Bình Nguyên Lộc
Họ gặp nhau trong mùa nghỉ mát năm ngoái, và hôm trước tết, họ bàn tính với nhau là hết mùa nghỉ mát năm nay, họ sẽ làm lễ thành hôn với nhau. Đời bây giờ mà để ra tới những mười hai tháng để tìm hiểu nhau thì quả cặp Tuấn - Lucie Minh dè dặt có một không hai. Chỉ hơi phiền là hôm lễ Phục sinh hai người đi hai ngả: Lucie Minh lên Đà lạt, còn Tuấn thì đi Vũng tàu. Tại mỗi người, ai đều có hứng riêng của nấy, mà không ai có bổn phận phải chiều ý ai trong một việc không đáng kể như vậy. Vả lại, cả hai, không ai trẻ con cả thì không thể vì thế mà họ giận nhau. Nói "chỉ phiền" là vì đó là nguồn gốc của sự đoạn tuyệt của họ về sau nầy.
Hôm ấy Tuấn ra tới Vũng tàu thì đã bốn giờ chiều. Tắm cái đã rồi hẵng hay. Chàng tắm cho đến năm giờ rưỡi, lên giải khát, xong đâu đó mới đi thuê buồng khách sạn. Không còn buồng nào cả. Nhưng anh con trai nầy không lo, cứ ăn cơm tối cái đã "rồi hẵng hay". "Rồi hẵng hay" là câu châm ngôn cửa miệng của Tuấn, mỗi lần có gì giải quyết không được, chàng dẹp nó lại, làm việc khác hoặc đi chơi, sau khi nói mấy tiếng ấy, nói to lên, hay nói thầm với mình.
Chàng không lo, không phải chàng có thể ngủ trên bãi cát như bao nhiêu người khác. Đó là những người ra đây bằng xe nhà, có thể mang theo những tấm bố lớn để trải ra mà nằm lên đó, chớ chàng thì chàng chỉ có một chiếc va-ly con đựng mu-xoa, một chiếc sà-roong, bàn chải đánh răng, hai chiếc áo tắm, và cái khăn bông. Y phục, chàng chỉ có một bộ trên người may bằng vải không nhầu, như vậy cho nhẹ bưng xách dọc đường. Tuấn không lo vì trong thành phố, ngoài mấy mươi khách sạn mang bảng hiệu và có đóng thuế môn bài, còn mấy mươi biệt thự của tư nhơn, của những ông nhà giàu suy sụp, họ biến thành phòng ngủ lậu ngôi biệt thự của họ, và thế nào chàng cũng sẽ tìm được một buồng, một cách dễ dàng, nhờ bọn trung gian chuyên môn là mấy anh phu xích-lô.
Quả thật thế, ăn cơm rồi, Tuấn thuê ghế dài mà nằm hóng mát cho tới lúc việc tiêu hóa gần xong mới thót lên một chiếc xích-lô đạp, nói lên ý muốn của chàng là anh phu xe "ô-kê" ngay. Mấy anh nầy nhận tiền thưởng phòng ngủ lậu ở đây, nên họ rất thạo tin tức, biết số buồng trống từng giờ, từng phút. Tuy nhiên đó là những kẻ nguy hiểm mà mười lăm phút sau Tuấn mới biết. Anh phu xe nầy đưa chàng tới một nơi rất là bê bối. Đã khuya rồi chàng đành nhận vậy, vả tìm anh phu xe khác, sợ anh ta còn lưu manh hơn anh nầy thì hóa ra chạy ô mồ mắc ô mả.
Cái nhà ngủ lậu nầy ắt hẳn cho hoa hồng nhiều lắm và chắc chắn đã có nhiều người đi nghỉ mát rơi vào cạm bẫy rồi. Đó là một ngôi biệt thự xưa, một trụ cổng xi-măng đổ nát, rất có vẻ hoang tàn, trụ còn đứng vững mang một tấm bảng nhỏ đề chữ "Biệt thự Mỹ Phúc". Tuấn chợt nhớ đến cái nhà mát của hội "bảo vệ luân lý" mà năm xưa chàng leo thang lầu thì cái thang rung rinh mà cả ngôi nhà cũng rung rinh tuốt. Được cái là "biệt thự Mỹ Phúc" không có lầu nên chàng an dạ rằng cho tới ngày về Sài gòn, giò và tay, cổ chàng sẽ còn nguyên vẹn vì khỏi lo nhà sập như cái nhà mát say rượu đằng kia. Ở đây, buồng người ta lấy trăm rưởi mỗi ngày, kể ra thì rất mắc đối với buồng khách sạn có đủ mọi tiện nghi mà chỉ phải trả có hai trăm rưởi thôi. Nhưng thôi cũng được. Sự im lặng hoàn toàn ở đây an ủi Tuấn dữ lắm. Sân rộng có trồng nhãn, các buồng thì đóng cửa kín mít và không nghe tiếng động, nhà lại chỉ cách bãi biển có hơn trăm thước thôi. Bồi phòng là một phụ nữ lai căng, cha Phi châu, mẹ Việt nam, ăn nói văn hoa như tiểu thuyết ba xu, nhưng Tuấn lại nghe hay hay. Không có gì buồn cười bằng một người nước da đen huyền, tóc quăn quíu một cách tự nhiên, đôi môi dày như hai chiếc bánh trôi nước, đôi hàm răng lại trắng như bột, mà nói "Trong trường hợp có gì làm thầy không được thỏa mãn, xin thầy cứ khiển trách em để em sửa sai".
Sáng ra, Tuấn dậy rất trưa, sắp sửa đi tắm và ra khỏi buồng chàng thì chàng thấy rất đông quân nhân Huê kỳ từ nhà nầy đi ra. Sự kiện nầy cắt nghĩa ngay vẻ im lìm đêm rồi. Tuấn rất biết phong tục của người da trắng, họ rất lịch sự ở những nhà chung cư, đóng cửa kín mít và nhất là đi đứng, nói năng thật nhẹ, sợ mích lòng láng giềng.
Thình lình Tuấn nghe xây xẩm mặt mày, rồi chàng choáng váng, lảo đảo muốn ngã. Chàng vội vã trở vào phòng mình nằm. Tuấn bị chứng áp huyết thấp từ mấy tháng nay, nên cơn khó nầy không làm chàng hoảng. Chàng sẽ uống thuốc, uống cà phê đen là khỏi ngay. Tuy nhiên, dầu sao cũng phải nằm cái đã, "rồi hẵng hay".
Lạ quá, ngôi biệt thự lặng lẽ như chùa Bà Đanh từ hồi đầu hôm tới giờ, bỗng nhiên hóa thành một cái chợ, và tiếng phụ nữ nói líu lo ngoài hành lang, gọi nhau, đáp nhau từ buồng này qua buồng khác, khiến Tuấn bực mình quá: đến lúc cần yên tĩnh để nghỉ ngơi thì thiên hạ họp chợ. Chị bồi phòng da đen bưng vào cho chàng một bình trà nóng rồi hỏi:
- Thầy uống cà-phê không, em đi mua cho?
- Đáng lý thì không, tôi sắp sửa đi uống ở ngoài, rồi tắm luôn thể, nhưng giờ, vì một lẽ riêng, tôi lại cần cà-phê đen. Vậy chị mua giùm tôi năm đồng. Đây, lấy mười đồng đây rồi cất luôn tiền lẻ mà ăn bánh.
Tuấn uống thuốc với nước trà nóng, và nằm nghỉ nên năm phút sau thì nghe đỡ. Chị bồi phòng cũng vừa về tới nơi, và ly cà phê đậm nầy sẽ làm cho áp huyết của chàng lên tới mực thường. Chàng khoan khoái ngồi dậy rồi hỏi:
- Ai mà làm ồn như vỡ chợ vậy chị?
- À, mấy cô!
- Mấy cô nào?
- Mấy cô vợ Huê kỳ ấy.
- Có tất cả tới bao nhiêu cô lận?
- Nhà nầy ngăn ra làm mười bốn buồng, mà có tới chín ông Huê kỳ có vợ, mướn tháng.
- Hèn chi! Họ mướn tháng có cao giá lắm không?
- Hai ngàn rưởi.
- Thôi, cám ơn chị, tôi không còn cần gì nữa cả.
Uống hết ly cà-phê, Tuấn ngồi một hơi thì nghe trong người trở lại bình thường. Nhưng chàng lại bực mình hơn. Khi nãy, đi qua các phòng đóng cửa, chàng nghe từ phòng nào cũng vẳng ra tiếng dạy bài học Anh ngữ đọc chậm, của máy thu thanh. Nhưng giờ thì cả chín cái máy thu thanh ấy đều thi đua hét to lên bài ca Vọng cổ trào lộng do nghệ sĩ Văn Hường ca. Tuấn vốn không ưa Vọng cổ vì điệu nhạc ấy buồn thảm quá, mà nhạc buồn lại ca bằng lời giễu cợt thì nó chói tai chàng không biết bao nhiêu. Nhứt là vì các chủ máy thu thanh lại mở hết cường độ, và có lẽ đã mở hết cửa buồng ra, nên nó ồn như chợ Cầu ông lãnh.
Để trốn không khí điên loạn nầy, chàng quyết định đi tắm. Khi Tuấn ra tới đầu hành lang thì một cảnh tượng bắt chàng dừng chơn lại: Chín cô me Huê kỳ đang xúm xít ăn chả giò với lại ăn bánh xèo điểm tâm mà hai chị hàng rong gánh vào nhà lúc nào chàng không hay. Các cô ăn chả giò, cô nào cũng ngốn rau xọp và rau chiết, độn no hai má, y như là loài khỉ, còn các cô ăn bánh xèo thì chảy nước mắt sống với lại le lưỡi vì nước mắm chanh làm riêng để ăn bánh xèo rất cay, cay như cà-ry Ấn độ chứ không phải vừa. Tuấn bật cười, đứng nhìn các me ăn rồi hỏi:
- Có ngon không quí cô?
Không có me nào đẹp cả. Nhưng tất cả đều thạo ma-ky-dê, thạo ăn mặc, nên trông cũng dễ coi. Họ cười đáp:
- Ngon ghê đi. Mời thầy ăn thử.
- Cám ơn quí cô. Nhưng sao quí cô không ăn với các ổng?
- Úy mẹ ơi, ai mà ăn với tụi "nó" cho được. Nó ăn sáng tợn lắm, ăn nhiều nhứt trong các bữa ăn trong ngày, mà chỉ ăn toàn đồ hộp thôi, tụi tui nuốt hổng vô.
- Té ra vợ chồng ăn riêng với nhau?
- Chỉ riêng có bữa sáng nầy và bữa trưa thôi.
- Trưa cũng ăn riêng?
- Ừ, trưa tụi "nó" không về, tụi tôi ăn cơm tháng của chị bồi đen.
Từ nãy giờ, nhiều cô thay phiên nhau mà đáp các câu hỏi của Tuấn, nhưng cô nào cũng gọi chồng bằng "nó" cả.
- Còn buổi tối? Tuấn hỏi.
- Buổi tối thì tụi nầy buộc lòng phải ăn chung với tụi nó, nhưng cũng nuốt không vô, nên tụi nầy nhõng nhẽo đòi đi ăn tiệm ở ngoài. Đồ tây ở các hiệu ăn thì tạm nuốt được.
Tuấn mặc áo tắm. Vì nhà gần bãi nên chàng ăn mặc như vậy để khỏi mất công thay, không đoán trước được rằng phải ghé lại để nói chuyện với phụ nữ. Nếu như ở ngoài bãi thì không có gì đáng nói, nhưng ở đây, ăn mặc như vậy trước những người đàn bà áo quần kín đáo thì vô lễ lắm. Thoạt tiên, chàng rất ngượng, nhưng vì chàng khinh rẻ me Huê kỳ cũng như đã khinh rẻ me Tây trước đây, nên rồi chàng dễ chịu được như thường. Cả chín cô đều vui vẻ và đều thích nói chuyện với chàng, nên chàng lại hỏi:
- Cả ngày quí cô làm gì? Có buồn lắm không?
- Buồn bỏ mẹ! Đánh tứ sắc để giết thì giờ, nhưng đánh hoài cũng phát ngấy lên.
- Như vậy, chắc quí cô mong đợi các ổng từng giây, từng phút?
- Đâu có, bồ! Cái cô tương đối đẹp hơn hết trong bọn đáp như vậy. Lũ nó về, tụi nầy còn khổ hơn.
- Chàng về thì chàng cưng mà lại khổ, bồ nói khó tin quá! Không yêu chàng à?
- Bồ không biết, chớ khổ bỏ mẹ đi. Có lũ nó thì sáng với lại tối phải học Ăng-lê đọc chậm...
- Thì phải học mới tâm tình với nhau được chớ!
- Đâu có cần. Tụi nầy chỉ biết bốn tiếng là đủ sức làm ăn.
- Bốn tiếng nào?
- Tiếng Yết, tiếng Nô, và hai tiếng Đô-la, Ô-kê.
- Đô-la Ô-kê là gì?
- Là lu bù thứ. Chẳng hạn: anh có tiền không? Và chẳng hạn: anh cho em tiền được chớ? Bồ dư biết rằng muốn theo các bài đọc Anh ngữ đọc chậm, phải có căn bản tới mức nào đó, chớ tụi nầy mít đặc, làm sao theo được.
- Hình như là bồ chưa kể hết mọi nỗi khổ?
Họ xưng hô với chàng bằng "bồ", Tuấn không buồn thay đổi, và ăn nói theo họ để gây tín nhiệm hầu được họ tâm sự nhiều.
- Ừ, chưa hề. Còn cái nạn đóng cửa nữa. Mình quen ở nhà tranh, nhà lá vách vỉ tre đan, trống trơn rất dễ thở, chúng nó giữ mình trong buồng kín mít, mình sẽ chín như trái cây mất. Mà bồ đừng tưởng là lũ chúng nó ghen, sợ bồ thấy dung nhan cá đắm nhạn sa của tụi tui. Không, tại phong tục của lũ nó như vậy. Lũ nó bảo rằng để cho người ta thấy cảnh sống thân mật của mình là vô lễ mà rủi ro thấy cảnh sống thân mật của ai cũng vô lễ nữa. Bồ có nhớ hay không rằng hồi hôm, bồ tới, quên đóng cửa buồng lại, thằng chồng của con Cúc nó phải đi ngang qua buồng của bồ, nhưng không dám đi, phải đánh một vòng thật lớn để tránh cái cửa mở của bồ.
Quả Tuấn nhớ có nghe tiếng giầy đi tới gần cửa buồng chàng rồi dừng lại, do dự vài giây, đoạn thối lui.
- Ừ, tục đó thì tôi biết. Mà đó là nếp tốt của họ, bồ rán mà theo.
- Ai thèm rán mà theo. Cứ mở banh cửa ra có phải dễ chiu hơn không.
- Còn nỗi khổ nào?
- Lu bù, nói sao cho hết. Khổ nhất là nhạc, phải nghe nhạc của lũ đó. Tụi nầy chỉ mê Vọng cổ của đài Sài gòn thôi, còn lũ nó thì vặn bắt nhạc trời đánh của đài nào không rõ, điếc tai, nhức óc quá trời. Lũ nó ngu ngốc lắm. Sắm ra-dô thì sắm thứ lớn, nhưng mở nghe nhạc thì mở thật nhỏ, làm như là sợ láng giềng nghe trộm hết nhạc của lũ nó.
Tuấn bật cười, rồi cười ha hả rất dài. Thì ra bọn nầy trả thù đây: ăn bánh xèo với nước mắm chanh ớt để trả thù thịt đóng hộp, mở bét cửa ra để trả thù tục bế môn,và cho ra-dô hét to bản Vọng cổ để trả thù sự thầm thì của nhạc đài. Một cô, nãy giờ rất ít nói, không đẹp, nhưng có cái gì đặc biệt vô cùng, rất khó tả ra, bây giờ mới mở lời:
- Thầy có xem cái phim gì mà câu chuyện xảy ra ở Ấn độ trong có động đất dữ dội, có nước lụt, có săn cọp hay không?
- Có, đó là phim "Gió Mùa".
- Trong đó, một kép Huê kỳ hỏi một kép Huê kỳ khác, khi họ nghe một giàn nhạc Ấn độ đại tấu:
- Nhạc gì mà kỳ lạ như vậy?
- Ừ, anh phải nghe suốt năm trăm năm mới thưởng thức được nhạc của họ. Ấy, tụi em cũng vậy, chắc phải nghe suốt năm trăm năm mới thưởng thức được nhạc Huê kỳ.
Cơn cười của Tuấn, vốn tiếp tục với một độ thấp hơn, trong câu chuyện của cô nầy, vụt tắt hẳn. Chàng chợt nhớ tới Lucie Minh rồi giật mình, sợ hãi. Những cô me Huê kỳ mà chàng khinh rẻ, nghĩ ra, gần gũi với chàng không biết bao nhiêu. Chàng tìm một tâm hồn bậu bạn, và dĩ nhiên tâm hồn ấy phải là tâm hồn Việt nam. Những cô me Huê kỳ nầy nguyên trước kia là những cô gái cắt cỏ, những cô thợ cấy, thợ gặt, những cô gánh nước thuê, nên trí và lòng họ hoàn toàn bưng bít với những gì ở ngoài vào, và có ăn ở với những ông Huê kỳ hai mươi năm nữa, chắc họ cũng không chịu được nhạc Jazz. Họ là người Việt nam một trăm phần trăm, trước kia, bây giờ, và mười năm nữa. Lucie thì khác hẳn. Lucie đã bị Âu hóa đậm quá đi rồi. Nàng không ngửi được Vọng cổ mà chỉ mê những điệu Blues, điệu Rock mà thôi.
Ngày xưa, ở Hà nội có một nhà trí thức đi tây học từ thuở lên mười. Ông ấy đỗ đạt rất cao, và thấm nhuần văn hóa Tây phương cho đến đỗi khi nghe ai đọc lên tên chàng Ulysse, ông ta rung động sâu xa và cả một quá khứ Hy lạp, La mã, vụt sống dậy trước mắt ông ta, trong khi đó thì ông ta hoàn toàn dửng dưng khi nghe ai ngâm:
Bến Tầm dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu...
Văn hóa ảnh hưởng đến con người nhiều quá, nhiều hơn là cuộc sống chung lâu năm chầy tháng nữa. Lucie quả là một con người "Cốt-mô-pô-líc", không ngạc nhiên trước món ăn ngoại quốc nào, trước loại nhạc Âu Tây nào, trước phép lịch sự quốc tế nào cả, chỉ nhờ nàng đã học nhiều quá. Học nhiều quá rất lợi cho người học, mà có thể cho nước nhà của người học nữa, nhưng y khó lòng mà còn nguyên vẹn là y.
Trước đây Tuấn thích Lucie ghê lấm vì Lucie biết thưởng thức bản "Nhạc buồn" của Chopin y như chàng, chàng quên mất rằng chính vì chàng bị Âu hóa nên chàng rất cần một người bạn đời có tâm hồn Việt nam để bù qua, cấn lại, giữ thế quân bình cho con cái chàng đỡ mất gốc phần nào.
Tuấn nhìn lại cô me Huê kỳ vừa nhắc đến phim "Mousson" với điệu nhạc Ấn độ phải nghe năm trăm năm mới hiểu. Chắc chắn nàng là một cô thợ gặt ở Cần thơ hay Sa đéc gì đó; cách đây mười năm, trôi giạt lên Sài gòn, làm sến năm năm rồi thì giờ làm me Huê kỳ. Mười năm chung đụng với văn minh, nàng chỉ thu nhận được có hai món: tóc phi-dê và đôi giày cao gót. Chỉ vì, chỉ nhờ nàng thiếu học chăng? Làm thế nào mà cô me Huê kỳ nầy cảm được văn minh Đia trung hải, cũng như làm thế nào mà Lucie cảm được tứ đức, tam tòng?
"Một cô giáo làng ở một thôn hẻo lánh tỉnh Vĩnh bình có lẽ hợp với mình hơn là Lucie. Cô giáo ấy không dốt như cô thợ gặt me Huê kỳ nầy, nhưng, y như cô nầy, cô ấy là đứa con thương của đất mẹ, giống hệt mẹ cô, mà đó là người bạn mà mình tìm kiếm". Kể từ cái giây phút nầy đây, Tuấn hết khinh rẻ các cô me Tây, các cô me Huê kỳ, họ tuy lăng nhăng thế mà họ vẫn cứ còn là người Việt nam một trăm phần trăm, khác hẳn với các cô nữ sinh thơm phức mà lại thấm nhuần văn minh Địa trung hải, mà lại rung động sâu xa khi đọc Illyade và Odyssée.
Chàng mỉm cười hỏi:
- Nếu có ông Huê kỳ nào cưới cô nào trong quí cô để đưa về bên ấy, các cô làm thế nào mà quen được với...
- À không, tụi em chỉ làm vợ tháng các ổng mà thôi rồi về sau thế nào cũng lấy chồng Việt nam chớ, nếu còn có người Việt nam chịu lấy tụi em làm vợ.
Rồi các cô cười xòa, tỏ vẻ không tin rằng có người Việt nam nào chịu lấy họ, nhưng họ vẫn hy vọng và phát lộ lòng hy vọng của họ ra bằng trận cười yêu đời ấy. Trong giây phút Tuấn nghe mình rất muốn hôn một cô, bất kỳ cô nào trong đám me đó. Cái hôn ấy, nhứt định không do tình yêu, cũng không do nhục dục, mà là cái hôn thương mến của một người mẹ hôn con, những đứa con tuy dốt nát mà không vong gia, vong bổn.
Sau mùa nghỉ hè, Tuấn lại đến với Lucie. Lucie ngỡ Tuấn trẻ con, giận nàng vì cái việc anh đi đường anh, tôi đi đường tôi. Nhưng nàng rất ngạc nhiên mà thấy Tuấn vui vẻ với nàng như trước, mỗi lần hai người gặp nhau. Và nàng càng ngạc nhiên hơn nữa, là thế mà Tuấn lại cứ lờ đi, mỗi lần nàng đá động đến hôn lễ. Thật là mâu thuẫn. Tuấn vẫn nể nàng, nịnh nàng, chiều chuộng nàng không kém trước chút nào. Nàng có biết đâu rằng Tuấn xem nàng là một người bạn tâm đầu ý hiệp, một nhơn tình lý tưởng, nhưng không thể là một người vợ đủ khả năng thực hiện ý chí ký thác truyền thống dân tộc lại cho con cái của chàng.
30 thg 6, 2010
Súc vật hóa con người
Ngô Nhân Dụng
Trong Hồi Ký của Một Thằng Hèn, nhạc sĩ Tô Hải tố cáo “Âm mưu súc vật hóa con người được tiến hành rất có tổ chức” của đảng Cộng Sản ở Việt Nam, “là tội lớn thứ hai sau tội giết người.” Vì nó biến đổi hệ thống giá trị của nhiều thế hệ người Việt khiến cho bây giờ họ thấy “không có gì quý hơn đồng tiền!”. (trang 398)
Vì không được cơ hội bảo vệ phẩm giá con người cho nên, Tô Hải kể, “Cha con, vợ chồng sẵn sàng kiện cáo, tranh cướp, thậm chí đâm chém nhau” chỉ vì muốn giành nhau một mối lợi. Ông nêu thí dụ một nhà thơ nổi tiếng đã kiện con trai của mình để giành lại một mảnh vườn trước căn phòng của một thi sĩ bạn thân đã chết.
Nền tảng đạo đức của nước ta bắt đầu bị phá từ thời cải cách ruộng đất, bây giờ thuật lại nhạc sĩ vẫn còn thấy xấu hổ. Phương pháp đấu tố của Mao Trạch Đông không chỉ nhắm giết người mà còn có mục đích hủy hoại những quy tắc đạo lý cổ truyền: “Thử hỏi trước kia ở đất nước ta có thời đại nào làng xóm giết nhau, cha bị con đấu tố, vợ chỉ mặt chồng giữa sân đình gọi là ‘thằng kia!’ rồi đưa ra đầu làng bắn bỏ hay không?”( trang 235)
Vì sợ hãi guồng máy độc tài cho nên, Tô Hải thú nhận, “Tất cả chúng tôi đều sống giả, sống bằng cái đầu và trái tim của người khác... chính tôi, một nạn nhân đồng thời cũng là một tội đồ... là kẻ cố bám lấy cuộc sống, cố nuốt mọi cục phân thối hoắc... mà vẫn làm ra vẻ tươi cười.” (235)
Nhà văn Solzhenitsyn từng nhận xét là một chế độ độc tài cần hai thứ khí cụ: áp bức và dối trá, có cái này phải có cái kia, thiếu một cái không được. Người nào đã chọn cai trị dân theo lối độc tài thì hệ quả tất nhiên là người đó phải dùng cả hai khí cụ: Phải khủng bố, áp bức dân. Và phải dựng lên một bộ máy dối trá, che đậy, lừa bịp cả thế giới.
Đấu tố, giết người, là nhưng phương cách tiêu diệt những thành phần khó kiểm soát, đồng thời cũng đe dọa những người khác. Nếu không dụ dỗ được thì ép buộc các văn nghệ sĩ phải “làm ra vẻ tươi cười” đóng vai trò “cung văn,” “minh họa,” đó là guồng máy dối trá giúp bảo vệ chế độ.
Chế độ Cộng Sản ở Việt Nam không sáng chế ra những phương pháp cai trị đó. Chính họ đã học được từ các bậc thầy Mao Trạch Đông, Stalin và Lenin. Người học trò giỏi của những “đại sư quốc tế” này là Hồ Chí Minh. Ai cũng biết Hồ Chí Minh vẫn đề cao Stalin và Mao Trạch Đông như các vị thánh sống. Ông Hồ nói, theo Nguyễn Văn Trấn kể lại, “Bác cháu chúng ta có thể nhầm chứ đồng chí Stalin không thể nào nhầm được.” Ông cũng nói, “Những điều gì cần viết đã có Chủ Tịch Mao Trạch Đông viết cả rồi, tôi không cần viết sách nữa.”
Nhưng các bài học quan trọng nhất giúp Hồ Chí Minh thành công trong việc chiếm chính quyền ở nước ta không phải do sách vở dạy mà do kinh nghiệm sống của chính ông. Ông Hồ đã có mặt ở Liên Bang Xô Viết trong những năm chế độ này thi hành các chính sách đàn áp tàn bạo cũng như những vụ xử án dối trá chưa bao giờ thấy trong lịch sử.
Bài học lớn mà Hồ Chí Minh học được ở cả Liên Xô lẫn Trung Quốc là trong lúc thời thế tao loạn thì kẻ nào tàn ác nhất cuối cùng sẽ thắng. Bá thuật sẽ thắng vương đạo. Đạo đức, nhân nghĩa, chỉ để nói, để tuyên truyền mà thôi; nếu lấy nhân nghĩa ra dùng thì cũng chỉ nên dùng trong thời bình. Còn trong thời loạn, ai dám giết nhiều người kẻ đó sẽ làm chúa thiên hạ. Hồ Chí Minh đã là một Tào Tháo của nước Việt Nam, lại được Stalin đào luyện những bá thuật quốc tế mới do Lenin truyền dạy nữa.
Nhóm Bôn Sơ Vích và Lenin đã thắng trong cuộc nội chiến Nga 1917 - 1920 vì họ dám giết người tàn bạo nhất so với các phe khác. Chế độ Cộng Sản mà Lenin dựng lên đã tồn tại được cũng vì sau khi cướp quyền được rồi họ vẫn dám giết hết những người có ý kiến chống đối. Nếu quá tay giết cả những người không chống mình cũng không sao! Đó là quy tắc luân lý mới của Lenin nhưng cũng là một quy tắc xử sự của Tào Tháo: Thà mình phụ người còn hơn người phụ mình! Stalin theo đúng chính sách đó để củng cố quyền hành cá nhân, bằng cách tiêu diệt ngay các đồng chí cũ có thể cạnh tranh với mình. Hồ Chí Minh có mặt ở nước Nga trong những năm khủng bố nặng nề đó, ông đã nhập tâm. Và sau này ông lại học được thêm các phương pháp của Mao Trạch Đông, ông đủ thông minh để thấy Mao còn hay hơn Xít vì thường giết người mà không cần dùng đến đội hành quyết. Đem người ta ra đấu tố, bỏ đói cho tới chết; dùng “quần chúng nhân dân” làm quan tòa buộc tội, xử tử hình; cùng lúc đó dùng đội ngũ văn công ca ngợi tội ác của mình; đó là những phương pháp Mao Trạch Đông đã dùng rồi được Hồ Chí Minh áp dụng một cách trung thành.
Người ta thường chú ý đến những tội ác của Stalin mà không chú ý đến thời Lenin sống ngắn ngủi. Trong cuốn sử The War of the World, Niall Ferguson chép một bức thư mà Lenin gửi cho các người lãnh đạo Bôn Sơ Vích ở Penza, ngày 11 Tháng Tám năm 1918, ra lệnh họ phải giết những “phú nông” (kulak) để thực hiện việc cướp thóc lúa nuôi Hồng quân,
“Các đồng chí! Bọn kulak nổi lên phải bị đè bẹp không thương xót... Phải hành động để làm gương cho chúng thấy. 1) Treo cổ (tôi nhấn mạnh, treo cổ để mọi người phải trông thấy) ít nhất 100 tên kulak hút máu người. 2) Công bố tên họ chúng nó. 3) Lấy hết thóc lúa của chúng nó... Phải làm sao để trong vòng 100 dặm chung quanh mọi người đều phải thấy, phải biết chuyện, phải run sợ, và kêu lên với nhau: Họ đang đi giết bọn kulak và họ sẽ đi giết hết bọn kulak...
Tái Bút: “Hãy dùng các đồng chí cứng rắn nhất!” (trang 150)
Không lãnh tụ nào trong cuộc nội chiến ở Nga dám ra lệnh cho phe mình giết nhiều người như đám Bôn Sơ Vích dám làm. Ferguson tính là không kể các người chết vì chiến tranh, “trong những năm từ 1918 đến 1920 có 300,000 vụ hành quyết vì lý do chính trị. Không phải chỉ có những người thuộc các nhóm đối nghịch bị giết mà cả những người Bôn Sơ Vích cũ dám cả gan phản đối đám lãnh tụ mới.” (trang 152)
Dưới thời Lenin, trại lao động tập trung đầu tiên đã được lập ra, đến năm 1920 đã có mấy trăm trại tập trung, làm mẫu cho những trại giam sau này mà Stalin và Hitler bắt chước. Chính tổ chức mật vụ (Cheka) nảy ra sáng kiến “cải tạo” các tù nhân bằng lao động khổ sai. Trại Solovetsky lập ra năm 1923, sang năm 1924 được chính thức gọi là trại cải tạo. Với sáng kiến của Naftaly Aronovich Frenkel, một tù nhân người gốc Do Thái được tuyển để đóng vai cai tù, trại này có chính sách cho những người tù khỏe mạnh ăn no, còn người yếu cho chết đói không sao. Theo Ferguson thì dưới thời Stalin có ít nhất 18 triệu người, đàn ông, đàn bà, và trẻ con đã đi qua các cổng trại tập trung cải tạo (Mao Trạch Đông có sáng kiến gọi là Lao Cải: Cải tạo con người bằng công việc lao động). Nhưng con số những người đã bị công cuộc tập thể hóa nông nghiệp của Stalin buộc vào đường cùng phải chết đói còn cao hơn nữa.
Đối với các vị Chúa Đỏ thì những cái chết đó không có gì đáng kể. Một cán bộ của Stalin giải thích cho cấp dưới nghe về cuộc đấu tranh giữa đảng Cộng Sản và các nông dân không chịu vào tập thể, “Năm nay là một năm đấu sức giữa chúng ta với chúng nó coi bên nào mạnh hơn. Phải qua một trận đói chúng mới biết ai làm chủ. Hàng triệu người đã chết, nhưng chương trình tập thể hóa nông nghiệp sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta đã thắng!” (trang 204)
Hồ Chí Minh đã chứng kiến những cảnh đó khi tới Nga lần đầu để được đào luyện trong trường cán bộ quốc tế của Stalin, với vai trò đem chủ nghĩa Cộng Sản gieo rắc khắp nơi trên thế giới. Không phải Lenin hay Stalin nói, mà chính Trotsky đã nói câu này, “Con đường dẫn tới Paris và London đi qua Afghanistan, vùng Punjab và Bengal (Ấn Độ).” Dù Stalin đã giết Trotsky nhưng ông ta vẫn theo tấm bản đồ bành trướng đó. Trong số các cán bộ được Stalin đào tạo, hai người thành công nhất là Kim Nhật Thành ở Bắc Hàn và Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Cho nên chúng ta không ngạc nhiên nếu Hồ Chí Minh đã sử dụng tất cả các phương pháp dùng bạo lực và dối trá mà Stalin đã thử dùng rất có hiệu quả trong việc cướp quyền hành và củng cố quyền hành. Các phương pháp khủng bố bằng bạo lực ở nước ta có thể nói đã giảm bớt cường độ so với các gì Stalin đã làm, vì văn hóa phong tục Việt Nam khác với tác phong của người Nga. Về bạo lực, chính Mao Trạch Đông mới là khuôn mẫu mà Hồ Chí Minh đã noi theo. Nhưng về mặt dối trá thì giữa Mao và Stalin không khác gì nhau. Việc sử dụng các văn nghệ sĩ vào việc đánh bóng chế độ, ca ngợi lãnh tụ đã được Stalin dùng trước, sau đến Hitler và Mao Trạch Đông. Hồ Chí Minh đã áp dụng giống hệt ở Việt Nam.
Chính nhưng hành động đó là cái Nhạc sĩ Tô Hải gọi là “súc vật hóa con người.”
Khi một chế độ độc tài chỉ dùng bạo lực để giết chóc, đe dọa dân, khủng bố dân, thì họ độc ác nhưng vẫn chưa phi nhân.
Có những chế độ không những độc ác mà còn tìm cách hạ thấp nhân phẩm của mọi người dưới quyền, khiến cho họ trở thành hèn hạ, mất tư cách. Đó mới là biến con người thành “súc vật” thật sự. Tất nhiên, muốn làm cho tất cả mọi người trở thành hèn hạ, đê tiện thì trước đó phải dùng đến các biện pháp tàn ác để đe dọa. Nhưng cái tội biến con người thành những kẻ hèn hạ, mất cả khái niệm về nhân phẩm còn kinh khủng hơn nữa. Tô Hải cho cái tội “súc vật hóa con người” đứng hàng thứ hai sau tội giết người. Có thể đổi lại cũng được. Tội giết người không nặng bằng, nếu vẫn để cho các nạn nhân ngẩng đầu lên chết xứng đáng làm người. Còn hơn bắt người ta sống như súc vật.
Ngô Nhân Dụng
Trong Hồi Ký của Một Thằng Hèn, nhạc sĩ Tô Hải tố cáo “Âm mưu súc vật hóa con người được tiến hành rất có tổ chức” của đảng Cộng Sản ở Việt Nam, “là tội lớn thứ hai sau tội giết người.” Vì nó biến đổi hệ thống giá trị của nhiều thế hệ người Việt khiến cho bây giờ họ thấy “không có gì quý hơn đồng tiền!”. (trang 398)
Vì không được cơ hội bảo vệ phẩm giá con người cho nên, Tô Hải kể, “Cha con, vợ chồng sẵn sàng kiện cáo, tranh cướp, thậm chí đâm chém nhau” chỉ vì muốn giành nhau một mối lợi. Ông nêu thí dụ một nhà thơ nổi tiếng đã kiện con trai của mình để giành lại một mảnh vườn trước căn phòng của một thi sĩ bạn thân đã chết.
Nền tảng đạo đức của nước ta bắt đầu bị phá từ thời cải cách ruộng đất, bây giờ thuật lại nhạc sĩ vẫn còn thấy xấu hổ. Phương pháp đấu tố của Mao Trạch Đông không chỉ nhắm giết người mà còn có mục đích hủy hoại những quy tắc đạo lý cổ truyền: “Thử hỏi trước kia ở đất nước ta có thời đại nào làng xóm giết nhau, cha bị con đấu tố, vợ chỉ mặt chồng giữa sân đình gọi là ‘thằng kia!’ rồi đưa ra đầu làng bắn bỏ hay không?”( trang 235)
Vì sợ hãi guồng máy độc tài cho nên, Tô Hải thú nhận, “Tất cả chúng tôi đều sống giả, sống bằng cái đầu và trái tim của người khác... chính tôi, một nạn nhân đồng thời cũng là một tội đồ... là kẻ cố bám lấy cuộc sống, cố nuốt mọi cục phân thối hoắc... mà vẫn làm ra vẻ tươi cười.” (235)
Nhà văn Solzhenitsyn từng nhận xét là một chế độ độc tài cần hai thứ khí cụ: áp bức và dối trá, có cái này phải có cái kia, thiếu một cái không được. Người nào đã chọn cai trị dân theo lối độc tài thì hệ quả tất nhiên là người đó phải dùng cả hai khí cụ: Phải khủng bố, áp bức dân. Và phải dựng lên một bộ máy dối trá, che đậy, lừa bịp cả thế giới.
Đấu tố, giết người, là nhưng phương cách tiêu diệt những thành phần khó kiểm soát, đồng thời cũng đe dọa những người khác. Nếu không dụ dỗ được thì ép buộc các văn nghệ sĩ phải “làm ra vẻ tươi cười” đóng vai trò “cung văn,” “minh họa,” đó là guồng máy dối trá giúp bảo vệ chế độ.
Chế độ Cộng Sản ở Việt Nam không sáng chế ra những phương pháp cai trị đó. Chính họ đã học được từ các bậc thầy Mao Trạch Đông, Stalin và Lenin. Người học trò giỏi của những “đại sư quốc tế” này là Hồ Chí Minh. Ai cũng biết Hồ Chí Minh vẫn đề cao Stalin và Mao Trạch Đông như các vị thánh sống. Ông Hồ nói, theo Nguyễn Văn Trấn kể lại, “Bác cháu chúng ta có thể nhầm chứ đồng chí Stalin không thể nào nhầm được.” Ông cũng nói, “Những điều gì cần viết đã có Chủ Tịch Mao Trạch Đông viết cả rồi, tôi không cần viết sách nữa.”
Nhưng các bài học quan trọng nhất giúp Hồ Chí Minh thành công trong việc chiếm chính quyền ở nước ta không phải do sách vở dạy mà do kinh nghiệm sống của chính ông. Ông Hồ đã có mặt ở Liên Bang Xô Viết trong những năm chế độ này thi hành các chính sách đàn áp tàn bạo cũng như những vụ xử án dối trá chưa bao giờ thấy trong lịch sử.
Bài học lớn mà Hồ Chí Minh học được ở cả Liên Xô lẫn Trung Quốc là trong lúc thời thế tao loạn thì kẻ nào tàn ác nhất cuối cùng sẽ thắng. Bá thuật sẽ thắng vương đạo. Đạo đức, nhân nghĩa, chỉ để nói, để tuyên truyền mà thôi; nếu lấy nhân nghĩa ra dùng thì cũng chỉ nên dùng trong thời bình. Còn trong thời loạn, ai dám giết nhiều người kẻ đó sẽ làm chúa thiên hạ. Hồ Chí Minh đã là một Tào Tháo của nước Việt Nam, lại được Stalin đào luyện những bá thuật quốc tế mới do Lenin truyền dạy nữa.
Nhóm Bôn Sơ Vích và Lenin đã thắng trong cuộc nội chiến Nga 1917 - 1920 vì họ dám giết người tàn bạo nhất so với các phe khác. Chế độ Cộng Sản mà Lenin dựng lên đã tồn tại được cũng vì sau khi cướp quyền được rồi họ vẫn dám giết hết những người có ý kiến chống đối. Nếu quá tay giết cả những người không chống mình cũng không sao! Đó là quy tắc luân lý mới của Lenin nhưng cũng là một quy tắc xử sự của Tào Tháo: Thà mình phụ người còn hơn người phụ mình! Stalin theo đúng chính sách đó để củng cố quyền hành cá nhân, bằng cách tiêu diệt ngay các đồng chí cũ có thể cạnh tranh với mình. Hồ Chí Minh có mặt ở nước Nga trong những năm khủng bố nặng nề đó, ông đã nhập tâm. Và sau này ông lại học được thêm các phương pháp của Mao Trạch Đông, ông đủ thông minh để thấy Mao còn hay hơn Xít vì thường giết người mà không cần dùng đến đội hành quyết. Đem người ta ra đấu tố, bỏ đói cho tới chết; dùng “quần chúng nhân dân” làm quan tòa buộc tội, xử tử hình; cùng lúc đó dùng đội ngũ văn công ca ngợi tội ác của mình; đó là những phương pháp Mao Trạch Đông đã dùng rồi được Hồ Chí Minh áp dụng một cách trung thành.
Người ta thường chú ý đến những tội ác của Stalin mà không chú ý đến thời Lenin sống ngắn ngủi. Trong cuốn sử The War of the World, Niall Ferguson chép một bức thư mà Lenin gửi cho các người lãnh đạo Bôn Sơ Vích ở Penza, ngày 11 Tháng Tám năm 1918, ra lệnh họ phải giết những “phú nông” (kulak) để thực hiện việc cướp thóc lúa nuôi Hồng quân,
“Các đồng chí! Bọn kulak nổi lên phải bị đè bẹp không thương xót... Phải hành động để làm gương cho chúng thấy. 1) Treo cổ (tôi nhấn mạnh, treo cổ để mọi người phải trông thấy) ít nhất 100 tên kulak hút máu người. 2) Công bố tên họ chúng nó. 3) Lấy hết thóc lúa của chúng nó... Phải làm sao để trong vòng 100 dặm chung quanh mọi người đều phải thấy, phải biết chuyện, phải run sợ, và kêu lên với nhau: Họ đang đi giết bọn kulak và họ sẽ đi giết hết bọn kulak...
Tái Bút: “Hãy dùng các đồng chí cứng rắn nhất!” (trang 150)
Không lãnh tụ nào trong cuộc nội chiến ở Nga dám ra lệnh cho phe mình giết nhiều người như đám Bôn Sơ Vích dám làm. Ferguson tính là không kể các người chết vì chiến tranh, “trong những năm từ 1918 đến 1920 có 300,000 vụ hành quyết vì lý do chính trị. Không phải chỉ có những người thuộc các nhóm đối nghịch bị giết mà cả những người Bôn Sơ Vích cũ dám cả gan phản đối đám lãnh tụ mới.” (trang 152)
Dưới thời Lenin, trại lao động tập trung đầu tiên đã được lập ra, đến năm 1920 đã có mấy trăm trại tập trung, làm mẫu cho những trại giam sau này mà Stalin và Hitler bắt chước. Chính tổ chức mật vụ (Cheka) nảy ra sáng kiến “cải tạo” các tù nhân bằng lao động khổ sai. Trại Solovetsky lập ra năm 1923, sang năm 1924 được chính thức gọi là trại cải tạo. Với sáng kiến của Naftaly Aronovich Frenkel, một tù nhân người gốc Do Thái được tuyển để đóng vai cai tù, trại này có chính sách cho những người tù khỏe mạnh ăn no, còn người yếu cho chết đói không sao. Theo Ferguson thì dưới thời Stalin có ít nhất 18 triệu người, đàn ông, đàn bà, và trẻ con đã đi qua các cổng trại tập trung cải tạo (Mao Trạch Đông có sáng kiến gọi là Lao Cải: Cải tạo con người bằng công việc lao động). Nhưng con số những người đã bị công cuộc tập thể hóa nông nghiệp của Stalin buộc vào đường cùng phải chết đói còn cao hơn nữa.
Đối với các vị Chúa Đỏ thì những cái chết đó không có gì đáng kể. Một cán bộ của Stalin giải thích cho cấp dưới nghe về cuộc đấu tranh giữa đảng Cộng Sản và các nông dân không chịu vào tập thể, “Năm nay là một năm đấu sức giữa chúng ta với chúng nó coi bên nào mạnh hơn. Phải qua một trận đói chúng mới biết ai làm chủ. Hàng triệu người đã chết, nhưng chương trình tập thể hóa nông nghiệp sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta đã thắng!” (trang 204)
Hồ Chí Minh đã chứng kiến những cảnh đó khi tới Nga lần đầu để được đào luyện trong trường cán bộ quốc tế của Stalin, với vai trò đem chủ nghĩa Cộng Sản gieo rắc khắp nơi trên thế giới. Không phải Lenin hay Stalin nói, mà chính Trotsky đã nói câu này, “Con đường dẫn tới Paris và London đi qua Afghanistan, vùng Punjab và Bengal (Ấn Độ).” Dù Stalin đã giết Trotsky nhưng ông ta vẫn theo tấm bản đồ bành trướng đó. Trong số các cán bộ được Stalin đào tạo, hai người thành công nhất là Kim Nhật Thành ở Bắc Hàn và Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Cho nên chúng ta không ngạc nhiên nếu Hồ Chí Minh đã sử dụng tất cả các phương pháp dùng bạo lực và dối trá mà Stalin đã thử dùng rất có hiệu quả trong việc cướp quyền hành và củng cố quyền hành. Các phương pháp khủng bố bằng bạo lực ở nước ta có thể nói đã giảm bớt cường độ so với các gì Stalin đã làm, vì văn hóa phong tục Việt Nam khác với tác phong của người Nga. Về bạo lực, chính Mao Trạch Đông mới là khuôn mẫu mà Hồ Chí Minh đã noi theo. Nhưng về mặt dối trá thì giữa Mao và Stalin không khác gì nhau. Việc sử dụng các văn nghệ sĩ vào việc đánh bóng chế độ, ca ngợi lãnh tụ đã được Stalin dùng trước, sau đến Hitler và Mao Trạch Đông. Hồ Chí Minh đã áp dụng giống hệt ở Việt Nam.
Chính nhưng hành động đó là cái Nhạc sĩ Tô Hải gọi là “súc vật hóa con người.”
Khi một chế độ độc tài chỉ dùng bạo lực để giết chóc, đe dọa dân, khủng bố dân, thì họ độc ác nhưng vẫn chưa phi nhân.
Có những chế độ không những độc ác mà còn tìm cách hạ thấp nhân phẩm của mọi người dưới quyền, khiến cho họ trở thành hèn hạ, mất tư cách. Đó mới là biến con người thành “súc vật” thật sự. Tất nhiên, muốn làm cho tất cả mọi người trở thành hèn hạ, đê tiện thì trước đó phải dùng đến các biện pháp tàn ác để đe dọa. Nhưng cái tội biến con người thành những kẻ hèn hạ, mất cả khái niệm về nhân phẩm còn kinh khủng hơn nữa. Tô Hải cho cái tội “súc vật hóa con người” đứng hàng thứ hai sau tội giết người. Có thể đổi lại cũng được. Tội giết người không nặng bằng, nếu vẫn để cho các nạn nhân ngẩng đầu lên chết xứng đáng làm người. Còn hơn bắt người ta sống như súc vật.
Ngô Nhân Dụng
26 thg 6, 2010
25 thg 6, 2010
Tâm Thế Nào Nhìn Ra Thế Nấy.
Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.
Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:
- Ngài thấy tôi thế nào?
Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!
Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:
- Giống một đống phân bò!
Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:
- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.
Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:
- Xì, anh thua đậm rồi!
Đông Pha tức quá mắng :
- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?
Tô tiểu muội nói:
- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?
Đông Pha nói:
- Đương nhiên là Phật quý rồi!
Tô tiểu muội nói:
- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!
Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.
Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.
Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.
Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.
ST...
Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:
- Ngài thấy tôi thế nào?
Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!
Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:
- Giống một đống phân bò!
Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:
- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.
Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:
- Xì, anh thua đậm rồi!
Đông Pha tức quá mắng :
- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?
Tô tiểu muội nói:
- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?
Đông Pha nói:
- Đương nhiên là Phật quý rồi!
Tô tiểu muội nói:
- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!
Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.
Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.
Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.
Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.
ST...
24 thg 6, 2010
Tưởng tượng là chìa khóa cho cuộc sống
Joshua Murphy (Nguyễn việt Việt dịch)
Qua bao nhiêu thế kỷ, biết bao nhiêu vị lãnh đạo, biết bao nhiêu nhà khoa học, nhà tư tưởng đã theo một quy luật rất đơn giản nhưng đầy lôi cuốn, đó là "luật hấp dẫn". Quy luật hấp dẫn này rất đơn giản: hoàn toàn tin tưởng vào mục đích của chính mình và tin tưởng tuyệt đối vào chính mình. Cả hai tuyệt đối sẽ tạo dựng nên định mệnh đời mình:con người và sự nghiệp
Mỗi ngày chúng ta thức giấc, không một chút lạc quan và không có một chút ý nghĩ nào dẫn đến con đường thành công. Chúng ta giản dị hoang phí mỗi ngày, không hề có một chút ý thức về những sự việc đầy hữu dụng chung quanh chúng ta và cũng chẳng quan tâm gì đến sự tưởng tượng của chính chúng ta.
Thủ nhìn lại khi chúng ta còn trẻ, cậu bé con chỉ nghĩ đến những trò chơi mới, gọi là GAMES, làm sao đi đến thắng lợi, dẹp đi những buồn chán, tẻ nhạt và hắn đã mang những cách suy nghĩ đầy sáng tạo này vào cuộc sống. Và bạn lớn lên, bạn đơn giản để cuộc đời ép bạn, đẩy bạn xuống, bảo bạn dẹp đi những suy nghĩ, những tưởng tượng. Bạn để những buồn bực, những lo âu, những bận rộn chiếm lấy bạn. Bạn sống từng ngày, từng giờ. Không một chút nào nghĩ đến tương lai của bạn. Bạn không một chút lạc quan. Bạn không còn một chút hy vọng. Và bạn cũng chẳng hề biết tưởng tượng là gì .
Tuy nhiên, điều kỳ diệu hay vui mừng lúc nào cũng có thể đến, nếu bạn muốn. Chẳng bao giờ bạn trể . Bạn chỉ việc quay ngược kim đồng hồ của những bi quan, những đau khổ, những thất vọng để trở thành những lạc quan, nhũng giàu có và hạnh phúc. Cái bạn muốn có để tạo sự đổi thay đó chính là sự tưởng tượng của chính bạn. Những vĩ nhân của chúng ta đã làm điều đó, này Gandhi, này M.L. King, W. Churchill, Einstein, H. Ford, Jesus Christ.... tất cả những người đó đều theo quy luật đó, một triết lý của đời sống.
Hồi còn nhỏ, chúng ta đã ngạc nhiên khi đọc về họ. Chúng ta phục sự kiên trì và bền chí của họ bởi họ đã đi đến sự thành công thực sự. Chúng ta vẫn không ngừng tự hỏi tại sao những cá nhân này đã tạo được một sự nghiệp vĩ đại như vậy, làm sao họ có thể thể hoàn thành một việc không thể nào có thể nghĩ đến....Những con người vĩ đại này vẫn theo đuổi một cách kiên trì giấc mơ của họ, niềm hy vọng của họ dù bao khó khăn, bao trỏ ngại trên con đường phải đi. Họ không bỏ cuộc. Và họ đã chiến thắng. Họ đã thành công.
Những kẻ thành công đó đã tin vào chính họ, tin vào sự nghiệp của họ. Họ đã đi trước những kẻ khác khi chính họ cũng chưa hề biết đến câu trả lời sẽ ra sao. Họ đã biến những tưởng tượng thành thực tế, thành cuộc đời trước mắt họ.
Bạn thử nghĩ, mỗi ngày chúng ta có khả năng làm những việc hữu ích cũng như chúng ta có thể dẹp đi hay bỏ mất những tia hy vọng hoặc những ước mơ. Và bạn có thể lang thang mỗi ngày, cũng như trách móc kẻ khác hay than van, cầu khẩn bởi đó lầ cưộc đời của chúng ta.
Chúng ta có thể đi làm, nhưng chẳng hề thích công việc hay chúng ta có thể tạo dựng lại đời sống hữu hiệu hơn khi thay đổi công viêc làm. Tất cẩ đều đo chính chúng ta định đoạt.
Bạn, tất cả chúng ta có quyền mang lại một cái gì mới. Đổi mới chúng ta chính là đổi mới thế giới theo một hướng tốt lành nhất cho cuộc sống.
Điều bạn nghĩ,cái bạn tin tưởng sẽ trỏ thành thực tại của đời sống.
Hãy suy nghĩ hữu hiệu, lạc quan. Hãy làm những việc có ích. Hày cho kẻ khác những gì có ích. Hãy làm việc mỗi ngày dù dài hạn hay ngắn hạn. Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ đi sự tưởng tượng. Bạn thử nhìn kỹ chung quanh, bạn thấy gì. Máy điện toán, phone, bàn ghế, sách vở...tất cả những thứ đó đều do sức tưởng tượng của con người. Đừng bao giờ quên rằng bạn cũng có khả năng phong phú đó: sự tưởng tượng của con người.
Bạn hãy thử mở một cửa hàng, một cửa tiệm nào đó như bạn từng mơ ước. Bạn thử làm một bài thơ mà bạn chưa từng nghĩ đến. Và nhớ là đừng bao giờ xin lỗi vì một điều gì đó. Cái bạn có hôm nay cũng đủ để mang lại một thay đổi hữu hiệu và đầy tính chất sáng tạo mà chúng ta có khả năng làm được. Điều này có tính chất khôi hài và thích thú đối với những kẻ trúng vé số. Họ vẫn luôn là những kẻ nghèo, nhưng đồng thời họ vẫn sung sướng, một chút suy tư. Họ đã trẩ từng năm này qua năm khác, luôn luôn ước, và mơ, và tin tưởng, một ngày nào đó, họ sẽ trúng. Tóm lại, cái ngày đó đến, chúng ta thấy họ trên mặt báo, trên TV và chúng ta tự hỏi, ước gì đó chính là Ta !
May thay, đó không phải là thái độ chúng ta có. Bạn có thể Là và có thể Làm cái gì bạn tin tưởng. Điều này không có nghĩa là nó sẽ xãy ra thật thật nhanh, chỉ cần một đêm thôi. Nhưng điêu chắc chắn, đầy tính chất thuyết phục là cái bạn tưởng tượng, có thể và sẽ thành sự thực, cái mà bạn có thể nắm trên, thấy bằng mắt qua đoạn đường suy, tưởng tượng và làm viêc. Cuộc đời của bạn bắt đầu mới mẽ hôm này. Hãy ngừng lại, hãy nhìn cái bạn có nhiều hơn bạn muốn. Tại sao bạn không nhìn vào những kẻ đầy cuồng nhiệt, tâm thành với những động cơ làm bạn phải hoàn thành những việc vĩ đại.
Hay nhớ rằng tư tưởng của bạn về hy vọng hay thất vọng cũng thực sự là những cái bạn nghĩ. Như vậy, bạn nghĩ và làm trong trạng thái hy vọng, lạc quan, hữu ích vẫn tốt lành và chính đáng hơn. Đó chính là nơi sự vĩ đại của cuộc đời chứng nghiệm, tỏ bày trong cuộc sống: những vinh quang kỳ lạ của con người.
Nguyễn việt Việt,
Qua bao nhiêu thế kỷ, biết bao nhiêu vị lãnh đạo, biết bao nhiêu nhà khoa học, nhà tư tưởng đã theo một quy luật rất đơn giản nhưng đầy lôi cuốn, đó là "luật hấp dẫn". Quy luật hấp dẫn này rất đơn giản: hoàn toàn tin tưởng vào mục đích của chính mình và tin tưởng tuyệt đối vào chính mình. Cả hai tuyệt đối sẽ tạo dựng nên định mệnh đời mình:con người và sự nghiệp
Mỗi ngày chúng ta thức giấc, không một chút lạc quan và không có một chút ý nghĩ nào dẫn đến con đường thành công. Chúng ta giản dị hoang phí mỗi ngày, không hề có một chút ý thức về những sự việc đầy hữu dụng chung quanh chúng ta và cũng chẳng quan tâm gì đến sự tưởng tượng của chính chúng ta.
Thủ nhìn lại khi chúng ta còn trẻ, cậu bé con chỉ nghĩ đến những trò chơi mới, gọi là GAMES, làm sao đi đến thắng lợi, dẹp đi những buồn chán, tẻ nhạt và hắn đã mang những cách suy nghĩ đầy sáng tạo này vào cuộc sống. Và bạn lớn lên, bạn đơn giản để cuộc đời ép bạn, đẩy bạn xuống, bảo bạn dẹp đi những suy nghĩ, những tưởng tượng. Bạn để những buồn bực, những lo âu, những bận rộn chiếm lấy bạn. Bạn sống từng ngày, từng giờ. Không một chút nào nghĩ đến tương lai của bạn. Bạn không một chút lạc quan. Bạn không còn một chút hy vọng. Và bạn cũng chẳng hề biết tưởng tượng là gì .
Tuy nhiên, điều kỳ diệu hay vui mừng lúc nào cũng có thể đến, nếu bạn muốn. Chẳng bao giờ bạn trể . Bạn chỉ việc quay ngược kim đồng hồ của những bi quan, những đau khổ, những thất vọng để trở thành những lạc quan, nhũng giàu có và hạnh phúc. Cái bạn muốn có để tạo sự đổi thay đó chính là sự tưởng tượng của chính bạn. Những vĩ nhân của chúng ta đã làm điều đó, này Gandhi, này M.L. King, W. Churchill, Einstein, H. Ford, Jesus Christ.... tất cả những người đó đều theo quy luật đó, một triết lý của đời sống.
Hồi còn nhỏ, chúng ta đã ngạc nhiên khi đọc về họ. Chúng ta phục sự kiên trì và bền chí của họ bởi họ đã đi đến sự thành công thực sự. Chúng ta vẫn không ngừng tự hỏi tại sao những cá nhân này đã tạo được một sự nghiệp vĩ đại như vậy, làm sao họ có thể thể hoàn thành một việc không thể nào có thể nghĩ đến....Những con người vĩ đại này vẫn theo đuổi một cách kiên trì giấc mơ của họ, niềm hy vọng của họ dù bao khó khăn, bao trỏ ngại trên con đường phải đi. Họ không bỏ cuộc. Và họ đã chiến thắng. Họ đã thành công.
Những kẻ thành công đó đã tin vào chính họ, tin vào sự nghiệp của họ. Họ đã đi trước những kẻ khác khi chính họ cũng chưa hề biết đến câu trả lời sẽ ra sao. Họ đã biến những tưởng tượng thành thực tế, thành cuộc đời trước mắt họ.
Bạn thử nghĩ, mỗi ngày chúng ta có khả năng làm những việc hữu ích cũng như chúng ta có thể dẹp đi hay bỏ mất những tia hy vọng hoặc những ước mơ. Và bạn có thể lang thang mỗi ngày, cũng như trách móc kẻ khác hay than van, cầu khẩn bởi đó lầ cưộc đời của chúng ta.
Chúng ta có thể đi làm, nhưng chẳng hề thích công việc hay chúng ta có thể tạo dựng lại đời sống hữu hiệu hơn khi thay đổi công viêc làm. Tất cẩ đều đo chính chúng ta định đoạt.
Bạn, tất cả chúng ta có quyền mang lại một cái gì mới. Đổi mới chúng ta chính là đổi mới thế giới theo một hướng tốt lành nhất cho cuộc sống.
Điều bạn nghĩ,cái bạn tin tưởng sẽ trỏ thành thực tại của đời sống.
Hãy suy nghĩ hữu hiệu, lạc quan. Hãy làm những việc có ích. Hày cho kẻ khác những gì có ích. Hãy làm việc mỗi ngày dù dài hạn hay ngắn hạn. Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ đi sự tưởng tượng. Bạn thử nhìn kỹ chung quanh, bạn thấy gì. Máy điện toán, phone, bàn ghế, sách vở...tất cả những thứ đó đều do sức tưởng tượng của con người. Đừng bao giờ quên rằng bạn cũng có khả năng phong phú đó: sự tưởng tượng của con người.
Bạn hãy thử mở một cửa hàng, một cửa tiệm nào đó như bạn từng mơ ước. Bạn thử làm một bài thơ mà bạn chưa từng nghĩ đến. Và nhớ là đừng bao giờ xin lỗi vì một điều gì đó. Cái bạn có hôm nay cũng đủ để mang lại một thay đổi hữu hiệu và đầy tính chất sáng tạo mà chúng ta có khả năng làm được. Điều này có tính chất khôi hài và thích thú đối với những kẻ trúng vé số. Họ vẫn luôn là những kẻ nghèo, nhưng đồng thời họ vẫn sung sướng, một chút suy tư. Họ đã trẩ từng năm này qua năm khác, luôn luôn ước, và mơ, và tin tưởng, một ngày nào đó, họ sẽ trúng. Tóm lại, cái ngày đó đến, chúng ta thấy họ trên mặt báo, trên TV và chúng ta tự hỏi, ước gì đó chính là Ta !
May thay, đó không phải là thái độ chúng ta có. Bạn có thể Là và có thể Làm cái gì bạn tin tưởng. Điều này không có nghĩa là nó sẽ xãy ra thật thật nhanh, chỉ cần một đêm thôi. Nhưng điêu chắc chắn, đầy tính chất thuyết phục là cái bạn tưởng tượng, có thể và sẽ thành sự thực, cái mà bạn có thể nắm trên, thấy bằng mắt qua đoạn đường suy, tưởng tượng và làm viêc. Cuộc đời của bạn bắt đầu mới mẽ hôm này. Hãy ngừng lại, hãy nhìn cái bạn có nhiều hơn bạn muốn. Tại sao bạn không nhìn vào những kẻ đầy cuồng nhiệt, tâm thành với những động cơ làm bạn phải hoàn thành những việc vĩ đại.
Hay nhớ rằng tư tưởng của bạn về hy vọng hay thất vọng cũng thực sự là những cái bạn nghĩ. Như vậy, bạn nghĩ và làm trong trạng thái hy vọng, lạc quan, hữu ích vẫn tốt lành và chính đáng hơn. Đó chính là nơi sự vĩ đại của cuộc đời chứng nghiệm, tỏ bày trong cuộc sống: những vinh quang kỳ lạ của con người.
Nguyễn việt Việt,
22 thg 6, 2010
Nguyễn Huệ
Bùi Giáng
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa...
Người đi vòng chuyến đó
Núi rừng cây lá vang
Ánh trời trưa rực đỏ
Ráng chiều thắm pha vàng
Mười vạn quân theo gót
Tha thiết một niềm tin
Mây trời cao chót vót
Giòng nước suối động mình
Bàn chân người đặt xuống
Bàn chân người bước lên
Miệng cười trong ý chuộng
Lời sông núi van xin
Người qua sông Giản Thủy
Người tới huyện Phú Xuyên
Hà Hồi chiêng trống giậy
Ngọc Hồi rợp bóng tinh
Người trở về từ đó
Với nàng công chúa kia
Đầu mùa trăng rạng tỏ
Hoa bướm vội tan lìa
Đời sau thương tiếc mãi
Tự hỏi vì cớ chi ?
Gian thần nào ám hại
Hoặc có thể chỉ vì
Ngày băng rừng heo hút
Muỗi rừng cắn thịt da
Sốt rét rừng thiêu đốt
Nên người vội băng hà ?
Người không thể nấn ná
Ở thêm một thời gian ?
Sáu quân chưa thỏa dạ
Sông núi phụ muôn vàn
Thôi xin người đừng nức nở
Nếu sau này đường dang dở
Những ai về
Ôm mãi mộng người đi
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa...
Người đi vòng chuyến đó
Núi rừng cây lá vang
Ánh trời trưa rực đỏ
Ráng chiều thắm pha vàng
Mười vạn quân theo gót
Tha thiết một niềm tin
Mây trời cao chót vót
Giòng nước suối động mình
Bàn chân người đặt xuống
Bàn chân người bước lên
Miệng cười trong ý chuộng
Lời sông núi van xin
Người qua sông Giản Thủy
Người tới huyện Phú Xuyên
Hà Hồi chiêng trống giậy
Ngọc Hồi rợp bóng tinh
Người trở về từ đó
Với nàng công chúa kia
Đầu mùa trăng rạng tỏ
Hoa bướm vội tan lìa
Đời sau thương tiếc mãi
Tự hỏi vì cớ chi ?
Gian thần nào ám hại
Hoặc có thể chỉ vì
Ngày băng rừng heo hút
Muỗi rừng cắn thịt da
Sốt rét rừng thiêu đốt
Nên người vội băng hà ?
Người không thể nấn ná
Ở thêm một thời gian ?
Sáu quân chưa thỏa dạ
Sông núi phụ muôn vàn
Thôi xin người đừng nức nở
Nếu sau này đường dang dở
Những ai về
Ôm mãi mộng người đi
20 thg 6, 2010
NHỮNG CON CÀO CÀO XANH
Dương Thịnh
Tác giả, 63 tuổi, là cư dân thành phố Westminster, Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO-8 đi tìm gặp vợ con sau nhiều cuộc đổi đời.
Đứng trong hàng rào kẽm gai của khu thăm nuôi. Bé Mai cố nhướng mắt để tìm người cha thân yêu của mình trong số những đoàn người gầy guộc, xanh xao, vàng vọt đang lếch thếch cất bước trên đường về trại tù. Với ánh nắng trưa hè gay gắt, mọi nguời đi thăm nuôi đều đứng trong mái hiên ngẩng cổ nhìn ra. Riêng bé Mai bất chấp những tia sáng nóng đang rọi trên đôi má ửng đỏ, những giọt mồ hồ đang rịn trên trán. Cô bé cố giơ cao những con cào cào xanh hướng về phía đoàn người đang lần lượt đi qua, hầu mong cha của mình sẽ mau chóng nhận ra. Ông Sinh đã nhận ra con gái, ông giơ cao lon gô vẫy vẫy. Bé Mai sung sướng reo lên :
“Má ơi. Con thấy ba rồi! Con thấy ba rồi !
Đoàn tù vẫn bình thản bước lên đồi. Ông Sinh vừa đi vừa ngoảnh cổ lại đằng sau nhìn con..Khi không còn thấy hình bong cha nữa, bé Mai mới chịu chạy lại bên mẹ thút thít khóc
Thiếu phụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán con, vuốt mái tóc bé an ủi :
“Nín đi con, tí nữa mẹ con mình gặp cha rồi.”
Thời gian thăm nuôi thật ngắn ngủi, chỉ mười năm phút. Ông Sinh chỉ kịp ôm con vào lòng, hôn lên má con. Hỏi han vợ năm ba câu, chẳng nói được gì nhiều, đã gần hết giờ.
Mọi người trong phòng thăm nuôi chỉ biết nhìn nhau khóc và khóc. Đến gìơ, tên cán-bộ oắt con quơ quơ khẩu súng AK về phía mọi ngừời:
“ Đã hết giờ, yêu cầu mọi người đứng lên ra về.”
Ông Sinh vôi vàng nắm chặt hai bàn tay vợ và ôm hôn con lần cuối, sách bị gói lương khô cùng mấy con cào cào theo chân mọi người ra cửa.
Ngồi trên chuyến xe lô trở về thành phố, hầu hết là những bà vợ đi thăm nuôi chồng, họ đều mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Phần vì đường xa, phần vì phải thức khuya dậy sớm để nấu thức ăn, giờ đây tất cả đều cố nhắm mắt thiu thiu ngủ dưỡng sức. Riêng bé Mai không tài nào ngủ được, dù rất muốn ngủ và mệt mỏi. Hình dáng của người cha luôn luôn lởn vởn trong trí óc bé, thân hình gầy gò, đen đủi cùa ông khác xa với hình dáng trắng trẻo, hồng hào, mập mạp trước kia rất nhiều. Bé là người được cha thương yêu nhất. Đêm nào ông cũng ru bé ngủ, kể truyện cho bé nghe, trước khi rời khỏi phòng ông không quên hôn lên nút ruồi son trên cổ bé, mà ông thường gọi đùa là : Nốt ruồi mang đến nhiều sự may mắn.”
Ông có đôi bàn tay rất khéo léo và nghệ thuật. Chính ông đã dậy cho bé xếp hình những con thú, đồ vật bằng giấy nhất là thắt hình những con cào cào bằng lá dừa non thật là tuyệt, trông chúng đẹp, hung dũng, oai phong biết bao! Bé rất thích và thường thắt để tặng bạn bè, vì thế chúng thường chọc và gọi bé lá con cào cào xanh.Biệt hiệu này bé rất thích và thường hay kể lại với cha. Ông nói con cào cào xanh với đôi chân cứng cáp, nhẩy xa, biểu hiện cho sự tương lai vững chắc. Cha muốn con gái của cha sau này cũng giống như những con cào cào này.
Riêng ông Sinh, ông không thể không cầm được nước mắt khi nhìn giỏ quà của vợ con. Sau gần hai năm tù cải tạo, đây là lần đầu tiên ông được thăm nuôi. Giỏ qùa dù ít nhưng nó đã gói ghém biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, tình thương của gia đình, dù ít nhưng ông rất ấm lòng. Nhất là mấy con cào cào xanh, nhìn chúng ông cảm thấy vui vui và xao xuyến trong lòng. Cô bé không biết đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tình thương yêu gói trọn vào đó để dành cho cha. Nghĩ tới đó tim ông như thắt lại
Đây là lần đầu và cũng là lần cuối ông gặp mặt vợ con. Kể từ ngày thăm nuôi cho tới mấy năm sau này, ông không hề nhận được bất cứ tin tức gì về gia đình. Lòng ông như rối bời, tâm tính như mất trí, thân xác kiệt quệ. Mấy lần ông đã ngã qụy, tưởng không thể sống nổi, may nhờ bạn bè an ủi, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần , ông đã qua khỏi.
Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về.
Ra khỏi tù, ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết: Vợ con ông đã vượt biên năm 1978. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết! không biết đâu mà mò.
Điều làm ông lo âu nhất, là vợ con ông có thật sự đi vượt biên không, hay là tin đồn nhảm ? Nếu đúng như vậy, liệu có thoát không? Hay là đã bị...ông không dám nghĩ tiếp. Nếu thoát, tại sao không gửi thư về để cho ông biết tin. Những câu hỏi tại sao ?....tại sao?...làm cho ông điên đầu. Hiện giờ ông mù tịt, và cũng không hiểu vì sao.?!
Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con
May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.
Dạo này trời Sài-Gòn hay đổ những cơn mưa bất tử, làm ông Sinh dọn hàng ra, vô muốn bở hơi tai. Hai năm sau này công việc làm ăn của ông đâm khá ra. Giầy dép cũ mới, chôm chỉa gì ông cũng mua tuốt luốt, đem sửa chút ít, dánh bóng lại bán được gía cao.
Một người khách đi đến gian hàng ông. Ngắm nghía lựa một đôi, sỏ vừa chân, cầm lên hỏi :
“Bác, đôi này bao nhiêu?”
Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trơn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi :
“Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải...phải tên Sinh không?”.
Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng, ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa.
Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự.
Thì ra vợ con ông đi vượt biên thực sự, hiện định cư ở Mỹ. Vợ ông đã có chồng khác và đã có hai con, một trai, một gái. Cha mẹ vợ đã bán nhà ở thành phố, dọn về quê ở. Mấy năm nay ông bà vẫn đều đặn nhân được tiền bạc do con gái chu cấp hàng tháng, và hiện cậu em trai vẫn còn ở với cha mẹ. Không hiểu vì lý do gì, cố ý hay có uẩn khúc gì khác, ông bà lại báo với con gái là ông đã chết trong trại tù.
Ngay ngày hôm sau. Ông Sinh cùng cậu em vợ vội đáp xe đò về thăm gia đình vợ. Chuyến thăm này đã khiến ông Sinh nhận nhiều sự đắng cay tủi nhục. Sự ơ hờ, tiếp đón tẻ nhạt đã làm ông thất vọng. Ông không có địa chỉ cũng như không có tin tức gì về vợ con. Ông chỉ biết đạì khái là : Vợ ông không muốn cho ông biết nơi ở của nàng. Chuyện ông bị chết là do công an tới nhà báo tin.
Nhưng nhờ vào lòng tốt của cậu em vợ, cuối cùng ông cũng có được địa chỉ của vợ con trong tay. Nhưng làm được gì với địa chỉ này? Đối với vợ, ông có lỗi với nàng chứ không phải nàng có lỗi với ông. Ở vậy chờ chồng nuôi con là việc tốt, nếu không thì đành phải chấp nhận, không thể oán trách. Nhưng với con, ông phải có bổn phận và trách nhiệm. Ông nhớ cô bé vô cùng không kể xiết.
Ông đã viết thơ nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm. Lại mu tin, mù tịt. Đầu óc ông rối rắm tơ vò. Con ông ra sao rồi ?!
Sau đó chương trình HO được cứu xét, đưa các sĩ quan tù nhân cải-tạo qua Mỹ. Ông sung sướng bán tín, bán nghi. Nhưng sự thật đã đến. Giờ đây ông đã ngồi trên máy bay đến Mỹ theo diện HO.8. Việc đầu tiên của ông dự định là sau khi lo thủ tục giấy tờ xong, ông sẽ đi tìm vợ con.
Đứng trước cánh cổng sắt của căn nhà sang trọng, trong một thành phố thuộc tiểu bang Illinois. Ông Sinh lưỡng lự không dám bấm chuông, lòng ông hồi hộp, tim đập loạn xạ.. Ông đang tưởng tượng hình dáng vợ mình bây giờ thế nào? Con mình đã lớn khôn ra sao? Cô bé giờ đã hai mươi mốt tuổi rồi còn gì, không biết ông có còn nhận ra không?!
Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại. Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.
Về quán trọ, ông viết vội vài chữ gửi cho vợ, hẹn nàng cho ông gặp mặt dù chỉ một vài phút. Ngồi trước mặt vợ, ông nhận thấy nàng rất đẹp, đẹp hơn trước nhiều, nhưng cũng không đấu được nhiều nếp nhăn trên trán khóe mắt, vành môi.
Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ:
“Em. Trông em đẹp lắm !”.
“Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.”
Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản.
“Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”.
Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông:
“Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.
Ông Sinh nhỏm dậy:
“Em đã làm gì nó? Bây giờ nó ở đâu? Cho anh xin số phôn và địa chỉ của nó!
“Nào em biết. Nó không muốn cho em biết bất cứ điều gì.”
Ông Sinh như chết điếng :
“Em nói thật đó chứ?!”.
“Em không dối gạt anh. Dù chúng ta không còn là vợ chồng. Nhưng đối với con em rất mực thương yêu. Có anh đây em rất mừng, anh sẽ lo cho nó. Nó là đứa con rất có hiếu. Sự việc không hay xẩy ra, hoàn toàn do lỗi tại em. Anh đi tìm con dùm em. Cho anh biết thêm là hiện nay nó đang học nghành y-khoa, sắp ra trường. Anh cứ đi hỏi mấy trường đại học xem sao! Em đã dò hỏi khắp mọi nơi rồi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Anh mới qua chắc cần tiền bạc, em giúp.”
Vừa nói, nàng vừa mở bóp lấy cuốn chi phiếu.
Ông Sinh nghe vợ nói một hồi như lùng bùng lỗ tai. Không cần nghe thêm, ông xô ghế đứng dậy.
Nhờ những người quen biết chỉ dẫn. Ông Sinh đăng tin tìm người trên báo chí cả Mỹ lẫn Việt, cùng phôn tới tất cả các trường đại học xa gần, vẫn không có kết qủa. Ở nước Mỹ to lớn này gồm năm mươi tiểu bang, có biết bao nhiêu trường đại học mà kể, tìm người như tìm kim đáy biển, biết đâu mà mò. Rồi ông lại suy nghĩ vớ vẩn, nhỡ con bé tự tử. Nghĩ tới, nghĩ lui làm ông rối trí thêm. Cuối cùng ông đành buông xuôi cho số phận thời gian.
Để mưu sinh và cũng để tạo cơ hội tìm kiếm, ông ghi danh đi học khóa đào tạo y công, phụ giúp trong các bệnh viện, hầu hy vọng có một ngày nào đó gặp được con mình.
Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rối, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng.
Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.
*
Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đở, dù đó là ngày nghỉ của mình. Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười. Tuy là người vui tính thích bông đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn”. Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.
Hôm nay ông Sinh nghỉ không đi làm. Ông rảnh rỗi cùng người bạn gìa đi thăm cháu gái của ông ta bị bệnh nằm trong bệnh viện. Tiện thể ông mang mấy con cào mà ông mới thắt đêm qua, cho cháu gái làm qùa.
Ngày chủ nhật, bệnh viện sao có qúa nhiều ca mổ! Bác sĩ Trần đã thấm mệt, mồ hôi rịn đầy trán. Nàng lấy khăn mui xoa chấm chấm mồ hôi, bây giờ nàng mới thực sự được rảnh tay.
Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử. Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong. Bất gíác nàng run người lên, mắt mở trợn trừng. Cô bé dang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh, trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi :
“Ở đâu bé có hai con cào cào này?”.
Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua :
“Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”.
Bác sĩ Trần không kềm được xúc động, hỏi dồn:
“Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”.
Cô bé hốt hoảng :
“Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”
Bác sĩ Trần hốt hoảng bước ra khỏi phòng, dáo dác nhìn quanh. Mặc kệ cho bụng đói, nàng chạy từ phòng nọ qua phòng kia, từ dẫy nọ qua dẫy kia để tìm kiếm. Trước sự lạ lùng đó, mọi nhân viên trong bệnh viện đều vây lại hỏi thăm, Nàng hỏi bâng quơ :
“Có ai thấy ông gìa nào đó trong bệnh viện không?”
Trước câu hỏi ngây ngô đó, mọi người đều không nín được cười, nhưng không ai dám cười trước vẻ nghiêm trọng của bác sĩ Trần.
Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng :
“Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.”
Tuy nói vậy nhưng trong lòng nàng vẫn không yên, tự nghĩ: ”Chỉ có cha mình mới thắt kiểu đó, nhưng ông đã chết rồi mà! Chẳng lẽ vì quá nhớ cha mà đâm ra mê sảng?”
Thôi đi ăn cơm.
Bác sĩ Trần, chính là bé Mai. Từ khi theo mẹ đi thăm nuôi cha, trở về nhà, không ngày nào bé không nghĩ đến cha của mình. Ngày vượt biển ra đi, bé nhất định không chịu, đợi ngày cha trở về đi cùng. Vì sự hăm dọa của ông bà ngoại cùng những lời khuyên giải của mẹ, bé đành chịu phép. Sang đến Mỹ bé nhất định phải học giỏi để có tiền gửi cho bà ngọại đi thăm nuôi cha đều đều. Bé sẽ nhẩy cao, sẽ cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha đã từng nói.
Cuộc vượt biên êm xuôi. Sau hơn một năm ở trên đảo, bé cùng mẹ được định cư tại Hoa-Kỳ. Dòng đời đưa đẩy, mẹ lấy chồng khác, một anh chàng Mỹ giầu có. Cô bé có thêm hai đứa em gái.
Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết :
“Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.”
Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.
Sống chung đụng trong cùng một mái nhà. Điều làm cho nàng ghê tởm, xấu xa, bỉ ổi nhất là anh chàng Mỹ kia cứ nhởn nhơ mặc quần lót đi trong phòng khách. Có lần hắn đã dám xàm xở ôm nàng xờ xoạng khi không có mẹ ở nhà. Từ đó nàng đã bỏ nhà đi sang tiểu bang khác, chỉ biết học và làm việc tự lo cho bản thân, lâu lâu hỏi thăm mẹ qua điện thoại công cộng.
Vào một ngày, khi điện thoại về thăm mẹ, được bà báo cho biết : Cha đã chết trong tù.
Mọi vật như xụp đổ. Nguồn hy vọng bám víu cuối cùng cũng không còn. Thế là hết!
Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa. Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.
Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO. Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường.
Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.
Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này.
Nàng rủ bác sĩ Hải (vị hôn phu) cùng đi chơi biển. Chàng rất thích thú lẫn ngạc nhiên về lời yêu cầu này, khác với bản tính trầm lặng không thích nơi ồn ào của nàng từ trưóc đến giờ, nên chấp nhận liền.
Trong khi chờ đợi Hải đi mua thức ăn. Nàng dã kiếm đựợc khá nhiều lá dừa xanh, cẩn thận chau chuốt tước từng lá và bắt đầu thắt những con cào cào. Nàng để hết tâm trí vào công việc, chìm đắm trong niềm thương nhớ cha.
Ngoài kia, sau khi đã mua thức ăn, trên đường trở về chỗ cũ nơi bãi biển, chàng thấy một đám con nít đang vây chung quanh một cụ già Việt-Nam, trên tay đứa nào cũng cầm một con cào cào, thấy hay hay chàng cũng xin một con.
Vừa đi vừa ngắm con cào cào, chàng cảm thấy nó rất đẹp và còn có vẻ oai phong nữa. Chàng sẽ cho vị hôn thê, chắc nàng sẽ thích thú lắm. Về đến nơi, thật chàng không thể tin vào mắt mình, nàng cũng đang thắt...con cào cào.
“Em đang làm gì vậy.”
“Thắt con cào cào.”
Chàng cầm con cào cào mới xin được, vẫy vẫy trước mặt nàng.
“Anh cũng có một con.”
Nhìn con cào cào, mặt nàng tái mét, hỏi dồn:
“Ở đâu anh có nó?”
Chàng chỉ về hướng đám trẻ:
“Một cụ già Việt-nam cho anh.”
Chẳng nói chẳng rằng, nàng nắm tay chàng chạy như bay về hướng chỉ. Một ông già, tóc bạc qúa nửa. đeo cặp kiếng lão, hai tay đang thoăn thoắt thắt những con cào cào. Dù thời gian, tuổi tác có thay đổi, nhưng với hình dáng kia, nét mặt kia đã in sâu vào tâm khảm, nàng không thể nhầm được, chính là cha nàng. Qúa xúc động, nàng ngất xỉu.
Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:
“Trời ơi! Mai, Mai con tôi.”
Cũng vừa lúc xe cứu thương tới nơi, đưa bệnh nhân lên xe. Ông Sinh, bác sĩ Hải cũng vội vàng leo lên theo. Cầm tay con gái, lòng ông Sinh bồi hồi xúc động, ông không ngờ gặp con trong hoàn cảnh này. Hai hàng nước mắt ngắn, dài chẩy trên gò má nhăn nheo nhưng ông cảm thấy sung sướng và ấm áp vô cùng.
*
Tin bác sĩ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng.
Hôm nay nhà bác sĩ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua, bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sĩ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sĩ Hải.
Tác giả, 63 tuổi, là cư dân thành phố Westminster, Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO-8 đi tìm gặp vợ con sau nhiều cuộc đổi đời.
Đứng trong hàng rào kẽm gai của khu thăm nuôi. Bé Mai cố nhướng mắt để tìm người cha thân yêu của mình trong số những đoàn người gầy guộc, xanh xao, vàng vọt đang lếch thếch cất bước trên đường về trại tù. Với ánh nắng trưa hè gay gắt, mọi nguời đi thăm nuôi đều đứng trong mái hiên ngẩng cổ nhìn ra. Riêng bé Mai bất chấp những tia sáng nóng đang rọi trên đôi má ửng đỏ, những giọt mồ hồ đang rịn trên trán. Cô bé cố giơ cao những con cào cào xanh hướng về phía đoàn người đang lần lượt đi qua, hầu mong cha của mình sẽ mau chóng nhận ra. Ông Sinh đã nhận ra con gái, ông giơ cao lon gô vẫy vẫy. Bé Mai sung sướng reo lên :
“Má ơi. Con thấy ba rồi! Con thấy ba rồi !
Đoàn tù vẫn bình thản bước lên đồi. Ông Sinh vừa đi vừa ngoảnh cổ lại đằng sau nhìn con..Khi không còn thấy hình bong cha nữa, bé Mai mới chịu chạy lại bên mẹ thút thít khóc
Thiếu phụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán con, vuốt mái tóc bé an ủi :
“Nín đi con, tí nữa mẹ con mình gặp cha rồi.”
Thời gian thăm nuôi thật ngắn ngủi, chỉ mười năm phút. Ông Sinh chỉ kịp ôm con vào lòng, hôn lên má con. Hỏi han vợ năm ba câu, chẳng nói được gì nhiều, đã gần hết giờ.
Mọi người trong phòng thăm nuôi chỉ biết nhìn nhau khóc và khóc. Đến gìơ, tên cán-bộ oắt con quơ quơ khẩu súng AK về phía mọi ngừời:
“ Đã hết giờ, yêu cầu mọi người đứng lên ra về.”
Ông Sinh vôi vàng nắm chặt hai bàn tay vợ và ôm hôn con lần cuối, sách bị gói lương khô cùng mấy con cào cào theo chân mọi người ra cửa.
Ngồi trên chuyến xe lô trở về thành phố, hầu hết là những bà vợ đi thăm nuôi chồng, họ đều mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Phần vì đường xa, phần vì phải thức khuya dậy sớm để nấu thức ăn, giờ đây tất cả đều cố nhắm mắt thiu thiu ngủ dưỡng sức. Riêng bé Mai không tài nào ngủ được, dù rất muốn ngủ và mệt mỏi. Hình dáng của người cha luôn luôn lởn vởn trong trí óc bé, thân hình gầy gò, đen đủi cùa ông khác xa với hình dáng trắng trẻo, hồng hào, mập mạp trước kia rất nhiều. Bé là người được cha thương yêu nhất. Đêm nào ông cũng ru bé ngủ, kể truyện cho bé nghe, trước khi rời khỏi phòng ông không quên hôn lên nút ruồi son trên cổ bé, mà ông thường gọi đùa là : Nốt ruồi mang đến nhiều sự may mắn.”
Ông có đôi bàn tay rất khéo léo và nghệ thuật. Chính ông đã dậy cho bé xếp hình những con thú, đồ vật bằng giấy nhất là thắt hình những con cào cào bằng lá dừa non thật là tuyệt, trông chúng đẹp, hung dũng, oai phong biết bao! Bé rất thích và thường thắt để tặng bạn bè, vì thế chúng thường chọc và gọi bé lá con cào cào xanh.Biệt hiệu này bé rất thích và thường hay kể lại với cha. Ông nói con cào cào xanh với đôi chân cứng cáp, nhẩy xa, biểu hiện cho sự tương lai vững chắc. Cha muốn con gái của cha sau này cũng giống như những con cào cào này.
Riêng ông Sinh, ông không thể không cầm được nước mắt khi nhìn giỏ quà của vợ con. Sau gần hai năm tù cải tạo, đây là lần đầu tiên ông được thăm nuôi. Giỏ qùa dù ít nhưng nó đã gói ghém biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, tình thương của gia đình, dù ít nhưng ông rất ấm lòng. Nhất là mấy con cào cào xanh, nhìn chúng ông cảm thấy vui vui và xao xuyến trong lòng. Cô bé không biết đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tình thương yêu gói trọn vào đó để dành cho cha. Nghĩ tới đó tim ông như thắt lại
Đây là lần đầu và cũng là lần cuối ông gặp mặt vợ con. Kể từ ngày thăm nuôi cho tới mấy năm sau này, ông không hề nhận được bất cứ tin tức gì về gia đình. Lòng ông như rối bời, tâm tính như mất trí, thân xác kiệt quệ. Mấy lần ông đã ngã qụy, tưởng không thể sống nổi, may nhờ bạn bè an ủi, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần , ông đã qua khỏi.
Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về.
Ra khỏi tù, ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết: Vợ con ông đã vượt biên năm 1978. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết! không biết đâu mà mò.
Điều làm ông lo âu nhất, là vợ con ông có thật sự đi vượt biên không, hay là tin đồn nhảm ? Nếu đúng như vậy, liệu có thoát không? Hay là đã bị...ông không dám nghĩ tiếp. Nếu thoát, tại sao không gửi thư về để cho ông biết tin. Những câu hỏi tại sao ?....tại sao?...làm cho ông điên đầu. Hiện giờ ông mù tịt, và cũng không hiểu vì sao.?!
Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con
May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.
Dạo này trời Sài-Gòn hay đổ những cơn mưa bất tử, làm ông Sinh dọn hàng ra, vô muốn bở hơi tai. Hai năm sau này công việc làm ăn của ông đâm khá ra. Giầy dép cũ mới, chôm chỉa gì ông cũng mua tuốt luốt, đem sửa chút ít, dánh bóng lại bán được gía cao.
Một người khách đi đến gian hàng ông. Ngắm nghía lựa một đôi, sỏ vừa chân, cầm lên hỏi :
“Bác, đôi này bao nhiêu?”
Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trơn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi :
“Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải...phải tên Sinh không?”.
Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng, ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa.
Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự.
Thì ra vợ con ông đi vượt biên thực sự, hiện định cư ở Mỹ. Vợ ông đã có chồng khác và đã có hai con, một trai, một gái. Cha mẹ vợ đã bán nhà ở thành phố, dọn về quê ở. Mấy năm nay ông bà vẫn đều đặn nhân được tiền bạc do con gái chu cấp hàng tháng, và hiện cậu em trai vẫn còn ở với cha mẹ. Không hiểu vì lý do gì, cố ý hay có uẩn khúc gì khác, ông bà lại báo với con gái là ông đã chết trong trại tù.
Ngay ngày hôm sau. Ông Sinh cùng cậu em vợ vội đáp xe đò về thăm gia đình vợ. Chuyến thăm này đã khiến ông Sinh nhận nhiều sự đắng cay tủi nhục. Sự ơ hờ, tiếp đón tẻ nhạt đã làm ông thất vọng. Ông không có địa chỉ cũng như không có tin tức gì về vợ con. Ông chỉ biết đạì khái là : Vợ ông không muốn cho ông biết nơi ở của nàng. Chuyện ông bị chết là do công an tới nhà báo tin.
Nhưng nhờ vào lòng tốt của cậu em vợ, cuối cùng ông cũng có được địa chỉ của vợ con trong tay. Nhưng làm được gì với địa chỉ này? Đối với vợ, ông có lỗi với nàng chứ không phải nàng có lỗi với ông. Ở vậy chờ chồng nuôi con là việc tốt, nếu không thì đành phải chấp nhận, không thể oán trách. Nhưng với con, ông phải có bổn phận và trách nhiệm. Ông nhớ cô bé vô cùng không kể xiết.
Ông đã viết thơ nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm. Lại mu tin, mù tịt. Đầu óc ông rối rắm tơ vò. Con ông ra sao rồi ?!
Sau đó chương trình HO được cứu xét, đưa các sĩ quan tù nhân cải-tạo qua Mỹ. Ông sung sướng bán tín, bán nghi. Nhưng sự thật đã đến. Giờ đây ông đã ngồi trên máy bay đến Mỹ theo diện HO.8. Việc đầu tiên của ông dự định là sau khi lo thủ tục giấy tờ xong, ông sẽ đi tìm vợ con.
Đứng trước cánh cổng sắt của căn nhà sang trọng, trong một thành phố thuộc tiểu bang Illinois. Ông Sinh lưỡng lự không dám bấm chuông, lòng ông hồi hộp, tim đập loạn xạ.. Ông đang tưởng tượng hình dáng vợ mình bây giờ thế nào? Con mình đã lớn khôn ra sao? Cô bé giờ đã hai mươi mốt tuổi rồi còn gì, không biết ông có còn nhận ra không?!
Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại. Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.
Về quán trọ, ông viết vội vài chữ gửi cho vợ, hẹn nàng cho ông gặp mặt dù chỉ một vài phút. Ngồi trước mặt vợ, ông nhận thấy nàng rất đẹp, đẹp hơn trước nhiều, nhưng cũng không đấu được nhiều nếp nhăn trên trán khóe mắt, vành môi.
Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ:
“Em. Trông em đẹp lắm !”.
“Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.”
Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản.
“Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”.
Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông:
“Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.
Ông Sinh nhỏm dậy:
“Em đã làm gì nó? Bây giờ nó ở đâu? Cho anh xin số phôn và địa chỉ của nó!
“Nào em biết. Nó không muốn cho em biết bất cứ điều gì.”
Ông Sinh như chết điếng :
“Em nói thật đó chứ?!”.
“Em không dối gạt anh. Dù chúng ta không còn là vợ chồng. Nhưng đối với con em rất mực thương yêu. Có anh đây em rất mừng, anh sẽ lo cho nó. Nó là đứa con rất có hiếu. Sự việc không hay xẩy ra, hoàn toàn do lỗi tại em. Anh đi tìm con dùm em. Cho anh biết thêm là hiện nay nó đang học nghành y-khoa, sắp ra trường. Anh cứ đi hỏi mấy trường đại học xem sao! Em đã dò hỏi khắp mọi nơi rồi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Anh mới qua chắc cần tiền bạc, em giúp.”
Vừa nói, nàng vừa mở bóp lấy cuốn chi phiếu.
Ông Sinh nghe vợ nói một hồi như lùng bùng lỗ tai. Không cần nghe thêm, ông xô ghế đứng dậy.
Nhờ những người quen biết chỉ dẫn. Ông Sinh đăng tin tìm người trên báo chí cả Mỹ lẫn Việt, cùng phôn tới tất cả các trường đại học xa gần, vẫn không có kết qủa. Ở nước Mỹ to lớn này gồm năm mươi tiểu bang, có biết bao nhiêu trường đại học mà kể, tìm người như tìm kim đáy biển, biết đâu mà mò. Rồi ông lại suy nghĩ vớ vẩn, nhỡ con bé tự tử. Nghĩ tới, nghĩ lui làm ông rối trí thêm. Cuối cùng ông đành buông xuôi cho số phận thời gian.
Để mưu sinh và cũng để tạo cơ hội tìm kiếm, ông ghi danh đi học khóa đào tạo y công, phụ giúp trong các bệnh viện, hầu hy vọng có một ngày nào đó gặp được con mình.
Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rối, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng.
Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.
*
Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đở, dù đó là ngày nghỉ của mình. Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười. Tuy là người vui tính thích bông đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn”. Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.
Hôm nay ông Sinh nghỉ không đi làm. Ông rảnh rỗi cùng người bạn gìa đi thăm cháu gái của ông ta bị bệnh nằm trong bệnh viện. Tiện thể ông mang mấy con cào mà ông mới thắt đêm qua, cho cháu gái làm qùa.
Ngày chủ nhật, bệnh viện sao có qúa nhiều ca mổ! Bác sĩ Trần đã thấm mệt, mồ hôi rịn đầy trán. Nàng lấy khăn mui xoa chấm chấm mồ hôi, bây giờ nàng mới thực sự được rảnh tay.
Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử. Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong. Bất gíác nàng run người lên, mắt mở trợn trừng. Cô bé dang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh, trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi :
“Ở đâu bé có hai con cào cào này?”.
Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua :
“Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”.
Bác sĩ Trần không kềm được xúc động, hỏi dồn:
“Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”.
Cô bé hốt hoảng :
“Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”
Bác sĩ Trần hốt hoảng bước ra khỏi phòng, dáo dác nhìn quanh. Mặc kệ cho bụng đói, nàng chạy từ phòng nọ qua phòng kia, từ dẫy nọ qua dẫy kia để tìm kiếm. Trước sự lạ lùng đó, mọi nhân viên trong bệnh viện đều vây lại hỏi thăm, Nàng hỏi bâng quơ :
“Có ai thấy ông gìa nào đó trong bệnh viện không?”
Trước câu hỏi ngây ngô đó, mọi người đều không nín được cười, nhưng không ai dám cười trước vẻ nghiêm trọng của bác sĩ Trần.
Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng :
“Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.”
Tuy nói vậy nhưng trong lòng nàng vẫn không yên, tự nghĩ: ”Chỉ có cha mình mới thắt kiểu đó, nhưng ông đã chết rồi mà! Chẳng lẽ vì quá nhớ cha mà đâm ra mê sảng?”
Thôi đi ăn cơm.
Bác sĩ Trần, chính là bé Mai. Từ khi theo mẹ đi thăm nuôi cha, trở về nhà, không ngày nào bé không nghĩ đến cha của mình. Ngày vượt biển ra đi, bé nhất định không chịu, đợi ngày cha trở về đi cùng. Vì sự hăm dọa của ông bà ngoại cùng những lời khuyên giải của mẹ, bé đành chịu phép. Sang đến Mỹ bé nhất định phải học giỏi để có tiền gửi cho bà ngọại đi thăm nuôi cha đều đều. Bé sẽ nhẩy cao, sẽ cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha đã từng nói.
Cuộc vượt biên êm xuôi. Sau hơn một năm ở trên đảo, bé cùng mẹ được định cư tại Hoa-Kỳ. Dòng đời đưa đẩy, mẹ lấy chồng khác, một anh chàng Mỹ giầu có. Cô bé có thêm hai đứa em gái.
Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết :
“Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.”
Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.
Sống chung đụng trong cùng một mái nhà. Điều làm cho nàng ghê tởm, xấu xa, bỉ ổi nhất là anh chàng Mỹ kia cứ nhởn nhơ mặc quần lót đi trong phòng khách. Có lần hắn đã dám xàm xở ôm nàng xờ xoạng khi không có mẹ ở nhà. Từ đó nàng đã bỏ nhà đi sang tiểu bang khác, chỉ biết học và làm việc tự lo cho bản thân, lâu lâu hỏi thăm mẹ qua điện thoại công cộng.
Vào một ngày, khi điện thoại về thăm mẹ, được bà báo cho biết : Cha đã chết trong tù.
Mọi vật như xụp đổ. Nguồn hy vọng bám víu cuối cùng cũng không còn. Thế là hết!
Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa. Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.
Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO. Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường.
Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.
Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này.
Nàng rủ bác sĩ Hải (vị hôn phu) cùng đi chơi biển. Chàng rất thích thú lẫn ngạc nhiên về lời yêu cầu này, khác với bản tính trầm lặng không thích nơi ồn ào của nàng từ trưóc đến giờ, nên chấp nhận liền.
Trong khi chờ đợi Hải đi mua thức ăn. Nàng dã kiếm đựợc khá nhiều lá dừa xanh, cẩn thận chau chuốt tước từng lá và bắt đầu thắt những con cào cào. Nàng để hết tâm trí vào công việc, chìm đắm trong niềm thương nhớ cha.
Ngoài kia, sau khi đã mua thức ăn, trên đường trở về chỗ cũ nơi bãi biển, chàng thấy một đám con nít đang vây chung quanh một cụ già Việt-Nam, trên tay đứa nào cũng cầm một con cào cào, thấy hay hay chàng cũng xin một con.
Vừa đi vừa ngắm con cào cào, chàng cảm thấy nó rất đẹp và còn có vẻ oai phong nữa. Chàng sẽ cho vị hôn thê, chắc nàng sẽ thích thú lắm. Về đến nơi, thật chàng không thể tin vào mắt mình, nàng cũng đang thắt...con cào cào.
“Em đang làm gì vậy.”
“Thắt con cào cào.”
Chàng cầm con cào cào mới xin được, vẫy vẫy trước mặt nàng.
“Anh cũng có một con.”
Nhìn con cào cào, mặt nàng tái mét, hỏi dồn:
“Ở đâu anh có nó?”
Chàng chỉ về hướng đám trẻ:
“Một cụ già Việt-nam cho anh.”
Chẳng nói chẳng rằng, nàng nắm tay chàng chạy như bay về hướng chỉ. Một ông già, tóc bạc qúa nửa. đeo cặp kiếng lão, hai tay đang thoăn thoắt thắt những con cào cào. Dù thời gian, tuổi tác có thay đổi, nhưng với hình dáng kia, nét mặt kia đã in sâu vào tâm khảm, nàng không thể nhầm được, chính là cha nàng. Qúa xúc động, nàng ngất xỉu.
Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:
“Trời ơi! Mai, Mai con tôi.”
Cũng vừa lúc xe cứu thương tới nơi, đưa bệnh nhân lên xe. Ông Sinh, bác sĩ Hải cũng vội vàng leo lên theo. Cầm tay con gái, lòng ông Sinh bồi hồi xúc động, ông không ngờ gặp con trong hoàn cảnh này. Hai hàng nước mắt ngắn, dài chẩy trên gò má nhăn nheo nhưng ông cảm thấy sung sướng và ấm áp vô cùng.
*
Tin bác sĩ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng.
Hôm nay nhà bác sĩ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua, bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sĩ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sĩ Hải.
16 thg 6, 2010
Cộng sản Hà Nội đã tiêu diệt một thể chế đặc sắc của Miền Nam VN Tự Do
Duy Anh chuyển ngữ
Chiến thắng 1975 của Hà Nội đã tiêu diệt một thể chế đặc sắc của Miền Nam Việt Nam Tự Do.
Mùa xuân năm nay, người Việt (trong nước) kỷ niệm lần thứ 35 ngày thống nhất đất nước. Vào tháng 10, đến lượt người Đức sẽ ăn mừng 20 năm ngày đoàn kết quốc gia. Tuy vậy, hai biến cố này không thể so sánh với nhau được, ngoài chuyện là một sự chia cắt tùy tiện đã chấm dứt. Sự khác biệt rất lớn và có thể được mô tả như sau:
• Tại Việt Nam, sự thống nhất đến sau một cuộc chiến khốc liệt khởi xướng năm 1960 bởi Cộng Sản Miền Bắc chống lại chế độ thân Tây Phương tại Miền Nam. Tác giả William Llotd Stearman, nguyên trưởng ban An Ninh Quốc Gia về Đông Nam Á từ 1973-1976 đã viết trong một bài báo trên tờ Military Review: “Chiến thắng của Hà Nội là kết quả của sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên một thể chế đặc sắc miền Nam Việt Nam Tự Do.” Từ hai đến ba triệu người đã thiệt mạng. Nhiều người Mỹ tin vào luận điệu cộng sản cho rằng đó là một cuộc chiến “Giải Phóng Quốc Gia.” Thực chất, đó chính là cao điểm âm mưu 50 năm của Cộng Sản Quốc Tế nhằm đặt chân lên Đông Nam Á.
• Nước Đức có một kết quả khác hẳn. Tại đây, một cuộc cách mạng ôn hòa trong nội bộ Cộng Sản Đông Đức đã đưa đến một cuộc thống nhất không đổ máu với nước Tây Đức dân chủ. Ngày nay toàn nước Đức, không riêng gì Tây Đức, đã trở thành một quốc gia tự do, giàu mạnh với một xã hội tốt đẹp sau cuộc chiến tranh lạnh tiến hành bởi chính cái cường quốc đã gởi tay sai Cộng Sản Việt Nam đi chém giết và hi sinh vì những lý do ý thức hệ. Những tay sai của Moscow đã thành công năm 1975 tại Việt Nam. Nhưng tại Đức, họ đã thất bại 15 năm sau.
Chỗ bé đang chơi 20 năm trước là bức tường ô nhục chia đôi nước Đức, hiện vẫn còn dấu. Nguồn: Reuters
• Tại Việt Nam, Cộng Sản đã lộ ra là những kẻ thắng cuộc đầy lòng hận thù. Họ đã tập trung hàng trăm ngàn sĩ quan và nhân viên chế độ cũ vào trong trại cải tạo, bỏ đói họ và trong nhiều trường hợp, đã tra tấn họ. Mặc dù phát ngôn viên của nhà cầm quyền Hà Nội đã trân tráo phủ nhận trong điện thư gởi cho báo The Beat (xem bài chủ), đã có quá nhiều bằng chứng chỉ rõ những sự đánh đập tù cải tạo là có thực. Công trình nghiên cứu khoa học của một chuyên gia tại Đại Học Harvard đã chứng minh điều đó.
• Tại Đức, quân đội Nhân Dân Quốc Gia Đông Đức, một quân lực hùng hậu hàng thứ hai thuộc khối Hiệp Ước Warsaw đã được giải tán qua đêm mà không đổ một giọt máu. Nước Đức thống nhất đã không truy tố các sĩ quan Đông Đức mặc dù trước đó họ luôn sẵn sàng xâm chiếm Tây Đức theo lệnh của Moscow. Các cấp tướng tá cao cấp trong đảng Cộng Sản Đông Đức đều được giải ngũ cho về với gia đình. Đó là tất cả những gì gọi là khốn khổ nhất đối với họ.
• Những người sống tại Miền Nam Việt Nam đã bỏ xứ ra đi bất kể nguy nan có thể xảy ra với tính mạng họ; hàng trăm ngàn người đã chết đuối khi những chiếc thuyền nan bị đắm trong biển cả. Người Việt tỵ nạn đã phân tán ra trên hơn 60 quốc gia, trong đó tại nước Đức, một người gốc Việt Nam 37 tuổi đã vươn lên được một chức vụ cao trong chính quyền Đức, làm đến bộ trưởng y tế Liên Bang Đức.
• Đúng là có hàng trăm ngàn người Đông Đức phải bỏ nhà ra đi, nhưng họ không hề bị nguy hiểm đến tính mạng, cũng như không hề phải bỏ xứ ra đi. Họ đã làm những gì mà họ vẫn hằng mơ ước – được di chuyển tự do trong đất nước và định cư nơi nào có công ăn việc làm. Nói cách khác, họ chỉ thực hiện quyền tự do mà hiến pháp đã qui định, điều mà chủ nghĩa cộng sản đã ngăn cấm họ trong 40 năm qua.
Những người yêu tự do Đông Đức đã thừa hưởng kết quả từ lòng quả cảm của họ, từ sự hỗ trợ sắt đá của các nguyên thủ quốc gia trên toàn hế giới, đặc biệt là TT Ronald Reagan và TT George H.W. Bush, và từ các Giáo Hội đã cung cấp cho họ nơi tạm trú lúc di chuyển. Các Giáo Hội cũng đã đưa lời khuyên thích đáng nhất: không bạo động! Bản thuyết giáo các mục sư truyền bá ngày 9 tháng 10 năm 1989 trước hàng trăm ngàn người biểu tình trong “Ngày Thứ Hai Biểu Dương vì Hoà Bình” đã mang một ý nghĩa đặc biệt. Bản văn được trích từ cuốn Book of Proverbs chương 25, dòng 15: “Với lòng kiên nhẫn, kẻ cai trị sẽ được thuyết phục, và một cái lưỡi mềm bẻ gãy một khúc xương.”
Người Đức hân hoan kỹ niệm 20 ngày đất nước thống nhất mà không có tù cải tạo, người vượt biên, kinh tế mới, mất đất, mất biển, cấm tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tôn giáo, tự do bầu cử... Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Đối nghịch lại, Cộng Sản Bắc Việt đã lợi dụng một “hậu phương” nước Mỹ rời rạc, trong đó hẳn nhiên cũng có những người yêu chuộng hòa bình chân chính, nhưng đối với sự quan sát của bản thân người viết này, phần đông gồm những thành phần hoang tưởng, kém hiểu biết, nghiện nghập và ích kỷ. Họ nhẫn tâm phất cao lá cờ Việt Cộng của kẻ thù, miệng hô to: “Ho, Ho. Ho Chi Minh.” “Hãy làm tình, không chiến tranh!” là khẩu hiệu của phong trào hoà bình vào thập niên 60. Thái độ tàn nhẫn và vô cảm của người dân Mỹ khi đón tiếp các cựu chiến binh Việt Nam trở về là một trong những khiá cạnh kém hấp dẫn nhất của nước Mỹ, một đất nước tôi yêu mến và ngưỡng mộ nhưng thỉnh thoảng vẫn lộ ra những sự yếu kém rất đáng buồn.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại điều mà tôi vẫn thường viết, và cũng như tác giả William Lloyd Stearman đã trình bày trong bài viết trên tờ Military Review: Sự sai lạc của thông tin báo chí lớn đã giúp tạo ra một thành kiến trong người dân và chuyển thắng thành bại. Tôi đã thấy hàng ngàn người dân bị sát hại trong những hố chôn tập thể, trên đường phố Huế, nạn nhân của đồ tể cộng sản. Tôi cũng đã chứng kiến thân xác bị hành hình của gia đình trưởng làng miền Nam Việt Nam, bị Việt Cộng treo cổ trên cây cùng với thân nhân sau một cuộc tấn công. Trong những buổi họp báo hàng ngày tại Sài Gòn, những sự việc này chỉ được mô tả như những con số thống kê vô nghĩa. Những cuộc tàn sát này không đơn thuần là những “tai nạn xung đột vũ trang,” mà là một phần không thể tách rời của Giai đoạn 2 trong Chiến Lược Chiến Tranh Du Kích, gọi là giai đoạn Khủng Bố.
Tác giả Stearman rất đúng khi nhận định Cộng Hòa (Nam) Việt Nam, một đất nước bị phản bội và chịu diệt vong đã từng là là một quốc gia tự do đáng được chú ý. Tự do tới mức phải hứng chịu thị phi cho đến lúc bị tiêu diệt. Đất nước này đã dân chủ đến nỗi năm 1967, vào lúc cao điểm nhất cho sự sống còn, vẫn tổ chức được bầu cử tự do. Trong khi đó, những thể chế dân chủ khác dù lâu đời hơn chắc đã phải hoãn những cuộc bầu cử như vậy trong hoàn cảnh tương tự. Tờ New York Times đã ghi nhận một tỉ lệ đi bầu đáng kinh ngạc là 83% mặc dù người đi bầu bị hăm dọa sẽ bị Việt Cộng sát hại. 84% là con số có thể làm chính bản thân nước Mỹ phải mắc cở.
Xe tăng T-54 (made in Soviet) mang số 844 và AK-47 (made in China) cùng với cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam ủi sập cửa dinh Độc Lập. Vài tháng sau đó, MTGPMN bị giải tán, Hà Nội đổi tên đảng Lao Động thành đảng Cộng Sản, và điều bốn Hiến Pháp ra đời. Chấm dứt một qủa lừa lịch sử lần thứ hai trên đất nước Việt Nam. Nguồn: Onthenet
Quốc gia tự do đáng kinh ngạc này ngày nay đã bị thay thế bởi một chế độ mà tổ chức Quan Sát về Nhân Quyền (Human Rights Watch) xếp hạng là một trong những thể chế phạm tội tồi tệ nhất. Tuỳ viên báo chí của chế độ này tại Washington đã trơ trẽn trả lời báo The Beat trong một điện thư: “Sau cuộc thống nhất vào năm 1975, chính sách nhất quán của Việt Nam nhắm vào hòa hợp hòa giải quốc gia nhằm xây dựng một đất nước đoàn kết và hùng cường. Những thành tựu đáng kể về đối nội cũng như đối ngoại đã ghi nhận rõ ràng sự thành công của chính sách này.”
Có rất nhiều cách để xây dựng một “đất nước đoàn kết và hùng cường,” như nước Đức đã tìm ra cho chính họ và tránh thế giới phải bận tâm vào. Duới chế độ độc tài, sự kiện người dân Việt Nam cần cù và khéo léo vẫn tạo được những thành tựu chắc chắn không phải do công lao của đảng Cộng Sản.
Tại những thành phố như Westminster và Garden Grove tại California, một số người lớn tuổi vẫn còn phải chịu đựng những sự đau đớn, hậu quả của việc đối đãi tàn nhẫn của cộng sản Việt Nam sau “chiến thắng” 1975. Bình an và hòa hợp chưa bao giờ đến với họ.
Họ xứng đáng được sự cảm thông, được biết ơn và lòng ngưỡng mộ của những người bạn Mỹ láng giềng - ngưỡng mộ vì họ đã không hề than van và biết ơn vì những sự đóng góp của cho đất nước Hoa Kỳ này trong 35 năm qua.
Điều này dẫn chúng ta đến một ý nghĩ cuối cùng: Với tinh thần ý thức cao về lịch sử, người Việt Nam chắc hẳn đã hiểu rõ một chân lý của lịch sử là: “mọi điều không bao giờ dùng lại ở hiện tại mà luôn luôn mở rộng ra cho tương lai.”
Chiến thắng 1975 của Hà Nội đã tiêu diệt một thể chế đặc sắc của Miền Nam Việt Nam Tự Do.
Mùa xuân năm nay, người Việt (trong nước) kỷ niệm lần thứ 35 ngày thống nhất đất nước. Vào tháng 10, đến lượt người Đức sẽ ăn mừng 20 năm ngày đoàn kết quốc gia. Tuy vậy, hai biến cố này không thể so sánh với nhau được, ngoài chuyện là một sự chia cắt tùy tiện đã chấm dứt. Sự khác biệt rất lớn và có thể được mô tả như sau:
• Tại Việt Nam, sự thống nhất đến sau một cuộc chiến khốc liệt khởi xướng năm 1960 bởi Cộng Sản Miền Bắc chống lại chế độ thân Tây Phương tại Miền Nam. Tác giả William Llotd Stearman, nguyên trưởng ban An Ninh Quốc Gia về Đông Nam Á từ 1973-1976 đã viết trong một bài báo trên tờ Military Review: “Chiến thắng của Hà Nội là kết quả của sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên một thể chế đặc sắc miền Nam Việt Nam Tự Do.” Từ hai đến ba triệu người đã thiệt mạng. Nhiều người Mỹ tin vào luận điệu cộng sản cho rằng đó là một cuộc chiến “Giải Phóng Quốc Gia.” Thực chất, đó chính là cao điểm âm mưu 50 năm của Cộng Sản Quốc Tế nhằm đặt chân lên Đông Nam Á.
• Nước Đức có một kết quả khác hẳn. Tại đây, một cuộc cách mạng ôn hòa trong nội bộ Cộng Sản Đông Đức đã đưa đến một cuộc thống nhất không đổ máu với nước Tây Đức dân chủ. Ngày nay toàn nước Đức, không riêng gì Tây Đức, đã trở thành một quốc gia tự do, giàu mạnh với một xã hội tốt đẹp sau cuộc chiến tranh lạnh tiến hành bởi chính cái cường quốc đã gởi tay sai Cộng Sản Việt Nam đi chém giết và hi sinh vì những lý do ý thức hệ. Những tay sai của Moscow đã thành công năm 1975 tại Việt Nam. Nhưng tại Đức, họ đã thất bại 15 năm sau.
• Tại Việt Nam, Cộng Sản đã lộ ra là những kẻ thắng cuộc đầy lòng hận thù. Họ đã tập trung hàng trăm ngàn sĩ quan và nhân viên chế độ cũ vào trong trại cải tạo, bỏ đói họ và trong nhiều trường hợp, đã tra tấn họ. Mặc dù phát ngôn viên của nhà cầm quyền Hà Nội đã trân tráo phủ nhận trong điện thư gởi cho báo The Beat (xem bài chủ), đã có quá nhiều bằng chứng chỉ rõ những sự đánh đập tù cải tạo là có thực. Công trình nghiên cứu khoa học của một chuyên gia tại Đại Học Harvard đã chứng minh điều đó.
• Tại Đức, quân đội Nhân Dân Quốc Gia Đông Đức, một quân lực hùng hậu hàng thứ hai thuộc khối Hiệp Ước Warsaw đã được giải tán qua đêm mà không đổ một giọt máu. Nước Đức thống nhất đã không truy tố các sĩ quan Đông Đức mặc dù trước đó họ luôn sẵn sàng xâm chiếm Tây Đức theo lệnh của Moscow. Các cấp tướng tá cao cấp trong đảng Cộng Sản Đông Đức đều được giải ngũ cho về với gia đình. Đó là tất cả những gì gọi là khốn khổ nhất đối với họ.
• Những người sống tại Miền Nam Việt Nam đã bỏ xứ ra đi bất kể nguy nan có thể xảy ra với tính mạng họ; hàng trăm ngàn người đã chết đuối khi những chiếc thuyền nan bị đắm trong biển cả. Người Việt tỵ nạn đã phân tán ra trên hơn 60 quốc gia, trong đó tại nước Đức, một người gốc Việt Nam 37 tuổi đã vươn lên được một chức vụ cao trong chính quyền Đức, làm đến bộ trưởng y tế Liên Bang Đức.
• Đúng là có hàng trăm ngàn người Đông Đức phải bỏ nhà ra đi, nhưng họ không hề bị nguy hiểm đến tính mạng, cũng như không hề phải bỏ xứ ra đi. Họ đã làm những gì mà họ vẫn hằng mơ ước – được di chuyển tự do trong đất nước và định cư nơi nào có công ăn việc làm. Nói cách khác, họ chỉ thực hiện quyền tự do mà hiến pháp đã qui định, điều mà chủ nghĩa cộng sản đã ngăn cấm họ trong 40 năm qua.
Những người yêu tự do Đông Đức đã thừa hưởng kết quả từ lòng quả cảm của họ, từ sự hỗ trợ sắt đá của các nguyên thủ quốc gia trên toàn hế giới, đặc biệt là TT Ronald Reagan và TT George H.W. Bush, và từ các Giáo Hội đã cung cấp cho họ nơi tạm trú lúc di chuyển. Các Giáo Hội cũng đã đưa lời khuyên thích đáng nhất: không bạo động! Bản thuyết giáo các mục sư truyền bá ngày 9 tháng 10 năm 1989 trước hàng trăm ngàn người biểu tình trong “Ngày Thứ Hai Biểu Dương vì Hoà Bình” đã mang một ý nghĩa đặc biệt. Bản văn được trích từ cuốn Book of Proverbs chương 25, dòng 15: “Với lòng kiên nhẫn, kẻ cai trị sẽ được thuyết phục, và một cái lưỡi mềm bẻ gãy một khúc xương.”
Đối nghịch lại, Cộng Sản Bắc Việt đã lợi dụng một “hậu phương” nước Mỹ rời rạc, trong đó hẳn nhiên cũng có những người yêu chuộng hòa bình chân chính, nhưng đối với sự quan sát của bản thân người viết này, phần đông gồm những thành phần hoang tưởng, kém hiểu biết, nghiện nghập và ích kỷ. Họ nhẫn tâm phất cao lá cờ Việt Cộng của kẻ thù, miệng hô to: “Ho, Ho. Ho Chi Minh.” “Hãy làm tình, không chiến tranh!” là khẩu hiệu của phong trào hoà bình vào thập niên 60. Thái độ tàn nhẫn và vô cảm của người dân Mỹ khi đón tiếp các cựu chiến binh Việt Nam trở về là một trong những khiá cạnh kém hấp dẫn nhất của nước Mỹ, một đất nước tôi yêu mến và ngưỡng mộ nhưng thỉnh thoảng vẫn lộ ra những sự yếu kém rất đáng buồn.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại điều mà tôi vẫn thường viết, và cũng như tác giả William Lloyd Stearman đã trình bày trong bài viết trên tờ Military Review: Sự sai lạc của thông tin báo chí lớn đã giúp tạo ra một thành kiến trong người dân và chuyển thắng thành bại. Tôi đã thấy hàng ngàn người dân bị sát hại trong những hố chôn tập thể, trên đường phố Huế, nạn nhân của đồ tể cộng sản. Tôi cũng đã chứng kiến thân xác bị hành hình của gia đình trưởng làng miền Nam Việt Nam, bị Việt Cộng treo cổ trên cây cùng với thân nhân sau một cuộc tấn công. Trong những buổi họp báo hàng ngày tại Sài Gòn, những sự việc này chỉ được mô tả như những con số thống kê vô nghĩa. Những cuộc tàn sát này không đơn thuần là những “tai nạn xung đột vũ trang,” mà là một phần không thể tách rời của Giai đoạn 2 trong Chiến Lược Chiến Tranh Du Kích, gọi là giai đoạn Khủng Bố.
Tác giả Stearman rất đúng khi nhận định Cộng Hòa (Nam) Việt Nam, một đất nước bị phản bội và chịu diệt vong đã từng là là một quốc gia tự do đáng được chú ý. Tự do tới mức phải hứng chịu thị phi cho đến lúc bị tiêu diệt. Đất nước này đã dân chủ đến nỗi năm 1967, vào lúc cao điểm nhất cho sự sống còn, vẫn tổ chức được bầu cử tự do. Trong khi đó, những thể chế dân chủ khác dù lâu đời hơn chắc đã phải hoãn những cuộc bầu cử như vậy trong hoàn cảnh tương tự. Tờ New York Times đã ghi nhận một tỉ lệ đi bầu đáng kinh ngạc là 83% mặc dù người đi bầu bị hăm dọa sẽ bị Việt Cộng sát hại. 84% là con số có thể làm chính bản thân nước Mỹ phải mắc cở.
Quốc gia tự do đáng kinh ngạc này ngày nay đã bị thay thế bởi một chế độ mà tổ chức Quan Sát về Nhân Quyền (Human Rights Watch) xếp hạng là một trong những thể chế phạm tội tồi tệ nhất. Tuỳ viên báo chí của chế độ này tại Washington đã trơ trẽn trả lời báo The Beat trong một điện thư: “Sau cuộc thống nhất vào năm 1975, chính sách nhất quán của Việt Nam nhắm vào hòa hợp hòa giải quốc gia nhằm xây dựng một đất nước đoàn kết và hùng cường. Những thành tựu đáng kể về đối nội cũng như đối ngoại đã ghi nhận rõ ràng sự thành công của chính sách này.”
Có rất nhiều cách để xây dựng một “đất nước đoàn kết và hùng cường,” như nước Đức đã tìm ra cho chính họ và tránh thế giới phải bận tâm vào. Duới chế độ độc tài, sự kiện người dân Việt Nam cần cù và khéo léo vẫn tạo được những thành tựu chắc chắn không phải do công lao của đảng Cộng Sản.
Tại những thành phố như Westminster và Garden Grove tại California, một số người lớn tuổi vẫn còn phải chịu đựng những sự đau đớn, hậu quả của việc đối đãi tàn nhẫn của cộng sản Việt Nam sau “chiến thắng” 1975. Bình an và hòa hợp chưa bao giờ đến với họ.
Họ xứng đáng được sự cảm thông, được biết ơn và lòng ngưỡng mộ của những người bạn Mỹ láng giềng - ngưỡng mộ vì họ đã không hề than van và biết ơn vì những sự đóng góp của cho đất nước Hoa Kỳ này trong 35 năm qua.
Điều này dẫn chúng ta đến một ý nghĩ cuối cùng: Với tinh thần ý thức cao về lịch sử, người Việt Nam chắc hẳn đã hiểu rõ một chân lý của lịch sử là: “mọi điều không bao giờ dùng lại ở hiện tại mà luôn luôn mở rộng ra cho tương lai.”
14 thg 6, 2010
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Tô Thùy Yên
Đào Tử sắp lìa bỏ nơi nghịch lữ,
trở về ơi bản trạch. Than ôi, thương thay!
Đào Tiềm
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Gió đưa nhớ rải dọc trần gian.
Trên đồng ngọn cỏ tranh khom mỏi,
Đời nặng cơn bi lụy dịu dàng.
Rồi thôi, im mãi, im vô vọng.
Ta tiếc dài sao đã đến đây.
Lờn rờn bóng lá đong đưa nắng.
Thảm thiết dây leo quấn quít cây.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Ơn dày chôn trả đất bao dung.
Cụm mây trôi rã trong trời lớn
Như giấc chiêm bao thấy giữa chừng.
Con đường đi mỏi mà không tận.
Lượn sóng trên ghềnh nhọn rách tơi.
Ai thở dài chi cho não ruột?
Cơn mưa hư tưởng mơ màng rơi.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Về luôn như một tiếng kêu khơi
Đã buông trong bạt ngàn xanh ngắt…
Biển cử ai rần bãi rã rời.
Chuồn chuồn vui đậu trên nhành lúa
Để lại bay đi lúc kịp buồn.
Điệu hát nào lan man vướng vất
Như hơi ẩm mục mặt hồ sương.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch.
Đóa hoa buông cánh khi tàn hương,
Tiếng rụng tuyệt âm rền tịch mịch.
Dòng sông tới biển nức tuôn, tuôn…
Các mùa chuyển động trong trời trống.
Di điểu qua sông xẻ luống sầu.
Ly biệt chẳng từ hạt cát ngọc,
Tuần hoàn đến cả giọt sương châu.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Là rồi một chuyện kể chưa xong.
Mùa hè cọ xát điên kim loại.
Con quạ kêu ran giữa quãng không.
Tàu chuối xác xơ reo ngất ngất,
Nỗi đời bi thiết xé lưa tưa.
Hòn ngói lia bay bay mặt nước
Chìm sâu dĩ vãng đục không dò.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch.
Bãi bùn trơ trẽn thủy triều lui,
Con còng ẩn nhẫn bò quanh quẩn,
Càng nhẹ tênh trên cõi ngậm ngùi.
Ta bằng lòng phận que diêm tắt,
Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông.
Thôi nói, bởi còn chi để nói.
Núi xa, chim giục giã hoàng hôn.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Áo phơi xanh phới nhánh đào hồng.
Mùa xuân bay múa bên trời biếc.
Ta búng văng tàn thuốc xuống sông.
Đào Tử sắp lìa bỏ nơi nghịch lữ,
trở về ơi bản trạch. Than ôi, thương thay!
Đào Tiềm
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Gió đưa nhớ rải dọc trần gian.
Trên đồng ngọn cỏ tranh khom mỏi,
Đời nặng cơn bi lụy dịu dàng.
Rồi thôi, im mãi, im vô vọng.
Ta tiếc dài sao đã đến đây.
Lờn rờn bóng lá đong đưa nắng.
Thảm thiết dây leo quấn quít cây.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Ơn dày chôn trả đất bao dung.
Cụm mây trôi rã trong trời lớn
Như giấc chiêm bao thấy giữa chừng.
Con đường đi mỏi mà không tận.
Lượn sóng trên ghềnh nhọn rách tơi.
Ai thở dài chi cho não ruột?
Cơn mưa hư tưởng mơ màng rơi.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Về luôn như một tiếng kêu khơi
Đã buông trong bạt ngàn xanh ngắt…
Biển cử ai rần bãi rã rời.
Chuồn chuồn vui đậu trên nhành lúa
Để lại bay đi lúc kịp buồn.
Điệu hát nào lan man vướng vất
Như hơi ẩm mục mặt hồ sương.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch.
Đóa hoa buông cánh khi tàn hương,
Tiếng rụng tuyệt âm rền tịch mịch.
Dòng sông tới biển nức tuôn, tuôn…
Các mùa chuyển động trong trời trống.
Di điểu qua sông xẻ luống sầu.
Ly biệt chẳng từ hạt cát ngọc,
Tuần hoàn đến cả giọt sương châu.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Là rồi một chuyện kể chưa xong.
Mùa hè cọ xát điên kim loại.
Con quạ kêu ran giữa quãng không.
Tàu chuối xác xơ reo ngất ngất,
Nỗi đời bi thiết xé lưa tưa.
Hòn ngói lia bay bay mặt nước
Chìm sâu dĩ vãng đục không dò.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch.
Bãi bùn trơ trẽn thủy triều lui,
Con còng ẩn nhẫn bò quanh quẩn,
Càng nhẹ tênh trên cõi ngậm ngùi.
Ta bằng lòng phận que diêm tắt,
Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông.
Thôi nói, bởi còn chi để nói.
Núi xa, chim giục giã hoàng hôn.
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,
Áo phơi xanh phới nhánh đào hồng.
Mùa xuân bay múa bên trời biếc.
Ta búng văng tàn thuốc xuống sông.
Bộ óc nhỏ xíu của côn trùng có khả năng hoạt động kỳ lạ
Nguyễn việt Việt
Một con ruồi đực Eristalis, đang tìm cách tán tỉnh con cái (trao mật ngọt từ hoa) bay vòng vòng với cách thức kiểm soát lạ lùng. Ruồi thường di dịch mắt để điều chỉnh, ổn định đường bay và cũng giữ khoảng cách cần thiết đối với vật gần, liên hệ.
Côn trùng có thể có bộ óc nhỏ xíu cở đầu cây kim, nhưng cuộc nghiên cứu gần nhất của dại học Adelaise cho biết rằng chúng cực kỳ thông minh dù não bộ của chúng thật là nhỏ.
Lần đầu tiên,những nhà nghiên cứu đã tìm ra làm sao những sinh vật nhỏ,nhũng con côn trùng này phán đoán tốc độ của những vật di chuyển.
Rõ ràng là những tế bào thần kinh hay đúng hơn những con xeo (cell) trong bộ óc có những bộ phận máy móc phụ thuộc với khẩ năng tính toán làm sao có thể đáp, đậu xuống bông hoa hay tìm đến nguồn thực phẩm. Khả năng này chỉ hoạt động trong một trường thiên nhiên.
Giáo sư David O'Carr nói rằng loài côn trùng đã chỉ dịnh những con xeo trong não bộ (tức tế bào thần kinh)có nhiệm vụ phân tách những di động thuộc thị giác, hoàn toàn giống như con người. Ông cho biết thêm là trước đây người ta không hiểu được làm sao những bộ óc nhỏ bé đó có thể dùng nhiều mạch khác nhau để phán đoán sự di dộng.
Trong nhiều năm qua,chúng ta đã biết rằng côn trùng có thể dự tính hướng của những vật di động nhưng cho đến nay, chúng ta hoàn toàn không biết làm sao chúng phán đoán tốc độ như những con vật khác, kể cả loài người chúng ta.
Dĩ nhiên là chúng quan tâm, để ý đến những mẫu ánh sáng trong thiên nhiên, giả dụ như buổi sáng sương mù hay một ngày đầy nắng ấm, và bộ óc của chúng hay đúng hơn những con xeo trong não bộ chúng ghi nhận, đáp ứng liên tục.
Cơ chế máy móc này tạo cho chúng phân biệt những vật di động trong vùng khác biệt rộng lớn của thiên nhiên. Điều này cũng nhấn mạnh đến sự kiện là những tế bào thần kinh hay những con xeo duy nhất trong não bộ có thể trình diễn, cho biết những tính chất hoàn toàn phức tạp, đa dạng.
Đây là một nghiên cứu đặc biệt nhắm vào bộ óc nhỏ bé của côn trùng. Làm thế nào chúng có khả năng hiểu thế giới qua đôi mắt của chúng. Làm sao chúng có thể xử dụng hệ thống thị giác như là một tiêu chuẩn quan trọng.
Giáo sư o'Carroll cho biết thêm " Những con côn trùng thực sự rất hữu ích cho những cuộc nghiên cứu vì hệ thống thị giác của chúng chỉ độ 30% của khối lượng của chúng,hơn nhiều lần so với các loài vật khác."
NVV dịch
Theo Dailyscience
Một con ruồi đực Eristalis, đang tìm cách tán tỉnh con cái (trao mật ngọt từ hoa) bay vòng vòng với cách thức kiểm soát lạ lùng. Ruồi thường di dịch mắt để điều chỉnh, ổn định đường bay và cũng giữ khoảng cách cần thiết đối với vật gần, liên hệ.
Côn trùng có thể có bộ óc nhỏ xíu cở đầu cây kim, nhưng cuộc nghiên cứu gần nhất của dại học Adelaise cho biết rằng chúng cực kỳ thông minh dù não bộ của chúng thật là nhỏ.
Lần đầu tiên,những nhà nghiên cứu đã tìm ra làm sao những sinh vật nhỏ,nhũng con côn trùng này phán đoán tốc độ của những vật di chuyển.
Rõ ràng là những tế bào thần kinh hay đúng hơn những con xeo (cell) trong bộ óc có những bộ phận máy móc phụ thuộc với khẩ năng tính toán làm sao có thể đáp, đậu xuống bông hoa hay tìm đến nguồn thực phẩm. Khả năng này chỉ hoạt động trong một trường thiên nhiên.
Giáo sư David O'Carr nói rằng loài côn trùng đã chỉ dịnh những con xeo trong não bộ (tức tế bào thần kinh)có nhiệm vụ phân tách những di động thuộc thị giác, hoàn toàn giống như con người. Ông cho biết thêm là trước đây người ta không hiểu được làm sao những bộ óc nhỏ bé đó có thể dùng nhiều mạch khác nhau để phán đoán sự di dộng.
Trong nhiều năm qua,chúng ta đã biết rằng côn trùng có thể dự tính hướng của những vật di động nhưng cho đến nay, chúng ta hoàn toàn không biết làm sao chúng phán đoán tốc độ như những con vật khác, kể cả loài người chúng ta.
Dĩ nhiên là chúng quan tâm, để ý đến những mẫu ánh sáng trong thiên nhiên, giả dụ như buổi sáng sương mù hay một ngày đầy nắng ấm, và bộ óc của chúng hay đúng hơn những con xeo trong não bộ chúng ghi nhận, đáp ứng liên tục.
Cơ chế máy móc này tạo cho chúng phân biệt những vật di động trong vùng khác biệt rộng lớn của thiên nhiên. Điều này cũng nhấn mạnh đến sự kiện là những tế bào thần kinh hay những con xeo duy nhất trong não bộ có thể trình diễn, cho biết những tính chất hoàn toàn phức tạp, đa dạng.
Đây là một nghiên cứu đặc biệt nhắm vào bộ óc nhỏ bé của côn trùng. Làm thế nào chúng có khả năng hiểu thế giới qua đôi mắt của chúng. Làm sao chúng có thể xử dụng hệ thống thị giác như là một tiêu chuẩn quan trọng.
Giáo sư o'Carroll cho biết thêm " Những con côn trùng thực sự rất hữu ích cho những cuộc nghiên cứu vì hệ thống thị giác của chúng chỉ độ 30% của khối lượng của chúng,hơn nhiều lần so với các loài vật khác."
NVV dịch
Theo Dailyscience
11 thg 6, 2010
Vô minh và khoa học não bộ
Thái Minh Trung, M.D.
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
Ở loài người, nguồn gốc của vô minh có thể giải thích qua sự phát triển của não bộ. Khi các nhà nhân chủng học (anthropologist) nghiên cứu sự phát triển não bộ của con người qua hàng triệu năm, bằng cách đo xương sọ từ đó suy ra dung tích của não bộ, thì nhận thấy rằng sự khác biệt giữa loài người có văn minh và loài khỉ là ở vỏ não (cortex). Não của loài người có 2 phần, phần nằm trong sâu gọi là hệ thống limbic (limbic system), phần này mọi sinh vật đều có, và phần vỏ não phát triển tột bực ở loài người.
Hệ thống limbic là vùng não phát triển rất sớm, nghiêng về tình cảm và bản năng. Nhờ có bản năng nên con người nguyên thủy mới có thể sống sót và truyền giống nòi. Nói một cách khác, khi đứng trước thức ăn mà không thèm ăn, gặp người khác phái mà không có ham muốn tình dục và khi gặp kẻ thù ăn cắp thức ăn và bắt cóc vợ con mà không giận dữ thì loài người sẽ mất sự tồn tại trên thế gian và mất khả năng truyền gene lại cho thế hệ sau.
Ở loài khỉ, con khỉ đực nào có nhiều testosterone (kích thích tố nam), chiến đấu chống lại những con khỉ đực khác (sân) thì sẽ có vị trí đầu đàn và có quyền giao hợp với nhiều khỉ cái (tham). Hiểu như thế, tham và sân là bản năng để con người tiền sử sống còn. Ở thế giới động vật bản năng tự nó điều chế. Thức ăn nhiều thì sanh sản nhiều, thức ăn ít thì ham muốn sinh dục ít đi và sinh sản bớt lại.
Khi não bộ chưa phát triển và loài người tiền sử sống với sự điều khiển của bản năng thì chiều hướng của bản năng là bảo vệ sự sống còn của giống nòi. Tuy nhiên, trên đà tiến hóa của não bộ thì phần vỏ não (cerebral cortex) phát triển rất nhanh, nhờ đó tạo cơ hội cho sự phát triển của ngôn ngữ và ý thức (awareness). Ý thức được khoa học định nghĩa là sự nhận thức ra cá nhân và cá nhân đó khác biệt với người khác. Khi ta nhìn ta trong gương, ta nhận ra hình ảnh của chính mình, đó là ý thức cá nhân. Hình ảnh của người kế bên không phải là ta. Sự phân biệt so sánh này là nguồn gốc của cái “tôi”. Bản chất của cái tôi là ý muốn khác biệt và hơn trội người khác. Cái tôi gây ra rất nhiều vấn đề chúng ta sẽ đề cập ở phần sau.
Cũng vào thời điểm này, những bộ lạc dần dần sống chung thành một xã hội. Nhờ vỏ não phát triển nên con người nguyên thủy có sự sáng tạo quy ước dùng một âm thanh để diễn tả ý nghĩ và tình cảm. Ngôn ngữ là âm thanh, phát ra rồi mất đi. Người ta chế ra chữ viết để lưu truyền ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, chữ viết và đời sống xã hội nên những phát minh mới và hiểu biết mới của một người được nhiều người áp dụng và biến chế tốt hơn. Đây là nền tảng của khoa học. Nhờ có chữ viết nên kiến thức được lưu lại sau khi con người qua đời. Nhờ vậy sự hiểu biết của loài người lưu truyền được và phát triển cực kỳ nhanh. Giả sử ta có một thần đồng sống biệt lập trong rừng thì những phát minh khoa học sẽ không có phương tiện phát triển thành sản phẩm khoa học.
Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của vỏ não và sản phẩm của nó là ngôn ngữ và khoa học kỹ thuật cũng có những cái hại của nó. Con người không biết tự điều hòa như thiên nhiên. Con người có sự ý thức để hiểu biết thiên nhiên, tuy nhiên sự phát triển vượt bực của ý thức không đi đôi với sự trưởng thành của tình cảm. Từ đó mà những sản phẩm của khoa học kỹ thuật có thể làm đảo lộn cái trật tự quân bình của thiên nhiên. Hồi xưa với cây búa rìu muốn đốn cây thì không đốn được bao nhiêu nên thiên nhiên được bảo tồn. Ngày nay với công cụ tối tân, người ta có thể đốn hết khu rừng trong nháy mắt. Đây mới là cái tham, sân, si mà tôn giáo đề cập đến và con người cần thay đổi.
Cái phản ứng phụ của trí khôn là cái ý muốn sở hữu. Con người muốn sở hữu đồng loại và thiên nhiên. Ngay từ thời nguyên thủy, những bộ lạc thắng trận thường bắt những người thua trận làm nô lệ cho mình. Điều này xảy ra cho tới thế kỷ thứ 19 với người da đen làm nô lệ cho chủ đồn điền da trắng. Trong tình yêu ta muốn giữ người ta yêu cho riêng mình. Cha mẹ muốn con cái làm theo ý của mình. Nếu con cái không theo thì đôi khi cha mẹ từ con ra và gán cho con là cái tên hư hỏng. Trong tôn giáo kẻ không cùng tín ngưỡng là kẻ ngoại đạo. Ở thiên nhiên, cái sở hữu quá độ như đốn rừng hay lưới cá một cách cẩu thả ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hóa.
Ngoài ra, con người còn muốn sở hữu năng lượng (đất và nước) của quả địa cầu, chia ranh giới và gây ra tranh chấp. Đối lập và xung đột là sản phẩm của trí khôn và của cái tôi. Khi trí khôn phát triển, con người muốn mình khác với người khác vì đặc tính của trí khôn là sự sáng tạo. Nhưng sự sáng tạo này nằm trong một khuôn khổ cứng rắn. Khi ta gắng một tính từ đúng sai hay xấu tốt lên một người nào đó thì ta mất cái khả năng nhìn sự thật. Ta chỉ thấy trắng hay đen. Ta thương người theo mình (tham) và ghét bỏ người không theo mình (sân). Ta mất cái nhìn trung dung.
Mất khả năng nhìn sự thật khách quan và muốn vũ trụ xoay quanh theo ý mình là nguồn gốc của vô minh và cũng là nền tảng của cái tôi. Một người có thể khôn xuất chúng nhưng vẫn có thể bị màng vô minh che đậy tâm trí. Sự nhận thức và bỏ theo quỹ đạo của cái tôi tạo ra vô số mâu thuẫn căng thẳng trong nhiều lãnh vực: gia đình, xã hội, chính trị và tôn giáo. Trong vô minh, con người có thể dùng trí khôn biện hộ cho hành động sai lầm thay vì dùng trí khôn giúp mình thay đổi để đáp ứng hoàn cảnh. Khi chưa được cái mình muốn con người sanh ra lòng tham và khi mất cái mình được thì sân hận.
Đọc giả hãy thử phân tích hoàn cảnh này xem sao. Ông A di du lịch và làm quen được với ông B. Hai người nói chuyện trao đổi với nhau vui vẻ. Một ngày nào đó đất nước ông A và ông B trở thành thù nghịch. Hai người bị động viên. Khi khoác áo nhà binh lên người thì 2 người trở thành thù nghịch và sẵn sàng giết nhau mặc dù không có mối hận thù cá nhân riêng biệt. Như thế mới hiểu được cái tai hại khi chúng ta gán cho người khác cái nhãn hiệu mà không hiểu được sự thật. Chuyện như thế xảy ra rất nhiều và thịt rơi, máu đổ cũng vì hiểu lầm. Thời chiến tranh Việt Nam cũng thế, vô số người dân vô tội bị giết chết cũng vì bị gán cái tội theo “Việt cộng” hay theo “Mỹ ngụy”.
Không những có những trường hợp thương tâm này ở Việt Nam mà khi ta nhìn lại lịch sử con người ta thấy những trường hợp như vậy xảy ra rất thường xuyên. Khi một chính phủ hay một cơ quan tôn giáo xác nhận một nhóm người khác là “kẻ thù” hay “ngoại đạo” rồi thì sự sát nhân hàng loạt xảy ra rất dễ dàng. Thời Trung cổ có tòa án dị giáo (inquisition tribunal) giết chết hàng loạt người không theo Thiên chúa giáo, rồi đến Thánh chiến (Crusade). Thời thực dân (colonial), người da trắng coi người da đen là dòng giống kém và đến châu Phi bắt cóc họ làm nô lệ cho các đồn điền. Vào đệ nhị thế chiến Hitler ra lệnh giết hàng loạt người Do Thái (holocaust). Gần đây hơn thì chế độ kỳ thị Apartheid ở Nam Phi vẫn không công nhận quyền lợi bình đẳng của người da đen.
Sở dĩ vô minh xảy ra vì tư tưởng và trí khôn loài người chưa phát triển để đạt đến khả năng trực nhận thực tế (danh từ Phật giáo gọi là giác ngộ). Sự truyền đạt thông tin của tư tưởng rất hạn chế. Có lẽ vì thế con người thích có một khuôn mẫu hiểu biết có sẵn để nương theo. Ở những xã hội sơ đẳng (lúc đó chưa có những phương tiện truyền thông như TV và radio) thì ca dao tục ngữ là những công thức cho dân gian kém học thức nương nơi đó mà cư xử với nhau cho thích hợp. Ngoài ca dao tục ngữ thì có những chuyện cổ tích để cho người ta noi theo gương tốt. Những phương pháp truyền đạt kiến thức kể trên rất đơn sơ và chỉ thích hợp với một số nhỏ người hạn chế ở địa lý cư ngụ của những người đó. Thí dụ như ca dao về mùa màng ở miền nhiệt đới không thích hợp với dân miền ôn đới.
Đọc giả nên phân biệt giữa hiểu biết và diễn đạt hiểu biết. Hiểu biết của ông thầy có thể diễn ra trong nháy mắt nhưng khi người thầy giáo dùng tư tưởng suy nghĩ để giải thích sự hiểu biết đó cho học sinh thì phải mất nhiều thời giờ hơn. Ngoài ra sự truyền đạt hiểu biết qua tư tưởng và lời nói không thể nào trung thực và đạt được 100% dữ kiện chứa trong cái trực hiểu của ông thầy. Tệ hơn đôi khi người nói một đường, kẻ hiểu một ngả. Càng cố chấp trên suy nghĩ thì sự hiểu lầm càng sâu hơn. Nếu người sở hữu kiến thức (trò) áp dụng một cách cứng rắn thì khả năng đáp ứng thực tế của họ càng kém hơn người (thầy) tạo ra kiến thức đó. Vì thế muốn xã hội tiến bộ thì trò phải hơn thầy. Nếu ông thầy sợ học trò hơn mình và không truyền đạt hết kiến thức, và người học trò không hiểu hơn thầy mình thì xã hội sẽ đi lùi. Hiểu như thế tinh thần vô ngã là thái độ cần có để xã hội phát triển.
Các mạch thần kinh ở não bộ con người khác với mạch máu. Mạch máu có đường đi nhất định. Những mạch thần kinh có khả năng kết nối với nhau một cách uyển chuyển (plasticity of the nervous system). Những người bị tai biến mạch máu (stroke), mất hết một phần của não bộ nhưng vẫn có thể phục hồi một phần nào chức năng cơ thể vì các tế bào thần kinh ráp nối với nhau tạo ra mạch thần kinh mới để thông qua những tế bào thần kinh bị chết, từ đó bịnh nhân có thể sử dụng trở lại những bắp thịt bị tê liệt. Cũng như thế khi ta không cố chấp thì khả năng kết nối của hệ thống thần kinh ta dồi dào hơn. Khi sự kết nối nhiều thì khả năng hiểu nhiều khía cạnh của một sự kiện tăng theo.
Khi chúng ta học hỏi và nhận thức một điều mới lạ thì những tế bào thần kinh sẽ liên kết với nhau nhiều hơn. Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi, chỉ thấy được một phần nhỏ của con voi và tranh chấp cãi lộn với những người khác thấy những phần khác của con voi. Vì thế ở kẻ mê tín dị đoan, não bộ của họ mất sự uyển chuyển kể trên. Chính đây là nền tảng cơ sở khoa học não bộ của vô minh. Cái khó khăn là người vô minh không bao giờ nhận ra tâm trạng đó. Cũng giống như người bị điên (psychosis), cho rằng kẻ khác bất bình thường, còn mình thì hoàn toàn bình thường.
Làm sao ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của vô minh khi mà người vô minh không nhận ra họ bị vô minh. Rồi một nhóm người vô minh tranh cãi biện luận với nhau để giành phần đúng về mình. Họ tạo thành nhiều băng đảng chính trị, chủ nghĩa quốc gia hay niềm tin tôn giáo khác nhau. Suy nghĩ càng biệt lập và khác biệt thì lòng tin tưởng lẫn nhau giữa loài người suy giảm trầm trọng và lòng lo sợ, hận thù tăng hơn. Nếu sự lo sợ tăng đến nỗi người ta mất khả năng dùng lý trí để thay đổi nhận thức thì nó trở thành cực đoan và bịnh hoạn (paranoid delusion). Đây là những cách người ta bảo vệ cái chủ nghĩa tư tưởng mà họ cho là đúng. Nói tóm lại trong sự bảo vệ quá đáng đó họ thiếu lòng tin và sự suy nghĩ sáng suốt một cách trầm trọng.
Hiểu như vậy thì không có gì lạ khi hai tôn giáo chính của thế giới đề cao lòng tin (Ki tô giáo) và suy nghĩ sáng suốt (Phật giáo). Chúa và Phật có thể được coi là những bậc thánh nhân và cũng là những bác sĩ tâm lý đại tài. Sở dĩ những ấn tượng trên tâm lý của hai đạo này tồn tại đến ngày nay, có lẽ vì các vị thánh nhân này đã thấu hiểu được căn bịnh về tâm lý của loài người và nói trúng tim đen của loài người. Những vị này muốn mở đường hướng dẫn nhân loại- nói theo khoa học não bộ ngày nay- xử dụng não bộ của họ một cách hữu hiệu để tránh loài người dùng trí khôn sáng tạo vũ khí tự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt quả địa cầu. Khi trị được si mê thì tham và sân tự nó biến đi. Chính vì tham và sân là sự hiểu lầm do si mê gây ra.
Có cách nào nhanh nhứt để trị cơn si mê, giấc mộng ngàn đời của nhân loại? Như ta thấy khi nào con người còn có suy nghĩ đúng sai thì lúc đó sự tranh chấp sẽ không dừng. Suy nghĩ có thể vẽ ra ngàn lối khác nhau. Một khi suy nghĩ vẽ ra rồi thì ít khi nó chịu rời bỏ sản phẩm của nó. Con người phải tập vượt qua cái ý nghĩ chấp đúng sai. Con người phải tập lắng nghe chính mình và lắng nghe người khác. Chấp đúng sai là vội khóa mình trong một kết luận nông cạn. Khi còn suy nghĩ đúng sai thì cái suy nghĩ đó sẽ làm nhiễm (contaminate) cảm nhận sự thật. Suy nghĩ là hình bóng chứa dữ kiện của một hiện tượng đã qua. Khi ta giữ cái hình bóng đó trong tâm thì sự đáp ứng tức thời và khả năng nhận ra sự thật bị giảm đi rất nhiều.
Thí dụ như ông A vừa mới cãi lộn xong với vợ mình và bực bội lái xe ra khỏi nhà. Trong tâm trí ông còn những suy nghĩ lẩn quẩn về câu chuyện không vui vừa xảy ra. Tâm ông bị phân trí và suýt nữa ông vượt đèn đỏ gây ra tai nạn. Khi vào sở ông nạt nộ với nhân viên trong sở gây ra nhiều căng thẳng. Ở trường hợp trên, ông A vì suy nghĩ về chuyện quá khứ nên mất khả năng nhận ra hiện tại, như đèn đỏ và không đáp ứng với hoàn cảnh hiện tại trong sở (nhân viên không có lỗi lầm mà bị nạt).
Ở mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, nếu ta làm chủ được những dòng tư tưởng suy nghĩ hiện ra trong đầu, không dùng những dữ kiện của quá khứ để đối phó với hiện tại hay phỏng đoán tương lai thì khả năng nhận thức tức thời tại thời điểm hiện tại (here and now) sẽ rất nhậy. Phát triển cái nhận thức tức thời không qua suy tư được gọi là thiền. Nghiên cứu cho thấy não bộ con người phản ứng với những hình bóng suy nghĩ dựng ra y như sự thật trước mặt. Rồi như thế chưa đủ, con người cố gắng diễn tả những hình bóng suy nghĩ đó bằng nghệ thuật điện ảnh. Khán giả thật sự vui buồn với cái ảo giác. Nếu ai cũng xem cái thực tế của phim ảnh là những hình bóng màu mè phản chiếu lên màn ảnh thì công nghiệp điện ảnh sẽ bị phá sản từ lâu rồi.
Bây giờ độc giả hãy tưởng tượng rằng chỉ có một màn ảnh mà có đến nhiều người muốn đồng lượt chiếu phim của mình lên trên đó. Như thế những hình bóng trên màn ảnh rất rối loạn, chính sự rối loạn đó là vô minh. Ai cũng muốn la lớn là tôi hay, tôi đúng, mọi người nên theo tôi. Không ai nghe ai và không ai chịu khó tìm hiểu người khác. Đó là vô minh. Đây là thảm trạng của xã hội hiện giờ, sự thành công được đo bằng mình trội hơn người khác. Có ai biết tại sao sản phẩm tiện nghi của khoa học càng nhiều, nhưng ngược lại với dự đoán, stress và những bịnh do căng thẳng tinh thần xảy ra nhiều hơn chăng? Bây giờ muốn cho mọi người nhìn thấy ánh sáng thì chúng ta phải tắt hết phim lại.
Tắt hết phim lại là để cho tâm tĩnh lặng. Khi tâm tĩnh lặng rồi thì người ta mới có cơ hội cùng nhìn về một hướng và hiểu một chuyện. Nếu tâm loạn động thì chỉ có hai người thôi mà xảy ra biết bao nhiêu chuyện phức tạp. Chỉ có một chuyện mà bị méo mó biến ra mười chuyện khác nhau. Cho nên để tâm tĩnh lặng thì màn vô minh bị mỏng dần và khả năng nhận định sự thật và thông cảm lẫn nhau tăng hơn. Khi vô minh mỏng dần thì tham biến thành trí tuệ thích hiểu biết và sân biến thành sự dũng cảm dám thay đổi tánh tình (tu). Khi vô minh mỏng dần thì não bộ sẽ có khả năng kết nối với những vùng mới lạ. Và từ đó đời sống tâm linh của nhân loại sẽ được phát triển và phong phú hơn.
Tâm tĩnh lặng không phải là một cái gì trừu tượng mà hiện nay khoa học có thể dùng điện não đồ EEG để đo được. Khi ta thư giãn để tâm tĩnh lặng thì tần số rung động của não bộ giảm xuống khoảng 8- 10 Hz, tần số này gọi là tần số Alpha. Những nghiên cứu cho thấy não bộ hoạt động hữu hiệu nhứt ở tần số này. Đây cũng là cái tần số của tâm “vô ngã”. Đó là một tâm trạng sáng suốt với ý thức mở rộng để hiểu mình và hiểu người. Khi ta tập tâm tĩnh lặng ở tần số này, để mặt trời ý thức hiện ra thì những tư tưởng mây đen cố chấp của vô minh sẽ ít dần. Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.
Thái Minh Trung, M.D.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=160297
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
Ở loài người, nguồn gốc của vô minh có thể giải thích qua sự phát triển của não bộ. Khi các nhà nhân chủng học (anthropologist) nghiên cứu sự phát triển não bộ của con người qua hàng triệu năm, bằng cách đo xương sọ từ đó suy ra dung tích của não bộ, thì nhận thấy rằng sự khác biệt giữa loài người có văn minh và loài khỉ là ở vỏ não (cortex). Não của loài người có 2 phần, phần nằm trong sâu gọi là hệ thống limbic (limbic system), phần này mọi sinh vật đều có, và phần vỏ não phát triển tột bực ở loài người.
Hệ thống limbic là vùng não phát triển rất sớm, nghiêng về tình cảm và bản năng. Nhờ có bản năng nên con người nguyên thủy mới có thể sống sót và truyền giống nòi. Nói một cách khác, khi đứng trước thức ăn mà không thèm ăn, gặp người khác phái mà không có ham muốn tình dục và khi gặp kẻ thù ăn cắp thức ăn và bắt cóc vợ con mà không giận dữ thì loài người sẽ mất sự tồn tại trên thế gian và mất khả năng truyền gene lại cho thế hệ sau.
Ở loài khỉ, con khỉ đực nào có nhiều testosterone (kích thích tố nam), chiến đấu chống lại những con khỉ đực khác (sân) thì sẽ có vị trí đầu đàn và có quyền giao hợp với nhiều khỉ cái (tham). Hiểu như thế, tham và sân là bản năng để con người tiền sử sống còn. Ở thế giới động vật bản năng tự nó điều chế. Thức ăn nhiều thì sanh sản nhiều, thức ăn ít thì ham muốn sinh dục ít đi và sinh sản bớt lại.
Khi não bộ chưa phát triển và loài người tiền sử sống với sự điều khiển của bản năng thì chiều hướng của bản năng là bảo vệ sự sống còn của giống nòi. Tuy nhiên, trên đà tiến hóa của não bộ thì phần vỏ não (cerebral cortex) phát triển rất nhanh, nhờ đó tạo cơ hội cho sự phát triển của ngôn ngữ và ý thức (awareness). Ý thức được khoa học định nghĩa là sự nhận thức ra cá nhân và cá nhân đó khác biệt với người khác. Khi ta nhìn ta trong gương, ta nhận ra hình ảnh của chính mình, đó là ý thức cá nhân. Hình ảnh của người kế bên không phải là ta. Sự phân biệt so sánh này là nguồn gốc của cái “tôi”. Bản chất của cái tôi là ý muốn khác biệt và hơn trội người khác. Cái tôi gây ra rất nhiều vấn đề chúng ta sẽ đề cập ở phần sau.
Cũng vào thời điểm này, những bộ lạc dần dần sống chung thành một xã hội. Nhờ vỏ não phát triển nên con người nguyên thủy có sự sáng tạo quy ước dùng một âm thanh để diễn tả ý nghĩ và tình cảm. Ngôn ngữ là âm thanh, phát ra rồi mất đi. Người ta chế ra chữ viết để lưu truyền ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, chữ viết và đời sống xã hội nên những phát minh mới và hiểu biết mới của một người được nhiều người áp dụng và biến chế tốt hơn. Đây là nền tảng của khoa học. Nhờ có chữ viết nên kiến thức được lưu lại sau khi con người qua đời. Nhờ vậy sự hiểu biết của loài người lưu truyền được và phát triển cực kỳ nhanh. Giả sử ta có một thần đồng sống biệt lập trong rừng thì những phát minh khoa học sẽ không có phương tiện phát triển thành sản phẩm khoa học.
Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của vỏ não và sản phẩm của nó là ngôn ngữ và khoa học kỹ thuật cũng có những cái hại của nó. Con người không biết tự điều hòa như thiên nhiên. Con người có sự ý thức để hiểu biết thiên nhiên, tuy nhiên sự phát triển vượt bực của ý thức không đi đôi với sự trưởng thành của tình cảm. Từ đó mà những sản phẩm của khoa học kỹ thuật có thể làm đảo lộn cái trật tự quân bình của thiên nhiên. Hồi xưa với cây búa rìu muốn đốn cây thì không đốn được bao nhiêu nên thiên nhiên được bảo tồn. Ngày nay với công cụ tối tân, người ta có thể đốn hết khu rừng trong nháy mắt. Đây mới là cái tham, sân, si mà tôn giáo đề cập đến và con người cần thay đổi.
Cái phản ứng phụ của trí khôn là cái ý muốn sở hữu. Con người muốn sở hữu đồng loại và thiên nhiên. Ngay từ thời nguyên thủy, những bộ lạc thắng trận thường bắt những người thua trận làm nô lệ cho mình. Điều này xảy ra cho tới thế kỷ thứ 19 với người da đen làm nô lệ cho chủ đồn điền da trắng. Trong tình yêu ta muốn giữ người ta yêu cho riêng mình. Cha mẹ muốn con cái làm theo ý của mình. Nếu con cái không theo thì đôi khi cha mẹ từ con ra và gán cho con là cái tên hư hỏng. Trong tôn giáo kẻ không cùng tín ngưỡng là kẻ ngoại đạo. Ở thiên nhiên, cái sở hữu quá độ như đốn rừng hay lưới cá một cách cẩu thả ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hóa.
Ngoài ra, con người còn muốn sở hữu năng lượng (đất và nước) của quả địa cầu, chia ranh giới và gây ra tranh chấp. Đối lập và xung đột là sản phẩm của trí khôn và của cái tôi. Khi trí khôn phát triển, con người muốn mình khác với người khác vì đặc tính của trí khôn là sự sáng tạo. Nhưng sự sáng tạo này nằm trong một khuôn khổ cứng rắn. Khi ta gắng một tính từ đúng sai hay xấu tốt lên một người nào đó thì ta mất cái khả năng nhìn sự thật. Ta chỉ thấy trắng hay đen. Ta thương người theo mình (tham) và ghét bỏ người không theo mình (sân). Ta mất cái nhìn trung dung.
Mất khả năng nhìn sự thật khách quan và muốn vũ trụ xoay quanh theo ý mình là nguồn gốc của vô minh và cũng là nền tảng của cái tôi. Một người có thể khôn xuất chúng nhưng vẫn có thể bị màng vô minh che đậy tâm trí. Sự nhận thức và bỏ theo quỹ đạo của cái tôi tạo ra vô số mâu thuẫn căng thẳng trong nhiều lãnh vực: gia đình, xã hội, chính trị và tôn giáo. Trong vô minh, con người có thể dùng trí khôn biện hộ cho hành động sai lầm thay vì dùng trí khôn giúp mình thay đổi để đáp ứng hoàn cảnh. Khi chưa được cái mình muốn con người sanh ra lòng tham và khi mất cái mình được thì sân hận.
Đọc giả hãy thử phân tích hoàn cảnh này xem sao. Ông A di du lịch và làm quen được với ông B. Hai người nói chuyện trao đổi với nhau vui vẻ. Một ngày nào đó đất nước ông A và ông B trở thành thù nghịch. Hai người bị động viên. Khi khoác áo nhà binh lên người thì 2 người trở thành thù nghịch và sẵn sàng giết nhau mặc dù không có mối hận thù cá nhân riêng biệt. Như thế mới hiểu được cái tai hại khi chúng ta gán cho người khác cái nhãn hiệu mà không hiểu được sự thật. Chuyện như thế xảy ra rất nhiều và thịt rơi, máu đổ cũng vì hiểu lầm. Thời chiến tranh Việt Nam cũng thế, vô số người dân vô tội bị giết chết cũng vì bị gán cái tội theo “Việt cộng” hay theo “Mỹ ngụy”.
Không những có những trường hợp thương tâm này ở Việt Nam mà khi ta nhìn lại lịch sử con người ta thấy những trường hợp như vậy xảy ra rất thường xuyên. Khi một chính phủ hay một cơ quan tôn giáo xác nhận một nhóm người khác là “kẻ thù” hay “ngoại đạo” rồi thì sự sát nhân hàng loạt xảy ra rất dễ dàng. Thời Trung cổ có tòa án dị giáo (inquisition tribunal) giết chết hàng loạt người không theo Thiên chúa giáo, rồi đến Thánh chiến (Crusade). Thời thực dân (colonial), người da trắng coi người da đen là dòng giống kém và đến châu Phi bắt cóc họ làm nô lệ cho các đồn điền. Vào đệ nhị thế chiến Hitler ra lệnh giết hàng loạt người Do Thái (holocaust). Gần đây hơn thì chế độ kỳ thị Apartheid ở Nam Phi vẫn không công nhận quyền lợi bình đẳng của người da đen.
Sở dĩ vô minh xảy ra vì tư tưởng và trí khôn loài người chưa phát triển để đạt đến khả năng trực nhận thực tế (danh từ Phật giáo gọi là giác ngộ). Sự truyền đạt thông tin của tư tưởng rất hạn chế. Có lẽ vì thế con người thích có một khuôn mẫu hiểu biết có sẵn để nương theo. Ở những xã hội sơ đẳng (lúc đó chưa có những phương tiện truyền thông như TV và radio) thì ca dao tục ngữ là những công thức cho dân gian kém học thức nương nơi đó mà cư xử với nhau cho thích hợp. Ngoài ca dao tục ngữ thì có những chuyện cổ tích để cho người ta noi theo gương tốt. Những phương pháp truyền đạt kiến thức kể trên rất đơn sơ và chỉ thích hợp với một số nhỏ người hạn chế ở địa lý cư ngụ của những người đó. Thí dụ như ca dao về mùa màng ở miền nhiệt đới không thích hợp với dân miền ôn đới.
Đọc giả nên phân biệt giữa hiểu biết và diễn đạt hiểu biết. Hiểu biết của ông thầy có thể diễn ra trong nháy mắt nhưng khi người thầy giáo dùng tư tưởng suy nghĩ để giải thích sự hiểu biết đó cho học sinh thì phải mất nhiều thời giờ hơn. Ngoài ra sự truyền đạt hiểu biết qua tư tưởng và lời nói không thể nào trung thực và đạt được 100% dữ kiện chứa trong cái trực hiểu của ông thầy. Tệ hơn đôi khi người nói một đường, kẻ hiểu một ngả. Càng cố chấp trên suy nghĩ thì sự hiểu lầm càng sâu hơn. Nếu người sở hữu kiến thức (trò) áp dụng một cách cứng rắn thì khả năng đáp ứng thực tế của họ càng kém hơn người (thầy) tạo ra kiến thức đó. Vì thế muốn xã hội tiến bộ thì trò phải hơn thầy. Nếu ông thầy sợ học trò hơn mình và không truyền đạt hết kiến thức, và người học trò không hiểu hơn thầy mình thì xã hội sẽ đi lùi. Hiểu như thế tinh thần vô ngã là thái độ cần có để xã hội phát triển.
Các mạch thần kinh ở não bộ con người khác với mạch máu. Mạch máu có đường đi nhất định. Những mạch thần kinh có khả năng kết nối với nhau một cách uyển chuyển (plasticity of the nervous system). Những người bị tai biến mạch máu (stroke), mất hết một phần của não bộ nhưng vẫn có thể phục hồi một phần nào chức năng cơ thể vì các tế bào thần kinh ráp nối với nhau tạo ra mạch thần kinh mới để thông qua những tế bào thần kinh bị chết, từ đó bịnh nhân có thể sử dụng trở lại những bắp thịt bị tê liệt. Cũng như thế khi ta không cố chấp thì khả năng kết nối của hệ thống thần kinh ta dồi dào hơn. Khi sự kết nối nhiều thì khả năng hiểu nhiều khía cạnh của một sự kiện tăng theo.
Khi chúng ta học hỏi và nhận thức một điều mới lạ thì những tế bào thần kinh sẽ liên kết với nhau nhiều hơn. Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi, chỉ thấy được một phần nhỏ của con voi và tranh chấp cãi lộn với những người khác thấy những phần khác của con voi. Vì thế ở kẻ mê tín dị đoan, não bộ của họ mất sự uyển chuyển kể trên. Chính đây là nền tảng cơ sở khoa học não bộ của vô minh. Cái khó khăn là người vô minh không bao giờ nhận ra tâm trạng đó. Cũng giống như người bị điên (psychosis), cho rằng kẻ khác bất bình thường, còn mình thì hoàn toàn bình thường.
Làm sao ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của vô minh khi mà người vô minh không nhận ra họ bị vô minh. Rồi một nhóm người vô minh tranh cãi biện luận với nhau để giành phần đúng về mình. Họ tạo thành nhiều băng đảng chính trị, chủ nghĩa quốc gia hay niềm tin tôn giáo khác nhau. Suy nghĩ càng biệt lập và khác biệt thì lòng tin tưởng lẫn nhau giữa loài người suy giảm trầm trọng và lòng lo sợ, hận thù tăng hơn. Nếu sự lo sợ tăng đến nỗi người ta mất khả năng dùng lý trí để thay đổi nhận thức thì nó trở thành cực đoan và bịnh hoạn (paranoid delusion). Đây là những cách người ta bảo vệ cái chủ nghĩa tư tưởng mà họ cho là đúng. Nói tóm lại trong sự bảo vệ quá đáng đó họ thiếu lòng tin và sự suy nghĩ sáng suốt một cách trầm trọng.
Hiểu như vậy thì không có gì lạ khi hai tôn giáo chính của thế giới đề cao lòng tin (Ki tô giáo) và suy nghĩ sáng suốt (Phật giáo). Chúa và Phật có thể được coi là những bậc thánh nhân và cũng là những bác sĩ tâm lý đại tài. Sở dĩ những ấn tượng trên tâm lý của hai đạo này tồn tại đến ngày nay, có lẽ vì các vị thánh nhân này đã thấu hiểu được căn bịnh về tâm lý của loài người và nói trúng tim đen của loài người. Những vị này muốn mở đường hướng dẫn nhân loại- nói theo khoa học não bộ ngày nay- xử dụng não bộ của họ một cách hữu hiệu để tránh loài người dùng trí khôn sáng tạo vũ khí tự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt quả địa cầu. Khi trị được si mê thì tham và sân tự nó biến đi. Chính vì tham và sân là sự hiểu lầm do si mê gây ra.
Có cách nào nhanh nhứt để trị cơn si mê, giấc mộng ngàn đời của nhân loại? Như ta thấy khi nào con người còn có suy nghĩ đúng sai thì lúc đó sự tranh chấp sẽ không dừng. Suy nghĩ có thể vẽ ra ngàn lối khác nhau. Một khi suy nghĩ vẽ ra rồi thì ít khi nó chịu rời bỏ sản phẩm của nó. Con người phải tập vượt qua cái ý nghĩ chấp đúng sai. Con người phải tập lắng nghe chính mình và lắng nghe người khác. Chấp đúng sai là vội khóa mình trong một kết luận nông cạn. Khi còn suy nghĩ đúng sai thì cái suy nghĩ đó sẽ làm nhiễm (contaminate) cảm nhận sự thật. Suy nghĩ là hình bóng chứa dữ kiện của một hiện tượng đã qua. Khi ta giữ cái hình bóng đó trong tâm thì sự đáp ứng tức thời và khả năng nhận ra sự thật bị giảm đi rất nhiều.
Thí dụ như ông A vừa mới cãi lộn xong với vợ mình và bực bội lái xe ra khỏi nhà. Trong tâm trí ông còn những suy nghĩ lẩn quẩn về câu chuyện không vui vừa xảy ra. Tâm ông bị phân trí và suýt nữa ông vượt đèn đỏ gây ra tai nạn. Khi vào sở ông nạt nộ với nhân viên trong sở gây ra nhiều căng thẳng. Ở trường hợp trên, ông A vì suy nghĩ về chuyện quá khứ nên mất khả năng nhận ra hiện tại, như đèn đỏ và không đáp ứng với hoàn cảnh hiện tại trong sở (nhân viên không có lỗi lầm mà bị nạt).
Ở mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, nếu ta làm chủ được những dòng tư tưởng suy nghĩ hiện ra trong đầu, không dùng những dữ kiện của quá khứ để đối phó với hiện tại hay phỏng đoán tương lai thì khả năng nhận thức tức thời tại thời điểm hiện tại (here and now) sẽ rất nhậy. Phát triển cái nhận thức tức thời không qua suy tư được gọi là thiền. Nghiên cứu cho thấy não bộ con người phản ứng với những hình bóng suy nghĩ dựng ra y như sự thật trước mặt. Rồi như thế chưa đủ, con người cố gắng diễn tả những hình bóng suy nghĩ đó bằng nghệ thuật điện ảnh. Khán giả thật sự vui buồn với cái ảo giác. Nếu ai cũng xem cái thực tế của phim ảnh là những hình bóng màu mè phản chiếu lên màn ảnh thì công nghiệp điện ảnh sẽ bị phá sản từ lâu rồi.
Bây giờ độc giả hãy tưởng tượng rằng chỉ có một màn ảnh mà có đến nhiều người muốn đồng lượt chiếu phim của mình lên trên đó. Như thế những hình bóng trên màn ảnh rất rối loạn, chính sự rối loạn đó là vô minh. Ai cũng muốn la lớn là tôi hay, tôi đúng, mọi người nên theo tôi. Không ai nghe ai và không ai chịu khó tìm hiểu người khác. Đó là vô minh. Đây là thảm trạng của xã hội hiện giờ, sự thành công được đo bằng mình trội hơn người khác. Có ai biết tại sao sản phẩm tiện nghi của khoa học càng nhiều, nhưng ngược lại với dự đoán, stress và những bịnh do căng thẳng tinh thần xảy ra nhiều hơn chăng? Bây giờ muốn cho mọi người nhìn thấy ánh sáng thì chúng ta phải tắt hết phim lại.
Tắt hết phim lại là để cho tâm tĩnh lặng. Khi tâm tĩnh lặng rồi thì người ta mới có cơ hội cùng nhìn về một hướng và hiểu một chuyện. Nếu tâm loạn động thì chỉ có hai người thôi mà xảy ra biết bao nhiêu chuyện phức tạp. Chỉ có một chuyện mà bị méo mó biến ra mười chuyện khác nhau. Cho nên để tâm tĩnh lặng thì màn vô minh bị mỏng dần và khả năng nhận định sự thật và thông cảm lẫn nhau tăng hơn. Khi vô minh mỏng dần thì tham biến thành trí tuệ thích hiểu biết và sân biến thành sự dũng cảm dám thay đổi tánh tình (tu). Khi vô minh mỏng dần thì não bộ sẽ có khả năng kết nối với những vùng mới lạ. Và từ đó đời sống tâm linh của nhân loại sẽ được phát triển và phong phú hơn.
Tâm tĩnh lặng không phải là một cái gì trừu tượng mà hiện nay khoa học có thể dùng điện não đồ EEG để đo được. Khi ta thư giãn để tâm tĩnh lặng thì tần số rung động của não bộ giảm xuống khoảng 8- 10 Hz, tần số này gọi là tần số Alpha. Những nghiên cứu cho thấy não bộ hoạt động hữu hiệu nhứt ở tần số này. Đây cũng là cái tần số của tâm “vô ngã”. Đó là một tâm trạng sáng suốt với ý thức mở rộng để hiểu mình và hiểu người. Khi ta tập tâm tĩnh lặng ở tần số này, để mặt trời ý thức hiện ra thì những tư tưởng mây đen cố chấp của vô minh sẽ ít dần. Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.
Thái Minh Trung, M.D.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=160297
10 thg 6, 2010
Chân Chính, Tử Tế, Trong Sáng
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Một tập thể chỉ vững bền khi thiết lập và bảo tồn được mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên. Tập thể có thể là một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng hay một xã hội.
Quan hệ lành mạnh dựa trên niềm tin ngày càng tăng trưởng giữa đôi bên. Điều này không phải ai cũng hiểu. Thậm chí có người đeo đuổi lý tưởng xây dựng xã hội tốt lành nhưng thưởng xuyên phá huỷ niềm tin bằng thái độ thiếu chân chính, thiếu tử tế, thiếu trong sáng.
Họ như người cố công xây căn nhà vững chắc nhưng luôn tay đục khoét nền móng, cột kèo.
Đó là cung cách của các đảng viên cộng sản. Họ nêu cao lý tưởng đại đồng nhưng luôn luôn sống trong sự lừa dối, giả dạng. Họ gọi đó là đạo đức cách mạng.
Ở thời kỳ còn hoạt động trong bóng tối, họ trình diện, qua sinh hoạt ngoại vi của đảng, như người vô tư, độc lập, để làm quen, lôi kéo người khác theo mình. Họ bội tín từng giờ từng phút vì người khác chân tình còn mình thì đeo mặt nạ. Căn bản của mối quan hệ không phải là niềm tin mà là sự giả dối ngay từ thuở đầu. Một tổ chức sinh hoạt như vậy thì sẽ gồm những ai?
Nó sẽ chỉ giữ lại những người thiếu sáng suốt nên tiếp tục bị ru ngủ.
Nó sẽ chỉ giữ lại những người thiếu bản lãnh nên dù thấy vấn đề nhưng không dám rời bỏ.
Nó sẽ chỉ giữ lại những người đồng loã vì cuồng tín hoặc vì quyền lợi cá nhân.
Tiến trình tự nhiên của một tổ chức như vậy là sẽ chỉ còn trật lại những ai giống lông, giống cánh và biến dần thành tổ chức băng đảng. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng một tổ chức như vậy càng phát triển thì nó càng huỷ hoại tập thể rộng lớn hơn ở chung quanh. Băng đảng mafia lộng hành ở Chicago thời xưa đã đục khoét nền móng pháp trị ở thành phố này. Sự thành công của đảng cộng sản ở Việt Nam là thảm bại của cả dân tộc.
Thế nhưng không phải ai cũng học được bài học này. Có người tranh đấu cho sự tốt lành của đất nước nhưng đang đi theo vết xe đổ ấy.
Chẳng hạn có thành viên của tổ chức chính trị trong hàng chục năm phủ nhận thân thế khi sinh hoạt trong cộng đồng, khi gia nhập các đoàn thể quần chúng, cho đến một ngày họ xuất hiện như phát ngôn viên, nhân vật chủ chốt, thành viên kỳ cựu của tổ chức. Họ cho như vậy là tinh vi, khéo léo, hay ho. Thực ra họ bội tín hàng ngày hàng giờ, và hàng giờ hàng ngày họ phá huỷ niềm tin và đục khoét nền móng của sự lành mạnh trong cộng đồng, trong xã hội; họ đang đẩy lùi triển vọng dân chủ cho Việt Nam và lũng đoạn nền dân chủ ở đất nước cưu mang; họ đang góp phần biến tổ chức của họ thành băng đảng.
Họ mất dần đi ý thức về đạo đức nhân bản. Thay vì xây dựng và trân quý con người, họ dùng người như phương tiện để đạt mục đích. Qua công tác can thiệp cho đồng bào xin tị nạn do cuộc đàn áp đang diễn ra ở Việt Nam, tôi gặp những người có lòng đã bị chính tổ chức của họ sử dụng như vật tế thần. Sự thiếu chân chính ngày càng chồng chất đã dẫn đến những hành động nhẫn tâm, thiếu đạo đức.
Có một người trẻ giải thích với tôi rằng có người sẵn sàng hy sinh vì đại cuộc. Đúng vậy. Tuy nhiên, điều này khác với tình trạng nhân danh đại cuộc để hy sinh người khác.
Có một người trẻ khác lại lập luận rằng có những việc phải bảo mật nên không thể tiết lộ thân thế. Bảo mật khác với lừa néo để lôi kéo. Trong trường hợp thân thế của mình phải bảo mật vì nhu cầu công tác thì hãy tập trung vào công tác mật ấy, chứ đừng liên lạc, móc nối và chiêu dụ người khác dưới một lớp nguỵ trang. Việc phát triển tổ chức không cần đến điệp viên.
Những người thực tâm với tiền đồ của dân tộc, với tương lai của cộng đồng và với nền dân chủ của xã hội nơi mình đang sinh sống cần tâm niệm một điều: tuyệt đối đòi hỏi và bảo vệ sự chân chính, tử tế, trong sáng trong quan hệ giữa con người với nhau.
Một tập thể chỉ vững bền khi thiết lập và bảo tồn được mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên. Tập thể có thể là một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng hay một xã hội.
Quan hệ lành mạnh dựa trên niềm tin ngày càng tăng trưởng giữa đôi bên. Điều này không phải ai cũng hiểu. Thậm chí có người đeo đuổi lý tưởng xây dựng xã hội tốt lành nhưng thưởng xuyên phá huỷ niềm tin bằng thái độ thiếu chân chính, thiếu tử tế, thiếu trong sáng.
Họ như người cố công xây căn nhà vững chắc nhưng luôn tay đục khoét nền móng, cột kèo.
Đó là cung cách của các đảng viên cộng sản. Họ nêu cao lý tưởng đại đồng nhưng luôn luôn sống trong sự lừa dối, giả dạng. Họ gọi đó là đạo đức cách mạng.
Ở thời kỳ còn hoạt động trong bóng tối, họ trình diện, qua sinh hoạt ngoại vi của đảng, như người vô tư, độc lập, để làm quen, lôi kéo người khác theo mình. Họ bội tín từng giờ từng phút vì người khác chân tình còn mình thì đeo mặt nạ. Căn bản của mối quan hệ không phải là niềm tin mà là sự giả dối ngay từ thuở đầu. Một tổ chức sinh hoạt như vậy thì sẽ gồm những ai?
Nó sẽ chỉ giữ lại những người thiếu sáng suốt nên tiếp tục bị ru ngủ.
Nó sẽ chỉ giữ lại những người thiếu bản lãnh nên dù thấy vấn đề nhưng không dám rời bỏ.
Nó sẽ chỉ giữ lại những người đồng loã vì cuồng tín hoặc vì quyền lợi cá nhân.
Tiến trình tự nhiên của một tổ chức như vậy là sẽ chỉ còn trật lại những ai giống lông, giống cánh và biến dần thành tổ chức băng đảng. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng một tổ chức như vậy càng phát triển thì nó càng huỷ hoại tập thể rộng lớn hơn ở chung quanh. Băng đảng mafia lộng hành ở Chicago thời xưa đã đục khoét nền móng pháp trị ở thành phố này. Sự thành công của đảng cộng sản ở Việt Nam là thảm bại của cả dân tộc.
Thế nhưng không phải ai cũng học được bài học này. Có người tranh đấu cho sự tốt lành của đất nước nhưng đang đi theo vết xe đổ ấy.
Chẳng hạn có thành viên của tổ chức chính trị trong hàng chục năm phủ nhận thân thế khi sinh hoạt trong cộng đồng, khi gia nhập các đoàn thể quần chúng, cho đến một ngày họ xuất hiện như phát ngôn viên, nhân vật chủ chốt, thành viên kỳ cựu của tổ chức. Họ cho như vậy là tinh vi, khéo léo, hay ho. Thực ra họ bội tín hàng ngày hàng giờ, và hàng giờ hàng ngày họ phá huỷ niềm tin và đục khoét nền móng của sự lành mạnh trong cộng đồng, trong xã hội; họ đang đẩy lùi triển vọng dân chủ cho Việt Nam và lũng đoạn nền dân chủ ở đất nước cưu mang; họ đang góp phần biến tổ chức của họ thành băng đảng.
Họ mất dần đi ý thức về đạo đức nhân bản. Thay vì xây dựng và trân quý con người, họ dùng người như phương tiện để đạt mục đích. Qua công tác can thiệp cho đồng bào xin tị nạn do cuộc đàn áp đang diễn ra ở Việt Nam, tôi gặp những người có lòng đã bị chính tổ chức của họ sử dụng như vật tế thần. Sự thiếu chân chính ngày càng chồng chất đã dẫn đến những hành động nhẫn tâm, thiếu đạo đức.
Có một người trẻ giải thích với tôi rằng có người sẵn sàng hy sinh vì đại cuộc. Đúng vậy. Tuy nhiên, điều này khác với tình trạng nhân danh đại cuộc để hy sinh người khác.
Có một người trẻ khác lại lập luận rằng có những việc phải bảo mật nên không thể tiết lộ thân thế. Bảo mật khác với lừa néo để lôi kéo. Trong trường hợp thân thế của mình phải bảo mật vì nhu cầu công tác thì hãy tập trung vào công tác mật ấy, chứ đừng liên lạc, móc nối và chiêu dụ người khác dưới một lớp nguỵ trang. Việc phát triển tổ chức không cần đến điệp viên.
Những người thực tâm với tiền đồ của dân tộc, với tương lai của cộng đồng và với nền dân chủ của xã hội nơi mình đang sinh sống cần tâm niệm một điều: tuyệt đối đòi hỏi và bảo vệ sự chân chính, tử tế, trong sáng trong quan hệ giữa con người với nhau.
Bệnh anh hùng
Đinh Từ Thức
Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc “bệnh anh hùng”.
Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive Compulsive Disorder. Bệnh [H]OCD hay “bệnh anh hùng” đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại, người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.
Mười năm qua, tôi đã lui tới Singapore bốn lần, nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm bốn mươi năm ngày độc lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm sáu mươi năm cuộc Cách mạng tháng Tám, khiến tôi có ý định nêu ra mấy nhận xét đáng chú ý giữa Singapore và Việt Nam.
Không phải chỉ riêng tôi muốn so sánh Singapore với nước mình. Trong thời gian bão Katrina tàn phá, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của báo New York Times là Thomas Friedman cũng có mặt ở Singapore. Ông đã viết hai bài trên trang bình luận của New York Times, và có những nhận xét về Singapore. Trong bài báo ngày 14-9, ông viết:
-“Nếu phải chọn bất cứ nơi nào ở Á châu để trải qua một trận bão, thì nơi đó nên là Singapore”.
Friedman nói như vậy, vì so sánh với nỗ lực của Mỹ cấp cứu nạn nhân bão Katrina, Singapore mau mắn và hữu hiệu hơn nhiều khi cứu nạn nhân sóng thần ở Nam Dương vào cuối năm ngoái. Được như vậy, vì trong việc chọn người vào các chức vụ then chốt ở Singapore, người ta không chọn theo tiêu chuẩn bồ bịch, như ông Bush chọn cựu giám đốc cơ quan cấp cứu liên bang (FEMA) Michael Brown, hay “hồng hơn chuyên” theo kiểu Việt Nam. Singapore chọn người theo tiêu chuẩn có khả năng nhất, và ít tham nhũng nhất. Để xứng đáng với khả năng và tránh tham nhũng, họ trả lương rất cao. Thủ tướng lãnh lương gần gấp ba lần tổng thống Mỹ, mỗi năm 1,1 triệu Mỹ kim; nhân viên chính phủ và thẩm phán Tối cao Pháp viện gần một triệu.
Friedman nhận xét rằng, vào buổi đầu, việc cai trị tốt rất quan trọng tại Singapore:
-“Vì đảng cầm quyền phải giành giựt tâm trí người dân với cộng sản, những người được tiếng là không tham nhũng và ân cần – khiến nhà nước phải cũng như vậy, hay khá hơn”.
Thật may mắn cho Singapore, cả phía cộng sản và không cộng sản. Nhờ những người không cộng sản nắm chính quyền mà Singapore được như ngày nay, và phe cộng sản nhờ không cướp được chính quyền nên ngày nay vẫn còn được tiếng là thân dân và không tham nhũng.
Trong bài thứ nhì vào ngày 16-9, Friedman viết về tình hình giáo dục tại Singapore. Theo ông, “chính quyền tại đây hiểu rằng, trong một thế giới phẳng (cả thế giới có thể thu gọn trong chiếc màn ảnh phẳng của máy computer), công việc có thể chạy đi bất cứ đâu thì khá hơn láng giềng chưa đủ. Cần phải đứng trên mọi người – kể cả chúng ta (Mỹ)”. Một hiệu trưởng cho biết:
-“...Chúng tôi đã nới lỏng đôi chút để cho phép học sinh nuôi dưỡng ý tưởng riêng của mình”, và “kiến thức có thể được tạo ra tại lớp học, chứ không phải chỉ đến từ thầy giáo”.
Vẫn theo Friedman, các học sinh lớp bốn và lớp tám tại Singapore đã đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế về toán và khoa học do Timss tổ chức. Và sách toán của Singapore đã được trường Mỹ, nơi con gái ông theo học, sử dụng tại Maryland. Trong khi Singapore cố gắng vượt Mỹ về giáo dục, Việt Nam vẫn bắt buộc học sinh từ nhỏ đến lớn, muốn ra trường, phải học những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học”, là môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” và “lý thuyết Mác-Lê”. Ngoài ra, Việt Nam còn phí phạm nhân tài như kiểu tuyển những sinh viên ưu tú, gửi đi nước xã hội anh em Cuba, chịu cảnh đói rách, học những môn không phải sở trường của họ, như kinh tế và computer (theo phóng sự của báo Tiền phong, Hà Nội).
Bây giờ, xin trở lại âm vang hai lễ lớn của Singapore và Việt Nam. Cùng vào tháng Tám, một bên kỷ niệm 40 năm ngày độc lập (9-8), một bên kỷ niệm 60 năm ngày cướp được chính quyền (19-8). Việt Nam đi trước Singapore đúng 20 năm. Ngoài khác nhau về thời gian, còn khác nhau về người cầm quyền: Việt Nam có Đảng Cộng sản, với lãnh tụ Hồ Chí Minh; Singapore có Đảng Nhân dân Hành động (PAP – People’s Action Party), với lãnh tụ Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu).
Dân số Việt Nam hiện có 83 triệu rưỡi người. Dân số Singapore chỉ bằng số lẻ của Việt Nam, công dân thực thụ có ba triệu rưỡi, cộng với 700 ngàn người ngoại quốc tới làm việc, là 4,2 triệu. Nhưng Singapore đang sử dụng ba triệu rưỡi máy điện thoại di động, hơn Việt Nam một triệu đơn vị. Số ngoại tệ và vàng dự trữ của Singapore vào năm ngoái là 112,8 tỷ Mỹ kim, trừ đi số nợ phải trả cho ngoại quốc là 19,4 tỷ, nếu chia đều cho dân, mỗi đầu người được khoảng 26 ngàn Mỹ kim. Trong khi ấy, số dự trữ của Việt Nam là 6,51 tỷ MK, nếu trừ đi số nợ ngoại quốc là 16,55 tỷ, tính đổ đồng mỗi người dân phải mang nợ chừng hơn 100 MK. Bao giờ dân Việt Nam đông bằng dân Trung Quốc, số nợ mỗi đầu người phải gánh sẽ giảm xuống còn khoảng 10 MK.
Singapore chỉ cách Việt Nam hơn một giờ bay, tương đương khoảng cách Sài Gòn đi Hà Nội. Người dân Singapore cùng thuộc giống da vàng, chắc không thể thông minh và chịu khó hơn dân Việt. Singapore lại bị những điều kiện kém Việt Nam, như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, và phải dùng tới bốn ngôn ngữ chính. Nhưng tại sao, độc lập sau Việt Nam 20 năm, ngày nay Singapore nằm trong số những quốc gia đứng đầu danh sách các nước trên thế giới, trong khi Việt Nam nằm chung với các nước dưới cuối? Hình như câu trả lời là chỉ vì hai tiếng “anh hùng” mà thôi.
Theo dõi Việt Nam kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, hai chữ “anh hùng” được nhắc tới nhiều hơn cả. Trước hết là diễn văn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 2-9:
-“Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng... truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam chính là những nhân tố cơ bản, cốt lõi làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới”.
Rồi Chủ tịch:
-“vô cùng biết ơn và cảm tạ các bậc lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng”,
trước khi kết luận:
-“Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
Báo Nhân Dân ngày 2-9, qua bài “Hà Nội, 60 năm nhìn lại” viết:
-“Trải qua 60 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng”.
Và viết tiếp:
-“Ghi nhận những thành tựu của Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Thủ đô Anh hùng”.
Bài báo kết luận:
-“...với truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô phấn đấu hơn nữa, đưa thành phố Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng.”
Sài Gòn, đã mất địa vị thủ đô từ hơn ba mươi năm, cũng được tặng danh hiệu anh hùng. Báo Tiền phong Online ngày 2-9 tường thuật:
-“Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Chính phủ trao danh hiệu ‘Thành phố Anh hùng’ cho lãnh đạo TP.HCM. Tổng Bí thư nhắc đến truyền thống anh hùng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”
Tự ca tụng mình là anh hùng chưa đủ, mạng lưới chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30-9 đã phổ biến lại bài bình luận của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 29-8, mượn lời báo Mỹ để tự ca anh hùng:
-“Ngay ở Mỹ, Báo Bưu điện Washington, một trong những tờ báo có đông độc giả cũng vừa có bài khẳng định, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng này đã khích lệ và tạo nguồn cho hàng triệu người trên khắp địa cầu, kể cả tại Mỹ, đấu tranh chống lại chiến tranh và cường quyền” (“Báo Bưu Điện Washington”, có lẽ là Washington Post, nhưng không nói rõ bài báo xuất hiện ngày nào, nên người viết không thể kiểm chứng).
Theo dõi Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc, không nghe thấy ai nhắc tới hai tiếng anh hùng. Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long, con Lý Quang Diệu), trong cuộc nói chuyện lâu hai tiếng rưỡi, [1] không có lần nào ông trực tiếp hay gián tiếp nhắc tới công nghiệp của bố Lý, cũng không hề đả động gần xa tới Đảng Nhân dân Hành động, là đảng cầm quyền từ năm 1959. Trong khi ấy, Chủ tịch Trần Đức Lương của Việt Nam, trong bài diễn văn quốc khánh, đã hãnh diện:
-“Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tư tưởng và cuộc đời vẹn toàn của người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, là kho tàng vô giá của dân tộc ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Sự cộng hưởng vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam...”
Chính Hồ Chí Minh khi còn sống, cũng tự nhận mình là anh hùng. Trong dịp viếng đền Kiếp Bạc, nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, họ Hồ đã xuất khẩu thành thơ:
-“Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”.
Trong hai cuối tuần lễ lạt ăn mừng độc lập, Singapore không nói tới thắng lợi, không nhắc tới kẻ thù. Thủ tướng Loong nhấn mạnh:
-“Được như ngày hôm nay là nhờ “nhân dân chúng ta, tư tưởng chúng ta, và hành động của chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã tạo được một tinh thần Singapore. Chúng ta can đảm nhưng nhân đạo, chúng ta tự tin nhưng không bao giờ tự kiêu”.
Trong khi đọc diễn văn, có lúc thủ tướng Singapore đã rưng rưng nước mắt, khi nhắc lại kỷ niệm khó quên, xảy ra trong dịp lễ độc lập năm 1968. Thời gian này, Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với trận Tổng công kích Mậu Thân, với quyết tâm “giải phóng Miền Nam”, dù phải san phẳng dãy Trường Sơn và hy sinh hàng triệu người. Trong khi ấy Singapore đang bơ vơ, không biết sẽ làm gì để sống. Nước Anh, tuy đã trả độc lập cho Singapore, vẫn còn giữ lại căn cứ quân sự ở Seletar Air Base, hẹn đến năm 1971 mới ra đi. Nhưng đầu năm 1968, Anh quyết định rút sớm, khiến khoảng 150 ngàn dân trực tiếp hay gián tiếp làm cho quân đội Anh bị mất việc. Thu nhập của những người này bằng 20% tổng số lợi tức quốc gia. Singapore họp nhau kỷ niệm lần thứ ba ngày độc lập trong tình huống lo lắng như vậy. Sáng ngày 9-8, trời quang mây tạnh, nhưng trước khi cuộc lễ bắt đầu, mưa đổ tầm tã. Tất cả mọi người cố giữ nguyên hàng ngũ. Đó là niềm hãnh diện về sự quyết tâm, cũng là nỗi xót xa của Singapore trong lịch sử lập quốc của mình. Báo chí Singapore năm nay đã dành nhiều trang lớn, đăng bài vở, hình ảnh và phỏng vấn về lễ kỷ niệm mưa gió này. So với những trận mưa bom đạn mà dân Việt Nam phải chịu từ Bắc tới Nam, trải qua một trận mưa rào nhiệt đới, không bằng chuyện muỗi cắn. Nhưng với những người không muốn làm anh hùng, muỗi cắn cũng đau.
Trong khi Việt Nam sợ “diễn biến hòa bình”, Singapore chủ trương phải thay đổi, hay là chết. Thủ tướng Loong khẳng định:
-“Vì thế giới sẽ thay đổi, nếu Singapore vẫn như hiện nay, chúng ta chết”.
Trong khi Việt Nam cảnh giác về “bọn phản động trong nước”, và những “thế lực thù địch bên ngoài”, Singapore chủ trương xây dựng một “xã hội hợp quần” (inclusive society), thúc đẩy sự tham gia của mọi người trong nước, và sẵn sàng học hỏi từ các nước, kể cả Việt Nam. Thủ tướng Loong kể chuyện:
-“Tôi gặp một nhà vô địch Võ Nam Dương (silat), hỏi ông ta ai là đối thủ đáng sợ nhất tại cuộc tranh tài Á Châu SEA Games? Ông ấy nói Việt Nam. Tôi sốc. Tôi nói Việt Nam biết gì về Võ Nam Dương. Thái cực đạo, Kong fu, hay mấy môn võ cổ truyền Đông phương thì họa may, nhưng silat? Ông ấy nói đúng đấy. Từ con số không, họ bắt đầu học vào năm 1993, với hai huấn luyện viên Nam Dương. Mới đầu, không cơ sở, không vận động trường, không dụng cụ tối tân. Họ lấy mấy ống kim khí, buộc vào nhau thành khung, bọc lại, làm đệm, đấm đá, luyện tập vất vả. Sau vài năm, họ biết khá rồi, cho huấn luyện viên về, tự lo lấy. Bây giờ, họ là vô địch Đông Nam Á, đang nhắm chức vô địch thế giới. Và thứ võ này là môn thể thao hàng đầu ở Việt Nam”.
Ông Loong kết luận:
-“Chúng ta cần có một tinh thần như thế”.
Học võ mà bắt chước Việt Nam, đúng quá!
Singapore không có tài nguyên, một chút đất trồng rau cũng không có, ngay nước dùng hàng ngày còn lo thiếu. Tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng. Chỉ còn vốn liếng đáng quý hơn cả là con người. Thay vì hy sinh con người để làm anh hùng, hay làm “nghĩa vụ quốc tế vẻ vang” như lời ông Trần Đức Lương, Singapore đã cố gắng chăm sóc và xây dựng người dân của mình để tạo một thành phố tiến bộ kiểu đệ nhất thế giới, nằm trong thế giới thứ ba. Singapore hiện nay là thành phố sạch sẽ vào hàng nhất thế giới. Người ta có thể đi bộ vẹt gót giày khắp phố lớn phố nhỏ, mà không sợ đạp cứt chó như ở Paris. Singapore cũng an ninh vào hạng nhất thế giới. Thẩm phán Tối cao Pháp viện David Souter bị tấn công khi đang chạy bộ gần nhà ở Washington DC, mới 9 giờ tối, vào cuối tháng Tư năm ngoái. Tôi từng bị móc túi ở New York, Paris, và bị người lái taxi lừa khi vừa ra khỏi phi trường Roma, nhưng hoàn toàn yên tâm khi di chuyển ngày hay đêm, đi bộ hay taxi tại Singapore.
Tuy tinh thần phục vụ của người Singapore hiện nay rất cao, ví dụ người tính tiền tại các chợ hay cửa hàng, mỗi khi trao đổi với khách, đều dùng cả hai tay và kính cẩn cúi đầu, miệng nói cám ơn, nhưng Thủ tướng Loong vẫn chưa hài lòng. Ông than rằng Singapore thiếu văn hóa phục vụ tự nhiên. Ông so sánh với người Thái, người Ấn, người Nhật, người Úc, mỗi khi gặp khách đều có lời chào trước khi vào việc, trong khi người Singapore hỏi ngay là mình có thể giúp gì, hay tệ hơn, là ông hay bà muốn gì. Ông đã coi việc phục vụ như một danh dự, và quyết định nâng cao phẩm chất phục vụ lên hàng quốc sách, trao cho một tổng trưởng chịu trách nhiệm. Trong khi Việt Nam nêu cao khẩu hiệu: “Noi gương Bác Hồ đời đời kính yêu”, khẩu hiệu mới của Singapore là “GST”, chữ đầu của “Greet, Smile and Thank” (CCC – Chào, Cười và Cảm ơn).
Giống như ông Reagan làm trong mỗi dịp đọc Thông điệp Liên bang, ông Lý Hiển Long đã giới thiệu, và kể những câu chuyện về mấy thường dân đặc biệt. Một trong những người được ông đề cao, là bà cựu thư ký 63 tuổi. Bà này vì hoàn cảnh, đã phải đổi nghề nhiều lần. Cuối cùng, nhận việc lau chùi cầu tiêu, kiếm thêm tiền để dành cho con đi hoc. Con bà không muốn, hỏi bà: Sao má hạ mình quá thấp như vậy? Bà trả lời, chùi cầu tiêu không làm mất nhân phẩm. Làm để sống, đâu có trộm cắp ai. Kết thúc câu chuyện, ông muốn mọi người “biết và tin rằng phục vụ là việc làm danh dự. Không phải là những việc thấp hèn”.
Qua việc Thủ tướng Singapore đề cao người chùi cầu tiêu, khiến tôi liên tưởng tới chuyện mới xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp thượng đỉnh cấp quốc trưởng tại Hội đồng Bảo an của khóa họp thứ 60, Đại Hội đồng LHQ ở New York vào ngày 14-9-05, ký giả của hãng Reuters, dùng ống kính nhìn xa, đã chụp được tay tổng thống Bush đang viết một cái note cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice ngồi cạnh. Phóng ảnh to lên, đọc được mấy chữ của ông Bush, không phải chuyện sống còn của thế giới, mà là:
-“Tôi nghĩ rằng tôi cần đi cầu. Liệu có được không?” (I thinhk I may need a bathroom break. Is this possible?).
Điều này nhắc nhở mọi người một thực tế là, dù có quyền lực lớn chưa từng ai có được trong lịch sử loài người như ông Bush ngày nay, cũng không thể cưỡng nổi tiếng gọi của thiên nhiên. Vậy thì, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, không nên đo bằng tiền bạc hay quyền cao chức trọng, hãy đo bằng chỉ số cầu tiêu.
Singapore là nơi nhiều cầu tiêu và sạch sẽ nhất thế giới. Washington, DC. nhờ có nhiều bảo tàng viện và đài kỷ niệm, nơi nào cũng đầy đủ cầu tiêu, nên cũng đỡ. Paris tệ nhất, vừa ít, thiếu vệ sinh, lại phải trả tiền. London khá hơn, nhưng vẫn không có nhiều. Tại New York, năm 1990, Trung tâm Công lý Đô thị (Urban Justice Center) đã kiện thành phố vì không cung cấp đủ nhà vệ sinh công cộng. Dù vậy, trải qua ba đời thị trưởng, kể cả thị trưởng nổi tiếng thế giới Giuliani cũng không thỏa mãn được nhu cầu này. Mới đây, ông thị trưởng Bloomberg đã chọn công ty Cemusa của Tây Ban Nha để thiết lập 20 nhà cầu trên đường phố.
Trong khi ấy, tại Singapore, nhìn chỗ nào cũng thấy dấu hiệu nhà vệ sinh. Tại các tiệm bán hàng lớn, nhà vệ sinh nhiều gấp hai gấp ba lần so với bên Mỹ. Ví dụ tại Tyson Corner, khu thương mại lớn nhất ở ngoại ô Washington, DC., khách của nhà bán hàng vào loại sang Nordstrom, nhiều khi từ tầng này phải qua tầng khác, kiếm mãi mới thấy WC. Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, trong cả 7 tầng, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, nhà vệ sinh Singapore còn có phẩm chất cao, chỗ nào và lúc nào cũng sạch sẽ. Lần đầu tiên tới Singapore, thấy ở đây đôi chỗ vẫn còn dùng loại bàn cầu kiểu cổ như ở Việt Nam, tuy cũng tráng men sạch sẽ, tôi bèn tìm hiểu, mới biết rằng, vì công chúng có nhiều người vẫn còn thích xài kiểu cổ. Vệ sinh hơn kiểu mới và đỡ phải lót giấy khi ngồi. Ngoài ra, còn cái thú hồi hộp khi sử dụng, phải tính toán, cân nhắc như một cao thủ thể thao, hay một nhà thiện xạ, rót sao cho trúng mục tiêu. Lần chót vừa rồi ở Singapore, tôi vào chỗ đi tiểu tại một tiệm bán hàng trên đường Orchard. Vừa đứng trước bồn, đang còn sửa soạn, chưa kịp trình diễn, đã thấy nước trong bồn tự động xịt cái ào. Nghĩ bụng chắc có trục trặc kỹ thuật. Trình diễn xong, nước tự động xịt lần nữa. Bán tín bán nghi, bèn đứng thử trước mấy bồn khác, thấy cái nào cũng xịt hai lần trước sau như vậy. Tuy đã ở Mỹ ba mươi năm, lúc ấy tôi có cảm tưởng mình như anh nhà quê lần đầu ra tỉnh.
Bây giờ, xin ghé qua “nước Việt Nam Anh hùng”. Rất tiếc, tôi đã không có mặt tại Việt Nam, để có thể nhận xét tại chỗ, như đối với Singapore. Tuy nhiên, những gì nêu ra sau đây, đều là những tài liệu chính thức đã công bố từ Việt Nam. Theo báo DanTri.com.vn, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì Việt Nam thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Những nơi không nên có nhà vệ sinh, thì lại có, như cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Vẫn theo báo này, một doanh nhân đã khuyên:
-“Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan hãy tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được... cái W.C cho du khách!”
Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”, dư luận quen gọi là Sách trắng về Nhân quyền. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn:
-“Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%).”
Những con số này nói gì? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Năm ngày sau lễ Độc lập 2-9, từ “thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng” (chữ của báo Nhân Dân), trong khi trả lời một bài phê bình, nhà văn Dương Thu Hương, mới đi ngoại quốc về, nói rằng:
-“Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.
Thú thật, lúc đầu tôi hơi bị sốc khi đọc câu này. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy chẳng qua cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của nhà văn. Đảng đã cầm quyền 60 năm, hy sinh xương máu của vài ba triệu người, hy sinh hạnh phúc của vài ba thế hệ. Kết quả: hơn nửa số nhân dân vẫn không có nổi một hố xí hợp vệ sinh. Vậy, chỉ còn cách dùng ngay mặt kẻ cầm quyền làm hố xí. Chỉ e rằng cách giải quyết này cũng không hợp vệ sinh.
Sự khác nhau giữa Singapore và Việt nam đã phản ảnh rõ qua lời tuyên bố tiêu biểu của nhà lãnh đạo hai quốc gia trong lễ độc lập của mình. Tuy được xếp ngang với các nước hàng đầu thế giới về nhiều phương diện, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn tuyên bố:
-“Singapore chúng ta không có một văn hóa phục vụ tự nhiên...chúng ta còn phải cố gắng nhiều để đạt trình độ thế giới...” (In Singapore, we don’t have a natural service culture... we have a long way to go to reach world class...).
Trong khi Việt Nam xếp hàng với những nước cuối danh sách về nhiều phương diện, Chủ tịch Trần Đức Lương tuyên bố:
-“Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
Nhiều người thắc mắc, tại sao dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù và hy sinh nhường ấy, vẫn không thể tiến bộ? Nhưng thử hỏi lại, mang trọng bệnh 60 năm, chưa chết đã là may, còn mong chi tiến bộ? Trong dịp kỷ niệm 40 năm độc lập, báo chí Singapore phỏng vấn nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu về tương lai đất nước, ông trả lời:
-“Chúng ta đã không phung phí 40 năm qua và không lý nào chúng ta không thể phát lên được.” (We’ve not wasted the last 40 years and there’s no reason we can not make this breakthrough) .
Việt Nam đã phí phạm 60 năm qua, làm sao để phát lên được?
Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc “bệnh anh hùng”.
Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive Compulsive Disorder. Bệnh [H]OCD hay “bệnh anh hùng” đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại, người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.
Mười năm qua, tôi đã lui tới Singapore bốn lần, nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm bốn mươi năm ngày độc lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm sáu mươi năm cuộc Cách mạng tháng Tám, khiến tôi có ý định nêu ra mấy nhận xét đáng chú ý giữa Singapore và Việt Nam.
Không phải chỉ riêng tôi muốn so sánh Singapore với nước mình. Trong thời gian bão Katrina tàn phá, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của báo New York Times là Thomas Friedman cũng có mặt ở Singapore. Ông đã viết hai bài trên trang bình luận của New York Times, và có những nhận xét về Singapore. Trong bài báo ngày 14-9, ông viết:
-“Nếu phải chọn bất cứ nơi nào ở Á châu để trải qua một trận bão, thì nơi đó nên là Singapore”.
Friedman nói như vậy, vì so sánh với nỗ lực của Mỹ cấp cứu nạn nhân bão Katrina, Singapore mau mắn và hữu hiệu hơn nhiều khi cứu nạn nhân sóng thần ở Nam Dương vào cuối năm ngoái. Được như vậy, vì trong việc chọn người vào các chức vụ then chốt ở Singapore, người ta không chọn theo tiêu chuẩn bồ bịch, như ông Bush chọn cựu giám đốc cơ quan cấp cứu liên bang (FEMA) Michael Brown, hay “hồng hơn chuyên” theo kiểu Việt Nam. Singapore chọn người theo tiêu chuẩn có khả năng nhất, và ít tham nhũng nhất. Để xứng đáng với khả năng và tránh tham nhũng, họ trả lương rất cao. Thủ tướng lãnh lương gần gấp ba lần tổng thống Mỹ, mỗi năm 1,1 triệu Mỹ kim; nhân viên chính phủ và thẩm phán Tối cao Pháp viện gần một triệu.
Friedman nhận xét rằng, vào buổi đầu, việc cai trị tốt rất quan trọng tại Singapore:
-“Vì đảng cầm quyền phải giành giựt tâm trí người dân với cộng sản, những người được tiếng là không tham nhũng và ân cần – khiến nhà nước phải cũng như vậy, hay khá hơn”.
Thật may mắn cho Singapore, cả phía cộng sản và không cộng sản. Nhờ những người không cộng sản nắm chính quyền mà Singapore được như ngày nay, và phe cộng sản nhờ không cướp được chính quyền nên ngày nay vẫn còn được tiếng là thân dân và không tham nhũng.
Trong bài thứ nhì vào ngày 16-9, Friedman viết về tình hình giáo dục tại Singapore. Theo ông, “chính quyền tại đây hiểu rằng, trong một thế giới phẳng (cả thế giới có thể thu gọn trong chiếc màn ảnh phẳng của máy computer), công việc có thể chạy đi bất cứ đâu thì khá hơn láng giềng chưa đủ. Cần phải đứng trên mọi người – kể cả chúng ta (Mỹ)”. Một hiệu trưởng cho biết:
-“...Chúng tôi đã nới lỏng đôi chút để cho phép học sinh nuôi dưỡng ý tưởng riêng của mình”, và “kiến thức có thể được tạo ra tại lớp học, chứ không phải chỉ đến từ thầy giáo”.
Vẫn theo Friedman, các học sinh lớp bốn và lớp tám tại Singapore đã đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế về toán và khoa học do Timss tổ chức. Và sách toán của Singapore đã được trường Mỹ, nơi con gái ông theo học, sử dụng tại Maryland. Trong khi Singapore cố gắng vượt Mỹ về giáo dục, Việt Nam vẫn bắt buộc học sinh từ nhỏ đến lớn, muốn ra trường, phải học những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học”, là môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” và “lý thuyết Mác-Lê”. Ngoài ra, Việt Nam còn phí phạm nhân tài như kiểu tuyển những sinh viên ưu tú, gửi đi nước xã hội anh em Cuba, chịu cảnh đói rách, học những môn không phải sở trường của họ, như kinh tế và computer (theo phóng sự của báo Tiền phong, Hà Nội).
Bây giờ, xin trở lại âm vang hai lễ lớn của Singapore và Việt Nam. Cùng vào tháng Tám, một bên kỷ niệm 40 năm ngày độc lập (9-8), một bên kỷ niệm 60 năm ngày cướp được chính quyền (19-8). Việt Nam đi trước Singapore đúng 20 năm. Ngoài khác nhau về thời gian, còn khác nhau về người cầm quyền: Việt Nam có Đảng Cộng sản, với lãnh tụ Hồ Chí Minh; Singapore có Đảng Nhân dân Hành động (PAP – People’s Action Party), với lãnh tụ Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu).
Dân số Việt Nam hiện có 83 triệu rưỡi người. Dân số Singapore chỉ bằng số lẻ của Việt Nam, công dân thực thụ có ba triệu rưỡi, cộng với 700 ngàn người ngoại quốc tới làm việc, là 4,2 triệu. Nhưng Singapore đang sử dụng ba triệu rưỡi máy điện thoại di động, hơn Việt Nam một triệu đơn vị. Số ngoại tệ và vàng dự trữ của Singapore vào năm ngoái là 112,8 tỷ Mỹ kim, trừ đi số nợ phải trả cho ngoại quốc là 19,4 tỷ, nếu chia đều cho dân, mỗi đầu người được khoảng 26 ngàn Mỹ kim. Trong khi ấy, số dự trữ của Việt Nam là 6,51 tỷ MK, nếu trừ đi số nợ ngoại quốc là 16,55 tỷ, tính đổ đồng mỗi người dân phải mang nợ chừng hơn 100 MK. Bao giờ dân Việt Nam đông bằng dân Trung Quốc, số nợ mỗi đầu người phải gánh sẽ giảm xuống còn khoảng 10 MK.
Singapore chỉ cách Việt Nam hơn một giờ bay, tương đương khoảng cách Sài Gòn đi Hà Nội. Người dân Singapore cùng thuộc giống da vàng, chắc không thể thông minh và chịu khó hơn dân Việt. Singapore lại bị những điều kiện kém Việt Nam, như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, và phải dùng tới bốn ngôn ngữ chính. Nhưng tại sao, độc lập sau Việt Nam 20 năm, ngày nay Singapore nằm trong số những quốc gia đứng đầu danh sách các nước trên thế giới, trong khi Việt Nam nằm chung với các nước dưới cuối? Hình như câu trả lời là chỉ vì hai tiếng “anh hùng” mà thôi.
Theo dõi Việt Nam kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, hai chữ “anh hùng” được nhắc tới nhiều hơn cả. Trước hết là diễn văn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 2-9:
-“Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng... truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam chính là những nhân tố cơ bản, cốt lõi làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới”.
Rồi Chủ tịch:
-“vô cùng biết ơn và cảm tạ các bậc lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng”,
trước khi kết luận:
-“Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
Báo Nhân Dân ngày 2-9, qua bài “Hà Nội, 60 năm nhìn lại” viết:
-“Trải qua 60 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng”.
Và viết tiếp:
-“Ghi nhận những thành tựu của Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Thủ đô Anh hùng”.
Bài báo kết luận:
-“...với truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô phấn đấu hơn nữa, đưa thành phố Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng.”
Sài Gòn, đã mất địa vị thủ đô từ hơn ba mươi năm, cũng được tặng danh hiệu anh hùng. Báo Tiền phong Online ngày 2-9 tường thuật:
-“Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Chính phủ trao danh hiệu ‘Thành phố Anh hùng’ cho lãnh đạo TP.HCM. Tổng Bí thư nhắc đến truyền thống anh hùng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”
Tự ca tụng mình là anh hùng chưa đủ, mạng lưới chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30-9 đã phổ biến lại bài bình luận của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 29-8, mượn lời báo Mỹ để tự ca anh hùng:
-“Ngay ở Mỹ, Báo Bưu điện Washington, một trong những tờ báo có đông độc giả cũng vừa có bài khẳng định, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng này đã khích lệ và tạo nguồn cho hàng triệu người trên khắp địa cầu, kể cả tại Mỹ, đấu tranh chống lại chiến tranh và cường quyền” (“Báo Bưu Điện Washington”, có lẽ là Washington Post, nhưng không nói rõ bài báo xuất hiện ngày nào, nên người viết không thể kiểm chứng).
Theo dõi Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc, không nghe thấy ai nhắc tới hai tiếng anh hùng. Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long, con Lý Quang Diệu), trong cuộc nói chuyện lâu hai tiếng rưỡi, [1] không có lần nào ông trực tiếp hay gián tiếp nhắc tới công nghiệp của bố Lý, cũng không hề đả động gần xa tới Đảng Nhân dân Hành động, là đảng cầm quyền từ năm 1959. Trong khi ấy, Chủ tịch Trần Đức Lương của Việt Nam, trong bài diễn văn quốc khánh, đã hãnh diện:
-“Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tư tưởng và cuộc đời vẹn toàn của người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, là kho tàng vô giá của dân tộc ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Sự cộng hưởng vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam...”
Chính Hồ Chí Minh khi còn sống, cũng tự nhận mình là anh hùng. Trong dịp viếng đền Kiếp Bạc, nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, họ Hồ đã xuất khẩu thành thơ:
-“Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”.
Trong hai cuối tuần lễ lạt ăn mừng độc lập, Singapore không nói tới thắng lợi, không nhắc tới kẻ thù. Thủ tướng Loong nhấn mạnh:
-“Được như ngày hôm nay là nhờ “nhân dân chúng ta, tư tưởng chúng ta, và hành động của chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã tạo được một tinh thần Singapore. Chúng ta can đảm nhưng nhân đạo, chúng ta tự tin nhưng không bao giờ tự kiêu”.
Trong khi đọc diễn văn, có lúc thủ tướng Singapore đã rưng rưng nước mắt, khi nhắc lại kỷ niệm khó quên, xảy ra trong dịp lễ độc lập năm 1968. Thời gian này, Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với trận Tổng công kích Mậu Thân, với quyết tâm “giải phóng Miền Nam”, dù phải san phẳng dãy Trường Sơn và hy sinh hàng triệu người. Trong khi ấy Singapore đang bơ vơ, không biết sẽ làm gì để sống. Nước Anh, tuy đã trả độc lập cho Singapore, vẫn còn giữ lại căn cứ quân sự ở Seletar Air Base, hẹn đến năm 1971 mới ra đi. Nhưng đầu năm 1968, Anh quyết định rút sớm, khiến khoảng 150 ngàn dân trực tiếp hay gián tiếp làm cho quân đội Anh bị mất việc. Thu nhập của những người này bằng 20% tổng số lợi tức quốc gia. Singapore họp nhau kỷ niệm lần thứ ba ngày độc lập trong tình huống lo lắng như vậy. Sáng ngày 9-8, trời quang mây tạnh, nhưng trước khi cuộc lễ bắt đầu, mưa đổ tầm tã. Tất cả mọi người cố giữ nguyên hàng ngũ. Đó là niềm hãnh diện về sự quyết tâm, cũng là nỗi xót xa của Singapore trong lịch sử lập quốc của mình. Báo chí Singapore năm nay đã dành nhiều trang lớn, đăng bài vở, hình ảnh và phỏng vấn về lễ kỷ niệm mưa gió này. So với những trận mưa bom đạn mà dân Việt Nam phải chịu từ Bắc tới Nam, trải qua một trận mưa rào nhiệt đới, không bằng chuyện muỗi cắn. Nhưng với những người không muốn làm anh hùng, muỗi cắn cũng đau.
Trong khi Việt Nam sợ “diễn biến hòa bình”, Singapore chủ trương phải thay đổi, hay là chết. Thủ tướng Loong khẳng định:
-“Vì thế giới sẽ thay đổi, nếu Singapore vẫn như hiện nay, chúng ta chết”.
Trong khi Việt Nam cảnh giác về “bọn phản động trong nước”, và những “thế lực thù địch bên ngoài”, Singapore chủ trương xây dựng một “xã hội hợp quần” (inclusive society), thúc đẩy sự tham gia của mọi người trong nước, và sẵn sàng học hỏi từ các nước, kể cả Việt Nam. Thủ tướng Loong kể chuyện:
-“Tôi gặp một nhà vô địch Võ Nam Dương (silat), hỏi ông ta ai là đối thủ đáng sợ nhất tại cuộc tranh tài Á Châu SEA Games? Ông ấy nói Việt Nam. Tôi sốc. Tôi nói Việt Nam biết gì về Võ Nam Dương. Thái cực đạo, Kong fu, hay mấy môn võ cổ truyền Đông phương thì họa may, nhưng silat? Ông ấy nói đúng đấy. Từ con số không, họ bắt đầu học vào năm 1993, với hai huấn luyện viên Nam Dương. Mới đầu, không cơ sở, không vận động trường, không dụng cụ tối tân. Họ lấy mấy ống kim khí, buộc vào nhau thành khung, bọc lại, làm đệm, đấm đá, luyện tập vất vả. Sau vài năm, họ biết khá rồi, cho huấn luyện viên về, tự lo lấy. Bây giờ, họ là vô địch Đông Nam Á, đang nhắm chức vô địch thế giới. Và thứ võ này là môn thể thao hàng đầu ở Việt Nam”.
Ông Loong kết luận:
-“Chúng ta cần có một tinh thần như thế”.
Học võ mà bắt chước Việt Nam, đúng quá!
Singapore không có tài nguyên, một chút đất trồng rau cũng không có, ngay nước dùng hàng ngày còn lo thiếu. Tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng. Chỉ còn vốn liếng đáng quý hơn cả là con người. Thay vì hy sinh con người để làm anh hùng, hay làm “nghĩa vụ quốc tế vẻ vang” như lời ông Trần Đức Lương, Singapore đã cố gắng chăm sóc và xây dựng người dân của mình để tạo một thành phố tiến bộ kiểu đệ nhất thế giới, nằm trong thế giới thứ ba. Singapore hiện nay là thành phố sạch sẽ vào hàng nhất thế giới. Người ta có thể đi bộ vẹt gót giày khắp phố lớn phố nhỏ, mà không sợ đạp cứt chó như ở Paris. Singapore cũng an ninh vào hạng nhất thế giới. Thẩm phán Tối cao Pháp viện David Souter bị tấn công khi đang chạy bộ gần nhà ở Washington DC, mới 9 giờ tối, vào cuối tháng Tư năm ngoái. Tôi từng bị móc túi ở New York, Paris, và bị người lái taxi lừa khi vừa ra khỏi phi trường Roma, nhưng hoàn toàn yên tâm khi di chuyển ngày hay đêm, đi bộ hay taxi tại Singapore.
Tuy tinh thần phục vụ của người Singapore hiện nay rất cao, ví dụ người tính tiền tại các chợ hay cửa hàng, mỗi khi trao đổi với khách, đều dùng cả hai tay và kính cẩn cúi đầu, miệng nói cám ơn, nhưng Thủ tướng Loong vẫn chưa hài lòng. Ông than rằng Singapore thiếu văn hóa phục vụ tự nhiên. Ông so sánh với người Thái, người Ấn, người Nhật, người Úc, mỗi khi gặp khách đều có lời chào trước khi vào việc, trong khi người Singapore hỏi ngay là mình có thể giúp gì, hay tệ hơn, là ông hay bà muốn gì. Ông đã coi việc phục vụ như một danh dự, và quyết định nâng cao phẩm chất phục vụ lên hàng quốc sách, trao cho một tổng trưởng chịu trách nhiệm. Trong khi Việt Nam nêu cao khẩu hiệu: “Noi gương Bác Hồ đời đời kính yêu”, khẩu hiệu mới của Singapore là “GST”, chữ đầu của “Greet, Smile and Thank” (CCC – Chào, Cười và Cảm ơn).
Giống như ông Reagan làm trong mỗi dịp đọc Thông điệp Liên bang, ông Lý Hiển Long đã giới thiệu, và kể những câu chuyện về mấy thường dân đặc biệt. Một trong những người được ông đề cao, là bà cựu thư ký 63 tuổi. Bà này vì hoàn cảnh, đã phải đổi nghề nhiều lần. Cuối cùng, nhận việc lau chùi cầu tiêu, kiếm thêm tiền để dành cho con đi hoc. Con bà không muốn, hỏi bà: Sao má hạ mình quá thấp như vậy? Bà trả lời, chùi cầu tiêu không làm mất nhân phẩm. Làm để sống, đâu có trộm cắp ai. Kết thúc câu chuyện, ông muốn mọi người “biết và tin rằng phục vụ là việc làm danh dự. Không phải là những việc thấp hèn”.
Qua việc Thủ tướng Singapore đề cao người chùi cầu tiêu, khiến tôi liên tưởng tới chuyện mới xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp thượng đỉnh cấp quốc trưởng tại Hội đồng Bảo an của khóa họp thứ 60, Đại Hội đồng LHQ ở New York vào ngày 14-9-05, ký giả của hãng Reuters, dùng ống kính nhìn xa, đã chụp được tay tổng thống Bush đang viết một cái note cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice ngồi cạnh. Phóng ảnh to lên, đọc được mấy chữ của ông Bush, không phải chuyện sống còn của thế giới, mà là:
-“Tôi nghĩ rằng tôi cần đi cầu. Liệu có được không?” (I thinhk I may need a bathroom break. Is this possible?).
Điều này nhắc nhở mọi người một thực tế là, dù có quyền lực lớn chưa từng ai có được trong lịch sử loài người như ông Bush ngày nay, cũng không thể cưỡng nổi tiếng gọi của thiên nhiên. Vậy thì, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, không nên đo bằng tiền bạc hay quyền cao chức trọng, hãy đo bằng chỉ số cầu tiêu.
Singapore là nơi nhiều cầu tiêu và sạch sẽ nhất thế giới. Washington, DC. nhờ có nhiều bảo tàng viện và đài kỷ niệm, nơi nào cũng đầy đủ cầu tiêu, nên cũng đỡ. Paris tệ nhất, vừa ít, thiếu vệ sinh, lại phải trả tiền. London khá hơn, nhưng vẫn không có nhiều. Tại New York, năm 1990, Trung tâm Công lý Đô thị (Urban Justice Center) đã kiện thành phố vì không cung cấp đủ nhà vệ sinh công cộng. Dù vậy, trải qua ba đời thị trưởng, kể cả thị trưởng nổi tiếng thế giới Giuliani cũng không thỏa mãn được nhu cầu này. Mới đây, ông thị trưởng Bloomberg đã chọn công ty Cemusa của Tây Ban Nha để thiết lập 20 nhà cầu trên đường phố.
Trong khi ấy, tại Singapore, nhìn chỗ nào cũng thấy dấu hiệu nhà vệ sinh. Tại các tiệm bán hàng lớn, nhà vệ sinh nhiều gấp hai gấp ba lần so với bên Mỹ. Ví dụ tại Tyson Corner, khu thương mại lớn nhất ở ngoại ô Washington, DC., khách của nhà bán hàng vào loại sang Nordstrom, nhiều khi từ tầng này phải qua tầng khác, kiếm mãi mới thấy WC. Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, trong cả 7 tầng, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, nhà vệ sinh Singapore còn có phẩm chất cao, chỗ nào và lúc nào cũng sạch sẽ. Lần đầu tiên tới Singapore, thấy ở đây đôi chỗ vẫn còn dùng loại bàn cầu kiểu cổ như ở Việt Nam, tuy cũng tráng men sạch sẽ, tôi bèn tìm hiểu, mới biết rằng, vì công chúng có nhiều người vẫn còn thích xài kiểu cổ. Vệ sinh hơn kiểu mới và đỡ phải lót giấy khi ngồi. Ngoài ra, còn cái thú hồi hộp khi sử dụng, phải tính toán, cân nhắc như một cao thủ thể thao, hay một nhà thiện xạ, rót sao cho trúng mục tiêu. Lần chót vừa rồi ở Singapore, tôi vào chỗ đi tiểu tại một tiệm bán hàng trên đường Orchard. Vừa đứng trước bồn, đang còn sửa soạn, chưa kịp trình diễn, đã thấy nước trong bồn tự động xịt cái ào. Nghĩ bụng chắc có trục trặc kỹ thuật. Trình diễn xong, nước tự động xịt lần nữa. Bán tín bán nghi, bèn đứng thử trước mấy bồn khác, thấy cái nào cũng xịt hai lần trước sau như vậy. Tuy đã ở Mỹ ba mươi năm, lúc ấy tôi có cảm tưởng mình như anh nhà quê lần đầu ra tỉnh.
Bây giờ, xin ghé qua “nước Việt Nam Anh hùng”. Rất tiếc, tôi đã không có mặt tại Việt Nam, để có thể nhận xét tại chỗ, như đối với Singapore. Tuy nhiên, những gì nêu ra sau đây, đều là những tài liệu chính thức đã công bố từ Việt Nam. Theo báo DanTri.com.vn, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì Việt Nam thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Những nơi không nên có nhà vệ sinh, thì lại có, như cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Vẫn theo báo này, một doanh nhân đã khuyên:
-“Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan hãy tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được... cái W.C cho du khách!”
Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”, dư luận quen gọi là Sách trắng về Nhân quyền. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn:
-“Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%).”
Những con số này nói gì? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Năm ngày sau lễ Độc lập 2-9, từ “thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng” (chữ của báo Nhân Dân), trong khi trả lời một bài phê bình, nhà văn Dương Thu Hương, mới đi ngoại quốc về, nói rằng:
-“Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.
Thú thật, lúc đầu tôi hơi bị sốc khi đọc câu này. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy chẳng qua cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của nhà văn. Đảng đã cầm quyền 60 năm, hy sinh xương máu của vài ba triệu người, hy sinh hạnh phúc của vài ba thế hệ. Kết quả: hơn nửa số nhân dân vẫn không có nổi một hố xí hợp vệ sinh. Vậy, chỉ còn cách dùng ngay mặt kẻ cầm quyền làm hố xí. Chỉ e rằng cách giải quyết này cũng không hợp vệ sinh.
Sự khác nhau giữa Singapore và Việt nam đã phản ảnh rõ qua lời tuyên bố tiêu biểu của nhà lãnh đạo hai quốc gia trong lễ độc lập của mình. Tuy được xếp ngang với các nước hàng đầu thế giới về nhiều phương diện, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn tuyên bố:
-“Singapore chúng ta không có một văn hóa phục vụ tự nhiên...chúng ta còn phải cố gắng nhiều để đạt trình độ thế giới...” (In Singapore, we don’t have a natural service culture... we have a long way to go to reach world class...).
Trong khi Việt Nam xếp hàng với những nước cuối danh sách về nhiều phương diện, Chủ tịch Trần Đức Lương tuyên bố:
-“Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
Nhiều người thắc mắc, tại sao dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù và hy sinh nhường ấy, vẫn không thể tiến bộ? Nhưng thử hỏi lại, mang trọng bệnh 60 năm, chưa chết đã là may, còn mong chi tiến bộ? Trong dịp kỷ niệm 40 năm độc lập, báo chí Singapore phỏng vấn nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu về tương lai đất nước, ông trả lời:
-“Chúng ta đã không phung phí 40 năm qua và không lý nào chúng ta không thể phát lên được.” (We’ve not wasted the last 40 years and there’s no reason we can not make this breakthrough) .
Việt Nam đã phí phạm 60 năm qua, làm sao để phát lên được?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Bùi Bảo Trúc Bạn ta, Hôm đi mua sách cũ với người bạn mấy tuần trước, tôi mua được bức poster The Old Guitarist của Picasso đóng khung rất đ...
-
Tích ngã vị sinh thì. Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã. Sinh ngã phục hà vi. Vô y sử ngã hàn. Vô phàn sử ngã ky. Hoàn nhĩ công s...
-
Bill Hayton (Đinh Từ Thức dịch) Lời người dịch: Bill Hayton là ký giả thường trú của BBC tại Việt Nam vào năm 2006-7. Trong khoảng thời gia...