quả là tất cả các chế độ cộng sản đều có một đặc điểm giống nhau: sùng bái.
Nói đến sùng bái là nói đến tôn giáo. Trên lý thuyết, cộng sản đối nghịch và thù nghịch với các tôn giáo, nhưng trên thực tế, các chế độ cộng sản lại xây dựng quyền lực của mình theo mô hình của các tôn giáo, bao gồm ba yếu tố chính: một, tính lý tưởng: xây dựng một xã hội cộng sản không có giai cấp trên toàn thế giới; hai, tính phổ quát: không phải chỉ giải phóng một dân tộc mà còn cả nhân loại; và cuối cùng, ba, tính sùng bái, ở đó, mọi lãnh tụ đều biến thành ngẫu tượng.
Người đi tiên phong trong mưu đồ tôn giáo hoá chế độ này chắc chắn là Lenin. Nhưng người hoàn chỉnh nó lại là Stalin. Với Stalin, sự sùng bái đảng và sùng bái lãnh tụ biến thành sự sùng bái đối với cá nhân. Đó là một yếu tố mới. Trước, mọi chế độ quân chủ đều được xây dựng trên cơ sở ít nhiều có tính thần quyền, ở đó ngôi vua được linh thiêng hoá, gắn liền với thiên mệnh: Vua là con Trời. Vua nào cũng là con Trời. Mọi người phải vâng lời và trung thành với vua không phải vì tài năng hay cá tính của ông mà là vì: ông là con Trời. Vậy thôi. Đảng cộng sản không huyền thoại hoá hay thần thánh hoá ngôi vị Chủ tịch hay Tổng bí thư. Họ chỉ nhắm vào người đang giữ chức Chủ tịch hay Tổng bí thư. Nói như Khrushchev, trong bản cáo trạng dành cho Stalin vào năm 1956, ở đây việc sùng bái lãnh tụ biến thành việc sùng bái cá nhân.
Nhưng không phải lãnh tụ nào cũng được huyền thoại hoá hay thần thánh hoá. Trừ trường hợp của Stalin (và với một mức độ nào đó, Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn hiện nay), các lãnh tụ được thần thánh hoá là những người sáng lập đảng và nhà nước, từ Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh, từ Fidel Castro đến Kim Nhật Thành, v.v...
Theo E.A. Rees, trong bài “Leader Cults: varieties, preconditions and functions” in trong cuốn “The Leader Culture in Communist Dictatorship” (Palgrave Macmillan, 2004, tr. 10), chiến lược để thần thánh hoá lãnh tụ ở đâu cũng giống nhau: một, xuất bản các bài viết hoặc bài nói chuyện của họ thành sách để làm “kim chỉ nam” cho cả nước; hai, thêu dệt tiểu sử của họ; ba, dựng tượng và lấy tên họ đặt cho địa phương, trường học hoặc công trường, công xưởng; bốn, sinh nhật của họ được tổ chức rất trọng thể; và năm, khi họ chết thì nơi họ ở được biến thành viện bảo tàng. Xin nói thêm, với những lãnh tụ lớn, xác họ sẽ được ướp và để trong lăng để mọi người chiêm ngưỡng! Ngoài ra, người ta còn không ngớt phát động các chiến dịch làm thơ viết văn soạn nhạc để ca ngợi họ.
So với những lãnh tụ khác, việc thần thánh hoá Hồ Chí Minh, ngoài các điểm chung nêu trên, có mấy điểm dị biệt. Thứ nhất, ăn theo Stalin và Mao Trạch Đông. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã tự giới hạn vai trò của ông là ở Việt Nam. Sân khấu thế giới cũng như về phương diện lý thuyết, ông nhường cho Stalin và Mao Trạch Đông. Với họ, ông chỉ là học trò, một vị á thánh. Thứ hai, tận dụng truyền thống và cách xưng hô Việt Nam, Hồ Chí Minh trở thành “Bác” của cả nước. Ở Liên Xô, hình ảnh nổi bật của Stalin là hình ảnh một vị Tổng tư lệnh uy nghi; ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông là một vị Chủ tịch có chủ thuyết riêng; ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là một ông Bác hiền lành và nhân hậu. Thứ ba, ở Hồ Chí Minh, yếu tố “đức” được nhấn mạnh một cách đặc biệt, không phải chỉ ở lòng yêu nước hay thương dân mà còn ở cung cách xử thế, và nhất là, ở đời sống độc thân của ông. Khi yếu tố “đức” được nhấn mạnh, tính chất cách mạng được hoà quyện với tính chất nho sĩ và hiền sĩ; với chúng, Hồ Chí Minh mất đi chút uy nghi vốn dễ thấy ở Stalin và Mao Trạch Đông; bù lại, ở ông, có sự gần gũi mà những người kia không có. Thứ tư, trong khi việc thần thánh hoá Stalin và Mao Trạch Đông là do cả một bộ máy đảng và nhà nước; trong việc thần thánh hoá Hồ Chí Minh còn bàn tay của chính ông nhúng vào qua việc tự yêu cầu người khác gọi mình là “Bác” và nhất là, việc tự mình viết sách ca tụng mình. Lý do, có lẽ vào năm 1945, khi mới lên cầm quyền, bộ máy đảng và nhà nước ở Việt Nam còn quá yếu, trình độ cán bộ thấp, Hồ Chí Minh buộc phải tự mình ra tay chăng?
Ngày trước, lúc Hồ Chí Minh còn sống, việc thần thánh hoá ông được sử dụng như một nhu cầu để đoàn kết đảng, nhà nước và xã hội, để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để khích động tinh thần của quần chúng, và cũng để nô lệ hoá quần chúng. Sau này, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ, lý tưởng cộng sản đã tan tành, bảng giá trị cách mạng bị lung lay, các huyền thoại về độc lập và tự do trở thành thoi thóp, đảng Cộng sản biến hình ảnh “Bác Hồ” thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ở đó, vai trò của ý thức hệ nổi bật hơn vai trò của hình ảnh; tính duy lý được đề cao hơn quan hệ gia đình hay thân tộc. Nhưng tôi sợ là họ không thành công. Hồ Chí Minh chỉ là một người hành động. Ông không có khiếu về lý thuyết. Ông biết điều đó và thừa nhận điều đó ngay từ thời kháng chiến chống Pháp lúc tuyên bố mọi vấn đề quan trọng đã được Stalin và Mao Trạch Đông nói hết rồi, ông không còn gì để thêm cả. Từ những cuốn sách hay những bài phát biểu đơn sơ và đơn giản của ông, khó có ai có hy vọng xây dựng nên được một hệ thống tư tưởng mạch lạc, sâu sắc và có sức thuyết phục. Huống gì bọn còn chút nhiệt tình nhảy ra đảm trách công việc đó chỉ là đám nịnh bợ và bất tài. Thành ra, cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, đến nay, vẫn chỉ là một khẩu hiệu suông. Không có một nội dung cụ thể nào cả.
Điều cần chú ý là, ở Việt Nam, ngoài Hồ Chí Minh – người được thần thánh hoá, chỉ có một người duy nhất được huyền thoại hoá: Đó là Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn: không có. Trường Chinh: không có. Phạm Văn Đồng: cũng không có. Chỉ có một mình Võ Nguyên Giáp là có thật nhiều huyền thoại.
Thật ra, điều đó cũng dễ hiểu. Những kỳ tích của Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc chiến 1946-54 và 1954-75 vốn được cả thế giới chú ý, rất dễ đi vào huyền thoại. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý điều này: trước đây, những huyền thoại ấy chỉ được truyền tụng râm ran trong dư luận chứ không hề được đăng tải công khai trên báo chí. Thậm chí, có thời gian, hơn nữa, thời gian khá dài, việc nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp cũng gây nên nhiều ái ngại. Bởi vậy, sẽ rất hợp lý nếu chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao gần đây những câu chuyện có tính giai thoại về Võ Nguyên Giáp lại nở rộ đến vậy? Ở đâu cũng có. Báo in: Có. Báo mạng: Có. Sau việc nở rộ ấy có động cơ gì không? Tôi nghĩ là có. Tuy Võ Nguyên Giáp thỉnh thoảng có những phát biểu đi ngược lại chủ trương của Bộ chính trị, nhưng, theo tôi, đảng Cộng sản vẫn cần, rất cần hình ảnh của ông, một người chiến thắng vang dội trong hai cuộc chiến tranh lớn. Để làm gì? Để gợi cho quần chúng nhớ đến truyền thống chống ngoại xâm ngày trước. Nếu không, chỉ nhìn vào hiện tại, có khi dân chúng chỉ thấy một đám hèn.
Võ Nguyên Giáp là người duy nhất ở Việt Nam hiện nay, với những huyền thoại chung quanh ông, làm một dấu nối với quá khứ hào hùng trước đây. Đó là tất cả những gì đảng Cộng sản – đang phải cúi mình trước một Trung Quốc hung hãn và bạo ngược – đang cần.
Ngày trước, đảng Cộng sản xây dựng quyền lực trên huyền thoại một thế giới đại đồng và viễn tượng một đất nước độc lập và giàu mạnh trong tương lai. Bây giờ, họ lại âm mưu củng cố quyền lực của mình trên hào quang và huyền thoại của quá khứ.
Cái hào quang và huyền thoại ấy lại được xây dựng trên một người đang nằm trong lăng và một người đã 100 tuổi!
Kể cũng mong manh lắm, phải không?
Trong bài viết “Khen quá lố, không nên!”, Bùi Tín nêu lên nghi vấn về sự kiện Võ Nguyên Giáp được Hội đồng Hoàng gia Anh vinh danh là một trong mười nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại vào năm 1992. Tôi không rành về quân sự và cũng quá bận bịu để tìm hiểu hư thực về chuyện vinh danh ấy thế nào. Tôi chỉ muốn nhân bài viết của Bùi Tín đặt ra một vấn đề khác: bệnh sùng bái cá nhân.
Theo Max Weber, về phương diện chính trị, có ba kiểu quyền lực chính: truyền thống (traditional), pháp lý-duy lý (rational-legal) và sự lôi cuốn (charismatic). Tất cả các chế độ cộng sản đều ra đời sau các cuộc cách mạng cướp chính quyền bằng bạo lực, do đó, hai yếu tố đầu, truyền thống và pháp lý, coi như không có. Chỉ còn yếu tố cuối: Để thu hút sự ủng hộ của quần chúng, họ phải tự biến họ thành một sức lôi cuốn cực kỳ mạnh mẽ; và để có sức lôi cuốn như thế, họ phải đặt trọng tâm vào tuyên truyền; trong tuyên truyền, họ đặt trọng tâm vào chính sách thần thánh hoá đảng và các lãnh tụ của đảng. Hệ quả là tất cả các chế độ cộng sản đều có một đặc điểm giống nhau: sùng bái.
Nói đến sùng bái là nói đến tôn giáo. Trên lý thuyết, cộng sản đối nghịch và thù nghịch với các tôn giáo, nhưng trên thực tế, các chế độ cộng sản lại xây dựng quyền lực của mình theo mô hình của các tôn giáo, bao gồm ba yếu tố chính: một, tính lý tưởng: xây dựng một xã hội cộng sản không có giai cấp trên toàn thế giới; hai, tính phổ quát: không phải chỉ giải phóng một dân tộc mà còn cả nhân loại; và cuối cùng, ba, tính sùng bái, ở đó, mọi lãnh tụ đều biến thành ngẫu tượng.
Người đi tiên phong trong mưu đồ tôn giáo hoá chế độ này chắc chắn là Lenin. Nhưng người hoàn chỉnh nó lại là Stalin. Với Stalin, sự sùng bái đảng và sùng bái lãnh tụ biến thành sự sùng bái đối với cá nhân. Đó là một yếu tố mới. Trước, mọi chế độ quân chủ đều được xây dựng trên cơ sở ít nhiều có tính thần quyền, ở đó ngôi vua được linh thiêng hoá, gắn liền với thiên mệnh: Vua là con Trời. Vua nào cũng là con Trời. Mọi người phải vâng lời và trung thành với vua không phải vì tài năng hay cá tính của ông mà là vì: ông là con Trời. Vậy thôi. Đảng cộng sản không huyền thoại hoá hay thần thánh hoá ngôi vị Chủ tịch hay Tổng bí thư. Họ chỉ nhắm vào người đang giữ chức Chủ tịch hay Tổng bí thư. Nói như Khrushchev, trong bản cáo trạng dành cho Stalin vào năm 1956, ở đây việc sùng bái lãnh tụ biến thành việc sùng bái cá nhân.
Nhưng không phải lãnh tụ nào cũng được huyền thoại hoá hay thần thánh hoá. Trừ trường hợp của Stalin (và với một mức độ nào đó, Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn hiện nay), các lãnh tụ được thần thánh hoá là những người sáng lập đảng và nhà nước, từ Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh, từ Fidel Castro đến Kim Nhật Thành, v.v...
Theo E.A. Rees, trong bài “Leader Cults: varieties, preconditions and functions” in trong cuốn “The Leader Culture in Communist Dictatorship” (Palgrave Macmillan, 2004, tr. 10), chiến lược để thần thánh hoá lãnh tụ ở đâu cũng giống nhau: một, xuất bản các bài viết hoặc bài nói chuyện của họ thành sách để làm “kim chỉ nam” cho cả nước; hai, thêu dệt tiểu sử của họ; ba, dựng tượng và lấy tên họ đặt cho địa phương, trường học hoặc công trường, công xưởng; bốn, sinh nhật của họ được tổ chức rất trọng thể; và năm, khi họ chết thì nơi họ ở được biến thành viện bảo tàng. Xin nói thêm, với những lãnh tụ lớn, xác họ sẽ được ướp và để trong lăng để mọi người chiêm ngưỡng! Ngoài ra, người ta còn không ngớt phát động các chiến dịch làm thơ viết văn soạn nhạc để ca ngợi họ.
So với những lãnh tụ khác, việc thần thánh hoá Hồ Chí Minh, ngoài các điểm chung nêu trên, có mấy điểm dị biệt. Thứ nhất, ăn theo Stalin và Mao Trạch Đông. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã tự giới hạn vai trò của ông là ở Việt Nam. Sân khấu thế giới cũng như về phương diện lý thuyết, ông nhường cho Stalin và Mao Trạch Đông. Với họ, ông chỉ là học trò, một vị á thánh. Thứ hai, tận dụng truyền thống và cách xưng hô Việt Nam, Hồ Chí Minh trở thành “Bác” của cả nước. Ở Liên Xô, hình ảnh nổi bật của Stalin là hình ảnh một vị Tổng tư lệnh uy nghi; ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông là một vị Chủ tịch có chủ thuyết riêng; ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là một ông Bác hiền lành và nhân hậu. Thứ ba, ở Hồ Chí Minh, yếu tố “đức” được nhấn mạnh một cách đặc biệt, không phải chỉ ở lòng yêu nước hay thương dân mà còn ở cung cách xử thế, và nhất là, ở đời sống độc thân của ông. Khi yếu tố “đức” được nhấn mạnh, tính chất cách mạng được hoà quyện với tính chất nho sĩ và hiền sĩ; với chúng, Hồ Chí Minh mất đi chút uy nghi vốn dễ thấy ở Stalin và Mao Trạch Đông; bù lại, ở ông, có sự gần gũi mà những người kia không có. Thứ tư, trong khi việc thần thánh hoá Stalin và Mao Trạch Đông là do cả một bộ máy đảng và nhà nước; trong việc thần thánh hoá Hồ Chí Minh còn bàn tay của chính ông nhúng vào qua việc tự yêu cầu người khác gọi mình là “Bác” và nhất là, việc tự mình viết sách ca tụng mình. Lý do, có lẽ vào năm 1945, khi mới lên cầm quyền, bộ máy đảng và nhà nước ở Việt Nam còn quá yếu, trình độ cán bộ thấp, Hồ Chí Minh buộc phải tự mình ra tay chăng?
Ngày trước, lúc Hồ Chí Minh còn sống, việc thần thánh hoá ông được sử dụng như một nhu cầu để đoàn kết đảng, nhà nước và xã hội, để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để khích động tinh thần của quần chúng, và cũng để nô lệ hoá quần chúng. Sau này, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ, lý tưởng cộng sản đã tan tành, bảng giá trị cách mạng bị lung lay, các huyền thoại về độc lập và tự do trở thành thoi thóp, đảng Cộng sản biến hình ảnh “Bác Hồ” thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ở đó, vai trò của ý thức hệ nổi bật hơn vai trò của hình ảnh; tính duy lý được đề cao hơn quan hệ gia đình hay thân tộc. Nhưng tôi sợ là họ không thành công. Hồ Chí Minh chỉ là một người hành động. Ông không có khiếu về lý thuyết. Ông biết điều đó và thừa nhận điều đó ngay từ thời kháng chiến chống Pháp lúc tuyên bố mọi vấn đề quan trọng đã được Stalin và Mao Trạch Đông nói hết rồi, ông không còn gì để thêm cả. Từ những cuốn sách hay những bài phát biểu đơn sơ và đơn giản của ông, khó có ai có hy vọng xây dựng nên được một hệ thống tư tưởng mạch lạc, sâu sắc và có sức thuyết phục. Huống gì bọn còn chút nhiệt tình nhảy ra đảm trách công việc đó chỉ là đám nịnh bợ và bất tài. Thành ra, cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, đến nay, vẫn chỉ là một khẩu hiệu suông. Không có một nội dung cụ thể nào cả.
Điều cần chú ý là, ở Việt Nam, ngoài Hồ Chí Minh – người được thần thánh hoá, chỉ có một người duy nhất được huyền thoại hoá: Đó là Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn: không có. Trường Chinh: không có. Phạm Văn Đồng: cũng không có. Chỉ có một mình Võ Nguyên Giáp là có thật nhiều huyền thoại.
Thật ra, điều đó cũng dễ hiểu. Những kỳ tích của Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc chiến 1946-54 và 1954-75 vốn được cả thế giới chú ý, rất dễ đi vào huyền thoại. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý điều này: trước đây, những huyền thoại ấy chỉ được truyền tụng râm ran trong dư luận chứ không hề được đăng tải công khai trên báo chí. Thậm chí, có thời gian, hơn nữa, thời gian khá dài, việc nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp cũng gây nên nhiều ái ngại. Bởi vậy, sẽ rất hợp lý nếu chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao gần đây những câu chuyện có tính giai thoại về Võ Nguyên Giáp lại nở rộ đến vậy? Ở đâu cũng có. Báo in: Có. Báo mạng: Có. Sau việc nở rộ ấy có động cơ gì không? Tôi nghĩ là có. Tuy Võ Nguyên Giáp thỉnh thoảng có những phát biểu đi ngược lại chủ trương của Bộ chính trị, nhưng, theo tôi, đảng Cộng sản vẫn cần, rất cần hình ảnh của ông, một người chiến thắng vang dội trong hai cuộc chiến tranh lớn. Để làm gì? Để gợi cho quần chúng nhớ đến truyền thống chống ngoại xâm ngày trước. Nếu không, chỉ nhìn vào hiện tại, có khi dân chúng chỉ thấy một đám hèn.
Võ Nguyên Giáp là người duy nhất ở Việt Nam hiện nay, với những huyền thoại chung quanh ông, làm một dấu nối với quá khứ hào hùng trước đây. Đó là tất cả những gì đảng Cộng sản – đang phải cúi mình trước một Trung Quốc hung hãn và bạo ngược – đang cần.
Ngày trước, đảng Cộng sản xây dựng quyền lực trên huyền thoại một thế giới đại đồng và viễn tượng một đất nước độc lập và giàu mạnh trong tương lai. Bây giờ, họ lại âm mưu củng cố quyền lực của mình trên hào quang và huyền thoại của quá khứ.
Cái hào quang và huyền thoại ấy lại được xây dựng trên một người đang nằm trong lăng và một người đã 100 tuổi!
Kể cũng mong manh lắm, phải không?
29 thg 3, 2010
Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn
Nhạc và lời : Nguyễn Đình Toàn - Khánh Ly trình bầy
I.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù mịt mùng xa xăm,
Một ngọn đèn trong đêm mờ ám.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù chẳng còn hơi ấm,
Cho lạnh lùng thấm qua lòng anh.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn trăm năm,
Rồi thả đèn trôi trên dòng sông.
Như tháng giêng trong đêm nguyệt rằm
Người thả đèn trên sóng,
Cầu nguyện cho những ai trầm luân.
Đêm quê hương
Đêm treo trên một cành ngang,
Chôn nhau xong làm dấu nhớ chỗ ai nằm.
Cơn mưa giông
Đêm qua đông trời lạnh lắm,
Gió khắp bốn bể cây rừng.
Núi run hình bóng
Mai rạng đông
Đến lượt ai đem chôn?
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù tình đời mong manh,
Lòng chẳng còn trong mong gì nữa.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Tình còn là tình nhắn,
Chẳng còn đèn sẽ soi ngày không.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Để một mình trong đêm,
Anh tưởng nhìn ra em còn hơn.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn tai biến,
Một ngọn đèn tóc tang dửng dưng.
II.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng lửa sầu tim anh,
Một ngọn đèn lênh đênh ngày tháng.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù mệt nhoài trông ngóng,
Để nhủ lòng gắn nuôi niềm tin.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Một ngọn đèn đau thương,
Đã nhạt nhòa hơn hơi tình duyên.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng nhọc nhằn cay đắng,
Bằng hình hài rã trong trại giam.
Ôi đêm đen
Đêm mang trăm niềm ai oán
Đêm chôn ta từng canh vắng
Đêm âm thầm.
Đêm thê lương
Đêm không mong trời sẽ sáng
Đêm nghe xương rời rã buồn.
Ngón tay bẻ đôi
Như ngày xanh
Gẫy từ em qua anh.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù lửa tàn trong anh,
Không còn đủ khêu thêm đèn sáng.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối,
Có mộng còn biết nơi tìm sang
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Rồi thả hồn bay lên,
Nơi hẹn hò không tên gặp em.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong xa vắng,
Em còn được cháy trong lòng anh.
III.
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối,
Ta còn được cháy trong lòng nhau.
27 thg 3, 2010
Phụ nữ thật sự muốn gì
Vua Arthur trẻ tuổi bị phục kích và bị vương quốc láng giềng bắt giữ. Có lẽ là vua nước đó sẽ giết ngài nhưng vẻ trẻ trung đáng yêu của anh đã làm cho vua nước đó cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm anh không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là : Phụ nữ thật sự muốn gì ?
Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur của chúng ta câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về vương quốc của mình, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa đó. Tuy nhiên cái giá phải trả là rất đắt.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sỹ dũng cảm nhất hội bàn tròn, bạn thân nhất của vua.
Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta. Không ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi đến như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain đã nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua và sự tồn tại của hội bàn tròn. Và chàng hiệp sỹ quyết định hy sinh.
Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là có thể tự quyết định lấy cuộc sống của mình.Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý.Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đố và giải thoát cho Arthur khỏi cái án đó.
Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sỹ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sỹ của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy cái tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.
Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sỹ cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ nên để thưởng cho chàng hiệp sỹ cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ mến đối với chàng trong một nửa thời gian của ngày . Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh của nàng vào ban ngày và ban đêm.
Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, còn khi màn đêm buông xuống ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này ?
Garwain đã đưa ra câu trả lời của mình, còn bạn thì sao ???
Đừng nhìn xuống dưới trước khi bạn tìm ra câu trả lời cho riêng mình .
Garwain đã bảo nàng hãy :
< Tự quyết định số phận của mình >
Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô nàng xinh đẹp kia hài lòng và nàng ta nói rằng nàng ta sẽ hóa thân thành một cô nương xinh đẹp suốt đời. Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.
Vậy bài học rút ra từ câu chuyện này là gì ?
Vợ bạn đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, từ sâu bên trong cô ta vẫn là một mụ phù thuỷ .....
26 thg 3, 2010
DÙNG TRUNG CỘNG HẠ LIÊN XÔ - MƯỢN NGA LA TƯ CHÈN TẦU ĐỎ
Lý Đại Nguyên
Sau một năm gác lại nhiều việc lớn, nhỏ để đánh vật với dự luật Y Tế Toàn Dân, ngày hôm nay 23/03/2010, tổng thống Mỹ, Obama đã ký ban hành Đạo Luật Lịch Sử, mà nhiều đời tổng thống trước ông không thể làm nổi. Ông tuyên bố : « Chúng ta đã hoàn tất xong ». « Ngày hôm nay, sau gần một thế kỷ cố gắng, ngày hôm nay, sau gần một năm tranh luận, và ngày hôm nay, sau tất cả những lá phiếu đã được kiểm xong, Bảo Hiểm Y Tế đã trở thành luật tại Hoakỳ ».
Việc tổ chức sẽ kéo dài 10 năm với chi phí khoảng 940 tỷ Mỹkim, nhằn mục đích mở rộng bảo hiểm y tế đến thêm cho 32 triệu người dân Mỹ. Theo chính quyền Obama kế hoạch này sẽ hạ giảm thâm thủng ngân sách và ngăn chặn các công ty bảo hiểm y tế, không để họ từ chối bảo hiểm cho những người đã mang sẵn một chứng bệnh. Kế hoạch này phải mất 4 năm mới có hiệu lực đầy đủ, nhưng hệ thống chăm sóc y tế sẽ bắt đầu thay đổi trong năm nay. Tổng thống Obama nói: « Khi tôi ký ban hành thì chúng ta vừa biến nguyên tắc cốt lõi thành luật lệ ; nguyên tắc đó là : Tất cả mọi người đều phải có được một an toàn căn bản khi nói tới vấn đề chăm sóc sức khỏe ».
Tuy luật đã ban hành, nhưng toàn thể nghị sĩ, dân biểu của đảng Cộng Hòa Hoakỳ đã cùng chống lại. Đạo luật y tế như vậy, không còn tính cách lưỡng đảng nữa. Cộnghòa coi kế hoạch cải tổ này là hành động chính phủ Liên Bang thâu tóm 1/6 nền kinh tế Mỹ vào tay và là hành động can thiệp không cần thiết vào những quyết định y tế của cá nhân. Có tới 10 tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Mỹ dự định đệ đơn kiện, vì cho rằng đạo luật này vi hiến. Với lý do đạo luật đó vi phạm chủ quyền của tiểu bang, bằng cách đòi hỏi tất cả người dân Mỹ đều phải có một hình thức bảo hiểm y tế nào đấy. Dù vậy, luật đã là luật của Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, khó có thể đảo ngược được. Nhưng về mặt chính trị thì đây là đề tài để đảng Cộnghòa khai thác nhằm lấy lại một số ghế Quốc Hội từ tay đảng Dân Chủ trong mùa bầu cử tới. Đó là bản chất ưu thế, ưu thắng, ưu việt của nền Dân Chủ. Đối lập nhau, chống đối nhau, chạy đua nhau, tranh ghế nhau, nhưng để thi đua làm tốt hơn cho dân, cho nước. Không giống như dưới chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị cộng sản, bao che nhau để độc quyền tham nhũng, biến cả đảng thành lũ lưu manh trộm cướp gian dối, biến chế độ thành côn đồ, độc ác, ngu si, biến luật pháp thành phương tiện khủng bố dân lành, bỏ tù những người đòi tự do dân chủ một cách ôn hòa hợp pháp.
Tuy ông tổng thống Obama dồn hết tâm lực, thì giờ vào kế hoạch y tế toàn dân, nhưng những bộ phận hoạch định và thực hiện « Chiến Lược Toàn Cầu » của Mỹ đã không phút giây nào ngưng nghỉ. Cuộc dân chủ hóa Iraq tiến triển đền đặn. Cuộc chiến Afghanistan từng bước thắng lợi. Kế hoạch giảm vũ khí nguyên tử với Nga và việc hợp tác chặt hơn giữa NATO và Nga có tiến triển tốt. Ngoại trừ Trungcộng thì việc 4 nước Thường Trực Hội Đồng Bảo An là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Đức nhất trí trừng phạt nặng nề Iran về chương trình nguyên tử của nước này. Bắc Triều Tiên tìm mọi cách để được nói truyện trực tiếp với Mỹ. Riêng với Trungcộng, ngoài việc nước Mỹ chính thức công bố « Trở Lại Á châu » giữa lúc Trungcộng quyết chí thôn tính toàn vùng biển Đông, chính phủ Hoakỳ đã chủ động tạo ra những căng thẳng có tính nguyên tắc và chiến lược ở vùng này. Quyết định tái tục việc bán vũ khí tối tân cho Đàiloan. Thượng Viện Liên Bang Hoakỳ, ngày 16/03/10 đã đưa ra một Dự Luật trừng phạt thương mại Trungcộng, nếu chính phủ Bắckinh không chịu điều chỉnh trị giá đồng Nhân Dân Tệ. Dự luật do 14 thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đệ nạp, tán thành việc tăng thuế trừng phạt hàng nhập khẩu từ Trungcộng sang Hoakỳ, đồng thời đòi hỏi chính phủ Obama phải đặt Trungcộng trong danh sách những quốc gia cố ý dìm giá đồng bạc của nước họ để trục lợi. Thứ Ba, ngày 23/03/2010. Công ty Google được chính quyền Mỹ hoàn toàn ủng hộ đã loan báo chấm dứt việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm ở Trungquốc, và chuyển những yêu cầu tìm kiếm của người sử dụng ở Trungquốc thông qua máy chủ của công ty Google ở Hồng Kông. Có nghĩa là từ nay công ty Internet Quốc Tế khổng lồ này, không chiụ làm công việc kiểm duyệt các trang mạng theo yêu cầu của Bắckinh nữa. Đây là hành động thúc đẩy tiến trình Dân Chủ Hóa Trunghoa.
Trong khi đó, nhà nước Việtcộng đã trở thành khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của Nga. Năm 2008 hai nước đã ký các thỏa thuận mua vũ khí trị giá hơn 1 tỷ đô la. Năm 2009 đã tăng lên 3,5 tỷ đô la. Kể từ đầu năm 2010, hợp đồng quân sự giữa 2 nước ước tính khoảng 1 tỷ đô la. Ngày 23/03/10, Bộ trưởng Quốc Phòng Nga, Anatoly Serdyukov đến Hànội để thảo luận về vấn đề hợp tác quân sự với giới hữu trách Việtcộng. Theo Giáo sư Stephen Blank ở Viện Nghiên Cứu Chiến Lược thuộc Đại Học Quân Sự Hoakỳ thì : « Việtnam muốn tăng cường quốc phòng và vị thế chính trị tại châu Á, nhằm bảo đảm an toàn củng như tăng cường khả năng phòng thủ tốt hơn trước Trungquốc ». Phải chăng trước kia, qua cuộc chiến quái ác tàn nhẫn tại Việtnam, Mỹ đã dùng đấy là cơ hội để bắt tay với Trungcộng, rồi dùng Trungcộng phá tan khối Quốctế Cộngsản, nhằm hạ gục Liênxô. Nay qua chương trình « đa phương hóa » quân sự ở Việtnam, Liên Bang Nga và vũ khí của họ lại trở thành thế phòng thủ của Việtnam, nhằm chèn chân bành trướng của Tầu Đỏ, và có sự tiếp tay của Ấn, Nhật, Nam Hàn, Tây Ban Nha…sau lưng, cố nhiên là có sự cầm trịch của siêu cường quân sự Hoakỳ.
Nhưng trong giai đoạn cầm chân Trungcộng này, Hoakỳ tuy tỏ dấu cứng rắn về kinh tế, về thông tin, và nhân quyền với Trungcộng hơn, nhưng về mặt quân sự Mỹ vẫn giữ không muốn dồn Trungcộng vào thế đối thủ, để có thể xẩy ra Đại Chiến Thứ Ba. Chính vì vậy, dù Mỹ đã thiết lập quan hệ quốc phòng với Việtnam, mà chưa thể trực tiếp võ trang cho quân đội Việtcộng được, nên Nga mới vừa hưởng lợi bán vũ khí cho Việtcộng, vừa tăng cường hợp tác quân sự với Việtnam để có chân đứng ở vùng Đông Nam Á. Nhờ thế, không khí thân thiện giữa Mỹ, Nga mỗi ngày mỗi tăng tiến, tình thế ở Âu châu lắng dịu, Nga trở thành thân hữu với Hoakỳ, Liên Âu trong các vấn đề quốc tế. Trungcộng biến thành trơ trụi. Riêng đối với địa bàn Việtnam, thì Mỹ trở thành nước đầu tư lớn nhất. Nhưng cũng là nước lên án lớn tiếng nhất, trong hồ sơ vi phạm nhân quyền và những bản án phi pháp của Việtcộng. Quan trọng hơn hết, trong cuộc họp báo chiều 16/03/10 tại Hànội, ông David L. Goldwyn, điều phối viên về các vấn đề Năng Lượng Quốc Tế, bộ Ngoại Giao Mỹ cho hay: « Mỹ muốn đẩy mạnh việc hợp tác thăm dò và phát triển các công ty Mỹ trong việc khai thác dầu khí ngoài khơi Việtnam ». Ông thêm rằng: « Mỹ đã tuyên bố, không chấp nhận sức ép của bất cứ chính phủ nào lên hoạt động của các công ty này dù ở Việtnam hay ở đâu ». Đây là một thách đố đối với Trungcộng. Mỹ quyết làm ăn lâu dài tại Việtnam. Nếu Việtnam không sớm Dân Chủ Hóa, thì rồi ra cũng chỉ là thứ 'cu ly' hạng tồi đối với quốc tế mà thôi.
24 thg 3, 2010
Ban Mê Thuột Tháng 3-1975, Khúc Quành Bi Thảm
Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và Thiếu Tướng Phạm văn Phú
(QK2 tháng 2/1975)Cuộc chiến tranh lớn nào cũng có một mặt trận kết thúc cho toàn bộ:
Ngày 2-2-1943 Quân Đức đầu hàng người Nga tại Stalingrad, Hitler mất nguyên lộ quân số 6 gần 300 ngàn người gồm những lực lượng tinh nhuệ nhất, với Hitler gió đã đổi chiều, Satlingrad đánh dấu khởi đầu cho sự bại trận của Đức Quốc Xã.
Ngày 4-6-1942 ngoài khơi Midway, trận hải chiến kinh hoàng Mỹ- Nhật diễn ra, trong một ngày Nhật bị mất 4 hàng không mẫu hạm, hơn 300 máy bay, khoảng 3,000 phi công, thuỷ thủ.. rồi dần dần thua luôn cuộc chiến Thái Bình Dương.
Tại Bắc Việt ngày 7-5-1954 Pháp bại trận Điện Biên Phủ, bại trận tại cuộc chiến tranh Đông Dương.
Ngày 10-3-1975 Bắc Việt tấn công ồ ạt chiếm Ban Mê Thuột, mấy hôm sau Tổng Thống Thiệu hốt hoảng cho rút quân theo đường tỉnh lộ 7B đưa tới sự thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt và sự sụp đổ Quân đoàn 2, từ đó đưa tới sụp đổ Quân đoàn 1 và rồi đưa tới Sài Gòn thất thủ ngày 30-4-1975, kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ. Ban Mê Thuột là một khúc quành bi thảm, được coi như trận đánh quyết định vận mạng của Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1973 có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ Hiệp Định Ba Lê 28-1 cho tới tháng 10-1973 và giai đoạn bạo lực cách mạng sau tháng 10-1973.
Từ sau ngày ký Hiệp Định Ba Lê đến tháng 10-1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6-1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương Việt, Miên, Lào. Ngày 1-7-1973 Nixon ký thành đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (War Powers Act), Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.
Thấy thời cơ thuận lợi đã tới, Bắc Việt bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực. Đại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn. Tại Quân khu 1, một số căn cứ của Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng quân tiến chiếm, tháng 9, tháng 10 một số đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên phải di tản
Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam Cộng Hòa từ Đồng Hới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Đông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. Bắc Việt huy động hàng nghìn xe máy ủi, hàng vạn bộ đội, công nhân, thanh niên xung phong, dân công .. ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m.. xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường. Họ đã xử dụng 16 ngàn xe vận tải để chuyên chở binh khí, kỹ thuật, đạn dược, lương thực… chuẩn bị cho chiến trường miền Nam trong hai năm 1973 và 1974. Chiều dài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16 ngàn km gồm 5 hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu dài 5,000 km.
Sau khi Mỹ ký hiệp định Paris rút quân viện trợ quân sự cho miền Nam bị cắt giảm dần.
-Tài khoá 1973 : hai tỷ mốt (2,1 tỷ)
-Tài khoá 1974 : một tỷ tư (1,4 tỷ)
-Tài khoá 1975 : bẩy trăm triệu (0,7 tỷ).
Ngày 22-5-1974 Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa. Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện đề nghị 1 tỷ 4, tới 23-9-1974 Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ đồng thanh chấp thuận 700 triệu như vậy từ 1-7-1974 VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết, trong số 700 triệu này kể cả số tiền để dùng để trả lương cho nhân viên cơ quan tùy viên quân sự DAO. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng trong thời gian này cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm giá săng nhớt tăng gấp bốn. Bởi vậy mãi lực thật của ngân khoản 700 triệu chỉ là trên dưới 350 triệu, bằng 3% của mức chi tiêu quân sự của Mỹ tại VN năm 1970-71.
Đánh hơi thấy Mỹ quẳng miếng xương Đông Dương đi, CS quốc tế và CSVN nhanh tay ra chụp lấy.
Cuối tháng 10-1974 Bộ Chính Trị Bắc Việt quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tấn công rộng lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích. Theo BBC. com (10-5-2006) tại buổi hội thảo ngày 14 và 15-4-2006 tại Sài Gòn của Viện lịch sử Quân sự VN, Trong giai đoạn 1969-1972 CS quốc tế viện trợ cho BV 684,666 tấn vũ khí và đoạn 1973-1975 là 649,264 tấn hàng vũ khí. Như vậy viện trợ cho BV trong hai giai đọan coi như tương đương nhau. Viện trợ quân sự cho BV vẫn giữ nguyên trong khi VNCH bị Mỹ cắt giảm quân viện tới xương tủy.
Trong giai đoạn 1969-1972 sự vận chuyển súng đạn của CS vào Nam gặp nhiều khó khăn vì bị không quân Việt-Mỹ ném bom, bắn phá nhưng kể từ sau ngày ký Hiệp Định Paris 1-1973, BV đã dùng 16 ngàn xe vận tải chở súng đạn qua xa lộ Đông trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh một cách tự do thoải mái nên giai đoạn 1973-75 Hà Nội đã đem được nhiều vũ khí đạn dược vào Nam gấp mấy lần giai đoạn trước ( 1969-1972)
Năm 1974 tình hình chiến sự nặng hơn trước nhất là tại miền Trung. Trận đánh lớn nhất là Trận Thượng Đức từ giữa tới cuối năm 74, Thượng Đức là một quận thuộc tỉnh Quảng Nam nằm trên tỉnh lộ 4 nối liền Quốc lộ 1 ở phía Đông và quốc lộ 14 ở phía Tây. Thượng Đức cách Đà Nẵng 60 km và cách biên giới Việt Lào vào khoảng 50 km, các đường giao liên của BV thuộc Đông Trường Sơn khi nối vào QL 14 sẽ tới Thượng Đức, đây là cửa ngõ để tiến xuống vùng duyên hải Quảng Nam, Đà Nẵng.
Ngày 29-7-1974 Trung đoàn 29 BV bắn hoả tiễn vào Thượng Đức và phi trường Đà nẵng, bộ đội CS tấn công các cứ điểm bên ngoài thị trấn. CS tiếp tục pháo TĐ gây thiệt hại nhân mạng cho BĐQ trú phòng.
Ngày 6-8 Bộ TTM cho tăng cường Sư đoàn Dù vào Quảng Nam nhưng ngày 6 và 7 BV pháo hằng nghìn quả và tấn công tràn ngập quận lỵ, trưa 7-8 BĐQ phải rút lui. Các Tiểu đoàn Dù tấn công các cao điểm quanh TĐ như ngọn đồi 1062, 1235. Sau nhiều ngày chiến đấu đến ngày 19-9 lính Nhẩy Dù đã chiếm được đồi 1062. Tính đến giữa tháng 10-1974 BV mất khoảng 1,200 cán binh riêng tại mặt trận này, quân Dù cũng thiệt hại nặng, các đơn vị thiệt hại tới 50% quân số.
Trận Thượng Đức là trận lớn nhất năm 1974, quận lỵ thất thủ do cường độ pháo của địch trong khi yểm trợ không quân của VNCH sút giảm vì thiếu nhiên liệu. Trận này cho thấy hòa lực BV dồi dào hơn năm 1972 như đã nói ở trên họ vận chuyển được nhiều đạn được vũ khí vào Nam từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Thượng Đức là một quận nghèo nàn nhưng vị trí chiến lược thật quan trọng, nó là một trong những nút quan trọng của hệ thống đường mòn Hồ chí Minh tức là hệ thống đường tiếp liệu Đông Trường Sơn. Sự chiến đấu kiên cường của các đơn vị Dù đã ngăn cản BV ngay tại cửa ngõ vào Đà Nẵng
Trong khi ấy Tổng Thống Thiệu không có một nhận định nào rõ ràng về lực lượng cũng như kế hoạch sắp tới của CS. Ngày 9 tháng 12 năm 1974 , khoảng một tuần trước khi BV tấn công Phước Long, tại dinh Độc Lập trong một phiên họp cao cấp quân sự gồm Hội đồng Tướng lãnh và các vị Tư lệnh Quân khu, ông Thiệu cho biết trong năm 1975 BV có thể đánh với qui mô lớn nhưng không bằng năm 1968 và 1972, địch chưa có đủ khả năng đánh vào các thị xã lớn, dù đánh cũng không giữ được! BV chỉ đánh các thị xã nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa. Về điểm này Frank Snepp, trong Decent Interval, Tướng BV Văn Tiến Dũng và ông Cao Văn Viên đã ghi nhận gần giống nhau như vậy
Từ tháng 10 năm 1974 Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt đã trình bày kế hoạch tác chiến lên Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương, họ đã chọn chiến trường Cao Nguyên làm chủ yếu, Văn Tiến Dũng đã ghi nhận trong hồi ký.
“Tháng 10 năm 1974, trời cuối thu bắt đầu lạnh, gợi cho các cán bộ quân sự chúng tôi nhớ đến mùa chiến dịch sắp đến. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp nghe Bộ Tổng tham mưu trình bày kế hoạch tác chiến chiến lược ……Hội nghị nhất trí thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây nguyên làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến công lớn và rộng khắp năm 1975”
BV cho rằng TT Thiệu đã bố trí lực lượng mạnh ở hai đầu, tại Quân khu 1 và 3 thì bố trí nhiều đơn vị chủ lực, nhiều chiến xa, đại bác và máy bay chiến đấu, còn tại Quân khu 2 ta chỉ để 2 Sư đoàn 22 BB và 23 BB. Quân khu 2 gồm 12 tỉnh, VNCH phải trải quân giữ đất nhiều nên khả năng phòng thủ yếu. Bộ chính trị CSBV đã đồng ý kế hoạch nêu trên và chọn Tây nguyên để làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công năm 1975. Hà Nội đã chọn chiến trường Tây Nguyên (QK-2) làm chủ yếu vì tại đây lực lượng VNCH yếu hơn QK-3 và QK-1
Đại tá Phạm Bá Hoa nói hồi ông học tại trường Đại Học Quân Sự năm 1960 có được đọc một tài liệu nói “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm được cao nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng”, Cộng Sản cũng nói ai làm chủ Tây Nguyên thì làm chủ chiến trường. Bắc Việt chủ trương tấn công Quân khu 2 trước phần vì VNCH phòng thủ yếu vả lại nơi đây là vị trí yết hầu. Một phần vì ông Thiệu không chủ trương giữ Quân khu 2, một vùng cao nguyên cẵn cỗi mà trong thâm tâm đã có ý tưởng bỏ vùng núi rừng miền Trung rút quân về vùng đất mầu mỡ Quân khu 3 và 4, trên thực tế lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trừ bị để tăng cường
Sau khi lựa chọn chiến trường Tây Nguyên, Bắc Việt lựa chọn địa điểm tấn công, tại buổi họp của Quân Uỷ Trung Ương Bắc Việt ngày 9-11-1974 Lê Đức Thọ người thực sự cầm đầu BV cũng vào họp để nâng cao quyết tâm chiếm cho được Ban Mê Thuột, Thọ nói
“Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”
Bắc Việt đã chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước ngày tấn công trong khi ta chưa có tin tức tình báo rõ rệt. Chiến dịch Tây nguyên được mang mật danh 275.
Ngày 13-12-1974 Bắc Việt đưa gần ba Sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7-1 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay địch. Tổng số 4,500 binh sĩ, sĩ quan chỉ còn 850 người sống sót. Tỉnh trưởng Phươc Long. Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3,000 trong số 30 ngàn dân trốn thoát, một số viên chức hành chánh bị CS hành quyết, thất bại tại Phước Long là đương nhiên vì một Tiểu đoàn bộ binh và 5 Tiểu đoàn địa phương quân không thể chống lại 3 Sư đoàn CS.
Chính phủ VNCH không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện bằng trực thăng vận từ Biên Hoà. Nói về mặt kinh tế chính trị Phước Long kém quan trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Người ta cũng cho rằng chính phủ Thiệu vờ bỏ rơi Phước Long để chờ Mỹ cứu. Hà Nội cho đánh Phước Long để thăm dò Mỹ, khi thấy Mỹ chỉ phản đối xuông thì họ làm tới.
Sau đó ngày 8-1-1975 Lê Duẫn nói.
“Tình hình đã sáng tỏ, chúng ta quyết tâm hoàn thành kế hoặch 2 năm”.
Sau trận Phước Long TT Thiệu biết chắc Cộng Sản sẽ đánh lớn tại Cao Nguyên đầu năm 1975 nhưng chưa biết chắc chỗ nào vì địch nghi binh tối đa. Phía VNCH không đoán được ý định của họ, theo Tướng Hoàng Văn Lạc trước khi Văn Tiến Dũng vào Nam, Giáp đã dặn dò Dũng phải nghi binh tối đa để đánh lạc hướng Nguỵ.
Tình hình chính trị quân sự VNCH năm 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là 20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 rút xuống còn 12 tỷ mỗi năm vì Mỹ đang rút quân. Khi họ đã rút gần hết chỉ còn 24,200 người trong năm 1972 thì Việt Nam Cộng Hòa phải một mình gánh vác tất cả chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm
Hậu quả của việc cắt giảm quân viện khiến cho miền Nam lâm vào tình trạng thiếu hụt, năm 1972 một số lớn săng dầu đạn dược đã được dốc vào mùa hè đỏ lửa 1972. Việc cắt giảm đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuốn Những Ngày Cuối Của VNCH, hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ. Đạn dược chỉ còn đủ đánh tớiù tháng 4 -1975, hoả lực giảm 70%, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng từ tháng 7-1974 đến tháng 3-1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng. Theo sử gia Bill Laurie, cấp số đạn súng lớn như đại bác 105 ly, 155 ly, 175 ly.. năm 1975 đã bị cắt giảm như sau:
Năm 1972-1975 tỉ lệ giảm:
Đạn 105 ly, 180 viên giảm còn 10 viên 94%
Đạn 155 ly, 150 viên giảm còn 5 viên 97%.
Đạn 175 ly, 30 viên giảm còn 3 viên 90%. ..mọi thứ bị cắt xén đến tận xương tủy. Theo Tướng Cao Văn Viên vì thiếu cơ phận thay thế, xe tăng, giang thuyền, máy bay …nằm ụ chờ rỉ sét. Thiếu thuốc men, số tử vong tăng cao, tinh thần xuống thấp. Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức mang theo những lời hứa hẹn với ông Thiệu xuống tuyền đài.
Chúng tôi xin so sánh lực lượng hai bên.
Không quân VNCH năm 1975 có 2075 máy bay các loại, đứng thứ tư trên thế giớiù về số lượng. Binh chủng Thiết giáp có 2,200 chiến xa và thiết xa các loại, (trong đó chỉ có khoảng 40% là xe M-41 và M-48, còn lại là M-113 và các loại xưa cũ). Pháo binh có khoảng 1,500 khẩu đại bác (trong đó hơn 50% là súng 105 ly, 25% là súng 155 ly, 15% là súng 175 ly). Hải quân có 1,600 tầu chiến và giang thuyền các loại. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế nhiều máy bay, xe tăng.. hư hỏng thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Theo Tướng Viên ( Những Ngày Cuối VNCH trang 92) tình hình tháng 2-1975 kho đạn trung ương chỉ đủ cung cấp cho chiến trường một tháng ( 30 ngày) , tới tháng 4-1975 thì chỉ còn đủ cung ứng hai tuần lễ.
Lục quân VNCH có hơn một triệu quân trong đó 40% là chủ lực quân chính qui vào khoảng 400 ngàn người gồm những lực lượng tác chiến và yểm trợ, 50% là ĐPQ , Không quân, Hải quân, Cảnh sát. Quân đội VNCH được tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như hành chánh tài chánh, quân y, quân trang, quân dụng… nên lực lượng chiến đấu chỉ vào khoảng từ 170 cho tới 180 ngàn người. Lính nhà nghề chỉ có 13 Sư đoàn chủ lực và 17 Liên đoàn Biệt động quân tương đương khoảng hơn 2 Sư đoàn, trên thực tế một Liên đoàn có hơn 1000 người). Tổng cộng ta có vào khoảng 15 Sư đoàn chính qui (nếu kể cả BĐQ). Lực lượng được bố trí toàn quốc như sau.
Quân khu Một: 5 Sư đoàn (1, 2, 3, Nhẩy Dù, TQLC), 4 Liên đoàn BĐQ.
Quân khu Hai: 2 Sư đoàn (22, 23), 7 Liên đoàn BĐQ
Quân khu Ba: 3 Sư đoàn (5, 18, 25), 4 Liên đoàn BĐQ
Quân khu Bốn: 3 Sư đoàn (7, 9, 21)
Địa phương quân VNCH năm 1975 có khoảng 325 ngàn người,
Tổng cộng VNCH có 15 Sư đoàn chủ lực (nếu kể cả BĐQ) đem chia cho 44 tỉnh toàn quốc thì trung bình mỗi tỉnh chỉ có một Trung đoàn chính qui bảo vệ trong khi BV có khả năng tập trung hằng chục Trung đoàn để tấn công một địa điểm vì họ không phải trải quân giữ đất như Miền Nam. Theo ông Cao Văn Viên trên thực tế quân số VNCH thiếu hụt do nạn đào ngũ, mỗi năm mất khoảng một phần tư (1/4) quân số, ngoài ra ta cũng phải kể nạn lính ma lính kiểng.
Lực lương chính qui Bắc Việt năm 1975 gồm 4 Quân đoàn và Đoàn 232 (tương đương một Quân đoàn).
Quân đoàn Một: 3 Sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B, Sư đoàn 367 pháo phòng không và các Lữ đoàn xe tăng 202, Lữ đoàn 45 pháo binh, Lữ đoàn công binh 299…
Quân đoàn Hai: 3 Sư đoàn bộ binh 304, 324, 325, và Sư đoàn 327 pháo phòng không, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn công binh 219…
Quân đoàn Ba:3 Sư đoàn bộ binh 10, 316, 320, hai Trung đoàn pháo binh 40 và 675, hai Trung đoàn phòng không 234, 593 Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn 7 công binh…
Quân đoàn Bốn: 3 Sư đoàn bộ binh 6, 7, 341 và các Trung đoàn 24 pháo binh, Trung đoàn phòng không 71, Trung đoàn công binh 25, Trung đoàn đặc công 429…
Đoàn 232 gồm: 3 Sư đoàn bộ binh 3, 5, 9 và Sư đoàn đặc công 27. Tổng cộng 16 Sư đoàn. Ngoài ra Bắc Việt còn có trên 10 Trung đoàn độc lập tương đương với khoảng 4 Sư đoàn, toàn bộ chủ lực quân của CSBV vào khoảng 20 Sư đoàn bộ binh trên 300 ngàn người cộng với các Trung đoàn Pháo binh, Thiết giáp, Phòng không, Công binh…
Bộ đội CS không có lương nên không có ban tài chánh, họ cũng không có quân y để chăm lo thương binh… nói chung đơn vị “không tác chiến” ít hơn VNCH. Năm 1973 Bắc Việt có vào khoảng từ 500 ngàn cho tới 570 ngàn quân, khoảng 290 ngàn để lại miền Bắc, 100 ngàn đóng tại Miên, Lào, còn lại đưa vào miền Nam. Bắc Việt có thể huy động 1 triệu 600 ngàn du kích để phòng thủ bờ biển, phòng không… Năm 1974 tình hình sôi động BV đã đưa phần lớn chủ lực quân vào miền Nam
Khoảng 80% bộ binh chính qui BV đã có mặt tại miền Nam đầu năm 1975, họ để lại Quân đoàn 1 (gồm 3 Sư đoàn) tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị sau khi Quân khu 2 và 1 của VNCH sụp đổ, Bắc Việt đưa hết cả 3 Sư đoàn trừ bị vào Nam. Năm 1976 báo Quân Đội Nhân Dân tiết lộ vũ khí đạn dược của BV tại miền Nam năm 1975 gấp 3 lần năm 1972. Trong giai đoạn 1973-1975 BV chuyên chở vũ khí vào Nam thoải mái vì không bị oanh kích nên số lượng vũ khí đạn dược năm 1975 của họ tại miền Nam nhiều gấp hai hoặc gấp ba lần năm 1972.
Pháo binh và Thiết giáp BV đưa vào Nam được ước lượng không chính xác khoảng hơn 500 khẩu trọng pháo( phần nhiều là trọng pháo 130 ly) và hơn 500 xe tăng. Về xe tăng và pháo binh, VNCH trội hơn địch về số lượng nhưng về mặt phẩm thì không bằng, thiết giáp của miền Nam gồm M-113, M-41 và M-48, chỉ có M-48 mới tương đương với xe tăng T-54 của BV. Đại bác 130 ly CSBV có tầm viễn xạ tối đa 30 cây số trong khi đại bác 105 ly và 155 ly của miền Nam chỉ bắn tối đa được 11 và 15 cây số .
So sánh với tình hình năm 1972 ta thấy năm 1975 quả là bi đát, năm 1972 lực lượng BV tại miền Nam chỉ có khoảng 10 Sư đoàn, VNCH có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, lại được không quân Mỹ yểm trợ B52 trải thảm tối đa và vận chuyển quân lính. Đến năm 1975 đạn dược nhiên liệu thiếu hụt vì cắt giảm, lực lượng địch tăng lên gấp đôi khoảng 20 Sư đoàn, ta lại không được B52 yểm trợ oanh tạc và vận chuyển
Quân khu 2 gồm 12 tỉnh, diện tích rộng lớn nhất, bằng nửa Việt Nam Cộng Hoà mà chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh và 7 Liên đoàn Biệt động quân, toàn bộ lực lượng tương đương với ba Sư đoàn. Tính trung bình một tỉnh chưa được một Trung đoàn chủ lực bảo vệ, là nơi yếu thế nhất đã được BV chiếu cố tấn công. Quân khu 2 dân số trên 3 triệu gồm các tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Lâm Đồng, Quảng Đức, Phú Bổn, Tuyên Đức, phía Đông là các tỉnh duyên hải gồm Bình định, Khánh Hòa, Bình Thuận… có 3 thành phố chính là Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hòa, dân số tại đây thưa thớt hơn các quân khu khác.
Tư Lệnh Quân đoàn 2 Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh phó Quân đoàn Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh phó Quân khu Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tham mưu trưởng Đại tá Lê Khắc Lý. Tại Ban Mê Thuột chủ lực quân của VNCH gồm 2 Tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn 53 đóng tại phi trường Phụng Dực ( có nhân chứng nói chỉ có một tiểu đoàn) và ba Tiểu đoàn Địa phương quân. Theo Bút ký của Nguyễn Định, Ban Mê Thuột như một thành phố bỏ hoang, các đơn vị chủ lực đã được đưa tăng cường cho Pleiku và các nơi khác. Theo NĐ lực lượng của ta tại đây kể cả Nghĩa quân, Cán bộ xây dựng nông thôn, Nhân dân tự vệ cũng không quá 2,000 người. Con số Nguyễn Định đưa ra có lẽ quá thấp vì quân số tại các tỉnh nhỏ như Phước Long, Bình Long đã vào khoảng trên dưới 3,000 người, lực lượng VNCH tại Ban Mê Thuột chắc hẳn không dưới 3,000 hoặc 4,000 người vì đó là một tỉnh lớn.
Lực Lượng CS tại Quân khu 2 theo tài liệu Bắc Việt như sau:
“Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm: 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn bộ binh (25, 271, 95A, 95B), trung đoàn đặc công (14, 27), trung đoàn xe tăng- thiết giáp 273, 2 trung đoàn pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593), 2 trung đoàn công binh (7, 575), trung đoàn thông tin 29, 6 tiểu đoàn vận tải, nhiều đơn vị bảo đảm của Bộ và lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh diễn ra chiến dịch. Riêng lực lượng Mặt trận Tây Nguyên tham gia chiến dịch gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc công, 13 tiểu đoàn pháo mặt đất, 18 tiểu đoàn phòng không, 3 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp với tổng số quân 44.900 người.
Về vũ khí trang bị: có 88 pháo lớn, 1.561 súng chống tăng và hàng vạn súng bộ binh, 6 cơ cấu bắn B-72, 343 súng phòng không, 32 xe tăng, 25 xe bọc thép, 679 xe ô tô các loại. Ngoài ra còn có 21.800 cán bộ chiến sĩ làm lực lượng dự bị ở phía sau và hoạt động ở các hướng khác.
Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh), Đặng Vũ Hiệp (Chính ủy).
(Trich trong: Dương Đình Lập, Trần Minh Cao, Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91.)
Như thế lực lượng CS tại Cao nguyên gồm 5 Sư đoàn BB và 4 Trung đoàn độc lập (tương đương một Sư đoàn), tổng cộng BV có 6 Sư đoàn BB gấp hai lần chủ lực quân VNCH, tổng số nhân lực kể cả lực lượng dự bị là 66,700 người. Bắc Việt đã được Nga, Tầu viện trợ cho nhiều vũ khí tối tân, ngoài ra họ còn được trang bị nhiều hoả tiễn tầm nhiệt hiện đại. Theo nhận định của BV vì họ tập trung lực lượng tại khu vực chủ yếu nên tại đây bộ binh BV trội hơn VNCH gấp 5 lần, xe tăng coi như ngang nhau, pháo binh gấp 2.
Ngày 5-2-1975 Văn Tiến Dũng từ phi trường Gia Lâm đáp máy bay xuống Đồng Hới rồi vào Quảng Trị, tới sông Bến Hải, y đi xuồng máy tới Bộ chỉ huy chiến dịch tại phía Tây Gio Linh để chỉ đạo toàn bộ chiến dịch.
Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của Darlac, dân số 250,000 người gồm Kinh, thượng, Tầu và các chủ đồn điền Pháp và Ý, (cũng có tài liệu nói dân số 150,000 người), thị xã gồm 60,000 người. Tỉnh có nhiều đồn điền cà phê, cao su, nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều gỗ quí, dân chúng đa số sống bằng nghề trồng trọt, làm đồn điền. Ban Mê Thuột có vị trí chiến lược quan trọng, phía bắc nối liền Pleiku, Kontum, Phú Bổn.. phía Nam đi Quảng Đức, Phước Long, phía Đông nối liền Nha Trang.
Trước khi mặt trận diễn ra, theo Nguyễn Trọng Luật, cựu Đại tá tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, BV đưa những tin tức giả qua điện thoại để nghi binh, kế đó tấn công bất ngờ, đông đảo, nghi binh tối đa, họ vờ đánh Pleiku để nhử quân đội VNCH lên giải toả rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công. Các Trung đoàn, Sư đoàn BV cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc sau đó ồ ạt tấn công thị xã Ban Mê Thuột . BV không đóng quân sẵn ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, chuyển quân bằng xe molotova, đây là lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi. BV bỏ qua vòng ngoài bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã có sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài, họ không đánh theo lối bóc vỏ.
Ngày 1-3-1975 Sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3-3 Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 CS ngăn chận quốc lộï 19 tại An Khê. Ngày 5-3 Trung đoàn 25 CS cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang-Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường Trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu đoàn BĐQ và thiết giáp giải toả quốc lộ 19. Ngày 7-3 Sư đoàn 320 CS chiếm Thuần Mẫn, ngày 9-3 Sư đoàn 10 CSBV tấn công Đức Lập, Quảng Đức, căn cứ núi lửa và 23 bị tràn ngập.
BV cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn BĐQ thuộc Liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột. Sự sai lầm của Tướng Phú đã được CS khai thác triệt để, họ nghi binh tối đa để đánh lừa ông và gọi đây là cuộc chiến tranh cân não.
Ngày 9-3 Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột đã triệu phiên họp khẩn cấp tại toà hành chánh và báo động đỏ, cắm trại 100%. Hai giờ sáng ngày 10-3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường phá huỷ một máy bay, 3 Sư đoàn CS 316, 10, 320 với ba mũi tấn công thị xã phối hợp với đặc công đã nằm bên trong. CS pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào các vị trí của quân trú phòng rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân xa.. ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi.
Trận bão lửa đã được Nguyễn Định ghi nhận .
“….Tiếng rít của hoả tiễn và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự chưa từng nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ cứ liên tục như những dây pháo đại không ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất được thấy trên màn bạc. . . . . . . . Thành phố đã như con tầu chao nghiêng trong bão tố.” (Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký.)
Theo tài liệu Cộng Sản, trong một đêm BV đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 Trung đoàn gồm 9 Trung đoàn bộ binh và các Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không..vào trận địa đúng thời gian. Họ bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc phà cho cả đoàn xe vượt sông Serepok, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời gian. Địch chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Đế, cánh thứ hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53) tại đây 4 xe tăng bị bắn cháy, 200 tên địch bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19 để tiến vào thị xã tấn công tiểu khu, khi vào thị xã 10 xe tăng đã bị ĐPQ bắn cháy.
Vào buổi chiều Cộng quân chiếm được một nửa thành phố, ĐPQ, nghĩa quân, cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên đoàn 21 BĐQ xuống Buôn Hô từ đó hành quân vào thị xã tiến chiếm Tiểu khu Ban Mê Thuột nhưng Liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23, nhiều tài liệu và nhân chứng cho thấy ông điều động Liên đoàn 21 đưa gia đình, vợ con ông về Trung tâm huấn luyện cách Ban Mê Thuột vài cây số để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.
Cảnh hoang tàn ghê rợn của thành phố đã đượïc Nguyễn Định mô tả như sau.
“Mười sáu giờ ngày thứ hai 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình tại thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ.
Trong thành phố tiếng súng nổ đã im, nhưng cảnh hoang tàn của thị xã thật không cách nào tả cho xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt. Đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lỗ loang những dấu đạn cầy. . . . Rải rác trên các khu phố những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là bãi tha ma, mà là hỗn độn của một thế giới nửa sống nửa chết.” (Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký.)
Và dưới đây lúc sáu giờ chiều.
“Trong nội vi thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”.(Nguyễn Định, BMTNĐCC.)
Sáng 11-3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột cắt đứt liên lạc với Quân đoàn 2. Bắc Việt cho tăng cường Sư đoàn 320 tiếp tục tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17 -3 thì chấm dứt, Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu quả cảm tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài liệu nói một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng. Nguyễn Định nói các lực lượng trú phòng như ĐPQ, nghĩa quân, Cảnh sát đã chiến đấu hết sức mình nhưng phải chịu thua trước số đông áp đảo của BV.
Ngày 11-3 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.
-Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng Đông thị xã.
- Liên đoàn 7 BĐQ được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, Trung đoàn này sẽ được trực thăng vận tới Phước An.
Ngày 13-3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh rút ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì BV xử dụng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7. Ngày 15-3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thất vọng nói “ không có một tia hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị cắt hết.
BV lấy được nhiều chiến lợi phẩm củaVNCH, Cục trưởng hậu cần Đinh Đức Thiện khoe là họ đã bỏ một vốn mười lời, đã lấy được nhiều lương thực đạn dược đủ dùng cho cả năm sau, y cũng nói đã lấy được nhiều xe, nhiều đạn trong kho Mai Hắc Đế, Ban Mê Thuột. Ông Nguyễn Đức Phương đã nhận xét về diễn tiến trận đánh chiếm Ban Mê Thuột của Cộng quân như sau.
“Do những thất lợi về phương tiện vận chuyển và yếu tố quân số của QLVNCH, kế hoạch tấn công Ban Mê Thuột của Tướng Văn Tiến Dũng khá đơn giản, bao gồm hai yếu tố bí mật bất ngờ và tập trung đông quân số để áp đảo địch quân. Đầu tiên đánh vào một số diện tại quân khu 2 để lôi cuốn các đơn vị QLVNCH có nhiệm vụ giải tỏa. Sau đó cắt đứt các trục lộ giao thông chính dẫn đến mục tiêu đồng thời chiếm các phi trường để ngăn chận tiếp viện bằng đường hàng không để sau cùng cường tập tiêu diệt điểm với chiến thuật ba mũi giáp công” (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 716.)
Hậu quả của trận Ban Mê Thuột không thể lường trước được. Một ngày sau khi BV tấn công Ban Mê Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Độc Lập ngày 11-3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Quang, Phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu 1 và 2 về giữ Quân khu 3 và 4 và chỉ giữ một phần duyên hải vùng 2 vì lãnh thổ quá rộng không đủ lực lượng bảo vệ. Ngày 14-3 trong một phiên họp tại Cam ranh với Hội Đồng Tướng Lãnh ông Thiệu quyết định di tản toàn bộ chủ lực thuộc Quân đoàn 2 về duyên hải qua tỉnh lộ 7B.
Trận Ban Mê thuột mở màn cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Việt Nam. BV có yếu tố bất ngờ, bảo mật. Ban Mê Thuột không thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ tháng 2-1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã báo cáo tin tức cho thấy BV chuẩn bị đánh Ban Mê thuột do tù binh, hồi chánh viên khai báo kế hoạch của địch. Các cuộc hành quân Phượng Hoàng của Cảnh sát, nghĩa quân, những người khai thác lâm sản… đã báo cáo cho chính quyền Ban Mê Thuột biết tin tức về địch xuất hiện gần thị xã.
Khi Tổng thống Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá Trưởng phòng 2 Sư đoàn 23 đã trình lên Tổng thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều Sư đoàn 23 trở lại Ban Mê Thuột nhưng Tướng Phú tin Cộng quân sẽ đánh Pleiku, chúng giả vờ nghi binh tại Ban Mê Thuột. Nguyễn cao Kỳ sau này cho biết chúng ta không bị bất ngờ khi CS tấn công Ban mê Thuột, rằng ông Cao Văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Ban Mê Thuột, theo ông Kỳ Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng thủ Ban Mê thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, địch sẽ đánh Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của CS, không ai cản được ông ấy. Bộ TTM của QĐVNCH đã cảnh báo Tướng Phú coi chừng BV đánh Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn khăng khăng địch sẽ đánh Pleiku, ông nói mình đã nắm vững tình hình.
Theo Nguyễn Trọng Luật, CS biết phía VNCH hay nghe lén truyền tin của họ và họ đã đưa những tin giả để đánh lừa ta. Tướng Phú đã mắc lừa kế nghi binh của CS, theo Tướng Hoàng Lạc trước ngày Văn Tiến Dũng lên đường vào Nam, Võ Nguyên Giáp đã dặn Dũng phải nghi binh tối đa để đánh hoả mù. Yếu tố bất ngờ của Ban Mê Thuột cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó. Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 không thể ngờ được Bắc Việt đã tung vào QK-2 đến 6 sư đoàn vì thiếu tin tình báo, không đánh giá đúng mức lực lượng địch
Yếu tố địa hình Ban Mê Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến quân của CSBV, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều. Ban Mê Thuột trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau, địch có thể lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh CS chuẩn bị sẵn.
Tại Ban Mê Thuột tấn công bằng chiến xa rất khó, Pleiku với những đồi thoai thoải dễ hơn nhưng BV đã cho công binh dọn đường trước, họ cưa 2 phần 3 các gốc cây lớn, cây không bị đổ, máy bay thám thính ở trên cao nhìn xuống không thấy dấu hiệu gì, CS ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh Việt Pháp 1947-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Cộng quân pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng địch đã vào trong thành phố.
Tướng Phú mới lên nhậm chức Tư lệnh quân đoàn có vài tháng nên không nắm vững tình hình cho lắm, không có uy tín với Bộ Tổng tham mưu. Ông nhậm chức Tư lệnh quân khu ngày 5-11-1974 do Phó Tổng thống Trần văn Hương đề nghị thay thế Tướng Nguyễn Văn Toàn bị kết án tham nhũng, không do Tổng Tham mưu trưởng đề nghị nên trước khi ra đơn vị, lên trình diện Bộ Tổng Tham mưu đã không được Tướng Cao Văn Viên tiếp đón. Theo Phạm Huấn, Quân đoàn 2 lủng củng nội bộ, nhiều sĩ quan cao cấp tại Quân đoàn vô kỷ luật, bất mãn không hợp tác với Tướng Phú, ông mới nhậm chức chưa đủ thời gian nắm vững tình hình. Ngoài ra 2 tháng trước khi sẩy ra trận Ban Mê Thuột, theo Nguyễn Đức Phương quân số Quân đoàn 2 không tới 70%, thiếu tiểu đội trưởng. Tham mưu trưởng với Bộ tham mưu bất hợp tác, hai Tướng phó tư lệnh hữu danh vô thực, các đơn vị chỉ phòng ngự mà không có một cuộc hành quân thăm dò nào để tìm diệt địch.
Nhiều người qui trách nhiệm cho Tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột, Phạm Huấn cho rằng ông không đủ khả năng nắm giữ một Quân đoàn. Mặc dù đã có tin tức tình báo cho hay Việt Cộng sẽ đánh Ban Mê Thuột, ngay cả Đại Tướng Viên và ông Thiệu đã nhắc nhở Tướng Phú coi chừng Việt Cộng tấn công Ban mê Thuột nhưng ông vẫn nói mình nắm rất vững tình hình, vẫn một mực tin rằng địch sẽ đánh Pleiku, không ai cản được ông vì đã bị mắc lừa kế nghi binh của CS.
Dư luận chung của giới chức cao cấp quân sự và các ký giả, sử gia.. đều cho rằng Tướng Phú là người không đủ khả năng để chỉ huy một Quân đoàn nên đã để mất Ban Mê Thuột, ông Cao Văn Viên cho rằng việc thay đổi chức vụ Tư Lệnh Quân khu 2 là một trong những nguyên do đưa tới sự thất thủ Ban Mê Thuột, ý Tướng Viên nói Cựu Tư lệnh QK- 2 Nguyễn Văn Toàn có nhiều kinh nghiệm và khả năng hơn Tướng Phú
Ngoài ra tại Quân khu 2 lực lượng BV rất mạnh, họ đã đưa vào chiến dịch Tây nguyên tới gần 6 Sư đoàn trong khi ta chỉ để 2 Sư đoàn chủ lực và 7 Liên đoàn Biệt động quân lại phải trải ra phòng thủ nhiều nơi trong Quân khu. Theo Nguyễn Đức Phương dù biết trước Ban Mê Thuột bị tấn công để tăng cường yểm trợ cũng khó mà giữ được, VNCH chỉ có thể đưa tới mặt trận một, hai Trung đoàn hoặc một vài Liên đoàn biệt động quân vì không còn quân trừ bị, cái khó nó bó cái khôn. Nguyễn Đức Phương cho rằng qua kinh nghiệm Mùa hè đỏ lửa 1972, mặc dù đã tập trung Sư đoàn 23 BB tại Kontum nhưng việc phòng thủ khó có thể thành công nếu không có yểm trợ của máy bay chiến lược B-52, mặt trận Ban Mê Thuột chỉ có sự yểm trợ của không quân chiến lược B-52 mới có thể cứu vãn tình thế, nhưng từ nay yểm trợ của B-52 không bao giờ có được.
Như đã nói ở trên lực lượng hai bên đã rất chênh lệch CS lại đánh lén, thì họ phải thắng. Theo Nguyễn Đức nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho BV thì có thể giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ.
Chúng ta có thể kết luận Ban Mê Thuột thất thủ vì .
- Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho rằng CSBV tấn công Pleiku trước, ông đã mắc lừa kế nghi binh của đối phương.
-Lãnh thổ rộng thu hút gần hết chủ lực quân, lực lượng tổng trừ bị không còn.
- Áp lực CSBV mạnh.
- Thiếu tin tức tình báo
Trận Ban Mê Thuột đã đưa tới sụp đổ Quân đoàn 2 và những sụp đổ kế tiếp lớn lao hơn thế, đó là một khúc quành thật bi thảm trong cuộc chiến tranh dài nhất của Thế Kỷ.
Trọng Đạt
Tài Liệu tham khảo.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003
Nguyễn Định: Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, doanket.orgfree.com
Nguyễn Trọng Luật: Nhìn Lại Trận Đánh Ban Mê Thuột, doanket.orgfree.com
Tú Gàn: Trở Lại Trận Ban Mê Thuột, Sài Gòn Nhỏ Dallas Tháng 4-2005.
Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990
Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006.
Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005.
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.
The Word Almanac Of The Viet Nam War: John S. Bowman - General Editor, A Bison-book 1958.
Stanley Karnow: Viet Nam, A History, A Penguin Books 1991.
Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.
Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas số 7-10-2005.
Nguyễn Kỳ Phong: Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006
Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.
Trung Tướng Lữ Lan: Cuộc Chiến Ba Mươi Năm Nhìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn nhỏ Dallas 28-4-2006.
Lưng Trần
Trần Vũ
Thập niên 80 âm u giọng hát Khánh Ly «Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù…», không mấy thuyền nhân tin có thể trở về xứ Việt. Thập niên 80, tôi ước ao trở về Huế. Về Huế! Chỉ có hai chữ này thôi mà sao âm vang cả hồn mình. Âm vang như tiếng ngâm của Võ Đình. Giữa đêm khuya, tiếng ngâm của người họa sĩ già trên 60 tuổi, cất cao, khỏe, mà buồn bã. «Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay», chữ «thiu» buồn tênh. «Hoa bắp lay», tức là cảnh vật còn, còn gọi, còn nhắc, mà sao anh không về?
Võ Đình không ngâm cho tôi. Ông ngâm cho kiếp lưu dân hiu quạnh. Đêm thâu, tiếng ngâm của Võ Đình vang xa như tiếng hò khuya của người Huế xưa, trên sông Hương. Chúng tôi nhớ Huế. Đọc Một món Tết thật mặn mà của Võ Đình mới biết ông nhớ Huế chừng nào. Ông lấy pâte d’anchois, một thứ cá muối dầu thật mặn của Tây đánh nhuyễn ra làm mắm, rồi luộc thật chín mì ống làm bún, rồi chan, rồi chấm, để có chút chất quê trong mình. Tết ở Tây, cuối tháng Giêng, lạnh cứng người. Võ Đình sinh ở Huế, nhớ Huế đã đành, nhưng tôi cũng nhớ Huế, dù chưa từng đến, mà vẫn nhớ hàng rầm thượng, bức mành vàng chanh, hàng dậu dâm bụt, với những hồn âm đi qua cầu Tràng Tiền về phía thành Nội, trong truyện Võ Đình.
Ra, tôi nhớ Huế của người khác.
Nhiều khi, tôi nhớ sự kinh dị của Huế. Các thước phim đen trắng chiếu cảnh khóc than của người Huế đi tìm xác, rồi đào xác thân nhân mang về hàng đống xương, đầu lâu, ba sườn… Mậu Thân kinh dị. May là Huế còn những trận mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca, còn những mùa ngô cũ của Trần Dạ Từ. «Đuổi bắt trên đồi cao, trượt chân bàng hoàng mãi.»
Người Bắc di cư không có quê, vì chiến tranh, không thể về. Nên tôi si quê của người khác. Si quê của Phan Nhật Nam. Si quê của Túy Hồng. Si quê của Bình Nguyên Lộc. Si quê của Nguyễn Thị Hoàng. Tháng 5-1975, Vòng tay ôm của Nguyễn Thị Hoàng giúp quên nhà có tang. Tang vì bại trận.
Rồi tôi về Huế.
Đầu thập niên 90, Phú Bài ngoài lớp xi-măng, không có gì khác. Chỉ có khói, nắng và đất đá. Nắng lồng lên giữa cát bụi phi trường. Tôi ngắm Huế. Ngắm giấc mơ trở về của mình. Và Huế bật lên xanh hực. Màu lục đậm. Sức sống âm ỉ dưới lòng đất. Vì mồ mả chập chùng. Tôi chưa chứng kiến thành phố nào nhiều mồ mả trong phố, giữa phố, trong vườn, giữa vườn, trong sân, ngoài sân, nhiều như ở Huế. Bên Ai Cập cũng đầy mả, nhưng là mả xưa, mả sang, mả di tích, mả danh thắng. Ở Huế, mả tươi leo lét tim dầu, đây đó chân nhang, chập chờn như ma trơi. Khi đêm xuống, tôi khám phá, người chết chưa chết ở Huế. Đêm xuống, người chết mở mắt.
Tôi ra khỏi Phú Bài. Về nhà khách Lê Lợi, gần ga xe hỏa. Ngồi trên xe, tôi váng vất, vì biết, đang sống ước mơ của mình. Bao nhiêu trang sách cũ, chỉ một chữ Huế. Bao nhiêu trang viết tay của những người bạn muốn về Huế. Vậy mà mình về đến Huế. Đất xanh tàu lá. Đất thấm bất chợt cơn mưa không đủ dội tắt nắng, nhưng đủ làm hiện lên cầu vồng và xông mùi đất. Mùi oi, hăng, nồng của đất mẹ. Da thịt mẹ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường không giống nhân vật Tường trong Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác. Hoàng Phủ ở Phú Bài điềm đạm, hòa nhã. Hoàng Phủ ở Phủ Cam thân mật và tự nhiên. Tôi nhìn ông, tự nhiên tôi muốn quên hết. Bất hạnh và khổ đau. Hãy về đất mẹ. Gặp. Đừng thắc mắc. Và tôi gặp Hoàng Phủ. Ông không giống chút nào những ngày oan nghiệt. Ông là một Hoàng Phủ khác. Hoàng Phủ của tạp chí Cửa Việt, cố gắng thoát kiểm duyệt, cố gắng lách một cánh cửa, sau khi Sông Hương đình bản.
Hoàng Phủ tôi gặp, là một người viết tùy bút.
Nhiều khi nhớ Huế, tôi đã nhớ Huế của Hoàng Phủ. Mà Huế của Hoàng Phủ đẹp vô cùng: Huế phất ống tay áo, làm thành khúc sông Hương trôi qua chùa Thiên Mụ, như cánh tay áo của thiếu nữ thanh tân đánh khúc quành về phía Tuần. Huế tráng ngọc. Lãng đãng sự dịu dàng. Huế mang sắc tím ẩn hiện của lớp vải điều lục tràm lồng lên một màu đỏ kín đáo, của các cô dâu đem phơi áo cưới sau tiết giáng sương… Những trang viết diễm ảo. Đẹp đến nhẹ hẫng. Những trang tùy bút về núi Bạch Mã cũng nhuyễn thể lạ lùng. Đọc mà giống uống văn, rồi say.
Tôi không biết Hoàng Phủ ngày xưa. Nhưng tôi biết Hoàng Phủ ngày đi lăng. Một Hoàng Phủ khác, còn biết cảm nỗi cô độc của chú rồng con phải uốn thân trên sân, làm vật trang trí cho nhà Chúa, trên bậc tam cấp, trên mái điện vàng. Khó hình dung một Mậu Thân của thi sĩ. Tùy bút của ông không nhiều quá khứ cũ. Tùy bút thăm vườn bà Lan Hữu, là một tuyệt bích. Vườn An Hiên đầy cây trái mà mỗi sắc hoa, mang vết bút tỉ mỉ. Hoàng Phủ đạt đến sự an nhiên tự tại của tĩnh vật trong tùy bút Hoa trái quanh tôi này. Tôi biết, chính văn chương giúp ông tìm sự bình thản.
Nguyễn Quang Lập đưa tôi ra cổ thành. Xe máy qua Phong Điền, Hải Lăng, Thạch Hãn, bao nhiêu trang sách cũ hiện lên. Bên kia có thể là dẫy đồi nơi tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Cao Xuân Huy đánh những trận cuối cùng. Dưới kia là chi khu Mai Lĩnh nơi tiểu đoàn 7 Nhảy dù của Lô lọ rượu cầm cự. Trên kia là chỗ Lữ đoàn Dù «chạm» Quảng Trị. Tôi ý thức rất rõ, đang đi trên Đại lộ Kinh hoàng. Lập không biết, không chú ý, hay nghĩ chuyện khác. Hai ven quốc lộ, nghĩa trang liệt sĩ san sát. Quốc lộ thưa dân, những đứa bé tròng mắt trong veo không ký ức và những cụ già mắt đục mờ ký ức. Tôi ở giữa. Giữa đứa bé và ông lão. Giữa dải cát đang đổi màu trắng, xám, thâm. Ký ức rồi sẽ thâm.
Cổ thành ban trưa đìu hiu. Cũng chẳng còn thành. Chỉ còn một khối đá duy nhất, bự bằng nửa căn nhà. Mà nhà cửa ở Quảng Trị thưa vắng. Năm 94, tôi đếm được vài đường ngang, thành phố chạy dọc theo quốc lộ 1 thẳng tắp. Có căn phố còn găm đầy đạn, xác con chuột chết ruồi bu kín và xe nước mía duy nhất thằng bé đang quay tay. Giấc trưa, Lập ngủ trưa. Tôi mượn xe Lập ra nhà thờ La Vang. Tôi muốn đến đây, năm 72 xem tivi, tôi trông thấy lần đầu khu La Vang đổ nát. 22 năm sau, vẫn vậy, hoang tàn đến lạnh người. Cả khu nhà thờ chỉ còn mỗi tượng Đức Mẹ lỗ chỗ đạn. Gạch, ngói, mái, tường tan hoang. Có ra đến La Vang mới thấy khốc liệt của chiến tranh, tiêu hủy, phá hủy, tàn phá không chừa một thứ gì. Những người lính Cộng hòa chết ở đây. Chết cho tôi lành lặn đi học, cho gia đình tôi bình an buôn bán. Nhà thờ La Vang sập mái hiu hắt, không bóng người, chỉ vài chân nhang còn cháy. Giống ma thắp. Trông mà bùi ngùi. Khu La Vang lạnh tanh, gió rì rào, từng chập. Tôi khấn mấy người lính, rồi về.
Về Huế, tôi đi tìm những gì mình nhớ.
Trong Tháng Giêng đưa đám, Nhã Ca tả một Huế lạnh băng. Nước sông dâng lên lụt lội, mưa dầm dề mùa Đông. Hàng đoàn người lội nước đi tìm xác. Nhưng xác không ở chỗ người sống tìm mà trồi ra từ những hốc vườn bị nước lũ kéo ra. Người sống chết trong chỗ núp, bị giết khi đang núp, còn người chết bị nước đẩy ra khỏi chỗ núp. Chết bó gối mà không ai hay, đến khi trôi ra vườn mới sình thúi. Tôi sợ hãi năm lên đệ thất, đọc mà giật thót người vì xác chết đột ngột chui ra từ trong một xó xỉnh của căn nhà vườn. Đọc mà tay chân lạnh ngắt. Người Huế tản cư sau Mậu Thân trở về, bước vô nhà, xác chết cùng khắp, hoặc nhiều khi phải đi tìm, phải kiếm vì biết chết, mà chưa thấy xác. Đứng trước các am miễu vô số ở Huế, tôi biết người ta đã chết ở đây, nhiều lắm.
Ra đến chân cầu Tràng Tiền, tôi mường tượng ra cảnh Cao Xuân Huy đang ngồi tắm bia, như anh viết trong Tháng Ba gãy súng, khi tiểu đoàn anh từ Mỹ Chánh rút về. Về đến chân cầu vớ được két bia, khui tức khắc, rồi tắm, tắm bia, cho đã những ngày cơ cực. Tôi chần chừ vì muốn sống với cảnh tắm bia lâu thêm chút nữa. Sống với Cao Xuân Huy mà mình quen thân. Tôi mường tượng ra những người lính, họ trẻ trung yêu đời, xem chuyện sống chết bình thường. Số đông bị bắt, rồi lầm than, số khác vượt biên… chỉ còn lại bãi đất trống.
Một vai cầu Tràng Tiền bị giật sập đêm mùng 9 Tết Mậu Thân. Tôi nhớ hình ảnh nhịp cầu chìm dưới sông, vai còn vồng trên mặt nước. Tôi có ý nghĩ lạ là tôi thấy những hình ảnh mà người Huế không còn thấy. Bước chân lên cầu sắt, tôi chờ đợi những hồn âm của Võ Đình, những hồn âm đã «va», đã «chạm» vào vai Võ Đình sau Mậu Thân khi ông về Huế. Trong truyện Chiếc vòng, Võ Đình kể xảy ra thật, ông không tưởng tượng mà cảm nhận rõ rệt giữa ban ngày, dưới cơn mưa mỏng, những hồn âm vừa chết đi ngược chiều, «chạm» đến giật người. Khi kể lại ở Ba Lê, giọng Võ Đình đầy tâm linh. Khi băng qua cầu, không ai va chạm vào mình tôi. Chỉ có tôi qua hết cầu Tràng Tiền như ma. Không phải người Huế là ma, mà là tôi, kẻ không thực sự hiện diện ở Huế, kẻ ở xa về đôi ngày rồi đi, chính tôi mới là chiếc bóng thoáng qua cầu Tràng Tiền rồi biến mất.
Tôi ra cửa Thượng Tứ, tìm kỷ niệm khác của Võ Đình. Vũng nước mưa mà năm 17 tuổi, Võ Đình trông thấy trước cửa Thượng Tứ, ven đường. Vũng nước mưa phản chiếu ánh mắt ông, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông rời Huế. Đó là một buổi sáng tinh sương của năm 1950. Cậu trai họ Võ sẽ trôi băng băng vào đời. Đến khi Võ Đình trở về Huế, ông ra lại cửa Thượng Tứ bấy giờ vừa trúng pháo xập một phần, trông như gã khổng lồ cụt đầu. Võ Đình đi qua chiếc cầu nhỏ, rồi ông bắt gặp lại vũng nước mưa năm xưa, rõ ràng là nó, chính nó, vũng nước mưa năm nào, và nó cũng nhận ra ông. Cả hai nhìn nhau rưng rưng thân thương. Nó chưa quên ông. Võ Đình tả giống như ông đang khóc với nó. Tôi cũng «trở về» sau thật nhiều năm xa cách. Tôi cũng 17 tuổi ngày ra đi. Tôi tìm ra vũng nước mưa không khó khăn. Tôi nhận ra vũng nước mưa ấy. Vũng nước mưa của Võ Đình, không thể lẫn với vũng nước mưa nào khác. Nó cũng nhận ra tôi, chuyên nhớ Huế của người khác. Nó phản chiếu ánh mắt tôi còn quyến luyến quê. Vũng nước mưa lớn hơn xưa, lớn hơn trong truyện Võ Đình nhiều lắm, nó lan ra một khoảng lớn, phản chiếu phân nửa cửa Thượng Tứ đã xây lại, đắp lại. Vũng nước mưa đã lớn lên, như tôi. Tôi đứng ngắm nó cho đến khi chạng vạng và nó thu mình lại dưới sắc ám.
Tôi không còn nhớ rõ là buổi sáng nào nữa, những ngày ở Huế đầy mộng mị, nửa thiêng liêng, nửa phù du, vừa quá khứ, vừa thực tại, với ý thức tất cả sắp biến mất. Chỉ cần tôi thở, thời gian sẽ thu ngắn lại và tôi sẽ phải rời khỏi Huế để sẽ phải sống lây lất, vật vạ bằng ký ức của người khác. Buổi sáng ở lăng Khải Định, bừng lên sắc xanh của Huế mà đứng từ trên lăng nhìn xuống, thấy núi đồi trùng điệp với tượng Phật Bà Quan Âm. Trông thấy Ngụy Ngữ, tôi nhận ra tức khắc: Ngữ của Mùa biển động. Ngụy Ngữ cao, gầy, xương, trầm mặc và suy tư. Đúng Ngữ của Mùa biển động. Không thể sai. Ngữ, tác giả Con thú tật nguyền và Vòng hoa cho lãnh tụ. Ngữ của gia đình ông Văn mà Diễm yêu da diết, yêu si mê, trong câm lặng mỗi khi mang thau nước cho Ngữ rửa mặt trong xưởng vẽ của Ngô gần cầu Gia Hội. Diễm mà ngấn cổ trong vắt giọt mồ hôi ẩm của Huế ban trưa, yêu dữ dội, mà dứt cũng quyết liệt. Đúng Ngữ của Diễm. Về sau, khi sang Cali tôi hỏi có phải Ngụy Ngữ là Ngữ trong Mùa biển động? Nguyễn Mộng Giác không phủ nhận: Một nửa của Ngụy Ngữ cộng một nửa của ông. Khi ấy, ngắm Nguyễn Mộng Giác, tôi mới nhận ra ông cũng cao, và chắc phải gầy ngày xưa, tất nhiên rất «thao thức».
Chúng tôi đi lăng. Lăng Gia Long đẹp nhất trong các lăng. Đẹp ở nét tịch liêu, cô quạnh. Ở lớp sương dâng lên từ sông Hương phả vào các pho tượng. Con ngựa thui chột mắt mà trong Dựa lưng nỗi chết, Phan Nhật Nam kể chuyện người lính trẻ lấy súng M-16 bắn vỏ chai bia đặt trên đầu con ngựa. Viên đạn trệch, làm chột mắt. Tôi ngồi ở lăng Gia Long, nhớ Phan Nhật Nam vô cùng. Tôi theo anh bao ngày, từ khi còn học trường Lasan, qua đến sau «giải phóng», đọc chui những trang sách, những thước đất, những thước lộ anh và bạn bè anh đi qua. 35 ký lô quân trang, quân dụng, mùng mền, nón sắt, botte de saut, 6 trái lựu đạn, súng phóng hỏa tiễn M-72, và cả tâm tư của tuổi trẻ trong Những ngày dài trên quê hương, phải lội xuống sông, xuống ruộng, cố giữ đừng cho chìm, đừng ướt súng để có thể chết lát nữa trong tư thế người lính, lính Cộng hòa, để tôi có thể tiếp tục tuổi hoa niên trong yên ấm. Tôi nhớ đại úy Hổ, đại úy Thừa mà Phan Nhật Nam kể đã cùng ngồi uống bia không đá ven sông Hương, trên sườn đồi nhìn xuống lòng sông lam đục mờ sương khói. Hai ông Thừa, Hổ «nghỉ phép» vĩnh viễn, chết không kịp trăn trối. Phan Nhật Nam cho tôi rất nhiều, ý thức quốc gia và cả sự kiêu hãnh Cộng hòa, không có anh, tôi sẽ thất lạc.
Tôi ngồi cạnh Hoàng Phủ. Ông kể chuyện: Cả hai lần làm lễ tưởng niệm 30 tháng 4 ở Quảng Trị, lập đàn tế liệt sĩ, mà mình tham dự, cả hai lần đều không thành vì gió lớn trỗi lên, thổi sập hết cả cờ quạt, cả hình chủ tịch… Hiện tượng này ngày xưa đã có, vì vậy thơ xưa mới có câu «Hồn tử sĩ, gió ù ù thổi» …tức là vong những người lính bên kia về, và họ không bằng lòng. Cả hai lần mình đều tận mắt chứng kiến. Hoàng Phủ kể. Đêm trong ngôi nhà ở Phủ Cam, chúng tôi cùng ngậm ngùi. Tôi muốn nói với ông thật nhiều nhưng rồi lại thôi. Mà không thể. Chúng tôi quá khác nhau. Khác đến mức, ông kể «vong những người lính bên kia» mà lỗ tai tôi nghe thành «vong lính mình không bằng lòng.»
Khác. Giống như ban sáng, khi Hoàng Phủ trỏ cửa vòm hông của cổng vào Hoàng thành, lối cho voi vào, ông kể: «Tết Mậu Thân, em mình, Hoàng Phủ Ngọc Phan và biệt động nội thành trú bom dưới vòm nì…» Tôi im lặng, vì không thể góp chuyện, vì đang nghĩ đến tiểu đoàn 9 Nhảy dù của Phan Nhật Nam bị phục kích tan nát ở cửa Thượng Tứ mà vẫn phá được chốt. Vì đang nghĩ đến những người lính của Sư đoàn 1 Bộ binh đang cố gắng chống trả ở Mang Cá, ở sân bay Tây Lộc, ở cửa An Hòa. Nghĩ đến những người lính quân cụ của đại đội 811 Quân Cụ bị bắn chết trong trại Lê Lai và những người lính địa phương quân chết ở cầu Bạch Hổ, vì cố giữ cầu… Sao chúng tôi khác nhau đến vậy. Ông không biết là tôi nhớ Huế bằng ký ức của người khác. Trong đó có ông. Nhưng tôi không nhớ Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu mà nhớ Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Chắc ông không biết tôi khác. Chúng tôi vẫn uống bia, vẫn uống đế Kim Long, đế Làng Truồi. Ánh mắt ông dành cho tôi nhiều cảm mến. Ngày ông bán thân bất toại, tôi về thăm, ông vui. Nhìn bàn tay ông quắp lại chưa cầm được bút, tôi biết ông buồn. Một người viết tùy bút, mà không viết được nữa, lấy gì trút hồn? Khi chưa liệt, ông hay kể cho tôi nghe về di tích lịch sử Huế. Còn tôi kể cho ông nghe chuyện Tây. Nhưng giữa những câu chuyện, giữa hai cái Huế bây giờ và Pháp bây giờ, là một khoảng trống. Trống rỗng. Không tiếng động, không tâm sự. Chúng tôi không nói về nội chiến Nam-Bắc. Tôi chưa kịp tham chiến, ông đã tham dự. Một cách lý trí, tôi từ chối bút ký Chế ngự cát. Một cách bản năng, tôi thích nhìn ông khề khà, kể gặp Jane Fonda xinh xắn. Nhưng mỗi khi tôi ngồi cạnh ông, lý trí và tình cảm đánh nhau liên tục, lần nào tình cảm cũng thắng. Chiến thắng này là của ông.
«Lối đi nhỏ lẫn trong đám hàng rào lá chè xanh dày kín. Dọc trên đường về sân bay Tây Lộc, hào bên phải bay ngát hương sen. Mùa hè đẹp nhất xứ Huế, mùa của đêm trăng nhỏ giọt qua cành lá... Qua một quán nước, ánh nến vàng mệt, cô gái bán hàng rạng rỡ giữa một đám lính trẻ, Quán Lưu Khách…» Khi Hoàng Phủ đến nhà khách, đón tôi ra Phú Bài, những dòng chữ xưa của Phan Nhật Nam như còn chảy qua mình. Chúng tôi chạy dọc sông Hương. Tôi đưa mắt tìm Quán Lưu Khách, đưa mắt tìm những hạt cườm đỏ chấm đen mà Phan Nhật Nam cúi nhặt ngày xưa. Xe qua trường Quốc học gạch son, tôi ngắm bầy chim phụng chạm nổi lộng lẫy trên bức bình phong to vẽ hoa văn sát bờ sông. Tôi nhớ màu hỏa hoàng rực rỡ trong truyện ngắn G. của Võ Đình. Có lẽ là màu chim phụng Huế. Tôi ngắm các nữ sinh Huế, nhớ Tương Giang, Hoa Trang, Dung Nghi của Nhã Ca, những thiếu nữ yêu rất vội, và ngắm cầu Tràng Tiền lần cuối. Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Cao Xuân Huy không còn ở đó, chắc đã ra Cửa Việt hay rút về Thuận An. Tôi nhớ mái tóc bạc của Trần Vàng Sao, nhớ cây đa trắng trong vườn nhà ông, thỏm sâu trong thôn Vỹ Dạ. Tôi bắt đầu có ký ức.
Sân bay Phú Bài cam tuyền. Hoàng Phủ vẫy tay. Cuộc chia tay nào cũng bịn rịn. Tôi chỉ kịp nói với ông: Sông Hương giống sông Nil ở Ai Cập, cùng nhịp chảy chậm, một bên lăng tẩm đền đài và một bên khách sạn, cùng ru giấc ngủ những vì vua… Tôi chỉ kịp nói ngần ấy, và chia tay.
Những ngày ở Huế, tôi đem theo quyển tiểu thuyết Chuyến xe lửa đến đúng giờ của Heinrich Böll. Buổi tối ở nhà khách Lê Lợi, tôi đọc sách tìm giấc ngủ, theo thói quen. Nhưng càng đọc, càng cảm thấy kỳ lạ, giống Heinrich Böll viết cho Phan Nhật Nam và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhân vật chính, Andreas, binh sĩ quân đội Đức, về phép nhưng rồi hết phép phải đón chuyến xe lửa ra đơn vị trên mặt trận Nga. Andreas tìm đủ cách để trốn, nhưng đến thành phố nào chuyến xe lửa ấy cũng chờ sẵn trên sân ga. Nhảy tàu, bỏ ngũ, thậm chí lấy một cô gái vừa quen biết, hòng xin thêm ít phép, tìm cách hoãn, Andreas vẫn bị bắt lại, vẫn bị dẫn ra sân ga và trông thấy chuyến xe lửa túc trực. Anh hiểu ra có hẹn với Thần Chiến tranh. Không thể chạy, không thể trốn. Tuổi trẻ của nước Đức không thể thoát chiến tranh vì chiến tranh là định mệnh khốc liệt mà dân tộc này phải gánh, vì đã đi tìm. Tôi chưa kịp kể cho Hoàng Phủ về Chuyến xe lửa đến đúng giờ, chưa kịp nói với ông: Hoàng Phủ và Phan Nhật Nam là Andreas.
Lưng trần là khoảng thân đẹp nhất của phụ nữ. Còn lưng đàn ông? Lưng đàn ông thường mang vết chém của người khác. Đôi khi do tự mình chém lấy. Lưng đàn ông Huế mang đầy thương tích của nội chiến. Còn lưng tôi? Viết ký, là trục xuất linh hồn. Nhưng tôi chỉ dám trục xuất dè sẻn. Giống vén áo, phơi một khoảng lưng và viết trên da lưng này. Lưng trần là vậy.
Võ Đình chết ngày 31 tháng 5, ông đã về Huế.
Trần Vũ
Thập niên 80 âm u giọng hát Khánh Ly «Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù…», không mấy thuyền nhân tin có thể trở về xứ Việt. Thập niên 80, tôi ước ao trở về Huế. Về Huế! Chỉ có hai chữ này thôi mà sao âm vang cả hồn mình. Âm vang như tiếng ngâm của Võ Đình. Giữa đêm khuya, tiếng ngâm của người họa sĩ già trên 60 tuổi, cất cao, khỏe, mà buồn bã. «Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay», chữ «thiu» buồn tênh. «Hoa bắp lay», tức là cảnh vật còn, còn gọi, còn nhắc, mà sao anh không về?
Võ Đình không ngâm cho tôi. Ông ngâm cho kiếp lưu dân hiu quạnh. Đêm thâu, tiếng ngâm của Võ Đình vang xa như tiếng hò khuya của người Huế xưa, trên sông Hương. Chúng tôi nhớ Huế. Đọc Một món Tết thật mặn mà của Võ Đình mới biết ông nhớ Huế chừng nào. Ông lấy pâte d’anchois, một thứ cá muối dầu thật mặn của Tây đánh nhuyễn ra làm mắm, rồi luộc thật chín mì ống làm bún, rồi chan, rồi chấm, để có chút chất quê trong mình. Tết ở Tây, cuối tháng Giêng, lạnh cứng người. Võ Đình sinh ở Huế, nhớ Huế đã đành, nhưng tôi cũng nhớ Huế, dù chưa từng đến, mà vẫn nhớ hàng rầm thượng, bức mành vàng chanh, hàng dậu dâm bụt, với những hồn âm đi qua cầu Tràng Tiền về phía thành Nội, trong truyện Võ Đình.
Ra, tôi nhớ Huế của người khác.
Nhiều khi, tôi nhớ sự kinh dị của Huế. Các thước phim đen trắng chiếu cảnh khóc than của người Huế đi tìm xác, rồi đào xác thân nhân mang về hàng đống xương, đầu lâu, ba sườn… Mậu Thân kinh dị. May là Huế còn những trận mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca, còn những mùa ngô cũ của Trần Dạ Từ. «Đuổi bắt trên đồi cao, trượt chân bàng hoàng mãi.»
Người Bắc di cư không có quê, vì chiến tranh, không thể về. Nên tôi si quê của người khác. Si quê của Phan Nhật Nam. Si quê của Túy Hồng. Si quê của Bình Nguyên Lộc. Si quê của Nguyễn Thị Hoàng. Tháng 5-1975, Vòng tay ôm của Nguyễn Thị Hoàng giúp quên nhà có tang. Tang vì bại trận.
Rồi tôi về Huế.
Đầu thập niên 90, Phú Bài ngoài lớp xi-măng, không có gì khác. Chỉ có khói, nắng và đất đá. Nắng lồng lên giữa cát bụi phi trường. Tôi ngắm Huế. Ngắm giấc mơ trở về của mình. Và Huế bật lên xanh hực. Màu lục đậm. Sức sống âm ỉ dưới lòng đất. Vì mồ mả chập chùng. Tôi chưa chứng kiến thành phố nào nhiều mồ mả trong phố, giữa phố, trong vườn, giữa vườn, trong sân, ngoài sân, nhiều như ở Huế. Bên Ai Cập cũng đầy mả, nhưng là mả xưa, mả sang, mả di tích, mả danh thắng. Ở Huế, mả tươi leo lét tim dầu, đây đó chân nhang, chập chờn như ma trơi. Khi đêm xuống, tôi khám phá, người chết chưa chết ở Huế. Đêm xuống, người chết mở mắt.
Tôi ra khỏi Phú Bài. Về nhà khách Lê Lợi, gần ga xe hỏa. Ngồi trên xe, tôi váng vất, vì biết, đang sống ước mơ của mình. Bao nhiêu trang sách cũ, chỉ một chữ Huế. Bao nhiêu trang viết tay của những người bạn muốn về Huế. Vậy mà mình về đến Huế. Đất xanh tàu lá. Đất thấm bất chợt cơn mưa không đủ dội tắt nắng, nhưng đủ làm hiện lên cầu vồng và xông mùi đất. Mùi oi, hăng, nồng của đất mẹ. Da thịt mẹ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường không giống nhân vật Tường trong Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác. Hoàng Phủ ở Phú Bài điềm đạm, hòa nhã. Hoàng Phủ ở Phủ Cam thân mật và tự nhiên. Tôi nhìn ông, tự nhiên tôi muốn quên hết. Bất hạnh và khổ đau. Hãy về đất mẹ. Gặp. Đừng thắc mắc. Và tôi gặp Hoàng Phủ. Ông không giống chút nào những ngày oan nghiệt. Ông là một Hoàng Phủ khác. Hoàng Phủ của tạp chí Cửa Việt, cố gắng thoát kiểm duyệt, cố gắng lách một cánh cửa, sau khi Sông Hương đình bản.
Hoàng Phủ tôi gặp, là một người viết tùy bút.
Nhiều khi nhớ Huế, tôi đã nhớ Huế của Hoàng Phủ. Mà Huế của Hoàng Phủ đẹp vô cùng: Huế phất ống tay áo, làm thành khúc sông Hương trôi qua chùa Thiên Mụ, như cánh tay áo của thiếu nữ thanh tân đánh khúc quành về phía Tuần. Huế tráng ngọc. Lãng đãng sự dịu dàng. Huế mang sắc tím ẩn hiện của lớp vải điều lục tràm lồng lên một màu đỏ kín đáo, của các cô dâu đem phơi áo cưới sau tiết giáng sương… Những trang viết diễm ảo. Đẹp đến nhẹ hẫng. Những trang tùy bút về núi Bạch Mã cũng nhuyễn thể lạ lùng. Đọc mà giống uống văn, rồi say.
Tôi không biết Hoàng Phủ ngày xưa. Nhưng tôi biết Hoàng Phủ ngày đi lăng. Một Hoàng Phủ khác, còn biết cảm nỗi cô độc của chú rồng con phải uốn thân trên sân, làm vật trang trí cho nhà Chúa, trên bậc tam cấp, trên mái điện vàng. Khó hình dung một Mậu Thân của thi sĩ. Tùy bút của ông không nhiều quá khứ cũ. Tùy bút thăm vườn bà Lan Hữu, là một tuyệt bích. Vườn An Hiên đầy cây trái mà mỗi sắc hoa, mang vết bút tỉ mỉ. Hoàng Phủ đạt đến sự an nhiên tự tại của tĩnh vật trong tùy bút Hoa trái quanh tôi này. Tôi biết, chính văn chương giúp ông tìm sự bình thản.
Nguyễn Quang Lập đưa tôi ra cổ thành. Xe máy qua Phong Điền, Hải Lăng, Thạch Hãn, bao nhiêu trang sách cũ hiện lên. Bên kia có thể là dẫy đồi nơi tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Cao Xuân Huy đánh những trận cuối cùng. Dưới kia là chi khu Mai Lĩnh nơi tiểu đoàn 7 Nhảy dù của Lô lọ rượu cầm cự. Trên kia là chỗ Lữ đoàn Dù «chạm» Quảng Trị. Tôi ý thức rất rõ, đang đi trên Đại lộ Kinh hoàng. Lập không biết, không chú ý, hay nghĩ chuyện khác. Hai ven quốc lộ, nghĩa trang liệt sĩ san sát. Quốc lộ thưa dân, những đứa bé tròng mắt trong veo không ký ức và những cụ già mắt đục mờ ký ức. Tôi ở giữa. Giữa đứa bé và ông lão. Giữa dải cát đang đổi màu trắng, xám, thâm. Ký ức rồi sẽ thâm.
Cổ thành ban trưa đìu hiu. Cũng chẳng còn thành. Chỉ còn một khối đá duy nhất, bự bằng nửa căn nhà. Mà nhà cửa ở Quảng Trị thưa vắng. Năm 94, tôi đếm được vài đường ngang, thành phố chạy dọc theo quốc lộ 1 thẳng tắp. Có căn phố còn găm đầy đạn, xác con chuột chết ruồi bu kín và xe nước mía duy nhất thằng bé đang quay tay. Giấc trưa, Lập ngủ trưa. Tôi mượn xe Lập ra nhà thờ La Vang. Tôi muốn đến đây, năm 72 xem tivi, tôi trông thấy lần đầu khu La Vang đổ nát. 22 năm sau, vẫn vậy, hoang tàn đến lạnh người. Cả khu nhà thờ chỉ còn mỗi tượng Đức Mẹ lỗ chỗ đạn. Gạch, ngói, mái, tường tan hoang. Có ra đến La Vang mới thấy khốc liệt của chiến tranh, tiêu hủy, phá hủy, tàn phá không chừa một thứ gì. Những người lính Cộng hòa chết ở đây. Chết cho tôi lành lặn đi học, cho gia đình tôi bình an buôn bán. Nhà thờ La Vang sập mái hiu hắt, không bóng người, chỉ vài chân nhang còn cháy. Giống ma thắp. Trông mà bùi ngùi. Khu La Vang lạnh tanh, gió rì rào, từng chập. Tôi khấn mấy người lính, rồi về.
Về Huế, tôi đi tìm những gì mình nhớ.
Trong Tháng Giêng đưa đám, Nhã Ca tả một Huế lạnh băng. Nước sông dâng lên lụt lội, mưa dầm dề mùa Đông. Hàng đoàn người lội nước đi tìm xác. Nhưng xác không ở chỗ người sống tìm mà trồi ra từ những hốc vườn bị nước lũ kéo ra. Người sống chết trong chỗ núp, bị giết khi đang núp, còn người chết bị nước đẩy ra khỏi chỗ núp. Chết bó gối mà không ai hay, đến khi trôi ra vườn mới sình thúi. Tôi sợ hãi năm lên đệ thất, đọc mà giật thót người vì xác chết đột ngột chui ra từ trong một xó xỉnh của căn nhà vườn. Đọc mà tay chân lạnh ngắt. Người Huế tản cư sau Mậu Thân trở về, bước vô nhà, xác chết cùng khắp, hoặc nhiều khi phải đi tìm, phải kiếm vì biết chết, mà chưa thấy xác. Đứng trước các am miễu vô số ở Huế, tôi biết người ta đã chết ở đây, nhiều lắm.
Ra đến chân cầu Tràng Tiền, tôi mường tượng ra cảnh Cao Xuân Huy đang ngồi tắm bia, như anh viết trong Tháng Ba gãy súng, khi tiểu đoàn anh từ Mỹ Chánh rút về. Về đến chân cầu vớ được két bia, khui tức khắc, rồi tắm, tắm bia, cho đã những ngày cơ cực. Tôi chần chừ vì muốn sống với cảnh tắm bia lâu thêm chút nữa. Sống với Cao Xuân Huy mà mình quen thân. Tôi mường tượng ra những người lính, họ trẻ trung yêu đời, xem chuyện sống chết bình thường. Số đông bị bắt, rồi lầm than, số khác vượt biên… chỉ còn lại bãi đất trống.
Một vai cầu Tràng Tiền bị giật sập đêm mùng 9 Tết Mậu Thân. Tôi nhớ hình ảnh nhịp cầu chìm dưới sông, vai còn vồng trên mặt nước. Tôi có ý nghĩ lạ là tôi thấy những hình ảnh mà người Huế không còn thấy. Bước chân lên cầu sắt, tôi chờ đợi những hồn âm của Võ Đình, những hồn âm đã «va», đã «chạm» vào vai Võ Đình sau Mậu Thân khi ông về Huế. Trong truyện Chiếc vòng, Võ Đình kể xảy ra thật, ông không tưởng tượng mà cảm nhận rõ rệt giữa ban ngày, dưới cơn mưa mỏng, những hồn âm vừa chết đi ngược chiều, «chạm» đến giật người. Khi kể lại ở Ba Lê, giọng Võ Đình đầy tâm linh. Khi băng qua cầu, không ai va chạm vào mình tôi. Chỉ có tôi qua hết cầu Tràng Tiền như ma. Không phải người Huế là ma, mà là tôi, kẻ không thực sự hiện diện ở Huế, kẻ ở xa về đôi ngày rồi đi, chính tôi mới là chiếc bóng thoáng qua cầu Tràng Tiền rồi biến mất.
Tôi ra cửa Thượng Tứ, tìm kỷ niệm khác của Võ Đình. Vũng nước mưa mà năm 17 tuổi, Võ Đình trông thấy trước cửa Thượng Tứ, ven đường. Vũng nước mưa phản chiếu ánh mắt ông, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông rời Huế. Đó là một buổi sáng tinh sương của năm 1950. Cậu trai họ Võ sẽ trôi băng băng vào đời. Đến khi Võ Đình trở về Huế, ông ra lại cửa Thượng Tứ bấy giờ vừa trúng pháo xập một phần, trông như gã khổng lồ cụt đầu. Võ Đình đi qua chiếc cầu nhỏ, rồi ông bắt gặp lại vũng nước mưa năm xưa, rõ ràng là nó, chính nó, vũng nước mưa năm nào, và nó cũng nhận ra ông. Cả hai nhìn nhau rưng rưng thân thương. Nó chưa quên ông. Võ Đình tả giống như ông đang khóc với nó. Tôi cũng «trở về» sau thật nhiều năm xa cách. Tôi cũng 17 tuổi ngày ra đi. Tôi tìm ra vũng nước mưa không khó khăn. Tôi nhận ra vũng nước mưa ấy. Vũng nước mưa của Võ Đình, không thể lẫn với vũng nước mưa nào khác. Nó cũng nhận ra tôi, chuyên nhớ Huế của người khác. Nó phản chiếu ánh mắt tôi còn quyến luyến quê. Vũng nước mưa lớn hơn xưa, lớn hơn trong truyện Võ Đình nhiều lắm, nó lan ra một khoảng lớn, phản chiếu phân nửa cửa Thượng Tứ đã xây lại, đắp lại. Vũng nước mưa đã lớn lên, như tôi. Tôi đứng ngắm nó cho đến khi chạng vạng và nó thu mình lại dưới sắc ám.
Tôi không còn nhớ rõ là buổi sáng nào nữa, những ngày ở Huế đầy mộng mị, nửa thiêng liêng, nửa phù du, vừa quá khứ, vừa thực tại, với ý thức tất cả sắp biến mất. Chỉ cần tôi thở, thời gian sẽ thu ngắn lại và tôi sẽ phải rời khỏi Huế để sẽ phải sống lây lất, vật vạ bằng ký ức của người khác. Buổi sáng ở lăng Khải Định, bừng lên sắc xanh của Huế mà đứng từ trên lăng nhìn xuống, thấy núi đồi trùng điệp với tượng Phật Bà Quan Âm. Trông thấy Ngụy Ngữ, tôi nhận ra tức khắc: Ngữ của Mùa biển động. Ngụy Ngữ cao, gầy, xương, trầm mặc và suy tư. Đúng Ngữ của Mùa biển động. Không thể sai. Ngữ, tác giả Con thú tật nguyền và Vòng hoa cho lãnh tụ. Ngữ của gia đình ông Văn mà Diễm yêu da diết, yêu si mê, trong câm lặng mỗi khi mang thau nước cho Ngữ rửa mặt trong xưởng vẽ của Ngô gần cầu Gia Hội. Diễm mà ngấn cổ trong vắt giọt mồ hôi ẩm của Huế ban trưa, yêu dữ dội, mà dứt cũng quyết liệt. Đúng Ngữ của Diễm. Về sau, khi sang Cali tôi hỏi có phải Ngụy Ngữ là Ngữ trong Mùa biển động? Nguyễn Mộng Giác không phủ nhận: Một nửa của Ngụy Ngữ cộng một nửa của ông. Khi ấy, ngắm Nguyễn Mộng Giác, tôi mới nhận ra ông cũng cao, và chắc phải gầy ngày xưa, tất nhiên rất «thao thức».
Chúng tôi đi lăng. Lăng Gia Long đẹp nhất trong các lăng. Đẹp ở nét tịch liêu, cô quạnh. Ở lớp sương dâng lên từ sông Hương phả vào các pho tượng. Con ngựa thui chột mắt mà trong Dựa lưng nỗi chết, Phan Nhật Nam kể chuyện người lính trẻ lấy súng M-16 bắn vỏ chai bia đặt trên đầu con ngựa. Viên đạn trệch, làm chột mắt. Tôi ngồi ở lăng Gia Long, nhớ Phan Nhật Nam vô cùng. Tôi theo anh bao ngày, từ khi còn học trường Lasan, qua đến sau «giải phóng», đọc chui những trang sách, những thước đất, những thước lộ anh và bạn bè anh đi qua. 35 ký lô quân trang, quân dụng, mùng mền, nón sắt, botte de saut, 6 trái lựu đạn, súng phóng hỏa tiễn M-72, và cả tâm tư của tuổi trẻ trong Những ngày dài trên quê hương, phải lội xuống sông, xuống ruộng, cố giữ đừng cho chìm, đừng ướt súng để có thể chết lát nữa trong tư thế người lính, lính Cộng hòa, để tôi có thể tiếp tục tuổi hoa niên trong yên ấm. Tôi nhớ đại úy Hổ, đại úy Thừa mà Phan Nhật Nam kể đã cùng ngồi uống bia không đá ven sông Hương, trên sườn đồi nhìn xuống lòng sông lam đục mờ sương khói. Hai ông Thừa, Hổ «nghỉ phép» vĩnh viễn, chết không kịp trăn trối. Phan Nhật Nam cho tôi rất nhiều, ý thức quốc gia và cả sự kiêu hãnh Cộng hòa, không có anh, tôi sẽ thất lạc.
Tôi ngồi cạnh Hoàng Phủ. Ông kể chuyện: Cả hai lần làm lễ tưởng niệm 30 tháng 4 ở Quảng Trị, lập đàn tế liệt sĩ, mà mình tham dự, cả hai lần đều không thành vì gió lớn trỗi lên, thổi sập hết cả cờ quạt, cả hình chủ tịch… Hiện tượng này ngày xưa đã có, vì vậy thơ xưa mới có câu «Hồn tử sĩ, gió ù ù thổi» …tức là vong những người lính bên kia về, và họ không bằng lòng. Cả hai lần mình đều tận mắt chứng kiến. Hoàng Phủ kể. Đêm trong ngôi nhà ở Phủ Cam, chúng tôi cùng ngậm ngùi. Tôi muốn nói với ông thật nhiều nhưng rồi lại thôi. Mà không thể. Chúng tôi quá khác nhau. Khác đến mức, ông kể «vong những người lính bên kia» mà lỗ tai tôi nghe thành «vong lính mình không bằng lòng.»
Khác. Giống như ban sáng, khi Hoàng Phủ trỏ cửa vòm hông của cổng vào Hoàng thành, lối cho voi vào, ông kể: «Tết Mậu Thân, em mình, Hoàng Phủ Ngọc Phan và biệt động nội thành trú bom dưới vòm nì…» Tôi im lặng, vì không thể góp chuyện, vì đang nghĩ đến tiểu đoàn 9 Nhảy dù của Phan Nhật Nam bị phục kích tan nát ở cửa Thượng Tứ mà vẫn phá được chốt. Vì đang nghĩ đến những người lính của Sư đoàn 1 Bộ binh đang cố gắng chống trả ở Mang Cá, ở sân bay Tây Lộc, ở cửa An Hòa. Nghĩ đến những người lính quân cụ của đại đội 811 Quân Cụ bị bắn chết trong trại Lê Lai và những người lính địa phương quân chết ở cầu Bạch Hổ, vì cố giữ cầu… Sao chúng tôi khác nhau đến vậy. Ông không biết là tôi nhớ Huế bằng ký ức của người khác. Trong đó có ông. Nhưng tôi không nhớ Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu mà nhớ Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Chắc ông không biết tôi khác. Chúng tôi vẫn uống bia, vẫn uống đế Kim Long, đế Làng Truồi. Ánh mắt ông dành cho tôi nhiều cảm mến. Ngày ông bán thân bất toại, tôi về thăm, ông vui. Nhìn bàn tay ông quắp lại chưa cầm được bút, tôi biết ông buồn. Một người viết tùy bút, mà không viết được nữa, lấy gì trút hồn? Khi chưa liệt, ông hay kể cho tôi nghe về di tích lịch sử Huế. Còn tôi kể cho ông nghe chuyện Tây. Nhưng giữa những câu chuyện, giữa hai cái Huế bây giờ và Pháp bây giờ, là một khoảng trống. Trống rỗng. Không tiếng động, không tâm sự. Chúng tôi không nói về nội chiến Nam-Bắc. Tôi chưa kịp tham chiến, ông đã tham dự. Một cách lý trí, tôi từ chối bút ký Chế ngự cát. Một cách bản năng, tôi thích nhìn ông khề khà, kể gặp Jane Fonda xinh xắn. Nhưng mỗi khi tôi ngồi cạnh ông, lý trí và tình cảm đánh nhau liên tục, lần nào tình cảm cũng thắng. Chiến thắng này là của ông.
«Lối đi nhỏ lẫn trong đám hàng rào lá chè xanh dày kín. Dọc trên đường về sân bay Tây Lộc, hào bên phải bay ngát hương sen. Mùa hè đẹp nhất xứ Huế, mùa của đêm trăng nhỏ giọt qua cành lá... Qua một quán nước, ánh nến vàng mệt, cô gái bán hàng rạng rỡ giữa một đám lính trẻ, Quán Lưu Khách…» Khi Hoàng Phủ đến nhà khách, đón tôi ra Phú Bài, những dòng chữ xưa của Phan Nhật Nam như còn chảy qua mình. Chúng tôi chạy dọc sông Hương. Tôi đưa mắt tìm Quán Lưu Khách, đưa mắt tìm những hạt cườm đỏ chấm đen mà Phan Nhật Nam cúi nhặt ngày xưa. Xe qua trường Quốc học gạch son, tôi ngắm bầy chim phụng chạm nổi lộng lẫy trên bức bình phong to vẽ hoa văn sát bờ sông. Tôi nhớ màu hỏa hoàng rực rỡ trong truyện ngắn G. của Võ Đình. Có lẽ là màu chim phụng Huế. Tôi ngắm các nữ sinh Huế, nhớ Tương Giang, Hoa Trang, Dung Nghi của Nhã Ca, những thiếu nữ yêu rất vội, và ngắm cầu Tràng Tiền lần cuối. Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Cao Xuân Huy không còn ở đó, chắc đã ra Cửa Việt hay rút về Thuận An. Tôi nhớ mái tóc bạc của Trần Vàng Sao, nhớ cây đa trắng trong vườn nhà ông, thỏm sâu trong thôn Vỹ Dạ. Tôi bắt đầu có ký ức.
Sân bay Phú Bài cam tuyền. Hoàng Phủ vẫy tay. Cuộc chia tay nào cũng bịn rịn. Tôi chỉ kịp nói với ông: Sông Hương giống sông Nil ở Ai Cập, cùng nhịp chảy chậm, một bên lăng tẩm đền đài và một bên khách sạn, cùng ru giấc ngủ những vì vua… Tôi chỉ kịp nói ngần ấy, và chia tay.
Những ngày ở Huế, tôi đem theo quyển tiểu thuyết Chuyến xe lửa đến đúng giờ của Heinrich Böll. Buổi tối ở nhà khách Lê Lợi, tôi đọc sách tìm giấc ngủ, theo thói quen. Nhưng càng đọc, càng cảm thấy kỳ lạ, giống Heinrich Böll viết cho Phan Nhật Nam và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhân vật chính, Andreas, binh sĩ quân đội Đức, về phép nhưng rồi hết phép phải đón chuyến xe lửa ra đơn vị trên mặt trận Nga. Andreas tìm đủ cách để trốn, nhưng đến thành phố nào chuyến xe lửa ấy cũng chờ sẵn trên sân ga. Nhảy tàu, bỏ ngũ, thậm chí lấy một cô gái vừa quen biết, hòng xin thêm ít phép, tìm cách hoãn, Andreas vẫn bị bắt lại, vẫn bị dẫn ra sân ga và trông thấy chuyến xe lửa túc trực. Anh hiểu ra có hẹn với Thần Chiến tranh. Không thể chạy, không thể trốn. Tuổi trẻ của nước Đức không thể thoát chiến tranh vì chiến tranh là định mệnh khốc liệt mà dân tộc này phải gánh, vì đã đi tìm. Tôi chưa kịp kể cho Hoàng Phủ về Chuyến xe lửa đến đúng giờ, chưa kịp nói với ông: Hoàng Phủ và Phan Nhật Nam là Andreas.
Lưng trần là khoảng thân đẹp nhất của phụ nữ. Còn lưng đàn ông? Lưng đàn ông thường mang vết chém của người khác. Đôi khi do tự mình chém lấy. Lưng đàn ông Huế mang đầy thương tích của nội chiến. Còn lưng tôi? Viết ký, là trục xuất linh hồn. Nhưng tôi chỉ dám trục xuất dè sẻn. Giống vén áo, phơi một khoảng lưng và viết trên da lưng này. Lưng trần là vậy.
Võ Đình chết ngày 31 tháng 5, ông đã về Huế.
Trần Vũ
23 thg 3, 2010
Đảng CS Việt Nam – Đảng CS Trung Quốc : Đảng nào sẽ sụp trước?
Nguyễn Quang Duy
Trong chuyến viếng thăm báo Người Việt ngày 22-1-2009, nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa Ngụy Kính Sinh được hỏi: “Hà Nội luôn luôn bắt chước Bắc Kinh, ông có lời khuyên gì về việc này?”, ông Sinh đã trả lời như sau: “Và vì thế nếu cộng sản Trung Quốc sụp đổ thì cộng sản Việt Nam cũng sụp theo!” Bài viết này xin đặt lại vấn đề: Đảng nào sẽ sụp trước?
Bắt chước cái không nên học
Góp ý mới cho Đại hội Đảng lần thứ 11, cựu Tổng biên tập báo Lao Động, với trên 50 tuổi đảng, ông Tống Văn Công chỉ thấy Đảng Cộng sản Việt Nam cần quay về với dân tộc, với văn minh nhân loại, đổi mới tránh sụp đổ. Ông bắt đầu bằng cách đề cập đến việc nhật báo Nhân dân Trung Quốc viết: “Việt Nam đã ‘bắt chước 100%’ mô hình Trung Quốc và Việt Nam ‘cần thực sự nhớ ơn mô hình này’”.
Theo ông Tống Văn Công, Đảng Cộng sản Việt Nam không có những nhà tư tưởng đổi mới, vì thế mọi sự thay đổi thường bắt đầu từ cuộc sống và do đó gặp rất nhiều cản trở khó khăn. Vì thiếu tư tưởng chỉ đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ bắt chước cái không nên học trong mô hình Trung Quốc “đàn áp để ổn định và phát triển”.
Ngược lại, với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mọi thay đổi thường bắt đầu từ tư tưởng của những nhà lãnh đạo. Mô hình Trung Quốc xuất phát từ triết lý của Đặng Tiểu Bình chủ yếu là “Mèo trắng mèo đen, không quan trọng miễn là bắt được chuột”. Triết lý này là tư tưởng soi sáng cho đường lối chính sách Đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó đảng này có thể định hướng cải cách chính trị mà không ai sợ bị quy chụp về lập trường, quan điểm, không bị vướng mắc rào cản ý thức hệ hay tín điều lỗi thời cản trở mọi nỗ lực đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị.
Mô hình Trung Quốc – kinh tế – áp dụng tại Việt Nam
Một cách tóm tắt, mô hình Trung Quốc là dùng tăng trưởng kinh tế để đàn áp chính trị. Từ một nền kinh tế tập trung, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban phát những xí nghiệp quốc doanh, những đặc quyền kinh tế đến một số đảng viên cao cấp và gia đình. Từng bước tạo ra một tầng lớp đại gia tư bản đỏ. Tầng lớp này nắm cả độc quyền kinh tế lẫn chính trị nên càng ngày càng trở nên giàu có và quyền thế.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cho phép các tư bản Tây phương và Á Châu đầu tư vào thị trường Việt Nam, bóc lột lao động rẻ, tận dụng tài nguyên thiên nhiên, lạm dụng môi trường sinh thái để đạt được lợi nhuận khổng lồ. Những con “mèo trắng” Tây Phương được hưởng lợi quyền này đâm ra tránh né các vấn đề nhân quyền và đạo đức kinh doanh. Họ quay ra ngụy biện cho chế độ cộng sản, giúp đỡ chế độ này tìm những điều kiện mậu dịch thuận lợi với phương Tây, đặc biệt với Hoa Kỳ. Họ vận động các chính quyền phương Tây bình thường hoá quan hệ thương mại, ngoại giao, chấp nhận guồng máy độc quyền đảng trị…
Đáng quan tâm là những con mèo mun Trung Quốc càng ngày càng xuất hiện nhiều thêm. Giống mèo này ở xứ họ thì là “hồng Mao”, nhưng sang xứ ta thì biến thành mèo đen, để phân biệt giống “hồng Mao” Việt Nam. Giống mèo đen Trung Quốc vừa háo hức, vừa tham lam và bằng mọi giá để thôn tính các thị trường và nguồn tài nguyên mới để phục vụ cho chiến lược thực dân mới của Trung Quốc. Hầm mỏ, rừng, biển, đất đai xí nghiệp của Việt Nam đang được chuyển nhượng, sang tay cho tầng lớp tư bản thực dân này.
Đáng quan tâm vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra một sách lược rõ ràng mà Đảng Cộng sản Việt Nam biết mà chẳng thấy quan tâm. Trên nhật báo Giải phóng quân của Trung Quốc một lập luận về “biên giới của lợi ích quốc gia” đã được công khai trình bày. Theo lập luận này: “Nơi nào mà lợi ích quốc gia của chúng ta mở đến, thì đó là nhiệm vụ của lực lượng võ trang của chúng ta“, “Với nhiệm vụ lịch sử mới mẻ của chúng ta, các lực lượng vũ trang phải không chỉ bảo vệ ‘biên giới lãnh thổ quốc gia’ mà phải cả đến ‘biên giới lợi ích quốc gia’”, và “Chúng ta cần bảo vệ không chỉ lợi ích an ninh quốc gia mà còn cả lợi ích liên quan đến phát triển trong tương lai của quốc gia”.
Khi miếng ăn bị va chạm, giống mèo thường tranh chấp lẫn nhau. Trước mèo đỏ Việt Nam háu thắng và tham lam, các mèo trắng Tây Phương thường lặng lẽ bỏ của chạy lấy người. Công ty hầm mỏ lớn nhất Úc, BHP, từ 1975 vẫn ăn chực nằm chờ tại Việt Nam. Chỉ ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép làm ăn đã phải rút khỏi Việt Nam. Đây là một thí dụ điển hình. Với giống mèo đen Trung Quốc, mọi tranh chấp tại Việt Nam đã có “Giải Phóng Quân Trung Quốc” luôn sẵn sàng “bảo vệ quyền lợi Quốc Gia”.
Mô hình Trung Quốc thiếu một hệ thống luật pháp vô tư và chính trị minh bạch, quyền lực nằm trong tay các đảng viên tạo ra hiện trạng tham nhũng. Hiện trạng này vươn tới tầm mức quốc tế khi các con mèo trắng, mèo đen sử dụng đồng tiền mua chuộc nhà cầm quyền cộng sản để bảo vệ công việc làm ăn. Tham nhũng đã lan tràn đến mọi cơ cấu hạ tầng, trở thành một quốc nạn ảnh hưởng khi trực tiếp, khi gián tiếp đến từng người Việt Nam.
Hàng loạt các cuộc đình công đòi tăng lương, đòi bảo đảm quyền lao động. Nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra ở các vùng nông thôn do việc quản lý đất đai và tham nhũng của các quan chức địa phương. Đây là hậu quả của mô hình Trung Quốc.
Cộng thêm trình độ quản lý kinh tế yếu kém, Việt Nam đang dẫn đầu về mức độ lạm phát, nhiều lần phải phá giá đồng tiền, đầu tư và xuất cảng sút giảm, nạn thất nghiệp gia tăng, vay mượn nước ngoài mỗi lúc một nặng thêm… Từ Vận động Mô hình này, Trung Quốc đã chuyển tài nguyên và nhân lực quốc gia thành tư bản. Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành ông chủ nợ quốc tế đầy quyền lực. Trong khi ấy, vì bắt chước, không tư tưởng chỉ đạo và kém tài năng, hàng hoá rẻ phẩm chất kém của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Việt Nam trở thành con nợ thế giới nói chung, của Trung Quốc nói riêng.
Dưới ba tầng tư bản đỏ, trắng và đen cùng lúc bóc lột và tệ nạn cửa quyền tham nhũng, đa số dân chúng càng ngày càng trở nên nghèo khổ hơn. Ngược lại, thiểu số đại gia tư bản đỏ thì càng ngày càng giàu có và quyền thế hơn. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đang ngày một sâu hơn, đến mức độ không kềm hãm được sẽ là nguyên nhân cho mọi biến động xã hội – chính trị có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mỗi lần Đại hội Đảng là mỗi lần giới cầm quyền cộng sản chia nhau quyền lực và quyền lợi quốc gia. Càng ngày các phe nhóm trong Đảng Cộng sản càng công khai, tranh giành và đấu đá nội bộ càng dữ tợn hơn, càng lộ liễu hơn. Thêm vào đó là bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thọc xuống tận hạ tầng cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam để thu xếp tay chân từ địa phương đến trung ương nhằm bảo vệ quyền lợi Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam đi ngược quyền lợi dân tộc
Cựu Thiếu tướng quân đội cộng sản, kiêm Đại sứ Trung Quốc, ông Nguyễn Trọng Vĩnh đã mở đầu bài viết mới nhất như sau: “Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại”. Lời mở đầu của ông không phải là mới. Khi chiến tranh Việt – Trung xảy ra năm 1979, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho công bố tập tài liệu Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua. Tập tài liệu này nói rất rõ tham vọng bá quyền Đại Hán của giới cầm quyền Bắc Kinh.
Từ tham vọng bá quyền này, nhiều phần đất ông cha ta để lại, như thác Bản Giốc, ải Nam Quan, đã được Đảng Cộng sản Việt Nam cho sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc. Hằng chục ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ cũng đã chính thức thành lãnh hải Trung Hoa. Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Vùng lãnh hải thuộc kiểm soát của Việt Nam càng ngày càng bị thu hẹp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã để mặc cho Quân đội Trung Quốc bắn, bắt, cướp tàu, đòi tiền chuộc khi các ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng lãnh hải đất nước. Trong khi đó tàu đánh cá Trung Quốc lại được tự do ra vào lãnh hải Việt Nam.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam để Trung Quốc khai thác bauxite Tây Nguyên hiện đang bị dư luận lên án. Nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại cho tư bản Trung Hoa mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Dương. Riêng việc này, ông Nguyễn Trọng Vĩnh đã phân tích rất rõ và kết luận: “Đây không chỉ là hành động bành trướng mà là sự phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường, phá hoại đời sống của nhân dân và phá hoại an ninh đất nước một cách gớm ghê, thâm hiểm.”
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh còn chỉ thấy: “Trung Quốc sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra cạnh tranh với các nước, đầu tư xây dựng công trình, xí nghiệp và một khi trúng thầu xây dựng nhiều công trình (trên thực tế họ đã trúng thầu khắp từ Bắc, Trung, Nam, nhưng hình như chưa một cơ quan có trách nhiệm nào thống kê xem con số là bao nhiêu), họ đưa ồ ạt lao động của họ vào, cộng với vô số người Trung Quốc vào theo đường du lịch. Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc. Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đã rõ!”
Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng quyền lực và quyền lợi tạo ảnh hưởng từ trung ương đảng đến hạ tầng cơ sở, từ kinh tế đến chính trị văn hoá, từ tư tưởng đến hành động… Việt Nam đang trở thành một chư hầu, một bán thuộc địa, một tỉnh nhỏ nghèo của Trung Quốc. Thế mà các bạn sinh viên học sinh, các anh chị văn nghệ sỹ chỉ vì biểu tình đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông cho Việt Nam, đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam thẳng tay đàn áp.
Để kỷ niệm lần thứ 60 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt, giới cầm quyền Hà Nội đã gởi điện đến giới cầm quyền Bắc Kinh chúc mừng tình đồng chí anh em thắm thiết lâu dài. Thì ngay tại Hà Nội, giới cầm quyền Hà Nội lại nhận lời răn đe dạy bảo từ Đại sứ Trung Quốc, Tôn Quốc Tường, “Cùng hợp tác làm ăn thì phát triển, còn đấu tranh thì thất bại”. Trước đây, ông Tường cũng đã khuyên răn giới cầm quyền Hà Nội “tạm gác lại những tranh chấp, cùng nhau khai thác biển Đông”. Trước những răn đe dụ dỗ công khai và ngạo mạn như thế mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám mở lời phản đối để bảo vệ chủ quyền, danh dự và thể thống quốc gia. Rõ ràng Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ đi ngược quyền lợi đất nước, dân tộc, mà còn phản bội bao đồng chí của họ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt – Trung (1979-89).
Mô hình Trung Quốc – đàn áp chính trị tại Việt Nam
Hai mươi năm trước, lập luận “đổi mới kinh tế sẽ dẫn đến đổi mới chính trị” được khá nhiều người ủng hộ. Thực tế ngược lại, càng ngày mức độ đàn áp chính trị càng lộ liễu, càng dữ tợn hơn.
Chỉ trong vòng hai tháng qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang hằng loạt các nhà đấu tranh dân chủ ra xét xử. Các ông Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung thì bị khép án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Các ông Lê Thăng Long, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Văn Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn và bà Phạm Thanh Nghiêm bị xử về “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Riêng bà Trần Khải Thanh Thủy bị ba năm rưỡi tù giam, với tội danh ngụy tạo ”cố ý gây thương tích”.
Các phiên toà xử các nhà dân chủ Việt Nam đều vội vã, kín đáo cho xong chuyện. Bản án đều đã được viết sẵn. 17 vị trên, cũng như các nhà dân chủ hiện đang bị cầm tù, chỉ có một tội duy nhất là yêu nước. Họ mong muốn cho đất nước dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Với Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu nước không yêu “Đảng” là một trọng tội.
Cũng cần nói đa số các vị nêu trên là thành viên Khối 8406, một tổ chức quần chúng đấu tranh với “mục tiêu giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị, giành lại các quyền tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam bằng đường lối bất bạo động”. Khối đã gần vượt qua 4 năm thử thách. Từ chỉ gồm 118 thành viên ban đầu, nay đã tăng lên hàng chục ngàn thành viên gồm đủ mọi tầng lớp dân chúng và được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Khối đã trực diện thách thức quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam và vì thế nhiều thành viên trong Khối đã bị bắt bớ, tù đày, cô lập.
Không phải chỉ riêng các nhà đấu tranh cho dân chủ, anh chị em sinh viên học sinh khi biểu tình đòi Trung Quốc trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Các nhà báo, các blogger, giới trí thức đối kháng cũng luôn bị công an cộng sản quấy nhiễu. Tín đồ các tôn giáo Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo, Phật giáo đều bị đàn áp.
Chiến lược mới của Phương Tây
Ông Ngụy Kính Sinh còn có bài viết cho rằng Phương Tây đã nhận ra những sai lầm quá khứ trong quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam. Họ đã thay đổi chiến lược và hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đang đứng “bên bờ vực của sự thay đổi hay sụp đổ”.
Thật vậy, gần đây Hoa Kỳ về mặt quân sự và chính trị đã quan tâm hơn đến các quốc gia Đông Nam Á và biển Đông, nơi tàu bè các quốc gia Tây phương thường xuyên qua lại. Phương Tây cũng quay trở lại chiến lược cạnh tranh đối đầu trong kinh tế. Kiểm tra chặt chẽ và thông tin rộng rãi về các hàng hoá thực phẩm kém phẩm chất. Lên án việc bóc lột nhân công tại Trung Quốc và Việt Nam. Ngăn cản việc xuất cảng kiến thức và kỹ thuật cao cấp. Không chấp nhận việc đầu tư Trung Quốc vào một số khu vực chiến lược, như hầm mỏ. Đòi hỏi Trung Quốc phải làm ăn lương thiện, như google. Chống tiếp tay hối lộ, tham nhũng tại Việt Nam và Trung Quốc. Đó là những hành động cụ thể mà quốc gia Tây phương đã đang và sẽ tiếp tục tiến hành.
Sự thay đổi chiến lược này có thể ép buộc các đảng Cộng sản phải cải cách, hoặc sẽ bị sụp đổ. Ông Ngụy Kính Sinh giải thích các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động người dân. Đây là lý do tại sao chế độ cộng sản Trung Quốc quan tâm rất lớn vào việc ngăn chặn các thông tin trên cả báo chí lẫn Internet. Vì thế các thành phần đối kháng ở nước ngoài có nhiệm vụ phải liên tục sử dụng các phương tiện truyền thông để tích cực cổ động cho nền dân chủ và tự do. Lo sợ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng này đã tiếp tay hay ra tay liên tục tấn công phá hoại các mạng tự do trong phong trào dân chủ tại Việt Nam.
Ông cũng cho rằng cần hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ bởi “Trận chiến mậu dịch này sẽ không có lợi cho hệ thống tư bản quan liêu; nhưng sẽ chỉ có lợi cho những người lao động ăn lương giờ và lương năm, hay những nguồn vốn tư nhân của các nước, đó là biện pháp tốt nhất để đẩy mạnh cho cuộc cách mạng dân chủ và để tránh các cuộc nổi dậy làm cho đất nước bị rối loạn.”
Cao trào yêu nước tại Việt Nam
Trong chuyến viếng thăm báo Người Việt, ông Ngụy Kính Sinh cũng chia sẻ việc phong trào tại Việt Nam dùng “lòng yêu nước” trong việc tranh chấp về biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam để tấn công nhà nước Hà Nội ‘là một hành động ngây thơ’ khiến ông hơi quan tâm.” Ông nói tiếp “Ðừng rơi vào cái bẫy của nhà cầm quyền!” Theo ông, các chế độ độc tài cộng sản “rất điêu luyện” trong việc “lợi dụng lòng yêu nước” để mị dân, với mục đích “cướp chính quyền hay củng cố chế độ của họ” như lịch sử đã chứng minh. Ông cho biết: “Ngày nay, Trung Quốc đang dùng tinh thần quốc gia để cai trị dân họ, và Việt Nam cũng thế!”
Với Trung Quốc, suy nghĩ của ông hoàn toàn đúng. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đang cố đạt những thành tích vượt bậc từ chương trình không gian đến tổ chức Thế vận hội và Hội chợ Thế giới. Các thành quả của Mô hình Trung Quốc cũng luôn được bộ máy tuyên truyền ca ngợi từ kỹ năng kinh tế đến sức mạnh quân sự Trung Quốc. Trên các diễn đàn internet, các blogger, hàng chục triệu những thanh niên nam nữ giận dữ tin theo các cáo buộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phong trào độc lập của Tây Tạng và Uighur. Họ cũng công kích các quan điểm không thừa nhận “tính ưu việt bẩm sinh” của mô hình Trung Quốc. Họ cũng giận dữ vì “Tam Sa, Nam Sa là của Trung Quốc” và đang bị bọn vong ơn Việt Nam chiếm giữ…
Trường hợp Việt Nam thì trái lại. Ngay như ông Tống Văn Công một đảng viên kỳ cựu còn nhận ra Đảng Cộng sản Việt Nam cần quay về với dân tộc để trở thành một “Đảng của dân tộc”. Ông Công cũng cho rằng “Trung Quốc không có Hồ chí Minh!” và “Chúng ta chỉ cần trở về nguồn, về với Hồ Chí Minh: ‘Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam’”. Thực ra Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cố gắng hết sức sử dụng hình ảnh Hồ chí Minh để trì hoãn sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Tuy nhiên, càng cố gắng thì càng lộ ra những sự thực về Hồ Chí Minh, người nói một đằng làm một nẻo. Riêng đa số dân Việt, ngay cả những người thuộc thế hệ trẻ, đều biết câu nói của cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
Ngay cả đến các cựu tướng lãnh quân đội cộng sản, như các ông Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh…, cũng nhận ra nhóm cầm quyền hiện nay đang bán dần đất nước cho ngoại bang Trung Quốc. Trong quân đội hiện tại, đa số cán bộ trung và cao cấp đều trưởng thành trong cuộc chiến tại Cam Bốt và cuộc chiến chống bá quyền Trung Quốc. Họ cũng nhận ra nhóm cầm quyền hiện nay phản bội các đồng chí hay chiến hữu của họ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống xâm lăng 1979-89. Họ cũng nhận ra không dại gì đi làm bia đỡ đạn cho các đại gia tư bản đỏ. Và cũng vì thế, Đảng Cộng sản rất sợ quân đội sẽ trung thành với Tổ quốc, đứng về phía người dân để giành lại các quyền tự do cho dân tộc.
Chiến tranh sẽ xảy ra?
Ông Ngụy Kính Sinh còn nói: “nếu ‘bị dồn vào đường cùng,’ thậm chí, Việt Nam có thể khai chiến tranh với Trung Quốc, và dĩ nhiên là họ sẽ thua trận, nhưng họ vẫn sẽ thắng lớn, vì họ đã ‘lợi dụng lòng yêu nước’ để hợp pháp hoá được chính quyền của họ.” Điều này người viết đồng ý với ông, vì người quốc gia chúng ta thường đặt quốc gia và tình tự dân tộc bên trên nên rất dễ bị Đảng Cộng sản lợi dụng. Và vì để chiếm giữ quyền lực chính trị, Đảng Cộng sản đã đưa đất nước đưa dân tộc từ cuộc chiến này sang cuộc chiến khác, gây bao phân hoá dân tộc. Và cũng vì vậy, chúng ta phải chủ động giành lại quyền tự quyết dân tộc, tránh chiến tranh chỉ gây đau khổ tang tóc cho đồng bào ruột thịt.
Nếu chiến tranh xảy ra trước khi người dân giành lại được quyền tự quyết dân tộc là một đề tài lớn cần tâm trí của nhiều người.
Kết
Người viết xin cám ơn nếu bạn chưa kết luận bài viết chỉ gồm những “wishful thinking”. Hai mươi năm trước, người viết được chứng kiến sự sụp đổ bức tường Bá Linh, chứng kiến sự đứng dậy của các dân tộc bị trị Đông Âu, rồi chứng kiến sự sụp đổ của đế quốc Liên Sô một thời “bách chiến bách thắng”.
Hai Đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Quốc: Đảng nào sẽ sụp trước? Nếu chúng ta không chủ động mà chỉ ngồi đợi cách mạng Trung Hoa, thì lẽ đương nhiên Việt Nam sẽ là kẻ đi sau.
Melbourne, Úc Đại Lợi
Nguyễn Quang Duy
Trong chuyến viếng thăm báo Người Việt ngày 22-1-2009, nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa Ngụy Kính Sinh được hỏi: “Hà Nội luôn luôn bắt chước Bắc Kinh, ông có lời khuyên gì về việc này?”, ông Sinh đã trả lời như sau: “Và vì thế nếu cộng sản Trung Quốc sụp đổ thì cộng sản Việt Nam cũng sụp theo!” Bài viết này xin đặt lại vấn đề: Đảng nào sẽ sụp trước?
Bắt chước cái không nên học
Góp ý mới cho Đại hội Đảng lần thứ 11, cựu Tổng biên tập báo Lao Động, với trên 50 tuổi đảng, ông Tống Văn Công chỉ thấy Đảng Cộng sản Việt Nam cần quay về với dân tộc, với văn minh nhân loại, đổi mới tránh sụp đổ. Ông bắt đầu bằng cách đề cập đến việc nhật báo Nhân dân Trung Quốc viết: “Việt Nam đã ‘bắt chước 100%’ mô hình Trung Quốc và Việt Nam ‘cần thực sự nhớ ơn mô hình này’”.
Theo ông Tống Văn Công, Đảng Cộng sản Việt Nam không có những nhà tư tưởng đổi mới, vì thế mọi sự thay đổi thường bắt đầu từ cuộc sống và do đó gặp rất nhiều cản trở khó khăn. Vì thiếu tư tưởng chỉ đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ bắt chước cái không nên học trong mô hình Trung Quốc “đàn áp để ổn định và phát triển”.
Ngược lại, với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mọi thay đổi thường bắt đầu từ tư tưởng của những nhà lãnh đạo. Mô hình Trung Quốc xuất phát từ triết lý của Đặng Tiểu Bình chủ yếu là “Mèo trắng mèo đen, không quan trọng miễn là bắt được chuột”. Triết lý này là tư tưởng soi sáng cho đường lối chính sách Đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó đảng này có thể định hướng cải cách chính trị mà không ai sợ bị quy chụp về lập trường, quan điểm, không bị vướng mắc rào cản ý thức hệ hay tín điều lỗi thời cản trở mọi nỗ lực đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị.
Mô hình Trung Quốc – kinh tế – áp dụng tại Việt Nam
Một cách tóm tắt, mô hình Trung Quốc là dùng tăng trưởng kinh tế để đàn áp chính trị. Từ một nền kinh tế tập trung, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban phát những xí nghiệp quốc doanh, những đặc quyền kinh tế đến một số đảng viên cao cấp và gia đình. Từng bước tạo ra một tầng lớp đại gia tư bản đỏ. Tầng lớp này nắm cả độc quyền kinh tế lẫn chính trị nên càng ngày càng trở nên giàu có và quyền thế.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cho phép các tư bản Tây phương và Á Châu đầu tư vào thị trường Việt Nam, bóc lột lao động rẻ, tận dụng tài nguyên thiên nhiên, lạm dụng môi trường sinh thái để đạt được lợi nhuận khổng lồ. Những con “mèo trắng” Tây Phương được hưởng lợi quyền này đâm ra tránh né các vấn đề nhân quyền và đạo đức kinh doanh. Họ quay ra ngụy biện cho chế độ cộng sản, giúp đỡ chế độ này tìm những điều kiện mậu dịch thuận lợi với phương Tây, đặc biệt với Hoa Kỳ. Họ vận động các chính quyền phương Tây bình thường hoá quan hệ thương mại, ngoại giao, chấp nhận guồng máy độc quyền đảng trị…
Đáng quan tâm là những con mèo mun Trung Quốc càng ngày càng xuất hiện nhiều thêm. Giống mèo này ở xứ họ thì là “hồng Mao”, nhưng sang xứ ta thì biến thành mèo đen, để phân biệt giống “hồng Mao” Việt Nam. Giống mèo đen Trung Quốc vừa háo hức, vừa tham lam và bằng mọi giá để thôn tính các thị trường và nguồn tài nguyên mới để phục vụ cho chiến lược thực dân mới của Trung Quốc. Hầm mỏ, rừng, biển, đất đai xí nghiệp của Việt Nam đang được chuyển nhượng, sang tay cho tầng lớp tư bản thực dân này.
Đáng quan tâm vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra một sách lược rõ ràng mà Đảng Cộng sản Việt Nam biết mà chẳng thấy quan tâm. Trên nhật báo Giải phóng quân của Trung Quốc một lập luận về “biên giới của lợi ích quốc gia” đã được công khai trình bày. Theo lập luận này: “Nơi nào mà lợi ích quốc gia của chúng ta mở đến, thì đó là nhiệm vụ của lực lượng võ trang của chúng ta“, “Với nhiệm vụ lịch sử mới mẻ của chúng ta, các lực lượng vũ trang phải không chỉ bảo vệ ‘biên giới lãnh thổ quốc gia’ mà phải cả đến ‘biên giới lợi ích quốc gia’”, và “Chúng ta cần bảo vệ không chỉ lợi ích an ninh quốc gia mà còn cả lợi ích liên quan đến phát triển trong tương lai của quốc gia”.
Khi miếng ăn bị va chạm, giống mèo thường tranh chấp lẫn nhau. Trước mèo đỏ Việt Nam háu thắng và tham lam, các mèo trắng Tây Phương thường lặng lẽ bỏ của chạy lấy người. Công ty hầm mỏ lớn nhất Úc, BHP, từ 1975 vẫn ăn chực nằm chờ tại Việt Nam. Chỉ ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép làm ăn đã phải rút khỏi Việt Nam. Đây là một thí dụ điển hình. Với giống mèo đen Trung Quốc, mọi tranh chấp tại Việt Nam đã có “Giải Phóng Quân Trung Quốc” luôn sẵn sàng “bảo vệ quyền lợi Quốc Gia”.
Mô hình Trung Quốc thiếu một hệ thống luật pháp vô tư và chính trị minh bạch, quyền lực nằm trong tay các đảng viên tạo ra hiện trạng tham nhũng. Hiện trạng này vươn tới tầm mức quốc tế khi các con mèo trắng, mèo đen sử dụng đồng tiền mua chuộc nhà cầm quyền cộng sản để bảo vệ công việc làm ăn. Tham nhũng đã lan tràn đến mọi cơ cấu hạ tầng, trở thành một quốc nạn ảnh hưởng khi trực tiếp, khi gián tiếp đến từng người Việt Nam.
Hàng loạt các cuộc đình công đòi tăng lương, đòi bảo đảm quyền lao động. Nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra ở các vùng nông thôn do việc quản lý đất đai và tham nhũng của các quan chức địa phương. Đây là hậu quả của mô hình Trung Quốc.
Cộng thêm trình độ quản lý kinh tế yếu kém, Việt Nam đang dẫn đầu về mức độ lạm phát, nhiều lần phải phá giá đồng tiền, đầu tư và xuất cảng sút giảm, nạn thất nghiệp gia tăng, vay mượn nước ngoài mỗi lúc một nặng thêm… Từ Vận động Mô hình này, Trung Quốc đã chuyển tài nguyên và nhân lực quốc gia thành tư bản. Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành ông chủ nợ quốc tế đầy quyền lực. Trong khi ấy, vì bắt chước, không tư tưởng chỉ đạo và kém tài năng, hàng hoá rẻ phẩm chất kém của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Việt Nam trở thành con nợ thế giới nói chung, của Trung Quốc nói riêng.
Dưới ba tầng tư bản đỏ, trắng và đen cùng lúc bóc lột và tệ nạn cửa quyền tham nhũng, đa số dân chúng càng ngày càng trở nên nghèo khổ hơn. Ngược lại, thiểu số đại gia tư bản đỏ thì càng ngày càng giàu có và quyền thế hơn. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đang ngày một sâu hơn, đến mức độ không kềm hãm được sẽ là nguyên nhân cho mọi biến động xã hội – chính trị có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mỗi lần Đại hội Đảng là mỗi lần giới cầm quyền cộng sản chia nhau quyền lực và quyền lợi quốc gia. Càng ngày các phe nhóm trong Đảng Cộng sản càng công khai, tranh giành và đấu đá nội bộ càng dữ tợn hơn, càng lộ liễu hơn. Thêm vào đó là bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thọc xuống tận hạ tầng cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam để thu xếp tay chân từ địa phương đến trung ương nhằm bảo vệ quyền lợi Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam đi ngược quyền lợi dân tộc
Cựu Thiếu tướng quân đội cộng sản, kiêm Đại sứ Trung Quốc, ông Nguyễn Trọng Vĩnh đã mở đầu bài viết mới nhất như sau: “Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại”. Lời mở đầu của ông không phải là mới. Khi chiến tranh Việt – Trung xảy ra năm 1979, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho công bố tập tài liệu Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua. Tập tài liệu này nói rất rõ tham vọng bá quyền Đại Hán của giới cầm quyền Bắc Kinh.
Từ tham vọng bá quyền này, nhiều phần đất ông cha ta để lại, như thác Bản Giốc, ải Nam Quan, đã được Đảng Cộng sản Việt Nam cho sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc. Hằng chục ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ cũng đã chính thức thành lãnh hải Trung Hoa. Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Vùng lãnh hải thuộc kiểm soát của Việt Nam càng ngày càng bị thu hẹp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã để mặc cho Quân đội Trung Quốc bắn, bắt, cướp tàu, đòi tiền chuộc khi các ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng lãnh hải đất nước. Trong khi đó tàu đánh cá Trung Quốc lại được tự do ra vào lãnh hải Việt Nam.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam để Trung Quốc khai thác bauxite Tây Nguyên hiện đang bị dư luận lên án. Nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại cho tư bản Trung Hoa mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Dương. Riêng việc này, ông Nguyễn Trọng Vĩnh đã phân tích rất rõ và kết luận: “Đây không chỉ là hành động bành trướng mà là sự phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường, phá hoại đời sống của nhân dân và phá hoại an ninh đất nước một cách gớm ghê, thâm hiểm.”
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh còn chỉ thấy: “Trung Quốc sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra cạnh tranh với các nước, đầu tư xây dựng công trình, xí nghiệp và một khi trúng thầu xây dựng nhiều công trình (trên thực tế họ đã trúng thầu khắp từ Bắc, Trung, Nam, nhưng hình như chưa một cơ quan có trách nhiệm nào thống kê xem con số là bao nhiêu), họ đưa ồ ạt lao động của họ vào, cộng với vô số người Trung Quốc vào theo đường du lịch. Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc. Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đã rõ!”
Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng quyền lực và quyền lợi tạo ảnh hưởng từ trung ương đảng đến hạ tầng cơ sở, từ kinh tế đến chính trị văn hoá, từ tư tưởng đến hành động… Việt Nam đang trở thành một chư hầu, một bán thuộc địa, một tỉnh nhỏ nghèo của Trung Quốc. Thế mà các bạn sinh viên học sinh, các anh chị văn nghệ sỹ chỉ vì biểu tình đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông cho Việt Nam, đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam thẳng tay đàn áp.
Để kỷ niệm lần thứ 60 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt, giới cầm quyền Hà Nội đã gởi điện đến giới cầm quyền Bắc Kinh chúc mừng tình đồng chí anh em thắm thiết lâu dài. Thì ngay tại Hà Nội, giới cầm quyền Hà Nội lại nhận lời răn đe dạy bảo từ Đại sứ Trung Quốc, Tôn Quốc Tường, “Cùng hợp tác làm ăn thì phát triển, còn đấu tranh thì thất bại”. Trước đây, ông Tường cũng đã khuyên răn giới cầm quyền Hà Nội “tạm gác lại những tranh chấp, cùng nhau khai thác biển Đông”. Trước những răn đe dụ dỗ công khai và ngạo mạn như thế mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám mở lời phản đối để bảo vệ chủ quyền, danh dự và thể thống quốc gia. Rõ ràng Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ đi ngược quyền lợi đất nước, dân tộc, mà còn phản bội bao đồng chí của họ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt – Trung (1979-89).
Mô hình Trung Quốc – đàn áp chính trị tại Việt Nam
Hai mươi năm trước, lập luận “đổi mới kinh tế sẽ dẫn đến đổi mới chính trị” được khá nhiều người ủng hộ. Thực tế ngược lại, càng ngày mức độ đàn áp chính trị càng lộ liễu, càng dữ tợn hơn.
Chỉ trong vòng hai tháng qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang hằng loạt các nhà đấu tranh dân chủ ra xét xử. Các ông Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung thì bị khép án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Các ông Lê Thăng Long, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Văn Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn và bà Phạm Thanh Nghiêm bị xử về “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Riêng bà Trần Khải Thanh Thủy bị ba năm rưỡi tù giam, với tội danh ngụy tạo ”cố ý gây thương tích”.
Các phiên toà xử các nhà dân chủ Việt Nam đều vội vã, kín đáo cho xong chuyện. Bản án đều đã được viết sẵn. 17 vị trên, cũng như các nhà dân chủ hiện đang bị cầm tù, chỉ có một tội duy nhất là yêu nước. Họ mong muốn cho đất nước dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Với Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu nước không yêu “Đảng” là một trọng tội.
Cũng cần nói đa số các vị nêu trên là thành viên Khối 8406, một tổ chức quần chúng đấu tranh với “mục tiêu giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị, giành lại các quyền tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam bằng đường lối bất bạo động”. Khối đã gần vượt qua 4 năm thử thách. Từ chỉ gồm 118 thành viên ban đầu, nay đã tăng lên hàng chục ngàn thành viên gồm đủ mọi tầng lớp dân chúng và được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Khối đã trực diện thách thức quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam và vì thế nhiều thành viên trong Khối đã bị bắt bớ, tù đày, cô lập.
Không phải chỉ riêng các nhà đấu tranh cho dân chủ, anh chị em sinh viên học sinh khi biểu tình đòi Trung Quốc trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Các nhà báo, các blogger, giới trí thức đối kháng cũng luôn bị công an cộng sản quấy nhiễu. Tín đồ các tôn giáo Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo, Phật giáo đều bị đàn áp.
Chiến lược mới của Phương Tây
Ông Ngụy Kính Sinh còn có bài viết cho rằng Phương Tây đã nhận ra những sai lầm quá khứ trong quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam. Họ đã thay đổi chiến lược và hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đang đứng “bên bờ vực của sự thay đổi hay sụp đổ”.
Thật vậy, gần đây Hoa Kỳ về mặt quân sự và chính trị đã quan tâm hơn đến các quốc gia Đông Nam Á và biển Đông, nơi tàu bè các quốc gia Tây phương thường xuyên qua lại. Phương Tây cũng quay trở lại chiến lược cạnh tranh đối đầu trong kinh tế. Kiểm tra chặt chẽ và thông tin rộng rãi về các hàng hoá thực phẩm kém phẩm chất. Lên án việc bóc lột nhân công tại Trung Quốc và Việt Nam. Ngăn cản việc xuất cảng kiến thức và kỹ thuật cao cấp. Không chấp nhận việc đầu tư Trung Quốc vào một số khu vực chiến lược, như hầm mỏ. Đòi hỏi Trung Quốc phải làm ăn lương thiện, như google. Chống tiếp tay hối lộ, tham nhũng tại Việt Nam và Trung Quốc. Đó là những hành động cụ thể mà quốc gia Tây phương đã đang và sẽ tiếp tục tiến hành.
Sự thay đổi chiến lược này có thể ép buộc các đảng Cộng sản phải cải cách, hoặc sẽ bị sụp đổ. Ông Ngụy Kính Sinh giải thích các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động người dân. Đây là lý do tại sao chế độ cộng sản Trung Quốc quan tâm rất lớn vào việc ngăn chặn các thông tin trên cả báo chí lẫn Internet. Vì thế các thành phần đối kháng ở nước ngoài có nhiệm vụ phải liên tục sử dụng các phương tiện truyền thông để tích cực cổ động cho nền dân chủ và tự do. Lo sợ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng này đã tiếp tay hay ra tay liên tục tấn công phá hoại các mạng tự do trong phong trào dân chủ tại Việt Nam.
Ông cũng cho rằng cần hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ bởi “Trận chiến mậu dịch này sẽ không có lợi cho hệ thống tư bản quan liêu; nhưng sẽ chỉ có lợi cho những người lao động ăn lương giờ và lương năm, hay những nguồn vốn tư nhân của các nước, đó là biện pháp tốt nhất để đẩy mạnh cho cuộc cách mạng dân chủ và để tránh các cuộc nổi dậy làm cho đất nước bị rối loạn.”
Cao trào yêu nước tại Việt Nam
Trong chuyến viếng thăm báo Người Việt, ông Ngụy Kính Sinh cũng chia sẻ việc phong trào tại Việt Nam dùng “lòng yêu nước” trong việc tranh chấp về biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam để tấn công nhà nước Hà Nội ‘là một hành động ngây thơ’ khiến ông hơi quan tâm.” Ông nói tiếp “Ðừng rơi vào cái bẫy của nhà cầm quyền!” Theo ông, các chế độ độc tài cộng sản “rất điêu luyện” trong việc “lợi dụng lòng yêu nước” để mị dân, với mục đích “cướp chính quyền hay củng cố chế độ của họ” như lịch sử đã chứng minh. Ông cho biết: “Ngày nay, Trung Quốc đang dùng tinh thần quốc gia để cai trị dân họ, và Việt Nam cũng thế!”
Với Trung Quốc, suy nghĩ của ông hoàn toàn đúng. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đang cố đạt những thành tích vượt bậc từ chương trình không gian đến tổ chức Thế vận hội và Hội chợ Thế giới. Các thành quả của Mô hình Trung Quốc cũng luôn được bộ máy tuyên truyền ca ngợi từ kỹ năng kinh tế đến sức mạnh quân sự Trung Quốc. Trên các diễn đàn internet, các blogger, hàng chục triệu những thanh niên nam nữ giận dữ tin theo các cáo buộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phong trào độc lập của Tây Tạng và Uighur. Họ cũng công kích các quan điểm không thừa nhận “tính ưu việt bẩm sinh” của mô hình Trung Quốc. Họ cũng giận dữ vì “Tam Sa, Nam Sa là của Trung Quốc” và đang bị bọn vong ơn Việt Nam chiếm giữ…
Trường hợp Việt Nam thì trái lại. Ngay như ông Tống Văn Công một đảng viên kỳ cựu còn nhận ra Đảng Cộng sản Việt Nam cần quay về với dân tộc để trở thành một “Đảng của dân tộc”. Ông Công cũng cho rằng “Trung Quốc không có Hồ chí Minh!” và “Chúng ta chỉ cần trở về nguồn, về với Hồ Chí Minh: ‘Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam’”. Thực ra Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cố gắng hết sức sử dụng hình ảnh Hồ chí Minh để trì hoãn sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Tuy nhiên, càng cố gắng thì càng lộ ra những sự thực về Hồ Chí Minh, người nói một đằng làm một nẻo. Riêng đa số dân Việt, ngay cả những người thuộc thế hệ trẻ, đều biết câu nói của cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
Ngay cả đến các cựu tướng lãnh quân đội cộng sản, như các ông Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh…, cũng nhận ra nhóm cầm quyền hiện nay đang bán dần đất nước cho ngoại bang Trung Quốc. Trong quân đội hiện tại, đa số cán bộ trung và cao cấp đều trưởng thành trong cuộc chiến tại Cam Bốt và cuộc chiến chống bá quyền Trung Quốc. Họ cũng nhận ra nhóm cầm quyền hiện nay phản bội các đồng chí hay chiến hữu của họ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống xâm lăng 1979-89. Họ cũng nhận ra không dại gì đi làm bia đỡ đạn cho các đại gia tư bản đỏ. Và cũng vì thế, Đảng Cộng sản rất sợ quân đội sẽ trung thành với Tổ quốc, đứng về phía người dân để giành lại các quyền tự do cho dân tộc.
Chiến tranh sẽ xảy ra?
Ông Ngụy Kính Sinh còn nói: “nếu ‘bị dồn vào đường cùng,’ thậm chí, Việt Nam có thể khai chiến tranh với Trung Quốc, và dĩ nhiên là họ sẽ thua trận, nhưng họ vẫn sẽ thắng lớn, vì họ đã ‘lợi dụng lòng yêu nước’ để hợp pháp hoá được chính quyền của họ.” Điều này người viết đồng ý với ông, vì người quốc gia chúng ta thường đặt quốc gia và tình tự dân tộc bên trên nên rất dễ bị Đảng Cộng sản lợi dụng. Và vì để chiếm giữ quyền lực chính trị, Đảng Cộng sản đã đưa đất nước đưa dân tộc từ cuộc chiến này sang cuộc chiến khác, gây bao phân hoá dân tộc. Và cũng vì vậy, chúng ta phải chủ động giành lại quyền tự quyết dân tộc, tránh chiến tranh chỉ gây đau khổ tang tóc cho đồng bào ruột thịt.
Nếu chiến tranh xảy ra trước khi người dân giành lại được quyền tự quyết dân tộc là một đề tài lớn cần tâm trí của nhiều người.
Kết
Người viết xin cám ơn nếu bạn chưa kết luận bài viết chỉ gồm những “wishful thinking”. Hai mươi năm trước, người viết được chứng kiến sự sụp đổ bức tường Bá Linh, chứng kiến sự đứng dậy của các dân tộc bị trị Đông Âu, rồi chứng kiến sự sụp đổ của đế quốc Liên Sô một thời “bách chiến bách thắng”.
Hai Đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Quốc: Đảng nào sẽ sụp trước? Nếu chúng ta không chủ động mà chỉ ngồi đợi cách mạng Trung Hoa, thì lẽ đương nhiên Việt Nam sẽ là kẻ đi sau.
Melbourne, Úc Đại Lợi
Nguyễn Quang Duy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...