Tưởng tượng và tiềm thức
Step Jones
Dĩ nhiên, mọi người đã nghe,đã biết về Tiềm thức(1) nhưng Tiềm thức là gì và Tiềm thức hoạt động làm sao là một điều thích thú khác. Tiềm thức cũng giống như một phần của máy điện toán mà bạn đang xử dụng tuy nhiên nó lại nằm trong bộ óc của chúng ta.
Tiềm thức là một tâm thức tiềm ẩn với khả năng chứa đựng tất cả những gì chúng ta thấy,nghe,nếm,ngưỡi,sờ mó và kể cả những gì bạn nghĩ hay tưởng tượng . Nó ghi nhận tất cả mọi vật, hoàn toàn giống như một máy chụp hình video vậy. Khi máy mở,nó quay lại hình ảnh và âm thanh đã được ghi nhận xung quanh theo ý nghĩ người xử dụng . Thỉnh thoảng,hầu như mọi thời điểm, bạn không biết bạn đang ghi nhận cái gì nữa . Khi bạn xem lại những gì đã quay,bạn sẽ không nhận ra rằng mình đã ghi nhận như vậy,đã quay cảnh trí như vậy . Cái gì vậy ? Tôi đâu có quay cảnh này hồi nào ..... Vâng ,đó chính là máy video bạn quay nhưng bạn là người điều khiển .
Bây giờ,chúng ta trở lại tâm trí tiềm ẩn của chúng ta,đó là tiềm thức . Tiềm thức này ghi nhận mọi dữ kiện tin tức,dù tốt hay xấu theo dòng cuộc sống của chúng ta . Tiềm thức không chọn lọc cái gì là hữu dụng hay không, bổn phận của nó chỉ ghi nhận tất cả những gì xãy ra trong cuộc đời, bên ngoài thân thể và cả bên trong thân thể chúng ta . Và rồi, ý thức của chúng bắt đầu chọn lọc,cái gì ta phải làm và cái gì ta chẳng cần đến . Cuối cùng ,ý thức chọn lựa và sống mỗi ngày chính là khuôn mẫu chính yếu của chúng ta giữa cuộc đời . Ta phải đi con đường này, không phải con đường kia .
Đôi lúc,chúng ta cho rằng đó là sự thật,nhưng thực ra không phải vậy,cái chúng ta tin là đúng,là chân thiện mỹ,thì thực ra là sự giả dối,một sai lầm, một ngộ nhận .
Điều đó đã từng xãy ra bởi Chúng ta có đầy ấp những tin tức,và là người,thỉnh thoảng ,tạo nên lầm lỗi cũng điều đương nhiên .
Như vậy, bộ óc chúng ta qua tiềm thức xử dụng năm giác quan để thu nhận mọi dữ kiện có được,dù trong hay ngoài cơ thể và chúng ta sống,hành động theo sự tin tưởng của chúng ta ( tin rằng điều này là đúng,phải làm và điều kia là sai,không đếm xỉa gì đến .)Đối với con người, truy lùng chân lý,sự thực vẫn là một ám ảnh triết học từ nguyên thủy.
Chúng ta vẫn tự hỏi điều đó có đúng không? Đó có phải là một chân lý không? Vâng, hầu hết chúng ta xác quyết rằng chúng ta biết điều gì là đúng ,cái đó nó đúng mà. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng như vậy. Nhưng thực sự không có nột khác biệt nào sao giữa đúng và sai, giữa chân lý và sai lạc.
Đó là thực,không phải giả cho chúng ta nếu chúng ta tin tưởng nó.
Với sự quyết tâm tin tưởng,tâm trí tiềm ẩn trong ta sẽ thực hiện cái mà chúng ta tin tưởng,điều mà chúng ta cho là đúng đó. Nếu chúng ta tin tưởng rằng chúng ta thành công, chúng ta sẽ đi đến kết quả đó : thành công .
Nếu chúng ta tin tưởng chúng ta là những kẻ thất bại và chúng ta không xứng đáng cho sự thành đạt, thì chúng ta làm sao có sự thành quả tốt đẹp được, và nhất định là bạn hay tôi cũng chẳng có một mảy may nào gọi là thành công cả.
Tại sao vậy? Bởi vì tiềm thức bạn ghi nhận, gìn giũ mọi dữ kiện và tiềm thức cũng ghi nhận những gì mà đầu óc tưởng tượng của bạn bảo nó phải làm. Bởi vậy, nếu bạn nghĩ bạn như vậy,đó là cách bạn sẽ trở thành. Nhiều người không biết rằng cái ở trong tâm trí bạn,điều ám ảnh bạn sẽ trở thành chính thực tế cuộc sống của bạn.
Nếu bạn chịu khó xủ dụng cái tâm tưởng tượng của bạn ngày này qua ngày khác,và như vậy mãi cho một mục tiêu nào đó,thì chính nó,mục tiêu đó sẽ trở thành hiện thực trong đời sống hay đúng hơn chính là cái bạn muốn có.
Thiên hạ bảo tôi rằng họ đã có mục tiêu và họ đặt mục tiêu trước họ nhưng chẳng có gì xãy ra cả. Tại sao vậy? Chẳng bao giờ xãy ra chỉ vì những kẻ đó không bao giờ xử dụng trí tưởng tượng của họ cả. Họ chẳng bao giờ tưởng tượng ở cuối cùng của công việc họ đang làm là chổ nào, họ không biết họ muốn cái gì trong tương lai,dù gần hay xa. Và thực ra, họ đã bảo tâm trí họ là họ thực sự chẳng muốn cái họ đã từng nghĩ,dù cái đó là cái gì họ cũng chẳng quan tâm.
Vậy thì thử xem xét lại một chút. Tâm thức tiềm ẩn của bạn hay tiềm thức đó là gì vậy? Nó chính là bộ nhớ ,nó ghi nhận ,tồn trữ mọi dữ kiện do năm giác quan cũng như tư tưởng của bạn. Tiềm thức hành động theo như bạn muốn, vì ý thức của bạn xem xét,điều khiển cái bạn muốn. Và chính tiềm thức đó sẽ đặt trọng tâm vào cái bạn muốn để nổ lực làm cho thành tựu.
Vay thì tửong tượng nằm ở đâu? Vâng,chính nó là chìa khóa mở mọi cánh cửa cho bạn. Tâm thức hay ý thức của bạn sẽ xử dụng trí tưởng tựong để hình dung,tạo dựng hình ảnh của bạn trong tương lai hay đúng hơn là con người của bạn và đời sống trong những tháng năm tới.
Tốt hay xấu, giàu hay nghèo, đúng hay sai ,vâng,tất cả là chính con người của bạn. Bạn có giấc mộng lớn hay bạn có giấc mộng nhỏ,không có gì là quan trọng. Bất cứ cái gì bạn tưởng tượng và tin tưởng là chính cái bạn muốn thành hình tượng,cái bạn muốn có trong đời sống của bạn,và chúng sẽ thành hình,một hiện thực của chính bạn như cái bàn,cái ghế,cái xe hay cái nhà .....của bạn vậy.
Như vậy thì đây là một bộ máy kỳ diệu mà bạn chưa hề xử dụng lần nào, và làm sao để có thể biết cách dùng nó. Chúng ta vẫn nghĩ ra những ý tưởng,nhưng chúng ta không điều khiển được chúng nó. Vì thiếu sự diều khiển tất cả những gì mà ý thức chuyển đạt cho tiềm thức, bộ máy kỳ diệu,từng đều hành cơ thể và vận hành cho tương lai chúng ta,trở nên không có hiệu lực,và chính chúng ta trở nên vô tích sự trong đời sống.
Bạn không tin tôi sao? Bạn có bao giờ nghĩ đến hơi thở của bạn không? Có bao giờ nghĩ lượng máu đang chảy trong người bạn? hay hàng ngàn ,hàng vạn nhiệm vụ khác đang chuyển động,đang hoàn tất trong cơ thể?Không ,chẳng ai thèm để ý . Tất cả đều tự động,và tại sao như vậy? có ai để ý làm gì ? kể cả bạn và tôi.
Thực sự cái mà điều khiển mọi sinh hoạt trong cơ thể chính là tiềm thức,cái tâm thức tiềm ẩn chiếm 99% những hoạt động hay hành vi của chúng ta,trong khi đó ý thức của chúng ta chỉ có 01%.Như thế,bạn sẽ nhận thấy được sức mạnh vô song của tiềm thức. Bạn đã có một bộ máy làm tất cả mọi việc,điều khiển mọi hoạt động trong bạn ,và ngay cả những gì mà bạn muốn trong tương lai.
Làm sao bạn có thể nuôi dưỡng nó ?
Quả thực là bạn phải nuôi dưỡng tiềm thức bằng những món ăn phong phú của trí tưởng tượng,nếu không, cái bạn muốn có sẽ không hợp cho bạn một chút nào . Bộ máy tiềm thức, một máy điện toán nội thức(đầy ý thức tiềm ẩn ),có sức vạn năng . Nó giữ bạn sống còn,tồn tại khi bạn không còn ý thức hay hôn mê bất tĩnh. Nó ghi nhận,chụp hình mọi chi tiết mà giác quan của bạn có thể ghi nhận . Nó có cả một sân khấu của tâm trí, nơi đây trí tưởng tượng sẽ làm việc, trình bày những bộ phim,những câu chuyện mà chính bạn ra lệnh diễn xuất,trình diễn và từ đó đưa đến những quyết định bạn muốn gì và làm gì trong đời sống của bạn .
Giờ đây là quyết định của bạn : Bạn phải làm gì với chiếc máy đầy quyền năng đó,bộ máy tiềm thức nhỏ bé trong con người của bạn ? vứt nó vào xọt rác hay cho nó những thức ăn tồi tàn và bỏ mặc nó bên lề cuộc sống .
Hãy thử làm như thế này : thử tưởng tượng trong đầu óc mình cái gì bạn muốn làm hay muốn có ,rồi nhìn,ngắm và quan sát nó như một cuốn phim hay trên màn ảnh . Bạn nghĩ và tưởng đến nó càng nhiều càng tốt ...Và đến một lúc ,tiềm thức bạn sẽ kế tiếp công việc đó .
Tiềm thức bạn sẽ giúp bạn ,đưa bạn đến nơi nào bạn thực sự muốn đến nếu bạn chịu khó xử dụng trí tưởng tượng của bạn,đồng thời để tâm thức mở ra những phương trời xa lạ, đến những cái có như bạn đã tưởng tượng .
Điều muốn nói là chúng ta thường bảo thủ,thành kiến,cứ ôm chặt vào những gì đã có và hầu như không chịu mở rộng tâm thức,đi đến những cái có thể ,cái sắp đến cho chúng ta .
Vì thiên kiến và óc hẹp hòi,nhỏ nhen, chúng ta chẳng thể nào thấy được những gì mà kẻ khác thấy .Con ếch trong giếng thì làm sao thấy được bầu trời bao la,bát ngát .
Biết bao hình ảnh những kẻ lừng danh trên thế giới đã cho biết điều đó , anh em nhà Wright với chiếc máy bay , Tom Edison với bóng đèn điện, Einstein với thuyết tương đối ......
Tiềm thức là một năng lực kỳ lạ với khả năng phi thường là 99% hoạt động của bạn ,dù bạn ngũ hay thức . Bạn chỉ có thể nuôi nấng nó bằng một đầu óc rộng mở và một trí tưởng tượng phong phú . Không có bất kỳ chuyện gì mà Tiềm thức của bạn không làm được cho bạn .
Những kẻ không tin Thượng Đế vẫn nói rằng lời cầu nguyện của họ không bao giờ được đáp ứng . Và họ không tin .
Tâm thức tiềm ẩn của bạn sẽ làm được việc bạn muốn nếu bạn thực sự tin tưởng .
BẠn có nhớ Dorothy trong phim chuyện " Phù thủy ở xứ Oz" không ? Cuối cùng, Glenda ,bà phù thủy phúc hậu chia xẻ ,cho Dorothy biết quyền phép để nàng có thể trở lại quê nhà bất cứ lúc nào nàng muốn .Điều duy nhất nàng làm chỉ nói : " TÔI TIN TƯỞNG,TÔI TIN TƯỞNG ,TÔI TIN TƯỞNG" ,và lập tức,sau ba lần như vậy,nàng có mặt ngay trong nhà mình .
Lúc đầu, Dorothy chẳng thể nào tin được . Và bạn phải tin để biến nó thành sự thực,chuyển biến cái Không thành cái Có bởi vì cái Có khởi động từ cái Không . Cái 'Có' là cái bạn muốn trong đời sống .
Tiềm thức của bạn cần bạn tin tưởng để giúp bạn hoàn tất,tựu thành những gì bạn muốn. Bài toán thật là đơn giản. Nếu bạn không tin thì bạn chẳng nhận được cái gì cả. Nhưng dĩ nhiên, điều đó chẳng đơn giản tí nào, bạn cần nhiều hơn thế nữa. Và đó là lý do bạn đến chốn này, tiếp tục học hỏi nhiều hơn nữa.
Bạn phải hiểu rõ rằng chính tâm thức tiềm ẩn đó,tiềm thức đó đã ghi nhận,chụp hình và nhớ rõ mọi việc,kể cả tình cảm của bạn . Tâm thức hay ý thức của bạn xem xét và quyết định cái bạn phải xử dụng trong đầu óc của bạn và tối hậu cái gì bạn phải tin tưởng và hoàn thành .
Trí tưởng tượng của bạn giống một cuộn phim ảnh , một cuộc hành trình mới bạn đang xem,đang di chuyển . Nếu bạn mở ra, màn trình diễn đó hay,cuộc hành trình đó sẽ được ghi nhận trong bộ nhớ,trong tiềm thức của bạn mặc cho bạn có thích hay không . Phần cuối cùng là tiềm thức của bạn sẽ ghi nhận và tin tưởng đó là sự thực (cuộn phim hay của cuộc hành trình ).
Như bạn thấy , tiềm thức của bạn không cần biết sự đó thực đúng hay sai,hay từ những cái ảo ,nhưng chỉ ghi nhận những kiến thức đó như là những sự kiện và xử dụng khi cần . Ý thức của bạn quyết định đâu là sự thực ,điều nào là đúng và sai là cái gì tiềm thức của bạn có thể chuyển bạn theo một hướng bí mật khác nếu bạn không có một giải đáp nào .
Hãy thử dơn giản nghĩ chuyện bạn bỏ quên một chúm chìa khóa. Dĩ nhiên là bạn cố nghĩ,cố nghĩ là mình đã bỏ quên đâu đó, và nghĩ và lại nghĩ ,hỏi con hay hỏi một người nào đó nhưng vẫn không biết nó ở đâu. Bạn vẫn nghĩ là mới đó mà, nó nằm đâu rồi .Cuối cùng ,bạn mệt quá, phó mặc nó . Thình lình,khi không ,bạn nhớ ngay ra nó nằm ở đâu và lúc nào bạn đã quên nó . Bạn chỉ việc tới đó và cầm chùm chìa khóa lên .
Làm sao sự việc có thể xãy ra như vậy ? Mọi việc diễn ra chỉ vì bạn đã cho bắt buộc,thúc ép tiềm thức của bạn phải làm ngay công việc đó . VÂng,chỉ có vậy thôi .
Như vậy,bạn có khả năng hoàn tất,tạo nên bất kỳ một thắng lợi nào nếu bạn sữa soạn,dự thảo chương trình của bạn vào máy điện toán quan trọng của bạn, đó chính là tiềm thức của bạn, một bảo vật vô giá. Đừng bao giờ quên nó .
Hầu hết mọi người đều không xử dụng,không thèm biết đến tiềm thức. Họ để mọi sự diễn đến và trôi đi như nước chảy dưới cầu.
Bạn cần dùng trí tưởng tượng để dự thảo cho tiềm thức của bạn. Cả hai đều là chính bạn .
Nếu bạn muốn thành công,nếu bạn muốn có một cái gì đó trong cuộc đời này thì điều cần thiết nhất vẫn là :
Bạn,vâng,chính bạn phải xử dụng trí tưởng tượng và tiềm thức của bạn.Không ai cho bạn gì cả,nếu bạn quên đi chính bộ máy diệu kỳ đó .
Nguyễn việt Việt diễn dịch
(1)Theo Giáo sư sinh học Bruce Lipton, trong sinh hoạt của mỗi người, tiềm thức chiếm 99% còn ý thức chỉ có 01% còn lại dù ngày hay đêm,và suốt đời sống của mỗi người
30 thg 9, 2010
28 thg 9, 2010
Một ngày nhàn rỗi
Nguyễn Bắc Sơn
Buổi sáng mang tiền đi hớt tóc
Vô tình ngang một quán cà-phê
Giang hồ hảo hán dăm thằng bạn
Mải mê tán dóc chẳng cho về
Về đâu, đâu cũng là đâu đó
Đâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ[1]
Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ
Ba nghìn thế giới cũng chưa to.
Tháng giêng ngồi quán, quán thu phong
Gió Nhạn Môn quan[2] thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ
Thương Kiều Phong[3], nhớ tiếc Kiều Phong.
Bày ra một ván cờ thiên cổ
Thua trận nhà ngươi cứ trả tiền
Mẹ nó, tiền ta đi hớt tóc
Gặp ngày xúi quẩy thua như điên.
Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên
Từ Hải nhờ râu nên mới quạo
Thua cờ tớ bỗng đẹp trai thêm.
Lạng quạng ra bờ sông ngó nước
Trên trời dưới đất gặp ông câu
Ta câu con đú, ngươi câu đẻn
Chung một tâm hồn tất gặp nhau.
Khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ[4]
Là đâm chảy máu trái tim mình
Sông Mường Mán[5] không dung hào kiệt
Muôn đời bóng núi đứng chênh vênh
Tháng giêng có kẻ đi tìm cúc
Nhưng cõi đời không có Cúc Hoa
Thấy đám phù bình trên mặt nước
Biết mình đi lộn nẻo bao la.
Những khuôn mặt những người xuân nữ
Phiêu bồng vĩnh cửu lẫn phù du
Yêu rất khó vô tình cũng khó
Khách đa tình sợ nhất mùa thu.
Ghé thăm ông bạn trồng cây thuốc
Mời nhau một chén rượu trường sinh
Bát cơm tân khổ mười năm ấy
Câu chuyện năm năm khiến giật mình.
Nằm dưới gốc cây nghìn cánh bạc
Dường như mặt đất tiết mùi hương
Ngủ thẳng một lèo nay mới dậy
Dường như mình cũng mộng hoàng lương.
Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
Một ngày loáng thoáng một ngày qua.
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
Nguyễn Văn Luận
Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, ...nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982. Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là ...Vẹm!
Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.
Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ...
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi, “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ... tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng... đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là ... “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, ...đi tù!
Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.
“Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.
Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ . Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân ...” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”. Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng”giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiẻu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về...! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!
Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng ... nói dối!
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.
Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi....”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ ...!
27 thg 9, 2010
TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU
MỘT NGƯỜI CAN ĐẢM VÀ YÊU NƯỚC
Đinh Lâm Thanh
Hãy kiên nhẫn thêm một thời gian nữa để chờ xem lịch sử đánh giá, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể kết luận một cách chính xác về con người và sự nghiệp của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu....Trong giai đoạn nầy thì hãy còn quá sớm, vì không thể căn cứ trên những tài liệu thiếu chính xác của một số người bị thất sũng hoặc vì ân oán cá nhân, đã vội vã phê phán về một vị cựu tổng thống vừa nằm xuống không lâu. Nhiều hồi ký do một vài tướng lãnh cũng như những cựu công chức cao cấp viết ra, mà trong đó, ngoài việc chạy tội và tự đánh bóng đề cao cá nhân, người ta thấy khá nhiều mâu thuẩn theo quan niệm riêng tư hoặc mực độ tình cảm cá nhân của họ đối với cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ngoài ra còn một số tài liệu của nhóm bồi bút cộng sản gồm toàn luận điệu tráo trở và bóp méo lịch sử cận đại thì không thể căn cứ vào đó để viết về vai trò lãnh đạo của một tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Bài viết nầy không có tính cách sử liệu. Đây là quan điểm của một công dân, một người lính phải buông súng giữa đường và hôm nay vẫn còn cầm viết tiếp tục tranh đấu, muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu nhân ngày lễ giỗ thứ 8 của ông.
Theo quan điểm của tôi, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một người can đảm và yêu nước. Thật vậy, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng những ngày cuối cùng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa mà từ nội địa ra đến hải ngoại, nếu có một lãnh tụ nào thật sự có thái độ can đảm và thật tâm yêu nước thì đó là một điều quý hiếm và cần phải ghi nhận để nêu gương cho những người khác. Ngoài hai vị tổng thống tiền nhiệm Ngô Đình Diệm và Trần Văn Hương (dù ông Trần Văn Hương chỉ chấp chánh một giai đoạn ngắn) là những vị nặng tình với quốc gia dân tộc thì chỉ còn ông Nguyễn Văn Thiệu là một người xứng đáng để nhắc đến trong những ngày giỗ.
Những ai đã trải qua dưới thời lãnh đạo của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì không thể quên được những âm mưu phá hoại từ nội bộ do một số tướng lãnh nhận đã ân huệ và tiền bạc từ ngoại bang để thi hành chỉ thị của cộng sản và tôn giáo cũng như để phản bội lại chính nghĩa quốc gia, đồng đội và anh em chiến sĩ thuộc quyền. Chính những vị tướng nầy đã chạy theo ngoại bang và cộng sản, quay lại ám hại chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Hơn nữa, tình hình bất ổn chính trị xảy ra thường nhật từ Sài Gòn đến Huế với những cuộc biểu tình xuống đường chống đối của sinh viên, công nhân, con nít, bà già trầu…do cộng sản phối hợp với CIA chỉ huy nhằm yểm trợ cho cuộc tháo chạy của Mỹ cũng như xâm lăng của miền Bắc. Những hành động quấy rối hậu phương đã lung lạc tinh thần đồng thời bó tay người lính đang ngày đêm chiến đấu chống quân thù bảo vệ từng tất đất quê hương. Mặt khác, Mỹ chuẩn bị rút quân tháo chạy sau khi buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như một thực thể đối lập của miền Nam, đồng thời chính phủ Mỹ thông báo chương trình cắt giảm và chấm dứt viện trợ quân sự để ép buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận ký vào thỏa ước Versaille. Thỏa ước nầy là âm mưu để dọn đường cho Mỹ ra đi trong danh dự đồng thời giúp cộng sản dễ dàng treo cờ, chiếm đất, dành dân theo kế hoạch ngưng chiến tại chỗ kiểu da beo.
Thời bấy giờ ít ai hiểu được nỗi khổ tâm của một người lãnh đạo quốc gia mà hời hợt nhận định tình hình chính trị quân sự một cách nông cạn theo chiều hướng cộng sản và thành phần chủ trương hòa giải hòa hợp, từ đó người ta đánh giá thấp về vai trò lãnh đạo cũng như những cố gắng đối đầu của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với người Mỹ. Cần phải nhìn nhận một điều, dù bất cứ ai tài giỏi đến đâu cũng không thể chống đở một lúc với 3 thế lực đang đánh vào vị nguyên thủ quốc gia. Bên trong thì nội thù muôn mặt do cộng sản Hà Nội điều động qua một số tướng lãnh, là những người đã bất tài mà còn tham vọng, các viên chức nội các ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, thành phần trí thức xanh vỏ đỏ ruột, sinh vên học sinh bỏ học a dua làm chính trị, con nít bà già trầu ngốc nghếch xuống đường theo lệnh của cha thầy. Ngoài mặt trận thì quân chính quy cộng sản và Tàu cộng đã có mặt hầu hết trong các hang cùng ngõ hẽm. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tiết kiệm súng đạn, nguồn tiếp liệu bị cắt giảm và yểm trợ không-hải-lực bị hạn chế. Điều nầy chứng tỏ chính người Mỹ và thành phần phản bội quốc gia đã trói tay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồng thời người Mỹ không quên đem số phận của tổng thống Ngô Đình Diệm ra làm áp lực buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức.
Các tài liệu giải mật đã cho thấy, vì quyền lợi mà người Mỹ đã thông đồng với khối cộng để cạn tàu ráo máng với một đồng minh. Họ đã đạp lên lời hứa danh dự của một cường quốc đứng đầu khối tự do bằng cách đóng cửa rút cầu, mà điều đáng nói nhất là việc chuyển giao trách nhiệm chiến đấu chống cộng sản cho QLVNCH nhưng lại cúp hẳn hoàn toàn các hình thức viện trợ quân sự, ngay cả súng đạn theo nhu cầu chiến trường, chỉ tương đương với một số tiền nhỏ là 300 triệu dollars !
Bị vây đánh phá từ ba phía nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã can đảm chịu đựng cho đến giờ phút chót để rồi phải bàn giao chức vụ lại cho một người khác. Ngày cuối cùng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tuyền hình tâm tình, cám ơn và tuyên bố từ chức để chia tay đồng bào, ông uất nghẹn nói không nên lời. Những giọt nước mắt của một tổng thống đã nhỏ xuống khi phải ngậm đắng nuốt cay vì không thể phơi bày tất cả sự thật phủ phàng trước mặt quốc dân. Điều nầy biểu lộ lòng yêu nước thiết tha cũng như tư cách con người của một nhà lãnh đạo.
Rồi chuyến đi lưu vong của một vị nguyên thủ quốc gia giữa đường gảy cánh mà gia tài mang theo không gì hơn ngoài nỗi uất hận của một người phải chịu bó tay trước âm mưu của ngoại bang và cộng sản. Cuộc sống kín đáo và thanh đạm của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ London đến Boston đã trả lời một cách rõ ràng những lời vu khống về tài sản quốc gia mà ông đã mang theo. Hơn nữa, sự im lặng trong những ngày còn lại ở quê người cũng chứng minh cho chúng ta thấy cái nhân cách và liêm sỉ của một nhà chính trị lưu vong, vì có thể tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận thấy mình còn những thiếu sót trong vai trò lãnh đạo.
Đinh Lâm Thanh
25 thg 9, 2010
Đâu Là Sự Thật ?
Mai Hân
Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, Nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…
Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao, ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??
2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?
3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?
Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này (h**p://archives. cbc.ca/id- 1-69-324/ l….ty/boat_ people).
Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 – 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp, thiên đường”?
4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam???
5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam???
6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960???
Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, Nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…
Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao, ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ – Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??
2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?
3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?
Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này (h**p://archives. cbc.ca/id- 1-69-324/ l….ty/boat_ people).
Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 – 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp, thiên đường”?
4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam???
5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam???
6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960???
24 thg 9, 2010
Tổng Thống của Dân
Mạc Văn Trang
Người dân Ba Lan tập trung trước Dinh Tổng thống cầu nguyên trong đêm Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức. Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đi như vô tận.
Truyền thông Ba Lan nói hàng trăm ngàn người đã đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng sẻ chia nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt. Tất cả bao trùm một lòng thương tiếc chân thành, tự đáy lòng người dân đối với Tổng thống của mình.
Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống quá khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc mầu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…
Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành. Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.
Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.
Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…
Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.
Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…
Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!
Tôi không muốn khóc mà viết những dòng này, nước mắt cứ trào ra!
Mạc Văn Trang
Người dân Ba Lan tập trung trước Dinh Tổng thống cầu nguyên trong đêm Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức. Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đi như vô tận.
Truyền thông Ba Lan nói hàng trăm ngàn người đã đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng sẻ chia nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt. Tất cả bao trùm một lòng thương tiếc chân thành, tự đáy lòng người dân đối với Tổng thống của mình.
Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống quá khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc mầu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…
Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành. Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.
Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.
Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…
Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.
Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…
Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!
Tôi không muốn khóc mà viết những dòng này, nước mắt cứ trào ra!
Mạc Văn Trang
23 thg 9, 2010
Thư gửi chị Phạm Minh Hoàng
Trịnh Hội
Lâu nay em không có dịp quen biết vợ chồng anh chị. Nhưng hôm nay nhân thể em đang viết loạt bài nói về quãng thời gian em bị công an Việt Nam hành hạ, xúc phạm đủ điều lúc em còn ở Việt Nam, em lại nghĩ đến chị và đặc biệt là anh và những gì anh đang phải trải qua. Chắc là mỗi thời khắc, mỗi ngày sắp đến là một sự thách thức ghê gớm cho cả anh ở bên trong và chị ở bên ngoài.
Nhưng xin chị tin rằng rồi thì mọi việc cũng sẽ qua và công lý sẽ chiến thắng. Tuy là có thể hơi muộn màng, có những mất mát không có gì bù đắp được, nhưng đổi lại anh và chị đang có những đóng góp mà không phải ai cũng làm được. Và nếu không có những người như anh thì chẳng biết đến khi nào người dân Việt Nam chúng ta mới thật sự có được những quyền lợi, tự do căn bản trong cuộc sống.
Nhớ lại cách đây đúng 2 năm về trước em cũng bị công an Việt Nam gọi lên tra hỏi. Không phải một lần, hai lần mà là hai, ba chục lần. Không phải chỉ hỏi han qua loa điều tra xem gốc gác em là ai mà là cố buộc tội em, chụp mũ và ngay cả hăm dọa bằng nhiều lời nói, hành động khác nhau. Ðôi khi nghĩ lại em cứ tưởng mình bị nightmare chứ không phải là chuyện có thật, xoay quanh những con người cũng bằng xương, bằng thịt thật.
Và nó đang xảy ra ngay trong hiện tại chứ không phải là chuyện ngày xửa, ngày xưa của hai, ba mươi năm về trước.
Có khác chăng là vì em không phải là đảng viên của đảng Việt Tân và họ hoàn toàn không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy em đã từng có tham gia vào các đảng phái chính trị vì thế cuối cùng em đã ‘được cho’ trục xuất thay vì bị tống vào nhà giam như anh.
Nếu những hành động lời nói ngang ngược của họ, từ người này được giao sang cho người khác, từ ngày này sang ngày khác, để liên tục khủng bố tinh thần em trong suốt 6 tháng đã làm cho em nhiều lần bị khủng hoảng thì chắc có lẽ sự đối xử của họ đối với anh trong những ngày tháng vừa qua nó còn tệ hơn nhiều. Và chắc chắn là anh đang phải gặp muôn vàn khó khăn hơn em vì suy cho cùng em chỉ bị tra hỏi trong ngày, sau đó được thả về nhà đến hôm sau lên làm việc tiếp, không như anh đã bị họ giam giữ đến hôm nay đã là hơn một tháng.
Thế mới thấy một thể chế đang mong mỏi muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền là thế. Họ có thể bắt người dân bất cứ lúc nào, tra khảo về bất kỳ vấn đề gì mà họ cảm thấy thích, và nếu cần họ có thể giam giữ vài tuần, vài tháng mà không cần trát tòa hay một lời định tội. Chị đang sống ở Việt Nam nên chắc có lẽ chị hiểu nó nhất. Ðó là trên bề mặt mọi việc đều trông có vẻ rất ổn, một xã hội đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ, ai muốn làm gì, nói gì cũng được. Nhưng chỉ cần chúng ta chạm vào một thế lực nào đó đang điều khiển mọi hoạt động ở bên dưới, chỉ cần chúng ta có những tư tưởng, hành động mang tính chất xã hội - một xã hội thật sự công bằng, văn minh - thì ngay lập tức chúng ta sẽ bị xét hỏi, giam cầm.
Nếu trước đây em luôn tin tưởng là nếu như tấm lòng của chúng ta ngay thẳng, nếu tâm nguyện duy nhất của chúng ta là muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường thì cuối cùng ai cũng sẽ thấy được điều đó, thì hôm nay rất tiếc em đã không còn nghĩ vậy. Vì em thấy không phải ai cũng có lòng như mình. Và cũng không phải ai cũng có đủ sự tự tin để sống thật với mình. Nhất là đối với những người đang làm cho Bộ Công An Việt Nam.
Sau sáu tháng làm việc với họ, em đã học được một điều là hầu như tất cả mọi người họ đều như nhau. Họ chỉ biết làm việc như một cái máy và không bao giờ để lộ những cảm xúc của họ. Cho dù họ biết hay không biết ý tốt của chúng ta thì họ cũng chỉ muốn và phải làm một điều duy nhất: đó là hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Có thể nói đó là một điều đáng buồn cho chính bản thân họ và gia đình. Vì trên cõi đời này ai cũng chỉ được cho một cơ hội duy nhất để sống thật với mình. Nếu đánh mất nó đi chúng ta chẳng còn gì. Nhưng đối với em đáng buồn hơn cả là thể chế hiện tại ở Việt Nam đã sản sinh ra những người như vậy. Hay nói chính xác hơn là nó buộc mọi người phải sống như vậy nếu muốn sống còn. Trong thời gian sắp tới những khi chị phải tiếp xúc với họ chị nhớ để ý xem em nói có đúng không.
Cũng may cho em là bây giờ cuộc sống của em đã không còn bị công an quấy nhiễu. Từ ngày về Mỹ đến giờ em mới nghiệm ra được một điều là cuộc sống luôn có những thay đổi bất ngờ, ‘được’ hôm nay có thể là ‘mất’ ngày mai. Và ngược lại. Vì thế em mong chị luôn vững lòng tin về những gì chị đã và đang cố gắng làm. Cho chồng chị, cho gia đình chị và cho cả đất nước của chị.
Nếu có thời gian và cần em làm bất cứ điều gì, xin chị đừng ngần ngại viết thư cho em biết.
Cầu chúc chị luôn bình an.
Lâu nay em không có dịp quen biết vợ chồng anh chị. Nhưng hôm nay nhân thể em đang viết loạt bài nói về quãng thời gian em bị công an Việt Nam hành hạ, xúc phạm đủ điều lúc em còn ở Việt Nam, em lại nghĩ đến chị và đặc biệt là anh và những gì anh đang phải trải qua. Chắc là mỗi thời khắc, mỗi ngày sắp đến là một sự thách thức ghê gớm cho cả anh ở bên trong và chị ở bên ngoài.
Nhưng xin chị tin rằng rồi thì mọi việc cũng sẽ qua và công lý sẽ chiến thắng. Tuy là có thể hơi muộn màng, có những mất mát không có gì bù đắp được, nhưng đổi lại anh và chị đang có những đóng góp mà không phải ai cũng làm được. Và nếu không có những người như anh thì chẳng biết đến khi nào người dân Việt Nam chúng ta mới thật sự có được những quyền lợi, tự do căn bản trong cuộc sống.
Nhớ lại cách đây đúng 2 năm về trước em cũng bị công an Việt Nam gọi lên tra hỏi. Không phải một lần, hai lần mà là hai, ba chục lần. Không phải chỉ hỏi han qua loa điều tra xem gốc gác em là ai mà là cố buộc tội em, chụp mũ và ngay cả hăm dọa bằng nhiều lời nói, hành động khác nhau. Ðôi khi nghĩ lại em cứ tưởng mình bị nightmare chứ không phải là chuyện có thật, xoay quanh những con người cũng bằng xương, bằng thịt thật.
Và nó đang xảy ra ngay trong hiện tại chứ không phải là chuyện ngày xửa, ngày xưa của hai, ba mươi năm về trước.
Có khác chăng là vì em không phải là đảng viên của đảng Việt Tân và họ hoàn toàn không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy em đã từng có tham gia vào các đảng phái chính trị vì thế cuối cùng em đã ‘được cho’ trục xuất thay vì bị tống vào nhà giam như anh.
Nếu những hành động lời nói ngang ngược của họ, từ người này được giao sang cho người khác, từ ngày này sang ngày khác, để liên tục khủng bố tinh thần em trong suốt 6 tháng đã làm cho em nhiều lần bị khủng hoảng thì chắc có lẽ sự đối xử của họ đối với anh trong những ngày tháng vừa qua nó còn tệ hơn nhiều. Và chắc chắn là anh đang phải gặp muôn vàn khó khăn hơn em vì suy cho cùng em chỉ bị tra hỏi trong ngày, sau đó được thả về nhà đến hôm sau lên làm việc tiếp, không như anh đã bị họ giam giữ đến hôm nay đã là hơn một tháng.
Thế mới thấy một thể chế đang mong mỏi muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền là thế. Họ có thể bắt người dân bất cứ lúc nào, tra khảo về bất kỳ vấn đề gì mà họ cảm thấy thích, và nếu cần họ có thể giam giữ vài tuần, vài tháng mà không cần trát tòa hay một lời định tội. Chị đang sống ở Việt Nam nên chắc có lẽ chị hiểu nó nhất. Ðó là trên bề mặt mọi việc đều trông có vẻ rất ổn, một xã hội đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ, ai muốn làm gì, nói gì cũng được. Nhưng chỉ cần chúng ta chạm vào một thế lực nào đó đang điều khiển mọi hoạt động ở bên dưới, chỉ cần chúng ta có những tư tưởng, hành động mang tính chất xã hội - một xã hội thật sự công bằng, văn minh - thì ngay lập tức chúng ta sẽ bị xét hỏi, giam cầm.
Nếu trước đây em luôn tin tưởng là nếu như tấm lòng của chúng ta ngay thẳng, nếu tâm nguyện duy nhất của chúng ta là muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường thì cuối cùng ai cũng sẽ thấy được điều đó, thì hôm nay rất tiếc em đã không còn nghĩ vậy. Vì em thấy không phải ai cũng có lòng như mình. Và cũng không phải ai cũng có đủ sự tự tin để sống thật với mình. Nhất là đối với những người đang làm cho Bộ Công An Việt Nam.
Sau sáu tháng làm việc với họ, em đã học được một điều là hầu như tất cả mọi người họ đều như nhau. Họ chỉ biết làm việc như một cái máy và không bao giờ để lộ những cảm xúc của họ. Cho dù họ biết hay không biết ý tốt của chúng ta thì họ cũng chỉ muốn và phải làm một điều duy nhất: đó là hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Có thể nói đó là một điều đáng buồn cho chính bản thân họ và gia đình. Vì trên cõi đời này ai cũng chỉ được cho một cơ hội duy nhất để sống thật với mình. Nếu đánh mất nó đi chúng ta chẳng còn gì. Nhưng đối với em đáng buồn hơn cả là thể chế hiện tại ở Việt Nam đã sản sinh ra những người như vậy. Hay nói chính xác hơn là nó buộc mọi người phải sống như vậy nếu muốn sống còn. Trong thời gian sắp tới những khi chị phải tiếp xúc với họ chị nhớ để ý xem em nói có đúng không.
Cũng may cho em là bây giờ cuộc sống của em đã không còn bị công an quấy nhiễu. Từ ngày về Mỹ đến giờ em mới nghiệm ra được một điều là cuộc sống luôn có những thay đổi bất ngờ, ‘được’ hôm nay có thể là ‘mất’ ngày mai. Và ngược lại. Vì thế em mong chị luôn vững lòng tin về những gì chị đã và đang cố gắng làm. Cho chồng chị, cho gia đình chị và cho cả đất nước của chị.
Nếu có thời gian và cần em làm bất cứ điều gì, xin chị đừng ngần ngại viết thư cho em biết.
Cầu chúc chị luôn bình an.
Trung Hoa đi về đâu ......
Jim Hoge
Nguyễn việt Việt
chuyển ngữ.
Trung Hoa sẽ là một siêu cường và qua mặt Hoa Kỳ?
Có thể, một ngày nào đó. nhưng chẳng thể nào gần đây được. Những gì họ,người Trung Hoa, đã hoàn tất trong một phần tư thế kỷ qua thực là quan trọng, gây ấn tượng rất lớn. Nhưng nên nhớ trước tiên là Trung Hoa vẫn còn là một đất nước nghèo với từ bốn đến năm trăm triệu dân căn cứ theo vùng quê nghèo khó, thêm vào đó là một chuỗi dài hoạt động kinh doanh rất thành công dọc theo bờ biển.
Những chỉ số kinh tế để đánh dấu sự thành đạt của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Tổng sản lượng quốc gia của Trung quốc, nếu tính một phần tư thế kỷ(tức 25 năm) kể từ hôm nay, Trung quốc cũng còn hoàn toàn đi sau Hoa kỳ chúng ta.
Về phương diện quân sự, dĩ nhiên họ đang củng cố, làm mạnh hơn, phát triển nhiều hơn, cũng như chúng ta vậy khi chúng ta giàu có, phồn vinh. Nhưng họ,lực lượng quân sự của Trung Hoa, cũng còn cách xa,thực xa so với khả năng quân sự của Hoa Kỳ. Trong công nghiệp hay kỹ nghệ, họ quả thật rất tài giỏi trong việc áp dụng công nghiệp, nhưng họ cũng còn xa vời trong lãnh vực sáng tạo, trong viễn kiến tương lai.
Trung Quốc là một quốc gia có thể gây nhiều tai họa trong tương lai, và họ cũng có thể tiếp tục như vậy, nhưng họ không phải là đối thủ của chúng ta trong mọi lãnh vực quyền lực, kể từ sức mạnh chính trị,hay sức mạnh kinh tế hay cả sức mạnh văn hóa...
Bây giờ, người ta đang nói đến sắp có một cường quốc thứ hai trong mọi lãnh vực và điều gì đang xãy ra vậy, đặc biệt từ khi xãy ra sự suy sụp về tài chánh thế giới.
Trung Quốc đã thấy cơ hội bằng vàng này, bởi vậy họ đang vươn tay ra... Giờ đây, họ thô bạo len xả vào thị trường đầu tư thế giới, họ bành trướng lực lượng hải quân nhằm bảo vệ mọi tuyến đường hàng hải qua Ấn độ dương, xâm lấn biên giới các nước láng giềng bằng cách thông báo cho các nước lân cận biết rằng vùng đất, vùng biển đó thuộc về Trung Quốc từ lâu đời rồi....v.v.. Sự đụng độ đang gia tăng giữa Hoa kỳ và Trung Quốc; và giữa Trung Quốc và các nước khác đã và đang diễn ra nhưng đó không phải là cách để dẫn đến một cuộc thế chiến mới như những cuộc thế chiến I và II. Họ không phải là một quốc gia có khả năng bành trướng. Họ không phải là một quốc gia có một ý thức hệ độc đáo.
Họ chỉ là một quốc gia có quyền lực đang thành hình và quyền lực này không bao giờ được chuyển giao hay chia sẽ một cách dễ dàng như trong hệ thống quốc tế. Giờ đây họ đã nắm chặt và bắt đầu khai triển nhiều hơn.
Bây giờ, đây là một vấn đề cho chúng ta, nhưng cũng có nhiều cơ hội trong việc liên hệ với Trung Quốc. Chúng ta phải thận trọng trong ý thức thực sự về mối đe dọa nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ ,và sự đụng chạm, bùng nổ nào thực sự sẽ diễn ra trong bối cảnh vô chính phủ mà chúng ta gọi là hệ thống quốc tế. Và tôi nghĩ sự việc thứ nhì có khả năng diễn ra, xãy đến .
Tôi không nghĩ Trung Hoa có bất kỳ ý nghĩ hay tham vọng nào để hoàn tất trong việc đương đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Họ quan tâm đến việc phát triển đất nước và họ phải bỏ ra từ 25 đến 30 năm cật lực làm việc cho nền kinh tế của họ, đồng thời giải quyết vấn đề dân chủ đầy khó khăn cũng như môi trường, quyền lợi thợ thuyền và cả hệ thống chính trị, nhiều việc rất ấn tượng, nhưng lại rất cổ lỗ so với hệ thống kinh tế đang thành hình.
Cho rằng Trung Hoa đang tiếp tục tăng trưởng ở tỉ lệ 10% và bất cứ vấn đề gì xãy ra cho họ thì họ sẽ dàn xếp ổn thõa là một điều không thực tế và hoang tưởng. Trung Quốc có nhiều vấn đề khó khăn, nhiều hố sâu trên con đường họ đang trãi qua cũng giống như chúng ta đã can qua theo chiều dài lịch sử. Và thử thách thực sự của chúng ta giờ đây là cố gắng, là kết hợp và dung hóa dần dần những dị biệt của hai quốc gia hầu đi đến một hệ thống đa quốc mà kết quả là một tình trạng hoàn toàn có lợi cho cả hai. Tiến trình hai bên đều thắng lợi là một phần trong tiến trình chuyển hóa toàn cầu như đã được dự thảo, sắp xếp và như vậy sẽ tránh những thảm họa,những gì xấu nhất trong tình thế hiện tại.
Tuy nhiên,vấn đề ở đây là hệ thống quốc tế, một sản phẩm đầy chất sáng tạo của con người, một sáng tạo của phương Tây, bao gồm mọi định chế quốc tế như G20, G8, IMF, hệ thống ngân hàng thế giới.v.v.. với những nguyên tắc, quy luật hành xử đều được sắp xếp rõ ràng, chính xác. Tất cả đều tuyệt hảo. Tất cả đều minh bạch, rõ ràng. Và nhất là tính chất dân chủ toàn diện. Những quyền lực đang lên, trong đó Trung Quốc là thành phần lớn nhất, rồi Ba Tây, rồi Thổ Nhĩ Kỳ và như bạn thấy đó, cả Iran nữa, tất cả đều không muốn chỉ là những kẻ thừa hưởng của một định chế quốc tế.
Họ hoàn toàn đúng, giống như họ đang lớn mạnh trong ảnh hưởng và quyền lực. Và họ muốn cũng nằm trong những kẻ sắp xếp luật lệ, nguyên tắc là làm sao hệ thống xử trí, ứng phó trong mọi trường hợp. Họ sắp sữa có tiếng nói như thế nào đây nhỉ? Đây quả thật là một thử thách rất lớn đối với chúng ta vì cho đến nay chúng ta đã hoàn tất một ít đủ để chuyển dạng, đổi hình hệ thống quốc tế này và nhũng định chế liên hệ ngay sau thế chiến thứ II. Điển hình là hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc nơi mà những Siêu cường của ngày hôm nay ngự trị, đại diện dù một số siêu cường không được tham gia như Nhật, như Đức. Như vậy,nếu bạn muốn chuyển đổi hay đổi mới Liên Hiệp Quốc, cần một thử thách lâu dài và rộng lớn.Một hệ thống quốc tế, một hệ thống toàn cầu có khả năng đại diện cho thế giới chúng ta đang sống, cần phải được thay đổi hơn bao giờ hết.
Chuyện gì có thể xãy ra ở Trung Hoa?
Có nhiều vấn đề căng thẳng đang tăng dần, tích tụ tại Trung Hoa. Vào thời điểm này, chưa có thực sự một phong trào quốc gia nào đại diện trong những mối liên kết. Nào là chuyện thợ thuyền tại Mãn Châu(Manchuria) bất mãn vì không được trả lương hay chuyện đàn áp người dân ở Tây Tạng hay dân chúng bất mãn vì môi trường ô nhiễm cũng như luật làm việc quá khắc nghiệt, không còn nhân tính . Những sự kiện này không thể nào không kiểm soát, nhưng đây chính là những vấn đề nóng bỏng mà chính quyền Trung Quốc phải đối phó và họ đã cố gắng nhiều rồi. Họ cũng có vấn đề khủng hoảng dân số vì chính sách một con trong mỗi gia đình tạo nên tình trạng đình trệ dân số và thực sự họ sắp sữa đi vào tình trạng suy yếu. Từ một quốc gia trẻ, năng động trở thành một quốc gia già nua, trì trệ, không có một quỷ hổ trợ an toàn cho số đông dân chúng đang trở nên già nua. Họ cũng không đủ lực lượng lao động, bởi vậy đó là vấn nạn họ phải đối phó cùng lúc với vấn đề nhiễm môi trường. Không có một nơi nào trên quả địa cầu này ô nhiễm đến mức độ nguy hiểm như đất nước Trung Hoa.
Bạn sẽ không thấy nếu bạn ở Hồng Kông, hay Thượng Hải hay ngay cả Bắc Kinh, nhưng khi bạn đi vào nội địa Trung Hoa nơi những thành phố công nghiệp mới đang được xây dựng, thì thật là ghê rợn bởi họ thiếu nước. Những thành phố đó là những sa mạc đang thành hình. Nói cách khác, Trung Quốc có hàng loạt những vấn đề có tính chất hệ thống to lớn mà họ phải đối phó. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ là họ không thể đương đầu được. Nhưng đúng lúc, sắp đến một bước ngoặt bởi vì Trung Quốc đang triển khai giai cấp trung lưu và một giai cấp độc tài. Giai cấp trung lưu, một khi không nắm bắt được đầy đủ quyền lực như họ mong muốn (tự do cá nhân, cơ hội công ăn, việc làm...) thì họ sẽ trở thành những thành phần phản cách mạng nhất .
Trung Quốc thực sự đang đối đầu giai đoạn đang diễn ra trên một đấu trường mà giai cấp trung lưu nghĩ rằng họ không còn lợi ích trong hệ thống chính trị độc đảng nữa như họ đã từng nghĩ.
Và họ có thể làm một cuộc chuyển biến có tính chất tiến hóa hơn là làm cách mạng, tiến từ thể chế một đảng hay độc đảng đến nền chính trị đa đảng.
Đó là một thử thách rất lớn. Nó thực sự chưa đến, nhưng nó đang tiến đến. Giờ đây, thành phần chính là giai cấp kỹ sư đầy khả năng, thực dụng ở tầng lớp cao của chính quyền còn giai cấp trung lưu của Trung Quốc, giai cấp độc đảng và thân chính quyền nhiều hơn họ. Dĩ nhiên họ, giai cấp trí thức, chẳng thể nào thỏa mãn...
và tôi quyết đóan chắc rằng Trung Quốc sắp đi về hướng đó .
Nguyễn việt Việt
chuyển ngữ.
Trung Hoa sẽ là một siêu cường và qua mặt Hoa Kỳ?
Có thể, một ngày nào đó. nhưng chẳng thể nào gần đây được. Những gì họ,người Trung Hoa, đã hoàn tất trong một phần tư thế kỷ qua thực là quan trọng, gây ấn tượng rất lớn. Nhưng nên nhớ trước tiên là Trung Hoa vẫn còn là một đất nước nghèo với từ bốn đến năm trăm triệu dân căn cứ theo vùng quê nghèo khó, thêm vào đó là một chuỗi dài hoạt động kinh doanh rất thành công dọc theo bờ biển.
Những chỉ số kinh tế để đánh dấu sự thành đạt của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Tổng sản lượng quốc gia của Trung quốc, nếu tính một phần tư thế kỷ(tức 25 năm) kể từ hôm nay, Trung quốc cũng còn hoàn toàn đi sau Hoa kỳ chúng ta.
Về phương diện quân sự, dĩ nhiên họ đang củng cố, làm mạnh hơn, phát triển nhiều hơn, cũng như chúng ta vậy khi chúng ta giàu có, phồn vinh. Nhưng họ,lực lượng quân sự của Trung Hoa, cũng còn cách xa,thực xa so với khả năng quân sự của Hoa Kỳ. Trong công nghiệp hay kỹ nghệ, họ quả thật rất tài giỏi trong việc áp dụng công nghiệp, nhưng họ cũng còn xa vời trong lãnh vực sáng tạo, trong viễn kiến tương lai.
Trung Quốc là một quốc gia có thể gây nhiều tai họa trong tương lai, và họ cũng có thể tiếp tục như vậy, nhưng họ không phải là đối thủ của chúng ta trong mọi lãnh vực quyền lực, kể từ sức mạnh chính trị,hay sức mạnh kinh tế hay cả sức mạnh văn hóa...
Bây giờ, người ta đang nói đến sắp có một cường quốc thứ hai trong mọi lãnh vực và điều gì đang xãy ra vậy, đặc biệt từ khi xãy ra sự suy sụp về tài chánh thế giới.
Trung Quốc đã thấy cơ hội bằng vàng này, bởi vậy họ đang vươn tay ra... Giờ đây, họ thô bạo len xả vào thị trường đầu tư thế giới, họ bành trướng lực lượng hải quân nhằm bảo vệ mọi tuyến đường hàng hải qua Ấn độ dương, xâm lấn biên giới các nước láng giềng bằng cách thông báo cho các nước lân cận biết rằng vùng đất, vùng biển đó thuộc về Trung Quốc từ lâu đời rồi....v.v.. Sự đụng độ đang gia tăng giữa Hoa kỳ và Trung Quốc; và giữa Trung Quốc và các nước khác đã và đang diễn ra nhưng đó không phải là cách để dẫn đến một cuộc thế chiến mới như những cuộc thế chiến I và II. Họ không phải là một quốc gia có khả năng bành trướng. Họ không phải là một quốc gia có một ý thức hệ độc đáo.
Họ chỉ là một quốc gia có quyền lực đang thành hình và quyền lực này không bao giờ được chuyển giao hay chia sẽ một cách dễ dàng như trong hệ thống quốc tế. Giờ đây họ đã nắm chặt và bắt đầu khai triển nhiều hơn.
Bây giờ, đây là một vấn đề cho chúng ta, nhưng cũng có nhiều cơ hội trong việc liên hệ với Trung Quốc. Chúng ta phải thận trọng trong ý thức thực sự về mối đe dọa nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ ,và sự đụng chạm, bùng nổ nào thực sự sẽ diễn ra trong bối cảnh vô chính phủ mà chúng ta gọi là hệ thống quốc tế. Và tôi nghĩ sự việc thứ nhì có khả năng diễn ra, xãy đến .
Tôi không nghĩ Trung Hoa có bất kỳ ý nghĩ hay tham vọng nào để hoàn tất trong việc đương đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Họ quan tâm đến việc phát triển đất nước và họ phải bỏ ra từ 25 đến 30 năm cật lực làm việc cho nền kinh tế của họ, đồng thời giải quyết vấn đề dân chủ đầy khó khăn cũng như môi trường, quyền lợi thợ thuyền và cả hệ thống chính trị, nhiều việc rất ấn tượng, nhưng lại rất cổ lỗ so với hệ thống kinh tế đang thành hình.
Cho rằng Trung Hoa đang tiếp tục tăng trưởng ở tỉ lệ 10% và bất cứ vấn đề gì xãy ra cho họ thì họ sẽ dàn xếp ổn thõa là một điều không thực tế và hoang tưởng. Trung Quốc có nhiều vấn đề khó khăn, nhiều hố sâu trên con đường họ đang trãi qua cũng giống như chúng ta đã can qua theo chiều dài lịch sử. Và thử thách thực sự của chúng ta giờ đây là cố gắng, là kết hợp và dung hóa dần dần những dị biệt của hai quốc gia hầu đi đến một hệ thống đa quốc mà kết quả là một tình trạng hoàn toàn có lợi cho cả hai. Tiến trình hai bên đều thắng lợi là một phần trong tiến trình chuyển hóa toàn cầu như đã được dự thảo, sắp xếp và như vậy sẽ tránh những thảm họa,những gì xấu nhất trong tình thế hiện tại.
Tuy nhiên,vấn đề ở đây là hệ thống quốc tế, một sản phẩm đầy chất sáng tạo của con người, một sáng tạo của phương Tây, bao gồm mọi định chế quốc tế như G20, G8, IMF, hệ thống ngân hàng thế giới.v.v.. với những nguyên tắc, quy luật hành xử đều được sắp xếp rõ ràng, chính xác. Tất cả đều tuyệt hảo. Tất cả đều minh bạch, rõ ràng. Và nhất là tính chất dân chủ toàn diện. Những quyền lực đang lên, trong đó Trung Quốc là thành phần lớn nhất, rồi Ba Tây, rồi Thổ Nhĩ Kỳ và như bạn thấy đó, cả Iran nữa, tất cả đều không muốn chỉ là những kẻ thừa hưởng của một định chế quốc tế.
Họ hoàn toàn đúng, giống như họ đang lớn mạnh trong ảnh hưởng và quyền lực. Và họ muốn cũng nằm trong những kẻ sắp xếp luật lệ, nguyên tắc là làm sao hệ thống xử trí, ứng phó trong mọi trường hợp. Họ sắp sữa có tiếng nói như thế nào đây nhỉ? Đây quả thật là một thử thách rất lớn đối với chúng ta vì cho đến nay chúng ta đã hoàn tất một ít đủ để chuyển dạng, đổi hình hệ thống quốc tế này và nhũng định chế liên hệ ngay sau thế chiến thứ II. Điển hình là hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc nơi mà những Siêu cường của ngày hôm nay ngự trị, đại diện dù một số siêu cường không được tham gia như Nhật, như Đức. Như vậy,nếu bạn muốn chuyển đổi hay đổi mới Liên Hiệp Quốc, cần một thử thách lâu dài và rộng lớn.Một hệ thống quốc tế, một hệ thống toàn cầu có khả năng đại diện cho thế giới chúng ta đang sống, cần phải được thay đổi hơn bao giờ hết.
Chuyện gì có thể xãy ra ở Trung Hoa?
Có nhiều vấn đề căng thẳng đang tăng dần, tích tụ tại Trung Hoa. Vào thời điểm này, chưa có thực sự một phong trào quốc gia nào đại diện trong những mối liên kết. Nào là chuyện thợ thuyền tại Mãn Châu(Manchuria) bất mãn vì không được trả lương hay chuyện đàn áp người dân ở Tây Tạng hay dân chúng bất mãn vì môi trường ô nhiễm cũng như luật làm việc quá khắc nghiệt, không còn nhân tính . Những sự kiện này không thể nào không kiểm soát, nhưng đây chính là những vấn đề nóng bỏng mà chính quyền Trung Quốc phải đối phó và họ đã cố gắng nhiều rồi. Họ cũng có vấn đề khủng hoảng dân số vì chính sách một con trong mỗi gia đình tạo nên tình trạng đình trệ dân số và thực sự họ sắp sữa đi vào tình trạng suy yếu. Từ một quốc gia trẻ, năng động trở thành một quốc gia già nua, trì trệ, không có một quỷ hổ trợ an toàn cho số đông dân chúng đang trở nên già nua. Họ cũng không đủ lực lượng lao động, bởi vậy đó là vấn nạn họ phải đối phó cùng lúc với vấn đề nhiễm môi trường. Không có một nơi nào trên quả địa cầu này ô nhiễm đến mức độ nguy hiểm như đất nước Trung Hoa.
Bạn sẽ không thấy nếu bạn ở Hồng Kông, hay Thượng Hải hay ngay cả Bắc Kinh, nhưng khi bạn đi vào nội địa Trung Hoa nơi những thành phố công nghiệp mới đang được xây dựng, thì thật là ghê rợn bởi họ thiếu nước. Những thành phố đó là những sa mạc đang thành hình. Nói cách khác, Trung Quốc có hàng loạt những vấn đề có tính chất hệ thống to lớn mà họ phải đối phó. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ là họ không thể đương đầu được. Nhưng đúng lúc, sắp đến một bước ngoặt bởi vì Trung Quốc đang triển khai giai cấp trung lưu và một giai cấp độc tài. Giai cấp trung lưu, một khi không nắm bắt được đầy đủ quyền lực như họ mong muốn (tự do cá nhân, cơ hội công ăn, việc làm...) thì họ sẽ trở thành những thành phần phản cách mạng nhất .
Trung Quốc thực sự đang đối đầu giai đoạn đang diễn ra trên một đấu trường mà giai cấp trung lưu nghĩ rằng họ không còn lợi ích trong hệ thống chính trị độc đảng nữa như họ đã từng nghĩ.
Và họ có thể làm một cuộc chuyển biến có tính chất tiến hóa hơn là làm cách mạng, tiến từ thể chế một đảng hay độc đảng đến nền chính trị đa đảng.
Đó là một thử thách rất lớn. Nó thực sự chưa đến, nhưng nó đang tiến đến. Giờ đây, thành phần chính là giai cấp kỹ sư đầy khả năng, thực dụng ở tầng lớp cao của chính quyền còn giai cấp trung lưu của Trung Quốc, giai cấp độc đảng và thân chính quyền nhiều hơn họ. Dĩ nhiên họ, giai cấp trí thức, chẳng thể nào thỏa mãn...
và tôi quyết đóan chắc rằng Trung Quốc sắp đi về hướng đó .
22 thg 9, 2010
Việt Cộng dám cãi lời Trung Cộng hay không?
Ngô Nhân Dụng
Cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Hoa đang tăng cường độ. Chính quyền cộng sản Việt Nam im thin thít, nhưng không tránh khỏi dính được. Ngày Thứ Sáu này, Tổng Thống Mỹ Barck Obama sẽ họp mặt với lãnh tụ 10 nước ASEAN ở New York, bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nào cũng nêu lên hai vấn đề: Chế độ độc tài ở Miến Ðiện, và quyền tự do lưu thông cùng các tranh chấp tại vùng Biển Ðông. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chặn trước, khuyên bảo Mỹ đừng xía vào chuyện Á Châu! Tuy là công kích Mỹ, nhưng Bắc Kinh nhắm đặc biệt vào Cộng Sản Việt Nam. Vì ai cũng biết trong khối ASEAN chính quyền Việt Nam sợ Trung Quốc nhất. Các nước khác họ có thể công khai kết thân với Mỹ mà không sợ bị nước đồng chí anh em “cho một bài học.”
Thứ Năm vừa qua, ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, cùng bà Hillary Clinton khai mạc một Liên Ủy Hội Mỹ-Indonesia (Joint U.S.- Indonesian Commission). Hôm sau, ông Kevin Rudd, ngoại trưởng Úc Australia, qua Mỹ lại khuyến khích bà Clinton hãy đi Hà Nội cuối tháng 10 này dự hội nghị thượng đỉnh các nước Á Ðông. Ngoại trưởng Indo, Marty Natalegawa, cũng hoan nghênh việc bà Clinton sẽ đến Hà Nội, “để tái lập và củng cố sự tham dự của nước Mỹ trong vùng này,” và bà vui vẻ đồng ý. Có thể coi cuộc gặp gỡ giữa bà Clinton và hai ông Natalegawa và Rudd hai ngày liên tiếp, cả hai cùng nói chuyện hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông, là một bước leo thang đủ làm cho Bắc Kinh tức giận, phải lên giọng dằn mặt Mỹ ngay.
Liên Ủy Hội Mỹ-Indonesia làm việc ngay tuần trước ở thủ đô Mỹ, để thể hiện các quy tắc hợp tác mà năm ngoái hai vị tổng thống đã quyết định. Sáu ủy ban Mỹ-Indo thảo luận các lãnh vực cộng tác về giáo dục, kinh tế, môi trường sống, khí hậu, và xây dựng dân chủ, vân vân. Ðứng bên cạnh ngoại trưởng Indonesia, bà Clinton giải thích để cả thế giới cùng hiểu: “Chúng tôi không phải chỉ mở rộng và làm sâu mối bang giao giữa hai quốc gia mà thôi. Hành động của chúng tôi có hậu quả liên quan đến tất cả mọi người.” Tất cả mọi người, trước hết phải kể các nước Ðông Nam Á, các nước khác ở Á Châu, ai cũng phải hiểu cuộc hợp tác Mỹ-Indo liên quan đến họ. Nước Ðông Nam Á nào cũng có thể hưởng những ích lợi hợp tác với Mỹ, như Indonesia đang làm.
Trung Quốc đã hiểu thông điệp đó, và phản công ngay, họ đánh phủ đầu. Trong cuộc họp báo hôm đầu tuần, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Khương Du (Ý) tuyên bố Trung Quốc “theo dõi sát” cuộc họp Mỹ-ASEAN sắp diễn ra ngày Thứ Sáu này. Bà Khương Du nhắc lại Bắc Kinh “kiên quyết chống hành động của những nước không liên hệ mà lại can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia trong vùng.” Một nước “không liên hệ mà lại đang can thiệp” vào vùng Á Ðông, ai cũng hiểu, là Trung Quốc ám chỉ nước Mỹ.
Ba mươi năm trước đây, khi Harold Brown, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Bắc Kinh, thời Tổng Thống Carter, một điều chính quyền Trung Cộng mong mỏi là Mỹ giúp họ kỹ thuật chế tạo phản lực cơ chiến đấu, để đọ sức với máy bay MIG-23 của Nga Xô. Vì lúc đó Nga cung cấp MIG-23 cho Bắc Việt mà không cho Trung Cộng! Tình hình bây giờ đã khác. Ðầu năm nay, khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tỏ ý muốn thăm Bắc Kinh nhân cuộc công du 5 quốc gia Á Châu, Trung Quốc đã từ chối. Họ muốn tỏ ý bất bình về việc Mỹ bán hỏa tiễn loại mới cho Ðài Loan (Giá 6 tỷ Mỹ kim, có tiền sẽ nhập cảng hàng hóa bên Tầu, làm sao từ chối không bán được?) Thái độ tẩy chay ông Gates cho thấy Bắc Kinh tự thấy ngày nay họ mạnh hơn 30 năm trước nhiều. Từ năm 2003, Trung Quốc đã chứng kiến cảnh nước Mỹ lúng túng trong hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Trung Quốc nhận đóng vai hào hiệp hỗ trợ Mỹ chống khủng bố nhưng thực ra là để lợi dụng cơ hội tấn công tiêu diệt những người Hồi Giáo ở Tân Cương muốn bảo vệ văn hóa chống lại sức ép đồng hóa của người Hán. Năm 2007, nước Mỹ bắt đầu bị khủng hoảng kinh tế, càng lung túng; Trung Quốc càng có dịp lên mặt bành trướng ảnh hưởng khắp các nước Á, Phi bằng đô la dự trữ.
Cũng vì thế, chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ ở Á Châu đã chuyển hướng sau khi Tổng Thống Barak Obama nắm quyền. Trong 8 năm của Tổng Thống Gorges W. Bush, ông coi phong trào khủng bố Hồi Giáo quốc tế và các mỏ dầu ở Trung Ðông là mối quan tâm chính của Mỹ, ông tránh không đụng chạm với Trung Quốc. Ông Obama đã thay đổi, bắt đầu giành thế chủ động, và bắt đầu leo thang trong ngôn ngữ ngoại giao.
Tháng 1, năm 2010, tại Hawaii, Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố nước Mỹ muốn đóng một vai trò tích cực hơn ở Á Châu sau những năm bỏ rơi vùng Ðông Nam Á. Ðứng tại hòn đảo cửa ngõ của nước Mỹ nhìn sang Á Châu, Bà Clinton giải thích sự chuyển hướng của nước Mỹ là vì mối lo chung của các nước trong vùng, họ muốn Mỹ đóng vai trò một lực lượng bảo vệ hòa bình, bảo đảm về an ninh, trước thế lực đang lên của Trung Quốc. Chính phủ Úc ủng hộ lập trường mới này.
Khi một phóng viên hỏi nước Mỹ có nên nhường vùng Ðông Á cho Trung Quốc đảm nhiệm hay không, ông Kevin Rudd, ngoại trưởng Úc giải thích rằng suốt 30 năm qua, “Tất cả sự phát triển kinh tế mà chúng ta thấy trong vùng Á Ðông và Thái bình Dương là nhờ vào sự ổn định chiến lược do nước Mỹ có mặt trong vùng này.” Lúc đó, bà Clinton và ông Gates đang trù tính công du Úc và Tân Tây Lan. Chuyến đi bị hủy bỏ vì cuộc động đất tại Haiti gây ra một tình trạng khẩn trương ở Tây Bán Cầu. Bây giờ hai vị bộ trưởng quan trọng nhất của chính phủ Mỹ sẽ đi Úc và Tân Tay Lan vào tháng 11 sắp tới.
Nước Mỹ đã trở lại vùng Á Ðông một cách khá ồn ào, sau khi Trung Quốc làm ồn hơn với lời công bố vùng biển Ðông của Việt Nam thuộc vào loại “quyền lợi cốt lõi” của nước Trung Hoa. Ðây là một bước leo thang, nhắm đe dọa Việt Nam nhiều hơn là các nước khác. Với lời tuyên bố này, Trung Quốc chính thức coi Biển Ðông của nước ta cũng thuộc về nước họ, như là Ðài Loan và Tây Tạng! Nhưng các nước Ðông Nam Á cũng phải lo lắng và phản ứng. Một phản ứng là các nước ASEAN mời Mỹ tham dự hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông, trước kia chưa từng mời.
Hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông bắt đầu từ năm 2005, do sáng kiến của cựu thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad. Lúc đầu chỉ tính gồm 13 nước, gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn. Nhật Bản đã vận động mời thêm Ấn Ðộ, Úc và Tân Tây Lan, để tăng thêm 2 đồng minh của Mỹ. Năm 2010, đến lượt Việt Nam chủ tọa khối ASEAN, cuộc họp cuối tháng 10 này sẽ diễn ra tại Hà Nội, lần đầu tiên Mỹ và Nga đều được mời tham dự. Ai cũng biết, đó là một dụng ý của các nước ASEAN muốn giảm tầm quan trọng của Trung Quốc. Khi thông báo sẽ qua Hà Nội dự cuộc họp Thượng Ðỉnh Ðông Á (East Asia Summit) vào cuối tháng 10, bà Hillary Clinton nhấn mạnh đã đi đến quyết định này sau khi được ngoại trưởng Australia, thuyết phục Mỹ nên tham dự!
Chính phủ Mỹ đã tấn công đấu khẩu từ đầu năm nay. Tháng 5, Bộ Trưởng Gates lên tiếng tại Singapore, nêu lên quyền lợi của nước Mỹ phải bảo đảm an ninh cho các đường vận tải hàng hải trong vùng. Hiện nay Mỹ vẫn đóng vai canh gác eo biển Malaca, nơi hầu hết dầu lửa nhập cảng vào Trung Quốc và Nhật Bản phải đi qua. Tháng 7, bà Hilary Clinton tuyên bố ở Hà Nội, trước mặt Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Thiết Trì, xác nhận nguyên tắc các cuộc tranh chấp trong vùng biển Ðông không được giải quyết bằng vũ lực. Bà tỏ ý chính phủ Mỹ có thể trung gian tạo ra một cơ cấu giải quyết những xung đột về các đảo và hải phận giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ðài Loan. Thời gian tại Hà Nội vào tháng 7 vừa qua có lẽ là những giờ phút huy hoàng nhất của Ngoại Trưởng Clinton, cho tới giờ. Bà đột ngột thách thức ông Dương Thiết Trì, trong lúc ngoại trưởng các nước Ðông Nam Á khác vỗ tay hớn hở, và bên ngoài hội nghị thì người Việt Nam khắp nơi vui như mở cờ trong bụng! Ít nhất, có một người dám đứng thẳng lên đối đầu với thái độ hung hăng dọa dẫm của Trung Quốc! Mà người đó lại là một phụ nữ! Ðối với ông ngoại trưởng Trung Hoa, đây là một “cú sốc lớn.” Bình thường, các chính phủ thông báo trước cho nhau biết những ý kiến dễ gây xung đột như vậy, trước khi phát biểu nơi công cộng.
Tuần qua, để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và 10 nước ASEAN vào Thứ Sáu này, nhân viên bộ Ngoại Giao Mỹ đã thuyết trình với các nhà báo, nhấn mạnh đến “vấn đề tự do lưu thông đường biển, cũng như vấn đề khai thác tài nguyên trong biển” là một câu chuyện có thể sẽ được đề cập đến. Ðó là một cách khéo léo nhắc lại những đề tài mà bà Clinton đã nói hồi tháng 7 vừa qua. Chính vì thế, Trung Quốc phải lên tiếng “chặn họng” ngay, bên ngoài là chỉ trích Mỹ xía vô chuyện Á Châu, nhưng bên trong chính là để đe nẹt chế độ cộng sản đàn em ở Việt Nam. Thông điệp của họ là: “Ðừng có tin theo Mỹ mà đòi quốc tế hóa vấn đề Biển Ðông! Hãy kiên định lập trường theo Bắc Kinh: Chỉ thảo luận song phương từng nước một với Thiên triều mà thôi!”
Ðó là mâu thuẫn nổi bật trong cuộc đối đầu Mỹ-Hoa tại vùng Biển Ðông. Bắc Kinh muốn nói chuyện riêng với từng nước; Mỹ muốn giúp tất cả các nước cùng nói chuyện ngang hàng với Trung Quốc. Thái độ của Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp mặt với Obama ngày Thứ Sáu này sẽ cho mọi người biết cộng sản Việt Nam có dám “đi lề bên trái” không do Trung Cộng chỉ định hay không! Trong cuộc gặp gỡ Thứ Sáu này, Nguyễn Minh Triết được đóng vai long trọng nhất khi tiếp đón ông Obama, vì Việt Nam đang đóng vai chủ tịch khối ASEAN. Nếu trung thành với vai trò chủ tịch, đại diện cho cả khối ASEAN, ông Triết phải hoan nghênh sự hợp tác với nước Mỹ trong việc cân bằng quyền lực với Trung Quốc tại vùng Ðông Nam Á.
Tối thiểu, ông Nguyễn Minh Triết phải nhân danh 10 nước Ðông Nam Á bày tỏ mối lo ngại cần bảo vệ tư do lưu thông và quyền tự do khai thác hải sản, khoáng sản dưới biển của các nước trong vùng. Ðó cũng là một quyền lợi thiết thực của người Việt Nam. Vì chính các ngư dân Việt Nam đã bị “Tầu lạ” tấn công, cướp, phá, bắt cóc đòi tiền chuộc trong những năm qua mà chính quyền cộng sản Việt Nam không dám chỉ thẳng vào mặt Trung Quốc mà phản đối! Chính các công ty ngoại quốc đã ký hợp đồng với Việt Nam rồi lại bị Trung Quốc ngăn cản không cho tìm mỏ dầu khí! Cho nên ông Triết phải lên tiếng yêu cầu Mỹ giúp các nước Ðông Nam Á bảo vệ các quyền tự do lưu thông và khai thác ở Biển Ðông! Nếu ngược lại, ông Triết lờ đi, không dám nói mạnh bạo về các vấn đề trên, thì coi như ông không phải là đại diện cho 10 nước ASAEN nữa. Ông chỉ đại diện cho quyền lợi của Trung Quốc thôi! Chắc chắn, ông không đại diện cho người Việt Nam, nước Việt Nam!
Mạng lưới Bô xít Việt Nam mới cho đăng lại tài liệu trong cuốn sách “Sự Thật Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc.” Trong đó có một đoạn trích tài liệu mật của Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, vào tháng 8 năm 1965 như sau: “Chúng ta phải giành cho được Ðông Nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Ðiện, Malayxia và Singapo... Một vùng như Ðông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Ðông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Ðông Âu, gió Ðông sẽ thổi bạt gió Tây...”
Cuốn sách này do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, xuất bản năm 1979. Ðộc giả ở Việt Nam và ngoại quốc có thể tìm đọc cả cuốn trên mạng lưới Bô Xít Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Triết cũng nên vào mạng lưới này mà đọc cho biết - nếu đoàn biệt kích công an của Tướng Vũ Hải Triều chưa hủy diệt mạng lưới yêu nước này!
Nếu không được đọc Bô Xít Việt Nam, ông Triết nên nhờ người dịch cho đọc một bài trên South China Morning Post ngày hôm qua. Bài của Greg Torode viết về vị thuyền trưởng Trung Quốc mới bị Nhật Bản bắt giam khiến người Trung Hoa phẫn nộ biểu tình, và nói tiếp không phải chỉ có một mình ông ta đâu. “Hàng trăm người đã bị bắt giam nhiều tháng trời, thuyền đánh cá của họ bị Hải Quân Nhật đâm vào sườn, cướp lấy hải sản. Sau khi giữ họ mấy tháng, Nhật Bản đề nghị gia đình họ trả hàng ngàn Mỹ kim tiền chuộc và những gia đình tuyệt vọng này phải chấp nhận.” Sau khi đưa câu chuyện này cho một người bạn Trung Quốc đọc, ký giả Torode kể, anh bạn đó nổi cơn thịnh nộ, nói rằng nếu người Trung Quốc biết những chuyện đó thì không một người Nhật Bản nào có thể an toàn khi thăm Trung Quốc. Lúc đó Torode mới nói thật rằng đây không phải chuyện Nhật Bản mà là chuyện Trung Quốc đối xử với người Việt Nam!
Chỉ có một điều khác, là khi dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc thì công an Việt Nam đánh đuổi dân. Công an lãnh lương của người Việt hay người Trung Hoa?
Cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Hoa đang tăng cường độ. Chính quyền cộng sản Việt Nam im thin thít, nhưng không tránh khỏi dính được. Ngày Thứ Sáu này, Tổng Thống Mỹ Barck Obama sẽ họp mặt với lãnh tụ 10 nước ASEAN ở New York, bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nào cũng nêu lên hai vấn đề: Chế độ độc tài ở Miến Ðiện, và quyền tự do lưu thông cùng các tranh chấp tại vùng Biển Ðông. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chặn trước, khuyên bảo Mỹ đừng xía vào chuyện Á Châu! Tuy là công kích Mỹ, nhưng Bắc Kinh nhắm đặc biệt vào Cộng Sản Việt Nam. Vì ai cũng biết trong khối ASEAN chính quyền Việt Nam sợ Trung Quốc nhất. Các nước khác họ có thể công khai kết thân với Mỹ mà không sợ bị nước đồng chí anh em “cho một bài học.”
Thứ Năm vừa qua, ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, cùng bà Hillary Clinton khai mạc một Liên Ủy Hội Mỹ-Indonesia (Joint U.S.- Indonesian Commission). Hôm sau, ông Kevin Rudd, ngoại trưởng Úc Australia, qua Mỹ lại khuyến khích bà Clinton hãy đi Hà Nội cuối tháng 10 này dự hội nghị thượng đỉnh các nước Á Ðông. Ngoại trưởng Indo, Marty Natalegawa, cũng hoan nghênh việc bà Clinton sẽ đến Hà Nội, “để tái lập và củng cố sự tham dự của nước Mỹ trong vùng này,” và bà vui vẻ đồng ý. Có thể coi cuộc gặp gỡ giữa bà Clinton và hai ông Natalegawa và Rudd hai ngày liên tiếp, cả hai cùng nói chuyện hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông, là một bước leo thang đủ làm cho Bắc Kinh tức giận, phải lên giọng dằn mặt Mỹ ngay.
Liên Ủy Hội Mỹ-Indonesia làm việc ngay tuần trước ở thủ đô Mỹ, để thể hiện các quy tắc hợp tác mà năm ngoái hai vị tổng thống đã quyết định. Sáu ủy ban Mỹ-Indo thảo luận các lãnh vực cộng tác về giáo dục, kinh tế, môi trường sống, khí hậu, và xây dựng dân chủ, vân vân. Ðứng bên cạnh ngoại trưởng Indonesia, bà Clinton giải thích để cả thế giới cùng hiểu: “Chúng tôi không phải chỉ mở rộng và làm sâu mối bang giao giữa hai quốc gia mà thôi. Hành động của chúng tôi có hậu quả liên quan đến tất cả mọi người.” Tất cả mọi người, trước hết phải kể các nước Ðông Nam Á, các nước khác ở Á Châu, ai cũng phải hiểu cuộc hợp tác Mỹ-Indo liên quan đến họ. Nước Ðông Nam Á nào cũng có thể hưởng những ích lợi hợp tác với Mỹ, như Indonesia đang làm.
Trung Quốc đã hiểu thông điệp đó, và phản công ngay, họ đánh phủ đầu. Trong cuộc họp báo hôm đầu tuần, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Khương Du (Ý) tuyên bố Trung Quốc “theo dõi sát” cuộc họp Mỹ-ASEAN sắp diễn ra ngày Thứ Sáu này. Bà Khương Du nhắc lại Bắc Kinh “kiên quyết chống hành động của những nước không liên hệ mà lại can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia trong vùng.” Một nước “không liên hệ mà lại đang can thiệp” vào vùng Á Ðông, ai cũng hiểu, là Trung Quốc ám chỉ nước Mỹ.
Ba mươi năm trước đây, khi Harold Brown, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Bắc Kinh, thời Tổng Thống Carter, một điều chính quyền Trung Cộng mong mỏi là Mỹ giúp họ kỹ thuật chế tạo phản lực cơ chiến đấu, để đọ sức với máy bay MIG-23 của Nga Xô. Vì lúc đó Nga cung cấp MIG-23 cho Bắc Việt mà không cho Trung Cộng! Tình hình bây giờ đã khác. Ðầu năm nay, khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tỏ ý muốn thăm Bắc Kinh nhân cuộc công du 5 quốc gia Á Châu, Trung Quốc đã từ chối. Họ muốn tỏ ý bất bình về việc Mỹ bán hỏa tiễn loại mới cho Ðài Loan (Giá 6 tỷ Mỹ kim, có tiền sẽ nhập cảng hàng hóa bên Tầu, làm sao từ chối không bán được?) Thái độ tẩy chay ông Gates cho thấy Bắc Kinh tự thấy ngày nay họ mạnh hơn 30 năm trước nhiều. Từ năm 2003, Trung Quốc đã chứng kiến cảnh nước Mỹ lúng túng trong hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Trung Quốc nhận đóng vai hào hiệp hỗ trợ Mỹ chống khủng bố nhưng thực ra là để lợi dụng cơ hội tấn công tiêu diệt những người Hồi Giáo ở Tân Cương muốn bảo vệ văn hóa chống lại sức ép đồng hóa của người Hán. Năm 2007, nước Mỹ bắt đầu bị khủng hoảng kinh tế, càng lung túng; Trung Quốc càng có dịp lên mặt bành trướng ảnh hưởng khắp các nước Á, Phi bằng đô la dự trữ.
Cũng vì thế, chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ ở Á Châu đã chuyển hướng sau khi Tổng Thống Barak Obama nắm quyền. Trong 8 năm của Tổng Thống Gorges W. Bush, ông coi phong trào khủng bố Hồi Giáo quốc tế và các mỏ dầu ở Trung Ðông là mối quan tâm chính của Mỹ, ông tránh không đụng chạm với Trung Quốc. Ông Obama đã thay đổi, bắt đầu giành thế chủ động, và bắt đầu leo thang trong ngôn ngữ ngoại giao.
Tháng 1, năm 2010, tại Hawaii, Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố nước Mỹ muốn đóng một vai trò tích cực hơn ở Á Châu sau những năm bỏ rơi vùng Ðông Nam Á. Ðứng tại hòn đảo cửa ngõ của nước Mỹ nhìn sang Á Châu, Bà Clinton giải thích sự chuyển hướng của nước Mỹ là vì mối lo chung của các nước trong vùng, họ muốn Mỹ đóng vai trò một lực lượng bảo vệ hòa bình, bảo đảm về an ninh, trước thế lực đang lên của Trung Quốc. Chính phủ Úc ủng hộ lập trường mới này.
Khi một phóng viên hỏi nước Mỹ có nên nhường vùng Ðông Á cho Trung Quốc đảm nhiệm hay không, ông Kevin Rudd, ngoại trưởng Úc giải thích rằng suốt 30 năm qua, “Tất cả sự phát triển kinh tế mà chúng ta thấy trong vùng Á Ðông và Thái bình Dương là nhờ vào sự ổn định chiến lược do nước Mỹ có mặt trong vùng này.” Lúc đó, bà Clinton và ông Gates đang trù tính công du Úc và Tân Tây Lan. Chuyến đi bị hủy bỏ vì cuộc động đất tại Haiti gây ra một tình trạng khẩn trương ở Tây Bán Cầu. Bây giờ hai vị bộ trưởng quan trọng nhất của chính phủ Mỹ sẽ đi Úc và Tân Tay Lan vào tháng 11 sắp tới.
Nước Mỹ đã trở lại vùng Á Ðông một cách khá ồn ào, sau khi Trung Quốc làm ồn hơn với lời công bố vùng biển Ðông của Việt Nam thuộc vào loại “quyền lợi cốt lõi” của nước Trung Hoa. Ðây là một bước leo thang, nhắm đe dọa Việt Nam nhiều hơn là các nước khác. Với lời tuyên bố này, Trung Quốc chính thức coi Biển Ðông của nước ta cũng thuộc về nước họ, như là Ðài Loan và Tây Tạng! Nhưng các nước Ðông Nam Á cũng phải lo lắng và phản ứng. Một phản ứng là các nước ASEAN mời Mỹ tham dự hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông, trước kia chưa từng mời.
Hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông bắt đầu từ năm 2005, do sáng kiến của cựu thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad. Lúc đầu chỉ tính gồm 13 nước, gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn. Nhật Bản đã vận động mời thêm Ấn Ðộ, Úc và Tân Tây Lan, để tăng thêm 2 đồng minh của Mỹ. Năm 2010, đến lượt Việt Nam chủ tọa khối ASEAN, cuộc họp cuối tháng 10 này sẽ diễn ra tại Hà Nội, lần đầu tiên Mỹ và Nga đều được mời tham dự. Ai cũng biết, đó là một dụng ý của các nước ASEAN muốn giảm tầm quan trọng của Trung Quốc. Khi thông báo sẽ qua Hà Nội dự cuộc họp Thượng Ðỉnh Ðông Á (East Asia Summit) vào cuối tháng 10, bà Hillary Clinton nhấn mạnh đã đi đến quyết định này sau khi được ngoại trưởng Australia, thuyết phục Mỹ nên tham dự!
Chính phủ Mỹ đã tấn công đấu khẩu từ đầu năm nay. Tháng 5, Bộ Trưởng Gates lên tiếng tại Singapore, nêu lên quyền lợi của nước Mỹ phải bảo đảm an ninh cho các đường vận tải hàng hải trong vùng. Hiện nay Mỹ vẫn đóng vai canh gác eo biển Malaca, nơi hầu hết dầu lửa nhập cảng vào Trung Quốc và Nhật Bản phải đi qua. Tháng 7, bà Hilary Clinton tuyên bố ở Hà Nội, trước mặt Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Thiết Trì, xác nhận nguyên tắc các cuộc tranh chấp trong vùng biển Ðông không được giải quyết bằng vũ lực. Bà tỏ ý chính phủ Mỹ có thể trung gian tạo ra một cơ cấu giải quyết những xung đột về các đảo và hải phận giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ðài Loan. Thời gian tại Hà Nội vào tháng 7 vừa qua có lẽ là những giờ phút huy hoàng nhất của Ngoại Trưởng Clinton, cho tới giờ. Bà đột ngột thách thức ông Dương Thiết Trì, trong lúc ngoại trưởng các nước Ðông Nam Á khác vỗ tay hớn hở, và bên ngoài hội nghị thì người Việt Nam khắp nơi vui như mở cờ trong bụng! Ít nhất, có một người dám đứng thẳng lên đối đầu với thái độ hung hăng dọa dẫm của Trung Quốc! Mà người đó lại là một phụ nữ! Ðối với ông ngoại trưởng Trung Hoa, đây là một “cú sốc lớn.” Bình thường, các chính phủ thông báo trước cho nhau biết những ý kiến dễ gây xung đột như vậy, trước khi phát biểu nơi công cộng.
Tuần qua, để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và 10 nước ASEAN vào Thứ Sáu này, nhân viên bộ Ngoại Giao Mỹ đã thuyết trình với các nhà báo, nhấn mạnh đến “vấn đề tự do lưu thông đường biển, cũng như vấn đề khai thác tài nguyên trong biển” là một câu chuyện có thể sẽ được đề cập đến. Ðó là một cách khéo léo nhắc lại những đề tài mà bà Clinton đã nói hồi tháng 7 vừa qua. Chính vì thế, Trung Quốc phải lên tiếng “chặn họng” ngay, bên ngoài là chỉ trích Mỹ xía vô chuyện Á Châu, nhưng bên trong chính là để đe nẹt chế độ cộng sản đàn em ở Việt Nam. Thông điệp của họ là: “Ðừng có tin theo Mỹ mà đòi quốc tế hóa vấn đề Biển Ðông! Hãy kiên định lập trường theo Bắc Kinh: Chỉ thảo luận song phương từng nước một với Thiên triều mà thôi!”
Ðó là mâu thuẫn nổi bật trong cuộc đối đầu Mỹ-Hoa tại vùng Biển Ðông. Bắc Kinh muốn nói chuyện riêng với từng nước; Mỹ muốn giúp tất cả các nước cùng nói chuyện ngang hàng với Trung Quốc. Thái độ của Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp mặt với Obama ngày Thứ Sáu này sẽ cho mọi người biết cộng sản Việt Nam có dám “đi lề bên trái” không do Trung Cộng chỉ định hay không! Trong cuộc gặp gỡ Thứ Sáu này, Nguyễn Minh Triết được đóng vai long trọng nhất khi tiếp đón ông Obama, vì Việt Nam đang đóng vai chủ tịch khối ASEAN. Nếu trung thành với vai trò chủ tịch, đại diện cho cả khối ASEAN, ông Triết phải hoan nghênh sự hợp tác với nước Mỹ trong việc cân bằng quyền lực với Trung Quốc tại vùng Ðông Nam Á.
Tối thiểu, ông Nguyễn Minh Triết phải nhân danh 10 nước Ðông Nam Á bày tỏ mối lo ngại cần bảo vệ tư do lưu thông và quyền tự do khai thác hải sản, khoáng sản dưới biển của các nước trong vùng. Ðó cũng là một quyền lợi thiết thực của người Việt Nam. Vì chính các ngư dân Việt Nam đã bị “Tầu lạ” tấn công, cướp, phá, bắt cóc đòi tiền chuộc trong những năm qua mà chính quyền cộng sản Việt Nam không dám chỉ thẳng vào mặt Trung Quốc mà phản đối! Chính các công ty ngoại quốc đã ký hợp đồng với Việt Nam rồi lại bị Trung Quốc ngăn cản không cho tìm mỏ dầu khí! Cho nên ông Triết phải lên tiếng yêu cầu Mỹ giúp các nước Ðông Nam Á bảo vệ các quyền tự do lưu thông và khai thác ở Biển Ðông! Nếu ngược lại, ông Triết lờ đi, không dám nói mạnh bạo về các vấn đề trên, thì coi như ông không phải là đại diện cho 10 nước ASAEN nữa. Ông chỉ đại diện cho quyền lợi của Trung Quốc thôi! Chắc chắn, ông không đại diện cho người Việt Nam, nước Việt Nam!
Mạng lưới Bô xít Việt Nam mới cho đăng lại tài liệu trong cuốn sách “Sự Thật Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc.” Trong đó có một đoạn trích tài liệu mật của Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, vào tháng 8 năm 1965 như sau: “Chúng ta phải giành cho được Ðông Nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Ðiện, Malayxia và Singapo... Một vùng như Ðông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Ðông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Ðông Âu, gió Ðông sẽ thổi bạt gió Tây...”
Cuốn sách này do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, xuất bản năm 1979. Ðộc giả ở Việt Nam và ngoại quốc có thể tìm đọc cả cuốn trên mạng lưới Bô Xít Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Triết cũng nên vào mạng lưới này mà đọc cho biết - nếu đoàn biệt kích công an của Tướng Vũ Hải Triều chưa hủy diệt mạng lưới yêu nước này!
Nếu không được đọc Bô Xít Việt Nam, ông Triết nên nhờ người dịch cho đọc một bài trên South China Morning Post ngày hôm qua. Bài của Greg Torode viết về vị thuyền trưởng Trung Quốc mới bị Nhật Bản bắt giam khiến người Trung Hoa phẫn nộ biểu tình, và nói tiếp không phải chỉ có một mình ông ta đâu. “Hàng trăm người đã bị bắt giam nhiều tháng trời, thuyền đánh cá của họ bị Hải Quân Nhật đâm vào sườn, cướp lấy hải sản. Sau khi giữ họ mấy tháng, Nhật Bản đề nghị gia đình họ trả hàng ngàn Mỹ kim tiền chuộc và những gia đình tuyệt vọng này phải chấp nhận.” Sau khi đưa câu chuyện này cho một người bạn Trung Quốc đọc, ký giả Torode kể, anh bạn đó nổi cơn thịnh nộ, nói rằng nếu người Trung Quốc biết những chuyện đó thì không một người Nhật Bản nào có thể an toàn khi thăm Trung Quốc. Lúc đó Torode mới nói thật rằng đây không phải chuyện Nhật Bản mà là chuyện Trung Quốc đối xử với người Việt Nam!
Chỉ có một điều khác, là khi dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc thì công an Việt Nam đánh đuổi dân. Công an lãnh lương của người Việt hay người Trung Hoa?
CÁI MUỖNG
Văn Quang
I. Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi "học tập cải tạo", chỉ biết rằng đã có những người "quen" với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được "xây dựng" bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La thì "trại" được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ còn lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời.
Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đã có khi người ta dùng làm "công binh xưởng" chế tạo lựu đạn. Vì thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được một cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú thì nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu "biệt kích" gồm vài căn nhà "xây dựng kiên cố" bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi "được học tập cải tạo" trong dãy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đã từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích thì khác, còn khi chúng tôi "được giam" ở đây có vẻ như "cởi mở" hơn vì những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra mở vào.
Cuộc sống dù cực khổ đến đâu, sống mãi rồi người ta cũng phải quen. Nhịp sống hàng ngày cứ thế trôi đi dù là trong đói rét, thiếu thốn và trong những cấm đoán vô cùng khe khắt. Nhà tù nào chẳng thế, nó có những quy luật và quy định riêng. Những ngày đầu người ta cấm luôn cả trà, cà phê, thậm chí cấm cả đeo kính cận. Nhưng sau này nới dần, những thứ như thế không bị cấm nữa. Chỉ còn những thứ đã thành "luật" thì luôn bị cấm và cấm ở bất cứ đâu. Cấm "mua bán đổi chác linh tinh", cấm dùng thức ăn lâu ngày bằng bột, cấm tỏi và cấm tất cả những dụng cụ sinh hoạt bằng sắt như dao, kéo, muỗng nĩa… Tuy vậy có anh tù nào lại ngây thơ ngoan ngoãn đến nỗi tuân theo hoàn toàn những quy định ấy. Mua bán đổi chác linh tinh vẫn cứ diễn ra, dao kéo vẫn cứ được lén lút xử dụng hàng ngày nhưng đó là những thứ đã được "cải biên" thành dao kéo mini nhỏ nhắn cho dễ cất giấu. Nó là những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày, dù có bị bắt thì cũng chỉ bị tịch thu chứ không đến nỗi bị cùm một hoặc hai chân –tùy theo tội– đưa vào "thiên lao" tức là thứ phòng giam đặc biệt trong trại tù.
II. Ngày qua ngày, cái "không khí êm ả" của trại giam trở nên phẳng lặng nhưng dĩ nhiên là không thể nào nói rằng đó là thứ "an tâm, hồ hởi phấn khởi" mà bất kỳ anh "trại viên" nào cũng cứ phải viết khi phải làm những "bản kiểm điểm", mặc dù kể cả người viết và người đọc đều chẳng ai tin.
Nhưng cái không khí ấy đôi khi bỗng nhiên bị xáo trộn. Vào một buổi sáng tinh mơ, khi chúng tôi đang ngồi ở cái sân đất giữa trại, chuẩn bị gọi tên từng đội đi lao động để "một ngày lại vinh quang như mọi ngày" thì bỗng đâu toán lính gác trại tù sồng sộc chạy vào. Họ chạy rầm rập như ra trận, súng ống chĩa về phía "quân thù", mặt mũi "khẩn trương" rõ rệt. Họ sộc thẳng vào phòng giam trống hốc cứ làm như có địch ẩn nấp đâu trong đó.
Chúng tôi ngẩn ngơ đứng nhìn, không hiểu họ giở trò gì. Có những khuôn mặt lo lắng, một nỗi lo bâng quơ. Chuyển trại hay có một ai đó trốn trại? Chưa biết. Toán lính lục tung hết mọi thứ đồ đạc ít ỏi mà mỗi người tù có được trong gói hành trang của riêng mình. Sau đó chừng nửa giờ, một vài gói đồ bị tịch thu được vác lên "phòng thi đua". Lúc đó thì chúng tôi mới hiểu rằng đó chỉ là một kiểu khám phòng để tìm ra những thứ đồ "quốc cấm" của trại đã quy định. Thật ra, đó cũng là cái cung cách mà ở những "trại cải tạo" thường dùng để khuấy động cái không khí trầm lặng dễ phát sinh ra những "tiêu cực". Bởi trong cái sự yên bình của một trại giam, người tù có thể liên kết với nhau làm một chuyện gì đó như tổ chức trốn trại hoặc có thể có những vụ xúi giục "tuyệt thực", bàn bạc chống đối… Và nếu nói đến sự chống đối thì có hàng trăm thứ để có thể chống đối được. Thí dụ sự ăn đói, sự đối xử bất công, sự oan ức vô lý, sự trù dập của một vài anh "quản giáo", sự hỗn hào của mấy anh lính võ trang. Chuyện gì cũng có thể chống đối được. Vì thế thỉnh thoảng họ phải làm cho cái không khí đó mất hẳn cái vẻ trầm lặng để chứng tỏ lúc nào họ cũng đề phòng, lúc nào họ cũng "đề cao cảnh giác", lúc nào họ cũng sẵn sàng đối phó với mọi "mưu đồ". Các anh tù đừng có tưởng bở, chẳng bao giờ yên đâu. Cứ sau mỗi lần như thế, chắc chắn thế nào họ chẳng vớ được một anh nào đó giấu những thứ vớ vẩn như dao kéo, thư từ, sách vở tiếng nước ngoài, tiền bạc, đồ dùng ngoài quy định. Tất nhiên sẽ có những cuộc "kiểm điểm, phê bình" mà chúng tôi gọi là những "buổi tối ngồi đồng" để từ đó hy vọng lòi ra một vài cái "tội". Đội nào khôn ngoan thì cứ ngồi im, ai "phê" thì cứ mặc, còn cãi là còn "ngồi đồng". Đi làm suốt một ngày mệt mỏi đến thở không ra, tối về còn ngồi đồng, còn "phê bình" còn "kiểm thảo" thì chịu sao nổi. Nay "làm chưa xong" thì mai lại ngồi tiếp, ngồi cho đến khi nào tìm ra tội mới thôi. Tội nặng, tội nhẹ tùy theo tình hình của từng thời điểm. Thời điểm "căng" thì vào nhà kỷ luật đặc biệt nằm "treo một chân", thời điểm nhẹ nhàng thì cảnh cáo, ghi tội vào biên bản. Và họ sẽ có những biện pháp an toàn như chuyển đổi năm bẩy anh từ đội này sang đội khác để phòng tránh những chuyện thông đồng, những tổ chức, những phe nhóm có thể gây nguy hại đến an ninh của trại tù.
Chung quy đó chỉ là một cách đào xới tung cái tinh thần "tưởng rằng yên ổn" của mấy anh "trại viên" còn tỏ ra cứng đầu, còn có mưu toan lôi kéo người này người kia vào trong phe mình để từ đó có những yêu sách hoặc toan tính bất lợi cho trại tù. Quả là mỗi lần như thế trại tù cũng rối tung lên và làm cho những anh yếu bóng vía thường phải sống dựa vào tinh thần bè bạn càng thêm rụt rè, chẳng biết tin vào ai được nữa. Nhưng riết rồi trò gì cũng thành quen và đối với một số người "chẳng có gì để mất" thì họ trơ như đá, muốn làm gì thì làm, chỉ có cái thân tù đói này thôi, sống cũng được mà chết cũng chẳng sao.
Có lẽ tôi cũng đã học tập được cái tinh thần ấy của những anh bạn trẻ, bởi tôi cũng chẳng có gì để mất. Vợ con nhà cửa đều đã mất tất cả rồi, chẳng có gì phải lo. Đôi khi tôi sống tưng tưng, ông anh rể ở Sàigòn gửi cho cái gì thì nhận cái nấy. Và một sự thật không thể quên là nếu không có ông anh rể tốt bụng đó thì tôi cũng đã trở thành một thứ "caritas" như một số anh em ở trong trại tù rồi. Tức là những người chẳng có ai thăm nuôi. Những bà vợ đau khổ với những gia đình đói rách lầm than, họ lo cho chính họ còn không xong thì lấy gì đi "thăm nuôi" người ở trong tù mà lại tù ở tuốt tận miền Bắc xa tít mù tắp. Thậm chí có người còn vui mừng khi thấy vợ mình bước đi bước nữa với một anh nào đó đưa các con ra được nước ngoài. Tôi nói thế để chứng minh rằng không nên trách cứ bất kỳ một ai trong hoàn cảnh cay nghiệt này. Theo tôi thì những anh "mồ côi" không ai thăm nuôi trong trại tù mới chính là những anh hưởng trọn vẹn được cái "thú đau thương".
III. Trở lại chuyện buổi sáng tinh mơ, khi toán lính chạy sồng sộc vào trại. Đó là một buổi sáng cuối mùa đông, trước Tết âm lịch chừng vài ngày. Đây cũng là biện pháp an ninh thông thường của các trại tù trước những ngày lễ tết lớn. Tôi thảnh thơi theo đội đi làm ở ngoài đồng. Tôi vẫn cứ yên trí rằng chẳng có gì để mất, chẳng có gì quan trọng. Vào mùa đông cái thứ quan trọng nhất chỉ là rau. Mùa này thiếu rau đến… khô quắt cả dạ dày, rau muống bầu bí không trồng được, chỉ còn rau cải và trồng cải thì lâu ăn và năng suất không cao, cho nên có được tí rau là hạnh phúc nhất. Tôi ngồi lê la trước mấy luống xu hào, đó là thứ "thực phẩm cao cấp" nhất trong khu vườn rau của toàn đội. Những củ xu hào bắt đầu to hơn nắm tay nằm tròn trĩnh dưới những tàu lá xanh mượt mà, tôi trông coi chúng vì cái công sức tôi bỏ ra hơn một tháng trời. Tôi coi chúng cũng như một tác phẩm nào đó mà tôi đã từng viết ra, ở đây không có gì để coi như tác phẩm thì coi nó là tác phẩm vậy, để có cái mà thú vị và để có cái mà quên đi những thứ quanh mình. Cứ như thế tôi tha hồ đặt tên từng luống xu hào, có khi là một cái tên nghe có vẻ "lả lướt" như tôi đã gặp ở phòng trà tiệm khiêu vu, có khi là một cái tên rất dung tục. Âu cũng là một trò "nghịch ngầm" giữa vùng rừng núi âm u, hầu như không có mặt trời mùa đông này. Nhưng tôi biết rằng trò chơi của tôi sẽ phải chấm dứt trong một hai ngày nữa. Bởi Tết đã đến, dù 12 luống xu hào còn non chưa đến ngày "thu hoạch" nhưng cần thức ăn trong ba ngày Tết nên họ sẽ nhổ. Nếu tù không ăn thì cai tù ăn, chứ không đời nào họ chịu để đến mùa xuân. Nhưng vui chơi được giờ nào hay giờ ấy trong cuộc sống phù du này.
Buổi trưa về đến trại, trong khi bạn bè xung quanh đang xôn xao, kẻ bị tịch thu cái này, người bị mất cái kia thì tôi vẫn nhởn nhơ vì tôi chẳng có gì để mất. Tôi xách tô đi lấy cơm, gọi là phần cơm, nhưng thật ra chỉ có đúng một bát bo bo tương đối khá đầy đặn. Tôi ăn thì tạm lưng lửng, nhưng những người bạn tôi thì không bao giờ đủ. Họ thường nói "Vừa ăn xong mà vẫn cứ tưởng như mình chưa ăn". Cái đói cứ lửng lơ mãi ngày này qua ngày khác, thế mới là khó chịu. Có những ông bạn tôi ăn theo cái kiểu câu dầm, tức là lấy cái muỗng tre nhỏ xíu, hoặc một cái gì đó lớn hơn cái đầu đũa, múc từng muỗng ăn rả rích suốt ngày để có cảm tưởng lúc nào cũng được ăn, nó làm lu mờ cái cảm giác đói, đó là cách tự đánh lừa mình.
Tôi cũng "ăn dè hà tiện" nhưng tôi ăn bằng muỗng. Cái muỗng rất đặc biệt bằng inox hẳn hoi, có chạm trổ tinh vi và luôn được chùi rửa sáng bóng. Nhưng sáng nay, được chia hai củ khoai lang ăn sáng nên tôi để cái muỗng ở nhà. Tôi thường cất nó vào trong chiếc lon Guigoz – một loại vỏ hộp sữa được chế biến thành đồ dùng rất thông dụng và nhiều lợi ích của hầu hết những anh tù, nó có thể dùng "trăm công ngàn việc" từ đựng các loại thức ăn, thức uống đến đun nấu, câu móc, đựng mắm muối, chứa đồ để dành, tắm rửa đánh răng, rửa mặt. Nhưng hôm nay thì cái muỗng biến mất, tất nhiên là nó đã bị tịch thu trong buổi khám xét trại sáng nay. Đây là thứ "gia bảo" tôi đã cất giấu nó suốt mấy năm nay chưa hề lơi lỏng. Nó luôn nằm sát bên tôi, lúc đi lao động cũng như khi nằm ngủ. Có thể ví như cái nạng của một anh què, cái gậy của ông lão chín mươi, một thứ đã thành thói quen bám vào cuộc sống.
Sau một buổi trưa mưu toan tính kế, chiều hôm đó tôi quyết định đến gặp Dực, anh chàng trưởng ban thi đua của trại. Dực cũng chỉ là một "trại viên", nhưng trước đây anh ta là cán bộ, "thoái hóa tiêu cực" sao đó nên bị đi tù. Những anh cán bộ và quân nhân trong trại tù thường được gọi là "phạm binh phạm cán" tức là tội phạm thuộc binh sĩ hoặc cán bộ cũ. Họ có một chế độ đãi ngộ riêng và thường được dùng vào trong các công việc cần đến sự tin cậy của giám thị. Bữa khai lý lịch, thấy tôi khai là dân huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, Dực liền hỏi quê quán và nhận là người cùng quê. Một lần Dực dẫn chúng tôi đi lấy quần áo ngoài trại chính, qua khoảng đồi núi quanh co, anh ta chỉ tay lên mảng cây cối thưa thớt, nói với tôi rằng "cậu huyện Nhụ nằm ở đó". Tôi hỏi anh có họ hàng thế nào với ông Huyện Nhụ, anh ta nói là cháu gọi ông Nhụ bằng cậu, nhưng gia đình cụ Nhụ vào Nam còn gia đình anh vốn là nông dân nên ở lại miền Bắc. Cụ Nguyễn Mạnh Nhụ trước năm 75 làm chánh án ở tòa án Sài Gòn và tôi nghe nói là cũng có họ hàng với gia đình tôi, nhưng là họ xa. Cụ làm tri huyện từ khi còn rất trẻ. Sau này tôi có gặp cụ vài lần. Tôi kể cho Dực nghe đôi ba chuyện về cuộc sống của cụ huyện Nhụ khi còn ở Sài Gòn. Sau này đi "cải tạo" cụ mất ở trại này. Dực nói là trước khi cụ chết, cụ chỉ thèm được ăn một cái bánh dò. Dực nhắn người nhà ở Thái Bình khi đi thăm nuôi thì ghé qua Hà Nội mua lên vài cái, nhưng khi bánh dò mang lên thì cụ mất rồi. Từ đó, đối với tôi, Dực có phần dễ chịu hơn. Nhưng dĩ nhiên cái khoảng cách giữa một bên là "ngụy" một bên là "cán" thì khó mà san lấp được. Nhưng hôm nay thì tôi cần đến hắn. Suốt buổi trưa tôi không gặp được Dực. Cho đến hai hôm sau, khi trại đã xôn xao chuẩn bị cho những ngày Tết tôi mới gặp được Dực. Trong khi đó tôi dò hỏi mấy tay làm văn hóa xem những thứ bị tịch thu còn để trong phòng thi đua không. Họ nói còn để trong kho lẫn lộn với những thứ đồ dùng khác. Tôi mang cho Dực một ít thuốc đau dạ dày của ông anh tôi gửi vào. Rất may cho tôi là hắn cũng bị đau dạ dày. Mà cái thứ thuốc trị bệnh dạ dày ở miền Bắc hồi đó chỉ là tí mật ong trộn với nghệ nên không công hiệu. Tôi có thứ thuốc "cao cấp" hơn là Maalox, uống vào là cơn đau dịu xuống ngay. Thuốc Mỹ đàng hoàng, người ta ghét Mỹ nhưng thuốc của nó tốt thì cứ thích, có sao đâu.
Tôi gạ chuyện để xin lại cái muỗng. Dực trợn mắt:
"Anh làm cái gì mà cần cái muỗng đến thế? Bây giờ để trong kho, chui vào đấy mà trực trại nó biết thì tôi vào nhà đá."
Tôi nằn nì:
"Đấy là đồ gia bảo của tôi đấy. Anh biết không, tôi mất nhiều thứ lắm, một cái bằng lái xe ba dấu, một cuốn tự điển. Nhưng tôi không cần, chỉ cần cái muỗng thôi."
Dực nhìn tôi nghi ngại:
"Hay là mày giấu tiền trong đó?"
Dực hơn tôi hai tuổi nên hắn có gọi tôi bằng mày tôi cũng không tự ái, mà dù hắn có kém tôi vài ba tuổi mà lúc đó gọi tôi bằng mày tôi cũng cho qua luôn.
"Cái muỗng đặc và nhỏ như thế làm sao giấu tiền được?"
Dực nửa đùa nửa thật:
"Bọn mày thì lắm trò lắm, cái gì chúng mày chẳng làm được. Chưa biết chừng mày giấu cả cái máy quay phim trong đó cũng nên. Tao nghe nói mày có sách làm phim phải không?"
"Đúng, nhưng là tôi viết truyện rồi người ta lấy làm phim chứ tôi biết cái cóc khô gì."
"Vậy sao mày chỉ đòi lấy cái muỗng, mày mua chuộc tao bằng hai vỉ thuốc đau dạ dầy, không bõ. Khéo không chết cả đám. Tao không chơi."
Tôi thất bại, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Chiều hôm đó, Dực lại được lệnh phải làm một cái phòng đọc sách vào dịp Tết. Tôi đang loay hoay dán mấy cành hoa đào lên tấm phông trên hội trường thì Dực kéo tôi xuống. Nó bảo tôi đi khuân sách trên thư viện về hội trường, kê bàn ghế, trang trí thành khu đọc sách báo trong ba ngày Tết cho ra vẻ "có văn hóa". Nhưng nếu coi thư viện thì không được ăn tết ở phòng mà phải ngồi trực ở hội trường. Tôi nhận lời ngay dù biết rằng sẽ mất cái thú dự những ngày Tết với anh em trong phòng và mất cái thú ngồi đánh mạt chược bằng những con bài gỗ do chúng tôi tự làm lấy. Thế là tôi lại có dịp lân la nói chuyện với Dực về cái muỗng của tôi. Dực vẫn nghi ngờ rằng tôi có cái gì giấu trong đó. Tôi đành kể cho Dực nghe:
Buổi sáng hôm tôi phải đi "học tập cải tạo", vợ tôi chuẩn bị một số đồ dùng hàng ngày đưa vào túi xách. Đứa con gái của tôi, khi đó mới hơn ba tuổi, thấy mẹ nó bỏ vào túi xách nào là quần áo, khăn mặt, thuốc men… nó đang ăn sáng, cũng bỏ vào xách tay của tôi cái muỗng nó đang ăn và dặn: "con cho bố mượn, khi nào bố về, phải trả lại cho con đấy". Tôi ôm con gái gật đầu hứa khi về bố sẽ trả. Nhưng quả thật tôi vẫn nghĩ chẳng bao giờ tôi trả lại được cho nó. Lần chia tay này có thể là vĩnh viễn… Chúng tôi ngậm ngùi chia tay, không thể hẹn được ngày về vì có biết ngày nào về đâu mà hẹn! Thế là từ đó, cái muỗng theo tôi suốt trong những bữa ăn, suốt trong những giấc ngủ. Hình ảnh con gái và gia đình tôi hiện lên qua cái muỗng đó. Tôi vẫn đánh lừa tôi rằng tôi đang được ăn bên con gái, bên những người thân. Dù tôi biết rất rõ sự lừa dối ấy là một niềm ước vọng không bao giờ thành hiện thực, nhưng vậy mà đôi lúc tôi cũng thấy ấm lòng.
Nghe câu chuyện ấy, Dực tỏ ra chần chừ, nhưng hắn vỗ vai tôi:
"Thôi được, nếu đã là như thế thì tôi giúp cậu. Tối nay, khi ngồi coi phòng đọc sách, tôi sẽ giữ phần bánh chưng lại cho cậu, tôi sẽ gọi cậu xuống phòng thi đua cho cậu ngồi ăn ở đó, trong khi tôi gọi ban thi đua lên phòng hội thì tôi giả vờ để quên chìa khóa kho. Cậu mở cửa vào lấy, có gì thì cậu chịu trách nhiệm. Nó mà vớ được thì ‘kỷ luật’ suốt cái Tết này đấy, chưa biết chừng suốt mùa xuân."
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành làm theo cách "ăn trộm" này. Tối đó tôi mở khóa mò vào gian nhà kho. Ánh điện từ nhà ngoài hắt vào, vừa đủ soi sáng cái đống hầm bà làng đủ thứ đồ dùng lặt vặt vừa bị thu mấy hôm trước. Tôi sục ngay vào cái đống linh tinh đó, quả là những anh bạn tù của tôi có lắm trò chơi thật. Thôi thì đủ thứ, cái điếu cày được làm bằng những ống hỏa châu hoặc những cáng băng ca được cắt ngắn, chạm trổ rồng phượng, khắc gọt rất tinh vi. Những cái trâm cài đầu, những cái lược cho con gái hay cho người yêu, làm bằng nhôm được khắc những cái tên "Hồng Hoa, Bích Phượng, Thúy Hường…" nghe nao cả lòng. Những con dao nhỏ xíu, những cái muỗng gò bằng tôn cũng có hoa lá cành xinh xắn. Tất cả những cái gì bằng sắt đều nằm gọn ở đó. Sách vở tiếng Anh tiếng Pháp và đủ thứ giấy tờ lộn xộn. Cái mà tôi kiếm được trước tiên lại là cái bằng lái xe của tôi. Tôi không dại gì mà không đút vào túi, dù chẳng biết để làm gì. Tôi lại hì hục lục tiếp, vừa hồi hộp vừa phải thật nhanh tay, tôi đâm ra lính quýnh. Dù chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi giật mình. Cái muỗng của tôi vẫn chưa tìm thấy. Ruột nóng như lửa đốt, tôi bới tung hết cả cái đống ấy và đâm hốt hoảng nếu cái muỗng không còn ở đó nữa. Nhưng may quá, cái muỗng kia rồi, nó nằm dưới cuốn sách dày cộm của "thằng chết tiệt" nào đó. Nó chỉ thò ra có mỗi cái đuôi, tôi cũng nhận ra nó ngay. Lúc đó tôi có cảm tưởng như "con có ở xa hàng cây số thì bố cũng cứ nhận ra con như thường".
Tôi vồ lấy nó như sợ bị người ta giật mất. Tôi nhìn cái hoa văn chạy dọc theo cán muỗng mà tôi đã quá thân thuộc như chính cái nét mặt con gái tôi khi nó "nhí nhảnh" đưa cái muỗng vào trong túi xách. Nó vẫn cứ tưởng là một chuyện vui, bố đi chơi rồi mai bố về. Ừ thì vui. Tôi cười trong nụ cười mếu máo của mẹ nó và trong nụ cười hồn nhiên của nó. Không hiểu sao trong lúc gay cấn như thế mà hình ảnh xưa lại hiện lên rất nhanh như một ánh chớp. Tôi vọt ra khỏi phòng khóa cửa lại, biến nhanh vào bóng tối trên con đường về "khu biệt kích". Thoát nạn! Cái Tết ấy tôi lại được vui chơi với cái muỗng của tôi, dù tôi đã phải hy sinh suốt ba ngày, trong khi mọi người được nghỉ ngơi thì tôi cứ phải quanh quẩn trong cái "phòng đọc sách" chẳng có ma nào thèm ngó đến ấy. Những dịp nghỉ ngơi như thế cũng hiếm hoi như chuyện được ăn một bữa cơm đúng là cơm chứ không phải khoai sắn hay bo bo. Nhưng quả là tôi thấy hạnh phúc dù ngồi thui thủi một mình. Tôi có cái muỗng rồi, còn cần gì vui chơi nữa. Đó chính là mùa xuân của tôi.
Nhưng không phải đó là một lần duy nhất tôi phải "cứu lấy" cái vật gia bảo của mình. Hai lần sau cũng tương tự, cũng bị tịch thu rồi cứu lại được cứ như sắp ra pháp trường rồi lại được cứu. Chỉ tiếc rằng người cứu tôi không phải là người bạn đồng minh đã từng chiến đấu với các đồng ngũ của tôi trong những năm qua, người đồng minh đó đã "gan dạ" cuốn cờ chạy nhanh và chạy xa quá rồi. Thôi thì tôi tự cứu lấy cái muỗng của tôi vậy.
Một lần khác, tôi lội qua con suối sau cơn mưa lớn. Chỗ chúng tôi làm phải đi qua một con suối, gọi là suối lạnh. Bình thường nó cạn, dòng nước trong vắt dịu dàng trôi lờ lững trên những tảng đá xanh. Chúng tôi thường dùng nơi này làm bến tắm. Nhưng cứ có một cơn mưa lớn là nước từ những triền đồi vây quanh bốn hướng ào ạt đổ xuống, chỉ cần nửa giờ sau là con suối trở nên hung hãn, nước chảy cuồn cuộn và mang theo những cành cây, những khúc gỗ lao băng băng. Chúng tôi phải gấp rút lội qua con suối trở về trước khi con suối trở thành hung dữ. Sang gần tới bờ bên kia, tôi loạng chọang làm đổ cái túi đồ đựng những thứ lặt vặt trong đó có cái muỗng. Ở đây tôi thuộc từng khe đá nên tôi không ngần ngại nhoài người xuống mò. Anh bạn nhảy dù, la lên:
"Bộ ông điên sao?"
Tôi điên thật, hy vọng mình mò được. Nhưng nước chảy xiết quá tôi lại thua. Anh bạn nhảy dù trẻ, què một tay vì bị thương ngoài chiến trường, rất hiểu tôi nên anh đi xa hơn một chút và khom người xuống, thò một tay ra cái khe hòn đá là tìm được lại cho tôi được cái muỗng. Đôi mắt anh rất tinh, anh mỉm cười:
"Tôi biết ông mất cái gì."
IV. Chuyện trớ trêu là hơn 12 năm sau, tôi đã trở về, nhưng chưa trả lại cái muỗng cho con tôi được vì mẹ con nó đã vượt biên, định cư ở nước ngoài. Hơn hai mươi năm, tôi chưa hề gặp lại con gái tôi. Tính đến năm nay là 27 năm, con gái tôi đã 30 tuổi. Ngày 29 tháng 9-2002 vừa qua, cháu đã lập gia đình ở Miami Florida. Nhận được thiệp báo tin, tôi không biết mình vui hay buồn. Hình như không phải là vui hay buồn mà là một thứ cảm giác kỳ lạ cứ lơ lơ lửng lửng lẫn lộn. Chú thím nó và các anh chị nó ở Mỹ đều hẹn nhau đi dự đám cưới. Tôi thì không, chẳng hẹn hò được điều gì cả và chẳng làm được cái gì cả. Tôi có cảm giác như mình thừa. Rất may là trước ngày đám cưới, cô chú nó về Sàigòn, chính tay tôi gửi được tấm thiệp mừng con gái. Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng gửi cho cháu để cháu hiểu rằng lúc nào tôi cũng coi như cháu còn nhỏ lắm, như mới hôm qua hai bố con còn ở bên nhau. Tôi đi chơi đâu đó và hôm nay trở về. Nhưng cháu đã đi xa và tôi còn ở lại Sàigòn, nơi nó đã sinh ra. Cháu sẽ nghĩ gì, tôi không biết. Nhưng vài hôm sau thì có một điều tôi biết rất rõ là từ khi cái muỗng được gửi đi, tôi cảm thấy trống trải như mất mát một cái gì, xa vắng một cái gì thân thiết hàng ngày ở bên mình. Tôi cho rằng nó cũng giống như cái cảm giác của những ông bố bà mẹ khi cho con gái mình đi lấy chồng xa. Nỗi buồn lâng lâng bay chập chờn khắp nơi. Nhưng đó chính là sợi dây vô hình nối liền mãi mãi tình thương yêu dù ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này. Cuối cùng người ta chỉ còn lại cái tình. Cái tình ấy dù gửi đi tới đâu cũng vẫn còn lại, đôi khi lại mạnh mẽ và sâu sắc hơn, chỉ khi nào người ta tự đánh mất nó thì nó mới mất mãi mãi. Tôi chắc chẳng ai dại gì làm mất cái thứ báu vật đó trên đời không gì có thể so sánh được.
Lẽ ra chuyện này tôi đã viết ngay từ tháng 9/2002 nhân dịp cháu lập gia đình. Nhưng tôi ngồi mãi trước computer, không gõ được chữ nào, đầu óc lung tung. Dường như khi cảm xúc quá đầy, người ta không thể làm gì được ngoài việc cứ để cho nó tuôn trào lênh láng như ngồi dưới cơn mưa. Không nghĩ ngợi gì cả, không làm gì cả, cứ ngửa mặt lên cho mưa đầy mặt, thế thôi! Đúng là chuyện của người thì nhanh mà chuyện của mình thì nghẹn. Mãi đến hôm nay tôi mới ghi lại được những dòng chữ này, nhưng tôi cho rằng chẳng bao giờ muộn vì nó là thứ chuyện của cả một đời hay là của muôn đời.
Văn Quang
I. Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi "học tập cải tạo", chỉ biết rằng đã có những người "quen" với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được "xây dựng" bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La thì "trại" được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ còn lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời.
Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đã có khi người ta dùng làm "công binh xưởng" chế tạo lựu đạn. Vì thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được một cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú thì nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu "biệt kích" gồm vài căn nhà "xây dựng kiên cố" bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi "được học tập cải tạo" trong dãy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đã từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích thì khác, còn khi chúng tôi "được giam" ở đây có vẻ như "cởi mở" hơn vì những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra mở vào.
Cuộc sống dù cực khổ đến đâu, sống mãi rồi người ta cũng phải quen. Nhịp sống hàng ngày cứ thế trôi đi dù là trong đói rét, thiếu thốn và trong những cấm đoán vô cùng khe khắt. Nhà tù nào chẳng thế, nó có những quy luật và quy định riêng. Những ngày đầu người ta cấm luôn cả trà, cà phê, thậm chí cấm cả đeo kính cận. Nhưng sau này nới dần, những thứ như thế không bị cấm nữa. Chỉ còn những thứ đã thành "luật" thì luôn bị cấm và cấm ở bất cứ đâu. Cấm "mua bán đổi chác linh tinh", cấm dùng thức ăn lâu ngày bằng bột, cấm tỏi và cấm tất cả những dụng cụ sinh hoạt bằng sắt như dao, kéo, muỗng nĩa… Tuy vậy có anh tù nào lại ngây thơ ngoan ngoãn đến nỗi tuân theo hoàn toàn những quy định ấy. Mua bán đổi chác linh tinh vẫn cứ diễn ra, dao kéo vẫn cứ được lén lút xử dụng hàng ngày nhưng đó là những thứ đã được "cải biên" thành dao kéo mini nhỏ nhắn cho dễ cất giấu. Nó là những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày, dù có bị bắt thì cũng chỉ bị tịch thu chứ không đến nỗi bị cùm một hoặc hai chân –tùy theo tội– đưa vào "thiên lao" tức là thứ phòng giam đặc biệt trong trại tù.
II. Ngày qua ngày, cái "không khí êm ả" của trại giam trở nên phẳng lặng nhưng dĩ nhiên là không thể nào nói rằng đó là thứ "an tâm, hồ hởi phấn khởi" mà bất kỳ anh "trại viên" nào cũng cứ phải viết khi phải làm những "bản kiểm điểm", mặc dù kể cả người viết và người đọc đều chẳng ai tin.
Nhưng cái không khí ấy đôi khi bỗng nhiên bị xáo trộn. Vào một buổi sáng tinh mơ, khi chúng tôi đang ngồi ở cái sân đất giữa trại, chuẩn bị gọi tên từng đội đi lao động để "một ngày lại vinh quang như mọi ngày" thì bỗng đâu toán lính gác trại tù sồng sộc chạy vào. Họ chạy rầm rập như ra trận, súng ống chĩa về phía "quân thù", mặt mũi "khẩn trương" rõ rệt. Họ sộc thẳng vào phòng giam trống hốc cứ làm như có địch ẩn nấp đâu trong đó.
Chúng tôi ngẩn ngơ đứng nhìn, không hiểu họ giở trò gì. Có những khuôn mặt lo lắng, một nỗi lo bâng quơ. Chuyển trại hay có một ai đó trốn trại? Chưa biết. Toán lính lục tung hết mọi thứ đồ đạc ít ỏi mà mỗi người tù có được trong gói hành trang của riêng mình. Sau đó chừng nửa giờ, một vài gói đồ bị tịch thu được vác lên "phòng thi đua". Lúc đó thì chúng tôi mới hiểu rằng đó chỉ là một kiểu khám phòng để tìm ra những thứ đồ "quốc cấm" của trại đã quy định. Thật ra, đó cũng là cái cung cách mà ở những "trại cải tạo" thường dùng để khuấy động cái không khí trầm lặng dễ phát sinh ra những "tiêu cực". Bởi trong cái sự yên bình của một trại giam, người tù có thể liên kết với nhau làm một chuyện gì đó như tổ chức trốn trại hoặc có thể có những vụ xúi giục "tuyệt thực", bàn bạc chống đối… Và nếu nói đến sự chống đối thì có hàng trăm thứ để có thể chống đối được. Thí dụ sự ăn đói, sự đối xử bất công, sự oan ức vô lý, sự trù dập của một vài anh "quản giáo", sự hỗn hào của mấy anh lính võ trang. Chuyện gì cũng có thể chống đối được. Vì thế thỉnh thoảng họ phải làm cho cái không khí đó mất hẳn cái vẻ trầm lặng để chứng tỏ lúc nào họ cũng đề phòng, lúc nào họ cũng "đề cao cảnh giác", lúc nào họ cũng sẵn sàng đối phó với mọi "mưu đồ". Các anh tù đừng có tưởng bở, chẳng bao giờ yên đâu. Cứ sau mỗi lần như thế, chắc chắn thế nào họ chẳng vớ được một anh nào đó giấu những thứ vớ vẩn như dao kéo, thư từ, sách vở tiếng nước ngoài, tiền bạc, đồ dùng ngoài quy định. Tất nhiên sẽ có những cuộc "kiểm điểm, phê bình" mà chúng tôi gọi là những "buổi tối ngồi đồng" để từ đó hy vọng lòi ra một vài cái "tội". Đội nào khôn ngoan thì cứ ngồi im, ai "phê" thì cứ mặc, còn cãi là còn "ngồi đồng". Đi làm suốt một ngày mệt mỏi đến thở không ra, tối về còn ngồi đồng, còn "phê bình" còn "kiểm thảo" thì chịu sao nổi. Nay "làm chưa xong" thì mai lại ngồi tiếp, ngồi cho đến khi nào tìm ra tội mới thôi. Tội nặng, tội nhẹ tùy theo tình hình của từng thời điểm. Thời điểm "căng" thì vào nhà kỷ luật đặc biệt nằm "treo một chân", thời điểm nhẹ nhàng thì cảnh cáo, ghi tội vào biên bản. Và họ sẽ có những biện pháp an toàn như chuyển đổi năm bẩy anh từ đội này sang đội khác để phòng tránh những chuyện thông đồng, những tổ chức, những phe nhóm có thể gây nguy hại đến an ninh của trại tù.
Chung quy đó chỉ là một cách đào xới tung cái tinh thần "tưởng rằng yên ổn" của mấy anh "trại viên" còn tỏ ra cứng đầu, còn có mưu toan lôi kéo người này người kia vào trong phe mình để từ đó có những yêu sách hoặc toan tính bất lợi cho trại tù. Quả là mỗi lần như thế trại tù cũng rối tung lên và làm cho những anh yếu bóng vía thường phải sống dựa vào tinh thần bè bạn càng thêm rụt rè, chẳng biết tin vào ai được nữa. Nhưng riết rồi trò gì cũng thành quen và đối với một số người "chẳng có gì để mất" thì họ trơ như đá, muốn làm gì thì làm, chỉ có cái thân tù đói này thôi, sống cũng được mà chết cũng chẳng sao.
Có lẽ tôi cũng đã học tập được cái tinh thần ấy của những anh bạn trẻ, bởi tôi cũng chẳng có gì để mất. Vợ con nhà cửa đều đã mất tất cả rồi, chẳng có gì phải lo. Đôi khi tôi sống tưng tưng, ông anh rể ở Sàigòn gửi cho cái gì thì nhận cái nấy. Và một sự thật không thể quên là nếu không có ông anh rể tốt bụng đó thì tôi cũng đã trở thành một thứ "caritas" như một số anh em ở trong trại tù rồi. Tức là những người chẳng có ai thăm nuôi. Những bà vợ đau khổ với những gia đình đói rách lầm than, họ lo cho chính họ còn không xong thì lấy gì đi "thăm nuôi" người ở trong tù mà lại tù ở tuốt tận miền Bắc xa tít mù tắp. Thậm chí có người còn vui mừng khi thấy vợ mình bước đi bước nữa với một anh nào đó đưa các con ra được nước ngoài. Tôi nói thế để chứng minh rằng không nên trách cứ bất kỳ một ai trong hoàn cảnh cay nghiệt này. Theo tôi thì những anh "mồ côi" không ai thăm nuôi trong trại tù mới chính là những anh hưởng trọn vẹn được cái "thú đau thương".
III. Trở lại chuyện buổi sáng tinh mơ, khi toán lính chạy sồng sộc vào trại. Đó là một buổi sáng cuối mùa đông, trước Tết âm lịch chừng vài ngày. Đây cũng là biện pháp an ninh thông thường của các trại tù trước những ngày lễ tết lớn. Tôi thảnh thơi theo đội đi làm ở ngoài đồng. Tôi vẫn cứ yên trí rằng chẳng có gì để mất, chẳng có gì quan trọng. Vào mùa đông cái thứ quan trọng nhất chỉ là rau. Mùa này thiếu rau đến… khô quắt cả dạ dày, rau muống bầu bí không trồng được, chỉ còn rau cải và trồng cải thì lâu ăn và năng suất không cao, cho nên có được tí rau là hạnh phúc nhất. Tôi ngồi lê la trước mấy luống xu hào, đó là thứ "thực phẩm cao cấp" nhất trong khu vườn rau của toàn đội. Những củ xu hào bắt đầu to hơn nắm tay nằm tròn trĩnh dưới những tàu lá xanh mượt mà, tôi trông coi chúng vì cái công sức tôi bỏ ra hơn một tháng trời. Tôi coi chúng cũng như một tác phẩm nào đó mà tôi đã từng viết ra, ở đây không có gì để coi như tác phẩm thì coi nó là tác phẩm vậy, để có cái mà thú vị và để có cái mà quên đi những thứ quanh mình. Cứ như thế tôi tha hồ đặt tên từng luống xu hào, có khi là một cái tên nghe có vẻ "lả lướt" như tôi đã gặp ở phòng trà tiệm khiêu vu, có khi là một cái tên rất dung tục. Âu cũng là một trò "nghịch ngầm" giữa vùng rừng núi âm u, hầu như không có mặt trời mùa đông này. Nhưng tôi biết rằng trò chơi của tôi sẽ phải chấm dứt trong một hai ngày nữa. Bởi Tết đã đến, dù 12 luống xu hào còn non chưa đến ngày "thu hoạch" nhưng cần thức ăn trong ba ngày Tết nên họ sẽ nhổ. Nếu tù không ăn thì cai tù ăn, chứ không đời nào họ chịu để đến mùa xuân. Nhưng vui chơi được giờ nào hay giờ ấy trong cuộc sống phù du này.
Buổi trưa về đến trại, trong khi bạn bè xung quanh đang xôn xao, kẻ bị tịch thu cái này, người bị mất cái kia thì tôi vẫn nhởn nhơ vì tôi chẳng có gì để mất. Tôi xách tô đi lấy cơm, gọi là phần cơm, nhưng thật ra chỉ có đúng một bát bo bo tương đối khá đầy đặn. Tôi ăn thì tạm lưng lửng, nhưng những người bạn tôi thì không bao giờ đủ. Họ thường nói "Vừa ăn xong mà vẫn cứ tưởng như mình chưa ăn". Cái đói cứ lửng lơ mãi ngày này qua ngày khác, thế mới là khó chịu. Có những ông bạn tôi ăn theo cái kiểu câu dầm, tức là lấy cái muỗng tre nhỏ xíu, hoặc một cái gì đó lớn hơn cái đầu đũa, múc từng muỗng ăn rả rích suốt ngày để có cảm tưởng lúc nào cũng được ăn, nó làm lu mờ cái cảm giác đói, đó là cách tự đánh lừa mình.
Tôi cũng "ăn dè hà tiện" nhưng tôi ăn bằng muỗng. Cái muỗng rất đặc biệt bằng inox hẳn hoi, có chạm trổ tinh vi và luôn được chùi rửa sáng bóng. Nhưng sáng nay, được chia hai củ khoai lang ăn sáng nên tôi để cái muỗng ở nhà. Tôi thường cất nó vào trong chiếc lon Guigoz – một loại vỏ hộp sữa được chế biến thành đồ dùng rất thông dụng và nhiều lợi ích của hầu hết những anh tù, nó có thể dùng "trăm công ngàn việc" từ đựng các loại thức ăn, thức uống đến đun nấu, câu móc, đựng mắm muối, chứa đồ để dành, tắm rửa đánh răng, rửa mặt. Nhưng hôm nay thì cái muỗng biến mất, tất nhiên là nó đã bị tịch thu trong buổi khám xét trại sáng nay. Đây là thứ "gia bảo" tôi đã cất giấu nó suốt mấy năm nay chưa hề lơi lỏng. Nó luôn nằm sát bên tôi, lúc đi lao động cũng như khi nằm ngủ. Có thể ví như cái nạng của một anh què, cái gậy của ông lão chín mươi, một thứ đã thành thói quen bám vào cuộc sống.
Sau một buổi trưa mưu toan tính kế, chiều hôm đó tôi quyết định đến gặp Dực, anh chàng trưởng ban thi đua của trại. Dực cũng chỉ là một "trại viên", nhưng trước đây anh ta là cán bộ, "thoái hóa tiêu cực" sao đó nên bị đi tù. Những anh cán bộ và quân nhân trong trại tù thường được gọi là "phạm binh phạm cán" tức là tội phạm thuộc binh sĩ hoặc cán bộ cũ. Họ có một chế độ đãi ngộ riêng và thường được dùng vào trong các công việc cần đến sự tin cậy của giám thị. Bữa khai lý lịch, thấy tôi khai là dân huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, Dực liền hỏi quê quán và nhận là người cùng quê. Một lần Dực dẫn chúng tôi đi lấy quần áo ngoài trại chính, qua khoảng đồi núi quanh co, anh ta chỉ tay lên mảng cây cối thưa thớt, nói với tôi rằng "cậu huyện Nhụ nằm ở đó". Tôi hỏi anh có họ hàng thế nào với ông Huyện Nhụ, anh ta nói là cháu gọi ông Nhụ bằng cậu, nhưng gia đình cụ Nhụ vào Nam còn gia đình anh vốn là nông dân nên ở lại miền Bắc. Cụ Nguyễn Mạnh Nhụ trước năm 75 làm chánh án ở tòa án Sài Gòn và tôi nghe nói là cũng có họ hàng với gia đình tôi, nhưng là họ xa. Cụ làm tri huyện từ khi còn rất trẻ. Sau này tôi có gặp cụ vài lần. Tôi kể cho Dực nghe đôi ba chuyện về cuộc sống của cụ huyện Nhụ khi còn ở Sài Gòn. Sau này đi "cải tạo" cụ mất ở trại này. Dực nói là trước khi cụ chết, cụ chỉ thèm được ăn một cái bánh dò. Dực nhắn người nhà ở Thái Bình khi đi thăm nuôi thì ghé qua Hà Nội mua lên vài cái, nhưng khi bánh dò mang lên thì cụ mất rồi. Từ đó, đối với tôi, Dực có phần dễ chịu hơn. Nhưng dĩ nhiên cái khoảng cách giữa một bên là "ngụy" một bên là "cán" thì khó mà san lấp được. Nhưng hôm nay thì tôi cần đến hắn. Suốt buổi trưa tôi không gặp được Dực. Cho đến hai hôm sau, khi trại đã xôn xao chuẩn bị cho những ngày Tết tôi mới gặp được Dực. Trong khi đó tôi dò hỏi mấy tay làm văn hóa xem những thứ bị tịch thu còn để trong phòng thi đua không. Họ nói còn để trong kho lẫn lộn với những thứ đồ dùng khác. Tôi mang cho Dực một ít thuốc đau dạ dày của ông anh tôi gửi vào. Rất may cho tôi là hắn cũng bị đau dạ dày. Mà cái thứ thuốc trị bệnh dạ dày ở miền Bắc hồi đó chỉ là tí mật ong trộn với nghệ nên không công hiệu. Tôi có thứ thuốc "cao cấp" hơn là Maalox, uống vào là cơn đau dịu xuống ngay. Thuốc Mỹ đàng hoàng, người ta ghét Mỹ nhưng thuốc của nó tốt thì cứ thích, có sao đâu.
Tôi gạ chuyện để xin lại cái muỗng. Dực trợn mắt:
"Anh làm cái gì mà cần cái muỗng đến thế? Bây giờ để trong kho, chui vào đấy mà trực trại nó biết thì tôi vào nhà đá."
Tôi nằn nì:
"Đấy là đồ gia bảo của tôi đấy. Anh biết không, tôi mất nhiều thứ lắm, một cái bằng lái xe ba dấu, một cuốn tự điển. Nhưng tôi không cần, chỉ cần cái muỗng thôi."
Dực nhìn tôi nghi ngại:
"Hay là mày giấu tiền trong đó?"
Dực hơn tôi hai tuổi nên hắn có gọi tôi bằng mày tôi cũng không tự ái, mà dù hắn có kém tôi vài ba tuổi mà lúc đó gọi tôi bằng mày tôi cũng cho qua luôn.
"Cái muỗng đặc và nhỏ như thế làm sao giấu tiền được?"
Dực nửa đùa nửa thật:
"Bọn mày thì lắm trò lắm, cái gì chúng mày chẳng làm được. Chưa biết chừng mày giấu cả cái máy quay phim trong đó cũng nên. Tao nghe nói mày có sách làm phim phải không?"
"Đúng, nhưng là tôi viết truyện rồi người ta lấy làm phim chứ tôi biết cái cóc khô gì."
"Vậy sao mày chỉ đòi lấy cái muỗng, mày mua chuộc tao bằng hai vỉ thuốc đau dạ dầy, không bõ. Khéo không chết cả đám. Tao không chơi."
Tôi thất bại, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Chiều hôm đó, Dực lại được lệnh phải làm một cái phòng đọc sách vào dịp Tết. Tôi đang loay hoay dán mấy cành hoa đào lên tấm phông trên hội trường thì Dực kéo tôi xuống. Nó bảo tôi đi khuân sách trên thư viện về hội trường, kê bàn ghế, trang trí thành khu đọc sách báo trong ba ngày Tết cho ra vẻ "có văn hóa". Nhưng nếu coi thư viện thì không được ăn tết ở phòng mà phải ngồi trực ở hội trường. Tôi nhận lời ngay dù biết rằng sẽ mất cái thú dự những ngày Tết với anh em trong phòng và mất cái thú ngồi đánh mạt chược bằng những con bài gỗ do chúng tôi tự làm lấy. Thế là tôi lại có dịp lân la nói chuyện với Dực về cái muỗng của tôi. Dực vẫn nghi ngờ rằng tôi có cái gì giấu trong đó. Tôi đành kể cho Dực nghe:
Buổi sáng hôm tôi phải đi "học tập cải tạo", vợ tôi chuẩn bị một số đồ dùng hàng ngày đưa vào túi xách. Đứa con gái của tôi, khi đó mới hơn ba tuổi, thấy mẹ nó bỏ vào túi xách nào là quần áo, khăn mặt, thuốc men… nó đang ăn sáng, cũng bỏ vào xách tay của tôi cái muỗng nó đang ăn và dặn: "con cho bố mượn, khi nào bố về, phải trả lại cho con đấy". Tôi ôm con gái gật đầu hứa khi về bố sẽ trả. Nhưng quả thật tôi vẫn nghĩ chẳng bao giờ tôi trả lại được cho nó. Lần chia tay này có thể là vĩnh viễn… Chúng tôi ngậm ngùi chia tay, không thể hẹn được ngày về vì có biết ngày nào về đâu mà hẹn! Thế là từ đó, cái muỗng theo tôi suốt trong những bữa ăn, suốt trong những giấc ngủ. Hình ảnh con gái và gia đình tôi hiện lên qua cái muỗng đó. Tôi vẫn đánh lừa tôi rằng tôi đang được ăn bên con gái, bên những người thân. Dù tôi biết rất rõ sự lừa dối ấy là một niềm ước vọng không bao giờ thành hiện thực, nhưng vậy mà đôi lúc tôi cũng thấy ấm lòng.
Nghe câu chuyện ấy, Dực tỏ ra chần chừ, nhưng hắn vỗ vai tôi:
"Thôi được, nếu đã là như thế thì tôi giúp cậu. Tối nay, khi ngồi coi phòng đọc sách, tôi sẽ giữ phần bánh chưng lại cho cậu, tôi sẽ gọi cậu xuống phòng thi đua cho cậu ngồi ăn ở đó, trong khi tôi gọi ban thi đua lên phòng hội thì tôi giả vờ để quên chìa khóa kho. Cậu mở cửa vào lấy, có gì thì cậu chịu trách nhiệm. Nó mà vớ được thì ‘kỷ luật’ suốt cái Tết này đấy, chưa biết chừng suốt mùa xuân."
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành làm theo cách "ăn trộm" này. Tối đó tôi mở khóa mò vào gian nhà kho. Ánh điện từ nhà ngoài hắt vào, vừa đủ soi sáng cái đống hầm bà làng đủ thứ đồ dùng lặt vặt vừa bị thu mấy hôm trước. Tôi sục ngay vào cái đống linh tinh đó, quả là những anh bạn tù của tôi có lắm trò chơi thật. Thôi thì đủ thứ, cái điếu cày được làm bằng những ống hỏa châu hoặc những cáng băng ca được cắt ngắn, chạm trổ rồng phượng, khắc gọt rất tinh vi. Những cái trâm cài đầu, những cái lược cho con gái hay cho người yêu, làm bằng nhôm được khắc những cái tên "Hồng Hoa, Bích Phượng, Thúy Hường…" nghe nao cả lòng. Những con dao nhỏ xíu, những cái muỗng gò bằng tôn cũng có hoa lá cành xinh xắn. Tất cả những cái gì bằng sắt đều nằm gọn ở đó. Sách vở tiếng Anh tiếng Pháp và đủ thứ giấy tờ lộn xộn. Cái mà tôi kiếm được trước tiên lại là cái bằng lái xe của tôi. Tôi không dại gì mà không đút vào túi, dù chẳng biết để làm gì. Tôi lại hì hục lục tiếp, vừa hồi hộp vừa phải thật nhanh tay, tôi đâm ra lính quýnh. Dù chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi giật mình. Cái muỗng của tôi vẫn chưa tìm thấy. Ruột nóng như lửa đốt, tôi bới tung hết cả cái đống ấy và đâm hốt hoảng nếu cái muỗng không còn ở đó nữa. Nhưng may quá, cái muỗng kia rồi, nó nằm dưới cuốn sách dày cộm của "thằng chết tiệt" nào đó. Nó chỉ thò ra có mỗi cái đuôi, tôi cũng nhận ra nó ngay. Lúc đó tôi có cảm tưởng như "con có ở xa hàng cây số thì bố cũng cứ nhận ra con như thường".
Tôi vồ lấy nó như sợ bị người ta giật mất. Tôi nhìn cái hoa văn chạy dọc theo cán muỗng mà tôi đã quá thân thuộc như chính cái nét mặt con gái tôi khi nó "nhí nhảnh" đưa cái muỗng vào trong túi xách. Nó vẫn cứ tưởng là một chuyện vui, bố đi chơi rồi mai bố về. Ừ thì vui. Tôi cười trong nụ cười mếu máo của mẹ nó và trong nụ cười hồn nhiên của nó. Không hiểu sao trong lúc gay cấn như thế mà hình ảnh xưa lại hiện lên rất nhanh như một ánh chớp. Tôi vọt ra khỏi phòng khóa cửa lại, biến nhanh vào bóng tối trên con đường về "khu biệt kích". Thoát nạn! Cái Tết ấy tôi lại được vui chơi với cái muỗng của tôi, dù tôi đã phải hy sinh suốt ba ngày, trong khi mọi người được nghỉ ngơi thì tôi cứ phải quanh quẩn trong cái "phòng đọc sách" chẳng có ma nào thèm ngó đến ấy. Những dịp nghỉ ngơi như thế cũng hiếm hoi như chuyện được ăn một bữa cơm đúng là cơm chứ không phải khoai sắn hay bo bo. Nhưng quả là tôi thấy hạnh phúc dù ngồi thui thủi một mình. Tôi có cái muỗng rồi, còn cần gì vui chơi nữa. Đó chính là mùa xuân của tôi.
Nhưng không phải đó là một lần duy nhất tôi phải "cứu lấy" cái vật gia bảo của mình. Hai lần sau cũng tương tự, cũng bị tịch thu rồi cứu lại được cứ như sắp ra pháp trường rồi lại được cứu. Chỉ tiếc rằng người cứu tôi không phải là người bạn đồng minh đã từng chiến đấu với các đồng ngũ của tôi trong những năm qua, người đồng minh đó đã "gan dạ" cuốn cờ chạy nhanh và chạy xa quá rồi. Thôi thì tôi tự cứu lấy cái muỗng của tôi vậy.
Một lần khác, tôi lội qua con suối sau cơn mưa lớn. Chỗ chúng tôi làm phải đi qua một con suối, gọi là suối lạnh. Bình thường nó cạn, dòng nước trong vắt dịu dàng trôi lờ lững trên những tảng đá xanh. Chúng tôi thường dùng nơi này làm bến tắm. Nhưng cứ có một cơn mưa lớn là nước từ những triền đồi vây quanh bốn hướng ào ạt đổ xuống, chỉ cần nửa giờ sau là con suối trở nên hung hãn, nước chảy cuồn cuộn và mang theo những cành cây, những khúc gỗ lao băng băng. Chúng tôi phải gấp rút lội qua con suối trở về trước khi con suối trở thành hung dữ. Sang gần tới bờ bên kia, tôi loạng chọang làm đổ cái túi đồ đựng những thứ lặt vặt trong đó có cái muỗng. Ở đây tôi thuộc từng khe đá nên tôi không ngần ngại nhoài người xuống mò. Anh bạn nhảy dù, la lên:
"Bộ ông điên sao?"
Tôi điên thật, hy vọng mình mò được. Nhưng nước chảy xiết quá tôi lại thua. Anh bạn nhảy dù trẻ, què một tay vì bị thương ngoài chiến trường, rất hiểu tôi nên anh đi xa hơn một chút và khom người xuống, thò một tay ra cái khe hòn đá là tìm được lại cho tôi được cái muỗng. Đôi mắt anh rất tinh, anh mỉm cười:
"Tôi biết ông mất cái gì."
IV. Chuyện trớ trêu là hơn 12 năm sau, tôi đã trở về, nhưng chưa trả lại cái muỗng cho con tôi được vì mẹ con nó đã vượt biên, định cư ở nước ngoài. Hơn hai mươi năm, tôi chưa hề gặp lại con gái tôi. Tính đến năm nay là 27 năm, con gái tôi đã 30 tuổi. Ngày 29 tháng 9-2002 vừa qua, cháu đã lập gia đình ở Miami Florida. Nhận được thiệp báo tin, tôi không biết mình vui hay buồn. Hình như không phải là vui hay buồn mà là một thứ cảm giác kỳ lạ cứ lơ lơ lửng lửng lẫn lộn. Chú thím nó và các anh chị nó ở Mỹ đều hẹn nhau đi dự đám cưới. Tôi thì không, chẳng hẹn hò được điều gì cả và chẳng làm được cái gì cả. Tôi có cảm giác như mình thừa. Rất may là trước ngày đám cưới, cô chú nó về Sàigòn, chính tay tôi gửi được tấm thiệp mừng con gái. Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng gửi cho cháu để cháu hiểu rằng lúc nào tôi cũng coi như cháu còn nhỏ lắm, như mới hôm qua hai bố con còn ở bên nhau. Tôi đi chơi đâu đó và hôm nay trở về. Nhưng cháu đã đi xa và tôi còn ở lại Sàigòn, nơi nó đã sinh ra. Cháu sẽ nghĩ gì, tôi không biết. Nhưng vài hôm sau thì có một điều tôi biết rất rõ là từ khi cái muỗng được gửi đi, tôi cảm thấy trống trải như mất mát một cái gì, xa vắng một cái gì thân thiết hàng ngày ở bên mình. Tôi cho rằng nó cũng giống như cái cảm giác của những ông bố bà mẹ khi cho con gái mình đi lấy chồng xa. Nỗi buồn lâng lâng bay chập chờn khắp nơi. Nhưng đó chính là sợi dây vô hình nối liền mãi mãi tình thương yêu dù ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này. Cuối cùng người ta chỉ còn lại cái tình. Cái tình ấy dù gửi đi tới đâu cũng vẫn còn lại, đôi khi lại mạnh mẽ và sâu sắc hơn, chỉ khi nào người ta tự đánh mất nó thì nó mới mất mãi mãi. Tôi chắc chẳng ai dại gì làm mất cái thứ báu vật đó trên đời không gì có thể so sánh được.
Lẽ ra chuyện này tôi đã viết ngay từ tháng 9/2002 nhân dịp cháu lập gia đình. Nhưng tôi ngồi mãi trước computer, không gõ được chữ nào, đầu óc lung tung. Dường như khi cảm xúc quá đầy, người ta không thể làm gì được ngoài việc cứ để cho nó tuôn trào lênh láng như ngồi dưới cơn mưa. Không nghĩ ngợi gì cả, không làm gì cả, cứ ngửa mặt lên cho mưa đầy mặt, thế thôi! Đúng là chuyện của người thì nhanh mà chuyện của mình thì nghẹn. Mãi đến hôm nay tôi mới ghi lại được những dòng chữ này, nhưng tôi cho rằng chẳng bao giờ muộn vì nó là thứ chuyện của cả một đời hay là của muôn đời.
Văn Quang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...