30 thg 3, 2010

Biển Đông sẽ là chủ đề nóng bỏng của ASEAN khi Việt Nam là chủ tịch?

VIT - Sớm hay muộn thì vấn đề Biển Đông sẽ thay thế vấn đề dân chủ ở Myanmar và cũng là thách thức lớn nhất của ASEAN khi Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN.Có thể nói, từ bây giờ Myamar có thể tự tin theo đuổi kế hoạch "Lộ trình 7 điểm" của mình mà không bị gây áp lực như 4 năm trước đây khi Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan luân phiên giữ vai trò chủ tịch.

Kể từ khi giữ vai trò chủ tịch ASEAN vào tháng 01/2010, Việt Nam đã rất thận trọng và không đối đầu với tình hình chính trị tại Myanmar. Bất kỳ sáng kiến mới nào của ASEAN về Myanmar, đặc biệt là trước cuộc bầu cử sắp tới, sẽ là rất khó khăn và thậm chí là không thể thực hiện được.
Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trong ASEAN ủng hộ mạnh mẽ nhất nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ. Khi lần đầu tiên Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 1998, đúng 3 năm sau khi ra nhập ASEAN, Hà Nội đã rất tự hào về kỷ lục trong việc tăng cường đoàn kết và nhất trí trong ASEAN.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo Myanmar rất tín nhiệm vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khối ASEAN nhằm giải quyết khủng hoảng hiện tại ở quốc gia này. Trước đó, năm 2006, Hà Nội đã đóng vai trò then chốt trong phá bỏ các lệnh áp đặt của EU đối với Myanmar và đã thành công khi biến quốc gia này trở thành thành viên của Hội nghị Á - Âu.
Rõ ràng là, sau 15 năm là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và gây được uy thế để trở thành quốc gia có ảnh hưởng đối với các “tân binh” của ASEAN như Lào, Mi-an-ma và Campuchia. Năm nay ASEAN sẽ phải giải quyết với những vấn đề đầy gai góc là tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông và hợp tác trong tương lai về vấn đề này. Sau khi ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN tại Phnom Penh năm 2002, vấn đề nhạy cảm này vẫn chỉ tồn tại là văn bản trong suốt 8 năm qua. Không có bất kỳ sự tiến bộ nào về lòng tin và các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các bên đối với khu vực tranh chấp, bao gồm quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và bãi cạn Scarborough. Và chính vấn đề này đã trở thành lỗ hổng sứt mẻ lớn nhất trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
Từ năm 1997, ASEAN đã kêu gọi tôn trọng nguyên trạng của những hòn đảo có tranh chấp và tránh bất kỳ hành động mà sẽ gây phức tạp thêm cho tình hình. Nhưng sự thật thì lại khác, một số quốc gia đã không tuân thủ theo cam kết và thực hiện tự kiềm chế. Họ đã tiến hành chiếm một số đảo nhỏ và xây dựng các công trình mới. Rõ ràng, một số quốc gia ký kết Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông đã không tôn trọng văn bản không ràng buộc. Và rồi, ASEAN và Trung Quốc vẫn bất hòa, như họ đã từng tồn tại nhiều năm trước đây, hiện đang rất mong muốn biến đổi tuyên bố không ràng buộc trở thành bộ luật pháp lý ràng buộc để thực thi.
Rõ ràng, về mặt tình cảm tổng thể giữa các bên ký kết và không ký kết tuyên bố ứng xử ở Biển Đông trong ASEAN đã thay đổi theo thời gian. Nhìn lại tháng 3/1995, ASEAN thống nhất phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng đảo đá ngầm Mischief Reef (đảo Vành khăn). Trong khi đó, các quốc gia không ký Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông như Singapore, Indonesia, Thái Lan và Philíppin - quốc gia có ký nhưng mong muốn tiếp tục đàm phán và không đa phương hóa vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN.
Vấn đề là liệu ASEAN có thể đồng lòng và thống nhất đàm phán với Trung Quốc như trước đây tổ chức này đa từng làm? Hoặc, tốt hơn hết là hãy để giữ nguyên hiện trạng như trước và không đề cập tới nó? Nhưng, với chiến lược của Việt Nam trên cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN, thì Hà Nội sẽ chủ động đưa ra các biện pháp cụ thể để từng bước thực hiện các bước cơ bản trong tuyên bố ứng xử; đặc biệt là Điều 5 và Điều 6 trong Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông, những điều liên quan tới vấn đề chủ quyền khu vực chồng lấn.
Được biết, quan điểm mới nhất của ASEAN đối với Trung Quốc là đã từ chối mong muốn của Bắc Kinh được ký kết Hiệp ước Khu vực tự do hạt nhân Đông Nam Á hai năm trước đây. Vì ASEAN mong muốn tất cả năm nước lớn phải cùng ký một lúc. Hay nói một cách khác, ASEAN đã không còn dành sự ưu tiên cho Bắc Kinh như trước nữa. Trong vài tháng tới, quan hệ ASEAN - Trung Quốc sẽ được quyết định rõ ràng hơn từ cả 2 phía. Một thách thức mới đó là sự khô hạn hiện nay dọc theo sông Mekong.
Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc rằng một loạt các đập nước mà Trung Quốc mới xây dựng là nguyên nhân gây mực nước sông Mekong trong khu vực xuống thấp trầm trọng như hiện nay. Theo kế hoạch, Trung Quốc và Myanmar sẽ tham gia trên cương vị là đối tác đối thoại tại hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ven bờ sông Mekong dự kiến tổ chức từ 02/4 đến 05/4 tại Hua Hin, Thái Lan. Qua hội nghị có thể thiết lập chuẩn mực mới giữa Trung Quốc và các nước ven bờ sông Mê-kông, đồng thời cũng chính là thành viên ASEAN.T.H (Tổng hợp)

12 THÁNG ANH ĐI